Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––
PHẠM THỊ HỒNG HẠNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐỊA LAN KIẾM VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHO GIỐNG LAN HOÀNG VŨ
(Cymbidium sinense)
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số : 62.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn: 1 PGS.TS ĐÀO THANH VÂN
2 PGS.TS ĐẶNG VĂN ĐÔNG
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kếtquả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kỳ một công trình khoa học nào khác Các thông tin trích dẫn sử dụngtrong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2017
Người cam đoan
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TSĐào Thanh Vân, PGS.TS Đặng Văn Đông, những người thày đã tận tình dẫn dắt,động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học
và hoàn thành luận án
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của của các nhàkhoa học ở Khoa Nông học, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm - Đại họcThái Nguyên trong suốt quá trình học tập tại đây
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn TS Lê Hùng Lĩnh, các cán bộ nghiêncứu trong Bộ môn Sinh học Phân tử và Ban Lãnh đạo Viện Di truyền Nông nghiệp
đã chia sẻ kinh nghiệm, nguồn vật liệu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên trongsuốt quá trình thực hiện luận án
Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh luôn nhận được sự chia sẻ,giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cán bộ công tác tại Trung tâmNghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả, Nghiên cứusinh xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến sự quan tâm tận tình đó
Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, nhữngngười luôn đồng hành và dành mọi quan tâm, khích lệ trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành đề tài luận án
Thái Nguyên, tháng năm 2017
NCS
Phạm Thị Hồng Hạnh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu và yêu cầu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
4.Tính mới của đề tài 3
5.Phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Đặc điểm phân loại thực vật học và phân bố lan Kiếm 4
1.1.1 Phân loại 4
1.1.2 Phân bố 4
1.2 Đặc điểm thực vật học và sự sinh trưởng phát triển của chi lan Kiếm 5
1.2.1 Đặc điểm thực vật học của lan Kiếm 5
1.2.2 Đặc điểm một số giống lan Kiếm (Cymbidium sinense) 7
1.2.3 Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của lan Kiếm trong một năm 10
1.2.4 Yêu cầu ngoại cảnh của chi lan Kiếm 12
1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa lan trên thế giới và Việt Nam 13
1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới 13
1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở Việt Nam 17
1.3.3 Tình hình sản xuất, nuôi trồng một số giống lan Kiếm ở Việt Nam 22
1.4 Tình hình nghiên cứu về hoa lan Kiếm (Cymbidium sinense) trên thế giới và
Việt Nam 23
1.4.1 Tình hình nghiên cứu về hoa lan Kiếm (Cymbidium sinense) trên thế giới 23
Trang 51.4.2 Tình hình nghiên cứu về lan Kiếm (Cymbidium sinense) ở Việt Nam 33
1.5 Các kết luận qua phân tích tổng quan 38
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 40
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 40
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 45
2.3 Nội dung nghiên cứu 45
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đa dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm 45
2.3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ 45
2.4 Phương pháp nghiên cứu 46
2.4.1 Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đa dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm 46
2.4.2 Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ 51
2.4.3 Nội dung 3: Xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuật tổng hợp trồng và chăm sóc đối với giống lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương 54
2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 55
2.5.1 Các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, phát triển 55
2.5.2 Chỉ tiêu về bệnh hại 57
2.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 57
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 57
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58
3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đa
dạng di truyền của một số giống địa lan Kiếm (Cymbidium sinense) 58
3.1.1 Khảo sát, thu thập bổ sung các giống địa lan Kiếm 58
Trang 63.1.2 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của
một số giống địa lan Kiếm 64
3.1.3 Đánh giá đa dạng di truyền lan Kiếm bằng chỉ thị phân tử SSR 78
3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ 91
3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ 91
3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một loại phân bón đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ 101
3.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Kiếm Hoàng Vũ 112
3.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm xử lý lạnh đến thời gian ra hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ 117
3.3 Xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuật tổng hợp trồng và chăm sóc đối với giống lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương 121
3.3.1 Đánh giá tình hình sinh trưởng của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương.121 3.3.2 Đánh giá năng suất chất lượng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương 123
3.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128
1.Kết luận 128
2.Đề nghị 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
PHỤ LỤC 1 Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC 2 138
PHỤ LỤC 3 140
PHỤ LỤC 4 142
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AEC ASEAN Economic Community (Cộng đồng Kinh tế ASEAN)AFTA ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)AFLP Amplified Fragment Length Polymorphism (Đa hình độ dài nhân
bản chọn lọc)BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CTTN Công thức thí nghiệm
DNA/ADN Deoxyribo Nucleic Acid
EU European Union (Liên minh Châu Âu)
chiều dài đoạn cắt giới hạn)RCB Khối ngẫu nhiên đầy đủ
SSR Simple Sequence Repeat (Các chuỗi lặp lại đơn giản)
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TPP Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương)WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới )
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giá trị toàn cầu của hoa cắt cành (giai đoạn 2007 - 2012) 13
Bảng 2.1 Dung dịch đệm 2×CTAB 41
Bảng 2.2 Dung dịch TE (10:1) 41
Bảng 2.3 Dung dịch đệm 10X TBE 41
Bảng 2.4 Các cặp mồi được sử dụng trong các phản ứng PCR 42
Bảng 2.5 Danh mục các giống địa lan Kiếm thu thập và nghiên cứu 43
Bảng 2.6 Danh mục 9 giống lan Kiếm Hoàng Vũ thu thập và nghiên cứu 44
Bảng 3.1 Danh sách các hộ gia đình trồng địa lan Kiếm điển hình 58
Bảng 3.2 Các giống địa lan Kiếm thu thập được 63
Bảng 3.3 Đặc điểm hình thái thân của các giống địa lan Kiếm 64
Bảng 3.4 Kích thước lá và số lá/thân của các giống địa lan Kiếm 65
Bảng 3.5 Đặc điểm lá của các giống địa lan Kiếm 66
Bảng 3.6 Một số đặc điểm hoa của các giống địa lan Kiếm 68
Bảng 3.7 Một số đặc điểm kích thước cánh hoa của các giống địa lan Kiếm 69
Bảng 3.8 Thời gian ra hoa và độ bền hoa của các giống địa lan Kiếm 71
Bảng 3.9 Một số đặc điểm hoa của các mẫu giống địa lan Kiếm 72
Bảng 3.10 Tình hình bệnh hại trên các giống địa lan Kiếm 74
Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả đánh giá giá trị thẩm mỹ các giống địa lan Kiếm 75
Bảng 3.12 Giá trị và hướng sử dụng của các giống địa lan Kiếm 76
Bảng 3.13 Đặc điểm chính của giống lan Kiếm Hoàng Vũ 78
Bảng 3.14 Nồng độ và chỉ số độ tinh sạch ADN tổng số của các mẫu lan Kiếm 80
Bảng 3.15 Số allen đa hình và giá trị PIC của các chỉ thị SSR phân tích trên các
mẫu địa lan Kiếm 83
Bảng 3.16 Hệ số tương đồng di truyền của các mẫu lan Kiếm 85
Bảng 3.17 Số allen đa hình và giá trị PIC của các chỉ thị SSR phân tích trên 9 mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ 88
Bảng 3.18 Hệ số tương đồng di truyền của 9 mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ 89
Trang 9Bảng 3.19 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái đẻ nhánh của lan
Kiếm Hoàng Vũ 92Bảng 3.20 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao
nhánh mới của lan Kiếm Hoàng Vũ 93Bảng 3.21 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái phát triển đường kính
thân của lan Kiếm Hoàng Vũ 94Bảng 3.22 Ảnh hưởng của một số loại giá thể giá thể đến chỉ số diện tích lá lan
Kiếm Hoàng Vũ 95Bảng 3.23 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian xuất hiện mầm hoa
của lan Kiếm Hoàng Vũ 97Bảng 3.24 Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa
lan Kiếm Hoàng Vũ (năm 2015 - 2016) 99Bảng 3.25 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái đẻ nhánh của lan
Kiếm Hoàng Vũ 102Bảng 3.26 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây lan Kiếm Hoàng Vũ 103Bảng 3.27 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến động thái phát triển đường
kính thân lan Kiếm Hoàng Vũ 104Bảng 3.28 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến một số chỉ tiêu về lá của lan
Kiếm Hoàng Vũ 105Bảng 3.29 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến thời gian ra hoa của lan Kiếm
Hoàng Vũ 106Bảng 3.30 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa
lan Kiếm Hoàng Vũ 108Bảng 3.31 Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tình hình bệnh hại trên lan
Kiếm Hoàng Vũ 111Bảng 3.32 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lan
Kiếm Hoàng Vũ 113Bảng 3.33 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa
của lan kiếm Hoàng Vũ 115
Trang 10Bảng 3.34 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tình hình bệnh hại trên lan Kiếm
Hoàng Vũ 117Bảng 3.35 Ảnh hưởng của thời điểm xử lý lạnh đến thời gian xuất hiện mầm hoa
lan Kiếm Hoàng Vũ 118Bảng 3.36 Ảnh hưởng của thời điểm xử lý lạnh đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa
lan Kiếm Hoàng Vũ 120Bảng 3.37 Đánh giá tình hình sinh trưởng của lan Kiếm Hoàng Vũ ở các mô hình
tại một số địa phương 122Bảng 3.38 Tỷ lệ ra hoa và thời gian ra hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ ở các mô hình
tại một số địa phương 123Bảng 3.39 Năng suất chất lượng hoa của lan Kiếm Hoàng Vũ ở các mô hình tại
một số địa phương 124Bảng 3.40 Hiệu quả kinh tế của lan Kiếm Hoàng Vũ tại các địa phương 126
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Hình thái hoa của một số giống địa lan Kiếm nghiên cứu 70
Hình 3.2 Điện di AND tổng số của một số mẫu địa lan Kiếm 79
Hình 3.3 Kiểm tra chất lƣợng mẫu ADN các giống địa lan Kiếm bằng máy đo quang phổ NanoDrop 79
Hình 3.4 Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS15 trên các mẫu lan Kiếm 81
Hình 3.5 Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS22 trên các mẫu lan Kiếm 81
Hình 3.6 Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS6 trên các mẫu lan Kiếm 82
Hình 3.7 Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS8 trên các mẫu lan Kiếm 82
Hình 3.8 Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị CS12 trên các mẫu lan Kiếm 82
Hình 3.9 Biểu đồ mô tả quan hệ di truyền của các mẫu lan Kiếm 86
Hình 3.10 Ảnh điện di sản phẩm PCR của một số chỉ thị đa hình trên 9 mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ 88
Hình 3.11 Biểu đồ mô tả quan hệ di truyền của 9 mẫu giống lan Kiếm Hoàng Vũ 90
Trang 12MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoa lan là một trong những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác mà thiên nhiên bantặng cho con người Có thể nói hoa lan được hội tụ tất cả các đặc điểm quý của cácloài hoa như màu sắc đẹp, phong phú, cấu tạo hoa đa dạng, tinh tế, hoa có độ bềnlâu và đặc biệt hấp dẫn người chơi bởi hương thơm quyến rũ Nhờ các đặc tính quýbáu của hoa lan mà, nghề trồng lan đã trở thành một ngành nông nghiệp mang lạilợi nhuận cao của một số quốc gia như: Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,
Việt Nam là một trong những nơi xuất xứ của nhiều loài lan thơm, đẹp vàquý hiếm của thế giới Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống củangười dân đã được cải thiện rõ rệt, nên nhu cầu thưởng thức hoa lan nhất là cácgiống địa lan bản địa truyền thống có màu sắc đẹp, có hương thơm cũng tăng lên cả
về số lượng và chất lượng đặc biệt là vào dịp tết cổ truyền của dân tộc so với nhữngnăm trước đây
Lan Kiếm (Cymbidium) là một chi trong họ Lan, chi lan Kiếm có những loài bám trên cây và được gọi là phong lan Kiếm (Epiphytic cymbidium) và có những loài mọc trên đất, được gọi là địa lan Kiếm (Terrestrial cymbidium) Địa lan Kiếm
được mệnh danh là nữ hoàng của các loài lan, chúng có những điểm nổi bật cả vềgiá trị mỹ thuật, giá trị tinh thần Vẻ tao nhã, hài hòa của chúng từ lâu đã hiện diệntrong văn học, nghệ thuật và gắn liền với đời sống văn hóa của người Á Đông Thúchơi và thưởng ngoạn lan, đặc biệt là địa lan Kiếm cũng đã có từ rất lâu đời tại ViệtNam Người Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây (nay là Hà Nội),Hưng Yên, Thái Bình,… cũng đã gìn giữ được nhiều loài địa lan Kiếm quý giá nhưThanh Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, Thanh Trường, Mặc Biên, Trần Mộng, BạchNgọc, Tứ Thời , giá trị mỗi chậu lan từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng khitến đến xuân về, do vậy đã đem lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho các nhà vườn
Địa lan Kiếm Hoàng Vũ (Cymbidium sinense) là một trong những loài hoa
địa lan bản địa quý hiếm của Việt Nam, với những đặc tính ưu việt về vẻ đẹp củacây hoa, dạng lá thanh thoát, hình dáng hoa đẹp quý phái, mùi thơm dịu dàng và độbền hoa cao, được người chơi hoa ưa chuộng trong những năm trở lại đây Do vậy,giá bán khá cao (khoảng 500.000 đ/1 nhánh), nhất là vào những dịp tết Nguyên đán
Trang 13Các nghiên cứu trong nước xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
cụ thể trên đối tượng cây lan Kiếm bản địa, đặc biệt là loài lan có giá trị kinh tế caonhư lan Kiếm Hoàng Vũ vẫn còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào: điều tra, thu thập,đánh giá và tuyển chọn một số giống lan bản địa ở miền Bắc Việt Nam; một số biệnpháp kỹ thuật như phân bón, giá thể, nước tưới Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng vàchăm sóc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăm sóc của các nhà vườn nuôi trồng lan
áp dụng cho các loài lan Kiếm trong điều kiện tự nhiên nên cây sinh trưởng chậm,năng suất, chất lượng thấp và đặc biệt thời điểm ra hoa của cây phụ thuộc vào thờitiết mỗi năm, chưa có những biện pháp xử lý ra hoa cụ thể để cây ra hoa vào đúngdịp tết Nguyên đán Các nghiên cứu về những đặc điểm nông sinh học đối với lanKiếm Hoàng Vũ chưa được đánh giá một cách đầy đủ Các nghiên cứu về kỹ thuậttrồng, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng loài hoa này chưa nhiều vàchưa ứng dụng được vào sản xuất Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đó, đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và biện pháp
kỹ thuật cho giống lan Hoàng Vũ (Cymbidium sinense)” sẽ là những nội dung quan
trọng trong quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và góp phầnhoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc để giống hoa này có hiệu quả kinh tế cao,tăng thu nhập cho người trồng hoa
2.Mục tiêu và yêu cầu
2.1 Mục tiêu
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống địa lan Kiếm và xácđịnh một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc giống lan Kiếm Hoàng Vũ
(Cymbidium sinense) làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa,
chất lượng hoa, đặc biệt điều khiển hoa nở vào dịp tết Nguyên đán góp phần hoànthiện quy trình để phát triển rộng rãi ngoài sản xuất
Trang 143 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm nông sinh học, tính đa dạng ditruyền của một số giống địa lan Kiếm ở Việt Nam cũng như ảnh hưởng của một sốbiện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của giống lan
Kiếm Hoàng Vũ (Cymbidium sinense);
- Bổ sung thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiêncứu khoa học về cây hoa địa lan Kiếm;
- Làm cơ sở khoa học để xây dựng quy trình sản xuất cây thương phẩm gópphần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất của lan Kiếm
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định được một số giống hoa địa lan Kiếm có chất lượng tốt đáp ứngnhu cầu chơi hoa của thị trường
- Đánh giá được mối quan hệ di truyền của các giống địa lan Kiếm, làm cơ
sở cho việc chọn tạo giống địa lan Kiếm ở Việt Nam
- Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc nhằm tăng khảnăng sinh trưởng, phát triển và điều khiển cây ra hoa đúng dịp tết, góp phần hoànthiện quy trình sản xuất hoa địa lan Kiếm trong sản xuất
4.Tính mới của đề tài
- Nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm nông sinh học và tính đa dạng ditruyền của một số giống địa lan Kiếm ở Việt Nam
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật cho giống lan Kiếm Hoàng Vũnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống lan này tại khu vực miền Bắc Việt Nam
5.Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính đa dạng di truyền củamột số giống địa lan Kiếm thu thập được ở khu vực miền Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho gống lan Kiếm Hoàng Vũ
(Cymbidium sinense) ở Gia Lâm, Hà Nội.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp kỹ thuậttrồng và chăm sóc lan Kiếm Hoàng Vũ tại Hà Nội và Quảng Ninh
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm phân loại thực vật học và phân bố lan Kiếm
1.1.1 Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (1987), họ hoa lan (Orchidaceae) có
750 chi và 20.000 - 25.000 loài Đây là họ thực vật lớn thứ hai sau họ cúc
Asteraceae Chính vì thế, hình thái, cấu tạo cũng như hệ thống phân loại họ này hết
sức đa dạng và phức tạp
Chi lan Kiếm (tên khoa học: Cymbidium) là một chi thực vật thuộc họ lan.
Họ lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ măng tây (Asparagales), lớp thực vật một lá mầm (Monocotyledoneae), ngành thực vật hạt kín
(Mongoliophyta) Theo tác giả Trần Hợp (2000) [10], trên thế giới chi lan Kiếm (Cymbidium) có khoảng 120 loài và ở Việt Nam có 20 loài: (1) Cym aloifolium
Swartz; (2) Cym atropurpureum (Lindl.) Rolfe; (3) Cym banaense Gagnep; (4)
Cym bicolor Lindl; (5) Cym cyperifolium Wall; (6) Cym dayanum Rchb.f.; (7) Cym devoniaum Paxt; (8) Cym ensifolium Swartz; (9) Cym erythrostylum Rolfe.;
(10) Cym finlaysonianum Lindl.; (11) Cym hoockerianum Rchb.f; (12) Cym.
insigne Rolfe; (13) Cym iridioodes D.Don; (14) Cym lancifolium Hook.f ; (15) Cym lowianum Rchb.f.; (16) Cym macrorhizon Lindl.; (17) Cym sanderae (Rolf)
Cribb et DuPuy; (18) Cym schroederi Rolfe; (19) Cym sinense Willd.; (20) Cym.
suavissimum Sander ex Curtis.
Leonid và Anna (2003) [33] đã xác định thêm được 4 loài lan Kiếm khác là:
Cym eburneum Reichb; Cym erythraeum Lindl.; Cym floribundum Lindl.; Cym wilsonii Cook Rolfe Như vậy, hiện nay, ở nước ta có tổng số 24 loài lan Kiếm
được xác định (Leonid, Anna, 2003) [33]
1.1.2 Phân bố
Trên thế giới, các loài lan Kiếm phân bố rộng khắp từ Triều Tiên, Nhật Bản,Trung Quốc, Hymalaya, qua Philippines, Đông Nam châu Á, Tân Ghi Nê đếnAustralia, (châu Phi và châu Mỹ chỉ có vài loài) Các chủng loại và giống hoa lanđược thay đổi theo từng loại địa hình Tuy nhiên, hoa lan thường được tìm thấy ở
độ cao từ 1000 - 2000 m so với mực nước biển (Ruan Wenjin, 2009) [62]
Trang 16Ở Đông Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và Việt
Nam) chủ yếu có 5 loại lan Kiếm: (1) Cym sinense: Mặc Lan; (2) Cym ensifolium: Kiến Lan; (3) Cym kanran: Hàn Lan; (4) Cym goeringii: Xuân Lan; (5) Cym.
faberi: Huệ Lan.
Tại Trung Quốc, lan Kiếm sống ở các thảm rừng núi chủ yếu là ở 16 tỉnhmiền Trung và Nam Trung Quốc, với các giống vô cùng phong phú Các nhà khoahọc phân loại thành 28 loài trong đó chỉ có 11 loài lan Kiếm mọc trên đất (địa lanKiếm) Tuy vậy chỉ có 6 loài được tôn vinh và chăm sóc như Quốc hoa: Xuân Lan
(Cym goeringii), Xuân Kiếm (Cym longibracteatum) Kiến Lan (Cym ensifolium), Mặc Lan (Cym sinense), Hàn Lan (Cym karan).
Ở Việt Nam, theo tài liệu về các loài lan công bố năm 2003, trong 24 loài lanKiếm, có 13 loài bám trên cây, 5 loài mọc trên đất hoặc bám trên đá, 5 loài bám trêncây hoặc hoặc bám trên đá, có 1 loài không có lá chỉ sống trong mùn nhờ một hệthống rễ rất phát triển (Trần Duy Quý, 2005) [17]
Cho đến nay chưa có nhiều người nghiên cứu về các khóa phân loại lanKiếm, nên chúng ta chưa thể xếp các loài lan Kiếm truyền thống Việt Nam vào loài
nào trong bảng phân loại bằng thuật ngữ khoa học Thí dụ: Lan Kiếm Lô Hội (Cym.
aloifolium); lan Kiếm Tứ Thời (Cym ensifolium) (Trần Duy Quý, 2005) [17].
Theo Đặng Văn Đông và Chu Thị Ngọc Mỹ (2009) [6], khi điều tra sự phân
bố của hoa lan Việt Nam và lưu giữ, đánh giá một số giống lan quý tại Gia Lâm
-Hà Nội đã kết luận: Việt Nam được chia thành 6 vùng lan chính, khác nhau về tính
đa dạng, độc đáo của lan rừng và sinh thái tự nhiên của các loài lan này: phía TâyBắc Bộ; phía Đông Bắc Bộ và Trung tâm Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; các tỉnh Trung
Bộ; Tây Nguyên; Nam Trung Bộ và Nam Bộ Trong đó, Cymbidium chủ yếu phân
bố ở vùng Đông Bắc Bộ và Trung tâm Bắc Bộ, Sơn La, Hà Nội và các tỉnh lân cậnnhư: Hưng Yên, Quảng Ninh, là nơi có điều kiện khí hậu thích hợp để nuôi trồngloại lan này
1.2 Đặc điểm thực vật học và sự sinh trưởng phát triển của chi lan Kiếm
1.2.1 Đặc điểm thực vật học của lan Kiếm
Theo Bao Manzhu (2003) [56], chi lan Kiếm có đặc điểm: giả hành có 2 - 10
lá, hình trụ, ở phần gốc có mấu Ngồng hoa được mọc lên từ bên dưới giả hành, có 1
- 50
Trang 17hoa/cành Cánh môi chia 3 thùy, có 2 cánh tràng, cột nhụy dài chứa phấn khối Hoanhiều màu sắc: trắng, hồng, vàng, xanh, vàng xanh, hồng đậm và có mùi hương thơm.
Theo tác giả Trần Duy Quý (2005) [17] mô tả tóm tắt đặc điểm thực vật họccủa chi lan Kiếm như sau:
- Thân ngầm (còn gọi là căn hành) thường ngắn nối củ với nhau Các củ lanthực chất là những cành ngắn của căn hành Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ cóthể phát sinh đoạn căn hành mới, từ đó mọc lên những cây con, do đó người ta xếp
Cymbidium vào nhóm lan đa thân.
- Củ lan (giả hành): Thường có hình cầu, ô van, bầu dục hay trứng,… Đườngkính của giả hành từ 1 - 10 cm Giả hành được bao bọc bởi các bẹ lá xếp xít vàonhau
- Rễ: Lan kiếm có bộ rễ lớn, dày, nạc, xốp, ít phân nhánh, thường có màutrắng xám Rễ của một số loại địa lan bì sinh hay phụ sinh thường mọc bám trên vỏcây, mặt đất Những rễ mới thường chỉ mọc ở cây con, còn cây mẹ ít khi hình thành
rễ mới mà chỉ thấy những rễ phụ phân nhánh từ rễ củ
- Lá: Một cây lan trưởng thành có rất nhiều lá Lá tự dưỡng, do đó nó pháttriển đầy đủ hệ thống lá Lá thuộc loại lá song đỉnh, lá lớn, lá trải rộng và xếp xíttrên thân, đôi khi rủ xuống, xếp cách đều đặn trên thân Lá thực thường có cuống lá,giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách Lá thường có màu xanh bóng, đậm
và nhẵn, cũng có những loại lá có điểm những vệt vàng hay xanh nhạt (NguyễnTiến Bân, 1997) [1]
-Chồi hoa: Chồi hoa mọc ra từ bên dưới của giả hành từ các nách lá, tách bẹgià đâm ra ngoài, thường xuất hiện cùng với chồi thân, chiều dài của ngồng hoa từ 30
cm đến hơn 80 cm Chồi thân thì hơi dẹt, các lá đầu tiên mọc đâm ra hai phía hìnhđuôi cá, nhưng chồi hoa căng tròn hơn và các lá bao luôn ôm chặt quanh phát hoa
- Cành hoa: Cành hoa không phân nhánh, có thể dựng đứng hay buôngthõng Cành hoa có thể mang từ vài hoa đến vài chục hoa xếp theo hình xoắn ốc
- Hoa: Cụm hoa to, dạng chùm, màu sắc sặc sỡ, đẹp Cánh đài thường ngắn,nhưng 2 cánh đài bên kéo dài với nhau ở cằm Cánh tràng 2, thường có dạng giốngcánh đài Cánh môi ngắn hơn cánh hoa, 2 thùy bên ở sát gốc, thùy giữa thuôn hẹpdần ở đỉnh Cột nhụy dài, mảnh chứa phấn khối Hoa nở vào mùa Thu hoặc mùaXuân, bền (từ 20 đến 30 ngày), hương thơm dịu
Trang 18Hoa lan Kiếm là hoa lưỡng tính, đặc biệt nhị đực và nhụy cái cùng gắnchung trên một trục hợp nhụy (trụ nhị - nhụy) Trên trục hợp nhụy, nhị nằm ởtrên cùng mang hai khối phấn màu vàng, có gót dính như keo Khối phấn đượcđậy bởi một nắp màu trắng ngà, nắp này dễ mở rời và cách biệt với núm nhụybởi một mỏ nổi lên Vì vậy, trong tự nhiên quá trình thụ phấn chỉ xảy ra đượcnhờ côn trùng Tận cùng phía bên trong hoa có đĩa mật và đôi khi còn có tuyếntiết mùi thơm.
Theo Dương Xuân Trinh (2015) [75], lan Kiếm có các kiểu hình dạng cánhđài và các biến dị về vị trí cánh đài ở hai bên được gọi là vai
- Quả: Quả lan thuộc dạng quả nang, khi chín sẽ nứt dọc theo 3 - 6 khe Quả
có dạng từ quả cải dài đến dạng hình trụ phấn, phình to ở giữa Khi chín, quả mở racác hạt bị gió cuốn đi còn lại mảnh vỏ chín đính lại với nhau ở phần gốc Ở một sốloài khi quả chín vỏ quả không bị nứt ra, hạt chỉ ra khỏi vỏ khi vỏ này bị mục nát
Quả lan có rất nhiều hạt, nhỏ li ti và nhẹ Hầu hết là không có nội nhũ nhưcác loại hạt khác Có thể bị gió cuốn bay đi khắp nơi nên khả năng phát tán rộng.Khối lượng toàn bộ hạt ở trong quả chỉ bằng 1/10 - 1/1000 (Việt Chương, NguyễnViệt Thái, 2002) [3]
Hạt cấu tạo bởi một khối chưa phân hoá, sau 2 - 18 tháng hạt mới chín tùytừng loài, phần lớn hạt đều chết vì không chứa chất dinh dưỡng, chúng chỉ sinh sôinảy nở khi gặp được loài nấm cộng sinh hỗ trợ chất dinh dưỡng Vì vậy, khả nănghạt nảy mầm thành cây là rất hiếm, chỉ có thể trong điều kiện rừng ẩm ướt nhiệt đới(Ngô Thị Nguyệt, 2013) [16]
1.2.2 Đặc điểm một số giống lan Kiếm (Cymbidium sinense)
1.2.2.1 Hoàng Vũ
Theo Nguyễn Tiến Quảng (2014) [70], lan Kiếm Hoàng Vũ là một giống
thuộc loài Mặc Lan Cym sinense Mặc Lan là tập hợp những cây có hoa, thường nở
vào mùa Xuân, Mặc Lan nói chung có thân củ hình bầu dục, rễ to khoẻ, lá đa dạngrộng và dầy, bóng, có từ 3 - 5 nhánh lá mọc thành chùm, lá hình lưỡi kiếm MặcLan theo nghĩa tiếng Hán là Lan Mực, lan có hoa màu tối (màu mực), nhưng nhữngbiến thể của Mặc Lan thì có nhiều màu hoa khác nhau từ xanh, vàng, đỏ, nâu,
Trang 19Theo Ngô Thị Nguyệt (2013) [16], nếu nhận biết qua lá thì Hoàng Vũ có 2loại: loại lá ngắn, dầy, to, hơi cong xuống và loại lá dài, mỏng, rủ ôm chậu; loại có lácong rủ, vặn xoắn phía đầu lá, là màu vàng nhạt; lá phản kiếm ôm thân Hoa Hoàng
Vũ có kích thước khá lớn, khoe nhụy, sắc vàng chanh; bản cánh hẹp so với kíchthước Khi mới nở, đầu cánh cuộn về sau rất mềm mại, hoa có hương thơm nhẹ Sốlượng hoa trên 1 bông khá nhiều, kích thước hoa khá lớn nên trục hoa Hoàng Vũthường cong Khi Hoàng Vũ phát ngồng thì nụ, ngồng nụ quay theo hướng ánhsáng trong ngày, người ta gọi là múa Một số ý kiến khác thì cho rằng, cánh hoacong, thon như bàn tay vũ công và có hoa màu vàng nên gọi là Hoàng Vũ Hoathường nở vào dịp Tết Âm lịch, mùi hương dịu mát, thời gian nở hoa khoảng 20ngày Tùy điều kiện chăm sóc mà lá có thể dài từ 50 - 80 cm, vòi hoa cao 50 - 70
cm, số lượng hoa từ 7 - 13 bông
1.2.2.2 Trần Mộng
Theo tác giả Bùi Xuân Đáng (2008) [68], Trần Mộng có đặc điểm: Lá dài 60
-70 cm, rộng 3 cm, lá mỏng và dễ gẫy Dò hoa cao 60 - -70 cm Hoa 10 - 15 hoa, màunâu đỏ, cánh hơi cong về phía sau, mùi hương rất thơm, nở vào mùa Thu, bền khoảng
20 ngày
Theo Ngô Thị Nguyệt (2013) [16], lan Kiếm Trần Mộng là một loài hoa to,đẹp, thơm được nhiều người ưa chuộng Cánh đài, cánh hoa của loài lan này có màuhồng pha mầu cánh gián, khi hoa nở lại hơi uốn cong về phía sau Hoa có hươngthơm, mùi hương ấm nồng nàn chùm hoa có nhiều bông và cao tới 80 - 90 cm; bônghoa khá to Mỗi năm lan Trần Mộng có thể ra hoa được 2 vụ: Thu và cuối Đông.Nhiều người trồng lan, thường muốn vụ lan nở đón Xuân được tốt, nên đã huỷ nhữngmầm hoa lan tháng 9
Lan Kiếm Trần Mộng phân nhánh nhanh và dễ nuôi, nhưng có nhược điểm
lá to, dài và giòn nên dễ gãy, do vậy người ta không xếp các chậu lan Trần Mộng ởđầu hàng các chậu lan để tránh các luồng gió mạnh
1.2.2.3 Thanh Ngọc
Lan Kiếm Thanh Ngọc, có nghĩa là một viên ngọc quý hiếm Theo Trần DuyQuý (2005) [17], Thanh Ngọc có đặc điểm:
Trang 20- Củ (giả hành) trong, to và rễ lớn, một nửa sống lá phía dưới sát củ hình chữ
V, lá hình giáo tương đối thẳng, màu xanh sẫm, cao ngạo, xiên lên trời, chỉ có lánào về già mới hơi cong xuống Phía đầu cùng của lá khoảng 1 cm hơi cong ngửaxuống dưới, hai mép có lá răng cưa mịn Chính vì đặc điểm lá đứng thẳng như vậynên dễ nhận ra lan Thanh Ngọc trong hàng loạt loài lan khác
- Hoa: vòi hoa rất cao, mọc thẳng, cọng hoa xanh, hoa vượt lên khỏi lá, hoakhá lớn, khoảng cách các bông thoáng đãng Kích thước mỗi hoa từ 3 - 4 cm Bacánh tràng xanh thiên lý chia đều ba góc, cánh hoa tương đối phẳng, lưỡi và trụnhụy trắng trong Hoa có hương thơm, tương đối bền (khoảng 20 ngày) nếu không
bị ong thụ phấn Thông thưởng hoa nở vào đúng Tết Nguyên đán Tùy thuộc vàocách chăm bón mà ta có có cây khỏe hay còi cọc Số lượng, kích thước, chiều caovòi hoa có thể thay đổi Lá có thể từ 50 - 70 cm Vòi hoa dài từ 60 - 90 cm Sốlượng bông hoa từ 7 - 8 hoặc 13 - 14 bông hoa trên một vòi
Theo Trần Hợp (2000) [10], lan Kiếm Thanh Ngọc mọc chủ yếu ở miềnTrung và miền Nam và phân bố ở Lào, Campuchia, Trung Quốc
1.2.2.4 Cẩm Tố
Lan Kiếm Cẩm Tố có rễ lớn, củ tròn to, đặc biệt dễ nhận biết bởi lá lan rất to.Lan Cẩm Tố truyền thống có củ lớn và lá hơi nhăn gấp theo chiều dọc Màu lá xanhsẫm, đầu cùng của lá khoảng 1cm hơi cong hẳn xuống Vòi hoa rất cao có khi đến
80 - 90 cm Số lượng hoa khoảng hơn 10 bông Hoa mọc thưa hơn cả các loài khác.Thường thì hoa mọc ở phía trên của lá, ba cánh hoa cong ngược về phía sau gầngiống hoa Thanh Trường Hoa có màu xanh thiên lý, họng vàng, viền trắng mờ ở trênhai mép cánh Hoa nở vào dịp Tết Nguyên đán Đặc biệt hoa thưa, mịn màng đẹpnhư màu tơ thiên tạo, hương thơm nhẹ nhàng, hấp dẫn (Trần Duy Quý, 2005) [17]
Tác giả Bùi Xuân Đáng (2008) [68], đã mô tả đặc điểm của lan Kiếm CẩmTố: lá có màu xanh đậm, cuống dài 10 cm, có gân xếp, chiều dài toàn lá 60 - 80 cm,rộng 4 cm, đầu lá hơi tròn Giò hoa cao 80 cm, hoa 10 - 15 chiếc, có mầu xanhvàng, mùi hương rất thơm Hoa nở vào mùa Xuân và có độ bền 20 - 25 ngày
1.2.2.5 Mặc Biên
Lan Kiếm Mặc Biên là một loài trong dòng Mặc lan (Đại Mặc, Mặc Biên),với đặc điểm: rễ to vừa, củ rất to Lá dài 50 - 60 cm, rộng 3,5 - 4 cm, vặn vỏ đỗ, mép
Trang 21lá phía ngọn có viền màu vàng nhạt Mỗi cây thường có từ 3 - 4 lá Ngồng hoa cao
60 - 80 cm Hoa màu nâu tím, có mùi hương rất thơm, lan xa Số lượng bông hoa từ
10 - 15 bông Hoa thường nở vào Tết Nguyên đán, thời gian nở hoa khoảng 20 - 25ngày
1.2.3 Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của lan Kiếm trong một năm
Theo tác giả Bao Manzhu (2003) [56], sự sinh trưởng chủ yếu của lan Kiếm,chủ yếu trải qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn ngủ nghỉ: thông thường vào mùa Đông (mùa khô), nhiệt độ thấp
(thời kỳ từ trước khi nở hoa cho đến khi chồi mới được hình thành, được gọi làthời kỳ ngủ nghỉ của cây lan) Trong thời kỳ này, rất thích hợp cho việc tiến hànhtách nhánh và chuyển chậu Trong quản lý trồng trọt, thời kỳ này tưới nước cho lan
là vấn đề quan trọng, lượng nước tưới quá nhiều làm cho rễ bị thối, dẫn đến chếttoàn bộ cây, tưới nước quá ít, cây sinh trưởng không tốt Trong thời kỳ nghỉ ngơi,tất cả loài lan đều có nhu cầu ít về lượng nước tưới
* Giai đoạn sinh trưởng: vào mùa Hè (mùa mưa), nhiệt độ cao Đây là thời
kỳ sinh trưởng mạnh nhất của lan Kiếm, thông thường là đầu mùa Hạ cho đến đầumùa Xuân, trong giai đoạn này yêu cầu về lượng nước tưới là cao nhất Giai đoạnnày cây ra (chồi con) lá mới; chồi hoa bắt đầu phát dục và xuất hiện ở nách lá
* Giai đoạn ra hoa: mùa Xuân từ tháng 3 - 4, khí hậu chuyển ấm áp, lượng
mưa tăng dần, hoa lan bắt đầu nở hoa
Sự sinh trưởng phát triển chủ yếu của lan Kiếm trong 1 năm có mối quan hệmật thiết với điều kiện khí hậu Do vậy, các loài lan khác nhau thì ảnh hưởng củakhí hậu cũng khác nhau và sự sinh trưởng phát triển cũng có những sự khác biệtnhất định Quan sát đặc tính sinh trưởng và phát triển của một số giống lan Kiếm:Chunlan, Xianyecunlan, Tailan ở thành phố Quý Châu, Trung Quốc (Yiming, 2006)
[66] cho thấy:
- Chunlan (Xuân lan): thời kỳ sinh trưởng: từ cuối tháng 4 đến tháng 10, từtháng 5 đến tháng 9 sự sinh trưởng lá mạnh nhất, đến tháng 10 ngừng sinh trưởng;mầm hoa bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 8 Tháng 1 đến tháng 3 là hoa nở; hoa to
-Xianyecunlan: thời kỳ sinh trưởng: từ đầu tháng 7 đến tháng 10
-Tailan: Thời kỳ sinh trưởng: từ giữa tháng 4 đến tháng 9
Trang 22Ngoài ra, sự sinh trưởng và phát triển của lan Kiếm có quan hệ mật thiết vớiđiều kiện khí hậu của từng vùng địa lý Trong cùng một loài, sự sinh trưởng ở các
vùng địa lý khác nhau là hoàn toàn không giống nhau Kiến Lan (Cymbidium.
ensifolium) trồng ở Hạ Môn, Phúc Kiến (mùa Đông có nhiệt độ trung bình khoảng
15 oC), ngoài tháng một đến tháng hai ra, thì gần như cả năm đều có thể nở hoa,nhưng thời kỳ nở hoa rộ nhất là vào mùa Thu
Theo Phạm Tiến Khoa (2016) [71], sinh trưởng và phát triển trong một nămcủa địa lan Kiếm trải qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn ngủ nghỉ (từ tháng 2 đến tháng 4): sau khi thu hoạch hoa, cây
địa lan bước vào giai đoạn nghỉ để chuẩn bị cho một chu kỳ sinh trưởng mới Giaiđoạn này chồi con bắt đầu hình thành và phát triển chủ yếu dựa vào nguồn dinhdưỡng của giả hành Nhu cầu về dinh dưỡng, ánh sáng, nước thấp Cần bón phân,tưới nước ít, điều khiển giàn che có 30 - 40% ánh sáng Đây là thời gian thích hợp
để tiến hành thay chậu, loại bỏ giả hành già, tách chiết và thay đổi giá thể mới
* Giai đoạn sinh trưởng mạnh (Từ tháng 4 đến tháng 10): đây là giai đoạn
cây ra rễ mới, chồi con, giả hành và lá phát triển mạnh Nhu cầu phân bón, nước,ánh sáng rất cao:
+ Từ tháng 4 đến tháng 6: là giai đoạn thân lá và bộ rễ tăng trưởng nhanh saukhi thay chậu Cây yêu cầu lượng đạm cao Sử dụng NPK (20 - 30 - 20), liều dùng1- 2 gr/lít giá thể, bón 1 lần/tháng
+ Từ tháng 6 đến tháng 10: Là giai đoạn phân hóa chồi hoa và xuất hiện chồihoa ở nách lá Cây có yêu cầu cao về phân bón, nhất là lân ở đầu giai đoạn và kali ởcuối giai đoạn Sử dụng NPK (20 - 30 - 20), liều lượng 1- 2 gr/lít giá thể, bón 1 lần/tháng Có thể bổ sung phân lân dưới dạng phân bón qua lá
* Giai đoạn ra hoa (Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau): Giai đoạn này chồi
hoa vươn rất nhanh, hoa nở từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau Khi hoa chuẩn bị nở,nhu cầu về phân bón và nước giảm, lượng ánh sáng trực tiếp chỉ cần dưới 50% Sửdụng NPK (20 - 20 - 30) với liều lượng l gr/lít giá thể, bón 1 tháng/ lần Sau khi hoa
nở hoàn toàn, cây địa lan đi vào giai đoạn ngủ nghỉ và bắt đầu cho một chu trìnhsinh trưởng tiếp theo
Trang 23Như vậy: Về cơ bản các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu trong 1 năm của lanKiếm chủ yếu trải qua 3 giai đoạn chủ yếu: giai đoạn ngủ nghỉ, giai đoạn sinhtrưởng và giai đoạn ra hoa Sự sinh trưởng và phát triển trong 1 năm của lan Kiếm
có mối quan hệ mật thiết với điều kiện khí hậu/vùng sinh thái Do vậy, các loài lankhác nhau thì ảnh hưởng của khí hậu cũng khác nhau và sự sinh trưởng phát triểncũng có những sự khác biệt nhất định, cần tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp
để đạt được mong muốn theo nhu cầu của sản xuất
1.2.4 Yêu cầu ngoại cảnh của chi lan Kiếm
Nhiệt độ: Chi lan Kiếm thích ứng với thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho
sinh trưởng là 15 - 25 oC Có thể sống ở nhiệt độ thấp tới 5 oC và cao tới 35 oC Vềmùa Đông trời lạnh, cần che bớt gió mùa Đông Bắc cho cây Vào các buổi trưa Hè,nhiệt độ lên tới 35 oC, cần tưới nước trên giàn lan để hạ nhiệt độ của cả giàn Nhiệt
độ thích hợp cho phân hóa mầm hoa là 16 - 18 oC (Trần Duy Quý , 2005) [17]
Ánh sáng: Chi lan Kiếm là chi được xếp vào nhóm lan ưa ánh sáng trung
bình, nhu cầu ánh sáng khoảng 50 - 80% ánh sáng trực xạ (Widiastoety, 2005) [51].Theo Trần Duy Quý (2005), mùa Hè chi lan Kiếm cần che 50% ánh sáng mặt trời,mùa Đông che bớt 20 - 10% cho cây
Âm độ: Đối với lan Kiếm, trong thời kỳ sinh trưởng cần tưới đủ, giữa các
lần tưới cần xem xét các giá thể trồng, phải đảm bảo cho giá thể trồng được thôngthoáng, làm cho rễ lan phát triển tốt, độ ẩm yêu cầu khoảng 60 - 80% Nguồn nướctưới phù hợp lan Kiếm là nước mưa hoặc nước đã qua phơi nắng Mùa Xuân vàmùa Hè là cây cao về lượng nước tưới, đặc biệt là mùa Hè, hàng ngày tưới 2 - 3lần Vào mùa Đông, cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ thì lượng nước phải giảm đi,thường 2 - 3 tuần tưới đẫm 1 lần (Bao Manzhu, 2003) [56]
Giá thể: Cây lan sinh trưởng trong chất nền thoáng khí, có khả năng duy trì
và thoát nươc tốt Một loại giá thể tốt cho cây lan phải có khả năng cung cấp cóhiệu quả ẩm độ, dinh dưỡng và không khí cho cây Theo Bao Manzhu (2003) [56],giá thể trồng lan Kiếm là hỗn hợp mùn, vỏ thông, thoát nước tốt và có độ pH 5,5 -7
Độ thông thoáng: Theo Nguyễn Công Nghiệp (2004) [14], độ thoáng gió là
một trong những đặc tính quan trọng về sinh thái của cây lan Cây lan ít khi mọc
Trang 24trên các cây của tầng trên và gần mặt đất, bởi lẽ tầng trên thì gió quá mạnh và độ ẩmthấp, gần mặt đất thì sự thông gió kém và độ ẩm cao, tầng giữa với độ ẩm, ánh sáng
và sự thông gió vừa phải thích hợp cho lan sinh trưởng phát triển Đặc biệt là trongnhững mùa có nhiệt độ và ẩm độ cao, thì việc thông gió thoáng khí có vai trò rấtquan trọng, nó giúp cây mau khô sau khi tưới, nên giảm nhẹ tỷ lệ bệnh hại lan
1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa lan trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới
1.3.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Hoa lan chiếm một phần giá trị lớn của thương mại toàn cầu trong cả hailoại: hoa cắt và hoa chậu và ước tính chiếm đến khoảng 10% giá trị thương mại hoatươi cắt cành trên toàn thế giới Giá trị giao dịch thương mại trung bình của hoa lancắt cành trong khoảng thời gian 2007 - 2012 là 483 triệu USD Trong năm 2012, đã
có hơn 40 xuất khẩu và 60 nước nhập khẩu hoa lan, với tổng giá trị thương mạitoàn cầu là 504 triệu USD (Lakshman và cs, 2014) [32]
Bảng 1.1 Giá trị toàn cầu của hoa cắt cành (giai đoạn 2007 - 2012)
(đơn vị: triệu USD)
Nhập khẩu 233.734,023 252.647,645 232.568,129 251.445,523 265.702,077 267.196,847 Xuất khẩu 230.470,121 238.702,950 217.781,745 227.389,789 244.996,271 237.543,797
Tổng 464.204,444 491.350,595 450.349,874 478.835,312 510.698,348 504.740,644
Nguồn: Department of Foreign Trade, Thailand (2013)
Thái Lan là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu hoa lan lớn nhấtthế giới 50% hoa lan ở Thái Lan được trồng để xuất khẩu, 50% còn lại tiêu thụtrong nước Hiện tại, Thái lan đã có những trang trại chuyên trồng hoa lan Hoàng
Thảo (Dendrobium) rộng đến 39 ha với quy mô các dự án đầu tư cho ngành thương
mại hoa lan là rất lớn Thái Lan có 18 phòng nuôi cấy invitro hoa lan thương mạilớn hoạt động ở Băng Cốc và các vùng phụ cận Hàng năm, Thái Lan sản xuất tới
31,6 triệu cây con, trong đó, Dendrobium chiếm 80%, Mokara và Oncidium chiếm
5% trong số các giống hoa lan cắt cành Năm 2009, giá trị xuất khẩu hoa lan của
Trang 25Thái Lan là 79,8 triệu USD Đến năm 2011, con số này đã tăng lên là 553 triệuUSD và đạt 760 triệu USD vào 2014, tăng 37,46% Hoa lan Thái xuất khẩu phần
lớn thuộc nhóm lan Dendrobium, hơn 80% lượng hoa thuộc nhóm này trên thị trường thế giới có xuất xứ từ Thái Lan Dendrobium chiếm đến 94,73 % tổng số
hoa lan cắt cành và 51,4 % tổng số cây lan xuất khẩu của Thái Lan
Đài Loan đang tăng nhanh sản xuất hoa lan Hồ điệp (Phalaenopsis) và chọn
tạo nhiều giống mới với tốc độ từ 15 - 20%, đạt doanh thu 27,05 triệu USD năm
2005 và tăng lên 35,38 triệu USD trong năm 2006 (Pan Chiliu, 2006) [41] Năm
2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hoa của Đài Loan đạt 149 triệu USD, trong đóhoa lan chiếm 78,2%, tương đương 116,56 triệu USD, tăng 36% so với năm 2009(85,91 triệu USD) Trong các loại hoa lan, hoa lan Hồ điệp có kim ngạch xuất khẩuđạt lớn nhất Trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 82,55 triệu USD, chiếm55% tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành hoa, tăng 32% so với năm 2009 (62,68triệu USD) (Li Yihang, 2011) [60]
Hà Lan là đất nước xuất khẩu hoa lan hàng đầu trên thế giới (chiếm 39,67%của thị trường thế giới về hoa phong lan) Hà Lan là trung tâm thương mại hoa củachâu Âu Có một hệ thống tuyệt vời về thương nhân và các nhà cung cấp dịch vụhậu cần để tạo thuận lợi cho thương mại trong hoa Các thị trường đấu giá hoa HàLan (Flora Holland) là trung tâm mua bán hoa ở châu Âu Người trồng hoa từ khắpnơi trên thế giới tập trung tại phiên đấu giá hoa để tìm người mua Có những yêucầu cụ thể về chất lượng, kích thước, đóng gói và ghi nhãn theo quy định của Hiệphội Đấu giá hoa Hà Lan (VBN) Đối với phát triển xuất khẩu quốc gia, bán đấu giáhoa ở Hà Lan như một nền tảng thương mại quan trọng trong ngành công nghiệphoa cắt cành
Trung Quốc cũng đã tập trung vào nghiên cứu rất mạnh về hoa lan, đặc biệtđịa lan nhất là 20 năm trở lại đây và đã thu được những kết quả lớn Trung Quốc đãtạo ra được trên 1.000 dòng, giống địa lan, trong đó nổi tiếng nhất là 35 giống đượcthị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng như: Thiết Cối Tố, Thuỷ Đông Hà,Trường Tố Hà, Mộng Xanh Thần, Tập Viên Cánh, do vậy lượng hoa địa lan sảnxuất và tiêu thụ ở Trung Quốc tăng nhanh Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành
Trang 26sản xuất hoa lan của Trung Quốc tăng trưởng trung bình là 20%/năm Trong cácnăm 2007 - 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành lan củaTrung quốc, vẫn tăng trưởng 15%/năm Hiện nay, Trung Quốc xuất khẩu lan đi 22nước trên thế giới, mỗi năm thu về 150 triệu USD (Đặng Văn Đông, 2016) [8].
Nhật Bản là nước nhập khẩu chính các loài phong lan Tổng nhập khẩu hoalan của Nhật Bản chiếm 57,4 triệu USD trong năm 2008 làm cho Nhật Bản trởthành nước nhập khẩu lớn nhất các loài lan trên thế giới Các nước cung cấp hàngxuất khẩu chính cho Nhật Bản bao gồm Thái Lan, Đài Loan, New Zealand vàMalaysia, chiếm 96,5% tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản trong năm 2008(Vision Document - 2030, 2011) [48]
Singapore cũng là nước nhập khẩu chính các loài lan với giá trị nhập khẩu6,5 triệu USD trong năm 2007 và Malayasia, Thái Lan và Đài Loan là thị trườngchính nhập khẩu cho đất nước đảo Quốc sư tử này Giá bán hoa lan tại Singaporedao động từ 0,26 - 11,18 USD/cành, tùy loại và nguồn gốc xuất xứ (VisionDocument, 2030, 2011) [47]
Ở các nước Nam Âu, nhập khẩu hoa lan cắt cành có giá trị trong khoảng 33triệu Euro trong năm 2013 (giảm khoảng 14 triệu Euro so với năm 2009) Trong đó,
10 triệu Euro được nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia đang phát triển Các nguồnnhập khẩu chính đến từ Hà Lan Dự kiến, xuất khẩu Hà Lan sẽ vẫn chiếm ưu thếtrong thị trường Nam Âu (CBI Product Factsheet, 2015) [27]
Việc tiêu thụ hoa lan cắt ở Nam Âu dao động từ 20 - 40 Euro/ đầu người.Italy và Pháp có mức tiêu thụ tương đối cao cho mỗi đầu người Khoảng 42%người tiêu dùng ở Italia mua với mục đích như là một món quà đầy ý nghĩa vàkhoảng 47% ở Tây Ban Nha và 54% ở Pháp Hoa lan đã là một trong những hoa lancắt phổ biến hơn ở Pháp trong những năm gần đây, nó đại diện cho khoảng 5% thịtrường hoa của nước này
Anh nhập khẩu hoa lan chủ yếu từ Hà Lan, chiếm 93% Thị phần nhập khẩu
Hà Lan tăng từ 68% năm 2009 đến 93% năm 2013 Điều này cho thấy Hà Lan là đấtnước quan trọng nhất đối với sự phân bố của các loài lan cắt tại thị trường Vươngquốc Anh (CBI Product Factsheet, 2015) [28]
Trang 271.3.1.2 Thị trường tiêu thụ chính của một số loài hoa lan
Tổng thương mại hoa lan cắt cành của thế giới chủ yếu là các loài
Dendrobium 85% và 15% Phalaenopsis và loài Cymbidium và châu Á là nơi sản
xuất chính các nguồn phong lan để nhập khẩu vào thị trường thế giới(Cheamuangphan và cs, 2013) [29]
Cymbidium:
Cymbidium đã được coi là loại hoa lan thương mại hàng đầu ở châu Âu
trong nhiều năm Mức giá cao nhất trong các thị trường quốc tế mà điểm đến chủyếu bao gồm các thị trường châu Á như: Singapore và Nhật Bản hoặc các thị
trường Hà Lan Cymbidium nhập khẩu từ Hà Lan bán được 11,18 USD cho mỗi
cành tại Singapore và những cành hoa địa lan nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản từNew Zealand bán được 3,33 USD/cành (Lakshman và cs, 2014 [32] Theo như cácthị trường đấu giá đáng quan tâm tại Hà Lan, giá bán cao nhất trong khoảng thờigian 2003 - 2007, trung bình là 331 cent (1 Euro= 100 cent = khoảng 76.000 VNĐ/cành
Dendrobium (Chi lan Hoàng Thảo):
Chi lan Hoàng Thảo là thực vật có hoa trồng trong chậu phổ biến trên toànthế giới, màu sắc đa dạng, nở hoa quanh năm và vòng đời dài Hawaii, California và
Florida là những vùng trồng Dendrobium chậu lớn tại Hoa Kỳ Giá trị bán buôn cho
mặt hàng này ở Hawaii đã được thiết lập trong nhiều thập kỷ và doanh thu tăng từ2,4 triệu USD năm 1991 lên triệu 5,6 triệu USD vào năm 2000
Tại Hà Lan, sản xuất hoa lan trồng chậu hiện tại là 40 - 50 triệu chậu với sự
gia tăng chủ yếu là Dendrobium Thái Lan vừa là nhà xuất khẩu lan cắt cành nhiệt
đới lớn nhất thế giới, vừa là nhà cung cấp lớn thứ hai vào thị trường EU, chiếm22% nguồn cung vào thị trường EU
Phalaenopsis (Chi lan Hồ Điệp)
Hồ Điệp là hoa trồng chậu và cắt cành có giá trị và phổ biến thứ hai trên thếgiới do tập quán văn hóa, sự đa dạng về màu sắc, kích thước, hình dạng, tính sẵn cóquanh năm và đặc biệt dùng để làm các món ăn
Lan Hồ Điệp có giá trị thương mại lớn ở Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan
và Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, Hồ Điệp chiếm 75% thị phần của tất cả các loài lan và
Trang 28khoảng 13.500.000 cây Hồ Điệp được bán ra vào năm 2005 tại Hoa Kỳ Giá trị xuấtkhẩu Hồ Điệp từ Đài Loan vào Hoa Kỳ tăng từ 8 triệu USD trong năm 2005 lên 13triệu USD trong năm 2006 Doanh thu toàn cầu từ Hồ Điệp của Đài Loan tăng từ27,5 triệu USD đến 35,4 triệu USD trong năm 2005 - 2006.
Có thể nói ngành công nghiệp sản xuất hoa lan trên thế giới đã đạt đượcthành tựu, đã mang lại nguồn lợi to lớn cho các nước, đóng góp vào sự phát triểncủa nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là những nước có ngành sản xuất hoa lan hàngđầu thế giới như Thái Lan, Hà Lan, Có được những thành công như vậy là xuấtphát từ các định hướng, chính sách hỗ trợ nhà nước đối với ngành sản xuất lan cógiá trị gia tăng cho nền kinh tế Ngoài các chính sách về quy hoạch các vùng trồnglan chuyên canh áp dụng công nghệ cao, chính sách thu hút đầu tư từ khu vực tưnhân nhằm xã hội hóa hoạt động này, chính sách hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thịtrường, vận chuyển,…đã giúp hoa lan tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, thì vấn
đề quan trọng là các doanh nghiệp sản xuất hoa lan có sự đầu tư lớn cho các hoạtđộng nghiên cứu và phát triển từ khâu chọn tạo giống mới, cho đến nghiên cứu ápdụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượngphục vụ cho sản xuất quy mô công nghiệp, cho đến nghiên cứu, xây dựng và mởrộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác, kênh phân phối, để đưa sản phẩm hoalan đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới Đây là những yếu tố tạo ra sức cạnhtranh của sản phẩm hoa lan trên thị trường
1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan ở Việt Nam
Sản xuất hoa lan cũng như kinh doanh hoa lan ở Việt Nam vẫn còn là mộtvấn đề hết sức mới mẻ, tuy nhiên trong một số năm trở lại đây do sự phát triển củađiều kiện xã hội cũng như sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các ngành khoa họcđặc biệt là công nghệ sinh học mà ngành sản xuất và kinh doanh hoa nói chung vàhoa lan nói riêng đang dần được đầu tư một cách thích đáng Do vậy mà xuất khẩuhoa lan Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây 9 tháng đầu năm 2009, kimngạch xuất khẩu hoa phong lan lại tăng 218% so với tháng 8/2009, đạt 61,0 nghìnUSD Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hoa lan tiềm năng của Việt Nam (Đặng VănĐông, 2016) [8]
Trang 29Mặc dù đã có tín hiệu đáng mừng trong sản xuất hoa lan nhưng diện tíchtrồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm 10% diện tíchcác loại hoa đang được trồng (Bùi Thị Duyên, 2012) [5] Hiện tại, sản xuất hoa lancủa chúng ta đang tập trung theo 2 hướng chính: Sản xuất theo quy mô công nghiệpcác loài lan mới lai tạo hoặc được nhập nội (lan công nghiệp); Khai thác và nuôitrồng các loài hoa lan bản địa (lan rừng).
Ở miền Bắc, tại một số vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (VĩnhPhúc), Mộc Châu (Sơn La) có điều kiện khí hậu rất thích hợp cho việc trồng hoalan, nhờ đó diện tích trồng lan đã tăng từ 20 ha lên 50 ha trong các năm từ 2003 -
2005 Công ty TNHH Cửu Long (Bắc Ninh), Công ty TNHH Hoàng Lan (Hà Nội)
có diện tích trồng lan tới 3 ha/một doanh nghiệp, ngoài các loại lan công nghiệpnhư Hồ Điệp, Cát Lan, Vũ Nữ, Hoàng Thảo cũng đã phát triển thêm các giống lanrừng, làm phong phú thêm các sản phẩm hàng hoá
Tại Sa Pa, nơi cung ứng nguồn địa lan chính cho nội tỉnh và các tỉnh, thànhphố lân cận Tết năm 2016, huyện Sa Pa đã cung ứng gần 10.000 chậu địa lan chothị trường hoa tết, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2015 Trong đó, lan Kiếm TrầnMộng được khách hàng cao cấp ở các thành phố lớn ưa thích vì đẹp và đặc biệt làthời gian nở hoa kéo dài Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và kinh doanh hoa lan tạiđây vẫn còn nhỏ lẻ, tính chất sản xuất hàng hóa chưa cao Trong khi đó, hoạt độngsản xuất và kinh doanh hoa lan ở vùng đồng bằng lại khá sôi động và phát triểnmạnh trong những năm gần đây Nhiều nơi đã đầu tư phòng nuôi cấy mô tế bào đểsản xuất hoa lan giống cung cấp cho thị trường (Hoàng Xuân Lam, 2014) [12]
Viện Nghiên cứu Rau quả, trong các năm 2008 - 2010 đã nghiên cứu hoànthiện quy trình sản xuất hoa lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp và đã xây dựngthành công mô hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp với diện tích 4000 m2 công suất100.000 cây/năm (Đặng Văn Đông, 2010) [7] Hiện nay, Viện đã chuyển giao quytrình sản xuất cho các đơn vị như: HTX Đan Hoài (Đan Phượng - Hà Nội), HTXNhư Quỳnh (Văn Lâm - Hưng Yên), TT Khoa học và Sản xuất Nông lâm nghiệpQuảng Ninh, Công ty TNHH Cửu Long (Từ Sơn - Bắc Ninh), Công ty cổ phần VạnXuân (Tiên Du - Bắc Ninh), Công ty Cổ phần Giống Vật tư CNC Việt Nam, HTX
Trang 30cây trồng Vũ Chính (Thái Bình), HTX Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội) vớiquy mô từ 500 m2 - 4.000 m2.
Các loài lan bản địa (lan rừng) chủ yếu phát triển nhỏ lẻ và được nuôi trồng
ở quy mô hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số vùng phụ cận XãĐông La, La Phù, La Khê, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội những năm gần đây trởnên nổi tiếng với nghề trồng lan rừng, đây được coi là trung tâm nuôi trồng phonglan rừng lớn nhất miền Bắc Hiện đã có 52 hộ trồng lan, trong đó có hơn 30 hộ códiện tích vườn lan từ 500 - 1000 m2, tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao vàĐồng Nhân với những vườn lan như Huyền Chân, Trường Uyên, Thực Hà, TiềnHảo, chủ yếu là chi lan Hoàng Thảo (Tam Bảo Sắc, Phi Điệp, Nhất Điểm Hồng,
…) Nghề trồng lan ở đây đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địaphương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Trung bình mỗi năm, trừchi phí, một hộ trồng lan cũng có lãi hàng trăm triệu đồng, gấp nhiều lần so vớinghề nông nghiệp khác Do vậy, trong thời gian tới, chính sách hỗ trợ nông dânchuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng hoa lan cũng cần phải được nghiên cứu, bổsung để khuyến khích người dân tham gia vào ngành sản xuất mang lại giá trị giatăng cho nền kinh tế địa phương
Tại Đà Lạt, là nơi có nguồn phong lan rất phong phú về chủng loại, đa dạng
về cấu trúc và màu sắc, ước tính có khoảng 300 loài phong lan và trên 300 giống
địa lan nội và ngoại nhập, trong đó Cymbidium còn gọi là địa lan là loại đa dạng hơn cả Các loài địa lan thuộc họ Cymbidium như: Lan Lô Hội, Thanh Lan, Xích
Ngọc, Gấm Ngũ Hồ, Bạch Lan, Mặc Lan, Bạch Hồng, Hoàng Lan, Tử Cán,…Hàngnăm, lan Đà Lạt không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước một khối lượng lancắt cành vô cùng lớn mà còn “xuất ngoại” sang các nước phương Tây và châu Á
Từ năm 1979 - 1981, Đà Lạt đã xuất sang Liên Xô cũ từ 1.000 lên 8.000 cành địalan nội và ngoại Theo thống kê của Hội hoa lan xuất khẩu Đà Lạt thì riêng mặthàng địa lan từ năm 1987 - 1990 tiêu thụ nội địa bình quân 6000 cành/năm Hiệnnay, Đà Lạt có 20 ha trồng hoa địa lan và hướng phát triển đến năm 2020 là 50 ha(Đặng Văn Đông, 2016) [8]
Trang 31Số hộ nuôi trồng hoa lan ở Đà Lạt hiện có khoảng 500 gia đình, trong đó cóhơn 150 gia đình tham gia vào Hội hoa lan của thành phố Đà Lạt Ủy ban Khoa học
Kỹ thuật của Đà Lạt và Phòng Sinh học của Viện Hạt nhân Đà Lạt cũng tham giatích cực thành lập các cơ sở cấy mô phong lan và sưu tầm các loại lan Hiện nay,
Đà Lạt đã thu thập được 200 loài có khả năng nuôi trồng xuất khẩu (Đào ThanhVân, Đặng Thị Tố Nga, 2007) [24]
Ở miền Nam, là nơi có điều kiện thích hợp với việc nuôi trồng lan, nên nhiềutrang trại hoa lan đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trangtrại hoa lan ở khu vực này Hoa lan được trồng ở hầu hết các quận, huyện trongthành phố, tập trung sản xuất nhiều nhất ở huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh Năm
2011, diện tích hoa lan thành phố đạt 210 ha, chiếm 10,4% diện tích hoa cây cảnhcủa thành phố Chủng loại hoa lan sản xuất trong dịp Tết của thành phố chủ yếu làDendrobium và Mokara; một ít Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda (Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, 2011) [73] Năm 2016, diện tích trồnghoa lan của thành phố đã tăng lên đến 320 ha (Đài tiếng nói Nhân dân TP.HCM,2017) [69] Nhu cầu tiêu thụ hoa lan cũng gia tăng, nhất là trong các dịp lễ Tếtnăm 2012, sức tiêu thụ hoa lan (chậu và cắt cành) của thành phố khoảng 296,12 tỷđồng, chiếm 22,65% tổng giá trị sản xuất hoa, cây kiểng Tết Tết Nguyên đán 2017,sức tiêu thụ hoa lan chậu vào khoảng 5,3 triệu chậu và gần 9 triệu cành lan cắt cành,với tổng giá trị sản lượng hoa lan đạt hơn 207 tỷ đồng Nhờ phát triển nghề trồnghoa lan, nông dân có thể cải thiện thu nhập của gia đình Giá trị sản xuất bình quânnăm 2016 đạt 410 triệu đồng/ha/năm, với giá trị sản xuất hoa lan đạt bình quân 700triệu đồng/ha/năm Phấn đấu đến năm 2020, sẽ đạt khoảng 1 tỷ đồng/ha/năm Nhưvậy, nhu cầu về nguồn giống hoa lan của thành phố trong những năm tới là rất lớn,chưa kể đến sự phát triển trồng lan ở các tỉnh
Việt Nam có các điều kiện thiên nhiên ưu đãi, phù hợp cho nhiều loài lan
sinh trưởng, phát triển, đặc biệt là các loài địa lan Kiếm (Cym sinense), lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley), lan Hoàng thảo (Dendrobium), lan Monkada, v.v, Cùng với kinh nghiệm trồng lan, nhất là các loài địa lan Kiếm bản địa (Cym sinense) có từ rất lâu đời của ông cha ta Trong điều kiện hội nhập
Trang 32quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay thì việc quan tâm đầu tư nghiên cứu, hoànthiện quy trình trồng, chăm sóc phục vụ cho sản xuất theo hướng quy mô côngnghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường là vấn đề cấp thiết đặt ra Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiêncứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loài lanKiếm bản địa tại Việt Nam.
Có thể thấy rằng, Việt Nam có các điều kiện thiên nhiên ưu đãi, phù hợp
cho nhiều loài lan sinh trưởng, phát triển, đặc biệt là các loài địa lan Kiếm (Cym.
sinense), lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley), lan Hoàng thảo (Dendrobium), lan Monkada,…Sản xuất và tiêu thụ hoa lan của Việt nam trong
thời gian qua có những dấu hiệu khả quan kể cả về số lượng, chất lượng và thịtrường tiêu thụ Tuy nhiên, trong sản xuất hoa lan ở Việt Nam vẫn còn một số vấn
đề khó khăn:
- Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn cây giống và lan cắt cành từThái Lan để phục vụ nhu cầu trong nước Hoa của Việt Nam chất lượng không ổnđịnh và giá thành cao nên khó có thể cạnh tranh với thị trường nước ngoài, thậm chíthua ngay tại nội địa, khi so với sản phẩm của các liên doanh trồng hoa nước ngoài.Nguyên nhân quan trọng nhất là do hầu hết các giống hoa có chất lượng tốt đều phảinhập từ nước ngoài Các cơ sở nhân giống lan bằng nuôi cấy mô tế bào ở miền Bắc,
Đà Lat, miền Nam nhỏ nên lượng giống không đủ cung ứng cho người trồng Ngoài
ra giá bán cây giống còn cao: như cây giống hoa lan Monkara từ 35.000 - 40.000
đồng/cây Nếu đầu tư 1.000 cây giống ban đầu cho quy mô 1 hộ trồng thì cần phải bỏ
ra 40 triệu đồng Còn ở các tỉnh phía Bắc thì nhân giống chủ yếu là lan Hồ Điệp Tuynhiên vẫn chỉ cung ứng được 15 - 20%, còn lại phải nhập khẩu từ Đài Loan, TrungQuốc (Bản tin nông nghiệp (2016) [67]
- Ngoài thiếu về giống và chất lượng, nghề trồng lan còn yếu cả về sử dụngcác biện pháp kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và dịch vụ như bao bì, vậntải biển, vận tải hàng không, cung ứng từ các vùng trồng hoa ra đến sân bay hoặcdịch vụ kiểm dịch còn hạn chế
Trang 33- Công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, kênh phân phối hoa
ở thị trường nước ngoài, tham gia vào các chợ đấu giá và trung tâm phân phối hoa,chưa được thực hiện Thông tin về thị trường xuất khẩu ít, thiếu cập nhật, khó đưa
ra được những nhận định khách quan về xu thế phát triển ngành sản xuất hoa lancủa Việt Nam
- Sản xuất hoa lan còn tản mạn, chưa có quy hoạch cho những vùng sản xuấthoa lan, không tạo ra được vùng chuyên canh lớn để có thể áp dụng đồng bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao vàđồng đều đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, việc liên doanh liên kết sản xuất theochuỗi giá trị còn yếu và thiếu, thương mại hóa và quảng bá sản phẩm chưa đượcchú trọng, trong khi phải cạnh tranh với các nước có ngành hoa, cây cảnh phát triểntrong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc… Đây là thách thức đối vớichúng ta, đặc biệt trong thời gian tới khi chúng ta tham gia vào AFTA, AEC…
Tuy nhiên, ngành sản xuất hoa lan cũng có nhiều cơ hội: cơ hội tiếp cận cácthị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada với thuế nhập khẩu bằng 0%, kếthợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành sảnxuất hoa lan ở Việt Nam, nhất là của các công ty, tập đoàn lớn và như vậy nhu cầutiêu dùng hoa lan cũng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu từ các thị trường quan trọngnhư Mỹ, Nhật Bản, các nước EU
Như vậy, vấn đề đặt ra cho sản xuất hoa lan của Việt Nam là cần thiết phảinghiên cứu, chọn tạo giống, tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hoa lan trên thị trường
1.3.3 Tình hình sản xuất, nuôi trồng một số giống lan Kiếm ở Việt Nam
Miền Bắc của Việt Nam có khí hậu thích hợp cho sự phát triển của các loàilan Kiếm Do đó, thú chơi lan Kiếm đã có từ lâu đời và chủ yếu là Kiếm truyềnthống như: Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Thanh Trường, Đại Mặc, Cẩm Tố, TrầnMộng, Tứ Thời hay Bạch Ngọc Đại Kiều, Tiểu Kiều,…
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cũng như thưởng thức loài hoa lan Kiếm ngàycàng trở nên phổ biến Hiện nay giá bán trung bình của một chậu lan Kiếm thôngthường là từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng Tuy nhiên, có những giống lan
Trang 34quý đạt đến 4 - 5 triệu đồng 1 chậu hoặc vài chục triệu như: Thanh Ngọc, ThanhTrường, Hoàng Điểm, Hoàng Vũ,…(Khuất Hữu Trung, 2009) [23] Đa số các loàilan Kiếm ở nước ta thường ra hoa vào dịp tết Nguyên đán, đây là thời điểm mà nhucầu tiêu thụ của loài hoa này rất lớn.
Cho đến nay ở Hà Nội, lan Kiếm chỉ chiếm chừng 10% trong các vườn lan(30% là phong lan rừng, 60% là phong lan lai đã được nuôi trồng công nghiệp hoá).Việc nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng công nghiệp hoá địa lan Kiếm còn hạnchế, nên các loài hoa này rất đắt (Dương Xuân Trinh, 2015) [75]
Về mức độ tiêu thụ lan Kiếm: Chỉ tính riêng tại Thành phố Hà Nội, năm
2010 doanh số kinh doanh hoa lan và cây cảnh chỉ đạt 200 - 300 tỷ đồng, nhưngđến năm 2011 thì doanh số này đã đạt 400 tỷ đồng Trung bình mỗi năm tại thànhphố này đã tiêu thụ khoảng 50 vạn cây lan Có thể nói, lĩnh vực kinh doanh lan ởViệt Nam còn rất non trẻ, chỉ mới thực sự bắt đầu được hơn 10 năm trở lại đây(Hiệp hội ra quả Việt Nam, 2011) [70]
Nhận thấy tiềm năng về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường tiêu thụ các
đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời nhằm khai thác, bảo tồn, phát triểncũng như xây dựng được quy trình thương mại hóa những giống lan Kiếm, từ năm
2010 - 2015 Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành tiến hành thu thập khảo nghiệm
và tuyển chọn tại các tỉnh phía Bắc Đến nay, số lượng các loại lan Kiếm được thuthập và nhân giống với số lượng khoảng 5.000 chậu là các giống lan Kiếm, trong
đó có khoảng
2.000 chậu là lan Kiếm Hoàng Vũ Đây là giống địa lan bản địa quý hiếm của ViệtNam, với những đặc tính ưu việt về vẻ đẹp của cây hoa, dạng lá thanh thoát, hìnhdáng hoa đẹp quý phái, mùi thơm dịu dàng và độ bền hoa cao Hiện các giống hoa nàycũng đang được các nhà vườn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, TháiBình, Quảng Ninh, Lâm Đồng, gìn giữ và phát triển (Đặng Văn Đông, 2016) [8]
1.4 Tình hình nghiên cứu về hoa lan Kiếm (Cymbidium sinense) trên thế giới
và Việt Nam
1.4.1 Tình hình nghiên cứu về hoa lan Kiếm (Cymbidium sinense) trên thế giới
1.4.1.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học
Li và cs (2003) [59], trong công trình “Nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu
học sự phát triển của cây Mặc lan nuôi cấy mô (Cym sinense)” Nhóm tác giả đã
Trang 35tiến hành quan sát một cách hệ thống đặc điểm giải phẫu học của các cơ quan của
Cym sinense trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển, từ khi cây con cho đến
khi nở hoa Khi dùng lát cắt gắn Paraffin và kính hiển vi điện tử quét để nghiên cứu
sự phát triển của cây Mặc lan nuôi cấy mô, phát hiện ra:
- Tế bào thịt lá (diệp nhục -mesophyll) ở gần gân lá non tương tự như những
tế bào mô giậu và cùng với sự trưởng thành của lá lan thì tế bào diệp nhục gần gân
lá ở phần gốc phiến lá cũng dần biến thành hình tròn hoặc hình bầu dục; tế bào ởđầu lá và gần gân lá ở giữa phiến lá vẫn có những tế bào mô giậu
- Thân cây Mặc lan nuôi cấy mô sinh trưởng và phát triển trải qua 3 giaiđoạn: mô sẹo, thân rễ và giả hành Đại bộ phận các tế bào mô sẹo đều chứa nhữnghạt tinh bột; vỏ tế bào của thân rễ có cũng chứa những hạt tinh bột và giả hành thìgần như không có hạt tinh bột
- Rễ non thì không có ruột (lõi), nhưng vỏ tế bào thì có chứa những hạt tinhbột Còn rễ trưởng thành có chứa hạt tinh bột
Khi cây được đưa ra bên ngoài thì mỗi cây thường có 4 mầm và thôngthường chỉ có mầm hoa ở ngoài cùng nách lá và 1 mầm lá trong cùng nách lá pháttriển
Đồng thời, trải qua quá trình quan sát, nhóm tác giả cho rằng: (i) lá là bộphận quang hợp chủ yếu của thực vật Khả năng quang hợp của các lá trong cùngloài hoặc khác loài có sự khác biệt nhất định Lá được phát triển từ gốc, hoạt độngcủa tế bào phân sinh ở chóp lá/đỉnh lá kết thúc sớm hơn so với tế bào phân sinh ởgốc lá Hơn nữa, quá trình phát dục của lá có quan hệ mật thiết với ánh sáng Ánhsáng có tác động gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của diệp lục lá, do đó vịtrí lá khác nhau thì khả năng quan hợp cũng khác nhau; (ii) chồi hoa chỉ hình thành
từ bên trong nách lá, thông thường 1 thân (nhánh) trưởng thành thì cho 1 chồi hoa
để hình thành 1 cành hoa, nhưng khi tăng cường dinh dưỡng và các biện pháp quản
lý, thì một thân (nhánh) cũng có thể làm cho cả 2 chồi hoa cùng phát triển, hìnhthành 2 cành hoa, số lượng hoa trên mỗi cành hoa có thể sẽ gia tăng, tuy nhiên trongthực tế không thể xuất hiện quá 2 cành hoa trên một thân (nhánh) Mặc Lan
Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra một cách hệ thống đặc điểm giải phẫu học các
cơ quan của cây lan Kiếm (Cym sinensse) trong các giai đoạn sinh trưởng, phát
Trang 36triển từ khi cây con cho đến khi nở hoa và nhấn mạnh vai trò quan trọng của dinhdưỡng, ánh sáng đối với sự sinh trưởng, phát triển và hình thành hoa của lan câylan Kiếm Đây là cơ sở của đề tài luận án đề xuất nghiên cứu về đặc điểm nông sinhhọc và các biện pháp kỹ thuật: bón phân, điều chỉnh ánh sáng,… cho cây hoa lanKiếm.
1.4.1.2 Chọn tạo giống
Trong nhiều năm qua, các nước tiên tiến đã sử dụng các kỹ thuật truyềnthống và hiện đại vào chọn tạo giống hoa nói chung và hoa lan nói riêng đã đạtđược những kết quả rất khả quan, đặc biệt là trên một số giống lan công nghiệp như
Hồ Điệp, Vũ Nữ, Địa lan , từ đó ngành sản xuất hoa lan đã mang lại nguồn lợikinh tế to lớn cho nền kinh tế của nhiều nước như Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan,Thái Lan, các phương pháp chủ yếu đã được thế giới áp dụng gồm: lai hữu tính,
xử lý đột biến, chuyển gen
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới đã tiến hành lai xa khoảng trên 473chi (Ling, 2010) [61], đã cho ra trên 1.000 giống Vài năm trở lại đây một số nướcnhư: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…đã tiến hành lại tạo giữa dòng lai địa lan với KiếnLan và lan Kiếm Lô hội, cho ra hàng loạt giống hoa địa lan mới có đặc điểm nở hoasớm, mùi thơm, lá ngắn, hoa to,…
Ceng và cs (2010) [57], trong công trình nghiên cứu “Nghiên cứu sơ bộ về tỷ
lệ lai giữa giống Dahuahuilan (Cym hybridium) và Mặc Lan (Cym sinense)”.
Nhóm tác giả đã tiến hành lai 3 giống Dahuahuilan với 1 giống Mặc Lan Kết quảlà: Tổng cộng có 10 tổ hợp lai, trong đó có 4 tổ hợp lai thành công, chiếm tỷ lệ40%; tổng cộng có 257 bông hoa được thụ phấn và thu được 21 quả lai, tỷ lệ đậuquả là 8,1% Sự khác biệt về tỷ lệ đậu quả của phép lai thuận nghịch giữaDahuahuilan và Mặc lan là không lớn Quả lai sinh trưởng theo xu hướng hìnhcong, sau 10 - 12 ngày thụ phấn hoa, buồng trứng bắt đầu mở rộng và trong 60 - 80ngày là ổn định Hầu hết quả đều rụng sau 30 ngày thụ phấn, nhưng có một bộ phậnquả bị vàng và rụng trong thời kỳ sinh trưởng, vì vật chất di truyền của bố mẹkhông phù hợp và biện pháp chăm sóc quản lý không phù hợp là yếu tố ảnh hưởngquan trọng đến tỷ lệ lai
Trang 37Tỷ lệ đậu quả giữa các tổ hợp lai thấp, chỉ đạt 8,1%, nguyên nhân chủ yếu là
do sự khác biệt về kiểu gen của bố mẹ Các giống tự lai thì cho tỷ lệ đậu quả là bằng
0, cơ chế này cần có thêm nhiều nghiên cứu Và tác giả cũng dẫn chiếu nghiên cứucủa tác giả Zhu (2003) [65], cho rằng: Trong phép lai giữa Dahuahuilan và MặcLan, nếu lấy Dahuahuilan làm mẹ thì tỷ lệ đậu quả lai là tương đối thấp, trong khi
đó ngược lại, nếu lấy Mặc Lan làm mẹ thì tỷ lệ đậu quả lai là cao hơn hẳn Nguyênnhân có thể là do khả năng sinh sản của loài được chọn là không giống nhau và mốiquan hệ họ hàng cũng khác nhau Ngoài ra, quản lý trồng trọt và điều kiện khí hậucũng có những ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ lai giữa các loài
Nghiên cứu xử lý đa bội thể bằng Colchicine đối với giống lan Cym.
lowianum, Fan (2011) [58] đã chỉ ra rằng: ở nồng độ 0,04% colchicine và thời gian
xử lý 48 giờ cho tỷ lệ cây tứ bội thu được cao nhất đạt 57,5%, và tỷ lệ chết là 10%
So sánh với cây lưỡng bội, tác giả nhận thấy cây tứ bội có lá rộng hơn, màu lá thẫmhơn, bề mặt lá thô, cây ngắn hơn, tăng trưởng chậm hơn, khí khổng bề mặt lá tohơn và số lượng khí khổng/đơn vị diện tích lá ít
Một nghiên cứu khác của Yang và cs (2011) [64] về xác định thể đa bội của
loài Mặc Lan (Cym sinense) nuôi cấy mô cũng đã được tiến hành Với vật liệu là
giống “QiJianBaiMo” có NST là 2n=2x=40, nhóm tác giả đã dùng colchicine đểnghiên cứu ảnh hưởng của nó đến sự sinh trưởng của hệ rễ và quá trình hình thànhthể đa bội Kết quả cho thấy: colchicine gây độc hại nghiêm trọng, làm chết cho hệ
rễ của Mặc Lan Nồng độ colchicine càng cao và thời gian xử lý càng dài thì tỷ lệsống của hệ rễ là rất thấp Colchicine có khả năng làm cho giống “QiJianBaiMo”tăng số lượng nhiễm sắc thể, nhưng nồng độ và thời gian xử lý khác nhau thì hiệuquả gia tăng số lượng nhiễm sắc thể là không giống nhau Chỉ khi colchicine ởnồng độ 0,01% và thời gian xử lý trong 3 ngày mới cho thể tứ bội (2n=4x=80) vàđạt tỷ lệ là 11,11% Các xử lý khác tạo ra hỗn hợp thể lưỡng bội và tứ bội đạt tỷ lệ
Trang 38biến bằng Colchicine được các tác giả quan tâm nghiên cứu như là phương pháp hiệuquả để tạo ra giống mới có giá trị kinh tế cao như: hoa to, màu sắc rực rỡ, khả năngchống chịu tốt, tổng hợp được những đặc tính tốt, không những dùng là hoa chậu
mà còn làm hoa cắt cành, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường Đây là cơ sở đểgợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo trong chọn tạo các loài địa lan mới, đặc biệt làcác loài lan Kiếm bản địa có giá trị cao ở Việt Nam
1.4.1.3 Ứng dụng chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đa dạng di truyền chi lan Kiếm
Khảo sát và đánh giá đa dạng di truyền là rất cần thiết cho việc thu thập, bảotồn và khai thác nguồn gen Với sự phát triển của công nghệ sinh học, các công cụphân tử đã được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu đa dạng di truyền ở chi lan
Kiếm Cymbidium như: chỉ thị enzym đa hình (Obara và cs, 1998) và các chỉ thị
phân tử Lợi dụng kỹ thuật RAPD để phân tích sự đa dạng di truyền của 13 giống
thuộc 5 loài khác nhau của chi Cymbidium, Wenli và cs (2001) [61] đã xác định
được loài: Kiến Lan, Mặc Lan và Xuân Lan có mối quan hệ họ hàng rất gần, trong
khi đó, Xuân Kiếm (Cym longibracteatum), Hàn Lan, Cym eburneum, lan Kiếm
Lá Giáo (Cym lancifolium) với Kiến Lan lại có quan hệ họ hàng tương đối xa.
Bằng chỉ thị phân tử AFLP (Amplified Fragments Length Polymorphism),Zhu và cs (2007) [55] đã xác định được sự sai khác di truyền của 42 giống lan kiếmđược thu thập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, và Hoa Kỳ với 2 loài hoang dã (C
aloifolium và C f loribundum) của Trung Quốc (Zhu và cs., 2007)
Năm 2006, Choi và cs [30] đã sử dụng 22 chỉ thị phân tử RAPD (RandomAmplyfied Polymorphic DNA) để phân tích cây phát sinh loài từ 21 mẫu lan KiếmPhương Đông Kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định được 2 nhóm khác nhau vềđặc điểm sinh thái như: vùng ôn đới châu Á hoặc vùng cận nhiệt đới
Bên cạnh đó, một loạt các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, chỉ thị phân tử SSR(Simple Sequence Repeats) và ISSR (Inter-Simple Sequence Repeats) là công cụ hữuích được sử dụng rộng rãi trong phân tích hệ gen, chọn giống cây trồng, và nghiêncứu đa dạng di truyền, do khả năng phát hiện đa hình cao (Xia và cs, 2008 [52]; Wang
và cs, 2009 [49]; Lu và cs, 2011 [36]; Moe và cs, 2012 [37]; Young và cs, 2012 [54])
Trang 39Nghiên cứu gần đây, Li và cs (2014) [35] đã sử dụng chỉ thị phân tử SSR để
phân tích đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể gồm 9 loài thuộc chi Cymbidium.
Kết quả tác giả đã xác định được 5 nhóm di truyền khác nhau Các dòng cùng một
loài thường được nhóm lại với nhau Tuy nhiên, các dòng C goeringii không tạo thành một cụm riêng biệt, cho thấy rằng các dòng C goeringii có nhiều nguồn gốc
khác nhau
Nhìn chung, trong các nghiên cứu về đa dạng di truyền phục vụ chọn tạogiống đã đề cập đến các kỹ thuật chỉ thị DNA khác nhau: RAPD, AFLD, RFLP,SSR, ISSR để đánh giá tính đa dạng di truyền của các dòng/giống lan Kiếm ở cácvùng sinh thái khác nhau Trong đó, kỹ thuật SSR và ISSR được sử dụng như làcông cụ hữu ích trong phân tích hệ gen, chọn giống cây trồng và nghiên cứu đadạng di truyền, do khả năng phát hiện đa hình cao Kỹ thuật ISSR có một số lợi thế
so với các kỹ thuật khác là có thể phân biệt được các kiểu gen gần và không cầnthông tin về trình tự gen của cây nghiên cứu (Nguyễn Đức Thành, 2014) [19] Đây
là cơ sở để đề tài đưa ra các nghiên cứu về đa dạng di truyền của một số giống lanKiếm bằng chỉ thị phân tử SSR và ISSR
1.4.1.4 Kết quả nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Giá thể trồng: Hiện nay, trên thế giới đã có những nghiên cứu về giá thể
trồng địa lan Giá thể vô cơ có ưu điểm là có thể ổn định một vài năm, đối với giáthể này, việc quan trọng nhất là sử dụng phân bón hợp lý Giá thể hữu cơ chúngphân hủy theo thời gian gây ra sự thối rễ ở đáy bầu do sự đóng kết và tích lũy nước
Do vậy, cần thường xuyên bổ sung thêm giá thể mới để kích thích, trẻ hoá bộ rễ cây
Kim và cs (1997) [31] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của các loại giá thể tới
sự sinh trưởng của Cym goeringii và Cym “Moon Venus” Các loại giá thể được
áp dụng để trồng Cym goeringii là: ceratone và masa (1 loại đá sỏi), đất sét, vỏ thông lớn, cát và đất nhiều mùn, đối với Cymbidium “Moon Venu" là xơ dừa, scoria
(một loại đất ở vùng gần núi lửa), vỏ thông nhỏ, hỗn hợp xơ dừa: vỏ thông nhỏ(1:1), scoria: xơ dừa (1:1), scoria: xơ dừa: vỏ thông nhỏ (1:1:1) Dựa vào động tháisinh trưởng và phát triển của cây lan và các đặc tính lý hóa của giá thể như tỷ trọngkhối, khả năng giữ nước và độ tơi xốp, nghiên cứu đã kết luận độ tơi xốp của giá thể
có ảnh
Trang 40hưởng lớn tới sự sinh trưởng của loài Cym goeringii hơn các yếu tố khác Trong khi
đó, Cymbidium “Moon Venus” lại bị ảnh hưởng bởi khả năng giữ nước và tỷ trọng
khối của giá thể hơn
Peak và cs (1998) [43] đã nghiên cứu khả năng giữ nước và thoát nước củamột số loại giá thể: đá bọt biển, vỏ thông, dớn, đất mùn, đất được thu thập ở môitrường tự nhiên, vỏ trấu, hỗn hợp đá bọt biển và vỏ thông (tỷ lệ 1:1), trấu : vỏ thông
(tỷ lệ 1:1) và ảnh hưởng của chúng tới sự sinh trưởng của 4 loài địa lan: Cym.
goeringii, Cym kanran, Cym niveomarginatum và Cym gyokuchin Nghiên cứu
theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, số lá, số rễ, chiều dài rễ vàkhối lượng tươi của các mẫu cây và hàm lượng chất khoáng của cây trong 8 thángnuôi trồng Kết quả cho thấy khả năng giữ nước của dớn là tốt nhất so với các loại
giá thể nghiên cứu Rễ và chồi của Cym goeringii được trồng trên giá thể vỏ thông,
đất mùn, đất tự nhiên và trấu đạt kết quả cao nhất so với các giống lan khác Hàmlượng chất khoáng ở chồi và rễ ở các mẫu cây được trồng ở đất mùn và đất tự nhiênđạt cao nhất so với các giá thể còn lại
Treder và cs (2013) [47], đã nghiên cứu khi trồng cây trên giá thể gồm thanbùn và perlite có hệ thống rễ phát triển tốt hơn và chiều dài rễ lớn hơn trồng trênthan bùn và xơ dừa Sử dụng giá thể cần phải chú ý đến điều kiện nhiệt độ
Như vậy, các nghiên cứu đều cho rằng độ tơi xốp và thoáng khí của giá thể
có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài lan Kiếm Trong đó, vỏthông, dớn, vỏ trấu, đá dăm, đất mùn là những phần giá thể thích hợp nhất để trồnglan Kiếm Đây là cơ sở của đề tài luận án đề xuất các nội dung nghiên cứu về cácloại giá thể trên lan Kiếm Hoàng Vũ
- Phân bón: Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và
phát triển của địa lan Theo Pan (1996) [40], trong công trình nghiên cứu về nhu cầu
dinh dưỡng của lan Kiếm Cym sinence cho thấy Ảnh hưởng của N, P, K ở các nồng độ khác nhau đối với sự tăng trưởng và phát triển của Cym sinense Andr.)
Willd trong môi trường sạch Tăng trưởng thực vật là tốt nhất khi được cung cấp
đồng thời cả Amoni và Nitrat như là nguồn nitơ (N) Điều đó đồng nghĩa việc sửdụng Ammonium nitrate (NH4NO3) như phân bón nitơ cho sự phát triển của Cym.