ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: LÊ THỊ THÚY HẰNG MSHV: 1
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ VĂN TRUNG
TS LÊ CẢNH ĐỊNH
Cán bộ chấm nhận xét 1: GS.TS NGUYỄN KIM LỢI
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS.LÂM ĐẠO NGUYÊN
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM, ngày 29 tháng 7 năm 2022
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1 Chủ tịch hội đồng : PGS.TS.LÊ VĂN KHOA
2 Cán bộ phản biện 1 : GS.TS NGUYỄN KIM LỢI
3 Cán bộ phản biện 2 :TS.LÂM ĐẠO NGUYÊN
4 Ủy viên hội đồng : PGS.TS.TRẦN THỊ VÂN
5 Thư ký hội đồng :TS.NGUYỄN THANH HẰNG
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS.LÊ VĂN KHOA
TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG
VÀ TÀI NGUYÊN
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LÊ THỊ THÚY HẰNG MSHV: 1970311
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số: 8.85.01.01
Sử dụng công cụ tích hợp ALES-GIS để đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện
tự nhiên trên nền tảng lý thuyết của FAO; ứng dụng AHP nhằm xác định các trọng
số tiêu chí bền vững (Kinh tế- Xã hội- Môi trường) để đánh giá thích nghi bền vững Từ đó, đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững cho thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Nội dung:
(1): Tổng quan các tài liệu và các vấn đề nghiên cứu liên quan, nhằm hệ thống hóa phương pháp luận và đề xuất phương pháp đánh giá thích nghi đất đai;
(2): Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ đánh giá hiện trạng sử dụng đất thị xã Duyên Hải;
(3): Đề xuất quy trình đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên; (4): Áp dụng AHP xác định các trọng số tiêu chí bền vững (Kinh tế- Xã hội- Môi trường) để đánh giá thích nghi bền vững;
(5): Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo định hướng bền vững cho thị xã Duyên Hải
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/9/2021
III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/6/2022
IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Tp.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2022
PGS.TS.Lê Văn Trung TS Lê Cảnh Định
TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin ch n thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
h trợ, nhiệt tình từ quý Thầy Cô
Tôi xin bày t l ng biết ơn s u sắc đến Thầy Lê Văn Trung và Thầy Lê Cảnh Định là hai giảng viên hướng dẫn trực tiếp để tôi hoàn thành luận văn này Đặc biệt, Thầy Định là người đã dành nhiều thời gian để hết l ng gi p đ , chỉ dẫn và giải thích gi p tôi nắm bắt và hiểu rõ về những nội dung thực tiễn thực hiện trong luận văn
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các ph ng ban chuyên môn của
Ph n viện Qui hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã nhiệt tình h trợ tôi về việc cung cấp thông tin, số liệu cũng như công cụ để gi p tôi có thể hoàn thành luận văn
Và cuối c ng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn b , đồng nghiệp đã luôn bên cạnh gi p đ , động viên và ủng hộ tôi trên con đường học vấn, làm việc để hoàn thành luận văn này
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn và lời ch c sức kh e đến tất cả mọi người
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2022
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đ y, Việt Nam rất quan tâm đến việc ban hành các chính sách liên quan đến quy hoạch đất đai, nhằm góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và bình ổn xã hội Để thực hiện quy hoạch sử dụng đất được chính xác và hiệu quả, công tác “Đánh giá thích nghi đất đai” phải được thực hiện
để phục vụ cho việc đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững
Hiện tại, các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, vấn đề về sử dụng đất nông nghiệp cần có giải pháp tính đến các yếu tố môi trường (chủ yếu quan t m đến yếu tố phát triển kinh tế) Do đó, các phương án qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp c n đang phụ thuộc nhiều vào các ý kiến chủ quan của người quản lý, thiếu sự h trợ từ các công cụ đánh giá thích nghi trong đề xuất quy hoạch sử dụng đất có tính khoa học và đồng bộ
Luận văn được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở khoa học trong sử dụng công cụ tích hợp giữa Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) với phương pháp thứ bậc (AHP) trong phân tích đa tiêu chí (MCA) để đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất
sử dụng đất nông nghiệp theo định hướng bền vững Kết quả thử nghiệm đạt được cho thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã minh chứng tính khả thi và hiệu quả mang lại Đồng thời, nghiên cứu đã tạo cơ sở để nh n rộng giải pháp cho những khu vực
c n thiếu và hạn chế về công cụ h trợ ra quyết định trong đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo định hướng bền vững
Trang 6ABSTRACT
In recent year, land use planning policy implementation in Vietnam plays a crucial role for the sustainable utilization of agricultural land Land suitability assessment is a necessary process that allows the decision-maker to make rational and effective land use plans
The mismatch between the actual requirements and what is actually implemented in a given land could be avoided through land suitability evaluation in some provinves in Mekong Delta region In particular, the process of evaluation for sustainable utilization of argicultural land has not considered to environmental factors in Tra Vinh province (land suitability evaluation just based on the economic aspects) Therefore, the scenarios of land-use plan development dependent on the subjective ideas of the managers and tools of land evaluation is necessary for land-use planners in avoiding costly mistakes and improving efficiency of the inherent land potentials and constraints
This study aims to provide a framework of land suitability assessment by integrating Geographic Information System (GIS), Analytical Hierarchy Process (AHP) and Multi Criteria Analysis (MCA) methods for assess all aspects that aim to take a step by step toward sustainable agricultural planning and management
The results show that the proposed support tools for the sustainable utilization of agricultural land in Duyen Hai town, Tra Vinh province has been proved in its feasibility and effectiveness Moreover, the study has created a scientific basis to apply for other areas that have lacked and limited in the decision support tools for land evaluation based on a multiple criteria approach for sustainable utilization of agriculture land
Trang 7
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn Thạc sĩ về “Đánh giá thích nghi đất đai đề xuất sử dụng đất Nông nghiệp bền vững thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của bản th n dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Lê Văn Trung và TS Lê Cảnh Định Các số liệu được sử dụng trong luận văn này được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được trích xuất rõ ràng trong phần tham khảo Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2022
Học viên
Lê Thị Th y Hằng
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
ABSTRACT iv
LỜI CAM ĐOAN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu 2
Mục tiêu tổng quát 2
Mục tiêu cụ thể 2
3 Giới hạn của đề tài 2
4 Nội dung nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
a Phương pháp luận 3
b Phương pháp thực hiện 3
6 Những đóng góp mới của luận văn 4
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
Ý nghĩa khoa học 5
Ý nghĩa thực tiễn 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 6
Tổng quan về đánh giá thích nghi đất đai 6
1.1 1.1.1 Đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới 6
1.1.2 Đánh giá thích nghi đất đai tại Việt Nam 7
1.1.3 Ứng dụng GIS- MCA trong đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới 9
1.1.4 Ứng dụng GIS- MCA trong đánh giá thích nghi đất đai tại Việt Nam 12
Sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp 14
1.2 1.2.1 Sử dụng đất nông nghiệp 14
1.2.2 Chuyển đồi sử dụng đất nông nghiệp 15
Giới thiệu khu vực nghiên cứu (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) 25
1.3 1.3.1 Điều kiện tự nhiên 26
Trang 91.3.2 Các nguồn tài nguyên 29
1.3.3 Đánh giá sự tác động của BĐKH đến sử dụng đất 39
1.3.4 Đánh giá tình hình d n số có liên quan đến sử dụng đất 40
1.3.5 Cơ sở định hướng để đề xuất sử dụng đất thị xã Duyên Hải 41
Điều kiện kinh tế-xã hội thị xã Duyên Hải giai đoạn 2010-2020 42
1.4 1.4.1 Ph n tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế-xã hội thị xã Duyên Hải42 1.4.2 Ph n tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực 43
1.4.3 Hiện trạng sử dụng đất thị xã Duyên Hải 48
1.4.4 Đánh giá các giải pháp, chính sách của việc sử dụng đất trên thị xã Duyên Hải (giai đoạn 2010-2020) 53
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI 55
Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo FAO 55
2.1 2.1.1 Định nghĩa và một số khái niệm cơ bản trong đánh giá đất đai 55
2.1.2 Các nguyên tắc trong đánh giá đất đai 57
2.1.3 Tiến trình đánh giá đất đai 59
Giải pháp tích hợp các phần mềm GIS, ALES và AHP-MCA 65
2.2 2.2.1 Giới thiệu về ALES 65
2.2.2 Giới thiệu về GIS 66
2.2.3 Giới thiệu về AHP 67
2.2.4 Mô hình tích hợp GIS và ALES trong đánh giá thích nghi đất đai 68
2.2.5 Ứng dụng công nghệ GIS và AHP - MCA trong đánh giá thích nghi đất đai 69
Dữ liệu thực hiện nghiên cứu 71
2.3 2.3.1 Dữ liệu về bản đồ 71
2.3.2 Dữ liệu về khảo sát 74
Quy trình thực hiện nghiên cứu 75
2.4 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 77
Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Duyên Hải 77
3.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 83
3.2 3.2.1 Cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất 83
3.2.2 Cơ sở dữ liệu về các tính chất đất đai 83
3.2.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 84
Đánh giá khả năng thích nghi đất đai thị xã Duyên Hải 87
3.3 3.3.1 Đánh giá thích nghi tự nhiên 87
Trang 103.3.2 Thích nghi kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 95
Đánh giá thích nghi đất đai theo quan điểm bền vững tại thị xã Duyên Hải 99 3.4 3.4.1 Các tiêu chuẩn cơ bản đánh giá thích nghi bền vững trong sử dụng đất 99 3.4.2 Xác định trọng số các tiêu chuẩn và giá trị các chỉ tiêu phân cấp 102
3.4.3 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp 106
Các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền 3.5 vững 117
3.5.1 Các giải pháp về khai thác tài nguyên (đất, nước, rừng) 117
3.5.2 Các giải pháp về xã hội 118
3.5.3 Các giải pháp về kinh tế- kỹ thuật 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC 127
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 159
Trang 11DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALES : Auto Land evaluation System (Hệ thống đánh giá đất
đai tự động) AHP : Analytic Hierarchy Process (Phương pháp phân tích
thứ bậc) CSDL : Cơ sở dữ liệu
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ESRI : Environment System Research Institute (Viện MT
toàn cầu) FAO : Food and Argiculture Organization of the United
Nation (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp) GIS : Geographic Information System (Hệ thống thông tin
địa lý) KT-XH-MT
MCA
: :
Kinh tế- Xã hội- Môi trường Multi Criteria Analysis (Ph n tích đa tiêu chí)
NN &PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
LUT : Land use type (Loại hình sử dụng đất)
LUR : Land use requiment (Yêu cầu sử dụng đất)
LMU : Land map unit (Bản đồ đơn vị đất đai)
LUS : Land use system (Hệ thống sử dụng đất)
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thay đổi diện tích sử dụng đất Nông nghiệp và đất rừng của một số
khu vực trên thế giới trong giai đoạn 2000-2010 20
Bảng 1.2 Thay đổi diện tích sử dụng đất của các loại đất ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020 21
Bảng 1.3 Thay đổi diện tích sử dụng đất của các loại đất ở v ng ĐBSCL trong giai đoạn 2000-2020 22
Bảng 1.4 Phân loại các loại đất thị xã Duyên Hải 31
Bảng 1.5 Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp thị xã Duyên Hải (năm 2020) 49
Bảng 1.6 Diện tích, cơ cấu các loại đất phi NN thị xã Duyên Hải (năm 2020) 51
Bảng 2.1 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai 60
Bảng 2.2 Danh mục các loại bản đồ sử dụng trong luận văn 72
Bảng 2.3 Thông tin dữ liệu các loại bản đồ thị xã Duyên Hải 73
Bảng 3.1 Năng suất tối đa các loại hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình tại thị xã Duyên Hải 80
Bảng 3.2 Phân cấp giá trị kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 81
Bảng 3.3 Phân cấp giá trị kinh tế các loại hình sử dụng đất thị xã Duyên Hải 81
Bảng 3.4 Mô tả các đơn vị đất đai thị xã Duyên Hải 85
Bảng 3.5 Yêu cầu sử dụng đất của các LUT thị xã Duyên Hải 87
Bảng 3.6 Tổng hợp cây quyết định trong ALES 89
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên thị xã Duyên Hải 93
Bảng 3.8.Tổng hợp kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên phân theo vùng 95
Bảng 3.9 Phân cấp các chỉ tiêu kinh tế của từng LUT thị xã Duyên Hải 97
Bảng 3.10 Phân cấp chỉ tiêu TGTSP của từng LUT thị xã Duyên Hải 97
Bảng 3.11 Phân cấp chỉ tiêu Lãi thuần của từng LUT thị xã Duyên Hải 98
Bảng 3.12 Phân cấp chỉ tiêu B/C của từng LUT thị xã Duyên Hải 98
Bảng 3.13 Tiêu chuẩn phân cấp các tiêu chí KT-XH-MT 99
Bảng 3.14 Giá trị các tiêu chuẩn phân cấp 102
Bảng 3.15 Kết quả so sánh cặp của các chuyên gia với tiêu chuẩn cấp 1 103
Bảng 3.16 Ma trận so sánh và trọng số tiêu chuẩn cấp 1 104
Bảng 3.17 Kết quả so sánh cặp của các chuyên gia với tiêu chuẩn cấp 2- Kinh tế 104
Bảng 3.18 Ma trận so sánh và trọng số các tiêu chuẩn cấp 2 thuộc tiêu chuẩn Kinh tế 104
Bảng 3.19 Kết quả so sánh cặp của các chuyên gia với tiêu chuẩn cấp 2- Xã hội 104
Trang 13Bảng 3.20 Ma trận so sánh và trọng số tiêu chuẩn cấp 2 thuộc tiêu chuẩn Xã
hội 104
Bảng 3.21 Kết quả so sánh cặp của các chuyên gia với tiêu chuẩn cấp 2- Môi trường 105
Bảng 3.22 Ma trận so sánh và trọng số tiêu chuẩn cấp 2 thuộc tiêu chuẩn Môi trường 105
Bảng 3.23 Tổng hợp trọng số toàn cục của các tiêu chuẩn KT, XH và MT 105
Bảng 3.24 Chỉ số thích hợp S của vùng nghiên cứu 106
Bảng 3.25 Tổng hợp đánh giá thích nghi đất đai theo quan điểm bền vững 108
Bảng 3.26 Tổng hợp đánh giá thích nghi đất đai theo quan điểm bền vững (theo vùng) 109
Bảng 3.27 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thị xã Duyên Hải 113
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính thị xã Duyên Hải 27
Hình 1.2 Bản đồ các loại đất thị xã Duyên Hải 30
Hình 2.1 Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá thích nghi đất đai 62
Hình 2.2 Sơ đồ tiến hành đánh giá thích nghi đất đai bền vững 63
Hình 2.3 Mô hình tích hợp ALES và GIS trong đánh giá đất đai 69
Hình 2.4 Mô hình tích hợp GIS và MCA trong đánh giá thích nghi đất đai 70
Hình 2.5 AHP trong xác định trọng số các yếu tố 71
Hình 2.6 Quy trình các bước thực hiện của đề tài 75
Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại thị xã Duyên Hải năm 2020 79
Hình 3.2 Bản đồ các đơn vị đất đai tại thị xã Duyên Hải 86
Hình 3.3 Một số hình ảnh quá trình khai báo trong ALES 91
Hình 3.4 Bảng minh họa dữ liệu kết quả trích xuất từ ALES sang GIS 92
Hình 3.5 Bản đồ thích nghi tự nhiên các loại hình sử dụng đất 94
Hình 3.6 Bản đồ vùng thích nghi bền vững của loại hình sử dụng đất thị xã Duyên Hải 112
Hình 3.7 Bản đồ đề xuất định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại thị xã Duyên Hải 116
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản và là tư liệu sản xuất quan trọng của con người từ xa xưa Đối với m i quốc gia đất đai là tài sản vô c ng quí giá Vì thế, các công tác liên quan đến việc điều tra, đánh giá, qui hoạch sử dụng đất luôn là một trong những hoạt động mấu chốt và diễn ra thường xuyên ở m i quốc gia nói chung
và địa phương nói riêng Đ y là một trong những việc quan trọng để quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai
Tại Việt Nam các công tác liên quan đến việc quản lý đất đai nói chung còn chưa được quan t m đ ng mức và thực hiện một cách bài bản Việc ban hành các chính sách liên quan đến qui hoạch đất đai đóng vai tr vô c ng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và bình ổn xã hội Một trong những tiến trình để có thể hoạch định cho công tác quy hoạch sử dụng đất của một khu vực đó chính là phải
“Đánh giá thích nghi đất đai” Công tác này có thể được xem tương tự như việc lựa chọn các vị trí sử dụng đất ph hợp với loại hình canh tác nào đó Việc đánh giá tiềm năng, hệ thống sử dụng đất nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như mức
độ thích nghi của đất đai mà cụ thể ở đề tài này là loại hình đất nông nghiệp so với mục đích sử dụng đất nói chung của một v ng nhằm phục vụ tốt cho công tác qui hoạch sử dụng đất của v ng đó theo định hướng bền vững
Hiện tại, tỉnh Trà Vinh nói chung hay thị xã Duyên Hải nói riêng, các vấn đề
về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn chưa có sự quan t m các yếu tố môi trường (chủ yếu quan t m đến yếu tố kinh tế) Bên cạnh đó, các phương án qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Duyên Hải hiện nay c n đang phụ thuộc nhiều vào các ý kiến chủ quan của người quản lý, thiếu sự h trợ từ các công cụ đánh giá thích nghi để qui hoạch sử dụng đất có tính khoa học và đồng bộ
Từ những ph n tích nêu trên, đề tài “Đánh giá thích nghi đất đai đề xuất sử
dụng đất nông nghiệp bền vững thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” được đề xuất
Trang 16thực hiện nhằm bước đầu phục vụ cho công tác đề xuất bố trí các phương án sử dụng đất nông nghiệp bền vững
2 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS và phương pháp thứ bậc (AHP) trong phân tích đa tiêu chí (MCA) h trợ để đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa phương pháp luận sử dụng công cụ tích hợp ALES-GIS với phương pháp thứ bậc (AHP) trong xác định các trọng số tiêu chí bền vững (Kinh tế- Xã hội- Môi trường) nhằm tạo giải pháp đánh giá thích nghi và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững;
- X y dựng cơ sở dữ liệu GIS về các loại hình sử dụng đất (LUT) và yêu cầu
sử dụng đất (LUR) phục vụ đánh giá khả năng thích nghi đất nông nghiệp theo quan điểm bền vững, thị xã Duyên Hải – tỉnh Trà Vinh;
- Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững và giải pháp quản lý theo định hướng bền vững cho thị xã Duyên Hải– tỉnh Trà Vinh
3 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi các loại hình đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết 04 nội dung cơ bản như sau:
- Tổng quan các nghiên cứu liên quan về đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững;
- Đánh giá hiện trạng đất nông nghiệp, điều kiện kinh tế- xã hội và môi trường liên quan đến quản lý các loại hình sử dụng đất nông nghiệp;
- Ứng dụng tích hợp ALES, công nghệ GIS và AHP để đánh giá thích nghi theo hướng bền vững;
Trang 17- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
5 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp luận
Cách tiếp cận của đề tài là vận dụng phương pháp đánh giá thích nghi bền vững theo FAO (phiên bản qua các năm 1976, 1993b và 2007) và x y dựng cơ sở
dữ liệu tài nguyên đất đai trên phần mềm ArcGIS; ứng dụng mô hình tích hợp GIS
và AHP vào quá trình đánh giá thích nghi đất đai trên địa bàn thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội v ng nghiên cứu (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh)
- Sử dụng các tài liệu, số liệu thống kê của thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn 2010 – 2020
- Số liệu về diện tích, cơ cấu, năng suất, sản lượng một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính (năm 2020) tại thị xã Duyên Hải
- Các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thổ như ng, thuỷ lợi; Các tài liệu nghiên cứu về tài nguyên đất trên địa bàn thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia (khoa học đất, nông học, môi trường, kinh tế, quản lý đất đai, công nghệ thông tin ) về các vấn đề liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu
Phương pháp điều tra
Trang 18Sử dụng phương pháp điều tra nhanh các nông hộ trên địa bàn thị xã Duyên Hải, số phiếu điều tra khoảng 97 phiếu thông qua việc ph ng vấn trực tiếp các hộ nông d n trên địa bàn thị xã về các mô hình canh tác sử dụng đất nông nghiệp theo các nội dung như: qui mô canh tác, chi phí đầu tư hàng năm, sản lượng, nguồn vốn…
Phương pháp xử lý và phân tích hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
Ứng dụng chủ yếu phần mềm Microsoft Exel để ph n tích và đánh giá hiệu quả tài chính các loại hình sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: chi phí sản xuất, thu nhập, lãi thuần và tỷ suất lợi nhuận
Phương pháp ứng dụng kỹ thuật tin học
- Ứng dụng phần mềm ArcGIS, để thực hiện các ph n tích không gian và thuộc tính, thành lập và in ấn các loại bản đồ đất đai, trích xuất các dữ liệu,
ph n tích đa tiêu chí, …GIS có khả năng ph n tích đồng thời dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, trong đó chức năng chồng lớp (overlay) là một trong những chức năng quan trọng để ph n tích dữ liệu đầu vào (cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất đai) và quản lý, biểu diễn dữ liệu đầu ra của ALES (bản đồ thích nghi đất đai, bản đồ đề xuất sử dụng đất)
- Phần mềm Exel được áp dụng chủ yếu cho qui trình ph n tích đa tiêu chí MCA theo AHP Trong đánh giá sử dụng đất bền vững thì thường sử dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau (KT-XH-MT) để ph n tích khả năng thích hợp Phương pháp AHP được biết như là một qui trình ph n tích thứ bậc để gi p
xử lý các vấn đề ra quyết định đa tiêu chí phức tạp Trong phương pháp AHP cho phép người ra quyết định tập hợp được kiến thức các chuyên gia, kết hợp với các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh
tế - xã hội cho thị xã Duyên Hải, theo cách tiếp cận sử dụng đất nông nghiệp bền vững;
Trang 19- Ứng dụng tích hợp GIS, ALES, MCA-AHP để tạo công cụ h trợ đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất bền vững;
- Thành lập được bản đồ bản đồ thích nghi đất đai và bản đồ đề xuất sử dụng đất theo định hướng bền vững;
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học và các phương pháp ứng dụng công cụ h trợ đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững, liên quan đến
ba hợp phần chủ yếu: Kinh tế - Xã hội – Môi Trường;
- Đề xuất giải pháp thành lập bản đồ bản đồ thích nghi đất đai, cũng như bản
đồ đề xuất sử dụng đất góp phần hình thành cơ sở khoa học áp dụng cho việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả thể nghiệm cho thị xã Duyên Hải tạo cơ sở góp phần phát triển quy trình và giải pháp khả thi, hiệu quả trong đánh giá thích nghi đất đai đề xuất sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện theo hướng bền vững Đồng thời, các giải pháp và công
cụ đề xuất có thể mở rộng và áp dụng cho các khu vực có điều kiện tương tự
- Bộ CSDL GIS góp phần cung cấp đầy đủ thông tin về Kinh tế - Xã hội – Môi Trường phục vụ công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho thị xã Duyên Hải
- Quy trình và giải pháp đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho phép các nhà quản lý xác định nhanh những khu vực cần thiết phải chuyển đổi loại hình sử dụng đất ph hợp với địa phương
Trang 20CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Tổng quan về đánh giá thích nghi đất đai
1.1.
1.1.1 Đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới
Từ những thập niên 50 của thế kỷ trước, trên thế giới việc đánh giá khả năng
sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp công tác nghiên cứu đặc điểm đất Trong giai đoạn này, những nghiên cứu và các hệ thống đánh giá đất đai như:
Phân loại khả năng đất có tưới của Cục cải tạo đất đai – Bộ Nông nghiệp Mỹ biên
soạn năm 1951; Phân hạng khả năng đất đai, do cơ quan Bảo vệ đất – Bộ Nông nghiệp Mỹ soạn thảo năm 1961; Phương pháp đánh giá phân hạng đất ở Liên Xô cũ
và các nước Đông Âu thực hiện từ thập niên 60 Nhìn chung, các tài liệu này đều
hướng dẫn dựa vào tố tự nhiên là chủ yếu, có xem xét về khía cạnh kinh tế- xã hội trong sử dụng đất đai nhưng chưa đầy đủ
Cuối thập niên 60, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất đai cho riêng mình (các tiêu chuẩn d ng cho đánh giá ở m i quốc gia cho ra những kết quả rất khác nhau), tình trạng này gây ra sự khó khăn trong việc trao đổi thông tin giữa các quốc gia Năm 1976, phương pháp đánh giá của FAO (a framewok for land evaluation, FAO) ra đời, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên toàn thế giới Bên cạnh việc đánh giá tiềm năng đất c n đề cập đến vấn đề kinh tế xã hội
của từng loại hình sử dụng đất Bên cạnh đó, FAO cũng đã ấn hành một số hướng
dẫn khác về đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho từng đối tượng, cụ thể như:
- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mưa (ban hành năm 1983)
- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp (ban hành năm 1985)
- Đánh giá đất cho đồng c quảng canh (ban hành năm 1989)
- Đánh giá đất đai cho sự phát triển (ban hành năm 1990)
- Đánh giá đất đai và ph n tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (ban hành năm 1993)
Các tài liệu của FAO về đánh giá thích nghi đất đai trong công tác qui hoạch
sử dụng đất thực chất đ y chính là tài liệu hướng dẫn chính yếu (xem như phương
Trang 21pháp luận) có thể áp dụng cho việc đánh giá đất đai đối với bất kỳ loại hình hay quốc gia nào
Ngay từ khi mới được công bố, hướng dẫn của FAO đã được áp dụng trong một số dự án phát triển Hầu hết các nhà đánh giá đều công nhận tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của chuyên ngành đánh giá đất đai Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở nhiều quốc gia và trở thành một khâu quan trọng trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất
Từ sau hội nghị về môi trường được tổ chức tại Brazil (năm 1992), bài toán đánh giá đất đai theo định hướng bền vững được đưa vào các ấn phẩm của FAO Năm 1993, FAO cho ra đời tài liệu “Khung đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý sử dụng đất bền vững (FESLM- An International Framework for Evaluating Sustainable Land Management) Trong đó, FAO đã nhấn mạnh quan điểm sử dụng đất bền vững và tính bền vững được đưa vào trong quá trình đánh giá đất đai
Năm 2007, FAO đã đưa ra quan điểm “Đánh giá đất đai là phải đánh giá thích nghi đất đai trên cơ sở bền vững” Về cơ bản, hướng dẫn này của FAO cũng sẽ là dựa trên phương pháp FAO (1976), tuy nhiên có thêm vào một số nội dung như: cách tiếp cận song song cùng lúc hai yếu tố đánh giá tự nhiên với các yếu tố KT-XH (tuy nhiên trong trường hợp không khả thi thì vẫn có thể thực hiện như FAO (1976)
là thực hiện theo từng bước một; hay trong phần chuẩn đoán các vấn đề sử dụng đất thì FAO (2007) nhấn mạnh thêm khía cạnh kinh tế-xã hội…
Qua nghiên cứu học viên nhận thấy cần kết hợp giữa hai mô hình đánh giá thích nghi đất đai theo các phiên bản FAO (1993b và 2007) Nội dung các mô hình
và các bước thực hiện được thể hiện ở phần nội dung chương 2
1.1.2 Đánh giá thích nghi đất đai tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ý thức về sử dụng đất đã có từ rất l u thông qua việc giữ gìn và cải tạo đất dựa vào những kinh nghiệm thực tế, cha truyền con nối để đánh giá chất lượng nhằm áp dụng vào việc lựa chọn loại c y trồng ph hợp với từng loại đất Vào thời nhà Lý (1022-1225), chính quyền đã biết đến đạc điền, lập điền bạ để đánh thuế ruộng đất Vào thời nhà Lê (thế kỷ thứ 15), chính quyền cũng đã ph n
Trang 22hạng các loại đất khác nhau để phục vụ cho việc quản lý đất đai và các chính sách
về thuế đất
Trong thời kỳ thống trị của thực d n Pháp, việc nghiên cứu đánh giá đất đai đã được tiến hành ở những v ng đất phì nhiêu, những v ng có khả năng khai phá với mục đích xác định tiềm năng sử dụng đất để lựa chọn đất lập đồn điền
Sau năm 1954, Vụ Quản lý ruộng đất và Viện thổ như ng Nông hóa (phía Bắc)- sau này là Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã có những công trình nghiên cứu và quy trình ph n hạng đất v ng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu m của đất và xếp hạng đất nông nghiệp Khi đó, qui trình
ph n hạng đất đai dựa vào các chỉ tiêu chính yếu về điều kiện sinh thái và tính chất đất đai của từng v ng sản xuất nông nghiệp Nhiều tỉnh thành sau đó cũng đã x y dựng các bản đồ ph n hạng đất đai đến đơn vị hành chính cấp xã, công tác này góp phần đáng kể cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn “kế hoạch hóa sản xuất” Trong thực tế, đến những năm 1980 thì công tác đánh giá ph n hạng đất đai mới thực sự phát triển tại Việt Nam
Công tác đánh giá đất đai từ những năm 1980 trở lại đ y được thực hiện nhiều bởi các Viện chuyên ngành như Viện Thổ như ng- Nông hóa, Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, hay các trường đại học như đại học Nông nghiệp…một số công trình tiêu biểu của công tác đánh giá đất đai đã được thực hiện có thể tổng quan như sau:
- Ph n loại khả năng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và QHSDĐ hoang tại Việt Nam”, công trình này được tác giả B i Quang Toàn và cộng sự thực hiện năm 1985 Tuy nhiên, trong báo cáo của nghiên cứu này cũng chỉ dựa vào những tiêu chuẩn
và điều kiện về tự nhiên như thổ như ng, khí thủy, thủy văn, khả năng tưới tiêu,…và việc ph n cấp đất chỉ dừng lại ở ph n hạng lớp thích nghi
- Đề tài “Đánh giá ph n hạng đất khái quát trên toàn quốc” do tác giả Tôn Thất Chiểu và cộng sự thực hiện năm 1984 đã x y dựng bản đồ đất đai toàn quốc với tỉ lệ 1/500.000 dựa trên hướng dẫn các nguyên tắc ph n loại thích nghi đất đai do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đưa ra và chỉ tiêu sử dụng đất
Trang 23chính là đặc điểm thổ như ng và địa hình Đất được ph n loại thành 7 nhóm
Một số các đề tài nghiên cứu khác cũng đã ứng dụng các phương pháp đánh giá đất đai của FAO nhưng chỉ mang tính chất định tính và một số nh các công trình khác như tại Đồng bằng sông Cửu Long đã bước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai mang tính định lượng (ví dụ tác giả các công trình như Trần Kim Tính, năm 1986 hay Lê Quang Trí năm 1989)
Năm 1995, tại Hội nghị Đánh giá đất đai cho việc quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái bền vững được tổ chức bởi 03 đơn vị là Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Vụ Khoa học và đào tạo, Bộ NN và PTNT được tổ chức từ ngày 9-10 tháng 01 năm 1995 tại Hà Nội đã có một số đánh giá quan trọng liên quan đến kết quả đánh giá đất đai tại Việt Nam như sau:
- Bảy v ng kinh tế của toàn quốc đã được đánh giá đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000;
- Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO với tỷ
đã được Bộ NN và PTNN phê duyệt và ban hành thành quy trình cấp ngành nhằm thống nhất sử dụng các phương pháp ph n hạng, đánh giá tài nguyên đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững trên phạm vi cả nước
1.1.3 Ứng dụng GIS- MCA trong đánh giá thích nghi đất đai trên thế giới
Trên thế giới, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống cho phép thu thập, lưu trữ, truy vấn, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian (Clarke, 1995) GIS
đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1960 và đến nay đã phát triển hoàn chỉnh với khả năng cập nhật, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cần thiết để h trợ quá trình ra
Trang 24quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó có lĩnh vực đánh giá thích nghi đất đai phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, cụ thể:
- Tại Mỹ, GIS đã được ứng dụng khá rộng rãi trong đánh giá đất đai ở các trường đại học cũng như các cơ quan nghiên cứu đánh giá đất đai khác, đặc biệt ở trường đại học Cornell
- FAO (1983) đã ứng dụng GIS trong mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp (Agro-Ecogical Zone-AQEZ) để đánh giá đất đai thế giới ở tỷ lệ 1/5.000.000
- Tại Tanzania-Ch u Phi, Boje (1998) đã ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp đất đai cho 9 loại c y lương thực cho v ng đất trũng ở phía Đông Bắc Tanzania, tìm ra những v ng đất thích hợp cho trồng c y lương thực và những vùng không thể trồng được do ảnh hưởng rất nặng về khí hậu
- Ở Anh đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá của FAO để đánh giá đất đai cho khoai tây ở khu vực Stour Catchment- Kent (do Harian F.Cook và cộng sự thực hiện năm 2000), đã x y dựng bản đồ đơn vị đất đai trên cơ sở lớp thông tin chuyên đề: khí hậu, đất, độ dốc, pH và các thông tin về vụ
m a đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của khoai t y để lập bản đồ thích hợp
- Tại Thái lan, Đại học Yakohama- Nhật bản và Viện kỹ thuật Châu Á (AIT) năm 1995 đã ứng dụng GIS và phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho 4 loại sử dụng đất: ngô, sắn, c y ăn quả
và đồng c cho vùng Muaklek- Cao nguyên Trung bộ - Thái Lan Trong đó,
đã đưa vào đánh giá tương đối đầy đủ các khía cạnh: tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường để đề xuất sử dụng đất thao hướng bền vững Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác trong việc tích hợp GIS và viễn thám trong đánh giá đất đai dựa theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO như: xây dựng bản đồ với dữ liệu bằng ảnh LANDSAT và GIS nghiên cứu cho v ng Đông Nam Thái Lan (do C.Mongkolsawat và cộng sự thực hiện năm 1991) hay công trình đánh giá yếu tố vật lý cho v ng đất trồng lúa dùng GIS (do C.Mongkolsawat và cộng sự thực hiện năm 1997)
Trang 25- Công trình nghiên cứu “Ứng dụng GIS và AHP trong đánh giá đất nông nghiệp theo định hướng bền vững” do các tác giả Halil Akinci, Ayse Yavuz Ozalp và Bulent Turgut thực hiện năm 2013
- Công trình nghiên cứu “ứng dụng giải pháp GIS và AHP” để đánh giá thích nghi đất đai theo định hướng bền vững cho tỉnh Tusufeli thuộc thành phố Artvin (Thổ Nhĩ Kỳ) được thực hiện bởi 03 tác giả người Thổ Nhĩ Kỳ là Halil Akinci, Ayse Yavuz Ozalp và Bulenr Turgut thực hiện năm 2013
- Công trình “Ứng dụng AHP và GIS để đánh giá đất theo hướng bền vững cho thị trấn Cianbeyli (Thổ Nhĩ Kỳ) do ba tác giả Ayla Bozdag, Fadi, Yavuz và Ash Suha Gunay thực hiện năm 2016
Trong đánh giá thích nghi đất đai có rất nhiều nguồn thông tin cần được sử dụng gồm ảnh vệ tinh, bản đồ sử dụng đất, kinh tế, xã hội, môi trường…Ngoài ra, vì tính thích nghi của các đơn vị đánh giá phụ thuộc vào từng loại hình sử dụng đất nên mục tiêu của quá trình đánh giá thích nghi đất đai có thể đạt được thông qua
ph ng vấn các bên liên quan và ph n tích chính sách Do đó, đánh giá thích nghi đất đai là vấn đề ra quyết định đa tiêu chí và phương pháp MCA được sử dụng để phân loại và tính trọng số các tiêu chí
- Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình ứng dụng kỹ thuật GIS kết hợp MCA trong đánh giá thích nghi đất đai Việc kết hợp AHP với GIS là một xu hướng mới trong ph n tích tính ph hợp đất đai (do Bozda và cộng
sự thực hiện năm 2016) khi các nghiên cứu trước đ y đã kết hợp và áp dụng các kỹ thuật ra quyết định đa tiêu chí (MCDM), đặc biệt là AHP, dựa trên GIS Ví như, các tác giả Gemitzi, Tsihrintzis và Petalas (thực hiện năm 2010) đã sử dụng hai kỹ thuật này để tích hợp đánh giá các vấn đề môi trường Hai tác giả Krois và Schulte (thực hiện năm 2014) đã kết hợp hai kỹ thuật đánh giá để xác định các vị trí tiềm năng cho các kỹ thuật bảo tồn đất
và nước ở lưu vực sông Ronquilo, Bắc Peru Các tác giả Al-Adamat, Diabat
và Shatnawi (thực hiện năm 2010) đã sử dụng sự kết hợp của GIS với MCDM để lập các ao thu hoạch nước ở Bắc Jordan Gần đ y nhất công trình “Ứng dụng GIS và AHP trong đánh giá đất nông nghiệp theo định
Trang 26hướng bền vững tại tỉnh Erbil, vùng Kurdistan, Iraq do tác giả Hawar Razvanchy thực hiện (năm 2022); Công trình “Ứng dụng AHP và GIS để đánh giá các loại hình h a màu theo hướng bền vững ở miền Bắc Ấn độ do tác giả Rishi pal Singh, Himani Bisht và Shweta Gautam thực hiện (năm 2022)…
Một số nghiên cứu khác cũng đã sử dụng các phương pháp đa tiêu chí và dựa trên GIS để ph n tích sự ph hợp của đất cho các mục đích sử dụng khác như xử lý
và quản lý chất thải hay xác định mực nước dưới đất
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng GIS trong nghiên cứu đất đai Ứng dụng GIS trong lĩnh vực này đã đem lại kết quả vô cùng to lớn, nó cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các nhà quản lý ra quyết định hợp lý phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững
1.1.4 Ứng dụng GIS- MCA trong đánh giá thích nghi đất đai tại Việt Nam
Một số nghiên cứu điển hình về ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai tại Việt Nam có thể kể đến như sau:
- Lê Cảnh Định năm 2005 trong đề tài thạc sĩ ngành địa tin học (Geomatics)
đã thực hiện “Tích hợp phần mềm ALES và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai” Nghiên cứu đã ứng dụng GIS x y dựng bản đồ các yếu tố thích nghi: đất, tầng dày, khả năng tưới, độ dốc, đá lộ đầu và ph n v ng thích nghi cho các loại hình sử dụng đất Kỹ thuật ph n tích đa tiêu chí AHP được sử dụng để tính toán trọng số của các tiêu chuẩn tương ứng với các loại hình sử dụng đất
- Nguyễn Kim Lợi năm 2010 với đề tài “Tích hợp GIS và AHP cho việc đánh giá sử dụng đất theo định hướng bền vững tại huyện Di Linh, thượng nguồn sông Đồng Nai”
- Lê Cảnh Định năm 2011 đã thực hiện đề tài “Tích hợp GIS và ph n tích đa tiêu chí (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai” Trong nghiên cứu này đã
áp dụng phương pháp AHP-GDM để xác định trọng số các yếu tố trong
Trang 27đánh giá thích nghi đất đai bền vững của huyện Đức Trọng – tỉnh L m Đồng
- Công trình “Nghiên cứu, đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững- Nghiên cứu điểm tại xã Đại Thành, Huyện Quốc Oai, TP Hà Nội” của tác giả Trần Văn Tuấn và cộng
sự thực hiện năm 2015
- Công trình “Nghiên cứu ứng dụng mô hình tính toán tối ưu và đánh giá đa tiêu chí trong lập qui hoạch sử dụng đất Nông nghiệp bền vững cho huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang” do tác giả Tôn Thất Lộc và cộng sự thực hiện năm 2019
- Công trình “Đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại n i Yên Khê (Nghệ An) sử dụng kỹ thuật AHP và GIS” do các tác giả Trần Tuyền, Hoàng Phan Hải Yến, Hoàng Thị Th y và Nguyễn Thị Trang Thanh (c ng
ở Đại học Vinh) thực hiện năm 2019
- Công trình “Nghiên cứu tích hợp ứng dụng ALES-GIS trong đánh giá thích nghi đất đai đất nông nghiệp h trợ quy hoạch sử dụng đất cấp xã- ứng dụng điển hình ở Gia Lai” do tác giả Nguyễn Ninh Hải và cộng sự thực hiện năm 2020
- Công trình “Ứng dụng AHP và GIS trong đánh giá thích nghi đất đai c y thanh long, tỉnh Bình Thuận” do tác giả Nguyễn Ngọc Chung, Lê Cảnh Định thực hiện năm 2021
Như vậy, các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai là một kh u quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai được rất nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam quan t m Các nghiên cứu này hầu hết đều ứng dụng công nghệ GIS vào trong công tác đánh giá thích nghi hoặc có thể tích hợp ALES để đối chiếu các LQ/LC với các LUR của các LUT của v ng nghiên cứu, từ
đó kết quả ALES gi p chuyển đổi sang GIS biểu diễn ở dạng vector các kết quả thích nghi đất đai về mặt tự nhiên Đồng thời kỹ thuật ph n tích đa tiêu chí (MCA)-AHP đã được các nghiên cứu trên thế giới trước nay ứng dụng nhiều và phổ biến nhất trong việc h trợ ra quyết định cho việc đánh giá thích nghi đất đai theo định
Trang 28hướng bền vững Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của tác giả, trong 6 năm gần đ y (kể từ năm 2015 đến 2021), chỉ một vài công trình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai đất nông nghiệp theo định hướng bền vững được thực hiện cho một số tỉnh, thành trên cả nước trên nền ứng dụng công cụ GIS và ph n tích đa tiêu chí để phục vụ công tác quy hoạch như đã nêu trên Như vậy, nội dung đề tài luận văn chưa được triển khai từ trước đến nay và lần đầu tiên được thực hiện cho thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đã và đang ứng dụng thực tế trên toàn thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng thì trong đề tài này học viên sẽ ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, d ng ALES để đối chiếu các LQ/LC với LUR của các LUT để đánh giá thích nghi đất đai cho thị
xã Duyên Hải Kết quả thích nghi đất đai sẽ được xuất sang GIS để biểu diễn trên các bản đồ Cuối cùng ứng dụng phương pháp ph n tích đa tiêu chí AHP để đề xuất
sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm bền vững
Sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp
1.2.
1.2.1 Sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều h a mối quan hệ người – đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường (Phạm Tiến Dũng, 2009) Quy luật phát triển kinh tế - xã hội c ng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm tr hoạt động kinh tế của
nh n loại Trong m i phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai Với vai tr
là nh n tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất
- Ph n phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất
Trang 29- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà c n phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài h a lợi ích trước mắt và l u dài
1.2.2 Chuyển đồi sử dụng đất nông nghiệp
1.2.2.1 Cơ sở khoa học của việc chuyển đổi sử dụng đất
Quá trình đổi mới k m theo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã được bắt đầu cách đ y trên 30 năm Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất bao gồm sự thay đổi tỷ trọng giữa các mục đích sử dụng đất và thay đổi diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng Thực tế cho thấy, việc tăng diện tích nhóm đất công nghiệp, dịch vụ do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã tác động đến việc tăng giá trị sản xuất của các ngành, tạo điều kiện cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu xảy ra
Bên cạnh đó, tất cả các ngành kinh tế hoạt động đều có nhu cầu sử dụng đất
t y theo quy mô, mức độ phát triển và đặc th riêng của mình Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp đang phải giảm dần do phải chuyển một phần sang các mục đích phi nông nghiệp Những thay đổi này dẫn tới những xung đột mục đích sử dụng đất giữa các khu vực kinh tế, ngành kinh tế và ngay cả trong nội bộ m i ngành Khi
Trang 30diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp quá lớn, dễ dẫn đến thiếu hụt lương thực thực phẩm, mất đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực Như vậy, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là một việc tất yếu luôn gắn liền với thực tiễn Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất thực chất là sự thay đổi mục đích sử dụng đất từ nhóm đất này sang nhóm đất khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ từng nhóm đất nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng đất hoặc phục vụ quá trình phát triển nền nông nghiệp bền vững
Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác chịu tác động bởi nhiều yếu tố, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng v ng, lãnh thổ; từng thời kỳ phát triển của v ng, lãnh thổ đó Những yếu tố tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất có thể chia thành 3 nhóm yếu tố chính sau đ y:
- Nhóm các yếu tố về tự nhiên;
- Nhóm các yếu tố về kinh tế;
- Nhóm các yếu tố về xã hội và môi trường;
Các yếu tố nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó yếu tố về điều kiện
tự nhiên có vai tr quyết định, các yếu tố c n lại có vai tr quan trọng đối với từng giai đoạn và từng địa phương
a Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Đ y là nhóm yếu tố quyết định đến sự ph n chia đất đai theo mục đích sử dụng một cách hợp lý, nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả nhất Nhóm yếu
tố về điều kiện tự nhiên mang tính khu vực rất rõ nét, bao gồm:
- Vị trí địa lý: có vai tr quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, qua đó có
tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của lãnh thổ Trong điều kiện kinh
tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, yếu tố địa lý càng được đánh giá cao khi lựa chọn địa bàn để phát triển các lãnh thổ, phát triển cơ
cấu kinh tế Vị trí địa lý có sự khác nhau nhiều theo v ng, đó là một trong
những nh n tố ảnh hưởng lớn tới bố trí sản xuất, x y dựng công trình, ảnh hưởng trực tiếp tới sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật tư, tiền vốn và giao lưu hợp tác với bên ngoài Những v ng có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng, gần các trục giao thông, cảng biển… thường
Trang 31quỹ đất được sử dụng tối đa, có nhiều biến động trong chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp
- Khí hậu: là tác nh n ảnh hưởng rất lớn đến sự ph n bố và phát triển sản
xuất nông nghiệp, l m nghiệp, thủy sản Ở Việt Nam sự ph n hóa của khí hậu khá rõ theo v ng là nguyên nh n hình thành những tiểu v ng khí hậu, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất để phát triển v ng chuyên canh
c y trồng, vật nuôi một cách đa dạng Tài nguyên khí hậu có ý nghĩa quan trọng, nhất là khi quốc gia có công nghệ khai thác, biến ch ng thành năng lượng để phục vụ con người Điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp có khả năng cho sinh khối lớn, song bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định như mưa bão, lũ lụt, s u bệnh phá hoại
m a màng phát triển nhanh
- Điều kiện đất đai: sự khác biệt giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt
nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào m n mặt đất và mức độ xói m n… ảnh hưởng đến sản xuất và ph n bố các ngành nông nghiệp, l m nghiệp, hình thành sự ph n chia địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp Sự khác biệt của tài nguyên đất và gắn liền với nó là địa hình tạo nên mục đích sử dụng đất đa dạng và trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau tùy theo v ng Quỹ đất càng nhiều thì quỹ đất dành cho nông nghiệp
và dành cho x y dựng càng nhiều, thêm vào đó địa hình càng thuận lợi sẽ là những điều kiện tốt cho việc lựa chọn cơ cấu kinh tế có công nghiệp và công nghiệp phát triển, có đô thị phát triển Trong thực tế, nơi nào có quỹ đất thuận lợi cho cả phát triển nông nghiệp và công nghiệp, đô thị thì nơi đó
có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế nhiều biến động, các ngành
có nhu cầu sử dụng đất nhiều, do đó sẽ có biến động rất lớn trong sử dụng đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất
- Tài nguyên nước: Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và mục đích sử dụng đất Nguồn nước càng phong ph càng có điều kiện để phát triển kinh tế
Trang 32b Nhóm các yếu tố kinh tế
Yếu tố KT-XH thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với mục đích sử dụng đất đai Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế là n ng cốt không những của tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà c n là n ng cốt của chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất
- Các định hướng, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế: có quan hệ chặt
chẽ với việc ph n bổ các nguồn lực của Nhà nước và thu h t vốn đầu tư trong và ngoài lãnh thổ, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và qua đó chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Như vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh
tế trong từng thời kỳ nhất định
- Cơ cấu kinh tế và định hướng phân bố không gian sản xuất: có tác động lớn
đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất Nếu một khu vực hiện tại cơ cấu kinh tế chỉ tương đồng như các khu vực khác trong cả nước, nhưng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội dài hạn sẽ chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh
tế, phát triển mạnh công nghiệp – dịch vụ thì trong tương lai, khu vực đó sẽ
có một diện tích đáng kể đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp
- Sức sản xuất và trình độ phát triển của nền kinh tế: đ y là yếu tố ảnh hưởng
có tính quyết định, bởi vì trình độ phát triển của nền kinh tế là nh n tố chứng t khả năng về phương tiện vật chất cho tổ chức không gian lãnh thổ
đó được tốt nhất và cũng có điều kiện tạo ra nhu cầu sử dụng đất mới lớn hơn, cao hơn, do đó tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất của lãnh thổ
đó
- Tác động của các tiến bộ khoa học – công nghệ: tác động của tiến bộ khoa
học và công nghệ đến phát triển kinh tế là vô c ng to lớn Tiến bộ KH-CN không chỉ làm tăng tổng sản lượng kinh tế, n ng cao năng suất lao động, đa dạng ngành nghề mà c n tạo ra những tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, theo đó là thay đổi mục đích sử dụng đất, có thể sẽ làm cho diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng tăng hoặc giảm
Trang 33c Nhóm các yếu tố xã hội – môi trường (XH-MT)
- Dân số và lao động, nguồn nhân lực: là một yếu tố quan trọng hàng đầu của
mục đích sử dụng đất Sự biến động d n số trong từng thời kỳ ở m i v ng lãnh thổ đều tác động s u sắc và toàn diện đến tất cả mọi lĩnh vực hoạt
động, trước hết là hoạt động kinh tế và sử dụng đất Quy mô, chất lượng
d n số có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế
D n số càng đông, chất lượng d n số càng cao thì càng có điều kiện tốt để hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, có chất lượng, đem lại hiệu quả KT – XH cao hơn Nhưng mặt khác, d n số đông cũng kéo theo nhu cầu sử dụng đất tăng lên nhằm th a mãn những nhu cầu của người d n về
mọi mặt xã hội như nhà ở, giao thông, giáo dục, y tế
- Chính sách đất đai: là một trong những yếu tố tác động đến chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất Tương ứng với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế sẽ
có chính sách đất đai ph hợp với định hướng đó để tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu KT-XH trong định hướng phát triển KT-XH đã đề ra Trong thời gian đầu của quá trình đổi mới, trước những khó khăn và yêu cầu về lương thực, thực phẩm nên chính sách đất đai chủ yếu tập trung vào sản xuất nông, l m nghiệp với mục tiêu từng bước đưa nông l m nghiệp lên sản xuất lớn Chính sách đất đai trong thời kỳ này là động lực th c đẩy nông nghiệp phát triển Như vậy, chính sách đất đai là một yếu tố không những góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT – XH, gi p cho nền kinh tế chuyển biến mạnh theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ mà c n là yếu tố tác động đến chuyển cơ cấu sử dụng đất
Môi trường: là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện điều kiện đó Môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển, vì vậy môi trường có vai tr quan trọng đối với phát triển kinh tế, sử dụng đất và chuyển cơ cấu sử dụng đất
- Môi trường thiên nhiên: cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho hệ kinh tế,
đồng thời tiếp nhận chất thải cho hệ kinh tế Sử dụng đất và bảo vệ môi trường thiên nhiên có quan hệ mật thiết với nhau trong c ng một chương
Trang 34trình hành động Nếu không bảo vệ được môi trường đ ng mức, phát triển
sẽ bị hạn chế, phát triển không tính đến bảo vệ môi trường, sự phát triển đó
sẽ ngày càng giảm đi về tốc độ cũng như quy mô phát triển Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội c ng với các hình thức sử dụng đất bất hợp lý đã g y
ra một áp lực rất lớn đối với môi trường đất của Việt Nam Do vậy trong sử dụng đất nói chung và đặc biệt trong việc chuyển cơ cấu sử dụng đất cần quan t m đ ng mức tới lĩnh vực môi trường và cần đề ra chính sách môi trường ph hợp để phát triển bền vững
- Môi trường xã hội: là môi trường chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế Môi
trường xã hội có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và chuyển đổi sử dụng đất nói riêng Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển được khi có môi trường chính trị ổn định, là môi trường xã hội văn hóa, kinh tế thuận lợi Môi trường xã hội thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho kinh
tế phát triển, tạo điều kiện cho sử dụng đất cũng như quá trình chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra được thuận lợi
1.2.2.2 Tình hình chuyển đổi sử dụng đất Nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam
Theo FAO (2016), giai đoạn 2000 – 2010, diện tích đất rừng trên thế giới giảm 61.865 ngàn ha, đồng thời diện tích đất nông nghiệp tăng 77.287 ngàn ha, trong đó khu vực Nam Mỹ là nơi có diện tích rừng giảm nhiều nhất với 29.834 ngàn ha và diện tích đất Nông nghiệp tăng nhiều nhất với 32.068 ngàn ha Tại Ch u Á diện tích đất rừng giảm 10.562 ngàn ha và diện tích đất nông nghiệp tăng 13.484 ngàn ha Việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp nhằm n ng cao hiệu quả sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng của con người do d n số thế giới ngày càng tăng
Bảng 1.1 Thay đổi diện tích sử dụng đất Nông nghiệp và đất rừng của một số khu
vực trên thế giới trong giai đoạn 2000-2010
STT Khu vực Diện tích rừng giảm
Trang 35STT Khu vực Diện tích rừng giảm
Bảng 1.2 Thay đổi diện tích sử dụng đất của các loại đất ở Việt Nam giai đoạn
2000-2020
STT Loại hình sử dụng đất Năm 2000 Năm 2020 Tăng, giảm
(ngàn ha) (ngàn ha) (ngàn ha)
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2000, 2020)
Diện tích các loại đất nông nghiệp trong những năm qua không ngừng tăng lên nhằm phục vụ cho việc n ng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Việc chuyển đổi sử dụng đất ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu đƣợc chuyển từ nhóm đất chƣa sử dụng để khai thác đƣa vào sử dụng cho các mục đích, trong đó chủ yếu là khai thác để sử dụng cho mục đích nông nghiệp, vì vậy diện tích đất nông nghiệp trong thời gian qua không những không giảm mà c n có xu thế biến động tăng
Trang 36Ngoài ra, trong nhóm đất nông nghiệp cũng có xu thế chuyển đổi nội bộ giữa các loại đất với nhau t y theo điều kiện của từng v ng Theo số liệu bảng 1.3 cho thấy, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì diện tích đất nuôi trồng thủy sản có
xu hướng tăng do chuyển từ đất trồng l a, đất rừng ngập mặn Giai đoạn
2000-2020, việc chuyển đổi các loại hình sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp diễn ra khá mạnh mẽ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất l m nghiệp có xu hướng giảm, trong khi đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng mạnh (tăng hơn gấp 2 lần) Cụ thể: nhóm đất sản xuất nông nghiệp (giảm 165 ngàn ha), đất trồng l a là hình sử dụng đất giảm diện tích mạnh nhất (giảm 295 ngàn ha), các loại đất c n lại trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp (như đất trồng c y hàng năm khác, đất trồng
c y l u năm) có xu hướng tăng Diện tích đất trồng l a giảm chủ yếu là chuyển sang loại hình đất nuôi trồng thủy sản (khoảng 200 ngàn ha), ngoài ra đất trồng l a cũng tăng do chuyển từ đất l m nghiệp (khoảng 95 ngàn ha) Đất l m nghiệp giảm 24 ngàn ha chủ yếu là chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản ở các khu vực rừng ngập mặn Ngoài ra đất l m nghiệp cũng chuyển một phần diện tích sang đất trồng l a (20 ngàn ha) do trước đ y khai thác từ đất chưa sử dụng để đưa vào trồng rừng, sau quá trình được thau chua, xổ ph n thì khai thác đưa vào trồng l a
Bảng 1.3 Thay đổi diện tích sử dụng đất của các loại đất ở v ng ĐBSCL trong giai
đoạn 2000-2020
STT Loại hình sử dụng đất Năm 2000 Năm 2020 Tăng, giảm
(ngàn ha) (ngàn ha) (ngàn ha)
Trang 37Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất Nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển chung của xã hội nhằm n ng cao giá trị và hiệu quả
sử dụng đất Theo nhu cầu phát triển của từng v ng tại những thời điểm khác nhau
sẽ có những chuyển đổi các loại hình sử dụng đất khác nhau phụ thuộc và điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhu cầu của con người tại thời điểm đó
1.2.2.3 Tình hình chuyển đổi diện tích sử dụng đất nông nghiệp ở thị xã Duyên Hải giai đoạn 2010-2020
Thị xã Duyên Hải được thành lập từ ngày 15/5/2015 với diện tích tự nhiên 17.709,64 ha Do đó, số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thị xã được tổng hợp từ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thị trấn Duyên Hải và các xã Trường Long H a, Long Toàn, Long Hữu, Hiệp Thạnh và D n Thành (mới) Xã D n Thành
cũ có diện tích tự nhiên 4134,37 ha, được chia tách về xã Đông Hải, huyện Duyên Hải 1.531,40 ha, về thị xã Duyên Hải 2.603 ha Do đó, số liệu hiện trạng sử dụng đất của xã D n Thành thuộc thị xã Duyên Hải được trích xuất từ bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010 của xã D n Thành cũ
Về biến động diện tích tự nhiên, diện tích năm 2010 của thị xã là 17.709,64
ha, năm 2015 là 17.506,7 ha, chênh lệch 200,54 ha do phương pháp kiểm kê giữa năm 2014 và 2010 khác nhau Đến năm 2020, diện tích tự nhiên của thị xã là 23.945
ha, tăng 6.439 ha so với năm 2015 Nguyên nh n do điều chỉnh ranh giới hành chính, mà cụ thể là điều chỉnh đường mép nước phía Biển Đông và thống kê cồn vượt từ đất mặt nước ven biển vào trong diện tích tự nhiên
a Biến động đất nông nghiệp
Giai đoạn 2011-2015
Diện tích đất nông nghiệp giảm 302,48 ha, từ 14.077,79 ha năm 2010 xuống
c n 13.775,31 ha năm 2015 do chuyển sang đất phi nông nghiệp 99,58 ha và giảm khác 202,89 ha Các loại đất nông nghiệp và biến động của nó như sau: đất trồng lúa giảm 103,68 ha, từ 768,06 ha năm 2010 xuống c n 664,38 ha năm 2015 Trong
đó, đất chuyên trồng l a nước giảm toàn bộ với 133,18 ha; đất trồng c y hàng năm khác tăng 171,97 ha, từ 662,59 ha năm 2010 lên 834,56 ha năm 2015; đất trồng cây
l u năm tăng 89,04 ha, từ 908,93 ha năm 2010 lên 998,34 ha năm 2015; đất rừng
Trang 38phòng hộ tăng 1.565,73 ha, từ 307,81 ha lên 1.873,54 năm 2015 do chuyển từ rừng sản xuất và trồng mới trên đất chưa sử dụng và đất nuôi trồng thủy sản; đất rừng sản xuất giảm toàn bộ 1.460,77 ha do chuyển sang rừng phòng hộ; đất nuôi trồng thủy sản giảm 467,71 ha, từ 9.852,89 ha năm 2010 xuống c n 9.385,18 ha năm 2015, chủ yếu do chuyển sang rừng phòng hộ và đất phi nông nghiệp; đất làm muối giảm 96,84 ha, từ 115,93 ha năm 2010 xuống còn 19,09 ha năm 2015 do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác giảm 0,57 ha, từ 0,82 ha năm 2010 xuống c n 0,25 ha năm 2015
Ngoài diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp, trong nội bộ đất nông nghiệp, xu hướng chuyển đổi chủ yếu trong giai đoạn này là: chuyển đổi từ đất l a sang đất trồng c y hàng năm khác, đất trồng c y l u năm và đất nuôi trồng thủy sản; đất rừng sản xuất chuyển sang đất rừng ph ng hộ; đất làm muối chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
Giai đoạn 2016-2020
Diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2020 là 14.104,86 ha, tăng 329,55 ha so với năm 2015 Trong đó, biến động tăng là 129,9 ha do chuyển từ đất quốc ph ng (Nông trường 22-12 chuyển từ đất quốc ph ng sang đất rừng ph ng hộ); biến động giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp là 161,56 ha; biến động do thay đổi ranh giới hành chính, và biến động khác tăng 361,21 ha
Biến động các loại đất nông nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2020 cụ thể như sau:
- Đất trồng lúa: giảm 35,27 ha, trong đó: biến động giảm 34,13 do chuyển sang đất phi nông nghiệp và các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng
c y l u năm, đất trồng màu, đất nuôi trồng thuỷ sản; biến động khác làm giảm 1,14 ha
- Đất trồng c y hàng năm: tăng 66,70 ha, trong đó: biến động tăng 161,49 ha
do chuyển từ các loại đất nông nghiệp khác sang như đất trồng l a, đất trồng c y l u năm, đất rừng phòng hộ…; biến động giảm 131,29 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp và các loại đất nông nghiệp khác như đất
Trang 39nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng c y l u năm; biến động khác làm tăng 36,50
ha
- Đất trồng c y l u năm: giảm 185,21 ha, trong đó: biến động tăng 83 ha do chuyển từ các loại đất nông nghiệp khác; biến động giảm 225,58 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp và chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp; biến động khác làm giảm 43,09 ha
- Đất rừng phòng hộ: giảm 994,97 ha, trong đó: biến động tăng 218,68 ha do chuyển từ đất quốc ph ng (Nông trường 22-12) và do trồng rừng phòng hộ trên các loại đất nông nghiệp khác và chất chưa sử dụng; biến động giảm 1.188,37 ha, chủ yếu do chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, một phần được chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án; biến động khác làm giảm 25,28 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản: tăng 1.477,83 ha, trong đó: biến động tăng 1.422,10 ha chủ yếu do chuyển từ đất rừng phòng hộ (1.173,4 ha) và đất trồng c y l u năm (120,81 ha); biến động giảm 325,67 ha, do chuyển sang đất phi nông nghiệp và các loại đất nông nghiệp khác; biến động khác làm tăng 381,40 ha
- Đất làm muối: giảm 19,09 ha chủ yếu do chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản (17,09 ha); còn lại, do chuyển sang các loại đất nông nghiệp khác 1,60
ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp 0,41 ha
- Đất nông nghiệp khác: tăng 19,54 ha, trong đó: biến động tăng 7,55 ha do thực hiện các dự án như trại thực nghiệm Đại học Trà Vinh, cơ sở nhân giống thuỷ sản…; biến động khác làm tăng 11,99 ha
Trang 40Vì thế, trong quá trình đánh giá thích nghi đất đai ở v ng nào đó, nhất thiết phải tìm hiểu mối quan hệ giữa đất với các điều kiện tự nhiên, KT-XH của khu vực đó Trong phần nội dung của chương này của luận văn, tác giả sẽ trình bày tổng quát về các đặc điểm tự nhiên; KT-XH và hiện trạng sử dụng đất của thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Các số liệu được thu thập trong năm 2020 do Sở TNMT Trà Vinh cung cấp
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Duyên Hải được thành lập năm 2015 (theo Nghị quyết số 934 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trà C , huyện Duyên Hải) Thị xã nằm về phía Nam của tỉnh Trà Vinh, giữa cửa Cung Hầu
và Kênh đào Trà Vinh, có địa giới được xác định như sau:
- Phía Đông giáp với Biển Đông;
- Phía T y và Nam giáp với huyện Duyên Hải;
- Phía Bắc giáp huyện Cầu Ngang
Thị xã có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 phường và 05 xã (phường
1, phường 2, xã D n Thành, xã Hiệp Thạnh, xã Long Toàn, xã Long Hữu, xã Trường Long H a) Tổng diện tích tự nhiên khoảng hơn 24 ngàn ha, d n số 48.210 người (thống kê năm 2019), mật độ d n số bình qu n 275,3 người/km2
(trong đó mật độ d n cư ở nông thôn chiếm 68% và thành thị chiếm khoảng 32%) Diện tích thị xã Duyên Hải chiếm 7,43 % diện tích tự nhiên và 4,78 % d n số toàn tỉnh Trà Vinh