1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay

234 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Bồi dỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị

s đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay

Trang 3

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận án là trung thực, có nguồngốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 4

LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

2.1 Đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn và năng lực công táccủa đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính

2.2 Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánhgiá bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyênhuấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội 62

Chương 3THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐKINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦAĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở BAN TUYÊN HUẤN THUỘC PHÒNGCHÍNH TRỊ SƯ ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 803.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ

ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh

3.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lựccông tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc

phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội 107

Chương 4YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁCCỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở BAN TUYÊN HUẤN

122

Trang 5

bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở bantuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh

4.2 Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công táccủa đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính

trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay 131

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

Trang 6

1. Chủ nghĩa xã hội CNXH2 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ,CTCT

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Các sư đoàn bộ binh (SĐBB) là lực lượng chủ lực, thường trực sẵn sàngchiến đấu của các quân khu, quân đoàn trong Quân đội nhân dân (QĐND) ViệtNam Sự vững mạnh của các SĐBB là một yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyếtđịnh tạo nên chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội Do vậy,tiến hành tốt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ,CTCT) nóichung và công tác tư tưởng (CTTT) nói riêng ở các SĐBB là một yêu cầu cấpthiết, đồng thời cũng là một trong những giải pháp căn bản góp phần xây dựngcác SĐBB ngày càng vững mạnh.

Đội ngũ cán bộ (ĐNCB) ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị cácSĐBB là một bộ phận của ĐNCB chính trị trong QĐND Việt Nam, có vai tròquan trọng trong tham mưu, đề xuất với cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chứcnăng các cấp những chủ trương, biện pháp xây dựng SĐBB vững mạnh về chínhtrị, tư tưởng; hướng dẫn, chỉ đạo các cấp ủy, cán bộ chính trị cấp dưới về nghiệpvụ công tác tuyên huấn Vì vậy, ĐNCB ở ban tuyên huấn có vai trò rất quan trọng,là lực lượng trực tiếp chỉ đạo và tiến hành hoạt động CTTT ở các cấp trongSĐBB

Năng lực công tác (NLCT) là một bộ phận cơ bản trong trình độ, năng lựccủa mỗi cá nhân và là yếu tố quan trọng để tạo nên nhân cách, uy tín của người cánbộ NLCT mang tính đặc trưng của cá nhân, được biểu hiện thông qua nội dung,phương pháp làm việc và chất lượng hiệu quả công tác được giao; là yếu tố cốt lõiđể ĐNCB nói chung và ĐNCB ở ban tuyên huấn nói riêng hoàn thành tốt chứctrách, nhiệm vụ được giao; tác động trực tiếp đến kết quả và chất lượng hoạt độngcủa ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB Do vậy, để đáp ứng được yêucầu nhiệm vụ phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao NLCT của ĐNCB ở bantuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB Vì vậy, bồi dưỡng, nâng cao NLCT củaĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB là yêu cầu khách quan,thường xuyên và có mục đích, có tổ chức của cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan

Trang 8

chức năng các cấp trong và ngoài SĐBB nhằm nâng cao trình độ, kiến thức mọimặt để ĐNCB ở ban tuyên huấn thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trong những năm qua, nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọngvề NLCT và bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòngchính trị các SĐBB, cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chức năng các cấp đãquan tâm bồi dưỡng, nâng cao NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn Nộidung, hình thức biện pháp bồi dưỡng từng bước được đổi mới, đem lại kếtquả ngày càng thiết thực Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng NLCT và NLCTtrên thực tế của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBBvẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất cập Nổi lên là, nhận thức, trách nhiệmcủa một số tổ chức, lực lượng trong bồi dưỡng còn hạn chế, chưa có sự quantâm đúng mức, còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chưa kịp thời đề ranhững biện pháp lãnh đạo khắc phục khâu yếu, mặt yếu; nội dung bồi dưỡngchưa thật toàn diện và phù hợp với thực tiễn chức trách, nhiệm vụ của cánbộ tuyên huấn; hình thức biện pháp bồi dưỡng chưa thật phong phú, đa dạng,linh hoạt và hiệu quả, còn biểu hiện cứng nhắc, dập khuôn, hiệu quả bồidưỡng chưa cao; NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn còn một khoảng cáchkhá xa so với yêu cầu của thực tế, một số đồng chí chưa nắm chắc chứctrách, nhiệm vụ trong tiến hành CTTT, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệmvụ chưa cao… Những hạn chế, khuyết điểm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng hoạt động CTTT của Đảng nói chung và chất lượng công tác tuyênhuấn ở các SĐBB trong QĐND Việt Nam nói riêng.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp,khó lường; sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang tác động trực tiếp vàotâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nói chung và ở các SĐBB

Trang 9

nói riêng Yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu xây dựng Quân đội và cácSĐBB tinh, gọn, mạnh đang đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải nâng caosức mạnh tổng hợp của Quân đội, trong đó có bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ởban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng năng lực công táccủa đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong

Quân đội hiện nay” làm đề tài luận án Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng NLCTvà đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyênhuấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, khái quátgiá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và xác định những vấn đềluận án tập trung nghiên cứu.

Khái quát và làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về NLCT và bồidưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBBtrong Quân đội.

Đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một sốkinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chínhtrị SĐBB trong Quân đội.

Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCTcủa ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội hiện nay.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trịSĐBB trong Quân đội.

Phạm vi nghiên cứu

Trang 10

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt độngbồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBBđủ quân trong QĐND Việt Nam.

Phạm vi tập trung khảo sát, đánh giá về NLCT và bồi dưỡng NLCTcủa ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị ở 11 SĐBB đủ quân ởcác quân khu, quân đoàn gồm: SĐBB 3; SĐBB 316; SĐBB 395; SĐBB 324;SĐBB 2; SĐBB 5; SĐBB 330; SĐBB 312; SĐBB 325; SĐBB 10; SĐBB 9.

Các tư liệu, số liệu phục vụ điều tra, khảo sát để thực hiện luận ánđược giới hạn chủ yếu từ năm 2015 đến nay; các giải pháp có giá trị vậndụng đến năm 2030 và định hướng vận dụng đến năm 2035.

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; đường lối, quan điểm của Đảng về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng,CTTT, lý luận; CTĐ,CTCT trong Quân đội, trực tiếp là về CTTT, công tác cán bộvà đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB làm CTTT trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cơ sở thực tiễn

Là hiện thực NLCT và hoạt động bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyênhuấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội Các chỉ thị, nghị quyết củaQuân ủy Trung ương, TCCT về CTTT và công tác tuyên huấn; các nghị quyết,báo cáo chính trị tại đại hội nhiệm kỳ và hàng năm; báo cáo tổng kết CTĐ,CTCT;báo cáo tổng kết công tác tuyên huấn của các cấp ủy, cơ quan chính trị và bantuyên huấn các SĐBB Kết quả điều tra, khảo sát thực tế do tác giả tiến hành.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa họcngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: kết hợp logicvà lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh; khảo sát, điều trathực tế; tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

5 Những đóng góp mới của luận án

Trang 11

Khái quát và làm rõ quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chíđánh giá bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trịSĐBB trong Quân đội.

Từ thực trạng rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở bantuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB.

Đề xuất một số nội dung, biện pháp thiết thực, khả thi trong những giảipháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB bộ ở ban tuyên huấn thuộcphòng chính trị SĐBB trong Quân đội hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận,thực tiễn bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trịSĐBB trong Quân đội.

Cung cấp thêm những luận cứ khoa học góp phần giúp các cấp ủy, cán bộchủ trì và cơ quan chức năng các cấp trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, hướngdẫn, tổ chức bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trịSĐBB trong Quân đội.

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong tập huấn, bồi dưỡngcán bộ ở các đơn vị, trong nghiên cứu, giảng dạy các môn học có liên quan ởcác học viện, nhà trường trong Quân đội.

7 Kết cấu của luận án

Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (09 tiết); kết luận; danh mụccác công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án;danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 12

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, nângcao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng tronghệ thống chính trị

Hoàng Văn Hổ (2014), Cầm quyền khoa học [81] Tác giả cuốn sách

nhấn mạnh, ĐNCB là nhân tố quan trọng bảo đảm của việc cầm quyền khoahọc Tác giả rút ra kinh nghiệm: “Đảng cầm quyền muốn trước sau kiên trìcầm quyền khoa học thì điều then chốt là phải xây dựng được một ĐNCB cótố chất cao, đảm đương được trách nhiệm nặng nề, vượt qua được thử tháchsóng gió theo yêu cầu cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa và chuyên nghiệphóa” [81, tr.573] Về vấn đề tuyển chọn, nâng cao phẩm chất, năng lực và bổnhiệm cán bộ tác giả có nhiều luận giải khoa học và đưa ra những kinhnghiệm, giải pháp cụ thể có tính khả thi cao đó là: cố gắng thực hiện được

bốn kiên trì và bốn không được “Phải coi Bốn kiên trì, Bốn không được là

mỗi tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mỗi cán bộ có đạt tiêu chuẩn haykhông về mặt chính trị, tác phong” [81, tr.581].

Hồ Thành Quốc (2016), Đạo làm quan [125] Nội dung chương 2 của cuốn

sách bàn về tu dưỡng đạo đức làm quan Tác giả cho rằng, việc tăng cường xây

dựng đạo đức làm quan của ĐNCB hiện nay phải dốc sức thực hiện được “mườiđiều thận trọng” cụ thể là: “Thận trọng ngay từ đầu, thận trọng từ việc nhỏ, thận

trọng khi ăn nói, thận trọng với thị hiếu, thận trọng với ham muốn, thận trọng vớiquyền lực, thận trọng khi bình yên, thận trọng khi chỉ có một mình, thận trọng vớibạn bè và thận trọng với giây phút cuối cùng” [125, tr.118-142] Theo tác giả, đạođức cán bộ là những gì rất cụ thể, nó được biểu hiện ra hàng ngày, không phảinhững gì khó thấy hoặc viễn tưởng, mà nó hiện hữu trong cuộc sống, trong mọimối quan hệ xã hội của người cán bộ

Trang 13

Đảng Cộng sản Trung Quốc (2019), Tổng tập văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc [44] Nội dung cuốn sách

trình bày những văn kiện liên quan đến Đại hội lần thứ XIX của Đảng Cộng sảnTrung Quốc Trong nghị quyết của đại hội ở mục “Kiên định quản lý Đảngnghiêm minh toàn diện, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền và trình độlãnh đạo của Đảng” Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh, muốn Đảng nângcao năng lực cầm quyền và trình độ lãnh đạo thì Đảng phải coi xây dựng chính trịcủa Đảng làm vấn đề hàng đầu, lấy kiên định niềm tin, lý tưởng, tôn chỉ làm nềntảng Đặc biệt, Đảng phải trang bị cho toàn Đảng bằng tư tưởng xã hội chủ nghĩađặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới cụ thể: “Xây dựng tư tưởng chính là xâydựng nền tảng của Đảng Lý tưởng cách mạng cao hơn tất cả” [44, tr.96]

Sử Hiểu Đông (2020), “Đứng trên đỉnh cao lịch sử mới đi sâu cải cách

công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ”, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xâydựng Đảng trong giai đoạn mới kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc [67].

Trong bài viết tác giả khẳng định coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làkinh nghiệm lịch sử quan trọng giúp sự nghiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc đượcthành công Bài viết đã khái quát lịch sử công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đặcđiểm chủ yếu của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ… của Đảng Cộng sản TrungQuốc Tác giả đặc biệt nhấn mạnh kinh nghiệm: Chú trọng liên hệ thực tế, học đểsử dụng, nâng cao hiệu quả đào tạo Tác giả cho rằng, tác phong học tập tốt là phảiliên hệ giữa lý luận và thực tiễn, thông qua giao lưu, trao đổi học thuật, phát hiệnvấn đề, phân tích nguyên nhân, tìm ra đối sách, tác giả khẳng định: “Kết hợp mộtcách thông suốt giữa giáo dục đào tạo với công tác thực tế, thực sự áp dụng đượcnhững gì đã học vào thực tiễn, cũng như lấy thực tiễn để thúc đẩy học tập, thuđược hiệu quả khá tốt” [67, tr.410].

Manivong bongsouvanh (2021), Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, côngchức ở tỉnh savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [9] Luận án đã

đánh giá một cách khách quan, toàn diện về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB

Trang 14

công tác ở tỉnh savanakhet nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Qua so sánhkinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tác giả luận án rút ra bốn bài họckinh nghiệm cho tỉnh Savanakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.Trong đó ở bài học kinh nghiệm thứ 2, tác giả luận án nhấn mạnh: “Có sự chỉđạo tập trung, thống nhất đối với hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộcông chức từ Trung ương đến địa phương, đồng thời có sự phân công rõ ràng,hợp lý về thẩm quyền, trách nhiệm đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ công chức” [9, tr.65-66].

Viện nghiên cứu Xây dựng Đảng Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng

sản Trung Quốc (2022), Quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện thành tựu vàkinh nghiệm trong công tác tổ chức và xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốctừ sau Đại hội XVIII [172] Ở Chương IV của cuốn sách nói về kiên định niềm

tin lý tưởng, củng cố nền tảng tư tưởng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đúc rútđược bốn kinh nghiệm quý báu trong xây dựng tư tưởng của Đảng và đặc biệtlà xây dựng ĐNCB làm CTTT đó là: “Phải kiên trì kết hợp chặt chẽ xây dựngtư tưởng của Đảng với giải quyết những vấn đề thực tế Phải kiên trì phươngthức, phương pháp đổi mới Phải kiên trì lấy việc học để thúc đẩy tri thức, lấytri thức để thúc đẩy hành động, tri thức và hành động thống nhất với nhau”[172, tr.260-262].

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng nâng caophẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởngtrong lực lượng vũ trang

A M Ioblép (1979), “Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnhvực đào tạo cán bộ Quân đội” [96] Tác giả bài viết khẳng định, Đảng Cộngsản Liên Xô đã luôn coi trọng công tác bồi dưỡng, tạo nguồn, xây dựng ĐNCBQuân đội mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng Tác giả nhấnmạnh: muốn xây dựng một Quân đội mạnh phải xây dựng được ĐNCB mạnhvà muốn có ĐNCB mạnh cần làm tốt công tác cán bộ, trong đó phải đặc biệtquan tâm đến việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB Theo tác giả: bồidưỡng NLCT cho ĐNCB bao gồm nhiều hình thức, biện pháp, nhiều khâu,

Trang 15

nhiều bước, thông qua vai trò của nhiều tổ chức và lực lượng Bồi dưỡng toàndiện, nhưng trong đó trọng tâm là bồi dưỡng về chất lượng chính trị, lòng trungthành, quyết tâm, tinh thần chiến đấu, đức hy sinh, trình độ tác chiến

I Rôdiônốp (1993), “Một số vấn đề tuyển chọn, đào tạo cán bộ, sĩ quan

cấp cao” [127] Bài báo đã luận giải và đưa ra những yêu cầu cơ bản về phẩm

chất, năng lực của người sĩ quan cao cấp trong Quân đội, theo đó, người sĩquan phải: “Có tầm nhìn chính trị rộng, có tri thức quân sự, kỹ thuật quân sự,kinh tế quân sự sâu sắc, biết tư duy sáng tạo, có khả năng tham gia tích cực vàoquá trình soạn thảo chính sách quân sự, học thuyết quân sự, các chương trìnhquân sự” [127, tr.12] Tác giả chỉ ra phương pháp luận: cán bộ Quân đội phải làngười có NLCT toàn diện, giỏi cả về chính trị và quân sự, phải có trình độ tưduy tốt, kiến thức toàn diện Có như vậy mới đảm đương được vai trò, chứctrách và nhiệm vụ được giao.

Chương Tư Nghị (2006), Giáo trình công tác chính trị của Quân Giảiphóng nhân dân Trung Quốc [109] Tác giả cuốn sách cho rằng, để đáp ứng yêu

cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cán bộ chính trị Quân đội cần phải có nhữngnăng lực cốt lõi sau đây: “Có lập trường chính trị vững vàng; có tinh thần tráchnhiệm và niềm tin mạnh mẽ vào sự nghiệp cách mạng; có tư tưởng đạo đức caothượng; có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ ” [109, tr.358-366] Để đạtđược những yêu cầu đó, cuốn sách chỉ rõ: Quân ủy Trung ương và Quân Giảiphóng nhân dân Trung Quốc rất quan tâm, coi trọng đến công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn có tính cấp thiết, là một trongnhững nhiệm vụ chiến lược lâu dài Tác giả còn nhấn mạnh: Học viện, nhà trườnglà nơi quan trọng nhất để bồi dưỡng cán bộ Song, phải kết hợp chặt chẽ với việc:“Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trong thực tiễn công tác” [109, tr.340-342]

Bun Lon Sa Luôi Sắc (2014), “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nhândân Lào ngày càng vững mạnh và có chất lượng cao” [27] Tác giả bài báo đãkhẳng định: ĐNCB trong Quân đội Lào là lực lượng nòng cốt trong tổ chứcthực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng; có vai trò quyết định trongtổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng

Trang 16

chính quy, rèn luyện kỷ luật và trong thực hiện các nhiệm vụ khác của Quânđội Vì vậy, Đảng, Nhà nước nhân dân cách mạng Lào luôn coi trọng lãnh đạocông tác cán bộ, đặc biệt là đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho ĐNCB này.

Neang Phat (2016) Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng giaCampuchia hiện nay [106] Luận án cho rằng, từ khi ra đời cho đến nay,

Hoàng gia và Chính phủ Campuchia đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng vàbồi dưỡng NLCT cho ĐNCB Quân đội, bảo đảm cho Quân đội được quản lývà chỉ huy thông suốt Tác giả đã đề xuất sáu giải pháp tăng cường xây dựngĐNCB Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay Trong đó, ở giải pháp thứ ba

tác giả cho rằng, thực hiện đúng phương châm “động”, “mở” và “mềm”trong quy hoạch, bồi dưỡng ĐNCB các cấp, đảm bảo cho công tác quyhoạch, bồi dưỡng không bị hạn chế số người định sẵn, có nhiều nguồn đểlựa chọn và bồi dưỡng, không khép kín trong từng cơ quan, đơn vị.

Erik Gronqvist và Erik Lindqvist (2016), “The making of a manager:evidence from military officer training” (Tạo nên một quản lý cấp cao từviệc đào tạo sĩ quan) [175] Bài báo trên Tạp chí của Viện đánh giá chínhsách giáo dục và thị trường lao động Thụy Điển cho rằng, việc đào tạo ramột sĩ quan trong thời gian tại ngũ ở Quân đội Thụy Điển có tác động tíchcực và đó chính là yếu tố quyết định để tạo thành một nhà quản lý, lãnh đạotốt Bài viết luận giải một cách rất chặt chẽ đó là: “Việc đào tạo ra một sĩquan Quân đội cần phải trải qua nhiều giai đoạn và thử thách khốc liệt, quátrình đào tạo đó đồng thời trang bị cho người sĩ quan Quân đội nhiều kiếnthức và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực…” [175] Từ những kiến thức đósẽ giúp hình thành những kỹ năng lãnh đạo, chỉ huy kiệt xuất Do đó, tácgiả khẳng định: kết thúc quá trình đào tạo ra một sĩ quan đồng thời cũngtạo nên một nhà quản lý giỏi và kiệt xuất

Phay Thun Kẹo Vông Phết (2022), Bồi dưỡng phương pháp, tác phongcông tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân độinhân dân Lào [110] Tác giả luận án đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về lý luận,

Trang 17

thực tiễn; nêu lên thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm trong bồidưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộtrung đoàn bộ binh QĐND Lào Trong 5 giải pháp của luận án, tác giả đặc biệtnhấn mạnh ở giải pháp thứ 2 là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chứcđảng, phát huy vai trò của thủ trưởng chính trị, quân sự đối với bồi dưỡng phươngpháp, tác phong công tác cho bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ

binh trong QĐND Lào hiện nay, tác giả nhấn mạnh: “Thường xuyên nắm vững

các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới,nắm chắc các nghị quyết, thực trạng phương pháp, tác phong công tác của bí thưchi bộ đại đội; đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp” [110 , tr.132]

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩmchất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị và cán bộ tuyên huấn

A A Ê-pi-sép (1980), Công tác tư tưởng trong các lực lượng vũ trang xôviết [69] Tác giả cuốn sách khẳng định: “Không có con người xây dựng Xã hội

Cộng sản có năng lực phát triển toàn diện, có ý thức giác ngộ cao thì không thểxây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa Cộng sản, không thể hìnhthành được các quan hệ xã hội Cộng sản” [69, tr.3] Đồng thời, cuốn sách cònkhẳng định, có hai loại nhân tố quyết định đến nâng cao vai trò CTTT của Đảngđó là các yếu tố “bên trong” và “bên ngoài” Trong hai yếu tố đó, tác giả nhấn

mạnh đến yếu tố bên trong đó chính là việc bồi dưỡng con người mới

M M Rakhomacunốp (1983), Tuyên truyền miệng [126] Tác giả

cuốn sách đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng công táctuyên huấn và ĐNCB tuyên huấn; trong đó việc tổ chức, nội dung và hiệulực của công tác cổ động chính trị miệng phụ thuộc trực tiếp vào trình độ

lãnh đạo của Đảng đối với các bộ phận đó của CTTT Thứ nhất, phụ thuộc

vào chất lượng của ĐNCB cổ động, vào việc lựa chọn những người có kinhnghiệm già dặn về chính trị, có đủ trình độ văn hóa và khả năng thuyết phục đểđưa vào các đội cổ động, vào các nhóm thông tin chính trị và báo cáo viên (đây

chính là phụ thuộc vào trình độ của ĐNCB làm CTTT) Thứ hai, phụ thuộc vào

Trang 18

việc tổ chức chỉ đạo học tập lý luận và bồi dưỡng nghiệp vụ (đây chính là việcbồi dưỡng NLCT cho ĐNCB này) Tác giả khẳng định: “Cán bộ cổ động phảibiết giải thích chính sách và những hiện tượng mới trong đời sống xã hội,những vấn đề mà mọi người quan tâm… Cán bộ cổ động phải bóc trần mộtcách có luận cứ sự xuyên tạc ác ý của tuyên truyền tư sản” [126, tr.86] Đâychính là yêu cầu cao về NLCT của ĐNCB làm CTTT trong Quân đội.

M Delenkốv (2001), “Rèn luyện tinh thần - tâm lý cho bộ đội trong

Quân đội nước ngoài” [37] Tác giả bài báo đã chỉ ra: “Có một đội ngũđông đảo các chuyên gia có trình độ cao về công tác nắm thông tin ở mọicấp; bảo đảm nắm chắc thông tin, chỉ ra phương pháp luận cho hoạt động

của cán bộ chỉ huy một cách toàn diện về quân nhân” [37, tr.5] Nghiên cứu

về cán bộ, nhân viên làm công tác tuyên huấn trong Quân đội tác giả chỉ ra:một chương trình truyền hình ngắn có tác động đến nhận thức của binh sĩ mộtcách hiệu quả hơn nhiều so với những bài viết hoặc những bài phát biểu dài.Do vậy, trong các lực lượng vũ trang một số nước, người ta đã thành lập cácphân đội chuyên trách để chuẩn bị các chương trình phát thanh và truyềnhình Ngoài ra, Quân đội nước ngoài coi việc mời các văn nghệ sĩ, các đội văncông đến biểu diễn cho quân nhân và gia đình quân nhân xem có ý nghĩa tolớn với việc nâng cao trạng thái tinh thần - tâm lý của quân nhân.

Ngọc Khanh, Thanh Hà (Biên dịch, 2011), Quân đội Mỹ những bí mậtbạn chưa biết [97] Trong bài viết “Công tác chính trị tư tưởng của Quân đội

Mỹ được tiến hành như thế nào?”, tác giả đã khái quát và đưa ra một cáchnhìn toàn diện về việc tiến hành công tác chính trị tư tưởng trong Quân độiMỹ Tác giả khẳng định: “Sự thật là, công tác chính trị tư tưởng của Quân độiMỹ không những có mà còn được tiến hành một cách rất bài bản” [97, tr.167].Để thực hiện nội dung này, Quân đội Mỹ đã xây dựng một nội dung chươngtrình giáo dục đồng bộ và toàn diện, tận dụng tối đa các phương tiện công cụhiện đại và đa dạng hóa các phương thức để tiến hành tuyên truyền cho đượcnội dung cốt lõi đó là: “Quốc gia, vinh dự, trách nhiệm” [97, tr.167] Để công

Trang 19

tác này tiến hành đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất Quân đội Mỹ đặc biệtchú trọng đến việc đào tạo và bồi dưỡng ĐNCB làm công tác chính trị tưtưởng Hai lực lượng chính được lựa chọn đào tạo và bồi dưỡng để thực hiện

nhiệm vụ này đó là Hạ sĩ quan và Cha tuyên úy

Sẳm Lan Phăn Kha Vông (2013), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyêntrách công tác thi đua - khen thưởng cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiệnnay” [128] Tác giả bài báo đã khẳng định, đây là một lĩnh vực hoạt động quan trọngcủa CTTT trong QĐND Lào mà ĐNCB tuyên huấn phải đảm nhiệm Trên cơ sởnghiên cứu về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua - khen thưởng, tác giảluận giải một số quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước nhân dân cách mạng Lào,đưa ra một số giải pháp chính để nâng cao chất lượng công tác thi đua hiện nay, trongđó đặc biệt chú ý đến giải pháp nâng cao chất lượng của ĐNCB làm công tác này, đólà ĐNCB làm công tác tuyên huấn trong Quân đội nhân dân Lào

Lê Thế Mẫu (Biên dịch, 2018), Nước Nga và thế giới trong kỷ nguyênPutin [105] Tác giả cuốn sách cho rằng, điểm đặc biệt trong điều chỉnh Học

thuyết quân sự mới là: “Học thuyết cũng xác định rõ, thắng lợi trong chiếntranh hiện đại không còn phụ thuộc nhiều vào số lượng binh sĩ, xe tăng haymáy bay, tên lửa mà đặc biệt là phụ thuộc vào ý chí của người lính trênchiến trường” [105, tr.191-192] Như vậy, dù là chiến tranh hiện đại đến đâu,Quân đội Nga cũng xác định, yếu tố chính trị tinh thần có vai trò đặc biệtquan trọng, là nhân tố quyết định đến thắng lợi cuối cùng, do đó phải luôn chútrọng xây dựng cho được ĐNCB làm CTTT trong Quân đội đủ đức, đủ tài đápứng tốt yêu cầu cách mạng trong tình hình mới.

1.2 Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cánbộ; nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm côngtác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị

Trần Thị Anh Đào (2008), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộlàm công tác tư tưởng [65] Tác giả cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu nhiều nội

dung trong đó chỉ ra một số vấn đề đào tạo cán bộ làm CTTT Chỉ ra yêu cầu

Trang 20

về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ làm CTTT Tác giả khẳng định:“Đảng cần mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lạiđội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng Mặt khác, bản thân mỗi cán bộ làmcông tác tư tưởng cần thường xuyên trau dồi phẩm chất chính trị và khôngngừng nâng cao năng lực công tác” [65, tr.172-173] Tác giả còn chỉ rõ: “Côngtác tư tưởng có đối tượng tác động là tư tưởng và tình cảm của con người, đòihỏi chủ thể của công tác tư tưởng phải là những tấm gương mẫu mực về đạođức cách mạng và là người thực sự tâm huyết với công việc, có tinh thần tráchnhiệm cao, hoàn thành chất lượng công tác được giao” [65, tr.179] Do đó, cánbộ làm CTTT cần có phẩm chất và năng lực của nhà sư phạm, giàu sức truyềncảm, biết lựa chọn nội dung đúng định hướng của Đảng, giàu thông tin

Học viện báo chí và tuyên truyền (2017), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyêngiáo trong giai đoạn hiện nay [76] Cuốn sách khẳng định, cán bộ tuyên giáo có

một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, là lực lượng trựctiếp củng cố sự thống nhất tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận của xãhội Tuy nhiên, hiện nay ĐNCB tuyên giáo nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém,bất cập như: “Số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp tuyêngiáo còn chiếm tỷ lệ thấp, năng lực chuyên môn, năng lực tham mưu, hoạch địnhcòn nhiều bất cập Năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa đáp ứngđược yêu cầu của thực tiễn…” [76, tr.5] Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡngĐNCB làm công tác tuyên giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạođức tốt , trình độ chuyên môn tinh thông là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Trần Ngọc Hồi (2019), “Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủyĐảng trong công tác cán bộ hiện nay” [79] Tác giả bài viết nhấn mạnh đếnvai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng đối với công tác cán bộ hiện nay.Tác giả đã chỉ rõ cách thức và tiêu chí để lựa chọn một cán bộ tốt đó là: khituyển chọn cán bộ đảm nhiệm những cương vị chức trách quan trọng, cấpủy, tổ chức đảng phải có cơ chế rà xét, tuyển chọn thật kỹ càng, thông quanhiều khâu, nhiều bước, nhiều kênh thông tin và đánh giá công tâm, chính

Trang 21

xác của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng Tác giả còn chỉ ra, phải lựa chọn, kiểmtra, đánh giá cán bộ từ kết quả hoạt động thực tiễn, từ thái độ, trách nhiệmxây dựng tổ chức, xây dựng cơ sở chứ không phải đơn thuần xem xét về lýlịch, bằng cấp và nhận xét cán bộ, đảng viên hàng năm Làm tốt vấn đề trênsẽ thực sự xây dựng được ĐNCB liêm khiết, thật sự trong sạch, chí công vôtư, lựa chọn được đúng đối tượng ĐNCB để bồi dưỡng đúng người, đúngviệc góp phần nâng cao NLCT của ĐNCB này.

Nguyễn Minh Tuấn (2021), Xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ [169].

Cuốn sách đã khẳng định: “Mặc dù các cấp ủy đảng đã dồn sức cho công tácquan trọng này nhưng công tác cán bộ còn nhiều khuyết điểm, yếu kém kéo dài,thậm chí chưa có sự đột phá đáng kể nào” [168, tr.105] Qua đó, tác giả đã chỉ rõnguyên nhân của những yếu kém trên, đồng thời đề ra được bốn giải pháp trọngtâm để đổi mới mạnh mẽ từng khâu trong công tác cán bộ Đặc biệt, ở giải phápthứ nhất nói về quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tác giả nhấn mạnh:“Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị,nhiệm vụ tổ chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và đặc biệt, quy hoạch cánbộ phải gắn chặt với công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ” [169, tr.107].

Trần Thị Minh Tuyết (2023), “Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực làmviệc trong môi trường quốc tế” [170] Bài viết phân tích, xác định các phẩmchất, năng lực cần thiết đáp ứng môi trường làm việc quốc tế Trên cơ sở đó, đềxuất giải pháp nâng cao năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu của môi trường làmviệc quốc tế của ĐNCB hiện nay Theo đó, những phẩm chất mà người cán bộcần có để làm việc trong môi trường quốc tế hiện nay đó là: “Phải có tư tưởng,lập trường chính trị vững vàng và đạo đức cách mạng trong sáng Có vốn vănhóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nắm vững luật pháp quốc tế,làm chủ ngoại ngữ và kỹ năng tin học thiết yếu Người cán bộ cần có phongcách làm việc chuyên nghiệp” [170].

Ngô Ngân Hà (2024), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ củaHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh góp phần thực hiện Nghị quyết của

Trang 22

Đảng” [70] Tác giả bài viết khẳng định, để có đủ năng lực thực hiện tốt cácnghị quyết của Đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ khoa học củaHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần không ngừng được đào tạo, bồidưỡng về mọi mặt Trong phần giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học của Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp như: pháthuy vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của cấp ủy, tổ chức đảng; tăng cườngnguồn lực giảng viên chất lượng cao; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theohướng thông minh, hiện đại Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến giải pháp tiếptục đổi mới, đa dạng hóa phương thức, chương trình, nội dung đào tạo, bồidưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học, tác giả cho rằng: “Cần đổimới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyển mạnh từviệc trang bị kiến thức lý luận sang phát triển năng lực tư duy, tầm nhìn và gắnvới thực tiễn ” [70].

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộchính trị; nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chínhtrị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Nguyễn Đức Độ (2009), “Đẩy mạnh tự học, tự rèn của đội ngũ cán bộ cơquan chính trị ở các đơn vị hiện nay” [68] Bài báo nhấn mạnh tự học tập, tudưỡng rèn luyện trong thực tiễn là phương thức chủ yếu và trực tiếp để mỗi cánbộ cơ quan chính trị ở các đơn vị bổ sung thiếu hụt về phẩm chất chính trị, đạođức, kiến thức, năng lực, kinh nghiệm công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đượcgiao Đồng thời, tác giả đưa ra một số yêu cầu, nội dung chủ yếu để đẩy mạnhtự học tập, tự rèn của cán bộ, gồm: tăng cường giáo dục, xây dựng động cơ tựgiác, tự học, tự rèn luyện nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu đòi hỏi của chứctrách; tổ chức cho cán bộ xây dựng kế hoạch tự học tập, rèn luyện; thườngxuyên vận dụng linh hoạt và kết hợp chặt chẽ các hình thức, phương pháp đểnâng cao hiệu quả tự học, tự rèn của cán bộ và thường xuyên tạo ra môi trườngthuận lợi cho việc tự học, tự rèn của cán bộ chính trị trong Quân đội.

Trang 23

Trần Sinh Huy (2013), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộcơ quan chính trị các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạnhiện nay [90] Luận án đã luận giải và đưa ra quan niệm về ĐNCB phòng chính

trị và NLCT của đội ngũ này Luận giải những vấn đề cơ bản về bồi dưỡngNLCT, chỉ ra thực trạng bồi dưỡng NLCT, nguyên nhân và đúc rút thành 4kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực đó là: tạo sự thống nhất nhận thức, tráchnhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp; xác định nội dung, hìnhthức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp và sát với thực tiễn; phát huy sức mạnhtổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong bồi dưỡng; kết hợp chặt chẽ giữahoạt động bồi dưỡng của các tổ chức với việc tự học tập bồi dưỡng và rènluyện phấn đấu vươn lên của cá nhân cán bộ

Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (2018), Tài liệu nâng cao chấtlượng công tác tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [34] Nội

dung cuốn sách khẳng định: “Công tác tư tưởng là một bộ phận quan trọng tronghoạt động lãnh đạo của Đảng, góp phần hình thành bản chất giai cấp công nhân,tính tiên phong của Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh cảvề chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức” [34, tr.3] Cuốn sách đã chỉ ra một sốkinh nghiệm quý báu để tiến hành CTTT trong Quân đội đạt hiệu quả cao là: tạo sựthống nhất cao về nhận thức và hành động của cấp ủy, chính trị viên, chỉ huy cáccấp trong nâng cao chất lượng CTTT; thường xuyên coi trọng, nâng cao chất lượngĐNCB chuyên trách làm CTTT từ toàn quân đến các đơn vị cơ sở; phát huy sứcmạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong và ngoài Quân đội để nâng caochất lượng CTTT; kết hợp chặt chẽ CTTT với công tác tổ chức, chính sách Trongnhững giải pháp trên, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng ĐNCB chuyêntrách làm CTTT từ toàn quân đến các đơn vị cơ sở có chất lượng tốt Đây là mộttrong những yếu tố quyết định đến chất lượng của CTTT trong Quân đội hiện nay.

Tổng Cục chính trị (2020), Tổng kết công tác đảng, công tác chính trịcủa Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống“Diễn biến hòa bình” giai đoạn 1975 - 2020 [158] Cuốn sách tập trung tổng

kết quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tiến hành toàn diện các mặt hoạt

Trang 24

động CTĐ,CTCT trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống “diễn biến hòabình” Đồng thời truyền thụ kinh nghiệm, nâng cao năng lực về tổ chức và tiếnhành CTĐ,CTCT cho cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cán bộ chính trị,cơ quan chính trị, cán bộ tuyên huấn các cấp trong thực hiện nhiệm vụ phòng,chống “diễn biến hòa bình”; bảo đảm cho Quân đội ta luôn là lực lượng chínhtrị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân,hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Văn Bạo (2021), “Học viện Chính trị - 70 năm đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong các thời kỳ” [7] Tácgiả bài viết đã khẳng định, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NLCTcho ĐNCB chính trị của Quân đội trong tương lai, cần chú trọng những giảipháp trong thời gian tới đó là: “Chú trọng vào nâng cao bản lĩnh chính trị củađội ngũ cán bộ Tập trung vào nâng cao năng lực toàn diện, trước hết là nănglực chính trị và quân sự Nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống và tác phongtrong thời kỳ mới” [7, tr.22-26] Đó là những yêu cầu cơ bản để nâng cao chấtlượng trong đào tạo, bồi dưỡng NLCT cho ĐNCB chính trị trong Quân độihiện nay để ĐNCB này đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.

Đặng Sỹ Lộc (2021), “Nâng cao chất lượng đào tạo chính ủy ngang tầm

nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong thời kỳ mới” [102] Tác giả bàiviết đã khái quát những thành tựu nổi bật qua 16 năm triển khai thực hiệnNghị quyết 51 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 513 của Đảng ủy Quân sựTrung ương (nay là Quân ủy Trung ương) Tác giả khẳng định ở Học việnChính trị hiện nay: “Nội dung đào tạo, bồi dưỡng luôn được cập nhật kiếnthức mới, bảo đảm tốt tính lý luận, giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng,bám sát yêu cầu, nhiệm vụ và sự phát triển của thực tiễn” [102, tr.319] Khắcphục triệt để sự trùng lặp một số nội dung giữa các cấp đào tạo; kiên quyếtloại bỏ những nội dung không còn phù hợp, bổ sung các nội dung thiết thực,cập nhật sự phát triển của thực tiễn nhằm đảm bảo cho đội ngũ chính ủy cómột trình độ tư duy lý luận và năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiệnchức trách, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Trang 25

Bùi Quang Cường (2022), “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội đủ khảnăng làm việc trong môi trường quốc tế” [36] Tác giả bài viết đã khái quát nhữngthành tựu cơ bản đạt được của ĐNCB Quân đội làm việc trong môi trường quốc tếnhững năm qua, đồng thời chỉ ra những yêu cầu cao hơn đối với ĐNCB Quân độilàm việc trong môi trường quốc tế giai đoạn hiện nay Bài viết đưa ra ba giải phápcăn bản để xây dựng ĐNCB Quân đội đủ khả năng làm việc trong môi trườngquốc tế Đặc biệt, ở giải pháp thứ hai tác giả nhấn mạnh: phải làm tốt công tác quyhoạch, tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ này Theo đó, cấp ủy, chỉ huy, cơquan chức năng các cấp phải quán triệt các văn bản của trên, nhất là về quy hoạch,đào tạo bồi dưỡng cán bộ để thực hiện thống nhất, đặc biệt là việc lựa chọn nguồnđào tạo cho hợp lý, tác giả nhấn mạnh: “Chú trọng lựa chọn những cán bộ trẻ,được đào tạo cơ bản, đã qua rèn luyện, thử thách ở đơn vị cơ sở, có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh ” [36, tr.51].

Nguyễn Thanh Hà (2024), “Phát huy tính tích cực, chủ động trong tựhọc tập, bồi dưỡng năng lực của cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trườngQuân đội” [71] Tác giả bài viết khẳng định: một trong các giải pháp quantrọng để phát triển ĐNCB quản lý giáo dục ở các nhà trường Quân đội là cầncoi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ Ngoài ra, tác giả bàiviết còn khẳng định: “Cùng với quá trình đào tạo, bồi dưỡng, thì phát triển vàhoàn thiện năng lực của từng cán bộ quản lý giáo dục thông qua con đường tựhọc tập, tự bồi dưỡng có vai trò rất quan trọng” [71, tr.71].

1.2.3 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng; nâng caophẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên huấntrong Quân đội nhân dân Việt Nam

Lê Minh Vụ (2008), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, lý luận trongQuân đội trước tình hình mới [174] Công trình đã chỉ ra bốn kinh nghiệm chủ

yếu có giá trị to lớn đối với CTTT hiện nay Một trong những kinh nghiệm đólà: “Phát huy sức mạnh của các cơ quan, các lực lượng nòng cốt của công táctư tưởng, lý luận, trong đó phải đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ

Trang 26

chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận cả về số lượng và chất lượng đápứng yêu cầu nhiệm vụ được giao” [174, tr.111] Công trình còn đi sâu nghiêncứu và khẳng định phải tăng cường CTTT, lý luận trong Quân đội trước tìnhhình mới, trong đó có đề cập đến vấn đề tiếp tục chăm lo, bồi dưỡng NLCT choĐNCB làm CTTT, lý luận trong Quân đội hiện nay (cán bộ Tuyên huấn) đápứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng thời kỳ mới Tác giả khẳng định: ĐNCB làmCTTT là nhân tố quyết định đến chất lượng tiến hành CTTT trong Quân đội, dođó cần phải hết sức chú ý, quan tâm, chăm lo bồi dưỡng cho họ về phẩm chất,trình độ, năng lực và phương pháp tác phong công tác.

Nguyễn Thanh Tình (2009), Đội ngũ cán bộ tuyên huấn trong Quân độivới công tác tuyên truyền di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh [148] Cuốn sách

đã chỉ ra mục đích, yêu cầu, nội dung của việc tuyên truyền; yêu cầu về cáchthức tổ chức, phương pháp cũng như yêu cầu về người cán bộ đi tuyên truyềnphải như thế nào Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực tuyêntruyền của ĐNCB tuyên huấn có vai trò và sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quảtuyên truyền di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh Để làm tốt công tác này, tác giả đềxuất các giải pháp để bồi dưỡng NLCT, đặc biệt là bồi dưỡng về phẩm chất đạođức, kiến thức chuyên sâu, kỹ năng tuyên truyền và sự say mê, sáng tạo.

Tô Xuân Sinh (Chủ biên, 2010), Nâng cao chất lượng hoạt động của cơquan chính trị cấp trung, sư đoàn bộ binh trong điều kiện mới [140] Theo đề tài,

biên chế của phòng chính trị SĐBB đủ quân là 26 người Ban tuyên huấn phòngchính trị sư đoàn có 4 người Đối với sư đoàn khung thường trực, chỉ biên chế mộtcán bộ tuyên huấn Ở sư đoàn rút gọn, số lượng cán bộ, nhân viên ở ban tuyênhuấn ít hơn Đây là lực lượng nòng cốt trong tiến hành CTTT, chịu trách nhiệmchính trong các hoạt động của công tác tuyên huấn ở các đơn vị Do đó, cấp ủy,chỉ huy các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diệnĐNCB này, đặc biệt thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyênmôn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để đội ngũ này hoàn thành tốt chứctrách nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trang 27

Hồ Duy Vĩnh (2013), Đổi mới công tác tuyên truyền cổ động ở cáctrung, lữ đoàn công binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [173] Luận án

khẳng định: “Bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là khâu trungtâm, là nội dung quan trọng của đổi mới công tác tuyên truyền cổ động Đội ngũcán bộ báo cáo viên là những cán bộ tuyên huấn, những cấp ủy viên, chính trịviên, cán bộ, đảng viên có năng lực” [173, tr.137] Luận án cho rằng, nhiệm vụcách mạng mới đặt ra nhiều vấn đề nặng nề, khó khăn hơn; những tác động củamặt trái cơ chế thị trường ngày càng tác động nặng nề; sự chống phá quyết liệt củacác thế lực thù địch ngày càng tinh vi xảo quyệt…những yếu tố đó hàng ngày chiphối, tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ chiến sĩ Do đó, đội ngũ tuyêntruyền viên, báo cáo viên trong Quân đội phải thường xuyên được bồi dưỡng nângcao trình độ mọi mặt mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra.

Đặng Văn Thuấn (2017), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ban tuyênhuấn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [143] Luận án đã luận giải,

làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng, nâng cao chất lượng ĐNCB bantuyên huấn ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõnguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐNCB ban tuyên huấnở các học viện, nhà trường Tác giả còn luận giải, làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểmĐNCB ban tuyên huấn, hoàn thiện quan niệm về chất lượng, nâng cao chất lượngĐNCB ban tuyên huấn Đặc biệt, ở giải pháp thứ ba tác giả nhấn mạnh: để ĐNCB ởban tuyên huấn hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ thì ĐNCB này phải được đào tạocơ bản, thường xuyên được bồi dưỡng về mọi mặt, chú trọng về bồi dưỡng NLCT sátthực tiễn, tự giác học tập nâng cao trình độ mọi mặt có như vậy ĐNCB tuyên huấnmới đảm nhiệm tròn vai là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng.

Đỗ Quang Lưu (2018), “Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên huấn ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [103] Tácgiả bài báo đã nêu lên yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới đang đặtra, đòi hỏi rất cao đối với công tác xây dựng ĐNCB, sĩ quan trong đó cóĐNCB tuyên huấn trong Quân đội Trong bối cảnh các thế lực thù địch đẩy

Trang 28

mạnh chống phá cách mạng Việt Nam với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi,xảo quyệt Thực tế đó, đòi hỏi ĐNCB tuyên huấn ở các học viện, nhà trườngQuân đội phải được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tự tu dưỡng về mọi mặt mới cóthể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự xứng đáng là lực lượng nòngcốt trong công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng nhận thức, tư tưởng chocác đối tượng Theo đó, ĐNCB tuyên huấn phải: “Tích cực rèn luyện, xây dựngbản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng Coi trọng tự họctập, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phương pháp, tác phong công tác khoahọc, nhạy bén, tỷ mỷ” [103]

Phạm Thành Trung (2021), “Công tác tuyên huấn góp phần giữ vững

định hướng chính trị tư tưởng ở Học viện Chính trị trong 70 năm qua” [165].Tác giả bài viết khẳng định: công tác tuyên huấn là một mặt trong các hoạtđộng CTĐ,CTCT, một bộ phận trong công tác lãnh đạo của Đảng với Quânđội, có vị trí vai trò quan trọng nhằm tuyên truyền giáo dục cho mọi tổ chứcmọi lực lượng nắm chắc các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, địnhhướng, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, sơ, tổng kết việc thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong mọi tổ chức, mọi lực lượng.Từ những luận chứng trên cho thấy, công tác tuyên huấn dù là bất cứ giai đoạnnào cũng nhằm mục đích truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, chủtrương, đường lối, quan điểm của Đảng đến mọi cán bộ, chiến sĩ trong Quânđội Từ đó, giúp họ hình thành nhân sinh quan, thế giới quan cộng sản, biếnthành niềm tin, lý tưởng, lẽ sống, tình cảm với cách mạng

1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu

1.3.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Giá trị lý luận

Các công trình khoa học đã được công bố ở cả nước ngoài và trong nướccó liên quan đến đề tài luận án đã nghiên cứu, góp phần phát triển toàn diện vàluận giải sâu sắc hơn những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng ĐNCB trong hệthống chính trị nói chung và trong lực lượng vũ trang nói riêng Với nhiều góc độ

Trang 29

tiếp cận khác nhau, các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước đã nghiêncứu, luận giải làm sâu sắc nhiều vấn đề lý luận cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng, nângcao phẩm chất, năng lực ĐNCB làm CTTT trong hệ thống chính trị nói chung vàđào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực ĐNCB chính trị, ĐNCB làmCTTT, công tác tuyên huấn trong Quân đội nói riêng Một số công trình khoa họcđã tập trung khái quát và làm rõ những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò CTTT củaĐảng và CTTT của Đảng trong Quân đội; về vị trí, vai trò của ĐNCB và NLCTcủa ĐNCB làm CTTT, công tác tuyên huấn trong Quân đội Một số công trình đãnghiên cứu, luận giải khá chi tiết những vấn đề lý luận cụ thể về NLCT và bồidưỡng NLCT của ĐNCB; đưa ra quan niệm, yếu tố cấu thành, nội dung, hìnhthức biện pháp và những vấn đề có tính nguyên tắc trong bồi dưỡng NLCT củaĐNCB nói chung và ĐNCB chính trị, cán bộ tuyên huấn trong Quân đội nóiriêng Đây là những đóng góp hết sức quan trọng, góp phần phát triển lý luậnkhoa học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; đồng thời còn lànhững cơ sở lý luận rất cơ bản, có ý nghĩa và giá trị lý luận sâu sắc giúp nghiêncứu sinh có cái nhìn tổng quan, toàn diện nhiều vấn đề về công tác cán bộ, nhấtlà vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng NLCT của ĐNCB làm CTTT của Đảng; trựctiếp giúp nghiên cứu sinh vận dụng, kế thừa, phát triển, khái quát và làm rõ hơnnhững vấn đề lý luận cơ bản về bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấnthuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội.

Giá trị thực tiễn

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đếnđề tài luận án có giá trị thực tiễn sâu sắc đối với đề tài luận án Nhiều công trìnhđã cung cấp bức tranh thực tiễn sinh động liên quan đến đặc điểm và thực trạngCTTT của Đảng, CTTT của Đảng trong Quân đội; đặc điểm và thực trạng xâydựng ĐNCB, chất lượng ĐNCB làm CTTT của Đảng; đặc điểm và thực trạngNLCT và bồi dưỡng NLCT của ĐNCB làm CTTT nói chung và ĐNCB làmCTTT của Đảng trong Quân đội nói riêng… Trong phạm vi nghiên cứu, từngcông trình đã chỉ rõ những thành công, ưu điểm, kết quả đạt được, đồng thời chỉ

Trang 30

ra cả những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém, từ đó rút ra những kinh nghiệmtừ thực tiễn, những vấn đề đặt ra cho các chủ thể, lực lương cần nghiên cứu,giải quyết Đây là cơ sở thực tiễn và phương pháp luận quan trọng để nghiêncứu sinh tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn, khái quát nhận định đánh giáđúng thực trạng, khái quát và làm rõ những kinh nghiệm bồi dưỡng NLCTcủa ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội.Một số công trình khoa học đã phân tích, có tính chất dự báo sự tác động củatình hình nhiệm vụ, xác định những yếu tố tác động, yêu cầu và đề xuất,luận giải làm rõ những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCBnói chung và ĐNCB chính trị trong Quân đội nói riêng Đây là những yêucầu và nội dung, biện pháp có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc đểnghiên cứu sinh kế thừa, chọn lọc trong dự báo, phân tích tình hình, nhiệmvụ tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp có tính khả thi caođể tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòngchính trị các SĐBB hiện nay

Với nhiều góc độ và phương pháp tiếp cận khác nhau, các công trìnhtrong và ngoài nước đã luận giải sâu sắc, thuyết phục nhiều vấn đề lý luận vàthực tiễn Tuy nhiên, do sự khác nhau về mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạmvi nghiên cứu nên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàndiện, hệ thống và đầy đủ về bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấnthuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội hiện nay Vì vậy, đề tài luận án làcông trình nghiên cứu độc lập, có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn,không trùng lặp với các công trình đã nghiệm thu, công bố

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ban tuyên huấn vàĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB Trên cơ sở nghiên

cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ban tuyên huấn thuộcphòng chính trị, luận án tập trung nghiên cứu quan niệm, vị trí vai trò, đặcđiểm, tiêu chuẩn, phẩm chất, NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòngchính trị SĐBB.

Trang 31

Hai là, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NLCT và bồi dưỡngNLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB Từ

nghiên cứu các quan niệm liên quan về NLCT, những yếu tố cấu thành,biểu hiện, con đường hình thành, vai trò NLCT của ĐNCB ở ban tuyênhuấn Luận án tập trung nghiên cứu quan niệm, những vấn đề có tínhnguyên tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng NLCT ở ban tuyên huấn thuộcphòng chính trị SĐBB

Ba là, nghiên cứu khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng bồi dưỡngNLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB Trên cơ

sở thu thập, tổng hợp các tư liệu, số liệu, kết quả điều tra, khảo sát; luận án tậptrung đánh giá thực trạng, những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyênnhân của những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ởban tuyên huấn và một số kinh nghiệm bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở bantuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB trong Quân đội.

Bốn là, nghiên cứu dự báo những tình hình nhiệm vụ tác động, yêu cầuvà những giải pháp tăng cường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyênhuấn thuộc phòng chính trị SĐBB trong Quân đội hiện nay Trên cơ sở

nghiên cứu sự tác động của tình hình thế giới, khu vực, những thuận lợi, khókhăn của tình hình trong nước và sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ cáchmạng, luận án tập trung nghiên cứu các yêu cầu và những giải pháp tăngcường bồi dưỡng NLCT của ĐNCB ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trịSĐBB trong Quân đội hiện nay.

Trang 32

Kết luận Chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình khoa học ở trong vàngoài nước có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, các công trình đã luậngiải làm rõ những vấn đề có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc về CTTT củaĐảng, CTTT của Đảng trong Quân đội, về ĐNCB, xây dựng, nâng cao chấtlượng ĐNCB của Đảng, Nhà nước, ĐNCB trong Quân đội trong đó có ĐNCBchính trị, cán bộ làm CTTT ở các loại hình đơn vị trong Quân đội và bồidưỡng, nâng cao NLCT của ĐNCB tuyên huấn các cấp Đây còn là nguồn tưliệu, tài liệu quý giúp cho nghiên cứu sinh có thể vận dụng, kế thừa, phát triểntrong quá trình thực hiện luận án nhằm giải quyết thành công những vấn đề lýluận của luận án đặt ra Đồng thời, đã khái quát được giá trị lý luận và thựctiễn của các công trình đã tổng quan, từ đó xác định những vấn đề, khoảngtrống mà luận án tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.

Từ kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trongnước có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, mỗi công trình khoa học có đốitượng, phạm vi nghiên cứu riêng, vì vậy mặc dù có sự giao thoa ở mức độnhất định về khách thể, phạm vi, nội dung nghiên cứu nhưng đến nay chưa cócông trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về: “Bồidưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòngchính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay” dưới góc độ khoa họcchính trị, ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước Vì vậy, đề tài luậnán là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp hoàn toàn với các côngtrình khoa học đã tổng quan và nghiệm thu, công bố

Trang 33

2.1.1 Phòng chính trị sư đoàn bộ binh và đội ngũ cán bộ ở ban tuyênhuấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội

2.1.1.1 Khái quát về các sư đoàn bộ binh trong Quân đội

Sư đoàn bộ binh QĐND Việt Nam thuộc quân chủng lục quân, thườnggồm ba đến bốn trung đoàn bộ binh, và một số đơn vị trực thuộc, được trang bịgọn nhẹ, có thể cơ động và tác chiến trên nhiều địa hình khác nhau (rừng núi,đồng bằng, trung du…), có khả năng tác chiến hiệp đồng quân binh chủngtrong đội hình cấp trên hoặc độc lập, thuộc biên chế của quân khu, quân đoànhoặc trực thuộc Bộ Quốc phòng

Tổ chức biên chế và nhiệm vụ của SĐBB: Hiện nay, thực hiện theo

Quyết định số 508/QĐ-TM, ngày 30/3/2018 của Bộ tổng Tham mưu, Quân độinhân dân Việt Nam [26] Trong QĐND Việt Nam có 3 loại hình SĐBB vàđược phân biệt theo tổ chức biên chế gồm có: SĐBB đủ quân, SĐBB rút gọn

và SĐBB khung thường trực Hiện nay, trong toàn quân có 28 SĐBB thuộc

biên chế của các quân khu và quân đoàn gồm: 11 SĐBB đủ quân; 7 SĐBB rútgọn và 10 SĐBB khung thường trực [Phụ lục 5].

Biên chế các SĐBB đủ quân gồm có: ban chỉ huy sư đoàn; phòng thammưu; phòng chính trị; phòng hậu cần; phòng kỹ thuật; ban tài chính; ủy bankiểm tra Đảng; trực thuộc cơ quan; đại đội trinh sát; đại đội phòng hóa; tiểuđoàn cối 100; tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7; tiểu đoàn chống tăngSPG9; tiểu đoàn công binh; tiểu đoàn thông tin; tiểu đoàn vận tải; tiểu đoànquân y; trung đoàn bộ binh 1; trung đoàn bộ binh 2; trung đoàn bộ binh 3

Trang 34

Cơ cấu tổ chức đảng ở SĐBB đủ quân: Căn cứ Quy định số 49-QĐ/TW,ngày 12/12/2021 của Bộ Chính trị về “Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dânViệt Nam” [3], là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp của đảng ủy quân khu, quânđoàn và là cấp trên trực tiếp của các tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ sư đoàn.Đảng bộ SĐBB gồm: đảng ủy SĐBB; ban thường vụ đảng ủy SĐBB; ủy bankiểm tra đảng ủy và hệ thống tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đảng ủy sư đoàn.Đảng bộ SĐBB đủ quân có 12 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc được thành lập ở:3 trung đoàn bộ binh; 4 phòng và 5 tiểu đoàn trực thuộc Đảng ủy, chi ủy các tổchức cơ sở đảng này là cấp ủy cơ sở Các tiểu đoàn trực thuộc trung đoàn bộbinh, tiểu đoàn (quân y, vận tải) trực thuộc phòng kỹ thuật lập đảng bộ bộphận Cấp đại đội, các ban thuộc phòng, các ban thuộc trung đoàn và tiểu đoànbộ thành lập chi bộ, căn cứ vào số lượng đảng viên thực tiễn có chi bộ lập chiủy và phân chia theo tổ đảng.

Các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân thành lập ở các đơn vịđầu mối trực thuộc SĐBB theo quy định.

Chức năng của các SĐBB: Là một bộ phận của QĐND Việt Nam, các

SĐBB thực hiện đầy đủ các chức năng của đội quân chiến đấu, đội quân côngtác và đội quân lao động sản xuất.

Nhiệm vụ chung của các SĐBB: huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu nâng

cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền

nếp chính quy; tham gia cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống khắc phục hậu quả

thiên tai, thảm họa; tăng gia sản xuất; tiến hành công tác dân vận, tham gia giữgìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân

2.1.1.2 Phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội

Phòng chính trị SĐBB được tổ chức theo Quy định số 51-QĐ/TW, ngày29/12/2021 của Ban Chấp hành Trung ương, về tổ chức cơ quan chính trị trongQuân đội nhân dân Việt Nam [12]

Tổ chức, biên chế của phòng chính trị SĐBB Theo Quyết định số

508/QĐ-TM của Bộ Tổng tham mưu [26] Phòng chính trị thuộc SĐBB đượcbiên chế tổng quân số gồm 26 đồng chí (sĩ quan 24 đồng chí; quân nhân

Trang 35

chuyên nghiệp 01, chiến sĩ 01) cụ thể: 01 chủ nhiệm chính trị; 02 phó chủnhiệm chính trị Các ban trực thuộc phòng chính trị SĐBB gồm có: ban tổ chức05 đồng chí (có 01 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp); ban tuyên huấn 04đồng chí; ban cán bộ 04 đồng chí; ban bảo vệ an ninh 03 đồng chí; ban dânvận 03 đồng chí Đồng thời, biên chế của phòng chính trị còn có 01 trợ lý kếhoạch tổng hợp; 01 trợ lý công tác quần chúng; 01 trợ lý chính sách; 01chiến sĩ công vụ Phòng chính trị các SĐBB lập đảng bộ cơ sở, các ban lậpchi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, ở phòng chính trị SĐBB có tổ chức quầnchúng và hội đồng quân nhân.

Chức năng, nhiệm vụ của phòng chính trị SĐBB

Căn cứ Quy định số 51 của Bộ Chính trị và điều 19, điều 20, Điều lệ côngtác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam [118] Chức năngvà nhiệm vụ cơ bản của phòng chính trị SĐBB được quy định như sau:

Chức năng cơ bản

Đảm nhiệm CTĐ,CTCT ở sư đoàn, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếpcủa đảng ủy; sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy (bí thư cấp ủy), phó chính ủycùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên; Căn cứ sựchỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên… tính chất hoạt động và kế hoạch công táccủa đơn vị, phòng chính trị đề xuất để đảng ủy quyết định nội dung, biện pháphoạt động CTĐ,CTCT trong đơn vị; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm tra các đơn vị thực hiện.

Nhiệm vụ cơ bản

Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng, các cấp, các ngành giáo dục,bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủtrương của Đảng cho mọi đối tượng, nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị cho cácđối tượng; Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vữngmạnh, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tự phê bình; Chỉđạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác bảo vệ an ninh, chủ động và kiênquyết đấu tranh với các thế lực thù địch nhằm bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân

Trang 36

dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các tổchức chính trị - xã hội ở địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiệnnghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghiên cứu, đề xuất với cấp trên về chế độ, chínhsách có liên quan đến QĐND, Dân quân tự vệ; Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chứcquần chúng và hội đồng quân nhân ở cơ sở vững mạnh; Chỉ đạo và tham gianghiên cứu phát triển khoa học xã hội nhân văn quân sự, xây dựng cơ quanchính trị vững mạnh toàn diện.

2.1.1.3 Ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binh trong Quân đội Ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB: Theo nghiệp vụ công tác

tuyên huấn QĐND Việt Nam, ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB, làban nghiệp vụ công tác tuyên huấn của phòng chính trị, là cơ quan tham mưu,giúp việc cho phòng chính trị và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền vềCTTT - văn hóa [33, tr.189].

Biên chế của ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB: Theo các

Thông tư của Bộ Quốc phòng ngày 25/12/2016, về quy định tiêu chuẩn chứcvụ cán bộ thuộc các SĐBB của Bộ Quốc phòng (Thông tư số 215/2016/TT-BQP Quân đoàn 1 (nay là Quân đoàn 12) [16]; số 216/2066/TT-BQP Quânđoàn 4 [17]; số 217/2016/TT-BQP Quân đoàn 3 [18] và Thông tư của các quânkhu, quân đoàn…) Hiện nay ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị ở cácSĐBB đều được biên chế gồm 10 đồng chí, trong đó ĐNCB là 04 (là sĩ quan),đội ngũ nhân viên là 06 (là quân nhân chuyên nghiệp) Cụ thể là:

Trưởng ban tuyên huấn: 01 đồng chí (là sĩ quan) Trợ lý tuyên huấn 03đồng chí (là sĩ quan) gồm: Trợ lý giáo dục - tuyên truyền; Trợ lý thi đua - khenthưởng; Trợ lý văn hóa - văn nghệ (có SĐBB trợ lý văn hóa - văn nghệ đồngthời kiêm chức danh Chủ nhiệm Nhà Văn hóa - câu lạc bộ) Nhân viên bantuyên huấn gồm 06 đồng chí (là quân nhân chuyên nghiệp) gồm: Chủ nhiệmNhà Văn hóa - câu lạc bộ; Nhân viên Văn hóa cơ sở; Nhân viên Thư viện (kiêmnhà truyền thống, truyền thanh nội bộ); Đội trưởng Đội Chiếu phim; Nhân viênÂm thanh, ánh sáng, thiết bị nghe nhìn; Nhân viên Lái xe (kiêm máy nổ)

Trang 37

Chức năng, nhiệm vụ của ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB:

Căn cứ Thông tư số 214/2016/TT-BQP, ngày 25/16/2016 của Bộ Quốc phòng[15] Hiện nay, ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị các SĐBB có chức năngvà nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Một là, theo dõi, nắm vững tình hình tư tưởng trong sư đoàn, nghiêncứu, đề xuất chủ trương, phương pháp, nội dung và biện pháp CTTT Hai là,

chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch học tập cho cán bộ, đảng viên, quân nhân

chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng Ba là, nghiêncứu, hướng dẫn CTTT trên các lĩnh vực hoạt động của toàn sư đoàn Bốn là,

giúp ban (Hội đồng thi đua) theo dõi, tổ chức hoạt động phong trào thi đua

trong toàn sư đoàn Năm là, hướng dẫn các mặt hoạt động tin bài trên báo chívà đài truyền thanh nội bộ Sáu là, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động văn hóa, văn

nghệ, phòng Hồ Chí Minh, nhà truyền thống, thư viện, xây dựng đời sống văn hóa

tinh thần lành mạnh Bảy là, phối hợp với các cơ quan sư đoàn, đơn vị kết nghĩatrong địa bàn tiến hành CTTT, văn hóa Tám là, giúp đảng ủy và người chỉ huychỉ đạo công tác tuyên huấn và xây dựng ĐNCB tuyên huấn ở các đơn vị Chínlà, quản lý và sử dụng vật tư công tác chính trị có hiệu quả Mười là, sẵn sàng

nhận mọi nhiệm vụ khi cấp trên giao.

2.1.1.4 Cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộ binhtrong Quân đội.

Theo Từ điển Tiếng Việt, cán bộ được hiểu là: “Người làm việc trong cơ

quan, đoàn thể, đảm nhiệm một công tác lãnh đạo, quản lí, hoặc một công tácnghiệp vụ chuyên môn nhất định” như cán bộ nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, cánbộ khoa học… [167, tr.152]

Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam định nghĩa cán bộ Quân đội:

“Thành phần chủ yếu là đội ngũ sĩ quan Quân đội Theo chuyên môn có cánbộ: quân sự, chính trị, hậu cần, quân y, hành chính, kỹ thuật, quân pháp… theoquân hàm có cán bộ cấp tướng, cấp tá, cấp úy, theo chức vụ có cán bộ tiểu đội,trung đội, đại đội, tiểu đoàn ” [166, tr.119] Như vậy, cán bộ ở ban tuyên huấnthuộc thành phần cán bộ Quân đội Họ đảm nhiệm CTTT trong Quân đội

Trang 38

Theo Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ tuyên huấn có nghĩa là: “Tuyêntruyền và huấn luyện” [167, tr.1398] Trong Quân đội thuật ngữ tuyên huấn

được hiểu là một hoạt động có chuyên môn về tuyên truyền và giáo dục chínhtrị, tư tưởng cho bộ đội, nó chính là một nội dung quan trọng của CTĐ,CTCTđược tiến hành ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn quân thông qua nhữngngười làm công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị

Như vậy, cán bộ tuyên huấn là một thành phần của cán bộ chính trịtrong Quân đội, là những sĩ quan có đủ phẩm chất, năng lực và điều kiệnlàm công tác tuyên huấn, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ các chứcdanh cán bộ phù hợp với từng cấp, có chức trách, nhiệm vụ chủ yếu là làmcông tác tuyên huấn Theo đó, ở cấp trung đoàn và tương đương có trợ lýtuyên huấn thuộc ban chính trị, ở cấp sư đoàn và tương đương có cán bộ ởban tuyên huấn thuộc phòng chính trị, cấp quân khu, quân đoàn và tươngđương có ĐNCB thuộc phòng tuyên huấn, cấp toàn quân có ĐNCB thuộcCục Tuyên huấn, TCCT

Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Cán bộ ở ban tuyên huấn thuộcphòng chính trị sư đoàn bộ binh là những sĩ quan, cán bộ chính trị đáp ứng cácđiều kiện, tiêu chuẩn của chức danh cán bộ, yêu cầu phẩm chất, năng lực,phương pháp, tác phong công tác, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ cácchức vụ trưởng ban, trợ lý ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị sư đoàn bộbinh trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thành phần của cán bộ ở ban tuyên huấn thuộc phòng chính trị SĐBB

Theo Thông tư số 214/2016/TT-BQP, ngày 25 tháng 12 năm 2016 của BộQuốc phòng về Quy định tiêu chuẩn chức vụ cán bộ [15], cán bộ ở ban tuyên

huấn thuộc phòng chính trị SĐBB hiện nay gồm hai nhóm chức vụ: một là,trưởng ban tuyên huấn (01 đồng chí); hai là, trợ lý tuyên huấn (03 đồng chí).

Chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu phẩm chất, NLCT và điều kiện cần có của từngnhóm chức vụ được quy định cụ thể như sau:

Trang 39

* Trưởng ban tuyên huấn

Chức trách trưởng ban tuyên huấn: là người chỉ huy ban tuyên huấn,

chịu trách nhiệm trước đảng ủy, chủ nhiệm chính trị và sự chỉ đạo về chuyênmôn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên về mọi mặt công tác tuyên huấn trongđảng bộ sư đoàn; chỉ huy, quản lý, xây dựng ban tuyên huấn vững mạnh toàndiện “mẫu mực, tiêu biểu” và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao

Nhiệm vụ trưởng ban tuyên huấn: Một là, căn cứ chỉ thị, nghị quyết của

cấp trên, tình hình thực tiễn của Phòng, đề xuất các chủ trương, biện pháp, lập kếhoạch, báo cáo chủ nhiệm phê duyệt và tổ chức phổ biến, hướng dẫn cơ quan, đơn

vị thực hiện Hai là, tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các cơ quan,đơn vị thực hiện công tác tuyên huấn theo kế hoạch đề ra Ba là, quản lý nắm chắc

tình hình của các cơ quan, đơn vị trong SĐBB; đề xuất phương án kiện toàn tổ

chức biên chế cán bộ, nhân viên làm công tác tuyên huấn đơn vị mình Bốn là,

chuẩn bị đầy đủ các văn kiện, kế hoạch, nội dung, chương trình các hội nghịnghiên cứu, phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trungương, Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn, giáo dục pháp luật của SĐBB theo

quy định Năm là, chủ động quan hệ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địaphương có liên quan để thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên huấn Sáu là, thực hiện

chế độ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định.

Bảy là, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực và phẩm

chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức trách được giao.

Yêu cầu phẩm chất, năng lực trưởng ban tuyên huấn: bản lĩnh chính trị

vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có phương pháp công tác khoa học, sâu sátcụ thể, có tín nhiệm Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội của Đảng, pháp luật Nhànước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vào thựchiện nhiệm vụ được giao Nắm được những vấn đề cơ bản về nghệ thuật quânsự cấp chiến thuật, chiến dịch; công tác chỉ huy tham mưu binh chủng hợpthành; nắm vững nguyên tắc tiến hành CTTT, nội dung tiến hành CTĐ,CTCT,có năng lực chỉ đạo, tiến hành CTTT

Trang 40

Điều kiện cần có trưởng ban tuyên huấn: tốt nghiệp Học viện Chính trị

cấp trung, sư đoàn; có trình độ bậc 2 trở lên đối với một ngoại ngữ thông dụng;qua chức vụ phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn hoặc chức vụ tương đương trởlên; đủ tiêu chuẩn tham gia cấp ủy cấp mình và cấp trên; tuổi theo Luật Sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam; sức khỏe tốt.

* Trợ lý tuyên huấn

Chức trách của trợ lý tuyên huấn: là cán bộ thuộc quyền trưởng ban

tuyên huấn; chịu trách nhiệm trước trưởng ban và sự hướng dẫn của cơ quannghiệp vụ cấp trên về nghiệp vụ công tác tuyên huấn được phân công và hoànthành các nhiệm vụ khác được giao.

Nhiệm vụ của trợ lý tuyên huấn: Một là, căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết,

chỉ lệnh của cấp trên, yêu cầu nhiệm vụ của ban tuyên huấn, xây dựng kế hoạchcông tác ngành, báo cáo trưởng ban tuyên huấn, trình chủ nhiệm chính trị phê

duyệt và tổ chức thực hiện Hai là, giúp trưởng ban tuyên huấn hướng dẫn,

theo dõi, đôn đốc đơn vị cơ sở thực hiện kế hoạch công tác tuyên huấn đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ Ba là, thường xuyên nắm chắc tình hình công tác tuyên

huấn theo chuyên môn được phân công của các cơ quan, đơn vị, kịp thời phát

hiện các vấn đề nảy sinh và đề xuất biện pháp giải quyết Bốn là, quan hệ, phối

hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan để thực hiện nhiệm vụ

công tác tuyên huấn Năm là, tổng hợp kết quả thực hiện công tác tuyên huấntheo chuyên môn được phân công báo cáo cấp trên theo quy định Sáu là,

không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức trách được giao.

Yêu cầu phẩm chất, năng lực của trợ lý tuyên huấn: bản lĩnh chính trị

vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có phương pháp công tác khoa học, sâu sátcụ thể, có tín nhiệm Nắm vững những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa -xã hội của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, chỉ thị,nghị quyết của cấp trên vào thực hiện nhiệm vụ được giao Nắm vững nghệ

Ngày đăng: 02/07/2024, 07:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w