1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cpqt cnbb17m 1 21 n03 caophuongthao 440526

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công pháp quốc tế, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, chủ quyền lãnh thổ của quốc gia Việt Nam. Trường đại học Luật Hà Nội

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Trang 2

1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia 1

2 Chủ quyền quốc gia 1

3 Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ 2

II PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚILÃNH THỔ 2

1 Phương thức thụ đắc bằng chiếm cứ hữu hiệu 2

2 Phương thức thụ đắc dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện 4

3 Các phương thức xác lập lãnh thổ khác 5

III ĐÁNH GIÁ YÊU SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ YÊU SÁCH CỦAVIỆT NAM VỀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀTRƯỜNG SA 6

1 Đánh giá những yêu sách, lập trường của các quốc gia về chủ quyền đốivới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 6

1.1 Những yêu sách, lập trường của các quốc gia 6

1.2 Đánh giá yêu sách, lập trường của các Quốc gia 8

2 Đánh giá yêu sách của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa 9

2.1 Những yêu sách, lập trường của Việt Nam 9

2.2 Đánh giá yêu sách, lập trường của Việt Nam 11

KẾT THÚC 12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơsở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với mộtcộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình, ổnđịnh Luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổtrong mối quan hệ tổng thể, logic và biện chứng giữa những yếu tố tự nhiên với nhữngyếu tố liên quan mật thiết khác Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợppháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do LQT quy định Việc nghiên cứu cácphương thức xác định chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ là rất cần thiết và có ý nghĩađặc biệt quan trọng đối với Việt Nam để bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa Xuất phát từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề bài: “Phân tích cácphương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ Liên hệ với thực tiễn đểđánh giá yêu sách của các quốc gia và yêu sách của Việt Nam về chủ quyền đối vớiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc học phần.

NỘI DUNG

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐIVỚI LÃNH THỔ

1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùngtrời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyển hoàn toàn, riêng biệt của một quốc gia Lãnh thổquốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.1

Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận sau: Vùng đất: Là bộ phận lãnh thổ màkhông một quốc gia nào không có Vùng đất gồm: đất liền của lục địa và các đảo thuộcchủ quyền quốc gia Vùng nước: Là toàn bộ các vùng nước nằm phía trong đường biêngiới quốc gia trên biển, bao gồm: vùng nước nội địa và vùng biển.Vùng trời: Là khoảngkhông gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của quốc gia được xác định bởi đườngbiên giới quốc gia Vùng lòng đất: Là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốcgia Vùng lòng đất không giới hạn chiều sâu, mặc nhiên thừa nhận đến tâm trái đất.

2 Chủ quyền quốc gia

1Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Lê Mai Anh, Nxb CAND, 2019, Tr161

Trang 5

Khi quốc gia đã có lãnh thổ thì quyền tối cao với lãnh thổ là một trong nội dungcủa CQQG Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở 2 phương diện:Phương diện quyền lực: Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống CQNN vớicác hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vực Quyền lựcnày mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất cứ quốc gia nào khác Quốcgia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong lãnh thổ một cáchkhông hạn chế Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia được quyền tiến hành mọi hoạt độngvới điều kiện các hành vi đó không bị pháp luật quốc tế cấm và không làm phương hạiđến chủ quyền của quốc gia khác Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thể khôngloại trừ ngoại lệ xuất hiện trong thực tiễn quan hệ quốc tế như không áp dụng luật nướcmình đối với các công dân nước ngoài

Phương diện vật chất: CQQG đối với đất đai, nước, không gian, rừng, khoángsản, tài nguyên trong phạm vi được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia Quốc gia cóquyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích của cộng đồngdân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phủ hợp với các quyền dân tộc cơ bản.

3 Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

Trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ, học thuyết và thực tiễn quốc tế thường

chia ra 5 phương thức thụ đắc lãnh thổ chính: Thụ đắc bằng chiếm hữu, Thụ đắc dotác động của tự nhiên, Thụ đắc bằng chuyển nhượng, Thụ đắc bằng xâm chiếm, Thụđắc theo thời hiệu Hiện nay, trên thế giới, lãnh thổ vô chủ không còn tồn tại vì vậy,

các nguyên tắc, QPPL xác lập chủ quyền lãnh thổ chủ yếu được sử dụng để phân xử cáctrường hợp tranh chấp lãnh thổ, để chứng minh hay là cơ sở để chứng minh các quyềncủa quốc gia đối với lãnh thổ đang tranh chấp Với sự ra đời của các nguyên tắc cơ bản

của LQT, thì thụ đắc lãnh thổ chỉ được công nhận với phương thức chính là: Thụ đắc

bằng chiếm hữu, thụ đắc bằng chuyển nhượng.

II PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ1 Phương thức thụ đắc bằng chiếm cứ hữu hiệu

Định nghĩa: Phương thức thụ đắc bằng chiếm cứ hữu hiệu được hiểu là hành

động của một QG nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên mộtlãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ QG với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó.2

2Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao trình Luật quốc tế, NXB CAND

Trang 6

Chủ thể: Hành động chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ là hành động nhân danh QG,

được QG ủy quyền chứ không phải là hành động riêng lẻ của một cá nhân nào dó Bấtkỳ hành động nào mang tính chiếm hữu từ một cá nhân hay một nhóm người đều khôngđủ để khẳng định chủ quyền trên lãnh thổ, không thể làm thay đổi tính chất chủ quyềncủa lãnh thổ đó ngay cả khi các cá nhân là một tập thể có người lãnh đạo, trừ khi tập thểđó được nhà nước ủy quyền.

Đối tượng: Đối tượng lãnh thổ được áp dụng phương thức thụ đắc hữu hiệu là

lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi,

Về khái niệm lãnh thổ vô chủ là: Lãnh thổ phải không có người ở vào thời điểmQG thực hiện việc chiếm cứ Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứquốc gia nào vào thời điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ đó.

Trong pháp luật quốc tế, đối tượng của phương thức thụ đắc bằng chiếm cứ hữuhiệu còn bao gồm cả lãnh thổ bị bỏ rơi Lãnh thổ bị bỏ rơi là vùng đất, đảo trước kia đãtừng được chiếm hữu, thuộc chủ quyền của một quốc gia nhưng sau đó nhà nước chiếm

hữu từ bỏ chủ quyền của minh đối với vùng lãnh thổ đó Ví dụ: Trường hợp đảo Palmas

do Tây Ban Nha phát hiện từ thế kỷ XVI, năm 1666 rút bỏ hoàn toàn và không quantâm đến đảo nữa Năm 1677, Công ty Đông Ấn của Hà Lan đến chiếm đảo và ký một sốHiệp nghị và văn kiện với các tù trưởng người địa phương Từ năm 1795, đảo Palmasdo Hà Lan chiếm hữu.3

Qua đó ta thấy muốn kết luận một lãnh thổ bị từ bỏ phải có đủ 2 yếu tố: Một là,Nhà nước phải chấm dứt mọi hoạt động thực tế đối với lãnh thổ Hai là, Nhà nước

không có một biểu hiện nào của ý chí khôi phục lại chủ quyền đổi với lãnh thổ.

Nội dung: Đó phải là sự chiếm cứ hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện pháp

hoà bình) Mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ một lãnh thổ đã có chủ đều bị coi là viphạm LQT Phải có sự chiếm cứ thực sự Biểu hiện cụ thể của hành vi chiếm cứ thực sựlà đưa công dân của nước mình tới định cư trên lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máyquản lý hành chính, chính thức đưa vào bản đồ QG vùng lãnh thổ mới đó Chiếm cứphải liên tục, hoà bình trong một thời gian dài không có tranh chấp Việc chiếm cứ lãnhthổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ.

3https://iuscogens-vie.org/2019/10/08/158-vu-kien-ve-hon-dao-palmas-ha-lan-v-hoa-ky-nam-1928-phan-1/

Trang 7

Giáo sư Monique Chemillier - Gendrea cho rằng, chiếm cử hữu hiệu được thựchiện qua 03 bước Đầu tiên là sự phát hiện, kể đến là việc khẳng định công khai về chủquyền và cuối cùng là sự tăng cường các yếu tố vật chất, chính trị.4 Đây là một phươngthức thụ đắc lãnh thổ có giá trị pháp lý cao.

2 Phương thức thụ đắc dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện5

Định nghĩa: Chuyển nhượng lãnh thổ giữa các QG là một cách thức hợp pháp và

hòa bình, theo đó một quốc gia chuyển nhượng một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền củamình cho một quốc gia khác thông qua một ĐƯQT có hiệu lực pháp lý Cách thức nàytương tự như việc mua bán, chuyển nhượng tài sản giữa các cá nhân, pháp nhân thôngqua một hợp đồng hợp pháp phù hợp với pháp luật quốc gia.

Với phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng, QG có chủ quyền tựnguyện từ bỏ chủ quyền của mình cho QG khác, và quốc gia mới này đồng ý nhận vàthực thi chủ quyền đó Vì vậy, đối với phương thức nói trên yếu tố chủ tâm là điều kiệnđặc biệt quan trọng trong thoả thuận chuyển giao và thực thi chủ quyền chuyển giao.

Từ khi LQT thừa nhận nguyên tắc bình đẳng CQQG và cấm sử dụng vũ lực hoặcđe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, việc xác lập chủ quyền và thay đổi lãnhthổ QG được thực hiện chủ yếu thông qua hiện pháp hòa bình, dựa trên thỏa thuận củacác nước có liên quan.

Những căn cứ sau được coi là điều kiện pháp lý để xác lập hợp pháp danh nghĩachủ quyền lãnh thổ của một quốc gia theo phương thức chuyển nhượng tự nguyện:Được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đại diện cho quốc gia Được thựchiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của tất cả các quốc gia có liên quan Thỏa thuậncần được xác lập một cách rõ ràng, chính xác.

Phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng có tác dụng thay thế chủquyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác trên một bộ phận lãnh thổ, quốc giachuyển nhượng không thể chuyển giao nhiều hơn những quyền mà bản thân nó có.

Trên thực tế, việc chuyển nhượng lãnh thổ chỉ xuất hiện trong quá khứ và rất ítxuất hiện trong giai đoạn hiện nay vì tính chất nhạy cảm và thiêng liêng của lãnh thổquốc gia trong tâm lý dân tộc và dư luận xã hội các nước.

4Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao trình Luật quốc tế

5Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật Quốc tế về thụ đắc lãnh thổ và áp dụng với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam :luận văn thạc sĩ Luật học , Ngô Mai Anh

Trang 8

Ví dụ: Nga chuyển nhượng Alaska cho Mỹ năm 1867 với số vàng trị giá 7,2

triệu đô-la 6 và vụ Tây Ban Nha chuyển nhượng Porto Rico, đảo Guam và Philippinescho Mỹ sau khi thua trong chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha năm 18987

3 Các phương thức xác lập lãnh thổ khác

Thụ đắc lãnh thổ do tác động của Tự nhiên: Theo phương thứ này, một quốc gia

có quyền mở rộng ranh giới địa lý của lãnh thổ thông qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnhthổ chính hoặc do sự xuất hiện của các hòn đảo mới trong phạm vi đường biên giới QG.Những vùng đất hoặc các hòn đảo mới xuất hiện trong phạm vi lãnh hải của một QGbao gồm cả lãnh hải của lục địa và lãnh hải của các đảo nằm riêng biệt, không nhữngchỉ trở thành một bộ phận lãnh thổ của quốc gia đó mà theo CƯ của LHQ về Luật biểnnăm 1982 còn cho phép QG đó mở rộng thêm đường biên giới quốc gia trên biển và cácvùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

Thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm: Thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm là

phương thức thụ đắc lãnh thổ được tiến hành thông qua hành động sử dụng vũ lực củamột quốc gia để sáp nhập lãnh thổ của nước khác vào lãnh thổ nước mình Sự phát triểncủa luật pháp quốc tế trong giai đoạn từ năm 1928 đến năm 1945 đã tác động mạnh mẽđến phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm Với sự xuất hiện nguyên tắc cấm đedoạ bằng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, việc xâm chiếm lãnh thổ nướckhác bằng hành động vũ trang đã bị lên án mạnh mẽ và bị đặt ra khỏi vòng pháp luật.Cùng với nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ QG, việc thay đổi chủ

quyền lãnh thổ quốc gia bằng vũ lực hay đều bị coi là bất hợp pháp Chính vì vậy

phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm hiện nay đã hoàn toàn bị bác bỏ.

Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu: Phương thức thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu

trong luật pháp quốc tế được hiểu là việc xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng việc chiếmhữu trên thực tế liên tục trong một thời gian dài và không có sự phản đối đối với mộtvùng lãnh thổ không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc mộtvùng lãnh thổ vốn rất khó xác định rõ đã thuộc về ai Phương thức này được hình thànhvào thời kỳ mà việc thực hiện chiến tranh, xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổcủa các nước khác chưa bị luật pháp quốc tế lên án và nghiêm cấm.

6Hiệp định về Chuyển nhượng của Nga hoàng các tài sản của Nga tại Bắc Mỹ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ký ngày30/03/1867, xem tạihttp://avalon.law.yale.edu/19th_century/treatywi.asptruy cập ngày 28/12/2021

7Hiệp định hòa bình giữa Mỹ và Tây Ban Nha ngày 10 tháng 12 năm 1898 (Hiệp định Paris),xem tạihttp://avalon.law.yale.edu/19th_century/sp1898.asp

Trang 9

Sự thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu đòi hỏi việc thực hiện chủ quyền trên thực tếđối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài, nhưng thực tiễn luật phápquốc tế chưa hề định ra một thời hạn chung nào cho tất cả mọi trường hợp.

Luật pháp quốc tế hiện đại không chấp nhận phương thức thụ đắc chủ quyền theothời hiệu khi nó dùng để biện minh cho những hành động xâm lược.

III ĐÁNH GIÁ YÊU SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ YÊU SÁCH CỦA VIỆTNAM VỀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

Vấn đề tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ nhiều năm, tuycó những lúc tình trạng dịu đi những chưa bao giờ chấm dứt Các bên đều đưa ra nhữngyêu sách, bằng chứng lịch sử và lập trường của mình trong vấn đề này Dựa vào ánhsáng của pháp luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, cùng xem xét bằng chứng và lập trườngcủa các bên nhằm góp phần tìm ra câu trả lời cho tranh chấp phức tạp này.

1 Đánh giá những yêu sách, lập trường của các quốc gia về chủ quyền đối vớiquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1.1 Những yêu sách, lập trường của các quốc gia.

Trung Quốc: Trung Quốc được coi là quốc gia có tiềm lực quân sự, kinh tế lớn

mạnh nhất trong các quốc gia tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Các ý kiếncủa TQ đưa ra được thể hiện trong các tài liệu của Bộ Ngoại giao nước CHND TrungHoa, trong các ấn phẩm có nguồn gốc từ Chính phủ TQ hoặc từ các công trình khác của

nhà nghiên cứu TQ Sách trắng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 30/01/1980 “chủ

quyền không thể chối cãi của Trung Quốc trên các quần đảo Tây Sa và Nam Sa"8

Trung Quốc sử dụng những luận cứ về khảo cổ Người Trung Quốc dựa vào cácluận chứng khảo cổ để chứng minh từ thời Đường, Tống nhân dân Trung Quốc lànhững cư dân đầu tiên trên quần đảo đã sinh sống và hoạt động sản xuất đánh bắt cá ởquần đảo Tây Sa và Nam Sa9

Trung Quốc đưa ra các sự kiện để chứng minh những hành động thực thi chủquyền của họ từ xưa tới nay: Từ thời Bắc Tống (960-1127), hải quân TQ đã tuần tra đếnquần đảo Tây Sa Đời Nguyên (1279), Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt cử nhà thiên văn

8Nguyễn Việt Long, (2012), " Lẽ phải – Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", NXB Trẻ

9quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-1518Tru cập ngày 27/12/2021

Trang 10

http://hvctcand.edu.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/nhung-co-so-lich-su-va-phap-ly-khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-Quách Thủ Kính đến tiến hành đo trắc địa ở Nam Hải Đến đời Minh, Thanh, quần đảoTây Sa và Nam Sa thuộc sở hữu Vạn Châu, Phủ Quỳnh Châu, tỉnh Quảng Đông…10

Trung Quốc còn cho rằng, nhà nước phong kiến An Nam vốn là chư hầu củatriều đình Phong kiến Phương Bắc Họ cho rằng cho dù các hành vi của vua An Nam làcó thực thì đó cũng chỉ là những hành động nhằm phục vụ tôn chủ của họ là các Hoàng

đế Trung Hoa Lập luận này vấp phải sự phản đối của Việt Nam Đây là những bằng

chứng được Trung Quốc đưa ra để chứng minh họ đã khám phá ra 2 quần đảo này vàđược hưởng quyền khám phá và chiếm hữu.

Những hành động tiếp theo nhằm xác lập quyền chiếm hữu của Trung Quốc Vàođầu thế kỉ XX, những hành động của TQ đối với việc chiếm hữu 2 quần đảo có nhữngchuyển biến rõ rệt Năm 1909, Lý Chuẩn đã đưa quân lên quần đảo Hoàng Sa, họ kéocờ và bắn súng để biểu thị chủ quyền Tiếp đó là một chuỗi sự kiện các đảng phái TrungQuốc có những hành động hành chính biểu thị chủ quyền của mình với quần đảo HoàngSa….Các hoạt động này tăng nhanh từ 1977-1978, xây dựng sân bay ở Phú Lâm, lậpđường bay, các chuyến bay từ năm 1980, mở rộng cảng ở Phú Lâm, năm 1982 cấp kinhphí xây dựng các hải đăng, bố trí một cảng mới ở đảo Tri Tôn, cực Nam của quần đảoHoàng Sa…11 Trung Quốc cũng đồng thời đẩy mạnh các hoạt động pháp lý và thực tếcủa mình nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của mình trên hai quần đảo này.

Người Trung Quốc còn khẳng định chính quyền Việt Nam, đại diệnlà nước ViệtNam DCCH đã thừa nhận chủ quyền của họ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các quốc gia khác: Các yêu sách của Philippines nói chung dựa vào “thuyết kế

cận”, cho rằng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa gần Philippines hơn và là những hònđảo vô chủ Còn các nước Malaysia, Brunei đặt vấn đề vùng đặc quyền kinh tế dựa vàoqui định của Công ước Luật Biển năm 1982 Các nước Philippines, Malaysia, Bruneiđều không chủ trương đòi chủ quyền tất cả quần đảo mà chỉ một phần Philippines đòinhiều hơn, trừ đảo Trường Sa của Việt Nam, Malaysia lấy các đảo Lonita làm ranh giới,Brunei cũng thế đòi chủ quyền các đảo kế cận nước họ Từ những năm thập niên 80, các

10Hoài Sa (chủ biên) “Xuất bản phẩm Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông - cái nhìn Tổng quan”, Nxb KHXH, Hà Nội,2019, trang 59.

11Nguyễn Việt Long,(2012) Lẽ phải — Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trưởng Sa” — NXB trẻ,

Ngày đăng: 23/07/2024, 17:19

w