1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quyền yêu cầu của viện kiểm sát trong công tác giải quyết các vụ, việc dân sự

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Năm 2017, các tranh chấp phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức với nhau có đăng ký kinh doanh hoặc tranh chấp giữa cá nhân với cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là các tranh chấp về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, tranh chấp về hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng mua bán, tranh chấp chia di sản thừa kế, tranh chấp liên quan trong lĩnh vực hành chính đất đai v.v…ngày càng đa dạng và phức tạp. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm khi đó cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình – đây là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Quyền khởi kiện phát sinh sẽ diễn ra quá trình tố tụng hay quá trình giải quyết các vụ án, quá trình này phải tuân theo thủ tục bắt buộc do pháp luật quy định. Trong quá trình giải quyết Tòa án có thể vì điều kiện khách quan hoặc chủ quan làm sai quy định của pháp luật hoặc vận dụng không đúng quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ án hoặc giải quyết vụ án không đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp này đặt ra vấn đề ai sẽ là người đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự khi mà sự hiểu biết của họ về pháp luật có phần hạn chế. Cơ sở pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát trong công tác kiểm sát, giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và các việc khác theo quy định pháp luật (gọi chung là vụ việc dân sự, vụ án hành chính) được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 6; Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014. Bộ luật tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (viết tắt BLTTDS và LTTHC) có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 trên cơ sở kế thừa của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 và LTTHC năm 2010 cơ bản vẫn giữ nguyên các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhưng quy định thêm nhiều điểm mới cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. BLTTDS và LTTHC năm 2015 tiếp tục khẳng định: Tại khoản 1 Điều 21 BLTTDS 2015, quy định: “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật” Tại khoản 1 Điều 25 LTTHC 2015,quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật”

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng

thực hiện quyền yêu cầu trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột

1 Tác giải sáng kiến (chuyên đề):

- Họ và tên: H Mi Chan Niê

- Chức vụ/Chức danh: Kiểm sát viên

- Đơn vị công tác: Viện KSND thành phố Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, ngày 2 tháng 7 năm 2018

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Năm 2017, các tranh chấp phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức với nhau có đăng ký kinh doanh hoặc tranh chấp giữa cá nhân với cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là các tranh chấp về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, tranh chấp về hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng mua bán, tranh chấp chia di sản thừa kế, tranh chấp liên quan trong lĩnh vực hành chính đất đai v.v…ngày càng đa dạng và phức tạp

Khi quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm khi đó cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình – đây là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

Quyền khởi kiện phát sinh sẽ diễn ra quá trình tố tụng hay quá trình giải quyết các vụ án, quá trình này phải tuân theo thủ tục bắt buộc do pháp luật quy định Trong quá trình giải quyết Tòa án có thể vì điều kiện khách quan hoặc chủ quan làm sai quy định của pháp luật hoặc vận dụng không đúng quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ án hoặc giải quyết vụ án không đúng quy định pháp luật Trong trường hợp này đặt ra vấn đề ai sẽ là người đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự khi mà sự hiểu biết của họ về pháp luật có phần hạn chế

Cơ sở pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát trong công tác kiểm sát, giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và các việc khác theo quy định pháp luật (gọi chung là vụ việc dân sự, vụ án hành chính) được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 6; Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014

Bộ luật tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (viết tắt BLTTDS và LTTHC) có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 trên cơ sở kế thừa của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 và LTTHC năm 2010 cơ bản vẫn giữ nguyên các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhưng quy định thêm nhiều điểm mới cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

BLTTDS và LTTHC năm 2015 tiếp tục khẳng định:

Tại khoản 1 Điều 21 BLTTDS 2015, quy định: “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật”

Trang 3

Tại khoản 1 Điều 25 LTTHC 2015,quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật”

Quá trình xây dựng, nghiên cứu hồ sơ, đề xuất quan điểm giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính là việc Viện kiểm sát dựa trên các tài liệu, chứng cứ thu thập để dự thảo quan điểm, là một trong những yếu tố quan trọng để Kiểm sát viên thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, nâng cao chất lượng trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án, trong một số trường hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau, tài liệu chứng cứ thu thập chưa đầy đủ, vẫn còn bỏ sót những người tham gia tố tụng, giải quyết vụ án chưa đúng theo trình tự pháp luật quy định lúc đó Viện kiểm sát phải thực hiện quyền yêu cầu

Việc thực hiện quyền yêu cầu thể hiện quan điểm đánh giá chứng cứ của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát giải quyết vụ án của Tòa án; trên cơ sớ đánh giá các tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã thu thập được để Viện kiểm sát có đủ căn cứ phát biểu quan điểm giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm và là căn cứ để Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị theo luật định

Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp, trên cơ sở chỉ đạo VKSND tối cao về công tác của ngành KSND năm 2018 và của Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk, xác định nhiệm vụ trọng tâm là công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, cũng khâu công tác này Viện KSND thành phố Buôn Ma Thuột chọn làm khâu đột phá trong Kế hoạch công tác năm 2018 của đơn vị Vì thế

đơn vị cần thiết phải xây dựng chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao

chất lượng về thực hiện quyền yêu cầu trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính để Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức triển khai thực hiện”

2 Mục đích, nhiệm vụ:

Chuyên đề làm rõ những nội dung cơ bản về việc thực hiện quyền yêu cầu trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính của đơn vị Một số vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, đề xuất giải quyết án Những tồn tại, hạn chế để từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong việc nghiên cứu hồ sơ, tham gia phiên tòa, phiên họp, kiến nghị, kháng nghị

3 Phạm vi áp dụng:

Áp dụng trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính và quá trình nghiên cứu, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà Tòa án thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, thiếu sót hoặc

Trang 4

chưa đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính quy định

4 Kết cấu chuyên đề:

Chuyên đề được chia làm hai phần

Phần I: Thực trạng về việc thực hiện quyền yêu cầu trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột từ 6/2016-6/2018

Phần II: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột

PHẦN I: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

1 Tình hình triển khai thực hiện

Thực hiện chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về Công tác của ngành KSND năm 2018; Kế hoạch số 03/KH-VKSTC ngày 26/12/2017 của VKSND tối cao về công tác trọng tâm của VKSND tối cao năm 2018; Hướng dẫn số 14/HD/HD-VKSTC ngày 12/01/2018 của Viện KSND tối cao; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018 về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát các vụ án hành chính, vụ

việc dân sự và chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk đã xác định: “ Năm 2018, toàn Ngành xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm”

Quyền yêu cầu của VKSND trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính được quy định tại Điều 4, 27 Luật tổ chức VKSND năm 2014; BLTTDS năm 2015; Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT –VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 giữa VKSND tối cao và TAND tối cao trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS; Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT – VKSND – TANDTC ngày 31/8/2016 giữa VKSND tối cao và TAND tối cao trong việc thi hành một số quy định của Luật TTHC; Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự; Quy chế kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính

Quyền yêu cầu trong tố tụng dân sự, gồm:

- Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự (khoản 3 Điều 58 BLTTDS)

- Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng (khoản 6 Điều 58 BLTTDS);

Trang 5

- Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ, việc dân sự để viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm (khoản 2 Điều 220 BLTTDS);

- Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ, việc dân sự để Viện kiểm sát xem xét việc kháng nghị (Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC);

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu chứng cứ (khoản 4 Điều 106 BLTTDS);

- Yêu cầu giám định lại (Điều 102 BLTTDS);

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa, phiên họp sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp (khoản 4 Điều 236 BLTTDS);

- Yêu cầu Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đã ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi h nh, thiết bị khác có chứa âm thanh, h nh ảnh (Điều 255 BLTTDS);

- Yêu cầu Chủ tọa phiên tòa tiếp tục hỏi nếu quá trình xét xử phần xét hỏi của Hội đồng xét xử chưa đầy đủ (Điều 258 BLTTDS);

- Yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (khoản 2 Điều 329, Điều 357 BLTTDS)

Ngoài ra, Viện kiểm sát Yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định (Điều 21 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC)

Quyền yêu cầu trong tố tụng hành chính, gồm:

- Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án hành chính để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp (Điều 147 Luật TTHC, Điều 4 Thông tư liên tịch số 03 ngày 31/8/2016 giữa VKSND tối cao và TAND tối cao);

- Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án hành chính để Viện kiểm sát xem xét việc kháng nghị (Khoản 6 Điều 43 Luật TTHC, Điều 5 Thông tư liên tịch số 03 ngày 31/8/2016 giữa VKSND tối cao và TAND tối cao);

- Yêu cầu cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (Điều 21 Thông tư liên tịch số 03 ngày 31/8/2016 giữa VKSND tối cao và TAND tối cao);

- Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án (khoản 6 Điều 84 Luật TTHC);

- Yêu cầu đương sự bổ sung nội dung đơn và tài liệu kèm theo đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (khoản 2 Điều 258, Điều 286 Luật TTHC);

Trang 6

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ (Điều 93 Luật TTHC);

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản phiên tòa sau khi kết thúc phiên tòa (khoản 4 Điều 166 BLTTDS);

- Yêu cầu công bố các tài liệu của vụ án (điểm c khoản 1 Điều 182 Luật TTHC);

- Yêu cầu Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đã ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác có chứa âm thanh, hình ảnh (Điều 183 Luật TTHC);

- Yêu cầu Chủ tọa phiên tòa tiếp tục hỏi nếu quá trình xét xử phần xét hỏi của Hội đồng xét xử chưa đầy đủ (Điều 186 Luật TTHC);

- Yêu cầu Tòa án, cơ quan khác cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 343 Luật TTHC; khoản 3 Điều 31 Thông tư liên tịch số 03 ngày 31/8/2016 giữa VKSND tối cao và TAND tối cao);

- Yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường nơi người tham gia tố tụng cư trú, cơ quan người tham gia tố tụng làm việc thực hiện việc cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng (khoản 3 Điều 101 Luật TTHC)

2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.1 Thực trạng về việc thực hiện quyền yêu cầu:

Trong hai năm từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2018, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã thụ lý, kiểm sát và lập hồ sơ 5.013 vụ việc dân sự, vụ án hành chính Trong đó vụ, việc dân sự: 4.738 vụ, việc; Kinh doanh thương mại: 212 vụ; Lao động: 15 vụ; Hành chính 48 vụ

Số lượng vụ án có chiều hướng gia tăng, tình hình tranh chấp ngày càng đa dạng và phức tạp Các cán bộ, Kiểm sát viên tại đơn vị hầu hết là các cán bộ trẻ, kinh nghiệm pháp luật chưa nhiều, đặc thù công việc lại mang tính chất kiêm nhiệm tất cả các khâu Mặc dù áp lực công việc tương đối lớn nhưng hầu hết quá trình nghiên cứu hồ sơ đều đúng thời hạn, chất lượng, việc đề xuất quan điểm giải quyết cơ bản phù hợp với Lãnh đạo, phù hợp với quan điểm của Hội đồng xét xử và phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án Đáng chú ý, trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính đơn vị cũng đã phát hiện được những thiếu sót, vi phạm chủ yếu của Tòa án như: Vi phạm về thời hạn gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát; vi phạm về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; vi phạm về việc áp dụng không đúng quy định pháp luật để giải quyết vụ án, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, bỏ sót người tham gia tố tụng, giải quyết vượt quá

Trang 7

yêu cầu khởi kiện v.v Trên cơ sở phát hiện các vi phạm, từ 6 /2016 đến 06 /2018, Viện kiểm sát đã ban hành kiến nghị và kháng nghịcụ thể như sau

- Trong 06 tháng cuối năm 2016:

Đã ban hành được 02 văn bản kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm đối với vụ án dân sự, vụ án Kinh doanh thương mại trong việc tính, miễn giảm án phí chưa

đúng theo quy định (Văn bản số 2144/KN-VKS-DS ngày 21/11/2016 và Văn bản số 2415/KN-VKS-KDTM ngày 21/11/2016) Cụ thể:

+ Tại Quyết định CNTT của các đương sự số 14/2016/QĐST – KDTM ngày 05/5/2016 của TAND thành phố Buôn Ma Thuột giải quyết vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk – Phòng giao dịch Ban Mê với bị đơn bà Trần Thị Lan và ông Hoàng Minh Quân Bà Lan, ông Quân có trách nhiệm trả cho Ngân hàng số tiền 1.181.652.778 đồng (Trong đó nợ gốc 1.000.000.000 đồng; nợ lãi 181.652.778 đồng và tiếp tục chịu lãi suất theo hợp đồng tín dụng đã ký kết đến khi trả nợ xong Trường hợp bà Lan, ông Quân không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản thế chấp được xử lý theo quy định pháp luật (tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất 796,1m2, thửa đất số 108, bản đồ 47 tại phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột theo giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số AP913224 ngày 17/11/2009 mang tên hộ bà Trần Thị Lan) Trường hợp bà Lan, ông Quân thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng có trách nhiệm trả lại tài sản đã thế chấp cho bà Lan, ông Quân

Về án phí: Bà Trần Thị Lan và ông Hoàng Minh Quân phải chịu án phí Kinh doanh thương mại sơ thẩm số tiền 16.607.500 đồng

Trả lại cho Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk – Phòng Giao dịch Ban Mê số tiền 23.525.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp

Xét thấy, phần án phí bà Trần Thị Lan và ông Hoàng Minh Quân phải chịu theo mức: (36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng)/2 = 23.724.791 đồng mới đúng (điểm d mục 3 phần I Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009)

+ Tại Quyết định CNTT của các đương sự số 155/2016/QĐST-DS ngày 20/10/2016 về vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn bà Trương Thị Bình, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Trọng Hải với bị đơn bà Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Hoài Dung); Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Văn Cầm Sự thỏa thuận của các đương sự:

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Hoài Dung) và ông Nguyễn Văn Cầm có trách nhiệm trả cho bà Trương Thị Bình số tiền 80.000.000 đồng;

Trang 8

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Hoài Dung) và ông Nguyễn Văn Cầm có trách nhiệm trả cho bà Nguyễn Thị Thanh Tâm số tiền 730.000.000 đồng;

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Hoài Dung) và ông Nguyễn Văn Cầm có trách nhiệm trả cho ông Nguyễn Trọng Hải số tiền 700.000.000 đồng;

Trả toàn bộ khoản vay theo trình tự, thủ tục Thi hành án

- Về án phí: Giảm 30% án phí dân sự sơ thẩm Vợ chồng bà Nguyễn Thị Dung (Nguyễn Thị Hoài Dung) và ông Nguyễn Văn Cầm tự nguyện nộp án phí dân sự sơ thẩm là 20.055.000 đồng

Trả lại cho bà Trương Thị Bình số tiền 2.000.000 đồng; Nguyễn Thị Thanh Tâm 16.600.000 đồng; ông Nguyễn Trọng Hải 16.000.000 đồng số tiền tạm ứng án phí đã nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Buôn Ma Thuột

Xét thấy: Quyết định tuyên phần án phí bị đơn tự nguyện nộp và giảm 30% (được chính quyền địa phương xác định do hoàn cảnh khó khăn) nhưng lại giảm trên tổng án phí, bao gồm cả phần án phí bị đơn nhận nộp thay cho nguyên đơn là chưa đúng theo quy định tại điểm b khoản 5 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP TANDTC ngày 13/6/2012 (Cụ thể: Tổng án phí là 28.650.000 đồng, các đương sự mỗi người phải nộp 14.325.000 đồng Bà Dung, ông Cầm được giảm 30% thì 14.325.000 đồng x 30% = 4.297.500 đồng Phần án phí của bà Dung, ông Cầm chịu là 14.325.000 đồng – 4.297.500 đồng (số tiền được giảm) = 10.027.500 đồng Như vậy, số tiền án phí bà Dung, ông Cầm tự nguyện chịu là 10.027.500 đồng (phần bà Dung, ông Cầm) + 14.325.000 đồng (phần nhận nộp thay cho đồng nguyên đơn) = 24.352.500 đồng mới đúng, chứ không phải là 28.650.000 đồng x 30% = 20.055.000 đồng như quyết định đã tuyên)

- Trong năm 2017: Ban hành được 02 văn bản kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm đối với vụ án dân sự, kinh doanh thương mại do Tòa án vi phạm trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định pháp luật; Tòa án vi phạm thời hạn hoãn phiên tòa không đúng quy định pháp luật đối với vụ án “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” giữa Công ty cổ phần Lilama với Công ty xây lắp điện Hưng Phúc (Văn bản kiến nghị số 02/KN-VKS-KDTM) Cụ thể:

+ Tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số BPKCTT ngày 25/01/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đối với

01/2017/QĐ-vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn ông Hoàng Trường

An và bà Ngô Thị Ánh Tuyết với bị đơn ông Lê Thành Tâm và bà Huỳnh Thị Kim

Thảo đã căn cứ Điều 127 Bộ luật tố tụng dân sự quyết định: “cấm ông Ngô Thành Tâm và bà Huỳnh thị Kim Thảo thực hiện hành vi chuyển dịch: chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp dưới bất kỳ hình thức nào đối với quyền sử dụng thửa đất số 103A, tờ bản đồ số 54, diện tích 226,3m2 tại phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AA 325411

Trang 9

do Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak cấp ngày 08/ 9/ 2004”

Ngày 07/02/2017, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột nhận được Đơn khiếu nại của ông Trần Ngọc Tiến, trú tại: 333 Lê Hồng Phong, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (ông Tiến là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất số AA325411 do Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cấp cho hộ ông Ngô Thành Tâm ngày 08/9/2004) Qua nghiên cứu hồ sơ đơn khiếu nại nhận thấy:

Ngày 16/01/2017, ông Ngô Thành Tâm, bà Huỳnh Thị Kim Thảo đã ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên với ông Trần Ngọc Tiến, hợp đồng đã được công chứng tại Văn phòng công chứng Đại An, với giá: 3.700.000.000đ (ba tỷ bảy trăm ngàn đồng chẵn) Theo đó, ông Tiến phải thực hiện việc thanh toán các khoản nợ thay cho ông Tâm, bà Thảo, bao gồm các khoản tiền cho những người liên quan sau:

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, số tiền: 1.435.000.000 đồng;

- Bà Nguyễn Thị Nhường, số tiền: 1.100.000.000 đồng; - Bà Ngô Thị Thanh Thúy, số tiền: 400.000.000 đồng;

Ông Tâm và bà Thảo được nhận 415.000.000 đồng từ ông Trần Ngọc Tiến Ông Tiến đã thực hiện xong các nghĩa vụ trong Hợp đồng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xóa thế chấp đối với quyền sử dụng đất nêu trên Ngày 17/01/2017, ông Trần Ngọc Tiến đã làm thủ tục đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Buôn Ma Thuột chuyển đăng ký quyền sử dụng đất nêu trên cho ông

Tuy nhiên, khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chưa thực hiện việc chuyển đăng ký quyền sử dụng đất cho ông Tiến thì đến ngày 25/ 01/ 2017 Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thực hiện hành vi chuyển dịch đối với quyền sử dụng đất trên Nên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã không chuyển đăng ký quyền sử dụng đất cho ông Tiến

Xét thấy: Tại thông báo thụ lý vụ án số 20/2017/TB-TLVA ngày 20/01/2017 của TAND Tp.Buôn Ma Thuột, thông báo cho nguyên đơn và bị đơn nêu rõ:

“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này, người được thông báo phải nộp (gửi) cho tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) Hết thời hạn này mà người được thông báo không có ý kiến gì đối với yêu cầu của người khởi kiện Tòa án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để giải quyết vụ án theo qui định của pháp luật” Tuy nhiên chỉ mới 5 ngày sau kể từ ngày thông báo, vào

ngày 25/01/2017 Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với bị đơn đã

Trang 10

làm ảnh hưởng đến quyền đưa ra chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích của bị đơn

Đối với nội dung của Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì xét thấy, ông Tâm và bà Thảo trước ngày 25/01/2017 đã thực hiện các hành vi thế chấp thửa đất cho ngân hàng để vay số tiền 1.435.000.000 đồng và ngày 17/01/2017 đã làm hợp đồng chuyển nhượng thửa đất cho ông Trần Ngọc Tiến với số tiền là 3.700.000.000 đồng được công chứng tại Văn Phòng công chứng Đại An Như vậy, Tòa án đã ban hành quyết định cấm thực hiện hành vi mà hành vi trước đó đã được thực hiện và hoàn thành trong thực tế là trái với qui định của Điều 127 BLTTDS

Đối với ông Trần Ngọc Tiến là người nhận chuyển nhượng thửa đất ngay tình, ông Tiến đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán 3.700.000.000 đồng, hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng Ông Tiến đã nhận thửa đất và các giấy tờ đăng ký liên quan Tuy nhiên, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không thực hiện việc chuyển đăng ký quyền sử dụng đất cho ông Tiến do có quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Tòa án là ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Tiến, vì giá trị tài sản bị ngăn chặn là 3.700.000.000đ, so với tài sản tranh chấp trong vụ án là 280.000.000 đồng, không tương xứng với nhau và

ông Tiến không liên quan đến việc tranh chấp (Văn bản Kiến nghị số DS ngày 08/02/2017)

01/KN-VKS Trong 06 tháng đầu năm 2018: Ban hành được 01 văn bản kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm trong việc vi phạm tố tụng về thành phần Hội đồng xét xử, xác minh thu thập chứng cứ, vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử, vi phạm về

thời hạn gửi bản án đối với vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên

đơn bà Nguyễn Thị Mến với bị đơn ông Phạm Văn Xa - bà Nguyễn Thị Bé Quá

trình kiểm sát phiên Tòa nhận thấy: * Về tố tụng:

Thứ nhất, ngày 05/6/2017, sau khi Kiểm sát viên phát biểu về nội dung vụ

án, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, hội ý, tuyên tạm ngừng phiên Tòa để xác

Ngày 09/02/2018, Hội thẩm tham gia phiên Tòa là bà Nguyễn Thị Thanh Hồng và ông Nguyễn Tiến Dũng

Tại phiên Tòa, Chủ tọa phiên Tòa tuyên bố tiếp tục phiên Tòa ngày 05/6/2017, cụ thể:

Trang 11

- Xác định phiên Tòa trước đã kiểm tra căn cước và giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham dự phiên Tòa nên không tiến hành kiểm tra và giải thích lại;

- Không hỏi những vấn đề mà tại phiên Tòa ngày 05/6/2017 đã hỏi;

- Luật sư và người đại diện ủy quyền không hỏi về những vấn đề đã hỏi ngày 05/6/2017;

- Đọc lời khai ông Nguyễn Dậu trong phiên Tòa ngày 05/6/2017

Như vậy, Tòa án thay đổi thành phần Hội đồng xét xử nhưng lại không xét xử lại từ đầu là vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 226 Bộ luật tố tụng dân sự

Thứ hai, về xác minh, thu thập chứng cứ: Khi tiến hành yêu cầu cơ quan, tổ

chức cung cấp chứng cứ, Tòa án không ban hành quyết định là chưa đúng quy định tại Khoản 3 Điều 97 BLTTDS;

Thứ ba, về thời hạn chuẩn bị xét xử: Tòa án thụ lý vụ án từ ngày 23/7/2014,

đến ngày 29/3/2016, thụ lý đơn phản tố, ngày 29/9/2016, có quyết định tạm đình chỉ, ngày 25/10/2016, ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án, ngày 20/4/2017, có Quyết định đưa vụ án ra xét xử, chậm 05 tháng 20 ngày, vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 203 BLTTDS;

* Về nội dung Bản án: Bản án phản ánh không đúng lời khai của người làm

chứng và phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên Tòa Cụ thể:

Ông Nguyễn Dậu xác định ông chuyển đến thành phố Buôn Ma Thuột sinh sống từ ngày 20/5/1993 Ông Dậu xác định, khi ông đến thì nhà bà Bé còn ở khu tập thể nhưng Bản án phản ánh lời khai của ông Nguyễn Dậu không đúng với những gì đã khai tại phiên Tòa

Kiểm sát viên phát biểu về những vi phạm trong hoạt động tố tụng trong quá trình chuẩn bị xét xử của Thẩm phán và hoạt động tố tụng tại phiên Tòa nhưng Bản án thể hiện Thẩm phán và Hội đồng xét xử thực hiện đúng quy định tại các Điều 26, 35, 48, 170, 171, 196, 203, 220 Bộ luật tố tụng dân sự

Một số dạng vi phạm cụ thể:

Ngày đăng: 29/07/2024, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN