143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảng 04: Sơ đồ nội dung chương 1 Bảng 05: Các bước thực hiện và phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH -
SITHIPHONE BOUTTIVONG
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀO
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 9.58.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS.KTS VŨ THỊ HỒNG HẠNH
2 TS.KTS TRƯƠNG THANH HẢI
TP Hồ Chí Minh - Năm 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và tôi chịu trách nhiệm về tính xác thực của các kết quả nghiên cứu được công bố trong luận
án
Trang 3Nghiên cứu sinh SITHIPHONE BOUTTIVONG
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.
Sự cần thiết và lý do chọn đề tài: 1 2 Mục tiêu nghiên cứu: 4 3 Phương pháp nghiên cứu: 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6 5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: 7 6 Những đóng góp của luận án: 7 7 Nội dung và cấu trúc của luận án: 8
PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ - VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG GIAN TRONG BỐI CẢNH THÀNH PHỐ VIENTIANE – LÀO 9
1.1 Những khái niệm, định nghĩa có liên quan đến đối tượng nghiên cứu
9
1.1.1 Không gian đô thị
9 1.1.2 Không gian công cộng
1.3 Tổng quan về thành phố Vientiane và Hệ thống Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào
32
1.3.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của thành phố
Vientiane - Lào 32
Trang 41.3.2 Giới thiệu chung hệ thống Quảng trường của thành phố
Vientiane - Lào 35 1.3.3 Đánh giá sơ bộ hiện trạng tổ chức không gian các Quảng trường của thành phố Vientiane - Lào
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÁC QUẢNG TRƯỜNG ĐO THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE - LÀO 50
2.1 Khung tiêu chí đánh giá chất lượng Quảng trường tại thành phố Vientiane
51
2.1.1 Khía cạnh địa lý
chất 52 2.1.3 Các khía cạnh về hành vi và tâm lý 58 2.1.4 Các khía cạnh về quản lý 58
2.2 Cơ sở hiện trạng thành phố Vientiane - Lào 59 2.2.1 Điều kiện tự nhiên
76 2.3.3 Đặc điểm về yếu tố chính trị 79 2.3.4 Đặc điểm về yếu tố kinh
Trang 5tế 81
2.3.5 Đặc điểm về yếu tố tôn giáo - tín ngưỡng 83
2.3.6 Đặc điểm về yếu tố văn hóa - xã hội 85
2.3.7 Đặc điểm về yếu tố công nghệ - vật liệu 88
2.3.8 Đặc điểm về tỉ lệ con người và không gian Quảng trường 91
2.3.9 Cơ sở về phát triển bền vững
94 2.4 Cơ sở pháp lý 95
2.4.1 Văn bản pháp lý
96 2.4.2 Định hướng quy hoạch phát triển đô thị thủ đô Vientiane 97
2.5 Khảo sát ý kiến của người liên quan về chất lượng không gian 04 Quảng trường khu trung tâm TP Vientiane – Lào
100 2.5.1 Mục đích khảo sát
101 2.5.2 Cấu trúc bảng câu hỏi và kỹ thuật thiết kế phiếu khảo sát
102 2.5.3 Phân tích xử lý Kết quả khảo sát 102
2.5.4 Đánh giá chất lượng không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào - Kết quả khảo sát 102
Kết luận chương 2 103
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VIENTIANE, LÀO 1
05 3.1 Quan điểm và nguyên tắc chung cho việc tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane
106 3.1.1 Quan điểm tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane
106
3.1.2 Nguyên tắc chung tổ chức không gian Quảng trường tại thành
Trang 6phố Vientiane
111 3.2 Đề xuất mô hình tổ chức không gian Quảng trường tại thành phố Vientiane
115 3.2.1 Quan niệm tổ chức không gian Quảng trường theo xu hướng bền vững hiện nay: 115
3.2.2 Cấu trúc không gian Quảng trường: 117
3.2.3 Mô hình Quảng trường trong cấu trúc không gian toàn đô thị 118 3.3 Đề xuất giải pháp tổ chức không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào
121 3.3.1 Hình thái không gian quảng trường trung tâm thành phố Vientiane - Lào
121 3.3.2 Tổ chức KGQTĐT xem xét đặc điểm về vị trí 126
3.3.3 Tổ chức KGQTĐT kết hợp hài hòa với yếu tố tự nhiên 128
3.3.4 Tổ chức KGQTĐT xem xét đặc điểm về chính trị 129
3.3.5 Tổ chức KGQTĐT gắn liền đặc điểm về kinh tế 130
3.3.6 Tổ chức KGQTĐT cần gắn liền với đặc điểm về văn hóa - xã hội 131 3.3.7 Tổ chức KGQTĐT thể hiện được đặc điểm về tôn giáo - tín ngưỡng
132 3.3.8 Tổ chức KGQTĐT xem xét yếu tố công nghệ - vật liệu 133 3.3.9 Tổ chức KGQTĐT coi trọng vấn đề tỷ lệ con người 134 Kết luận chương 3 137 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 138
4.1 Bàn luận hệ thống hóa các nguyên tắc quy hoạch tổ chức không gian hệ thống Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane 138
4.2 Bàn luận khả năng ứng dụng của các giải pháp cải tạo không gian Quảng trường trung tâm thành phố Vientiane 140
Trang 7KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 142 1.
Bảng 01: Sơ đồ liên hệ giữa phương pháp nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Bảng 02: Cấu trúc của luận án
Bảng 03: Bảng thống kê các yếu tố vật chất (i) và hoạt động (ii) tại 04 Quảng trường ở
thành phố Vientiane
Bảng 04: Sơ đồ nội dung chương 1
Bảng 05: Các bước thực hiện và phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Bảng 06: Bảng tổng hợp tiêu chí hình dạng Quảng trường
Bảng 07: Bảng tổng hợp tiêu chí quy mô & kích thước của Quảng trường Bảng 08:Bảng thống kê các ngày lễ hội chính theo Phật lịch hằng năm Bảng 09: Thay đổi mật
độ dân số theo quận/huyện của Thủ đô Vientiane Bảng 10: So sánh tốc độ tăng trưởngGPD của tài chính từng năm với chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần
7 (7th NSEDP) Bảng 11: Các hướng dẫn về dịch vụ tiềm năng
Bảng 12: Thang giá trị chung nhất của toàn xã hội Lào
Bảng 13: Các yếu tố cấu thành không gian Quảng trường
Bảng 14: Kích thước và tỷ lệ không gian Quảng trường
Bảng 15: Tương quan tỉ lệ giữa vật thể và chiều cao người
Bảng 16: Tầm nhìn phát triển của thủ đô Vientiane
Bảng 17: Khung đánh giá chất lượng không gian Quảng trường
Trang 8Bảng 18: Kết quả tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của khách thể khi sử dụng không
gian Quảng trường trung tâm TP Vientiane Bảng 19: Sơ đồ nội dung Chương 2
Bảng 20: Bảng so sánh mô hình thông thường và đề xuất của phát triển bền vững Bảng 21: Bảng tổng hợp các khía cạnh của một Quảng trường thông minh Bảng 22:Bảng tổng hợp mô hình phát triển một Quảng trường bền vững Bảng 23: Sơ đồ bán kính phục vụ các Quảng trường trong thành phố
ii
Bảng 24: Sơ đồ & Bảng tổng hợp sự tương quan của giữa các tiêu chí đánh giá chất
lượng không gian Quảng trường và các nhóm giải pháp cải tạo
Bảng 25: Sơ đồ & Bảng tổng hợp các hình thái vây bọc các Quảng trường Bảng 26: Tổng hợp các chất lượng không gian quảng trường Thành phố Vientiane, Lào
Bảng 27: Bảng mô tả tạo vùng “tiện nghi nhiệt” bằng giải pháp trồng cây xanh và hạn
chế quy mô công trình xung quanh Quảng trường Bảng 28: Bảng tổng hợp tính hiệu quả của sự giao tiếp theo cự ly tầm nhìn trong không
gian Quảng trường
Bảng 29: Tổng hợp một số giải pháp mang tính định hướng tổ chức không gian Quảng
trường thành phố Vientiane – Lào
Bảng 30: Sơ đồ nội dung Chương 3
Bảng 31: Sơ đồ & Bảng tổng hợp sự tương quan của giữa các tiêu chí đánh giá chất
lượng không gian Quảng trường và các nhóm giải pháp cải tạo
iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Hình 1.1: Quảng trường công cộng trong bối cảnh không gian
Hình 1.2: Các yếu tố Cảm nhận về địa điểm theo Punter (1991)
Hình 1.3: Các yếu tố về địa điểm theo Montgomery (1998)
Hình 1.4: Sơ đồ biểu thị sự ra đời của các quảng trường trên thế giới và tại TP
Vientiane (Lào)
Hình 1.5: Bản đồ vị trí Cộng hòa dân chủ nhân nhân Lào và thành phố Vientiane
Trang 9Hình 1.6: Bản đồ quy hoạch phân vùng của thành phố Vientiane Hình 1.7: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố Vientiane đến năm 2030 Hình 1.8: Bản đồ thành phố Vientiane cổ (Thời kỳ Lanxang (Triệu Voi) Hình 1.9: Bản đồ vương quốc Vientiane 1707 – 1828
Hình 1.10: Phương án quy hoạch mở rộng Vientiane
Hình 1.11: Quy hoạch mở rộng Vientiane 3,920 km
Hình 1.12: Mô hình đô thị đa tâm Vientiane
Hình 1.13: Quy hoạch sử dụng đất TP Vientiane năm 2020
Hình 1.14: Các dự án đang triển khai tại thành phố Vientiane
Hình 1.15: Quy hoạch sử dụng đất TP Vientiane năm 2020
Hình 1.16: Bản đồ vị trị quảng trường nằm trong 3 quận trung tâm
Hình 1.17: Mặt bằng tổng thể quảng trường Chao Fa ngum
Hình 1.18: Mặt bằng tổng thể hình thái vây bọc Quảng trường Chao Fa ngum Hình 1.19: Mặt bằng tổng thể hiện trạng công trình Quảng trường Chao Fa ngum Hình 1.20: Mặt bằng tổng thể Quảng trường Patuxay
Hình 1.21: Mặt bằng tổng thể hình thái vây bọc Quảng trường Patuxay Hình
1.22: Mặt bằng tổng thể hiện trạng công trình Quảng trường Patuxay Hình
1.23: Mặt bằng tổng thể Quảng trường That Luang
Hình 1.24: Mặt bằng tổng thể hình thái vây bọc Quảng trường That Luang Hình 1.25: Mặt bằng tổng thể hiện trạng công trình Quảng trường That Luang
iv
Hình 1.26: Mặt bằng tổng thể quảng trường Chao Anouvong
Hình 1.27: Mặt bằng tổng thể hình thái vây bọc Quảng trường Chao Anouvong Hình 1.28: Mặt bằng tổng thể hiện trạng công trình Quảng trường Chao Anouvong
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
Hình 2.1: Bản đồ địa hình và thủy văn thành phố Vientiane
Hình 2.2: Hiện trạng hệ thống giao thông tại thành phố Vientiane Hình
2.3: Bản đồ phân khu các quận/huyện trong thành phố Vientiane Hình
2.4: Bản đồ biểu hiện sự liên kết vùng của thành phố Vientiane
Trang 10CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hình 3.1: Định hướng mở rộng không gian Quảng trường Sơ đồ 1 Hình 3.2:
Định hướng mở rộng không gian quảng trường Sơ đồ 2, Sơ đồ 3 Hình 3.3:
Quảng trường Sơ đồ 3 thể hiện mức độ và khả năng ‘bảo vệ’ Hình 3.4:
Quảng trường Chao Fa Ngum và khả năng mở rộng
Hình 3.5: Quảng trường và khả năng mở rộng
Hình 3.6: Quảng trường That Luang và khả năng mở rộng
Hình 3.7: Quảng trường Chao Anouvong và khả năng mở rộng
Hình 3.8: Quảng trường với sơ đồ không gian thể hiện mức độ và khả năng khai thác
cải tạo cảnh quan
Hình 3.9: Quảng trường với sơ đồ không gian thể hiện bản sắc văn hóa, tôn giáo tín
ngưỡng
Hình 3.10: Hình ảnh minh họa một số ứng dụng công nghệ vật liệu (hứa hẹn) thành
công tại Lào
v
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
- Chữ viết tắt tiếng Việt:
CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
CSHT: Cơ sở hạ tầng
CNTT: Công nghệ thông tin
ĐT: Đô thị
KG: Không gian
KGCC: Không gian công cộng
KGQTĐT: Không gian Quảng trường đô thị
KTCQ: Kiến trúc cảnh quan
SCN: Sau công nguyên
TCN: Trước Công nguyên
TP: Thành phố
QHĐT: Quy hoạch đô thị
QTĐT: Quảng trường đô thị
Trang 11YTTN: Yếu tố tự nhiên
- Chữ viết tắt tiếng Anh:
CBD: Central Business District
GDP: Gross Domestic Product
ICT: Information & Communications Technologies
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences
USD: United States Dolla
VUDAA: Vientiane Urban Development and Administration Authority
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
cả những bức tranh đẹp đẽ về một đô thị hài hòa, bền vững về mặt xã hội và hạ tầng chỉ
có thể được vẽ nên một khi người dân cảm thấy thoải mái khi sống trong đô thị đó,đồng thời sự tương tác giữa các cư dân thành phố cũng phải được kích thích và pháttriển một cách tích cực Từ đó, vai trò của không gian công cộng đô thị trong đời sống
xã hội đã trở nên vô cùng quan trọng
Luận án này đặt ra vấn đề xem xét không gian công cộng và không gian công cộng
đô thị, tập trung vào thể loại Quảng trường, dưới góc độ xã hội – hành vi con ngườitrong bối cảnh mới, nhằm hướng tới việc đảm bảo vai trò và chất lượng của không giancông cộng (Quảng trường đô thị) Từ đó khuyến khích, thuyết phục người dân tăngcường việc giao tiếp xã hội cũng như các hoạt động mang lại lợi ích nhiều mặt về kinh
tế, văn hóa, môi trường khác trong không gian Quảng trường
Các Quảng trường công cộng làm tăng sự đáng sống của đô thị, tạo động lực cho
Trang 12sự phát triển của khu vực trung tâm thành phố Đồng thời, các Quảng trường cũng đóngvai trò đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao, vui chơi giải trí, tham quan du lịch,v.v…Quảng trường còn là nơi phát huy những giá trị kinh tế - văn hóa - du lịch, và là trungtâm cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, sự kiện văn hóa đời sống kinh tế, chính trị,
từ đó góp phần tạo điểm mạnh cho các thành phố Quảng trường đô thị được coi là chìakhóa để khôi phục các khu trung tâm đang bị áp lực trầm trọng Hiện nay, trong cácquốc gia đang phát triển, ngày càng nhiều Quảng trường công cộng và không gian mở
đã và đang được triển khai, mà không phải là các đại dự án (mega-projects) lãng phí.Các Quảng trường công cộng đang có một bước phát triển thật sự mạnh mẽ, trở thànhhướng đi bền vững để làm cho các khu
2
trung tâm đô thị trở nên sống động hơn Nếu coi một thành phố là một thực thể sống, thìnhững công viên cây xanh hay vườn hoa được nhìn nhận như là những lá phổi của cơ thể ấy Còn Quảng trường có thể coi là trái tim, củng cố và duy trì sức sống cho cơ thể
đô thị
Nhìn lại các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những thànhphố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Bangkok (Thái Lan) và Jarkata(Indonesia), … việc thiết kế và quy hoạch Quảng trường trong không gian đô thị vẫnchưa được chú trọng và nhìn nhận một cách đúng mức Những địa điểm được coi là lýtưởng cho các hoạt động của cư dân lại thiếu các công trình dịch vụ, trong khi nhữngkhu trung tâm dịch vụ giải trí thì không gian trống lại quá nhỏ về diện tích và manhmún, hời hợt về mặt thiết kế kiến trúc để được coi là Quảng trường Hơn nữa, hiện naytình trạng ô nhiễm môi trường đã trở nên báo động do sự gia tăng phương tiện giaothông cá nhân, khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh Khu vực đô thị trung tâm trởnên ngày một nén, mật độ xây dựng tăng, con người cần nhiều hơn những không gian
an toàn, hấp dẫn cho những hoạt động xã hội mà những không gian công cộng hiếm hoihiện hữu không đủ tầm để giải quyết các nhu cầu đó Từ thực trạng đó, thành phốVientiane cần thiết phải bắt đầu có những nghiên cứu nghiêm túc về việc quy hoạch vàkiến tạo những Quảng trường sinh động, hấp dẫn, tôn trọng những khoảng hở quý giátrong thành phố, tạo nên sức sống cho đô thị
Trong khuôn khổ hòa nhập quốc tế trong việc phát triển kinh tế - xã hội Lào đãtích cực xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các đô thị để đáp ứng đượcnhu cầu phát triển của từng giai đoạn Hiện nay, có khoảng 40% dân số cả nước sốngtại đô thị và tương lai không xa, số người chuyển vào sống tại các đô thị lớn sẽ
Trang 13ngày càng tăng, vì thế yêu cầu của con người đối với chất lượng cuộc sống đô thị cũng
sẽ ngày càng cao Trong đó, tất nhiên có cả nhu cầu giao tiếp sinh hoạt cộng đồng Tại nước Lào, việc lập quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị mới bắt đầu được
sự quan tâm từ những năm 1995, cùng với sự xuất hiện của Luật quy hoạch
Trong quá trình phát triển đô thị, việc phát triển không gian công cộng nhìn chungcòn nhiều bất cập Có một số Quảng trường đã bị thu hồi, chia tách và lấn chiếm domục đích tư nhân hóa, chẳng hạn như Quảng trường Nam Phou, Quảng trường Chao FaNgum và Quảng trường Chao Anouvong, vv… làm thu hẹp diện tích không gian sinhhoạt chung của các cộng đồng đô thị Các Quảng trường còn lại hiện nay cũng sử dụngkém hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: từ chính sách quản lý,
ý thức người dân đã gây tác hại đến các giá trị vật chất - tinh thần và mối quan hệ cộngđồng Ngoài ra, còn có những mặt khác như tính kết nối với các khu vực xung quan,mối quan hệ về ngữ cảnh Điều này cũng thể hiện rằng, việc thiết kế không gian Quảngtrường còn thiếu sự nghiên cứu về đặc điểm vị trí và những đặc điểm kiến trúc củakhông gian Tình trạng trên đòi hỏi cần phải nghiên cứu sâu về không gian công cộng
và Quảng trường
Vì vậy, để nâng cao hình ảnh đô thị và chất lượng môi trường đô thị thì việcnghiên cứu các giải pháp tổ chức không gian công cộng cho thành phố trên cơ sở các lýluận phát triển đô thị và kinh nghiệm từ các đô thị có tính chất tương tự đã thực hiện đểvận dụng vào bối cảnh mới của thành phố là điều cần thiết Bên cạnh đó, việc kiến tạokhông gian công cộng trong đô thị không đơn thuần là việc làm đẹp cho thành phố hiệntại mà còn là kế hoạch phát triển dài hạn cho tương lai, phản ánh quá trình biến đổi bền
vững của đô thị Do đó, học viên chọn đề tài “Tổ chức không gian các Quảng trường
đô thị khu trung tâm thành phố Vientiane, Lào”
4
Trang 14là một vấn đề hết sức cần thiết và nhiều ý nghĩa hiện nay và trong xu hướng phát triển
đô thị tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Xây dựng khung đánh giá chất lượng không gian Quảng trường đô thị, trường hợp áp dụng cho các Quảng trường đô thị tại Vientian, Lào Mục tiêu 2:
Đánh giá chất lượng không gian Quảng trường đô thị khu trung tâm thành phố
Vientiane
Mục tiêu 3: Đề xuất mô hình và giải pháp tổ chức không gian Quảng trường, với
các nội dung đề xuất như sau:
- Quy mô toàn đô thị: Hệ thống các quảng trưởng hiện hữu, với nội dung đề xuất về
quy mô và mạng lưới kết nối ở khía cạnh (i) kết nối chức năng, vai trò và (ii) kết nối vật chất thông qua các yếu tố hình thái của Quảng trường với yếu tố hình thái đô thị xung quanh: đường phố, sông, hồ, công viên, công trình v.v - Cụ thể ở Quy mô từng Quảng trường, nhóm Quảng trường:
+ Các tiêu chí chất lượng quan trọng cho tổ chức không gian từng Quảng trường, nhóm Quảng trường
+ Cụ thể hóa tiêu chí trong tổ chức không gian cho các Quảng trường đô thị khu trung tâm hiện hữu của thành phố Vientiane
3 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát - điều tra: Thực hiện nhằm thu thập các thông tin và số liệu thựctrạng các Quảng trường đô thị khu trung tâm thành phố Vientiane trong phạm vi nghiêncứu, ý kiến đánh giá về chất lượng không gian cũng như nhu cầu sử dụng không gianQuảng trường của người tham gia khảo sát thông tin Đối tượng tham gia được nghiêncứu xác định mang tính đại diện đóng góp ý kiến vào việc xây dựng, sử dụng, quản lý
không gian Quảng trường đô thị tại Vientian
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu: Là phương pháp quan trọng
và chủ yếu được sử dụng trong luận án Phân tích tổng hợp dùng cho việc tổng hợp vàphân tích các tài liệu cơ sở khoa học có liên quan Đánh giá và phân tích đa tiêu chíđược sử dụng trong quá trình lựa chọn các tiêu chí nhận dạng, tác
5
giả sử dụng phương pháp này để chọn lọc ra các tiêu chí phụ hợp với điều kiện thực tế,phân tích tổng hợp để thấy rõ những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượngkhông gian Quảng trường
Trang 15Phương pháp bản đồ - sơ đồ hoá: Là một phương pháp rất quan trọng để thực hiệncác công tác phân vùng - chồng lớp bản đồ trên các đối tượng nghiên cứu điều tra của
đề tài nghiên cứu Các thông tin số liệu, dữ liệu cũng cần được chuyển tải theo dạngbản đồ hóa mang tính khái quát cao, và là cơ sở để xác định các yếu tố nổi trội Cáctrường hợp đặc biệt cần lưu ý phân tích kết quả so sánh bằng phương pháp bản đồ hóa
để đạt chất lượng nghiên cứu cao và chứng minh các luận điểm
Phương pháp lịch sử: Là phương pháp tìm hiểu và thống kê các giai đoạn pháttriển lịch sử của thành phố Vientiane nói riêng và lịch sử phát triển của không gianQuảng trường đô thị nói chung, từ đó đưa ra những đặc điểm tương đồng và địnhhướng phát triển trong tương lai
Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, ghi nhận ý kiến của các chuyên gia tronglĩnh vực quy hoạch đô thị và các lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đógóp phần vào cơ sở nghiên cứu để đưa ra những nhận định thuyết phục và có giá trị Phương pháp dự báo: là phương pháp dựa trên hiện trạng, phân tích các xu hướng
đã và đang xảy ra để dự báo mô hình phát triển cho tương lai Việc dự báo quy hoạch
có vai trò đặc biệt quan trọng, vì dự báo càng chính xác thì quy hoạch càng hiệu quả và
có tính khả thi càng cao
Phương pháp phân tích hình thái: Là nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổicủa không gian Quảng trường Bằng việc sử dụng những tiêu chí về hình thái như cácnhóm tiêu chí về tính chất, chức năng, quy mô và vị trí các đối tượng Phương pháp nàycũng giúp phân tích các xu hướng phát triển và tìm ra xu hướng phát triển cho từngtrường hợp không gian cụ thể
Phương pháp phân tích thống kê Sử dụng chương trình SPSS (Statistical Package forthe Social Sciences) để phân tích số liệu từ phiếu khảo sát người sử dụng nhằm đánh giá
sự phù hợp giữa nhu cầu của người sử dụng (của những đối
6
tượng xã hội khác nhau) và cách thức tổ chức không gian Quảng trường Triển khai phân tích số liệu điển hình cho Quảng trường Patuxay được nghiên cứu ở chương 2 CácQuảng trường còn lại phân tích tương tự nên chỉ xây dựng khung
đánh giá và số lượng các biến để phù hợp với từng giải pháp sẽ đề xuất Các phương pháp nghiên cứu trên nhằm đạt được 03 mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Mỗi mục tiêu sẽ
sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất (xem
Bảng 01)
Trang 164 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là không gian Quảng trường, một thành phần đóng vai trò quan trọng nhất trong phạm vi không gian công cộng
Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng không gian Quảng trường +
Phạm vi nghiên cứu:
Ngoài chức năng phục vụ các hoạt động công cộng, thư giãn, vui chơi giải trí, giao tiếp xã hội cho người dân, chủ yếu khách bộ hành, phần lớn Quảng trường đô thị còn tích hợp nhiều chức năng như giao thông, thương mại Thậm chí một số Quảng trường còn đóng vai trò chính trị, nơi tổ chức các sự hiện chính trị lớn đòi hỏi một số điều kiện
an ninh nghiêm ngặt Luận án giới hạn nội dung nghiên cứu ở các điểm sau:
- Luận án chỉ nghiên cứu Quảng trường đô thị với phạm vi là không gian diễn ra các hoạt động công cộng của thành phố
- Phạm vi về không gian: Vận dụng các luận cứ khoa học được đúc kết từ lý luận
và kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức không gian Quảng trường đô thị trong và ngoàinước Từ đó, đề xuất các giải pháp tổ chức không gian Quảng trường đô thị tại khutrung tâm thành phố Vientiane - Lào, gồm có 5 quận: quận Chanthabouly, quậnSaysetha, quận Sisattanak, quận Sikhottabong, Quận Hadsaifong
- Phạm vi thời gian: dựa theo đồ án quy hoạch chung của thành phố Vientiane đến năm 2030, được phê duyệt vào năm 2012
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
+ Ý nghĩa về mặt khoa học: Hệ thống hóa các luận chứng khoa học, góp phần
vào việc nghiên cứu thiết kế và cải tạo không gian công cộng, không gian Quảngtrường Áp dụng phù hợp với điều kiện của nước Lào trong bối cảnh hiện nay
+ Ý nghĩa vệ mặt thực tiễn: có thể dùng để tham khảo trong việc nghiên cứu hoặc
trong quá trình lập quy hoạch, thiết kế không gian đô thị, thiết kế đô thị, … của các cơ quan, ban ngành, cá nhân, tổ chức có liên quan Các sản phẩm nghiên cứu cụ thể về mặtứng dụng trong thực tiễn, bao gồm:
Trang 17- Khung phân tích: dùng tham khảo để đánh giá chất lượng không gian Quảng trường ở các địa phương khác nhau
- Nội dung đánh giá: dùng tham khảo, làm cơ sở đề xuất quy hoạch các không gianQuảng trường khác tại thành phố Vientiane
- Cụ thể hoá việc tổ chức không gian Quảng trường: dùng xem xét trong việc tổ chức thí điểm các không gian quảng trưởng trong thành phố Vientiane - Nội dung bàn luận về quản lý và nâng cao ý thức người dân: dùng tham khảo áp dụng cụ thể trong công tác quản lý đô thị nói chung và không gian công cộng nói riêng tại thành phố Vientiane
6 Những đóng góp của luận án:
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đánh giá chất lượng không gian công cộng, chất lượng không gian Quảng trường
Phân tích và đánh giá không gian Quảng trường tại khu trung tâm thành phố
Vientiane – Lào, làm cơ sở cho các đồ án quy hoạch, thiết kế, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan liên quan
Tổng hợp hệ thống cơ sở lý thuyết, nguyên tắc, kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức không gian, thiết kế và cải tạo không gian Quảng trường
8
Đề xuất nguyên tắc cải tạo các Quảng trường hiện có và nguyên tắc thiết kế Quảngtrường đối với khu quy hoạch mới
7 Nội dung và cấu trúc của luận án:
Luận án gồm 150 trang, chia làm 03 phần như sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung nghiên cứu, gồm 04 chương:
Chương 01: Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Trình bày sơ lược quá trình phát triển của các Quảng trường trên thế giới theo từnggiai đoạn lịch sử Tìm hiểu khái quát lịch sử về quá trình hình thành và phát triển củathành phố Vientaine - Lào Sự xuất hiện của các Quảng trường đô thị tại Lào, thựctrạng chất lượng không gian Quảng trường Qua đó, thấy được tầm quan trọng của việc
tổ chức không gian Quảng trường đô thị hướng tới việc cải thiện chất lượng không gianQuảng trường, phát huy tốt vai trò phát triển không gian công cộng đô thị
Chương 02: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở khoa học
Trình bày quan điểm và các cơ sở khoa học trong việc:
Trang 18- Xây dựng khung đánh giá chất lượng không gian công cộng nói chung và quảngtrường đô thị nói riêng, có sự tham gia của các đối tượng liên quan trên quan điểm khoahọc hành vi;
- Mục tiêu khảo sát và Phương pháp chọn mẫu và lấy ý kiến khảo sát xã hội học, lấy ý kiến đánh giá chất lượng không gian Quảng trường;
- Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn thực hành công tác tổ chức không gian Quảng
trường trên thế giới, làm cơ sở cho các đề xuất ở chương 3 Chương 03: Kết quả nghiên cứu của luận án
Trình bày nội dung kết quả nghiên cứu, các đề xuất về giải pháp tổ chức không
gian Quảng trường đô thị tại khu trung tâm thành phố Vientanie – Lào Chương 04: Bàn luận kết quả nghiên cứu của luận án
- Kết luận và kiến nghị
Cấu trúc nghiên cứu của luận án (xem bảng 02)
Bảng 01: Sơ đồ liên hệ giữa phương pháp nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu;
MT1: Xây dựng khung đánh giá chất lượng
không gian Quảng trường đô thị, trường hợp
áp dụng cho các Quảng trường đô thị tại
Vientian, Lào
MT2: Đánh giá chất lượng không gian
Quảng trường đô thị khu trung tâm thành
phố Vientiane
MT3: Đề xuất mô hình tổ chức không gian
Quảng trường, Quy mô toàn đô thị và Quy
mô từng Quảng trường, nhóm Quảng trường
Phương pháp khảo sát - điều tra
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các
số liệu
Phương pháp bản đồ - sơ đồ hoá
Phương pháp lịch sử Phương pháp dự báo
Phương pháp phân tích hình thái
Phương pháp phân tích thống kê Sử dụng chương trình SPSS
Bảng 02: Cấu trúc của luận án;
Trang 20PHẦN 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
9
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ - VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG GIAN TRONG BỐI CẢNH THÀNH PHỐ
VIENTIANE – LÀO
Mục tiêu chương tổng quan là để khẳng định sự cần thiết và không trùng lắp cũngnhư tính tin cậy của hướng nghiên cứu Do vậy, sẽ bao gồm một số nội dung sau:
- Khái niệm và thuật ngữ liên quan;
- Tổng quan về Quảng trường đô thị trên thế giới - lịch sử, phân loại, xu thế phát triển;
- Tổng quan về thành phố Vientiane và hệ thống Quảng trường đô thị trung tâm thành phố Vientiane - Lào;
- Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1 Những khái niệm, định nghĩa có liên quan đến đối tượng nghiên cứu Phần nội
dung này tập trung vào định nghĩa của Quảng trường đô thị trong bối cảnh không gian
Để làm được điều này, phần nghiên cứu tập trung vào không gian đô thị, không gian công cộng và cuối cùng là Quảng trường đô thị (Xem hình 1.1) 1.1.1 Không gian đô
thị
Tìm hiểu "Không gian đô thị là gì?” là nội dung rất quan trọng trước khi trình bày ý
Trang 21nghĩa của một Quảng trường đô thị Nói cách khác, điều quan trọng là phải hiểu bảnchất của không gian đô thị để biến nó thành một Quảng trường đô thị
Theo Norberg-Schulz 1979 [81, tr.11] định nghĩa không gian là "tổ chức ba chiềucủa các phần tử", "một hình học ba chiều" Mặt khác, không gian đô thị trực tiếp liênquan đến con người, vật thể và sự kiện, "nơi mà các đường phố, Quảng trường, côngviên, sân chơi và vườn là những khoảng trống đã được giới hạn hoặc được định nghĩa
để tạo ra một không gian kín" [69, tr.3] bởi các công trình xung quanh (các tòa nhà,
tượng đài ) Tương tự, theo Trancik [99, tr.63] và Norberg
Schulz [81, tr.11] chỉ ra "việc tạo ra tường bao" như một yếu tố quan trọng để cảm
có một khái niệm không gian giống như không gian nội thất Loại thứ ba diễn ra trongthế kỷ 20, có một khái niệm về "chất lượng không gian phát triển của các tòa nhà tựdo" Các học giả hậu hiện đại đã chỉ trích khái niệm không gian đô thị hiện đại (trongthể loại thứ ba) là "vô hạn và trừu tượng" [69, tr.9] và các tòa nhà của thành phố hiệnđại như là "những khối hình ảo, trôi nổi trên biển không gian vô định hình" [50, tr.67]
Kevin Lynch (1960) đã xác định các thành phố và không gian đô thị thông qua 5yếu tố nổi bật: con đường, các cạnh, các khu vực, các nút và các điểm mốc; liên quanđến cả hình thức vật chất và các khía cạnh biểu tượng Lynch đưa ra các yếu tố cung cấpmột hình ảnh hoàn chỉnh về thành phố: "Các khu vực được cấu trúc với các nút, đượcxác định bởi các cạnh, bị xuyên qua bởi các đường dẫn, và rải rác với các điểm mốc…
các yếu tố thường xuyên chồng lên nhau và xuyên vào nhau " [50, tr.90], [67, tr.48-49]
Colquhoun [43, tr.223] đã xác định không gian đô thị là "không gian xã hội" và
"không gian xây dựng" Trong khi không gian xây dựng tập trung vào không gian thực
và "hình thái học của không gian, cách mà không gian ảnh hưởng đến nhận thức củachúng ta, cách mà không gian được sử dụng và nêu bật ý nghĩa"; không gian xã hội đềcập đến "hàm ý không gian của các thể chế xã hội" Colquhoun nói rằng sự phân biệttruyền thống của không gian xã hội và không gian thực phụ thuộc vào "vai trò của cácchức năng xã hội", tương tự như cách tiếp cận hiện đại: "hình thức theo chức năng" Vềmặt này, ông chỉ trích các học giả hiện đại vì họ coi thành phố là sản phẩm phụ của các
Trang 22chức năng xã hội và cuối cùng là tạo ra một loại không gian đô thị đặc biệt Ông cũngkhẳng định, giống như những người theo chủ nghĩa
11
hậu hiện đại, không gian thực và xã hội nên được tách ra Tuy nhiên, ông đã xem khônggian thực như là một "hệ thống tự trị chính thức" [43, tr.224] Krier [63, tr.15] cũng có một cách tiếp cận không gian đô thị thực, xác định không gian như là hình thức
("không áp đặt tiêu chuẩn thẩm mỹ") Vì vậy ông định nghĩa không gian đô thị như là
"không gian bên ngoài", "tất cả các loại không gian giữa các tòa nhà trong thị trấn và các địa phương khác"
Một số học giả khác xử lý không gian thông qua quan niệm khác nhau Họ xácđịnh được không gian đô thị vì nó được cảm nhận bởi "giác quan" và "giải thích trí tuệ"
[69, tr.12] Cách tiếp cận này chi tiết hơn bằng cách nghiên cứu về "không gian thực"
và "không gian tinh thần"
Lefebvre là một trong những học giả hàng đầu đưa ra cách để lấp đầy "khoảngtrống giữa không gian tinh thần và không gian thực" [69, tr.15] Để lấp khoảng trốngnày, ông giới thiệu khái niệm "không gian xã hội", "không gian của đời sống xã hội, vàkhông gian của thực tiễn và xã hội " [69, tr.16] Ông khẳng định rằng không gian riêngbiệt "kích thước không gian tinh thần, vật chất và xã hội" không nên tách rời Lefebvre
[66, tr 38-40] đưa ra "ba mặt quan trọng về không gian xã hội" như: không gian cảmnhận, không gian cảm thụ và không gian sống, mà ông nghĩ là có liên kết với nhau.Ông giới thiệu không gian cảm thụ trong bối cảnh thực tiễn của không gian liên quanđến việc tổ chức không gian và việc sử dụng không gian Đầu tiên là cụ thể hóa sự liênkết chặt chẽ giữa thực tế hàng ngày (thói quen hàng ngày) với thực tế đô thị (các tuyếnđường và mạng lưới kết nối các địa điểm dành cho công việc, cuộc sống "riêng tư" vàgiải trí) Thứ hai, ông giới thiệu không gian tưởng tượng của những người phác thảo,gọi là phát thảo không gian Đây là "không gian chiếm ưu thế trong bất kỳ xã hội nào"
đó là "không gian của các nhà khoa học, nhà quy hoạch, nhà đô thị, các nhà phân chia
kỹ trị và kỹ sư xã hội" Thứ ba, ông giới thiệu không gian đại diện trong phần khônggian sống Đây là "không gian sống trực tiếp qua các hình ảnh và biểu tượng liên quan,
và đó là không gian của "cư dân" và "người dùng" Không gian đại diện là "chồng chéokhông gian vật chất và sử dụng biểu tượng các vật thể của nó" [69, tr.17] TheoLefebvre, "trước
12
Trang 23thế kỷ 20, cách mà không gian được cảm nhận, hình thành và hoạt động được kết nối với nhau, cũng như ở các thành phố phương Tây, từ thời Phục hưng Ý và thế kỷ 19"
[69, tr.17-18 ]
Tóm lại, khái niệm về không gian đô thị cần phải tính đến khía cạnh vật chất, xã hội
và biểu tượng cùng một thời điểm Ngoài các cuộc thảo luận về không gian này, yếu tố
về địa điểm cũng là một khái niệm quan trọng cần được xem xét trong bối cảnh này Vì
nó là một phần của không gian "mà một người hoặc một vật chiếm chỗ, và mang lại ýnghĩa và giá trị" [69, tr.23] Nói cách khác, địa điểm là kinh nghiệm cảm giác củakhông gian
Madanipour [69, tr.23] nói rằng "nếu không gian cho phép di chuyển xảy ra, thì địa
điểm sẽ là nơi tạm dừng" Norberg-Schulz [81, tr 6] định nghĩa khái niệm địa lý là "cái
gì đó nhiều hơn địa điểm trừu tượng một tổng thể được tạo thành từ những vật cụ thể
có chất liệu, hình dạng, kết cấu và màu sắc" Hơn thế nữa, ngoài các đặc tính vật lý này,
Trancik [99, tr.112] kết hợp khái niệm về địa điểm với "đặc điểm văn hoá và conngười", nhấn mạnh ý nghĩa ngữ cảnh dựa trên phạm vi văn hoá hoặc địa điểm củakhông gian là những gì làm cho một không gian thành một địa điểm với một "đặc điểmđộc đáo" Những khía cạnh "văn hoá phi vật thể" của địa điểm là nền tảng cho conngười "phát triển bản thân, cuộc sống xã hội và văn hoá của họ" [99, tr.113] Khái niệmLatin cho "cảm giác về địa điểm" là "Genius Loci", "điều này cho thấy rằng con ngườitrải nghiệm điều gì đó vượt quá các đặc tính vật chất hoặc cảm giác của địa điểm, và cóthể cảm thấy gắn bó tinh thần với địa điểm" [58, tr.157] Dựa trên ý tưởng của một số
học giả như Relph (1976), Punter (1991) và Montgomery (1998) đã xác định các yếu tốcảm giác về địa điểm Các số liệu sau đây cho thấy các thành phần của "cảm giác về địađiểm" (Xem hình 1.2)
Car Punter và Montgomery đều đưa ra các yếu tố về địa điểm như là hoạt động vàvật chất; ngoài ra, hình ảnh và ý nghĩa, nhấn mạnh vào con người, nhận thức, giá trị và
ý nghĩa của chúng [90, tr.105] Thiết lập địa điểm là ý nghĩa quan trọng nhằm tạo rakhông gian công cộng thành công, tạo thành một môi trường đặc biệt trong đó cuộcsống xã hội diễn ra (Xem hình 1.3)
13
1.1.2 Không gian công cộng
Không gian đô thị là những thành phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày [48,tr.23] Những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày diễn ra trong cả phạm vi công cộng
và riêng tư Theo Madanipour [70, tr.140] sự khác biệt giữa "phạm vi công cộng và
Trang 24riêng tư của cuộc sống" là đặc điểm cơ bản của bối cảnh xã hội và chính trị bất cứ nơinào trên thế giới, ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào Và việc xác định không gian đô thị làcông cộng hay riêng tư là cách tổ chức không gian trong đô thị
Các địa điểm riêng biệt được tách ra từ các phần còn lại của không gian thành phố,bao trùm cả một hệ thống có ý nghĩa phức tạp (như ranh giới, hàng rào, tường, cửa, hoặc giờ làm việc đã xác định trước v.v ) và thuộc sở hữu của các thực thể cụ thể [70, tr.140] Ngược lại, những nơi công cộng mà tất cả mọi người có thể ra vào được thì có
ít hạn chế hơn
Trong các thuật ngữ nổi tiếng của John Gehl [59, tr.15] đã chỉ ra rằng không gian công cộng là "cuộc sống giữa các tòa nhà" cùng với những tính chất cơ bản như: "sự hiện diện của người dân, hoạt động, sự kiện, cảm hứng và kích thích" Thuật ngữ "công cộng" có nhiều định nghĩa khác nhau liên quan đến cộng đồng Về mặt này, "không giancông cộng được cung cấp bởi các cơ quan công cộng, liên quan đến người dân như mộttập thể mở và sẵn sàng cho tất cả các thành viên của cộng đồng sử dụng chung" [70, tr.140-141]
Carr et al [41, tr.11] xác định không gian công cộng là "mặt đất chung nơi mọi người thực hiện các hoạt động chức năng và lễ nghi gắn bó với cộng đồng, dù là trong các sinh hoạt bình thường của cuộc sống hàng ngày hay trong các kỳ lễ định kỳ"
Tibbalds [98, tr.1] nhìn nhận lĩnh vực công là yếu tố quan trọng nhất của các thànhphố và thị xã nơi mà "công chúng có khả năng tiếp cận vật lý và thị giác" và quan trọngnhất là có sự "tiếp xúc và tương tác của con người"
Bên cạnh những mối quan tâm về khả năng tiếp cận "công cộng", các không gian công cộng chủ yếu nhằm thu hút mọi người [99, tr.65] Không gian công cộng
14
là không gian mà nơi người dân có thể "tập trung, nán lại hoặc lang thang" và có nhữngtương tác xã hội tích cực với bạn bè hoặc người lạ, đối mặt với những khác biệt và họchỏi "hiểu và thông cảm" người khác Nói cách khác nó là nơi cộng đồng xây dựng bảnthân thông qua đối thoại, hành động và suy nghĩ cùng với nhiều hoạt động đa dạng vànhiều thể loại [29, tr.24], [72, tr.2-4] "Civic Commons - Không gian công cộng " là
một thuật ngữ khác được Childs [42, tr.22] đề cập đến những không gian thực lý tưởng
"mở cho tất cả mọi người vì họ có quyền như nhau (gần như bằng nhau)"
Không chỉ là những địa điểm dành cho "thời điểm tốt", không gian công cộng lànhững phần quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống "dân chủ" [42, tr.3], [76,tr.9] là tài sản chung mà không gian phục vụ như là một địa điểm để tự do ngôn luận và
Trang 25tự do phán xét của "các quan chức được bầu theo quan điểm của người dân" [76, tr.1] Ngày nay, bất chấp các cuộc thảo luận về không gian công cộng và không giancông cộng "sắp biến mất" do ngày càng nhiều người mong muốn tạo ra "không giancông cộng - mạng" (mô phỏng không gian ảo và trong thực tế ảo), nhưng không giancông cộng vẫn chưa bị phá hủy và mọi người "chưa sẵn sàng từ bỏ không gian thực đểtiếp nhận thế giới huyền bí hơn" [61, tr.136]
Khái niệm không gian công cộng bao hàm nhiều vai trò và chức năng trong nhiềumôi trường khác nhau như đường phố, Quảng trường, các khu vực không gian mở, chợ
và công viên Cũng như Lynch (1960) nhấn mạnh, không gian công cộng là những nútquan trọng và những điểm mốc trong các thành phố và trong khía cạnh này, nghiên cứunày nhằm tập trung vào không gian đô thị công cộng như Quảng trường, các khu vựckhông gian mở là những loại cơ bản của không gian công cộng là các yếu tố chính chothiết kế của thành phố [63],[78]
1.1.3 Quảng trường đô thị
Thuật ngữ Plaza bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha và dùng để chỉ "Quảng trường".
Từ điển Kiến trúc và Xây dựng [80, tr.284], khác với định nghĩa trước đây, xác địnhQuảng trường là "bất kỳ không gian đô thị mở rộng nào, thường liên quan
15
đến một tòa nhà nổi tiếng" Đồng thời, từ điển này định nghĩa Quảng trường đô thị, như
là "một không gian mở công cộng ở đô thị, thường được trồng cây hoặc trải nhựa, đượcbao quanh bởi tất cả các mặt, trước hoặc giữa các tòa nhà" [80, tr.357]
Mỗi xã hội có một thuật ngữ riêng cho những không gian mở đô thị công cộng
như vậy Người Ý sử dụng thuật ngữ "Piazza" cho "một Quảng trường hoặc không gian
mở" và trong ngữ cảnh Thổ Nhĩ Kỳ, "meydan" được dùng để biểu thị "một Quảngtrường" hoặc "một không gian mở, rộng, bằng phẳng và các địa điểm giải trí hoặc gặpgỡ" Rõ ràng, tất cả các thuật ngữ này đề cập đến một điểm chung là: "không gian mở
cho mục đích sử dụng công cộng" khái niệm về Plaza/Piazza/Square Về mặt này,
Quảng trường đô thị có một khía cạnh xã hội về
kích thước công cộng của nó và một khía cạnh không gian do tổ chức vật lý của nó Các
học giả tiếp tục định nghĩa chi tiết hơn về Quảng trường đô thị Theo Jackson, J B.,
[58] định nghĩa Quảng trường đô thị là "hình thức đô thị thu hút mọi người cùng nhau
để hưởng thụ thụ động" [73, tr.14] Theo Lynch [67, tr.443] Quảng trường đô thị là
"hoạt động tập trung" ở trung tâm của các khu đô thị đông đúc Ông khẳng định rằng
"Quảng trường được lát gạch, bao bọc bởi cấu trúc mật độ cao và bao quanh bởi đường
Trang 26phố hoặc tiếp xúc với đường phố Quảng trường chứa các điểm đặc trưng nhằm thu hút
các nhóm người và tạo thuận lợi để họp mặt" Krier [63] người đề cập đến không gian
đô thị với một quan điểm vật lý Mặt khác, đưa "Quảng trường" vào trung tâm của thiết
kế thành phố cùng với đường phố Tuy nhiên, ông phê bình các Quảng trường hiện đại hầu như không giống với những gì được tạo ra cho đến thế kỷ 20 và ông nói rằng cần tìm hiểu lại "Quảng trường" ngày nay [63, tr.19] Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của
vị trí và chức năng Quảng trường để "tạo ra hoạt động 24 giờ một ngày"
Moughtin [78, tr.87] cũng nhận thấy Quảng trường đô thị là thành phần cơ bản củathiết kế thành phố, xác định Quảng trường đô thị là "một khu vực được đóng khung bởicác tòa nhà và một khu vực được thiết kế để thể hiện các tòa nhà sao cho có lợi thế lớnnhất"
16
Childs [42, tr.21-23] định nghĩa các Quảng trường là "các không gian công cộngđược thiết kế không gian công cộng và không gian thực mà một nhóm người có quyềndùng chung” Childs đưa ra ba điểm mà khiến cho Quảng trường trở thành nơi côngcộng chính là:
- Những địa điểm ngoài trời bao quanh bởi kết cấu của một thị trấn - Kích thước và hình dạng cho phép các thành viên trong kết cấu tương tác như một nhóm xã hội
- Mục đích sử dụng làm không gian công cộng được quy định và thiết kế để hỗ trợ
vai trò này Quảng trường có các bức tường nhằm tạo một cảm giác bị vây kín Marcus
và Francis [73, tr.14] xác định Quảng trường với kích thước không gian, thực như sau:
"Quảng trường là một không gian công cộng ngoài trời có bề mặt cứng, mà không dành cho xe ô tô Chức năng chính của Quảng trường là một nơi để đi dạo, ngồi, ăn uống, và quan sát hoạt động thế giới xung quanh Không giống như vỉa hè, Quảng trường là một nơi tự có quyền riêng trong đó chứ không phải là không gian để đi qua"
Từ một loạt các khái niệm, định nghĩa được phân tích ở trên, ta thấy rằng Quảng trường là một trong những thể loại không gian mở công cộng trong đô thị, nó bao hàm nhiều chức năng, là nơi có thể ra vào tự do và có nhiều phương thức tổ chức, vận hành tuỳ thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể với bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá xã hội khác nhau
1.2 Tổng quan về Quảng trường đô thị trên thế giới
1.2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Quảng trường Quảng trường
công cộng đã qua 5 giai đoạn tiến triển như sau: (Xem hình 1.4) - Giai đoạn I: Thời kỳ Cổ đại
Trang 27- Giai đoạn II: Thời kỳ Trung đại
- Giai đoạn III: Thời kỳ Phục hưng
- Giai đoạn IV: Thời kỳ Cận đại
- Giai đoạn V: Thời kỳ Hiện đại
17
1.2.1.1 Thời kỳ cổ đại
Phần này trình bày các đặc điểm chính không gian Quảng trường của thành phố
Caral, Agora Hy Lạp và Diễn đàn La Mã và Quảng trường Maya Thành phố Caral,
thành phố Kim tự tháp năm nghìn năm tuổi, Peru Thủ đô của họ là thành phố linh
thiêng Caral - một đô thị 5.000 với nền nông nghiệp phức hợp, văn hóa phong phú, và kiến trúc đồ sộ, trong đó có sáu cấu trúc kim tự tháp lớn, đá và gò đất, đền thờ, nhà hát, Quảng trường hình tròn trũng và khu dân cư
Việc tổ chức không gian của thành phố Caral cho thấy họ rất coi trọng không giansinh hoạt của cộng đồng, nơi chứa dựng các hoạt động mang tính tập trung của cộngđồng, nhất là với mục đích hỗn hợp tôn giáo và thương mại Trong đó, một không giankhông thể thiếu chính là Quảng trường nằm ngay tại điểm trung tâm của thành phố,được tô điểm bằng những công trình tôn giáo tạo tính đặc trưng cho khu vực Trungtâm phức hợp Caral bao gồm một khu vực trung tâm công cộng với sáu kim tự tháp lớn
được đặt xung quanh một Quảng trường lớn
Agora Hy Lạp (1100-600 TCN)
Agora là một không gian công cộng trung tâm ở các thành phố Hy Lạp cổ đại Ýnghĩa đen của từ này là "nơi tập hợp" hoặc "hội trường" Agora là trung tâm của đờisống thể thao, nghệ thuật, tâm linh và chính trị của thành phố Agora cổ đại ở Athens làđiển hình phổ biến nhất Gần như mọi thành phố của Hy Lạp cổ đại đều có một Agora.Vào khoảng năm 600 TCN, khi thời kỳ cổ điển của nền văn minh Hy Lạp bắt đầu nở
rộ, Agora dễ dàng tiếp cận được với mọi công dân, với một Quảng trường trung tâmlớn dành cho các sạp trong chợ được bao bọc bởi các tòa nhà công cộng
Agora là nền tảng cho các cuộc tụ họp chính trị nhưng dần dần vai trò của nó đãthay đổi thành trung tâm mua sắm và thường nằm ở trung tâm của thành phố hay ở các
đô thị gần bến cảng càng tốt Hình dạng hình học thường là hình vuông hoặc chữ nhật.
Diễn Đàn La Mã (700 - 600 TCN)
18
Trang 28Trong nhiều thế kỷ, Diễn đàn là trung tâm của cuộc sống hằng ngày ở Rome Nơidiễn ra những cuộc diễu hành mừng thắng trận và cuộc bầu cử; địa điểm đọc diễn văncông khai, xét xử hình sự, và các trận đấu tranh giải; và hạt nhân của các vấn đề thươngmại Ở đây đặt tượng đài và đài kỷ niệm những người vĩ đại của thành phố Trung tâmchính của Rome cổ đại được gọi là nơi tổ chức các cuộc họp nhiều nhất trên thế giới vàtrong lịch sử Nằm trong thung lũng nhỏ giữa Palatine và Capitoline Hills, Diễn đànngày nay đã bị phá hủy Nhiều cấu trúc lâu đời và quan trọng nhất của thành phố cổđược đặt trên hoặc gần Diễn đàn
Một chức năng quan trọng của Diễn đàn, trong suốt thời kỳ Cộng hòa và đế chế là
để phục vụ làm địa điểm trang trọng cho các cuộc diễu hành quân sự lễ kỷ niệm đượcgọi là Triumphs Tại Rome, Quảng trường công cộng sẽ phục vụ theo cách tương tựnhư ở các thành phố Hy Lạp như Athens nhưng được gọi là Diễn đàn (nghĩa đen là "nơi
ở ngoài trời") Như ở Hy Lạp, phụ nữ thường xuyên đi chợ ngoài cửa hàng trong khinhững người đàn ông sẽ gặp nhau để thảo luận về chính trị hoặc các sự kiện trong ngày.Diễn đàn là hạt nhân của đô thị La Mã, cũng như Agora ở đô thị Hy Lạp Đó là trung tâm ban đầu của hoạt động kinh doanh và đời sống chính trị ở nước cộng hòa thời
kỳ đầu Diễn đàn có quy hoạch mặt bằng hình chữ nhật nói chung mặc dù nó có thể
được điều chỉnh theo điều kiện địa phương Các yếu tố kiến trúc chính đại diện cho đặc
điểm công cộng trong diễn đàn là Thượng viện, Basilica, các công trình công cộng khác, vô số cửa hàng và căn hộ đông đúc
Quảng trường Maya (200 - 900 TCN )
Tại trung tâm của thành phố Maya tồn tại những Quảng trường lớn bao quanh bởicác tòa nhà chính phủ và tôn giáo có giá trị nhất của họ như cung điện của hoàng gia,các đền thờ kim tự tháp lớn
1.2.1.2 Thời kỳ trung đại
Phần này trình bày các đặc điểm chính của Quảng trường San Marco, thành phố Venice, nước Ý và Trafalgar Square, thành phố Luân Đôn, Anh Quốc Quảng trường San Marco, thành phố Venice, nước Ý
19
San Marco được xây dựng trong giai đoạn từ năm 800 – 1100 sau công nguyên,
trong thời của Cộng hòa Venezia (TP Venice, nước Ý sau này) Quảng trường San Marco hay Quảng trường Thánh Máccô là Quảng trường quan trọng nhất và nổi tiếng
nhất của thành phố Venezia (xem hình 1.6) Quảng trường dài 175 m, rộng 82 m và
cùng với Piazza Roma và Piazza di Rialto là ba Quảng trường duy nhất trong thành phố
Trang 29được gọi là piazza Các Quảng trường khác của Venice được gọi một cách khiêm nhường hơn: campi Alfred de Musset đã từng gọi Quảng trường này là "salon của châu
Âu" Vì không cao hơn mực nước biển là bao nhiêu nên Quảng trường rất hay bị ngập
lụt mỗi khi có bão cuốn theo nước ập vào từ mặt nhìn ra Kênh Lớn (Canal Grande) là
khoảng không gian trống
Quảng trường, cũng như toàn bộ thành phố Venezia, là khu vực dành riêng chongười đi bộ Quảng trường bị chi phối ở cuối phía đông của nhà thờ lớn St Mark Nóđược mô tả ở đây bởi một sự bắt đầu từ phía tây của nhà thờ (đối diện với chiều dài củaQuảng trường) và đi về phía bên phải
Quảng trường Trafalgar Square, thành phố Luôn Đôn, Anh Quốc Quảng trường
Trafalgar có một vị trí quan trọng kể từ thế kỷ 13 và là một Quảng trường công cộng ở quận Westminster, Trung tâm Luân Đôn, được xây dựng xung quanh khu vực trước đây có tên là Charing Cross
Quảng trường đã được sử dụng cho các cuộc tụ tập cộng đồng và các cuộc biểutình chính trị Ngoài ra Nó còn là một trung tâm lễ kỷ niệm hàng năm vào đêm giaothừa Nó đã được biết đến với đàn chim bồ câu hoang dã trước khi chúng bị loại bỏ vàođầu thế kỷ 21 Trước đây, Quảng trường được bao quanh bởi hệ thống giao thông mộtchiều nhưng các công trình hoàn thành vào năm 2003 đã làm giảm chiều rộng của cáccon đường và đóng cửa phía bắc để lưu thông
Xung quanh Quảng trường là phòng trưng bày Quốc gia ở phía bắc và Nhà thờ StMartin-in-the-Fields về phía đông Về phía tây nam là The Mall dẫn đến Cung điệnBuckingham qua Admiralty Arch, trong khi Whitehall ở phía nam và Strand ở phíađông Đường Charing Cross đi qua giữa Phòng trưng bày Quốc gia và nhà thờ
cụ thể của bố cục đô thị
Việc tổ chức quy hoạch và hình dạng thường xuyên cũng được mở rộng tới cách
bố trí các đường phố và Quảng trường Các Quảng trường được phát triển từ thời kỳtrung cổ và quy hoạch mới trong thời kỳ Phục hưng có sự khác biệt về hình ảnh tự
Trang 30nhiên Mặc dù có sự khác biệt trong từng đô thị, "trật tự do con người tạo ra và những
nỗ lực thiết lập các giới hạn không gian xác định là nguyên tắc cơ bản của tất cả cácQuảng trường Phục hưng" [110, tr.140] Việc tìm hiểu đô thị lý tưởng trong thời kỳPhục hưng là nỗ lực chính của những người tiền nhiệm thời đó Các lý thuyết và ýtưởng là những yếu tố hàng đầu đã có hiệu quả trong việc phát triển đô thị và Quảngtrường Chẳng hạn Alberti, một trong những nhà lý thuyết thời đại, giới thiệu "tỷ lệchính xác cho Quảng trường và cao độ của các ngôi nhà xung quanh" Đề xuất của ông
về "tòa nhà vòm trung tâm làm cấu trúc kiến trúc chính của một đô thị" và "khái niệm
về Quảng trường tập trung với các đường phố rực rỡ" sau đó trở thành biểu tượng củakiến trúc Phục hưng [110, tr.101] Những khái niệm lý thuyết được thực hiện bằng thiết
kế khu vườn và công viên trong thế kỷ 16 "Tổ chức theo trục" và "Thiết kế có hoa văn
rõ ràng" phổ biến trong các khu vườn và công viên này liên kết quy hoạch vườn vớiquy hoạch đô thị liên quan đến việc sắp xếp "nền hoa hình học chính xác như các khối
đô thị với Quảng trường giữa" [110, tr.106]
Nơi thực hiện những ý tưởng không tưởng đầu tiên là ở Palma Nuova "Quảngtrường trung tâm là trọng tâm của một tổ chức xuyên suốt của thành phố"; các đơn vịkiến trúc đơn lẻ như nhà thờ, Quảng trường chính, đường phố và các khối, được cấutrúc như là "các phần tử trên một trật tự giống hệt nhau" [110, tr.108] Ở Palma Nuova,
"khối lượng của các ngôi nhà nằm dọc theo các đường phố và bao quanh
21
các Quảng trường, cân bằng không gian mở được rập khung: dạng khối so với khônggian" [110, tr.103] Khu Quảng trường hình sao ở trung tâm sau đó sẽ truyền cảm hứngcho các Quảng trường được tạo ra trong thế kỷ 17 và 18
Các Quảng trường của Ý phản ánh chủ yếu đặc tính của khái niệm Quảng trường phục hưng, cụ thể là mục đích của việc tạo ra "sự thống nhất không gian", sử dụng các cửa vòm để nâng cao sự thống nhất của mặt tiền bao quanh Quảng trường và sự tồn tại của các di tích, đài phun nước, cột cờ để tổ chức không gian Quảng trường [110, tr.110-111]
Thành phố Baroque
Kỷ nguyên bao gồm các phong cách phát triển của thế kỷ 17 và 18 được chấp nhận
là Baroque Các hình vuông Baroque hiển thị sự hiểu biết không gian quy hoạch thànhphố Baroque Đó là kỷ nguyên của "những hình ảnh hùng vĩ" liên quan đến các vị vua
"xây dựng các cung điện, vườn hoa và Quảng trường siêu quy mô để nhấn mạnh quyềnlực và quyền hành của họ đối với công dân [110, tr.154] Không gian mở trong thời đại
Trang 31này, được đặt ra cho các hiệu ứng thị giác và nghi thức
Quảng trường Piazza del Campidoglio của Michelangelo, ở thủ đô Rome là một
trong những ví dụ Baroque sớm nhất đại diện cho khái niệm Quảng trường trong thờiđại này Quảng trường này được phân cách địa hình tuy nhiên nó không có các yếu tốtôn giáo như các ví dụ trước đây ở Hy Lạp cổ đại: Acropolis hoặc nhà thờ Trung cổ Nóđại diện cho một tổ chức công dân " [110, tr.145-14] Quảng trường có một không gian
mở hình thang bao quanh bởi hai tòa nhà đối diện, Bảo tàng Capitoline hiện tại và Bảotàng Palazzo dei Conservatori với một "góc nghiêng" đối xứng và Palazzo dei Senatori
ở giữa Quan điểm này được cảm nhận bởi những người xem đến gần Quảng trường, đó
là "đặc trưng baroque điển hình" Mô hình hai chiều được sử dụng trong Piazza delCampidoglio để thống nhất các yếu tố khác nhau như địa hình và hình dạng không đềucủa địa điểm cũng giúp tạo ra phép phối cảnh này [99, tr.65], [ 110, tr.146] Một trongnhững yếu tố kiến trúc mà Michelangelo đã sử dụng trong Quảng trường này là cáccổng vòm Khác với chức năng của nó trong các Quảng trường khép kín thời Phụchưng, ở đây chức
nghiên cứu của Michelangelo như sau: “Michelangelo đã hình dung ra Quảng trường Campidoglio như là một sân khấu hoành tráng và sử dụng tất cả các phương tiện nghệ thuật để gợi ý sự chuyển động vào chiều sâu và tạo ấn tượng về sự gia tăng dần dần các khối tạo nên không gian giữa "
Quảng trường Thánh Phêrô (Piazza San Pietro) của Bernini (1658-77) ở Roma là
ví dụ điển hình của những Quảng trường cuối thời kỳ Baroque Quảng trường bao gồmmột "cột mốc hoành tráng phân định một không gian hình bầu dục" [81, tr.152], [99, tr.65] Roman Baroque được định nghĩa là Baroque do Michelangelo khởi xướng Nónhấn mạnh vào ý thức không gian và khái niệm hóa không gian như là quá trình "chảy
tự do" với việc tăng dần các yếu tố hình ảnh: điểm đến cuối cùng Đơn vị kiến trúc độclập diễn ra gần nhau, thống nhất không gian mạnh mẽ hơn so với thời kỳ Phục Hưng
[110, tr.233] Mặt khác, chủ nghĩa cổ điển của Pháp diễn ra với "thiết kế Quảng trườngthông minh có ý thức, dựa trên hình dạng hình học, hình chữ nhật, hình vuông hoặc
Trang 32hình tròn" "Trục" là xương sống của cấu trúc không gian "chiếm ưu thế hơn trong giaiđoạn này Về mặt này, Quảng trường được tích hợp vào một tổ chức dọc và trở thànhmột phần của trục [110, tr.234-235] Trái ngược với Roman Baroque, những Quảngtrường có hình dáng và cân bằng cẩn thận đã không có bất kỳ sự chuyển động nàonhưng cũng có nghĩa là thư giãn Quảng trường thế kỷ 18 không phải là một Quảngtrường khép kín như trong thế kỷ 17 Chúng được "mở và ít hạn chế" nhưng mục đíchchính là "tạo ra và tổ chức hội nhập nội bộ tốt nhất giữa Quảng trường và khu vực xungquanh" [41, tr 46], [110, tr.192] Do khuynh hướng chung nhằm "tạo thuận lợi cho
việc hợp lý hóa quá trình sáng tạo và sự cải tiến của nó theo các quy tắc học thuật",phong cách Pháp đã xâm nhập toàn bộ châu Âu vào thế kỷ 18 "Khái niệm không giancủa Pháp và" đặc điểm
23
hoàng gia của Pháp, cũng như kiến trúc của Versailles "đã được sao chép và bắt chước
khắp Châu Âu Phong cách Ý đã chỉ ảnh hưởng đến Áo và miền Nam nước Đức [110,tr.195]
1.2.1.4 Thời kỳ cận đại
Choay (1969) đã nghiên cứu các nguyên tắc thiết kế được đặt ra trong thế kỷ 19
dưới tiêu đề "Quy tắc" qua trình bày của Haussmann "Mô hình tiến bộ" được bà xácđịnh là "nhìn về tương lai và lấy cảm hứng từ một tầm nhìn về sự tiến bộ" Từ đó, bàgiới thiệu về "mô hình văn hoá", "lấy cảm hứng từ tầm nhìn của một cộng đồng vănhoá", và cuối cùng kết thúc với "Thành phố Garden" là "những mô hình không tưởng”cuối cùng và có ảnh hưởng nhất xuất hiện từ thế kỷ 19"
Trong phần này, các khái niệm Quảng trường ở thế kỷ 19 sẽ được xem xét về phânloại trong nghiên cứu của Choay (1969)
- Định chế hóa
Hệ tư tưởng "định chế hoá" được nhận diện tốt nhất bằng cách phân tích kết quảthực hiện của Haussmann tại Paris trong khi ông là "tỉnh trưởng" của thành phố Ônghướng đến chia thành phố theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây để tập hợp các điểmnày và đảm bảo "truyền thông trực tiếp" Tổ chức một mạng lưới giao thông bao gồm
"thông qua các đường phố mà chính nó không có ý nghĩa quan trọng nhưng về cơ bản
là một phương tiện kết nối" [47, tr.17-18] Trong hệ thống phân cấp của mình, mỗinhánh đều nằm trên một Quảng trường hoạt động như một "nút giao thông" thay vì tạothành một không gian riêng Theo Haussman, đó là "các mối quan hệ" [47, tr.18] Và
do đó ý nghĩa "vòng khép kín" của các thời kỳ trước đã bị phá hủy
Trang 33- Mô hình tiến bộ
Mô hình tiến bộ là một trong những quy hoạch quan trọng nhất Với quan điểm xãhội chủ nghĩa, Robert Owen (1771-1858) và Charles Faurier (1772-1837) có đóng góp
to lớn cho sự phát triển của mô hình này Mô hình này lập luận về một "thành phố hợp
vệ sinh" tập trung vào việc tách các chức năng và tổ chức hình học của "không khí, mặttrời và cây xanh" (các biểu tượng tiến bộ) [47, tr.32] Trong đó,
24
đáng chú ý khi Robert Owen đã thiết kế một đô thị mô hình cho 1200 người, với các
khu nhà ở xung quanh một khu vực Quảng trường xanh trung tâm và 400 đến 600 ha
đất ở ngoại vi
- Mô hình văn hóa
Mô hình văn hoá, khác với mô hình tiến bộ, lập luận về việc tích hợp các chức năng, tập trung vào "không gian đô thị văn hoá kiểu đô thị tự phát" [110, tr 127] Họ đã
áp dụng cách tiếp cận hồi tố và tạo ra một hình thức mới từ "hoài cổ" Tư tưởng Âu Châu thế kỷ 19 đã thẩm duyệt "toàn thể quá khứ hữu cơ tuyệt đẹp" [110, tr.102]
Camillo Sitte (1843-1903), trở thành người tiền nhiệm của mô hình với quyển
"Quy hoạch thành phố theo nguyên lý nghệ thuật" dẫn dắt việc thực hiện mô hình vănhoá Sitte đã đưa ra các nguyên tắc thẩm mỹ như là nền tảng của hình thức đẹp [110]
Sitte lập luận rằng quy hoạch đô thị không chỉ là kỹ thuật, mà còn nghệ thuật
Sitte đã phát triển "một mô hình tổ chức không gian dựa trên phân tích có hệ thống cácyếu tố cấu tạo" diễn ra tại thành phố tiền công nghiệp [110, tr.104] Phân tích tổ chứckhông gian cổ điển, trung cổ và baroque Trong quá trình phân tích, ông tập trung vàokhu đô thị chính và các mối quan tâm chính Ông đã tìm ra các đặc điểm cơ bản tổ chứckhông gian như sau: sự liên tục trong các yếu tố xây dựng, các tòa nhà có ý nghĩa trên
cơ sở mối quan hệ với nhau, tường vây, sự đa dạng, bất đối xứng và bất thường [110,tr.105]
Sitte nhấn mạnh tầm quan trọng của các trung tâm sinh hoạt công cộng và mốiquan hệ của chúng với các yếu tố xây dựng xung quanh để duy trì sự thống nhất của địađiểm [37, tr.13-14] Hơn nữa Sitte [37, tr.16] đã viết: " vào thời trung cổ và thời kỳ Phục Hưng vẫn tồn tại việc sử dụng chức năng và trọng yếu của Quảng trường đô thị cho sinh hoạt cộng đồng và kết nối mà chính là mối liên hệ giữa Quảng trường và các công trình công cộng xung quanh Trong khi đó, tại Quảng trường ngày nay của chúng tôi, chủ yếu được sử dụng làm bãi đỗ xe "
Tường vây là một điểm mà Sitte thực hiện Theo ông, tường vây là một điều kiện