Mục tiêu chủ yếu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc 1978 là A.. “Đây là một bộ luật đầy đủ… gồm hơn 700 điều, quy định khá đầy đủ tội danh và hình phạt liên quan đến hầu hết các
Trang 1SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
-(Đề thi có 05 trang)
ĐỀ THI CHỌN HSG KHỐI 11 NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Lịch sử
Thời gian làm bài: 60 (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 512 PHẦN I Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30 Mỗi
câu thí sinh chỉ chọn 1 phương án đúng
Câu 1 Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cải cách văn hóa, giáo dục của vua Lê Thánh
Tông?
A Coi trọng biên soạn quốc sử, “xem sử như một tấm gương”.
B Cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng nhà Thái Học và lập trường học nhiều địa phương.
C Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo.
D Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,….được luật hóa nghiêm túc.
Câu 2 Một trong những điểm giống nhau giữa bản đồ hành chính thời Minh Mạng với bản đồ hành chính
hiện nay là:
A Đất nước liền một dải từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.
B Đất nước liền một dải từ Lai Châu đến mũi Cà Mau.
C Đất nước liền một dải từ Cao Bằng đến mũi Cà Mau.
D Đất nước liền một dải từ Tuyên Quang đến mũi Cà Mau.
Câu 3 Bắc Thành và Gia Định Thành là
A Đơn vị hành chính cao hơn trấn.
B Hai tỉnh do Tổng đốc trực tiếp cai trị.
C Tổ chức hành chính đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.
D Đơn vị hành chính đã bị chia cắt lâu dài.
Câu 4 Nguyên nhân quyết định thắng lợi của phong trào Tây Sơn là gì?
A Bộ chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn.
B Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung - Nguyễn Huệ.
C Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
D Nghĩa quân Tây Sơn biết dựa vào dân để chiến đấu.
Câu 5 Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi: “Trong thì Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu,ngoài
thì võ có Ngũ quân Đô thống phủ, văn có đường quan Lục bộ; tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau Phàm những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mật viện hạch ra, khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị” (Lời dụ của Minh Mạng, trích
trong: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.435) Giải
thích câu “Khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”.
A Sự liên đới, ràng buộc chặt chẽ về mặt quyền hành và trách nhiệm giữa các cơ quan chủ chốt có
quyền lực cao nhất trong triều đình, từ quân sự đến hành chính Sự liên đới, ràng buộc này được coi là yếu tố cơ bản để đưa đến sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước
B Công cuộc tập trung quyền lực của vua Minh Mạng là tiến hành cải tổ hệ thống Cơ mật viện và Nội
các
C Mối quan hệ chặt chẽ của Lục bộ, Nội các, Cơ mật viện, quyết định sự thịnh trị của đất nước.
D Nội các và Cơ mật viện là cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua những vấn đề quan trọng của đất nước,
quyết định sự thịnh trị của đất nước
Câu 6 Điểm giống nhau giữa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Lý Bí, chiến thắng Bạch Đằng
năm 938 là:
A Miễn thuế cho nông dân trong thời gian dài.
B Giành được thắng lợi hoàn toàn.
C Xây dựng được chính quyền độc lập tự chủ.
D Lực lượng tham gia chủ yếu là địa chủ.
Trang 2Câu 7 Tháng 12 - 1788, diễn ra sự kiện lịch sử gì của phong trào Tây Sơn?
A Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn và chúa Trịnh.
B Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
C Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đằng Ngoài.
D Nguyễn Huệ tiến qua ra Bắc giải phóng Thăng Long.
Câu 8 Lĩnh vực nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
A Cơ cấu giai cấp xã hội B Khoa học – công nghệ.
Câu 9 Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là
A xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
B sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
C các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.
D lực lượng lao động có nhiều chuyển biến về cơ cấu, chuyên môn, nghiệp vụ.
Câu 10 Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội sau thắng lợi của
A cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954
B quá trình thống nhất hai miền Nam – Bắc năm 1976.
C cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai năm 1975.
D Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.
Câu 11 Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào sau đây?
Câu 12 Mục tiêu chủ yếu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (1978) là
A đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
B phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Nhà nước nắm độc quyền
C mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước tư bản phát triển.
D hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 13 “Đây là một bộ luật đầy đủ… gồm hơn 700 điều, quy định khá đầy đủ tội danh và hình phạt liên
quan đến hầu hết các hoạt động xã hội, bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất nước” Nhận xét trên đề cập đến bộ luật nào?
Câu 14 Trong những năm 1945 - 1949, nhân dân các nước Đông Âu hoàn thành một trong những nhiệm
vụ nào sau đây?
C kháng chiến chống Mĩ. D điện khí hóa toàn quốc
Câu 15 Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển nghành công
nghiệp khai khoáng?
A Cảnh quan đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động.
B Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế.
C Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
D Giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc ), đặc biệt là dầu khí.
Câu 16 Các cuộc khởi nghĩa trong thời Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau
đây?
A Đất nước mất độc lập, tự chủ B Nhân dân Việt Nam đã bị đồng hóa.
C Đất nước có độc lập, chủ quyền D Trung Quốc bị Mông Cổ đô hộ.
Câu 17 Điểm chung trong nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ và
kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là
A nhận được sự ủng hộ giúp đỡ từ bên ngoài.
B triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.
C dẫn đến mất độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc.
D đều không có sự lãnh đạo tài tình của các tướng giỏi.
Trang 3Câu 18 Việc thực hiện đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam
cuối thế kỷ XX thực chất là
A sự thay đổi bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa trước đó vì xây dựng thiếu khoa học.
B quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác - Lênin vào con đường phát triển đất nước.
C sự thay đổi mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội của các quốc gia còn tồn tại chế độ này.
D điều chỉnh mô hình chủ nghĩa xã hội dựa trên nguyên lý và học thuyết riêng của mỗi quốc gia Câu 19 Về chính trị, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đạt được thành tựu nổi bật là
A đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước đứng thứ hai thế giới.
B xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
C đời sống nhân dân được cải thiện, mức sống được nâng cao.
D trở thành cường quốc phần mềm lớn nhất thế giới.
Câu 20 Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), việc nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh
bằng cách đề nghị giảng hòa có ý nghĩa nào sau đây?
A Thể hiện thiện chí hòa bình và tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.
B Tạo thời cơ cho quân Đại Việt giành thắng lợi trên chiến trường.
C Kéo dài thời gian hòa bình để Đại Việt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
D Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Câu 21 Nguyên nhân chủ quan nào mang tính quyết định đối với thắng lợi của các cuộc kháng chiến?
A Sức mạnh kinh tế, văn hoá, quân sự mạnh.
B Sự đoàn kết đồng lòng, dũng cảm, kiên cường của nhân dân.
C Đường lối quân sự đúng đắn ,linh hoạt, độc đáo ,sáng tạo.
D Các tướng lĩnh yêu nước, dũng cảm, tài năng mưu lược.
Câu 22 Trong tác phẩm ‘’Bình Ngô đại cáo’’, Nguyễn Trãi viết:’’Cha con bốn cõi một nhà, dựng cần
trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào’’ Điều đó thể hiện truyền thống nổi bật nào của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm?
A Truyền thống yêu nước B Truyền thống hiếu thảo.
C Truyền thống đoàn kết D Truyền thống hiếu học.
Câu 23 Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978), công cuộc cải tổ của
Liên Xô (1985 - 1991) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (1986) là gì?
A Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.
B Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách mở cửa.
C Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
D Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Câu 24 “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu ngươi dám đem một thước
một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di” Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản
ánh điều gì?
A Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
B Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
C Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
D Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
Câu 25 Quốc gia nào sau đây không phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Câu 26 Đâu không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến
chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
B Có cách đánh sáng tạo, phù hợp với đối tượng kẻ thù.
C Luôn lấy đấu tranh quân sự để giải quyết mọi xung đột.
D Sức mạnh nội lực luôn là yếu tố quyết định thắng lợi.
Câu 27 Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa
nào sau đây?
Trang 4A Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
B Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn.
C Tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Liên Xô chiến thắng giặc ngoại xâm.
D Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết.
Câu 28 Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX thắng lợi đều xuất phát từ
nguyên nhân chung nào sau đây?
A Có lực lượng quân sự hùng mạnh, trung thành tuyệt đối.
B Tổ chức tấn công quy mô lớn ngay khi kẻ thù vào nước ta.
C Kiên quyết không nhân nhượng, thỏa hiệp với kẻ thù.
D Phát huy được sức mạnh của toàn dân để tạo nên sức mạnh to lớn.
Câu 29 Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Việt Nam học tập điều gì từ sự ra đời và
thành công của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A Tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc.
B Tham gia các liên minh quân sự để tăng cường sức mạnh phòng thủ.
C Mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế để khẳng định vị thế đất nước.
D Đoàn kết, hợp tác trong đấu tranh chống ngoại xâm giữa các dân tộc.
Câu 30 Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1426 đến năm 1427 là:
A Tạm thời hòa hoãn với quân Minh.
B Tiến quân ra Bắc, giành được nhiều thắng lợi.
C Liên tiếp bị tấn công và thất bại.
D Chủ động tiến công tiêu diệt giặc.
PHẦN II: Câu trắc nghiệm đúng- sai Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 5 Trong mỗi ý A, B, C,
D, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
‘‘Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền, tức là hạn chế việc sở hữu ruộng tư Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa 10 mẫu), cho phép lấy ruộng tư chuộc tội Nhà nước tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất Phép hạn điền đã đánh vào thế lực của tầng lớp quý tộc điền trang và địa chủ tư hữu, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.’’
(Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục, 2005, tr 84-87)
A Phép hạn điền là một trong những nội dung tiến bộ trong công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
B Phép hạn điền không phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp của đất nước thời điểm đó
C Phép hạn điền có tác dụng hạn chế việc sở hữu ruộng tư của quý tộc, địa chủ
D Phép hạn điền đã xóa bỏ hoàn toàn tầng lớp quý tộc, địa chủ
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
‘‘Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục Kết quả của cuộc cải cách đã tăng cường tính thống nhất của quốc gia Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động, hiệu quả…’’
(SGK Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.75)
A Đây là cuộc cải cách về chính trị có quy mô lớn, toàn diện và sâu sắc
B An ninh - xã hội ở địa phương chuyển biến tích cực
C Đây là cuộc cải cách đưa nhà nước Đại Việt đạt đến đỉnh cao
D Đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỷ sau đó
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh (Anh – Pháp – Mĩ) cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và ở Cu – ba (khu vực Mĩ Latinh)
Trang 5(SGK Lịch sử 11, bộ Chân trời sáng tạo, tr 22)
A Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh
B Hiện nay, Cu – ba là quốc gia duy nhất ở khu vực Mĩ Latinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
C Lực lượng phát xít bị đánh bại trong chiến tranh thế giới hai tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của nhiều nước xã hội chủ nghĩa
D Nguyên nhân quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai là do thắng lợi phe Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“…tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ 367,9 tỉ nhân dân tệ (1978) lên hơn 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021) Bình quân tăng trưởng hàng năm là khoảng 9,5% (1980 – 2017), vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9% Quy mô GDP của Trung Quốc từ vị trí thứ tám thế giới (những năm 80 của thế kỉ XX), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010)”
(SGK Lịch sử 11, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr 27)
A Đoạn trích phản ánh thành tựu của Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật từ khi tiến
hành cải cách – mở cửa
B Một trong những thành tựu trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc là duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm
C Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1980 – 2017 cao hơn 4 lần so với mức trung bình chung của thế giới
D Từ khi tiến hành cải cách, mở cửa (1978) đến nay, Trung Quốc, quy mô GDP của Trung Quốc luôn duy trì vị trí thứ hai trên thế giới
Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Từ năm 1991 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội, đối ngoại,
‘‘Các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và một số nước khác tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, từng bước xác định mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách nhưng lí tưởng về một chế độ xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh vẫn là đích hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới.’’
(SGK Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.26)
A Từ sau năm 1991, chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia trên thế giới
B Trung Quốc, Việt Nam, cải cách, mở cửa nhằm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
C Những khó khăn, thách thức của chủ nghĩa xã hội đến từ bản chất của thể chế chính trị
D Xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu lý tưởng của loài người
……….HẾT………