1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồng chí

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồng chí
Tác giả Chính Hữu
Chuyên ngành Literature
Thể loại Essay
Năm xuất bản 1948
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 20,48 KB

Nội dung

- Với ngôn ngữ giản dị, cô đọng, nhịp điệu tâm tình, lạc quan ấm áp, bài thơ đã diễn tả cảm động tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính trong những năm đầu của cuộc

Trang 1

“Đ NG CHÍ”- ỒNG CHÍ”- CHÍNH H U ỮU

A Mở bài

- Chính Hữu là nhà thơ thường viết về người lính và chiến tranh Thơ ông mang cảm xúc dồn nén và ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế

- Bài thơ “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, ngay sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông

năm 1947, lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng gian khổ và thiếu

thốn Bài thơ được in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

- Với ngôn ngữ giản dị, cô đọng, nhịp điệu tâm tình, lạc quan ấm áp, bài thơ đã diễn tả cảm động tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

- Nêu vị trí và nội dung khái quát của đoạn thơ mà đề yêu cầu, (trích thơ)

B Thân bài

1 Bảy dòng thơ đầu, tác giả đã lí giải sâu sắc cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

a Cội nguồn đầu tiên của tình đồng chí bắt nguồn từ hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

- Mở đầu đoạn thơ ta bắt gặp một giọng điệu tự nhiên, tâm tình giản dị, hai câu thơ

sóng đôi đối xứng “quê hương anh, làng tôi” kết hợp việc sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” gợi lên những vùng đồng bằng

Trang 2

chiêm trũng quanh năm úng lụt chua phèn hay những miền trung du đồi núi đất đai cằn cỗi

->Chính từ hoàn cảnh xuất thân nghèo khó ấy mà những người lính dễ đồng cảm với

nhau “Anh với tôi” đều là những người nông dân mặc áo lính.

b Tình đồng chí, đồng đội là cùng chung lý tưởng yêu nước, cùng sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

- Từ những con người xa lạ, nhờ sự đồng cảm về giai cấp, nhờ cùng chung một lý tưởng cứu nước mà họ trở nên quen nhau:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu”

+ “Súng bên súng” là cách nói đầy hình tượng, gợi nhiệm vụ chiến đấu của các anh + “đầu sát bên đầu” là hình ảnh biểu tượng, diễn tả sự tâm đầu ý hợp, lý tưởng chiến

đấu của đôi bạn tâm giao Chính cuộc sống chiến đấu đã giúp họ xích lại gần nhau hơn

->Những hình ảnh liệt kê: “súng, đầu” còn gợi lên hàng ngũ cách mạng trùng điệp, kết hợp với nhịp thơ ¾ chắc, khỏe đã thể hiện được ý chí quyết tâm, lòng kiên trung của người lính Vì cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu nên họ hiểu rằng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng cao đẹp nhất lúc này.

c Cuối cùng cội nguồn sâu thẳm của tình đồng chí chính là mối tình tri kỷ chia ngọt sẻ bùi.

- Mối tình ấy được biểu hiện bằng một hình ảnh thơ giản dị “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” Câu thơ đọc lên ta thấy ấm lòng Một tấm chăn mỏng đắp chung

không chỉ chia sẻ sự ấm áp để chống lại cái giá lạnh mùa đông nơi chiến trường mà còn là sự cho đi nhận lại hơi ấm của tình người, tình đồng đội

(MR: -> Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết, tình đồng chí chính là: “Bát cơm sẻ nửa,

chăn sui đắp cùng” Hình ảnh thơ giản dị mà hết sức gợi cảm, đầy ắp những kỉ niệm

của một thời gian khổ, khó khăn, thiếu thốn Đó là cơ sở vững chắc làm nảy nở mối tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó)

Trang 3

=> Họ - những người lính, đã biết đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi Từ “bên súng” đến “sát bên đầu”; từ “xa lạ” đến “quen nhau” và thành “tri kỉ” Đó là cả một hành trình xóa đi khoảng cách vời vợi của những phương trời, khiến cho tình đồng chí của họ cứ thắm dần lên, đượm dần lên mà gắn bó keo sơn.

d Kết thúc sáu dòng thơ đầu, tác giả viết câu thơ: “Đồng chí!”

- Câu thơ có cấu tạo đặc biệt chỉ với hai tiếng và một dấu chấm than, tạo nên một nốt nhấn, bất ngờ vang lên như một tiếng reo vui

+ Xét về liên kết: Câu thơ như một bản lề khép lại sáu dòng thơ đầu và mở ra mười

dòng thơ tiếp theo

+ Xét về nội dung ý nghĩa: Câu thơ như một tiếng gọi thân thương ấm áp, thật cô đọng, thật dồn nén Hai tiếng “đồng chí” thiêng liêng! hai tiếng đơn sơ mà cảm động

đến nao lòng Câu thơ đột ngột ngắn lại như một sự kết tủa, biểu hiện một chiêm nghiệm chín chắn và sâu sắc

e Đánh giá:

- Bằng thể thơ tự do, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, hình ảnh chân thực, gợi cảm, bảy dòng thơ đầu, tác giả đã lý giải sâu sắc và ấn tượng về cội nguồn tình đồng chí đồng đội Đó là mối tình tri kỷ của những người nông dân mặc áo lính khiến chúng ta hôm nay vô cùng cảm phục và trân trọng

- Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đã khẳng định vị trí xứng đáng của nhà thơ Chính Hữu trong nền thơ ca Việt Nam viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng

2 Mười câu thơ giữa của bài thơ là những biểu hiện và sức mạnh cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Trang 4

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

a Ba câu thơ đầu là ý chí quyết tâm lên đường đánh giặc và lời tâm sự của người lính về nỗi nhớ quê nhà yêu dấu.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

- Hình ảnh “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa” là những hình ảnh thân

thương gần gũi, gắn bó với người nông dân Người lính ra đi vì quê hương Tổ quốc,

họ gửi lại những gì thân thương, quý giá nhất của mình là căn nhà trống trải, là mảnh ruộng miếng vườn cho người thân trông nom, cày cấy

- “Giếng nước gốc đa” là một hình ảnh hoán dụ ấn tượng, khiến ta nhớ đến quê

hương, làng xóm, người thân của các anh Dường như họ cũng đang dõi theo bước chân của các anh trên đường ra trận

- “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là hình ảnh nhân hóa rất đẹp, khiến ta vô

cùng xúc động, nó giúp người lính diễn tả một cách hồn nhiên, tinh tế tâm hồn mình,

“giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” hay chính người lính vẫn không nguôi nỗi

nhớ quê nhà Như vậy, giữa người lính và quê hương đã có một mối giao cảm sâu sắc đậm đà Họ luôn luôn nhớ về nhau trong muôn vàn cách trở

- Các anh ra đi với thái độ “mặc kệ”, nghĩa là bỏ mặc, không quan tâm, đặt tổ quốc lên trên Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thật sâu sắc ý chí quyết tâm ra đi giải phóng đất nước “Mặc kệ” là thái độ bên ngoài nhưng từ trong sâu thẳm trái tim họ hiểu hơn

ai hết nỗi chờ mong, nhớ thương của người thân nơi quê nhà

- (MR: Họ ngoảnh mặt ra đi mà trong lòng còn trĩu nặng một nỗi niềm sâu kín, giống

như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng viết:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”)

Trang 5

b Đến sáu câu thơ tiếp theo, tác giả đã diễn tả chân thực cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ thiếu thốn ngoài mặt trận của những người lính nhưng họ vẫn lạc quan

để vượt qua.

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

- Nhịp thơ trở lại với việc xưng hô “anh - tôi”, giúp ta cảm nhận được hai người lính đang cùng chia sẻ, cùng trải qua những khó khăn gian khổ.

- Bằng chất liệu hiện thực lấy từ đời sống chiến trường như “cơn ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi”, tác giả đã khắc họa chân thực và gợi cảm những gian khổ, vất vả

của người lính

- (MR: Câu thơ chân thực đến xót lòng, khiến ta lo lắng cho các anh Cơn sốt rét ớn

lạnh đến tận xương tủy đang hành hạ các anh thật nghiệt ngã! Sốt rét rừng là một trong những nguyên nhân khủng khiếp của người lính thời chống Pháp Căn bệnh quái ác ấy cũng trở thành nỗi ám ảnh trong thơ của một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong quân ngũ, như nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ”

Còn nhà thơ Quang Dũng với cái nhìn lạc quan hóm hỉnh của người lính trẻ lại viết:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Đến “Đồng chí” của Chính Hữu đã diễn tả thật hơn, cụ thể hơn cái cảm giác đáng sợ ấy, bởi tác giả đã chứng kiến bao đồng đội của mình bị sốt rét rừng hành hạ Bản thân ông cũng từng trải qua những thời khắc sống chết ấy nên câu thơ của ông trở

nên chân thực và xúc động vô cùng).

Trang 6

- Tác giả đã sử dụng câu thơ ngắn gọn, đối xứng nhau; vừa cụ thể vừa khái quát được

những gian khổ, cực kì thiếu thốn của người lính ngoài mặt trận “áo rét, quần vá, chân không giầy” Câu thơ với giọng kể, liệt kê những thiếu thốn vật chất như áo,

quần, giầy… Trang phục của các anh không đủ chống lại cái rét nơi chiến trường Việt Bắc Chúng ta khâm phục các anh và tự hào về thế hệ người lính - những con người

“Áo vải chân không đi lùng giặc đánh”.

- Ta tiếp tục được bắt gặp lại hai hình ảnh sóng đôi của “anh và tôi”: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá”, vẫn là “anh với tôi” chúng ta cùng gắn bó, cùng nếm

trải các khó khăn, gian khổ trong giá lạnh

- Sáng lên trong đoạn thơ là hình ảnh “Miệng cười buốt giá” Nụ cười trong giá rét

giúp người lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ để đi đến chiến thắng; có sức mạnh

vô hình xua đi cái giá lạnh của mùa đông nơi chiến trường Câu thơ đã tỏa sáng tinh

thần lạc quan, yêu đời của người lính vệ quốc (MR: Chính vì vậy, nhà thơ Vũ Quần

Phương đã từng khẳng định: “Câu thơ “Miệng cười buốt giá”, dồn nén bên trong cả

một cái tình”)

c Và cuối cùng, điều cốt lõi làm nên sức mạnh của người lính chính là tình thương “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

- Câu thơ có cách viết rất giản dị, gợi cảm Hai từ “thương nhau” nghe giản dị biết

mấy Nó được đặt ở đầu câu thơ với ý nghĩa nhấn mạnh tình cảm thương yêu, sự gắn

bó của các anh

- Hình ảnh cảm động nhất là “tay nắm lấy bàn tay” Chỉ qua cái nắm tay thầm lặng

các anh đã trao cho nhau tình yêu thương, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh tình đoàn kết; động viên nhau vượt qua những khó khăn, quyết tâm đi đến chiến thắng Tình thương là vị muối của tình người, là cội rễ của đức hi sinh Thương nhau người

ta mới có thể bao bọc cho nhau và sống chết vì nhau Chính tình yêu thương mới làm nên sức mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ

- Câu thơ cuối của đoạn thơ như một khúc ngân của bản đàn về tình đồng chí nên nó chứa đựng nhiều dư ba sâu lắng không cùng

d Đánh giá:

Trang 7

- Mười câu thơ ngắn gọn, hàm súc với hình ảnh chân thực, gợi cảm, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ đã đem lại cho người đọc một ấn tượng khó quên về những gian khổ thiếu thốn của người lính trong kháng chiến chống Pháp Nhà thơ Chính Hữu cũng đã từng

là người lính nên mới thực sự thấm thía mà viết được những câu thơ chân thực và bi tráng đến như vậy

- Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đã khẳng định vị trí xứng đáng của nhà thơ Chính Hữu trong nền thơ ca Việt Nam viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng

3 Ba câu thơ kết của bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí đồng đội, một biểu tượng tuyệt đẹp về cuộc đời người chiến sĩ trong một đêm chờ giặc

“Đêm nay rừng hoang sương muói Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”

*Có thể nói 17 dòng thơ đầu chính là sự dọn đường để đi đến ba câu kết Ba câu kết như một bức tranh vừa thâu tóm được cảm xúc, vừa làm nổi bật được chủ đề tư tưởng của bài thơ

*Mở đầu đoạn thơ là không gian và thời gian nghệ thuật:

+ Thời gian là buổi đêm vắng vẻ, không gian là rừng hoang sương muối Làn sương bao trùm toàn núi rừng càng tô đậm cái hoang vu, tịch mịch của cảnh rừng Việt Bắc + Chỉ một câu thơ ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những gian khổ khắc nghiệt của thời tiết Bao nhiêu thử thách đang đe dọa, rình rập các anh

- Tác giả đã lấy cái gian khổ, hiểm nguy làm nền cho tư thế của người lính cách mạng

“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”:

+ Bốn tiếng “đứng cạnh bên nhau” đọc lên ta thấy ấm lòng, nó gợi về hình ảnh

những người lính đang kề vai, sát cánh bên nhau trong tư thế chủ động, sẵn sàng chờ giặc

+ “Đứng cạnh bên nhau” làm ấm tình đồng đội, xua tan khó khăn, tạo nên sức mạnh

của tình đoàn kết

Trang 8

*Cùng với người bạn chiến đấu các anh có khẩu súng trên vai và vầng trăng trên

cao: “Đầu súng trăng treo”.

- Câu kết vừa bất ngờ vừa đặc sắc dồn nén, “súng và trăng” tưởng như đối lập nhưng lại đi vào thơ của Chính Hữu, tạo thành câu thơ tuyệt đẹp, khơi gợi những liên tưởng thú vị bất ngờ

+ Trăng gắn liền với sự sống, bình yên và hạnh phúc

+ Súng gắn liền với chiến tranh, chết chóc và hủy diệt

- Súng và trăng, gần và xa, chiến sĩ và thi sĩ, chất chiến đấu và chất trữ tình, hiện thực

và lãng mạn Tâm hồn người lính trong chiến tranh khốc liệt nơi núi rừng tưởng như khô khan chai sạn, vậy mà các anh vẫn lãng mạn tìm thấy ở ánh trăng niềm thư thái lạc quan hiếm có

(MR: Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ

nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hòa quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời…Có

người cho rằng bốn tiếng “Đầu súng trăng treo” đã nén lại, dồn vào bên trong, tạo ra một cái kết không lời Còn tác giả Chính Hữu thì tâm sự: “Ngoài hình ảnh những chữ này, còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì chông chênh trong sự bát ngát”)

*Đánh giá:

- Có thể nói, với ngôn ngữ mộc mạc, hàm súc, gợi cảm, chứa đựng nhiều dư ba sâu

lắng, ba câu thơ cuối của bài thơ là những câu thơ hay nhất viết về anh bộ đội cụ Hồ trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp

- Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng đã khẳng định vị trí xứng đáng của nhà thơ Chính Hữu trong nền thơ ca Việt Nam viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng

Ngày đăng: 06/07/2024, 11:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w