1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài chế phẩm sinh học dung dịch đuổi muỗi từ thực vật

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Theo yêu cầu của Trung tâm y tế địa phương, các cơ quan đoàn thể, các hộ gia đình phải có biện pháp để phòng chống và loại trừ các ổ dịch sốt xuất huyết, trong đó biện pháp tốt nhất là d

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Theo thông tin từ tổ chức WHO, sốt xuất huyết là bệnh virus do muỗi truyền, bệnh giống như cúm nặng, đôi khi gây ra biến chứng nguy hiểm tiềm tàng gọi là bệnh sốt xuất huyết nặng Sốt xuất huyết là bệnh virus có thể gây ra đại dịch, đang nổi lên nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới Bệnh phát triển mạnh ở các vùng đô thị nghèo, ngoại ô và nông thôn, nhưng cũng ảnh hưởng đến các khu dân cư khác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết toàn cầu đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua Ước tính hiện nay có đến 50 - 100 triệu ca sốt xuất huyết hàng năm tại hơn 100 quốc gia có dịch, gây nguy cơ cho gần một nửa dân số thế giới

Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam năm 2022, tại thành phố Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 25/11, toàn thành phố ghi nhận 14.872 ca mắc, 18 ca tử vong; số ca mắc tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 539/579 xã, phường, thị trấn Type virus Dengue lưu hành đã xác định được là DENV1 và DENV2, DENV4 Toàn thành phố ghi nhận tổng cộng 871 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện Hiện tại còn 143 ổ dịch đang hoạt động tại 24 quận, huyện, trong đó một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân: thôn Bùng - Phùng Xá - Thạch Thất, Phượng Trì - Thị trấn Phùng - Đan Phượng, Ngọc Đình - Hồng Dương - Thanh Oai

Báo cáo gần đây của ngành Y tế huyện Ba Vì cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện đã diễn biến rất phức tạp Trong đó, có 29/31 xã, thị trấn đã có ca mắc sốt xuất huyết với 222 trường hợp, tăng 7,4 lần so với năm 2022, một số địa phương có nhiều ca mắc là xã Vạn Thắng, Vật Lại, Tản Hồng, Ba Trại, Phú Châu Hiện trên địa bàn huyện có 5 ổ dịch đang hoạt động ở xã Ba Trại, Phú Cường, Vật Lại

Với tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, trong khi chưa có 1 loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa trị được bệnh sốt xuất huyết, thì việc phòng chống, đuổi muỗi – vật chủ trung gian truyền virus dengue – đang là vấn đề cấp thiết

Theo yêu cầu của Trung tâm y tế địa phương, các cơ quan đoàn thể, các hộ gia đình phải có biện pháp để phòng chống và loại trừ các ổ dịch sốt xuất huyết, trong đó biện pháp tốt nhất là diệt đuổi muỗi, diệt bọ gậy quanh nơi sinh sống, loại trừ môi trường sống của chúng Thực tế việc sử dụng các sản phẩm diệt muỗi hiện nay có trên thị trường như thuốc diệt muỗi, nhang muỗi … thường chứa các hóa chất gây hại cho sức khỏe con người và không thân thiện với môi trường

Từ tất cả những lí do như vậy, nhóm đề tài muốn sáng chế ra một loại dung dịch đuổi muỗi có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe con

Trang 2

người và đặc biệt là tiết kiệm chi phí Nhóm chúng em quyết định lựa chọn và

xây dựng đề tài: “CHẾ PHẨM SINH HỌC DUNG DỊCH ĐUỔI MUỖI TỪ THỰC VẬT”

2 Giả thuyết khoa học, mục đích và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Giả thuyết khoa học

Ý tưởng khoa học của đề tài là tạo ra một chế phẩm sinh học thân thiện môi trường có khả năng đuổi muỗi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Nguyên liệu của đề tài là cây sả (tên gọi khoa học là Cymbopogon citratus) loài thực vật này có ở các địa phương trong cả nước

Mặt khác cách thức làm ra chế phẩm sinh học đuổi muỗi này không phức tạp, dễ làm, dễ bảo quản và dễ sử dụng Do vậy khả năng ứng dụng của đề tài có thể nhân rộng khắp trên cả nước

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tạo dung dịch đuổi muỗi từ cây sả (tên gọi khoa học là Cymbopogon citratus)

- Dung dịch đuổi muỗi phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thân thiện môi trường, dễ làm và dễ sử dụng

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Một là, sử dụng nguyên liệu thực vật nào để điều chế dung dịch đuổi muỗi hiệu quả nhưng phải an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường?

Hai là, sử dụng phương pháp nào để đều chế dung dịch đuổi muỗi từ thực vật vừa đảm bảo dễ làm, dễ sử dụng, có thể bảo quản trong thời gian dài?

Ba là, hiệu quả và khả năng ứng dụng trong thực tiễn của sản phẩm?

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Qua nhiều lần thực nghiệm trên nhiều loại thực vật khác nhau chúng em đã chọn ra loại thực vật giúp tạo ra dung dịch vừa có khả năng đuổi muỗi tốt, mùi hương dễ chịu, thân thiện với môi trường, chi phí thấp, loại thực vật đó chính là cây sả

Cây sả được biết đến là một loại gia vị rất quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Không chỉ vậy, cây sả còn được dùng rất phổ biến với những tác dụng đặc biệt hữu ích đối với sức khỏe Đồng thời, sả cũng được dùng làm nguyên liệu sản xuất ra nhiều sản phẩm làm đẹp và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như cuộc sống

Trong nghiên cứu này, chúng em tiến hành nghiên cứu ra dung dịch đuổi muỗi hiệu quả, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, chi phí thấp từ củ của cây sả

Trang 3

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thu thập, phân loại, tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát thực địa: Trực tiếp quan sát cây sả, các đặc điểm cấu

tạo của cây sả

+ Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng phát triển của muỗi và các

phương pháp tiêu diệt muỗi tại gia đình

+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm với nhiều loại lá cây để

kiểm tra chất lượng, tìm ra dung dịch đuổi muỗi tốt nhất

+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm chế tạo dung dịch đuổi muỗi từ củ

cây sả

3.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Đây là phương pháp quan trọng trong việc thu thập dữ liệu và xử lý số liệu nhằm tăng độ chính xác Phương pháp này dùng để thống kê với độ chính xác 95%, phân tích số liệu Sử dụng phần mềm Microft Office Excel 2010 và máy tính casio fx-500MS

3.2.3 Thiết kế nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: 86 gia đình thuộc thôn Tri Lai và thôn Đồng Bảng, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội

Chế phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên an toàn, thân thiện không gây độc hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng môi trường như các thuốc diệt muỗi nguồn gốc hóa học Bên cạnh đó, chế phẩm còn giúp thư giãn, diệt khuẩn và tạo mùi hương cho môi trường sống

Trang 4

Phương pháp điều chế không cần chưng cất như cách chiết xuất tinh dầu sả thông thường nên rất dễ làm

4.2 Giá trị ứng dụng của đề tài

Qua nghiên cứu, chúng em nhận thấy tính ứng dụng của đề tài:

Đề tài đã được ứng dụng trong gia đình ở các thôn Đồng Bảng và thôn Tri Lai, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội Bước đầu đã cho kết quả rất tốt về khả năng đuổi muỗi, hạn chế muỗi đốt lây truyền dịch bệnh Qua nội dung nghiên cứu của để tài, tương lai nhóm sẽ nhân rộng phương pháp làm và ứng dụng chế phẩm này tới các thôn, xã, huyện khác và trên cả nước qua các kênh thông tin xã hội

Kết quả của đề tài có thể được dùng trong việc dạy và học trong nhà trường phổ thông Cụ thể:

+ Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp Phương pháp tách các chất – KHTN 6 + Bài 24: Virus – KHTN 6

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng Ấu trùng muỗi sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành bọ gậy hay loăng quoăng , rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước

1.2 Muỗi và sức khoẻ của con người

Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh, làm nhiều bệnh nhân tử vong Vì vậy cách

Trang 5

tốt nhất để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát là tiêu diệt muỗi vật trung gian truyền bệnh hoặc làm muỗi tránh xa không thể truyền bệnh được cho người

1.3 Các phương pháp diệt muỗi đang được sử dụng hiện nay 1.3.1 Phương pháp sinh học

- Sử dụng thiên địch để diệt muỗi như nuôi cá, lươn, chuồn chuồn, thạch sùng, thằn lằn, dơi… để chúng bắt muỗi hoặc ăn các ấu trùng trong nước Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng lại phụ thuộc vào sự sinh trưởng của các loài thiên địch

- Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với muỗi đực thường, giảm tỷ lệ sinh của muỗi Phương pháp này lại quá phức tạp đòi hỏi công nghệ kĩ thuật cao

- Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao

- Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ

- Lưới cửa, là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở

Các phương pháp này rất cần thiết nhưng có nhược điểm là không diệt được triệt để muỗi

1.3.3 Phương pháp hóa học

- Sử dụng Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà

khi mọi người đi vắng Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài

- Sử dụng thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà mèo, nepetalactone, tinh dầu sả hay tinh dầu bạch đàn (còn gọi là dầu khuynh diệp)

- Sử dụng hóa chất đặc trị chuyên dùng: áp dụng quy trình kỹ thuật phun thuốc

sát trùng

Trang 6

Các phương pháp hóa học có tác dụng xua đuổi hoặc diệt muỗi hiệu quả nhưng lại gây độc cho con người

2 Đuổi muỗi bằng dung dịch chiết xuất từ thực vật 2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn

- Sử dụng các phương pháp diệt muỗi hoàn toàn (như nuôi thiên địch, đèn bẫy, vợt điện, phun thuốc, nhang muỗi…) thường chỉ áp dụng được trên một diện tích nhỏ, không thuận tiện lại thường ảnh hưởng đến sức khỏe con người Vì vậy cách tốt nhất là sử dụng những hương liệu tự nhiên, chiết xuất ra các chai nhỏ có thể mang theo bên người mọi lúc mọi nơi, có tác dụng xua đuổi muỗi

- Thành phần hóa học trong lá cây sả có chất khiến muỗi tránh xa

- Sử dụng cồn là dung môi tốt có thể tách chiết dịch chứa các chất trong mẫu thực vật Dịch chiết được bảo quản trong cồn 700 sẽ sử dụng được lâu dài

- Thực tế lá cây sả (tên gọi khoa học là Sympobogon citratus) đã được ứng dụng

phổ biến để chiết xuất tinh dầu có nhiều tác dụng như chống côn trùng, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, làm nước hoa và có tác dụng thư giãn

2.2 Đặc điểm mẫu thực vật (cây sả)

Sả chanh tên khoa học là Sympobogon citratus là một loài thực vật thuộc

chi Sả, họ Lúa (Poaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm Tên gọi thông thường là sả

Sả thuộc loại cây một lá mầm, thân cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0,8 đến 1,5 m, có khi cao hơn Thân rễ trắng hay hơi tím Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá hơi nhám, các bẹ lá cuốn chặt vào nhau (thường gọi là củ) Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống Toàn thân của cây có mùi thơm đặc biệt do chứa tinh dầu

Trong sả có nhiều thành phần hóa học, trong đó có chất Citral có khả năng chống côn trùng và hiệu quả cao đối với muỗi Tinh dầu sả chiết xuất từ cây sả chanh chứa 65,04% citral

Trang 7

- Lấy phần củ của cây sả (Sympobogon citratus)

- Rửa sạch và để ráo nước mẫu

- Sau 3 ngày, đem xay nhuyễn hỗn hợp bằng máy xay sinh tố, tiếp tục ủ hỗn hợp trong 3 tuần để tinh dầu sả tiết ra

- Tách phần dung dịch ra khỏi bã mẫu bằng phương pháp lọc, đựng phần dung dịch vừa thu được vào các lọ đựng hoặc lọ xịt để tiện sử dụng và bảo quản

Bước 3 Bảo quản chế phẩm

- Đậy kín lọ và bảo quản trong điều kiện bình thường không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nhiệt độ cao

3.3 Cách sử dụng chế phẩm dung dịch đuổi muỗi từ thiên nhiên

- Chế phẩm được bảo quản có thể sử dụng trong thời gian lâu dài - Xịt trực tiếp lên người, quần áo hoặc các góc nhà có nhiều muỗi

4 Đánh giá kết quả thu được khi ứng dụng vào thực tế 4.1 Địa điểm ứng dụng

Tại 86 hộ gia đình học sinh lớp 8B và 8C trường THCS Đồng Thái, thuộc thôn Đồng Bảng và thôn Tri Lai , xã Đồng Thái, huyện Ba Vì

+ Thôn Đồng Bảng gồm 72 gia đình:

Trong đó: 36 gia đình học sinh lớp 8B và 36 gia đình học sinh lớp 8C + Thôn Tri Lai gồm 14 gia đình:

Trong đó: 9 gia đình học sinh lớp 8B và 5 gia đình học sinh lớp 8C

4.2 Triển khai ứng dụng – Kết quả ứng dụng

Trang 8

4.2.1 Thời gian: trực tiếp triển khai ứng dụng và thu kết quả trong 5 ngày từ

ngày 4/7/2023 – 8/7/2023 (vào mùa mưa, thời tiết nồm, ẩm nên muỗi xuất hiện nhiều)

4.2.2 Phương pháp: Chia 2 nhóm:

* Nhóm mẫu: Chọn 10 gia đình được đánh số từ 1 đến 10: Ứng dụng trước

- Tiêu chí chọn nhóm mẫu: Chọn những gia đình ở những địa điểm có khả năng

xuất hiện nhiều muỗi như nhà có vườn, nhiều cây cối, gần ao, hồ, mương nước, rãnh, đồng ruộng…

- Mục đích: Lấy căn cứ kết quả thu được ở nhóm mẫu để làm căn cứ xác định

tác dụng đuổi muỗi của dung dịch làm từ cây sả và số lần ứng dụng chế phẩm/ngày đạt hiệu quả tốt nhất

- Cụ thể:

+ Thôn Đồng Bảng: 5 gia đình:

Gia đình 1: Gia đình bạn Chu Xuân Lâm Khánh lớp 8B Gia đình 2: Gia đình bạn Phùng Thị Phương Linh lớp 8C Gia đình 3: Gia đình bạn Phùng Thị Anh Thư lớp 8B Gia đình 4: Gia đình bạn Phùng Hạ Vy lớp 8B

Gia đình 5: Gia đình bạn Chu Tiến Dũng lớp 8B + Thôn Tri Lai : 5 gia đình:

Gia đình 6: Gia đình bạn Phùng Gia Bảo lớp 8C

Gia đình 7: Gia đình bạn Nguyễn Ngọc Khánh Phương lớp 8C Gia đình 8: Gia đình bạn Nguyễn Cao Phong lớp 8B

Gia đình 9: Gia đình bạn Phùng Minh Quyết lớp 8C Gia đình 10: Gia đình bạn Phùng Kim Trường lớp 8C

- Nhóm ứng dụng: 76 gia đình còn lại: sau khi ứng dụng ở nhóm mẫu

4.2.3 Kết quả thu được của ứng dụng:

Gia đình đối chứng

Gia đình thí nghiệm

Gia đình đối chứng Gia đình 1 Gia đình 2 Gia đình 3 Gia đình 4 Số lượng

muỗi Giảm nhiều Rất nhiều

Có giảm nhưng

ít Rất nhiều Ảnh hưởng Ít bị muỗi đốt, Bị muỗi đốt Bị muỗi đốt Bị muỗi

Trang 9

đến sức khỏe mùi hương dễ chịu

nhiều nhiều, mùi hương chỉ lưu khoảng 30 phút

Gia đình đối chứng

Gia đình thí nghiệm

Gia đình đối chứng Gia đình 5 Gia đình 6 Gia đình 7 Gia đình 8 Số lượng

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Ít bị muỗi đốt, mùi hương nồng, hơi khó

chịu

Bị muỗi đốt nhiều

Ít bị muỗi đốt, mùi hương dễ

chịu

Bị muỗi đốt nhiều

Ngày 3: Tiến hành phun dung dịch đuổi muỗi tại gia đình số 9, cách 3 tiếng phun 1 lần

Đặc điểm Gia đình thí nghiệm Gia đình đối chứng

Số lượng

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Ít bị muỗi đốt, mùi hương dễ

Nhận xét: Sau khi ứng dụng chế phẩm trên 5 gia đình và đối chứng với 5

Như vậy, chế phẩm dung dịch có tác dụng trong việc đuổi muỗi, hạn chế muỗi đốt và an toàn với người sử dụng

Trang 10

Ngày 4: Tiến hành phun dung dịch đuỗi muỗi ở cả 10 gia đình Thu hồi đánh giá của gia đình học sinh ở các mức: Tốt – Khá – Trung bình – Không tốt cho các hiện tượng chung về khả năng đuổi muỗi, qua phiếu đánh giá:

Gia đình mẫu

1 tiếng sau khi ngừng ứng dụng

2 tiếng sau khi ngừng ứng dụng

3 tiếng sau khi ngừng ứng dụng

4 tiếng sau khi ngừng ứng dụng

5 tiếng sau khi ngừng ứng dụng Gia đình…

Kết quả thu được như sau:

Gia đình mẫu

1 tiếng sau khi ngừng ứng dụng

2 tiếng sau khi ngừng ứng dụng

3 tiếng sau khi ngừng ứng dụng

4 tiếng sau khi ngừng ứng dụng

5 tiếng sau khi ngừng ứng dụng Gia đình 1 Tốt Tốt Khá Trung bình Không tốt

Gia đình 3 Trung bình Không tốt Không tốt Không tốt Không tốt

Gia đình 4 Tốt Khá Khá Trung bình Không tốt

Gia đình 7 Tốt Tốt Trung bình Trung bình Không tốt

Gia đình 8 Khá Khá Trung bình Trung bình Không tốt

Gia đình 9 Tốt Khá Khá Trung bình Không tốt

Gia đình 10 Tốt Tốt Khá Trung bình Không tốt

Nhận xét: Hiệu quả đuổi muỗi của chế phẩm bị giảm dần theo thời gian: 5

tiếng sau khi ngừng ứng dụng hiệu quả đuổi muỗi của chế phẩm gần như không còn (7/10 gia đình đánh giá Không tốt) Vì vậy để phát huy công dụng đuổi muỗi tốt nhất cứ sau 4 tiếng tiến hành phun lại 1 lần vào những ngày số lượng muỗi nhiều, những ngày số lượng muỗi ít có thể tăng số giờ phun lại

* Nhóm ứng dụng: Ngày 5: Tiến hành phun dung dịch ở cả 86 gia đình và đánh giá ứng dụng ở mức Rất tốt – Tốt – Bình thường – Không tác dụng

Phản hồi từ gia đình học sinh được ứng dụng sản phẩm dung dịch đuổi muỗi Thu nhận phản hồi bằng phiếu đánh giá:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w