1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHBD su 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

191 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử là gì
Trường học Trường
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2024-2024
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 1,02 MB
File đính kèm KHBD sử 6.rar (1 MB)

Nội dung

Kế hoạch bài dạy lịch sử 6- Sách kết nối tri thức và cuộc sống. Trọn bộ. Được soạn theo thông tư mới!

Trang 1

Tuần 1,2,3 Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?

(Thời lượng: 3 tiết)

I Mục tiêu: Học xong bài này, em sẽ:

1 Kiến thức:

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ

- Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn lịch sử

- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sửliệu

2 Năng lực:

- Khai thác kênh hình, thông tin trong bài học

- Biết được sự cần thiết vì sao phải học môn lịch sử

- Giao tiếp, hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ học tập

-Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong thực tiễn

3 Phẩm chất:

+ Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho học sinh đối với môn lịch sử

+ Tôn trọng quá khứ Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại.+ Tôn trọng kỉ vật của gia đình

+ Có thái độ đúng đắn khi tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng

II Thiết bị dạy học và học liệu:

- Tranh , ảnh từ H1.1 đến 1.6, bảng phụ

- Ti vi, máy tính

- Sưu tầm tầm tranh ảnh liên quan đến bài học, các tư liệu hiện vật liên quanđến bài học

- Chuẩn bị dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

- Phiếu học tập dành cho học sinh

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài học

mới

b) Nội dung: Học sinh quan sát máy tính điện tử và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về sự thay đổi của máy tính điện tử theo

thời gian

Trang 2

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh quan sát hình,

yêu cầu học sinh hãy: Chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử.Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trả lời, mời học

sinh khác nhận xét, bổ sung, phản biện

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá và dựa trên câu trả

lời của học sinh, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới: Từ xa xưa, con người đã ýthức được tầm quan trọng của lịch sử Xi-tê-rông triết gia của La Mã cổ đại đã từngnói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” Bài học này sẽ truyền cảm hứng cho các em

về tầm quan trọng của lịch sử và việc học lịch sử, giúp các em biết dựa vào đâu đểdựng lại lịch sử

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lịch sử và môn lịch sử

a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử

b) Nội dung: Quan sát tranh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi C1, C2, C3

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- C1 Lịch sử là những gì đã qua, đã xẩy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạtđộng và kinh nghiệm của con người từ khi con người xuất hiện đến nay Ví dụ :Ngày 30/4/1975 là một sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ

- C2 Môn lịch sử là một môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồmtoàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ

- C3 Học sinh tìm hiểu Điện Thiên Kim là gì ? Đặt được câu hỏi : Khi nào ?, ởđâu ? Ai liên quan đến (tổ tiêm ta đã làm ra tác phẩm nghệ thuật đó, ý nghĩa với hiệntại)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông

tin mục I và mục Em có biết, quan sát tranh và thảo luận theo bàn:

- C1: Lịch sử là gì? Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể

Trang 3

- C2 Môn lịch sử khác với lịch sử ở điểm nào ?

- C3 Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứkhi quan sát hình 1.1

Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ học tập : Học sinh đọc thông tin, suy nghĩ và thảo

luận theo bàn

Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Giáo viên mời đại diện 1-2 cặp đôi trình bày

kết quả thảo luận, các cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4 : Kết luận, nhận định : Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá và

chốt kiến thức như mục sản phẩm

2.2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vì sao phải học lịch sử

a) Mục tiêu : Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn lịch sử.

b) Nội dung : Đọc thông tin, quan sát tranh, trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm : Câu trả lời, phiếu học tập của các nhóm

- Lịch sử đã qua không thể thay đổi được nên không có giá trị gì ; lịch sử đãqua nên không thể thay đổi được nên cần biết để rút ra những bài học kinh nghiệmcho hiện tại và tương lai

- « Gốc tích » : lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là mộtphần của lịch sử đất nước ta-« sử ta » Ý nghĩa : Người Việt Nam phải biết lịch sửcủa đất nước Việt Nam, như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc

d) Tổ chức thực hiện :

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu

cầu các nhóm tìm hiểu thông tin mục II, kết hợp quan sát hình 1.2, hãy thảo luận :

- Nhóm 1,2,3 : Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thayđổi được nên không cần thiết phải học môn lịch sử Em có đồng ý với ý kiến đókhông ? Tại sao ?

- Nhóm 4,5,6 : Em hiểu thế nào về từ « gốc tích » trong câu thơ của Chủ tịch

Hồ Chí Minh ? Nêu ý nghĩa câu thơ đó ?

Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ học tập : Học sinh tìm hiểu thông tin, quan sát

tranh và thảo luận

Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Giáo viên mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết

quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung, nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến

thức như mục sản phẩm

2.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu

a) Mục tiêu : Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa của các nguồn sử liệu b) Nội dung : Quan sát tranh, đọc thông tin, trả lời các câu hỏi

Trang 4

c) Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện :

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Giáo viên cho học sinh tìm hiểu

thông tin, kết hợp quan sát hình 1.3 đến 1.6, em hãy cho biết có những loại hình tưliệu nào ? em biết gì về những loại hình tư liệu đó ?

Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ học tập : Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu

thông tin, quan sát hình và trả lời câu hỏi

Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhận xét

Bước 4 : Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt kiến thức

> Giáo viên tiếp tục tổ chức hoạt động cho học sinh

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận

theo bàn câu hỏi sau :

- C1 : Tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật có ý nghĩa và giátrị gì ?

` - C2 : Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị xác thực nhất ? Hãy lấy một ví dụ chứngminh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu cụ thế có trong bài

Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ học tập : Học sinh suy nghĩ, thảo luận cặp đôi,

giáo viên quan sát hướng dẫn

Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Giáo viên mời đại diện 2-3 cặp đôi trình bày

kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung, phản biện

Bước 4 : Kết luận, nhận định : Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức :

- C1 : Ý nghĩa của các nguồn tư liệu: Quá khứ đã qua và không thể quay lại,chỉ có nguồn sử liệu chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta.Giúp chúng ta có những thông tin xác thực, chính xác hơn về quá khứ, là cơ sở giúpchúng ta nghiên cứu về bức tranh quá khứ của loài người

- C2 : Tư liệu gốc có giá trị xác thực lịch sử nhất vì nó liên quan đến sự kiệnlịch sử, ra đời vào thời điểm xẩy ra sự kiện đó Bản thảo lời kêu gọi Toàn quốc khángchiến là tư liệu gốc (HS lí giải tại sao em cho đó là tư liệu gốc)

3 Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố lại nội dung, hệ thống hóa, khắc sâu lại kiến thức đã học

b) Nội dung: Học sinh trả lời được câu hỏi tại sao cần thiết phải học môn lịch sử và

căn cứ vào đâu để biết dựng lại lịch sử?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

+ HS dựa vào câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình 1.2 Giỗ tổ HùngVương trả lời: Học lịch sử để biết cội nguồn tổ tiên của dân tộc Gợi ý cho hs phầndẫn nhập câu danh ngôn “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” để các em rút ra: Lịch sử

Trang 5

dạy chúng ta những bài học từ quá khứ, đúc kết kinh nghiệm của quá khứ cho cuộcsống hiện tại

+ Dựa vào chứng cứ lịch sử và tư liệu lịch sử: Tư liệu truyền miệng, tư liệuchữ viết, tư liệu hiện vật và trong các nguồn tư liệu đó, tư liệu góc có giá trị lịch sửxác thực nhất

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận

theo bàn câu hỏi sau:

- C1: Tại sao cần thiết phải học môn lịch sử?

- C2: Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cặp đôi, suy nghĩ, thảo

luận theo bàn để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời câu

hỏi, các cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

như mục sản phẩm

4 Hoạt động vận dụng:

a) Mục tiêu: Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết

các tình huống thực tiễn trong cuộc sống

b) Nội dung: Làm bài tập vận dụng 3,4,5 SGK

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

> Gợi ý trả lời các câu hỏi:

- C3: Kể được di tích đó ở đâu? Có từ khi nào? Nó liên quan đến ai?Di tích đó

có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện tại

- C4: HS tập làm công việc của một nhà sử học nhỏ tuổi viết về ngôi trường ởquá khứ và hiện tại Giúp HS tôn trọng quá khứ, yêu quý ngôi trường thể hiện tráchnhiệm tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống của ngôi trường đang học

- C5: Học sinh trả lời theo suy nghĩ bản thân, tuy nhiên giáo viên nên hướnghọc sinh theo quan điểm sau: Những vết đạn đó là một phần của lịch sử, là nguồn sửliệu nên phải được giữ gìn và tôn trọng

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh về nhà làm bài

tập vận dụng C3, C4, C5 SGK trang 14

- C3: Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sinh sống? Hãy

kể cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó?

Trang 6

- C4: Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học (trườngđược thành lập như thế nào? Nó thay đổi như thế nào theo thời gian?

- C5: Cửa Bắc, một công trình kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, HàNội Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh chiếmthành Hà Nội năm 1882 Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa cả nhữngvết đạn pháo đó Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh về nhà làm bài tập 3,4,5 vào vở

bài tập lịch sử

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Tiết học tiếp theo, giáo viên tổ chức cho học

sinh báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

như gợi ý ở mục sản phẩm

IV Rút kinh nghiệm tiết dạy (nếu có)

………

………

Trang 7

Tuần 4 Ngày soạn: 23/9/2024

BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

(Thời gian thực hiện: 1 tiết)

I Mục tiêu: Học xong bài này, em sẽ:

1 Kiến thức:

- Biết được một số khái niệm thời gian trong lịch sử

- Biết được một số cách tính thời gian trong lịch sử như: thập kỉ, thế kỉ, thiênniên kỉ, trước công nguyên, công nguyên, âm lịch, dương lịch

2 Năng lực:

- Nêu được một số khái niệm thời gian trong lịch sử như: thập kỉ, thế kỉ, thiênniên kỉ, trước công nguyên, công nguyên, âm lịch, dương lịch

- Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới

- Biết đọc, ghi và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới

- Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo thời gian

- Hợp tác với bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

3 Phẩm chất:

- Tính chính xác, khoa học trong học tập và trong cuộc sống

- Biết quý trọng thời gian, sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học chocuộc sống, linh hoạt cho bản thân

II Thiết bị dạy học và học liệu:

- Bảng phụ, sơ đồ băng thời gian.

- Ti vi, máy tính

- Học sinh sưu tầm tờ lịch, tranh ảnh có trong bài và chuẩn bị các dụng cụ học

tập theo yêu cầu của giáo viên

- Phiếu học tập dành cho học sinh

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học mới và giải

thích được các ngày trên tờ lịch

Trang 8

b) Nội dung: Quan sát lịch, trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh quan sát tờ lịch

(đúng vào tiết GV dạy) và yêu cầu học sinh, hãy cho biết: Hôm nay là thứ mấy, ngàytháng, năm nào? Vì sao em biết điều này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, quan sát tờ

lịch, suy nghĩ để trả lời

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trả lời, học sinh

khác nhận xét, bổ sung Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh: Mở trang 36 và 89 SGK,hãy tính tuổi của xác ướp vua Tutankhamun đến thời điểm hiện tại và cuộc khởinghĩa Hai Bà Trưng cách ngày nay là bao nhiêu năm? (TCN-SCN) Học sinh tínhtoán (có thể đúng, sai)

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên yêu cầu các em giữ lại kết quả tính

toán, sau giờ học các em sẽ tự đánh giá được Trên cơ sở đó giáo viên dẫn dắt họcsinh vào bài mới: Xác định thời gian xảy ra sự kiện là một nguyên tắc cơ bản để biết

và học lịch sử Dựa vào đâu và bằng cách nào con người sáng tạo ra cách tính thờigian? Tại sao có nhiều cách tính thời gian khác nhau Bài học này sẽ giúp các em có

kĩ năng quan trọng để học môn lịch sử: Cách tính thời gian

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu âm lịch, dương lịch

a) Mục tiêu: Biết được cách tính thời gian của người xưa trên cơ sở quan sát Mặt

Trăng, Mặt Trời từ Trái Đất Từ đó sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở quan sát và tínhtoán quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời nhìn từ trái đất

b) Nội dung: Tìm hiểu thông tin mục I, quan sát tranh, ảnh, trả lời câu hỏi C1, C2 c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập

- C1: Người xưa sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở quan sát và tính toán quy luật

di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời nhìn từ trái đất

> Âm lịch: Chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất

> Dương lịch: Chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời

- C2: Câu đồng dao thể hiện cách tính thời gian của người xưa theo âm lịch + Giáo viên gợi mở cho học sinh: Hai câu đồng dao mô tả Mặt Trăng vào ngàynào trong tháng?

+ Mười sáu trăng treo có nghĩa là Trăng tròn Bài đồng dao đúc kết kinhnghiệm của người xưa về tính thời gian dựa vào hình dáng của Trăng, theo chu kìmột tháng Từ ngày mười trở đi, tính theo âm lịch Trăng bắt đầu tỏ (Trăng nấu, nhìn

Trang 9

rõ) và ngày 16 là Trăng tròn nhất (Trăng treo) Hai câu đồng dao đó miêu tả MặtTrăng từ ngày 10 đến ngày 16 âm lịch Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì MặtTrăng quay xung quanh Trái Đất.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu

thông tin mục 1, đọc câu đồng dao và quan sát hình 2.2 yêu cầu học sinh thảo luậntheo bàn:

- C1 Người xưa sáng tạo ra lịch dựa trên cơ sở nào? Dựa vào đâu mà conngười sáng tạo ra âm lịch, dương lịch

- C2 Dựa vào câu đồng dao trong tư liệu 2.1 thể hiện cách tính thời gian củangười xưa theo âm lịch hay dương lịch

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cặp đôi, tìm hiểu

thông tin, đọc câu đồng dao, quan sát hình thảo luận

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 2-3 cặp đôi trình bày kết

quả thảo luận, các cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức như mục sản

phẩm

2.2 Hướng dẫn học sinh cách tính thời gian

a) Mục tiêu: Biết được một số cách tính thời gian trong lịch sử như: thập kỉ, thế kỉ,

thiên niên kỉ, trước công nguyên, công nguyên, âm lịch, dương lịch

b) Nội dung: Quan sát tờ lịch, đọc thông trin và trả lời các câu hỏi C1, C2

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- C1: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian củadương lịch (công lịch) Học sinh đọc theo lịch dương

- C2: - Trước công nguyên: Quy ước chỉ thời gian trước năm Chúa Giê-xu rađời Đối với thời gian trước Công nguyên (TCN) con số chỉ năm càng nhỏ thì khoảngcách thời gian càng gắn với hiện tại

- Công nguyên: Quy ước chỉ thời gian tính từ mốc chúa Giê-xu ra đời.(đượcgọi là năm 1 công nguyên Thời gian từ năm 1 trở đi con số càng lớn thì khoảng cáchthời gian càng gắn với hiện tại

Trang 10

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông

tin, kết hợp quan sát hình 2.3, sơ đồ 2.4 và yêu cầu học sinh trả lời

- C1 Lịch chính thức của thế giới lấy theo lịch nào? Đọc ngày tháng năm của

tờ lịch đó thế giới

- C2: Giải thích khái niệm: Trước công nguyên, công nguyên, thập kỉ, thế kỉ,thiên niên kỉ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu

thông tin, quan sát sơ đồ suy nghĩ để trả lời

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 2-3 học sinh trả lời, các học sinh

khác nhận xét, bổ sung, phản biện

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

như mục sản phẩm

3 Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu lại kiến thức đã học

b) Nội dung: Học sinh dựa vào sơ đồ 2.4, xác định thời điểm xảy ra các sự kiện ghi

trên sơ đồ đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập cá nhân

+ Năm 179 (TCN) đến năm hiện tại là 2200 năm, 220 thập kỉ, 22 thế kỉ

+ Năm 111 (TCN) đến năm hiện tại là 2132 năm, hơn 213 thập kỉ, hơn 21 TK+ Năm 1 đến năm hiện tại là 2020 năm, hơn 20 thập kỉ, hơn 20 thế kỉ

+ Năm 544 đến năm hiện tại là 1467 năm, hơn 146 thập kỉ, hơn 14 thế kỉ

+ Năm 938 đến năm hiện tại là 1083 năm, hơn 100 thập kỉ, hơn 10 thế kỉ

> Xác định thời gian trong lịch sử là nguyên tắc rất quan trọng của khoa họclịch sử để hiểu đúng các sự kiện lịch sử (sự kiện nào diễn ra trước, ra sau)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo

bàn câu hỏi sau: - C1: Dựa vào sơ đồ 2.4, em hãy xác định từ thời điểm xảy ra các sựkiện ghi trên sơ đồ đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cặp đôi, suy nghĩ, thảo

luận theo bàn để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời câu

hỏi, các cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

như mục sản phẩm

4 Hoạt động vận dụng:

Trang 11

a) Mục tiêu: Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết

các tình huống thực tiễn trong cuộc sống

b) Nội dung: Làm bài tập vận dụng 2,3,4 SGK trang 16

- C2: Cho biết những ngày lễ quan trọng của nước Việt Nam: Giỗ tổ HùngVương, Tết Nguyên Đán, ngày Quốc Khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhấtđất nước được tính theo loại lịch nào?

- C3: Quan sát hình 2.3, theo em vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêmngày , tháng, năm âm lịch Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?

- C4: Hãy xây dựng trục thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em:Ví

dụ năm sinh, năm vào mẫu giáo, năm vào lớp 1, năm vào lớp 6…, (lưu ý có thế bắtđầu trục thời gian gắn với năm sinh của em)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- C2: Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán( theo âm lịch), ngày Quốc Khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (theo dương lịch)

> Việc dùng âm lịch khá phổ biến ở Việt Nam vì nó liên quan đến văn hóa cổtruyền của dân tộc

- C3: Học sinh trả lời có hoặc không miễn là hợp lí (Ví dụ: Nếu không cần ghi

là để đơn giản cách nhìn lịch đối với hoạt động thường ngày của học sinh đi học,người đi làm và đảm bảo được quy định lịch chung (công lịch) phổ biến trên thế giới.Nhiều nước trên thế giới chỉ ghi công lịch trên tờ lịch của họ); nếu trả lời có vì việcdùng lịch âm khá phổ biến ở Việt Nam vì nó liên quan đến văn hóa cổ truyền của dântộc như Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ Tết Nguyên Đán, cúng tổ tiên…

- C4: Hướng dẫn HS

+ Lập một danh sách các sự kiện liên quan đến cuộc đời HS

+ Đặt thời gian bên cạnh mỗi sự kiện: năm sinh, năm vào mẫu giáo…

+ Đặt những sự kiện đó theo trình tự thời gian

+Vẽ đường thẳng để chia và đánh dấu các năm Quy ước 1cm là 1 năm Ghichú những sự kiện lên thời gian đã vẽ

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Tiết học tiếp theo, giáo viên tổ chức cho học

sinh báo cáo, thảo luận

Trang 12

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

như gợi ý ở mục sản phẩm

IV Rút kinh nghiệm tiết dạy (nếu có)

………

………

CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

I Mục tiêu: Học xong bài này, em sẽ:

1 Kiến thức:

- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên tráiđất

- Xác định được di tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

- Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ trên đất nướcViệt Nam

2 Năng lực:

- Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử

- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người trenTrái Đất

- Xác định được di tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

- Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ trên đất nướcViệt Nam

- Vận dụng kiến thức có trong bài để lí giải một vấn đề thực tiễn mà học sinh

có thể quan sát được (màu da khác nhau trên thế giới)

3 Phẩm chất: Giáo dục bảo vệ môi trường sống, tình cảm đối với tự nhiên và nhân

loại

II Thiết bị dạy học và học liệu:

- Video về câu chuyện truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”, phiếu học tập,

tranh ảnh từ 3.1 đến 3.5

Trang 13

- Ti vi, máy tính

- Học sinh sưu tầm tranh ảnh liên quan bài học, tìm hiểu sự khác nhau về màu

da của con người trên thế giới, tìm hiểu câu chuyện truyền thuyết “Con Rồng cháuTiên”

- Phiếu học tập dành cho học sinh

- Học sinh chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu của giáo viên

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh trước khi vào bài học

- Xem đoạn video và giải thích về nguồn gốc của loài người

b) Nội dung: Học sinh xem Video và trả lời câu hỏi

c) Sản phầm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh xem đoạn

video về câu chuyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và yêu cầu học sinh chobiết: Qua đoạn phim trên cho biết con người có nguồn gốc từ đâu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, xem video,

suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trả lời, học sinh

khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và dựa trên sự trả

lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Con người có nguồn gốc từ đâu, xuấthiện như thế nào là một câu hỏi lớn Đi tìm lời giải cho câu hỏi này là vấn đề khoahọc không bao giờ cũ Nhiều nhà khoa học chấp nhận giả thiết con người xuất hiệnđầu tiên ở châu Phi Bắt đầu từ những bộ xương hóa thạch tìm thấy ở đây, các nhàkhoa học đã dần khám phá bí ẩn về sự xuất hiện của loài người

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình tiến hóa từ vượn người thành người a) Mục tiêu: Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn người thành người

Trang 14

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu

cầu các nhóm dựa vào 3 tư liệu 3.1, 3.2, 3.3 kết hợp thông tin trong bài học để nêuquá trình tiến hóa từ Vượn người thành người Quá trình hoàn thiện dần về mặt sinhhọc theo bảng sau:

Vượn người Người tối cổ Người tinh khôn

Thời gian xuất

> Giáo viên tiếp tục tổ chức hoạt động cho học sinh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh quan sát hình

3.1 và thảo luận theo bàn:

- C1: Làm sao người ta có thể vẽ ra vượn người

- C2: Em nghĩ gì về mặt đất và cành cây trong bức hình?

- C3: Quan sát hình 3.3 và 3.1 em rút ra đặc điểm nào cho thấy sự tiến hóa củaNgười tối cổ so với Vượn người

- C4: Người Tối cổ và Người tinh khôn khác nhau như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh quan sát suy nghĩ, thảo luận Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện các cặp bàn trả lời 4 câu

hỏi, các cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến

thức:

Trang 15

- C1: Dựa vào hóa thạch tìm thấy ở châu Phi cách ngày nay 6 đến 5 triệu năm.

- C2: Vượn người đã bắt đầu đi trên mặt đất nhưng vẫn chưa từ bỏ hẵn đờisống leo trèo

- C3: Đã đi thẳng bằng hai chân, từ bỏ đời sống leo trèo, đã biết làm công cụlao động bằng tay, não lớn hơn

- C4: Người tinh khôn tiến hóa hơn Người tối cổ: Bộ não lớn hơn, cơ thể hoànthiện về cơ bản giống chúng ta ngày nay.> Quá trình chuyển biến từ Vượn ngườithành người đã hoàn thành

2.2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.

a) Mục tiêu:

- Xác định được di tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

- Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ trên đất nướcViệt Nam

b) Nội dung: Tìm hiểu thông tin, quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi C1, C2

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.

+ Người tối cổ xuất hiện khá sớm ở Đông Nam Á, hóa thạch tìm thấy đấu tiêntrên đảo (Java, In-đô-nê-xi-a)

+ Tìm thấy nhiều nơi trên đất nước Việt Nam: Núi Đọ, Quan Yên (ThanhHóa); Xuân Lộc (Đồng Nai); An Khê (Gia Lai); hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn)

+ Nhận xét: dấu tích Người tối cổ phân bố hầu khắp trên đất nước Việt Nam

từ Bắc, Trung, Nam, từ đồng bằng đến miền núi

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông

tin, kết hợp quan sát lược đồ H 3.5, hãy:

- C1: Xác định trên lược đồ những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ

ở Đông Nam Á

- C2: Nêu nhận xét phạm vi phân bố dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu

thông tin, quan sát lược đồ, suy nghĩ để trả lời

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời học sinh lên bảng xác định dấu

tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và nêu nhận xét phạm vi phân bố Mời các họcsinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức

như mục sản phẩm

3 Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hệ thống hóa, khắc sâu lại đã học

Trang 16

b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi và lập bảng thống kê vào phiếu học tập cá nhân c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập của học sinh

- C1: Dựa vào bằng chứng khoa học được tìm thấy ở Đông Nam Á: hóa thạch

ở Java (In-đô-nê-xi-a), công cụ lao động của Người tối cổ, răng Người tối cổ

- C2: Bảng thống kê

Tên quốc gia Tên địa điểm

Việt Nam Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai

In-đô-nê-xi-a Java, Trinin, Liang Bua,

Phi-lip-pin Ta Bon

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận

với bạn bên cạnh, hãy trả lời câu hỏi:

- C1: Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi có con ngườixuất hiện khá sớm?

- C2: Lập bảng thống kê các di tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á theo nộidung sau: Tên quốc gia, tên địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ thảo luận theo bàn Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 2-3 cặp đôi trả lời, các

cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức như

mục sản phẩm

4 Hoạt động vận dụng:

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích sự khác nhau

về làn da của người châu Phi, châu Á, châu Âu

b) Nội dung: Học sinh tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi C3: Phần lớn người châu

Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng còn người châu Âu có làn da trắng,liệu do có chung một nguồn gốc hay không?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về sự khác nhau màu da giữa các châu lục

Châu Phi là nơi xuất hiện sớm nhất-di cư qua các châu lục-môi trường sốngkhác nhau-cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường > Môi trường ảnh hưởng quantrọng, là yếu tố quyết định quá trình tiến hóa Ngày nay con người vẫn tiếp tục tiếnhóa để thích nghi với môi trường

d) Tổ chức thực hiện:

Trang 17

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh về nhà làm bài

tập vận C3 vào vở bài tập lịch sử: Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu

Á có làn da vàng còn người châu Âu có làn da trắng, liệu do có chung một nguồn gốchay không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh về nhà làm bài tập vận dụng 3

BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

(Thời lượng: 2 tiết)

I Mục tiêu: Học xong bài này, em sẽ:

1 Kiến thức:

- Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy

- Trình bày được những nét chính về đời sống của con người thời nguyên thủytrên thế giới và Việt Nam

- Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của conngười thời nguyên thủy và xã hội loài người(Tự học)

2 Năng lực:

- Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của tư liệu lịch sử được sửdụng trong bài học

- Phân biệt được rìu tay với hòn đá tự nhiên

- Giả định trải nghiệm cách sử dụng công cụ lao động

- Sử dụng kiến thức về vai trò của lao động đối với sự tiến triển của xã hội loàingười thời nguyên thủy để liên hệ vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và

xã hội

- Vận dụng kiến thức trong bài học để tìm hiểu một nội dung lịch sử thể hiệntrong nghệ thuật hội họa

Trang 18

3 Phẩm chất:

- Ý thức tầm quan trọng của lao động đối với bản thân và xã hội

- Ý thức bảo vệ rừng

- Biết ơn con người thời xa xưa đã phát minh ra lửa và lương thực

II Thiết bị dạy học và học liệu:

- Bảng phụ, phiếu học tập, hình 4.1 đến 4.12

- Ti vi, máy tính

- Học sinh sưu tầm tranh, ảnh sách giáo khoa, tìm hiểu vai trò và tầm quan

trọng của lửa đối với đời sống con người và các dụng cụ học tập theo yêu cầu củagiáo viên

- Phiếu học tập dành cho học sinh

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài học mới

- Học sinh giải quyết được vấn đề do giáo viên nêu ra để kết nối với bài họcmới

b) Nội dung: Học sinh nghe giáo viên nêu vấn đề và trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh suy

ngẫm: Nếu cuộc sống hiện tại biến mất, không có tivi, không có điện em sẽ sinhsống như thế nào? Đời sống của em lúc này có giống với con người nguyên thủy haykhông?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, nghe vấn đề,

suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trả lời, mời các học

sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và dựa trên sự trả

lời của học sinh, dẫn dắt các em vào bài mời:Phần lớn thời kì nguyên thủy, con người

có cuộc sống lệ thuộc vào tự nhiên Có những điều tưởng chừng thật đơn giản vớichúng ta ngày nay như dùng lửa nấu chín thức ăn, chế tạo công cụ lao động, thuầndưỡng động vật nhưng với người nguyên thủy thực sự là những bước tiến lớn trongđời sống

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới

Trang 19

2.1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy

a) Mục tiêu: Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy

b) Nội dung: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

- C1: Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn nào?

- C2: Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời nguyênthủy

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- C1:Xã hội nguyên thủy trải qua giai đoạn: Bầy người nguyên thủy và công xãthị tộc

- C2: Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa con người với nhau thời nguyênthủy: Gồm vài gia đình có quan hệ huyết thống, sinh sống cùng nhau, có của cảichung, làm chung, ăn chung, ở chung, hưởng thụ bằng nhau

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu

nội dung I và quan sát hình 4.1, hãy cho biết:

- C1: Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn nào?

- C2: Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời nguyênthủy

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu

thông tin, quan sát hình, suy nghĩ để trả lời

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trả lời, các học sinh

khác nhận xét, bổ sung, phản biện

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức như

mục sản phẩm

2.2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đời sống vật chất của người nguyên thủy

2.2.1 Tìm hiểu lao động và công cụ lao động

a) Mục tiêu: Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của con

người thời nguyên thủy và xã hội loài người

b) Nội dung: Quan sát hình, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập về lao động và công cụ lao động

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm,yêu

cầu các nhóm đọc thông tin mục II.1, quan sát hình 4.2 đến 4.7 thảo luận thảo luận

Trang 20

- Nhóm 1,2: Quan sát H4.2 đến H4.6, hãy kể những công cụ lao động thời

nguyên thủy, công cụ đó dùng để làm gì? Theo em, làm thế nào để ta nhận biết đượchòn đá trong tự nhiên và hòn đá được chế tác?

- Nhóm 3,4: Công cụ đá phát triển như thế nào? Việc cải tiến công cụ lao động

và lao động đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con người và xã hộinguyên thủy?

- Nhóm 5,6: Quan sát hình 4.7, em có đồng ý với ý kiến: Bức vẽ trong hang

động La-xcô (Pháp) mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủykhi họ đã có cung tên Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm tìm hiểu thông tin, quan sát

hình, suy nghĩ, thảo luận

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 3 nhóm trình bày kết

quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức:

- Nhóm 1,2: HS quan sát kể các công cụ lao động Công cụ đó giúp cho người

nguyên thủy cải thiện cuộc sống của mình, giúp họ lao động tạo ra của cải vật chất:Tạo ra lửa, săn bắt, chặt củi cắt, gọt, chặt

- Nhóm 3,4: Công cụ thô sơ như rìu cầm tay hay mảnh tước (dùng để cắt gọt)

dần dần họ biết dùng bàn mài để mài lưỡi rìu, học cũng biết dùng cung tên trong sănbắt động vật Việc cải tiến công cụ lao động và lao động đã ảnh hưởng đến sự pháttriển của con người và xã hội nguyên thủy: Nhờ cải tiến công cụ lao động đôi bàn taytrở nên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao đông.Con người đã từng bước tự cải biến và hoàn thiện mình

- Nhóm 5,6: HS tự lập luận theo suy nghĩ của nhóm: Những con vật đó minh

chứng cho người nguyên thủy đã có cung tên vì có những con vật chạy rất nhanh màcon người không đuổi kịp như hưu, nai, ngựa Chỉ có cung tên mới săn bắt đượcchúng, nên đã xuất hiện bức vẽ của người nguyên thủy

2.2.2 Tìm hiểu từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi

a) Mục tiêu: Biết được đời sống của người nguyên thủy là từ hái lượm, săn bắt đến

trồng trọt, chăn nuôi

b) Nội dung: Quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông

tin mục II.2, quan sát hình 4.8 và 4.9, hãy luận theo bàn:

Trang 21

- C1: Miêu tả bức tranh hình 4.8 (cách thức lao động, vai trò của lửa trong đờisống của họ)

- C2: Những chi tiết nào trong hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡngđộng vật?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cặp đôi, suy nghĩ, thảo

luận theo bàn

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 2-3 cặp đôi trình bày kết

quả, mời các nhóm khác đánh giá, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức:

- C1: Học sinh mô tả theo hình: Phương thức lao động của người nguyên thủy

ở Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên như: (phụ nữ và trẻ em hái các loại hạt,quả có sẵn trong rừng, đàn ông săn bắt thú rừng); lửa có vai trò hết sức quan trọngtrong đời sống của người nguyên thủy: Sưởi ấm, nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ…

- C2: Chi tiết con người đã biết thuần dưỡng : Hình ảnh con người cưỡi trênlưng thú hay hình ảnh con người và động vật sống gần nhau

> Giáo viên mở rộng thêm cho học sinh hiểu thế nào là thuần dưỡng: Thuầndưỡng là nuôi dưỡng và luyện tập cho thú hoang dã dần trở nên thuần để nuôi Tưliệu H4.9 diễn tả con người cưỡi trên lưng một con thú lớn là đã thuần dưỡng đượcđộng vật để giúp mình trong cuộc sống

> Trong bức vẽ trên vách hang (H4.9) miêu tả đời sống định cư của ngườinguyên thủy với hình ảnh rõ nhất là cảnh con người đang cưỡi trên lưng thú và nhiềugia súc như: bò, dê chứng tỏ Sahara là vùng đất chứng kiến con người định cư, sinhsống, thuần dưỡng và chăn nuôi từ 10.000 năm trước Sahara từng là vùng đất màu

mở cách ngày nay 10000 năm, nhưng ngày nay là một sa mạc lớn trên thế giới, khôngthuận lợi cho con người sinh sống Những dấu vết để lại từ 10000 năm trước quanhững bức vẽ còn lại trong hang đá cảnh báo chúng ta về biến đổi khí hậu, nên chúng

ta phải có trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống

2.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đời sống tinh thần của người nguyên thủy a) Mục tiêu: Biết được đời sống tinh thần của người nguyên thủy

b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu thông tin, quan sát hình để trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về đời sống tinh thần của người nguyên thủy d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông

tin mục II.2 và quan sát hình, hãy:

- C1: Cho biết đời sống tinh thần của người nguyên thủy (Phong tục, trangsức )

Trang 22

- C2: Em hãy quan sát hình 4.11 và cho biết người nguyên thủy đã khắc hình gìtrong hang Đồng Nội?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu

thông tin, quan sát hình, suy nghĩ để trả lời

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trả lời, mời các học

sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức:

- C1: Có tục chôn cất người chết, chia của cho người chết.Biết sử dụng đồtrang sức, biết dùng màu vẽ lên người để hóa trang hay làm đẹp Đặc biệt học quansát cuộc sống xung quanh và thể hiện ra bằng hình ảnh Đó là biểu hiện của đời sốngtinh thần của người nguyên thủy

- C2: Hình mặt thú (bên phải), hình mặt người (bên trái).Việc con người biếtquan sát cuộc sống xung quanh và thể hiện bằng hình ảnh Đó là biểu hiện của đờisống tinh thần của người nguyên thủy

3 Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu lại kiến thức đã học

b) Nội dung: Trả lời câu hỏi và điền thông tin vào phiếu học tập

c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu

hỏi C1 và điền thông tin vào phiếu học tập C2

- C1: Em hãy nêu sự tiến triển về công cụ lao động, cách thức lao động củangười nguyên thủy

- C2: Em hãy hoàn thành bảng dưới đây

Đặc điểm cơ thể

Công cụ và phương thức

lao động

Tổ chức xã hội

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ để

trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trình bày, mời các

học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

như mục sản phẩm

4 Hoạt động vận dụng:

Trang 23

a) Mục tiêu: Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết

các tình huống thực tiễn trong cuộc sống

b) Nội dung: Làm bài tập vận dụng 3,4 SGK trang 26

- C3: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân, gia đình và xãhội ngày nay?

- C4: Vận dụng kiến thức trong bài học,em hãy sắp xếp các bức vẽ minh họađời sống lao động của người nguyên thủy bên dưới theo hai chủ đề:

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- C3: Câu hỏi mở, học sinh trả lời theo suy nghĩ của bản thân Sau đây là gợi ýtheo hướng tích cực: Lao động luôn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống xã hộiloài người, mong muốn của mỗi cá nhân sau này sẽ trở thành người lao động chínhtrong lĩnh vực nào?

- C 4: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, tiến hành trò chơi săp xếp theo haichủ đề:

> Nhóm 1-Chủ đề 1: Lựa chọn hình ảnh về Người tối cổ và cách thức lao độngcủa họ

> Nhóm 2- Chủ đề 2: Lựa chọn hình ảnh về Người tinh khôn và cách thức laođộng của họ

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Tiết học tiếp theo, giáo viên tổ chức cho học

sinh báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

như gợi ý ở mục sản phẩm

IV Rút kinh nghiệm tiết dạy (nếu có)

………

………

BÀI 5: SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY SANG

XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP

Trang 24

(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

I Mục tiêu: Học xong bài này, em sẽ:

1 Kiến thức:

- Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại đối với

sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

- Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp

- Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã

- Nêu và giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ởphương Đông

- Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam trong quátrình tan rã

- Học sinh sưu tầm tranh ảnh liên quan bài học và chuẩn bị các dụng cụ học tập

theo yêu cầu của giáo viên

- Phiếu học tập dành cho học sinh

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài học mới

- Kết nối kiến thức để vào bài học

b) Nội dung: Học sinh nghe kể chuyện và trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Trang 25

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên kể và trình chiếu cho học

sinh nghe câu chuyện về người băng và yêu cầu học sinh chú ý nghe câu chuyện đểtrả lời câu hỏi:

- C1: Tại sao chúng ta có thể biết người băng Otzi sống vào đầu thời kì đồđồng-khi kim loại bắt đầu xuất hiện?

- C2: Chi tiết nào cho thấy Otzi có “Của ăn của để”, có tích lũy lương thực?

- C3: Mũi tên đồng cắm sau lưng Otzi nói lên điều gì?

Vào năm 1991, hai nhà leo núi người Đức phát hiện ra một xác người vùitrong băng giá, họ đặt tên là Otzi –theo tên nơi tìm thấy nó- núi Otztal, thuộc dãyAlps quanh năm tuyết phủ

Đó là một xác người đàn ông 45 tuổi, cái chết của ông ấy xảy ra vào khoảng

3200 năm TCN Trên người ông có khá nhiều vết thương, đáng chú ý nhất là một vếtthương do tên bắn ở vai bên trái mà mũi tên đó được rút ra Otzi mang theo rất nhiềudụng cụ, như rìu đồng có tra cán bằng gỗ, con dao bằng đá, một túi đựng mũi tênbằng da có chứa các mũi tên đồng, một cung tên đang làm dỡ, quặng sunphat sắt vàbúi nhùi tạo lửa Khi phân tích những gì còn lại trong ruột của xác ướp, các nhà khoa

học thu được bột mì xay nhuyễn từ lúa mì thu hoạch từ cuối mùa hè trong canh tác nông nghiệp ở châu Âu, hạt mặn gai thường được thu hoạch vào mùa thu, tương tự,

các nhà khoa học cũng tìm thấy phấn hoa ngũ cốc của loài cây thiết mộc mọc vào

mùa xuân Từ độ tươi của chúng họ kết luận mùa xuân cũng là thời điểm xảy ra cái

chết của Otzi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh nghe câu chuyện, suy nghĩ để

trả lời

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 3 học sinh, mỗi học sinh trả lời

một câu hỏi, mời các học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài:

Để trả lời được vấn đế này, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ phần nàonhững bí mật xung quanh người băng

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại

a) Mục tiêu: Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại

đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

b) Nội dung: Tìm hiểu thông tin mục I, quan sát hình 5.1 đến 5.4 để trả lời các câu

hỏi của giáo viên

- C1: Kim loại đã được phát hiện ra như thế nào?

Trang 26

- C2: Em hãy quan sát các hình từ 5.2 đến 5.4 và cho biết:

- Công cụ và vật dụng bằng kim loại có đặc điểm gì khác biệt về chủng loại,hình dáng so với công cụ bằng đá?

- Kim loại được sử dụng vào mục đích gì trong đời sống của con người thờinguyên thủy?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về việc phát hiện ra kim loại và vai trò của

kim loại đối với sự biến chuyển của xã hội

- C1: Phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác là một cách tình cờ nhưng đồng thau

và sắt do con người tạo ra

- C2: Ý 1: Hình 5.2 là vũ khí bao gồm kiếm và dao găm Hình 5.3 là công cụkhai thác mỏ đồng (búa, đục, lưỡi rìu bằng đồng) Hình 5.4 là lưỡi cày bằng đồngtrong nông nghiệp dùng sức kéo của động vật Do vậy, công cụ và vật dụng bằng kimloại phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn nhiều do với công cụ và vật dụng bằng đá (rìutay, rìu mài lưỡi có tra cán, mũi tên bằng gỗ, lưỡi cày bằng gỗ)

- C2: Ý 2: Kim loại được sử dụng vào mục đích: Dùng làm vũ khí, các vậtdụng để khai mỏ (búa, đục, lưỡi rìu); luyện kim, làm công cụ lao động: lưỡi cày, lưỡicuốc

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu

thông tin mục I, kết hợp quan sát hình 5.1 đến 5.4 và yêu cầu học sinh thảo luận theobàn:

- C1: Kim loại đã được phát hiện ra như thế nào?

- C2: Em hãy quan sát các hình từ 5.2 đến 5.4 và cho biết:

- Công cụ và vật dụng bằng kim loại có đặc điểm gì khác biệt về chủng loại,hình dáng so với công cụ bằng đá?

- Kim loại được sử dụng vào mục đích gì trong đời sống của con người thờinguyên thủy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cặp đôi tìm hiểu thông

tin mục I, kết hợp quan sát hình 5.1 đến 5.4 để thảo luận theo bàn

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 2-4 cặp đôi trả lời, các

Trang 27

- Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.

- Nêu và giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ởphương Đông

b) Nội dung: Quan sát, tìm hiểu sơ đồ, thông tin để thảo luận

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về sự chuyển biến trong xã hội nguyên thủy d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu

thông tin mục II, quan sát sơ đồ H5.5 và thảo luận:

- Nhóm 1,2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hóa xã hội thành “người giàu”

và “người nghèo”?

- Nhóm 3,4: Mối quan hệ giữa người với người như thế nào trong xã hội có

phân hóa giàu, nghèo?

- Nhóm 5,6: Lí giải vì sao xã hội nguyên thủy ở phương Đông phân hóa không

triệt để?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm tìm hiểu thông tin mục II,

quan sát sơ đồ H5.5 và thảo luận:

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày

kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến

thức:

- Nhóm 1,2: Kim loại xuất hiện> sản xuất phát triển>Sản phẩm dư thừa> xuất

hiện giàu nghèo> xã hội có giai cấp

- Nhóm 3,4: Mối quan hệ giữa con người với con người thay đổi, quan hệ bất

bình đẳng thay cho quan hệ bình đẳng Hình thành hai giai cấp: thống trị và bị trị

- Nhóm 5,6: Xã hội phương Đông vẫn còn nhiều dấu vết, tàn dư của xã hội

nguyên thủy khi bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước Biểu hiện rõ nhất là sự tồntại dai dẳng của tổ chức công xã nông thôn (Sự phân hóa giai cấp chưa rõ nét, mangtính cộng đồng, đoàn kết chống ngoại xâm sự liên kết cộng đồng, nhiều tập tục của

xã hội nguyên thủy được bảo lưu

2.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Việt Nam cuối thời kì nguyên thủy

a) Mục tiêu: Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam trong

quá trình tan rã

b) Nội dung: Quan sát hình, đọc thông tin và trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về Việt Nam cuối thời kì nguyên thủy

d) Tổ chức thực hiện:

Trang 28

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát

hình từ 5.6 đến 5.9, kết hợp với thông tin mục III SGK, em hãy:

- C1: Nêu một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam trong quátrình tan rã

- C2: Cuối thời nguyên thủy người Việt cổ đã có những công cụ lao động vànhững ngành nghề sản xuất nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, quan sát hình,

tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trả lời, học sinh

khác

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

- C1: Nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam trong quá trình tan rã:

- Thể hiện qua ba nền văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun: Chứng tỏngười nguyên thủy đã mở rộng địa bàn cư trú chuyển dần xuống vùng đồng bằng

- Cư dân đã phát minh ra thuật luyện kim, chế tạo công cụ, vũ khí bằng đồng(thể hiện qua hiện vật)

- Đồ gốm phát triển đẹp (hiện vật, chứng tỏ đã biết nung gốm ở nhiệt độ cao

- Định cư ven các con sông và đời sống tinh thần phong phú (vị trí các nền văn hóa,hiện vật phản ánh chăn nuôi và đời sống tinh thần: gà, tượng người

- C2: Công cụ lao động: Công cụ mũi nhọn,mũi giáo, mũi tên, lưỡi câu Ngànhnghề sản xuất: làm đồ gốm, đồ đồng, trồng trọt, nông nghiệp trồng lúa nước, chănnuôi

3 Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu lại kiến thức đã học

b) Nội dung: Làm bài tập phần luyện tập C1: Em hãy nêu những chuyển biến về kinh

tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy Phát minh quan trọng nào của người nguyênthủy tạo nên những chuyển biến này?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Sử dụng lại sơ đồ H5.5: + Kim loại xuất hiện> sản xuất phát triển>Sản phẩm

dư thừa> xuất hiện giàu nghèo> xã hội có giai cấp (Giai cấp thống trị và giai cấp bịtrị) Phát minh quan trọng nhất là phát minh ra kim loại

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập

C1 vào vở bài tập lịch sử: Em hãy nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuốithời nguyên thủy Phát minh quan trọng nào của người nguyên thủy tạo nên nhữngchuyển biến này?

Trang 29

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, làm bài tập

a) Mục tiêu: Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết

các tình huống thực tiễn trong cuộc sống

b) Nội dung: Làm bài tập vận dụng 2,3 SGK trang 30

- C2: Quan sát công cụ lao động và những vật dụng của người nguyên thủy giaiđoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, em hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả cuộcsống của họ

- C3: Em hãy kể tên một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫnthừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- C2: Dựa trên 3 tư liệu,viết một đoạn văn ngắn: Gợi ý một số từ để viết: (cáchngày nay hơn 4000 năm mở rộng địa bàn cư trú định cư sinh sống sảnxuất chăn nuôi nghệ thuật

- C3: Vật dụng (Chỉ đồ dùng hằng ngày): Lưỡi cuốc, dao, rìu chặt cây, lưỡi câu

là những vật dụng có từ phát minh ra kim loại và đã có từ thời nguyên thủy

- C3: Em hãy kể tên một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫnthừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh về nhà làm bài tập 2,3 vào vở

bài tập lịch sử

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Tiết học tiếp theo, giáo viên tổ chức cho học

sinh báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức

như gợi ý ở mục sản phẩm

IV Rút kinh nghiệm tiết dạy (nếu có)

Trang 30

………

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI

(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

I Mục tiêu: Học xong bài này, em sẽ:

1 Kiến thức:

- Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nềnvăn minh Ai Cập cổ đại

- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập cổ đại

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa của Ai Cập cổ đại

2 Năng lực:

- Biết quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng

trong bài học

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày quan điểm cá nhân

về một vấn đề, tính toán chiều cao của lớp học so với chiều cao của kim tự tháp Kêóp

để hình dung ra sự kì vĩ, to lớn của kim tự tháp và quý trọng sức lao động của conngười

- Hợp tác với bạn để thực hiện các nhiệm vụ trong học tập

3 Phẩm chất: Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và

bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại

II Thiết bị dạy học và học liệu:

- Hình 6.1 đến 6.6, bảng phụ, phiếu học tập, video clip

- Ti vi, máy tính

- Học sinh sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học, tìm hiểu các kim tự tháp và

vai trò của sông Nin đối với sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại Chuẩn bị các dụng

cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

- Phiếu học tập dành cho học sinh

III Tiến trình dạy học

Trang 31

1 Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài học mới

- Học sinh trả lời được câu hỏi để kết nối với kiến thức mới trong bài

b) Nôi dung: Xem video và trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh xem một đoạn

video clip về kim tự tháp ở Ai Cập và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

- C1: Các hình trong đoạn video có tên gọi là gì?

- C2: Em có biết đất nước nào có nhiều kim tự tháp?

- C3: Em có muốn được đến đây tham quan công trình này không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, xem clip,

suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 3 học sinh trả lời, mỗi học sinh

trả lời một câu, mời học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dựa trên nội dung trả lời của của em,

chốt kiến thức và dẫn vào mới: Ai Cập cổ đại

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại

a) Mục tiêu: Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành

nền văn minh Ai Cập cổ đại

b) Nội dung: Quan sát hình 6.1, 6.2, 6.3 tìm hiểu thông tin mục I để trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành

nền văn minh Ai Cập cổ đại

Sông Nile mang đến nguồn nước, đất phù sa thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp, nguồn lương thực, thủy sản, tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.Đây là điều kiện quan trọng dẫn đến sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu

thông tin mục I, kết quan sát hình 6.1, 6.2 6.3, thảo luận với bạn bên cạnh và trả lờicâu hỏi sau:

- C1: Sông Nin đem lại những nguồn lợi gì cho người Ai Cập cổ đại?

- C2: Quan sát lược đồ hình 6.1 và 6.3, em hãy cho biết chữ nào trong hai chữtượng hình dưới đây được dùng để diễn tả hoạt động du thuyền từ Thượng Ai Cậpxuống Hạ Ai Cập, lí giải lựa chọn của em?

Trang 32

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tìm hiểu thông tin mục I, kết

hợp quan sát hình 6.1, 6.2 6.3, thảo luận Giáo viên quan sát hướng dẫn (Khi HS quansát lược đồ giáo viên gợi ý thêm cho học sinh: Hướng sự chú ý của các em vào sôngNile chảy giữa một vùng sơ mạc mênh mông Ai Cập nhận nước từ đâu? Làm rõ kháiniệm Thượng Ai Cập (nằm trên vùng đất cao hơn), Hạ Ai Cập (vùng đất thấp hơn, sátvới biển)

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 2 cặp đôi trình bày, mời

- C2: Chữ tượng hình 1 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập đến Hạ

Ai Cập vì dòng chảy sông Nile từ Nam đến Bắc-từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập

và đổ ra Địa Trung Hải Như vậy, thuyền đi xuôi dòng, dùng sức nước, không dùngbuồm Chữ tượng hình 2 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Hạ Ai Cập đến Thượng AiCập vì hướng gió thổi trên sông Nile là từ Bắc đến Nam, gió thổi từ Địa Trung Hảivào, thuyền sẽ căng buồm để lợi dụng sức gió Nếu thuyền không căng buồm sẽ đingược dòng chảy, làm việc đi lại khó khăn Chính nhờ nắm được những đặt tính từhướng dòng chảy và hướng gió của sông Nile nên việc đi lại trên sông Nile của cưdân Ai Cập rất dễ dàng Giao lưu, trao đổi giữa các vùng thuận lợi, thúc đẩy văn minhphát triển

> Chính nhờ những điều kiện thuận lợi của sông Nile mà nhà nước Ai Cập cổđại ra đời (Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile, không có sông Nile không có Ai Cập)

Để hiểu được quá trình thành lập của nhà nước Ai Cập cổ đại chúng ta sang phần II

2.2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại a) Mục tiêu: Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập cổ đại b) Nội dung: Đọc thông tin, quan sát tranh, trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông

tin mục II, kết hợp quan sát tư liệu 6.4, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:

- C1: Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở đâu? Họ sống riêng lẽ từng gia đình haytrong một cộng đồng?

- C2: Họ tập hợp 2 vùng cư trú chủ yếu là vùng nào?

Trang 33

- C3: Tại sao phiến đá Namer lại cho chúng ta ít nhiều những thông tin về quátrình thống nhất này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh dựa vào thông tin, khai thác tư

liệu để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 3 học sinh trình bày, mời các

học sinh khác nhận xét, bổ sung Sau đó, giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận câuhỏi:

- C1: Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai Cập

- C2: Quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh được thể hiệnnhư thế nào trên phiến đá Namer?

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến

thức:

- C1: Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin, họ sống theo từngcông xã gọi là Nôm Từ thiên niên kỉ IV, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập,các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập Khoảng năm 3000 TCN, vua Namerhay vua Menes theo huyền thoại, đã thống nhất Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập Nhànước Ai Cập ra đời

- C2: Học sinh đọc phần em có biết: Những chi tiết nói lên chiến tranh (hìnhảnh người đàn ông chỉ tay vào một người đang quỳ xuống bên dưới-mặt 1, hình ảnhngười đàn ông dẫn đầu một hàng quân có vũ khí-mặt 2)

2.3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai Cập

cổ đại.

a) Mục tiêu: Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa của Ai Cập cổ đại.

b) Nội dung: Tìm hiểu thông tin, quan sát tranh, trả lời cấu hỏi

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, tìm

hiểu thông tin mục III, kết hợp quan sát hình 6.5 đến 6.9, thảo luận: Vẽ sơ đồ tư duycác thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai Cập cổ đại theo mẫu sau:

Trang 34

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm tiến hành vẽ và trưng bày sản

phẩm

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết

quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Sau đó tiếp tục cho học sinh thảo luận:

- C1: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập, em có ấn tượng với thànhtựu nào nhất? Vì sao?

- C2: Tại sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại?

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến

thức:

- C1: Học sinh ấn tượng với thành tựu nào tùy bản thân nhưng phải giải thích

vì sao ấn tượng nhất.(lưu ý cách giải thích hợp lí)

- C2: Hằng năm nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng

bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạt lại diệntích Vì vậy, họ rất giỏi về hình học

3 Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu : Học sinh củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu lại các kiến thức đã học

b) Nội dung: :Làm bài tập vận dụng C1, C2

- C1: Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt « Ai Cập

là quà tặng của sông Nin » ?

- C2 : Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở nào?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi

với bạn bên cạnh giải thích:

- C1: Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt « Ai Cập

là quà tặng của sông Nin » ?

- C2 : Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ, trao đổi, thảo luận

Trang 35

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện cặp đôi trình bày, các

cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và chốt lại

4 Hoạt động vận dụng

a) Mục tiêu : Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để tính toán chiều cao của

lớp học so với kim tự tháp Kê-ốp Qua đó thấy được sức lao động phi thường của conngười trong thời kì cổ đại, biết quý trọng lao động sức lao động

b) Nội dung: Làm bài tập vận dụng C3 SGK trang 36: Giả sử lớp học của em có

chiều cao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của kim tự thápKê-ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học

c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

Học sinh thực hiện phép chia 147/3= 49 lần và nhận xét : Sự kì vĩ về độ caocủa kim tự tháp, sự tài ba của con người cổ đại khi xây dựng kim tự tháp trong thời kìcông cụ thô sơ, không có máy móc Sức lao động phi thường của con người

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà

thực hiện phép toán và rút ra nhận xét câu hỏi C3: Giả sử lớp học của em có chiềucao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của kim tự tháp Kê-

ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh về nhà làm bài tập vào vở bài

tập lịch sử

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Tiết học tiếp theo giáo viên thu kết quả và chấm

điểm cho học sinh

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến

thức như mục sản phẩm

………

BÀI 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

(Thời lượng: 2 tiết)

I Mục tiêu: Học xong bài này, em sẽ:

Trang 36

- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn minh Lưỡng Hà.

- Hợp tác, giao tiếp với bạn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập

3 Phẩm chất: Giáo dục tinh thần chung sống hòa bình giữa các cộng đồng dân cư

khác nhau

II Thiết bị dạy học và học liệu:

- Bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu 7.1 đến 7.7

- Ti vi, máy tính

- Học sinh sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học, tìm hiểu lược đồ Lưỡng

Hà cổ đại hình 7.2 và chuẩn bị các dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

- Phiếu học tập dành cho học sinh

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú học tập cho học sinh khi bước vào bài học mới

- Học sinh trả lời được câu hỏi để kết nối với kiến thức mới trong bài

b) Nôi dung: Nghe giáo viên kể chuyện để trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên giới thiệu cho học sinh về

báu vật của Irac hiện đang được bảo quản tại bảo tàng Anh-hộp gỗ thành Ur củangười Sumer có niên đại 3200 năm: Qua việc phân tích hình ảnh trên hai mặt chínhcủa nắp hộp: Cảnh hòa bình với đoàn thương nhân buôn bán, những con lạc đà, hànghóa cảnh chiến tranh, những cổ xe ngựa đầu tiên của nhân loại Sự ra đời của nhiềuvương quốc do các tộc người khác nhau cai trị Đây là vùng đất bằng phẳng nằm giữahai con sông( người Hy Lạp gọi là Mesopotamia) nay chủ yếu thuộc lãnh thổ của Iraq

và Kuwait ngày nay

+ Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Những chi tiết trên gợi cho emliên tưởng đến quốc gia nào? Trình bày hiểu biết của mình về quốc gia đó cho cácbạn cùng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh nghe giáo viên kể, suy nghĩ để

trả lời câu hỏi

Trang 37

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời 1-2 học sinh trả lời, mời học

sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dựa trên nội dung trả lời của của em,

chốt kiến thức và dẫn vào mới: Khác với sự hình thành vương quốc thống nhất ở AiCập Lưỡng Hà phát triển với sự ra đời của nhiều vương quốc do các tộc người khácnhau cai trị, nên lịch sử Lưỡng Hà triền miên những cuộc chiến tranh Tuy nhiên, hơntất cả cư dân Lưỡng Hà đã tạo nên một nền văn hóa độc đáo và có những đóng gópđáng kể cho nền văn minh nhân loại

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại

a) Mục tiêu: Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành nền

văn minh cổ đại Lưỡng Hà

b) Nội dung: Đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà Cổ đại d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu

cầu các nhóm tìm hiểu thông tin mục I, quan sát hình 7.1 và lược đồ hình 7.2, kết hợphợp với kiến thức đã học, thảo luận:

- C1: Nhóm 1,2,3: Chỉ ra điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập

cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại

- C2: Nhóm 4,5,6: Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm tìm hiểu thông tin mục I, quan

sát hình 7.1 và lược đồ hình 7.2, kết hợp hợp với kiến thức đã học, thảo luận

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 2 nhóm trình bày kết

quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Sau đó, giáo viên cho các nhóm trao đổi chéokết quả để đánh giá lẫn nhau

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên cùng các nhóm nhận xét, đánh giá và

chốt kiến thức:

- C1: Nhóm 1,2,3: Ai Cập cổ đại có sự cô lập khá nhiều về địa hình với sa mạc

bao quanh tạo thành các ranh giới tự nhiên Lưỡng Hà là vùng đất bình nguyên rộng

mở, bằng phẳng, không có thiên nhiên hiểm trở, người Lưỡng Hà đi lại dễ dàng vàhoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với những vùng xung quanh

- C2: Nhóm 4,5,6: Do địa hình mở, không có biên giới, dễ thông thương với

các quốc gia khác, thuận lợi cho buôn bán nên nhiều người Lưỡng Hà trở thànhthương nhân Họ rong ruổi khắp Tây Á thời bấy giờ với đàn lạc đà chất đầy hàng hóatrên lưng

Trang 38

2.2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại.

a) Mục tiêu: Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà.

b) Nội dung: Tìm hiểu thông tin, quan sát tranh và trả lời câu hỏi C1, C2

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ

đại

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông

tin mục II, kết hợp quan sát hình 7.2, em hãy trao đổi với bạn bên cạnh:

- C1: Trình bày quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

- C2: Quan sát lược đồ hình 7.2, kể tên những thành thị gắn với những nhànước ra đời sau giai đoạn xu-me

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cặp đôi, tìm hiểu

thông tin mục II, kết hợp quan sát hình 7.2, em hãy trao đổi với bạn bên cạnh

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 1-2 cặp đối trả lời, các

- C2: Học sinh quan sát lược đồ và kể tên, trong đó nổi tiếng nhất là vườn treoBa-bi-lon

2.3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại

a) Mục tiêu: Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn minh Lưỡng Hà.

b) Nội dung: Tìm hiểu thông tin, vẽ sơ đồ tư duy về các thành tựu, trả lời câu hỏi C2,

C3

c) Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập của học sinh về những thành tựu chủ yếu về

văn minh Lưỡng Hà

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu

thông tin mục III, kết hợp quan sát hình hãy thảo luận theo bàn, hãy:

Trang 39

- C1: Vẽ sơ đồ tư duy về thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Lưỡng Hà cổđại theo mẫu sau:

- C2: Quan sát hình 7.3, theo em người Xu-me dùng dụng cụ có hình dáng nhưthế nào để khắc chữ trên những phiến đất sắt?

- C3: Đọc đoạn tư liệu 7.4, em cho biết vua Hu-ma-ra-bi ban hành bộ luật đểlàm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tìm hiểu thông tin mục III, kết

hợp quan sát hình hãy thảo luận theo bàn

Bước 3: Báo cáo và thảo luận: Giáo viên mời đại diện 3 cặp đôi trình bày kết

quả thảo luận, mời các cặp khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên đánh giá nhận xét và chốt kiến thức

- C1: Học sinh đọc thông tin vẽ thành tựu vào sơ đồ theo ý tưởng của nhómhoặc theo mẫu của giáo viên

- C2: Dụng cụ có hình dạng đầu nhọn để có thể khắc chữ viết có hình dạnggiống như những chiếc đinh hay góc nhọn (đầu hình tròn, lông mềm sẽ không viếtđược)

- C3: Vua ban hành bộ luật để phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian áckhông tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu

> Giáo viên đặt thêm câu hỏi mở rộng: Bộ luật Ha-mu-ra-bi được khắc trên đábazan (một loại đá rất cứng và bền) chứ không phải được khắc trên phiến đất sắt quenthuộc của người Lưỡng Hà đã thể hiện điều gì?

+ Học sinh: Tầm quan trọng của luật pháp

+ Giáo viên chiếu slide về một số điều trong bộ luật Hu-ma-ru-bi (1792-1750TCN) cho học sinh đọc và tìm hiểu:

- Điều 1: Nếu một người tố cáo và buộc tội một người khác mà không chứngminh được, anh ta buộc tội chết

- Điều 195: Nếu con trai đánh bố của anh ta (thì) tay anh ta phải bị chặt đi

Trang 40

- Điều 196: Nếu đàn ông móc mắt của người đàn ông khác (thì) mắt anh tacũng bị móc.

- Điều 197: Nếu đàn ông đánh vỡ xương người đàn ông khác (thì) xương củaanh ta cũng bị đánh vỡ

- Điều 229: Nếu một người xây dựng một ngôi nhà cho một người đàn ông màngôi nhà đó bị sụp đổ, làm người chủ nhà bị thiệt mạng, người xây nhà sẽ bị buộc tộichết

+ Giáo viên cho học sinh liên hệ vai trò và tầm quan trọng của luật pháp củanước ta trong giai đoạn hiện nay

+ Hiện nay vùng đất Tây Á, tình hình quốc gia Itraq, vùng đất không bình yên

do chiến tranh (giáo dục học sinh trân trọng hòa bình)

3 Hoạt động luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu lại kiến thức đã học

b) Nội dung: Quan sát lược đồ hình 7.2 để trả lời câu hỏi C1: , em hãy cho biết các

thành thị của người Xu-me phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:

Các thành thị của người Xu-me phân bố chủ yếu ở khu vực trung và hạ lưu lưucực sông ti-phơ-rơ và ti-gơ-rát

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát

lược đồ, thảo luận với bạn bên cạnh: Quan sát lược đồ hình 7.2, em hãy cho biết cácthành thị của người Xu-me phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh quan sát lược đồ hình 7.2, thảo

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để biết được thành

tựu của người Lưỡng Hà còn tồn tại, ứng dụng đến ngày nay

b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi vận dụng C2, C3:

- C2:Thành tựu nào của người Lưỡng Hà cổ đại còn ảnh hưởng đến ngày nay?

- C3: Kể tên những đồ vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học củangười Lưỡng Hà cổ đại

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Ngày đăng: 28/07/2024, 21:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w