Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Thương mại - Quản trị kinh doanh ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 279 (92018) 27 THỰC HIỆN PHƯƠNG CHÂM “ĐỘNG” VÀ “MỞ” TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA XII CỦA ĐẢNG NGUYỄN QUANG BÌNH Tóm tắt: Nghị quyết số 26-NQTW được thông qua tại Hội nghị Trung ươ ng 7 khóa XII của Đảng xác định việc thực hiện phương châm “động” và “mở ” trong công tác quy hoạch cán bộ là nền tảng cốt lõi góp phần thực hiện có hiệ u quả chiến lược cán bộ. Bài viết tập trung làm rõ nội hàm phươ ng châm “động” và “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ (tập trung vào đối tượ ng cán bộ lãnh đạo, quản lý) theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQTW. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quy hoạch cán bộ, tác giả đề xuất bốn biệ n pháp chính nhằm thực hiện có hiệu quả phương châm “động” và “mở ” trong công tác quy hoạch cán bộ của Đảng hiện nay. Từ khóa: Cán bộ; công tác; phương châm "động"; phương châm "mở"; Nghị quyế t Trung ương 7 khóa XII; quy hoạch. inh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1) và “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (2) . Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ tuyển chọn, nhận xét, đánh giá đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Mỗi khâu, mỗi bước có tầm quan trọng khác nhau, trong đó, công tác quy hoạch cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng. Thạc sĩ, Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quố c phòng. 1 - Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nộ i, 2011, tr. 309. 2 - Hồ Chí Minh: Sđd, tập 5, tr. 313. Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận về công tác quy hoạch cán bộ như Nghị quyết số 03- NQTW ngày 18 - 6 - 1997 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước”; Nghị quyết số 42-NQTW ngày 30- 11 - 2004 của Bộ Chính trị khóa IX về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước”; Kết luận số 24-KLTW ngày 05 - 6 - 2012 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và S ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 279 (92018)28 những năm tiếp theo”. Nhìn chung, công tác quy hoạch đã có bước chuyển biến rõ nét, về nhận thức, đã được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai; kết quả quy hoạch cán bộ đã thể hiện phương châm “động” và “mở”. Nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết 42-NQTW và Kết luận số 24-KLTW, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 15- HDBTCTW ngày 05112012 về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQTW ngày 30112004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KLTW ngày 562012 của Bộ Chính trị (khóa XI)” và sau này là Hướng dẫn số 06-HDBTCTW ngày 24022017 về “Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 15-HDBTCTW ngày 05112012 của Ban Tổ chức Trung ương”. Theo đó, quy hoạch cán bộ là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước (3) . Quy hoạch “động” là quy hoạch được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu 3 - Ban Tổ chức Trung ương: Hướng dẫn số 15- HDBTCTW về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQTW ngày 30112004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KLTW ngày 562012 của Bộ Chính trị (khóa XI)”, Hà Nộ i, ngày 5 tháng 11 năm 2012. chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển (4) . Phương châm “động” giúp cho khâu tổ chức cán bộ các cấp có điều kiện để xem xét, đánh giá, qua đó bổ sung, điều chỉnh hàng năm; đưa ra khỏi diện quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn và ngược lại bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới. Quy hoạch “mở” được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác (5) . Như vậy, quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” chủ trương mỗi chức danh quy hoạch 2 - 3 người và một người có thể quy hoạch từ 1 - 2 chức danh, định kỳ đánh giá, rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện; bổ sung nhân tố mới vào quy hoạch. Quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt. 4 - Ban Tổ chức Trung ương: Tlđd . 5 - Ban Tổ chức Trung ương: Tlđd. ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 279 (92018) 29 Việc xác định các biện pháp căn cơ thực hiện phương châm “động”, “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ là nền tảng cốt lõi góp phần thực hiện có hiệu quả chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Sau hơn 20 năm thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước” (1997), sau 6 năm thực hiện Kết luận 24-KLTW và Hướng dẫn 15-HDBTCTW, công tác quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng tích cực triển khai, đạt được một số kết quả quan trọng. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra năm 2017 của 5 đoàn công tác tại 10 địa phương và 5 cơ quan Trung ương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện Kết luận số 24-KLTW ngày 05-6-2012 của Bộ Chính trị khóa XI gắn với thực hiện “Quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử” ban hành kèm theo Quyết định số 68- QĐTW ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị khóa X ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử cho thấy, nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ đã đi dần vào nền nếp, căn bản đảm bảo phương châm “động” và “mở”, thực hiện đầy đủ 3 bước theo quy trình. Việc rà soát, bổ sung quy hoạch được thực hiện nghiêm túc. Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đã nhận thức sâu sắc hơn về công tác quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” (6) . Nguồn quy hoạch các 6 - Bộ Chính trị: Báo cáo kết quả kiểm tra của 5 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện Kết luận số 24-KLTW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạ ch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến nă m 2020 và những năm tiếp theo, Hà Nộ i, ngày 8 tháng 12 năm 2017. chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện, tỉnh và các ban, bộ, ngành Trung ương tương đối dồi dào. Đến nay, cả nước có trên 110.000 lượt cán bộ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp. Trong đó, trên 1.100 cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý diện Trung ương quản lý; trên 16.000 lượt cán bộ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; trên 6.800 lượt cán bộ quy hoạch các chức danh diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý; trên 56.000 lượt cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện, sở, ngành thuộc tỉnh... Công tác luân chuyển cán bộ trong những năm qua đã đạt được kết quả tích cực: Cả nước đã có trên 42.000 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được luân chuyển, trong đó cấp Trung ương luân chuyển hơn 100 đồng chí về làm bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố; cấp tỉnh có gần 4.000 lượt cán bộ được luân chuyển; cấp huyện có trên 15.000 lượt và các ban, bộ, ngành Trung ương có trên 19.000 lượt cán bộ luân chuyển (7) . Trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc ít người đã có bước tiến bộ. Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 26- NQTW “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ 7 - Trần Lưu Hải: Một số vấn đề về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ - thành tựu, hạ n chế và phương hướng, giải pháp khắc phục, www.tapchicongsan.org.vn ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 279 (92018)30 phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, trong đó đánh giá: “Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương; còn dàn trải, khép kín, chưa bảo đảm phương châm “động” và “mở”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Luân chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không là người địa phương, trong đó có bí thư cấp ủy các cấp còn bất cập, chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc (8) . Việc thực hiện còn khá hình thức, tùy tiện, thiếu thường xuyên, liên tục và bài bản. Một số nơi làm chưa chặt chẽ, chưa thật sự khách quan, dân chủ, công khai hoặc còn chắp vá, lúng túng trong cách làm. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế trên là do nhận thức của một số cấp uỷ và một bộ phận cán bộ, đảng viên về công tác quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” chưa đầy đủ, chưa thật sự quyết tâm cao trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ở một số cơ quan, địa phương, đơn vị còn tư tưởng cục bộ, khép kín, không muốn quy hoạch cán bộ nơi khác. Vai trò tham mưu của một số ban tổ chức cấp uỷ, bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ chưa đạt yêu cầu. Nghị quyết số 26-NQTW chỉ rõ, trên cơ sở quy hoạch đội ngũ cán bộ đầu nhiệm kỳ, hằng năm phải rà soát, bổ sung, gắn quy hoạch với sử dụng; thực hiện đúng quy trình, 8 - ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ bả y Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2018, tr. 7. bảo đảm dân chủ, công khai, giữ vững đoàn kết, có kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Việc quy hoạch phải có 3 lớp, theo phương châm “động” và “mở”, mỗi chức danh quy hoạch 2 loại nguồn; trong đó, nguồn kế cận có từ 2 đến 3 nhân sự, nguồn kế tiếp có từ 3 đến 5 nhân sự; giãn cách giữa các lớp từ 3 đến 5 tuổi t...
Trang 1THỰC HIỆN PHƯƠNG CHÂM “ĐỘNG” VÀ “MỞ”
TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ
THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA XII CỦA ĐẢNG
NGUYỄN QUANG BÌNH *
Tóm tắt: Nghị quyết số 26-NQ/TW được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7 khóa
XII của Đảng xác định việc thực hiện phương châm “động” và “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ là nền tảng cốt lõi góp phần thực hiện có hiệu quả chiến lược cán bộ Bài viết tập trung làm rõ nội hàm phương châm
“động” và “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ (tập trung vào đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý) theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW Trên cơ
sở đánh giá thực trạng công tác quy hoạch cán bộ, tác giả đề xuất bốn biện pháp chính nhằm thực hiện có hiệu quả phương châm “động” và “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ của Đảng hiện nay
Từ khóa: Cán bộ; công tác; phương châm "động"; phương châm "mở"; Nghị quyết
Trung ương 7 khóa XII; quy hoạch
inh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”(1) và “Công việc thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2) Công
tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ tuyển
chọn, nhận xét, đánh giá đến quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng,
bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ,
chính sách đối với cán bộ Mỗi khâu, mỗi
bước có tầm quan trọng khác nhau, trong
đó, công tác quy hoạch cán bộ có vai trò đặc
biệt quan trọng
* Thạc sĩ, Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng
1 - Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 309
2 - Hồ Chí Minh: Sđd, tập 5, tr 313
Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận về công tác quy hoạch cán bộ như Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18 - 6 - 1997 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước”; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày
30-11 - 2004 của Bộ Chính trị khóa IX về
“Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản
lý thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước”; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05 - 6 - 2012 của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và
S
Trang 2những năm tiếp theo” Nhìn chung, công tác
quy hoạch đã có bước chuyển biến rõ nét, về
nhận thức, đã được thực hiện theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, khách quan và công
khai; kết quả quy hoạch cán bộ đã thể hiện
phương châm “động” và “mở” Nhằm tiếp
tục thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW và
Kết luận số 24-KL/TW, Ban Tổ chức
Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số
15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 về “Công
tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo
tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày
30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và
Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của
Bộ Chính trị (khóa XI)” và sau này là Hướng
dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 24/02/2017
về “Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công
tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại
Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày
05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương”
Theo đó, quy hoạch cán bộ là công tác
phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có
tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản
lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh
lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính
trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương,
cơ quan, đơn vị và của đất nước(3) Quy
hoạch “động” là quy hoạch được định kỳ rà
soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát
triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy
hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu
3 - Ban Tổ chức Trung ương: Hướng dẫn số
15-HD/BTCTW về “Công tác quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số
42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị
(khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày
5/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI)”, Hà Nội,
ngày 5 tháng 11 năm 2012
chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển(4) Phương châm “động” giúp cho khâu tổ chức cán bộ các cấp có điều kiện để xem xét, đánh giá, qua đó bổ sung, điều chỉnh hàng năm; đưa ra khỏi diện quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn và ngược lại bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới Quy hoạch “mở” được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác(5) Như vậy, quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” chủ trương mỗi chức danh quy hoạch 2 - 3 người và một người có thể quy hoạch từ 1 -
2 chức danh, định kỳ đánh giá, rà soát, đưa
ra khỏi quy hoạch những người không còn
đủ tiêu chuẩn, điều kiện; bổ sung nhân tố mới vào quy hoạch
Quy hoạch cán bộ theo phương châm
“động” và “mở” là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, đáp ứng cả
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt
4 - Ban Tổ chức Trung ương: Tlđd.
5 - Ban Tổ chức Trung ương: Tlđd.
Trang 3Việc xác định các biện pháp căn cơ thực
hiện phương châm “động”, “mở” trong công
tác quy hoạch cán bộ là nền tảng cốt lõi góp
phần thực hiện có hiệu quả chiến lược cán
bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước
Sau hơn 20 năm thực hiện “Chiến lược
cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất
nước” (1997), sau 6 năm thực hiện Kết luận
24-KL/TW và Hướng dẫn 15-HD/BTCTW,
công tác quy hoạch cán bộ theo phương
châm “động” và “mở” đã được các cấp uỷ, tổ
chức đảng tích cực triển khai, đạt được một
số kết quả quan trọng Báo cáo tổng hợp kết
quả kiểm tra năm 2017 của 5 đoàn công tác
tại 10 địa phương và 5 cơ quan Trung ương
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện
Kết luận số 24-KL/TW ngày 05-6-2012 của
Bộ Chính trị khóa XI gắn với thực hiện
“Quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng
cử” ban hành kèm theo Quyết định số
68-QĐ/TW ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị
khóa X ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ
và giới thiệu cán bộ ứng cử cho thấy, nhìn
chung, công tác quy hoạch cán bộ đã đi dần
vào nền nếp, căn bản đảm bảo phương
châm “động” và “mở”, thực hiện đầy đủ 3
bước theo quy trình Việc rà soát, bổ sung
quy hoạch được thực hiện nghiêm túc
Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng
viên đã nhận thức sâu sắc hơn về công tác
quy hoạch cán bộ theo phương châm
“động” và “mở”(6) Nguồn quy hoạch các
6 - Bộ Chính trị: Báo cáo kết quả kiểm tra của 5
đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về
thực hiện Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính
trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch,
luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm
2020 và những năm tiếp theo, Hà Nội, ngày 8
tháng 12 năm 2017
chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện, tỉnh và các ban, bộ, ngành Trung ương tương đối dồi dào Đến nay, cả nước có trên 110.000 lượt cán bộ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp Trong đó, trên 1.100 cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý diện Trung ương quản lý; trên 16.000 lượt cán bộ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý
ở các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; trên 6.800 lượt cán bộ quy hoạch các chức danh diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý; trên 56.000 lượt cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện, sở, ngành thuộc tỉnh Công tác luân
chuyển cán bộ trong những năm qua đã đạt được kết quả tích cực: Cả nước đã có trên 42.000 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được luân chuyển, trong đó cấp Trung ương luân chuyển hơn 100 đồng chí về làm bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố; cấp tỉnh có gần 4.000 lượt cán bộ được luân chuyển; cấp huyện có trên 15.000 lượt và các ban, bộ, ngành Trung ương có trên 19.000 lượt cán bộ luân chuyển(7) Trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc ít người đã có bước tiến bộ
Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ theo phương châm “động” và “mở” vẫn còn những hạn chế, yếu kém Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ
7 - Trần Lưu Hải: Một số vấn đề về công tác
quy hoạch, luân chuyển cán bộ - thành tựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc phục,
www.tapchicongsan.org.vn
Trang 4phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ”, trong đó đánh giá: “Quy hoạch
cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa
các cấp, các ngành, các địa phương; còn dàn
trải, khép kín, chưa bảo đảm phương châm
“động” và “mở” Công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp
chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn
với quy hoạch và theo chức danh Luân
chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố
trí một số chức danh không là người địa
phương, trong đó có bí thư cấp ủy các cấp
còn bất cập, chưa đạt yêu cầu Việc sắp xếp,
bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán
bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình
nhưng chưa đúng người, đúng việc(8)
Việc thực hiện còn khá hình thức, tùy
tiện, thiếu thường xuyên, liên tục và bài bản
Một số nơi làm chưa chặt chẽ, chưa thật sự
khách quan, dân chủ, công khai hoặc còn
chắp vá, lúng túng trong cách làm Nguyên
nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế trên
là do nhận thức của một số cấp uỷ và một bộ
phận cán bộ, đảng viên về công tác quy
hoạch cán bộ theo phương châm “động” và
“mở” chưa đầy đủ, chưa thật sự quyết tâm
cao trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Ở
một số cơ quan, địa phương, đơn vị còn tư
tưởng cục bộ, khép kín, không muốn quy
hoạch cán bộ nơi khác Vai trò tham mưu
của một số ban tổ chức cấp uỷ, bộ phận làm
công tác tổ chức cán bộ chưa đạt yêu cầu
Nghị quyết số 26-NQ/TW chỉ rõ, trên cơ
sở quy hoạch đội ngũ cán bộ đầu nhiệm kỳ,
hằng năm phải rà soát, bổ sung, gắn quy
hoạch với sử dụng; thực hiện đúng quy trình,
8 - ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung
ương Đảng, Hà Nội, 2018, tr 7
bảo đảm dân chủ, công khai, giữ vững đoàn kết, có kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ Việc quy hoạch phải có 3 lớp, theo phương châm “động” và
“mở”, mỗi chức danh quy hoạch 2 loại nguồn; trong đó, nguồn kế cận có từ 2 đến 3 nhân sự, nguồn kế tiếp có từ 3 đến 5 nhân sự; giãn cách giữa các lớp từ 3 đến 5 tuổi trở lên Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ trong quy hoạch; tiếp tục lựa chọn một số cán
bộ cấp cục, cấp phòng và cán bộ trẻ có triển vọng đề nghị luân chuyển giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở cơ sở nhằm chuẩn bị nguồn cán
bộ chủ trì gắn với nhân sự cấp ủy cho nhiệm
kỳ tới Nâng cao chất lượng tuyển chọn cán
bộ, bảo đảm đủ tiêu chí, tiêu chuẩn và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cấp chiến lược Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định về bãi nhiệm, miễn nhiệm, theo tinh thần “có lên, có xuống”, “có vào, có ra”, coi đó
là việc bình thường trong công tác cán bộ Như vậy, so với Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 và Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 24/02/2017, phương châm “động” và “mở” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII của Đảng
đã nhấn mạnh, cụ thể hóa về cách thức, biện pháp tổ chức thực hiện
Để thực hiện có hiệu quả phương châm
“động” và “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII của Đảng, để công tác quy hoạch thực sự là khâu quan trọng, then chốt nhằm tạo sự chủ động, khoa học trong công tác cán bộ, cần thấu triệt và thực hiện có hiệu quả một số biện pháp cốt lõi sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức và sự thống nhất của các cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu về công tác quy hoạch cán bộ
Trang 5Tăng cường công tác tư tưởng, làm cho
mọi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng
đầu các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, đoàn thể quán triệt tốt và
nhận thức đúng đắn chủ trương, quan điểm
của Đảng về công tác quy hoạch cán bộ nói
chung và công tác quy hoạch cán bộ theo
phương châm “động” và “mở” nói riêng
Công tác quy hoạch cán bộ theo phương
châm “động” và “mở” phải dựa trên cơ sở
đánh giá và sử dụng con người Khách quan,
công tâm, trong sáng vì việc mà chọn người,
tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử
thách để bố trí sau khi xác định, đánh giá
đúng thực chất cán bộ Nâng cao nhận thức
và ý thức trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức
đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ,
đảng viên, nhất là người đứng đầu về cán bộ
và công tác cán bộ thật sự đầy đủ, sâu sắc,
toàn diện
Coi trọng đúng mức công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng Các cấp ủy đảng tiếp tục
quán triệt sâu rộng trong cấp ủy và toàn thể
cán bộ, đảng viên những quan điểm cơ bản
của Đảng về công tác quy hoạch cán bộ, tạo
sự chuyển biến về nhận thức, từ đó xây dựng
và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
cán bộ Coi trọng chỉ đạo điểm, rút kinh
nghiệm, khắc phục lối tư duy khép kín, cục
bộ, thiển cận, chỉ giới thiệu người của
ngành, địa phương, cơ quan mình vào quy
hoạch Khắc phục quan niệm quy hoạch cán
bộ chỉ là công việc, trách nhiệm của cấp ủy,
mà không ý thức được đây là trách nhiệm
của cả đảng bộ, của tất cả các tổ chức trong
hệ thống chính trị
Hai là, đổi mới công tác tạo nguồn cán bộ
để đưa vào diện quy hoạch
Tập trung phát hiện, thu hút nhiều cán
bộ, công chức trẻ có thành tích xuất sắc, đang giữ cương vị lãnh đạo ở các cấp có năng lực, trình độ và triển vọng để phát triển lâu dài Các cấp ủy đảng cần động viên, tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu, chuẩn bị dần
về tri thức, tích lũy dần kỹ năng, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý từ cơ sở; mạnh dạn giao việc mới và khó để thử thách và nâng cao dần năng lực cho cán bộ Đối với những nơi có nhiều khó khăn, thiếu cán bộ tại chỗ, cần mạnh dạn, quyết tâm luân chuyển cán bộ trẻ có triển vọng đến giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Cải tiến, đổi mới phương thức tuyển chọn, phát hiện và giới thiệu nguồn cán bộ trẻ có thành tích xuất sắc, có triển vọng vào quy hoạch các chức danh, nhất là những cán bộ lãnh đạo, quản
lý trẻ đang giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới Đổi mới công tác tạo nguồn cán
bộ theo hướng lựa chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học có chất lượng
cử về cơ sở để đào tạo trong phong trào lao động, sản xuất, từ đó chọn lọc nguồn quy hoạch cán bộ lâu dài
Từng cấp ủy viên và người đứng đầu tổ chức phải xác định đây là công việc trọng tâm, thường xuyên của toàn đảng bộ, của cấp ủy đảng, không “khoán” công tác này cho cơ quan, tổ chức Dự báo và chủ động chuẩn bị một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực thực tiễn, uy tín, sức khoẻ, chiều hướng, triển vọng phát triển đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Cần có quy hoạch ngang, quy hoạch dọc, không chỉ khép kín trong mỗi cơ quan, mỗi địa phương Quy hoạch cán bộ, công chức cần tuân thủ quy định có đưa vào
Trang 6và có đưa ra khỏi quy hoạch
Ba là, hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình
tiến hành quy hoạch cán bộ
Các đơn vị phải tiến hành rà soát đội ngũ
cán bộ, có cơ chế mở rộng dân chủ để cán
bộ, đảng viên tham gia nhận xét, đánh giá
cán bộ và phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ
đưa vào quy hoạch “Hoàn thiện các quy
định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm
để việc “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trở
thành bình thường trong công tác cán bộ”(9)
Xác định cơ cấu lãnh đạo nhiệm kỳ tới và cụ
thể hoá tiêu chuẩn cán bộ quy hoạch Số
lượng cán bộ đưa vào quy hoạch theo phương
châm “động” và “mở” phải bảo đảm 1,5 đến 2
lần; mỗi chức danh quy hoạch 2 đến 3 người;
1 người có thể quy hoạch 2 đến 3 chức danh
Bảo đảm 3 độ tuổi trong quy hoạch và giãn
cách các độ tuổi là 5 năm; bảo đảm tỷ lệ nữ
trong quy hoạch không dưới 15%
Xác định đúng, trúng đối tượng quy
hoạch cán bộ theo phương châm “động” và
“mở”, chú ý cả cơ cấu và tiêu chuẩn, không
vì cơ cấu mà hạ tiêu chuẩn hoặc ngược lại vì
tiêu chuẩn mà không cần cơ cấu Từng chức
danh lãnh đạo, quản lý ở mỗi cơ quan, đơn
vị cần chuẩn bị quy hoạch từ 2 -3 đối tượng
kế cận, từ 3 - 4 đối tượng quy hoạch dự bị
nguồn, bảo đảm cán bộ trong diện quy
hoạch được đào tạo theo yêu cầu tiêu
chuẩn Quy hoạch cán bộ theo phương
châm “động” và “mở” phải đảm bảo quy luật
phát triển và đào thải, phát triển tuần tự có kế
hoạch và phát triển đột biến Những đối
tượng đã đưa vào quy hoạch nhưng sau một
thời gian không có triển vọng phát triển cần
kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch Ngược lại,
9 - ĐCSVN: Tldđ, tr 12
có những đối tượng chưa đưa vào quy hoạch nhưng trong một thời gian nhất định có sự phát triển, trở thành đối tượng tốt, có nhiều triển vọng cần đưa vào quy hoạch Như vậy, vấn đề cốt yếu trong quy hoạch theo phương châm “động”, “mở” là phải đúng đối tượng, không cứng nhắc và sau từng năm cần tiến hành đánh giá, điều chỉnh linh hoạt đối tượng quy hoạch
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch theo chức danh cán bộ, gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý các vấn
đề nảy sinh từ thực tiễn Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh quy hoạch cán bộ phải được thực hiện công khai trong toàn thể cán bộ, đảng viên tham gia bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch cán bộ của đơn vị Phải thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình và thông qua tập thể lãnh đạo bỏ phiếu quyết định Khi danh sách quy hoạch cán bộ đã được cấp trên xác nhận, phê duyệt phải thông báo công khai cho đơn vị, cá nhân cán bộ Hằng năm, từng đơn vị cần rà soát lại quy hoạch, kịp thời bổ sung những nhân tố mới hoặc đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn
Bốn là, tăng cường kiểm tra, đầu tư cho công tác quy hoạch cán bộ
Các cấp ủy và người đứng đầu cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra một cách chặt chẽ quá trình thực hiện của cấp dưới; giúp tháo gỡ các lúng túng, khó khăn trong công tác quy hoạch cán bộ Phải xem xét từ việc đánh giá đến bố trí, sử dụng cán bộ có công tâm, khách quan, từng bước xóa bỏ một công thức bất thành văn trong việc lựa chọn người: “Thứ nhất tiền tệ, thứ nhì quan hệ,
Trang 7thứ ba hậu duệ, thứ tư đồ đệ” rồi mới đến
“thứ năm trí tuệ” Phải “kiên quyết sàng lọc,
miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với
cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn
thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về
phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà
không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công
tác”(10) Công tác quy hoạch là để có tầm
nhìn xa, để có cái khung đào tạo, bố trí cán
bộ, cho nên phải “động” và “mở” Làm quy
hoạch cán bộ không phải là làm công tác
nhân sự, cũng không phải là khuôn cứng,
mà cần có mở rộng
Có chính sách đầu tư thỏa đáng để đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong quy
hoạch như tăng chỉ tiêu đào tạo, tạo điều
kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ
sở đào tạo, tăng biên chế dự phòng để đưa
cán bộ trong diện quy hoạch đi đào tạo và
luân chuyển… Cấp uỷ các cấp, thủ trưởng
đơn vị thường xuyên đánh giá, rút kinh
nghiệm về những ưu điểm và hạn chế trong
quá trình thực hiện, từ đó đề ra biện pháp
thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo
Chú ý phát hiện nhân tố điển hình, có cách
làm mới, sáng tạo trong thực hiện quy
hoạch cán bộ để kịp thời biểu dương, khen
thưởng và nhân rộng; đồng thời có biện
pháp xử lý, khắc phục hạn chế ở những địa
phương, đơn vị thực hiện chưa tốt Từng
bước nâng cao chất lượng cuộc sống, chế
độ đãi ngộ (lương, thưởng, phụ cấp, môi
trường làm việc ) tạo động lực kích thích
sự phấn đấu vươn lên, thu hút người tài vào
công tác, góp phần nâng cao chất lượng
quy hoạch cán bộ
10 - ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2016, tr 22
Cán bộ và công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng; là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, thực hiện hiệu quả phương châm “động”, “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII có ý nghĩa to lớn, là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ thường xuyên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1 - Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011
2 - ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn
phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2018
3 - Ban Tổ chức Trung ương: Hướng dẫn số
15-HD/BTCTW về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI)”, Hà Nội,
ngày 5 tháng 11 năm 2012
4 - Bộ Chính trị: Báo cáo kết quả kiểm tra
của 5 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Hà Nội,
ngày 8 tháng 12 năm 2017
5 - ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2016
6 - ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016