1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BCTT_Quy Trình Kiểm Toán Doanh Thu Và Nợ Phải Thu Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Caf VN

77 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài viết này giúp bạn hiểu về quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Caf VN.

Trang 1

VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ – TỐT NGHIỆPZALO: 0983 018 995

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢPHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ – TỐT NGHIỆPZALO: 0983 018 995

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢPHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

BÁO CÁO THỰC TẬPGiảng viên hướng

: TS Lê Thị ThanhXuân

Trang 4

Trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Mở TP.HCM cũng như thực tậptại Công ty TNHH CAF Việt Nam (CAF- Audit), nhờ vào sự tận tình hướng dẫn vàtruyền đạt những kiến thức của các thầy cô, sự giúp đỡ tận tình của các anh chị ở Côngty, đã giúp em nắm bắt, cũng như củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản, đồng thời chiasẻ cho em những kinh nghiệm giúp em có thể tiếp cận với công việc thực tế sau này.

Em chân thành cảm ơn cô TS Lê Thị Thanh Xuân đã tận tâm truyền đạt nhữngkiến thức cơ bản và những kiến thức thực tế, tạo nền móng để em hoàn thành thật tốt bàikhóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn các Quý anh chị trong Công ty, mặc dù bận rộn nhưngvẫn cố gắng bỏ chút thời gian quý báu để hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc và cungcấp những số liệu cần thiết giúp em hoàn thành bài khóa luận này.

Trong quá trình học tập và tìm hiểu, do thời gian hạn hẹp, cũng như hạn chế vềkiến thức nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Do đó, em cũng rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp từ thầy cô và quý anh chị.

Kính chúc Quý thầy cô, Quý anh chị trong Công ty dồi dào sức khỏe, hạnh phúcvà thành công trong công việc và cuộc sống Kính chúc Công ty ngày càng vững mạnh vàphát triển.

(SV ký và ghi rõ họ tên)

Bùi Nguyễn Ánh Nhung

Trang 5

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: Bùi Nguyễn Ánh Nhung

Lớp: KT20DB04 Khóa: 2020 Khoa: Kế toán Kiểm toánTrường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ 02/01/2024 đến 31/03/2024Tại CÔNG TY TNHH CAF VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng 303 Tòa nhà Cityview, Số 12 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá nhưsau:

TP HCM, Ngày tháng năm 2024

Trang 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Bùi Nguyễn Ánh Nhung MSSCV: 2054042209

Lớp: KT20DB04 Khóa: 2020 Khoa: Kế toán Kiểm toánTrường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ 02/01/2024 đến 31/03/2024Tại CÔNG TY TNHH CAF VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng 303 Tòa nhà Cityview, Số 12 Mạc Đĩnh Chi, PhườngĐa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, giáo viên hướng dẫn nhận xét đánh giá nhưsau:

1 Đánh giá quá trình thực tập (thái độ, tác phong, tuân thủ quy định):

3 Nội dung báo cáo:

TP HCM, ngày tháng năm 2024

Trang 7

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

NHẬT KÍ THỰC TẬP

-(Phần dành cho Đơn vị thực tập)

Họ và tên sinh viên: Bùi Nguyễn Ánh Nhung

Lớp: KT20DB04 ĐT:

Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH CAF VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng 303 Tòa nhà Cityview, Số 12 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao,Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

XÉT CỦA ĐVTT

1.2.3.4.5.6.7.8.9.10.

Trang 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

NHẬT KÍ THỰC TẬP

-(Phần dành cho giảng viên)

Họ và tên sinh viên: Bùi Nguyễn Ánh Nhung

Lớp: KT20DB04 ĐT:

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Thanh Xuân

Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH CAF VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng 303 Tòa nhà Cityview, Số 12 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao,Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

GIANNỘI DUNG THỰC TẬP

Hình thức traođổi (trực tiếp/

trực tuyến)

XÁC NHẬN/NHẬNXÉT CỦA GVHD

1.2.3.4.5.6.7.8.9.10.

Trang 11

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CAF VIỆT NAM 3

1.1 Giới thiệu chung về công ty 3

1.1.1 Thông tin công ty 3

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh 4

1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 8

1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 8

2.1.1 Thủ tục đánh giá rủi ro 10

2.1.2 Tìm hiểu hệ thống KSNB của doanh nghiệp đối với doanh thu và nợ phảithu và chi phí khấu hao 11

2.1.3 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với doanh thu và nợ phải thu 13

2.1.4 Xác lập mức trọng yếu cho khoản mục 13

Trang 12

2.1.6 Tổng hợp kết quả kiểm toán doanh thu và nợ phải thu 23

2.2 Minh hoạ hồ sơ kiểm toán doanh thu và nợ phải thu công ty XYZ 24

2.2.1 Thủ tục chung 24

2.2.2 Thủ tục phân tích 24

2.2.3 Thử nghiệm chi tiết: 28

2.2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 33

3.3.1 Kiến nghị về quy trình kiểm toán doanh thu 40

3.3.2 Kiến nghị về quy trình kiểm toán nợ phải thu 41

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 45

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU1 Tên đề tài

“Quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toánBCTC tại Công ty TNHH CAF Việt Nam”

2 Lí do chọn đề tài nghiên cứu

Trong điều kiện bước đầu hội nhập nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh ở ViệtNam đã và đang tiến dần đến thế ổn định Nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanh nghiệp, đikèm với đó là những thách thức, những rủi ro không thể né tránh Các doanh nghiệp tiếnhành hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏamãn nhu cầu của thị trường với mục tiêu là lợi nhuận Để thực hiện mục tiêu đó, doanhnghiệp phải thực hiện được giá trị sản phẩm, hàng hóa thông qua hoạt động bán hàng và cungcấp dịch vụ Và từ hoạt động này doanh nghiệp sẽ có được các khoản phải thu khách hàng vàtạo ra doanh thu Đây là cơ sở để xác định lãi trong kỳ của doanh nghiệp, nó là nhân tố quantrọng trong việc xác định nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nước Khoản mục doanh thu vànợ phải thu là đối tượng của nhiều rủi ro dẫn đến sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính Vìthế kiểm toán doanh thu và nợ phải thu là một phần hành chủ yếu trong kiểm toán báo cáo tàichính Từ vấn đề trên, thông qua quá trình thực tập tại công ty TNHH CAF Việt Nam nên emđã chọn đề tài khóa luận của mình là: “Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phảithu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH CAF Việt Nam”.

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong báo cáo tài chính ở côngty TNHH CAF Việt Nam Từ đó, để hiểu sâu hơn về lý thuyết và có cái nhìn thực tếhơn về quy trình này.

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về kiểm toán khoản mục doanh thu và nợ phải thu trong báocáo tài chính.

Phản ánh thực tế cũng như hệ thống và phân tích cơ sở khoa học trình tự, thủ tục cácbước tiến hành việc kiểm toán doanh thu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính docông ty TNHH CAF Việt Nam thực hiện.

Trang 15

Đề ra nhận định chung và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình này.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập và nghiên cứu tài liệu, chuẩn mực tại kho tư liệu của công ty.- Thông qua quá trình thực tập:

 Quan sát Phỏng vấn

 Trực tiếp tham gia phỏng vấn tại công ty khách hàng Nghiên cứu hồ sơ kiểm toán năm trước của khách hàng

- Tham khảo các ý kiến của các anh chị tại công ty và thầy cô hướng dẫn về nhữngvấn đề còn thắc mắc.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về quy trình kiểm toán khoản mục doanhthu và nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH CAF Việt Nam thựchiện.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu và nợphải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty thực hiện.

6 Kết cấu của đề tài

Nội dung của bài báo cáo này ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chươngchính:

Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH CAF Việt Nam

trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH CAF Việt Nam

Chương 3: Nhận xét quy trình kiểm toán doanh thu và nợ phải thu tạiCông ty TNHH CAF Việt Nam

Trang 16

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CAF VIỆT NAM1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: CÔNG TY TNHH CAF VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng 303 Tòa nhà Cityview, Số 12 Mạc Đĩnh Chi, PhườngĐa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI KHÁNH HÒA

Địa chỉ: Lô STH 6C.12, Khu đô thị Lê Hồng Phong 2, Phường PhướcHải, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

Số điện thoại: (+84) 91 826 7244

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI HUẾ

Địa chỉ: 20 Tùng Thiện Vương, Phường Vỹ Dạ, Thành Phố Huế, TỉnhThừa Thiên Huế, Việt Nam

Số điện thoại: (+84) 77 442 8844

1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển

Giữa xu hướng phát triển kinh tế mạnh mẽ của thế giới Nền kinh tếViệt Nam hiện nay đang ngày càng khẳng định mình trên trường quốc tế.Ngoài ra, thông tin của công ty phải kịp thời và có độ chính xác cao Vìvậy, thông tin phải được cung cấp cho các bên thứ ba độc lập, khách quan

Trang 17

cấp thông tin chính xác và trung thực cho các bên liên quan để đưa raquyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro và khám phá tiềm năng tài chínhcủa công ty bạn Để đáp ứng nhu cầu này, các công ty kiểm toán đã dầnđược thành lập.

Công Ty TNHH CAF Việt Nam (CAF Việt Nam) là tổ chức chuyênnghiệp cung vấp dịch vụ tư vấn đầu tư, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế,kế toán, tư vấn quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ và giải pháp công nghệthông tin.

Được thành lập vào ngày 20/09/2011, với phương châm hoạt

động “Cam kết tận tâm phục vụ với năng lực chuyên nghiệp tạo niềm tin

cho xã hội”, đến nay CAF Việt Nam đã tập hợp và xây dựng một đội ngũ

những chuyên gia chuyên nghiệp bao gồm các kiểm toán viên, chuyên giatư vấn đầu tư – tài chính – rủi ro, chuyên gia phân tích, chuyên viên kếtoán – thuế.

Công ty TNHH CAF Việt Nam được cơ cấu và điều hành bởi nhữngkiểm toán viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán cũng như đãtừng làm việc trong các công ty kiểm toán lớn trên thế giới cũng như cáccông ty và tập đoàn lớn ở Việt Nam,hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Định hướng của công ty chính là trở thành công ty tiên phong trongviêc cung cấp và liên kết cung cấp các dịch vụ tạo nên giá trị cho kháchhàng Trở thành một công ty kiểm toán điển hình của Việt Nam, phát triểnvượt trội trong ngành.

Xây dựng một hãng kiểm toán có uy tín lớn , một đối tác tín nhiệm củakhách hàng.

Bằng sự tận tâm và chuyên nghiệp công ty CAF ngoài giúp doanhnghiệp ngâng cao giá tri gia tăng, mà còn khẳng định năng lực chuyênmôn và bảo mật qua các dịch vụ.

Trang 18

Sơ đồ 1.1 Lĩnh vực kinh doanhTư vấn đầu tư

Tư vấn thành lập công ty, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài

Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư, làm việc với các chính quyền địaphương cũng như thực hiện thủ tục xin được hưởng chính sách ưu đãi đầutư, miễn giảm thuế

Tư vấn thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư, điều chỉnh giấy chứngnhận đầu tư cũng như thay đổi nội dung những thông tin đầu tư tại các cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Tư vấn các quy định hiện hàng của pháp luật Việt Nam đối với từnglĩnh vực/ngành nghề hoạt động đầu tư bao gồm cả đầu tư trong nước lẫnđầu tư ra nước ngoài

Tư vấn dự án đầu tư: lập dự án, thẩm định, chuyển nhượng… Tư vấn cho doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán

Tư vấn huy động vốn đầu tư dự án ngắn, trung và dài hạn cho dự án

Dịch vụ kiểm toán

Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế

Tư vấn đầu tư

Kiểm toán

Tư vấn tài chínhTư vấn kế toán, thuếChuyển giá

Kiểm toán nội bộQuản trị rủi

ro

Trang 19

Kiểm toán Báo cáo tài chính nhằm chứng minh năng lực tài chính trongcác dự án đầu tư

Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước Kiểm tra soát xét Báo cáo tài chính

Kiểm toán xác nhận nguồn vốn

Kiểm toán tuân thủ: Đưa ra đảm bảo về tình hình tuân thủ củadoanh nghiệp đối với luật pháp hay các nghĩa vụ hợp đồng

Kiểm toán thông tin tài chính tương lai: Phạm vi kiểm toán bao gồmcác hậu quả tiềm tàng của các sự kiện và hoạt động có thể xảy ra trongtương lai

Báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ: Bao gồm các hợp đồng đảmbảo hợp lý hoặc đảm bảo có giới hạn nhằm đưa ra kết luận độc lập về hệthống kiểm soát nội bộ theo yêu cầu của khách hàng

Tư vấn tài chính

Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp

Tư vấn doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán

Tiến hành thu xếp để doanh nghiệp khách hàng có được nguồn vốnvới mức chi phí cạnh tranh phù hợp với những điều kiện yêu cầu của quýkhách hàng và thị trường

Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

Tư vấn giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính, tái cấu trúc nợvay, theo dõi quản lý dòng tiền, hoạch định trong cả dài hạn lẫn ngắn hạnđể đảm bảo doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng mất thanh khoản vềvốn

Tư vấn và sắp xếp kế hoạch thanh lý công ty, bộ phận kinh doanhhoặc tài sản trong kế hoạch thay đổi định hướng kinh doanh hoặc tái cơcấu của doanh nghiệp

Trang 20

Tư vấn lập kế hoạch đầu tư, đầu tư đối với những doanh nghiệp đầutư tư nhân đang tìm kiếm những mục tiêu tăng trưởng cao hoặc xem xét 1khoản đầu tư nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận

Tư vấn kế toán

Cung cấp phần mềm kế toán iBest Accounting, phần mềm hợp nhấtbáo cáo tài chính

Ghi chép và giữ sổ kế toán cho doanh nghiệp

Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán Tư vấn xử lý các vướng mắc trong nghiệp vụ kế toánTuyển chọn nhân viên kế toán và Kế toán trưởng

Tư vấn xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý

Rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hoá bộ máy kế toán - tài chính đãcó sẵn

Tư vấn và cung cấp phần mềm kế toán phù hợp Lập báo cáo chuyển đổi sang ngoại tệ

Lập báo cáo chuyển đổi sang chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Tư vấn thuế

Đại lý thuế

Tư vấn xử lý vướng mắc về các loại thuế

Tư vấn miễn, giảm, ưu đãi thuế và tư vấn hoàn thuế Tư vấn lập báo cáo và quyết toán thuế

Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế nhà thầu

Dịch vụ Chuyển giá giúp cho các tổ chức quản lý các rủi ro về thuếtrong chuyển giá của họ, thực hiện việc tuân thủ chính sách, pháp luật vàthiết kế các chính sách hiệu quả về chuyển giá

Các dịch vụ chuyển giá bao gồm: Lập báo cáo thông tin về giao dịchliên kết, lập hồ sơ giao dịch liên kết, cung cấp biên độ giá thị trườngchuẩn, lập hồ sơ thỏa thuận trước về giá trong giao dịch liên kết, hỗ trợkhách hàng giải trình với cơ quan thuế các vấn đề liên quan đến xác địnhgiá trong giao dịch liên kết

Trang 21

Hướng dẫn Công ty kê khai các giao dịch liên kết theo quy định

Lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quyđịnh cho Cơ quan thuế khi có yêu cầu

Kiểm toán nội bộ

Thuê ngoài: Công ty TNHH CAF Việt Nam có thể chịu trách nhiệmhoàn toàn đối với chức năng kiểm toán nội bộ của toàn bộ doanh nghiệptheo định hướng của Ban lãnh đạo cấp cao

Kết hợp nội lực và ngoại lực: Công ty TNHH CAF Việt Nam có thể bổsung năng lực kiểm toán nội bộ hiện tại của tổ chức, mang đến các kỹnăng chuyên biệt và đảm nhiệm các dự án kiểm toán đơn lẻ

Nguồn lực chuyên môn: Công ty TNHH CAF Việt Nam có thể cungcấp các nhân viên kiểm toán giàu kinh nghiệm và có các kỹ năng phù hợpđể thực hiện công việc theo hướng dẫn của bộ phận kiểm toán nội bộ củatổ chức Các dự án này có thể được thực hiện một lần hoặc liên tục

Thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ: Công ty CAF Việt Nam cung cấpdịch vụ tư vấn thiết lập và củng cố hoạt động của bộ phận kiểm toán nộibộ trong doanh nghiệp

Quản trị rủi ro

Xây dựng chính sách và chiến lược quản lý rủi ro trong doanh nghiệpThiết kế định hướng quản lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng

Trang 22

Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro trong doanh nghiệp trong đócó việc đào tạo về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

Xây dựng chính sách và tổ chức quản lý rủi ro nội bộ đối với các bộphận chức năng trong doanh nghiệp

Thiết kế và rà soát quy trình quản lý rủi ro

Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấnđề quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

Xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro trong đó có các chươngtrình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên

Chuẩn bị báo cáo về quản lý rủi ro đệ trình Hội đồng quản trị và cácđối tác liên quan của doanh nghiệp

1.1.4 Kết quả hoạt động của công ty:

Kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm

Trang 23

1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Trang 24

Ông Nguyễn Văn Tú – Trưởng phòng kiểm toán xây dựngBà Vương Thị Mỹ Hương – Giám đốc kiểm toán

Ông Huỳnh Huy Cường – Giám đốc kiểm toánÔng Trần Viết Tú – Giám đốc kiểm toán

Ông Trịnh Văn Đồng – Giám đốc tư vấn

Ông Huỳnh Đức Lâm Hiếu – Giám đốc kiểm toánBà Đặng Trần Duy Khanh – Kiểm toán viên

Bà Trần Diễm My – Giám đốc kinh doanh

Số lượng nhân viên công ty gồm: 8 kiểm toán viên, 5 kế toán viên,

1 nhân viên hành chính - nhân sự

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Phòng nghiệp vụ

Bộ phận kiểm toán

Bộ phận tư vấn kế toán,

Bộ phận tư vấn tài chính,

đầu tư

Phòng hành chính

Bộ phận kế

Trang 25

Theo VAS 310: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết đầy đủ về tìnhhình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạtđộng của đơn vị mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra củaKTV, hoặc đến báo cáo kiểm toán”.

sự sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của đơn vị…

Để đạt được những hiểu biết trên, KTV phải thu thập và nghiên cứu tài liệu, thamquan đơn vị, phỏng vấn các cá nhân có liên quan và thực hiện phân tích sơ bộ BCTC.

Theo chương trình kiểm toán mẫu VACPA thì giai đoạn tìm hiểu khách hàng và môitrường hoạt động cần đáp ứng các nội dung chính sau:

nghiệp, kiểm toán viên cần phải tìm hiểu về doanh nghiệp dưới các góc độ sau:

Trang 26

Loại hình hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất, dịchvụ, tài chính/bán buôn, bán lẻ Các thông tin về sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp cungcấp, các giai đoạn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường và các thông tin khác có liênquan.

Các thông tin về hình thức sở hữu trong doanh nghiệp, thông tin về cổ đông và danhsách thành viên, danh sách các bên liên quan đến doanh nghiệp Sơ đồ cấu trúc tổ chức cácphòng ban là một phần khá quan trọng trong doanh nghiệp.

Các thông tin về sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp như thông tin vềtăng giảm vốn trong năm, các thông tin về sự xây dựng và đầu tư các tài sản quan trọng, cáchoạt động đầu tư tài chính vào các công ty trong và ngoài doanh nghiệp.

Một phần quan trọng các kiểm toán viên cần tìm hiểu đó là tình hình tổ chức công táckế toán tại doanh nghiệp như chính sách kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, hình thức, hệthống kế toán doanh nghiệp đang sử dụng…

Cuối cùng kiểm toán viên cần phải nhận xét về kết quả kinh doanh và cách thức cácnhà lãnh đạo doanh nghiệp quản lý kết quả kinh doanh, thảo luận với khách hàng một vài tỷsố tài chính để có cái nhìn sơ lược về tình hình tài chính trong năm của doanh nghiệp như cấutrúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng vay nợ…

Từ tất cả các thông tin trên mà kiểm toán viên có thể hiểu biết về khách hàng và môitrường hoạt động bên ngoài doanh nghiệp Nhờ đó kiểm toán viên có thể xác định sơ bộ cácrủi ro và thiết lập các kế hoạch kiểm toán phù hợp đến các khoản mục có liên quan và tầmảnh hưởng đến các khoản mục, tài khoản khác.

2.1.2 Tìm hiểu hệ thống KSNB của doanh nghiệp đối vớidoanh thu và nợ phải thu và chi phí khấu hao

Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, ngoài việc kiểm toán viên cần phải có hiểubiết đầy đủ về lĩnh vực, ngành nghề, môi trường, quy trình kinh doanh của khách hàng đồngthời kiểm toán viên cần tìm hiểu, đánh gái hệ thống kiểm soát nội bộ Từ đó, kiểm toán viêncó thể đánh giá và phân tích được tác động của các sự kiện, nghiệp vụ và hoạt động thực tiễndiễn ra trong hoạt động của khách hàng một cách xác đáng nhất.

Nhằm giảm thiểu các rủi ro kiểm toán xuống thấp tói mức có thể chấp nhận, theo VAS400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” ban hành theo quyết định số 143/2001/QĐ-BTC-“Kiểm

Trang 27

toán viên cần phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàngđể lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.”

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:

Ở bước này kiểm toán viên cần xác định mục tiêu kiểm toán trên báo cáo tài chínhtrên hai mặt mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng khoản mục Đối với khoản mục doanhthu và nợ phải thu khách hàng cần đáp ứng các mục tiêu sau:

 Khoản mục doanh thu

Các nghiệp vụ doanh thu và thu nhập khác phát sinh trong thực tế (Phát sinh) Mọinghiệp vụ doanh thu và thu nhập khác đều được ghi nhận đầy đủ (Đầy đủ).

Các nghiệp vụ doanh thu và thu nhập khác được ghi vào sổ tổng hợp chi tiết thíchhợp, tính toán và cộng dồn chính xác (Ghi chép chính xác).

Các khoản doanh thu và thu nhập khác phản ánh đúng số tiền (Đánh giá).

Các khoản doanh thu và thu nhập khác được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ(Trình bày và công bố).

 Khoản mục nợ phải thu khách hàng

Các khoản nợ phải thu đã được ghi chép tại thời điểm lập báo cáo (Hiện hữu) Tất cảcác khoản nợ phải thu có thực đều được ghi nhận đầy đủ (Đầy đủ).

Các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo thuộc về đơn vị (Quyền và sở hữu).Các khoản nợ phải thu phải được ghi chép đúng số tiền trên BCTC và phù hợp giữachi tiết nợ phải thu khách hàng với sổ cái (Ghi chép chính xác).

Các khoản dự phòng được tính toán hợp lý để giá trị thuần nợ phải thu khách hàng gầnđúng với giá trị thuần có thể thực hiện được (Đánh giá).

Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản nợ phải thu, bao gồm việc trình bàyđúng đắn các khoản nợ phải thu, cũng như công bố đầy đủ các vấn đề có liên quan như cầmcố, thế chấp… (Trình bày và công bố).

Tiếp đó kiểm toán viên dựa vào các yếu tố ở trên để có thể lập ra kế hoạch kiểm toánphù hợp về mặt nhân lực cũng như các giới hạn khác: thời gian, phạm vi…

Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán:

Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán bao gồm kiểm tra, quan sát, điều tra,

Trang 28

đến sự lựa chọn các phần tử lấy mẫu từ một tổng thể để thử nghiệm Các phương pháp có thểđược lựa chọn là:

-Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%):-Lựa chọn các phần tử đặc biệt:

+ Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng

+Tất cả các phần tử có giá trị từ một khoản tiền nào đó trở lên+Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin+Các phần tử cho mục đích kiểm tra các thủ tục

-Lấy mẫu kiểm toán

2.1.3 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với doanh thuvà nợ phải thu

Sau khi tiến hành tìm hiểu khách hàng và hệ thống nội bộ ở mức độ tổng thể, kiểmtoán viên sẽ xác định được phương pháp tiếp cận cho từng khoản mục cụ thể Đây chính làcơ sở để kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục.

Việc xác định được rủi ro kiểm soát liên quan đến doanh thu và nợ phải thu kháchhàng đòi hỏi trước hết kiểm toán viên phải hiểu rõ cơ cấu kiểm soát nội bộ liên quan đếnkhoản mục này Kiểm toán viên cần mô tả chi tiết các hoạt động kế toán và các kiểm soát bánhàng – thu tiền được thực thu ở đơn vị đang kiểm, chủ yếu tập trung tìm hiểu về các vấn đềnhư:

Từ đó kinh nghiệm chuyên môn và xét đoán nghề nghiệp của mình, kiểm toán viên sẽ:

nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu.

trọng yếu có thể phát sinh.

các kiểm soát cần thiết đối với các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu, nợ phải thu.

Trang 29

Trong giai đoạn nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mụcdoanh thu và nợ phải thu kiểm toán viên cần phải thiết kế bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soátnội bộ đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng của đơn vị.

2.1.4 Xác lập mức trọng yếu cho khoản mục

Xác lập mức trọng yếu và đánh gia rủi ro kiểm toán:

Do đó sai lệch chỉ được xem là trọng yếu khi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáotài chính và quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính Về mặt định lượng sai lệch xemlà trọng yếu nếu số tiền vượt quá mức chấp nhận được Về mặt định tính trọng yếu xảy ra khiảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.

-Phương pháp xác lập mức trọng yếu

Xác lập mức trọng yếu nhằm xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán, xác định cỡ mẫuvà là căn cứ để đánh giá các sai phạm trong quá trình kiểm toán Ở mức độ tổng thể, báo cáotài chính, kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai sót có thể chấp nhận được để đảm báo báocáo tài chính không có sai lệch trọng yếu Đối với từng khoản mục: Mức trọng yếu chính làsai lệch tối đa được phép của khoản mục, số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếutổng thể của báo cáo tài chính.

Rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xétkhông thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu Cụthể hơn, rủi ro kiểm toán xảy ra khi báo cáo tài chính còn chứa đựng những sai lệch trọngyếu nhưng kiểm toán viên lại đưa ra ý kiến báo cáo tài chính đã trung thực và hợp lý.

Trang 30

2.1.5 Các thủ tục kiểm toán doanh thu và nợ phải thu

2.1.5.1 Thử nghiệm kiểm soát

Trên cơ sở hiểu biết các thủ tục kiểm soát ở đơn vị, kiểm toán viên sẽ thiết kế và thựchiện các thử nghiệm kiểm soát ứng với các thủ tục kiểm soát hiện hữu tại đơn vị nhằm đảmbảo các mục tiêu kiểm soát đơn vị đặt ra đều đạt được Các thử nghiệm có thể bao gồm:phỏng vấn các quản lý và nhân viên trong công ty có liên quan đến các kiểm soát được mô tả,quan sát việc sử dụng các thủ tục kiểm soát cụ thể tại đơn vị, điều tra các tài liệu và báo cáo,phỏng vấn người có liên quan.

Sau khi đã phỏng vấn những người có liên quan, kiểm toán viên cần phải xem xét,kiểm tra xem trên thực tế đơn vị có thực sự áp dụng các thủ tục kiểm soát nội bộ đó không?Dưới đây là một số thử nghiệm kiểm soát thường được sử dụng:

Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bán hàng

-Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tụcxét duyệt theo từng cấp hay không? So sánh giữa quy định, chính sách bán nợ với thực tế vàtrao đổ với ban giám đốc tài chính về các trường hợp ngoại lệ.

-Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quycách, số lượng, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký…nhằm thu thập bằng chứng rằng hoá đơnđược lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quá trình thực hiện nghiệp vụđã tuân thủ đúng các quy định nội bộ của đơn vị

-Chú ý xem xét đơn vị có phân quyền kiểm soát hạn mức tín dụng đối với nợ phải thuhay không bằng cách trao đổi với giám đốc tài chính về thủ tục đánh giá khách hàng để quyếtđịnh thay đổi hạn mức tín dụng.

-Xem xét tổng cộng từng hoá đơn, so sánh giá trên từng hoá đơn với bảng giá đượcduyệt tại mỗi thời điểm.

-Kiểm tra tính liên tục và chữ kí của người có thẩm quyền trên các hoá đơn bán hàngđể xem doanh nghiệp có thổi phồng doanh thu và nợ phải thu hay không?

-Chú ý về các thủ tục kiểm soát đối với khoản hàng ký gửi vì chúng có thể đã đượcghi nhầm vào doanh thu bán hàng Kiểm tra mẫu trường hợp hàng bán kí gửi.

-Kiểm tra xem đơn vị có quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt cho phép xoá sổ cáckhoản nợ không thu hồi được không?

Trang 31

-Ngoài ra, kiểm toán viên còn cần tìm hiểu về chính sách bán hàng được hưởng chiếtkhấu của đơn vị đối chiếu số trên quy định với thực tế áp dụng tại đơn vị.

-Để xem đơn vị có phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận tham gia trong quá trìnhbán hàng – thu tiền kiểm toán viên có thể chọn mẫu đối chiếu chữ ký phê duyệt của các bộphận, phỏng vấn nhân viên liên quan về quá trình thực hiện.

-Cuối cùng, kiểm toán viên cần chú ý đến các khoản nợ có được theo dõi và báo cáo kịpthời và các biện pháp xử lý hay không bằng cách xem xét các báo cáo tuổi nợ và danh sách nợquá hạn có được lập hàng tháng trong năm Đồng thời kiểm tra email hoặc chứng từ xác nhận nợcủa khách hàng và trao đổi với giám đốc tài chính về cách giải quyết các trường hợp nợ khó đòi.

 Chọn mẫu đối chiếu chứng từ chuyển hàng với những hoá đơn liên quan

Trong một số trường hợp hàng đã gửi đi nhưng vì một lý do nào đó mà không lập hoáđơn, để kiểm tra vấn đề này cần chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với các hoáđơn liên quan Cần đặc biệt lưu ý đến việc đánh số thứ tự liên tục của các chứng từ là chứngtừ chuyển hàng và hoá đơn bán hàng.

 Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hoặc bị hư hỏng

Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả laị, hay bị hư hỏng bằng cáchchọn mẫu chứng từ liên quan để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền,kiểm traviệc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng bán bị trẻ lại vàtài khoản nợ phải thu của khách hàng có liên quan Kiểm tra biên bản hàng bán bị trả lại.

2.1.5.2 Thủ tục phân tích

Sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm soát ở trên, căn cứ vào kết quả thử nghiệm kiểmsoát được chọn để thực hiện ở trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sởdẫn liệu liên quan đến nợ phải thu khách hàng đang ở mức độ nào: cao, trung bình, thấp đểđưa ra các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp

Nhờ vào các thử nghiệm kiểm soát kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro kiểm toáncho các cơ sở dẫn liệu đối với khoản mục doanh thu và nợ phải thu khách hàng Nếu rủi rokiểm soát ở mức cao, kiểm toán viên cần mở rộng thử nghiệm cơ bản và ngược lại nểu rủi rokiểm soát thấp, có thể giảm nhiều các thử nghiệm cơ bản.

Đối với kiểm toán doanh thu

Trang 32

Các thử nghiệm cơ bản và mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục đối với doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ như sau:

- Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc và xem xétcác trường hợp tăng giảm bất thường.

- So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước theo từng tháng, các biến động bất thườngcần phải được giải thích nguyên nhân,

- Tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với nămtrước Phát hiện và giải thích các thay đổi quan trọng.

Cách thức thực hiện: KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm

khoá sổ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với hoá đơn, nhật kýbán hàng với các sổ chi tiết

Đối với kiểm toán nợ phải thu

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thủ tục phân tích được tiến hành nhằm để kiểmtoán viên dễ dàng hiểu rõ về tình hình kinh doanh của khách hàng và phát hiện những biếnđộng bất thường Từ đó kiểm toán viên có thể dự đoán và khoanh vùng những khoản mục córủi ro cao giúp cho việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết hiệu quả hơn Các thủ tục phân tíchthường dùng trong quy trình kiểm tra khoản mục nợ phải thu khách hàng:

⯍ Phân tích theo chiều ngang:

So sánh nợ phải thu khách hàng của năm nay so với năm trước để tính ra chênh lệchvà tỷ lệ chênh lệch của năm nay so với năm trước Số tiền chênh lệch, tỷ lệ chênh lệch phảnánh quy mô và tốc độ biến động của khách hàng Do đó, kiểm toán viên cần phải xem xétđồng thời để ra kết luận phù hợp.

Sâu hơn nữa, nếu việc phân tích các chênh lệch về số tiền, tỷ lệ trong nhiều năm sẽ đem lạimột cái nhìn tổng quát cho thấy những thay đổi cơ bản về bản chất hoạt động kinh doanh của kháchhàng.

Ngoài ra, việc so sánh về giá trị cũng như tỷ lệ của khoản mục nợ phải thu khó đòigiữa năm nay với năm trước Kèm theo đó việc phân tích tuổi nợ của một số khoản nợ có giátrị lớn, so sánh với tuổi nợ trung bình các khách hàng của đơn vị, thời hạn thanh toán và traođổi với giám đốc tài chính giải thích về những biến động bất thường Từ đó sẽ giúp cho kiểm

Trang 33

toán viên đánh giá mức độ kiểm soát của các nhà quản lý đối với khoản nợ phải thu đã hợp lýchưa và giúp kiểm toán viên đánh giá sự hợp lý của lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

⯍ Phân tích theo chiều dọc

Dựa trên việc phân tích so sánh các tỷ lệ tương quan của từng phần trong khoản mụcgiữa các doanh nghiệp với nhau, hay bình quân trong ngành, KTV có thể so sánh tầm quantrọng của các thành phần trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Cụ thể đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng càn xem xét một vài tỷ số sau:

Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ này để so với các doanh nghiệp khác có cùng quymô, tỷ lệ bình quân trong ngành hoặc so với năm trước Kết quả của sự biến động này có thểlà do doanh nghiệp có sự thay đổi về giá hàng mua vào, chính sách giá bán ra của doanhnghiệp hay do sự thay đổi cơ cấu của từng mặt hàng Tuy nhiên việc biến động này còn là kếtquả do việc ghi chép thiếu doanh thu sẽ làm tỷ lệ này sụt giảm bất thường.

doanh thu bán chịu:

Thông qua sự so sánh hai tỷ lệ này với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy môhoặc so với năm trước giúp kiểm toán viên có thể ghi nhận những biến động trong việc thuhồi các khoản nợ và khả năng sai lệch số liệu có thể xảy ra trong nợ phải thu Đặc biệt trongviệc phân tích số dư nợ quá hạn, kiểm toán viên có thể lập bảng phân tích số dư theo tuổi nợtheo từng mức thời gian khác nhau (30 ngày, 60 ngày, 90 ngày…)

Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán chịu / Nợ phải thu bình quân Việc so sánhsố liệu này với số liệu của ngành hoặc so với năm trước đem lại cho kiểm toán viên nhiềugiải thích về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như có thể dự đoán phần nào sự sai lệchtrong báo cáo tài chính.

Một số nguyên nhân cho sự biến động của tỷ số này là:

khoảng thời gian bán chịu cho khách hàng.

Trang 34

- Các sai lệch trong số liệu kế toán do ghi chép trùng lắp hoặc bỏ sót các khoảnnợ phải thu khách hàng.

Tóm lại, việc dùng các thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hoàn thành sơ bộ một vàimục tiêu kiểm toán như: Hiện hữu, Đầy đủ, Đánh giá, Ghi chép chính xác.

2.1.5.3 Kiểm tra chi tiết

Đối với kiểm toán Doanh thu

Kiểm tra sự có thực của khoản mục doanh thu đã được ghi chép

Mục tiêu: Thử nghiệm nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ

không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật ký bán hàng.

Cách thức thực hiện:

Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với cácchứng từ gốc liên quan như đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hoặc phiếu xuất kho, vận đơn, hoáđơn…Còn đối với doanh thu cung cấp dịch vụ, các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụphát sinh rất đa dạng vì phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị Trong trườnghợp này, KTV căn cứ vào hiểu biết của mình về hệ thống kiểm soát nội bộ để lựa chọn thủtục kiểm toán cho phù hợp.

Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền đối với các khoản đãthanh toán, đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy ra.

Ngoài ra, kiểm toán viên cần tìm hiểu về việc ghi nhận doanh thu xem có phù hợp vớicác điều kiện đã quy dịnh trọng chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành hay không?

Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Mục tiêu: nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không ghi trên sổ kế

Cách thức thực hiện:

Kiểm toán viên sẽ xuất phát từ các chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép các nghiệpvụ trên nhật ký bán hàng Còn việc lựa chọn loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc điểmkiểm soát nội bộ của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng , thông thường nên chọn loại chứng từđược lập ra cho mọi nghiệp vụ bán hàng thí dụ các vận đơn Trong trường hợp đơn vị khôngsử dụng vận đơn, KTV có thể tìm kiếm các tài liệu khác như thẻ kho, sổ theo dõi xuấthàng…

Trang 35

Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ

Mục tiêu: VAS 14 quy định: “Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các

khoản đã thu hay sẽ thu được” Đối với những hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụbình thường, doanh thu được ghi nhận theo số tiền trên hoá đơn Riêng trong một số lĩnh vựckinh doanh, doanh thu cần được xác định trên những cơ sở khác theo quy định của chuẩnmực và chế độ kế toán Đối với các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường,mục đích của thư nghiệm nhằm đảm bảo các nghiệp vụ này được tính giá đúng.

-Kiểm tra việc tính toán trên hoá đơn.

-Đối với trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiềnViệt Nam.

Như đã nêu ở trên, trong một số lĩnh vực kinh doanh, doanh thu được ghi nhận theoquy định riêng của chuẩn mực và chế độ kế toán Vì thế, KTV phải xem số tiền ghi nhậndoanh thu có được xác định phù hợp với các quy định này hay không

Trong những trường hợp trên, KTV bắt đầu bằng việc phỏng vấn đơn vị về phươngpháp kế toán sử dụng, xem xét sự phù hợp với chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành và tínhnhất quán Sau đó, KTV cần kiểm tra các dữ liệu sủ dụng và việc tính toán chính xác của đơnvị.

Kiểm tra việc phân loại doanh thu

Mục tiêu: nhằm tránh những trường hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi

chép sai, hay trình bày sai về doanh thu.

Cách thức thực hiện: KTV cần phân biệt giữa:

-Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.

Trang 36

-Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu hoạt động tài chínhnhư cho thuê cơ sở hạ tầng, các khoản lãi phát sinh do bán trả góp…

-Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau (thuế GTGT, thuếTTĐB…) có thuế suất khác nhau, hoặc khác nhay về cơ sở xác định doanh thu chịu thuế.Loại sai phạm này sẽ dẫn đến việc tính thuế không đúng.

Kiểm tra việc khoá sổ đối với các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Mục tiêu: Nhằm phát hiện các nghiệp vụ của niên độ này lại bị ghi sang năm sau vàngược lại Việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đúng niên độ sẽdẫn đến những sai lệch trong doanh thu và lãi lỗ.

Đối với kiểm toán các khoản phải thu:

Sau khi áp dụng các thủ tục phân tích ở trên, kiểm toán viên cần thu thập thêm nhiềubằng chứng kiểm toán thông qua các thử nghiệm kiểm tra chi tiết hơn Tuỳ theo từng mức độkhác nhau mà kiểm toán viên lựa chọn các thử nghiệm chi tiết nào cho phù hợp và mức độ ápdụng ra saao, nhưng thông thường kiểm toán viên sử dụng các thử nghiệm sau:

-Đối chiếu số dư đầu năm của tài khoản phải thu khách hàng và dự phòng phải thukhó đòi với số dư cuối kỳ năm trước Thu thập bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các khoản phảithu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với bảng cân đối kế toán và so sánhvới năm trước Việc đối chiếu này đảm bảo cho việc khoản phải thu khách hàng và dự phòngnợ phải thu khó đòi được cộng dồn và chuyển sổ hợp lý.

-Kiểm toán viên cần phải thu thập danh sách tất cả các số dư nợ phải thu đến ngày kếtthúc niên độ Đầu tiên, kiểm toán viên xem lướt qua danh sách chi tiết để xem liệu có cáckhoản mục bất thường không? (số dư lớn, các bên liên quan, nợ quá hạn, không có khả năngthu hồi, các khoản nợ phải thu không phải là phải thu từ khách hàng, ) Sau đó, kiểm toánviên tiến hành đối chiếu với sổ theo dõi chi tiết công nợ của từng khách hàng để đảm bảo tínhchính xác của các khoản nợ này Thử nghiệm này giúp kiểm toán viên có bằng chứng về sựđầy đủ và tính chính xác của khoản nợ phải thu khách hàng.

-Một trong những cách kiểm tra, xác nhận tính có thật của các khoản phải thu kháchhàng là gửi thư xác nhận đến từng khách hàng.

Theo VSA 501 “Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với một số khoản mục và sự kiệnđặc biệt” nêu rõ: “Trường hợp các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong báo cáo

Trang 37

tài chính và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì kiểmtoán viên phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu và các sốliệu tạo thành số dư các khoản phải thu.”

Căn cứ danh sách chi tiết công nợ, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu gửi thư xácnhận cho các khách nợ của đơn vị Cỡ mẫu phụ thuộc vào tính trọng yếu của các khoản phảithu (nếu số dư của khoản phải thu có quy mô lớn so với số dư của các tài khoản khác thì phảităng cỡ mẫu), kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (nếu kiểm soát nội bộ kém, rủi rokiểm soát cao thì mẫu phải lớn và ngược lại), kết quả tỷ lệ thư xác nhận phản hồi năm trướchoặc theo yêu cầu của đơn vị.

Ngoài ra, tuỳ vào trường hợp, kiểm toán viên cần chọn lựa hình thức thư xác nhận chophù hợp Có hai loại hình thức thư xác nhận: thư xác nhận dạng đóng – đề nghị người nhậnđược yêu cầu trả lời cho kiểm toán viên đồng ý hoặc không đồng ý với thông tin của thư xácnhận, thư xác nhận dạng mở - đề nghị người nhận được yêu cầu trả lời nếu không đồng ý vớithông tin cần xác nhận Mỗi loại thư xác nhận đều có một tác dụng riêng nếu kiểm toán viêncần xem xét để lựa chọn gửi thư xác nhận dạng đóng, dạng mở hay xen kẽ cả hai.

Sau đó, kiểm toán viên cần phải lập bảng theo dõi thư xác nhận và đối chiếu số đượcxác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có).

Đây là một thủ tục quan trọng để kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng đáng tincậy về việc trình bày giá trị khoản nợ phải thu khách hàng liên quan đến mục tiêu hiện hữu,quyền và việc hạch toán đúng kỳ của khoản nợ phải thu.

Đặc biệc trong trường hợp khách hàng không trả lời thư xác nhận, kiểm toán viên cầnthực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau niên độ (nămsau) hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ bán hàng (hợp đồng,hoá đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm.

-Để xem xét khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp nhằm thực hiện cơ sở dẫn liệuđánh giá, kiểm toán viên cần kiểm tra việc lập dự phòng của khách hàng như:

Kiểm toán viên cần kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lậpdự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận Xem xét, kiểm tra độtin cậy của Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự

Trang 38

phòng nợ khó đòi Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lờicủa bên thứ ba (khách hàng, luật sư,…)

Ngoài ra, việc kiểm tra này còn giúp kiểm toán viên tìm hiểu thêm những khả nănggian lận bằng cách xoá sổ nợ khó đòi nhằm biển thủ ngân quỹ hay không.

-Kiểm toán viên cần kiểm tra việc khoá sổ nghiệp vụ bán hàng bằng cách lập bảng liệtkê các nghiệp vụ bán hàng trước và sau ngày khoá sổ để kiểm tra việc ghi nhận doanh thu cóđúng kỳ và khoản nợ phải thu có thuộc niên độ này hay thuộc niên độ sau.

-Đặc biệc kiểm toán viên cần chú ý xem xét các khoản phải thu khách hàng có thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp hay không bằng cách xem xét liệu các khoản nợ phải thu cóbị đem ra cầm cố thế chấp gì hay không, xem các hợp đồng vay tiền và gửi thư xác nhận chocác khoản cầm cố thế chấp đó.

-Tiếp đó, kiểm toán viên cần xem xét đến một vài yếu tố khác như khoản mục phảithu của khách hàng có được phân loại đúng hay không, các khoản phải thu khách hàng cócần đánh giá lại gốc ngoại tệ vào cuối năm hay không, việc trình bày và công bố có tuân thủtheo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành hay không.

-Bên cạnh đó để kiểm tra các khoản khách hàng ứng trước kiểm toán viên cần thu thậpdanh sách các khoản khách hàng trả tiền trước, đối chiếu với sổ cái của đơn vị, kiểm trachứng từ, đánh giá tính hợp lý cuả các số dư khách hàng trả trước lớn qua việc xem xét lý dotrả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khoá sổ kế toán và gửi thư xác nhận nếu cầnthiết.

-Cuối cùng, kiểm toán viên cần phải xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niênđộ để đánh giá liệu có cần phải lập thêm dự phòng nợ phải thu khó đòi hay không Đặc biệtkiểm toán viên cần xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp và các vấn đề liên quancó thể ra đánh giá kết quả và ra ý kiến kiểm toán.

2.1.6 Tổng hợp kết quả kiểm toán doanh thu và nợ phải thu Bước 1: Xem xét các thủ tục hoàn tất cuộc kiểm toán

Xem xét toàn bộ báo cáo tài chính của khách hàng bao gồm:

sau ngày khoá sổ lập báo cáo tài chính, xem xét đánh giá lại giả định hoạt động liên tục của đơn vị.

Ngày đăng: 21/06/2024, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w