Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty...74.. Có thể thấy, pháp luật chỉquy định chủ doanh nghiệ
Trang 1BÀI THẢO LUẬN 02
MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
Nhóm: 4
Trưởng nhóm: Văn Nguyễn Thu Ngân
Tp Hồ Chí Minh, năm học 2023 – 2024
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM
1 Văn Nguyễn Thu Ngân (trưởng nhóm) 2253801011181 TM47.3 A
2 Phan Thị Thảo Ngọc 2253801011192 TM47.3 A
3 Trần Thảo Nguyên 225380101119
5 TM47.3 A
4 Nguyễn Nguyệt Nhi 2253801011205 TM47.3 A
5 Phạm Ông Quỳnh Nhi 225380101121
0 TM47.3 A
6 Trần Nhật Yến Nhi 2253801011216 TM47.3 A
1 Note thành viên là trưởng nhóm
2 Đánh giá theo mức độ đóng góp: A (rất tích cực), B (tích cực), C (không đáng kể), D (không đóng góp).
Trang 31 Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập Hộ kinh doanh 1
2 DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần 1
3 Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu khác 1
4 Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP 2
5 Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân 2
6 Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 2
7 Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 3
8 Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó 3
9 Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp 3
II TÌNH HUỐNG 5
CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH 7
I NHẬN ĐỊNH 7
1 Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty hợp danh 7
2 Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty 7
3 Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty 7
4 Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại 8
5 Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên (HĐTV) 8
6 CTHD không được thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 9
Trang 47 Thành viên hợp danh phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi
thường thiệt hại gây ra cho công ty khi nhân danh cá nhân thực hiện các hoạt động
kinh doanh 9
II TÌNH HUỐNG 11
1 Tình huống 1 11
2 Tình huống 2 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5CHƯƠNG 2: DNTN VÀ HỘ KINH DOANH
I NHẬN ĐỊNH
1 Cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập Hộ kinh doanh.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ – CP
- Giải thích: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định tại BLDS năm 2015 đăng ký thành lập trừ một số trường hợp Nếu cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình
đủ 18 tuổi nhưng thuộc một trong số các trường hợp được quy định thì không thể có quyền thành lập Hộ kinh doanh
2 DNTN không được quyền mua cổ phần của công ty cổ phần.
- Nhận định đúng
- Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 188 LDN năm 2020
- Giải thích: DNTN không có tư cách pháp nhân, không có tài sản thuộc sở hữu của mình mà tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là của chính chủ doanh nghiệp Vì vậy, DNTN không thể tham gia vào các tổ chức có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tài sản công ty như công ty TNHH, công ty hợp danh, CTCP
3 Chủ DNTN không được quyền làm chủ sở hữu loại hình doanh nghiệp một chủ
sở hữu khác
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: khoản 3,4 Điều 188 LDN năm 2020
- Giải thích: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 188 LDN năm 2020 thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh Tại khoản 4 Điều 188 LDN năm 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần Có thể thấy, pháp luật chỉ quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không được thành lập thêm doanh nghiệp tư nhân khác, không thành lập thêm hộ kinh doanh và không trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh và chỉ cấm doanh nghiệp tư nhân góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
Trang 6phần mà không cấm đối với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể làm chủ sở hữu doanh nghiệp khác thông qua quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
=> KHÔNG CẤM LÀM CSH TRONG CÔNG TY TNHH 1TV
4 Chủ DNTN có thể đồng thời là cổ đông sáng lập của CTCP
- Nhận định đúng
- Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 188 LDN năm 2020
- Giải thích: Theo đó, pháp luật chỉ không cho phép DNTN góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc CTCP và chưa có quy định hạn chế đối với chủ DNTN Do vậy, chủ DNTN hoàn toàn
có thể là cổ đông sáng lập của CTCP
5 Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải là cá nhân
- Nhận định đúng
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 79, Đ80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Giải thích: Hộ kinh doanh có thể do một cá nhân làm chủ hoặc do các thành viên hộ gia đình cùng thành lập, cùng chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh nhưng chọn ra một cá nhân đăng ký làm chủ hộ Các thành viên hộ gia đình tham gia hộ kinh doanh
có thể được hiểu là chỉ những cá nhân thành viên hộ gia đình có đủ điều kiện và tự nguyện tham gia Như vậy, thực chất hộ kinh doanh có thể có một chủ (một cá nhân) hoặc nhiều chủ (các cá nhân thành viên hộ gia đình) và tóm lại chủ sở hữu hộ kinh doanh cũng chỉ có thể là cá nhân chứ không thể là tổ chức
D80 LÀ CÔNG DÂN VN => VẪN LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM
6 Chủ DNTN luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Nhận định đúng
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 190 LDN năm 2020
- Giải thích: Chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật, giải quyết các vấn đề dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho DNTN thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Mặc dù có thể thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DNTN Ngoài ra
Trang 7theo khoản 3 Điều 12 LDN năm 2020, chỉ trong trường hợp tất cả chủ doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam thì chủ doanh nghiệp mới có thể ủy quyền cho người khác làm người đại diện trước pháp luật (tạm thời, người chính vẫn phải chịu trách nhiệm)
7 Trong thời gian cho thuê DNTN, chủ doanh nghiệp vẫn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Nhận định đúng
- Cơ sở pháp lý: Điều 191 LDN năm 2020
- Giải thích: Chủ doanh nghiệp có quyền cho thuê doanh nghiệp của mình nhưng vẫn phải gửi văn bản kèm theo đó là bản sao hợp đồng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
Và trong thời hạn cho thuê đó, chủ doanh nghiệp vẫn phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Tại điều 191 LDN năm 2020 có đề cập đến vấn đề này như sau:
“…Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp với tư cách là chủ sở hữu DNTN ”.
8 Việc bán DNTN sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của DNTN đó.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Điều 192, 198, 200, 201 LDN năm 2020
- Giải thích: Bán DNTN sẽ không làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp đó Bởi vì, theo Điều 198, 200 và 201 là các trường hợp bị chấm dứt sự tồn tại của công ty và việc bán DNTN không rơi vào các trường hợp luật định Từ những quy định trên thì khi bán DNTN không làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà nó chỉ chuyển quyền sở hữu từ người này sang người khác Và ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũ vẫn phải chịu một số trách nhiệm và nghĩa vụ để giải quyết những vấn đề khi đang còn sở hữu doanh nghiệp cũ
9 Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 192 LDN năm 2020
- Giải thích: Theo khoản 2 Điều 192: “Sau khi bán DNTN, chủ DNTN vẫn phải chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DNTN phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ DNTN, người mua và chủ nợ của DNTN có thỏa thuận khác” Như vậy, có nghĩa là chủ DNTN chỉ chịu trách
Trang 8nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp được phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp trừ trường hợp chủ DNTN, người mua
và chủ nợ của DNTN có thỏa thuận khác, nếu không có thỏa thuận gì khác thì sau khi chuyển giao doanh nghiệp, chủ DNTN sẽ không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản nào khác của doanh nghiệp đó
Trang 9II TÌNH HUỐNG
Anh (chị) hãy cho biết dự định của bà Phương Minh có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không? Vì sao?
- Xét thấy, dự định của bà Phương không phù hợp với quy định của pháp luật
- Theo Khoản 3 Điều 188 LDN năm 2020 quy định: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một DNTN Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh”.
- Bà Minh không thể đồng thời cùng kinh doanh loại hình DNTN và HKD Lý do cho việc này nằm ở chế độ trách nhiệm vô hạn của DNTN và HKD, tức là chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ tài sản của mình
Trường hợp 1:
- Bà Minh có thể chọn đồng thời làm chủ DNTN và đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH 1 thành viên Bởi xét về chế độ chịu trách nhiệm thì thành viên góp vốn của công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, bà Minh chỉ cần chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Do đó, bà Minh có thể trích một phần tài sản của mình để đầu tư vốn thành lập công ty TNHH trong khi bà vẫn là chủ DNTN
- Xét trường hợp bà Minh muốn làm thành viên công ty hợp danh trong khi vẫn là chủ của DNTN và thành viên góp vốn của công ty TNHH
- Căn cứ khoản 1 Điều 180 LDN năm 2020: “Thành viên hợp danh không được làm
chủ DNTN; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các th`ành viên hợp danh còn lại”.
- Nếu bà Minh được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại thì bà Minh vẫn có thể vừa là thành viên góp vốn của công ty hợp danh trong khi vẫn là chủ của DNTN và thành viên góp vốn của công ty TNHH Bởi tuy thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn nhưng các thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ liên đới chịu trách nhiệm nên khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ của thành viên hợp danh sẽ được giải quyết Trách nhiệm của các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh là liên đới nên khi được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại, tức là các thành viên của công
ty hợp danh đó đã chấp nhận gánh vác những rủi ro về trách nhiệm của người được họ cho phép trở thành chủ DNTN hoặc thành viên công ty hợp danh khác
Trang 10- Hơn nữa công ty hợp danh là tiêu biểu cho loại hình công ty đối nhân, các thành viên hợp danh đã có mối quan hệ tin tưởng và thân mật từ trước, chỉ quan tâm đến nhân thân của thành viên mà không quan tâm đến số vốn họ góp, do đó nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại thì thành viên hợp danh của công ty hợp danh vẫn
có thể là chủ DNTN
Trường hợp 2:
- Bà Minh dự định làm chủ HKD Chủ HKD có thể đầu tư vốn để thành lập công ty TNHH một thành viên, có thể là thành viên góp vốn của công ty hợp danh hoặc có thể
là thành viên góp vốn của công ty hợp danh nếu được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại
Trang 11CHƯƠNG 3: CÔNG TY HỢP DANH
I NHẬN ĐỊNH
1 Tất cả những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty hợp danh.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: Điều 177, Điều 17, Điều 187 LDN năm 2020
- Giải thích: Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Trong đó thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và
là người quản lý công ty còn thành viên góp vốn không là người đại diện theo pháp luật
và không được tham gia quản lý công ty nên không phải là người quản lý công ty Còn đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 17 LDN năm
2020 là đối tượng bị cấm quản lý công ty Vì vậy những cá nhân thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp vẫn có thể trở thành thành viên góp vốn của công ty HD bằng cách góp vốn vào công ty sau thời điểm thành lập
=> Viên chức, người mất năng lực hành vi dân sự có thể trở thành thành viên hợp danh thông qua việc góp vốn điều lệ cho công ty sau thời gian thành lập
2 Mọi thành viên trong CTHD đều là người quản lý công ty.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 187 LDN năm 2020
“2 Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty”.
- Giải thích: CTHD có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, thành viên hợp danh là người quản lý công ty nhưng thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty theo quy định tại khoản 2 Điều 187 LDN năm 2020
3 Trong tất cả các trường hợp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 181 và Điều 184 LDN năm 2020
- Giải thích: Không phải trong mọi trường hợp thành viên hợp danh của công ty đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty Trong trường hợp đại diện pháp luật
Trang 12cho công ty trong quan hệ kinh doanh bình thường thì mọi thành viên hợp danh của công ty đều có thể là người đại diện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 181 Còn riêng việc đại diện pháp luật trước các quyết định của Trọng tài, Toà án thì chỉ có thành viên giữ các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc mới là người đại diện hợp pháp theo Điều 184
CHẾ ĐỊNH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
Người đại diện theo pháp luật bao gồm 4 chức năng: có thẩm quyền đại diện theo pháp luật, xác lập ký kết, giải quyết dân sự , các quyền nghĩa vụ khác
Trong một số trường hợp chưa chắc người đó có thẩm quyền đại diện cho công ty theo pháp luật Nếu điều lệ công ty không quy định rõ thì áp dụng theo khoản 2 Điều 12 LDN năm 2020
NẾU LÀM VIỆC VỚI CÔNG TY HỢP DANH NÊN CÓ BIÊN BẢN, VB CUỘC HỌP VÀ CAM KẾT KHÔNG CÓ THỎA THUẬN KHÁC
4 Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được quyền rút vốn khỏi công ty nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
- Nhận định sai
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 182, khoản 2 Điều 185 LDN năm 2020
- Giải thích: Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh có quyền rút vốn khỏi công
ty nếu được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên Theo khoản 2 Điều 185 LDN năm
2020 có quy định: “Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội
đồng thành viên chấp thuận muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn ” Đồng thời tại khoản
3 Điều 182 LDN năm 2020 có quy định khi có thành viên muốn rút vốn khỏi công ty:
“Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành”
Như vậy, thành viên hợp danh trong công ty có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được
sự chấp thuận theo tỷ lệ từ 3/4 tổng số thành viên hợp danh khác chứ không cần sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh Và đồng thời nếu thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được sự đồng ý của thành viên hợp danh còn lại thì họ vẫn có