CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
Khái quát chung về năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là khái niệm đã được đề cập đến trong các nghiên cứu ở các lĩnh vực kinh tế
- xã hội Theo Porter (1990), cạnh tranh trong kinh doanh là giành lấy thị phần, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Theo Đặng (2010), cạnh tranh là một quan hệ kinh tế nảy sinh trong cơ chế thị trường, trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua với nhau nhằm giành lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu hút khách hàng về phía mình, tối đa hóa lợi nhuận còn khách hàng đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi Như vậy, cạnh tranh có thể được định nghĩa là sự ganh đua giữa các thành phần trong nền kinh tế trong việc tạo ra những giá trị cao hơn cho khách hàng nhằm đạt được những lợi ích kinh tế cụ thể trên một thị trường tự do và lành mạnh
Cạnh tranh gắn liền với hành vi của chủ thể như hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của một ngành hay của cả một nền kinh tế Trong quá trình cạnh tranh với nhau,các chủ thể kinh tế phải áp dụng những biện pháp để duy trì và phát triển vị thế của mình, được gọi là năng lực cạnh tranh của chủ thể đó Theo Porter (1990), năng lực cạnh tranh là khả năng của một doanh nghiệp, tổ chức, địa phương hay quốc gia có thể cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ với nhau trên thị trường Theo OECD (1996), năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế
Tóm lại, năng lực cạnh tranh nói chung là khả năng của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và các quốc gia trong việc đạt được những ưu thế vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài trong việc sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
1.1.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Trong lý thuyết quản trị kinh doanh và thương mại quốc tế, năng lực cạnh tranh thường được xem xét ở bốn cấp độ đó là cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp và cấp sản phẩm Tuy năng lực cạnh tranh thể hiện ở các cấp độ khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau (Kotler và Keller, 2012) Vì thế, khi nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ở cấp độ này cần phải đặt trong mối tương quan chung với các cấp độ cạnh tranh rộng hơn
Năng lực cạnh tranh quốc gia: Bất kỳ một quốc gia nào muốn hùng mạnh và thịnh vượng thì cần phải xây dựng được một môi trường kinh tế ổn định, thuận lợi nhằm đảm bảo phân bố hiệu quả các nguồn lực, đạt được mức tăng trưởng cao và phát triển một cách bền vững Năng lực cạnh tranh đo lường những gì hình thành nên sự phát triển này và được tạo ra, duy trì dựa trên một quá trình địa phương hóa bậc cao. Theo Porter (1990), sự khác nhau về giá trị quốc gia, văn hóa, cơ cấu kinh tế, thể chế và lịch sử đều góp phần tạo nên sự thành công trong cạnh tranh Hay hiểu một cách đơn giản, năng lực cạnh tranh là những yếu tố quan trọng giúp một nền kinh tế có năng suất cao, là cơ sở so sánh thành quả của mỗi quốc gia so với chuẩn mực quốc tế Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng cạnh tranh với nhau trong việc tạo ra môi trường có năng suất cao nhất mà trong đó khu vực công và tư có vai trò khác nhau nhưng bổ sung cho nhau
Năng lực cạnh tranh ngành: Ở cấp độ ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp trong một ngành hoạt động một cách có hiệu quả, gặt hái được thành công so với đối thủ cạnh tranh mà không cần đến các chính sách bảo hộ của Nhà nước Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của ngành bao gồm lợi nhuận tổng thể của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân thương mại của quốc gia đối với ngành hàng nghiên cứu, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nước và chỉ số đánh giá chi phí và chất lượng ở cấp ngành Chỉ số năng lực cạnh tranh ở cấp ngành dự báo về sức khỏe của nền kinh tế của quốc gia tốt hơn so với chỉ số năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp Sự thành công của một doanh nghiệp đơn lẻ là do nội lực của riêng doanh nghiệp đó vượt trội hơn so các doanh nghiệp khác trong cùng
8 một ngành Còn sự thành công của nhiều doanh nghiệp trong một ngành trên thị trường quốc tế chứng tỏ rằng do các yếu tố của năng lực cạnh tranh ngành tạo ra môi trường thúc đẩy các doanh nghiệp thành công đó phát triển (Chang Moon và Peery, 1995) Vì vậy, khi đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành không phải chỉ xem xét năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp mà phải nghiên cứu cả một tập hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Trong quá trình cạnh tranh, những doanh nghiệp nào có tiềm lực mạnh sẽ tồn tại và phát triển còn những doanh nghiệp yếu sẽ bị loại bỏ khỏi thương trường Vị thế và lợi nhuận chính là phần thưởng cho sự nhạy bén, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, dám đương đầu, chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp Đây được gọi là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực này do tự thân vận động mà không cần có sự hỗ trợ từ bất cứ chủ thể nào từ bên ngoài Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem như là khả năng tích hợp các nguồn nội lực nhằm sản xuất và kinh doanh ra những loại hàng hóa được bán trên các thị trường khác nhau và có chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá bán của hàng hóa Năng lực cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đồng thời đạt được hai mục tiêu là tối đa hóa được lợi nhuận, vị thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh và đem đến sự hài lòng cho khách hàng Vì thế, việc xem xét và nghiên cứu các nguồn lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết Theo Ambastha và Momaya (2004), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các nguồn lực cạnh tranh được phân loại thành ba nhóm là tài sản, quy trình và hiệu suất của doanh nghiệp Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cần tiếp cận theo hai hướng là mức độ chiến lược (tài sản và năng suất) và mức độ hoạt động (quy trình)
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy, khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, không thể không nhắc đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Một doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng, có tính nổi trội và mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả Chính vì vậy, khái niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm rất
9 gần với khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Sự vượt trội của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại khác về thị phần trên cùng một thị trường trong cùng một khoảng thời gian nhất định chứng tỏ rằng sản phẩm đó có năng lực cạnh tranh Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó là sản lượng,doanh thu, lợi nhuận, thị phần Đây là toàn bộ kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi đem đối chiếu với đối thủ cạnh tranh, các tiêu chí trên được thể hiện một cách trực diện sức mạnh tổng thể, vị thế và danh tiếng của sản phẩm trên thị trường (Porter, 1990).
Khái quát chung về năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 10 1 Khái niệm 10 2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu 11 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 13 1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 13 1.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ AN ĐÌNH 18 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình 18 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển 18 2 Lĩnh vực hoạt động 19 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 19 2.1.4 Kết quả hoạt động 22 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình 25 2.2.1 Quy mô xuất khẩu 25 2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 27 2.2.3 Thị trường xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa (vật chất và dịch vụ) ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại năm 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Như vậy, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có thể hiểu là việc doanh nghiệp bán sản phẩm hàng hóa ra thị trường nước ngoài thông qua một hệ thống bán hàng có tổ chức, dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước, với mục đích thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ và phát triển tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trên thị trường quốc tế Năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tạo nên từ các yếu tố nguồn lực vật chất, phi vật chất, do các yếu tố, điều kiện tự nhiên, xã hội tạo ra sản phẩm và quan hệ thương mại quốc tế nhằm tạo ra được các điều kiện thuận lợi để phát triển tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó tại các thị trường quốc tế Năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp luôn có tính động và tính mở, tương ứng với các điều kiện kinh tế, xã hội của
10 các quốc gia khác nhau cũng như sự thay đổi của các nguồn lực của chính doanh nghiệp
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu Để đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, một số tiêu chí thường được sử dụng như sau:
Quy mô xuất khẩu: Sản lượng và giá trị xuất khẩu phản ánh quy mô xuất khẩu của doanh nghiệp Do đó, đây là tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Giá trị xuất khẩu được xác định là doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và tiêu chí này cho thấy hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Khi một sản phẩm xuất khẩu có giá trị và sản lượng xuất khẩu cao và ổn định chứng tỏ sản phẩm xuất khẩu đó có năng lực cạnh tranh so với các sản phẩm khác trên thị trường và được người tiêu dùng trên thị trường xuất khẩu đón nhận Cùng với đó, tăng trưởng giá trị và sản lượng xuất khẩu cũng phản ánh sự thay đổi trong năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu (Beleska- Spasova và cộng sự, 2012) Sự tăng trưởng của giá trị và sản lượng xuất khẩu cũng có thể được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp với nhau về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp là tổng thể các bộ phận hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp Năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào thì cơ cấu xuất khẩu như thế, ngược lại, cơ cấu xuất khẩu phản ánh trình độ phát triển sản xuất và năng lực kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp (Diamantopoulos và Kakkos, 2007) Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thể hiện qua số lượng và chất lượng Số lượng thể hiện thông qua tỷ trọng của từng mặt hàng trong tổng thể và là hình thức biểu hiện bên ngoài của cơ cấu xuất khẩu Còn chất lượng phản ánh nội dung bên trong của cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của một doanh nghiệp xuất khẩu Do đó, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được coi là một tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu: Trong hoạt động xuất khẩu, một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là mở rộng thị trường và duy trì vị thế của mình trên thị
11 trường Đây cũng là tiêu chí được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Một hàng hóa có mặt tại nhiều thị trường cho thấy hàng hóa đó có uy tín với người tiêu dùng và được người tiêu dùng lựa chọn Việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng giúp tăng trưởng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Sousa và cộng sự, 2008) Cùng với sự phát triển về quy mô thì chất lượng thị trường xuất khẩu cũng là yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu Một doanh nghiệp có thể chinh phục các thị trường xuất khẩu khó tính nhất cho thấy sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được những đòi hỏi cao của thị trường Từ đó, số lượng thị trường xuất khẩu và mức độ yêu cầu của thị trường đó phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu
Chất lượng sản phẩm: Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Chất lượng sản phẩm cần được đặt trong mối tương quan với giá cả và các dịch vụ khác của doanh nghiệp Sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý sẽ được người tiêu dùng lựa chọn Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu thì doanh nghiệp cần tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm (Tsvok và Yavorska, 2017) Nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp, tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị về các yếu tố nguồn lực như tài chính, nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như phát triển công nghệ sản xuất
Giá cả sản phẩm: Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng để xác định năng lực cạnh tranh của một sản phẩm xuất khẩu trên thị trường Giá cả là yếu tố được hình thành dựa trên quy luật cung cầu của thị trường Giá cả của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế phụ thuộc vào các yếu tố như đặc tính sản phẩm, đặc điểm thị trường, chi phí sản xuất, năng lực sản xuất (Kotler và Keller, 2012) Trong thị trường cạnh tranh, giá cao không có nghĩa là năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó thấp và ngược lại Do đó, ở mỗi thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần áp dụng các chính sách giá phù hợp và linh hoạt Nếu doanh nghiệp duy trì được mức giá linh hoạt giữa các thị trường, bình ổn giá tại một thị trường nhất định thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp đó sẽ được đánh giá cao hơn
Thương hiệu: Thương hiệu là đặc điểm nhận biết một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân, tổ chức (logo, nhãn hiệu, tên doanh nghiệp) Thương hiệu là sức mạnh vô hình của doanh nghiệp, mang tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn tới toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đó Thương hiệu thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường đối với khách hàng, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai Để gây dựng được một thương hiệu trên thị trường xuất khẩu là một thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài và đúng đắn (Karachyna và Pertsata, 2014) Đây được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có mức độ tin cậy từ người tiêu dùng cao thì năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ lớn hơn
Quy trình xuất khẩu: Quy trình xuất khẩu là các yếu tố liên quan đến quy trình phục vụ khách hàng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu.Chẳng hạn như thời gian phản hồi khách hàng, quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa và dịch vụ khách hàng Quy trình xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (Kotler và Keller, 2012) Do đó, đây là một tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.Cùng với đó, tối ưu quy trình xuất khẩu cũng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, thời gian và nhân lực, từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu bởi việc đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc hiện đại sẽ góp phần đáng kể trong nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, đặc biệt
13 là những sản phẩm xuất khẩu có sự đòi hỏi cao về chất lượng (Sousa và cộng sự, 2008). Cùng với đó, đầu tư cơ sở hạ tầng cho lưu trữ, bảo quản hàng hóa cũng đảm bảo năng lực cung ứng các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp và nâng cao giá trị của sản phẩm Ngoài ra, việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh là cơ sở để tối ưu tổ chức sản xuất, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu (Wilson và Wong, 2000)
Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Năng lực tài chính thể hiện ở việc tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và khả năng tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp (Nguyễn và Nguyễn, 2009) Năng lực tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu bởi nó quyết định khả năng mở rộng và phát triển sản xuất thông qua việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê công nhân, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống phân phối,… Vị thế tài chính tốt cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm các thị trường mới cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trên thị trường (Nogami, 2008)