1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dung sai và kỹ thuật đo bài tập lớn 1 40 câu hỏi

47 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mối lắp loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng không yêu cầu độ chính xác cao về kích thước và hình dạng.. Mối lắp loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ chí

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

Trang 2

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI

 Kích thước danh nghĩa: đây là kích thước được xác định bằng tính toán dựa vào chức

năng chi tiết, sau đó quy tròn (về phía lớn lên) với chỉ số gần nhất của kích thước có trong bảng tiêu chuẩn Kích thước danh nghĩa dùng để xác định các kích thước giới hạn và tính sai lệch

 Kích thước thực: là kích thước được đo trực tiếp trên chi tiết bằng những dụng cụ đo

và phương pháp đo chính xác nhất có thể được Trong thực tế không phải lúc nào cũng xác định được kích thước thực một cách chính xác vì vậy người ta cho phép một quan niệm: kích thước thực là kích thước xác định bằng cách đo với sai số cho phép

 Dung sai: Dung sai là phạm vi sai số kích thước Các chi tiết có tính đổi lẫn phải

giống nhau về hình dạng, kích thước, hoặc chỉ được khác nhau trong một phạm vi cho phép Phạm vi cho phép đó được gọi là dung sai

 Sai lệch: Sai lệch giới hạn được bố trí về hai phía của đường không: sai lệch dương ở

phía trên, sai lệch âm ở phía dưới Tùy theo giá trị của kích thước giới hạn và kích thước danh nghĩa mà sai lệch có thể âm, dương hoặc cả hai

 Mối lắp trong cơ khí được phân thành 3 loại chính: lắp lỏng, lắp trung gian và lắp chặt Để phân biệt và mục đích sửa dụng của từng loại mối lắp này, chúng ta căn cứ vào miền dung sai của mối lắp

 Mối lắp lỏng trong cơ khí thường được sử dụng trong các trường hợp cần tháo lắp các chi tiết một cách dễ dàng Đặc trưng của mối lắp này là độ hở S, nghĩa là có một khoảng trống nhỏ giữa hai bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết Mối lắp loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng không yêu cầu độ chính xác cao về kích thước và hình dạng

 Mối lắp trung gian trong cơ khí thường được sử dụng trong các trường hợp cần đảm bảo sự di chuyển tương đối giữa hai chi tiết Đặc trưng của mối lắp này là độ hở S và độ dôi N, nghĩa là có một khoảng trống nhỏ giữa hai bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết và có thể có một chút dôi Mối lắp loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác vừa phải về kích thước và hình dạng Mối lắp trung gian cho phép

Trang 3

một chút di chuyển giữa các chi tiết, giúp giảm thiểu ma sát và tăng tuổi thọ của các chi tiết máy

 Mối lắp chặt trong cơ khí thường được sử dụng trong các trường hợp cần đảm bảo độ bền của mối ghép, nghĩa là giữa hai chi tiết không có sự dịch chuyển tương đối Đặc trưng của mối lắp này là độ dôi N, nghĩa là không có khoảng trống giữa hai bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết và có thể có một chút dôi Mối lắp loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao về kích thước và hình dạng Mối lắp chặt giúp tăng cường độ bền và tuổi thọ của các chi tiết máy

 Mối lắp ghép ren chặt (có độ dôi) thường được sử dụng trong trường hợp cần đảm bảo tính chắc chắn và không cho phép sự lỏng lẻo hoặc chuyển động giữa các thành phần Đây là một số trường hợp thường gặp khi mối lắp ren chặt là lựa chọn hợp lý:

 Khi yêu cầu độ cứng và chắc chắn cao: Mối lắp ren chặt được sử dụng khi cần đảm

bảo tính cứng và độ bền của kết cấu Điều này thường được yêu cầu trong các ứng dụng công nghiệp hoặc xây dựng cần độ an toàn cao

 Ứng dụng nơi đòi hỏi tính chính xác cao: Trong một số trường hợp, độ chính xác của

kết cấu là yếu tố quan trọng Mối lắp ren chặt giúp đảm bảo các thành phần được ghép nối một cách chính xác, không có sự lệch lạc

 Khi đối tượng chịu tải trọng lớn: Mối lắp ren chặt cung cấp độ bám dính mạnh mẽ

giữa các thành phần, giúp chịu tải trọng lớn mà không gây ra sự lỏng lẻo

 Ứng dụng yêu cầu độ tin cậy cao: Trong các trường hợp nơi sự cố có thể gây hậu quả

nghiêm trọng, như trong các ứng dụng trong ngành công nghiệp hàng không hoặc y tế, mối lắp ren chặt có thể là lựa chọn tốt để đảm bảo tính tin cậy của kết cấu

 Khi không muốn có sự lỏng lẻo sau thời gian sử dụng: Mối lắp ren chặt giúp giảm

thiểu sự nới lỏng theo thời gian do các yếu tố như rung động, dao động, hoặc sự biến dạng của các vật liệu

 Ví dụ: khi bạn muốn kết nối hai chi tiết bằng ren và muốn chúng không dễ dàng bị tách ra do rung động hoặc tác động từ bên ngoài, bạn sẽ chọn mối lắp chặt Mối lắp chặt giúp tăng cường độ bền và tuổi thọ của các chi tiết máy

Trang 4

Calip là một dụng cụ đo kích thước phổ biến trong ngành cơ khí và sản xuất Dưới đây là một số loại Calip phổ biến và mục đích sử dụng của chúng:

 Calip công tác: Calip công tác được sử dụng để kiểm tra chi tiết trong quá trình gia

công Điều này giúp đảm bảo rằng các chi tiết đang được sản xuất đều đạt đúng kích thước và hình dạng yêu cầu Calip công tác thường được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng loạt, nơi mà việc kiểm tra nhanh và chính xác là rất quan trọng Nó giúp phát hiện sớm các lỗi trong quá trình sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian và nguyên liệu

 Calip nghiệm thu: Calip nghiệm thu được sử dụng để kiểm tra thành phẩm sau khi quá

trình sản xuất hoàn tất Mục đích của việc sử dụng calip nghiệm thu là để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng tuân thủ chính xác các tiêu chuẩn và yêu cầu về kích thước và hình dạng Nó giúp xác định xem sản phẩm có đạt yêu cầu chất lượng hay không trước khi được giao cho khách hàng hoặc chuyển đến bước tiếp theo trong quá trình sản xuất Calip nghiệm thu thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp yêu cầu độ chính xác cao như cơ khí chính xác, công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ

 Calip hiệu đối: Calip hiệu đối được sử dụng để kiểm tra lại độ chính xác của hai loại

dụng cụ đo khác nhau, chẳng hạn như calip công tác và calip nghiệm thu Mục đích của việc sử dụng calip hiệu đối là để đảm bảo rằng các dụng cụ đo khác nhau đều cho kết quả đo lường chính xác và nhất quán Nó giúp phát hiện và điều chỉnh bất kỳ sai lệch nào giữa các dụng cụ đo, đảm bảo rằng chúng hoạt động một cách chính xác và hiệu quả trong quá trình sản xuất và kiểm tra

 Calip trục (calip nút): Calip trục (hay còn gọi là calip nút) được sử dụng phổ biến để

kiểm tra kích thước giới hạn của lỗ và rãnh khi sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất khối Đặc biệt, loại calip này rất hữu ích khi cần đo lường đường kính của các lỗ nhỏ mà các dụng cụ đo khác không thể tiếp cận được Calip trục giúp đảm bảo rằng các lỗ được gia công chính xác theo yêu cầu, từ đó đảm bảo chất lượng tổng thể của sản phẩm cuối cùng

 Calip hàm: Calip hàm là loại dụng cụ đo được sử dụng để kiểm tra kích thước giới

hạn của các chi tiết trục trong quá trình sản xuất hàng loạt Tương tự như Calip nút, Calip hàm cũng có thiết kế gồm một thân và hai hàm đo Một hàm được đánh dấu là Q (đo kích thước giới hạn lớn nhất của trục) và một hàm không qua được ký hiệu là KQ (đo kích thước giới hạn nhỏ nhất của trục cần kiểm tra)

Trang 5

 Calip khối đo trụ: Calip khối đo trụ có cấu tạo hình trục trơn, không có phần chuôi

cầm Mục đích chính của loại calip này là để kiểm tra đường kính của các lỗ nhỏ Ngoài ra, Calip khối đo trụ còn có thể được sử dụng để kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ đo khác như panme, thước cặp

định về dung sai độ mòn?

 Độ mòn của calip có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của việc đo lường Khi calip bị mòn, nó có thể làm thay đổi vị trí tương quan giữa máy, dao và chi tiết gia công, từ đó gây ra sai số gia công Đặc biệt, trong quá trình cắt, dao sẽ bị mòn và làm ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác gia công Do đó, việc bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ calip là rất quan trọng để đảm bảo độ chính xác của việc đo lường

 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9262-1:2012 (ISO 7976-1:1989) về Dung sai trong xây dựng công trình - Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình - Phần 1: Phương pháp và dụng cụ đo và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2244:1999 (ISO 286-1:1988) về hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép – cơ sở của dung sai – sai lệch và lắp ghép là hai tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến dung sai và độ mòn

 TCVN 9262-1:2012 mô tả bản chất của sự thay đổi kích thước trong xây dựng với mục đích định lượng và xác định các yêu tố cần quan tâm khi đánh giá chất lượng, yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra dung sai trong chế tạo các bộ phận của công trình và thi công trên công trường

 TCVN 2244:1999 quy định cơ sở của Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép, các trị số dung sai tiêu chuẩn và sai lệch cơ bản Các trị số này được áp dụng cho cả hệ thống

Chỉ tiêu độ nhám bề mặt: Có 2 chỉ tiêu để đánh giá được độ nhám bề mặt

+ Sai lệch trung bình Ra: Là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của profile trong khoảng độ dài tiêu chuẩn L, được đo bằng đơn vị μm Thường được dùng để đánh giá độ nhám bề mặt từ cấp 5 đến cấp 11

+ Chiều cao nhấp nhô Rz+: là trị số trung bình của tổng các giá trụ tuyệt đối của chiều cao 5 đỉnh cao nhất và chiều sâu của 5 đáy thấp nhất của profile trong khoảng chiều dài

Trang 6

tiêu chuẩn L, được đo bằng đơn vị μm Thường được dùng để đánh giá độ nhám bề mặt cấp 1 đến cấp 5 và cấp 13, 14

Theo tiêu chuẩn TCVN độ nhám bề mặt được chia làm 14 cấp độ

Trong một chuỗi có một khâu khép kín, còn lại là khâu thành phần Trong khâu thành phần bao gồm: khâu thành phần tăng và khâu thành phần giảm

+ Khâu thành phần tăng: là khâu mà khi tăng hoặc giảm kích thước của nó thì kích thước khâu khép kín cũng tăng hoặc giảm theo

+ Khâu thành phần giảm: Là khâu mà khi tăng hoặc giảm kích thước của nó thì ngược lại, kích thước khâu khép kín lại giảm hoặc tăng theo

Công thức: ∑

then được sử dụng? Ccá dạng mối lắp cảu then như thế nào?

Các loại then được sử dụng gồm: then bằng, then phẳng, then vuông, then trượt, then dốc, then bán nguyệt

các sai số của chi tiết hình trụ:

- Sai lệch hình dáng theo mặt cắt ngang: độ không tròn (ô van)/ đa cạnh (độ méo)

Trang 7

Profile thực là bề mặt giới hạn của vật thể và ngăn cách nó với môi trường xung quanh

Profile áp là bề mặt có dạng danh nghĩa, tiếp xúc với bề mặt thực của chi tiết sao cho khoảng cách từ nó đến điểm xa nhất của bề mặt thực trong giới hạn của phần chuẩn là nhỏ nhất

tiết Trục với vòng trong và chi tiết Lỗ với vòng ngoài?

Ổ lăn là bộ phận máy tiêu chuẩn Khi thiết kế máy không cần thiết kế ổ lăn mà chỉ cần chọn kiểu lắp của các vòng ổ lăn với trục và lỗ vỏ hộp

Trang 8

Chọn kiểu lắp của các vòng ổ lăn với trục và lỗ vỏ hộp chủ yếu dựa vào dạng tải trọng tác dụng lên vòng ổ Dạng tải trọng tác dụng lên vòng ổ có thể là: tải trọng cục bộ, tải trọng chu kỳ và tải trọng dao động

− Đối với vòng ổ chịu tải trọng cục bộ hoặc chu kỳ cần chọn kiểu lắp có độ hở, để dưới tác động của va đập và chấn động, vòng ổ bị xê dịch đi, làm thay đổi miền chịu lực, do đó vòng ổ mòn đều hơn và nâng cao tuổi thọ của ổ

− Đối với vòng ổ chịu tải trọng chu kỳ cần chọn kiểu lắp có độ dôi để duy trì sự chịu lực đồng đều của ổ

Thông thường, vòng trong ổ quay còn vòng ngoài đứng yên, do đó vòng trong chịu tải chu kỳ và vòng ngoài chịu tải cục bộ Vòng trong được lắp có độ dôi với trục, với miền dung sai của trục: k6, js6, m6, n6,…Vòng ngoài lắp có khe hở hoặc lắp trung gian với vỏ hộp với dung sai của vỏ hộp: H7 K7 Js7 Js6 K6 …

Đường kính trung bình biểu kiến của ren là đường kính đặc trung cho sự thay đổi của đường kính trung bình bulông và đai ốc do ảnh hưởng của sai số về bước và góc prôfin, được tính như sau:

(ff )(ff )

Như vậy, chi tiết ren muốn đảm bảo tính lắp lẫn thì không những đường kính trung bình mà cả đường kính trung bình biểu kiến phải nằm trong phạm vi dung sai cho phép, nghĩa là:

Về mối lắp ghép trong cơ khí được phân ra làm 3 loại đó là: Lắp lỏng, lắp trung gian, lắp chặt và để phân biệt, nhận biết từng loại mối lắp này, phải căn cứ vào miền dung sai của mối lắp ghép

− Mối lắp lỏng (Đặc trưng của mối lắp là độ hở S) bao gồm:

Trang 9

Độ hở của mối lắp giảm dần từ Ví dụ: Lắp ghép chi tiết dạng lỗ và trục có đường kính danh nghĩa 𝐷 40𝑚𝑚, và miền dung sai lần lượt là 𝐻8, 𝑓7

− Mối lắp trung gian(Đặc trưng của mối lắp là độ hở S và độ dôi N bao gồm:

Độ dôi của mối lắp tăng dần từ Ví dụ: Lắp ghép chi tiết dạng lỗ và trục có đường kính danh nghĩa 𝐷 40𝑚𝑚, và miền dung sai lần lượt là 𝐽𝑠8, ℎ7

− Mối lắp chặt( Đặc trưng của mối lắp là độ dôi N) bao gồm:

Độ dôi của mối lắp tăng dần từ Ví dụ: Lắp ghép chi tiết dạng lỗ và trục có đường kính danh nghĩa 𝐷 40𝑚𝑚, và miền dung sai lần lượt là 𝐻8, 𝑝7

thế nào dụng cụ đo và thế nào dưỡng đo (căn mẫu/ ca lip)?

 L là kích thước chi tiết đo tính bằng milimet;

 A là phần nguyên đọc từ vạch 0 đến vạch sát mép ống quay trên thước chính;

Trang 10

 B là phần thập phân 50 mm trên thước chính nếu ống quay nằm chính hoặc quá vạch nửa;

 C là phần trăm milimet nằm trên thước phụ, sau đó nhân với hệ số 0.01 Cách đọc thước đo vạn năng:

Đầu tiên, cần đặt mép thước trùng với 1 cạnh của thước đo Tâm của thước cần trùng với đỉnh góc Tiếp đến di chuyển thanh gạt của thước sao cho trùng với cạnh còn lại Khi đọc kết quả đo trên cung chia độ tại vị trí khe hở Thì chúng ta hoàn thành được 1 lần đo

Phân biệt dụng cụ đo và dưỡng đo:

Dụng cụ đo là dụng cụ dùng để đo kính thước chính xác của chi tiết với phạm vi đo của dụng cụ

Dưỡng đo là dụng cụ dùng để kiểm tra kích thước, hình dáng của vật đo và hiệu chỉnh một thiết bị đo Một dưỡng đo cố định là một thể mô hình thu nhỏ (bản sao) của kích thước chi tiết được đánh giá Có hai loại cơ bản: dưỡng đo mẫu chuẩn và dưỡng đo giới hạn Một dưỡng đo mẫu chuẩn được chế tạo để trở thành một thể mô hình trực tiếp của kích thước danh nghĩa theo kích thước bản vẽ

Trang 11

15.Một dụng cụ đo (đo trực tiếp/ đo gián tiếp) bao gồm các bộ phận?

Một dụng cụ đo, dù là đo trực tiếp hay đo gián tiếp, thường bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

- Thân Dụng Cụ (Body): Là phần chính của dụng cụ, giữ và kết nối các bộ phận khác với nhau

- Đầu Đo (Measuring Head or Sensor):

+ Đo Trực Tiếp: Nếu đây là dụng cụ đo trực tiếp, đầu đo có thể là một cảm biến, mũi đo, hoặc bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần đo

+ Đo Gián Tiếp: Trong trường hợp đo gián tiếp, đầu đo thường kết nối với các bộ phận khác như dây đo, cảm biến từ xa, hoặc bộ chuyển đổi tín hiệu

+ Dây Đo (Measuring Tape or Cable):

+ Đo Trực Tiếp: Trong đo trực tiếp, dụng cụ có thể đi kèm với dây đo hoặc thanh đo để đo đạc trực tiếp kích thước của đối tượng

+ Đo Gián Tiếp: Dây đo có thể dẫn tín hiệu từ đầu đo đến các bộ phận khác của dụng cụ hoặc đến bộ chuyển đổi tín hiệu

+ Bộ Chuyển Đổi Tín Hiệu (Signal Converter):

+ Đo Gián Tiếp: Nếu dụng cụ sử dụng cảm biến hoặc đầu đo từ xa, có thể cần một bộ chuyển đổi tín hiệu để chuyển đổi tín hiệu đo thành dạng có thể đọc hoặc xử lý được

+ Đồng Hồ Đo (Dial, Display, or Readout):

+ Đo Trực Tiếp: Nếu đo trực tiếp, dụng cụ có thể có một đồng hồ đo hoặc màn hình hiển thị trực tiếp kết quả đo

+ Đo Gián Tiếp: Trong trường hợp đo gián tiếp, kết quả đo thường được hiển thị trên một màn hình hoặc bảng điều khiển

- Nút Điều Chỉnh (Adjustment Knob):

+ Đo Trực Tiếp: Đối với dụng cụ đo trực tiếp, có thể có nút điều chỉnh để cân chỉnh độ chính xác của đồng hồ đo hoặc cảm biến

+ Đo Gián Tiếp: Nút điều chỉnh cũng có thể được sử dụng để cài đặt và điều chỉnh các tham số trong quá trình đo gián tiếp

Trang 12

16. Hãy nêu tên các loại dụng cụ đo: thước/đồng hồ so/ dưỡng v v trong xưởng cơ

khí để xác định kích thước và vị trí tương quan mà em biết? Công dụng và thông số của chúng ?

* Thước cặp: − Thước cặp cơ:

 Công dụng: Dùng để đo kích thước ngoài (OD measurement)  Dùng để đo kích thước trong (ID measurement)  Thống số:

 Khoảng đo (Range): 0-600mm

 Vạch chia nhỏ nhất (Graduation: 0.02mm  Độ chính xác (Accuracy): ±0.05mm  Kích thước: L= 100mm

− Thước cặp đồng hồ:

 Công dụng: Dùng để đo kích thước ngoài (OD measurement)  Dùng để đo kích thước trong (ID measurement)  Dùng để đo kích thước bậc (Steps measurement)  Dùng để đo độ sâu (Depth measurement)

 Thông số:

 Phạm vi đo: 0-200mm  Độ phân giải: 0.01mm  Độ chính xác: ±0.03mm  Trọng lượng: 186g

Trang 13

− Thước cặp điện tử:

 Công dụng: Dùng để đo kích thước ngoài (OD measurement)  Dùng để đo kích thước trong (ID measurement)  Thông số:

 Phạm vi đo: 0200mm  Độ chia nhỏ nhất: 0.01mm  Chỉ đo được hệ mét

 Hiển thị điện tử kết quả đo

* Thước Panme: − Panme đo ngoài:

 Công dụng: Sử dụng để chiều dài tiếp tuyến giữa các chân răng, của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng

 Ứng dụng trong sản xuất, bảo trì bảo dưỡng bánh răng  Thông số:

 Phạm vi đo : 0~25mm  Độ chia : 0.01mm  Độ chính xác : ± 4μm

Trang 14

 Đường kính của đĩa đo : 20mm

− Panme đo trong:

 Công dụng: Sử dụng chủ yếu trong gia công cơ khí chính xác  Dùng để đo các lỗ nhỏ

 Thông số:

 Khoảng đo : 1~2"/ 25~50mm

 Vạch chia nhỏ nhất : 0.00005"/ 0.001mm  Độ chính xác : ± 0.0003"

 Có cổng SPC, để xuất dữ liệu ra ngoài

 Sử dụng pin SR44 (1 cục), tuổi thọ pin 2.4 năm, trong điều kiện sử dụng bình thường

− Panme đo sâu:

 Công dụng: đo độ sâu của các khe, rãnh hoặc lỗ trên một bề mặt cố định  Thông số:

 Khoảng đo (Range) : 0~25mm  Độ chia (Graduation) : 0.01mm

Trang 15

 Độ chính xác (Accuracy) : ± 3µm  Chân đế đo (base) : 101.6 x 16mm

 Độ phẳng của mặt đế đo (Flatness of reference face base) : 2 µm  Độ phẳng của mặt tiếp xúc của cần đo (Flatness of measuring rod

Trang 16

* Thước thủy:

 Công dụng: Sử dụng để căn phương thẳng đứng, căn phương nằm ngang, cho các chi tiết như một thước thủy bình thường

 Ngoài ra nó còn được sử dụng để đo góc

 Ứng dụng trong ngành cơ khí nói chung, ngành gỗ, ngành xây dựng, cầu đường

 Thông số:

 Chiều dài (Length) : 600mm

 Khoảng đo (Range) : 0~360° (90°x4)

 Khoảng đo (Resolution) : 0.1°(=1.745mm/m)

 Dùng chuyển đổi hệ in sang hệ mét và ngược lại

 Sử dụng để chọn nhanh mũi khoan cho nguyên công khoan taro

Trang 17

 Thông số kĩ thuật:

 Khoảng đo: 1m (1000mm), 60cm (600mm), 300mm(30cm), 150mm(15cm)

 Mặt trước dùng đo kích thước dài 0~1000mm, 0~600mm, 0~300mm, 0~150mm

 Mặt sau có bảng quy đổi nhanh hệ in sang hệ mét và ngược lại  (ví dụ: 1" = 25.4mm)

 và bảng chọn nhanh mũi khoan để khoan taro  (Ví dụ: Để taro M6 chọn nhanh mũi khoan 5.2mm)

* Đồng hồ so:

 Công dụng:

 Dùng để đo kiểm độ thẳng, độ phẳng, độ song song  Kiểm tra độ tròn, độ trụ, độ lồi hay lõm của trục  Kiểm tra độ đồng tâm

 Kiểm tra độ đảo mặt đầu, độ đảo hướng kính  Đo độ sâu, đo bậc

 Làm đồ hồ cho "Đồng hồ đo lỗ", "đồng hồ đo độ dày"  Thông số:

 Khoảng đo : 0~1mm

 Giá trị vạch chia nhỏ nhất : 0.001mm

Trang 18

 Độ chính xác : ± 0.005mm  Đọc mặt đồng hồ : 0-100-0  Lực đo : ≤ 1.5N

* Calip:

 Công dụng:

 Đo kích thước ngoài  Đo kích thước trong  Đo chiều sâu và bước ren

 Đo đường kính lỗ và khoảng cách giữa các mặt  Thông số:

 Với dải đo 0 – 25mm, độ chia là 0.01mm

 Được thiết kế để đánh giá GO / NG nhanh chóng đường kính của xi lanh và trục trong quá trình gia công

 Độ phản hồi đầu đo: 2mm  Chỉ báo quay số là tùy chọn  Khớp cuộn co rút: 078 “/ 2mm  Dải định vị : 1 “/ 25mm

Trang 19

Dụng cụ đo, bất kể loại nào, có một số thông số quan trọng để xác định tính chính xác và độ tin cậy của nó Dưới đây là các thông số chính của dụng cụ đo:

1. Độ chia (Resolution): Đây là độ nhỏ nhất mà dụng cụ đo có thể phân biệt được

Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng thước đo có độ chia 0.01mm, nó có thể đọc các giá trị tới 0.01mm

2. Độ chính xác (Accuracy): Đây là mức độ giống nhau giữa giá trị thực tế và giá trị

được đo Độ chính xác được biểu thị bằng một phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối Ví dụ, nếu một dụng cụ đo có độ chính xác ±0.02mm, nghĩa là kết quả đo có thể sai lệch tối đa 0.02mm so với giá trị thực tế

3. Phạm vi đo (Measuring Range): Đây là khoảng giá trị mà dụng cụ đo có thể đo

được Ví dụ, thước đo cơ có phạm vi đo từ 0 đến 150mm

4 Độ lặp lại (Repeatability): Độ lặp lại đo lường khả năng của dụng cụ đo để cho kết quả gần giống nhau khi bạn đo cùng một đối tượng nhiều lần Nó phản ánh tính ổn định của dụng cụ đo

5. Độ giãn (Range): Đây là khoảng tối thiểu và tối đa mà dụng cụ đo có thể đo được

một cách đáng tin cậy Nó có thể bao gồm phạm vi đo và các thang đo phụ thêm 6. Độ phân giải quá trình (Process Resolution): Đây là khả năng của dụng cụ đo

để phân biệt giữa các giá trị đo khi bạn đang thay đổi dụng cụ đo dọc theo chiều di chuyển của đối tượng

 Độ tin cậy của một dụng cụ đo là khả năng của dụng cụ đo để cung cấp kết quả

đo gần giống nhau mỗi khi bạn thực hiện đo lường trên cùng một đối tượng trong điều kiện đo giống nhau Độ tin cậy có thể được đo bằng các yếu tố như độ lặp lại, độ ổn định và độ chính xác của dụng cụ đo Để đảm bảo độ tin cậy, quan trọng để thực hiện hiệu chuẩn định kỳ và bảo dưỡng dụng cụ đo thường xuyên

người ta dùng Strain gauge hay vật áp điện (Piezoelectric) Hãy giải thích cơ chế đo của hai đối tượng trên

Trang 20

Strain gauge và vật áp điện (Piezoelectric) là hai loại cảm biến được sử dụng rộng rãi trong việc đo áp suất, gia tốc, nhiệt độ, biến dạng và lực Dưới đây là giải thích về cơ chế đo của cả hai:

− Strain Gauge (Cảm biến biến dạng):

 Cơ chế đo: Strain gauge là một loại cảm biến được gắn vào bề mặt của vật thể cần đo

để theo dõi sự biến dạng của nó Khi vật thể trải qua biến dạng, độ dài của strain gauge cũng thay đổi Sự thay đổi này gây ra sự thay đổi trong kháng đối với dòng điện đi qua strain gauge Cảm biến đo sự biến đổi trong điện trở đi qua strain gauge và chuyển đổi nó thành một tín hiệu điện tử thể hiện biến dạng của vật thể

 Ứng dụng: Strain gauge thường được sử dụng để đo biến dạng, căng thẳng, và áp lực

trên các bộ phận cơ khí, cầu đường, công trình, và trong các ứng dụng công nghiệp

− Vật áp điện (Piezoelectric):

 Cơ chế đo: Vật áp điện (như các tinh thể hoặc polymer piezoelectric) tạo ra điện áp

khi chúng trải qua biến đổi cơ học Khi vật thể được đo trải qua áp lực, biến dạng hoặc dao động, vật áp điện tạo ra điện áp dưới tác động của hiện tượng piezoelectric Tín hiệu điện được tạo ra có thể đo được và dùng để xác định áp lực, gia tốc, nhiệt độ, hoặc biến dạng của vật thể

 Ứng dụng: Vật áp điện thường được sử dụng trong các ứng dụng đo lực, gia tốc, áp

lực nước, hoặc nhiệt độ Chúng được sử dụng trong các lĩnh vực như ngành công nghiệp hàng không và không gian, ngành công nghiệp ô tô, ngành khoa học vật liệu, và nhiều ứng dụng khác

Cả hai loại cảm biến này có ưu điểm và hạn chế riêng và được lựa chọn dựa trên yêu cầu cụ thể của ứng dụng Strain gauge thường được ưa chuộng trong việc đo biến dạng cơ học và căng thẳng trong các ứng dụng công nghiệp, trong khi vật áp điện thích hợp cho việc đo các hiện tượng động học như gia tốc hoặc dao động

Bảng đơn vị đo áp suất và ký hiệu

Đơn vị Ký hiệu Giá trị tương đối (so với Pascal)

Trang 21

Đơn vị Ký hiệu Giá trị tương đối (so với Pascal)

Pound per Square Inch (psi) psi 6894.76

 Quan hệ các đơn vị đo pascal, torr và mmHg: 1 Pascal (Pa) = 0.0075 mmHg (approximately) 1 Torr (Torr) = 1 mmHg

1 atm (atmosphere) = 760 mmHg = 101,325 Pa 1 bar = 100,000 Pa = 1,000,000 dyn/cm²

1 psi (pound per square inch) = 6894.76 Pa = 51.71 mmHg

xo/đòn bẫy ) có chính xác hơn đo bằng vật liệu áp điện không Tính ưu việt của

Có nhiều phương pháp và dụng cụ để đo lực, và chúng có sự khác biệt về cách hoạt động và độ chính xác Dưới đây là một số phương pháp và dụng cụ đo lực phổ biến:

1. Phương pháp Cơ học (sử dụng lò xo hoặc đòn bẫy):

- Dụng cụ: Lò xo cân, cân kỹ thuật, cân đòn bẫy, cân thang, cân thanh đòn bẫy, cân

Trang 22

- Cách hoạt động: Dựa trên việc đo lực bằng cách sử dụng một cơ cấu cơ học (lò

xo, đòn bẫy) để tạo ra một lực đối phản chính xác với lực cần đo Lực được áp dụng lên cơ cấu này, và giá trị lực đo được xác định dựa trên biến đổi cơ học (lên xuống, co giãn, nhiễm xạ)

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, chính xác trong khoảng đo nhất định, thường

không đòi hỏi nguồn cung cấp năng lượng ngoại vi, chi phí thấp

- Hạn chế: Có giới hạn về phạm vi đo và độ chính xác Phải thường xuyên hiệu

chuẩn

2. Phương pháp Vật liệu áp điện:

- Dụng cụ: Cảm biến áp điện (piezoelectric sensor), cảm biến áp điện điều khiển

biến dạng (strain gauge)

- Cách hoạt động: Dựa trên các hiện tượng vật lý của vật liệu áp điện hoặc biến

đạng để đo lực Ví dụ, cảm biến áp điện tạo ra điện áp khi bị biến dạng và giá trị điện áp này có thể chuyển đổi thành giá trị lực

- Ưu điểm: Chính xác trong phạm vi lớn, khả năng đo các đặc tính động (như gia

tốc), không yêu cầu cơ cấu cơ học phức tạp, ít bị ảnh hưởng bởi trọng lực

- Hạn chế: Thường đắt đỏ hơn, cần nguồn điện để hoạt động, đòi hỏi hiệu chuẩn

cầu kỳ

Ưu việt của cơ học so với vật liệu áp điện:

 Cơ học thường đơn giản hơn, dễ sử dụng và có chi phí thấp hơn

 Chúng thích hợp cho việc đo lực tĩnh hoặc đo lực trong phạm vi nhỏ và chính xác ở các điểm cố định

 Không đòi hỏi nguồn điện ngoại vi và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi như nhiệt độ hoặc độ ẩm

Ưu việt của vật liệu áp điện so với cơ học:

 Chúng có thể đo các đặc tính động như gia tốc hoặc nhiễm xạ một cách chính xác

 Phạm vi đo lớn hơn và chính xác hơn trong nhiều ứng dụng

 Không bị ảnh hưởng bởi trọng lực

chảy xác định thông số nào? Từ đó giải thích cơ chế khi dùng ống Venturi hoặc ống Pito để xác định vận tốc hoặc lưu lượng của dòng chảy trong ống (giải thích bằng công thức)?

 Có nhiều thiết bị được sử dụng để đo lưu lượng chất lỏng Dưới đây là một số thiết bị thông dụng:

Trang 23

 Đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ: Hoạt động theo cơ chế nước đi qua đồng hồ làm

quay turbin bên trong

 Đồng hồ đo lưu lượng dạng điện từ: Hoạt động theo nguyên lý định luật cảm ứng điện

từ Faraday

 Lưu lượng kế siêu âm: Được sử dụng để đo lưu lượng của các chất lỏng  Lưu lượng kế từ tính: Được sử dụng để đo lưu lượng của các chất lỏng  Lưu lượng kế Coriolis: Được sử dụng để đo lưu lượng của các chất lỏng

 Lưu lượng kế tuabin (Tua bin): Hoạt động dựa trên kết quả thu được từ chuyển động

quay của tuabin

 Đồng hồ đo lưu lượng chất lỏng bằng dòng xoáy (Vortex): Đây là thiết bị đo lưu

lượng khí thải ống khói, các loại khí, hơi, gas

 Định luật Bernoulli, được phát hiện bởi Daniel Bernoulli, là một ứng dụng của định luật bảo toàn năng lượng Định luật này xác định mối quan hệ giữa áp suất, vận tốc và độ cao trong dòng chảy của chất lỏng hoặc khí

 Định luật Bernoulli được phát biểu như sau: "Trong một dòng chảy ổn định, tổng mọi dạng năng lượng trong chất lưu dọc theo đường dòng là như nhau tại mọi điểm trên đường dòng đó Đối với ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kỳ được bảo toàn"

 Công thức định luật Bernoulli cho ống dòng nằm ngang là: 2

12

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:05

w