1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mg 5 6 tuổi

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ MG 5- 6 tuổi
Tác giả Nguyễn Văn A
Thể loại Báo cáo Sáng kiến
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 152,23 KB

Nội dung

Việc giáo dục an toàn giao thông được các cấp các ngành rất quan tâm, trong kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng hằng năm cũng đã chú trọng

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ

MG 5- 6 tuổi”

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để quan hệ, giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới Giao thông vận tải có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, phục

vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước

Tai nạn giao thông những năm gần đây ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, hàng năm tai nạn giao thông gây ra chết và bị thương hàng vạn người, làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng trong đó có nhiều vụ tai nạn liên quan đến học sinh làm chết và bị thương hàng trăm em

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục cho trẻ có kiến thức về

văn hóa, pháp luật nói chung và giáo dục luật lệ an toàn giao thông là bài học

không thể thiếu ở các trường mầm non

Việc giáo dục an toàn giao thông được các cấp các ngành rất quan tâm, trong kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng hằng năm cũng đã chú trọng đến vấn đề này và đưa vào thực hiện như một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục trẻ ở các cấp học

Để giảm thiểu tai nạn giao thông chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết Cần cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất trong ứng xử, hành vi, để các em hình thành thói quen có trách nhiệm với hành vi của mình, với cộng đồng và xã hội, để đến khi trưởng thành chính các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông” Giáo dục

an toàn giao thông cho trẻ là cơ sở góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực : Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội

Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ MG 5- 6 tuổi "

2.1 Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:

Biện pháp 1: Nâng cao hiểu biết về giáo dục an toàn giao thông cho bản thân:

Để thực hiện tốt việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thì trước hết người giáo viên phải tự nâng cao hiểu biết của mình về an toàn giao thông

Trang 2

Trước tiên phải nắm được các quy định cơ bản về luật giao thông đường bộ một số nghị định của chính phủ ban hành như nghị định 171/2013/NĐ- CP…, một

số văn bản chỉ đạo mang tính pháp quy về an toàn giao thông… để từ đó xác định mục tiêu, nội dung giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục

an toàn giao thông cho trẻ một cách phù hợp

Thứ hai, phải xác định được mục tiêu, nội dung để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 - 6 tuổi đảm bảo tính gần gũi, dễ hiểu với trẻ, không dạy trẻ những điều mơ hồ, khó tiếp thu Mục tiêu và nội dung giáo dục phải luôn hướng vào trẻ

Thứ ba, khi tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông hoặc lồng ghép vào các hoạt động khác thì phải đảm bảo phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được trải nghiệm bằng nhiều cách chứ không nên chỉ cho trẻ nghe những lý thuyết suông

VD: Bản thân luôn tìm tòi đọc các loại sách, báo, tạp chí giáo dục nói về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo, tham gia các buổi triển khai chuyên môn về “Giáo dục An toàn giao thông”

VD: Qua các hoạt động trẻ vừa học vừa chơi trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn và thực hiện đúng theo yêu cầu của cô

Biện pháp 2: Tạo môi trường an toàn giao thông cho trẻ hoạt động:

An toàn giao thông là nhiệm vụ của mỗi người dân đều phải thực hiện khi tham gia giao thông an toàn Đó cũng là khẩu hiệu mà ta thường gặp ở nhiều nơi:

Từ đường phố, tờ báo, những bản tin trên truyền hình vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối Đây là một trong những biện pháp mà ngành giao thông vận tải thực hiện nhằm nhắc nhở, cảnh tỉnh người dân có ý thức, có kiến thức về an toàn giao thông Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức được rằng đối với trẻ, môi trường hoạt động chủ yếu của chúng là trường ở mầm non Việc tạo môi trường an toàn giao thông trong trường mầm non là một trong những biện pháp không thể thiếu để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ bởi lẽ môi trường giáo dục chính là điều kiện,

là phương tiện để trẻ được tiếp xúc, giao lưu, trải nghiệm, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm…

Với đặc thù tâm lý của trẻ mầm non, tôi xác định phương châm giáo dục

“vui chơi là chính” Vì vậy, khi thực hiện chương trình giáo dục ATGT, tôi luôn tạo cho trẻ có môi trường hoạt động tốt để trẻ được khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm theo kiểu “chơi mà học, học mà chơi”

Tôi nhận thức được rằng, đối với trẻ mầm non, những lời nói hành động của

cô giáo đều là những tấm gương để trẻ noi theo Chính vì vậy mà tôi luôn có ý thức chấp hành luật giao thông, tôi luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xuống xe tắt máy trước khi vào trường, để xe đúng nơi quy định Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và cũng là bài học để trẻ noi theo

Bên cạnh đó, việc trang trí môi trường lớp học cũng được tôi hết sức chú trọng Tôi luôn đầu tư trang trí tại lớp, sưu tầm nhiều tranh ảnh có nội dung giáo dục để trang trí, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc chơi của trẻ Tuỳ vào

Trang 3

từng chủ đề mà tôi lựa chọn các hình ảnh trang trí, đồ dùng đồ chơi có nội dung giáo dục phù hợp

Ví dụ:

Ở góc chủ đề, tuỳ vào từng chủ đề mà tôi lựa chọn nội dung trang trí cũng như chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phù hợp như :

Chủ đề trường mầm non: tôi trang trí hình ảnh bé vui đến trường, đi bên phải đường, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy…với nội dung giáo dục

“Bé đến trường an toàn”

Hay ở chủ đề ngành nghề “Chú cảnh sát giao thông” Tôi chuẩn bị các đồ dùng như trang phục của chú cảnh sát giao thông, các loại biển báo, đèn hiệu giao thông…cho trẻ tham gia chơi đóng vai chú cảnh sát giao thông ở góc phân vai

Ở góc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, được tôi ưu tiên trang trí những tranh ảnh có nội dung truyền và giáo dục về an toàn giao thông Ngoài ra, tôi còn ưu tiên một góc dành để treo mũ bảo hiểm cho trẻ rất đẹp Đây cũng là một biện pháp kích thích trẻ thích thú đội mũ bảo hiểm khi đến lớp Từ đó tạo thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy…

Ngoài ra, hàng tuần tôi đều chuẩn bị đủ đồ dùng như trang phục cảnh sát giao thông, gậy chỉ đường, xe đạp vừa tầm với trẻ, các loại xe lắc… các biển báo thường gặp, các cột đèn ở sân an toàn giao thông và dành hai buổi vào giờ hoạt động góc hoặc hoạt động ngoài trời dẫn trẻ tham quan và thực hành trên sân an toàn giao thông

Hướng dẫn trể thực hành, đây là điều quan trọng nhất để trẻ có thể tham gia giao thông an toàn Sau khi được hướng dẫn qua mô hình, trẻ cần phải được áp dụng những điều đó trong thực tế Cho trẻ quan sát và hỏi trẻ những gì đã được hướng dẫn như đâu là vỉa hè, phần đường cho người đi bộ, chỗ nào thì trẻ có thể sang đường, sang đường khi đèn giao thông màu gì…

Trẻ nên được dạy cách quan sát xe cộ xung quanh để xác định mức độ nguy hiểm Khi đi bộ trên đường, trẻ phải đi sát vào lề đường bên phải để tránh va quệt

xe Hãy sang đường khi vắng xe, giơ một tay lên cao để báo hiệu xin đường Tốt nhất, nếu có thể hãy sang đường theo nhóm đi cùng người lớn

Đi từ ngõ ra đường lớn cũng rất nguy hiểm nếu trẻ không được dạy cách quan sát, lắng nghe Cô hướng dẫn cho trẻ cách nhận biết tiếng còi xe và không được chạy ùa ra

Trẻ thực hành tại chỗ những gì mình vừa được quan sát, một số trẻ được đóng vai thành chú cảnh sát giao thông điều khiển phương tiện giao thông hoạt động trên đường, một số trẻ khác thì được hoá thân thành những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người đi bộ…Từ sân chơi này, trẻ sẽ được trải nghiệm thực tế như khi tham gia giao thông thật, từ đó rút ra được những điều cần biết khi tham gia giao thông

Biện pháp 3: Cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về giao thông để từ

đó hình thành tính tự giác thực hiện hành vi văn hoá trong giao thông:

Trang 4

Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Để thực hiện tốt nội dung này, giáo viên cần có những kiến thức cơ bản về luật an toàn giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông và có những biện pháp truyền đạt cho trẻ một cách thích hợp các kiến thức về an toàn giao thông Trước hết, giáo viên cần giúp trẻ nhận thức được giao thông là gì?, những phương tiện tham gia giao thông, một số quy định và luật

lệ khi tham gia giao thông…

Ví dụ:

Thông qua các hoạt động ở chủ đề giao thông, cô giáo phải gợi ý, cung cấp

để trẻ nhận biết được rằng giao thông là sự di chuyển của người hoặc vật từ nơi này đến nơi khác Có rất nhiều phương tiện giao thông như phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện giao thông đường thuỷ… Để thực hiện an toàn giao thông thì khi tham gia giao thông mọi người, mọi phương tiện phải đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành theo các tín hiệu chỉ dẫn của người điều khiển giao thông… và một số quy định khác

Hay khi dạy cho trẻ nhận biết về “Luật lệ giao thông”, cô giáo cung cấp kiến thức để trẻ nhận biết được rằng:

Xe cộ đi ở lòng đường, người đi bộ đi sát lề đường bên phải ( ở nông thôn nơi không có vỉa hè)

Khi qua đường phải quan sát hai phía, nếu có xe cộ đến gần không đi vội

Ở thành phố: người đi bộ phải đi trên vỉa hè, xe cộ đi đúng làn đường, phần đường quy định Phải chấp hành theo sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu ( Đèn xanh, đèn

đỏ, đèn vàng)

Trẻ em qua đường phải có người lớn dắt, trước khi qua đường phải nhìn trước nhìn sau, không được tự ý chạy qua đường

Không lao ra đường đột ngột vì nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn giao thông Người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, không được chở 3 - 4 người trở lên

* Khi đi tàu xe

Ngồi yên một chỗ

Không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch

Không thò đầu, thò tay ra ngoài

Không đứng ở cửa lên xuống hoặc đu, bám thành xe

Tàu xe đỗ hẳn mới lên hoặc xuống xe có trật tự

Không gây cản trở trên đường

Không nô đùa, đá bóng, chạy nhảy, xếp đất đá dưới lòng đường, vỉa hè Cung cấp cho trẻ nhận biết một số biển báo giao thông quen thuộc

Trang 5

Ngoài việc dạy trẻ hiểu được ý nghĩa của từng hành vi, tuỳ vào từng nội

dung giáo dục mà giáo viên thiết kế các hoạt động cho trẻ được trãi nghiệm, tạo

tình huống để giáo dục trẻ, yêu cầu trẻ đưa ra những ý kiến suy nghĩ của mình với tình huống của cô đưa ra Để từ đó giúp trẻ nhận thức được việc gì nên làm, việc gì không nên làm Giúp trẻ có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn về an toàn giao thông và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ khi tham gia giao thông

Ví dụ :

Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Qua đường”, cô cho trẻ nhận xét về hành vi qua đường của bạn Thỏ xám và Thỏ nâu Qua đó giáo dục trẻ trước khi qua đường phải nhìn trước nhìn sau, khi thấy an toàn mới được qua đường

Qua bài hát “Tìm chỗ bé chơi”, cô đặt ra câu hỏi cho trẻ : Vì sao không được chơi ở lòng đường? Những nơi nào an toàn cho bé chơi?

Như vậy, từ việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về giao thông, giáo viên đã giúp trẻ nhận thức được việc gì nên làm, việc gì không nên làm khi tham gia giao thông Để từ đó hình thành cho bản thân thói quen thực hiện văn hoá giao thông

Biện pháp 4: Giáo dục an toàn giao thông thông qua các hoạt động trong

ngày:

Trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi là lứa tuổi có đặc điểm tâm lý dễ nhớ nhưng lại mau quên, dạy trẻ về ATGT không dễ, đòi hỏi giáo viên phải hết sức sáng tạo, linh hoạt Trong từng hoạt động, tôi lựa chọn tích hợp nội dung giáo dục

an toàn giao thông cho phù hợp Xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thông qua các hoạt động dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ Mỗi một đề tài khác nhau được lồng ghép sinh động Tuỳ vào từng nội dung bài dạy mà bản thân tôi lựa chọn hình thức giáo dục để trẻ tiếp thu một cách hiệu quả nhất

a) Đón trẻ :

Trong mỗi giờ đón trẻ, tôi thường trò chuyện với trẻ và hỏi chúng một số câu hỏi hết sức gần gũi, quen thuộc như: Sáng nay con được ba mẹ đưa đến trường bằng phương tiện gì?; Vậy khi ngồi trên xe máy thì con phải nhắc ba mẹ làm gì?

Vì sao phải làm như vậy?

Hay cũng trong giờ đón trẻ tôi cho trẻ xem những hình ảnh, đoạn phim về an toàn giao thông và trò chuyện về nội dung của hình ảnh, đoạn video Qua đó, trẻ nhận thức được những việc nên làm, không nên làm, việc nào đúng, việc nào sai vi phạm an toàn giao thông, qua đó tôi giáo dục trẻ phải thực hiện an toàn giao thông khi tham gia giao thông

b) Hoạt động học:

Thông qua hoạt động học tuỳ vào từng nội dung bài dạy mà bản thân tôi luôn lựa chọn nội dung tích hợp sao cho trẻ có thể tiếp thu một cách hiệu quả nhất

Ví dụ:

Trang 6

Hoạt động KPKH tôi chọn đề tài “Bé với biển báo giao thông” Thông qua hoạt động này, trẻ sẽ nhận biết được ý nghĩa cửa một số biển báo đơn giản Từ đó

cô giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải tuân theo chỉ dẫn của các biển báo hiệu giao thông trên đường để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác

Với đề tài: Khám phá mũ bảo hiểm:

Tôi cho trẻ xem hình ảnh trẻ đội mũ bảo hiểm và không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, cho trẻ nhận xét về hai hình ảnh này Sau đó cho trẻ học cách đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng cách, qua tiết học trẻ được thực hành đội mũ bảo hiểm đúng cách và áp dụng vào thực tế mỗi khi tham gia giao thông trên đường cùng bố mẹ và có thể trẻ sẽ hướng dẫn cho ba mẹ nếu ba mẹ không đội mũ bảo hiểm đúng theo các bước

Cách đội mũ bảo hiểm đúng quy cách

Bước 1: Mở dây quai mũ sang 2 bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày và kiểm tra xem mũ có vừa không bằng cách xoay đi, xoay lại

Bước 2: Cài quai mũ: Cần chú ý rằng nếu đội mũ mà không cài quai thì mũ

sẽ không có tác dụng bảo vệ và khi va chạm hoặc ngã, mũ sẽ văng ra ngoài

Bước 3: Kiểm tra độ vừa của quai mũ: Không nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng Sau khi cài, hãy thử nhét 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét vừa hai ngón tay là được

Ở hoạt động LQVH tôi chọn bài thơ “Cô dạy” để dạy trẻ Thông qua bài thơ này, trẻ sẽ nhận biết được những phương tiện giao thông như máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không, ôtô là phương tiện giao thông đường bộ, tàu thuyền là phương tiện giao thông đường thuỷ Và hiểu được nội dung giáo dục của bài thơ như người đi bộ phải đi trên vỉa hè, khi ngồi trên tàu xe không được thò đầu thò tay ra ngoài…

Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản của đề tài, tôi còn lồng ghép vào hoạt động những trò chơi như: Chọn hành vi đúng sai (trẻ xem tranh hoặc hình ảnh và nói được hành vi nào đúng, hành vi nào sai?; vì sao sai?…) Cho trẻ chơi trò chơi nhanh tay lẹ mắt (Trẻ gạch nối những phương tiện giao thông tương ứng với phương tiện mà chúng được lưu thông (ví dụ như xe máy phải đi trên đường bộ, tàu thuyền phải lưu thông trên đường thuỷ, tàu hoả phải lưu thông trên đường sắt

Qua các hoạt động này trẻ sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về giao thông, biết được những quy định cần thiết khi tham gia giao thông

c) Hoạt động góc:

Góc chơi đóng vai: Trẻ tập làm chú cảnh sát giao thông, tập làm người điều khiển và tham gia giao thông, thực hiện được một số quy định về an toàn giao thông theo sự gợi ý của cô giáo

Góc chơi xây dựng: Trẻ xây dựng ngã tư đường phố, có vỉa hè, có các phương tiện tham gia giao thông, có tín hiệu đèn xanh đèn đỏ

Trang 7

Góc học tập: trẻ chơi lô tô về giao thông, chơi thực hành với sa bàn giao thông

Góc thư viện: trẻ được xem hình ảnh về an toàn giao thông, trẻ được trao đổi với bạn bè về nội dung những bức tranh đó…

Qua các góc chơi này trẻ được trãi nghiệm tốt và khắc sâu kiến thức về an toàn giao thông

d) Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều:

Hàng tuần, tôi dành thời gian ở 2 hoạt động này để đưa nội dung an toàn giao thông vào giáo dục trẻ :

Hoạt động ngoài trời : Cô đọc cho trẻ nghe những bài thơ, câu chuyện về giao thông như câu chuyện “Kiến thi an toàn giao thông”, thơ “Đèn giao thông”… Qua những nội dung, những tình huống từ bài thơ, câu chuyện này, tôi lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ

Hoạt động chiều: Cô hướng dẫn trẻ sử dụng cuốn sách “Bé học đi đường”,

“Bé học luật lệ giao thông”, và bộ tranh lô tô về các phương tiện giao thông…

Ở hai hoạt động này tôi còn tổ chức các trò chơi về an toàn giao thông để trẻ khắc sâu kiến thức

đ) Trả trẻ:

Trước mỗi giờ trả trẻ, trong thời gian ngồi đợi phụ huynh đến đón, tôi thường kết nối mạng cho các cháu xem chương trình “Tôi yêu Việt Nam” Từ chương trình này sẽ sẽ học hỏi được nhiều điều về an toàn giao thông, nhận biết được những hành vi đúng, hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông Đây cũng là cách tôi đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh trường hợp trẻ tự ý đi về một mình khi ba

mẹ chưa đến đón kịp

Tóm lại, để cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng thực hiện an toàn giao thông là cả một quá trình hướng dẫn và giáo dục trẻ một cách kiên trì.Tôi đã tận dụng giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, khi nào có điều kiện dù chỉ là rất ít

Biện pháp 5: Sưu tầm, lựa chọn và tổ chức các trò chơi về an toàn giao thông cho trẻ

Đây là biện pháp rất gần gũi trẻ trong các hoạt động, tôi thường đưa các câu đố, trò chơi, hò vè vào vì trẻ 5- 6 tuổi là lứa tuổi ham thích vui chơi, thích được học mà chơi, chơi mà học Việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là một hoạt động khó khăn nếu giáo viên không biết nhẹ nhàng đưa các quy tắc giao thông vào trong các trò chơi dành cho trẻ Các trò chơi càng mới lạ, càng sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn Chính vì vậy, bản thân tôi luôn không ngừng tìm tòi, sưu tầm và sáng tác một số trò chơi để đưa vào giáo dục an toàn giao thông cho trẻ

* VD trò chơi: Đi đúng luật, đèn hiệu giao thông, nhìn nhanh, nói đúng, hãy chọn đúng tín hiệu đèn màu… qua các trò chơi giúp trẻ khắc sâu hơn về luật lệ

an toàn giao thông

* VD câu đố: Nghe câu đố đoán tên biển báo

Trang 8

Vòng tròn ngoài màu đỏ Mũi tên thẳng nằm trong Một vạch đỏ kẻ chéo Biển báo hiệu gì đây? ( Biển cấm đi thẳng)

Ví dụ: Biển gì hình gì kỳ lạ

Có 8 cạnh nối nhau Nhìn chữ bạn nên biết Stop! Dừng lại ngay! ( Biển dừng lại)

- Qua việc sáng tạo hinh thức tổ chức và cải tiến một số trò chơi trong việc dạy an toàn giao thông cho trẻ tôi thấy đạt kết quả rõ rệt:

+ Trẻ tích cực hoạt động không nhàn chán mệt mỏi

+ Thi nhau trả lời các câu hỏi + Tự đặt câu hỏi cho cô và các bạn

Biện pháp 6: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc

giáo dục an toàn giao thông cho trẻ:

Hằng ngày, ngoài thời gian ở lớp cùng cô giáo và bạn bè thì phần lớn thời gian còn lại trẻ ở bên gia đình, bên bố mẹ Vì vậy mà những biểu hiện, tác động của phụ huynh đối với trẻ cũng đóng vai trò quan trọng không kém gì cô giáo Người lớn luôn là tấm gương để trẻ noi theo, học theo, những hành vi không tốt của người lớn khi được trẻ bắt chước sẽ để lại những vết nhơ trong tâm hồn trẻ Vì thế, trong quá trình giáo dục an toàn giao thông cho trẻ thì việc tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh là một biện pháp đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu

Để thực hiện được điều này, tôi tăng cường công tác tuyên truyền để phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện an toàn giao thông Tôi thuyết phục và minh chứng để phụ huynh hiểu được rằng mọi tác động hay hành vi của người lớn đều ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và biểu hiện của con trẻ Việc giáo dục an toàn giao thông cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình nữa Muốn giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao thì phụ huynh phải là lực lượng tiên phong đi đầu để con trẻ noi theo

- Tuyên truyền qua góc phụ huynh:

“ Trăm nghe không bằng một thấy” Chính vì vậy góc phụ huynh của lớp tôi được đặc biệt chú ý bởi những hình ảnh, nội dung tuyên truyền phong phú về an toàn giao thông và nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ và được thay đổi thường xuyên nên rất được phụ huynh chú ý mỗi khi đón trả trẻ

- Tuyên truyền qua các buổi gặp mặt trong kế hoạch truyền thông của lớp: Đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch truyền thông cho lớp, cứ hai tháng tổ chức một lần, nội dung truyền thông tôi luôn dành nhiều thời gian cho công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình giáo dục an toàn giao thông, qua các buổi truyền thông phụ huynh trang bị thêm nhiều kiến thức vê an toàn giao thông

Trang 9

Thông qua cách làm này góp phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân

và các ban ngành đoàn thể hiểu sâu hơn về ngành học, đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người

Tôi đã đề nghị phụ huynh mua mũ bảo hiểm cho trẻ và thực hiện việc đội

mũ cho trẻ từ nhà đến trường, từ trường về nhà và khi nào trẻ ngồi trên xe máy Phụ huynh đồng tình ủng hộ với ý kiến này và 90% trẻ ở lớp tôi có và đội mũ bảo hiểm khi đi học

Ngoài ra, tôi còn vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu từ phế thải ủng hộ cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi về giao thông

Như vậy, với phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, dần dần tôi đã làm cho mọi người, mọi nhà cũng như các bậc phụ huynh nhận thức được sự cần thiết trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Đây chính là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho tôi trong suốt quá trình giáo dục cho an toàn giao thông cho trẻ

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

+ Thuận lợi:

Giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đúng với chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương của lớp mà xây dựng kế hoạch giảng dạy

- Bản thân tôi là giáo viên dạy giỏi cấp trường trong nhiều năm và có tâm huyết với nghề, ham học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy để tìm

ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động

- Đồng nghiệp cùng phụ trách lớp là giáo viên dạy giỏi và nhiệt tình trong công việc

- Trẻ ở cùng độ tuổi, thông minh, nhanh nhẹn, có nề nếp trong học tập

- Phụ huynh quan tâm phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ Trường, lớp được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, diện tích phòng học rộng, thoáng mát, khang trang, đẹp có đủ ánh sáng, lớp đều được trang bị đầy đủ thiết bị như máy vi tính, ti vi 43 in, phần mềm Kidsmart, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng theo Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo, sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại danh mục đồ dùng - đồ chơi

+ Khó khăn:

Trẻ tiếp thu kiến thức về tầm quan trọng của giáo dục an toàn giao thông chưa đồng đều

Tuy nhiên, trong những năm qua, việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng vẫn chưa được giáo viên chú trọng và quan tâm đúng mức Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ chưa được thực hiện xuyên suốt trong các chủ đề mà nó chỉ được thực hiện chủ yếu ở chủ đề “ Giao thông ”, nội dung giáo dục cho trẻ chỉ mới ở việc giáo viên cung cấp cho trẻ một số kiến thức đơn giản về giao thông, hướng dẫn trẻ làm theo, học theo một

Trang 10

cách bắt buộc mà chưa đi sâu vào giáo dục trẻ hiểu được ý nghĩa của từng hành vi khi tham giao thông, để từ đó giúp trẻ có những nhận thức đúng đắn, hình thành thói quen tự giác thực hiện các hành vi văn hoá khi tham gia giao thông Bên cạnh

đó, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ còn hạn chế, trẻ ít được trải nghiệm thực tế với đồ thật, vật thật Phần lớn chúng chỉ được tìm hiểu về giao thông qua lời giảng của cô, qua các hình ảnh Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho trẻ

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:

Trước tiên giáo viên phải nắm được các quy định cơ bản về luật giao thông đường bộ một số nghị định của chính phủ ban hành như nghị định 171/2013/NĐ-CP…, một số văn bản chỉ đạo mang tính pháp quy về an toàn giao thông… để từ

đó xác định mục tiêu, nội dung giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ một cách phù hợp

Giáo viên chủ động sáng tạo ra một số phương tiện giao thông, biển báo, mũ bảo hiểm, đèn tín hiệu giao thông… bằng nguyên vật liệu phế thải Cải biên lời các bài hát, hò ba lý, đồng dao, các trò chơi dân gian để làm phong phú nội dung

an toàn giao thông nhằm tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động

Tổ chức lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào các phương pháp dạy học và hoạt động trong giờ đón trả trẻ, vào các hội thi an toàn giao thông tạo sân chơi bổ ích và góp phần phát huy tính tích cực của trẻ

Tạo môi trường an toàn giao thông cho trẻ hoạt động

Nắm bắt và vận dụng tốt phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ

2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến này tôi đã áp dụng tại trường MG Đại Thạnh mà không cần phải tốn bất kỳ chi phí nào và có thể áp dụng rộng rãi cho các đơn vị hoặc các bậc học khác Nếu thực hiện tốt các giải pháp đã nêu sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo

dục an toàn giao thông cho học sinh MG 5 - 6 tuổi

2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo

ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

- Lợi ích kinh tế: Sử dụng nguyên vật liệu áp dụng vào đề tài đã tiết kiệm được kinh phí cho nhà trường trong việc mua sắm đồ dùng cho trẻ học

- Lợi ích xã hội: Nhằm nâng cao kiến thức chấp hành đúng về luật lệ an toàn giao thông cho giáo viên, nhân viên trong trường, kỹ năng tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về luật lệ an toàn giao thông Cải thiện môi trường lớp học, môi

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

w