Những nguồn vốn Công ty đang huy động sử dụng cho hoạt động kinh doanh, Cơ cấu nguồn vốn, tác động đòn bảy tài chính đến ROE EPS...5 2.. Hoạt động kinh doanh của Công ty và vị thế của Cô
Trang 1HC VIÊN NGÂN HNG KHOA SAU ĐẠI HC - 🙟🙟🕮🙝🙝
-BI TẬP LỚN MÔN: TI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO
Giáo viên hướng dẫn : TS Đào Hồng Nhung Lớp : 25.01.NHK
Mã Học viên : 25K401421
Hà Nội, tháng 01 năm 2024
Trang 2PHỤ LỤC
PHẦN I: 2
I Giới thiệu Công ty 2
1 Lịch sử hình thành, phát triển 2
2 Hoạt động kinh doanh của Công ty và vị thế của Công ty trên thị trường 2
3 Quy mô 2
II Chính sách đầu tư của Công ty 2
1 Quy trình lựa chọn, hoạch định và thực thi chính sách đầu tư của Công ty 2
2 Minh họa dự án đầu tư của Công ty 2
III Chính sách tài trợ của Công ty 5
1 Những nguồn vốn Công ty đang huy động sử dụng cho hoạt động kinh doanh, Cơ cấu nguồn vốn, tác động đòn bảy tài chính đến ROE (EPS) 5
2 Hệ số nợ của Công ty 6
IV Chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty 6
1 Chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty 6
2 Ảnh hưởng của Chính sách phân phối lợi nhuận đến giá trị Công ty 7
PHẦN II: 7
I Trình bày các hình thức mua bán, sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp (M&A) 7 1 Các hình thức kết hợp khi sáp nhập, hợp nhất 7
2 Các hình thức mua lại doanh nghiệp 8
II Tổng quan tình hình M&A tại Việt Nam hiện nay 8
1 Thực trạng M&A tại Việt Nam 8
2 Triển vọng M&A tại Việt Nam 2024 9
Trang 3PHẦN I:
I Giới thiệu Công ty
1 Lịch sử hình thành, phát triển
Công ty Cổ phần DAPLAST (Tên cũ: Công ty Cổ phần Đại Á Plastic) được thành lập ngày 02/08/2017 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2300990778 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp lần đầu ngày 02/08/2017, đặt trụ sở chính tại Lô III.5, Khu công nghiệp Thuận Thành 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh
2 Hoạt động kinh doanh của Công ty và vị thế của Công ty trên thị trường
Công ty Cổ phần DAPLAST là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hạt nhựa (bao gồm: hạt nhựa màu, phụ gia và hạt độn filler) Đến thời điểm hiện nay, Công ty là một trong những doanh nghiệp cung cấp hạt nhựa cho đa dạng các doanh nghiệp bao bì trên thị trường trong nước chiếm khoảng 25% và 75% xuất khẩu đi các nước trên thị trường thế giới như: Madagasca, Nam Phi, Canada, Mexico, Ai Cập, Bangladesh, Srilanka, … Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều năm liên tục ổn định, có lãi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương Công ty đang từng bước mở rộng cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường hạt nhựa trong nước cũng như quốc tế
3 Quy mô
- Về mặt nhân sự: Công ty luôn coi trọng chính sách về nhân sự, đào tạo, sắp xếp các vị trí đảm bảo yêu cầu công việc Hiện nay, tổng nhân sự lao động của Công ty là hơn 100 nhân viên, trong đó 62 người được đóng bảo hiểm xã hội
- Tổng doanh thu tại 31/12/2022: 229.124 triệu đồng
- Tổng nguồn vốn tại 31/12/2022: 182.885 triệu đồng
Kết luận: Tham chiếu Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/08/2021, Công ty Cổ phần DAPLAST là doanh nghiệp quy mô vừa
II Chính sách đầu tư của Công ty
1 Quy trình lựa chọn, hoạch định và thực thi chính sách đầu tư của Công ty
2 Minh họa dự án đầu tư của Công ty
II.1Mô tả dự án
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần DAPLAST
- Tên dự án: NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHỰA DAPLAST
Trang 4- Sản phẩm đầu ra: Nhà xưởng xây sẵn phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cho chính DAPLAST
- Tiến độ đầu tư: Hoàn thành trong năm 2024
II.2Tổng mức đầu tư
TT Hạng mục Chi phí sau thuế (triệu đồng) Tỷ trọng %
II.3Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
II.3.1 Thời gian tính toán hiệu quả Dự án: 15 năm; WACC: 10,15%
II.3.2 Công suất sản phẩm
Sản phẩm của công ty là nguyên liệu trung gian cung cấp cho các công ty sản xuất ra các sản phẩm đầu cuối Công ty chủ yếu sản xuất 4 loại sản phẩm sau: Hạt nhựa phụ gia Filler Masterbatch; Hạt màu nhựa (Color Masterbatch); Hạt phụ gia nhựa (Additive Masterbatch); Hạt nhựa kỹ thuật Compound
Doanh thu dự kiến thu được từ dự án như sau:
ST
T
Các chỉ tiêu loại
thành phẩm Đơn vị
1.Hạt nhựa phụ gia Filler Masterbatch
2.Hạt màu nhựa (Color Masterbatch)
3.Hạt phụ gia nhựa (Additive Masterbatch)
4.Hạt nhựa kỹ thuật Compound 1
Khối lượng sản
phẩm dự kiến/
năm/dây chuyền
2 Đơn giá dự kiến
Trang 53 Doanh thu dự kiến triệu đồng 206.220 115.315 27.316 20.757 II.3.3 Đối với chi phí đầu vào
4 Chi phí nguyên vật liệu
II.3.4 Tính toán hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ
Trên cơ sở các giả định nêu trên, Tính toán hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của Dự án như sau:
7
2
Dự án có hiệu quả về mặt tài chính với các chỉ số NPV > 0, IRR > Lãi suất chiết khấu
Cụ thể Bảng cân đối trả nợ vay của Dự án: Bảng tính chi tiết dự án theo file Excel đính kèm
Công ty đủ khả năng trả nợ
II.3.5 Khảo sát độ nhạy
Kết quả ở trên căn cứ theo cơ sở các thông số đầu vào đã trình bày, trong trường Tổng mức đầu tư, giá bán bình quân, công suất nhà máy có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả
Trang 6tài chính của Dự án Chi nhánh đã thực hiện kiểm tra độ nhạy theo các thông số quan trọng, theo
đó Dự án sẽ không còn hiệu quả khi:
+ Tổng mức đầu tư tăng lên đến 303%
+ Giá bán bình quân giảm so với kế hoạch 6,5%
+ Công suất nhà máy giảm 79% so với kế hoạch
III Chính sách tài trợ của Công ty
1 Những nguồn vốn Công ty đang huy động sử dụng cho hoạt động kinh doanh, Cơ cấu nguồn vốn, tác động đòn bảy tài chính đến ROE (EPS)
Nguồn vốn của Công ty đang huy động sử dụng cho hoạt động kinh doanh bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Cơ cấu nguồn vốn Công ty Cổ phần DAPLAST giai đoạn 2020 – 2022 như sau:
Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn (bình quân 3 năm gần đây chiếm 63,1% tổng nguồn vốn), Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (bình quân
3 năm gần đây chiếm 36,9% tổng nguồn vốn), cho thấy Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính tương đối lớn Trong năm 2022, Công ty gia tăng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, tăng sự tự chủ trong các hoạt động kinh doanh, các chính sách kinh doanh của công ty ít bị lệ thuộc vào các chủ nợ Tuy nhiên, trong bối cảnh mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu thì việc cân nhắc bổ sung sử dụng thêm các nguồn vốn nợ có chi phí rẻ như vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, từ các đối tác tạm ứng tiền hàng… là cần thiết để Công ty đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của mình, đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi và không bị gián đoạn
BEP của Công ty Cổ phần DAPLAST giai đoạn 2020 – 2022 như sau:
Trang 7EBIT (triệu đồng) 7.223 8.308 9.947
Có thể thấy, BEP của DAPLAST giảm dần qua giai đoạn 2020 – 2022
Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) > lãi suất vay vốn (r) cho thấy Công ty Cổ phần DAPLAST sử dụng càng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanh được ROE (EPS) Trong trường hợp này, đòn bẩy tài chính khuếch đại tăng ROE nhưng cũng ẩn chứa rủi ro tài chính lớn đối với công ty
Nếu BEP < r cho thấy Công ty Cổ phần DAPLAST sử dụng càng nhiều vốn vay càng khiến ROE (EPS) sụt giảm nhanh so với khi không sử dụng nợ vay Trong trường hợp này, đòn bẩy tài chính khuếch đại giảm ROE và rủi ro tài chính càng lớn
Nếu BEP = r cho thấy việc Công ty Cổ phần DAPLAST sử dụng vốn vay hay không thì ROE (EPS) đều như nhau
2 Hệ số nợ của Công ty
Hệ số nợ của Công ty đang ở mức cao, trong thời gian tới Công ty cần giảm hệ số nợ để giảm tác động tiêu cực đến ROE
Việc thay đổi hệ số nợ sẽ làm thay đổi giá trị của công ty, cụ thể nếu không xét đến rủi ro tài chính thì nếu Công ty tăng hệ số nợ sẽ làm tăng giá trị công ty và ngược lại, nếu công ty giảm hệ
số nợ sẽ làm giảm rủi ro tài chính của Công ty Bởi lẽ việc sử dụng nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc sử dụng lãi vay (lá chắn thuế)
IV Chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty
1 Chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty
Công ty Cổ phần DAPLAST phân phối lợi nhuận dựa trên 4 nguyên tắc: (i) Nguyên tắc lợi nhuận đã thực hiện; (ii) Nguyên tắc lợi nhuận ròng; (iii) Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán; (iv) Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể
Chính sách phân phối lợi nhuận của Công ty của DAPLAST như sau:
- Do Công ty không có lỗ lũy kế nên không cần phải chuyển lỗ các năm trước để bảo đảm
bù đắp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không cần phải bù đắp khoản lỗ của năm trước đã hết hạn
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Công ty trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông góp vốn
Trang 8- Phần LNST chưa phân phối Công ty, Công ty giữ lại để tăng vốn điều lệ
- Các quỹ: Quỹ dự phòng, Quỹ đầu tư phát triển năm 2020 – 2022 bằng 0
2 Ảnh hưởng của Chính sách phân phối lợi nhuận đến giá trị Công ty
Từ Chính sách phân phối Lợi nhuận của Công ty Cổ phần DAPLAST, vốn góp của Chủ sở hữu tăng lên, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm
Vốn chủ sở hữu của Công ty không đổi
Công ty tăng vốn nội sinh để thực hiện dự án đầu tư nêu trên
Giá trị Công ty tăng trong dài hạn
PHẦN I I :
I Trình bày các hình thức mua bán, sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp (M&A)
1 Các hình thức kết hợp khi sáp nhập, hợp nhất
Có nhiều cách thức phân loại các hình thức mua bán và sáp nhập khác nhau căn cứ trên nhiều tiêu chí Dưới đây là 3 hình thức Mergers & Acquisitions phổ biến nhất:
- Kết hợp theo chiều ngang: là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành, việc sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm và thị trường Kết quả từ việc mua bán, sáp nhập theo hình thức này sẽ mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối
- Kết hợp theo chiều dọc: Mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường, nhằm giảm chi phí giao dịch và các chi phí khác thông qua việc quốc tế hóa các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối, đồng thời tạo ra lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh… Hay nói cách khác, mua bán và sáp nhập theo chiều dọc là hoạt động sáp nhập hoặc mua lại giữa hai doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên cùng một chuỗi giá trị Hoạt động sáp nhập theo chiều dọc thường đem lại cho doanh nghiệp tiến hành sáp nhập nhiều lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra của sản phẩm, giảm chi phí trung gian, không chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh
- Kết hợp theo phương thức liên ngành: Đây là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn Hình thức này là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực
Trang 9kinh doanh khác nhau và không có liên quan, giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa và để khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên
2 Các hình thức mua lại doanh nghiệp
- Mua lại cổ phần: được tiến hành khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác
- Mua lại tài sản: là một hình thức giao dịch mà bên doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp doanh nghiệp, không thông qua các cổ đông của bên bán
II Tổng quan tình hình M&A tại Việt Nam hiện nay
1 Thực trạng M&A tại Việt Nam
- Thống kê do báo CafeF thực hiện cho thấy, trong cả năm 2021, có 19 giao dịch M&A tại Việt Nam được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021 Số lượng giao dịch của Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN sau Singapore Đây là đặc điểm chung không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Singapore, Indonesia, Thái Lan, cho thấy tác động của COVID-19 đang lan rộng đến thị trường M&A khắp ASEAN
- Nhìn vào giá trị các giao dịch M&A, có thể thấy giá trị giao dịch đã đạt mức cao kỷ lục bất kể tác động của dịch bệnh hay các yếu tố khác Việt Nam cũng trở thành điểm đến thương mại lớn thứ hai trong ASEAN sau Singapore Cơ sở của điều này là sự gia tăng các giao dịch M&A quy mô lớn tại Việt Nam Chẳng hạn, thương vụ đầu tư Sumitomo Mitsui Consumer Finance, công ty con của Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMBC Group), mua 49% cổ phần của VPBank tại Việt Nam là một trong những thương vụ M&A lớn nhất Việt Nam
- Cho đến nay, các giao dịch M&A của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các công ty nước ngoài đầu tư vào các công ty Việt Nam (out-in) Nhưng trong những năm gần đây, đặc biệt là xu hướng M&A tại Việt Nam từ 2022 đến 2023, các công ty Việt Nam đã đầu tư vào các công ty Việt Nam khác (in-in), hoặc đầu tư vào các công ty nước ngoài của Việt Nam Các dự án như đầu tư (in-out) của một công ty cũng ngày càng nhiều
- Nhìn chung, thị trường M&A tại Việt Nam phân bổ chính vào 8 nhóm chính: Bất động sản & xây dựng; Công nghệ, truyền thông & viễn thông; sản xuất công nghiệp và ô tô; Dịch vụ tài chính; Năng lượng; Tiêu dùng; Y tế và Sức khoẻ; Khác Theo đó, trong tổng số thương vụ trong 7 tháng đầu năm theo thống kê bởi EY-Parthenon, lĩnh vực Bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất là Bất động sản & xây dựng, theo sau là Dịch vụ tài chính và tiêu dùng Điểm đáng chú
ý là số lượng thương vụ Bất động sản & xây dựng gần như gấp đôi so với nhóm đứng thứ hai
Trang 10- Một số thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam:
+ Thaibev và Sabeco: Công ty Thai Beverage của Thái Lan đã chi 4,8 tỷ USD để mua lại 53,59% cổ phần của công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn – Sabeco Thương vụ M&A giữa Thaibev và Sabeco cho thấy đại gia ngành nước giải khát Việt Nam đang có động thái chiếm lĩnh thị trường Việt Nam Đây cũng là một trong những giao dịch M&A lớn nhất được ghi nhận của năm 2022 với giá trị đạt 10 tỷ USD
+ Central Group và Big C Việt Nam: Central Group mua lại Big C Việt Nam vào năm
2016 với giá trị 1.14 tỷ USD để sở hữu thương hiệu này Ngoài ra, Central group cũng là đơn vị
đã tiến hành mua lại hệ thống điện máy Nguyễn Kim – Hệ thống phân phối thiết bị điện tử hàng đầu Việt Nam
+ Mường Thanh và CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông: Theo đó, Tập đoàn Mường Thanh đã mua lại 49,5% cổ phần của CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông Với kết quả thương
vụ giao dịch này, Mường Thanh đã hoàn toàn thâu tóm và sở hữu khách sạn Phương Đông với quy mô 120 phòng, tại TP Vinh, Nghệ An
+ SK Group và Vingroup: Vào năm 2019, SK Group – SK South East Asia chi 1 tỷ USD
để mua lại 6.1% cổ phần của Vingroup Với thỏa thuận này, SK Group chính thức trở thành đối tác chiến lược của tập đoàn hàng đầu Việt Nam
+ Singha – Masan Consumer và Masan Brewery: Thương vụ này diễn ra vào cuối năm
2015, Tập đoàn Masan ký kết hợp tác chiến lược với tập đoàn Masan Thái Lan với giá trị giao dịch là 1.1 tỷ USD GIC Private Limited và Vinhomes: hoàn thành thương vụ mua bán với giá trị 1.3 tỷ USD vào năm 2018
2 Triển vọng M&A tại Việt Nam 2024
- Trong năm 2024, Việt Nam kỳ vọng tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI nhờ sự duy trì của đà tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực chất lượng cao và là điểm đến trong quá trình chuyển đổi dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang
- Việt Nam trở thành một trong những điểm đầu tư hấp dẫn trên thế giới với các ưu thế về (i) dân số trẻ, (ii) tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, và (iii) sự gia tăng của số lượng người tiêu dùng Trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút đầu tư từ nhiều thị trường châu Á khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc, trong khi không nhận được nhiều đầu tư từ châu Âu và Bắc/Nam Mỹ