1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích người lái Đò sông Đà Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích người lái Đò sông Đà Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội
Tác giả Nguyễn Tuân
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 25,24 KB

Nội dung

Phân tích chi tiết, dễ hiểu tác phẩm Người lái đò sông Đà- vẻ đẹp hung bạo và dữ dội, tác phẩm này mình chia làm 3 nội dung chính bao gồm vẻ hung bạo dữ dội, vẻ thơ mộng trữ tình và vẻ đẹp người lái đò sông Đà nhé

Trang 1

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( phần 1)

- Nguyễn Tuân –

I TIỂU DẪN

1 Tác giả:

- Nguyễn Tuân là 1 trí thức có tinh thần độc lập và giàu lòng yêu nước

- Đặc điểm phong cách nổi bật:

+Phong cách nghệ thuật của ông gói gọn trong 1 chữ “ ngông”, tài hoa, uyên bác, luôn khám phá những cái đẹp độc đáo, phi thường

+ Khám phá sự vật dưới góc độ văn hóa, thẩm mỹ, nhân vật chính trong các tác phẩm của ông thường là những nghệ sỹ tài hoa và anh hùng

+ Ông có vốn ngôn từ phong phú, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác cảm giác và liên tưởng phong phú nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất,

có khả năng làm lay động trái tim nhiều độc giả nhất

-Sự chuyển biến phong cách nghệ thuật cua Nguyễn Tuân trước và sau CMT8: + Trước CMT8:

ông là nhà văn lãng mạn, bi quan, bất mãn với hiện thực Vì vậy, ông tìm về “vẻ đẹp vang bóng một thời”, “ chủ nghĩa xê dịch”, “ đời sống trụy lạc” và phô diễn cái tôi “ ngông”

+ Sau CMT8:

Nguyễn Tuân hòa cái tôi vào cái ta chung, vào cuộc sống rộng lớn của quần chúng nhân dân, tin yêu, lạc quan với hiện tại, say sưa, tự hào ngợi ca tổ quốc, nhân dân lao động

2 TÁC PHẨM

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ “ Sông Đà” : là tập tùy bút gồm 15 tác phẩm và 1 bài thơ phác thảo Đây là đứa con tinh thần quý giá mà Nguyễn Tuân thu hoạch được trong chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc rộng lớn, không chỉ để thỏa mãn niềm khao khát xê dịch mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “ thứ vàng mười

đã qua thử lửa” ở tâm hồn những người lao đông Tây Bắc

Trang 2

+ “ Người lái đò sông Đà”: được rút ra từ tập tùy bút “ Sông Đà” Đây là tác phẩm thành công, xuất sắc nhất của tập tùy bút, tiêu biểu cho Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng 8 và là 1 đỉnh cao của văn xuôi chống Mỹ

II ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN

1 LỜI ĐỀ TỪ

 Tác giả đã mượn câu thơ của nhà thơ Ba Lan và câu thơ của Nguyễn Quang Bính làm lời đề từ cho tác phẩm Đây là 2 câu thơ của 2 nhà thơ thuộc 2 nền văn học khác nhau nhưng có chung cảm hứng ca ngợi về dòng sông, về quê hương, đất nước

LĐ1: “ Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”

+ Câu thơ đã ca ngợi vẻ đẹp hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên và con

người lao động Tiếng hát là 1 biểu tượng nghệ thuật thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu lao động của con người Tiếng hát này được cất lên từ dòng sông Từ đó, tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình cho hình tượng nghệ thuật

+ “ Đẹp vậy thay”: Không chỉ khắc họa vẻ đẹp của con người và cảnh vật

mà còn thể hiện niềm say mê, ngưỡng mộ, tự hào, tôn vinh của tác giả

LĐ2: “ Chúng thủy giai đông tẩu- Đà giang độc bắc lưu”

+ Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông, chỉ có sông Đà chảy về

hướng Bắc

Thể hiện vẻ đẹp độc đáo, cá tính của sông Đà Đây không chỉ là sự sắp đặt của tạo hóa mà còn là sự lựa chọn 1 dòng chảy riêng Không khuôn vào lẽ thường của bản thân dòng sông Qua đó, ta thấy sông

Đà đầy cá tính, bản lĩnh, có phần ngang tàng, ngỗ ngược.

Mượn câu thơ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Tuân đã đề cập đến

vẻ đẹp thứ 2 của dòng sông: bên cạnh vẻ đẹp lãng mạn trữ tình chính

là sự ngỗ ngược, độc đáo của nó Đồng thời ta thấy được 1 nét nổi bật của Nguyễn Tuân: độc đáo và phi thường.

Lời đề từ đã thâu tóm nội dung trọng tâm chủ đề chính của tác phẩm:

+ Ca ngợi, say mê, tự hào với vẻ đẹp của dòng sông Đà và người lái đò sông Đà hay chính là ca ngợi chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc, chất vàng mười đã qua thử lửa nơi tâm hồn đáng quý của người dân Tây Bắc Qua đó, người đọc thấy được Nguyễn Tuân là 1 nhà văn có ý thức cao độ với đất nước, có phong cách nghệ thuật đặc biệt

2 HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ

Giới thiệu chung:

Trang 3

+ là hiện tượng xuyên suốt trong toàn bộ sản phẩm

+ làm nổi bật tư tưởng, cảm xúc của tác giả đối với cảnh trí thiên nhiên và con người, quê hương đất nước

+ con sông hiện ra như 1 sinh thể có hồn, có tâm trạng và tính cách phong phú trong đó có 2 đặc điểm chủ yếu là: hung bạo, dữ dằn và thơ mộng, trữ tình Nói như Nguyễn Tuân: “ đây là dòng sông lắm bệnh, lắm chứng, chốc dịu dàng, chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”

A SÔNG ĐÀ HUNG BẠO, DỮ DỘI

a Mở đầu thiên tùy bút,

để thể hiện vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của nó, Nguyễn Tuân đã liệt kê một loạt các con thác dữ tính từ đất Vạn Yên trở về Thác Bờ thuộc Hòa Bình Không có ai như Nguyễn Tuân, không quản khó khăn để đi tìm gốc tích khai sinh sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Quảng Đông, Vân Nam, Trung Quốc Ban đầu nó mang tên Ly Tiên, Bả Biên Giang Sau đó chảy qua vùng núi Ác, đến nửa đường xin nhập quốc tịch Việt Nam Trong số những con thác hung dữ đó, tác giả tập trung đặc tả 1 số con thác vô cùng độc đáo, nham hiểm giống như kẻ thù số 1 của con người

b Cảnh đá dựng vách thành ở 2 bên bờ sông:

- Để khắc họa sự hung bạo, dữ dội của sông Đà, ngoài việc liệt kê

những con thác dữ thì tác giả còn miêu tả cảnh những tảng đá cao dựng thành vách ở 2 bên bờ sông, nó bó hẹp và chẹt dòng sông lại khiến con thuyền qua đây rất khó bề di chuyển

- Để diễn tả độ hẹp, độ tối và cảm giác lạnh lẽo của quãng sông này

khi bị đá chẹt lại, Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều liên tưởng, so sánh, cách miêu tả đầy bất ngờ, độc đáo: “ mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như

1 cái yết hầu Đứng bên ngoài bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách:

+ So sánh “ vách đá” chẹt lòng sông lại như “ cái yết hầu “ Tác giả đã so sánh 1 đặc điểm của tự nhiên với 1 bộ phận trọng yếu trên cơ thể con người

 Cách so sánh này thật bất ngờ, độc đáo, dễ gợi cảm giác ở người đọc Từ

đó cũng khắc họa rõ nét hơn sự nguy hiểm của dòng sông quãng này + Để diễn tả độ hẹp của dòng sông, tác giả còn miêu tả cảnh “ con nai con hổ

có lần nhảy vọt từ bờ này sang bờ kia”

Trang 4

 Sông Đà quãng ấy đang thử thách tài trí, sự dũng cảm, khéo léo của con người Phải đặt mình vào vị trí của người lao động trên sông nước mới thấy hết được sự nguy hiểm của nó

+Để diễn tả độ tối và lạnh lẽo của dòng sông, tác giả đã sử dụng 1 loạt những liên tưởng:

1 “ Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” Những vách đá thành chót vót, sừng sững đã bó hẹp dòng sông đến nỗi ánh mặt trời khó

có thể lọt qua Dường như nơi đây quanh năm suốt tháng chỉ là sự tối tăm, ánh nắng mặt trời chỉ thoáng qua trong giây lát rồi trả lại cho dòng sông sự lạnh lẽo, âm u

2 Không dừng lại ở đó, nhà văn còn truyền đến cho người đọc cảm giác rợn ngợp, ớn lạnh khiến người đọc không chỉ hình dung mà còn như đang chính mình trải nghiệm “ Ngồi khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè cũng cảm thấy ớn lạnh” Ở đây có sự tương phản về mặt cảm xúc Quãng sông vào mùa hè thiếu vắng sức nóng, hơi ấm của mặt trời nên cảm thấy lạnh Cái lạnh ấy không chỉ là cảm nhận của xúc giác mà còn là cảm giác lạnh của nỗi sợ hãi, rợn ngợp

3 Tác giả còn liên tương tới cảm giác như đang đứng ở hè 1 cái ngõ ngóng vọng lên 1 khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện

 Đó là cảm giác chới với, hụt hẫng

c Mặt ghềnh Hát Lóong

Quãng sông này với những ghềnh nước cuồng nộ dữ dội, cuộn xoáy Sông Đà

đã huy động tổng lực sức mạnh của sóng, gió, đá, nước để truy kích con thuyền nhằm lật ngửa bụng thuyền ra:

- Đó là cảnh :” Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ thứ gì người lái đồ sông đà nào tóm được qua đấy

+ Câu văn dài, ngắt thành nhiều vế ngắn cùng thư pháp điệp liên hoàn

và nhân hóa đã khắc chạm sự hung bạo của con sông Cả 1 quãng dài hàng cây số, nước, sóng, gió và đá va đập vào nhau, dồn đuổi nhau, phối hợp với nhau, kéo bè kéo cánh, chực ăn tươi nuốt sống con người

+ Biện pháp đảo ngữ đưa từ láy tượng hình “ cuồn cuộn” lên đầu khiến cho nhưng cơn gió vốn vô hình trở nên hữu hình hung dữ như những cơn lốc xoáy, vòi rồng dữ dội Kết hợp với từ láy tượng thanh “ gùn ghè” và biện pháp so sánh sông Đà như 1 kẻ “ đòi nợ xuýt” đã

Trang 5

giúp người đọc hình dung ra 1 dòng sông hung bạo, ngang ngược, luôn thích gây sự, hằn học với con người

d Quãng Tà Mường Vát.

Phía dưới Sơn La với các hút nước ngầm có sức mạnh ghê ghớm:

- Sử dụng kiến thức của nghành xây dựng, tác giả đã so sánh “ những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu “, “ trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh qua đàn”

 Biện pháp so sánh độc đáo ấy đã khắc họa độ mạnh, cường lực dữ dội của hút nước hay đó là cái bẫy của thần chết đặt ra trên dòng sông

- Tác giả tập trung miêu tả âm thanh của xoáy nước:

+ Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc

+ Nươc kêu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào

 Tác giả không chỉ khắc họa những cái hút nước với cường lực tốc độ ghê ghớm của nó mà còn thể hiện sự giân dữ hằn học, khó chịu của nó với người lái đò sông Đà

Để diễn tả sự nguy hiểm của dòng sông quãng này, tác giả còn hình dung ra cảnh:

+ “ Thuyền nào qua đây cũng cheo leo cho nhanh như ô tô sang số ga cho nhanh để vút qua 1 quãng đường mượn cạp ra ngoài bở vực” , để thoát ra khỏi những xoáy nước ngầm hay là cái bẫy của thần chết

+ Ông còn hình dung rất cụ thể về những bè gỗ rừng, những con thuyền nghênh ngang đi qua quãng đó bị hút nước lôi tuột xuống, “ thuyền trồng cây chuối lộn ngược rồi vụt biến đi “, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông, đến mươi phút thì tan xác”

 Câu văn dài, ngắt thành những những vế với hàng loạt động từ kép: hút xuống, trồng cây chuối, vụt biến đi, bị dìm, tan xác, gợi ra cả 1 quá trình vật lộn, chìm nổi của con thuyền trên dòng nước man dại

+ Nguyễn Tuân còn mượn thủ pháp lia ngược ống kính của điện ảnh để tô đậm sự hung bạo của sông Đà Nhà văn tưởng tượng ra cảnh anh bạn quay phim muốn truyền cảm gác lạ cho khán giả, đã dũng cảm ngồi vào thuyền thúng, lao xuống xoáy nước và lia ngược máy quay lên, thấy cảnh những khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim và cả những người đang theo dõi con chữ trong từng đoạn văn

Trang 6

Chứng kiến thước phim đó, người xem phải “ lấy gân giữ chặt ghế như ghì lấy mép 1 chiếc lá rừng bị vứt đi vào 1 cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cây gậy đánh phèn”

 Nhà văn đã tận dụng trí tưởng tượng phong phú đứng ở góc độ người quay phim và người xem để miêu tả cái hút nước, đem đến cho người đọc

1 cảm giác thót tim, ngộp thở và chao đảo như đang bị dìm xuống 1 cái giếng xoay tít đáy, nước ụp lên

 1 lần nữa người đọc cảm nhận được Nguyễn Tuân là một cây bút ưa thích cảm giác mạnh và hứng khởi trước vẻ đẹp hoành tráng của cảnh trí thiên nhiên đất nước

e Thác nước.

- Thác nước vốn là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên nơi rừng núi Song ở đây Nguyễn Tuân không thiên về miêu

tả mà tập trung tái hiện âm thanh tiếng thác nhằm khắc họa sức mạnh, sự dữ dội của những dòng chảy con thác

- Tiếng nước thác được miêu tả từ xa đến gần với những cung bậc phong phú: lúc oán trách, lúc van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn gọc và chế nhạo

Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả khiến những con thác vô tri vô giác thành con thủy quái nham hiểm với tâm lý rất phức tạp, đang hậm hực, tức tối con người

- Cao trào đỉnh điểm của những âm thanh man rợ ấy là hình ảnh với

âm thanh của tiếng một ngàn con trâu mộng “ đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, rừng lửa càng gầm thét vói đàn trâu

da cháy bùng bùng”

Tác giả đã có biện pháp so sánh rất độc đáo: lấy lửa để miêu tả nước, lấy rừng để chỉ sông Kết hợp với các động từ mạnh: “ lồng lộn”, “ gầm thét” đã gợi lên 1 cảnh tượng điên cuồng, hôn loạn như trận động đất kinh thiên động địa thời tiền sử Qua đó, Nguyễn Tuân nhằm

tô đậm sự cuồng nộ dữ dội của dòng thác

f Thạch trận

- Ở đây tác giả sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật cùng với kiến thức của nhiều mảng nghành nghề khác nhau: quân sự, võ thuật, thể thao, binh pháp để giúp người đọc hình dung được cuộc vượt thác của người lái đò như 1 trận chiến đấu đầy gian lao, thử thách

- Trước hết, tác giả đem đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về thạch trận nơi đây: “ Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá “

Trang 7

Mặt sông ở quãng này thật dữ dội với sóng nước va đập, với trập trùng lớp lớp đá chìm đá nổi tạo nên 1 sự hiểm trở

+ Ngòi bút của nhà văn còn đi sâu vào miêu tả cận cảnh sắc diện của các hòn đá:

1 Nhìn tổng thể: mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, nhắn nhúm, méo mó

2 Đặc tả 1 số hòn: có hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt, có hòn trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến, có hòn lùi lại 1 chút thách thức có giỏi thì tiến vào

Mỗi hòn đá được miêu tả với điệu bộ và phong thái khác nhau nhưng tất cả đều toát lên được vẻ láo xược, ngang ngược, hung hăng và hiếu chiến luôn muốn gây sự

+ Phối hợp với đá là sức mạnh đáng gờm của nước:

1 Sóng nước có khi giữ vai trò reo hò làm thanh viện cho đá

2 Nhưng cũng có lúc tham chiến dữ dội và quyết liệt:” Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền” Có lúc chúng đợi cả thuyền lên bóp chặt lấy

hạ bộ người lái đò  Dòng sông ngày càng hung dữ và nguy hiểm vô cùng

- Thạch trận được bố trí theo 1 chiến thuật nham hiểm, binh pháp thần sông thần đá ở đây vô bùng bí hiểm:

+ Sông Đà đã giao việc cho các hòn đá:

Hàng tiền vệ: có 2 hòn canh 1 cửa, trông như là đang sơ hở nhưng thật ra là dụ cho được cái thuyền đi vào bẫy đồng bọn chúng

đã giăng sẵn

Nếu chiếc thuyền lọt qua được vòng vây thứ 2 thì nhiệm vụ của bọn hậu vệ boong ke chìm và pháo đài đá nổi phải tiêu diệt tất cả

+ Thạch trận chia làm 3 trùng vi, vị trí của cửa sinh luôn luôn thay đổi khôn lường:

Trùng vi thứ nhất:

Nó mở 5 cửa trận, có 4 cửa từ, 1 cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía

tả ngạn sông

Trùng vi thứ 2:

Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại

bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn

Trùng vi thứ 3:

Trang 8

Ít cửa hơn, nhưng bên phải hay bên trái đều là luồng chết cả, cái luồng sống duy nhất ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác khó khăn vô cùng tận

Sông Đà hung bạo, dữ dội được hình dung như 1 con thủy quái khổng

lồ, nham hiểm, xảo quyệt, nó là kẻ thù số 1 với người dân Tây Bắc nói chung

Ngày đăng: 25/07/2024, 20:17

w