Bài học kinh nghiệm từ những đợt dịch bệnh nghiêm trọng trong lịch sử thế giới, những nghiên cứu nhằm đánh giá sức khỏe tâm thần, kịp thời xây dựng dịch vụ hỗ trợ, điều trị sức khỏe tâm
Trang 1TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHI MINH
KHOA TAM LY HOC
*w%
ANH HUONG CUA
DICH COVID - 19 DEN SUC KHOE TAM THAN
Sinh viên thực hiện: Phạm Thạch Thảo
Chuyên ngành: Tâm lý học - MSSV: 43.01.611.103
Giảng viên hướng dẫn: NCS Mai Mỹ Hạnh Học phần: Các vấn đề Tâm lý hiện đại
Thành phố Hồ Chí Minh, 2020
Trang 2Lôi cảm ơn
Đề hoàn thành tiêu luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi có thê tham gia, tiếp cận với những kiến thức mới, phong phú và thú
VỊ
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến NCS Mai Mỹ Hạnh — giảng viên phụ trách bộ môn Các vẫn đề tâm lý hiện đại — đã giảng dạy nhiệt tỉnh, cập nhật và hướng dan chi tiết để tôi có thêm những kiến thức khoa học về những vấn đề tâm lý trong cuộc sống
hiện đại
Do còn có nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm làm đề tài, trong bài nghiên
cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiểu sót Rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ Cô đề bài tiêu luận hoản thiện hơn
Em xin chan thành cảm ơn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2020
Trang 3MỤC LỤC
3 Nhiệm vụ nghiên CỬU Ă- Ă 312323312311 31 113111311111 111 1111111111 1H 11 xe 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -©2¿©22+2<+EE+EE+EE2EE22122212212112121211 2121k 7
CHUONG 2: ANH HUONG CUA DICH COVID-19 DEN SUC KHOE TAM THAN
22
2.2 Đề xuất một số biện pháp làm giảm ảnh hưởng của dịch COVID — 19 đến sức
Trang 4DANH MUC CHU VIET TAT
(International Committee on Taxonomy of Viruses)
4 Rối loạn sức khỏe tâm thần RLSKTT
5 Rối loạn căng thăng sau sang chân PTSD
6 Căng thắng sau sang chấn PTSS
11 Sức khỏe sinh san SKSS
(Coronaviridae Study Group)
Ủy ban Quốc tế về Phân loại Vi rút
16 ICTV
Trang 5
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ tháng 12 năm 2019 đến nay, đại dịch COVID - 19 — mot sự kiện gây khủng
hoảng nghiêm trọng cho toàn thể giới, đã khiến tình hình thế giới trở nên hỗn loạn nhất trong lịch sử Tốc độ truyền nhiễm, mức độ nguy hiểm và thương vong do đại dịch gây
ra khiến tất cả các quốc gia trên thể giới Chiều ngày L1 tháng 03 năm 2020, trong buôi họp báo về COVID - 19 tai tru se WHO, Tién si Tedros Adhanom Ghebreyesus — Tổng giảm đốc WHO đã chính thức công bố đại địch COVID-19 trên toàn thế ĐIỚI Trong bất kỳ thảm họa sinh học nào trước đây, vấn đẻ liên quan đến lo âu, căng thang, kỳ thị có thé trở thành rào cản đối với các can thiệp vẻ y tế, và sức khỏe tâm thần phủ hợp Bài học kinh nghiệm từ những đợt dịch bệnh nghiêm trọng trong lịch sử thế
giới, những nghiên cứu nhằm đánh giá sức khỏe tâm thần, kịp thời xây dựng dịch vụ hỗ
trợ, điều trị sức khỏe tâm thần là những mục tiêu quan trọng vả cấp bách đối với việc ứng phó sức khỏe đối với từng đợt bùng phát đại địch COVID - 19
Trong thời gian đại dịch diễn ra, song song với việc đảm bảo an toàn, khỏe mạnh
về sức khỏe thé chất, sức khỏe tâm thần đã và đang là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà khoa học trên thế giới Ở nhiều quốc gia đã thành lập những tổ chức can thiệp khủng hoảng đo dịch bệnh gây ra tại đất nước của họ, nhằm phát hiện và can thiệp sớm những cơn khủng hoảng có thể diễn ra Để đảm bảo có thê phát hiện và can thiệp kịp thời những vấn đề về sức khỏe tâm thần, các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu về dịch COVID — 19 và những yếu tô ảnh hưởng liên quan Ngày § tháng 12 năm 2019, ca bệnh nhiễm vi rút SARS-CoV-2 tại Vũ Hán, tỉnh
Hồ Bắc, được Trung Quốc công bồ là ca nhiễm bệnh đầu tiên Ngày 23 tháng 01 năm
2020, 2 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện Tính đến
ngày 19 tháng 12 năm 2020, tại Việt Nam có 1.411 ca nhiễm, 104 ca đang điều trị, 1.269
Trang 6Công tác phòng chéng và kiểm soát dịch bệnh ở Việt Nam được thực hiện một cách nhanh chóng, cùng với sự kết hợp hành động chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên có thể kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế ở mức thấp nhất những thiệt hại về sức khỏe Tuy nhiên, những đợt bùng phát dịch bệnh cũng khiến một cơn sóng lo lắng, căng thăng, hoảng loạn lan rộng trên cả nước Mặc dù bằng chứng hiện tại rất khan hiếm liên quan đến tác động trực tiếp của COVID — 19 về sức khỏe tâm than, có dấu hiệu cho thấy mức độ gia tang cla PTSD va tram cảm sau khi nhiễm COVID - 19 Về tác động gián tiếp của COVID - 19 đối với sức khỏe tâm thần nói chung dường như có băng chứng vẻ sự gia tăng các triệu chứng trằm cảm và lo lắng cùng với tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần nói chung, đặc biệt là sức khỏe nhân viên chăm sóc
Hiện nay những nghiên cứu đánh giá những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe tâm thần là điều cần thiết để cải thiện điều trị, lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe tâm thần và phòng ngừa các biện pháp trong thời gian có thê xảy ra đại dịch tiếp theo
Từ những cơ sở trên, đề tài “4nh hướng của dịch COVID— 19 đến sức khỏe tâm
thần” được xác lập
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số ảnh hưởng của đại dịch COVID — 19 đến sức khỏe tâm thần
3 Nhiệm vụ nghiÊn cứu
- _ Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến sức khỏe tâm thần, dịch COVID - 19
và những ảnh hưởng của dịch COVID — 19 đến sức khỏe tâm thần
-_ Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và cải thiện những ảnh hưởng từ địch COVID
— 19 đến sức khỏe tam than
4 Giả thuyết khoa học
Đại dịch COVID — 19 có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, khiến mức độ căng thăng, lo âu tang va nguy cơ mặc các rôi loạn sức khỏe tâm thân cao hơn
Trang 7CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề
Dịch COVID - 19 được công bố là một đại dịch toàn cầu, là một thách thức chưa
từng có đối với xã hội Các nhả khoa học từ nhiều lĩnh vực như Y học, Kinh tế, Xã hội
học, Tâm lý — Giáo dục học, đã đành nhiều sự quan tâm, sử dụng những công cụ khoa học, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện và mở rộng để kiểm soát, phòng chong đại dịch hiệu quả Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các nghiên cứu lần lượt được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu vấn đề dựa trên phương diện khoa học, học thuật Từ cuối năm 2019 đến Tay, có rất nhiều những nghiên cứu, bài báo khoa học được thực hiện và công bó, dịch CO VID -— 19 có liên hệ đến hầu hết các lĩnh vực, đối tượng, vì thế các nghiên cứu cũng trải dài ở nhiều lĩnh vực, quốc gia khác nhau Đại học Cambridge cho rằng hậu quả về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của dai dich COVID — 19 có thê đặc biệt nghiêm trọng đối với ít nhất bốn nhóm ngwoi: những người đã tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vi rút; những người đã dễ bị tôn thương bởi các yếu tố gây căng thắng sinh học hoặc tâm lý xã hội (bao gồm cả những người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần); các chuyên gia y tế, nhân viên y
tế (vì mức độ phơi nhiễm cao hơn) và ngay cả những người đang theo dõi tin tức qua
nhiều kênh truyền thông (Authors, 2020)
Đại dịch COVID — 19 đã và đang đặt tat cả nhân viên y tế vào một tình huồng đặc biệt, với những áp lực lớn cả về thể chất và tâm lý khi phải đối phó với đại dịch có mức
độ nguy hiểm và các nguy cơ lây nhiễm cao Là một trong nhóm những đối tượng ảnh
hưởng nghiêm trọng từ dịch COVID - 19, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm và thực hiện các nghiên cứu nhóm khách thê là nhân viên y tế, đặc biệt là những nhân viên làm
VIỆC Ở tuyến đầu chéng dịch Các nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kip thoi hỗ trợ cho họ cũng như đảm bảo được tính hiệu quả và kịp thời của công tác phòng chống dich: Nghiên cứu “74c động tâm lý của các đợt bùng phát địch và đại dich đối với nhân viên y fẾ” của nhóm tac gia Emanuele Preti, Vanlentina Di Mattei, Gaia Perego,
Federica Ferrari, Martina Mazzetti, Paola Tanranto, Rossella Di Pierro, Fabio
Madeddu và Raffela Calati với mục đích cung cấp những bằng chứng định lượng về tác động tâm lý của các đợt bùng phát dịch bệnh / đại dịch (ví dụ như SARS, MERS,
Trang 8COVID - I9, ebola và cũm A) đối với NVYT Đánh giá của nhóm nghiên cứu xác nhận rằng phản ứng của NVY TT với các đợt bùng phát dịch bệnh có một số hậu quả tiêu cực
về sức khỏe tâm thần và tâm lý Những di chứng như vậy đặc biệt đáng báo động khi xem xét tính lâu dài và mối liên hệ chính đáng của chúng với việc suy giảm khả năng ra quyết định Trên thực tế, không thể tránh khỏi việc NVYT tiếp xúc với các tình huống nguy cấp có thê gay bat lợi cho sức khỏe tâm thần của họ, vì việc thực hiện các thao tác nhanh chóng và hiệu quả của họ là rất quan trọng trong việc đối đầu với dich / dai dịch Tuy nhiên, việc không xem xét tác động tâm lý tiêu cực mà những NVY T này phải gánh chịu sẽ dẫn đến hậu quả ở cả cấp độ cá nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở y tế ở cấp
độ hệ thông
Nhóm nghiên cứu đã trình bày bằng chứng chỉ ra một số yếu tố tình huỗng và cá nhân có vai trò trong việc giảm thiểu hoặc làm trầm trọng thêm những hậu quả tôi tệ mà NVYT phải gánh chịu Sau bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất răng việc đánh giá và thúc đây các chiến lược đối phó và khả năng phục hồi, đặc biệt chú ý đến NVYT tuyến đầu, cung cấp đầy đủ vật dụng bảo vệ vả tô chức các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến có thê là những cách đề giảm thiểu các phản ứng tâm lý tiêu cực của NVYT phản ứng với các đợt bùng phát dịch / đại dịch (Emanuele Preti, 2020)
Với nghiên cứu “7ÿ lệ và các yếu tổ liên quan của trầm cảm, lo âu và căng thắng trong số các y tá nhỉ khoa Hồ Bắc trong đại dịch COV1D- 19” của nhóm tác giả Ronghao
Zheng, Yuren Zhou, Minh Qiu, Yiwen Yan, Jing Yue, Liping Yu, Xinyun Lei, Danna Tu,
Yongqun Hu cho thấy rằng một tỷ lệ đáng kế các y tá nhi khoa ở Hồ Bắc được phát hiện
có vấn đẻ về tâm lý, bao gồm trầm cảm, lo âu và căng thắng Cần chú ý đặc biệt và can thiệp tâm lý cần thiết cho các y tá nhí khoa, những người làm việc trong khu cách ly hoặc phòng khám sốt và/ hoặc tiếp xúc với dịch cơ thể hoặc máu của bệnh nhân và/ hoặc
đã nghi ngờ hoặc xác định bệnh nhân COVID — 19 tại khoa của họ và/ hoặc có dưới 10 năm làm việc Cải thiện mức độ PPE để họ được đáp ứng các nhu cầu công việc vả tăng cường thực hành bảo vệ nghề nghiệp có thê hữu ích trong việc bảo vệ các y tá nhí khoa khỏi trầm cảm, lo âu và căng thắng (Ronghao Zheng, 2020)
Nghiên cứu “COVID — 19 liên quan đến ảnh hướng đến sức khỏe tâm thân tại nơi làm việc” của nhóm tac gia Gabriele Giorgi, Luigi Isaia Lecca, Federico Alessio,
Trang 9Georgia Libera Finstad, Giorgia Bondanini, Lucrezia Ginevra Lulli, Giulio Arcangeli,
Nicola Mucci cho thây rằng các vẫn đề tâm thần liên quan đến tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, chăng hạn như lo lắng, trằm cảm, PTSD, ý định tự tử, rỗi loạn giấc ngủ, nghiện
ma túy và rượu có nhiều khả năng ảnh hưởng đến NVYT, đặc biệt là những người ở tuyến đầu, người lao động nước ngoài và công chức tiếp xúc với công chúng, giỗng như
cơ quan thực thi pháp luật Những vấn đề này liên quan rất nhiều đến mức độ căng thắng trong công việc, nỗi sợ lây nhiễm và trở thành vật trung gian truyền bệnh cho gia đình,
sự phân biệt đối xử và kỳ thi co thé nay sinh Hơn nữa, công việc không an toàn, môi trường làm việc bát lợi, thời gian dài bị cách ly, tương lai không chắc chắn làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe tâm thân, đặc biệt là ở những người trẻ tuôi và những người có trình độ học vấn cao hơn Các hành động có thể có để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần của người lao động là cải thiện cơ sở hạ tầng noi lam việc, áp dụng các biện pháp chống lây nhiễm đúng và được chia sẻ, bao gồm cung cấp PPE thường xuyên, thực hiện các chương trình đào tạo và khả năng phục hồi, đặc biệt cho những người lao động có vai trò lãnh đạo Theo dõi sức khỏe tâm thần ở các quan
thê khác nhau (khởi phát và kéo đài các triệu chứng), hiểu các nhu cầu khác nhau và lập
kế hoạch hành động cụ thể cũng là những can thiệp sức khỏe cộng đồng cơ bản Việc thúc đây phát triển các phương pháp tiếp cận phòng ngừa đáng tin cậy là điều cần thiết Ví dụ, việc sử dụng tâm lý học huấn luyện có thể được coi là một chiến lược hợp lệ để giảm mức độ kiệt sức và tạo ra một môi trường an toàn, trong đó các cá nhân
có thể thoải mái thảo luận về sự phát triển nghề nghiệp của họ và hiểu cách cải thiện nguồn lực của họ để vượt qua những trở ngại chăng hạn như những thách thức mới do
đại dịch COVID — 19 gây ra (Gabriele Giorgi, 2020)
Những NVYT đã và đang thực hiện công tác phòng chống đại dịch ở tuyến đầu sẽ gặp phải ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thê lý và sức khỏe tâm thần NVYT đảm nhiệm công tác phòng chống dịch bệnh ở tuyến đầu sẽ được yêu cầu không tiếp xúc với gia đình, những người bị phơi nhiễm hoặc có các triệu chứng sẽ được cách ly tập trung Nhiều nhân viên sẽ mắc virus corona, một số sẽ ốm nặng và một số có thê sẽ tử VONØ
Họ cũng phải chịu đựng sự buồn chán, kiệt sức và cô đơn; xung đột về vai trò của họ với tư cách là NVYT với tư cách là người chăm sóc sức khỏe cho gia đình cũng xuất
Trang 10hiện; những lo sợ việc cách ly sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình họ Do đó, có thé thay rằng tác động của đại dịch đã trực tiếp khiến các NVYT có nguy cơ cao xuất hiện những triệu chứng trầm cảm, lo âu và căng thắng Các nghiên cứu trên cũng đã đưa ra được những đề xuất hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các NVYT, đồng thời xã hội của chúng ta cũng cần tôn vinh những cá nhân này và chúng ta cần cung cấp sự hỗ trợ
mà họ xứng đáng được hưởng
Ngoài khách thê nghiên cứu là NVYT, các nhóm khách thê khác, những nhóm có thê có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng từ đại địch CO VID — 19 cũng đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học
Nghiên cứu “Các triệu chứng căng thăng sau chấn thương và thái độ đối với khủng hoảng các dịch vụ sức khỏe tâm thân cho những bệnh nhân ồn định về mặt lâm sàng với COVID— 19 ở Trưng Quốc” của các tac gid Hai-Xin Bo, Wen Li, Yuan Yang, Yu Wang cho thay hầu hết bệnh nhan COVID — 19 én dinh vé mat lam sang đều bị các triệu chứng căng thắng sau chấn thương đáng kế trước khi xuất hiện Xem xét các tác động tiêu cực
có hại của các triệu chứng căng thăng sau chân thương, can thiệp tâm lý khủng hoảng thích hợp và theo dõi lâu dài Cần khân trương bắt đầu đánh giá đối với những người
sống sót sau COVID - 19 (Hai-Xin Bo, 2020)
Các tác gia Fengyi Hao, Wangiu Tan, Li Jiang, Ling Zhang, Xinling Zhao, Yiran Zou, Yirong HU, XI Luo, Xiaojiang Jiang, Roger S McIntyre, Bach Tran, Jiagian Sun, Zhisong Zhang, Roger Ho, Cyrus Ho, Wilson Tam với nghiên cứu “Bệnh nhân tâm thần
có gặp nhiều triệu chứng tâm thân hơn trong Đại địch COVID — 19”, một nghiên cứu
bệnh chứng với dịch vụ và ý nghĩa nghiên cứu đối với kiểm tra miễn dịch”, đây là nghiên
cứu cắt ngang đầu tiên so sánh mức độ phố biến của các triệu chứng tâm thần giữa người
có và không mắc bệnh tâm thần trong đại dịch COVID — 19 Phát hiện của nhóm nghiên
cứu đóng vai trò là tài liệu tham khảo cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần và các tô chức ở các nước khác khi đại dịch đang diễn ra Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các bệnh nhân tâm thần đã ở nguy cơ cao hơn biểu hiện các triệu chứng PTSD, trằm cảm, lo lắng, căng thăng, mắt ngủ, lo lắng về sức khỏe thê chất, tức giận, khó chịu và có
ý định tự tử so với nhóm chứng khỏe mạnh Từ quan điểm dịch vụ xét nghiệm miễn dịch, cân có nhiêu nhận thức hơn liên quan đên bệnh nhân tâm thân như là mục tiêu
10
Trang 11chăm sóc với sự can thiệp tâm thần liên tục trong đại dịch truyền nhiễm đe dọa tính mạng bệnh tật (Fengyi Hao, 2020)
Nghiên cứu “Rồi loạn thân kinh và rủi ro cảm xúc trong dai dich COVID — 19” của nhóm tác giả L Kroencke, K Geukes, T Utesch, N Kuper chỉ ra rang dai dich toan cầu không chỉ đe dọa sức khỏe thê chất của con người mà còn cả sức khỏe tâm thần của
họ, đặc biệt đối với những người mắc chứng loạn thần kinh cao Trong thời gian dịch COVID - I9 bùng phát, những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại ở những người mắc chứng loạn thần kinh cao có khả năng tập trung vào các vấn đề liên quan đến CO VID - 19 Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người có chứng rối loạn thần kinh cao phản ứng mạnh hơn với các sự kiện căng thăng hàng ngày bao gồm các yếu tổ gây căng thắng nhận thức, nội bộ như lo lắng Nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng các tác nhân gây căng thắng bên trong, nhận thức gây ra bởi các cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn (L Kroencke,
2020)
Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch COVID — 19 ngay trên quốc gia khởi phát và chịu những tác động trực tiếp từ đại dịch — Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Trong nghiên cứu “?7?nh trạng sức khỏe tâm thân của trẻ em bị cách ly tại nhà trong đợt bùng phát dịch bệnh Coronavirus năm 2019 ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ” của
các tác gia Xinyan Xie, Qi Xue, Yu Zhou, Kaiheng Zhu, Qi Liu, Jiajia Zhang, Ranran
Song, 22.6% hoc sinh cho biết có các triệu chứng tram cam, cao hon so với các cuộc điều tra khác ở các trường tiêu học của Trung Quốc (17.2%) Trong thời gian bùng phát COVID - 19, việc làm giảm các hoạt động ngoài trời và giao tiếp xã hội có thê có liên quan đến sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em Nghiên cứu của các tác giả cho thấy 18.9% sinh viên báo cáo các triệu chứng lo lắng, cao hơn tỷ lệ phô biến trong các cuộc khảo sát khác Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng năm 2003 cũng liên quan đến một số triệu chứng tâm lý của học sinh ở Trung Quốc Những phát hiện này cho thấy rằng các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có thê ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em như những trải nghiệm đau thương khác Một hạn chế của nghiên cứu hiện tại của nhóm tác giả trên là không thê đánh giá liệu những kết quả này có lâu dài sau khi bùng phát COVID — 19 hay không Nhóm các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi những người tham gia này để nâng cao hiểu biết về việc những kết quả đó sẽ tổn tại trong bao
11
Trang 12lâu Hiểu rõ hơn về các dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh có thể giúp hướng dẫn các biện pháp can thiệp trong tương lai (Xinyan Xie, 2020)
Nghiên cứu “7ÿ lệ mắc và các yếu tổ dự báo PTSS trong đợt bùng phát COV1D —
19 ở các khu vực bị ảnh hướng nặng nê nhất của Trung Quốc: Vấn đề khác biệt giới tính” của các tác già Nianqi Liu, Fan Zhang, Cun Wei, Yanpu Jia, Zhilei Shang, Luna Sun, Lili Wu, Zhuoer Sun, Yaoguang Zhou, Yan Wang, Weizhi Liu trudc tién thông kê được tỷ 18 mac PTSS 1 tháng sau khi địch COVID — 19 bùng phát ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Trung Quốc là 7% Nghiên cứu phân biệt sự khác nhau của tỷ lệ phô biến của PTSS trong giới, cho thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng ở nữ cao hơn Ngoài
ra, nhóm nghiên cứu còn nhận định rằng những khách thê là nữ có nhiều thay đối tiêu cực hơn về nhận thức hoặc các triệu chứng phụ về tâm trạng hơn là khách thể nam Nghiên cứu chỉ ra những người có chất lượng giấc ngủ kém sẽ có tỷ lệ phố biến PTSS
cao hơn (Niangi Liu, 2020)
Nghiên cứu “7ác động của Đại dịch COVTID — 19 đối với sức khỏe tâm than va chất lượng cuộc sống của người dân địa phương ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc: Một nghiên cứu cắt ngang" của hai tắc giả Yingfei Zhang, Zheng Feei Ma được coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên điều tra tác động tức thời của đại địch CO VID - 19 đối với sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sông của công chúng ở Trung Quốc Đại dịch COVID - I9 có liên quan đến tác động căng thăng nhẹ trong mẫu của nghiên cứu; vì dai dich COVID — 19 van dang tiếp diễn, những phát hiện nảy cần được xác nhận và điều tra trong tương lai nghiên cứu dân số lớn hơn Nghiên cứu của hai tác giả đã nắm bắt được một số tác động tích cực va tiêu cực ngay lập tức đến sức khỏe tâm thần của đại dịch COVID — 19 Nghiên cứu cũng đã gợi ý một số các lĩnh vực nghiên cứu trong tương lai để đánh giá tác động của đại địch COVID - 19 (Yingfei Zhang, 2020) Ngoài ra, ở nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã ghi nhận được số lượng lớn
ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các đạo luật mới đã được ban hành nhằm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh lan rộng Và những ảnh hưởng từ đại dịch cũng khiến các nhà khoa học trên thế giới kịp thời mở các cuộc nghiên cứu tại ngay quốc gia của họ:
Nhóm tác giả Changwon Son, Sudeep Hegde, Alec Smith, Xiaomei Yang, Farzan
Sasangohar với nghiên cứu khảo sát phỏng vấn “4nh hướng của COVID — 19 đối với
12
Trang 13sức khỏe tâm thân của sinh viên đại học ở Hoa Kỳ” cho kết quả trong số 195 sinh viên,
có 138 (71%) cho biết căng thăng và lo lắng gia tăng do sự bùng phát COVID — 19 Nhiều yếu tổ gây căng thắng đã được xác định là nguyên nhân làm gia tăng mức độ căng thắng, lo lắng và suy nghĩ trầm cảm ở sinh viên Do tình hình dịch kéo dài và các biện pháp khắc nghiệt như đóng cửa các quốc gia và lệnh cắm không được ra khỏi nhà, đại dich COVID — 19 mang lại những tác động tiêu cực đến giáo dục đại học Những phát hiện trong nghiên cứu này nêu bật nhu cầu cấp thiết trong việc phát triển các biện pháp can thiệp và chiến lược phòng ngừa đề giải quyết các vẫn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học Để đối phó với căng thăng và lo lắng, những người tham gia đã tìm kiếm
sự hỗ trợ từ những người khác hoặc tự giúp mình băng cách áp dụng các cơ chế đối phó tiêu cực hoặc tích cực (Changwon Son, 2020)
Nhóm tác giả Nino Makhashvilli, Jana Darejan Javakhishvilli, Lela Sturua, Ketevan Pilauri, Daniela C Puhr, Bayard Roberts với nghiên cứu “Ảnh hướng của mỗi quan tâm về COVID — 19 đối với sức khỏe tâm thân ở Cộng hòa Œeorgia: Một nghiên cứu cắt ngang” cho ra kết quả rằng các yếu tổ liên quan đáng kê đến sự gia tăng môi quan tâm về CO VID — 19 bao gồm hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình tôi tệ/ rất tồi tệ, quy
mô hộ gia đình lớn hơn, chứng bệnh không lây nhiễm hiện tại, các triệu chứng lo âu, rối loạn điều chỉnh và PTSD Các chiến lược ứng phó có liên quan đáng kế đến việc giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần bào gồm các bài tập thién và thư giãn, tập thể dục, suy nghĩ tích cực, lập kế hoạch cho tương lai, TV/ radio, nội trợ/ tự làm và làm việc Uống rượu cũng có liên quan đến xác suất gia tăng các triệu chứng rỗi loạn tâm thần Mức độ roi loan tâm thần cao đã được ghi nhận va chúng có liên quan chặt chẽ đến việc gia tang mỗi quan tâm về CO VID - 19 Một số chiến lược ứng phó đã được xác định có thê giúp bảo vệ khỏi tình trạng sức khỏe tâm thần tôi tệ hơn và những chiến lược nảy có thê được
hỗ trợ bởi những đôi mới trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Cộng hòa Georgia (Nino Makhashvilli, 2020)
Như vậy, có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những ảnh hưởng của đại địch COVID - 19, nhìn chung những nghiên cứu vẻ lĩnh vực Tâm lý xã hội dưới góc
độ Tâm lý đã được quan tâm nhiều hơn Mặc dù tìm được nhiều công trình nghiên cứu
về ảnh hưởng của đại dịch COVID — 19 đến sức khỏe tâm thần nhưng chưa có những
13
Trang 14công trình nghiên cứu về những hậu quả lâu dài của dịch bệnh sau thời gian bùng phát
Ở Việt Nam, chưa có những công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của dịch COVID - 19 Cần có nhiều hơn những công trình nghiên cứu tông quan hơn về những ảnh hưởng của các đại dịch toàn cầu đối với sức khỏe tâm thần
1.2 Lý luận nghiên cứu vẫn đề
1.2.1 Lý luận về sức khóe tâm thần Sức khỏe tâm thần được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) định nghĩa bao gồm tình cảm, tâm lý và xã hội của con người Nó ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm nhận và hành động Nó cũng giúp xác định cách xử lý căng thăng, liên hệ với người khác và đưa ra lựa chọn Sức khỏe tâm thần rất quan trọng trong mọi giai đoạn của cuộc đời, từ thời thơ âu và thanh thiếu niên cho đến khi trưởng thành Trong suốt cuộc đời, nếu bạn gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, suy nghĩ, tâm trạng và hành
vi của bạn có thê bị ảnh hưởng Nhiều yếu tô góp phần vào các vấn để sức khỏe tâm thần, bao gồm: các yếu tố sinh học, trải nghiệm cuộc sông, tiền sử gia đình về các vẫn
đề sức khỏe tâm thần
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thắng bình thường của cuộc sông, có thê làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình Nó không chi la su vắng mặt của rối loạn hoặc khuyết tật tâm thần; đó
là khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của những người khác Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong và bên
ngoài môi trường Các yếu t6 thé chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tỉnh thần và các yếu tô
tương hỗ khác tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này Có những liên kết không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất
Sức khỏe tâm thần có thê được định nghĩa là tỉnh trạng cá nhân có thê thay đổi do ảnh hưởng của các yếu tố sinh học, tâm thần và xã hội; duy trì sự hòa hợp nội tâm; điều
đó cho phép thiết lập mối quan hệ tốt với con người và đối mặt với những khó khăn của cuộc sông một cách duyên dáng: kết bạn với cá nhân như một đối tác tích cực trong công việc mang tính xây dựng của môi trường vật chất và xã hội nơi anh ta phát triển;
và cuôi cùng điêu đó mang lại cho người đó nguôn năng lượng dõi dào đề sử dụng nó
14
Trang 15trong các hoạt động bên ngoài có giá trị Đề được hưởng sức khỏe như vậy tức là sống trọn vẹn cho bản thân và cho xã hội Do đó sức khỏe tỉnh thần của công dân là một bước tiến lớn đối với sức khỏe xã hội của một quốc gia; tất nhiên, điều này được tích lũy về nguyên tắc và phụ thuộc vào các yếu tô khác liên quan đến kinh tế quốc dân, vào chính trị và văn hóa Tuy nhiên, có một thành phần có giá trị nhất đối với hạnh phúc cá nhân
đã được cô ý bỏ qua khỏi định nghĩa trên, và đây là hạnh phúc Khỏe mạnh không nhất thiết có nghĩa là cảm thay hạnh phúc; hơn nữa, tình trạng bất hạnh vĩnh viễn gợi lên một nên tảng khác của sự bất lực và không có khả năng thích ứng với cuộc sống, vốn thường
là bệnh tật; vì hạnh phúc là một tình trạng yên tĩnh, thân thiện gây ra bởi sự cân bằng không ốn định giữa ý chí và thành tích hài lòng trong tất cả các lĩnh vực quan trọng, điều này giả định có sức khỏe tốt, nhưng nó không thường xuyên đạt được Sự mất hạnh phúc tạm thời phá vỡ sự đơn điệu và thậm chí là một động lực lành mạnh để theo đuôi mục tiêu đó, bằng nỗ lực cá nhân theo đuôi mục tiêu mong muốn một cách lo lắng hoặc tìm kiếm sự bù dap về mặt tính thần khi không thể đạt được mục tiêu trước đó Sự nỗ lực không ngừng như vậy phải được duy trì bằng sức khỏe tỉnh thần thường xuyên Sau
đó, hạnh phúc trở lại xuất hiện, tràn day cảm giác thích thú, hài lòng và an toàn, và được
cảm nhận để những gì trước đây bị mắt là điều hiển nhiên trở nên hữu hình (Alonso,
1960)
Các nhà khoa học Laurie A Manwell, Skye P Barbic, Karren Roberts, Zachary Durisko, Cheolsoon Lee, Emma Ware, Kwwame McKenzie cho biét rang bat ky việc sử dụng định nghĩa sức khỏe tâm thần nào trong thực tế sẽ phụ thuộc vào nhận thức vả khung đạo đức, thông qua đó nó được phát triển và lĩnh vực tỉnh thần và xã hội có thể
bị ảnh hưởng khác biệt so với lĩnh vực vật chất Định nghĩa về sức khỏe, chỉ dựa trên cơ
sở sinh học có thể áp dụng hơn trên các quần thể đa dạng Định nghĩa về sức khỏe bao gồm các lĩnh vực tính thần và xã hội có thê khác nhau nhiều hơn trong ứng dụng đặc biệt là giữa các hệ thống nền văn hóa hoặc thực hành lâm sàng khác nhau về giá trị (ví dụ: tâm linh, tôn giáo) và cách hiểu và hiện hữu (ví dụ: nhận thức luận) Một định nghĩa phố quát (toàn cầu) dựa trên miền vật lý có thể được phân tích cú pháp riêng biệt với một số định nghĩa duy nhất (địa phương) dựa trên tỉnh thần và các lĩnh vực xã hội Hiểu lịch sử và sự tiên hóa về khải niệm sức khỏe tâm thân là điều cân thiết đề hiệu các vần
15
Trang 16dé mà nó dự định giải quyết, và những gì nó có thể được sử dụng trong tương lai (Laurie
A Manwell S P., 2015)
Một cuộc khảo sát trực tuyến cũng đã được nhóm các nhà khoa học trên thực hiện trên 50 khách thể là những người có chuyên môn trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần từ 8 quốc gia đã cho thấy rằng câu trả lời cho câu hỏi “Các khái niệm cốt lõi của sức khỏe tam than là gì?” phụ thuộc nhiều vào khung lý thuyết kinh nghiệm đã được dùng Hiểu được các khung lý thuyết/ kinh nghiệm ấy là chìa khóa để phát triển một định nghĩa đồng thuận hữu ích cho các nhóm dân cư đa dạng (Laurie A Manwell S P., 2015) Nhóm các nhà khoa học Silvana Galderisi, Andreas Heinz, Marianne Kastrup, Julian Beezhold, Norman Sartorius cho rang sức khỏe tâm thần là một trang thai can bằng nội tại năng động cho phép các cá nhân sử dụng khả năng của mình một cách hài hòa với các giá trị phô quát của xã hội Các kỹ năng nhận thức và xã hội cơ bản; khả năng nhận biết, thê hiện và tiết chế cảm xúc của chính mình cũng như đồng cảm với người khác; linh hoạt và khả năng đối phó với các sự kiện trong cuộc sống và hoạt động trong các vai trò xã hội; và mỗi quan hệ hai hoa gitra co thể và tâm trí đại diện cho các thành phần quan trọng của sức khỏe tính thần, ở các mức độ khác nhau, đóng góp vào trạng thái cân bằng nội tại (Silvana Galderisi, 2015)
Trong bài nghiên cứu này, các thuật ngữ “sức khỏe tỉnh thần”, “sức khỏe tâm lý”,
“sức khỏe tâm lý” sẽ được thống nhất thành thuật ngữ “sức khỏe tâm thần” dựa trên thuật từ gốc bằng tiếng Anh “mental health”
Hiện nay, các định nghĩa về sức khỏe tâm thần vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn trên thế ĐIỚI, dẫn đến việc định nghĩa được sử dụng phải được xem xét trên các phương diện như lịch sử, xã hội tại quốc gia nhằm phù hợp với khung lý thuyết tại quốc gia đó Tiếp thu những định nghĩa khác nhau về sức khỏe tâm thần, theo tôi, sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng nội tại năng động cho pháp các cá nhân sử dụng khả năng của mình một cách hài hòa với các giá trị phố quát của xã hội, có thể đương đầu với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thỂ làm việc hiệu quả và
có thể đóng góp cho cộng đồng của mình
1.2.2 Lý luận về dịch COVID — 19
16
Trang 17Đại dịch COVID — 19 đã khiến thế giới rơi vào trạng thái mới, mức độ ảnh hưởng của những tác động trực tiếp/ gián tiếp có thê in sâu vào các cá nhân liên quan Các yếu
tố gây căng thăng, lo âu xuất hiện trên điện rộng có thê sẽ trở nên trằm trọng hơn trong tỉnh hình báo động của dịch bệnh
Bệnh viêm phôi do coronavirus (2019-nCo V) mới xuất hiện năm 2019, được cho
là bắt nguồn từ một khu chợ âm ướt ở Vũ Hán, tỉnh Hỗ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm
2019, đã thu hút được sự chú ý mạnh mẽ trên toàn cầu Đề giảm nguy cơ lây truyền bệnh tật, chính quyền Vũ Hán đã đình chỉ vô thời hạn các phương tiện giao thông công cộng
kế từ ngày 23 tháng 01 năm 2020; các biện pháp tương tự đã sớm được áp dụng tại nhiều
thành phố khác ở Trung Quốc Tính đến ngày 25 tháng 01 năm 2020, 30 tỉnh, thành phố
và khu tự trị của Trung Quốc với hơn I.3 tỷ người đã bắt đầu các phản ứng cấp một đối với các trường hợp khân cấp về sức khỏe cộng đồng Một loạt các biện pháp đã được khẩn trương áp dụng, chăng hạn như xác định sớm và cách ly các trường hợp nghi ngờ
và được chân đoán, theo dõi và theo đõi tiếp xúc, thu thập dữ liệu lâm sàng vả mẫu sinh phẩm từ bệnh nhân, chuyên gia, thành lập các đơn vị cách ly và bệnh viện, cung cấp kịp thời vật tư y tế và các đoàn chuyên gia bên ngoài đến tỉnh Hồ Bắc (Yu Tao Xiang, 2020) Nhóm Nghiên cứu Coronavirus (CSG) của Ủy ban Quốc tế về Phân loại vi rút, cơ quan chịu trách nhiệm phát triển phân loại chính thức của vi rút và cách đặt tên phân loại (taxonomy) của họ Coronaviridae, đã đánh giá tính mới của mầm bệnh ở người được đặt tên dự kiến là 2019-nCoV Dựa trên phát sinh loài, phân loại và thực tiễn đã được thiết lập, CDG chính thức công nhận loại vi rút này là họ hàng với coronavirus hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoVs) của loài coronavirus liên quan đến
hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng và chỉ định nó là coronavirus hội chứng hô hấp
cấp tính nghiêm trọng 2 (SARS-CoV-2) Đề tạo điều kiện giao tiếp, CDG đề xuất sử dụng quy ước đặt tên cho chúng một cách riêng lẻ như sau: SARS-CoV-2 /Isolate / Host / Date / Location Phố các biểu hiện lâm sàng liên quan đến nhiễm trùng SARS-CoV-2
ở người vẫn còn được xác định Sự lây truyền độc lập từ động vật sang người SARS- CoV và SARS-CoV-2 nhân mạnh nhu cầu nghiên cứu toàn bộ loài (vi rút) để bố sung cho nghiên cứu tập trung vào các vị rút riêng lẻ có ý nghĩa tức thời (Alexander E Gorbalenya, 2020)
17
Trang 18Coronavirus da gay ra hai tran dai dich quy mô lớn trong hai thập kỷ qua, SARS
và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) Người ta thuong cho rang SARS-CoV — chu yếu được tìm thấy ở loài dơi — có thể gây ra một đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai Đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên bắt đầu từ một chợ hải sản địa phương (Vũ Hàn,
tỉnh Hỗ Bắc, miền Trung Trung Quốc), đã phát triển mạnh đến mức lây nhiễm cho 2.76 I
người ở Trung Quốc, có liên quan đến 80 trường hợp tử vong và dẫn đến lây nhiễm cho
33 người ở 10 quốc gia khác tính đến ngày 26 tháng 01 năm 2020 Các triệu chứng lâm sàng điển hình của những bệnh nhân này là sốt, ho khan, khó thở, nhức đầu và viêm
phối Bệnh khởi phát có thê dẫn đến suy hô hấp cấp tiến triển do tôn thương phê nang (được quan sát bằng hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lông ngực ngang) và thậm chí tử vong Bệnh được các bác sĩ xác định là viêm phôi do vi rút gây ra theo các triệu chứng lâm sàng và tiêu chí khác, bao gồm tăng thân nhiệt, giảm số lượng tế bảo lympho và bạch cầu, thâm nhiễm phôi mới trên phim chụp X quang phối và không cải thiện rõ ràng sau khi điều trị bằng kháng sinh trong ba ngày Có vẻ như hầu hết các trường hợp ban đầu đều có lịch sử tiếp xúc với chợ hải sản ban đầu (Peng Zhou, 2020)
Theo WHO, bénh coronavirus (COVID-19) la mét bénh truyén nhiém do loai coronavirus mới phát hiện gây ra Hầu hết những người bị nhiễm vi rút COVID-19 sẽ
bị bệnh đường hô hấp từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần điều trị đặc biệt Người lớn tuổi và những người có các vấn đề y tế tiềm ân như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính và ung thư có nhiều khả năng phát triển bệnh nghiêm trọng hơn Vị rút COVID-L9 lây lan chủ yếu qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết ra từ mũi khi người bệnh ho hoặc hắt hơi
Trong cùng ngày LI tháng 02 Uy ban Quốc tế về Phân loại Vi rút — International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) và WHO ( dựa theo các hướng dẫn trước
đây cùng với Tô chức Thú y Thế giới (OIE) và Tô chức Nông Lương Liên Hợp Quốc
(FAO)) đồng loạt công bố tên chính thức cho loại vi rút gây sự bùng phát của dịch bệnh COVID - 19, trước đây gọi là vi rút Corona mới (2019-nCoV), và căn bệnh mà nó gây
ra Tên chính thức của bệnh là COVID — 19, vi rut 1a vi rit Corona 2 gây ra hội chứng
hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV-2
18
Trang 19Lý giải việc tại sao vi rút và bệnh có tên khác nhau, tô chức nảy cho biết, vi rút và bệnh mà chúng gây ra thường có tên khác nhau Có một số quy trình và mục đích khác nhau đề đặt tên cho vi rút và bệnh Vi rút được đặt tên dựa trên cấu trúc gen của chúng
để tạo điều kiện cho việc phát triển các test chân đoán, sản xuất vắc xin và thuốc chữa tri Uy ban Quốc tế về Phân loại Vi rút chịu trách nhiệm đặt tên cho các loại vi rút
Vi một số lý do nguy cơ, WHO để cập đến việc sử dụng tên gọi của vi rút này là
“vị rút gây bệnh COVID — 19” hoặc “vi rút COVID — 19” khi truyền thông đến công
chúng Tuy nhiên, cả hai cách gọi này không có ý định thay thế tên chính thức của vi rút
là SARS-CoV-2 đã được thống nhất với ICTV, tổ chức WHO khắng định (Minh, 2020)
Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo những cá nhân có tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp với nguồn lây nhiễm cần cách ly y tế
14 ngày Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cách ly y tế 14 ngày Bộ Y
tế Việt Nam đã ban hành Quyết định số 344/QĐ-BYT ngày 07 tháng 02 năm 2020 hướng
dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú hướng dẫn chỉ tiết về đối tượng cách ly, thời gian cách ly, việc thực hiện cách ly
Theo Bộ Y Tế Việt Nam, đại dịch CO VID — 19 1a do vi rut gây ra Vì vậy, thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại vi rút Một số người bị bệnh với COVID — 19
cũng có thể bị nhiễm trùng do vi khuân như một biến chứng Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh có thể được khuyến nghị bởi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Hiện không có thuốc được cấp phép để chữa khỏi COVID — 19 Nếu bạn có các triệu chứng, phải gọi cho nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe của bạn hoặc đường dây nóng COVID - 19 đề được hỗ trợ Vi rút gây ra COVID — 19 lây lan chủ yếu qua các giọt nhỏ
khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi chạm
vào bề mặt bị ô nhiễm và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng Đề bảo vệ bản thân,
hãy thực hiện giãn cách xã hội, khử trùng thường xuyên các bề mặt tiếp xúc, vệ sinh tay
kỹ lưỡng và thường xuyên, tránh chạm vào mắt, miệng và mũi
Nhu vay, dai dich COVID — 19 là một đọt dịch bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi
rut corona, với tên gọi chính thức cho bénh la COVID — 19 và vỉ rút gây ra là SARS- CoV-2, lây lan chủ yêu qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện Hiện chưa có thuốc được cấp phép để chữa khói, để bảo vệ bản
19