1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng v i lênin về chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và định hướng vận dụng ở việt nam hiện nay

227 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 3 MỤC LỤCTrangTRANG PHỤ BÌALỜI CAM ĐOANMỤC LỤCDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊNQUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 101.1.Các công trình nghiên cứu t

Trang 2

của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận ánlà trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌALỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1.Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài 101.2.Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước 171.3.Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯTƯỞNG V.I.LÊNIN VỀ CHÍNH TRỊ TRONG THỜI

2.1.Quan niệm chính trị và tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong

2.2. Cơ sở lý luận hình thành, phát triển tư tưởng V.I.Lênin về

chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội372.3. Cơ sở thực tiễn hình thành, phát triển tư tưởng V.I.Lênin

về chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội51

Chương 3: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG V.I.LÊNINVỀ CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN

3.1.Nội dung cơ bản tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong thời

3.2.Giá trị tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong thời kỳ quá độ

Chương 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNGTƯ TƯỞNG V.I.LÊNIN VỀ CHÍNH TRỊ TRONGTHỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở

4.1.Yếu tố tác động đến vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về chính trị

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay1224.2.Nội dung định hướng vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về chính trị

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Chính trị là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội luôn gắn liền với vấnđề giai cấp và nhà nước Theo quan điểm của C.Mác, Ph.Ăgghen, sau khi giànhđược chính quyền, GCCN giữ địa vị thống trị xã hội, nắm giữ và sử dụng quyềnlực nhà nước để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình và NDLĐ, bảo vệ lợi ích cho sốđông trong xã hội, đồng thời thực hiện chuyên chính với sự phản kháng của thiểusố giai cấp bóc lột Vấn đề chính trị trong TKQĐ lên CNXH mà trọng tâm là nhànước vô sản là điều kiện tiên quyết, là nguyên tắc tối cao của cách mạng XHCN.Thông qua hoạt động chính trị mà công cụ chủ yếu là nhà nước, GCCN vàNDLĐ tổ chức phát triển toàn diện đời sống xã hội theo mục tiêu XHCN.

Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin(1870 - 1924) đã phát triển toàn diện tư tưởng về chính trị trong TKQĐ lênCNXH Ông đã làm sáng tỏ mối quan hệ chính trị và kết cấu chính trị, vấn đềgiai cấp và nhà nước, trong đó cho rằng, vấn đề chính trị trước hết là phải“nắm lấy cái căn bản nhất trong chính trị: tức là việc tổ chức chính quyền nhànước” [45, tr.302] Đó là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, là điều kiệnvà mục tiêu hàng đầu của cách mạng XHCN Tư tưởng đó không chỉ có giátrị lý luận sâu sắc mà còn có giá trị thực tiễn to lớn, không chỉ có giá trị lịchsử mà còn có giá trị thời đại, đến nay nhiều tư tưởng vẫn còn nguyên giá trị,có ý nghĩa thời sự cấp bách.

Thực tiễn lịch sử nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 đãchứng minh, nếu không có bộ máy nhà nước vững mạnh thì không thể vượt quanhững khó khăn trong chiến tranh vệ quốc và xây dựng CNXH Chính sức mạnhcủa bộ máy ấy đã huy động được đông đảo nhân dân Liên Xô và nhân loạitiến bộ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, đưa loài người thoát khỏi họadiệt chủng, tạo nên những thành tựu, những giá trị cao đẹp của CNXH Thếnhưng, CNXH hiện thực đã rơi vào khủng hoảng và sụp đổ ở Liên Xô vàĐông Âu Sự sụp đổ đó do nhiều nguyên nhân, trong đó trực tiếp, chủ yếu

Trang 6

nhất là do những sai lầm của Đảng Cộng sản, Nhà nước XHCN đã khôngbảo vệ được nền tảng tư tưởng của Đảng, không xây dựng được nhà nướcXHCN vững mạnh, xa rời những nguyên lý cơ bản của V.I.Lênin về chínhtrị trong TKQĐ lên CNXH

Trung thành và vận dụng sáng tạo tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trongTKQĐ lên CNXH vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhất là trong hơn 35năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “lý luận về đường lốiđổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của ViệtNam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá” [21, tr.103]; hiệulực, hiệu quả hoạt động của HTCT được nâng lên, nền dân chủ XHCN khôngngừng được xây dựng; đời sống chính trị có bước chuyển biến tích cực Tuynhiên, “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa được quan tâmđúng mức, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu; một số vấn đề mới, khó, phứctạp chưa được làm sáng tỏ” [21, tr.90-91]; năng lực và hiệu quả hoạt động củaHTCT chưa ngang tầm nhiệm vụ; “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồntại, có mặt còn gay gắt hơn”; “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộcũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp Các thế lực thù địchtiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta” [21, tr.108]…niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ có mặt bị giảm sút, ảnh hưởngtrực tiếp đến sự tồn vong của chế độ.

Hiện nay, thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam có những đặc điểm khác,bối cảnh quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, khó dựbáo Nhiều vấn đề mới nảy sinh nhất là về chính trị như: xây dựng Đảng theo tưtưởng V.I.Lênin trong điều kiện kinh tế thị trường; Đảng lãnh đạo với Nhà nướcpháp quyền XHCN; kiểm soát quyền lực trong Đảng, đấu tranh làm trong sạchnội bộ Đảng, Nhà nước, HTCT; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa;vấn đề mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân… Điều đó đòi hỏi phảinhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc hơn tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong

Trang 7

TKQĐ lên CNXH, nhất là một số luận điểm đã bị lịch sử vượt qua, cần có sự bổsung, phát triển phù hợp với sự vận động, phát triển của thực tiễn hiện nay.

Vì vậy, nghiên cứu Tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý luận

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo cứu, khái quát giá trị các công trình khoa học nghiên cứu liên quanđến đề tài luận án và xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu;

- Xây dựng quan niệm tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH;- Phân tích cơ sở khoa học hình thành, phát triển tư tưởng V.I.Lênin vềchính trị trong TKQĐ lên CNXH;

- Phân tích nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng V.I.Lênin về chínhtrị trong TKQĐ lên CNXH;

- Khái quát, phân tích yếu tố tác động và định hướng vận dụng tư tưởngV.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của

tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH, gồm: quan niệm, tính tấtyếu, đặc điểm, nội dung, nhiệm vụ chính trị chủ yếu trong TKQĐ lên CNXH Trêncơ sở đó, luận án đề xuất định hướng vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trongTKQĐ lên CNXH vào Việt Nam hiện nay.

Trang 8

Về thời gian: Nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin trong thời kỳ trước

và sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đến năm 1924; đồng thờinghiên cứu sự vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lênCNXH trên thế giới và ở Việt Nam từ sau khi V.I.Lênin mất đến nay

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vềhình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, trực tiếp là quan điểm chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị trong TKQĐ lên CNXH,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị trong TKQĐ lên CNXHở Việt Nam.

Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động cách mạng và nghiên cứu lý luận của V.I.Lênin từtrước và sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đến năm 1924; thựctiễn xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1991 và thực tiễn đổimới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đ ề tài sửdụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành như:Phương pháp kết hợp logic - lịch sử; hệ thống - cấu trúc; nghiên cứu tác phẩmkinh điển chủ nghĩa xã hội khoa học; phương pháp phân tích - tổng hợp, trongđó chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp lịch sử, kết hợp logic - lịch sử: sử dụng trong nghiên cứu nhiều

nội dung của luận án, trong đó chủ yếu sử dụng để luận giải cơ sở hình thành, pháttriển, nội dung, giá trị tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH.

Phương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển: sử dụng chủ yếu trong tiếp

cận, thống kê, khai thác và làm rõ những luận điểm của các nhà kinh điển

Phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp: sử dụng xuyên suốt

quá trình nghiên cứu, từ khi hình thành ý tưởng đến khi hoàn thiện luận án.

Trang 9

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án làm rõ cơ sở khoa học hình thành, phát triển tư tưởngV.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH.

Khái quát, làm rõ nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng V.I.Lênin vềchính trị trong TKQĐ lên CNXH

Phân tích yếu tố tác động và đề xuất định hướng vận dụng tư tưởngV.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Góp phần làm sáng tỏ thêm những nội dung cơ bản của tư tưởngV.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH, qua đó tiếp tục khẳng địnhbản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị trongTKQĐ lên CNXH và việc vận dụng tư tưởng này ở Việt Nam hiện nay.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần cung cấp thêm nhữngluận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước trong vận dụng tư tưởng V.I.Lênin vềchính trị trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta hiện nay, đồng thời luận án có thểdùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các nhà trườngtrong và ngoài quân đội về các nội dung có liên quan.

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục côngtrình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục.

Trang 10

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về chính trị và thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội

Chính trị là một lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm với cácgóc độ tiếp cận khác nhau, trong đó có một số công trình đáng chú ý như:

Charles de Secondat Montesquieu (1748), Bàn về tinh thần pháp luật

[155], cuốn sách đã nghiên cứu các lý thuyết, các tư tưởng về tổ chức và thựcthi quyền lực đối với sự phát triển của các quốc gia, từ đó khẳng định thể chếchính trị là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hoặc thấtbại của đất nước Đặc biệt, tác giả đã bàn luận về cách thức kiểm soát quyềnlực nhà nước và cho rằng, cách tốt nhất để kiểm soát quyền lực nhà nước làphải dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực Theo tác giả, phải phân chia bộmáy nhà nước thành ba quyền độc lập là: lập pháp, hành pháp và tư pháp; từđó sử dụng quyền lực trong các bộ phận cấu thành đó để kiểm soát quyền lực.Đây là tư tưởng độc đáo, bảo đảm cho không một tổ chức, cá nhân nào nằmngoài sự kiểm soát quyền lực

Noam Chomsky (2012), Nhận diện quyền lực [13], cuốn sách là một

công trình đồ sộ được trình bày dưới dạng hỏi đáp về các sự kiện chính trịtrên thế giới Thông qua các bài nói chuyện, thuyết trình, tọa đàm, phỏng vấngiới thiệu chuỗi các chủ đề từ hoạt động của các phương tiện truyền thônghiện đại đến toàn cầu hóa, từ hệ thống giáo dục đến các cuộc khủng hoảngmôi trường, từ sự phát triển các tổ hợp công nghiệp quân sự đến chiến lượccủa các nhà hoạt động chính trị… được thể hiện qua lăng kính tư duy tích hợpcủa nhà tư tưởng Chomsky để đánh giá về thế giới đương đại và nhận diệnquyền lực Qua sự tổng kết thực tiễn bằng hệ thống luận cứ cụ thể, tác giả đã

Trang 11

bàn luận về các vấn đề tư tưởng, ý thức hệ, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáodục, khoa học đương đại ở nước Mỹ và trên thế giới Trong đó tác giả đã tậptrung bàn về phương thức cầm quyền, soi rọi các giá trị dân chủ, lòng khoadung, tính công khai minh bạch, quyền tự do, quyền con người.

Martin Loughlin, John P McCormick, và Neil Walker (2013), The

three branches: a comparative model of separation of powers (Ba nhánh của

quyền lực: mô hình so sánh về phân chia các quyền) [179], cuốn sách đãnghiên cứu vấn đề phân chia quyền lực trong tổ chức quyền lực nhà nước,trong đó đã đề cập đến các vấn đề quan trọng như: lý thuyết về hiến pháp vàtriết lý chính trị; các mô hình tổ chức quyền lực; tính chính đáng của quyềnlực; các thảo luận liên quan đến nhà nước và quyền lực nhà nước; sự chia sẻquyền lực; vấn đề quyền tự quyết; nguồn gốc của sự phân chia quyền lực;những vấn đề của sự phân chia quyền lực trong nhà nước lập hiện

David Held (2013), Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại [26], cuốn

sách đã trình bày bốn mô hình dân chủ kinh điển: mô hình dân chủ cổ điểnAthens, mô hình dân chủ cộng hòa, mô hình dân chủ tự do và mô hình dânchủ trực tiếp Bốn mô hình này đã xuất hiện trước thế kỷ XX, tiêu biểu chocách thức quản trị quốc gia mà dân chúng có quyền tham gia Theo D Held,về cơ bản, các mô hình dân chủ hiện đại đều có nền tảng là dân chủ tự do vàsự kiểm soát đối với chính phủ là cần thiết Điểm cốt lõi trong mô hình dânchủ mà Held đề xuất cho giai đoạn hiện nay là khái niệm “tự trị dân chủ”, tựtrị vừa hàm nghĩa tự do cá nhân vừa hàm nghĩa các cá nhân có quyền và tráchnhiệm ngang nhau đối với tổ chức cộng đồng, đảm bảo họ có đủ điều kiệntheo đuổi các kế hoạch của mình Tự trị dân chủ đòi hỏi phải có những thiếtchế để không những giới hạn quyền lực của kẻ mạnh, bao gồm cả nhà nước,theo đòi hỏi của những nhà dân chủ tự do mà còn phải đảm bảo các cá nhânđược bình đẳng tham gia vào quá trình tranh luận và thảo luận công khai vềcác vấn đề cấp bách của xã hội như những nhà dân chủ thảo luận đòi hỏi

Trang 12

Josheph S.Nye, Jr (2017), Quyền lực mềm ý niệm mới về thành công

trong chính trị thế giới [32], cuốn sách đã nghiên cứu những biến đổi của

quyền lực mềm ở một số nước của châu Á, châu Âu và đặc biệt là ở Mỹ tronghơn một thập niên qua Cuốn sách gồm 5 chương đề cập các vấn đề như: bốicảnh thay đổi quyền lực trong chính trị quốc tế; lý do tại sao quyền lực mềmtrở nên quan trọng hơn so với quá khứ; khảo sát các nguồn quyền lực mềmcủa Mỹ; quyền lực mềm của các nước khác và những người hoạt động phichính phủ; cách vận dụng quyền lực mềm thông qua ngoại giao công chúng; ýnghĩa của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sau hậu quả của chiến tranh Iraq.Theo tác giả, quyền lực mềm là loại quyền lực phát ra từ sự hấp dẫn hơn là sựép buộc hoặc đe dọa bị “thanh toán”, nó phát sinh từ sự hấp dẫn của nền vănhóa, lý tưởng chính trị và các chính sách của quốc gia Do đó, so với việc nắmquyền và thực hiện quyền lực thì việc “chinh phục trái tim và khối óc luôn làđiều quan trọng” [32, tr.19].

DK (2019), Chính trị - Khái lược những tư tưởng lớn [16], cuốn sách

đã đề cập đến tư tưởng chính trị cổ đại, trung cổ, lý tính và khai sáng; các tưtưởng cách mạng; sự trỗi dậy của quần chúng; sự đụng độ của các hệ tưtưởng; chính trị thời hậu chiến (1945 - đến nay) Thông qua những câu hỏi vàhình ảnh minh họa sinh động, cuốn sách đã luận giải những vấn đề về chế độchính trị, giải thích các tư tưởng như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủnghĩa tự do…; luận giải tầm quan trọng của cá nhân trong cách thức tổ chứcxã hội, chỉ rõ quyền và trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội Đồng thời,cuốn sách đề cập đến vấn đề chiến tranh và giải quyết xung đột trong xã hộicùng với những bài học liên quan đến xây dựng hòa bình, thịnh vượng chocon người, cách thức tổ chức xã hội, cách thức cai trị, tầm quan trọng của cánhân, trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội Đặc biệt, khi bàn về hệ tưtưởng chủ nghĩa cộng sản, cuốn sách đã cho rằng: “Theo học thuyết củaMarx, theo sau cách mạng phải là “chế độ chuyên chính vô sản”, khi người

Trang 13

lao động giành quyền kiểm soát các phương tiện sản xuất” [16, tr.242] Tuynhiên, sau cái chết của V.I.Lênin năm 1924, nhà nước quan liêu chuyên chếcủa Joseph Stalin áp đặt chế độ độc tài lên toàn xã hội Liên Xô, “tinh thần dânchủ trong nội bộ đảng và hệ thống dân chủ xô viết - nền tảng của chủ nghĩaBolshevik - đã bị xóa bỏ trong một số chính đảng cộng sản trên khắp thế giới”[16, tr.243] Tuy các bài viết trong cuốn sách hết sức ngắn gọn nhưng đã đềcập được những tư tưởng chính trị lớn trong lịch sử, chỉ ra đúng sai của cácchế độ chính trị một cách tương đối khách quan.

Thời kỳ quá độ lên CNXH là vấn đề lý luận và thực tiễn được một sốnhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu như:

Kornai Jánnos (2002), Hệ thống xã hội chủ nghĩa [31], cuốn sách đã

khái quát quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người; từ đó tập trungnghiên cứu làm rõ mô hình tổ chức xã hội TKQĐ, mô hình nhà nước Xô viết.Tác giả tiếp cận đa chiếu các sự kiện chính trị; tham khảo, nghiên cứu cả lýluận của C.Mác và các lý thuyết của nhiều học giả phương Tây Với nhiềulát cắt khác nhau, nội dung cuốn sách thể hiện rõ tư duy mới trong lý luận vềTKQĐ, trong đó tác giả cho rằng, mô hình tổ chức xã hội theo kiểu Stalin làkhông phù hợp, “bản thân hệ thống này sản sinh ra những mâu thuẫn nội tạikhông thể giải quyết được” và “sự phát triển và phân rã cũng như sự tàn lụicủa hệ thống xã hội chủ nghĩa là hiện tượng kinh tế và chính trị quan trọngnhất của thế kỷ 20” [31, tr.18-19] Từ đó, tác giả cho rằng : “Hệ thống hậuXHCN vẫn còn sống một thời gian dài trong một hệ thống nhị nguyên đặcthù kỳ lạ Đó là một hệ thống “hỗn hợp”, trong đó có nhiều nhân tố của xãhội XHCN và TBCN cùng tồn tại và đan xen nhau” [31, tr.594]

Lưu Quốc Quang (2012), “Mâu thuẫn và đặc trưng bản chất trong giaiđoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” [ 161], bài viết đã tập trung phân tích mâuthuẫn và đặc trưng bản chất trong trong giai đoạn đầu của CNXH ở Trungquốc Theo tác giả, trong giai đoạn này ở Trung Quốc xuất hiện mâu thuẫn

Trang 14

giữa nhu cầu vật chất, văn hóa ngày càng tăng của nhân dân với lực lượng sảnxuất lạc hậu Trước mâu thuẫn chủ yếu đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đãquyết định chuyển trọng tâm công tác sang xây dựng kinh tế, tập trung tăngtăng thực lực kinh tế, bảo đảm cho nhân dân được hưởng thành quả của sựphát triển Từ đó, tác giả đã dựa vào quan điểm của Đặng Tiểu Bình để luậngiải đặc trưng bản chất của CNXH Theo đó, “Trong giai đoạn đầu củaCNXH, ngoài nhân tố chủ đạo của CNXH bao gồm chế độ công hữu và phânphối theo lao động, còn phải cho phép tồn tại các nhân tố của CNTB như chếđộ tư hữu và phân phối theo tư bản”

Thích Nghĩa Minh (2015), “Nội hàm lý luận trong khái niệm “Thời kỳquá độ” của Mao Trạch Đông sau Đại hội VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc”[154], theo bài viết Đại hội lần thứ VIII (9/1956) của Đảng Cộng sản Trungquốc tuyên bố: “Chế độ xã hội của chủ nghĩa xã hội đã cơ bản được xây dựngtại Trung Quốc” nhưng Đại hội không tuyên bố kết thúc thời kỳ quá độ màsau đó vẫn tiếp tục được sử dụng Từ đó bài viết tập trung luận giải ba vấn đề:mượn khái niệm “Thời kỳ quá độ” để cho thấy, cơ sở vật chất của CNXH ởTrung Quốc vẫn rất mỏng; sử dụng khái niệm “Thời kỳ quá độ” để giải thích,chế độ XHCN mới thành lập cần có một quá trình không ngừng hoàn thiện vàcủng cố; sử dụng khái niệm “Thời kỳ quá độ” để nhấn mạnh, sau khi bướcđầu thiết lập xã hội XHCN, đấu tranh giai cấp và mâu thuẫn giai cấp, đặc biệtlà mâu thuẫn về hình thái ý thức vẫn tồn tại Tác giả cho rằng, “ Ba tầng nộihàm lý luận trong khái niệm “Thời kỳ quá độ” nêu trên của Mao Trạch Đôngcó sự đan xen giữa chính xác và sai lầm” Ông đã chính xác khi cho rằng, saukhi xây dựng xã hội XHCN, nhiệm vụ trung tâm phải chuyển sang xây dựngnhưng sai lầm ở chỗ phải xây dựng như thế nào; chính xác khi cho rằng cómột quá trình lịch sử từ chưa hoàn thiện, thiếu vững chắc đến khá hoàn thiện,khá vững chắc nhưng sai lầm ở chỗ không xác định được mục tiêu, con đườngthực hiện; chính xác khi cho rằng thời kỳ này tồn tại mâu thuẫn giai cấp ở

Trang 15

phạm vi nhất định nhưng sai lầm lớn ở chỗ đánh giá mâu thuẫn để dẫn đến sựbùng phát của thảm kịch “đại cách mạng văn hóa”

1.1.2 Các công trình nghiên cứu tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Những năm gần đây ở nước ngoài không có các công trình chuyên biệtnghiên cứu tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH Tuynhiên trong một số công trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa Mác -Lênin đã đề cập đến vấn đề này, đáng chú ý là một số công trình sau:

Lương Thụ Phát (2003), Lịch sử Chủ nghĩa Mác, tập III [157], cuốn sách

đã trình bày sự phát triển và vận mệnh của chủ nghĩa Mác trong giai đoạnCách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đến những năm 50 của thế kỷ XX, coiđây là giai đoạn chủ nghĩa Mác có sự đóng góp to lớn trong việc mở ra một kỷnguyên mới của lịch sử loài người Các tác giả cho rằng, trên cơ sở quan điểmcủa C.Mác và Ph.Ăngghen về xã hội tương lai, V.I.Lênin đã suy nghĩ vềnhững đặc thù của nước Nga và con đường cách mạng XHCN ở nước Ngacũng như những nước lạc hậu về kinh tế - xã hội, từ đó có nhiều bổ sung, pháttriển về lý luận, đặc biệt là lý luận về chuyên chính vô sản và nhà nước dânchủ XHCN; phê phán trào lưu tư tưởng phục hồi CNTB và khắc phục tìnhtrạng lạc hậu về lý luận Sự trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận của chủnghĩa Mác đã góp phần tạo dựng nhanh chóng cơ sở vật chất kỹ thuật củaCNXH, biến đổi tình trạng lạc hậu về kinh tế, văn hóa ở Liên Xô và các nướcĐông Âu, đánh thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Tiêu Phong (2004), Hai chủ nghĩa một trăm năm [158], cuốn sách

đã khảo cứu, tái hiện và so sánh sự vận động, phát triển và khủng hoảngcủa hai chủ nghĩa lớn nhất trong một trăm năm: CNXH và CNTB Quaphân tích những “vấp váp”, đổ vỡ chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu do“tư duy mới” của Gorbachov và những thành công bước đầu của cải cáchở Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam, những sai lầm và kinh nghiệm xây

Trang 16

dựng Đảng trong TKQĐ lên CNXH ở một số nước, tác giả cho rằng, mộttrong những bài học quan trọng là phải vận dụng sáng tạo và phát triển lýluận của chủ nghĩa Mác - Lênin đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Tuynhiên, trong cuốn sách chưa đề cập đầy đủ, sâu sắc những nội dung lýluận về TKQĐ lên CNXH của C.Mác, V.I.Lênin.

Trung Thanh Âm (2012), China's Political System (Hệ thống chính trị của

Trung Quốc) [178], cuốn sách đã phân tích, đánh giá toàn diện vệ HTCT ởTrung Quốc; tập trung làm rõ những thành tựu trong quá trình đổi mới HTCT cảvề kết cấu và mối quan hệ của các bộ phận cấu thành Từ đó, khẳng định vị trí,vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung quốc đối với HTCT, làm rõ tính ưuviệt, bản chất dân chủ, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT; đồng thờicũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của HTCT, nhất là những tồn tại trong quản lýnhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước Trong đó, tác giả cho rằng, cách thứctổ chức quyền lực có mức độ dân chủ cao được thể hiện rõ trong bầu cử; cáchthức tổ chức HTCT đã phát huy tốt chế độ đại biểu dân cử, hợp tác đa đảng trongtổ chức và thực thi quyền lực chính trị là vấn đề quan trọng trong thực thi quyềnlực, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Kim Dân Khanh (2018), “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác là quá trìnhtác động lẫn nhau của nhiều yếu tố, kết hợp tự chủ sáng tạo” [33], bài viết chorằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần không ngừng thúc đẩy Trung Quốc hóachủ nghĩa Mác, ngăn chặn chủ nghĩa giáo điều khi vận dụng chủ nghĩa Mác.Thích ứng với thay đổi của thời đạ và điều kiện cụ thể của đất nước để giảiquyết tốt mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác với quần chúng nhân dân, nếu táchkhỏi nhân dân không được nhân dân ủng hộ, Do đó, cầ kiên trì tôn chỉ toàntâm toàn ý phục vụ nhân dân, kiên trì lấy dân làm gốc, quán triệt đường lốiquân chúng của Đảng, vì lợi ích căn bản của nhân dân Đảng Cộng sản TrungQuốc cần nắm chắc lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác về giai đoạn đầuCNXH, từ đó phát hiện, đề xuất, phân tích và giải quyết vấn đề thực tiễn làvấn đề cơ bản để Trung quốc xây dựng thành công CNXH.

Trang 17

Quách Trung Nghĩa (2022), “Sự chuyển đổi quan điểm chủ nghĩa duy vậtlịch sử và logic lịch sử của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” [ 156], bàiviết đã cho rằng, các tác phẩm kinh điển coi đấu tranh giai cấp và phương thứcsản xuất là nguồn gốc, nguyên nhân chính thúc đẩy thay đổi lịch sử Chủ nghĩaduy vật có ba lôgic lớn: sự tiến hóa của chế độ chính trị, sự thay đổi củaphương thức sản xuất và sự phát triển của con người Từ lôgic này, tác giả chorằng: “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc chính là hiện thực trực tiếp củaquan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử; thực tiễn của chủ nghĩa xãhội đặc sắc Trung Quốc vĩ đại chính là lịch sử mở rộng của sự thay đổi củalogic phương thức sản xuất và logic phát triển của con người” [156, tr.746].Tác giả cũng cho rằng, “lấy nhân dân làm trung tâm, lấy nhân dân làm chủthể…, niềm tin và sứ mệnh “mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Trung Quốc,mưu cầu hưng thịnh cho dân tộc Trung Hoa” là động lực tinh thần xuyên suốttrên con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” [156, tr.749].

1.2 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về chính trị và thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội

Những năm gần đây ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu vềchính trị, tiêu biểu như:

Ngô Huy Đức, Trịnh Thị Xuyến (2012), Chính trị so sánh từ tiếp cận

hệ thống cấu trúc [23], cuốn sách đã nghiên cứu tiếp cận khoa học về hình

thành cơ sở lý luận phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phùhợp với HTCT của nước ta Từ đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện,đưa ra các kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soátquyền lực nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành HTCT nướcta nhằm góp phần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các luật về tổ chức bộ máynhà nước ở nước ta trong thời gian tới

Lưu Văn Sùng (2016), Các loại hình thể chế chính trị đương đại và

những giá trị tham khảo cho Việt Nam hiện nay [167], cuốn sách cho rằng,

Trang 18

thể chế chính trị là loại hình chế độ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà mỗiquốc gia lựa chọn để quyết định xây dựng những quy định, luật lệ cho mộtchế độ xã hội mà chính phủ nước đó sử dụng để quản lý xã hội Trên thế giớicó nhiều dạng thể chế chính trị khác nhau như: thể chế quân chủ, thể chế cộnghòa, cộng hòa tư sản và cộng hòa vô sản Hiến pháp là văn bản pháp lý caonhất của mỗi nước quy định về loại hình chế độ hay thể chế chính trị củanước đó Cuốn sách đề cập tổng quát toàn bộ tiến trình lịch sử các loại hìnhthể chế chính trị, trong đó đã đề cập đến các lý thuyết phương Tây về các loạihình thể chế chính trị, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh về các loại hình thể chế chính trị; các loại hình thể chế chính trị thếgiới đương đại, làm rõ những giá trị của thể chế cộng hòa; từ đó đưa ra nhữngđánh giá, nhận xét về quá trình hình thành, phát triển, đổi mới và một số kiếnnghị để tiếp tục hoàn thiện thể chế chính trị của nước ta

Nguyễn Văn Giang (2019), “Khái niệm hệ thống chính trị, mô hình tổchức hệ thống chính trị; những yếu tố tác động và quy định mô hình tổ chứccủa hệ thống chính trị” [24], bài viết cho rằng, ở nước ta, GCCN và NDLĐ làchủ thể của quyền lực bởi vậy, HTCT ở nước ta là công cụ thực hiện quyềnlàm chủ của NDLĐ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Bài viếtđã tập trung làm rõ khái niệm HTCT, mô hình tổ chức hệ thống chính trị,những yếu tố tác động và quy định mô hình tổ chức của HTCT Trong đó đãchỉ ra đặc điểm cơ bản của HTCT ở nước ta gồm: (1) các tổ chức trong HTCTở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảngtư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Các quan điểm và nguyên tắc củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong HTCTở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức; (2) hệ thốngchính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; (3) hệthống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trungdân chủ; (4) hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấpcông nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

Trang 19

Lê Minh Quân (2022), “Giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa

Mác - Lênin về chính trị” [163], bài viết cho rằng, giá trị khoa học và cách

mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị thể hiện ở cách tiếp cận trêncơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng; tiếp cận chínhtrị từ hình thái kinh tế - xã hội; chính trị vừa là một khoa học, đồng thời làmột nghệ thuật và chính trị của giai cấp công nhân là chính trị nhân văn,chính trị của sự giải phóng con người Tác giả cho rằng: “Theo quan điểmcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, chính trị là chính trị của một hình thái kinh tế -xã hội nhất định Chính trị luôn có nội dung cụ thể phù hợp với mộtphương thức sản xuất nhất định” [163, tr.28] Vấn đề giành, giữ và thực thiquyền lực chính trị, quyền lực nhà nước với tính cách là vấn đề cơ bản củachính trị; chính trị của giai cấp công nhân là chính trị nhân văn, chính trịcủa sự giải phóng xã hội, giải phóng con người theo quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin trở thành phương pháp, luận cứ khoa học trong đấutranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay.

Đồng thời, có nhiều công trình nghiên cứu về TKQĐ lên CNXH, tiêu

biểu như:

Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông

(2016), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới [160], cuốn sách đã đề

cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình nhận thức về CNXH và conđường đi lên CNXH ở nước ta, nêu lên những thành tựu, hạn chế và nguyênnhân của những thành tựu và hạn chế trong vận dụng quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin thời kỳ đổi mới, cũng như phân tích các yếu tố tác độngđến quá trình xây dựng CNXH ở nước ta trong TKQĐ Công trình cũngnghiên cứu làm rõ những thành tựu và hạn chế trong xây dựng nhà nước phápquyền XHCN, xây dựng và chỉnh đốn Đảng…

Nguyễn Đình Minh, Lê Xuân Thủy (2016), “Thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội - lý luận và thực tiễn” [153], bài viết đã cho rằng, lý luận về

Trang 20

TKQĐ lên CNXH đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu ra mang tính dự báo,được V.I.Lênin phát triển toàn diện, sâu sắc Từ thực tiễn xây dựng CNXH ởnước Nga sau Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin đã luận giải rõ khái niệm,

tính tất yếu, nội dung, hình thức, tính chất… của TKQĐ lên CNXH Trên cơ

sở đó, bài viết đã luận giải, làm rõ sự vận dụng lý luận ấy vào thực tiễn ViệtNam, xem đó là một điển hình của sự vận dụng sáng tạo lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin về TKQĐ lên CNXH vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể điểnhình Mặt khác, chính thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam góp phần phát

triển lý luận, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác

-Lênin về TKQĐ lên CNXH trong điều kiện mới.

Phạm Tất Thắng, Nguyễn Linh Khiếu (2017), Quá độ lên chủ nghĩa xã

hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [170], cuốn sách

đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề về cơ sở lý luận, phương pháp luậnnghiên cứu TKQĐ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN; quan điểm của Mác -Ăngghen và quan điểm V.I.Lênin về quá độ lên CNXH bỏ qua chế độTBCN, coi “Thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sảnchủ nghĩa là một xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, cònmang nặng dấu ấn của xã hội cũ; thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọsang xã hội kia” [ 170, tr.31] Các tác giả cũng luận giải rõ: “Tương ứngvới TKQĐ về kinh tế - xã hội là thời kỳ quá độ về chính trị Nhà nước củaTKQĐ là nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản Thời kỳquá độ là thời kỳ sinh đẻ lâu dài và đau đớn, bao gồm nhiều giai đoạn kếtiếp nhau, liên tục và các điều kiện biến đổi không ngừng” [ 170, tr.31-32].Đồng thời, cuốn sách đã khái quát kinh nghiệm của một số nước quá độ lênCNXH bỏ qua chế độ TBCN; phân tích các nhân tố tác động, những vấn đềđang đặt ra, đề xuất các quan điểm, giải pháp lý luận và thực tiễn nhằmthực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của TKQĐ lên CNXH bỏ qua chếđộ TBCN ở Việt Nam hiện nay

Trang 21

Hội đồng Lý luận Trung ương (2020), 30 năm thực hiện Cương lĩnh

xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [29], cuốn sách

đã đề cập đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, diễn ra trong khoảng thờigian dài, trong đó tập trung làm rõ sự phát triển nhận thức lý luận chung vềCNXH qua 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, bản chất và nội dungcủa thời đại, cục diện và tình hình thế giới; quá trình phát triển nhận thứccủa Đảng, những nội dung đã rõ, những vấn đề cần rút ra và tiếp tục nghiêncứu từ những vấn đề của thời đại; tổng kết những đặc trưng xã hội XHCNvà định hướng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; nhận thức về các mốiquan hệ lớn phản ánh quy luật, tính quy luật của đổi mới, phát triển trêntoàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, quốc phòng, anninh, đối ngoại, dân chủ, đại đoàn kết, xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN, xây dựng Đảng qua 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 Đặc biệt,cuốn sách đã đề cập đến những nội dung đã rõ, những vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu Đây là tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả nghiên cứu kếthừa trong quá trình thực hiện luận án.

Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ

nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [174], cuốn

sách đã phân tích biện chứng, lý giải thấu đáo những câu hỏi lớn về CNXH vàcon đường đi lên CNXH ở Việt Nam, thể hiện rõ và làm sâu sắc thêm bảnchất, giá trị cốt lõi của CNXH Tác giả đã khẳng định: “Chúng ta cần một xãhội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người Và chúng ta cần mộthệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân vàphục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”[174, tr.21-22] Cuốn sách là tài liệu quý, một công trình có tầm khái quát lýluận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng củaĐảng ta về mô hình CNXH Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 22

Nguyễn Phú Trọng (2023), Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến

lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa thời kỳ mới [175], cuốn sách thể hiện tư tưởng nhất quán, xuyên

suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về quan điểm, mục tiêu chỉ đạo,phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Theo Tổng Bíthư, những năm tới tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp,khó đoán định; đất nước sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh và uy tínquốc gia được nâng lên nhưng bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn tồn tại, cómặt gay gắt hơn, tác động trực tiếp, sâu sắc đến quá trình thực hiện nhiệm vụquân sự, quốc phòng đòi hỏi “phải không ngừng chăm lo, củng cố, tăngcường sức mạnh quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xâydựng Quân đội; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩaxã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [175, tr.85].Những quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư góp phần làm sáng tỏ sự phát triểntư duy lý luận của Đảng về đường lối quân sự, quốc phòng, đặc biệt là vai tròlãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng ta đối với sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc XHCN Đó là định hướng quan trọng để tiếp tục xây dựng vàhoàn thiện đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệmvụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

1.2.2 Các công trình nghiên cứu tư tưởng V.I.Lênin về chính trịtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trần Thị Kim Cúc (2010), Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh điển

Chủ nghĩa Mác - Lênin [14], cuốn sách đã tập hợp các bài viết nghiên cứu tư

tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và việc vận dụng nhữngtư tưởng đó trong thực tiễn ngày nay Cuốn sách khẳng định, chủ nghĩa Mác -Lênin ra đời là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng xã hội, làmột lý luận khoa học, hoàn chỉnh, cân đối Những tư tưởng lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin đã có nhiều đóng góp có giá trị to lớn đối với sự phát triển

Trang 23

của tư tưởng nhân loại, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới những hoạt động thựctiễn của các phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới Cuốn sách đã tậptrung làm rõ một số luận điểm của các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác - Lêninvề kinh tế, quản lý nhà nước, về xây dựng đảng, công tác tư tưởng lý luận…Dựa trên những tư tưởng của các nhà kinh điển Mác - Lênin, Đảng ta đã vậndụng sáng tạo một cách khoa học vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam tìm racon đường vận động đi lên cho đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớnvà có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới

Phạm Ngọc Dũng (2011), Quan điểm kinh tế và chính trị về thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội trong một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin [17],

cuốn sách đã giới thiệu quan điểm kinh tế và chính trị trong một số tác phẩmkinh điển Mác - Lênin về TKQĐ lên CNXH và sau cùng là một số tác phẩmchủ yếu của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về quá độ lên CNXH Theo tácgiả, tác phẩm kinh điển Mác - Lênin là những tác phẩm chính luận, phản ánhcác quan điểm và học thuyết về sự phát triển, đặc biệt quy luật phát triểnCNXH từ chủ nghĩa tư bản trên cả ba phương diện có quan hệ biện chứng vớinhau: triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học Theo tác giả,tác phẩm kinh điển Mác - Lênin trên lĩnh vực kinh tế và chính trị là những tácphẩm phản ánh quan điểm và học thuyết về các quy luật chi phối sản xuất vàtrao đổi, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong xã hội loài ngườiqua các hình thái kinh tế - xã hội Cuốn sách đã tập trung làm rõ quan điểmkinh tế và chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở một số tác phẩm tiêu biểu củaC.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin Đây là tài liệu quý để tác giả luận án thamkhảo, làm rõ tư tưởng của V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH.

Nguyễn Văn Thanh (2014), Tư tưởng của Lênin về đấu tranh giai cấp

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội giá trị lịch sử và hiện thực [169],

cuốn sách đã đề cập đến hoàn cảnh ra đời, từ đó tập trung làm rõ tư tưởngV.I.Lênin về tất yếu, điều kiện, nội dung, hình thức, tính chất của cuộc đấu

Trang 24

tranh giai cấp trong TKQĐ lên CNXH Tác giả cho rằng, theo quan điểm củaV.I.Lênin, vấn đề “ai thắng ai” của cuộc đấu tranh giai cấp trong TKQĐ lênCNXH diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, biểu hiện chủyếu sở sự chuyên chính của GCVS đối với sự phản kháng của GCTS Giai cấpvô sản dùng nhà nước vô sản để bảo vệ thành quả cách mạng, thiết lập chế độdân chủ, tổ chức quần chúng nhân dân, sử dụng chính quyền nhà nước phục vụcho lợi ích của mình Từ đó, cuốn sách cũng khẳng định giá trị lịch sử, hiệnthực và định hướng nghiên cứu, vận dụng tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay.

Lê Minh Quân (2014), Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen,

V.I.Lênin và Hồ Chí Minh [162], cuốn sách đã làm rõ một số nội dung cơ bản

trong tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh.Cuốn sách gồm ba phần, tập trung khái quát tư tưởng chính trị của C.Mác,Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh; tổng quan tư tưởng chính trị củaC.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và tư tưởng của các ông về dânchủ và chống quan liêu, tham nhũng và giới thiệu một số tác phẩm củaC.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về chính trị Đồng thời, cuốn sách cũng kháiquát cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển tư tưởng chính trị của chủ nghĩa Mác.Trong đó cuốn sách cho rằng: “Tư tưởng chính trị của V.I.Lênin được hìnhthành và phát triển từ cuộc đời hoạt động cách mạng gian khổ, phong phú củaNgười, gắn bó chặt chẽ với các thời kỳ của phong trào cách mạng của giai cấpvô sản thế giới và của lịch sử cách mạng Nga những năm cuối thế kỷ XIX”[162, tr.33] Công trình là tài liệu quý giá giúp tác giả luận án nghiên cứu làmrõ nội dung tư tưởng của V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Phát triển và vận dụng

sáng tạo di sản tư tưởng V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam [27], kỷ

yếu hội thảo đã đề cập đến di sản tư tưởng của V.I.Lênin, đánh giá khách quannhững cống hiến của V.I.Lênin đối với cách mạng thế giới; từ đó đề cập đến sựvận dụng và phát triển sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam Với cách tiếp cận khác

Trang 25

nhau, các bài viết đã đề cập đến hệ thống quan điểm, tư tưởng của V.I.Lênintrên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học,dân tộc, tôn giáo, văn hóa, xã hội, xây dựng đảng, chính quyền nhà nước… Cáctác giả tập trung làm sáng tỏ các quan điểm, tư tưởng của V.I.Lênin theo từngchủ đề và đề xuất các nội dung, phương pháp vận dụng, phát triển sáng tạo disản tư tưởng của Lênin vào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Lê Thị Thanh Hà (2019), “V.I.Lênin bàn về chuyên chính vô sản và ý

nghĩa đối với Việt Nam hiện nay” [25], bài viết đã cho rằng, V.I.Lênin đã tiếp

thu và phát triển sáng tạo di sản lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen trong điềukiện mới, đồng thời hiện thực hóa di sản lý luận đó trong cách mạng XHCN ởnước Nga Trong hệ thống lý luận đó, “ vấn đề chuyên chính vô sản là mộttrong những lý luận quan trọng nhất, nó được V.I.Lênin kế thừa, vận dụng vàbổ sung trong quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng nước Nga” [25, tr.16].Bài viết đã khái quát ở một số nội dung cơ bản trong tư tưởng của V.I.Lênin về

CCVS bao gồm: tính tất yếu, thực chất, nhiệm vụ của CCVS; liên minh công

nông trong nhà nước CCVS; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo CCVS Theotác giả, trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam cần tiếp tục xây dựng nhà nướcXHCN dưới hình thức dân chủ; phát triển lực lượng sản xuất, đổi mới cơ chếquản lý nhằm tăng năng suất lao động; phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, đồng thời thực hiện tốt liên minh công nông trên cơ sở đảm bảolợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội

Bùi Thị Ngọc Lan, Nguyễn Kim Tôn, Nguyễn Tuấn Anh (2020), Quan

điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản ViệtNam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [132], cuốn sách là kết quả nghiên

cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu tổng kết lý luận của chủnghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đề xuất bổ sung,phát triển vào thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh mới” Từ kết quả nghiên cứu,cuốn sách đã tập hợp các luận điểm về TKQĐ lên CNXH thành 4 phần, tươngứng với quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng

Trang 26

Cộng sản Việt Nam Ở mỗi phần, các luận điểm được sắp xếp theo trật tự thờigian với hai nội dung chính: 1) Tính tất yếu, đặc điểm của TKQĐ lên CNXH;2) Nội dung, nhiệm vụ của TKQĐ lên CNXH Đây là công trình nghiên cứukinh điển về TKQĐ lên CNXH một cách công phu, nghiêm túc, là tài liệu quýđể nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.

Bùi Thị Ngọc Lan (2022), “Quan điểm của V.I.Lênin về xây dựng Đảngvà Nhà nước trong sạch, vững mạnh - Ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng,chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở Việt Nam” [133], bài viết cho rằng,sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, trong bối cảnh nước Nga bước vàoTKQĐ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH với muôn vàn gian khó, V.I.Lênin đặcbiệt coi trọng công tác xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh,hoạt động hiệu quả Bài viết đã tập trung làm rõ quan điểm của V.I.Lênin vềviệc giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng - Nhà nước - nhân dân và xã hội;chỉ rõ tác hại của những suy thoái, tiêu cực trong Đảng và bộ máy Nhà nước;phương thức xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt độnghiệu quả Theo tác giả, những chỉ dẫn của V.I.Lênin đến nay còn nguyên giátrị, do đó công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và HTCT ở nước ta cần đượctăng cường theo tư tưởng, chỉ dẫn của V.I.Lênin.

1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu

1.3.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quanđối với đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng V.I.Lênin về chính trịtrong TKQĐ lên CNXH và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiện nay khá đadạng, có giá trị thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với đề tài luận án.

Về mặt lý luận

Các công trình đã nghiên cứu làm rõ nhiều vấn đề lý luận về chính trị

Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình đã đề cập và làm rõ sự

Trang 27

phát triển tư tưởng chính trị trong lịch sử, khái niệm, bản chất và kết cấu củachính trị, các chủ thể chính trị, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, môhình chính thể, kiểm soát quyền lực, pháp quyền, yếu tố thể chế với văn hóabản địa Đây là những tài liệu quan trọng để tác giả luận án xác định cáchtiếp cận, luận giải các khái niệm có liên quan, làm rõ cơ sở lý luận của tưtưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH.

Các công trình đã nghiên cứu làm rõ một số nội dung của tư tưởngV.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH Nhiều công trình cho rằng, tư

tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH có nội dung rộng vàtoàn diện, trong đó có các tư tưởng chủ yếu như vấn đề chuyên chính vô sản,dân chủ vô sản, đảng kiểu mới của GCCN, giai cấp và đấu tranh giai cấp;chiến lược và sách lược đi lên CNXH… Nhiều công trình chủ yếu nghiêncứu một vấn đề chính trị cụ thể trong tư tưởng của V.I.Lênin, từ đó khẳngđịnh bản chất khoa học, cách mạng và giá trị lịch sử, thời đại của tư tưởngđó Đây là những tài liệu quý được tác giả luận án kế thừa nhằm khái quáthóa, hệ thống hóa và làm rõ nội dung tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trongTKQĐ lên CNXH.

Đồng thời, một số công trình đã nghiên cứu làm rõ sự phát triển tư duy lýluận của Đảng Cộng sản Việt Nam về TKQĐ lên CNXH và chính trị trongTKQĐ lên CNXH Có nhiều công trình đề cập đến sự vận dụng, phát triển quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐlên CNXH ở Việt Nam Sự phát triển lý luận của Đảng được xem xét ở nhiềugóc độ như phát triển lý luận qua các kỳ đại hội Đảng, các thời kỳ lịch sử; pháttriển lý luận về chính trị trong TKQĐ lên CNXH trên các vấn đề cụ thể như lýluận về Đảng lãnh đạo, cầm quyền, Nhà nước pháp quyền XHCN, hệ thốngchính trị XHCN, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, dân chủ XHCN,…Đây là những tài liệu quan trọng giúp tác giả luận án trong việc xác định các

Trang 28

định hướng vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH ởViệt Nam hiện nay.

Một số công trình đã nghiên cứu làm rõ thực tiễn vận dụng tư tưởngcủa V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam Trong nhiều

công trình khoa học, nhất là các công trình tổng kết 30 năm và 35 năm đổimới đất nước đã đánh giá những thành tựu, hạn chế trong xây dựng nềndân chủ XHCN, nhà nước XHCN, xây dựng Đảng; hoạch định và tổ chứcthực hiện đường lối chính sách; xây dựng liên minh công - nông - trí vàkhối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ Tổ quốc XHCN…; từ đó chỉ ranguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong vận dụng tư tưởng V.I.Lênin vềchính trị trong TKQĐ lên CNXH Đây là nguồn tài liệu phong phú giúp tácgiả nghiên cứu làm rõ sự vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về chính trịtrong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.

Một số công trình đã nghiên cứu làm rõ những nhân tố tác động đến vậndụng tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.

Phần lớn các công trình đã nhận diện và phân tích sự tác động của các nhân tốkhách quan và chủ quan đến đổi mới chính trị, xây dựng HTCT, cơ sở chínhtrị - xã hội ở Việt Nam Bên cạnh đó, một số công trình chỉ ra những thuậnlợi, khó khăn, những tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố bên trong và

Trang 29

bên ngoài đến đổi mới chính trị ở Việt Nam, vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam.

-Một số công trình đã nghiên cứu làm rõ yêu cầu, giải pháp vận dụng tưtưởng của V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam Phần

lớn các công trình đều nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu sâu sắc tư tưởngcủa V.I.Lênin về chính trị để có thể vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể,tránh rập khuôn, máy móc hoặc xa rời những nguyên lý cơ bản Đẩy mạnhtổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận; tập trung đổi mới và nâng caohiệu quả, hiệu lực hoạt động của HTCT; xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững; xây dựng và chỉnhđốn Đảng; tăng cường xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN… Các yêucầu, giải pháp có giá trị tham khảo giúp tác giả luận án đề xuất định hướngvận dụng tư tưởng chính trị của V.I.Lênin ở nước ta hiện nay

Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án,tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tư tưởng V.I.Lênin vềchính trị trong TKQĐ lên CNXH và định hướng vận dụng ở Việt Nam hiệnnay với tính cách là một công trình khoa học độc lập Do đó, đề tài luận án có ýnghĩa cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với bất cứ một côngtrình khoa học nào đã được công bố.

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn cơ sở hình thành, phát triển tư

tưởng của V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH Trên cơ sở các tàiliệu, công trình khoa học đã được tổng quan, luận án kế thừa để luận giải rõcơ sở khoa học hình thành, phát triển tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trongTKQĐ lên CNXH, tập trung làm rõ những tiền đề lý luận và những điều kiệnthực tiễn chính trị trên thế giới và ở nước Nga trước và sau Cách mạng ThángMười năm 1917 đến năm 1924.

Trang 30

Thứ hai, nghiên cứu phân tích, làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng

V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH Đây là nội dung chủ yếu màluận án tập trung nghiên cứu làm rõ Trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kinhđiển của V.I.Lênin và kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan, luận án hệthống hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, làm rõ những nội dung cơ bảncủa tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH với các nội dung:quan niệm, tính tất yếu, đặc điểm, nội dung, nhiệm vụ chính trị chủ yếu trongTKQĐ lên CNXH.

Thứ ba, nghiên cứu giá trị của tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong

TKQĐ lên CNXH Từ kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học, nội dung cơ bảncủa tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH, luận án phân tíchlàm rõ giá trị lý luận và thực tiễn, lịch sử và thời đại của tư tưởng này, qua đótiếp tục khẳng định bản chất khoa học, cách mạng và sức sống của những tưtưởng V.I.Lênin trong điều kiện mới hiện nay

Thứ tư, nghiên cứu các yếu tố tác động và đề xuất định hướng vận dụng

tư tưởng của V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta hiệnnay Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, lịch sử và thờiđại có liên quan, luận án phân tích những yếu tố chủ yếu tác động đến vậndụng tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH, từ đó tập trungnghiên cứu đề xuất định hướng vận dụng sáng tạo những nội dung cơ bản củatư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH phù hợp với điều kiệnmới của Việt Nam hiện nay

Trang 31

Kết luận chương 1

Tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH đã được cácnhà khoa học, nhà quản lý ở nước ngoài và trong nước nghiên cứu dưới nhiềugóc độ, phạm vi khác nhau Các công trình có liên quan trực tiếp hoặc giántiếp đến đề tài luận án đã đề cập đến các vấn đề như quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin về chính trị, TKQĐ lên CNXH, tư tưởng V.I.Lênin về chính trịtrong TKQĐ lên CNXH Một số công trình đã nghiên cứu nội dung cụ thểtrong tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH, thực tiễn vậndụng tư tưởng của V.I.Lênin về chính trị trên thế giới và ở Việt Nam, từ đókhẳng định bản chất khoa học, cách mạng và giá trị lịch sử, thời đại của tưtưởng đó, chỉ ra những giá trị phổ biến và đặc thù của CNXH Một số côngtrình nghiên cứu thực tiễn vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trongTKQĐ lên CNXH ở Việt Nam đã khẳng định việc kiên định và vận dụng sángtạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, tư tưởng V.I.Lênin vềchính trị trong TKQĐ lên CNXH nói riêng là đúng đắn; từ đó đề xuất các yêucầu, giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng V.I.Lênin vào điều kiện mới

Những kết quả nghiên cứu đó có giá trị lý luận và thực tiễn rất quantrọng đối với đề tài luận án, không chỉ tạo cơ sở lý luận để tác giả luận án kếthừa xây dựng khung lý luận, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn mà còngợi mở nội dung tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH vàcác định hướng vận dụng tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay Tuy có kế thừakết quả nghiên cứu trên nhưng đề tài luận án có sự chắt lọc nhằm triển khaithực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu một cách độc lập, không trùng lặpvới các công trình khoa học đã công bố.

Trang 32

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG V.I.LÊNINVỀ CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1 Quan niệm chính trị và tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.1.1 Quan niệm về chính trị

Trong lịch sử tư tưởng chính trị thế giới, có nhiều cách hiểu khác nhauvề chính trị Trong tiếng Hy Lạp, thuật ngữ “chính trị” có nguồn gốc từ“polis” nghĩa là “thành bang” Theo đó, chính trị được coi là toàn bộ cácvấn đề liên quan đến công việc chung của thành bang, liên quan đến nhànước Chính trị cũng được hiểu là hoạt động tìm kiếm cách thức giải quyếtmâu thuẫn của con người khi sống chung thành cộng đồng hoặc là thẩm

quyền phân bổ các giá trị xã hội Khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã luận

giải đúng đắn nguồn gốc, bản chất chính trị, coi chính trị là quan hệ giữacác giai cấp trong giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước Khi đó, chínhtrị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, là chính trị của một hình thái kinhtế - xã hội nhất định

Hiện nay, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “chính trị” được định nghĩa là:

Toàn bộ hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp,giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đềgiành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự thamgia công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệmvụ, nội dung hoạt động nhà nước [176, tr.478].

Chính trị là một lĩnh vực rất rộng, gồm nhiều mối quan hệ khác nhautrong không gian và thời gian xác định như quan hệ giữa các giai cấp, tầnglớp xã hội, giữa các đảng chính trị với các giai cấp, giữa đảng cầm quyền vớicác đảng phái khác, giữa đảng với nhà nước, giữa nhà nước với công dân,giữa công dân với công dân, giữa các tổ chức trong HTCT Kết cấu chính trịgồm ba yếu tố: hệ tư tưởng chính trị, thể chế chính trị, HTCT, có mối quan hệ

Trang 33

chặt chẽ với nhau, trong đó hệ tư tưởng chính trị là mục đích, là nội dung củathể chế chính trị Hệ tư tưởng chính trị nào thì xác định thể chế chính trị đó.Thể chế chính trị là hình thức biểu hiện của hệ tư tưởng chính trị Hệ tư tưởngchính trị là “hạt nhân tinh thần”, là phần “linh hồn” của HTCT Hệ thốngchính trị là một bộ phận cấu thành của thể chế chính trị, là công cụ và phươngthức tổ chức thực tiễn quyền lực chính trị của giai cấp thống trị Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng cũng cho rằng:

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các nhóm xã hội,trước hết là các giai cấp, cũng như giữa các dân tộc và các nhà nước.Nói đến chính trị là nói đến quyền tác động, chi phối, thống trị củamột giai cấp đối với toàn bộ xã hội; việc giành, giữ, thực thi quyềnlực nhà nước; quyền quản lý các quá trình kinh tế - xã hội Cái quantrọng nhất của chính trị là quyền lực chính trị, chính quyền nhà nước,sự tham gia vào công việc nhà nước, việc quy định những hình thức,nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước [172, tr.53].

Chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giaicấp thống trị xã hội và chịu ảnh hưởng bởi quan điểm, lợi ích của các cánhân, nhóm xã hội, các giai cấp khác nhau trong xã hội Bản chất giai cấpcủa chính trị thể hiện ở sự tổ chức thành đảng phái, thành nhà nước để giaicấp thống trị tác động, chi phối, thống trị các giai cấp, tầng lớp trong xãhội và bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Cũng thống nhất với quan điểmtrên, Giáo trình Chính trị học (Dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận chính

trị) định nghĩa: “Chính trị là toàn bộ những hoạt động của các chủ thể

quyền lực (các giai cấp, các nhóm, các cá nhân ) nhằm giành, giữ và thựcthi quyền lực nhà nước; là sự tham gia của người dân vào công việc củanhà nước” [28, tr.15] Chính trị trước hết luôn là vấn đề chính quyền Nhànước là tổ chức bạo lực của giai cấp này đối với giai cấp khác Đó là hìnhthức hoàn chỉnh nhất của quyền lực chính trị, thực hiện dân chủ và chuyênchính để bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Trang 34

Kế thừa các quan niệm trên, dưới góc độ chính trị - xã hội, có thể hiểu:

chính trị là hoạt động trong lĩnh vực mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớpxã hội, các quốc gia - dân tộc mà cốt lõi là vấn đề giành, giữ, sử dụng quyềnlực nhà nước, là sự tham gia của người dân vào công việc của nhà nước, sựxác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động nhà nước.

Chính trị là sản phẩm của xã hội phân chia thành giai cấp, nó khôngphải là một hiện tượng vĩnh hằng mà có tính lịch sử, có quá trình mở đầu vàkết thúc Đó là hoạt động của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các quốc gia màcốt lõi là vấn đề giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước, tham gia vào côngviệc của nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt độngnhà nước Vấn đề cơ bản nhất của chính trị là quan hệ giai cấp và quyền lựcnhà nước Hai vấn đề đó có lôgíc nội tại với nhau, trong đó quyền lực nhànước là công cụ cơ bản để thực hiện quan hệ với các giai cấp, các nhóm xãhội Quyền lực nhà nước là công cụ cơ bản nhất để giải quyết các quan hệkinh tế, các quan hệ giai cấp theo hướng có lợi cho lực lượng nắm quyền.Nhà nước trở thành công cụ thống trị chính trị của giai cấp này đối với giaicấp khác và để xây dựng một xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị

Chính trị là một lĩnh vực cơ bản, phức tạp, bắt nguồn từ kinh tế và cómối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Trong xã hộicó giai cấp, giai cấp nào giữ địa vị về kinh tế thì sớm hay muộn cũng sẽ giữ địavị thống trị về chính trị Giai cấp nào chiếm hữu tư liệu sản xuất thì giai cấp đósẽ trở thành giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền Sự vận động của các chếđộ chính trị - xã hội suy cho cùng đều phụ thuộc vào sự vận động của chế độkinh tế - xã hội, trong đó phương thức sản xuất giữ vị trí, vai trò hàng đầu.Tương ứng với trình độ các quan hệ kinh tế nhất định bao giờ cũng có một hìnhthức chính trị nhất định, khi kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi chính trị.Trong mối quan hệ đó, kinh tế có trước, chính trị có sau, kinh tế là tính thứnhất, chính trị là tính thứ hai, chính trị bắt nguồn từ kinh tế, chính trị ra đời từchế độ chiếm hữu nô lệ và từ khi có sự phân hóa giai cấp trong xã hội Kinh tế

Trang 35

là yếu tố quyết định cuối cùng đối với chính trị, tuy nhiên, chính trị cũng nhưcác nhân tố khác của thượng tầng kiến trúc và của ý thức xã hội cũng có sựđộc lập tương đối và tác động trở lại đối với kinh tế Dưới sự tác động củachính trị, kinh tế có thể được thúc đẩy phát triển hoặc bị kìm hãm, hoặc vừađược thúc đẩy vừa bị kìm hãm Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trịkhông diễn ra trực tiếp, đơn tuyến từ kinh tế đến chính trị mà phải thông quanhiều tầng nấc, nhiều khâu trung gian, bị khúc xạ nhiều lần và phải thông quahoạt động thực tiễn của con người

2.1.2 Quan niệm tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội

Thuật ngữ “thời kỳ quá độ” được C.Mác sử dụng đầu tiên và sau này tiếptục được V.I.Lênin và các đảng cộng sản trên thế giới sử dụng Ở Việt Nam,quan niệm TKQĐ lên CNXH tuy có sự khác nhau nhất định nhưng về cơ bản làthống nhất Hầu hết các ý kiến đều cho rằng: “Thời kỳ quá độ là thời kỳ chuyểnbiến từ xã hội cũ sang xã hội mới” [160, tr.23] Có hai hình thức quá độ lênCNXH, đó là quá độ trực tiếp (từ CNTB lên CNXH) và quá độ gián tiếp (từ xãhội tiền tư bản lên CNXH).

Kế thừa các quan niệm đã có, luận án quan niệm: Thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử lâu dài mở đầu hình tháikinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, trong đó tồn tại đan xen và đấutranh lẫn nhau giữa các nhân tố mới xã hội chủ nghĩa với tàn dư củaxã hội cũ trên các lĩnh vực đời sống xã hội, là thời kỳ cách mạng cảitạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tiến bộ, bảo đảm cho chủ nghĩa xãhội phát triển trên cơ sở của chính nó.

Sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền phải trải qua một TKQĐchính trị và thích ứng với nó là nền CCVS Giai cấp vô sản từng bước thiếtlập, duy trì và củng cố sự thống trị của mình với toàn xã hội, bảo vệ lợi íchcủa giai cấp mình, lợi ích của nhân dân và lợi ích của quốc gia - dân tộc, bảovệ lợi ích của đa số các thành viên trong xã hội, đồng thời thực hiện chuyên

Trang 36

chính với thiểu số giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch, phản động Theo đó,

chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là hoạt động trong lĩnh vực mốiquan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các quốc gia - dân tộc trong cảitạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội

Từ cách tiếp cận trên, luận án quan niệm: Tư tưởng V.I.Lênin về chính

trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là hệ thống quan điểm toàn diện,sâu sắc về hoạt động trong lĩnh vực mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầnglớp xã hội, các quốc gia - dân tộc, được thể hiện tập trung ở quan niệm, tínhtất yếu, đặc điểm, nội dung, nhiệm vụ chính trị trong cải tạo xã hội cũ, xâydựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH bao gồm hệthống quan điểm toàn diện, cả về mối quan hệ chính trị và kết cấu chính trị,được thể hiện tập trung ở quan niệm, tính tất yếu, đặc điểm, nội dung, nhiệmvụ chính trị trong TKQĐ lên CNXH Trên cơ sở những nét phác họa củaC.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã bổ sung, phát triển toàn diện lý luận vềchính trị gắn với một thời kỳ lịch sử đặc biệt, thời kỳ cải biến cách mạng sâusắc, triệt để nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - XHCN Những tưtưởng ấy được thể hiện ở những quan niệm, phân tích, bình luận của ông vềchính trị, về cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh để thiết lập quyền lực củaGCCN và NDLĐ, về cuộc đấu tranh để giữ vững và thực thi quyền lực nhànước vô sản, về khoa học và nghệ thuật chính trị, nguyên tắc và phươngpháp thực hành chính trị

Tư tưởng này được thể hiện tập trung nhất ở các quan điểm củaV.I.Lênin về mối quan hệ giữa GCCN và NDLĐ với các giai tầng xã hộikhác trong xây dựng hệ thống CCVS, giữ vững và sử dụng quyền lực nhànước XHCN để thực hiện mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và các giải phápchính trị trong TKQĐ lên CNXH Theo đó, hoạt động của nhà nước XHCN,đảng cộng sản, liên minh giữa GCCN với giai cấp nông dân và các tầng lớplao động khác quyết định sự tồn tại, phát triển của nền chính trị vô sản Các

Trang 37

chủ thể quyền lực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thểthống nhất, tạo nên nét đặc trưng của nền chính trị trong TKQĐ lên CNXH.Các chủ thể chính trị thông qua hoạt động của mình từng bước hiện thực hóamục tiêu chính trị xuyên suốt trong TKQĐ lên CNXH là cải tạo xã hội cũ,xây dựng chế độ xã hội mới khác về chất so với tất cả các chế độ xã hộitrong lịch sử, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, giải phóng con người,giải phóng xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột Cũng thông qua đó phản ánhsự khác biệt của chính trị trong thời kỳ đầu của hình thái kinh tế - xã hộicộng sản chủ nghĩa so với chính trị của các hình thái kinh tế - xã hội kháctrong lịch sử Theo đó, phạm vi luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ tưtưởng V.I.Lênin về mối quan hệ giữa GCCN và NDLĐ với các giai tầng xãhội khác trong xây dựng hệ thống CCVS, giữ vững và sử dụng quyền lựcnhà nước XHCN để thực hiện mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ chính trị trongTKQĐ lên CNXH

2.2 Cơ sở lý luận hình thành, phát triển tư tưởng V.I.Lênin về

chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.2.1 Tư tưởng chính trị trước Mác

V.I.Lênin đã kế thừa những nội dung hợp lý trong một sốtư tưởng chính trị phương Tây và phương Đông

Các học thuyết chính trị phương Tây và phương Đông thời kỳ trước Máchết sức phong phú, đa dạng, trong đó đề cập một số nội dung chủ yếu sau:

Chính trị có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội Các nhà triết

học Hy Lạp, La Mã cổ đại như Đêmôcrít, Xôcrát, Platôn, Arixtốt, Xixêrôn,Xôlông đã khẳng định tầm quan trọng của chính thể đối với người dân Cácnhà tư tưởng thời kỳ trung, cận đại như Lốccơ, Môngtexkiơ, Kant, Hêghen đãcho rằng, mục đích cao nhất của chính trị cũng như sứ mệnh của người cầmquyền là bảo đảm quyền sống và cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn

Trang 38

[177, tr.21-70] Các học thuyết chính trị phương Đông đã lý giải vai trò củachính quyền trung ương và người đứng đầu quốc gia, tổ chức thể chế chính trịđối với việc duy trì và bảo đảm trật tự xã hội Các học thuyết chính trị nổi bật ởTrung Quốc và Ấn Độ đều nhấn mạnh đến vai trò, sự cần thiết của người đứngđầu quốc gia và các thiết chế chính trị đối với việc quản lý, cai trị xã hội, bảođảm sự ổn định đời sống xã hội [177, tr.71-121].

Quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là của dân Các tư tưởng

chính trị phương Tây đều cho rằng, quyền lực chính trị, quyền lực nhànước (quyền lực công cộng) là của dân Nhà nước tự nó không có quyền,quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực của dân do dân ủy quyền Nhànước không phải là cơ quan quyền lực bên ngoài và bên trên dân mà làcông cụ quyền lực chung của dân Ở thời cổ đại, các ông bắt đầu tìm hiểuvà giải thích về bản chất chính trị, cách thức cai trị, đưa ra quan điểm, tháiđộ ứng xử của con người đối với quyền lực Đến các nhà tư tưởng thời kỳtrung, cận đại đã phát triển khá toàn diện tư tưởng về mối quan hệ giữa nhànước với nhân dân J.Lốccơ (1632 - 1704) là người đầu tiên đưa ra tưtưởng về quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, trong đó chủ quyền nhân dânlà nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại của nhà nước, việc điều hành nhà nướcphải dựa trên các đạo luật do nhân dân tuyên bố và biết rõ về chúng; chủquyền nhân dân cao hơn chủ quyền nhà nước do họ thành lập Kant (1724 -1804) cho rằng, nhà nước pháp quyền là sự hợp nhất của xã hội, trong đómọi người biết phục tùng các đạo luật được xây dựng theo ý chí của nhândân Vì vậy, chủ quyền phải thuộc về nhân dân, nhân dân là người lập ranhà nước, quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân không thuộc về một cánhân hay tập đoàn nào Các ông cũng cho rằng, c ác thể chế chính trị cónguy cơ bị tha hóa, do đó, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước phảiđược kiểm soát chặt chẽ [177, tr.21-70].

Trang 39

Chính trị là lĩnh vực lãnh đạo và điều khiển toàn bộ đời sống xã hội củamột lực lượng có trí tuệ tối cao Các nhà tư tưởng phương Tây cho rằng, muốn

có một xã hội dân chủ và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước thì phải cómột trí tuệ ưu việt Sự chuyên chính của nhà nước phải dựa vào ý chí chung vàđược thực hiện bởi một trình độ phát triển cao chứ không phải là sự áp đặtcưỡng bức thô bạo Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân từng con người làquan hệ cơ bản trong đời sống chính trị, nó được điều chỉnh bởi pháp luật Cáchọc thuyết chính trị ở phương Đông đã đề cập đến cách thức điều khiển xã hội,trong đó đề cập nhiều đến việc tổ chức thể chế chính trị; thuật, mưu trị nước,dùng người… Khái niệm trung tâm chi phối các học thuyết đó là “lễ”, hệthống lễ là phương án tổ chức xã hội, là nội dung, cơ chế phương thức điềuhành các quan hệ xã hội và cũng trở thành tinh thần cơ bản của pháp luật Nổibật là tư tưởng “văn trị” của Khổng Tử (551 - 479 TCN) với mệnh đề “việcchính trị cốt ở chính tâm của người trị dân”, quốc gia có “thái bình thịnh trị” hay

không phụ thuộc vào việc giữ “Lễ”, tuân theo “Đạo” Tư tưởng đó tiếp tục được

các thế hệ học trò kế thừa và phát triển, trong số đó, phải kể đến Mạnh Tử (372 289 TCN), với tư tưởng “văn trị giáo hóa” tức là chính trị gắn với giáo dục Đếncuối thời Chiến quốc, Hàn Phi Tử (281 - 233, TCN) đề cao phương phápdùng “Thế”, dùng “Thuật”, dùng “Luật” của Pháp gia để trị nước, cách tốtnhất để quản lý xã hội là dùng luật pháp để trị nước [177, tr.71-121].

-Những nội dung hợp lý trong một số tư tưởng chính trị phương Tây vàphương Đông đã được V.I.Lênin kế thừa có chọn lọc và phát triển lên tầm caomới Đồng thời, Ông cũng nhận rõ những hạn chế của tư tưởng đó là chưa chỉra được nguồn gốc, bản chất của chính trị, nhất là những cái phản giá trị, kìmhãm sự phát triển xã hội trong tư tưởng chính trị phương Đông.

V.I.Lênin kế thừa tư tưởng chính trị tiến bộ của chủ nghĩa xã hội khôngtưởng phê phán thế kỷ XIX

Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán với các đại biểu kiệt xuất như

Hăngri Đơ Xanh Ximông (1760 - 1825), Sáclơ Phuriê (1772 - 1837) và Rôbớt

Trang 40

Ôoen (1771 - 1858) đã “phê phán, kết tội và nguyền rủa xã hội tư bản chủnghĩa; nó mơ ước xoá bỏ xã hội này và tưởng tượng ra một chế độ tốt đẹp hơn;nó tìm cách thuyết phục những người giàu để họ thấy rằng bóc lột là không đạođức”[44, tr.56] Một số tư tưởng chính trị của các ông là cơ sở hình thành, pháttriển tư tưởng V.I.Lênin về chính trị trong TKQĐ lên CNXH như:

Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đã đề cập đến nguồn gốc, bảnchất của chính trị Các ông cho rằng, nguồn gốc của chính trị là từ kinh tế mà

ra, chính trị sớm hay muộn sẽ bị kinh tế hoàn toàn nuốt mất Xanh Ximôngquan niệm rằng, chính trị chỉ là khoa học về sản xuất, nó phản ánh quan hệ sảnxuất và bị chi phối bởi kinh tế Bản chất của chính trị là quyền lực nhà nướccủa giai cấp thống trị xã hội.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đã đề cập đến nguồn gốc, bảnchất, phương thức đấu tranh của chính trị tư sản Nguồn gốc chính trị tư sản là

chế độ tư hữu [171, tr.89-105] Rôbớt Ôoen coi tư hữu, tôn giáo, hôn nhân tưsản là “ba cái cũi” cần xóa bỏ Sáclơ Phuriê đã coi chủ nghĩa tư bản là một“trạng thái vô chính phủ của công nghiệp” Bản chất của chính trị tư sản là sự

bóc lột, áp bức của GCTS đối với GCCN và NDLĐ Hình thức tổ chức củachính trị là chính quyền nhà nước với bộ máy quân đội, cảnh sát cai trị Phươngthức tiến hành chính trị là thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước và cácbiện pháp kinh tế, văn hóa, xã hội… Từ đó, các ông cho rằng, chính trị củaGCTS sẽ bị thay thế bằng một nền chính trị cao hơn, tiến bộ hơn Sáclơ Phuriêdự đoán, chế độ văn minh tư sản phải chuyển sang một giai đoạn mới của lịch

sử loài người, tức giai đoạn của “chế độ xã hội được bảo đảm” [171, 105].

tr.89-Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đã phác thảo một số nét chínhtrị của xã hội tương lai Các ông mơ ước về một nhà nước nhân văn vì cuộc

sống của quần chúng nhân dân lao khổ, nhà nước thực hiện các chức năngcông cộng tiến bộ Xanh Ximông cho rằng, trong xã hội tương lai, việc quản

Ngày đăng: 13/07/2024, 08:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w