Về năng lực: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợnh
Trang 1Tuần 15
Ngày soạn: 5/12/2023
Tiết 29
BÀI 19: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BẢNG, BIỂU ĐỒ
(tiết thứ 01)
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Ôn tập lại một số loại biểu đồ đã học Biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ đoạn thẳng.
- Nhận biết mục đích biểu diễn dữ liệu bằng mỗi loại biểu đồ.
2 Về năng lực:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
- Năng lực giao tiếp toán học
+ Nhận biết được các dạng biểu đồ biểu diễn dữ liệu
- Năng lực tư duy và lập luận toán học:
- Năng lực mô hình hoá toán học:
+ Mô tả được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác
+ Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
+ Phát hiện và giải quyết được vấn đề liên quan đến biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ
3 Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2 Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1: MỞ ĐẦU/ KHỞI ĐỘNG (4 phút)
a) Mục tiêu: Gợi động cơ dẫn đến bài toán lựa chọn biểu đồ để biểu diễn dữ liệu.
b) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ
- Giáo viên trình chiếu Tình huống mở đầu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các dạng biểu đồ đã được học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trả lời Tính huống mở đầu
*Thực hiện nhiệm vụ
Trang 2- Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện: Học sinh đưa ra nhận xét về ý kiến của Vuông và Tròn, từ đó đưa ra ý kiến của bản thân về loại biểu đồ phù hợp để biểu diễn dữ liệu trong bảng 5.1
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao
- Các dạng biểu đồ đã được học: Biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ cột kép, biểu đồ hình quạt tròn, biểu đồ đoạn thẳng
*Kết luận, nhận định:
GV: Đối với một bảng dữ liệu, có thể dùng nhiều loại biểu đồ khác nhau, vậy dựa vào yếu tố nào để lựa chọn loại biểu đồ phù hợp với một bảng thống kê, chúng ta cùng tìm hiểu bài học này
2 Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập để phân biệt được khi nào nên
dùng biểu đồ tranh, khi nào nên dùng biểu đồ cột và những điểm cần lưu ý khi lựa chọn
giữa biểu đồ tranh và biểu đồ cột
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2.1: Lựa chọn biểu đồ tranh hay biểu đồ cột
*Giao nhiệm vụ 1
GV tổ chức các hoạt động học cho HS: Hoạt động nhóm thực hiện HĐ1, HĐ2 SGK
*Thực hiện nhiệm vụ 1
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho thảo luận và trình bày kết quả vào bảng nhóm trong 5 phút
Hướng dẫn HĐ1: HS lập bảng thống kê và trả lời câu hỏi: Nếu biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ tranh thì nên chọn mỗi biểu tượng biểu diễn bao nhiêu vé?
Hướng dẫn làm HĐ2: HS lập bảng thống kê và trả lời câu hỏi:
Mỗi biểu tượng biểu diễn được bao nhiêu vé?
Phải vẽ bao nhiêu biểu tượng?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV
HĐ1: Bảng thống kê
100 000đồng 10 000
150 000đồng 20 000
200 000đồng 5 000
Vì ƯCLN của 10 000, 20 000 và 5 000 là 5 000 nên ta dùng mỗi biểu tượng biểu diễn
5 000 vé.
HĐ2: bảng thống kê
100 000đồng 10 300
150 000đồng 22 300
Trang 3200 000đồng 4 100
- HS trả lời:
Mỗi biểu tượng biểu diễn 100 vé
Cần phải vẽ 367 biểu tượng
*Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu các nhóm treo kết quả lên bảng, cho nhận xét chéo kết quả của từng nhóm
*Đánh giá kết quả
- GV đánh giá bài làm của các nhóm
- GV: khi nào ta không nên sử dụng biểu đồ tranh để biểu diễn dữ liệu?
HS: Khi dùng biểu đồ tranh mà phải vẽ nhiều biểu tượng thì ta nên dùng biểu đồ cột
- GV nhấn mạnh những điểm cần lưu ý khi lựa chọn giữa biểu đồ tranh và biểu đồ cột
Giao nhiệm vụ 2
GV tổ chức các hoạt động học cho HS: HS hoạt động cá nhân thực hiện Luyện tập 1 SGK
*Thực hiện nhiệm vụ 2
- GV Hướng dẫn HS thực hiện: Lựa chọn loại biểu đồ phù hợp với dữ liệu bảng 5.1
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS trả lời: Nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu này do ƯCLN120,344, 45 1 nên nếu sử dụng biểu đồ tranh sẽ phải vẽ nhiều biểu tượng
*Báo cáo kết quả
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi: Nên chọn biểu đồ tranh hay biểu đồ cột để biểu diễn bảng dữ liệu 5.1? Vì sao?
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ biểu đồ
*Đánh giá kết quả 2
- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức
Hoạt động 2.2: Lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ đoạn thẳng*Giao nhiệm vụ 1
GV tổ chức các hoạt động học cho HS: Hoạt động cá nhân thực hiện HĐ3, HĐ4 SGK
*Thực hiện nhiệm vụ 1
- GV Hướng dẫn HS thực hiện HĐ3
- Lập bảng thống kê từ biểu đồ hình 5.2
- Ta có thể dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu ở biểu đồ Hình 5.2 hay không?
- GV Hướng dẫn HS thực hiện HĐ4: HS đọc bảng số liệu và trả lời các câu hỏi
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS lập bảng thống kê
HĐ3: Có thể dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn dữ liệu này
HĐ4:
Trang 4a) Không nên dùng biểu đồ cột vì nếu dùng biểu đồ cột thì sẽ phải vẽ rất nhiều cột, khó nhìn
b) Biểu đồ đoạn thẳng phù hợp với bảng dữ liệu này
*Báo cáo kết quả
- GV gọi lần lượt HS đứng tại chỗ trả lời HĐ3, HĐ4
*Đánh giá kết quả
- GV gọi HS khác nhận xét câu trả lời của bạn
- GV Nhận xét, đánh giá
- GV: Khi nào ta nên dùng biểu đồ đoạn thẳng, khi nào ta dùng biểu đồ cột để biểu diễn một bảng số liệu?
- HS trả lời: Ta dùng biểu đồ đoạn thẳng khi biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian Ta có thể dùng biểu đồ cột khi số lượng thời điểm quan sát ít
- GV nhận xét, chốt kiến thức
*Giao nhiệm vụ 2
GV tổ chức các hoạt động học cho HS: GV chiếu đề bài ví dụ 1, yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm ví dụ 1 SGK
*Thực hiện nhiệm vụ 2
- GV Hướng dẫn HS thực hiện:
- Ta có thể sử dụng biểu đồ tranh để biểu diễn bảng dữ liệu này không? Vì sao?
Ta có thể sử dụng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn bảng dữ liệu không? Vì sao?
- Ta nên sử dụng dạng biểu đồ nào?
- HS thực hiện theo hướng dẫn
HS trả lời
- Không nên sử dụng biểu đồ tranh vì các số liệu trong bảng không phải là số nguyên
- Không thể dùng biểu đồ đoạn thẳng vì tuổi thọ trung bình không thay đổi theo thời gian
mà thay đổi theo quốc gia
- Ta nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu này
*Báo cáo kết quả
- Gv gọi HS trả lời các câu hỏi, gọi 1 số HS nhận xét
3 Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực hiện thuyết lựa chọn biểu đồ
phù hợp biểu diễn dữ liệu cho trước
b) Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ
- GV cho HS làm Bài tập Luyện tập 2 SGK
Cho biểu đồ hình 5.3
Trang 5a) Lập bảng thống kê cho dữ liệu trong biểu đồ.
b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn dữ liệu này Nếu ta có dữ liệu về số cơn bão hằng năm trên toàn cầu từ năm 1970 đến nay thì có nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn không?
*Thực hiện nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào vở
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bảng thống kê
Nă
m
201
4
201 5
201 6
201 7
201 8 Số
cơn
bão
Biểu đồ cột
2014 2015 2016 2017 2018
0
20
40
60
80
100
120
140
Số cơn bão trên toàn cầu
Năm
Nếu có dữ liệu về số cơn bão trên toàn cầu từ năm 1970 đến nay thì ta nên dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn
*Báo cáo kết quả
GV gọi 2 HS lần lượt lên bảng làm câu a và b
*Đánh giá kết quả
- GV gọi một số HS khác nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức vừa luyện tập
4 Hoạt động 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ để giải
quyết bài toán thực tế
b) Nội dung:
- GV cho HS chơi trò chơi: Hộp quà may mắn
Trang 6Hãy chọn một hộp quà, trả lời câu hỏi ứng với mỗi hộp quà đó.
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Cho bảng thống kê biểu diễn số lượng các bạn học sinh thích ăn các món: gà rán,
xúc xích, pizza của lớp 8A như sau:
Gà rán Xúc xích Pizza Hãy chọn loại biểu đồ phù hợp với bảng thống kê trên:
A Biểu đồ tranh
B Biểu đồ cột
C Biểu đồ đoạn thẳng
D Cả A và B
Câu 2: Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam trong những năm gần đây được cho trong bảng sau:
Tỉ lệ (%)
Chọn biểu đồ phù hợp nhất để biểu diễn dữ liệu ở bảng trên :
A Biểu đồ tranh
B Biểu đồ cột
C Biểu đồ đoạn thẳng
Câu 3: Biểu đồ sau biểu diễn thứ hạng của bóng đá nam Việt Nam từ năm 2018 đến năm
( dữ liệu từ fifa.com)
Có thể dùng loại biểu đồ nào phù hợp để biểu diễn dữ liệu ở biểu đồ đoạn thẳng trên:
A Biểu đồ tranh
B Biểu đồ cột
C Biểu đồ cột kép
D Cả A và B
Câu 4: Chọn loại biểu đồ phù hợp để biểu diễn các dữ liệu sau:
10 20 15
2,19 2,33 2, 23 1,96 1,30 0,96 0,97 1, 05 0,91
2022
Trang 7(1) Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam trong 30 năm từ năm 1989 đến năm 2019 (2) Số học sinh đạt các mức rèn luyện: Tốt, Khá, Đạt, Chưa Đạt của học sinh lớp 8A
A Dữ liệu (1) dùng biểu đồ cột, dữ liệu (2) dùng biểu đồ đoạn thẳng
B Dữ liệu (1) dùng biểu đồ đoạn thẳng, dữ liệu (2) dùng biểu đồ cột
C Dùng biểu đồ cột cho cả hai dữ liệu
D Dùng biểu đồ đoạn thẳng cho cả hai dữ liệu
b) Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ
- GV cho HS chơi trò chơi Hộp quà may mắn
- GV nêu luật chơi
*Thực hiện nhiệm vụ
-GV cho HS hoạt động cá nhân chơi trò chơi
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: B
*Báo cáo kết quả
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi
*Đánh giá kết quả
- GV nhận xét và đánh giá câu trả lời của HS, chốt kiến thức
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Làm bài tập 5.4; 5.7 ; 5.8 SGK trang 97 – 98
- Xem lại cách biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ cột kép; biểu đồ hình quạt tròn
- Đọc trước mục 3: Lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn
Trang 8Tiết 30
Ngày soạn: 6/12/2023
BÀI 19 BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BẢNG, BIỂU ĐỒ
(tiết thứ 2)
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Ôn tập lại một số loại biểu đồ đã học.
- Nhận biết mục đích biểu diễn dữ liệu bằng mỗi loại biểu đồ.
2 Về năng lực:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nhận biết và gọi tên được các loại biểu đồ đã học
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: HS lựa chọn biểu đồ phù hợp để biểu diễn dữ liệu cho trước Chuyển được dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác
3 Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2 Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
HS ôn lại về các loại dữ liệu và các loại biểu đồ đã được học HS ôn lại cách vẽ biểu đồ bằng Excel (nếu có điều kiện)
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút)
a) Mục tiêu: Gợi động cơ tìm hiểu lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn b) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ
- GV tổ chức hoạt động, hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống trong thử thách nhỏ (tiết 1)
Thử thách nhỏ: Trở lại bài toán mở đầu, với dữ liệu trong Bảng 5.1.
Loài động
vật
Số lượng
(con)
120 344 45 Tròn khẳng định: Tớ sẽ dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu trong Bảng 5.1
Trang 9Vuông cho rằng: Tớ sẽ dùng biểu đồ hình quạt tròn để biểu diễn.
Em ủng hộ Vuông hay Tròn?
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời
*Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo kết quả
- Sản phẩm dự kiến
HS 1 Ủng hộ Vuông
HS 2 Ủng hộ Tròn
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau
* Đánh giá kết quả
Giáo viên dẫn vào nội dung tiết học
2 Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh phân biệt được khi nào thì nên dùng biểu đồ cột, khi nào nên dùng
biểu đồ đoạn thẳng
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2.1: Lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn
*Giao nhiệm vụ 1
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo phiếu học tập chặng 1 (Nhiệm vụ trong mỗi chặng được in riêng ra từng phiếu, mỗi chặng in ra 1 màu giấy, đến chặng nào HS mới được lấy phiếu nhiệm vụ của chặng đó)
Thời gian:
+ Chặng 1: 2 phút
+ Chặng 2: 2 phút
+ Chặng 3: 2 phút
Đối tượng: nhóm tổ
*Thực hiện nhiệm vụ 1
- HS nhận phiếu học tập của nhóm và thực hiện theo nội dung trong PHT trong thời gian
2 phút/chặng
*Báo cáo kết quả
- Sau khi các nhóm hoàn thành 3 chặng trong PHT, GV gọi đại diện nhóm 1 và 3 lên báo cáo kết quả hoạt động nhóm
Dự kiến sản phẩm của các nhóm HS:
Chặng 1.
Nhóm 1, 2
Lớn Trung bình Nhỏ
Trang 10(L) (M) (S)
Nhóm 3, 4
Cỡ áo Lớn (L) Trung bình (M) Nhỏ (S)
33,33 % 44, 44 % 22, 23 %
Dự kiến sản phẩm của các nhóm HS:
Chặng 2.
Nhóm 1, 2
Cỡ áo Lớn (L) Trung bình
(M)
Nhỏ (S)
33,33 % 44, 44 % 22, 23 %
Nhóm 3, 4
Lớn (L)
Trung bình (M)
Nhỏ (S)
- Dự kiến sản phẩm của các nhóm HS:
Chặng 3.
Loại biểu Đồ Yêu
cầu
Biểu đồ cột kép
Biểu đồ hình quạt tròn
a) So sánh tỉ lệ học sinh của
b) So sánh số lượng cỡ áo
mỗi loại của nam và nữ? x
- Đại diện nhóm 2 nhận xét nhóm 1, đại diện nhóm 4 nhận xét nhóm 3
* Đánh giá kết quả
Trang 11- Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải Giáo viên động viên khen thưởng các cá nhân và nhóm học sinh
- GV chốt lại kết luận trong phần nhận xét về cách lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn
*Giao nhiệm vụ 2
GV tổ chức cho HS đọc và làm ví dụ 2
*Thực hiện nhiệm vụ 2
- GV Hướng dẫn HS thực hiện
- HS thực hiện nhiệm vụ
*Báo cáo kết quả
- 1 HS trình bày cách làm lên bảng, các HS còn lại làm vào vở Lưu ý: HS hoàn thiện vào biểu đồ đã vẽ sẵn theo yêu cầu của nhiệm vụ về nhà sau tiết học trước vào trong vở
- Sản phẩm dự kiến
a) Vì ta muốn biểu diễn tỉ lệ người trẻ tuổi theo số lượng sách đã đọc tháng trước so với tổng số người trẻ tuổi được hỏi nên ta dùng biểu đồ hình quạt tròn
b) Tổng số người trẻ tuổi được khảo sát là 1 000 người
Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước không đọc cuốn sách nào là:
350
35%
1000
Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước đọc từ 1 đến 2 cuốn sách là:
500
50%
1000
Tỉ lệ người trẻ tuổi tháng trước đọc trên 2 cuốn sách là:
150 15%
1000
Vẽ biểu đồ: Tỉ lệ người trẻ tuổi theo số lượng sách đọc tháng trước
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau
* Đánh giá kết quả
Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải Giáo viên động viên khen thưởng các cá nhân và nhóm học sinh
3 Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS vận dụng được lý thuyết về lựa chọn các loại biểu đồ vào bài tập cụ thể b) Tổ chức thực hiện:
*Giao nhiệm vụ 1
- Yêu cầu HS làm luyện tập 3 theo cá nhân
Luyện tập 3: Bảng thống kê sau cho biết mật độ dân số (người/km2) tại ba vùng kinh tế
xã hội trong hai năm 2009 và 2019
Vùng kinh tế xã hội Đồng bằng
sông Hồng
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 12Muốn biết sau 10 năm mật độ dân số thay đổi thế nào ở mỗi vùng, ta nên sử dụng biểu
đồ nào?
*Thực hiện nhiệm vụ
- GV Hướng dẫn HS thực hiện
- HS thực hiện nhiệm vụ
*Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu 1 HS trả lời miệng sau đó trình bày lên bảng
- Kết quả dự kiến
Muốn biết sau 10 năm mật độ dân số thay đổi thế nào ở mỗi vùng, ta nên sử dụng biểu
đồ cột kép vì biểu đồ cột kép để so sánh hai tập dữ liệu với nhau (ở đây ta so sánh mật độ dân số của năm 2009 và năm 2019 của mỗi vùng)
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau
* Đánh giá kết quả
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm trên bảng
- GV đánh giá và chốt lại lời giải đúng
*Giao nhiệm vụ 2.
- Yêu cầu HS làm Thử thách nhỏ theo nhóm đôi.
Thời gian: 2 phút
Thử thách nhỏ: Trở lại bài toán mở đầu, với dữ liệu trong Bảng 5.1.
Loài động
vật
Số lượng
(con)
Tròn khẳng định: Tớ sẽ dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu trong Bảng 5.1
Vuông cho rằng: Tớ sẽ dùng biểu đồ tròn để biểu diễn
Em ủng hộ Vuông hay Tròn?
*Thực hiện nhiệm vụ
- GV Hướng dẫn HS thực hiện
- HS thực hiện nhiệm vụ
*Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả
- Kết quả dự kiến
HS 1 Ủng hộ Vuông
HS 2 Ủng hộ Tròn
- Yêu cầu 1 HS đại diện nhóm khác nhận xét
* Đánh giá kết quả
- HS nhận xét kết quả
- GV đánh giá phần trả lời của HS