1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

69 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
Tác giả Nguyen Thi Phuong Thanh
Người hướng dẫn TS. Nguyen Trieu Duong
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố tụng Dân sự
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 5,87 MB

Nội dung

thiện, thực thi pháp luật bao đảm sự vô tư của người THTT, người TGTT trong qua trình giải quyết vụ án dân sư gép phan thực hiện chiến lược cải cách từ pháp Tử những phân tích trên cho t

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

451915

TRONG TO TUNG DÂN SỰ.

KHOA LUAN TOT NGHIEP

HA NOI - 2023

Trang 2

BÔ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYEN THỊ PHƯƠNG THANH

451915

TRONG TÓ TUNG DÂN SỰ.

Chuyên ngành: Luật Tổ tung Dân sự.

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC

TS NGUYEN TRIỀU DƯƠNG.

HA NỘI - 2023

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đập là công trinh ghiên cứu của riêng tôi, các Rết luân

số liêu trong khóa luận tốt nghiệp là rang thực, đấm bão độ tin cập /

Xác nhân của Tác giả khỏa luận tốt nghiệpgiảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ ho tên)

TS Nguyễn Triều Dương Nguyễn Thị Phương Thanh

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS Bộ Luật dân sự

BLTTDS Bộ Luệt tô tụng dân sự

CQTHTT Co quan tiền hanh tô tung

HDXX Hôi đồng sét xử

UBTVQH ‘Uy ban Thường vụ Quốc hội

TANDTC “Tòa án nhân dân tối cao

TGTT ‘Tham gia tổ tung

VADS 'Vụán dân sự

vps Việc dan su

XHCN “Xã hội chủ ngiĩa

Trang 5

Trang ph bia i Tài cam doan il

Danh mục các chit viet tắt i

Mic tue iv

MỤC LUC Trang phat bia i Tài cam doan il

Danh mục các chit viet tắt i

Mic lue iv

1.

2 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 2

3 Mục dich nghiên cứu 3

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu 4

5 Các phương pháp nghiên cứu 4

6 Bố cục đề tài 5 CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE NGUYEN TAC BAO DAM

SỰ VÔ TƯ, KHACH QUAN TRONG TO TUNG DAN sv 6 1.1 Khai niệm cửa nguyên tắc bảo đảm sự vô tr, khách quan trong tốtụng din sự 6

LLL Khái niệm “sự võ te” trong lĩnh vực tưpháp, 6

1.1.2 Khái niệm nguyên tắc bao dam sựt vô tr, khách quan trong tô tung dan

sự 7

1.2 Cơ sở của nguyên tắc bao đảm sự vô tư, khách quan trong tố tungdân sự 8

12.1 Cơ sở thực 8 12.2 Cơ số pháp ý 9

Trang 6

13 Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tungdân sự 9

1.3.1 Là cơ sở của việc thực thi công lý trong tô tụng din sie 91.3.2 Góp phần báo vệ quyên con người trong tô tụng dan sw 101.3.3 Góp phần tao dung niêm tin của người din vào nêu te pháp quốc gia101.3.4 Góp phần củng cô Nhà nước pháp quyên 11

1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 12 14.2 Giai đoạn từ năm 1989 dén trước Khi có BLITDS năm 2004 14

1.4.3 Giai đoạn từ năm 2004 dén nay 15

CHUONG 2 NỘI DUNG NGUYEN TAC BẢO ĐẢM SỰ VÔ TƯ, KHÁCH QUAN TRONG TÓ TUNG DAN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TOTUNG DÂN SỰ 192.1 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong các quy định vềnguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Việt Nam hiện hành 19 2.2 Mối liên hệ giữa nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khác h quan với các

nguyên tắc khác của pháp luật tố tung dân sự Việt Nam 30

3.2.1 Mỗi liên hé giữa nguyên tắc bảo đâm sự vô tu; khách quan với nguyêntắc thâm phán, hội thẩm nhân dan xét xứ vụ án đầu su; thẳm phám giải quyét

vie dn sự độc lập và

3.2.2 Mỗi liêu hé giữa nguyén tắc bảo đâm sự vô te; khách với nguyên tắc toa

án xét xử tập thé 22

chỉ tuân theo pháp luật 2

2.2.3 Mỗi liêu hệ giữa nguyên tắc bão dam sự vô tt, Khách quan với nguyên.tắc bao dam chế độ xét xứ sơ thâm, pluic thâm và giám đốc thâm việc xét xử233.2.4 Mỗi liên hé giữa nguyén tắc bảo đâm sự vô te; khách quan trong vớinguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh 24

2.3 Quy định khác của Bộ Luật tố tung dân sự 2015 cụ thé hóa nguyên.

tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong Tố tung dân sự 3

Trang 7

3.3.1 Căn cứ từ chỗi hoặc thay đôi người tién hành tô tung, người tham gia tô

3.2 Một số ăn nghị nhằm bảo đảm việc thực

sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

32.1 VỀ xây dung và hoàn thiện pháp luật

3.2.2 Nang cao năng lực của người tiễn hành tô tung và người tham gia tôtung và đây mạng tryyên tuyên, giáo duc pháp luật 47

KET LUẬN CHƯƠNG 3 s0 KẾT LUẬN 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO s2

Trang 8

1 Tính cấp thiết cửa đề tài

'Việt Nam đang trong quá trình zây đựng Nha nước pháp quyền x hội

chủ nghĩa Để thực hiện mục tiêu nay, viée từng bước hoàn thiện hệ thống

pháp luật và đây mạnh công tác cải cách tư pháp là điều cẩn thiết Ngày

02/6/2005, Bộ Chính tri ban hành Nghi quyết số 40-NQ/TW vẻ Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong đó đã ghỉ nhận việc đổi mới vẻ tổ chức phiền tòa xét xử, sác định rổ hơn vi trí, quyển han, trách nhiềm của người tiên hành tô tung va người tham gia t tụng theo hướng bao đầm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tai các phiến toa xét

xử, coi đây lả khâu đột pha của hoạt động tư pháp Tiếp theo Nghị quyết số

27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hảnh Trung ương

Đăng khỏa XIII về tiếp tục zây dựng và hoàn thiện Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới ra đời Một trong những nhiém

‘vu đặt ra là hoàn thành cơ bản việc xây dựng nén từ pháp chuyên nghiệp, hiện.

đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phung sự Tổ quốc, phục vụ Nhân.dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dan, bao vệ chế độ

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ich của Nhà nước, quyển và lợi ich hợp pháp,

chính đáng của tổ chức, cá nhân Đối với hoạt động tổ tung nói chung va tốtung dân sự nói riêng, người tién hảnh tổ tung là những cá nhân có vai tròquan trọng, cốt lõi của mỗi cơ quan tiền hành tổ tụng Họ được Nhà nước trao.cho các quyển riêng biệt, nhằm thực hiện các hoạt động to tụng để giải quyết

các vụ việc dan sự, bảo dim cho quyển và lợi ích.

Nguyên

trong TTDS nói riêng có tính chất nền tảng trong việc giải quyết vụ an khách

bao dam sự võ tư trong hoạt động từ pháp nói chung và

quan, công bang, dong thời nó còn có ý nghĩa bảo dam quyển con người, bảo.đâm công lý vả tao dung, củng cổ niém tin của người dân đối với nên tư pháp.quốc gia

Trang 9

Tuy nhiên, trong thực tế kiểm tra, xét ack CQTHTT, người THTT còn

có những biểu hiện không khách quan, thiểu công bằng, không bình đẳng giữa

các cơ quan THTT, người THTTvới nguyên đơn, bị đơn và những người TGTT khác do một bên là đại diện cho công quyển với đây đủ sức manh của

quyền lực, pháp luật, một bên là những người bị nghỉ là sâm pham về quyên,

ợi ích hợp pháp không có những sức mạnh và điều kiến như vậy Do đó, cản nghiên cứu làm 16 cơ chế tác động của các yêu tổ ảnh hưởng dén sự vô tư của người THTT, người TGTT trên cơ sở đó có những kiến nghỉ phù hop vẻ hoàn thiện, thực thi pháp luật bao đảm sự vô tư của người THTT, người TGTT trong qua trình giải quyết vụ án dân sư gép phan thực hiện chiến lược cải cách

từ pháp

Tử những phân tích trên cho thay dé tài: “Nguyén fắc bảo đâm sự vô

‘te, Khách quan trong Tố tung đâm ste” được nghiên citu ở cấp độ một khỏaluận tốt nghiệp có ý nghĩa quan trong cA vẻ lý luân cũng như thực tiến ở nước

ta hiện nay,

2 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

Nguyên tắc bảo dim sự vô tr, khách quan trong TTDS là đối tương của một sé dé tai nghiên cứu, giáo trình, bai viết trên các tạp chi chuyên ngành trong những nim gần đấy, nhất là Khi Đăng và Nhà nước ta dang Không ngừng sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để hoàn thiện hệ thông tư

pháp Những công trình nay đã pha

nguyên tắc bao dam sự vô tử, khách quan trong hoạt đông TTDS.

ảo lam sảng tõ lý luân va thực tiễn về

+ Các bài viễt khoa hoc trên tạp chi

Quy định của Bộ luật Tổ tung dan sự năm 2015 vẻ cơ quan tiến hành tổ

Phương Thảo,

tung dan su, người tiến hanh tổ tung dan su của tác giả Tr

Tap chi Luật học, số 08/2017,

"Người tiên hảnh

của tác giả Nguyễn Vinh Hưng, Tap chí khoa học Kiểm sat, số 4/2017

tụng trong Bộ luật tổ tụng dân sự Việt Nam 2015

Trang 10

tác gi Bui Thi Huye

tung dân sử 4/2004,

- Các công trình luận văn

Tap chí Luật học, số Đặc san góp ý sự thao Bộ luật tổ

Luận văn "Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong

tổ tung dân sự" của tác giả Bùi Thị Huyền (Luân văn thạc sỹ luật học, bao về

tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2001),

Khéa luận "Người tiến hành tổ tung trong tổ tung dân sự" của tác gia

Triệu Hoang Lan Hương (hóa luân tét nghiệp đại học, Trường Đại học Luật

Hà Nội năm 2011),

Luận văn "Nhiệm vụ, quyền hạn vả trách nhiệm của Thẩm phán trong

tổ tụng dan su” của tác giả Nguyễn Thi Hang (Luận văn thạc sỹ luật học, bảo

vệ tại Khoa luật - Đại học Quốc gia Ha Nội năm 2013),

Tuy nhiền, do mục đích biên soạn của những bải viết nêu trên nên chỉ

để cập đến một phần trong nội dung cơ bản cia nguyên tắc bao dim sự vô tư,

khách quan trong TTDS hoặc là một trong các nội dung khi nghiên cửu về nguyên tắc vô tư, khách quan của người THTTva người TGTT trong TTDS.

Cho đến thời điểm hiện nay chưa có những nghiên cửu chuyên sâu, có hệthống và toản điện về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong TTDS,

3 Mục đích nghiên cứu.

Lam rõ nội dung và ÿ nghĩa nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong pháp luật TTDS Việt Nam cũng như mối liên hệ giữa nguyên tắc bão dam sự v6 tu, khách quan với các nguyên tắc khác của BLTTDS 2015.

‘bao đảm sự vô tư, khách quan trong Luật TTDS Việt Nam và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của thực trạng đó,

Lâm rõ thực trạng thực thi nguyên.

Đưa ra gidi pháp hoàn thiện pháp luật vé nguyên tắc bảo đảm sự vô tư,

khách quan và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nguyên tắc nảy trong

quá trình gidi quyết vụ việc dân sự,

Trang 11

4 Đối trợng và phạm vi nghiên cứu.

-_ Đổi tượng nghiên cứu

“Xuất phát tit mục đích nghiên cứu hóa luận tập trung làm 16 các kiến thức lý luân cơ ban liên quan đến nguyên tắc bảo đảm sự v6 từ, khách quan

trong pháp luật TTDS cũng như lịch sử, quá trình hình thành va phát triển củanguyên tắc nay qua timg giai đoạn Củng với đó 1a sự thể hiện của nguyên ticqua timg quy định cụ thể của pháp luật hiện hanh và thực trang áp dung trong

những năm gin đây

~_ Phạm vi nghiên cửa

+ Các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam từ năm 1945 đến nay ma

chủ yếu là pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành vé nguyên tắc bao dam sự vô

+ Phân tích các số liệu thông kê, báo cáo tổng hợp về thực trạng

thực thí của nguyên tắc bão đảm sự vô tư, khách quan của người THTT, người TGTT.

5 Các phương pháp nghiên cứu

“Phương pháp luận: Bé tài được nghiên cứu trên cơ sử khoa học phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lich sử của chủ nghĩa Mac ~ Lénin,

tư tưởng Hồ Chí Minh vẻ Nha nước vả pháp luật, quan điểm, đường lối của

Đăng và Nhà nước về pháp luật

Trang 12

“Phương pháp lich sử: nghiên cứu các tải liệu và các nguôn sử liệu khác nhau về Nhà nước và Pháp luật liên quan đến nguyên tắc bão đảm sự vô tư của người THT Tv người TCT.

“Phương pháp phân tích: trên cơ si các quy phạm pháp luật thực định hiện hành trong lĩnh vực TTDS, phân tích và lêm rổ nội dung của nguyên tắc

ảo đâm sự vô tự, khách quan của người THTTvả người TGTT.

“Phương pháp tổng hop: ting hợp các quan điểm khác nhau về nhận

thức khoa học xung quanh các khải niệm, phạm tri, các quy phạm và các quy

định về nguyên tắc bão dam su vô tư của người THTTvà người TGTT

“Phương pháp thông kê: các sô liệu thực tiễn trong hoạt động của các co

quan THTT ở Viết Nam hiện nay.

6 Bố cục đề tài

Ngoài phan lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt, phan mở đầu, kết

luân và danh mục tải liệu tham khảo, khóa luân được kết cấu gồm có 03

chương cụ thể như sau:

Chương 1: Những van

khách quan trong tổ tung dân sự

é ly luận vẻ nguyên tắc bảo đâm sự vô tư,

Chương 2: Nội dung nguyên tắc bao dam sư vô tư, khách quan trong tổtung dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự

Chương 3: Thực

quan trong tổ tung dân sự và một số kién nghi hoàn thiện

én thực hiện nguyên tắc bảo dam sự vô tư, khách

Trang 13

PHAN NỘI DUNG.

CHUONG1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE NGUYEN TAC BẢO DAM SU VÔ.

TU, KHÁCH QUAN TRONG TO TUNG DAN SỰ

11 Khái niệm của nguyên tắc bảo đảm sự vô tr, khách quan trong tốtung dan sự

LLL Khái n “sự vô tee” trong lĩnh vực tưpháp

Trước hết, võ từ là một khái niệm chỉ trang thải chủ quan của con người

khi thực hiền một hoạt động xã hội nào đó có thể là hảnh đông mang tính “vatchất" hoặc hoạt động tư duy của con người Từ điển Tiếng Việt đã ra địnhnghĩa vô tu như sau: “1 Không nghĩ đến lợi ích riêng tư Sự giúp đỡ hảo hiệp,

võ tư, 2 Không thiên vị ai cả Nhân xét một cách vô tư, khách quan”! Theo

đó, một người khi hành động không xuất phat và không bị chi phối bởi lợi ích

cá nhân mình hoặc lợi ích của những người khác mã mình quan tâm, hoặc bị phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mình hay một chủ thuyết nhất định thì người đó được coi là người vô tư Đối lập với vô tư lê phạm trù thiên vị, nếu

vô tư thì không thiên vị va đã thiên vi thi do kết quả của sự không vô tư:

Võ từ được xem xét 6 hai khía canh: Thứ nhất, éu la hảnh động mang

tính “vat chất" thi do là hành động không vì vu lợi, hướng tới mục dich cao

trong xã hội và trở thánh thương, Hành đông vô tu, cao thương được trong

truyền thống của dân tộc Việt Nam Thứ hai, võ tư được dé cập đến trong việc xem sét, đảnh giá, kết luân về một sự việc, mét con người, một quả trình nào,

đó Đây lá hoạt động tư duy của con người không những đồi hoi tỉnh t

nghia hiệp ma còn cần phải có tn thức cũng như bản Tinh thi người ta mới cóthể vô tư trong các nhận xét, đánh giả, ki

Trang 14

giải quyết tranh chấp mốt cách khách quan, bảo dim công bằng, công lý và không thiên vi giữa các bên liên quan trong vụ án.

1.12 Khái niệm nguyên tắc bảo dim sự vô tu, khách quan trong tố tung danse

Hiểu chung nhất theo ngiữa Tiếng Việt “nguyên tắc" được hiểu là

“điển cơ ban đã được định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc

lâm”2 Do vậy, theo nghĩa nay, nguyên tắc được hiểu là điều cơ bin, cốt lối

được định ra hoặc được quy dinh mang tính chỉ đạo và bất buộc phải tuân theo trong những lĩnh vực hoạt động nhất định cia con người Nguyên tắc

chính là nguén gốc, những tư tưởng xuyên suốt thể hiện bản chất cia một lĩnh

vực, là phương hướng chỉ đạo của toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực đó.

'Vô từ, khách quan trong TTDS là một doi hỗi thiết yếu của bắt kỷ một

nên tư pháp dan chủ Để hoạt động TTDS diễn ra theo đúng quy trình phápluết, thực sư khách quan, công bằng, công lý được bao dim, các quyển conngười, quyền công dân lợi ích của Nha nước, quyển và lợi ích hợp pháp của

cơ quan, tổ chức, cá nhân được bao vệ vả đặc biệt bảo vệ chế độ zã hội chủnghữa, đòi hôi những cơ quan tiến hảnh to tung, những người tiến hành to tụng

phải thực sự vô tư khách quan Chính vi vay, BLTTDS 2015 quy định bao đâm sự vô tư khách quan trong TTDS 2015 quy định sự vô tư khách quan

trong TTDS là một nguyên tắc cơ bản của TTDS

Nguyên tắc bảo dim sự vô tư của người THTT và người TGTT thực chất là việc xác lập mét cơ chế bao đầm cho sự vô tư của người THTT, người

TGTT để họ không thiên vi trong qua trình giai quyết vụ án Cơ chế bảo đảm

nay phải được quy định trong luật một cách 16 rang va di dé ngăn chấn moi

quyển THTT

tiên, quan trọng góp phn vào viếc giải quyết vụ an khách

khả năng có t sự không vô tu cia những người có tì

Day la yếu tổ

quan nhưng không phải la tat cã Để bao đâm sự vô tư cém đôi hai việc thực

thi pháp luật nghiêm túc của các chủ thể THTT cũng như một cơ chế giám sat

"rung từ agin ngỡ, 2003, “Br đẫn Thing Vật 694, Nhi bản Di Nẵng

7

Trang 15

Việc thực thi nguyên tắc của các chủ thể có liên quan Như vậy, khi dé cập đền

cơ chế bão dim sự vô từ của người THTT, người TGTT phải bao gồm cả ba yếu tô: Quy định của pháp luật TTDS, các yếu tố bảo dim việc thực thi nghiêm chỉnh nguyên tắc và cuối cùng là cơ chế giám sát việc thực thí nguyên tắc dé bao dam nó hiện điện đây đủ, đúng đắn nhất trong qua trình giải quyết

vu an Với cách tiếp cân tổng thể, định nghĩa vẻ nguyên tắc bảo dim sự vô tư

của người THT và người TGTT được hiểu như sau: Nguyên tắc bao dam sự

vô tư của người THTT và người TGTT dan sự là những tư tưởng mang tính

xuất phát điểm, chủ dao và định hưởng cho toàn bộ hoạt đông xây dựng, thựcthí, kiểm soát pháp luật TTDS nhằm mục đích giãi quyết vu án khách quan,

công bằng, dân chủ, bảo dém công lý trong giải quyết vu án dân sự

12 Cơ sở của nguyên tắc bảo đảm sự vô tr, khách quan trong tố tụng.dân sự

tung, người tiền hành tổ tụng có sự thiên vị hay định kiến tao nên sự không

công bằng đổi với mét trong hai bến điều này ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật một cach nghiêm minh, làm giảm lòng tin của người dân đốt với việc thực thi pháp luật và ngay cả trong trường hợp người tiến hảnh tắt tung người tham gia tổ tung có thực sự công tâm thì những người xung quanh cũng, không có sự tin tường một cách tuyết đối với sự tham gia của họ vào quá trình giải quyết vụ việc Chính vì những lí do trên mà nguyên tắc được đặt ra.

Trang 16

12.2 Cơ sở pháp lý

Nguyên tắc dim bảo sư vô tư, khách quan của người THTT, người TGTT được xuất phát từ nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc pháp chế đòi hai trong mọi mét của đời sông xã hội pháp luật được tuân thủ một cách triệt đ

pháp luật là tối thương Để thực hiện được điểu nảy cần thiết phải đất ra

nguyên tắc dm bảo sự vô tư của người THT, người TGTT, bởi lế chỉ khi nao mà người THTT, người TG TT thực sự vô tư, thực sự tôn trong sự thất, sự khách quan trong qua trình xét xử, gidi quyết vu án thi pháp luật mới được

tuân thủ một cách triệt để Ngodi ra nguyên tắc nay còn xuất pháp tư nguyên.tắc thẩm phan va hội thẩm nhân dân xét xử độc lập va chỉ tuân theo pháp luậtbởi lẽ một trong những khía cạnh của việc độc lập trong xét zử đó 1a thẩm.phan và hội thẩm xét xử độc lập với những người tham gia xét xử Dé đảm

‘bao cho việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm khi xét xử độc lập va chỉ tuân

theo pháp luật đồi hỏi ho cẩn phải vô tư trong quá trình xét xử, không bị ảnh hưởng bởi các nhân tổ bên ngoài.

13 Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tốtụng dan sự

13.1 Là cơ sở của việc thực thi công bj trong tô tung dan sir

Trong cuộc sống hằng ngày nói chung va trong tổ tụng nói riêng, võ tưkhách quan luôn là một yêu tổ vô cùng quan trọng, bat kỳ một hảnh vi khôngv6 tu nao đều có đến những kết quả khó lường Cán cân công lý chỉ

thết sự đứng giữa khi những người được trao quyển thực hiền đúng với quyền han của họ và đúng theo pháp luật Việt Nam quy định.

Nguyên tắc bao đâm sự v6 tu, khách quan của người THTT và người

TGTT la một tư tường trong quá trình tổ tụng Sự vô tư thể

hiện ở chỗ những người này đều phải hành xử một cách vô tư nhất, đặt các quyết định và hành xử của họ trên cơ sở các sự kiến khảch quan va phù hợp với quy định của pháp luật mả không được phép có những định kiến hoặc

thiên vị cá nhân vẻ nội dung vu việc hoặc vẻ những cả nhân có liên quan

.

Trang 17

trong vụ việc, cũng như không được thúc day lợi ích bat kỳ một bên nao trong.

số các bên.

13.2 Góp phần bảo vệ quyên con người trong tô tung đâm sự

"Nguyên tắc bao dim sự độc lập va vô tư của tư pháp nói chung va của

Toa an nói riêng được ghi nhân trong hau hết các văn kiện quốc tế quan trong

về quyền con người Điều 10 Tuyên ngôn thé giới vẻ nhân quyền năm 1948nêu rõ: “Mọi người đều hoàn toàn bình đẳng về quyển được xét xử công bằng

và công khai bởi một tủa án độc lập và vô tư để xác định quyển và nghĩa vụ của ho hoặc bat kỳ một cáo buộc dân sự nảo chống lại ho.”

Theo BLTTDS 2015: “Việc phân công người tién hành tổ tụng phải baođầm để ho vô tư, khách quan khi thực hiền nhiém vu, quyển han của minh”

Theo đó, trước hết người làm nhiệm vụ phân công cũng phải vô tư, khách.

quan, nếu biết được những lý do ma người được phân công có thể không vô

từ khách quan thì sẽ không phân công cho ho làm nhiệm vụ, néu đã phân.

công rồi mới pháp hiện họ có lý do để không vô tư khách quan thì sẽ tùy theo.trường hợp ma tiến hành thay đổi theo quy định của pháp luật ngoài ra, ban

thân viên phân công phải dim bảo những người được phân công vô tư, khách

quan khi thực hiện nhiệm vu Quy định nay đã thể

lâm luật Việt Nam, dé cao 1é phải và quyên, lợi ich hợp pháp của con người.

én rổ quan điểm của nha

13.3 Góp phần tao dung niềm tin của người dan vào nên tepháp quốc gia

Nguyên tắc bao dam sự vô tư của người THTT va người TGTT không

chỉ nhằm bảo đảm cho hoạt động tổ tụng được thưc hiện một cách khách

quan, công bằng, xử lý đúng người, đúng tội và tuân theo pháp luật Xa hơn, yêu cấu nay còn bao đầm ring hoạt động TTDS nói chung, đặc biết lá hoạt động xét xử của Téa án nói riêng sẽ nhân được sự tin tưởng, niém tin của bị can, bi cảo, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyén lợi liên quan trong vụ.

án hay đại diện hợp pháp của ho, cũng như của cả công ding zã hồi noi chung Hiểu quả của một nên tu pháp không chỉ la kết quả của việc công ly được thực thi Quan trong không kém là việc công déng xã hội phải có niểm.

0

Trang 18

tin ring công lý đã hoặc sẽ phải được thực thí Niém tin nay chỉ có được khi những người thực thi công lý phải hành đông một cách vô tư, chỉ dựa trên

pháp luật va sư việc khách quan Chính vì điều nay, trong nhiều trường hợp,

yêu cầu bao dim sự vô tư không chỉ nhằm hướng tới một sự vô tư thực tế của

hoạt đông tư pháp, ma còn hướng tới sự tin tưởng của cộng đồng, nhằm loại

bỏ mọi nghỉ ngờ có thể về sự vô tư đó

1.3.4 Góp phần cũng cé Nhà mước pháp quyên

"Nghĩ quyết 27-NQ/TW về tiép tục xây dựng, hoan thiên Nhà nước pháp

quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã nếu rõ nhiệm vu cân thiết 1a

hoàn thiên Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân,

do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đăng Công sin Việt Nam lãnh đạo, thương tôn

Hiển pháp va pháp lut, tôn trong, bao dim, bao về hiệu quả quyển con người,quyển công dan; bô máy nha nước tinh gon, trong sach, hoạt động hiệu lực,hiêu quả, đội ngũ can bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, nang luc,

thực sự chuyên nghiệp, liêm chính Việc bão đầm một nên tư pháp độc lập, vô

tư như vậy không những bảo đảm sự phân cha, kiểm soát quyền lực giữaquyển tư pháp với quyền lập pháp và hảnh pháp ma còn bảo đâm có được mộtnén từ phảp công minh, không phân biệt đốt xử, tuân thủ tính thương tôn của

pháp luất, bảo vệ được các quyên và tự do chính đáng của con người.

Nguyên tắc bão đâm sự vô tư, khách quan trong TTDS đòi hỏi moi T

quan, đưa ra các quyết định của minh dựa trên những sự kiên có that va các

quy định pháp luật ma không có bat kỳ một định kiến cả nhân, hay một sựthiên vị nảo về các vấn để cũng như các bên có liên quan trong vụ việc,

phán và những người có liên quan phải hành xử một cách khách

cũng như không thúc đẩy lợi ích của của chỉ một hoặc một số bên trong các

Trang 19

lợi hay bat lợi cho bên này hay bên kia của vụ viée Quan trong không kém la

trong việc thực hiện chức năng của mình, họ phải có những bao đảm khách

quan, có những biểu hiện khách quan dé chứng ta sự vô tư đó, loại bö tat cã

những nghĩ ngữ có căn cử về sự vô từ của ho

Sự võ tư của tư pháp là điều kiến cơ bản, tiên quyết để có một quy trình.

tổ tung công minh, chính xác, đúng người đúng tôi, đúng pháp luật Hon

sử vô tư và những biểu hiện vé tư của từ pháp cũng là một yêu tổ nên tang để

tạo dựng, cũng cổ niễm tin của những người TGTT cũng như của cả công đẳng xã hội nói chung vào hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp nói

tiêng và của bộ máy công quyển nói chung Bảo dim sự vô tu của tư phápchỉnh là một yêu cầu quan trọng của quyền của mỗi cá nhân có quyển được.xét xử một cách công bằng,

Từ những nội dung trên, có thé thay yêu câu bảo dam sự vô từ của hoạtđông từ pháp, kết hop với những yêu cẩu khác, như bảo dim sư độc lâp,khách quan của từ pháp lä những yêu câu không thể tách rời, mang tính thiếtyêu của một nha nước pháp quyền

14 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm.

sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự từ năm 1945 đến nay.

1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Năm 1945, Cách mang tháng Tam thành công đã mở ra trang sử mới

trong lich sừ phát triển của dân tộc, lập ra nước Việt Nam dân chủ công hoa

Từ ngày đầu được thành lập, Nha nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp Tuất mới.

Nhìn chung, trong thời gian này các quy định vẻ người THTT, trách.

nhiệm của người THTT tại phiên tủa, việc thay đổi người THTT đã được để

câp, đặt nến móng cho việc xây dung các quy định pháp luật sau này về người

THTTvả việc thay đổi người THTT Ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hỗ Chi Minh

ký Sắc lệnh

Công hòa Trên cơ sở Hiến pháp 1959, Quốc hôi đã thông qua Luật tổ chức

I/LCT công bé Hiển pháp mới của nước Việt Nam Dân chit

1

Trang 20

Toa án nhân dân (LTC TAND) ngảy 01/7/1960; Ủy ban thường vụ Quốc hôi(UBTVQH) thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức TAND tôi cao va

tổ chức của các TAND dia phương ngảy 23/02/1961 Đây là một bước ngoặt

lớn của ngành tư pháp nói chung và pháp luật TTDS nói riêng Về vẫn để

người THTT, LTCTAND 1960 đã có một chương riêng quy định vẻ Thẩm.phán va HIND Khác với quy định Thẩm phán do Chính phủ

Hiến pháp 1946, LTCTAND 1960 đã chuyển sang chế đô bau Thẩm phán

Chánh án TAND tối cao do Quốc hội béu ra và bai miễn, Phó Chánh án,

Thẩm phán, Thẩm phán dự khuyết vả Ủy viên Uy ban Thẩm phán TAND tôi.cao do UBTHVQH bổ nhiệm va bãi miễn theo để nghị của Chủ tịchUBTVQH @iéu 26) Chảnh án, Phó Chánh án va Thẩm phan TAND tinh,thành phổ trực thuộc trung wong hoặc đơn vị hành chính tương đương do Hộiđẳng nhân dén (HĐND) cùng cấp béu ra va bãi miễn (Điều 27), Chánh án,Pho Chánh án và Thẩm phán TAND huyén, thành phố thuộc tinh, thi 2 hoặcđơn vị hành chính tương đương do HĐND cùng cấp bau ra va bãi miễn (Điều.28) Đảng thời, chế độ cử HTND cũng được thay thé bằng chế độ bầu HTND;

theo đó, việc bau cử, nhiệm ky và ché đô công tác của HIND do UBTVQH

quy định Một điểm mới đáng lưu ý của Luật tổ chức TAND 1960 là việc quyđịnh đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhândân, nếu thay những người nay có quan hệ với vụ an có thé lam cho việc xét

6 nhiệm tại

xử không được công bằng Việc thay đổi nảy do Chánh án Toa án nhân dân

xét và quyết định

Củng với sự ra đời của Hiển pháp 1980, Luật tổ chức TAND 1981 được

‘van hảnh đã quy định chỉ tiết về Thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân Tiêu chuẩn.của Thâm phán va Hội thẩm Nhân dân đã được bổ sung thêm công dân Việt

‘Nam trung thanh với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có kiến thức pháp ly canthiết, có tinh thân kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, thì có thểđược bâu tam Thẩm phán Tòa án nhân dân, công dân Việt Nam trung thảnhvới Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có quan hệ tốt với nhân dân thi có thể được

Fey

Trang 21

bau làm Hội thẩm nhân dân Bên cạnh đó, Luật tổ chức VKSND 1981 cũng.

có quy định cụ thể về điều kiện được bổ nhiệm lam Kiểm sát viên và nhiệm

vụ của Kiểm sắt viên (Điều 26)

1.4.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến trước khi có BLITDS năm 2004

Pháp lệnh thủ tục giãi quyết các vu án dân sự được Hội đồng Nha nước

thông qua ngày 29/11/1989 đã đánh dầu bước tiên mới trong quá trình phát

triển của pháp luật TTDS Pháp lệnh có 15 chương, 88 điểu, trong đó có các

quy định về người THTT và việc thay đổi người THTT Điển hình tại Điều 17Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vu án dân sự năm 1989 quy định các trường

‘hop phải thay đổi Thẩm phán, HTND, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án đã nêu.Thẩm phán, Hội thẩm nhân dan phải từ chối tiền hanh tổ tụng hoặc bị thayđồi, nếu họ đồng thời là đương sự, người dai diện hoặc người bảo về quyền

lợi của đương sự, người thân thích của đương sự, người làm chứng trong vu

án, đã 1a kiểm sát viên, thư ký Toa án, người giảm định, người phiên dich

trong vụ án; đã có lẫn điểu tra, hoa giải, xét xử vụ án, trừ các thành viên của

‘Uy ban thẩm phán, Hội đồng thẩm phán Toa án nhân dân tối cao thi đượctham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giảm đốc thẩm, táithấm Ngoài ra, trong một Hội đồng xét xử mả thẩm phán, hội thẩm nhân dân.1ä người thân thích với nhau hoặc có căn cứ cho thay ho có thể không vô tưtrong khi lam nhiệm vụ thi cũng sẽ phải từ chối hoặc thay đổi người THTT

Kiểm sit viên, thư ký Toa án, người giám định, người phiên dich phải từ chối

tham gia tổ tung hoặc bi thay đổi, néu có căn cứ nêu trên, Họ đã la thẩm phán,hội thẩm nhân dân hoặc người tham gia tổ tụng khác trong cùng một vụ an.Dong thời, việc giải quyết việc thay đổi Tham phán, HTND, Kiểm sat viên,

‘Thur ký Tòa án cũng đã được quy định tại Điều 18 Pháp lệnh này,

Sau đó, nhiều văn bản pháp luật khác cũng được ban hành như

LTCTAND 1992, LTCVKSND 1992 Các văn bản nay cũng đã có các quy

định cụ thể vé tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyển hạn, nhiệm kỳ của Thẩm phan,HTND, Kiểm sát viên Đến năm 1993, lần dau tiên Pháp lệnh Tham phan va

Trang 22

Hội thẩm TAND, Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND được ban hanh đã quy.định các van dé cơ bản, cụ thể về NGƯỜI THTT, là tiên để cho các quy địnhsau nay của pháp luật Tiếp đó là sự ra đời của Pháp lệnh thủ tục giãi quyết

các vu án kinh tế năm 1994 và Pháp lênh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao

đông năm 1906 Cũng như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vu án dan sự năm

1989, hai Pháp lệnh nảy cũng đã có những quy định về vẫn dé NTHIT, songcòn chưa thống nhất, rổ ring, Bé thể chế hóa đường lối cải cách tu pháp củaĐăng, ngay sau khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, năm 2002 Quốc hội,UBTVQH đã ban hành LTCTAND, LTCVKSND, Pháp lệnh Thẩm phán vàHội thắm TAND, Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND quy định nhiều vẫn để về

NGƯỜI THTT

'Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 các quy định vẻ

NGƯỜI THTTvà việc thay đổi NGƯỜI THTTđã được quy đính chi tiết hon

so với giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 Tuy nhiên, điểm giống nhau

trong các quy định về vẫn đồ NGƯỜI THTTva việc thay đổi NGƯỜI

‘THT git bai giai đoạn này là vấn cbn khá tần man Viée ban hành nhiều vấn

‘ban pháp luật đã dan đến tinh trạng các quy định vẻ van để nay trong phápluật TTDS bị xé lẻ, chồng chéo

14.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Thực hiện đường,

những năm đầu của thé ky XOX! đã không ngừng phat triển Tuy vậy, sự phát

ôi đổi mới của Dang, kinh tế-zã hội Việt Nam trong

triển kinh tế-xã hội cũng đất ra những yêu cầu mới về giải quyết các tranh.chấp phát sinh trong đời sống xã hội Để gop phân thực hiện thắng lợi đường,lối phát triển kinh tế- xã hội của Dang, tao cơ sở pháp lý vững chắc cho việcgiải các quyết tranh chấp, ngày 15/6/2004, Quốc hội nước Công hoa xã hội

chủ ngiữa Việt Nam khoá XI đã thông qua Bộ luật tổ tụng đến sự đâu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ ngiãa Việt Nam tai kỳ hợp thứ 5 - Bộ luật tô tung dân sự năm 2004 Bộ luật nảy có hiệu lực từ ngày 01/01/2005, Hệ thông các

quy pham pháp luật TTDS thời kỳ này thể hiện nhiều nguyên tắc tiễn bô, dân

1s

Trang 23

thông qua Luật sửa đổi bd sung bộ luật tổ tung dân sự vả có hiệu lực từ ngày

01/01/2012 Trong đó quy định về nguyên tắc dm bảo sự vô tư, khách quan

của người tiền hành hoặc người tham gia tổ tụng cũng được bổ sung thêm một

nhiệm vụ, quyền bạn của minh.”

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, qua nghiên cứu của cácnha lam luật, BLTTDS ngày cảng được phát triển và hoàn thiện vẻ moi mặt.Chính vi vay Bộ luật Tổ tung Dân sự 2015 số 02/2015/QH13 được Quốc hội

trong kỳ họp Khóa 10 thông qua ngây 25/11/2015 va chỉnh thức có hiệu lực

từ ngày 01/07/2016 (trừ các quy định cu thể hóa các quy định mới có liên

quan của Bộ luật Dân sự năm 2015 thi có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) Bồ

luật Tổ tụng Dân sự 2015 bao gồm các quy định những nguyên tắc cơ bản.trong tổ tụng dân sự, trinh tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyếtcác vụ án về tranh chấp dân sự vả nhiều điểm mới cập nhật thay cho Bộ luật

Tổ tụng Dân sự số 24/2004/QH11 va Luật Tổ tung Dân sự số 65/2011/QH12sửa đổi năm 2011 Cũng với đó nguyên tắc này cũng được thêm các đổi tượng

không được tiền hanh hoặc tham gia tổ tụng nếu có lý do chính đáng cho rằng

họ có thể không võ tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyển han

16

Trang 24

của minh, đó la Tham tra viên, Kiểm tra viên Chánh án Toa án, Tham phan,Hôi thẩm nhân dan, Thẩm tra viên, Thư ký Toa án, Viện trưởng VKS, Kiểm.sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giảm định, thành viên Hội.

đẳng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tổ tung nếu có lý do xác

đáng dé cho rằng họ có thể không vé tư, khách quan trong khi thực hiến

nhiệm vụ, quyển han của minh Bỗ sung quy định sau: "Việc phân công người

tiên hành tô tung phải bao đầm để ho vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm

‘vu, quyển han của mình.”

KÉT LUẬN CHƯƠNG L

'Vô tư và bao dim sự vô tư của người THTT, người TGTT trong TTDS

14 nên tang cia việc giải quyết vụ án khách quan công bang Việc nghiên cứu

để lam rõ ban chất, y nghĩa, vai trò của nguyên tắc nay trong quá trình giảiquyết vu án, cũng như những biểu hiện va diéu kiện bao đầm cho nguyên tắcđược thực thi trong thực tế là hết sức cẩn thiết Vì vậy, Chương 1 của khóa

luận tap trung vào việc lý giãi nên tảng lý luân cũng như sây dựng mô hình lý

thuyết vé nguyên tắc bảo dim sự vô tư, khách quan trong TTDS Những nôidung sau đã được khóa luận giải quyết:

1 Bai luận đã phân tích, làm rõ các khái niệm “V6 tư", “V6 tư trong

Tĩnh vực tư pháp”, “Nguyên tắc bão dim sự vô tư, khách quan trong TTDS”

Trên cơ sở các khái niệm nảy, tác giã đã làm rõ ban chất pháp lý của nguyên tắc bao dim sự vô he, khách quan trong TTDS

ắc bão đảm sự vô tư, khách quan trong

2 Sự hiện dién của nguyên

TTDS có ý nghĩa quan trọng nhiễu mắt, ngoài ý nghĩa bảo dam cho việc giải

quyết vụ án khách quan, công bằng nguyên tắc nay con có ý nghĩa bảo về

quyển con người, gop phan xây dựng nha nước pháp quyền

3 Khoa luận đã dé cập đền nội dung cia của nguyên tắc bảo dim sự vô

tự, khách quan trong TTDS Theo đó, của nguyên tắc bao dam sự vỗ tư, khách

quan trong TTDS không chỉ đơn thun la những quy định trong Luật TTDS

ma là một cơ chế dé bao dim sự vô tư của người THTT, người TGTT trong

Trang 25

quá trình giải quyết vụ án dan sự với những ý nghĩa cốt lối, góp phan cũng cổ nhà nước pháp quyền.

18

Trang 26

NỘI DUNG NGUYEN TAC BAO DAM SỰ VÔ TƯ, KHÁCH QUAN TRONG TÓ TỤNG DAN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TÓ.

TUNG DÂN SỰ 2.1 Nguyên tắc bảo đảm sự vô tr, khách quan trong các quy định về

gn hành

"Những người THTT, người TGTT giúp toa án làm rổ các vẫn để của vụ việc dân sự và có trách nhiệm thực thi công lý, néu họ không vô tư, khách

nguyên tắc cơ bản cửa Bộ luật Tổ tụng dân sự 2015 Việt Nam.

quan trong việc THTT hoặc TGTT thi việc giải quyết vu việc dân sự sẽ bị

thiên lệch Do vây, bão dim su võ tư, Khách quan của những người tiền hành

tổ tung và người tham gia té tung được pháp luật quy đỉnh là một nguyên tắc của luật tổ tung dân su.

Chương 2, BLTTDS 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản của luất

TIDS, trong số những nguyên tắc này có nguyên tắc bão đầm sự vô tư, khách

quan trong tổ tung dân sự được quy định tại Điễu 16, trong đó nêu rổ Chánh

án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án,

‘Vién trưởng Viên kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dich,người giảm định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặctham gia tổ tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư,khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền han của mình Đồng thời

việc phân công người tiền hành tổ tụng phi bảo dim để ho vô tư, khách quan khi thực hiên nhiém vụ, quyền han của minh

Nguyên tắc này nhằm bảo dim sư vô tư trong hoạt đông TTDS ma

quan trong nhất là bảo dim sử vô tư của người THTT, người phiến dich, người giám định Những người này thay mét Nha nước có trách nhiệm thu thép chứng cứ, đưa ra quyết định làm rổ bản chất vụ án Chính vi vay, sự vô

từ của ho khi THTT cỏ ý nghĩa quan trong góp phân vào việc giải quyết vụ án một cách khách quan Với ý ngiĩa đó luật TTDS coi sự vô tư của người THTT, người phiên dich, người giám định la nguyên tắc cơ ban.

18

Trang 27

Sự vô tư, khách quan của những người này được hiểu là trong quá trìnhgiải quyết họ phải có thải độ công tâm khi thu thập, kiểm tra, đảnh giá chứng,

cử và kết luận các van dé của vụ án, phải dua vào các quy định của pháp luật lâm căn cứ, hướng tới công lý, bình đẳng làm mục tiêu của toan bộ hoạt đồng

tổ tụng, không vi tinh riêng mà thiên vị đưa ra các quyết định không phù hop với thực tế khách quan va trái pháp luật

Sự vô tư của người THTT, người phiên địch, người giám định chịu tác đông của nhiều yêu tổ khách quan vả chủ quan nên bên cạnh việc giáo duc,

nâng cao đạo đức đổi với ho cân có cơ chế pháp lý để ngăn ngừa khả năngdấn đến sự không vô tư khi THTT ở họ Cơ chế nảy phải được quy định cụthể, rõ rang trong luật TTDS, làm cơ sỡ pháp lý cho việc ngăn ngửa sự không

võ tư cia người THTT, người phiên dich, người giám định.

Cơ chế cũng can tạo một thủ tục chất chế nhưng đơn giãn, thuận tiện

thấm quyển chỉ quyết định thay đổi khi những người nay không tự nguyện

Sự chủ đông từ chỗi TGTT của người THTT, người phiên dich, người giám

định trong trường hợp nay thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật của đội

ngữ cán bộ trong các cơ quan tu pháp, dng thời làm don giản hoá thủ tục tổ tụng cũng như gánh năng cho các cơ quan THT.

3.2 Mối liên hệ giữa nguyên tắc bao đảm sự vô or, khách quan với các nguyên tắc khác của pháp luật tố tung dân sự Việt Nam

Nguyên tắc của Bộ luật tố tung dân sự Việt Nam là những tư tưởng

pháp ly chỉ dao, định hướng cho việc xây dựng vả thực hiện pháp luật tô tụng

dân sự và được ghi nhân trong các văn bán pháp luất tổ tụng dân su Các

nguyên tắc của BLTTDS được sây dựng trên cơ sỡ các nguyên tắc cơ bản củapháp luật sã hội chủ nghĩa Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật tổ tungdân sự Việt Nam hiện nay được quy định tại các điều, từ Điều 3 đến Điều 24BLTTDS 2015 Nội dung các nguyên tắc nay thể hiện về năm vấn dé cơ bản

2p

Trang 28

của tổ tụng dân sự như tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tổ tụng dân sự,

nguyên tắc tổ chức vả hoạt đông xét xử các vụ việc din sự của toa án, bảo

đâm quyển tham gia tô tung của các đương sự, trách nhiệm của cơ quan tiến

hành tô tụng, người tiến hảnh tổ tung dân sự đối với việc giãi quyết vụ việcdân sự, vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khác đối với việc giải quyết

vụ việc dân sự của toà án Các nguyên tắc này có mối liên hệ chất chế với nhau, bé sung cho nhau tao nên một hệ thông nguyên tắc hoàn chỉnh của pháp

luật TTDS Việt Nam góp phân củng có vững chắc nha nước pháp quyên

32.1 Moi âm hệ giữu nguyén tắc bảo đâm sự vô te, khách quan vớinguyên tắc thâm phán, hội thâm nhân dan xét xử vụ án dan su; thâm phángiải quyết việc dan sự độc lập và chi tuân theo pháp luật

"Nhà nước ta là mba nước của dân, do dân và vi dân nên công dân có

quyển tham gia quản ly nha nước va xã hội Thực hiện chế độ xét xử có hộithấm nhân dân tham gia không những tạo điều kiện cho mọi người tham gia

vào công việc của Nhà nước, bảo đảm thực hiện dân chủ trong tổ tung dân sự

‘mi còn tạo điều kiện cho toà án giải quyết đúng vụ án dên sự Ngoài ra, việc

ẩm nhân dan còn phát huy được tác

tham gia xét xử vụ án dân sự của hội t

dụng giáo duc cia phiên toa, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người Nồi dung của nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ an dân sự được

quy định cụ thé tại Điều 11 BLTTDS 2015 theo đó khi biểu quyết giải quyết

4m nhân dân có quyền ngang với thẩm phán

vu án dân sự, Hội

Hoạt đông xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự là dạng hoạt

động có tính chất đặc biệt, hoàn toản dựa trên hoạt đông tư duy của thẩm.phán, hội thẩm nhân dân Dé bảo dam việc xét xử, giải quyết vụ việc được

khách quan, công bằng, đúng pháp luật thi khi xét xử vụ án, giãi quyết việc

dan sự, thẩm phản, hội thẩm nhân dân phải độc lập và chỉ tuân, theo pháp

luật Đây lá

đã được pháp luật quy định la một nguyên tắc cơ ban của luật tổ tung dân sự

và được quy định tại Điều 12 BLTTDS 2015, theo đó khi xét xử vụ án, gi

đề có ý nghĩa rất lớn đối việc giải quyết vụ việc dân sự nên

a

Trang 29

quyết việc dân sự, thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập - tự minh quyết địnhviệc giãi quyết vụ việc dan sự không phụ thuộc vảo ai, thẩm phan, hội thẩm.

nhân dân không bi chí phối bởi ý kiến của nhau và chịu trách nhiệm về quyết định của mảnh, không cơ quan, tổ chức hoặc cá nhận nào được can thiệp trái

pháp luật vào hoạt động xét xử của họ, thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lêp

xét xử, giải quyết vu việc dan sự nhưng phải căn cứ vào pháp luật để sét xử, giải quyết, không được tuy tiên quyết đính.

Tử những phân tích trên, có thé dé dàng nhận thây nguyên tắc thẩm.phan, hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, thẩm phán giải quyết việc dân

sử độc lập va chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ chất chế, gắn bó mật

thiết với nguyên tắc bảo dim sự vô tư, khách quan trong TTDS Trong quá

trình thực hiện giải quyết vụ việc, xét xử vụ án đân sự không thể xem nhẹ bắtIcy một nguyên tắc nao, nguyên tắc nảy bổ trợ cho nguyên tắc kia giúp tạo nên.một hệ thống nguyên tắc hoàn chỉnh của pháp luật TTDS nhằm dim bao sựcông bang, vô tư, trong sạch của nén tư pháp vả củng cổ niém tin trong nhân

dân.

3.2.2 Mỗi liên hệ giữa nguyên tắc bảo đâm sự vô tu, khách với nguyên tắc

toa ám xét xử tập thé

'Việc giải quyết vụ án dân sự có rất nhiều phức tap, đòi hdi cán bộ dam

nhiềm công việc nay phải có trình đồ chuyên môn, nghiệp vu nhất định, thân.

ắc toa án

ứng được những đòi hỏi đó không dễ dâng Việc quy định nguyên

"xét xử tập thé sẽ giúp giải quyết được những khó khăn, hạn chế và những sai

sút trong công tac xét xử

Nguyên tắc toa án xét xử tập thé gop phan để việc giải quyết, xét xử vu

án dân sự thêm vô tư, khách quan bởi 1é toa án xét xử các vụ án dân sự bởi một tập thể - hội đẳng xét L, hội đồng xét xử quyết định giải quyết vụ án dân

sự theo đa số Đẳng thời đây cũng lả một trong những nguyên tắc có sự hiện diện của nguyên tắc bảo dm sự vô tư, khách quan trong TTDS.

2

Trang 30

Hi nguyên tắc này có chung một nhiệm vụ chính là nâng cao tính công

bằng, minh bạch của hoạt động sét xử động thời han chế những biểu hiện tiêu

cực, thiếu vô tư của những người THTT, TGTT.

223 Moi n lệ giữa nguyên tắc bảo đâm sự vô te, khách quan ve

im đốc thâm:nguyên tic bảo đảm chế độ xét xử sơ thâm, phúc thẩm và

sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thi toa án cấp phúc thẩm phải xét xử lại vu

án Bản án, quyết đính của toa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tỉnh tiết mới theo quy định của Bộ luật nay thì được

xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái tha

Hoạt đồng xét xữ của toa án cũng như các hoạt đồng khác muốn thực

hiện được tốt thì đều cần phải co sự quản lý, giám sát, đôn đốc của người cóthấm quy

những bảo dam cho hoạt động xét xử được đúng dan ma con dam bảo cho

„ tức là phải giám đốc việc xét xử Giảm đốc việc xét xử Không

việc áp dung pháp luật được thống nhất nên được pháp luật quy định là một

nguyên tắc của tổ tụng dan sự Nội dung của nguyên tắc giảm đốc việc xét xử:xác định toà án cấp trên thực hiện giảm đốc xét xử đổi với toa an cấp dưới,

‘Toa án nhân tối cao thực hiện giám đốc xét xử đổi với tất cả các toa án các.cấp

Nhu vay nguyên tắc bao dim sự vô tư, khách quan trong TTDS vớinguyên tắc bảo đâm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm việcxét xử có môi liên hệ chặt chế và bỏ trợ lẫn nhau Mặc dù đây là ba nguyên

2

Trang 31

tắc riêng lễ được quy định rõ ring trong BLTTDS 2015 nhưng lại có sự ling ghép, tao nên một hệ thống nguyên tắc hoàn chỉnh Dũ ở bat kỳ giai đoạn tổ tụng hay cấp xét xử náo thì BLTTDS luôn đòi héi những người, cơ quan có

thấm quyên phải có sự công tâm, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ

2.2.4, Mắt 1 hệ giữa nguyên tắc bảo đâm sự vô te, khách quan trong với

"nguyên tắc cung cắp ching cứ và chứng mảnh:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự vả

cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Toa án trong quá

trình tổ tung hoặc do Tòa án thu thấp được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật

nảy quy định và được Tòa án sử dung làm căn cứ để xác định các tinh tiếtkhách quan của vụ án cũng như zác định yêu cầu hay sw phản đối của

đương su là có căn cử va hợp pháp Do đó sự vô tu, khách quan cửa những,

người có thẩm quyển có vai trò vô cùng quan trong trong việc xác minh,

thu thập thông tin, chứng cứ

'Nội dung nguyên tắc cung cấp chứng cứ vả chứng minh trông tổ tung

dân sự xác định khi đưa ra yêu câu hay bác bỏ yêu cả

sự có quyền, nghia vụ cung cấp va chứng minh để lam rổ căn cứ yêu cầu của

của người khác, đương

minh hay căn cứ bác bd yêu cầu của người khác Trường hop cá nhân, cơ

quan, tổ chức khởi kiên yêu cầu toà an bảo về quyển, lợi ich hợp pháp củangười khác thì cũng có quyền, ngiĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh

như đương sự Toà án chỉ hỗ trợ đương sự thực hiện ngiễa vụ chứng minh

trong trường hop họ không thể tư mình thực hiền được va trong những trường

hợp pháp luất quy định

Tuy nhiên, để dim bảo sự minh bạch, Khách quan của các chứng cứ,

cũng như dim bảo su vô tư của những người THTT, BLTTDS 2015 đã có những quy định chặt chế về Nguồn của chứng cứ (Điều 94 BLTTDS 2015),

Xác định chứng chứng cử (Điều 95 BLTTDS 2015) Cơ quan có thẩm quyền

phải có nghĩa vụ ác minh tính hợp pháp, khách quan cia các tỉnh tiết, chứng

cử đễ góp phân giúp giải quyết VADS nhanh chóng chính xác và khách quan

Trang 32

2.3 Quy định khác của Bộ Luật tố tụng đân sự 2015 cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm sự vô tr, khách quan trong Tố tụng dân sự

Dựa trên việc phân tích va lam rõ một số van dé cơ ban về khái niệm,đắc điểm và ý ngiấa của của nguyên tắc bảo đâm sự vô tư, khách quan trong

TTDS Cũng như chỉ ra mối liên hệ giữa nguyên tắc với các nguyên tắc cơ băn khác trong TTDS tại mục 2.2, ta có thé thấy bảo đảm sự vô tư, khách quan của người THTT vả người TGTT trong TTDS lả việc có ý ngiãa vô cùng quan

trong, chính vì thể khi có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư khi thực hiện.nhiệm vụ thi bat bude họ phải từ chốt hoặc bi thay đổi Tuy nhiên, trên thực tếkhông phải lúc nao họ cũng chủ động tử chối tham gia hoặc tién hảnh tổ tung

‘va không phải lúc nao những người hoặc cơ quan có thẩm quyển cũng biếtđược họ có biểu hiện của sự không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ để tiền hanhthủ tục thay đổi Chính vi vậy, việc xác định đúng căn cứ, quyền yêu cầu vảthấm quyên, thủ tục thay đổi người THTT vả người TGTT có vai trò đặc biệtquan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự cũng như bảo dam sự vô tư,

khách quan trong TTDS.

3.3.1 Căn cứ từ chỗi hoặc thay đôi người tiến hành tô tụng, người tham:

gia tô ng

4) Căn cứ từ c di thay abi người tiễn hành tổ tung

Dựa trên quy định của pháp luật và thủ tục tổ tụng đân sự có thể hiểu.người tiến hanh to tụng la những người thực hiện nhiệm vụ, quyền han trong.việc giải quyết vụ việc dân sự va thực hiện việc thi hành án dân sự hoặc kiểm

sat việc tuần theo pháp luật trong tô tung dân sự theo quy định của pháp luật Những người tiến hành tổ tụng được thay mat các cơ quan tiễn hành tổ tụng

thực hiện việc giải quyết các vụ viếc dân sự và kiểm sát việc tuân theo phápluật trong thủ tục tổ tung Những người tiền hành tổ tụng được chủ động thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình đọc lập với các chủ thể khác va chỉ tuân

theo pháp luật Người tiến hành tổ tung dân sư là người thực hiện nhiém vụ,

quyển hạn trong việc giải quyết vụ việc dan sự, thi hành an dân sự hoặc kiệm

Fy

Trang 33

sat việc tuên theo pháp luật trong tổ tung dân sự Theo khoản 2 điều 46BLTTDS 2015 những người tiến hảnh tổ tung dân sự gồm có chánh án Téa

án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dan, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện.trưởng Viện kiểm sat, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

Căn cứ điều 16, 52, 53, 54, 60 BLTTDS 2015 quy định các trường hợp

phải từ chối hoặc bị thay đỗi người THTTnhằm bảo dam sự vô tư của họ

trong qua trình giải quyết vụ án như sau:

Thức nhất: Họ đồng thời là đương sự, người đại điện, người thân

‘hich của đương sự.

Quy đỉnh nay xuất phát từ việc đương su, người đại diện, người thin thích của đương sự đều có liên quan đến vu án ở những mức đô va phạm vi

khác nhau và đều có lợi ích liên quan nên người THTT không thể đẳng thời lảnhững người TGTT do dé dẫn đến việc họ không vô tư ở chức danh người

THT Tota vụ án

Theo Điều 85 BLTTDS 2015 có quy định người đại diện hợp pháp là

người nhân danh va vi lợi ích của người khác xác lập, thưc hiện giao dich dân.

su trong phạm vi đại dién Người đại diện hợp pháp có 2 loại la đại diện theo

pháp luật và đại điện theo ủy quyển Về

những quyển lợi và nghĩa vụ như người mà họ đại diện Vi vay, người đại

ân chất, người đại diện hợp pháp có

dign hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, và người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan dén vụ án tâm lý lúc nào cũng muốn cỏ loi cho người minh dai điện và

Jam bat lợi cho phía người đối lập với minh Do đó, nếu đẳng thời la ngườiTHTT, lả người trực tiếp xem xét giải quyết vụ án, quyết định những van déliên quan đến lợi ich của người minh đại diện thì chắc chắn sẽ không t

khi giải quyết vụ án đó

vô tự

Ngoài người đại dién hợp pháp của đương sự không được đẳng thời là

người THTT thi người thân thích của đương sự cũng không được tham gia với vai trò là người THTT Người có quan hệ thân thích với đương sự gồm: vo,

chong, bổ dé, mẹ dé, bố chồng, mẹ chong, bó vợ, me vợ, bổ nuôi, mẹ nuôi,

6

Trang 34

con đề, con nuôi, ông nội, ba nôi, ông ngoại, bê ngoại, anh ruột, chi ruột, em

rust; cụ nội, cụ ngoại, bac ruột, chú ruột, câu ruột, cổ ruột, di ruột, chấu ruột?

Những người này có quan hé tinh cảm nhất định với nguyên đơn, bị đơn, và người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Sức manh vé quan hé huyết

thống sẽ lam cho con người có những xử sự thiên vi, bảo vệ lẫn nhau khi cóviệc ảnh hưởng đến quyển, loi ích cia người thân thích với mình Cho nên,

nếu người THTT tiến hảnh các hoạt động giải quyết vụ án dân sự đối với người thân của mình thì việc họ "vô tình” thiên vị giải quyết hướng có lợi cho người thân là viếc khống thể tránh được

‘Nhu vậy, nêu người THTT đồng thời la các chủ thể đã được phân tích ởtrên thì họ không thể THTT Bởi khi đó, những đánh giá, quyết định mả họđưa ra sẽ không còn xuất phát tử sư vô tu và khó có sự thuyết phục Hậu quả1a tao nên những thiên lệnh, không khách quan trong hoạt đồng tổ tung, thâm.chi có thé dẫn tới xâm pham các quyền va lợi ích chính đáng của đương sự

nghiêm trọng hơn là làm giảm sút niém tin của nhân dén vào tinh cổng minh.

vệ quye

định, người phiêu địch trong cimg vụ việc đó.

lợi ích hợp phúp của đương su; người lam ching, người giám.

Người bão vé quyển và lợi ích hợp pháp của đương sử, người lâm chứng, người giám đính, người phiên dich trong cùng vụ việc đó là những,

người TGTT vì nghĩa vụ hay nhằm để bảo vệ công lý Quyền va lợi ich của

họ không bị ảnh hưởng bối các quyết định giải quyết dân sự của những ngườiTHTT nhưng luật TTDS vẫn quy định nếu một người đã TGTT với tư cáchnhững người trên thi nếu được phân công THTT trong cùng vu án thi họ phải

từ chỗi hoặc sẽ bị thay đổi Quy định nay nhằm tránh những định

quan của người THTT trong việc giãi quyết vụ an dân sự.

chủ

‘Tuam cách gặi thí của khoản 2 Điều 13 Ngự qyất số 03/2013/NG-EĐTPngiy 03/122012 cin

'EĐTP TANDTC lông dn th honh mộ sô guy dan ng Phân tứ nhát "Ning uy ảnh chưng "của BLTTDS 2006 đã được sn đi, bo sang theo LSDBS mm số itu cia BUTTDS

?

Ngày đăng: 11/07/2024, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN