1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý tài chính tại cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất

83 1 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất
Tác giả Nguyễn Thị Nội
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,17 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề án (10)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án (11)
    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề án (11)
    • 2.2. Nhiệm vụ của đề án (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi của đề án (12)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề án (12)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề án (12)
  • 4. Quy trình và Phương pháp thực hiện đề án (12)
    • 4.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện (theo phụ lục đính kèm) (12)
    • 4.2. Phương pháp thực hiện đề án (12)
      • 4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (12)
      • 4.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thu thập (12)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án (13)
  • 6. Kết cấu đề án (gồm 3 phần) (13)
  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (13)
    • 1.1. Tổng quan về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước (14)
      • 1.1.1. Đặc điểm hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (14)
      • 1.1.2 Vấn đề tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước (16)
    • 1.2. Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước (18)
      • 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước (18)
      • 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước (20)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước (25)
      • 1.3.1. Nhân tố bên ngoài (25)
      • 1.3.2. Nhân tố bên trong (26)
  • PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN ĐẤT (13)
    • 2.1. Tổng quan về Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (27)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (27)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (27)
    • 2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (32)
      • 2.2.1. Đặc điểm tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (32)
      • 2.2.2. Quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (34)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (56)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (57)
      • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế (59)
  • PHẦN 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN ĐẤT (13)
    • 3.1. Bối cảnh và phương hướng về vấn đề nghiên cứu của đề án (62)
      • 3.1.1 Bối cảnh nghiên cứu của đề án (62)
      • 3.1.2 Phương hướng về vấn đề nghiên cứu của đề án (62)
    • 3.2. Nhiệm vụ và tổ chức thực hiện (63)
    • 3.3 Giải pháp, kiến nghị và đề xuất hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (64)
      • 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (64)
      • 3.3.2. Một số kiến nghị (66)
    • 3.4. Điều kiện thực hiện đề án (67)
      • 3.4.1. Đối với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (67)
      • 3.4.2. Đối với các đơn vị trực thuộc Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất 59 KẾT LUẬN (68)

Nội dung

Với mục đích đặt ra các giải pháp nhằm thực hiện hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại Cục, đề án đã đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận v

Lý do lựa chọn đề án

Cơ quan hành chính Nhà nước là một bộ phận thuộc bộ máy Nhà nước, được thành lập và hoạt động trong phạm vi quy định theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định Là cơ quan trực thuộc trực tiếp hoặc trực thuộc gián tiếp cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên tất cả mọi lĩnh vực của xã hội như chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục, y tế…

Nguồn lực tài chính dùng để phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau với những hình thức và phương pháp khác nhau nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị Do đó, công tác quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước là một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý của các cơ quan hành chính

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và được hướng dẫn tại Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của các đơn vị, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong đơn vị và tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí Đồng thời khắc phục tình trạng can thiệp của quá sâu của đơn vị cấp trên đối với cấp dưới, theo đó các đơn vị được được tự mình đưa ra quyết định việc bố trí và phân bổ kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ cho các mục chi phù hợp, chủ động trong quá trình chi tiêu, cải cách thủ tục hành chính trong quá trình phân bổ quyết toán ngân sách nhà nước và chấp hành thực hiện ngân sách nhà nước

Để nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả, Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất đã thực hiện chế độ tự chủ gắn với trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ công chức Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính của Cục còn tồn tại một số yếu kém như dự toán ngân sách nhà nước của các đơn vị trực thuộc chưa sát thực tế, quá trình thực hiện dự toán bị lặp khoản chi dẫn đến xuất toán, giảm chi của ngân sách nhà nước; công tác quyết toán ngân sách còn chậm trễ so với quy định, việc tự kiểm tra nội bộ mang tính hình thức, chưa phát huy hiệu quả giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính Để khắc phục tình trạng này, Cục cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, trong đó có công tác quản lý tài chính, đảm bảo kiểm soát tình hình tài chính hiệu quả, đưa ra các quyết định chính xác đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành tài nguyên và môi trường.

Xuất phát từ nhận thức về thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất” làm Đề án thạc sỹ của mình.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

Mục tiêu nghiên cứu của đề án

Đề án nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

Nhiệm vụ của đề án

- Phân tích, hệ thống hóa, làm rõ lý luận chung về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

- Phân tích và đánh giá đầy đủ thực trạng về quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất nhằm chỉ ra được những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó trong công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Đối tượng và phạm vi của đề án

Đối tượng nghiên cứu của đề án

Những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến các khái niệm, nguyên tắc, chức năng và vai trò của hoạt động quản lý tài chính Còn thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất phản ánh tình hình, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động quản lý tài chính cụ thể tại đơn vị này.

Phạm vi nghiên cứu của đề án

- Về không gian: Nghiên cứu của đề án được thực hiện tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

- Về thời gian: Đề án nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất giai đoạn 2021-2023

- Về nội dung: Dựa trên các vấn đề lý luận và thực tiễn, đề án phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất.

Quy trình và Phương pháp thực hiện đề án

Xây dựng kế hoạch thực hiện (theo phụ lục đính kèm)

4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các chính sách, văn bản, website, tài liệu thống kê…do các phòng chuyên môn có liên quan của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất cung cấp Ngoài ra, đề án còn tham khảo một số đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành thông qua cổng thông tin điện tử, mạng internet…

4.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thu thập

- Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh này cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu thu thập được; cần thống nhất về nội dung, thời gian, phương pháp và đơn vị tính của các chỉ tiêu cần so sánh Căn cứ vào mục đích để xác định gốc so sánh của dữ liệu thu thập được, gốc so sánh có thể chọn về mặt không gian hoặc thời gian; kỳ phân tích; so sánh theo số tuyệt đối hay tương đối; so sánh theo không gian và thời gian…

Phương pháp thực hiện đề án

4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các chính sách, văn bản, website, tài liệu thống kê…do các phòng chuyên môn có liên quan của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất cung cấp Ngoài ra, đề án còn tham khảo một số đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành thông qua cổng thông tin điện tử, mạng internet…

4.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thu thập

- Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh này cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu thu thập được; cần thống nhất về nội dung, thời gian, phương pháp và đơn vị tính của các chỉ tiêu cần so sánh Căn cứ vào mục đích để xác định gốc so sánh của dữ liệu thu thập được, gốc so sánh có thể chọn về mặt không gian hoặc thời gian; kỳ phân tích; so sánh theo số tuyệt đối hay tương đối; so sánh theo không gian và thời gian…

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để mô tả các đặc trưng về mặt lượng của vấn đề nghiên cứu, làm căn cứ và cơ sở để tiếp cận bản chất của vấn đề cần phân tích

Phương pháp dự báo thống kê là xác định thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai dựa trên số liệu thống kê thu thập được trong quá trình nghiên cứu Nó dự báo biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách ước tính dựa trên số liệu thực tế trong khoảng thời gian nghiên cứu của dự án.

- Các tài liệu sau khi thu thập được tính toán, chọn lọc cho phù hợp với các chỉ tiêu cần phân tích

- Việc tính toán và xử lý số liệu điều tra thu thập được thực hiện trên bảng tính excell, ngoài ra còn được sử dụng các phần mềm thiết kế sơ đồ, bảng biểu…

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

Về mặt lý luận, Đề án góp phần làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận nghiên cứu về quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính nhà nước Đề án này đúc kết và khái quát hóa những kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý tài chính của các đơn vị hành chính nhà nước, cũng như những thành tựu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này Qua đó, Đề án cung cấp một nền tảng lý thuyết vững chắc cho hoạt động quản lý tài chính của các đơn vị hành chính nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài chính công.

- Về thực tiễn: Đề án khái quát được thực trạng quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, làm rõ thực trạng quản lý tài chính tại Cục giai đoạn 2021-2023 Từ các vấn đề tồn tại trong thực tiễn quản lý, đề án đã rưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất những năm tiếp theo.

Kết cấu đề án (gồm 3 phần)

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng, danh mục viết tắt, …Đề án tốt nghiệp gồm 3 phần:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tổng quan về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

1.1.1 Đặc điểm hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính Nhà nước là một thành phần thiết yếu của bộ máy hành chính, có chức năng quản lý và điều hành mọi lĩnh vực đời sống xã hội Cơ quan này được thành lập nhằm thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt động của đất nước, đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội.

Cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động theo pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước thành lập Các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ được giao dựa trên các chỉ đạo của Nhà nước Chúng có thể thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp các cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan này, chịu trách nhiệm và báo cáo công việc trước cơ quan quyền lực giám sát.

Các cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích chung phục vụ cho lợi ích cộng đồng

1.1.1.2 Vai trò của cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Cơ quan hành chính nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Thông qua hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật được đưa vào đời sống xã hội nhằm duy trì trật tự của xã hội Song song đó, bộ máy hành chính nhà nước còn đảm bảo cung cấp dịch vụ công phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Về chính trị thì bộ máy hành chính nhà nước có những vai trò sau:

Chính trị là nhiệm vụ cơ bản của hành chính nhà nước, chính trị cũng là chức năng cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước, còn gọi là chức năng thống trị

Tất cả các quốc gia ở trên thế giới đều sẽ cần phải thông qua các thiết chế thuộc hệ thống bộ máy hành chính nhà nước cụ thể như công an, an ninh quốc gia, quân sự, tình báo và các thiết chế khác để nhằm mục đích thực hiện điều khiển các chức năng mang tính bắt buộc, khống chế, bảo vệ, phòng ngự, trấn áp nhằm có thể thông qua đó giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia

- Thứ hai: Về kinh tế thì bộ máy hành chính nhà nước có những vai trò sau:

Chức năng kinh tế của bộ máy hành chính nhà nước được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể như: Định ra chiến lược, kế hoạch phát triển xã hội và nền kinh tế quốc dân, cụ thể sẽ bao gồm các quy hoạch, kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế khu vực; các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; ban hành ra các chính sách, văn bản pháp luật, quy định tiêu chuẩn, định mức, quy phạm kinh tế và kỹ thuật chủ yếu; phối hợp hài hòa những mối quan hệ kinh tế và kế hoạch phát triển giữa các ngành, địa phương, các xí nghiệp; thực hiện chỉ đạo và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các ngành với các địa phương trên phạm vi cả nước

- Thứ ba: Về văn hóa thì bộ máy hành chính nhà nước có những vai trò sau:

Chức năng văn hóa của bộ máy hành chính nhà nước được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể như các hoạt động sau đây: Các chủ thể định ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển khoa học, văn hóa, giáo dục; quá trình ban hành chính sách, văn bản pháp luật để nhằm mục đích thực hiện quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật; quá trình thực hiện các chỉ đạo, giám sát; phát triển đội ngũ cán bộ trên đất nước có năng lực nhằm mục đích để có thể giúp nâng cao hiệu quả của chức năng văn hóa của bộ máy hành chính nhà nước

- Thứ tư: Về xã hội thì bộ máy hành chính nhà nước có những vai trò sau:

Chức năng xã hội này của bộ máy hành chính nhà nước được thể hiện thông qua việc xây dựng các bộ máy chuyên ngành để nhằm mục đích có thể thực thi sự quản lý đối với các công việc cụ thể như phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội và cung cấp dịch vụ công cộng như y tế, bảo vệ trẻ em, bảo vệ môi trường và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và nhiều các công việc khác

1.1.1.3 Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

- Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành-điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định

Cơ quan hành chính là đại diện hợp pháp của Nhà nước, có thẩm quyền thực hiện các hành vi pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích công cộng Các hành vi này bao gồm thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, hướng đến phục vụ mục tiêu phát triển đất nước và xã hội.

- Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính Nhà nước theo hệ thống được phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việc thành lập và hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước dựa trên quy định của pháp luật Chức năng, thẩm quyền được giới hạn trong phạm vi chấp hành và điều hành

1.1.1.4 Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước theo các cấp hành chính

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại: trung ương và địa phương.

+ Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Phần lớn các văn bản pháp luật do độ trách nhiêm chủ yếu là trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là trung tâm lãnh đạo và quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là quyết định của cơ quan

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là các Ủy ban nhân dân Mỗi cấp địa phương tương ứng với một cấp Ủy ban nhân dân, bao gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh; thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

1.1.2 Vấn đề tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm về tài chính của cơ quan hành chính nhà nước

Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định

Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức

Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong các cơ quan HCNN để đạt những mục tiêu đã định Đối tượng quản lý của Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị đó là các mối quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong mỗi cơ quan, đơn vị Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng như những khoản chi đầu tư hoặc các khoản chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị

1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

Việc quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị, trước hết phải phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể tại mỗi cơ quan, đơn vị Nhưng dù cơ quan, đơn vị, đó thuộc loại hình nào thì việc quản lý tài chính cũng phải tuân thủ theo một số nguyên tắc quản lý tài chính như sau:

- Tất cả các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào dự toán NSNN và phải kiểm soát trước, trong và sau quá trình lập, chấp hành dự toán, kế toán, quyết toán Các khoản thu NSNN thực hiện theo quy định của các Luật:

Thuế, phí, lệ phí và chế độ thu theo quy định của pháp luật

- Các khoản chi NSNN chỉ được thực hiện khi có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao và phải đảm bảo các khoản chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị phải tuân theo chế độ, định mức tiêu chuẩn của Nhà nước quy định hoặc theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ đã được duyệt để cơ quan, đơn vị đó hoạt động liên tục và hiệu quả

Trong hoạt động của mình, các cơ quan hành chính nhà nước phải nghiêm túc tuân thủ dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tuy nhiên, nếu cần điều chỉnh dự toán, phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và không được làm thay đổi tổng giá trị dự toán ban đầu.

Trách nhiệm quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị thuộc về cơ quan, đơn vị mà người đứng đầu chịu trách nhiệm ở đây chính là người lãnh đạo của cơ quan, đơn vị

1.2.2 Nội dung quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

1.2.2.1 Cơ chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP;

Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có thể thấy cơ chế tự chủ tài chính là cách thức tổ chức và quản lý tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở được giao quyền tự chủ trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính nhằm mục đích hoàn thiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí và sử dụng biên chế; tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động; gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao

Nguyên tắc quản lý biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Không tăng biên chế và kinh phí đã giao, trừ trường hợp biên chế được điều chỉnh khi sáp nhập, chia tách hoặc thay đổi nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan quản lý biên chế; Kinh phí được xem xét điều chỉnh khi điều chỉnh biên chế hành chính, thay đổi nhiệm vụ hoặc Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, định mức phân bổ dự toán ngân sách và tỷ lệ phân bổ ngân sách cho lĩnh vực quản lý hành chính.

Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước cấp; Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định; Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể cả biên chế dự bị (nếu có) và định mức phân bổ ngân sách nhà nước tính trên biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định Nội dung chi của kinh phí giao, gồm: (1) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân : tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định; (2) Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; (3) Các khoản chi khác có tính chất thường xuyên

Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ, hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao (Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ: Chi mua sắm, chi sửa chữa lớn tài sản cố định;

Chi đóng niên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế;

Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Kinh phí nghiên cứu khoa học; Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác được thực hiện theo quy định của Pháp luật có liên quan (Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý tài sản công…)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN ĐẤT

Tổng quan về Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất được thành lập trên cơ sở được chia tách từ Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật Sau khi chia tách, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về: Giá đất, quy hoạch và phát triển tài nguyên đất; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về quy hoạch và phát triển tài nguyên đất theo quy định của pháp luật

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất a Vị trí, chức năng

Theo Quyết định số 2962/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (trước đây là Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường) có chức năng chính là tham mưu xây dựng chiến lược, quy hoạch quốc gia về phát triển, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất; quản lý nhà nước về quy hoạch, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất theo quy định của pháp luật.

Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về: giá đất, quy hoạch và phát triển tài nguyên đất; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về quy hoạch và phát triển tài nguyên đất theo quy định của pháp luật b Nhiệm vụ và quyền hạn

(1) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về các lĩnh vực thuộc chức năng của Cục

(2) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, nhiệm vụ về giá đất, quy hoạch và phát triển tài nguyên đất

(3) Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

- Tổ chức việc lập, điều chỉnh, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;

- Trình Bộ trưởng để trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh cấp quốc gia;

- Trình Bộ trưởng phương án phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; ý kiến về phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh;

- Hướng dẫn việc lập, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh; lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh;

Kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện; xác minh việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực sau khi được phê duyệt; đồng thời lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật

(4) Về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Trình Bộ trưởng: ý kiến thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật; ý kiến về nội dung sử dụng đất trong quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất, các nội dung về đất đai đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật

- Xây dựng, trình ban hành nguyên tắc, phương pháp định giá đất; hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng nguyên tắc, phương pháp định giá đất sau khi được ban hành;

- Hướng dẫn việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai; việc lập bản đồ giá đất;

- Cấp Chứng chỉ định giá đất

(6) Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm tra khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra việc thực hiện dịch vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các tổ chức;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng diện tích đất đã thu hồi

(7) Về thu hồi đất, phát triển quỹ đất và đấu giá quyền sử dụng đất:

Thực trạng quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

2.2.1 Đặc điểm tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất là đơn vị dự toán cấp II thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Văn phòng và Trung tâm Điều tra, Quy hoạch và Định giá đất là đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật

Nguồn kinh phí hoạt động của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao dự toán hàng năm trên cơ sở kế hoạch - dự toán ngân sách nhà nước được lập trước năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, định mức chi thường xuyên theo biên chế, số biên chế được Bộ giao Việc giao dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) là cấu phần một của Dự án cải cách quản lý tài chính công do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện

Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất phân cấp quản lý tài chính như sau: a Đơn vị dự toán (1) Đơn vị dự toán cấp II (cấp Cục)

Xây dựng, tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách; tổng hợp phương án phân bổ, giao và điều chỉnh kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị dự toán trực thuộc Cục theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; công khai phân bổ và giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định

Thẩm định trình Cục trưởng danh mục, điều chỉnh danh mục mở mới các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn và nội dung, dự toán của các chương trình, đề án, dự án nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ đặc thù, nhiệm vụ khoa học công nghệ, dự án sử dụng vốn nước ngoài để trình cấp có thẩm quyền quyết định; Thẩm định định mức kinh tế- kỹ thuật, đơn giá sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Cục do Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt hàng, giao kế hoạch, kiểm tra, hướng dẫn và giám sát việc tổ chức thực hiện sau khi được ban hành; Thẩm định các nhiệm vụ, dự án, thiết kế tổng dự toán, dự toán chi tiết (thuộc ngân sách nhà nước, các nguồn vốn đối ứng của Nhà nước cấp cho hoạt động của các dự án vốn vay, viện trợ do các đơn vị dự toán thuộc Cục thực hiện theo quy định), kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn thầu theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước 05 năm, 03 năm và hàng năm thuộc phạm vi quản lý của Cục; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị trực thuộc Cục

Thực hiện công khai việc phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách hàng năm theo quy định

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán đối với các đơn vị dự toán trực thuộc Cục; Kiểm tra, xét duyệt, thẩm định và tổng hợp báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí hàng năm của các đơn vị dự toán cấp III; thông báo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm theo quy định

Tổng hợp, trình quyết toán vốn đầu tư theo niên độ, dự án đầu tư hoàn thành đối với các dự án theo thẩm quyền; Tổ chức thực hiện dự án đầu tư công sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy chế quản lý dự án đầu tư công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công của các đơn vị trực thuộc Cục; thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; kiểm tra về đấu thầu theo quy định

Kiểm tra việc thực hiện quản lý tài sản nhà nước tại các đơn vị trực thuộc Cục

(2) Đơn vị dự toán cấp 3 (Văn phòng Cục, Trung tâm Điều tra Quy hoạch và Định giá đất)

Văn phòng và Trung tâm Điều tra, Quy hoạch và Định giá đất là đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng thực hiện việc xây dựng dự toán, thực hiện và chấp hành dự toán; quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên Môi trường và văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền b Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Nguồn Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao dự toán Căn cứ vào kế hoạch dự toán đã lập, số biên chế được giao, Phòng Kế hoạch - Tài chính thực hiện xây dựng phương án phân khai dự toán cho các đơn vị trực thuộc Cục trình Bộ phê duyệt, các nguồn tài chính gồm:

- Nguồn kinh phí Quản lý hành chính (Loại 340 - Khoản 341) - Nguồn kinh phí Các hoạt động kinh tế (Loại 280 - Khoản 332) - Nguồn kinh phí Sự nghiệp khoa học (Loại 100 - Khoản 103) - Nguồn Sự nghiệp bảo vệ môi trường (loại 250- khoản 278) - Nguồn giáo dục, đào tạo và dạy nghề (loại 070 - khoản 075) - Nguồn chi đầu tư phát triển (Mã nguồn 42)

2.2.2 Quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

2.2.2.1 Cơ chế chính sách Quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Ngân sách nhà nước cấp cho Cục tuân theo Nghị định 130/2005 và Thông tư 71/2014 về tự chủ tài chính và quản lý kinh phí hành chính Trong khi đó, đơn vị trực thuộc là Trung tâm Điều tra, Quy hoạch và Định giá đất áp dụng Nghị định 60/2021 và Thông tư 56/2022 về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Cả Cục và Trung tâm đều xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ riêng trên cơ sở các quy định pháp lý nêu trên, xác định cụ thể các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với kinh phí ngân sách, thu từ dịch vụ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo quy định tại Quyết định số 385/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

2.2.2.2 Tổ chức Quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất được thực hiện gồm 3 bước, cụ thể: Lập dự toán thu - chi ngân sách nhà nước; thực hiện dự toán và quyết toán thu - chi ngân sách nhà nước a Lập dự toán ngân sách nhà nước

(1) Cơ sở xây dựng dự toán

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội và dự toán NSNN năm kế hoạch; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chiến lược là định hướng phát triển dài hạn của ngành, lĩnh vực, giúp xác định mục tiêu và định hướng phát triển Quy hoạch phát triển cụ thể các nội dung phát triển cụ thể của ngành, lĩnh vực Kế hoạch tài chính 5 năm là kế hoạch tài chính dài hạn, bao gồm dự toán thu, chi và cân đối ngân sách trong 5 năm Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm là kế hoạch tài chính ngắn hạn, cụ thể hóa kế hoạch tài chính 5 năm trong từng năm, bao gồm dự toán thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước trong 3 năm Nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch là những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cần đạt được trong từng năm thực hiện kế hoạch.

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN ĐẤT

Bối cảnh và phương hướng về vấn đề nghiên cứu của đề án

3.1.1 Bối cảnh nghiên cứu của đề án

- Tình hình thực tiễn: Quản lý tài chính tại cơ quan hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Tuy nhiên, thực tiễn quản lý tài chính tại Cục hiện nay vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục

- Tầm quan trọng của đề án: Đề án này không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần cung cấp những cơ sở lý luận và các giải pháp thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyênđất Qua đó, đề án sẽ góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao năng lực thực hiện và đảm bảo hiệu quả quản lý tài chính

3.1.2 Phương hướng về vấn đề nghiên cứu của đề án

Định hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất nhằm ứng phó với nhu cầu ngày càng tăng về nguồn lực do NSNN bố trí Do đó, cần tập trung vào cải cách và tối ưu hóa quản lý tài chính để đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường.

Một là, đẩy mạnh khoán kinh phí quản lý hành chính và khoán biên chế gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích những người làm việc tốt, hiệu quả; giao quyền tự chủ cho các cơ quan, đơn vị gắn với chế độ tiền thưởng, mở rộng phạm vi khoán kinh phí quản lý hành chính bao gồm quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan như:

Luật Ngân sách nhà nước; pháp luật về phí, lệ phí trên cơ sở kế thừa, phát triển các quy phạm pháp luật còn phù hợp tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP

Hai là, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí, biên chế, thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí; đối soát chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc không để tình trạng chồng chéo trùng lặp về nhiệm vụ, từng bước xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hoàn chỉnh;

Ba là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại Cục và các đơn vị trực thuộc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính tại đơn vị

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc lập và chấp hành dự toán đối với các khoản chi định kỳ, đảm bảo quy trình lập dự toán ngân sách đúng quy trình, quy định, đúng mức hiện hành, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hợp pháp, hiệu lực của chứng từ đặc biệt là hiệu quả và tiết kiệm trong các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước Công tác thanh tra luôn trung thực, đúng pháp luật, không công khai, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị sử dụng có hiệu quả kinh phí được giao.

Nhiệm vụ và tổ chức thực hiện

Để thực hiện mục tiêu của ngành tài nguyên và môi trường nói chung, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất nói riêng, công tác quản lý tài chính cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước nhằm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả; Tránh lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước như: Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch và dự toán ngân sách, đảm bảo sát với nhu cầu thực tế, tiết kiệm, hiệu quả; Phân bổ ngân sách hợp lý, ưu tiên cho các nhiệm vụ trọng tâm; Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc sử dụng ngân sách; Công khai thông tin về ngân sách nhà nước, bao gồm kế hoạch, dự toán, quyết toán ngân sách

- Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất trên cơ sở quy định rõ thẩm quyền quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trong công tác tổ chức thực hiện (lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán)

- Tăng cường phân cấp nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người đứng đầu; Đổi mới phương thức quản lý tài chính dựa trên nền tảng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý tài chính

- Sắp xếp, tổ chức bộ máy, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị.

Giải pháp, kiến nghị và đề xuất hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Từ thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch đất đai, bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài chính Để khắc phục, tồn tại những hạn chế đó theo định hướng và mục tiêu đã đề ra, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể về công tác quản lý tài chính như sau:

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

(1) Hoàn thiện công tác lập dự toán NSNN

Để lập dự toán ngân sách nhà nước có cơ sở khoa học, cần bám sát thực tế trong quá trình lập kế hoạch dự toán và căn cứ vào số ước thực hiện trong năm để lập dự toán cho năm tiếp theo Điều này giúp đảm bảo tính hợp lý, chính xác và khả thi của dự toán, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước.

Công tác lập dự toán hàng năm tại đơn vị chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm đúng mức do vậy cần tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách để có kiến thức cơ bản về lập dự toán, chấp hành dự toán

Tính toán cụ thể nhu cầu ngân sách từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhiệm vhi, phân kỳ kinh phí cụ thể: Dự toán NSNN hàng năm có thường tập trung vào các nhu cầu cụ thể của từng năm, dẫn tới phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các ưu tiên chiến lược trong trung dài hạn của ngành và tổng hợp nhu cầu của các năm thường vượt khả năng cân đối nguồn lực trong cả giai đoạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhiều nhiệm vụ chi kéo dài trong một số năm, nhưng lập dự toán NSNN hàng năm không tính toán nhu cầu ngân sách từ khi bắt đầu, đến khi kết thúc nhiệm vụ chi, do đó không đảm bảo được việc bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ, là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc kéo dài thời gian thực hiện, lãng phí, nợ đọng

Lập kế hoạch trung hạn giai đoạn 3 năm, 5 năm và kịp thời có cập nhật biến động để điều chỉnh cho phù hợp khi xây dựng dự toán hàng năm

(2) Hoàn thiện công tác thực hiện dự toán NSNN

Để quản lý tài chính hiệu quả, Cục cần ban hành định mức phân bổ dự toán cho các đơn vị Năng lực quản lý tài chính của lãnh đạo cần được nâng cao Kế hoạch hàng năm của Cục phải bám sát chương trình, nhiệm vụ thực hiện hàng năm; điều chỉnh kế hoạch - dự toán kịp thời để thực hiện đúng kế hoạch được giao; điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ kịp thời, tuân thủ quy định pháp luật Với chi thường xuyên, cần lập kế hoạch chi ngân sách tới từng tháng, từng quý Đối với chi không cần thiết như chi tiếp khách, hội nghị, cần cắt giảm Cần tuân thủ nghiêm các quy định về mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị Cuối cùng, cần đẩy mạnh công khai tài chính, tự kiểm tra và tuân thủ các quy định khác để bảo đảm mở rộng đối tượng tham gia, đối tượng thanh tra, kiểm tra và đối tượng thụ hưởng ngân sách quốc gia.

Để nâng cao năng lực lập, thẩm định và phê duyệt dự toán, cần triển khai các hoạt động tập huấn và đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức tham gia công tác này.

Công khai, minh bạch thông tin dự toán: Cần công khai dự toán chi đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước để người dân và các tổ chức xã hội giám sát

(3) Hoàn thiện công tác quyết toán NSNN

Kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán, kế toán trong năm đảm bảo khớp đúng giữa đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN nơi giao dịch

Trong công tác quyết toán cần phải có phần thuyết minh chi tiết phân tích các nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán ban đầu được phân bổ, cần đi sâu phân tích tình hình thực tế như tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách, và xây dựng dự toán những năm tiếp theo

Lập đầy đủ các báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó về Cục để xét duyệt theo đúng chế độ quy định, số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực Nội dung của báo cáo tài chính phải phù hợp với nội dung của dự toán NS đã được phê duyệt và phù hợp với các chỉ tiêu NS quốc gia Đối với quyết toán dự án hoàn thành: cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban quản lý dự án, Thủ trưởng đơn vị hoặc Chủ đầu tư trong việc quyết toán dự án hoàn thành; Xây dựng khung hình phạt và quy trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể của đơn vị chủ đầu tư và cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hòa thành khi có sai phạm trong công tác quyết toán các dự án hoàn

3.3.2.1 Kiến nghị với Chính phủ

Qua gần 20 năm thực tiễn thi hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP bên cạnh một số mặt tích cực đã bộc lộ một số hạn chế như: Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính hầu như không được điều chỉnh; Cơ chế tự chủ cho phép thủ trưởng cơ quan quyết định mức chi tiêu trong phạm vi kinh phí được giao nhưng phải tuân thủ định mức được ban hành trong rất nhiều văn bản của nhà nước, trong khi giá cả thị trường luôn biến động và định mức Nhà nước ban hành chưa được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế; do vậy trong một số trường hợp, các cơ quan không thật sự chủ động trong việc quyết định mức chi; Cơ chế tự chủ quy định chi trả thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người …Xuất phát từ thực tiễn, đề nghị Chính phủ:

Thứ nhất, tiếp tục cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích cán bộ, công chức làm việc tốt, có hiệu quả; giao quyền tự chủ cho các cơ quan, đơn vị gắn với chế độ tiền thưởng Đồng thời, mở rộng phạm vi khoán kinh phí quản lý hành chính bao gồm cả quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Nhờ đó, phạm vi khoán kinh phí quản lý hành chính được bao gồm đầy đủ hơn.

Quỹ tiền lương, chi thường xuyên theo định mức và quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW;

Hai là, đẩy mạnh việc khoán kinh phí gắn với chế độ tiền thưởng theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; khắc phục tồn tại hạn chế, bất cập trong việc quy định về phạm vi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ

Ba là, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan như: Luật Ngân sách nhà nước; pháp luật về phí, lệ phí trên cơ sở kế thừa, phát triển các quy phạm pháp luật còn phù hợp tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP

3.3.2.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính

Điều kiện thực hiện đề án

3.4.1 Đối với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý NSNN và pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về quản lý tài chính tại đơn vị mình

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định trong công tác quản lý tài chính tại Cục

Bố trí phân bổ dự toán phù hợp với kế hoạch năm đã được phê duyệt

Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện quản lý ngân sách theo quy định

3.4.2 Đối với các đơn vị trực thuộc Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Bám sát các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất về quá trình tổ chức thực hiện dự toán

Xây dựng quy chế chi tiêu, quy chế quản lý tài sản kịp thời, đầy đủ, chính xác

Kịp thời báo cáo đơn vị dự toán cấp trên những vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ

Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất Cơ chế này giúp các cơ quan chủ động trong việc sắp xếp, tổ chức biên chế và cơ sở vật chất Riêng với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước của đơn vị.

Hiệu quả của công tác quản lý tài chính chịu sự ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước của Cục Trong quá trình triển khai áp dụng công tác quản lý tài chính theo Nghị định số 130/NĐ-CP, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất đã có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt Là một đơn vị có nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ công chức, cơ sở vật chất còn hạn chế, tuy nhiên đã đạt được những bước tiến quan trọng trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đã nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài chínhtiết kiệm các khoản chi, góp phần nâng cao chất lượng công việc, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động trong đơn vị Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại Cục, với những kiến nghị đã nêu tại phần 3 của đề án, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội kịp thời có những chính sách cụ thể đưa công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, đạt hiệu quả./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo xây dựng Kế hoạch - Dự toán các năm 2021, 2022, 2023 của Tổng cục Quản lý đất đai trước đây

2 Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán các năm 2021, 2022, 2023 của Tổng cục Quản lý đất đai trước đây

3 Báo cáo kiểm toán năm 2022 của Tổ Kiểm toán số 02 - Kiểm toán nhà nước

4 Báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí các năm năm 2021, 2022, 2023 của Tổng cục Quản lý đất đai trước đây

5 Báo cáo tổng kết công tác năm 2021, 2022, 2023 của Tổng cục Quản lý đất đai trước đây

6 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

7 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước

8 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

9 Nghị định số 117/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

10 Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

11 Thông tư số 69/2017/TTBTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm

12 Thông tư số 342/2017/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước

13 Quyết định số 2962/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (trước đây là Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường)

14 Quyết định số 385/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

PHỤ LỤC SỐ 01: QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Xây dựng đề cương chi tiết Thu thập dư liệu sơ cấp

Xử lý dữ liệu sơ cấp

Phân tích dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Xử lý dữ liệu thứ cấp

Phân tích dữ liệu thứ cấp

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết

Phân tích và đánh giá thực trạng Đề xuất và kiến nghị giải pháp đoạn 2021 - 2023

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2022/2021 Năm 2023/2022

1.1 Kinh phí thực hiện tự chủ 31.109 17,58 35.209 13,47 30.168 5,79 4.100 13,18 (5.041) (14,32) 1.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ 3.290 1,86 6.070 2,32 5.000 9,60 2.780 84,50 (1.070) (17,63)

2 Chi hoạt động kinh tế 82.249 46,47 172.770 66,08 375.879 72,14 90.521 110,06 203.109 117,56

3 Chi sự nghiệp KH&CN 40.052 22,63 27.322 10,45 18.560 3,56 (12.730)

(31,78) (8.762) (32,07) 4 Chi sự nghiệp môi trường 20.201 11,41 20.000 7,65 46.295 8,88 (201) (1,00) 26.295 131,48

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2022/2021 Năm 2023/2022

II Chi đầu tư phát triển 20.000 27.300 30.073 7.300 36,50 2.773 10,16

1 Chi đầu tư phát triển khác 20.000 100 27.300 100 30.073 100 7.300

(Nguồn báo cáo xây dựng kế hoạch - dự toán NSNN hàng năm của Tổng cục Quản lý đất đai (nay là Cục Quy hoạch và

Phát triển tài nguyên đất)

Bảng 2.2 Thông báo dự kiến chi NSNN so với số đơn vị đề nghị giai đoạn 2021-2023 của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Số đơn vị đề nghị

Chênh lệch giữa số đề nghị và thông báo dự kiến

Số đơn vị đề nghị

Chênh lệch giữa số đề nghị và thông báo dự kiến

Số đơn vị đề nghị

Chênh lệch giữa số đề nghị và thông báo dự kiến Dự toán chi NSNN 197.001 125.778 (71.223) 288.771 225.801 (62.970) 551.125 277.691 (273.434) I Chi thường xuyên 177.001 105.778 (71.223) 261.471 198.501 (62.970) 521.052 247.618 (273.434)

1.1 Kinh phí thực hiện tự chủ 31.109 29.913 (1.196) 35.209 34.682 (527) 30.168 30.168 0

1.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ 3.290 3.000 (290) 6.070 5.070 (1.000) 5.000 4.300 (700) 2 Chi hoạt động kinh tế 82.249 36.475 (45.774) 172.770 122.742 (50.028) 375.879 175.000 (200.879)

3 Chi sự nghiệp KH&CN 40.052 30.975 (9.077) 27.322 20.393 (6.929) 18.560 13.000 (5.560)

4 Chi sự nghiệp môi trường 20.201 5.415 (14.786) 20.000 15.544 (4.456) 46.295 25.000 (21.295)

5 Giáo dục - đào tạo và dạy nghề 100 0 (100) 100 70 (30) 150 150 0

II Chi đầu tư phát triển 20.000 20.000 0 27.300 27.300 0 30.073 30.073 0

Bảng 2.3 Dự toán được cấp của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất giai đoạn 2021-2023

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2022/2021 Năm 2023/2022

Dự toán chi NSNN 125.778 100 225.801 100 277.691 100 99.492 79,10 43.753 19,38 I Chi thường xuyên 105.778 100 198.501 100 247.618 100 92.723 87,66 49.117 24,74 1 Quản lý hành chính (340-341) 32.913 31,12 39.752 20,03 34.468 13,92 6.839 20,78 (5.284) (13,29)

1.1 Kinh phí thực hiện tự chủ 29.913 28,28 34.682 17,47 30.168 12,18 4.769 15,94 (4.514) (13,02)

1.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ 3.000 2,84 5.070 2,55 4.300 1,74 2.070 69,00 (770) (15,19) 2 Chi hoạt động kinh tế 36.475 34,48 122.742 61,83 175.000 70,67 86.267 236,51 52.258 42,58 3 Chi sự nghiệp KH&CN 30.975 29,28 20.393 10,27 13.000 5,25 (10.582) (34,16) (7.393) (36,25) 4 Chi sự nghiệp môi trường 5.415 5,12 15.544 7,83 25.000 10,10 10.129 187,05 9.456 61

5 Giáo dục - đào tạo và dạy nghề 0

II Chi đầu tư phát triển 20.000 100 27.300 100 30.073 7.300 36,50 2.773 10,16

1 Chi đầu tư phát triển khác 20.000 100 27.300 100 30.073 100 7.300 36,50 2.773 10,16

(Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023 của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất)

Bảng 2.4 Tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của

Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất

Stt Chỉ tiêu Số liệu đề nghị quyết toán (triệu đồng)

I Số dư năm trước chuyển sang 325 136 566

1 Nguồn chi thường xuyên 325 136 566 a Quản lý hành chính 325 136 566

+ Kinh phí thực hiện tự chủ 325 136 566

II Dự toán giao trong năm 125.778 225.801 277.691

1 Nguồn chi thường xuyên 105.778 198.501 247.618 a Quản lý hành chính 32.913 39.752 34.468

+ Kinh phí thực hiện tự chủ 29.913 34.682 30.168

+ Kinh phí không thực hiện tự chủ 3.000 5.070 4.300 b Chi hoạt động kinh tế 36.475 122.742 175.000 c Chi sự nghiệp KH&CN 30.975 20.393 13.000 d Chi sự nghiệp môi trường 5.415 15.544 25.000 e Giáo dục - đào tạo và dạy nghề 0 70 150

2 Nguồn chi đầu tư 20.000 27.300 30.073 a Chi đầu tư phát triển khác 20.000 27.300 30.073

III Dự toán được sử dụng trong năm 126.103 225.937 278.257

1 Nguồn chi thường xuyên 106.103 198.637 248.184 a Quản lý hành chính 33.238 39.888 35.034

+ Kinh phí thực hiện tự chủ 30.238 34.818 30.734

+ Kinh phí không thực hiện tự chủ 3.000 5.070 4.300 b Chi hoạt động kinh tế 36.475 122.742 175.000 c Chi sự nghiệp KH&CN 30.975 20.393 13.000 d Chi sự nghiệp môi trường 5.415 15.544 25.000 e Giáo dục - đào tạo và dạy nghề 0 70 150

Stt Chỉ tiêu Số liệu đề nghị quyết toán (triệu đồng)

2 Nguồn chi đầu tư 20.000 27.300 30.073 a Chi đầu tư phát triển khác 20.000 27.300 30.073

IV Kinh phí thực nhận trong năm 126.046 225.862 278.173

1 Nguồn chi thường xuyên 106.046 198.603 248.114 a Quản lý hành chính 33.226 39.888 35.002

+ Kinh phí thực hiện tự chủ 30.238 34.818 30.734

+ Kinh phí không thực hiện tự chủ 2.988 5.070 4.268 b Chi hoạt động kinh tế 36.456 122.724 175.000 c Chi sự nghiệp KH&CN 30.975 20.384 13.000 d Chi sự nghiệp môi trường 5.389 15.537 24.962 e Giáo dục - đào tạo và dạy nghề 0 70 150

2 Nguồn chi đầu tư 20.000 27.259 30.059 a Chi đầu tư phát triển khác 20.000 27.259 30.059

V Kinh phí đề nghị quyết toán 126.046 225.862 278.173

1 Nguồn chi thường xuyên 106.046 198.603 248.114 a Quản lý hành chính 33.226 39.888 35.002

+ Kinh phí thực hiện tự chủ 30.238 34.818 30.734

+ Kinh phí không thực hiện tự chủ 2.988 5.070 4.268 b Chi hoạt động kinh tế 36.456 122.724 175.000 c Chi sự nghiệp KH&CN 30.975 20.384 13.000 d Chi sự nghiệp môi trường 5.389 15.537 24.962 e Giáo dục - đào tạo và dạy nghề 0 70 150

2 Nguồn chi đầu tư 20.000 27.259 30.059 a Chi đầu tư phát triển khác 20.000 27.259 30.059

VI Kinh phí giảm trong năm 45 75 52

Stt Chỉ tiêu Số liệu đề nghị quyết toán (triệu đồng)

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 a Quản lý hành chính - - -

+ Kinh phí thực hiện tự chủ - - -

+ Kinh phí không thực hiện tự chủ b Chi hoạt động kinh tế 19 18 - c Chi sự nghiệp KH&CN - 9 - d Chi sự nghiệp môi trường 26 7 38 e Giáo dục - đào tạo và dạy nghề - - -

2 Nguồn chi đầu tư 0 41 14 a Chi đầu tư phát triển khác 0 41 14

VII Số dư kinh phí được phép chuyển năm sau sử dụng và quyết toán 12 0 32

1 Nguồn chi thường xuyên 12 0 32 a Quản lý hành chính 12 0 32

+ Kinh phí thực hiện tự chủ - - -

+ Kinh phí không thực hiện tự chủ 12 0 32

Bảng 2.5 Tổng hợp kinh phí tự chủ được giao giai đoạn 2021-2023

Nguồn Quản lý hành chính 32.913 39.752 34.468 35.711 - Kinh phí thực hiện tự chủ 29.913 34.682 30.168 31.588 + Quỹ lương 19.443 20.834 21.368 20.548

+ Chi thường xuyên theo định mức biên chế (bao gồm mua sắm, sửa chữa tài sản cố định)

+ Kiểm tra theo chức năng 2.000 1.750 1.100 1.617

- Kinh phí không thực hiện tự chủ 3.000 5.070 4.300 4.123

(Nguồn Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023 của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất)

Bảng 2.6 Chi tiết các khoản chi thực hiện tự chủ giai đoạn 2021-2023

Năm 2021 (trđ) Năm 2022 (trđ) Năm 2023 (trđ)

I Thanh toán cho cá nhân 19.924,2 65,89 21.575,1 61,99 21.639,5 70,41

- Tiền lương 11.665,8 58,55 12.500,4 57,94 12.820,8 59,25 - Tiền công LĐHĐ 486,1 2,44 520,9 2,41 534,2 2,47 - Phụ cấp lương 5.444,0 27,32 5.833,5 27,04 5.983,0 27,65 - Tiền thưởng 89,7 0,45 104,0 0,48 90,5 0,42 - Phúc lợi tập thể 391,5 1,96 637,1 2,95 181 0,84

- Các khoản đóng góp theo lương 1.847,1 9,27 1.979,2 9,17 2.030 9,38

II Chi mua hàng hóa dịch vụ

- Vật tư văn phòng phẩm

- Thông tin tuyên truyền, liên lạc 68,8 0,78 96,0 0,78 60,3 0,78

Năm 2021 (trđ) Năm 2022 (trđ) Năm 2023 (trđ)

- Chi cho công tác Đảng 363,0 32,44 379,0 52,28 379,0 46,50

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán năm 2021, 2022, 2023 của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất)

Ngày đăng: 14/07/2024, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo xây dựng Kế hoạch - Dự toán các năm 2021, 2022, 2023 của Tổng cục Quản lý đất đai trước đây Khác
2. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán các năm 2021, 2022, 2023 của Tổng cục Quản lý đất đai trước đây Khác
3. Báo cáo kiểm toán năm 2022 của Tổ Kiểm toán số 02 - Kiểm toán nhà nước Khác
4. Báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí các năm năm 2021, 2022, 2023 của Tổng cục Quản lý đất đai trước đây Khác
5. Báo cáo tổng kết công tác năm 2021, 2022, 2023 của Tổng cục Quản lý đất đai trước đây Khác
7. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước Khác
8. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước Khác
9. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước Khác
10. Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước Khác
11. Thông tư số 69/2017/TTBTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm Khác
12. Thông tư số 342/2017/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2. 1 Mô hình tổ chức bộ máy Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất - quản lý tài chính tại cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất
Sơ đồ 2. 1 Mô hình tổ chức bộ máy Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Trang 31)
Bảng 2.2 Thông báo dự kiến chi NSNN so với số đơn vị đề nghị giai đoạn 2021-2023 của Cục Quy hoạch và Phát triển tài  nguyên đất - quản lý tài chính tại cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất
Bảng 2.2 Thông báo dự kiến chi NSNN so với số đơn vị đề nghị giai đoạn 2021-2023 của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Trang 75)
Bảng 2.3 Dự toán được cấp của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất giai đoạn 2021-2023 - quản lý tài chính tại cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất
Bảng 2.3 Dự toán được cấp của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất giai đoạn 2021-2023 (Trang 76)
Bảng 2.4 Tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của  Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất - quản lý tài chính tại cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất
Bảng 2.4 Tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Trang 77)
Bảng 2.5 Tổng hợp kinh phí tự chủ được giao giai đoạn 2021-2023 - quản lý tài chính tại cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất
Bảng 2.5 Tổng hợp kinh phí tự chủ được giao giai đoạn 2021-2023 (Trang 80)
Bảng 2.6 Chi tiết các khoản chi thực hiện tự chủ giai đoạn 2021-2023 - quản lý tài chính tại cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất
Bảng 2.6 Chi tiết các khoản chi thực hiện tự chủ giai đoạn 2021-2023 (Trang 81)
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp tình hình quyết toán kinh phí của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất   giai đoạn 2021-2023 - quản lý tài chính tại cục quy hoạch và phát triển tài nguyên đất
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp tình hình quyết toán kinh phí của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất giai đoạn 2021-2023 (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w