Nhiều nhánh văn hoá tạo nên phân khúc thị trường quan trọng và các Marketer thường thiết kế các sản phẩm và chương trìnhMarketing phù hợp với nhu cầu khách hàng mục tiêu của họ.CITATION
Trang 1NHÁNH VĂN HOÁ
A Lời mở đầu:
Văn hoá là một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả những gì mà con người tạo ra và thừa
kế được Văn hoá có thể được phân chia thành nhiều nhánh khác nhau, mỗi nhánh có những đặc điểm riêng biệt Và vì văn hoá của mỗi nhánh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành
vi tiêu dùng của nhóm đối tượng khách hàng tương ứng Việc xác định và phân tích xem khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình thuộc nhánh văn háo nào sẽ giúp đưa ra được các chiến lược tiếp cận, tiếp thị (Marketing) và bán hàng với chi phí tiết kiệm nhất.
Để hiểu rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Nhóm 05 tụi em
đã lựa chọn nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng của các nhánh văn hoá đến hành vi khách hàng và ứng dụng Công ty THHH Phong Thuỷ Tinh Lâm đã áp dụng nhánh văn hoá phật giáo
B NỘI DUNG
1 Khái niệm nhánh văn hoá.
Nhánh văn hoá (culture branches) : Mỗi nền văn hoá chứa đựng những nhóm nhỏ hơn gọi
là nhánh văn hoá Nhánh văn hoá được hiểu như một nhóm khác biệt tồn tại trong một nền văn hoá được hiểu như một nhóm khác biệt tồn tại trong một nền văn hoá, xã hội rộng lớn và phức tạp hơn Trong nhánh văn hoá mỗi thành viên có hành vi đặc trưng, nó bắt nguồn từ niềm tin, giá trị, chuẩn mực văn hoá, phong tục tập quán riêng khiến nó có
sự khác biệt với các thành viên khác trong xã hội Nhiều nhánh văn hoá tạo nên phân khúc thị trường quan trọng và các Marketer thường thiết kế các sản phẩm và chương trình Marketing phù hợp với nhu cầu khách hàng mục tiêu của họ.CITATION Phi20 \l 1066 (Kotler, 2020)
Theo CITATION Gor47 \l 1066 (Gordon, 1947), nhánh văn hoá là một khái niệm được sử dụng để chỉ sự phân chia văn hoá, bao gồm sự kết hợp của các tình huống xã hội có thể xảy ra như tình trạng giai cấp, dân tộc, các khu vực cư trú gồm thành thị hoặc nông thôn,
và những liên kết tôn giáo, mà sự hình thành hay sự kết hợp của chúng có tác động tích hợp đến cá nhân tham gia
Nền văn hoá của một quốc gia nói riêng hay toàn thế giới nói chung rất đa dạng và phong phú được phân chia thành nhiều nhánh nhỏ Trong đó, mỗi nhánh nhỏ ấy sẽ tập hợp những người có những đặc điểm riêng với các bản sắc khác nhau, nhận thức, hành vi hay
sở thích cũng khác nhau thì được gọi là một nhánh văn hoá.
Cụ thể, ở Việt Nam chúng ta có khoảng 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, vì vậy cũng tạo nên rất nhiều nhánh văn hoá đa dạng khác nhau theo các dân tộc như nhóm văn hoá: người Kinh, nhóm văn hoá người Thái, … Mà mỗi dân tộc sẽ lại có những giá trị văn
Trang 2hoá, phong tục tập quán, chuẩn mực khác nhau lại tạo nên vô vàn nhánh văn hoá nhỏ Tất
cả tạo nên một bức tranh văn hoá vô cùng phong phú và đa sắc màu
2 Đặc điểm nhánh văn hoá
Nhánh văn hóa là một nhóm người có chung những đặc điểm văn hóa nhất định, bao gồm các giá trị, niềm tin, hành vi và sở thích Các nhánh văn hóa có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau Nhưng nhìn chung, chúng đều có những đặc điểm sau:
Họ có chung các giá trị và niềm tin: Một cộng đồng có chung các giá trị và niềm
tin là một nhóm người có chung những quan điểm, chuẩn mực và niềm tin cơ bản
về cuộc sống Những giá trị và niềm tin này thường được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, và chúng giúp định hình cách thức mà các thành viên của cộng đồng tương tác với nhau và với thế giới xung quanh Ví dụ: Giá trị gia đình, giá trị tôn giáo, giá trị cộng đồng, giá trị cá nhân, …
Họ có chung hành vi và sở thích: là một nhóm người có chung những hoạt động
và quan tâm đến sở thích là giống nhau Những hành vi và sở thích này có thể được chia sẻ trong khoảng thời gian dài hoặc chỉ trong một khoảng thời gian nhất định Ví dụ: Cộng đồng người chung sở thích thể thao, nghệ thuật, giải trí, …
Họ có chung môi trường sống: là nhóm người thường có chung môi trường sống,
cách thích nghi môi trường sống khá tương đồng nhau Ví dụ: Nhóm người ở nông thôn thường có xu hướng có lối sống giản dị, trong khi những người ở thành thị lại
có xu hướng lối sống hiện đại, sôi động.
3 Phân loại nhánh văn hoá
Có nhiều cách phân loại nhánh văn hoá khác nhau Theo Gordon (1947), nhánh văn hoá được chia thành nhánh văn hoá: dân tộc, khu vực, tôn giáo, tuổi rác, giới tính, các nhánh văn hoá liên quan đến văn hoá xã hội
Các nhà tiếp thị đều công nhận rằng các nhánh văn hoá nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến
sở thích, cách lựa chọn, đánh giá, mua sắm, tiêu dùng sản phẩm Để hiểu biết nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà tiếp thị thường phải phân biệt các khách hành của mình trong những nhánh văn hoá khác nhau cùng với những đặc điểm tiêu dùng khác nhau Việc phân chia các nhánh văn hoá đặt nền tảng trên các yếu tố cơ bản như dân tộc, vùng địa lý, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, kinh tế xã hội
3.1 Nhánh văn hoá dân tộc.
Sách "Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa" của TS Nguyễn Thị Minh Thái: "Nhánh văn hóa dân tộc là một nhóm người có chung một nền văn hóa,
Trang 3được phân chia từ một nền văn hóa dân tộc lớn hơn Các nhánh văn hóa dân tộc thường có những đặc điểm chung về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống,
3.1.1 Những đặc trưng cơ bản của nhánh văn hóa dân tộc
Họ có chung nguồn gốc từ một hoặc một số dòng họ, chẳng hạn như dân tộc Kinh có nguồn gốc từ dòng họ Nguyễn, Phạm,
Họ có khuynh hướng cư trú tại một địa phương, dân tộc Chăm sinh sống chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
Họ có khuynh hướng lập gia đình trong nhóm (Tục “bắt vợ” có thể coi như lối thoát cho những hoàn cảnh nghèo không đủ tiền thách cưới, cũng thể hiện cho
sự tự do hôn nhân của dân tộc Mông).
Hành vi của cá nhân trong một nhóm khá thống nhất
3.1.2 Những ảnh hưởng của nhánh văn hóa dân tộc đến hành vi người tiêu dùng
Mỗi dân tộc có một hệ thống các niềm tin, giá trị văn hóa, chuẩn mực văn hóa, phong tục tập quán riêng nên cũng tạo nên hành vi tiêu dùng riêng Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về các nhánh văn hoá dân tộc để đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả.
Trang 4Một số tác giả Việt Nam cho rằng triết lý Âm dương - Ngũ hành xuất hiện tại Việt Nam và các nước miền Nam Trung Quốc Ở Việt Nam, thì triết lý âm dương sâu sắc đến với đời sống của nhân dân đặc biệt là trong văn hóa nông nghiệp Mối quan tâm của người làm nông nghiệp là sụ sinh sôi, nảy nở của hoa mầu
và con người do đó trong ngôn ngữ Việt thường sử dụng các cặp Âm dương như
mẹ - cha, nữ - nam, cái - đực, đất - trời, úng - hạn, mưa - nắng, nước - lửa, tình - lý, tĩnh - động, chẵn - lẻ, vuông - tròn v.v , trong đó yếu tố âm luôn đặt trước thể hiện tính trọng âm của người phương Nam chứ không phải của phương Bắc.
Từ đây hình thành lối tư duy tổng hợp và biện chứng sơ khai của người Việt Trần Ngọc Thêm còn cho rằng văn hoá Việt Nam là văn hoá gốc nông nghiệp, trọng tĩnh, mang tính âm; đồng thời, phương Nam đặc trưng cho âm nên vãn hoá Việt Nam là văn hoá ám trong âm.
Triết lý Âm dương còn được thể hiện trong triết lý sống của người Việt qua ngôn ngữ ca dao tục ngữ với triết lý nhận thức, Âm dương và trong dương có âm, trong âm có dương: Trong rủi có may, trong dở có hay, trong hoạ có phúc; Người
có lúc vinh lúc nhục, nước có lúc đục lúc trong; Sướng lắm khổ nhiều; Trèo cao ngã đau; Yêu nhau lắm, cắn nhau đau,
Trang 5Có thể thấy tư duy âm dương đậm nét trong văn hoá Việt Nam từ các dấu vết
cổ xưa đến các thói quen hiện đại Ngay cả trong vật tổ biểu tượng cho Người Việt
là cặp Tiên - Rồng cũng biểu hiện điều này (trong các văn hoá khác thường chi có biểu tượng là một con vật).
Một số doanh nghiệp ứng dụng tư tưởng Âm- Dương của người Việt vào kinh doanh để tạo ra một số sản phẩm liên quan:
Hình 1: Ngói âm dương – biểu tượng của sự hòa hợp
Trang 63.1.2.2 Tôn giáo
Tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau, từ những nhánh tôn giáo phương Đông cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại Trong đó phương Đông với ba tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo có ảnh hưởng mạnh
mẽ, đặc biệt đối với cư dân đồng bằng Bắc Bộ Sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau gữa
ba tôn giáo này hình thành một thứ ‘Đạo’ giáo mới ảnh hưởng đến đời sống tâm linh cũng như sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đó là Đạo gia tiên thờ cúng ông bà,
tổ tiên.
Hình 3 : Ánh thờ cúng tại 1 gia đình ở Việt Nam
Các nhánh Ky tô giáo cũng đã thâm nhập vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước đây cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ và làm phong phú đời sống tinh thần của
xã hội Xét về sô' lượng có khoảng 8% dân số Việt Nam theo các nhánh khác nhau
Trang 7của Ky tô giáo Ngoài ra còn một số tôn giáo khác như Bà la môn giáo, đạo Cao đài, Hoà hảo tồn tại trên một số tỉnh phía Nam.
Hình 4 : Bảng phân bố số lượng dân số dựa theo tín ngưỡng
Mỗi một tôn giáo như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin, hành vi tiêu dùng, quan niệm sống, đến phong tục, tập quán đối với những tín đồ của nó trong
ăn uống, cưới xin, ma chay, trong cách hành lễ cũng như trong việc tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ thông thường Chẳng hạn như việc ăn chay vào những ngày rằm của những người theo đạo Phật.
Ngày rằm là ngày trăng tròn và là một trong hai ngày đẹp nhất trong tháng Đây là thời điểm mà âm khí – dương khí hòa quyện với nhau và được xem là thời điểm lý tưởng tạo kết nối với trời đất Ăn chay vào ngày rằm không chỉ đơn thuần
là một hành động tuân theo giới luật của đạo Phật mà còn là một cách để thể hiện lòng thành kính tới Phật và tới tất cả mọi sự sống.
Trang 8Nắm bắt được điều này rất nhiều những món ăn chay được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, dưới đây là một số thương hiệu nổi bật
về ẩm thực chay
Trang 9Hình 3: Chay Garden Vegetarian Buffet & Tea House - Thảo Điền
3.1.2.3 Vãn hoá ăn, uống của người Việt Nam
Người Việt Nam biết rất nhiều món ăn, và cũng biết cách trang trí, bày biện món ăn sao cho nó tạo được cảm giác thích thú của những người tham dự bữa tiệc Cũng có sự phân biệt trong “cách ăn” của những người có giới tính khác nhau
“nam thực như hổ, nữ thực như miêu” hoặc giả muốn được trọng vọng, muốn được danh giá trong hành vi ăn “một miếng giữa làng còn hơn một sàng xó bếp”.
Về các món ăn, thiên về các món ăn thực vật “ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống” hoặc “có cà thì tha gắp mắm” Đặc biệt các đồ gia vị thì vô cùng phong phú: hành, gừng, ớt, tỏi riềng, rau mùi, rau răm, rau húng, xương xổng, lá lốt, thì là, tía tô Kinh,
Ở Việt Nam, người dân thường coi ăn uống là một nhu cầu thiết yếu nhưng cũng là một niềm vui, một cách thể hiện tình cảm và sự quan tâm đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
Trang 10Chẳng hạn trong kinh doanh thì khi kí những hợp đồng thì bên đối tác sẽ mời bạn đi nhậu, có “ chén chú chén anh” thì mới dễ làm việc Từ những cái thói quen
đó thì có rất nhiều quán ăn, nhậu, nhà hàng, mọc lên để phục vụ cho những nhu cầu đó.
Trước đáy người ta quan niệm việc dựng vợ, gả chồng trước hết vì quyền lợi gia tộc: “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” và “Đàn bà thất đáy lung ong, vừa giỏi chiều chồng, vừa khéo nuôi con” Sau quyền lợi gia tộc, cuộc dụng vợ gả chồng phải đáp các 100 quyền lợi của làng xã: “Nuôi lợn thì phải vớt bèo, lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”.
Trang 11Sau cùng hôn nhân mới đáp ứng nhu cầu riêng tư của đôi nam nữ: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, tam thập lục đèo cũng qua”.
Hôn nhân phần nào đó đã ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, những gia đình có tính chất gia trưởng thì cách thức mua sắm cũng trở nên khác hơn so với những gia đình không còn những quy củ lạc hậu như thế nữa.
Trang 12(Đoạn này thêm short video về ma chay vô nữa nhé)
Dựa vào sự nghiên cứu về phong tục mà chay mà các công ty, doanh nghiệp
đã đưa ra những sản phẩm phục vụ cho nghi lễ này, đây là một thị trường kinh doanh rất rộng lớn và tiềm năng bởi vì đa phần người Việt Nam đều sẽ thực hiện nghi lễ này sau khi mà có người thân mất.
Trang 143.2 Nhánh văn hoá khu vực.
Mỗi vùng dân cư của một quốc gia thường có khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau và điều kiện xã hội như điện, nước, giáo dục, giao thông, phương tiện thông tin đại chúng, giải trí khác nhau, dẫn đến điều kiện kinh tế khác nhau Môi trường thiên nhiên và điều kiện kinh tế– xã hội khác nhau là một trong những yếu tố tạo ra những nét văn hóa khác biệt và hành vi tiêu dùng khác biệt của những người dân từng vùng Trong mỗi vùng thì có thể chia những phân đoạn nhỏ hơn nữa như khu vực các tỉnh thành miền Nam, khu vực các tỉnh thành miền Bắc, khu vực cảnh tỉnh thành miền Trung, khu vực nông thôn miền Bắc, khu vực nông thôn miền Trung, khu vực nông thôn miền Nam với những đặc điểm riêng của nó và sự nhận thức về sản phẩm, sự lựa chọn, mua sắm, sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng ở những đoạn thị trường đều khác nhau.
(Trích nguồn: sách quản trị bán hàng – Nguyễn Thị Thập, nhà xuất bản thông tin và truyền thông)
Ví dụ: Người miền Nam mua gì mình thích, người miền Bắc thích sản phẩm “hàng hiệu” hay sản phẩm cao cấp.
Trang 153.2.1 Từ khu vực sống đó ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng:
Với sự khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán, sự nhận thức về sản phẩm, sự lựa chọn, mua sắm, sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng tác động sâu sắc đến thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng từng vùng miền Tất nhiên, không có nhà sản xuất nào chỉ sản xuất thức ăn cho người miền Bắc, cũng chẳng dịch vụ nào chỉ phục vụ riêng cho người miền Nam nhưng trên thực tế, đã có những loại dầu gội mà chỉ có người miền Tây Nam Bộ, những loại bia chỉ có người miền Bắc mới uống và những giá cả mà chỉ có người Sài Gòn mới dám mua…” ( source có ghi trong sách hvntd ) Ví dụ: bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Huda.
Phân theo khu vực từ miền Bắc – miền Trung – miền Nam:
- Về tổng quan: (LEAD SUY XÉT COI CHỖ NÀY BỎ HAY KHÔNG NHÁ)
Đặc điểm Tinh tế, thâm thúy,
Cởi mở, hào phóng, thẳng thắn, ít có xu hướng tiết kiệm thích tìm kiếm cái mới.
Khi tiêu dùng o Nhạy cảm về giá: NTD ở miền Trung và miền Bắc thích mua
với số lượng lớn để tiết kiệm Trái ngược là NTD HCM khi nào cần thì mua, không quan tâm tiết kiệm chi tiêu.
o Thái độ đối với thương hiệu: NTD miền Bắc và miền Trung chú trọng đến thương hiệu, một khi đã quen thì họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu đó NTD miền Nam có
xu hướng tin tưởng và dựa trên kinh nghiệm của họ đối với
Trang 16thương hiệu.
- Tuy nhiên để phân tích sâu hơn thì chúng tôi sẽ đi phân tích hai thành phố Hà Nội
và Hồ Chí Minh để làm nổi bật rõ hành vi tiêu dùng của hai khu vực Bắc – Nam.
Tính cá nhân và tính tập
thể
Phong cách sống có tính tập thể cao Họ không chỉ sống cho riêng mình mà còn quan tâm đến việc những người khác nghĩ gì
về mình, mọi người xung quanh mình đánh giá như thế nào về con người mình, cuộc sống của gia đình mình…Nên phong cách ăn mặc, dáng vẻ bề ngoài, đồ dùng cá nhân hay cách cư
xử và thậm chí là những nơi thường hay lui tới là những điều rất quan trọng trong cách sống, sinh hoạt cũng như văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng
Hà Nội Đối với người tiêu dùng Hà Nội, tất cả những điểm nêu trên được xem như là những công cụ giúp
họ thể hiện đẳng cấp cũng như hình ảnh của họ trong con mắt của những người xung quanh, và đây được xem như là những những nguyên tắc và chuẩn mực
về văn hóa của người tiêu dùng thủ đô.
Phong cách sống có tính cá nhân và gia đình hơn so với tính tập thể Sống cho bản thân và ít quan tâm về những gì người khác nghĩ
Theo nghiên cứu của Neilsen VN: Người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh( 94% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 71% bởi bạn bè, 42% bởi hàng xóm, 52% bởi đồng nghiệp, đối tác).
Trang 17Theo nghiên cứu của Neilsen VN: Người tiêu dùng Hà Nội( 99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn
bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác)
Sự phóng khoáng, thoải
mải trong tính cách
Khắt khe và cẩn trọng khi
ra quyết định , sống tiết kiệm và lo cho tương lai.
Kiếm được 10 đồng thì tiêu 1 đồng.
Người Hà Nội mua sắm chậm và có kế hoạch từ trước Họ rất hay mặc cả Trong khi 55% người tiêu dùng Hà Nội thích mặc cả thì chỉ có 28% người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh thích hình thức này Ở Hà Nội, chợ vẫn là nơi mua sắm được ưa thích với (56%) người tiêu dùng Hà Nội sử dụng kênh này trong khi con số đó là (26%) đối với người tiêu dùng TP.Hồ Chí Minh
Phóng khoáng khi ra quyết định , sống cho hiện tại và không quan trọng việc tiết kiệm , lo xa cho tương lai Kiếm được 10 đồng thì tiêu 11 đồng.
Người TP Hồ Chí Minh
có xu hướng mua sắm nhanh và tuỳ hứng Người tiêu dùng TP.Hồ Chí Minh thích một mức giá cố định hơn là phải mặc cả Họ cũng không có thói quen tiết kiệm nên dễ hay chi trả cho các dịch vụ hay sản phẩm đắt tiền , thích mua sắm tại kênh hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại…)nhiều nhất.
Vẻ bề ngoài và giá trị đích
thực
Coi trọng vẻ bề ngoài và thích nổi bật trước đám đông và nổi bật hơn người khác Nếu người khác có thì họ cũng phải có.
Người tiêu dùng thường hay mua hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng
Coi trọng giá trị thực chất không thích khoe khoang.
Họ luôn đề cao tính thực dụng trong tiêu dùng và không phụ thuộc vào các giá trị vô hình (đẳng cấp,
sự nổi bật trước đám đông,
…) mà phụ thuộc vào các
Trang 18quen tiết kiệm nên một khi
đã mua thì phải là sản phẩm tốt nhất và dùng được lâu dài, hướng tới tương lại, thậm chí sẵn sàng trả thêm tiền cho những sản phẩm độc đáo
và sử dụng lâu dài.
Ví dụ: trong dịp Tết nếu như nhà bên cạnh treo nhiều bóng nháy hơn thì nhà mình sẽ mua thêm bóng nháy để sáng hơn nhà họ.
tiện dụng của sản phẩm,…
Theo cách phân đoạn thị trường theo tiêu thức tuổi tác thì có thể chia người tiêu dùng thành từng nhóm tuổi như trẻ em, thiếu niên, thanh niên, trung niên và lão niên Nhánh văn hoá tuổi tác cũng phân tích sự khác biệt về văn hoá tiêu dùng của các nhánh hoá tuổi như cách phân chia trên Nhóm văn hoá tuổi tác là một nhóm người có chung những đặc điểm văn hoá nhất định, bao gồm các giá trị, niềm tin, hành vi và sở thích, dựa trên độ tuổi của họ Mỗi nhóm tuổi có những đặc điểm văn hoá riêng biệt, dẫn đến những nhu cầu, sở thích và cách thức tiêu dùng khác nhau
3.3.1 Các đặc điểm văn hoá của nhánh văn hoá tuổi tác có thể chia thành hai nhóm chính:
- Các đặc điểm văn hoá chung:
+ Giá trị cơ bản, chẳng hạn như giá trị gia đình, giá trị cộng đồng, … + Các niềm tin, chẳng hạn như niềm tin vào bản thân, niềm tin vào tương lai + Các hành vi, chẳng hạn như cách thức làm việc, cách thức giải trí, … + Các sở thích, chẳng hạn như sở thích ăn uống, sở thích giải trí, …
Trang 19- Các đặc điểm văn hoá cụ thể:
+ Những giá trị và niềm tin được hình thành trong quá trình trưởng thành, ví dụ: Giá trị sự nghiệp, giá trị gia đình, giá trị tình cảm, …
+ Những hành vi và sở thích thay đổi theo thời gian, ví dụ: cách thức ăn uống, cách thức giải trí, ăn mặc, học tập, …
3.3.2 Ảnh hưởng của nhánh văn hoá tuổi tác đến hành vi người tiêu dùng
Nhánh văn hoá tuổi tác có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi người tiêu dùng Mỗi nhóm tuổi có những nhu cầu, sở thích và cách thức tiêu dùng khác nhau, do đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về các nhánh văn hoá tuổi tác để đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả
3.3.2.1 Người tiêu dùng trẻ em, thiếu niên
- Tổng quan người tiêu dùng trẻ em, thiếu niên:
Trẻ em và thiếu niên là một nhóm đối tượng tiêu dùng tiềm năng lớn, chiếm khoảng 20% dân số Tuy nhiên, hành vi tiêu dùng của trẻ em và thiếu niên có những đặc điểm khác biệt so với người lớn, do đó các doanh nghiệp cần hiểu rõ những đặc điểm này để đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả.
- Hành vi người tiêu dùng trẻ em, thiếu niên có thể được mô tả bởi các đặc điểm sau:
Tính phi lý trí: Trẻ em và thiếu niên thường có xu hướng đưa ra quyết định mua sắm dựa trên cảm xúc và sở thích hơn là nhu cầu thực tế Họ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như quảng cáo, bạn bè, gia đình,
Tính linh hoạt: Trẻ em và thiếu niên thường có nhu cầu và sở thích thay đổi nhanh chóng Do đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường mục tiêu này để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Tính phụ thuộc: Trẻ em và thiếu niên thường phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người giám hộ trong việc mua sắm Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc thiết
kế các sản phẩm và dịch vụ thu hút được sự quan tâm của cả trẻ em và cha mẹ hoặc người giám hộ.
Trang 20- Tổng quan về độ tuổi Gen Z, Y :
Bức tranh toàn cảnh người tiêu dùng trẻ đề cập đến hai nhóm đối tượng là gen Z và Y Đây là nhóm đã và đang bước vào độ tuổi lao động và sẽ trở thành lao động chính trong
xã hội.
Gen Y là lực lượng lao động chủ chốt của nền kinh tế Họ có sự hiểu biết về công nghệ thông tin hiện đại và sở hữu nhiều của cải trong xã hội Đặc điểm của thế hệ này ở khả năng linh hoạt trong công việc, dễ nắm bắt được các xu hướng đi đầu trong công nghệ Gen Z là thế hệ những người trẻ năng động, sáng tạo, thừa hưởng những thứ tốt nhất từ công nghệ Có tư duy tiến bộ, họ được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin từ khắp mọi nơi nên vốn hiểu biết vô cùng đa dạng, phong phú
- Đặc điểm hành vi người tiêu dùng trẻ:
Chi tiêu phóng khoáng hơn: Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự thay đổi rất lớn trong hành vi tiêu dùng của người trẻ tuổi Ở xã hội hiện nay, họ được sống thoải mái, tự do quyết định theo ý mình hơn là “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” Họ có xu hướng chi tiêu phóng khoáng hơn Ở độ tuổi này hiện nay, họ không tiết kiệm nhiều như thế hệ trước mà tập trung vào làm việc và hưởng thụ cuộc sống Mức độ chịu chi của giới trẻ là một trong những điều kiện giúp nền kinh tế có bước tăng trưởng trong nhiều năm trở lại đây (Trích)
Xu hướng mua trả góp tăng cao: Đây là một điểm nổi bật trong hành vi tiêu dùng giới trẻ chính là sự gia tăng của các khoản mua trả góp Các bạn trẻ có thể sở hữu những tài sản nằm ngoài địa vị, khả năng chi trả của bản thân họ ngay lúc đó Họ sử dụng chọn sử dụng thẻ tín dụng, trả góp thay vì vay mượn gia đình, bạn bè Điều này cho họ cảm giác chi tiêu thoải mái hơn vừa mang lại động lực cho người trẻ làm việc chăm chỉ Nhưng đôi khi nó cũng rất đáng quan ngại, nếu lạm dụng sẽ làm các bạn trẻ bị rơi vào vòng quay nợ nần
Yêu thích đồ dùng secondhand: Trong nhiều năm gần đây, Secondhand đã trở thành xu hướng thời trang được ưa chuộng trên khắp thế giới Việc mua sắm quần áo đã qua sử dụng giúp người tiêu dùng tiết kiệm được một khoản chi phí, hơn thế nữa những đồ dùng secondhand còn mang lại sự khác biệt, độc lạ ít trùng lặp
Tóm lại, họ có xu hướng thích các sản phẩm mới lạ, độc đáo, phù hợp với phong cách sống hiện đại Họ đi đầu trong việc tạo xu hướng về ẩm thực, mua sắm, thời trang, giải
Trang 21trí, du lịch Họ có xu hướng sử dụng mạng xã hội và các kênh truyền thông trực tuyến để mua sắm vì sự tiện lợi, cung cấp đủ mọi thông tin giới trẻ cần
- Tổng quan về độ tuổi trung niên: (Từ 35 đến 55 tuổi)
Nhóm tuổi này thường chiếm số lượng lớn trong toàn bộ dân số, chiếm khoảng 40% trong tổng dân số và khoảng 50% mức chi tiêu tiêu dùng Ở độ tuổi này họ thường là người đã thành lập gia đình, là trụ cột gia đình, vì vậy trách nhiệm của họ hết sức quan trọng trong gia đình, xã hội Họ có xu hướng tiêu dùng hướng tới gia đình, thường nắm giữ vai trò quyết định mua sắm đồ dùng trong nhà Ở độ tuổi này sẽ hướng tới những sản phẩm, dịch vụ có giá trị lâu bền
Người tiêu dùng trung niên thường có năng lực tài chính cao hơn so với người tiêu dùng trẻ tuổi Họ đã có sự nghiệp ổn định và thu nhập cao, do đó họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ Họ cũng có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm, dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp.Độ tuổi trung niên cũng có thể chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu (Từ 35 – 40 tuổi): Ở giai đoạn đầu lứa tuổi trung niên này vẫn đang trên con đường thăng tiến cho sự nghiệp Ngoài việc đầu tư cho con cái,
họ còn đầu tư vào nhiều mục tiêu khác tỏng công việc như: kinh doanh, mua nhà, mua xe, bất động sản, đầu tư lâu dài.
Giai đoạn sau (Từ 41 – 55 tuổi): Ở giai đoạn sau lứa tuổi trung niên sẽ hướng tới gia đình nhiều hơn là công việc Họ tập trung chăm sóc con cái, gia đình, chăm sóc sức khoẻ bản thân
- Đặc điểm hành vi người tiêu dùng trung niên:
Họ chú trọng hàng hoá có tính thực dụng, giá rẻ: Người tiêu dùng ở độ tuổi này phải đối mặt với cuộc sống rất nhiều Họ là giai đoạn mang nhiều chức năng nhất trong vòng đời con người, vì vậy họ phải chi tiêu cho nhiều vai trò của bản thân trong đời sống Cũng chính vì thế mà trong việc chi tiêu họ phải tính toán sao cho phù hợp, tiết kiệm nằm trong khả năng của mình Không như người tiêu dùng trẻ tuổi thường mua những thứ không nằm trong khả năng hiện tại của mình thì người tiêu dùng trung niên lại rất thận trọng trong công việc này Họ sẽ quan tâm về giá cả và sẽ khá là thực dụng Sản phẩm, dịch vụ vừa đảm bảo giá rẻ mà chất lượng cũng phải đảm bảo
Chú trọng sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ: Nằm trong độ tuổi phải gánh vác nặng nề công việc gia đình, xã hội nên quỹ thời gian của họ rất hữu hạn Họ không có nhiều thời gian cho việc mua sắm như người trẻ Họ sẽ có xu hướng