1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc Áp dụng ifrs nghiên cứu tại các doanh nghiệp fdi tại tp hcm

153 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việt Nam đang tăng cường mở rộng giao thương với thế giới nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đứng trước thực trạng toàn cầu hóa kinh tế như hiện tại, những người thực hành kế toán tại Việt Nam phải đối mặt với các giao dịch kinh tế phát sinh ngày đa dạng và phức tạp mà vấn đề lớn ở đây là 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gần như quá lỗi thời và không theo kịp được với thế giới. Do đó, để thu hẹp khoảng cách với kế toán quốc tế thì vào ngày 16 tháng 03 năm 2020, Bộ Tài Chính đã ban hành “Quyết định 345/QĐ-BTC về đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam” theo lộ trình ba giai đoạn. Đề án đã nhận được sự quan tâm tích cực từ phía doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài. Đây cũng là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và hội nhập kinh tế thế giới, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào đối tượng này. Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các nhân tố và đánh giá mức độ tác động đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp định lượng với cỡ mẫu là 255 doanh nghiệp FDI tại TP. HCM. Đối tượng khảo sát là chủ doanh nghiệp, giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên kế toán. Kết quả nghiên cứu: Xác định được 6 nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS là Thái độ, Nhận thức về áp lực xã hội, Nhận thức về sự kiểm soát, Lợi ích, Rào cản nội bộ, Chế độ kế toán và thông tư. Kết luận và hàm ý: Nhận biết các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS nhằm giúp cải thiện những mặt còn hạn chế và tiếp tục duy trì sự tích cực. Đồng thời đề xuất một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI và các bên liên quan trong việc triển khai áp dụng IFRS.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

VÕ MY UYỂN TRÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

VÕ MY UYỂN TRÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) – NGHIÊN CỨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế Toán

Hướng đào tạo: Hướng Nghiên Cứu Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS TRẦN THỊ THANH HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế (IFRS) – Nghiên Cứu Tại Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Ở Thành Phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện Tất cả nội dung trong bài luận đều có trích nguồn và tham khảo dựa trên các nghiên cứu trước Dữ liệu thu thập trong đề tài nghiên cứu chưa từng được các

nghiên cứu trước sử dụng hoặc công bố nhằm đảm bảo tính trung thực và độ tin cậy

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Học viên

VÕ MY UYỂN TRÂN

Trang 4

“MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT

ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 8

1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.1 Các nhân tố bên ngoài tác động đến việc áp dụng IFRS 8

1.1.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến việc áp dụng IFRS 13

1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 16

1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống nghiên cứu 20

Kết luận chương 1 24

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 25

2.1 Tổng quan về IFRS 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của IASB 25

2.1.2 Phương thức tiếp cận IFRS 28

Trang 5

2.1.3 Thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới 29

2.1.4 Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán tại Việt Nam 29

2.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34

2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34

2.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 36

2.2.3 Những bất cập trong việc thực hành kế toán của các doanh nghiệp FDI 37

2.3 Lý thuyết nền 38

2.3.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 38

2.3.2 Lý thuyết đẵng cấu thể chế (Theory of institutional isomorphism) 39

2.3.3 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) 40

2.3.4 Lý thuyết đại diện (Agency theory) 41

2.3.5 Quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV) 41

2.4 Định nghĩa các nhân tố trong mô hình 42

2.4.1 Thái độ (Attitude) 44

2.4.2 Nhận thức về áp lực xã hội (Subjective norm) 45

2.4.3 Nhận thức về sự kiểm soát (Perceived control) 45

2.4.4 Lợi ích (Benefit) 45

2.4.5 Rào cản nội bộ (Internal barriers) 46

2.4.6 Chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn (Accounting regime and guiding circulars) 46

Kết luận chương 2 47

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48

3.1 Quy trình nghiên cứu 48

3.2 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu dự kiến 49

Trang 6

3.2.1 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu 49

3.2.1.6 Chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn (CD) 53

3.2.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến 53

3.3 Xây dựng thang đo các biến trong mô hình 55

3.4 Thiết kế nghiên cứu định lượng 60

3.4.1 Xác định cỡ mẫu 60

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu 61

3.4.3 Xử lý dữ liệu ban đầu 61

3.4.4 Phương pháp kiểm định mô hình 61

3.4.4.1 Phân tích thống kê mô tả 61

3.4.4.2 Kiểm định thống kê 62

3.4.4.3 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 63

Kết luận chương 3 63

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65

4.1 Thống kê mô tả mẫu 65

4.1.1 Thống kê tần số 65

4.1.2 Thống kê trung bình 67

4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo 69

4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 71

Trang 7

4.3.1 Phân tích EFA các biến độc lập 72

4.3.2 Phân tích EFA biến phụ thuộc 75

4.4 Phân tích tương quan Pearson 76

4.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 78

4.5.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy 78

4.5.2 Kết quả hồi quy 79

4.5.3 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 80

Trang 8

VAS Vietnam Accounting Standards - Chuẩn mực kế toán Việt Nam

IASB International Accounting Standards Board – Hội đồng Chuẩn mực Kế Toán Quốc Tế

IASC International Accounting Standards Committe – Uỷ Ban Tiêu Chuẩn Kế Toán Quốc Tế

IAS International Accounting Standards - Chuẩn mực Kế toán Quốc tế SMEs Small and Medium Enterprise - Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

TPB Theory of Planned Behavior - Lý thuyết hành vi có kế hoạch

GAAP Generally Accepted Accounting Principles - Các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung

EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định SEM Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ BCTC Báo Cáo Tài Chính KTQT Kế Toán Quốc Tế

Trang 9

“DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS 23

Bảng 3.1 Thang đo nhân tố Việc áp dụng IFRS 55

Bảng 3.2 Thang đo nhân tố Thái độ 56

Bảng 3.3 Thang đo nhân tố Nhận thức về áp lực xã hội 57

Bảng 3.4 Thang đo nhân tố Nhận thức về sự kiểm soát 58

Bảng 3.5 Thang đo nhân tố Chi phí lợi ích 58

Bảng 3.6 Thang đo nhân tố Rào cản nội bộ 59

Bảng 3.7 Thang đo nhân tố Chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn 60

Bảng 4.1 Kết quả thống kê tần số 66

Bảng 4.2 Kết quả thống kê trung bình 67

Bảng 4.3 Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha 70

Bảng 4.4 Kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập 72

Bảng 4.5 Phương sai trích các biến độc lập 73

Bảng 4.6 Kết quả ma trận xoay cho các biến độc lập 74

Bảng 4.8 Phương sai trích biến phụ thuộc 76

Bảng 4.9 Ma trận nhân tố của biến AD 76

Bảng 4.10 Kết quả phân tích tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 77

Bảng 4.11 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy giửa biến độc lập và phụ thuộc 78

Bảng 4.12 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 79

Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy mô hình 80

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 80

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Tình trạng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam 32Hình 2.2: Mức độ quan tâm theo loại hình doanh nghiệp khảo sát 32Hình 2.3: Dự định thời gian áp dụng IFRS 33Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 54

Trang 11

TÓM TẮT

Việt Nam đang tăng cường mở rộng giao thương với thế giới nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Đứng trước thực trạng toàn cầu hóa kinh tế như hiện tại, những người thực hành kế toán tại Việt Nam phải đối mặt với các giao dịch kinh tế phát sinh ngày đa dạng và phức tạp mà vấn đề lớn ở đây là 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) gần như quá lỗi thời và không theo kịp được với thế giới Do đó, để thu hẹp khoảng cách với kế toán quốc tế thì vào ngày 16 tháng 03 năm 2020, Bộ Tài Chính đã ban hành “Quyết định 345/QĐ-BTC về đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam” theo lộ trình ba giai đoạn Đề án đã nhận được sự quan tâm tích cực từ phía doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài Đây cũng là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và hội nhập kinh tế thế giới, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào đối tượng này Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn TP.HCM

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các nhân tố và đánh giá mức độ tác động đến việc

áp dụng IFRS của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP HCM

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp định lượng với cỡ

mẫu là 255 doanh nghiệp FDI tại TP HCM Đối tượng khảo sát là chủ doanh nghiệp, giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên kế toán

Kết quả nghiên cứu: Xác định được 6 nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS là

Thái độ, Nhận thức về áp lực xã hội, Nhận thức về sự kiểm soát, Lợi ích, Rào cản nội bộ, Chế độ kế toán và thông tư

Kết luận và hàm ý: Nhận biết các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS nhằm

giúp cải thiện những mặt còn hạn chế và tiếp tục duy trì sự tích cực Đồng thời đề xuất một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI và các bên liên quan trong việc triển khai áp dụng IFRS

Từ khóa: FDI và IFRS, Tác động của việc áp dụng IFRS đến đầu tư nước ngoài

trực tiếp, Các nhân tố tác động đến việc vận dụng IFRS.”

Trang 12

ABSTRACT

Vietnam is increasing the expansion of trade with the world with the goal of economic growth and attracting investment capital from abroad Facing the current situation of economic globalization, accounting practitioners in Vietnam have to face diverse and complex economic transactions, the big problem here is 26 Accounting Standards Vietnamese Accounting (VAS) is almost too outdated and cannot keep up with the world Therefore, to narrow the gap with international accounting, on March 16, 2020, the Ministry of Finance issued Decision 345/QD-BTC on the project to apply international financial reporting standards in Vietnam South follows a three-phase roadmap The project has received positive attention from businesses, especially foreign-invested businesses This is also an object that plays an important role in growth and world economic integration, but there are still not many studies focusing on this object Therefore, the author decided to conduct research on factors affecting the application of IFRS by FDI enterprises in Ho Chi Minh City

Problem: Identify factors and evaluate the level of impact on the application of

IFRS by foreign-invested enterprises in the city HCM

Methods: The thesis uses quantitative methods with a sample size of 255 FDI

enterprises in the city HCM The survey subjects were business owners, directors, chief accountants and accounting staff

Results: Identify 6 factors affecting the application of IFRS: Attitude, Perception

of social pressure, Perception of control, Cost benefits, Internal barriers, Accounting regime accounting and circulars

Conclusion and implications: Identify factors affecting the application of IFRS to

help improve shortcomings and continue to maintain positivity At the same time, propose a number of support policies for FDI enterprises and related parties in implementing and applying IFRS

Keywords: FDI and IFRS, The impact of IFRS adoption on foreign direct

investment, Factors effect on IFRS adoption.

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cần thiết của đề tài

Các nghiên cứu trước đây đã công nhận rằng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là nhân tố quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (Zaidi và Huerta, 2014; Lungu, Caraiani và Dascalu, 2017) Vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển đều đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bằng cách thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (Thampanishvong và Kannika, 2015; Iamsiroj và Ulubasoglu, 2015)

Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng lựa chọn các thị trường có thông tin tài chính chất lượng cao để giúp họ đánh giá chính xác triển vọng đầu tư với chi phí thấp (Gordon, Loeb và Zhu,2012; Akisik, 2014) Để đáp ứng được nhu cầu trên thì việc áp dụng các chuẩn mực kế toán toàn cầu như Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) được xem là một trong những yếu tố giúp cải thiện chất lượng BCTC nhằm phục vụ cho mục đích đưa ra các quyết định đầu tư (Zaidi và Paz, 2015; Lungu, Caraiani và Dascalu, 2017; Owusu và các cộng sự, 2017) Theo Lungu, Caraiani và Dascalu (2017), các nền kinh tế đang phát triển có xu hướng áp dụng IFRS để gia tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính và giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các công ty trong và ngoài nước, từ đó giúp giảm chi phí và rủi ro cho các nhà đẩu tư từ nước ngoài Các nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự cho thấy việc vận dụng IFRS có tác động tích cực đến việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài (Samaha và Khlif, 2016; Fitriany, Farahmita và Anggraita, 2016)

Theo nghiên cứu của Yousefinejad và cộng sự (2018) tại 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, dù chưa thông qua việc áp dụng IFRS trong BCTC quốc gia nhưng Việt Nam là nước dẫn đầu trong việc thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài (số liệu năm 2016 ghi nhận gần 102 tỷ đô la Mỹ) cao hơn cả Singapore, Thái Lan và Indonesia Tiếp đó, theo số liệu thống kê từ Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2022, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng 13,5% so với các năm trước và thu hút vốn từ 108 quốc gia trên thế giới Mặc dù đây là tín hiệu khả quan đối với sự phát triển kinh tế nhất là sau đại dịch covid-19, nhưng lại là thách thức đối với bộ tài chính

Trang 14

trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới vì sự khác biệt về ngôn ngữ, thể chế pháp lý và một số yếu tố khác có thể gây cản trở cho việc hợp nhất thông tin trên BCTC và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Ngoài ra, việc thiếu tính cập nhật đối với các đổi mới trong các giao dịch kinh tế phát sinh đã làm cho bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ban hành từ năm 2001 có sự khác biệt rất lớn so với chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như cần thay đổi bộ chuẩn mực hiện tại để phù hợp với nền kinh tế thị trường Quyết định số 345/QĐ-BTC được bộ tài chính phê duyệt về đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam vào ngày 16 tháng 03 năm 2020 là giải pháp cho vấn đề nêu trên, dù vẫn đang trong giai đoạn triển khai nhưng đã nhận được sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng

Tháng 12/2020, trong báo cáo kết quả khảo sát mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của 322 doanh nghiệp tại Việt Nam của Deloitte, nhóm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có tỷ lệ quan tâm cao nhất (chiếm tỷ lệ 34%) Đây là đối tượng không bắt buộc áp dụng IFRS trong lộ trình chuyển đổi và được tự nguyện lập báo cáo tài chính riêng khi có đủ nhu cầu và nguồn lực Các doanh nghiệp này dù không nằm trong đối tượng bắt buộc của đề án nhưng lại góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới và tạo cơ hội thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế Tác giả nhận thấy rằng, đề án chuyển đổi IFRS của Việt Nam nhận được sự quan tâm của các DN có vốn đầu tư từ nước ngoài xuất phát từ ba nguyên nhân chính Thứ nhất, điểm hạn chế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI là việc vừa phải tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) vừa phải hợp nhất BCTC theo chính sách kế toán của công ty mẹ Đa phần các công ty chọn hình thức lập BCTC theo chuẩn VAS và làm bút toán điều chỉnh khi có yêu cầu hợp nhất báo cáo từ công ty mẹ hoặc nhà đầu tư nước ngoài, gây mất thời gian và chi phí khi phải sử dụng các dịch vụ kế toán bên ngoài hỗ trợ vì không đủ kiến thức và nguồn lực thực hiện Thứ hai, việc áp dụng IFRS sẽ gây ra tác động rất lớn đối với quy trình kinh doanh, đòi hỏi việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, sự thay đổi các thông tin tài chính, vừa phải đảm bảo kỳ vọng cho nhà đầu tư vừa phải phục vụ cho mục đích báo cáo thuế theo quy định Thứ ba, theo lý thuyết kinh tế về mạng lưới (network

Trang 15

theory), các quốc gia có xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế khi đối tác kinh tế của họ đã áp dụng (Ramanna và Sletten, 2009) Trong báo cáo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính tới tháng 07 năm 2023 thì Singapore, Hàn Quốc là hai quốc gia rót nhiều vốn đầu tư nhất vào Việt Nam (chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư) Cả hai nước này đã được IASB công nhận về bộ chuẩn mực kế toán tại quốc gia theo phương thức áp dụng toàn phần chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS Do đó, dựa theo lý thuyết trên có thể nhận thấy rằng, xu hướng chuyển đổi BCTC theo IFRS tại Việt Nam là phù hợp với việc phát triển nền kinh thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đàm phán về kinh tế, tài chính với các nhà đầu tư nước ngoài

Bên cạnh đó, theo Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn về Luật Kiểm toán độc lập có quy định rằng “Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam” Đây là một trong những đặc điểm tạo ra sự khác biệt về chất lượng thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp FDI vì việc kiểm toán sẽ giúp đảm bảo được tính công khai, minh bạch, đồng thời giúp cơ quan nhà nước phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật như chuyển giá, trốn thuế, Bàn luận về thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, theo PGS.TS Lê Xuân Trường (2023) “Tuy kê khai lỗ liên tục, song nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh Trên thực tế, cơ quan Thanh tra thuế đã chứng minh hành vi chuyển giá của một số doanh nghiệp FDI với số tiền truy thu lên đến hàng trăm tỷ đồng Ví dụ như đã truy thu Metro Việt Nam 507 tỷ đồng, Hualon Corporation Việt Nam 78,1 tỷ đồng” Có thể nhận thấy rằng, mặc dù Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài với nhiều ưu đãi nhưng chưa kiểm soát được chất lượng thông tin BCTC mà các doanh nghiệp FDI cung cấp vì chuẩn mực kế toán Việt Nam thiếu tính cập nhật và tồn tại khoảng cách rất lớn so với chuẩn mực kế toán quốc tế Do đó, cần phải có giải pháp để hạn chế tình trạng trên vì mục tiêu phát triển kinh tế

Từ những nhận định trên, tác giả nhận thấy rằng dù không phải là đối tượng bắt buộc áp dụng IFRS nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài lại đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hài hòa chuẩn mực kế toán quốc tế, học hỏi

Trang 16

kinh nghiệm và gia tăng tính đa dạng trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Ngoài ra, việc ban hành quyết định 345/QĐ-BTC cũng nhận được sự quan tâm tích cực từ các doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài và cho thấy dấu hiện khả quan trong lộ trình triển khai IFRS tại Việt Nam Theo tìm hiểu của các tác giả, đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS đối với các công ty niêm yết, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty sản xuất, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài thì hầu như chưa có bài nghiên cứu nào được thực hiện Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ra ở trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) – nghiên cứu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện nghiên cứu

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

 Mục tiêu chung

Tìm hiểu và xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng IIFRS của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở của các nghiên cứu trước gồm cả trong và ngoài nước

 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nội dung luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Những nhân tố nào tác động đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

- Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Trang 17

 Đối tượng nghiên cứu

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát gửi đến doanh nghiệp thông qua Google Forms Nghiên cứu được thực hiện trong tháng 09/2023 và hoàn thiện trong năm 2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung chính của luận văn là thực hiện kiểm định lại mô hình và kế thừa thang đo từ các nghiên cứu trước nhằm xác định và đánh giá việc áp dụng IFRS của các các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Do đó, phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong bài là phương pháp định lượng

Trên cơ sở thông tin thu thập được từ dữ liệu khảo sát, tác giả sẽ kiểm định mô hình hồi quy đa biến và thực hiện phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26

5 Đóng góp của nghiên cứu

 Về mặt lý thuyết

Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề sau:

- Hệ thống hóa lý thuyết về các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS

- Kiểm định các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS với đối tượng nghiên cứu mới là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 18

6 Kết cấu của đề tài

Luận văn có kết cấu 5 chương, được trình bày theo bố cục và nội dung như sau:

 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Tóm tắt sơ lược các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Tác giả sẽ trình bày vắn tắt về lịch sử hình thành và phát triển IFRS, tổng hợp các

cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước về định nghĩa khái niệm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khái niệm IFRS và kinh nghiệm áp dụng IFRS của một số quốc gia trên thế giới Từ đó xác định nhu cầu cần thiết của việc áp dụng IFRS các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể là tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong chương này, tác giả cũng đề cập đến các lý thuyết nền làm cơ sở xây dựng cho các nhân tố trong mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và chiều tác động mong đợi của từng nhân tố

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã được tác giả tổng hợp và phân tích ở chương 2,

tác giả trình bày quy trình nghiên cứu theo các bước từ xây dựng thang đo, xác định cỡ mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu và thực hiện các kỹ thuật phân tích định lượng nhằm tìm hiểu về mức độ tác động của các nhân tố dựa vào phần mềm SPSS 26

 Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm,

đánh giá xem các dữ liệu thu thập, thang đo nhân tố và kết quả nghiên cứu có phù hợp để đại diện cho tổng thể một cách có ý nghĩa ở mức độ chấp nhận được hay không Cùng với đó là bàn luận, nhận định, giải thích về những điểm giống và khác biệt so với các nghiên cứu trước

 Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trong chương này, tác giả sẽ tổng kết lại mục tiêu nghiên cứu, các bước thực hiện

phân tích, kết quả thu được và thông qua đó trình bày quan điểm của bản thân về những gợi ý chính sách cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn

Trang 19

thành phố Hồ Chí Minh với mục đích nâng cao mức độ sẵn sàng và chuẩn bị cho việc áp dụng tự nguyện lẫn bắt buộc IFRS trong tương lai Sau cùng là những điểm hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS ở những cấp độ khác nhau Tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu ở cấp độ quốc gia thường tập trung chủ yếu vào các nhân tố tố tác động bên ngoài (môi trường kinh doanh, pháp lý, văn hóa, chính trị, ), còn ở cấp độ doanh nghiệp thì tập trung nhiều hơn vào các nhân tố tác động bên trong (thái độ, hành vi và nhận thức) Do đó, trong chương này tác giả sẽ thông qua việc khảo lược các nghiên cứu trong và ngoài nước để tổng hợp, phân tích và xác định khoảng trống liên quan đến chủ đề nghiên cứu

1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1 Các nhân tố bên ngoài tác động đến việc áp dụng IFRS

Archambault (2009) đã sử dụng cách tiếp cận theo mô hình nghiên cứu thực

nghiệm của Archambault (2003) để nghiên cứu về việc áp dụng IFRS ở cấp độ quốc gia Mô hình này xem xét việc công bố thông tin doanh nghiệp như một chức năng của văn hóa, hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, hệ thống tài chính và điều hành doanh nghiệp Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu ở cấp độ quốc gia nên bài viết tập chỉ trung vào việc xác định liệu văn hóa quốc gia, hệ thống chính trị và hệ thống kinh tế có ảnh hưởng đến chính sách áp dụng IFRS hay không, hệ thống tài chính và điều hành doanh nghiệp sẽ không được xem xét Tác giả đã phát triển các giả thuyết nghiên cứu thông qua việc kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước Các yếu tố là “văn hóa, hệ thống chính trị và hệ thống kinh tế” được đo lường bằng 8 nhân tố là “trình độ văn hóa (Doupnik và Salter, 1995); mức độ tự do chính trị (Goodrich, 1986; Deese, 1998; Salter, 1998); sử dụng thông luật (Ball và cộng sự, 2000); sự phát triển kinh tế (Joshi và Ramadhan, 2002); tỷ lệ lạm phát (Archambault và Archambault, 1998); số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (Dumontier và Raffournier, 1998); đầu tư nước ngoài (Murphy, 2000); mức viện trợ nước ngoài (Mir và Rahaman, 2005)”.Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ 133 quốc gia trên khắp thế giới dựa trên thông tin công bố trên IAS Plus (Deloitte, 2004) và xem xét các lựa chọn trước năm 2005 để tránh những tác động của Liên Minh Châu Âu Tác giả thực hiện phân tích

Trang 21

mô hình hồi quy từng bước theo phương pháp bình phương tối thiểu (Least-squares regression) và kết quả nhận được cho thấy chỉ có ba biến quan sát là trình độ văn hóa, sự phát triển kinh tế và hoạt động nhập khẩu là có tác động tích cực đến việc áp dụng IFRS ở cấp độ quốc gia Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tập trung ở vào các yếu tố liên quan đến cấp độ quốc gia, các nghiên cứu trong tương lai có thể phát triển thêm các yếu tố liên quan đến cấp độ doanh nghiệp

Shima và Yang (2012) đã tập trung xem xét các yếu tố trong khuôn khổ toàn diện

của CM (Choi và Meek, 2008) đóng vai trò như thế nào đối với quyết định áp dụng IFRS Trong khuôn khổ của CM, 8 nhân tố liên quan đến một quốc gia được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến sự khác biệt trong hệ thống kế toán, bao gồm “nguồn lực tài chính; hệ thống pháp luật; thuế; sự ràng buộc chính trị và kinh tế; lạm phát; phát triển kinh tế; giáo dục; và văn hoá” Dựa trên lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976), mô hình tám nhân tố tác động của CM cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, tác giả đã phát triển mô hình nghiên cứu của mình Dữ liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên những khảo sát về các yêu cầu niêm yết từ năm 2000 đến 2007 của 73 quốc gia trên thời giới, được bổ sung và kiểm tra chéo với dữ liệu từ IASB và Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Quan sát các Tiêu chuẩn và Quy tắc Quốc gia (ROSC) Tác giả sử dụng kiểm định Hausman và mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích dữ liệu nghiên cứu Kết quả hồi quy cho thấy hầu hết các hệ số đều mang dấu dự đoán, các biến có tác động tích cực đến việc áp dụng IFRS là nguồn tài trợ vốn từ vay nợ nước ngoài, văn hóa, hệ thống pháp luật, liên minh thương mại, trình độ học vấn, mức độ e ngại rủi ro, sự phát triển kinh tế; các biến có tác động ngược chiều là thị trường vốn chủ sở hữu, thuế và lạm phát Kết quả của nghiên cứu này mang lại ba hàm ý có liên quan đến việc áp dụng IFRS Thứ nhất, xu hướng “toàn cầu hóa” trên thế giới đã tạo động lực cho các quốc gia áp dụng IFRS như một chiếc cầu nối tăng cường thương mại Thứ hai, nhu cầu đầu tư và tài trợ nước ngoài là “báo hiệu” cho các quốc gia áp dụng IFRS Cuối cùng, có một số khía cạnh môi trường trong nước cản trở việc áp dụng IFRS như, chẳng hạn như đề cao tầm quan trọng của thuế, tình trạng lạm phát cao và thị trường vốn lớn Hạn chế của bài nghiên cứu này là chỉ giới

Trang 22

hạn trong mô hình CM, nghiên cứu trong tương lai có thể bao gồm các mô hình thay thế và xem xét lại các kết quả này khi IASB tiếp tục nỗ lực xây dựng và sửa đổi IFRS

Mục tiêu chính trong bài nghiên cứu Zehri và Chouaibi (2013) là xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng IAS/IFRS của 74 quốc gia trên thế giới cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này trong năm 2008 Dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi Zeghal và Mhedhbi (2006) về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS tại các nước đang phát triển, tác giả đã phát triển các giả thuyết nghiên cứu nhằm kiểm định sự phù hợp trong những phát hiện của Zeghal và Mhedhbi (2006) sau 5 năm chuyển đổi từ IAS sang IFRS, cũng như bổ sung các biến khác liên quan đến hệ thống pháp luật và môi trường chính trị Theo nghiên cứu của Zeghal và Mhedhbi (2006) tại 32 quốc gia đang phát triển thì thị trường vốn, trình độ giáo dục tiên tiến và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS Từ nhận định trên và khảo lược một số nghiên cứu trước có quan điểm tương tự (Hofsted,1980; Gray và Radebaugh, 1997; Nobes, 1998; Woolly, 1998; Street, 2002) tác giả phát triển bốn giả thuyết nghiên cứu có liên quan từ H1 đến H7 Các biến độc lập được sử dụng cho mô hình lần lượt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, văn hóa, thị trường vốn, đầu tư nước ngoài, hệ thống pháp luật và chính trị Thông qua trang web của IAS, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của 74 quốc gia đang phát triển, chia làm hai nhóm là 37 quốc gia đã áp dụng và 37 quốc gia chưa áp dụng IFRS Mô hình hồi quy theo phương trình logit được trình bày trong bài nghiên cứu với biến phụ thuộc Pi là xác suất áp dụng IAS/IFRS trong năm 2008 và 7 biến độc lập Tác giả thực hiện thống kê mô tả, kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình tổng thể với ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5% Các biến có tác động tích cực đến mô hình nghiên cứu lần lượt là trình độ học vấn và hệ thống pháp luật Đầu tư từ nước ngoài có tác động tiêu cực đến mô hình nghiên cứu Tốc độ tăng trưởng kinh tế, văn hóa, thị trường vốn và yếu tố chính trị không mang ý nghĩa thống kê do đó bị bác bỏ khỏi mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng quyết định áp dụng IFRS có liên quan chặt chẽ đến các nước đang phát triển môi trường thể chế (trên hết là hệ thống luật pháp) cũng như đến dữ liệu kinh tế vĩ mô của họ (tức là mức tăng trưởng kinh tế và

Trang 23

giáo dục của các quốc gia này) Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế về khả năng giải thích của mô hình còn khá khiêm tốn, một số biến nghiên cứu bị bỏ sót và cần được khám phá trong các nghiên cứu tương lai

Phang và Mahzan (2013) mong muốn xác định các động lực bên ngoài ảnh hưởng

đến sự sẵn sàng áp dụng IFRS tại Malaysia bằng cách áp dụng các quan điểm “lý thuyết thể chế” cũng như kiểm tra nhân tố rào cản nội bộ có cản trở việc thực hiện IFRS thông qua “quan điểm dựa trên nguồn lực” Dữ liệu được thu thập từ bảng câu khảo sát gửi đến Kiểm soát viên tài chính, Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng Tài chính/Kế toán của 859 công ty niêm yết tại Malaysia và nhận được 150 phản hồi hợp lệ dùng để phân tích tần số Phát hiện của nghiên cứu tiết lộ rằng phần lớn những người được hỏi đồng ý rằng các lực lượng cưỡng chế từ các bên liên quan, đặc biệt là các lực lượng quản lý có ảnh hưởng đến sự chuẩn bị của họ để thực hiện IFRS Bên cạnh đó, nghiên cứu này chỉ ra vai trò quan trọng của cơ quan quản lý kế toán quốc gia và kiểm toán viên bên ngoài trong việc tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS Cuối cùng, nghiên cứu này đã sử dụng “quan điểm dựa trên nguồn lực” để khám phá những rào cản nội bộ mà các công ty phải đối mặt trong quá trình áp dụng IFRS và góp phần bổ sung thêm các tài liệu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Malaysia

Theo nghiên cứu của Stainbank (2014) về các yếu tố tác động đến việc áp dụng

IFRS thì chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào tập trung vào các nước châu Phi, đa phần là nghiên cứu trong mẫu chung với các quốc gia trên thế giới Do đó, mục tiêu chính của bài viết này là tập trung vào việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS ở các nước châu Phi Nghiên cứu sử dụng các yếu tố được xác định trong các nghiên cứu trước đây để cung cấp phân tích chuyên sâu về các nước châu Phi nhưng nền tảng của nó chủ yếu là mô hình được sử dụng bởi Zeghal và Mhedhbi (2006) theo quan điểm tập trung vào các nước đang phát triển Năm giả thuyết nghiên cứu đã được phát triển dựa theo mô hình Zeghal và Mhedhbi (2006) lần lượt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ văn hóa, vốn đầu tư từ nước ngoài, văn hóa và thị trường vốn Tác giả tiến hành thu thập mẫu nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu

Trang 24

Deloitte (2011), do khó khăn trong việc thu thập nên chỉ có 32 quốc gia được lựa chọn trong tệp dữ liệu 48 quốc gia Châu Phi Để xác định ảnh hưởng của các biến giải thích đến biến phụ thuộc (Pi là xác suất một quốc gia sẽ áp dụng IFRS), mô hình hồi quy logit đã được sử dụng Kết quả chỉ ra rằng khi các quốc gia châu Phi bắt đầu tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, họ sẽ có khả năng áp dụng IFRS hơn Các quốc gia có mức vốn hóa thị trường tương đối cao hơn cũng có nhiều khả năng áp dụng IFRS hơn Biến văn hóa là biến quan trọng nhất trong các giải thích biến, gợi ý rằng các quốc gia châu Phi có quan hệ văn hóa với Vương quốc Anh sẽ có nhiều khả năng áp dụng IFRS so với quốc gia không có ràng buộc văn hóa Hạn chế của nghiên cứu này là dữ liệu được thu thập trên trang web của IASplus và không có sự kiểm tra chéo, trong một số trường hợp thông tin trên trang web IASplus không chính xác khi nó được kiểm chứng độc lập (Ramanna và Sletten, 2009), ngoài ra mẫu nghiên cứu chỉ sử dụng hai lựa chọn là áp dụng hoặc không áp dụng IFRS mà không tính đến trường hợp triển khai nhưng chưa áp dụng hoặc riển khai nhưng không được thi hành

Mục tiêu chính trong nghiên cứu của Damak-Ayadi, Sassi và Bahri (2020) là xác

định ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và thể chế đối với việc áp dụng IFRS cho các đơn vị vừa và nhỏ (SMEs) Nghiên cứu sử dụng lý thuyết tân thể chế (neo-institutional) của DiMaggio và Powell (1997); lý thuyết kinh tế về mạng lưới (the economic theory of networks) của Katz và Shapiro (1985); lý thuyết đẳng cấu thể chế (theory of institutional isomorphism) để giải thích lý do tại sao các quốc gia lựa chọn áp dụng IFRS cho SMEs Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 177 quốc gia trong đó có 77 khu vực pháp lý đã áp dụng IFRS cho SMEs từ năm 2009 đến 2015 và kết quả thu được là 1.239 mẫu quan sát Nghiên cứu này sử dụng phần mềm STATA 12 để phân tích dữ liệu, kỹ thuật phân tích được áp dụng là hồi quy logistic vì biến được giải thích là nhị phân Nhóm tác giả thực hiện kiểm định Hausman để chứng minh rằng hiệu ứng ngẫu nhiên là phù hợp với việc phân tích Kết quả nghiên cứu với mức ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy rằng, các biến chất lượng thực thi pháp luật, văn hóa, mạng lưới thương mại, tăng trưởng kinh tế, áp lực cưỡng chế (coercive isomorphism) và áp lực quy chuẩn (normative isomorphism) có tác động tích cực đến

Trang 25

biến phụ thuộc Các biến hệ thống pháp luật, thuế, áp lực mô phỏng (mimetic isomorphism), chất lượng kiểm toán và quy mô quốc gia có mức ý nghĩa thống kê lớn hơn 5%, do đó bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu Hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu thu thập từ các báo cáo do IASB công bố và không có nguồn khác để xác minh mức độ tin cậy của dữ liệu cũng như không xem xét tất cả các biến kiểm soát được trích dẫn trong tài liệu và sự tác động về khác biệt giữa các quốc gia

Al-Nasrawi và Thabit (2020) đã tiến hành thu thập dữ liệu từ 295 cá nhân am hiểu

về lĩnh vực kế toán chuyên nghiệp đến từ 4 trường đại học lớn tại Iraq Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS được phân loại theo nghiên cứu của Thabit và Raewf (2016), bao gồm kinh tế; chính trị; pháp lý; giáo dục; công nghệ; văn hóa và xã hội; tôn giáo Các nhà nghiên cứu đã chuẩn bị một bảng câu hỏi gồm 28 đoạn được mã hóa và chia thành 7 phần thể hiện các biến độc lập của nghiên cứu (các yếu tố môi trường) và biến phụ thuộc (việc áp dụng IAS/IFRS) Sau khi thu thập được 182 mẫu trả lời hợp lệ, nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích và kiểm định các giả thuyết đã đưa ra Kết quả nhận được là cả 7 yếu tố môi trường đều có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng IAS/IFRS tại Iraq, trong đó yếu tố công nghệ có tác động mạnh nhất còn yếu tố kinh tế có tác động thấp hơn các yếu tố còn lại

1.1.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến việc áp dụng IFRS

Jermakowicz và Gornick-Tomaszewski (2006) đã thực hiện nghiên cứu khám

phá về những thách thức trong việc triển khai IFRS tại 112 công ty đại chúng tại EU Nghiên cứu cho thấy quá trình thực hiện IFRS ở EU rất tốn kém, phức tạp và nặng nề Hơn nữa, những người trả lời khảo sát đã liệt kê nhiều trở ngại và thách thức khác nhau bao gồm tính chất phức tạp của IFRS, thiếu hướng dẫn và giải thích, vận hành hệ thống kế toán song song, chuẩn bị thông tin tài chính so sánh trong những năm qua, nhân viên thiếu kiến thức về IFRS, đào tạo nhân viên và thay đổi cấu trúc hệ thống thông tin

Nghiên cứu thực nghiệm của Matonti và Iuliano (2012) đã sử dụng dữ liệu được

thu thập từ 206 công ty tư nhân tại Ý để phân tích các yếu tố quyết định việc các công

Trang 26

ty tư nhân tự nguyện áp dụng IFRS trong báo cáo tài chính riêng của họ Bài viết sử dụng “Lý thuyết kế toán thực chứng (PAT)” để giải thích các lựa chọn kế toán của doanh nghiệp có liên quan đến mối quan hệ của người đại diện (agency relationship) và phí tổn chính trị (political cost) Từ việc kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả cho rằng việc tự nguyện áp dụng IFRS bị ảnh hưởng bởi các yếu tố là quy mô, quản trị doanh nghiệp, sở hữu nước ngoài, đòn bẩy, khả năng sinh lời, công ty mẹ sử dụng IFRS, pháp lý, danh tiếng công ty kiểm toán và ngành kinh doanh (cụ thể là sản xuất) Sử dụng phương trình hồi quy logit để phân tích dữ liệu, kết quả cho thấy rằng chỉ có các yếu tố là quy mô, quản trị doanh nghiệp, sở hữu nước ngoài, đòn bẩy, công ty mẹ sử dụng IFRS là có tác động đến quyết định áp dụng IFRS; còn quy mô, pháp lý, danh tiếng công ty kiểm toán và ngành kinh doanh là không phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó

Bessieux-Ollier và Walliser (2012) đã thực hiện nghiên cứu về việc tự nguyện áp

dụng IFRS trong năm 2010 của 85 công ty tại Pháp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, bao gồm 32 công ty áp dụng toàn phần và 53 công ty áp dụng chuẩn mực Pháp Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp trong báo cáo thường niên của các công ty này, nhằm kiểm định các nhân tố sau đây: đòn bẩy tài chính (dựa vào Lý thuyết đại diện Agency Theory của Jensen và Meckling, 1976); quy mô doanh nghiệp (dựa vào lý thuyết chi phí chính trị); mức độ quốc tế hóa (có xuất khẩu hoặc niêm yết quốc tế); lợi nhuận; ngành nghề; danh tiếng của công ty kiểm toán; chủ sở hữu và giá trị tài sản cố định Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô công ty và giá trị tài sản cố định càng cao thì sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS

Nghiên cứu của Djatej và cộng sự (2012) xem xét các đặc điểm hành vi của người

hành nghề kế toán đối với khả năng áp dụng sớm các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) ở Hoa Kỳ Nhóm tác giả đã vận dụng Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để đưa ra mô hình nghiên cứu Những giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là thái độ, nhận thức về áp lực xã hội và nhận thức về sự kiểm soát có tác động đến việc áp dụng IFRS Thông qua bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo loại Likert bảy điểm, dao động từ 1 đến 7 được gửi đến 138 chuyên

Trang 27

gia kế toán (làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước), sau đó sử dụng phần mềm SmartPLS để phân tích dữ liệu, nhóm tác giả thu được kết quả là nhận thức về áp lực xã hội và nhận thức về sự kiểm soát có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS còn thái độ thì hoàn toàn không có tác động

Trong nghiên cứu của Moqbel, Charoensukmongkol và Bakay (2013) đã điều

tra về hai nhóm đối tượng là những học giả (sinh viên và giáo sư kế toán và kiểm toán) và những người hành nghề (kiểm toán viên, kế toán viên, CPA và nhà phân tích tài chính) tại Hoa Kỳ về sự chấp nhận IFRS như một ngôn ngữ tài chính và kế toán phổ biến trên thế giới Nhóm tác giả thảo luận về mức độ quen thuộc và nhận thức của nhóm đối tượng này về tính hữu ích và rủi ro khi áp dụng IFRS Bài nghiên cứu đề cập thêm về vai trò giáo dục, đào tạo và công nghệ thông tin của IFRS Cuối cùng, nhóm tác giả giới thiệu một mô hình sửa đổi dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết về hành vi có kế hoạch TPB để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố “nhận thức về rủi ro, nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về sự quen thuộc với IFRS” đến sự sẵn sàng áp dụng các tiêu chuẩn mới Nhóm tác giả đã khảo sát 84 học giả và học viên Hoa Kỳ, sau đó thực hiện phân tích dữ liệu theo mô hình cấu trúc (SEM) Kết quả cho thấy nhận thức về rủi ro, sự quen thuộc và tính hữu ích là những yếu tố quyết định quan trọng đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn mới Đặc biệt, nhận thức về rủi ro của IFRS có tác động lớn nhất trong việc dự đoán mức độ sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực mới

Uzma (2016) đã thực hiện nghiên cứu khám phá tại Ấn Độ nhằm xây dựng sự hiểu

biết sắc hơn về các quốc gia đang chuyển đổi từ GAAP địa phương sang IFRS Tác giả đã tập hợp các tài liệu trước đây để xem xét các vấn đề được nêu ra trong quá trình triển khai áp dụng IFRS Nghiên cứu sử dụng phân tích định tính nhằm khám phá lợi ích chi phí của việc áp dụng IFRS được thực hiện bởi các quốc gia phát triển Bài viết chia tài liệu thành ba phần; các nước phát triển, các nước Đông Á và các nước BRIC Có rất nhiều vấn đề được tiết lộ từ các nghiên cứu trước có liên quan đến việc áp dụng IFRS như quản trị doanh nghiệp, kế toán giá trị hợp lý và các vấn đề môi trường khác Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng việc áp dụng IFRS sẽ giúp các công ty tận

Trang 28

dụng được nhiều lợi thế trên sàn giao dịch quốc tế, từ việc niêm yết dễ dàng và chi phí vốn thấp đến khả năng so sánh thông tin và cải thiện chất lượng

Nghiên cứu Goncalves, De Moura và Motoki (2022) được thực hiện với mục tiêu

tìm hiểu các yếu tố ở cấp độ vi mô có ảnh hưởng đến việc triển khai IFRS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Brazil - đối tượng bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu thông qua gửi bảng câu hỏi khảo sát qua email, nhắn tin WhatsApp và mạng chuyên nghiệp LinkedIn đến các kế toán viên, giám đốc và nhân viên cấp cao của các DNVVN Sau đó, tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thông qua mô hình logit để tìm ra các yếu tố liên quan đến việc triển khai IFRS cho SMEs Nhóm tác giả đề xuất hai thách thức chính trong việc triển khai IFRS cho SME ở Brazil, cụ thể là sự phức tạp của tiêu chuẩn và cần có biện pháp chế tài đối với những người không thực hiện (vì việc áp dụng IFRS cho SMEs là bắt buộc tại Brazil) Kết quả chạy hồi quy theo mô hình logit cho thấy rằng các biến có tính tương quan và ý nghĩa thống kê cao (thay đổi từ 0,63 đến 0,88), nhưng chỉ có bốn biến là tính nhất quán, sự dễ hiểu, lợi ích và độ phức tạp là tác động tích cực đến việc tuân thủ IFRS còn tính chính xác, sự hướng dẫn là tác động tiêu cực đến việc tuân thủ IFRS Biến chế tài không cho thấy bất kỳ tác động nào đối với việc tuân thủ IFRS Bài viết đã giải quyết việc thiếu nghiên cứu tập trung vào việc phát hiện những thách thức liên quan đến IFRS cho SMEs (Zehri và Chouaibi, 2013; Rudzani và Charles, 2017), đồng thời bù đắp cho sự thiếu quan tâm của những người thực hành trong đóng góp vào quá trình thiết lập tiêu chuẩn (Durocher và Fortin, 2011; Coram, 2018; Ghio và Verona, 2018)

1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023) đã

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS ở một nền kinh tế mới nổi, cụ thể là 350 doanh nghiệp tại Việt Nam Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã tích hợp một số lý thuyết nền gồm lý thuyết đại diện (Agency theory), lý thuyết thông tin hữu ích (Decision-usefulness theory), lý thuyết tâm lý (Psychological theory), lý thuyết kế toán chuẩn tắc (Positive accounting theory) và lý thuyết đẳng cấu thể chế

Trang 29

(Theory of institutional isomorphism) để trình bày một cách toàn diện hơn mối quan hệ giữa các yếu tố trong việc áp dụng IFRS tại một nền kinh tế mới nổi Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ các quy định kế toán (từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến việc áp dụng IFRS tại các công ty) bao gồm trình độ, kinh nghiệm kế toán, chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn, áp lực thuế, năng lực và nhận thức của nhà quản lý, tâm lý của kế toán viên, lợi ích của việc áp dụng IFRS, quy mô doanh nghiệp và hoạt động kiểm toán Để tiến hành khảo sát, tác giả đã gửi 350 bảng câu hỏi tới 350 công ty có quy mô lớn, vừa và nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng) được kiểm toán và chưa được kiểm toán tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam Đối tượng trả lời bảng câu hỏi là các CFO, CEO, kế toán trưởng và những người liên quan trực tiếp đến việc quản lý công ty có kiến thức về IFRS Kết quả khảo sát thu được 286 phiếu trả lời hợp lệ, sau đó nhóm tác giả tiến hành kiểm định tuyến tính EFA, CFA và SEM để khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu đã chứng minh các yếu tố có tác động tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc áp dụng IFRS bao gồm tuân thủ các quy định kế toán, trình độ và kinh nghiệm kế toán, trình độ chuyên môn và nhận thức của người quản lý, lợi ích của việc áp dụng IFRS, chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn, quy mô công ty và hoạt động kiểm toán Ngoài ra, 02 yếu tố có mối quan hệ tiêu cực gián tiếp đến việc áp dụng IFRS là áp lực thuế và tâm lý của kế toán viên

Tạ Thu Trang và cộng sự (2021) đã điều tra các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc

áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tại Việt Nam Các yếu tố được nghiên cứu trong nghiên cứu này bao gồm tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, chất lượng kiểm toán, đầu tư nước ngoài và loại tổ chức tài chính Nhóm tác giả đã sử dụng phân tích định lượng và định tính kết hợp với mô hình hồi quy logit và các công cụ phân tích khác để tiến hành nghiên cứu Tất cả số liệu thống kê được xử lý trong bài viết đều dựa trên 379 báo cáo tài chính đã kiểm toán phát hành năm 2018 Kết quả cho thấy các yếu tố là

Trang 30

quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), chất lượng kiểm toán, đầu tư nước ngoài và công ty thuộc nhóm định chế tài chính có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng IFRS của các công ty niêm yết trên sản HOSE, trong khi tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực đến việc áp dụng Nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét thêm các yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS như ý kiến nhà quản trị và năng lực của hệ thống kế toán Ngoài ra, nhóm tác giả khuyến khích sử dụng thêm các phương pháp lấy mẫu khác cũng như mở rộng không gian mẫu với các công ty thuộc các ngành và quy mô khác nhau, nhằm giúp cho mẫu được thu thập đảm bảo kết quả phù hợp và chính xác hơn

Mục đích trong nghiên cứu của Đoàn Thị Dung, Nguyễn Thị Ngọc Lan và Phan

Thanh Hải (2020) là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực

Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) tại Việt Nam thông qua nhận thức của các nhà quản lý doanh nghiệp và kiểm toán viên Dựa trên việc phân tích và tổng hợp toàn diện các thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau, nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm năm yếu tố có tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam bao gồm cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán; trình độ và năng lực của đội ngũ kế toán viên; đặc điểm của doanh nghiệp; quản lý nhà nước về nghề kế toán, quản trị doanh nghiệp; điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội Nhóm tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát tới 1.000 người đại diện cho hai nhóm là nhà quản lý doanh nghiệp (720 người trả lời) và kiểm toán viên (280 người trả lời), thời gian khảo sát từ tháng 2 năm 2019 và đến cuối năm 2019 đã nhận được 500 phản hồi hợp lệ Thông qua việc kiểm định mô hình bằng phần mềm SPSS kết hợp với AMOS 20, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS tại Việt Nam là cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán; đặc điểm của doanh nghiệp; trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ kế toán và quản trị doanh nghiệp Nghiên cứu cũng cho thấy hai yếu tố là quản lý nhà nước; điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa không có ảnh hưởng chắn đến khả năng áp dụng IFRS Đồng thời, không có sự khác biệt đáng kể về nhận thức giữa nhóm nhà quản lý doanh nghiệp và kiểm toán viên với nhóm người có kinh nghiệm làm việc

Trang 31

khác nhau Trong đó, trình độ và năng lực của đội ngũ kế toán; đặc điểm của doanh nghiệp là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến khả năng áp dụng IFRS tại Việt Nam

Mục đính trong bài nghiên cứu của Trịnh Hiệp Thiện và Nguyễn Xuân Hưng

(2021) là xác định tác động của các biến thể chế, rủi ro và sự phụ thuộc vào việc tự

nguyện áp dụng IFRS của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Các lý thuyết cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này được bắt nguồn từ nghiên cứu trước đó và bao gồm lý thuyết thể chế (Institutional theory, lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory), lý thuyết về tính hợp pháp (Legitimacy theory) Dựa trên nghiên cứu của Guerreiro và cộng sư (2012) cũng như Phan (2014), tác giả đưa ra bảy giả thuyết được cho là có tác động tích cực đến việc tự nguyện áp dụng IFRS là tính hợp pháp; sự phụ thuộc vào công ty mẹ; tính nhất quán; sự linh hoạt; thương mại quốc tế; rủi ro trong kinh doanh và mức độ kết nối trong một ngành khi áp dụng IFRS Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát gửi đến 400 đối tượng là những người có kiến thức về IFRS (kiểm toán viên, giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng, các chuyên gia) thông qua thư, mạng xã hội và diễn đàn kế toán trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2019 Kết quả khảo sát thu được 272 mẫu hợp lệ để tiến hành phân tích dữ liệu thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên phân tích hồi quy Các phát hiện khẳng định rằng tính hợp pháp, sự phụ thuộc vào công ty mẹ, tính nhất quán, thời gian áp dụng sớm IFRS, thương mại quốc tế, rủi ro trong kinh doanh (rủi ro trong hoạt động và tài chính) và ngành nghề kinh doanh có tác động tích cực đến khả năng tự nguyện áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế; ngoại trừ tính linh hoạt có tác động tác động tiêu cực Những phát hiện của nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các bên liên quan trong việc đưa ra các quyết định chính sách đúng đắn về việc áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế Hạn chế của nghiên cứu là mẫu có sẵn còn nhỏ và bảng câu hỏi khảo sát được gửi qua các nguồn internet, do đó độ chính xác và sự hiểu biết đầy đủ về các đối tượng không thể được coi là nghiên cứu có kiểm soát

Thông qua mô hình kết hợp lý thuyết hành vi dự định TPB và lý thuyết đăng cấu

thể chế, luận án của Lê Việt (2020) đã biện luận để đưa ra 11 giả thuyết nghiên cứu

Trang 32

liên quan đến những nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp định lượng), trong nghiên cứu chính thức tác giả đã thu thập được 221/317 phiếu khảo sát hợp lệ dùng để phân tích dữ liệu bằng kỹ thuật PLS-SEM Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các nhân tố: Thái độ; Nhận thức về áp lực xã hội; Nhận thức về sự kiểm; Áp lực cưỡng chế; Áp lực mô phỏng; Áp lực chuyên môn; Nguồn lực và Điều kiện cần có” là tác động tích cực đến việc áp dụng IFRS; nhân tố Nhận thức về tính hữu ích không được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu Ngoài ra, Thái độ là nhân tố có tác động lớn nhất đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Nghiên cứu của Trần Thị Cẩm Thanh và cộng sự (2019) nhằm mục đích xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bằng mô hình hồi quy logistic Dữ liệu được thu thập từ 154 báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2018 Thông qua việc kế thừa kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả đã xem xét tác động của 5 yếu tố vi mô có tác động đến việc áp dụng IFRS bao gồm đòn bẩy (tỷ lệ nợ), quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời (ROE), và niêm yết trên thị trường nước ngoài và danh tiếng công ty kiểm toán Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp và danh tiếng công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam, trong đó danh tiếng công ty kiểm toán là tác động mạnh nhất; hai nhân tố là tỷ lệ nợ và niêm yết trên thị trường nước ngoài thì hoàn toàn không có tác động đến việc áp dụng IFRS Tuy nhiên, bài viết này chỉ nghiên cứu 5 yếu tố mà bỏ qua các yếu tố còn lại cũng như cần mở rộng thêm cỡ mẫu nghiên cứu trong tương lai

1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khoảng trống nghiên cứu

Thông qua phần khảo lược các nghiên cứu trong và ngoài Việt Nam, tác giả nhận

thấy rằng các nghiên cứu ở cấp độ quốc gia thường tập trung chủ yếu vào các nhân tố tố tác động bên ngoài (môi trường kinh doanh, pháp lý, văn hóa, chính trị, ), còn ở cấp độ doanh nghiệp thì tập trung nhiều hơn vào các nhân tố tác động bên trong (thái độ, hành vi và nhận thức) Từ những kết quả nghiên cứu mà tác giả khảo lược, tác giả

Trang 33

nhận thấy rằng các nhân tố thường mang tính khách quan mà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được, đa phần đến từ các yếu tố vi mô (văn hóa, hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế,…) và rất ít bài viết tập trung vào các yếu tố liên quan đến cấp độ doanh nghiệp (hệ thống tài chính, quản lý và điều hành doanh nghiệp) Tác giả nhận thấy các yếu tố có liên quan đến đầu tư nước ngoài luôn có tác động tích cực đến việc áp dụng IFRS nhằm khẳng định được vai trò và đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Tùy theo kỹ thuật phân tích của người nghiên cứu mà dữ liệu được sử dụng có thể là sơ cấp hoặc thứ cấp Trong đó, số lượng mẫu của dữ liệu sơ cấp thường ít hơn dữ liệu thứ cấp do hạn chế về thời gian và khó kiểm soát được độ chính xác do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về các đối tượng (khảo sát gián tiếp thông qua thư điệu tử, mạng xã hội, diễn đàn kế toán,…) Phần lớn các bài nghiên cứu được khảo lược sử dụng nghiên cứu khám phá nhằm cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề cần nghiên cứu và cố gắng khám phá thêm nhiều nhân tố mới như biện pháp chế tài (Goncalves và cộng sự, 2022), cải tiến công nghệ (Al-Nasrawi và Thabit, 2020) có thực sự ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS Đối với các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thường ít đề cập đến các lý thuyết nền hơn các nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp, đa phần là kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trước để đưa ra mô hình nghiên cứu Các mô hình nghiên cứu thường được các tác giả tiếp cận là Archambault (2003); Zeghal và Mhedhbi (2006); Thabit và Raewf (2016); Choi và Meek (2008) Phương pháp nghiên cứu được sử dụng thường là định lượng hoặc kết hợp giữa định tính và định lượng Kỹ thuật phân tích dữ liệu hầu hết đều sử dụng phương trình hồi quy logit, tuyến tính, Hausman với sự hỗ trợ của các phần SPSS, AMOS, SMARTPLS Với chủ đề nghiên cứu này, tác giả nhận thấy các lý thuyền nền phổ biến thường được vận dụng, bao gồm: - Lý thuyết đại diện (Agency theory): Shima và Yang (2012), Matonti và Iuliano (2012), Bessieux-Ollier và Walliser (2012), Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023)

Trang 34

- Lý thuyết thể chế (Institutional theory): Damak và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023), Trịnh Hiệp Thiện và Nguyễn Xuân Hưng (2021)

- Lý thuyết kế toán thực chứng (Positive accounting theory): Matonti và Iuliano (2012), Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023) - Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB): Djatej và cộng sự (2012)

- Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory): Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023), Trịnh Hiệp Thiện và Nguyễn Xuân Hưng (2021)

- Lý thuyết đẳng cấu thể chế: Damak và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023), Trịnh Hiệp Thiện và Nguyễn Xuân Hưng (2021)

Bàn về khe hổng trong các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy rằng chưa có bài nghiên cứu đề cập đến đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể là tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đối với các nghiên cứu trên giới, các yếu tố được xem xét chủ yếu dựa theo khuôn khổ của các nghiên cứu trước là Archambault (2003), Zeghal và Mhedhbi (2006), Choi và Meek (2008) nhưng khi nghiên cứu ở các giai đoạn khác nhau và ở từng quốc gia khác nhau thì không thu được các kết quả đồng nhất Điển hình là yếu tố sự phát triển của nền kinh tế trong nghiên Zehri và cộng sự (2013) không có tác động đến việc áp dụng IFRS tại các quốc gia đang phát triển trong năm 2008, trái ngược với kết quả nghiên cứu của Archambault và cộng sự (2009), Stainbank, L J (2014) và Damak-Ayadi và cộng sự (2020) Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến văn hóa, tỷ lệ biết chữ, thị trường vốn, hệ thống pháp luật và thuế có tác động tích cực đến việc áp dụng IFRS như trong các nghiên cứu của Damak-Ayadi và cộng sự (2020), Stainbank, L J (2014) nhưng lại có tác động tiêu cực hoặc không mang ý nghĩa thống kê như trong các nghiên cứu Archambault và cộng sự (2003), Shima và cộng sự (2012), Zehri và cộng sự (2013) Các giả thuyết trong nghiên cứu của Goncalves và cộng sự (2022) chưa từng được đề cập trong năm bài nghiên cứu còn lại, cũng như mẫu nghiên cứu có sự khác biệt khi

Trang 35

các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Brazil lại là đối tượng bắt buộc áp dụng IFRS Hạn chế của các nghiên cứu chủ yếu liên quan đến vấn đề về thu thập dữ liệu vì đôi khi các thông tin trên trang web IASplus không chính xác khi nó được kiểm chứng độc lập (Ramanna và Sletten, 2009) Các bài nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố liên quan đến cấp độ quốc gia chưa có sự phát triển thêm các yếu tố liên quan đến cấp độ doanh nghiệp

Từ những khảo lược trên, tác giả đã tổng hợp các nhân tố chủ yếu liên quan đế việc áp dụng IFRS tại Việt Nam và trên thế giới bao gồm:

Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS

Trình độ văn hóa/giáo dục

Archambault (2009), Shima và Yang (2012), Zehri và Chou (2013), Stainbank (2014), Damak và cộng sự (2020), Al-Nasrawi và Thabit (2020), Đoàn Thị Dung, Nguyễn Thị Ngọc Lan và Phan Thanh Hải (2020)

Hệ thống pháp luật/thể chế

Shima và Yang (2012), Zehri và Chou (2013), Damak và cộng sự (2020), Al-Nasrawi và Thabit (2020), Đoàn Thị Dung, Nguyễn Thị Ngọc Lan và Phan Thanh Hải (2020)

Sự phát triển kinh tế

Archambault (2009), Shima và Yang (2012), Damak và cộng sự (2020), Al-Nasrawi và Thabit (2020), Trịnh Hiệp Thiện và Nguyễn Xuân Hưng (2021)

Đầu tư từ nước ngoài

Gaetano và Giuseppe (2012), Zehri và Chou (2013), Tạ Thu Trang và cộng sự (2021)

Quy mô doanh nghiệp

Matonti và Iuliano (2012), Bessieux-Ollier và Walliser (2012), Trần Thị Cẩm Thanh và cộng sự (2019) , Tạ Thu Trang và cộng sự (2021), Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023)

Danh tiếng công ty kiểm toán

Tạ Thu Trang và cộng sự (2021), Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023), Trần Thị Cẩm Thanh và cộng sự (2019)

Trang 36

Nhân tố Các bài báo liên quan

Chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn

Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023)

Thái độ Djatej và cộng sự (2012), Lê Việt (2020) Áp lực cưỡng chế Damak và cộng sự (2020), Lê Việt (2020) Áp lực quy chuẩn Damak và cộng sự (2020), Lê Việt (2020) Nhận thức về áp

lực xã hội

Djatej và cộng sự (2012), Lê Việt (2020)

Nhận thức về sự kiểm soát

Djatej và cộng sự (2012), Lê Việt (2020)

Lợi ích của IFRS Uzma (2016), Viet (2020), Goncalves và cộng sự (2022), Nguyễn Thi Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Hoàn và Nguyễn Văn Công (2023)

Nhận thức về mức độ rủi ro

Shima và Yang (2012), Trịnh Hiệp Thiện và Nguyễn Xuân Hưng (2021)

Rào cản nội bộ Phang và Mahzan (2013), Jermakowicz và Gornick (2006)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Kết luận chương 1

Trong chương này, tác giả đã tập trung vào việc khảo lược các nghiên cứu trong

và ngoài nước có nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu Từ đó, tác giả nhận thấy rằng doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài là đối tượng chưa được đề cập trong các nghiên cứu đã khảo lược, đa phần chỉ xem xét yếu tố đầu tư nước ngoài là nhân tố có tác động đến việc áp dụng IFRS Ngoài ra, tác giả tìm thấy khe hổng trong các bài nghiên cứu trước là việc chỉ tập trung vào các yếu tố liên quan đến các nhân tố vĩ mô và môi trường kinh doanh mà chưa phân tích sâu các yếu tố liên quan đến cấp độ doanh nghiệp như nhận thức và hành vi của nhà quản trị doanh nghiệp đối với việc triển khai IFRS

Trang 37

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ở chương 1, tác giả đã tổng hợp và xác định được nội dung cần trình bày trong chương 2 Trong chương này, tác giả trình bày hai nội dung chính, bao gồm hai phần Phần đầu gồm có tổng quan về IFRS, thực trạng áp dụng IFRS trên thế giới và tại Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Phần tiếp theo trình bày về các lý thuyết nền phù hợp với chủ đề nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu, mô hinh nghiên cứu dựa trên các lý thuyết này

2.1 Tổng quan về IFRS

Nguồn gốc của IFRS có từ hơn 40 năm trước, khi Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC) thiết lập các chuẩn mực đầu tiên vào năm 1971 Sau đó, Ủy ban này được tái cấu trúc thành Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Trải qua 29 năm, từ năm 1973 đến năm 2002, IASC đã tạo tiền đề vững chắc cho IASB mà sau này các chuẩn mực đó đã được sử dụng và cải tiến để trở thành công cụ thiết yếu của hầu hết các nước phát triển và đang phát triển như ngày nay Lập luận của IASB về IFRS là nhằm mục tiêu phát triển của một bộ chuẩn mực BCTC toàn cầu duy nhất mang lại sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả cho các thị trường tài chính trên toàn thế giới Các chuẩn mực đó phục vụ lợi ích cộng đồng bằng cách thúc đẩy lòng tin, sự tăng trưởng và ổn định tài chính dài hạn trong nền kinh tế thị trường toàn cầu (Pacter, 2015)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của IASB

 Giai đoạn từ năm 1965-1973:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đầu tư và thương mại quốc tế phát triển nhanh dẫn đến nhu cầu về tính so sánh được của thông tin tài chính với nhà đầu tư, trong bối cảnh đó Nhóm nghiên cứu về kế toán (AISG) ra đời, đây chính là tiền thân của IASC Ủy ban Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế được thành lập vào năm 1973 thông qua một thỏa thuận thuận lợi được thực hiện bởi các tổ chức kế toán chuyên nghiệp từ Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Vương quốc Anh, Ireland và Hoa Kỳ Mục tiêu của IASC là thành lập ra một bộ chuẩn mực BCTC với mục đích làm

Trang 38

giảm bớt đi sự đa dạng của kế toán trên toàn cầu Để giúp cho thị trường vốn hoạt động một cách hiệu quả hơn, điều cần thiết là BCTC phải cung cấp các thông tin chính xác và trung thực Để làm được điều này, một bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao phải được áp dụng Tuy nhiên, các tiêu chuẩn mà IASC ban hành ra lúc bấy giờ không đạt được sự đồng thuận vì có các nhân tố xung đột lợi ích kinh tế và nhân tố chính trị tác động

 Giai đoạn từ năm 1973-1987

Từ năm 1973 đến năm 1987: IASC đã ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế từ IAS 01 đến IAS 26 Năm 1984, IASC đã chủ đồng tìm kiếm sự ủng hộ rộng rãi thông qua việc gia tăng quan hệ với nhiều tổ chức lập quy Các chuẩn mực trước năm 1987 của IASC chủ yếu tập trung dựa trên cơ sở nguyên tắc, do đó IASC cần đổi mới, điều chỉnh các chuẩn mực theo hướng thu hẹp các lựa chọn, tăng cường khả năng so sánh được của thông tin từ BCTC

Đầu năm 1987: IASC đã phát triển 25 chuẩn mực IAS nhưng không được cơ quan kế toán quốc gia nào áp dụng mặc dù chúng rất linh hoạt và dễ thực hiện Camfferman và Zeff (2007) đã gỉải thích nguyên nhân là do các quốc gia vốn đã có các chuẩn mực tốt như US GAAP thì họ sẽ không quan tâm đến IAS nữa, số còn lại nói rằng IAS không đáp ứng được vấn đề về thuế của họ Tại thời điểm đó, chỉ duy nhất có Viện kế toán Công chứng Canada (CICA) muốn áp dụng các chuẩn mực của IASC Việc các chuẩn mực không được áp dụng cho thấy các tổ chức, hội kế toán quốc gia không có quyền quyết định và tầm ảnh hưởng bị hạn chế bởi hệ thống luật pháp và hệ thống chính trị của mỗi nước

Tháng 3/1987: IASC đã tập trung vào một dự án giảm bớt tính linh hoạt trong các chuẩn mực và giành được sự đồng tình từ các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Sau đó, Tổ chức quốc tế về Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) yêu cầu các công ty nước ngoài muốn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của các quốc gia thành viên IOSCO thì phải tăng lên ở Châu Âu trong suốt giữa những năm 1990 khi các tiêu chuẩn này đã nhận được sự ủng hộ của Ủy ban châu Âu (EC) Vào năm 2001, IASC được tổ chức lại và đổi tên thành IASB như ngày nay theo yêu cầu của Ủy ban Giao

Trang 39

dịch và Chứng khoán (SEC) Trước đó 1 năm thì IOSCO đã giảm bớt sự nhiệt tình cảu họ với IAS khiến cho nhiều người quay sang ủng hộ US GAAP Trong thời gian này, Liên minh châu Âu (EU) đã nhanh chóng yêu cầu tất cả các công ty niêm yếu trong khối phải áp dụng IAS/IFRS từ năm 2005 nhằm ngăn chặn sự thống trị của US GAAP và làm suy giảm tầm ảnh hưởng của châu Âu đối với thương mại quốc tế IFRS về sau đã lan rộng ra khỏi khu vực EU và dần trở thành một yêu cầy cũng như lợi thế cho doanh nghiệp nào có ý định niêm yết ở nước ngoài hay quốc gia có nhiều hoạt động quốc tế đặc biệt là các quốc gia chưa có GAAP riêng hay yếu kém trong việc thiết lập chuẩn mực Hiện tại, mặc dù Hoa Kỳ vẫn sử dụng của riêng họ nhưng đã chấp nhận cho các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Hao Kỳ được phép lập BCTC theo IFRS mà không cần chuyển đổi sang US GAAP điều đó cho thấy mức độ phổ biến và mức độ được chấp nhận rộng rãi của IFRS

 Giai đoạn từ năm 1987-2000

Cột mốc quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của IFRS đó là việc IOSCO - Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (International Organization of Securities Commissions) về việc khuyến nghị áp dụng IAS vào năm 2000 và bắt buộc áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán các nước thuộc Liên Minh Châu Âu Trong giai đoạn này, IASC đã thực hiên ba dự án quan trọng là dự án khuôn mẫu lý thuyết kế toán (CF), dự án so sánh và dự án cải thiện chuẩn mực và các dự án khác

Từ năm 1987 IASC ban hành và chỉnh sửa thêm các chuẩn mực kế toán quốc tế từ IAS 27 cho tới IAS 39 Vào hội nghị tháng 12/1998, IASC công bố hoàn tất các chuẩn mực cơ bản Vào năm 2000 thì ban hành thêm IAS 40 “Bất động sản đầu tư” và IAS 41 “Nông Nghiệp”

 Giai đoạn từ năm 2000 trở đi

Kết quả của quá trình tái cấu trúc của IASC là sự ra đời của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) IASB là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân, có trụ sở chính ở thành phố London, Vương Quốc Anh, chuyên thực hiện việc phát triển và chấp nhận việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kế toán quốc tế IASB được

Trang 40

thành lập từ năm 2001 để thay thế (IASC) Cũng trong giai đoạn này liên minh Châu Âu tích cực tham gia và áp dụng chuẩn mực IASB, đây cũng là cột mốc đánh dấu sự hợp tác giữa IASB & FASB

2.1.2 Phương thức tiếp cận IFRS

Theo Trần Thị Thanh Hải và Nguyễn Thị Thu Hiền (2022), tính đến thời điểm hiện

tại có hai phương thức tiếp cận IFRS được IASB chính thức công nhận, bao gồm:  Phương thức toàn phần (Big-Bang Approach)

Phương thức này công nhận IAS/IFRS như chuẩn mực kế toán tại quốc gia Đồng

nghĩa với việc vận dụng nguyên bản CMKT Quốc tế, mọi cập nhật và thay đổi của CMKT Quốc tế sẽ có hiệu lực đồng thời tại các quốc gia áp dụng

Phương thức này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực cũng như mang tính nhất quán với chuẩn mực quốc tế, tăng tính mạch trên BCTC

Các nước điển hình trong việc áp dụng phương thức toàn phần này phải kể đến các nước Malaysia và Hàn Quốc

 Phương thức từng phần (Convergence Approach)

Phương thức này sẽ tùy theo đặc điểm nền kinh tế, xã hội tại quốc gia để phê duyệt

việc áp dụng từng chuẩn mực IFRS riêng lẻ cũng như xem xét chuẩn mực IFRS nào là phù hợp với tình hình quốc gia mới áp dụng

Hạn chế của phương thức này là gây ra một độ trễ nhất định, không theo kịp sự cập nhật của chuẩn mực KTQT cũng như thiếu tính nhất quán dẫn đến sự mâu thuẫn khi lập và trình bày BCTC

Các nước điển hình trong việc áp dụng phương thức từng phần này là Liên minh châu Âu (EU), Singapore

Ngoài hai phương thức trên thì còn tồn tại một phương thức nữa không được IASB công nhận là phương thức hội tụ từng bước Phương thức này sử dụng IAS/IFRS để sửa đổi, điều chỉnh CMKT có sẵn tại quốc gia Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tạm thời để giúp thu hẹp khoảng cách với CMKT Quốc tế , do đó vẫn tồn tại một độ trễ nhất định và không theo kịp sự cập nhật của chuẩn mực Các nước điển hình

trong việc áp dụng phương thức này là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam

Ngày đăng: 19/06/2024, 14:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w