1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp về công tác kiểm sát thi hành Án dân sự tại viện kiểm sát nhân dân thành phố buôn ma thuột

29 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

A . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho Bản án, Quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 1992 và năm 2013 (Điều 106) đã quy định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành". Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Hội đồng Nhà nước trước đây, nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và gần đây là Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Quốc hội đã ban hành Luật Thi hành án dân sự năm 2008, đến nay Quốc hội đã ban hành Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Quyết định thi hành án là quyết định mở đầu cho cả quá trình tổ chức thi hành án, bao trùm toàn bộ quá trình thi hành án. Hoạt động tổ chức thi hành án được bắt đầu từ khi có quyết định thi hành, quyết định này có tính bắt buộc thi hành đối với các chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, các cơ quan, tổ chức công dân trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, trên thực tế khi thi hành các quyết định này Cơ quan thi hành án vẫn còn một số sai phạm trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Vì vậy, để công tác thi hành án dân sự được thi hành đúng quy định pháp luật thì vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự là hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo việc tổ chức thi hành bản án, quyết định được thi hành đúng quy định pháp luật, kịp thời phát hiện những vi phạm để yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm trong hoạt động tư pháp…Vì vậy, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp về công tác kiểm sát Thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột” để làm khóa luận. Qua đó, giúp nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề đang còn tồn tại, khó khăn khi kiểm sát giải quyết và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc Thi hành án của Cơ quan Thi hành án.

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phạm vi, thời gian nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu khóa luận 3

B CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 3

1.1 Một số vấn đề chung về kiểm sát thi hành án dân sự 3

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.1.2 Vai trò công tác kiểm sát thi hành án dân sự 5

1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHÔ BUÔN MA THUỘT 9

2.1 Đặc điểm tình hình Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 9

2.2 Thực trạng công tác kiểm sát Thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 10

2.2.1 Những kết quả đạt được 10

2.2.2 Hạn chế, tồn tại 18

2.2.3 Nguyên nhân đạt được kết quả và hạn chế, tồn tại 19

2.2.3.1 Nguyên nhân đạt được kết quả 19

2.2.3.2 Nguyên nhân hạn chế, tồn tại 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 21

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột 21

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại thành phố Buôn Ma Thuột 22

3.3 Kiến nghị 24

C KÉT LUẬN 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho Bản án, Quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước Hiến pháp năm 1992 và năm

2013 (Điều 106) đã quy định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành" Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng,

Hội đồng Nhà nước trước đây, nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và gần đây là Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Quốc hội đã ban hành Luật Thi hành án dân sự năm 2008, đến nay Quốc hội đã ban hành Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014

Quyết định thi hành án là quyết định mở đầu cho cả quá trình tổ chức thi hành án, bao trùm toàn bộ quá trình thi hành án Hoạt động tổ chức thi hành án được bắt đầu từ khi có quyết định thi hành, quyết định này có tính bắt buộc thi hành đối với các chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án, các cơ quan, tổ chức công dân trong phạm vi trách nhiệm của mình

Tuy nhiên, trên thực tế khi thi hành các quyết định này Cơ quan thi hành án vẫn còn một số sai phạm trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự Vì vậy, để công tác thi hành án dân sự

Trang 3

được thi hành đúng quy định pháp luật thì vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự là hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo việc tổ chức thi hành bản án, quyết định được thi hành đúng quy định pháp luật, kịp thời phát hiện những vi phạm để yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm trong

hoạt động tư pháp…Vì vậy, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp về công tác kiểm sát Thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột” để làm khóa luận Qua đó, giúp nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề đang còn

tồn tại, khó khăn khi kiểm sát giải quyết và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng công tác kiểm sát việc Thi hành án của Cơ quan Thi hành án

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy tiến độ giải quyết việc thi hành án dân sự Góp phần thúc đẩy Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm sát thi hành án dân sự, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian 03 năm (2019 - 2021), đồng thời đề ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát thi hành án dân sự của ngành kiểm sát nhân dân nói chung, của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng theo tinh thần cải cách tư pháp

3 Phạm vi, thời gian nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột

Về thời gian: Từ năm 2019 - 2021

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênnin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật

Chủ yếu sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ những vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực trạng hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thống kê từ thực tế, từ cơ sở phân tích những số liệu thống kê để có cơ sở để chứng minh những vấn đề đã đưa ra

Tham khảo ý kiến của những nhà nghiên cứu thông qua các phương tiện thông tin như sách, báo, tạp chí kiểm sát, khoa học pháp lý, website … để xử lý, tổng hợp những thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu Từ đó phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến của bản thân để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu

5 Kết cấu khóa luận: Gồm 3 phần

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và các quy định pháp luật về công tác kiểm sát Thi hành án dân sự

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm sát thi hành án dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân thành phô Buôn Ma Thuột

Chương 3 : Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC QUY

CỦA ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.1 Một số vấn đề chung về kiểm sát thi hành án dân sự

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm Thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng, độc lập của tố tụng dân sự, là hoạt

động mang tính hành chính - tư pháp của Nhà nước do cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước để đưa bản án, quyết định của Tòa án; Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, được thực hiện trên thực tế, nhằm bảo vệ trật tự pháp luật và

bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức

Khái niệm Kiểm sát thi hành án dân sự

Trong cuộc sống luôn phát sinh những tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức với nhau, như: Tranh chấp hợp đồng dân sự, tranh chấp về hôn nhân gia đình, tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp chia di sản thừa kế v.v… Hoặc trong những vụ án hình sự có liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại, tài sản mà quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm khi đó cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và sẽ diễn ra quá trình tố tụng hay quá trình giải quyết các vụ án, quá trình này phải tuân theo thủ tục bắt buộc do pháp luật quy định, được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án Tuy nhiên, phán quyết của Tòa án chỉ là kết quả kết quả về mặt pháp lý Trên thực tế, để

Trang 6

bảo vệ quyền lợi của mình bên thắng kiện (bên có quyền) có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án thi hành đối với Bản án, quyết định đó của Tòa án và việc tổ chức thi hành đó gọi là Thi hành án Tuy nhiên để bản án, quyết định đó được thực thi trên thực tế đúng quy định pháp luật thì Công tác kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật quy định để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thi hành án dân sự đảm bảo việc giải quyết, thi hành các phán quyết có căn cứ, kịp thời và đúng pháp luật

1.1.2 Vai trò công tác kiểm sát thi hành án dân sự

Kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những khâu kiểm sát hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa Kiểm sát thi hành án dân sự có vai trò rất quan trọng được tiến hành bởi một chủ thể duy nhất là Viện kiểm sát nhân dân Việc thực hiện kịp thời và hiệu quả công tác kiểm sát việc thi hành án dân sự sẽ góp phần quan trọng trong việc thi hành đúng quy định của pháp luật các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật cũng như tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật

1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Việt Kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát Thi hành án dân sự

Công tác kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những công tác thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn khác Quyết định thi hành án dân sự và các quyết định về thi hành án đều được ban hành trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định gồm: Quyết định thi hành án chủ động (do Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định) và quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu cũng do Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra

Trang 7

quyết định nhưng khi có đơn yêu cầu của người được thi hành án và phạm vi mỗi quyết định hàm chứa những nội dung khác nhau Để làm rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền ban hành quyết định và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân khi tiến hành kiểm sát các quyết định về thi hành án, trước hết cần kiểm sát tính có căn cứ, đúng pháp luật của các quyết định về thi hành án; thẩm quyền ban hành, nội dung và hiệu lực thi hành Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên thụ lý hồ sơ chỉ được ban hành các quyết định mà nội dung các quyết định phải tuân theo pháp luật, theo đúng nội dung phán quyết của Toà án

Theo quy định tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, thì Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gồm: Thực hành quyền công tố, kiểm sát

hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 2);

Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp trong việc giải quyết vụ án, việc thi hành án, việc giải quyết

khiếu nại, tố cáo … (khoản 1 Điều 4); Kháng nghị, kiến nghị khi có vi phạm pháp

luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị đối với cơ quan, tổ chức, cá

nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật (khoản 2 Điều 5) Kiểm sát toàn bộ quá trình thi hành án dân sự, thi hành án hành chính của Cơ quan thi hành án dân sự (Điều 28)

Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, ban hành kết luận kiểm sát, thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật

(Điều 30)

Tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định

những bản án, quyết định được thi hành gồm những bản án đã có hiệu lực pháp luật

như “Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã

Trang 8

được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 15 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án; Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản” và những bản án,

quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo,

kháng nghị như “Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”

Khoản 2 Điều 12 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

trong việc thi hành án dân sự như “Kiểm sát việc cấp, chuyển giao, giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án; Yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới ra quyết định về thi hành án, gửi các quyết định về thi hành án; thi hành đúng bản án, quyết định; tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; yêu cầu cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án theo quy định của Luật này; Trực tiếp kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; ban hành kết luận kiểm sát khi kết thúc việc kiểm sát; Tham gia phiên họp của Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân; Kiến nghị xem xét hành vi, quyết định liên quan đến thi hành án có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp hoặc cấp dưới, yêu cầu khắc

Trang 9

phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm; kiến nghị cơ quan, tổ chức liên quan có sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý khắc phục nguyên nhân, điều kiện dẫn tới vi phạm pháp luật và áp dụng các biện pháp phòng ngừa; Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật”

Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 còn quy định kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền yêu cầu kiến nghị đối với Cơ quan

Thi hành án cùng cấp và cấp dưới và các cơ quan,tổ chức cá nhân khác (Điều 159)

Quyền kháng nghị Viện kiểm sát đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên có vi phạm, thời hạn cùng cấp là 15 ngày, cấp trên trực tiếp là 30 ngày

(Điều 160) Quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án trong việc trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát (Điều 161)

Ngoài ra, quyền hạn của Viện kiểm sát còn được quy định trong Quy chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự, hành chính; Các văn bản hướng dẫn chuyên ngành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Quyết định số 810/QĐ-VKSTC ngày 20/12/2016 về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát THADS, THAHC; Quyết định số 94/QĐ-VKSTC ngày 22/3/2021 ban hành quy chế về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại cơ quan THADS và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS, THAHC v.v

Khi tiến hành kiểm sát các quyết định, trước hết cần kiểm sát tính có căn cứ, đúng pháp luật của quyết định thi hành án và các quyết định về thi hành án; cần làm rõ quyết định đó có căn cứ vào văn bản pháp luật nào; thẩm quyển ban hành, thời hạn

Trang 10

ban hành quyết định có phù hợp quy định pháp luật hay không Ví dụ: Việc ra quyết định thi hành án theo đơn phải căn cứ khoản 1 Điều 23, Điều 35, khoản 1 Điều 36 và khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014

Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên thụ lý hồ sơ chỉ được ban hành các quyết định mà nội dung các quyết định phải tuân theo pháp luật, theo đúng nội dung phán quyết của Tòa án hoặc các phán quyết của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự

Ví dụ: Quyết định thi hành án chủ động thì ngoài căn cứ khoản 1 Điều 23, Điều 35, khoản 2 Điều 36 và khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2014 còn phải căn cứ bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm, hoặc các quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự…

Trang 11

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

2.1 Đặc điểm tình hình Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm Văn hoá - Chính trị - Xã hội của tỉnh Đắk Lắk, là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh Tây nguyên với duyên hải miền trung và miền đông nam bộ Phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar và huyện Buôn Đôn; phía Nam giáp huyện Krông Ana, Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) Diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk, dân số khoảng 502.170 người, có hơn 40 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác như Ê Đê, Gia Rai, M’nông, Tày, Thái, Nùng … Trong đó dân tộc bản địa là người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất Thành phố gồm 13 phường, 8 xã gồm: phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành, Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An; xã Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo, quan hệ hợp tác giao lưu đối nội, đối ngoại được mở rộng; vị thế của Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, Buôn Ma Thuột cũng gặp những khó khăn nhất định trong đó các loại tội phạm và tệ nạn xã hội tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đáng báo động, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi Các tranh chấp dân sự, hành chính giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức với nhau có đăng ký kinh doanh hoặc tranh chấp giữa cá nhân với cơ quan Nhà nước đặc biệt là các tranh chấp về quyền sử dụng đất của hộ

Trang 12

gia đình, tranh chấp về hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng mua bán, tranh chấp chia di sản thừa kế, tranh chấp liên quan trong lĩnh vực hành chính đất đai v.v…ngày càng đa dạng và phức tạp Mà nguyên nhân chủ yếu do giá cả thị trường biến động mạnh, thất thường, nhất là đất đai, nhà ở, các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu, cao su, việc ngân hàng thắt chặt các lãi suất tín dụng, tình hình dich bệnh kéo dài… ảnh hưởng một phần không nhỏ đến đời sống kinh tế của các Doanh nghiệp và người lao động

Viện kiểm sát nhân dân là một trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, trong đó có công tác kiểm sát thi hành án dân sự của Cơ quan thi hành án cùng cấp Theo đó, Viện kiểm sát thành phố Buôn Ma Thuột không ngừng khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành làm tốt vai trò theo luật định, chú trọng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, luôn phối hợp đồng bộ với các khâu công tác khác … Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Ngành Công an, Toà án, Thi hành án để giải quyết kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật trong đó có Công tác kiểm sát thi hành án dân sự

2.2 Thực trạng Công tác kiểm sát Thi hành án tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột:

2.2.1 Những kết quả đạt đƣợc:

Trong thời gian 03 năm (từ 01/12/2018 đến ngày 30/11/2021) công tác kiểm sát thi hành dân sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, cụ thể:

Năm 2019: Tổng số việc dân sự phải thi hành 6.131 việc/914.382.091 đồng, giảm

34 việc, so với cùng kỳ năm 2018 Số việc ủy thác đi 40 việc/18.775.011 đồng Số việc

có điều kiện thi hành 4.506 việc/410.893.446 đồng ( Trong đó: Số việc kết thúc thi hành án 3.195 việc/123.272.560 đồng; Số việc đã thi hành xong 3.097 việc/77.230.120 đồng; Số việc đình chỉ, miễn Thi hành án 98 việc/46.042.440 đồng); Số việc đang thi hành:

Trang 13

1.247 việc/253.389.491 đồng Số việc hoãn thi hành án 62 việc/32.760.839 đồng Số việc tạm đình chỉ thi hành án 01 việc/309.571 đồng Số việc chưa thi hành vì lý do khác

01 việc/1.160.985 đồng Số việc chưa có điều kiện thi hành 1.625 việc/503.488.645 đồng Số việc còn lại 2.936 việc/791.109.531 đồng

Số quyết định về thi hành án dân sự VKS đã kiểm sát 4.626 quyết định Tham gia kiểm sát kê biên tài sản; tiêu hủy vật chứng; giao tài sản 73 cuộc

Năm 2020: Tổng số việc dân sự phải thi hành 6257 việc/908.745.882.000đồng, số

việc ủy thác thi hành án 58 việc/ 96.516.990.000, số việc mới 3379 việc/214.153.341.000 đồng, tăng 52 việc so với cùng kỳ năm 2019 Số việc có điều kiện thi hành án 4481 việc/ 371.689.904.000 đồng (Trong đó: Số việc kết thúc thi hành án 3037việc/96.453.874.000 đồng; Số việc đã thi hành xong 2991 việc/71.945.113.000 đồng; Số việc đình chỉ thi hành án, miễn thi hành án 46 việc/24.478.190.000 đồng) Số việc chưa có điều kiện thi hành 1.776 việc/537.055.978.000 đồng Số việc còn lại

3220 việc/812.292.008.000 đồng)

Số quyết định về thi hành án dân sự Viện kiểm sát đã kiểm sát 4.716 quyết định (trong đó số QĐ về thi hành án dân sự có vi phạm là 74); Số việc kiểm sát việc áp dụng các biên pháp cưỡng chế thi hành án là 68 (trong đó: Kiểm sát kê biên, xử lý tài sản là 45 việc; Kiểm sát việc tiêu hủy vật chứng, tài sản 23 việc); Số việc VKS trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án 43 việc; Số bản án, quyết định Tòa án gửi cho Viện kiểm sát 2310

Viện kiểm sát trực tiếp xác minh 6/105 việc, đạt tỷ lệ 5,71% các việc thi hành án được phân loại chưa có điều kiện thi hành án;

Chủ động tiến hành xác minh: 01/02 việc tạm đình chỉ đạt tỷ lệ 50%; 09/27 việc hoãn thi hành án đạt tỷ lệ 33,3%; 16/51 việc đình chỉ đạt tỷ lệ 31,3%; 13/36 việc miễn giảm thi hành án đạt tỷ lệ 36,1%

Năm 2021: Tổng số việc dân sự phải thi hành 6495 việc/1.147.501.224.000 đồng,

trong đó, Số việc cũ 3220 việc/812.292.008.000 đồng; số việc ủy thác thi hành án 61

Trang 14

việc/20.726.409.000 đồng, số việc mới 3336 việc/355.935.625.000 đồng, giảm 43 việc so với cùng kỳ năm 2020

Số việc có điều kiện thi hành án 4655 việc/578.974.031.000 đồng, trong đó: Số việc kết thúc thi hành án 2983 việc/101.918.853.000 đồng (Số việc đã thi hành xong 2906 việc/63.630.257.000 đồng; Số việc đình chỉ thi hành án, miễn thi hành án 77 việc/38.232.317.000 đồng; Số tiền giảm thi hành án 56.279.000 đồng); Số việc đang thi hành 1563 việc/435.296.808.000 đồng; Số việc hoãn thi hành án 52 việc/39.330.572.000 đồng; Số việc tạm đình chỉ 01 việc/450.000.000 đồng; Số việc chưa thi hành vì lý do khác 56 việc/1.977.798.000 đồng Số việc chưa có điều kiện thi hành 1840 việc/568.527.193.000 đồng Số việc còn lại 3512 việc/1.045.582.371.000 đồng)

Số quyết định về thi hành án dân sự Viện kiểm sát đã kiểm sát 4.539 quyết định (trong đó số QĐ về thi hành án dân sự có vi phạm là 45); Số việc kiểm sát việc áp dụng các biên pháp cưỡng chế thi hành án là 47 (trong đó: Kiểm sát kê biên, xử lý tài sản là 25 việc; Kiểm sát việc tiêu hủy vật chứng, tài sản 22 việc)

Nhìn chung các quyết định Thi hành án đều có căn cứ đúng pháp luật về thẩm quyền, trình tự thủ tục, nội dung, hình thức, thời hạn Tuy nhiên bên cạnh đó thông qua công tác trực tiếp kiểm sát, kiểm sát thường kỳ đã phát hiện một số vi phạm vẫn còn tồn tại trong việc ban hành quyết định về Thi hành án dân sự như: Ra các quyết định về thi hành án nhưng không gửi hoặc gửi chậm cho Viện kiểm sát; ra quyết định thi hành án nhưng không làm thủ thủ tục thông báo cho các đương sự; căn cứ ra quyết định không đúng pháp luật; nội dung quyết định thi hành án không đúng với nội dung của bản án; chậm ra quyết định thi hành án; đã hết thời hạn hoãn thi hành án nhưng không ra quyết định tiếp tục thi hành án; người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không ra quyết định cưỡng chế thi hành án…Qua hoạt động kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân đã phát hiện vi phạm, kịp thời ban hành kiến nghị, đối với Thủ trưởng cơ quan thi hành án và Chấp hành viên trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định thi hành dân sự và các quyết định về thi hành án dân sự Kết

Ngày đăng: 29/07/2024, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN