1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luan van ths

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Ninh Bình)

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRƯƠNG THANH BÌNH

KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘIPHẠM TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

(TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Thị Phượng

Trang 3

HÀ NỘI – 2022

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc giaHà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thểbảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

TRƯƠNG THANH BÌNH

i

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.1 Mục đích nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

6.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 7

6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn 7

6.1 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 7

7 Bố cục của luận văn 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC,TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM 8

1.1 Một số vấn đề lý luận về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm 8

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm 8

Trang 6

1.1.2 Cơ sở của quy định kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội

1.1.3 Ý nghĩa của kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm 211.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sựvề kiểm sát việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm 23

1.2.1 Quy định về chủ thể, đối tượngcủa kiểm sát việcgiải quyết tin báo,tố giác về tội phạm 24

1.2.2 Quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn kiểm sát việc giải quyếttinbáo, tố giác về tội phạm 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬTTỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TINBÁO VỀ TỘI PHẠM TẠI ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH VÀ CÁC GIẢIPHÁP 43

2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự ViệtNam về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại tỉnh NinhBình 43

2.1.1 Những kết quả đạt được 43

2.1.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 48

2.2.Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm 59

2.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự 59

Trang 7

Y

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

: Bộ luật tố tụng hình sự: Tố tụng hình sự

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố là có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và là nhiệm vụ hết sức quan trọng củacác cơ quan tiến hành tố tụng, là nguồn căn cứ để kịp thời phát hiện hành viphạm tội xảy ra Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra,xác minh và xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởitố hoặc không khởi tố vụ án hình sự Đồng thời, thông qua hoạt động này giúpcho CQĐT, VKS và các cơ quan hữu quan quản lý được tình hình tội phạmxảy ra trên thực tế từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn.

VKSND là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sátcác hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoạtđộng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tốlà giai đoạn mở đầu kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND vàlà khâu quan trọng hàng đầu, là tiền đề mở đầu cho các hoạt động tố tụng giảiquyết, kết thúc một vụ án hình sự, bảo đảm mọi hành vi phạm tội, ngườiphạm tội đều được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng pháp luật.

Thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong những nămvừa qua cho thấy, hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố quyết định đến chất lượng thực hành quyền côngtố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử Đồng thời, bảo đảm mọi hành vi phạmtội đều phải được phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật, xác định cáccăn cứ để xử lý tội phạm cũng như việc khởi tố đúng người, đúng tội tránhlàm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm, nhằm bảo đảm cho công tác tiếpnhận, xử lý các thông tin liên quan đến tội phạm, các hành vi vi phạm, các

1

Trang 11

hoạt động điều tra, xác minh được khách quan để làm căn cứ cho việc khởi tốvụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT được đầy đủ, đúngquy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trước sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt làtrước yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, thì côngtác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trênđịa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn có những hạn chế từ các quy định pháp luật vàtrong thực tiễn áp dụng, dẫn tới hiệu quả giải quyết tin báo, tố giác về tộiphạm chưa cao, nhiều vụ việc có dấu hiệu hình sự không được xử lý đúng quytrình, đặc biệt là vẫn còn một số tố giác, tin báo về tội phạm chưa đượcCQĐT kiểm tra, xác minh kịp thời do đó còn bỏ lọt tội phạm hoặc phát hiệnđược tội phạm nhưng đối tượng phạm tội đã bỏ trốn Các cơ quan bảo vệ phápluật chưa quản lý được đầy đủ và chính xác tình hình tội phạm do đó còn tiềmẩn nguy cơ đe doạ đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ảnhhưởng đến lòng tin của nhân dân vào các cơ quan tư pháp.

Mặc dù đây không phải là một đề tài mới Tuy nhiên, theo tìm hiểu củatác giả thì hiện nay chưa có công trình nghiên cứu với đề tài này trên địa bàntỉnh Ninh Bình Bên cạnh đó, tình hình thực tế kiểm sát giải quyết tố giác, tinbáo tội phạm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng, và cả nước nói chung vẫntồn tại nhiều bất cập, và liên tục phát sinh những vấn đề, vướng mắc mới dosự vận động, thay đổi của xã hội Do đó, tác giả nhận thấy, việc chọn đề tàinghiên cứu là “Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trongpháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh ninhbình)” là đáp ứng yêu cầu cấp thiết khách quan trong giai đoạn hiện nay.

Trang 12

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Như đã nói ở trên, “kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố” không phải là đề tài mới Trong những năm qua, đã có

nhiều bài viết, sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu về vấn đề này.

Trên các báo, tạp chí, viết về đề tài này đã có rất nhiều bài viết của nhiềutác giả tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau Một số bài viết đáng chú ý

có thể nêu lên như: Nguyễn Hải Phong (chủ biên, năm 2014), Một số vấn đềvề tăng cường trách nhiệm thực hành quyền công tố, gắn công tố với hoạtđộng điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, NXB Chính trị Quốc gia; PhạmQuốc Huy (2009),Bàn về khái niệm “Tố giác về tội phạm”, “Tin báo về tộiphạm” và “Kiến nghị khởi tố” trong BLTTHS, Tạp chí kiểm sát (số 17); LêRa (2012), Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tin báo, tố giác về tộiphạm và kiến nghị khởi tố và các nguồn thông tin về tội phạm, Tạp chí kiểmsát (số 20); Nông Xuân Trường (2014), Vai trò trách nhiệm của VKS tronggiải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, thực trạng và một số giải pháp, Trang

thông tin điện tử VKSND tối cao, Hà Nội; Trần Thu Hạnh, Ngô Long Khánh

(2017), Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết tố giác, tinbáo tội phạm và kiến nghị khởi tố theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vàmột số kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội,

Quốc gia Hà Nội

Trang 13

Trên phương diện luận văn, luận án tiến sĩ đã có một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu như sau

Trần Thị Hậu (2018), Chức năng của Viện Kiểm sát trong việc giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, luận văn thạc sĩ luật

học, Đại học Luật Hà Nội Trong luận văn này, tác giả Trần Thị Hậu đã trìnhbày một số vấn đề lí luận về chức năng của VKS trong việc giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Phân tích thực trạng pháp luật vàthực tiễn thực hiện chức năng của VKS trong việc giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm và kiến nghị khởi tố; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảođảm thực thi pháp luật về vấn đề này.

Trần Văn Hồng (2021),Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện Kiểm sát nhân dân trên địa bàntỉnh Phú Thọ, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội; và Thiều ThịThùy Dương (2021), Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và thực tiễn tại tỉnh Điện Biên,luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật

Hà Nội Trong hai luận văn nêu trên, Bên cạnh việc nêu ra và phân tích mộtsố vấn đề lý luận cơ bản thì trong luận văn tác giả còn phân tích đặc điểm tìnhhình có liên quan và thực trạng việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm và kiến nghị khởi tố của VKS trên địa bàn tỉnh địa phương; từ đóđưa ra dự báo một số yếu tố tác động và đề xuất giải pháp nhằm nâng caohiệu quả thực hiện công tác này trên địa bàn.

Ngô Long Khánh (2018), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân với việctiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, luận văn

thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nôi Trong luận văn này,tác giá đãnêu, phân tích và đánh giá để làm rõ một số vấn đề lý luận về vai tròVKS trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởitố Từ đó, tác giả tự rút ra những giá trị về hoạt động lập pháp tố tụng hình sự.

Trang 14

Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộluật tố tụng hình sự 2015 về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếpnhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố và đưa ra giảipháp bảo đảm áp dụng các quy định này.

Như vậy, vấn đề về tiếp nhận giải quyết và kiểm sát việc tiếp nhận giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã được các nhà nghiêncứu lý luận và những người làm hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật nghiêncứu Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, liên quan trực tiếp đến công táckiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố từthực tiễn tỉnh Ninh Bình thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cáchcó hệ thống, toàn diện và cụ thể Do vậy, đề tài này không trùng với bất cứ đềtài hoặc công trình nào đã được công bố.

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vàthực tiễn liên quan đến công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật TTHS Việt Namtrên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất những giải pháp tiếp tục nâng caochất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, làm tiền đề quan trọng trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và các quy định theo pháp luậtTTHS Việt Nam về công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố.

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (từ năm2016 đến năm 2020); Qua đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như

Trang 15

những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và tìm ra nhữngnguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

Đưa ra các giải pháp nhằm hiệu quả kiểm sát việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình.

4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luậtTTHS Việt Nam cũng như thực tiễn hoạt động của công tác kiểm sát việc giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi kiểm sát việc giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kể từ khi CQĐT tiếpnhận vào sổ thụ lý và kết thúc khi CQĐT ra quyết định khởi tố hoặc khôngkhởi tố vụ án hình sự.

Về thời gian: từ năm 2016 đến năm 2020.Về không gian: trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phép duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin, quan điểm của Đảng vàNhà nước về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS.

Các phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụngcác phương pháp phổ biến hiện nay như: phương pháp phân tích và tổng hợp,phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp diễn dịch, phương pháp quynạp, phương pháp thống kê Phương pháp tọa đàm trao đổi trực tiếp với mộtsố ĐTV, KSV có kinh nghiệm trong đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Trang 16

6.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn

Luận văn so sánh, đánh giá những bước phát triển của pháp luật ViệtNam quy định về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiếnnghị khởi tố từ năm 2016 cho đến nay và góp phần bổ sung những vấn đề vềlý luận về hoạt động kiểm sát này.

6.1 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho cán bộ, kiểm sát vừa làm côngtác thực tiễn từ những kiến thức lý luận và kinh nghiệm trong khi thực hiệnchức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu thamkhảo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về công tácthực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố tại các cơ sở đào tạo của ngành.

7 Bố cục của luận văn

Bố cục luận văn được chia làm 02 chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hìnhsự về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

- Chương 2: thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sựvề kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại địa bàn tỉnh ninhbình và các giải pháp

Trang 17

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ

GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM

1.1 Một số vấn đề lý luận về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm

 Khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm

Tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nguồn thông tin quantrọng, là cơ sở ban đầu để cơ quan tiến hành tố tụng xác minh các căn cứ đểkhởi tố vụ án hình sự và tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo Theo Từ

điển Tiếng Việt: “tin là điều được truyền đi, báo cho biết về sự việc, tìnhhình xảy ra” [33, tr 993] Cũng theo nghĩa phổ thông thì tố cáo và tố giác

cũng có nghĩa là bảo cho cơ quan có thẩm quyền biết về người hoặc hànhđộng phạm pháp Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, tố cáo và tố giác về tộiphạm không đồng nhất Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 đã định nghĩa như

sau: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật củabất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hạiđến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân”[19, khoản 1 Điều 2].

Như vậy, chủ thể của hành vi tố cáo là công dân và đối tượng của tố cáolà bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào Trong khi đó, tố giác về tội phạm cóthể hiểu theo nghĩa chung nhất là báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vicó dấu hiệu tội phạm Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy

Trang 18

hiểm cho xã hội thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trongBLHS Do vậy, có thể thấy khái niệm tố cáo bao hàm các khái niệm tố giác về

tội phạm Điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này là: “Tố cáo là quyềncủa công dân, còn tố giác về tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của côngdân”[2, tr 9].Như vậy, việc tố cáo hành vi phạm pháp luật hay không là sự lựa

chọn của công dân Trong khi đó, tố giác về tội phạm còn là nghĩa vụ củacông dân Pháp luật hình sự cũng đã tội phạm hóa hành vi không tố giác tộiphạm Quan hệ pháp luật về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật chỉ phát sinhsau khi công dân thực hiện quyền tố cáo, còn quan hệ pháp luật tố giác về tộiphạm thì phát sinh ngay sau khi công dân biết về tội phạm.

Hiện nay, khái niệm tin báo, tố giác về tội phạm đã được đưa ra trong

BLTTHS Theo khoản 1 Điều 144 BLTTHS năm 2015:“tố giác về tội phạmlà việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quancó thẩm quyền”[18, khoản 1 Điều 144]; khoản 2 Điều 144 BLTTHS năm2015: “Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơquan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tinvề tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng”[18, khoản 2 Điều 144].

Khái niệm tin báo, tố giác về tội phạm trong BLTTHS năm 2015 có nhiềuđiểm tương đồng và khác biệt với khái niệm tin báo, tố giác về tội phạm đãđược đưa ra trong một số công trình khoa học hiện nay.

Trong bài viết của mình tại Tạp chí Viện kiểm sát,tác giả Lê Ra đưa ra

định nghĩa cho tố giác, tin báo về tội phạm như sau: “Tin báo về tội phạm làviệc các cơ quan, tổ chức báo tin hoặc đăng tin có nội dung phản ánh về tộiphạm xảy ra cho cơ quan thẩm quyền giải quyết theo quy định của BLTTHS.Tố giác về tội phạm được hiểu là việc cá nhân phát hiện, tố cáo người phạmtội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền giải quyếttheo quy định của BLTTHS”[9, tr 37]

Trang 19

Tác giả Hoàng Huy Hiệp trên số 07, Tạp chí Viện Kiểm Sát 2015 thì

định nghĩa như sau:“Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi códấu hiệu về tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp chocơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết Tin báo về tội phạm lànhững thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm trên phương tiện thông tinđại chúng hoặc do cơ quan, tổ chức cung cấp cho cơ quan, cá nhân có tráchnhiệm tiếp nhận, giải quyiết”[7, tr 18]

Theo Từ điển Pháp luật Việt Nam thì: “tin báo về tội phạm là thông tinvề vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo vớicơ quan có thẩm quyền hoặc thông thông tin về tội phạm trên phương tiệnthông tin đại chúng”; “tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tốcáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”[13, tr 201]

Về cơ bản, các khái niệm đều thống nhất chủ thể của tố giác về tội phạmlà cá nhân và đối tượng của tố giác về tội phạm là hành vi có dấu hiệu tộiphạm Các khái niệm cũng đều thống nhất tin báo, tố giác về tội phạm làthông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm.Trong luận văn thạc sĩ của mình,

tác giả Ngô Long Khánh định nghĩa:“Tin báo, tố giác về tội phạm là nhữngthông tin về tội phạm được quy định trong BLHS do công dân, cơ quan, tổchức cung cấp bằng các hình thức thông tin khác nhau, do các phương tiệnthông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thủ để cho cơ quan cótrách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo qui định của BLTTHS”[10, tr 13]

Trong luận văn của mình, tác giả Nguyễn Quang Hòa cho rằng: “cầnhiểu bản chất của tin báo do công dân hoặc cá nhân cung cấp là tố giác tộiphạm” [14, tr 13].Ở khía cạnh nhất định, tác giả đồng tình với quan điểm này.

Ví dụ, khi cá nhân báo tin về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong đó chỉ rahành vi có dấu hiệu tội phạm, như hành vi cướp, cố ý gây thương tích vàngười thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì đây chính là tố giác về tội

Trang 20

phạm Nếu một cá nhân có chức vụ, như Chủ tịch HĐND huyện, Phó Chủtịch UBND tỉnh nhân danh cơ quan, tổ chức để tố cáo một hành vi có dấuhiệu tội phạm thì đây chính là tin báo về tội phạm do cơ quan, tổ chức cungcấp Tuy nhiên, nếu người có chức vụ đó nhân danh cá nhân mình để tố cáohành vi có dấu hiệu tội phạm thì được coi là tố giác về tội phạm hay tin báovề tội phạm? Theo quan điểm của tác giả, đây chính là trường hợp tố giác vềtội phạm vi thỏa mãn dấu hiệu chủ thể là cá nhân, không quan trọng cá nhânđó thực hiện hành vi tố cáo về hành vi có dấu hiệu tội phạm với tư cách làmột công dân bình thường hay với tư cách là một người đang nắm giữ chứcvụ.

Tuy nhiên, trên thực tiễn cũng xảy ra trường hợp, cá nhân phát hiện ramột vụ việc có dấu hiệu tội phạm nhưng không xác định được người nào cóhành vi có dấu hiệu tội phạm mà chỉ có thể báo tin với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về vụ việc này Ví dụ một cá nhân phát hiện ra một xác chết đangbị phân hủy trong một vườn cây bỏ hoang và báo cho công an xã Vậy trườnghợp này cần coi là tin báo hay tố giác về tội phạm? Tác giả luận văn cho rằngđể được coi là tố giác về tội phạm, cá nhân báo tin cần phải chỉ ra hành vi códấu hiệu tội phạm và người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm này Dovậy, nếu cá nhân chỉ báo tin về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm, như vụ xácchết trong vườn cây bỏ hoang vừa nêu trên, thì cần được coi là tin báo về tộiphạm.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa về tin báo, tố giác vềtội phạm như sau:

Tin báo về tội phạm là những thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạmdo cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyềnbằng bất kỳ hình thức hoặc phương thức truyền tin nào Tin báo về tội phạmcó thể được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trang 21

Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạmđược quy định trong Bộ huật hình sự do cá nhân cung cấp cho cơ quan nhànước có thẩm quyền.

 Khái niệm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng tin báo, tố giác về tội phạmđều có chung một bản chất là nguồn thông tin về tội phạm, và chính vì cùngchung đối tượng phản ánh là về vấn đề tội phạm nên yêu cầu phải được tiếpnhận, giải quyết theo một trình tự luật định Trên thực tế, chất lượng thôngtin được cung cấp thông qua hoạt động cung cấp tin báo, tố giác về tội phạm,kiến nghị khởi tố thường không đồng đều Trong nhiều trường hợp, vì lý dokhác nhau, những thông tin được chuyển tải đến cơ quan có thẩm quyềnkhông được chính xác và đầy đủ Đồng thời, trong nhiều trường hợp, cácthông tin do người tố giác hoặc báo tin cung cấp có thể chưa đủ cơ sở để xácđịnh đầy đủ các dấu hiệu của hành vi phạm tội Tuy nhiên, đây là nhữngnguồn thông tin ban đầu giúp cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng tiến hành các thủ tục nhằm xác minh sự thật khách quan để xác định căncứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự Do đó, tin báo, tố giác về tộiphạm và kiến nghị khởi tố cần phải được tiếp nhận, ghi nhận và xử lý theonhững trình tự, thủ tục và biện pháp hiệu quả Nếu cơ quan có thẩm quyềnthực hiện những biện pháp thích hợp khi tiếp nhận được tin báo, tố giác về tộiphạm, kiến nghị khởi tố, nhanh chóng tiếp cận hiện trường, tiến hành các hoạtđộng điều tra tại hiện trường, lấy lời khai người bị hại, khám xét, truy tìm sẽgiúp ngăn chặn kịp thời hậu quả của tội phạm, ngăn chặn hoặc hạn chế cơ hộingười phạm tội xóa dấu vết Bên cạnh đó, CQĐT cũng cần nhanh chóng thựchiện những biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ nguồn thông tin, bảo vệ ngườicung cấp thông tin Vì vậy, những hoạt động nghiệp vụ của cơ quan nhànước có thẩm quyền khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị

Trang 22

khởi tố là rất cần thiết Đây là những bước tiền đề để tiến hành các thủ tục tốtụng hình sự tiếp theo như khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tạm giam,truy tố, xét xử,

Như vậy, việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiếnnghị khởi tố là những hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảođảm chất lượng nguồn đầu vào của tố tụng hình sự, hạn chế khả năng bỏ lọttội phạm cũng như hạn chế khả năng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơndo tội phạm gây ra

Theo tìm hiểu của tác giả, chưa có một khái niệm chính thức nào choviệc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong các văn bản quy phạm phápluật tại Việt Nam Thông qua những nhận định trên, tác giả đưa ra khái niệm

như sau:“Giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm là những hoạt động của cơquan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự pháp luật tố tụng hình sự quyđịnh nhằm ghi nhận, xác minh các nguồn tin về tội phạm để có các biện phápngăn ngừa kịp thời cũng như thu thập những thông tin cần thiết để ra cácquyết định tố tụng tương ứng và phục vụ các hoạt động điều tra tiếp theo”.

 Khái niệmvà đặc điểmcủakiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm

Khái niệm

Trong khoa học luật TTHS Việt Nam hiện nay chưa có một định nghĩathống nhất về khái niệm: "kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tộiphạm" bởi lẽ, chúng ta mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở cấp độ kiểm sát cáchoạt động tư pháp nói chung hoặc cụ thể là kiểm sát một giai đoạn nào đótrong quá trình TTHS như khái niệm kiểm sát khởi tố, kiểm sát điều tra

"Kiểm sát" theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt: "Là kiểm tra việc chấphành pháp luật của nhà nước”[34, tr 198].Theo đó, nội dung của khái niệm

Trang 23

"kiểm sát" là hoạt động kiểm tra với đối tượng kiểm tra là việc chấp hànhpháp luật Như vậy định nghĩa này vẫn chưa chỉ ra được chủ thể của hoạtđộng kiểm sát Theo pháp luật thực định, chỉ có một loại chủ thể có chức năngkiểm sát việc giải quyết, tin báo tố giác tội phạm, đó là VKS Khoản 4 Điều

103 BLTTHS 2003 quy định: "Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giảiquyết của Cơ quan điều tra đối với tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghịkhởi tố”[20, khoản 4 Điều 103] Như vậy theo BLTTHS2003, kiểm sát việc

giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm đối với VKS là một chức năng, mộtnghĩa vụ luật định của VKS.

Luật tổ chức VKSND 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKSNDkhi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố bao gồm: Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt ngườitrong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác hạn chếquyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố; Hủy bỏ quyết định tạm giữ, các quyết định tố tụngkhác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Khi cần thiết đề ra yêu cầu kiểm tra,xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố thực hiện; Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm và kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện có vi phạm phápluật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKSND đã yêu cầunhưng không được khắc phục; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thựchành quyền công tố theo quy định của BLTTHS nhằm chống bỏ lọt tội phạm,chống làm oan người vô tội.

Tham gia vào “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” nóichung, hay kiểm tra việc chấp hành pháp luật của CQĐT trong việc giải quyếttin báo, tố giác về tội phạm nói riêng không chỉ có VKS mà còn có các chủ

Trang 24

thể khác như người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cánhân công dân và toàn thể xã hội nói chung Quyền "kiểm tra việc chấp hànhpháp luật của Nhà nước" của CQĐT trong hoạt động giải quyết tin báo, tốgiác về tội phạm của các chủ thể khác xuất phát từ nguyên tắc cơ bản củaHiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và quyền công dân Điều

28 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 khẳng định: "Côngdân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội " Điều 13 Luật tổ chứcCơ quan điều tra hình sự quy định: “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra…”.Tuy nhiên

đối với các chủ thể này việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan tiếnhành tố tụng không phải là chức năng hoạt động giống như VKS mà nó chỉ làquyền, nghĩa vụ phái sinh từ những chức năng, hoạt động khác hay các quyền,các hoạt động mang tính tự nguyện Về bản chất, các hoạt động của nhữngchủ thể này như: theo dõi, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng báo cáo tình hìnhhoạt động, yêu cầu trả lời lý do ra quyết định, yêu cầu chấm dứt, khắc phục viphạm cũng hướng tới việc phát hiện kịp thời để loại trừ việc vi phạm phápluật của cơ quan hoặc cá nhân trong việc giải quyết tin báo, tố giác về tộiphạm tuy nhiên nó chỉ là hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật Sự khácnhau cơ bản giữa hoạt động kiểm sát của VKS và hoạt động giám sát của cácchủ thể khác chính là hình thức thực hiện mà cụ thể là phương thức và cácquyền năng mà pháp luật TTHS cho phép khi thực hiện.

Như vậy có thể hiểu kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báotội phạm là hoạt động của VKSND thông qua việc sử dụng các quyền năngpháp lý được quy định thực hiện chức năng kiểm sát một cách liên tục, cụ thểvà trực tiếp việc tuân theo pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố

Trang 25

giác, tin báo tội phạm của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra.

Song song với chức năng kiểm sát, VKSND còn được giao chức năngthực hành quyền công tố trong quá trình kiểm sát Bởi lẽ, nếu đơn thuần chỉgiao cho VKS chức năng kiểm sát thì trách nhiệm của VKS chỉ dừng lại ở cáchoạt động kiểm tra, giám sát để phát hiện vi phạm, tội phạm của cơ quan, cánhân mà không có thẩm quyền xử lý Do vậy dẫn đến khả năng pháp luậtkhông đảm bảo tính nghiêm minh, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm vàphạm tội Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụnghình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, đượcthực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốvà trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Từ các phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm kiểm sát việc

giảiquyết tin báo, tố giác về tội phạm như sau: "Kiểm sát việc giải quyết tinbáo, tốgiác về tội phạm là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việckiểmtra, giám sát Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmộtsố hoạt động điều tra nhằm xem xét, xử lý những thông tin phản ánhhànhvi hoặc người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, cơquan, tổchức cung cấp theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự".

 Đặc điểm của kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmThứ nhất,kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là hoạt

động mang tính quyền lực nhà nước.

Theo quy định tại Điều 107 Hiến pháp 2013 thì VKSND là cơ quan duynhất được giao chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tưpháp Như vậy, Quốc hội với tư cách là cơ quan có quyền lực cao nhất củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong văn bản pháp luật có giá trịcao nhất đã giao cho VKS quyền kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó bao

Trang 26

gồm kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Điều này đượckhẳng định một lần nữa, và làm rõ hơn thông qua Luật tổ chức VKSND,BLTTHS và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Thông qua việc kiểm sát, VKSND đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền được tiến hànhtheo đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên liênquan, đảm bảo sự nghiêm minh, công chính của pháp luật VKS có quyền ápdụng những biện pháp được quy định trong BLHS và BLTTHS khi phát hiệnnhững sai phạm.

Thứ hai, đối tượng kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về

tội phạm:

Hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là CQĐT, các cơ quankhác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong quá trìnhtiếp nhận, giải quyết tôi giác, tin báo về tội phạm là đối tượng của công táckiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Thông quahoạt động kiểm sát, VKS đảm bảo hoạt động này được thực hiện đúng theotrình tự, thủ tục được quy định bởi BLTTHS, đảm bảo kết quả giải quyếtchính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm bị oan người vô tội.

Thứ ba, phạm vi kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội

VKSND bắt đầu kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm từ khi Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kết thúc khi cácCơ quan đó ra quyết định giải quyết Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặcquyết định không khởi tố vụ án hình sự và thông báo kết quả giải quyết theoquy định của pháp luật.

Trang 27

VKSND có quyền kiểm sát toàn bộ những hoạt động mà các Cơ quanđiều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trathực hiện trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm bao gồm tiếpnhận, xác minh, thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

1.1.2 Cơ sở của quy định kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm

Thứ nhất,thực hành kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

là chức năng hiến định của VKS

Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dânthực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” Thực tế là chức năng

kiểm sát trước đây được giao cho rất nhiều cơ quan khác nhau Tuy nhiên kểtừ khi Hiến pháp 2013 được ban hành, VKSND là cơ quan duy nhất, đại diệnNhà nước có chức năng, có quyền, và có nghĩa vụ tiến hành các hoạt độngkiểm sát trong tố tụng hình sự Điều này là phù hợp với khoa học hình sự, vàtình hình thực tế tại Việt Nam

Thứ hai, căn cứ vào chức năng cơ bản của tố tụng hình sự

Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức VKSND 2014 quy định: “Viện kiểm sátnhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư phápcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Việc kiểm sát hoạt động tư

pháp được hiểu là việc VKS phát hiện những sai sót của người tiến hành tốtụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để kịp thời áp dụngnhững biện pháp xử lý, đảm bảo pháp luật được thi hành Việc kiểm sát hoạtđộng tư pháp được bắt đầu ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmbởi lẽ đây là căn cứ, cơ sở cho việc không khởi tố VAHS, hay KTVAHS làmđiều kiện tiền đề để tiến hành các giai đoạn tố tụng sau.

Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là phần của kiểm sáthoạt động tư pháp Do đó, việc quy định pháp luật giao cho VKSND tráchnhiệm kiểm sát hoạt động tư pháp là phù hợp với trách nhiệm, nhiệm vụ của

Trang 28

Thứ ba, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là “nguyên tắcthực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụnghình sự”[4, tr 52].Điều 20 BLTTSHS năm 2015 quy định: “Viện kiểm sátthực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụnghình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảmmọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm phápluật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oanngười vô tội”[18, Điều 20] Việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của luật tố

tụng hình sự là vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hành tố tụng bởi lẽ cóđảm bảo được các nguyên tắc cơ bản thì mới đảm bảo được quá trình tiếnhành tố tụng được diễn ra thống nhất, đúng pháp luật; đảm bảo quyền và lợiích hợp pháp cho những chủ thể tham gia tố tụng

Thứ tư, căn cứ vào tổ chức bộ máy nhà nước

Căn cứ Hiến pháp năm 2013 thì Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Tất cả quyền lực Nhà nướcthuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua cơquan đại diện dân cử, Bộ máy Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tậptrung, quyền lực Nhà nước thống nhất nhưng trong bộ máy nhà nước có sựphân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp Mỗi cơ quan Nhà nước được pháp luật quy định chức năngnhất định để thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất, Viện kiểm sát nhândân là cơ quan được Hiến pháp quy định hai chức năng: Thực hành quyềncông tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trang 29

VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh vàthống nhất Các VKSND địa phương, các VKS quân sự thực hành quyền côngtố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định".

Trong tố tụng hình sự, VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việctuân theo pháp luật, VKS thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự,quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án VKS kiểm sát việctuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời viphạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vàngười tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do pháp luật quy định đểloại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này, VKSthực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụnghình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời;việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vôtội" Trên cơ sở Hiến pháp, Điều 2 Luật tổ chức VKSND 2014 quy định cụ

thể hơn, theo đó: “VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạtđộng tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Viện kiểm sátnhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảođảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất tối cao thựchành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảmcho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Các Viện kiểmsát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tốvà kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định"[23,Điều 2].

Trang 30

Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểmsát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tốtụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án Việnkiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có tráchnhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện phápdo pháp luật hình sự quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơquan hoặc cá nhân này, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành viphạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử,thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm vàngười phạm tội, không làm oan người vô tội.Trên cơ sở Hiến pháp, Điều 2Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định cụ thể hơn, theo đó:

“VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư phápcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Viện kiểm sát nhân dân cónhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luậtđược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”[23, Điều 2].

1.1.3 Ý nghĩa của kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Thứ nhất, việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm

Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là hoạt động mởđầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện hành vi phạm tội.Trên cơ sở tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm cơ quan có thẩm quyền xácđịnh có dấu hiệu tội phạm hay không để quyết định việc khởi tố hoặc khôngkhởi tố vụ án hình sự Trách nhiệm của VKSND trong giai đoạn này là kiểm

Trang 31

sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, bảo đảm việc tiếp nhận, giảiquyết tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT phải khách quan, toàn diện, đầy đủ,chính xác, đúng pháp luật, những vi phạm pháp luật trong công tác này phảiđược phát hiện, khắc phục và xử lý kịp thời.

Thứ hai, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

là điều kiện, cơ sở để VKSND kiểm sát nguồn tin cũng như thời hạn giảiquyết theo luật định

Kiểm sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn tiếp nhận tố giác, tin báo về tộiphạm giúp cho VKSND các cấp chủ động nắm được nguồn tin, nội dung tin,qua đó chủ động trong việc theo dõi, kiểm sát chặt chẽ thời hạn giải quyết cáctố giác, tin báo về tội phạm, chủ động trong việc đề ra các yêu cầu xác minhcó chất lượng, đảm bảo mọi tội phạm xảy ra đều phải được phát hiện và xử lýkịp thời theo đúng quy định của pháp luật, Các tin báo, tố giác được giảiquyết kịp thời, có căn cứ và đúng thời hạn luật định góp phần hạn chế thấpnhất tình trạng “treo tố giác, tin báo”, tình trạng để tin báo quá hạn giải quyết,kéo dài thời hạn giải quyết hoặc tình trạng “giấu tin” của CQĐT, qua đó kịpthời phát hiện các vi phạm của CQĐT để ban hành kiến nghị yêu cầu khắcphục vi phạm.

Thực tiễn cho thấy, kiểm sát tốt việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báotội phạm góp phần nâng chất lượng việc thực hành quyền công tố, kiểm sátđiều tra, kiểm sát xét xử, đây là những bước quan trọng để có thể khẳng địnhcó hay không có hành vi tội phạm xảy ra, người nào thực hiện hành vi phạmtội, tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra như thế nào.

Thứ ba, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin bảo về tội phạm

góp phần đảm bảo căn cứ trong việc giải quyết tố giác, tin bảo về tội phạmcủa cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Thông qua hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin bảo

Trang 32

về tội phạm để có cơ sở khẳng định việc giải quyết là có căn cứ, khởi tố làđúng người, đúng tội và bảo đảm các căn cứ để xử lý tội phạm, bảo đảm chomọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý theo quy định của pháp luật, tránhlàm oan, sai và không bỏ lọt tội phạm Kiểm sát tốt việc giải quyết tin báo vàtố giác tội phạm sẽ giúp cho việc đồng ý hoặc hủy bỏ quyết định không khởitố của VKS đối với CQĐT chính xác và có căn cứ.

Như vậy, có thể khẳng định hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyếttố giác, tin báo tội phạm là một hoạt động không thể thiếu trong TTHS, đây làhoạt động có ý nghĩa tiên quyết để bảo đảm mọi hành vi phạm tội, ngườiphạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật, bảo đảm choviệc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật vàkhông bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sựvề kiểm sát việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm

Căn cứ pháp lý VKSND thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyếttinbáo, tố giác về tội phạm quy định tại các Điều 144, 145 của BLTTHS năm2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014, các thông tư liên tịch của Liênngànhtư pháp trung ương cũng như quy chế hoạt động của ngành Kiểm sát.

Điều 144BLTTHSnăm 2015quy định về việc giải quyết tin báo, tố

giácvề tội phạm: "Công dân có thể tố giác tội phạm với CQĐT, VKS, Tòa ánhoặcvới cơ quan, tổ chức khác, nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chứctiếpnhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác"[18, Điều 144].

Điều 145BLTTHSnăm 2015 quy định về nhiệm vụ giải quyết tin báo,tố giácvề tội phạm đồng thời quy định về trách nhiệm của VKS trong kiểm sátviệc giảiquyết của CQĐT đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố.

Trang 33

Điều 4 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: "Viện kiểm sát nhândân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:a) Việc tiếp nhận, giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hìnhsự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáotrong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúngquy định của pháp luật”[23, Điều 4].

Với những quy định nêu trên công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo,tốgiác về tội phạm của VKSND đã đạt được những kết quả nhất định, gópphầnthực hiện tốt chức năng của ngành trong việc chống oan sai, bỏ lọt tộiphạm.Nhiều VKSND các cấp đã chủ động đề ra những biện pháp, phương thứcđểnắm được các tin báo, tố giác về tội phạm của CQĐT Một số VKSđịaphương đã chủ trì xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong công táctiếpnhận, phân loại xử lý, giải quyết, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,tạo mốiquan hệ chặt chẽ giữa CQĐT, VKS và các cơ quan chức năng khác,tạo điềukiện cho nhau hoàn thanh tốt nhiệm vụ trên cơ

1.2.1 Quy định về chủ thể, đối tượngcủa kiểm sát việcgiải quyết tin báo,tố giác về tội phạm

 Về chủ thể của hoạt động kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác vềtội phạm

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, kiểm sát là hoạt động riêng cócủa cơ quan kiểm sát, một cơ quan Hiến định VKS là một loại cơ quan Nhànước, do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) lập ra để kiểm soátquyền lực Cơ quan này, theo ý tưởng của những người thiết kế ra nó, chính làcơ quan thay thế cho một số cơ quan kiểm soát quyền lực độc lập như Thanh

Trang 34

tra Nghị viện, Thanh tra Nhà nước… Theo các Hiến pháp trước đây, tuy Quốchội lập ra rất nhiều cơ quan, nhưng duy nhất chỉ có VKS mới được trao quyềnkiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thật ra, khilập VKSND ở nước ta, theo mô hình VKS các nước xã hội chủ nghĩa, nhiệmvụ trọng tâm của cơ quan độc lập này là tập trung kiểm sát việc tuân theopháp luật của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước - cơ quan hành pháp, dođó trước đây VKS có chức năng “kiểm sát chung” cả về tư pháp lẫn hànhchính Tuy nhiên, đến năm 2001, với Nghị quyết của Quốc hội khoá X- Nghịquyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 thì chức năngkiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND nước ta bị thu hẹp đáng kể.Giờ đây, VKSND chỉ thực hiện kiểm sát hoạt động tư pháp Tuy chưa có giảithích chính thức nào về nội dung kiểm sát hoạt động tư pháp, nhưng thực tiễnlập pháp và thực hiện pháp luật thời gian qua cho thấy, kiểm sát hoạt động tưpháp được nhìn nhận như là kiểm sát tố tụng tư pháp, tức là kiểm sát khôngchỉ quá trình xét xử mà còn là quá trình điều tra và thi hành án Đây là chứcnăng đặc thù của VKS cùng với chức năng thực hành quyền công tố, tạo cơ sởpháp lý vững chắc để VKS thực hiện tốt chức năng, vai trò và quyền hạn củamình trong quá trình bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo về quyền conngười và quyền công dân.

Như vậy, VKSND là một cơ quan thuộc hệ thống tổ chức bộ máy Nhànước với chức năng Hiến định là: VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sáthoạt động tư pháp.

Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: VKSND là cơ quan thực hànhquyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam VKSND có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệquyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần

Trang 35

bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trên cơ sở phân cấp tổ chức theo quy định của Luật tổ chức VKSND2014 (gồm 04 cấp: VKSND tối cao, cấp cao, cấp tỉnh và cấp huyện), VKSNDthực hiện chức năng kiểm sát theo thẩm quyền được pháp luật quy định, đảmbảo cho các nguồn thông tin về tội phạm được tiếp nhận, xử lý và giải quyếtđúng quy định, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

 Đối tượng của hoạt động kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác vềtội phạm

VKS thực hiện công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết của cơ quancó thẩm quyền điều tra đối với tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tốnhằm đảm bảo cho mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đềuphải được tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, xử lý kịp thời, không để lọt tội phạmvà người phạm tội, không làm oan người vô tội Ngoài ra công tác kiểm sátcòn nhằm mục đích đảm bảo cho việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tộiphạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT phải khách quan, toàn diện, đầy đủ,chính xác, kịp thời, đúng pháp luật, những vi phạm pháp luật trong công tácnày phải được phát hiện, khắc phục và xử lý nghiêm minh.

Căn cứ vào khái niệm đã nêu có thể nhận thấy rõ đối tượng của công táckiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởitố có thể được hiểu là việc tuân theo pháp luật tố tụng hình sự của cá nhân, cơquan có thẩm quyền trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tộiphạm và kiến nghị khởi tố.

Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017 quy định Cơ quan, tổ chứccó trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm như sau

“1 Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tộiphạm:

a) Cơ quan điều tra;

Trang 36

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;c) Viện kiểm sát các cấp;

d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luậtTố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an,Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chứckhác.”[1, khoản 1 Điều 5]

Về thẩm quyền giải quyết Thông tư liên tịch số 01/2017 quy định tạikhoản 2 Điều 5: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm bao gồm:

“Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội Anninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộcthành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công ancấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩmquyền điều tra của mình.

Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợpphát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểmtra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạmmà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơquan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêucầu mà không được khắc phục.Như vậy, pháp luật hiện hành quy định tráchnhiệm tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tốđược chia thành hai nhóm gồm hệ thống CQĐT và các cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.”[1, khoản 2 Điều 5]

Luật tổ chức CQĐT hình sự 2015 quy định hệ thống CQĐT bao gồm:CQĐT của Công an nhân dân, CQĐT trong Quân đội nhân dân, CQĐT củaVKSND tối cao Đây là các cơ quan được phân công nhiệm vụ điều trachuyên trách tức hoạt động điều tra là hoạt động chính được phân công, bao

Trang 37

gồm cả việc tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết các tố giác, tin báo tội phạmvà kiến nghị khởi tố.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Các cơ quan của Hải quan; Các cơ quancủa Kiểm lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển; Các cơ quan củaKiểm ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân và Các cơ quan khác trongQuân đội nhân dân.

Xét ở góc độ hoạt động điều tra trong các vụ án hình sự, thì các cơ quannày không phải là cơ quan chuyên trách mà là các cơ quan quản lý hành chínhtrong lĩnh vực được phân công Do vậy, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lýcủa mình mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành viphạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạtđộng kiểm tra, xác minh và điều tra theo quy định của BLTTHS hiện hànhnhư khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKScó thẩm quyền,…

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này rất ít khi được các cơ quan nàytiến hành Phần lớn các cơ quan này chỉ thực hiện việc tiếp nhận thông tin, lấylời khai ban đầu và sau đó là thông báo và chuyển toàn bộ hồ sơ đến CQĐTcó thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết theo thủ tục tiếp nhận tin báo tội phạm.Bên cạnh việc quy định trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyếtcủa các cơ quan, pháp luật cũng đồng thời quy định nhiệm vụ và quyền hạncủa những người trực tiếp thực hiện các hoạt động tương ứng trong hệ thốngcác cơ quan nói trên như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, ĐTV, Việntrưởng, Phó viện trưởng, KSV, Kiểm tra viên,

Về phạm vi thực hiện các hoạt động kiểm sát, Điều 11 Thông tư liên tịch

số 01 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được

Trang 38

Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này, Viện trưởngViện kiểm sát trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố,kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc ra Quyết định phân côngPhó Viện trưởng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểmsát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàgửi ngay một bản cho Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành một số hoạt động điều tra đã ra Quyết định phân công giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã rõ về dấu hiệucủa tội phạm mà Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự thì Việntrưởng Viện kiểm sát trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực hành quyềncông tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, phân công Kiểm sát viên, Kiểm traviên hoặc ra Quyết định phân công Phó Viện trưởng tổ chức, chỉ đạo hoạtđộng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra theo quy địnhcủa Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.”[1, Điều 11]

Đây là quy định khởi đầu cho giới hạn phạm vi công tác kiểm sát việcgiải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Điều 14 thông tư 01 quy định : “Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cho Việnkiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại các điều 148, 154, 158Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”[1, Điều 14]

Trang 39

Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành không quy định cụ thể phạm vi côngtác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố, nhưng căn cứ nội dung quy định trên có thể thấy phạm vi nàybắt đầu từ khi CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra có thẩm quyền thông báo về việc tiếp nhận cho VKS đến khi raquyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự và ban hành thông báokết quả giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

1.2.2 Quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn kiểm sát việc giải quyếttinbáo, tố giác về tội phạm

 Kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại tin báo, tố giác về tội phạm

CQĐT, VKS có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tộiphạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nướcchuyển đến VKS có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận choCQĐT có thẩm quyền CQĐT trong Công an nhân dân và VKS các cấp phảitổ chức trực ban hình sự để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạmvà kiến nghị khởi tố; phân loại và chuyển ngay cho các đơn vị có thẩm quyềngiải quyết Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơquan và thông báo rộng rãi để mọi người biết CQĐT trong Quân đội nhândân, Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sátbiển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đượcgiao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phân công cán bộ để tiếpnhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Các cơ quan, tổ chứckhác có trách nhiệm tiếp nhận mọi tố giác về tội phạm.

CQĐT, VKS, Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lựclượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân độinhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được

Trang 40

tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố qua đơn thư, công văn kiếnnghị hoặc nêu trên phương tiện thông tin đại chúng thì phải tiếp nhận và vàosổ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố Nếu cá nhântrực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đếnbáo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.Nếu cá nhân tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức báo tin về tộiphạm qua điện thoại, các phương tiện thông tin khác thì phải tiếp nhận và ghivào sổ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nếu là tinquan trọng hoặc thấy cần thiết thì có thể ghi âm, ghi hình Trường hợp ngườiphạm tội đến tự thú thì phải lập biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú.

Trên cơ sở kế thừa và bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về côngtác tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, BLTTHS năm2015 quy định: Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải đượctiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếpnhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố.

Về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,BLHS 2015 quy định: Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tinvề tội phạm, kiến nghị khởi tố thì CQĐT, Viện kiểm sát, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền phải lập biênbản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âmthanh việc tiếp nhận Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khácthì ghi vào sổ tiếp nhận.

Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốkhông thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì CQĐT, cơ quan được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố

Ngày đăng: 14/07/2024, 15:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số liệu tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố VKS thụ lý kiểm sát từ 2016 đến 2021 - Luan van ths
Bảng 2.1. Số liệu tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố VKS thụ lý kiểm sát từ 2016 đến 2021 (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w