Hiện tại, NNHCNHT được ứng dụng vào nghiên cứu diễn ngôn ở nhiều phân ngành khác nhau như PTDN miêu tả, phân tích diễn ngôn phê phán sau đây viết tắt là PTDNPP, phân tích diễn ngôn đa ph
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng Nghiên cứu sinh, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Chính và TS Nguyễn Hoàng Trung Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được người khác công bố./
Nghiên cứu sinh
Phan Tuấn Ly
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án “Đối chiếu diễn ngôn án lệ tiếng Việt và tiếng Nhật”, chúng tôi chân thành gửi lời tri ân sâu sắc đến hai giảng viên hướng dẫn đáng kính PGS.TS Nguyễn Văn Chính và TS Nguyễn Hoàng Trung đã luôn dạy dỗ nhiệt tình, truyền đạt những tri thức và kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học Hai thầy luôn là tấm gương sáng mẫu mực cho tôi trong học tập, nghiên cứu và cập nhật các xu hướng mới trong Ngôn ngữ học
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy, cô Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Công Đức, TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, TS Đinh Lư Giang, TS Phạm Hồng Hải, Ths Phạm Nữ Nguyên Trà, Ths Nguyễn Thuỳ Dương đã luôn luôn giúp đỡ, không nề hà trong các thủ tục cũng như nội dung của Luận án
Bên cạnh đó, Khoa Ngoại ngữ pháp lý, Đại học Luật TP.HCM - nơi tôi đang công tác cũng đã luôn tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ bố trí công việc để Luận án này có thể được hoàn thành đúng hạn Tôi luôn biết ơn và ghi nhớ những tình cảm quý giá này
Gia đình và bạn bè, đặc biệt là người đồng hành NCS Nguyễn Thị Nhật Linh đã luôn ủng hộ về mặt tinh thần cũng như vật chất để Luận án được hoàn thành đúng thời hạn./
Nghiên cứu sinh
Phan Tuấn Ly
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xii
DANH MỤC MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN xiv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
2.1 Tình hình nghiên cứu án lệ từ góc nhìn Luật học 2
2.2 Tình hình nghiên cứu diễn ngôn án lệ với tư cách là một diễn ngôn pháp lý 4
2.2.1 Công trình được công bố bằng tiếng Anh 4
2.2.2 Công trình được công bố bằng tiếng Nhật 7
2.2.3 Công trình được công bố bằng tiếng Việt 8
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 11
6.1 Ý nghĩa khoa học 11
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 12
7 Nguồn ngữ liệu nghiên cứu 12
8 Bố cục của Luận án 13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 15
1.1 Khái quát chung về phân tích diễn ngôn 15
1.1.1 Quan niệm về diễn ngôn 15
Trang 61.1.2 Khung lý thuyết và các đường hướng phân tích diễn ngôn 18
1.1.2.1 Khung lý thuyết trong phân tích diễn ngôn 18
1.1.2.2 Các đường hướng phân tích diễn ngôn 21
1.2 Phân tích diễn ngôn theo đường hướng Ngôn ngữ học chức năng hệ thống 25
1.2.1 Chu cảnh diễn ngôn 28
1.2.1.1 Thể loại – yếu tố xác lập Chu cảnh văn hoá 28
1.2.1.2 Ngôn vực – yếu tố xác lập Chu cảnh tình huống 31
1.2.2 Nguồn tạo nghĩa Ý niệm 33
1.2.3 Nguồn tạo nghĩa Văn bản 39
1.2.4 Nguồn tạo nghĩa Liên nhân 43
1.3 Khái quát án lệ 49
1.3.1 Khái niệm 49
1.3.2 Phân loại 51
1.4 Tiểu kết 52
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN ÁN LỆ TIẾNG VIỆT 54
2.1 Chu cảnh án lệ tiếng Việt 54
2.1.1 Tiềm năng cấu trúc thể loại của án lệ tiếng Việt 54
2.1.1.1 Các yếu tố bắt buộc 54
2.1.1.2 Cấu trúc của yếu tố CASE (Nội dung vụ án) 55
2.1.1.3 Mô hình hoá Tiềm năng cấu trúc thể loại của án lệ tiếng Việt 59
2.1.2 Ngôn vực của án lệ tiếng Việt 60
2.1.2.1 Trường 61
2.1.2.2 Phương thức 62
2.1.2.3 Quan hệ vai 63
2.2 Nguồn tạo nghĩa Văn bản trong án lệ tiếng Việt 64
2.2.1 Chu kỳ thông tin 64
2.2.1.1 Tiêu đề án lệ 65
Trang 72.2.1.2 Pha thông tin 66
2.2.1.3 Tổ chức Đề/ Cái mới 67
2.2.1.4 Phương thức phát triển diễn ngôn 68
2.2.2 Nhận diện 69
2.2.2.1 Hệ thống Nhận diện 70
2.2.2.2 Hệ thống Truy vết 73
2.3 Nguồn tạo nghĩa Ý niệm trong án lệ tiếng Việt 75
2.3.1 Kết nối ý niệm 75
2.3.1.1 Quan hệ phân loại 77
2.3.1.2 Quan hệ hạt nhân 79
2.3.1.3 Chuỗi hành động 81
2.3.2 Phương tiện liên kết 83
2.3.2.1 Phương tiện liên kết ngoài 83
2.3.2.2 Phương tiện liên kết trong 85
2.3.2.3 Kiểu tiếp nối 87
2.4 Nguồn tạo nghĩa Liên nhân trong án lệ tiếng Việt 88
2.4.1 Thái độ 88
2.4.2 Tham thoại 91
2.4.2.1 Phóng chiếu 91
2.4.2.2 Tình thái 92
2.4.2.3 Phản kỳ vọng 94
2.4.3 Thang độ 94
2.5 Tiểu kết 95
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN ÁN LỆ TIẾNG NHẬT 98
3.1 Chu cảnh án lệ tiếng Nhật 98
3.1.1 Tiềm năng cấu trúc thể loại của án lệ tiếng Nhật 98
3.1.1.1 Các yếu tố có khả năng xuất hiện 98
Trang 83.1.1.2 Sự lặp lại của các yếu tố 100
3.1.1.3 Trật tự của các yếu tố 101
3.1.1.4 Mô hình Tiềm năng cấu trúc thể loại của án lệ tiếng Nhật 102
3.1.2 Ngôn vực của án lệ tiếng Nhật 102
3.1.2.1 Trường 103
3.1.2.2 Phương thức 104
3.1.2.3 Quan hệ vai 105
3.2 Nguồn tạo nghĩa Văn bản trong án lệ tiếng Nhật 106
3.2.1 Chu kỳ thông tin 106
3.2.1.1 Tiêu đề án lệ 107
3.2.1.2 Pha thông tin 108
3.2.1.3 Tổ chức Đề/ Cái mới 110
3.2.1.4 Phương thức phát triển diễn ngôn 112
3.2.2 Nhận diện 112
3.2.2.1 Hệ thống Nhận diện 113
3.2.2.2 Hệ thống Truy vết 118
3.3 Nguồn tạo nghĩa Ý niệm trong án lệ tiếng Nhật 121
3.3.1 Kết nối ý niệm 121
3.3.1.1 Quan hệ phân loại 122
3.3.1.2 Quan hệ hạt nhân 126
3.3.1.3 Chuỗi hành động 128
3.3.2 Phương tiện liên kết 130
3.3.2.1 Phương tiện liên kết ngoài 130
3.3.2.2 Phương tiện liên kết trong 132
3.3.2.3 Kiểu tiếp nối 134
3.4 Nguồn tạo nghĩa Liên nhân trong án lệ tiếng Nhật 134
3.4.1 Thái độ 135
Trang 93.4.2 Tham thoại 138
3.4.2.1 Phóng chiếu 139
3.4.2.2 Tình thái 140
3.4.2.3 Phản kỳ vọng 143
3.4.3 Thang độ 144
3.5 Tiểu kết 145
CHƯƠNG 4 TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA ÁN LỆ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 148
4.1 Xác lập cơ sở đối chiếu 148
4.2 Chu cảnh án lệ tiếng Việt và án lệ tiếng Nhật: Tương đồng và khác biệt 152
4.2.1 Điểm tương đồng 152
4.2.1.1 Tiềm năng cấu trúc thể loại 152
4.2.1.2 Ngôn vực 154
4.2.2 Điểm khác biệt 156
4.2.2.1 Tiềm năng cấu trúc thể loại 156
4.2.2.2 Ngôn vực 158
4.3 Nguồn tạo nghĩa Văn bản: Tương đồng và khác biệt 160
4.3.1 Tương đồng 160
4.3.1.1 Chu kỳ thông tin 160
4.3.1.2 Nhận diện 161
4.3.2 Khác biệt 164
4.3.2.1 Chu kỳ thông tin 164
4.3.2.2 Nhận diện 168
4.4 Nguồn tạo nghĩa Ý niệm: Tương đồng và khác biệt 169
4.4.1 Tương đồng 169
4.4.1.1 Kết nối ý niệm 169
4.4.1.2 Phương tiện liên kết 171
4.4.2 Khác biệt 172
Trang 104.4.2.1 Kết nối ý niệm 172
4.4.2.2 Phương tiện liên kết 172
4.5 Nguồn tạo nghĩa Liên nhân: Tương đồng và khác biệt 175
4.5.1 Tương đồng 175
4.5.1.1 Thái độ 175
4.5.1.2 Tham thoại 177
4.5.1.3 Thang độ 179
4.5.2 Khác biệt 179
4.5.2.1 Thái độ 179
4.5.2.2 Tham thoại 181
4.6 Tiểu kết 182
KẾT LUẬN 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO 191
Tiếng Việt 191
Tiếng Anh 194
Tiếng Nhật 204
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 211
PHỤ LỤC 1
Phụ lục 1 Các quyết định công bố án lệ tiếng Việt 1
Phụ lục 2 Danh sách án lệ tiếng Việt thuộc đối tượng nghiên cứu 9
Phụ lục 3 Danh sách án lệ tiếng Nhật thuộc đối tượng nghiên cứu 11
Trang 11(Systemic Functional Linguistics) NNHCNHT
3 Tiềm năng cấu trúc thể loại
7 Án lệ tiếng Việt và án lệ tiếng Nhật ALTV & ALTN
8 Phân tích diễn ngôn phê phán
9 Phân tích diễn ngôn tri nhận
10 Phân tích diễn ngôn tích cực
11 Phân tích diễn ngôn trung hoà
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số khái niệm “diễn ngôn và văn bản” nổi bật ở bình diện ngữ học 17
Bảng 1.2 Các lựa chọn của Phương tiện liên kết ngoài và minh hoạ được hiện thực hoá trong tiếng Anh 37
Bảng 1.3 Các lựa chọn của Phương tiện liên kết trong và minh hoạ được hiện thực hoá trong tiếng Anh 38
Bảng 1.4 Các lựa chọn Kiểu tiếp nối trong và minh hoạ được hiện thực hoá trong tiếng Anh 39
Bảng 1.5 Các nguồn lực nhận diện con người và vật 40
Bảng 1.6 Các kiểu Tham chiếu 41
Bảng 2.1 Định danh các yếu tố bắt buộc trong ALTV 54
Bảng 2.2 Định danh các yếu tố trong phần CASE của ALTV 56
Bảng 2.3 Sự xuất hiện của các yếu tố trong CASE của ALTV 56
Bảng 2.4 Cấu trúc tiêu đề ALTV 65
Bảng 2.5 Số lượng Pha thông tin trong một số “Siêu Pha” của án lệ 67
Bảng 2.6 Minh hoạ các loại Tham chiếu trong ALTV 71
Bảng 2.7 Tần suất xuất hiện của các đại từ trong Hệ thống Nhận diện 72
Bảng 2.8 Minh hoạ hệ thống Truy vết trong ALTV 74
Bảng 2.9 Quan hệ phân loại trong ALTV 77
Bảng 2.10 Minh hoạ tần suất một số nhóm danh từ Đối nghĩa trong ALTV 78
Bảng 2.11 Các chỉ tố hiện thực hoá Phương tiện liên kết các sự kiện trong Pha Nhận định của Toà án 82
Bảng 2.12 Phương tiện liên kết trong ở Pha Nhận định của Toà án thuộc ALTV 86
Bảng 2.13 Kiểu tiếp nối trong ALTV 87
Bảng 2.14 Đối tượng của Thái độ trong ALTV 89
Bảng 2.15 Phương thức diễn đạt Phán xét trong ALTV 90
Bảng 2.16 Một số ví dụ về Thang độ trong ALTV 95
Bảng 3.1 Định danh các yếu tố bắt buộc trong ALTN 100
Bảng 3.2 Ý nghĩa các ký hiệu trong tên của ALTN 108
Bảng 3.3 Minh hoạ các loại Tham chiếu trong ALTN 113
Trang 13Bảng 3.4 Tần suất xuất hiện của các từ hiện thực hoá tham chiếu So sánh trong ALTN
117
Bảng 3.5 Tần suất xuất hiện của các phương thức hiện thực hoá tham chiếu Giả định đối với vật 118
Bảng 3.6 Minh hoạ hệ thống Truy vết trong ALTN 118
Bảng 3.7 Tần suất các phương thức diễn đạt Hồi chiếu, Khứ chiếu trong ALTN 120
Bảng 3.8 Quan hệ phân loại trong ALTN 122
Bảng 3.9 Minh hoạ tần suất một số nhóm danh từ Đối nghĩa trong ALTN 126
Bảng 3.10 Các chỉ tố hiện thực hoá Phương tiện liên kết các sự kiện trong ALTN 129
Bảng 3.11 Các phương thức diễn đạt Phương tiện liên kết ngoài xuất hiện trong ALTN 131
Bảng 3.12 Các phương thức diễn đạt Phương tiện liên kết trong xuất hiện trong ALTN 132
Bảng 3.13 Kiểu tiếp nối trong ALTN 134
Bảng 3.14 Đối tượng của Thái độ trong ALTN 136
Bảng 3.15 Phương thức diễn đạt Phán xét trong ALTN 138
Bảng 3.16 Tần suất xuất hiện của các dạng thức Phóng chiếu trong ALTN 140
Bảng 3.17 Phương thức hiện thực hoá Tình thái trong ALTN 142
Bảng 3.18 Phương thức hiện thực hoá Phản kỳ vọng trong ALTN 144
Bảng 3.19 Một số ví dụ về Thang độ trong ALTN 144
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sự phân tầng và các siêu chức năng trong SFL 26
Hình 1.2 Mô hình TNCTTL của truyện cổ tích 31
Hình 1.3 Hệ thống Quan hệ phân loại 34
Hình 1.4 Hệ thống Quan hệ hạt nhân 35
Hình 1.5 Các tầng lớp Đề và Cái mới trong diễn ngôn 43
Hình 1.6 Hệ thống cơ bản của Đánh giá 44
Hình 1.7 Các lựa chọn Thang độ 46
Hình 1.8 Hệ thống đánh giá: tổng quan 47
Hình 1.9 Tổng quan về các chức năng hội thoại 48
Hình 1.10 Hệ thống Thương lượng hiện thực hoá cấu trúc trao đổi 49
Hình 1.11 Phân loại án lệ theo lĩnh vực xét xử 52
Hình 2.1 Minh hoạ các yếu tố thuộc TNCTTL trong án lệ AL04 55
Hình 2.2 TNCTTL của phần CASE thuộc án lệ tiếng Việt 58
Hình 2.3 TNCTTL của án lệ tiếng Việt 59
Hình 2.4 Mạng lưới từ vựng trong Trường giải quyết tranh chấp tiếng Việt 61
Hình 2.5 Tổ chức Pha thông tin trong Nội dung vụ án 68
Hình 2.6 Phương thức phát triển Chuỗi của án lệ tiếng Việt 69
Hình 2.7 Phương thức hiện thực hoá của Trường diễn ngôn trong hai Pha thông tin thuộc AL14 76
Hình 2.8 Dung môi trong Pha thông tin thuộc AL31 80
Hình 2.9 Minh hoạ Phương tiện liên kết ngoài trong án lệ tiếng Việt 84
Hình 2.10 Các dạng thức Phóng chiếu trong án lệ tiếng Việt 91
Hình 2.11 Minh hoạ các phương thức diễn đạt hệ thống Tình thái trong ALTV 93
Hình 3.1 Minh hoạ yếu tố thể thức trong ALTN 99
Hình 3.2 Minh hoạ trật tự các yếu tố thuộc TNCTTL của ALTN 102
Hình 3.3 TNCTTL của án lệ tiếng Nhật 102
Hình 3.4 Mạng lưới từ vựng trong Trường giải quyết tranh chấp tiếng Nhật 103
Hình 3.5 Minh hoạ Tiêu đề ALTN 107
Hình 3.6 Cấu trúc tiêu đề ALTN 108
Trang 15Hình 3.7 Minh hoạ Tổ chức Pha thông tin Lý do trong ALTN 110
Hình 3.8 Mô hình Tầng bậc của Pha thông tin Lý do trong ALTN 111
Hình 3.9 Mô hình Chuỗi của Pha thông tin Lý do trong ALTN 112
Hình 3.10 Trường diễn ngôn được hiện thực hoá trong Pha thông tin của án lệ HR15 122
Hình 3.11 Minh hoạ tần suất của các phương thức tạo lập Quan hệ phân loại trong án lệ HR11 125
Hình 3.12 Quan hệ hạt nhân trong hai Pha thông tin của án lệ HR23 127
Hình 3.13 Các dạng thức Phóng chiếu trong ALTN 139
Hình 3.14 Minh hoạ các phương thức diễn đạt hệ thống Tình thái trong ALTN 141
Hình 4.1 Minh hoạ sự tương đồng và khác biệt ở yếu tố thể thức của ALTV & ALTN 153
Hình 4.2 Minh hoạ sự tương đồng đặc điểm Trường của ALTV & ALTN 155
Hình 4.3 Minh hoạ việc bố trí Chu kỳ thông tin trong ALTV & ALTN 160
Hình 4.4 Minh hoạ tần suất của tham chiếu Giả định trong ALTV & ALTN 163
Hình 4.5 Đối chiếu việc tổ chức Chu kỳ thông tin trong ALTV & ALTN 165
Hình 4.6 Các phương thức phát triển Đề chủ yếu 168
Hình 4.7 Đối chiếu việc tổ chức Chu kỳ thông tin trong ALTV & ALTN 174
Hình 4.8 Minh hoạ sự tương đồng đặc điểm Trường của ALTV & ALTN 176
Hình 4.9 Minh hoạ Đánh giá cảm quan và Phán xét trong ALTV & ALTN 177
Trang 16DANH MỤC MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
STT Tiếng Anh Một số cách chuyển dịch sang
Tiếng Việt khác
Thuật ngữ Tiếng Việt được sử dụng trong Luận
10 Ideational meaning Nghĩa Tư tưởng Nghĩa Ý niệm
Trang 1721 Precedent Án lệ
Trang 18từ góc độ lý luận, việc nghiên cứu ngôn ngữ được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực như vậy là điều cần thiết
Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ có sự chuyển dời từ địa hạt cấu trúc luận sang chức năng luận Ngôn ngữ được sử dụng như là một trong những
phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất và được “đặt” trong đời sống của con người Vì ngôn ngữ “hoạt động” có mục đích nên việc nghiên cứu ngôn ngữ không nên dừng lại
ở mặt “tĩnh tại” Theo đó, ngôn ngữ cần phải được nghiên cứu trong sự hành chức của
nó Việc nghiên cứu nhìn từ mối liên hệ “động” sẽ giúp con người cái nhìn bao quát, đa
diện về ngôn ngữ Dĩ nhiên, Luận án không kết luận rằng nghiên cứu ở góc nhìn này sẽ mang tính toàn diện về ngôn ngữ vì bản chất ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp và trừu tượng Khi nghiên cứu ngôn ngữ hành chức (language in use), Ngôn ngữ học chức năng hệ thống (Systemic Functional Linguistiscs, sau đây viết tắt là NNHCNHT) nổi bật lên trong số các lý thuyết ngôn ngữ trên bình diện chức năng Việc nghiên cứu diễn ngôn từ góc nhìn của NNHCNHT là một con đường nhiều tiềm năng để có những phát hiện mới
NNHCNHT được xây dựng bởi M.A.K Halliday đã được nghiên cứu ở Việt Nam
và Nhật Bản từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI Các học giả ở Việt Nam và Nhật Bản đã có những công trình tiêu biểu về việc ứng dụng NNHCNHT vào việc miêu tả tiếng Việt và tiếng Nhật Dù vậy, việc phân tích diễn ngôn (sau đây viết tắt là PTDN) theo đường hướng NNHCNHT vẫn còn nhiều khía cạnh cần đào sâu ở Việt Nam và Nhật Bản nếu không muốn nói là mới Luận án không cố gắng phân tích tất cả các nội dung của NNHCNHT, cũng như ứng dụng vào việc miêu tả tiếng Việt và tiếng Nhật từ góc nhìn chức năng Trong phạm vi Luận án này, NNHCNHT chỉ được sử dụng như là một cơ sở lý thuyết để PTDN án lệ tiếng Việt và án lệ tiếng Nhật (sau đây viết tắt là ALTV & ALTN)
Trang 19Khả năng ứng dụng của NNHCNHT là một điều không thể phủ nhận trong nghiên cứu ngôn ngữ Từ vựng và ngữ pháp trong NNHCNHT không được khu biệt mà được thống nhất thành một bình diện là từ vựng - ngữ pháp (lexicogrammar) Hiện tại, NNHCNHT được ứng dụng vào nghiên cứu diễn ngôn ở nhiều phân ngành khác nhau như PTDN miêu tả, phân tích diễn ngôn phê phán (sau đây viết tắt là PTDNPP), phân tích diễn ngôn đa phương thức, giảng dạy ngôn ngữ, phân tích thể loại văn bản, phân tích Ngôn vực (Register, vẫn được nhiều học giả gọi là Ngữ vực), dịch thuật,… Chính
vì khả năng ứng dụng cao của NNHCNHT, Luận án tin rằng PTDN từ góc nhìn của NNHCNHT sẽ đúc kết được những kết quả mang tính khoa học và có thể ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống con người
Nghiên cứu pháp luật nước ngoài trong đó có án lệ và giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành Luật là việc làm tối cần thiết trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay Nghiên cứu pháp luật đòi hỏi ngôn ngữ phải được sử dụng một cách chính xác từ dấu câu cho đến vấn đề từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản, v.v Việc đặt sai một dấu câu cũng có thể làm thay đổi bản chất của nhiều sự kiện pháp lý và dẫn đến hậu quả khó lường Chính
vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ trong lĩnh vực pháp luật là con đường quan trọng để có thể tiếp cận với tri thức của pháp luật nước ngoài Tiếp cận ngôn ngữ án lệ cũng là một bước
đi trên con đường tìm hiểu các tri thức pháp luật của thế giới
Nhật Bản đã thừa nhận án lệ như là một nguồn luật quốc gia từ sau khi bại trận trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai Việt Nam cũng đã áp dụng giá trị án lệ trong xét xử
từ năm 2015 Hai quốc gia thừa nhận việc áp dụng án lệ trong xét xử ở những thời điểm khác nhau nên số lượng án lệ cũng như kinh nghiệm trong việc soạn thảo áp dụng án lệ cũng khác nhau Với hơn 70 năm áp dụng án lệ, Nhật Bản đã tích luỹ rất nhiều án lệ trong quá trình xét xử của toà án các cấp Ở Việt Nam, án lệ vẫn còn mới mẻ với 63 văn bản đã được lựa chọn và công bố nếu tính tới những tháng đầu năm 2023 Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài để cập nhật cho nền án lệ non trẻ của nước nhà là việc làm cần thiết Nhật Bản là một trong những quốc gia phù hợp cho việc nghiên cứu
hệ thống án lệ nước ngoài để tiếp tục xây dựng hệ thống án lệ của Việt Nam
Vì những lý do trên, ALTV & ALTN được lựa chọn trở thành đối tượng nghiên
cứu của Luận án với tên đề tài “Đối chiếu diễn ngôn án lệ tiếng Việt và tiếng Nhật”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu án lệ từ góc nhìn Luật học
Án lệ với tư cách là một loại hình văn bản pháp lý, nên việc nghiên cứu nó được khởi nguồn từ lĩnh vực khoa học pháp luật Án lệ có thể được xem là một đặc trưng điển
Trang 20hình trong nền tư pháp của các quốc gia theo mô hình thông luật (common law) như Anh, Mỹ, Singapore, Việc áp dụng và nghiên cứu án lệ là nghĩa vụ của các cơ quan xét xử Do đó, việc nghiên cứu án lệ có từ rất lâu đời và vô số các công trình liên quan Trong phạm vi của một Luận án Ngôn ngữ học, chúng tôi chỉ lược sử những công trình nghiên cứu án lệ mang tính khái quát và quy mô liên quan đến án lệ từ góc nhìn của luật học
Duxbury, N (2008) bàn về bản chất cũng như quyền lực của án lệ trong quá trình xét xử tại cơ quan tư pháp Các lý thuyết về án lệ cũng như minh hoạ về các tình huống thực tiễn được ghi nhận và bàn luận khá chi tiết Gerhardt, M J., (2011) trình bày về vai trò của các án lệ đặt trong mối tương quan giữa ba nhánh quyền lực lập pháp – hành pháp – tư pháp Tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về án lệ, đồng thời đề cập
chủ yếu đến các xung đột quyền lực liên quan đến Hiến pháp Mỹ “The Law of Judicial Precedent” (Garner, B A., 2016) là một chuyên luận được xem là “hàng đầu” viết về
án lệ Công trình được viết bởi 13 học giả, trong số đó có 12 học giả là thẩm phán phúc
thẩm – những người đưa ra các phán quyết được xem như là “chung thẩm” đối với một
vụ việc Quan trọng hơn, quyển sách trình bày đa diện về học thuyết “tiền lệ phải được tuân thủ” cũng như các vấn đề lý luận xoay quanh án lệ Tương tự, Endicott, T (2023)
cũng có một công trình chuyên sâu về án lệ cũng như các nền tảng lý thuyết liên quan Bên cạnh những công trình tổng quan thì cũng có rất nhiều chuyên luận được trình bày về vai trò của án lệ trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể, chẳng hạn như án lệ trong pháp luật hợp đồng (Knapp, C L., Crystal, N M., Prince, H G., Hart, D K., & Silverstein, J M., 2023), luật hình sự và các án lệ (Lee, C., & Harris, A P., 2009), các
vụ việc cụ thể và lý thuyết về pháp luật gia đình (Krause, H D., 1995), so sánh việc giải thích án lệ (MacCormick, D N., Summers, R S., & Goodhart, A L., 2016) Đây là những công trình mang tính quy mô, chưa kể đến những bài nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn như cái bài viết tạp chí chuyên ngành luật học
Ở Việt Nam, án lệ chỉ được thừa nhận từ năm 2015 nhưng cũng đã có khá nhiều công bố liên quan đến án lệ Các công bố có quy mô lớn như sách chuyên khảo hoặc luận án tiến sĩ có thể kể đến như Đinh Văn Quế (1999), Nguyễn Văn Nam (2012), Nguyễn Thị Hoài Thương, (2021) Nhìn chung ba công trình này đề cập một số khía cạnh lý thuyết của án lệ, đồng thời trình bày khá sắc nét về thực tiễn án lệ tại Việt Nam
Ở quy mô nhỏ hơn về án lệ thì có rất nhiều bài viết bàn về nhiều khía cạnh liên quan đến án lệ Theo khảo sát của chúng tôi liên quan đến tài liệu tại thư viện của trường Đại
Trang 21học Luật TP.HCM1 thì có đến 243 công bố khoa học có tiêu đề chứa cụm từ “án lệ”
Một số công trình tiêu biểu cần đề cập đến như Nguyễn Bá Bình (2019), Nguyễn Minh Tuấn & Lê Minh Thuý (2021), Nguyễn Hoàng Anh (2020), v.v
2.2 Tình hình nghiên cứu diễn ngôn án lệ với tư cách là một diễn ngôn pháp lý
Luận án này sẽ khái quát về các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực ngôn ngữ học,
cụ thể là các công trình liên quan đến PTDN pháp lý Lịch sử nghiên cứu vấn đề sẽ được khái quát về PTDN pháp lý từ ba khu vực ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Việt
Lý do của việc vẽ lại bức tranh toàn cảnh về nghiên cứu diễn ngôn pháp lý là để định vị được Luận án nằm ở đâu, sẽ giải quyết được vấn đề gì trên bức tranh đó Để bắt tay vào việc khái quát lịch sử nghiên cứu, nguồn tài liệu là điều tối cần thiết Đối với tiếng Anh, nguồn ngữ liệu SCOPUS2 sẽ được sử dụng để khái quát các nghiên cứu về diễn ngôn pháp lý trong khu vực tiếng Anh Các nghiên cứu về diễn ngôn pháp lý trong khu vực tiếng Nhật được sử dụng để mô tả trong Luận án này được lấy từ dữ liệu của Cục Thông tin Quốc gia3 của Nhật Bản (CINII), chứa đựng cả các nguồn dữ liệu khác như NDL, IRDB, JaLC, KAKEN, Crossref, NDL-Digital Ở Việt Nam, Luận án sử dụng nguồn tài liệu trong Cơ sở dữ liệu công bố khoa học và công nghệ Việt Nam4 (Bộ Khoa học và Công nghệ) Bên cạnh các nguồn chính thức này, một số công trình khác cũng được giới thiệu vào lịch sử nghiên cứu để có cái nhìn xác thực hơn về bức tranh nghiên cứu toàn cục liên quan đến các nghiên cứu về PTDN pháp lý
2.2.1 Công trình được công bố bằng tiếng Anh
Luận án khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến diễn ngôn pháp lý được công
bố bằng tiếng Anh trên cơ sở dữ liệu SCOPUS Thuật ngữ “legal discourse” được sử
dụng cho việc tìm kiếm các công bố có chứa đựng từ khoá đó trong tiêu đề (title), tóm tắt (abstract) và phần từ khoá (keyword) Trên cơ sở của phương thức này, có khoảng
1640 công bố đã được tìm thấy Tổng quan tình hình nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn pháp lý sẽ được phác hoạ dựa trên các công bố này Từ đó, chúng tôi có thể định hình đề tài nghiên cứu và khoanh vùng nghiên cứu chính yếu cũng như tìm ra các
“khoảng trống” (gaps) trong nghiên cứu.Trong phạm vi Luận án này, chúng tôi khái
quát tình hình nghiên cứu dựa trên quy mô của công trình công bố được xuất bản dưới
1 Tham khảo thêm tại https://lib.hcmulaw.edu.vn/opac/
2 Trang thông tin chính thức là https://www.scopus.com/home.uri
3 Trang thông tin chính thức là https://ci.nii.ac.jp/ , tên gọi bằng tiếng Nhật là 国立情報学研究所
4 Trang thông tin chính thức là https://sti-vista-gov-vn.eu1.proxy.openathens.net/pages/trang-chu.aspx
Trang 22dạng sách và được xuất bản dưới dạng bài viết trong tạp chí chuyên ngành hoặc sách có nhiều tác giả
Các công bố dưới dạng sách có thể kể đến các học giả tiêu biểu với các công trình
quy mô lớn như Mellinkoff, D (1963, 2004); Gustafsson, M (1975); Bhatia, V K (1983a, 1993a, 1993b); Gibbons, J P (1994); Trosborg, A (1997); Olsen, F., Lorz, R.,
& Stein, D (2009) Học giả Bhatia, V K (1983a, 1993a, 1993b) với nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về đặc trưng của diễn ngôn pháp luật, thể loại và ứng dụng của những nghiên cứu này trong kỹ năng viết cũng như hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực pháp luật Gibbons, J P (1994) sau khi khảo sát nhiều văn bản thuộc lĩnh vực pháp
lý và đi đến kết luận về những đặc trưng từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa Trong khi đó, Gustafsson, M (1975) chỉ tập trung vào các thuộc tính cú pháp của ngôn ngữ pháp luật tiếng Anh Các kết quả nghiên cứu của Mellinkoff, D (1963, 2004) và Trosborg, A (1997) cũng tập trung vào những khía cạnh cơ bản thuộc bình diện ngữ học hơn là tập trung vào một thể loại diễn ngôn cụ thể thuộc lĩnh vực pháp luật Olsen, F., Lorz, R., & Stein, D (2009) cũng công bố công trình nghiên cứu về dịch thuật tiếng Anh cũng như
sự khó khăn trong việc dịch thuật các văn bản pháp lý
Các công bố dưới dạng bài viết ở các tạp chí chuyên ngành hoặc trong sách được
viết bởi nhiều tác giả cũng hết sức đa dạng ở các khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ Bhatia, V K (1983b, 1987) kêu gọi đơn giản hoá cũng như làm “dễ hiểu” việc sử dụng ngôn từ trong lĩnh vực pháp luật do sự phức tạp và mơ hồ về ngữ nghĩa của ngôn ngữ thuộc lĩnh vực này Bên cạnh đó, ông cũng tập trung nghiên cứu thể loại diễn ngôn pháp
lý với tư cách là một thể loại chuyên ngành sâu (professional) (Bhatia, V K 2013) Các khía cạnh khác của diễn ngôn pháp lý như yếu tố văn hoá (Bhatia, V K., Candlin, C N.,
& Engberg, J., 2008; Gotti, M., 2009), giá trị của ngôn ngữ trong thể chế pháp lý (Bhatia,
V K., & Sharma, R., 2008; Gibbons, J., 1999; Finegan, E., 2013; Maley, Y., 1987 & 1994; ), hiện tượng mờ nghĩa hoặc khó hiểu của từ vựng (Felici, A., 2012; Williams, C., 2006; Isaeva, A., 2018; Prieto Ramos, F & Cerutti, G., 2021), đặc điểm cú pháp trong tiếng Anh pháp lý (Gustafsson, M., 1984), tiếp cận từ góc nhìn diễn ngôn (Swales, J M.,
& Bhatia, V K., 1983), hành động ngôn từ trong diễn ngôn pháp lý (Trosborg, A., 1995) Xét về tổng thể, các công trình nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ pháp luật đã được nghiên cứu đa dạng các bình diện ở các quy mô lớn nhỏ khác nhau Điều này cho thấy việc nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật đã đạt được những bước phát triển nhất định Tuy nhiên, có ba vấn đề cần được đánh giá đúng khi bàn đến tình hình nghiên cứu về
ngôn ngữ pháp luật và diễn ngôn pháp lý Một là, các nghiên cứu trước đây đều chỉ tập
trung vào các bình diện riêng lẻ của ngôn ngữ chẳng hạn như từ vựng, cú pháp, ngữ
Trang 23nghĩa, yếu tố văn hoá, v.v và đa phần đều được khảo sát dựa trên nền tảng của ngữ pháp truyền thống trong việc miêu tả đặc trưng ngôn ngữ Các hệ hình lý thuyết mới như Tri nhận luận, Chức năng luận mà cụ thể là NNHCNHT chưa được ứng dụng nhiều trong
khảo sát đặc điểm ngôn ngữ pháp luật hay diễn ngôn pháp lý Hai là, các nghiên cứu
này để chỉ đào sâu vào tầng ngữ nghĩa diễn ngôn mà không tập trung vào các yếu tố tác động đến ngữ nghĩa diễn ngôn, cụ thể là Chu cảnh văn hoá và Chu cảnh tình huống Điều này làm cho việc nghiên cứu đặc điểm diễn ngôn pháp lý cũng như ngôn ngữ pháp
luật chỉ dừng lại ở việc miêu tả các đặc trưng ở tầng ngữ nghĩa Ba là, các nghiên cứu
trước đây đa phần khảo sát từ bình diện câu hoặc dưới câu, sau đó khái quát thành đặc điểm của diễn ngôn Việc này làm cho các học giả đa phần tập trung vào miêu tả đặc điểm ngôn ngữ pháp luật ở bình diện câu hoặc dưới câu, mà chưa tập trung nhiều vào đặc điểm của “diễn ngôn” vượt ra khỏi phạm vi câu Vô hình trung, việc nghiên cứu ngôn ngữ ở các thể loại diễn ngôn khác nhau vẫn còn mang dáng dấp tương đối giống nhau
Kết quả khảo sát cho thấy có rất nhiều các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh liên quan đến diễn ngôn pháp lý ở nhiều khía cạnh khác nhau Dẫu vậy, các công trình
liên quan đến án lệ hoặc ngôn ngữ của cơ quan xét xử không nhiều Kết quả khảo sát cho thấy, có chưa đến 20 công bố liên quan đến “judicial discourse” (diễn ngôn xét xử)
Liên quan đến diễn ngôn xét xử, các công bố chủ yếu theo ba xu hướng nghiên cứu: (1) PTDNPP, (2) phân tích lập luận của cơ quan xét xử và (3) phân tích các khía cạnh nhỏ của diễn ngôn xét xử Xu hướng tiếp cận diễn ngôn xét xử từ phân tích phê phán nêu tên các học giả điển hình như Hidalgo, S L., & Tapia Tapia, S (2022), Barreto, R D M
M (2020), Damiris, I K., McKillop, N., Christensen, L S., Rayment-McHugh, S., Burton, K., & Patterson, T (2021), Barreto, M., de Macedo, R., & Mascarenhas Ferraz,
H (2020), Del Valle-Rojas, C., Davinson-Pacheco, G., & Maldonado-Rivera, C (2015), Burman, M (2010), chủ yếu tiếp cận các khía cạnh như tư tưởng hệ, sự phân biệt đối
xử về giới tính hoặc sự bất bình đẳng về vị thế xã hội trong thể loại diễn ngôn xét xử Các học giả như McKeown, J (2021), Pontrandolfo, G (2014), Szczyrbak, M (2014), Nobles, R., & Schiff, D (2009), Lutskovskaia, L (2021), Mazzi, D (2010), Obeng, S
G (1997) quan tâm đến lập luận của cơ quan xét xử, chẳng hạn như chiến lược giao tiếp hoặc lập luận, các chỉ tố diễn ngôn hiện thực hoá tranh luận hoặc lập luận của Hội đồng xét xử trong diễn ngôn của cơ quan giải quyết tranh chấp Xu hướng thứ ba được các học giả như McKeown, J (2022), Piszcz, A., & Sierocka, H (2020), Savchuk, H (2018), Goźdź-Roszkowski, S (2017), Henderson, G (2006) quan tâm nghiên cứu Các học giả
Trang 24này chủ yếu tìm hiểu một vài khía cạnh nhỏ của diễn ngôn xét xử như tu từ, các cụm từ đánh giá, yếu tố văn hoá hoặc các chỉ tố diễn ngôn
2.2.2 Công trình được công bố bằng tiếng Nhật
Cục Thông tin Quốc gia Nhật Bản là nơi cung cấp thông tin các công bố liên quan trên mọi lĩnh vực nghiên cứu ở đất nước này Luận án này khảo sát bằng cách đọc tiêu
đề và tóm tắt của các công bố bằng tiếng Nhật Từ khoá dùng để tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu này là “ディスコース分析” (disukousu bunseki, PTDN) vì theo khảo sát sơ bộ thì
có rất ít các công trình liên quan đến diễn ngôn pháp lý Kết quả tìm kiếm cho thấy có khoảng 280 công bố liên quan được thực hiện dưới ba dạng: sách, luận văn – luận án và
bài báo nghiên cứu Các công bố liên quan đến “PTDN” ở Nhật Bản có thể được phân
thành ba xu hướng cơ bản: (1) PTDNPP, (2) đối chiếu diễn ngôn và (3) tập trung một
số khía cạnh của một số thể loại diễn ngôn
PTDNPP chiếm ưu thế hơn so với hai xu hướng nghiên cứu còn lại với hơn 30 công bố liên quan đến nghiên cứu phê phán từ các thể loại diễn ngôn khác nhau Các học giả nổi bật trong đường hướng nghiên cứu này như Hiroaki (2000); Saito (2001); Kanga (2018); Hadi, H (2021); Kasoya (2021); Inenaga (2020); Yauchi (2017), v.v Các nghiên cứu thuộc đường hướng phê phán cũng rất đa dạng nội dung, từ phân tích nội dung diễn văn của người nổi tiếng đến phân tích các thể loại diễn ngôn truyền thông
và quyền lực được sản sinh, duy trì trong nó Dẫu vậy, nghiên cứu theo đường hướng phê phán ở Nhật vẫn còn rất ít ỏi nếu so với các công bố bằng tiếng Anh
Đối chiếu diễn ngôn cũng là đường hướng được các học giả ở Nhật quan tâm nhưng
số lượng vẫn không nhiều Một số học giả có các công trình quy mô lớn ở đường hướng nghiên cứu này chủ yếu là luận án tiến sĩ, chẳng hạn như Lee, E (2008), Yokoyama, S., (2009); Ting, (2011); Li,Y., (2018); Feng, H., (2021), v.v Các luận án này đối chiếu một số thể loại diễn ngôn như hội thoại giữa bạn bè thân thiết, đối thoại lần đầu gặp mặt, hành động mời, v.v Việc đối chiếu ngôn ở đây chủ yếu dựa trên hệ hình lý thuyết của phân tích hội thoại và Ngữ dụng học
Xu hướng thứ ba trong nghiên cứu diễn ngôn trong giới ngữ học Nhật Bản là tìm hiểu các khía cạnh nhỏ của một số thể loại diễn ngôn mà chủ yếu là các diễn ngôn liên quan đến việc giảng dạy và học tập tại trường Các học giả theo đường hướng này có thể kể đến như Umesaki (2002); Asano (2003); Taketani (2008); Tanaka (2009); Mochiduki (2009), v.v Các học giả này nghiên cứu một số các thể loại diễn ngôn như hội thoại tại lớp học, diễn ngôn kinh doanh, diễn ngôn báo chí, sách giáo khoa, v.v Dẫu
đa dạng như vậy nhưng không tìm thấy một công bố nào liên quan đến diễn ngôn pháp
Trang 25lý Có duy nhất một công trình có liên quan đến pháp luật là công bố của Nakamura (2006) giới thiệu về phân tích ngôn ngữ học hình pháp (forensic linguistics) trên cứ luận của ngôn ngữ học khối liệu
2.2.3 Công trình được công bố bằng tiếng Việt
Khảo sát cơ sở dữ liệu công bố của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy số lượng
các công bố có chứa đựng “diễn ngôn” trong tiêu đề chưa đến con số 120 Chọn từ khoá
“diễn ngôn” là vì theo khảo sát sơ bộ thì “diễn ngôn án lệ”, “diễn ngôn xét xử” không
tồn tại cơ sở dữ liệu và các tài liệu mà chúng tôi tìm từ các nguồn như sách, tạp chí chuyên ngành Khảo sát các công bố đã tìm kiếm được, kết quả cho thấy có ba xu hướng chính trong số các nghiên cứu liên quan đến diễn ngôn ở Việt Nam
Thứ nhất là nghiên cứu diễn ngôn ở bình diện ngoài ngôn ngữ mà chủ yếu là văn
học và xã hội học Văn học là lĩnh vực chiếm ưu thế trong nghiên cứu diễn ngôn với các học giả có nghiên cứu gần đây như Nguyễn Thị Thu Hằng & Nguyễn Thị Kim Ngân (2022); Phan Trọng Hoàng Linh (2022); Lê Thị Phương Lan (2021) Xã hội học cũng
có một vài công trình tiếp cận diễn ngôn trong nghiên cứu của các học giả gần đây như
Lê Anh Vũ (2017); Nguyễn Hồng Sao (2010); Nguyễn Thị Hiếu & Chu Lan Anh (2019); Hoàng Cầm & Phạm Quỳnh Hương (2012)
Thứ hai là nghiên cứu lý thuyết về PTDN Các công bố ở hướng nghiên cứu này
không nhiều nhưng quy mô lớn và chuyên sâu Nguyễn Hoà (2003, 2006) và Diệp Quang Ban (2009) là hai công trình nghiên cứu có quy mô lớn về lý thuyết diễn ngôn và PTDN Nguyễn Hoà với hai quyển sách về PTDN và diễn ngôn phê phán, giới thiệu các vấn đề
về diễn ngôn, các đường hướng tiếp cận Diệp Quang Ban (2009) công bố quyển sách liên quan đến vấn đề giao tiếp và diễn ngôn, luận bàn chi tiết về diễn ngôn nói và diễn ngôn viết, cũng như trình bày về các vấn đề lý luận và thực tiễn về hội thoại Các công trình này đều nghiên cứu diễn ngôn, nhưng không đề cập nhiều đến NNHCNHT và
PTDN từ hệ hình lý thuyết này
Thứ ba là nghiên cứu về các thể loại diễn ngôn cụ thể Hướng tiếp cận này rất đa
dạng về thể loại và hệ hình lý thuyết được ứng dụng Các thể loại diễn ngôn từ diễn ngôn khẩu hiệu, văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc, văn bản thuyết minh bảo tàng, văn bản tin, văn bản quản lý nhà nước, v.v Các học giả tiêu biểu với những công trình quy mô lớn liên quan những thể loại diễn ngôn này bao gồm: Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Nguyễn Thị Hiền (2010), Đỗ Thị Xuân Dung (2015), Nguyễn Thị Kim Luyến (2019), Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2018), v.v
Trang 26Luận án này nghiên cứu về diễn ngôn án lệ - một thể loại của diễn ngôn pháp lý
Do đó, chúng tôi cũng khảo sát về các thể loại của diễn ngôn pháp lý Nếu xét ở khía cạnh vận dụng NNHCNHT vào thực hành PTDN pháp lý thì đến thời điểm hiện tại (2022), ở Việt Nam chỉ có hai công trình quy mô lớn nghiên cứu về văn bản quy phạm
pháp luật và hợp đồng Một là luận án Tiến sĩ của Lê Hùng Tiến (1999) có tựa đề “Một
số đặc điểm ngôn ngữ lập pháp tiếng việt, có so sánh đối chiếu với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch Việt - Anh” Trong luận án này, tác giả sử dụng nguồn ngữ liệu là các
văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam để tiến hành phân tích trên bình diện diễn ngôn
Cụ thể, luận án phân tích chức năng Liên nhân, chức năng Kinh nghiệm, chức năng Văn bản để tìm hiểu về một số đặc điểm ngữ pháp của văn bản pháp luật Việt Nam và sau
đó so sánh đối chiếu với các văn bản pháp luật nước ngoài bằng tiếng Anh Tuy nhiên, Luận án chỉ giải quyết các phương thức diễn đạt ở tầng từ vựng – ngữ pháp để minh hoạ
cho các siêu chức của ngôn ngữ trong diễn ngôn Hai là luận án tiến sĩ của Trần Thị Thùy Linh (2016) mang tên “Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện PTDN” đã chỉ ra các đặc trưng về Trường diễn ngôn, về Ý chỉ (Quan hệ vai), về
Phương thức của văn bản hợp đồng tiếng Việt Tuy nhiên, công trình này chưa có sự đối chiếu song ngữ, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các đặc điểm chung nhất mà chưa
đi vào từng loại hợp đồng nhất định Đồng thời, luận án này cũng mới chỉ đi vào mô tả Ngôn vực (theo tác giả là Ngữ vực) và các phương thức hiện thực hoá ở tầng từ vựng - ngữ pháp chứ chưa đi vào giải quyết ở tầng Chu cảnh văn hoá của diễn ngôn, cũng như
mô tả Chu cảnh tình huống
Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi liên quan đến các công trình về diễn ngôn được công bố bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Nhật, chúng tôi nhận thấy rằng, cho
đến nay vẫn chưa có công trình quy mô nghiên cứu về án lệ ở Việt Nam và Nhật Bản trên bình diện ngữ học Đặc biệt, diễn ngôn ALTV & ALTN theo đường hướng
NNHCNHT cũng chưa được quan tâm nghiên cứu Vì vậy, chúng tôi hy vọng Luận án này sẽ là bước đầu trong nghiên cứu diễn ngôn pháp lý mới trong lĩnh vực ngữ học Lý thuyết NNHCNHT được sử dụng làm chỗ dựa lý luận để triển khai nghiên cứu các ALTV & ALTN Kết quả nghiên cứu của Luận án này ít nhiều sẽ có giá trị khoa học cũng như thực tiễn theo các mục tiêu đã đề ra ở phía trên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là diễn ngôn án lệ - một loại hình văn bản pháp
lý do cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành hoặc lựa chọn
Luận án lựa chọn không gian nghiên cứu là Việt Nam và Nhật Bản Điều này đồng nghĩa với việc Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là án lệ của hai quốc gia này
Trang 27Thời gian nghiên cứu định khung các án lệ của Việt Nam và Nhật Bản được công
bố từ năm 2015 đến tháng 02/2021
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của diễn ngôn ALTV & ALTN, Luận án đặt ra ba mục tiêu tổng thể:
(i) Mô tả đặc điểm diễn ngôn án lệ tiếng Việt (sau đây viết tắt là ALTV) theo
đường hướng NNHCNHT
(ii) Mô tả đặc điểm diễn ngôn án lệ tiếng Nhật (sau đây viết tắt là ALTN) theo
đường hướng NNHCNHT
(iii) Xác lập các đặc điểm tương đồng và dị biệt của diễn ngôn ALTV & ALTN
theo đường hướng NNHCNHT
Để có thể đạt được các mục tiêu này, Luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm:
Nghiên cứu lý thuyết về diễn ngôn và PTDN theo đường hướng NNHCNHT
để làm cơ sở lý luận cho Luận án;
Nghiên cứu và thu thập ngữ liệu liên quan đến án lệ của Việt Nam và Nhật Bản để xác định đúng đối tượng nghiên cứu;
Xác lập các đặc điểm diễn ngôn của ALTV theo đường hướng NNHCNHT;
Xác lập các đặc điểm diễn ngôn của ALTN theo đường hướng NNHCNHT;
Đối chiếu các đặc điểm diễn ngôn của ALTV & ALTN để tìm kiếm điểm tương đồng và khác biệt;
Lý giải các điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm diễn ngôn của ALTV & ALTN;
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Trong đó, các phương pháp định tính là chủ yếu, kết hợp với phương pháp thống kê để khẳng định lại các kết luận đã được đúc kết bằng phương pháp định tính Luận án sử dụng ba phương pháp định tính: PTDN, miêu tả và đối chiếu Thống kê được sử dụng như là một phương pháp định lượng trong Luận án
Phương pháp PTDN được xem như là một phương pháp định tính trong Ngôn ngữ học Phương pháp này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong việc khái quát các đặc điểm của diễn ngôn ALTV & ALTN trong Chương 2
Trang 28“Phân tích diễn ngôn án lệ tiếng Việt” và Chương 3 “Phân tích diễn ngôn
án lệ tiếng Nhật” của Luận án
Phương pháp miêu tả được xem là một trong những phương pháp cơ bản của ngôn ngữ học Nếu ở các bình diện như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các nhà ngữ học vận dụng phương pháp này để miêu tả các đơn vị của ngôn ngữ thì ở bình diện văn bản, phương pháp miêu tả cũng được sử dụng để xác lập đặc điểm của thể loại diễn ngôn Trong phạm vi Luận án này, phương pháp miêu tả cũng được sử dụng để miêu tả các đặc điểm của diễn ngôn ở Chương
2 “Phân tích diễn ngôn án lệ tiếng Việt” và Chương 3 “Phân tích diễn ngôn
án lệ tiếng Nhật”, miêu tả sự tương đồng và khác biệt sau khi đặt các đối tượng nghiên cứu gần nhau để đối chiếu ở Chương 4 “Tương đồng và khác biệt của án lệ tiếng Việt và án lệ tiếng Nhật”
Phương pháp đối chiếu được sử dụng như là phương pháp quan trọng để đạt được mục tiêu quan trọng nhất của Luận án là đối chiếu đặc điểm của diễn ngôn ALTV & ALTN Phương pháp này được sử dụng trong Chương 4
“Tương đồng và khác biệt của án lệ tiếng Việt và án lệ tiếng Nhật” để đối chiếu các đặc điểm diễn ngôn đã được xác lập trong Chương 2 “Phân tích diễn ngôn án lệ tiếng Việt” và Chương 3 “Phân tích diễn ngôn án lệ tiếng Nhật”
Phương pháp thống kê được xem là phương pháp bổ trợ được kết hợp với phương pháp miêu tả và phương pháp PTDN để làm minh chứng cho một
số lập luận cũng như kết luận trong Chương 2 “Phân tích diễn ngôn án lệ tiếng Việt” và Chương 3 “Phân tích diễn ngôn án lệ tiếng Nhật”của Luận
án Dù không phải là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Luận án nhưng kết quả của phương pháp này sẽ làm cho các kết quả của Luận án có phần minh thị hơn qua số liệu được thống kê về đặc điểm của diễn ngôn án
lệ theo đường hướng NNHCNHT
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa khoa học
Nhìn từ góc độ lý thuyết, Luận án đã tổng hợp được phương thức tiếp cận diễn ngôn (nói hoặc viết) từ góc nhìn của NNHCNHT Theo đó, để có cái nhìn toàn diện khi PTDN từ lý thuyết NNHCNHT, người phân tích cần tiếp cận từ ba khía cạnh: ngữ nghĩa diễn ngôn được hiện thực hoá ở tầng từ vựng – ngữ pháp, Chu cảnh tình huống và Chu cảnh văn hoá Ngữ nghĩa diễn ngôn được tiếp cận từ sáu nguồn lực tạo nghĩa theo quan điểm của Martin & Rose (2007), Chu cảnh tình huống được xem xét từ Lý thuyết Ngôn
Trang 29vực của Halliday (1989) và Chu cảnh văn hoá được khảo sát dựa trên lý thuyết Tiềm năng cấu trúc thể loại (Generic Structure Potential) do Hasan (1989) đề xuất
Nghiên cứu ALTV & ALTN từ bình diện NNHCNHT sẽ giúp các nhà ngữ học có thể nhìn thấy được đặc trưng của một thể loại văn bản pháp lý mới Từ đó, Luận án góp phần vào việc xác lập đặc điểm của một thể loại diễn ngôn pháp lý trên bức tranh đa dạng các diễn ngôn nói chung và diễn ngôn pháp lý nói riêng Trên cơ sở đối chiếu diễn ngôn, Luận án sẽ đúc kết được những sự tương đồng và khác biệt trong đặc điểm diễn ngôn án lệ của hai quốc gia Từ đó, các lý giải về sự tương đồng và khác biệt này có thể
sẽ mở ra một góc nhìn mới về đa dạng các thể loại văn bản xét từ loại hình ngôn ngữ
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Ở khía cạnh pháp luật, việc PTDN án lệ của Toà án, đặc biệt là Tiềm năng cấu trúc thể loại sẽ góp phần hỗ trợ cho sinh viên ngành Luật, các học giả pháp lý, các học giả trong lĩnh vực khoa học xét xử có thể đọc được tốt hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn
án lệ nước ngoài, cụ thể là Nhật Bản Bên cạnh đó, đối với việc giảng dạy tiếng Nhật chuyên ngành Luật, các giảng viên có thể tham khảo các phương thức hiện thực hoá ở tầng ngữ nghĩa diễn ngôn để nhìn thấy các đặc điểm về tình thái, phóng chiếu, cấu trúc
vĩ mô,… để ứng dụng một cách hiệu quả hơn trong việc giảng dạy (Yagi, 2009; Sano, 2010)
Ở khía cạnh ngôn ngữ học, Luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm của diễn ngôn ALTV & ALTN cũng như phán quyết của Toà án Từ đó, Luận án sẽ là nguồn tài liệu dành cho các học viên chuyên ngành Ngôn ngữ, cho các học giả nghiên cứu liên quan đến văn bản pháp lý, diễn ngôn viết và án lệ tiếng Việt – tiếng Nhật
7 Nguồn ngữ liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ALTV & ALTN Ở Việt Nam, các án lệ do Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân Tối cao lựa chọn và sau đó được Chánh án Toà án nhân dân Tối cao ký quyết định công bố và đính kèm nội dung văn bản án lệ phía sau Án lệ tiếng Việt đến tháng 02 năm 2021 có 43 bản án lệ đã được công bố (bản sao chụp từ bản chính) và các quyết định công bố được trình bày trong Phụ lục 1 ALTN đều được công
bố toàn văn trên Cổng thông tin của Toà án Tối cao Nhật Bản5 Để có cơ sở đối chiếu, ALTN được lựa chọn theo các tiêu chí tương đồng với ALTV Danh sách ALTV được ghi nhận trong Phụ lục 2 và danh sách ALTN được ghi nhận trong Phụ lục 3 của Luận
án này
5 https://www.courts.go.jp/app/hanrei_jp/search1
Trang 30Để nguồn ngữ liệu đủ lớn và có cái nhìn toàn diện, Luận án dự kiến chọn 43/43 ALTV đang có hiệu lực trong phạm vi thời gian nghiên cứu6 Tất cả án lệ này đều do Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao Việt Nam lựa chọn và quyết định thông qua trong khoảng thời gian từ 2015 đến tháng 02 năm 2021 Tuy nhiên, khi đối chiếu với ALTN trong khoảng thời gian và chủ thể ban hành tương tự thì không đủ 43 án lệ
Án lệ thuộc lĩnh vực hành chính trong khoảng thời gian nghiên cứu không có bản án nào
do toà tối cao ban hành Bên cạnh đó, án lệ thuộc lĩnh vực hình sự (7 án lệ) cũng bị loại
ra khỏi ngữ liệu nghiên cứu vì đặc điểm của loại hình văn bản này là sử dụng để xét xử
và quy kết thể nhân hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội Yếu tố này sẽ chi phối nhiều đến ngôn ngữ và diễn ngôn được tạo lập Do vậy, chúng tôi quyết định chọn 34/43 ALTV đang có hiệu lực trong thời gian nghiên cứu làm ngữ liệu Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn 34 án lệ do Toà án Tối cao Nhật Bản ban hành và những văn bản này được lựa chọn gần tương đồng về lĩnh vực xét xử cũng như thời gian ALTV được ban hành Lượng ALTV & ALTN được lựa chọn theo các tiêu chí này sẽ là nguồn ngữ liệu
đủ lớn và bao quát để có thể đưa ra những kết quả minh xác, thực tiễn về thể loại diễn ngôn này
Với 34 ALTV được sử dụng làm ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi thống kê có hơn
230 trang gồm 145.000 từ (words, theo cách tính của Microsoft Word) được trình bày bằng 2.595 đoạn văn Tương ứng, ALTN được nghiên cứu có 163 trang, hơn 108.000
từ (words, theo cách tính của Microsoft Word), gồm hơn 1200 đoạn văn Án lệ tiếng Việt được đánh thứ tự theo số hiệu khi nó được ban hành Chẳng hạn 13/2018/AL tức
là án lệ Số 13 được ban hành năm 2018, được đánh dấu là AL13 Để tiện theo dõi và đối chiếu, ALTN được đánh dấu là HR (hanrei) và số hiệu được đánh theo số hiệu của ALTV Ví dụ HR02 là ALTN số 02 trong khối ngữ liệu nghiên cứu Tên gọi chính thức của ALTV được cập nhật trong Phụ lục 02, tên gọi chính thức của ALTN được cập nhật trong Phụ lục 03 ở cuối Luận án
8 Bố cục của Luận án
Luận án được cấu trúc thành năm phần Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung được chia thành bốn chương, cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý thuyết Chương này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề lý thuyết
về diễn ngôn, Ngữ pháp chức năng hệ thống và Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, các đường hướng nghiên cứu diễn ngôn… và lấy đó làm chỗ dựa lý thuyết cho các nghiên cứu triển khai ở các Chương 2, 3 và 4
6 Đến tháng 3 năm 2023, Việt Nam đã công bố 63 án lệ
Trang 31Chương 2 PTDN ALTV Chúng tôi sẽ tìm hiểu các phương diện của diễn ngôn ALTV, bao gồm: Chu cảnh văn hoá, Chu cảnh tình huống và các nguồn tạo nghĩa ở tầng
từ vựng ngữ pháp
Chương 3 PTDN ALTN Chương này tương tự như Chương 2 nhưng tập trung vào nguồn ngữ liệu khác là ALTN
Chương 4 Tương đồng và khác biệt của diễn ngôn ALTV & ALTN Chương này
sử dụng biện pháp đối chiếu để tiến hành xác lập các điểm tương đồng và khác biệt của diễn ngôn ALTV & ALTN
Trang 32CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái quát chung về phân tích diễn ngôn
1.1.1 Quan niệm về diễn ngôn
Diễn ngôn là một khái niệm chưa được hiểu thống nhất trong giới nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và giới nghiên cứu diễn ngôn nói riêng Tuy nhiên, có những định nghĩa
về diễn ngôn trong giới ngôn ngữ học đáng quan tâm, chẳng hạn “diễn ngôn theo cách
sử dụng chung chung nhất, có thể liên quan đến bất kỳ hình thức nào của ngôn ngữ hành chức” (Brown & Yule, 1983); hoặc diễn ngôn được xem như là “ngôn ngữ trên câu hoặc trên cú” (Stubbs, 1983) Luận án này không đi sâu vào khái niệm mà chỉ phác thảo bức
tranh tổng thể về diễn ngôn để định vị đối tượng nghiên cứu là án lệ trên bình diện ngữ học
Diễn ngôn được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960 và phát triển cho đến ngày nay Các nghiên cứu về lịch sử diễn ngôn đã được các học giả tổng hợp và giới thiệu chi tiết trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau Hiện nay, bốn công trình được xem là nổi bật và khảo sát chi tiết về lịch sử diễn ngôn trên thế giới là của các tác giả: van Dijk (1985a, b), Jørgensen & Phillips (2002), Torfing (2005), Maingueneau, Angermuller & Wodak (2014) Đặc biệt nhất là công trình của Maingueneau, Angermuller & Wodak (2014) gồm 428 trang, phân chia các giai đoạn phát triển của diễn ngôn và nghiên cứu
về PTDN rất chi tiết và cụ thể Theo các học giả này, diễn ngôn được phân thành bảy giai đoạn phát triển: Giai đoạn sơ khởi nhằm xác lập các vấn đề lý thuyết về nghiên cứu diễn ngôn; Giai đoạn thứ hai từ cấu trúc luận đến hậu cấu trúc luận ghi nhận sự phát triển của diễn ngôn ở các bình diện liên ngành; Giai đoạn thứ ba ghi nhận xu hướng phát triển của diễn ngôn ở khía cạnh ngữ dụng (enunciative pragmatics) chủ yếu nghiên cứu
về tính chủ quan (subjectivity); Giai đoạn thứ tư là giai đoạn diễn ngôn được xem xét từ khía cạnh tương tác (interactionism); Giai đoạn thứ năm là giai đoạn diễn ngôn được nghiên cứu từ góc nhìn của ngữ dụng học xã hội (sociopragmatics) đặt ngôn ngữ vào bối cảnh sử dụng của nó, chủ yếu quan tâm đến diễn ngôn hội thoại (conversation); Giai đoạn thứ sáu là sử học diễn ngôn quan tâm đến việc nghiên cứu lịch sử từ việc phân tích văn bản; Giai đoạn thứ bảy là PTDNPP quan tâm đến việc ngôn ngữ giúp duy trì quyền lực và các dạng thức phân biệt trong xã hội Như vậy, công trình này ghi nhận sự phát triển của diễn ngôn hoặc khoa học diễn ngôn (discourse studies) ở nhiều ngành nghiên cứu chứ không riêng rẽ ở lĩnh vực ngôn ngữ học
Trang 33Dù được nghiên cứu trong một khoảng thời gian không quá dài (trên dưới 60 năm) nhưng diễn ngôn đã phát triển thành nhiều giai đoạn, nhiều trường phái trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong khuôn khổ một luận án Ngôn ngữ học, chúng tôi sẽ giới thiệu khái niệm diễn ngôn trên hai khía cạnh: trong lĩnh vực ngôn ngữ học và ngoài lĩnh vực ngôn ngữ học Foucault (1972) có lẽ là một trong những học giả trong lĩnh vực ngoài ngôn ngữ học quan tâm đến diễn ngôn sớm nhất Đồng thời, quan niệm về diễn ngôn của ông cũng được nhiều học giả và nhiều lĩnh vực khác tiếp cận và kế thừa Foucault
(1972) cho rằng “diễn ngôn được cấu thành bởi một nhóm chuỗi các dấu hiệu, trong chừng mực nhất định chúng là những phát biểu, nghĩa là, trong chừng mực chúng có thể được chỉ định như là các dạng thức cụ thể của sự tồn tại” 7 (tr 107) Sau đó, ông
đưa ra thêm một quan niệm về diễn ngôn: “Chúng ta sẽ gọi diễn ngôn là một nhóm các phát biểu khi chúng thuộc cùng một hệ thống diễn ngôn” 8 (Foucault, 1972, tr.117) Từ hai khái niệm diễn ngôn này có thể rút ra một số đặc điểm của diễn ngôn theo quan điểm của Foucault: (i) diễn ngôn là một tập hợp các câu nói được thể hiện dưới dạng viết hoặc nói (các dạng thức tồn tại của ngôn ngữ); và (ii) các phát biểu cấu thành diễn ngôn có cùng một cấu trúc diễn ngôn (gắn với thực tiễn xã hội) Như vậy, dễ dàng nhận thấy diễn ngôn theo Foucault có nội dung khá rộng, được tạo thành từ các phát biểu thuộc cùng một cấu tạo diễn ngôn
Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa được nhiều nhà
ngôn ngữ học đồng thuận nhưng nhìn từ “chất liệu” tạo lập thì đều bắt nguồn từ các dạng thức của ngôn ngữ Khái niệm “diễn ngôn” được đặt trong sự đối lập với khái niệm
“văn bản” Sự khu biệt nội hàm của hai thuật ngữ này được trình bày rất chi tiết và công
phu trong các công trình của nhiều học giả trên thế giới (Maingueneau, Angermuller & Wodak, 2014, tr 3-4) và Việt Nam (Diệp Quang Ban, 2009, tr 194-217; Nguyễn Hoà,
2003, tr 23-35; Nguyễn Thị Thu Hiền, 2006, tr 22-24; Phạm Nguyên Nhung, 2017, tr 27-30; Trần Bình Tuyên, 2017, 24-25) Những công trình này đã giới thiệu hai xu hướng
liên quan đến việc định nghĩa diễn ngôn: một là khu biệt “văn bản” và “diễn ngôn”, hai
là đồng nhất hai khái niệm này Đồng thời, những nhà nghiên cứu này cũng liệt kê và phân loại quan điểm của các học giả theo hai tiêu chí này Do đó, Luận án không trình
bày lại các quan điểm về sự khu biệt hay đồng nhất giữa “văn bản” và “diễn ngôn” Một
số khái niệm “diễn ngôn” được minh hoạ qua Bảng 1.1 dưới đây
7 Nguyên văn trong tiếng Anh là: “discourse is constituted by a group of sequences of signs, in so far as they are
statements, that is, in so far as they can be assigned particular modalities of existence”
8 Nguyên văn trong tiếng Anh là: “We shall call discourse a group of statements in so far as they belong to the
same discursive formation”
Trang 34Bảng 1.1 Một số khái niệm “diễn ngôn và văn bản” nổi bật ở bình diện ngữ học
với “văn bản”
Brown & Yule
(1983, tr 6) “văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một hành động giao tiếp” Khu biệt Nunan (1993,
tr.6)
Văn bản là chỉ “sự ghi lại bằng ngôn ngữ viết một sự kiện giao tiếp” và “diễn ngôn chỉ việc hiểu một sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh”
Khu biệt Van Dijk (1998,
“nghiên cứu PTDN chủ yếu nghiên cứu cách thức lạm dụng quyền lực xã hội và bất bình đẳng được thực hiện, tái tạo, hợp pháp hóa và chống lại bằng văn bản và lời nói trong bối cảnh chính trị và xã hội”
Khu biệt (Diễn ngôn tạm hiểu là
“văn bản và lời nói”)
niệm cụ thể nào về diễn ngôn Tuy nhiên, trong công trình mang tên “Dẫn luận ngữ pháp chức năng”, ông đã viết như sau: “văn bản là một khái niệm phức tạp Ở dạng mà chúng ta thường tiếp nhận nó như là diễn ngôn nói và diễn ngôn viết, văn bản là sản phẩm của hai quá trình kết hợp: khởi tạo và hiện thực hóa Tiêu chí xác định là khởi tạo: văn bản như là một ví dụ.” 10 (Halliday, 2014, tr 51) Quan niệm này cho thấy văn bản (text) là một khái niệm rộng lớn và hình thức tồn tại thường thấy là diễn ngôn nói
và viết Tức là, diễn ngôn nói và diễn ngôn viết là những dạng thức tồn tại của văn bản Điều này có nghĩa là diễn ngôn và văn bản được hiểu khá tương đồng nhau về chất liệu Chất liệu được đề cập đến ở đây chính là ngôn ngữ được thể hiện ở dạng thức chữ viết
và lời nói
Diễn ngôn nói và diễn ngôn viết chỉ là những dạng thức thường gặp của văn bản
mà thôi Điều này ngụ ý rằng còn những dạng thức khác nữa của văn bản Nói khác đi, chất liệu của diễn ngôn và văn bản không chỉ có ngôn ngữ và lời nói Trong công trình
9 Văn bản ở đây được sử dụng để chỉ văn bản (text)
10 Nguyên văn trong tiếng Anh là: “‘text’ is a complex notion In the form in which we typically receive it, as
spoken and written discourse, a text is the product of two processes combined: instantiation, and realization The defining criterion is instantiation: text as instance”
Trang 35trước đó mang tên “Language, context, and text: Aspects of language in a semiotic perspective”, Halliday có nhắc đến việc này: “nó (văn bản) có thể được nói hoặc viết, hoặc thậm chí bằng bất kỳ phương thức biểu đạt nào mà chúng ta muốn nghĩ đến” 11 (Halliday, 1989, tr 10) Điều này được minh chứng qua các công trình sau này khi NNHCNHT được phát triển rộng lớn hơn, liên quan đến PTDN đa phương thức Các nhà nghiên cứu đã ứng dụng NNHCNHT vào việc PTDN đa phương thức liên quan đến các ký hiệu, cử chỉ, điệu bộ,… và thậm chí cả hình ảnh (xem thêm Visual Theory, Kress
social-& Leween, 2006)
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng theo quan điểm của NNHCNHT, diễn ngôn là khái niệm dùng để chỉ các dạng thức tồn tại của văn bản được
hiện thực hoá bằng kiểu nói, viết hoặc các “phương thức biểu hiện tiềm nghĩa khác”
Như vậy, diễn ngôn và văn bản có thể được sử dụng thay thế cho nhau vì sự tương đồng
về nội hàm nếu nhìn từ lý thuyết NNHCNHT
1.1.2 Khung lý thuyết và các đường hướng phân tích diễn ngôn
1.1.2.1 Khung lý thuyết trong phân tích diễn ngôn
Hiện tại, PTDN được tiếp cận từ nhiều góc độ ở nhiều ngành khoa học khác nhau Ngay cả trong lĩnh vực ngôn ngữ học, các khuynh hướng tiếp cận diễn ngôn cũng rất đa dạng Xét từ góc độ tiếp cận, nhiều hệ hình lý thuyết đã được ứng dụng trong PTDN Các hệ lý thuyết được nhiều học giả nghiên cứu trong thời gian gần đây liên quan đến PTDN bao gồm: Ngữ pháp văn bản (Text Grammar), Ngữ dụng (Pragmatics), Ngôn ngữ học Chức năng Hệ thống (NNHCNHT), Lý thuyết Cấu trúc Tu từ (Rhetorical Structure Theory), Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics)
(i) Ngữ pháp văn bản
Ngữ pháp văn bản ra đời trong sự chi phối mạnh mẽ của cấu trúc luận, có thể xem
là lý thuyết hình thành trong bối cảnh ngôn ngữ học tìm kiếm đối tượng nghiên cứu mới vượt ra khỏi phạm vi câu Các học giả nổi tiếng trong việc đóng góp cho hệ hình lý thuyết này là van Dijk (1972) người được xem là nhà ngôn ngữ học đặt nền móng cho Ngữ pháp văn bản, dù trong các công trình sau này của ông lại được tiếp cận từ góc độ ngữ dụng Tiếp theo van Dijk, một số học giả khác như Werlich (1976), Beaugrande & Dressler (1981) cũng đóng góp cho sự phát triển của lý thuyết phân tích văn bản này
Ngữ pháp văn bản xem đối tượng nghiên cứu của họ chủ yếu xoay quanh “văn bản”
11 Nguyên văn trong tiếng Anh là: “it may be either spoken or written, or indeed in any other medium of expression
that we like to think of”
Trang 36(text, ngôn ngữ viết) và “lời nói” (talk, ngôn ngữ nói) Lý thuyết này tập trung giải quyết
các vấn đề cơ bản như liên kết, mạch lạc, cấu trúc tu từ trong hội thoại và ngay cả Chu cảnh (context) nơi mà văn bản hành chức (van Dijk, 1977) Các bình diện thuộc cấu trúc của văn bản như cấu trúc bề mặt (sự liên kết các câu) và cấu trúc sâu (cấu trúc vĩ mô
“macro-structure”) cũng được quan tâm phân tích Dẫu vậy, lý thuyết này không bàn
đến sự tương tác giữa các chủ thể giao tiếp của văn bản Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng Ngữ pháp văn bản ít được quan tâm trong các trào lưu nghiên cứu diễn ngôn ở giai đoạn gần đây
(ii) Ngữ dụng
Lưỡng phân ngôn ngữ và lời nói của F.D Saussure làm hình thành một nhánh nghiên cứu về lời nói trong giới ngữ học Ngữ dụng học ra đời trong bối cảnh như thế PTDN (hội thoại) là một phần trong nhiệm vụ nghiên cứu của Ngữ dụng học Theo đó,
diễn ngôn được hiểu là “tập hợp gồm một hoặc nhiều phát ngôn có tính liên kết, thống nhất về đích và nội dung giao tiếp được tạo ra trong hoạt động giao tiếp” (Đỗ Việt Hùng, 2011, tr 21) và “diễn ngôn nói không có tính độc lập thì văn bản có tính độc lập tương đối cao […] diễn ngôn nói kém hoàn chỉnh hơn văn bản” (Đỗ Hữu Châu, 2003,
tr 147) Lý thuyết ngữ dụng quan tâm đến các vấn đề cơ bản như: Chiếu vật, lập luận, hành động ngôn từ, hội thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn Các học giả tiêu biểu cho trường phái lý thuyết này như Levinson, S C (1983), Mey, J L (2001), Birner,
B J (2012) hoặc nghiên cứu diễn ngôn từ trường phái này như Fetzer, A (2013), Fleischman, S., & Waugh, L R (2016) Như vậy, Ngữ dụng học trong PTDN chủ yếu quan tâm đến hội thoại, Chu cảnh giao tiếp của phát ngôn mà ít để ý đến các khía cạnh của văn bản viết
(iii) Lý thuyết Cấu trúc Tu từ
Lý thuyết Cấu trúc Tu từ cũng là một hệ hình được vận dụng trong PTDN được xây dựng bởi Mann, W C & Thompson, S A (1988) Mục đích ban đầu của lý thuyết này là tập trung xử lý cấu trúc của văn bản viết thông qua việc xác lập các mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong Lý thuyết này chủ yếu được vận dụng trong việc tạo lập (produce) ngôn ngữ tự nhiên để ứng dụng vào các hoạt động xử lý ngôn ngữ trên máy tính, chính yếu là dùng vào mục đích tóm tắt văn bản Các quan hệ mà Lý thuyết này quan tâm là cặp quan hệ hạt nhân (Nucleus) và vệ tinh (Satellite) Bên cạnh đó, các lược
đồ (Schema) cũng được vận dụng trong việc mô tả cấu trúc văn bản (Mann, W C & Thompson, S A., 1988, tr 245-247) Ứng dụng của lý thuyết này đã được kiểm chứng qua việc xây dựng công cụ tóm tắt văn bản trên máy tính (Carlson, L & Marcu D and Okurowski, M E., 2003; Marcu, D., 2000) Do vậy, lý thuyết này chủ yếu được vận
Trang 37dụng trong hoạt động phân tích cấu trúc văn bản viết mà không đi vào nghiên cứu các bình diện khác của diễn ngôn
(iv) Ngôn ngữ học tri nhận
Theo quan sát của chúng tôi, Ngôn ngữ học tri nhận vẫn chưa đưa ra một khái niệm nào rõ ràng về diễn ngôn Dẫu vậy, Nguyễn Thiện Giáp (2012) cho rằng Ngôn ngữ học tri nhận đã có những học giả bắt đầu nghiên cứu các đối tượng như văn bản hay diễn ngôn Ronald W Langacker (2001) cũng bắt đầu công việc miêu tả và gợi ý các phương thức để phân tích diễn ngôn Hai học giả là Langacker (2001) và Thora Tenbrink (2015)
là những người đề cập đến đường hướng tiếp cận PTDN từ tri nhận luận, được gọi là Cognitive Discourse Analysis (phân tích diễn ngôn tri nhận, viết tắt là PTDNTN) Bên cạnh đó cũng có một số học giả khác lý giải một số bình diện của diễn ngôn từ Ngôn ngữ học tri nhận chẳng hạn như Andrej, A K., (2009), Kibrik, A A (2011) nghiên cứu
về cấu trúc nội tại diễn ngôn (local discourse structure), Christopher Hart (2014) nghiên cứu về bối cảnh trong diễn ngôn, Christopher Hart (2010) hay Iedema, R (2004) nghiên cứu diễn ngôn phê phán trên bình diện tri nhận luận Một diễn ngôn được trừu tượng
hoá như một “không gian diễn ngôn hiện hữu” (current discourse space), được cấu thành
từ các “sự kiện giao tiếp” (usage event) được nối kết, liên kết với nhau Khung chú ý
(Attentional framing), Kỳ vọng diễn ngôn (Discourse expectations), Xây dựng cấu trúc diễn ngôn (Struture building) cũng là những yếu tố cần được miêu tả khi tiến hành PTDNTN (Langacker, R W., 2001) Như vậy, PTDNTN đi vào miêu tả tri nhận của con người đối với một đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu có chức năng riêng biệt, đồng thời cũng miêu tả các mối liên kết giữa các bộ phận cấu thành trừu tượng của đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu Tri nhận luận tập trung mô tả diễn ngôn bằng sự trừu tượng hoá nó trong suy nghĩ của con người
(v) Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
Ngôn ngữ học chức năng hệ thống cũng là lý thuyết được nhiều đường hướng
PTDN sử dụng NNHCNHT ngay từ ban đầu dành nhiều sự lưu tâm cho phân tích “cú”
trong tiếng Anh Diễn ngôn chỉ thực sự được quan tâm khi NNHCNHT được phát triển với việc ghi nhận sự ra đời của các lý thuyết mới chẳng hạn như lý thuyết Ngôn vực (Register Theory), lý thuyết về Tiềm năng cấu trúc thể loại (Generic Structure Potential) Hai lý thuyết này cộng hưởng với thành tựu nghiên cứu của Halliday liên quan đến ba siêu chức năng của ngôn ngữ tạo thành một hệ hình lý thuyết đầy đủ cho việc PTDN ở các tầng bậc Vì đây là khung lý thuyết được vận dụng trong Luận án nên việc PTDN theo đường hướng NNHCNHT sẽ được phân tích chi tiết hơn trong các tiểu mục tiếp theo sau Các học giả thuộc trường phái NNHCNHT sử dụng cách viết hoa chữ cái đầu
Trang 38tiên của từ/cụm từ nhằm ghi chú đó là những thuật ngữ do trường phái này đề xuất Luận
án này cũng đề cập thuật ngữ của NNHCNHT theo cách này
1.1.2.2 Các đường hướng phân tích diễn ngôn
Nguyễn Hoà (2003) đã liệt kê ra bảy đường hướng nghiên cứu chính trong PTDN
và cũng tự đề xuất thêm một đường hướng tổng hợp Đây được xem là những đường hướng nghiên cứu chủ yếu, không phải là tất cả các phương thức tiếp cận diễn ngôn Luận án đồng thuận với Nguyễn Hoà ở khía cạnh này Tuỳ theo tiêu chí khác nhau mà việc PTDN có thể được phân thành nhiều đường hướng nghiên cứu Với xu hướng phát
triển của thời đại, ngoài ngôn ngữ tồn tại ở dạng viết hay dạng nói đơn thuần, các “yếu tố” chứa đựng khả năng tạo nghĩa tiềm năng cũng được “tích hợp” với các dạng thức
của ngôn ngữ để tạo lập diễn ngôn Do đó, một số đường hướng PTDN mới như PTDN
đa phương thức đã xuất hiện như một trào lưu mới trong những năm gần đây Luận án ủng hộ các quan điểm phân loại các đường hướng PTDN trước đây Nhưng trong phạm
vi Luận án này, mục đích của việc PTDN sẽ được sử dụng như là một tiêu chí quan trọng
để tiến hành nhận diện các đường hướng nghiên cứu Theo đó, PTDN có thể được phân chia thành bốn đường hướng nghiên cứu chính nếu xét từ mục đích của nó, bao gồm: PTDN miêu tả, PTDNPP, PTDN tích cực, PTDN trung hoà
(i) Phân tích diễn ngôn miêu tả
PTDN miêu tả hay còn được gọi ngắn gọn là PTDN quan tâm đến việc miêu tả ngôn ngữ ở những khía cạnh vượt ra khỏi phạm vi câu Nhìn lại lịch sử ra đời, phân tích diễn ngôn bắt đầu từ các nhà Ngữ pháp văn bản Sau đó, các lý thuyết ngôn ngữ học khác cũng bắt đầu nghiên cứu PTDN theo ý nghĩa mở rộng hơn nghiên cứu văn bản đơn
thuần Brown, G., & Yule, G (2002) cho rằng PTDN là “khảo sát quá trình con người
sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp như thế nào mà cụ thể là người phát đã tạo ra các thông điệp ngôn ngữ như thế nào cho người nhận và người nhận xử lý thông điệp ngôn ngữ như thế nào để hiểu chúng” (tr 10) Mục tiêu lớn nhất của hai tác giả này là “mối quan tâm truyền thống của các nhà ngôn ngữ học mô tả: mô tả các hình thức ngôn ngữ được
sử dụng như thế nào trong giao tiếp” (Brown, G., & Yule, G., 2002, tr 10) Tương tự,
sau khi đúc kết từ nhiều quan điểm khác nhau của các học giả trong và ngoài nước, Diệp Quang Ban (2009) cho rằng:
“PTDN là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói hoặc viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn
từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện
Trang 39tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hoá, dân tộc)” (tr 158)
Như vậy, mục đích ban đầu của PTDN từ khi hình thành (từ góc nhìn ngôn ngữ học) là xác lập các nguyên tắc hình thành diễn ngôn, tức là giải thích việc sử dụng diễn ngôn trong giao tiếp của con người như thế nào Đây chính là lý do PTDN miêu tả được
ra đời và được các học giả gọi vắn tắt là PTDN Đồng thời, mục đích này cũng khu biệt đường hướng PTDN này so với các đường hướng nghiên cứu còn lại PTDN miêu tả được xem là đường hướng nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực ngôn ngữ học vì số lượng các nghiên cứu liên quan mang tính áp đảo so với các đường hướng khác Các học giả PTDN theo đường hướng này có thể liệt kê như: Fleischman, S., & Bybee, J L (1995), Wood, L A., & Kroger, R O (2000), Widdowson, H G (2007)
PTDN miêu tả được tiếp cận từ nhiều khung lý thuyết khác nhau, chẳng hạn như Ngữ pháp văn bản, NNHCNHT, Ngôn ngữ học tri nhận, Lý thuyết Cấu trúc tu từ, Ngữ dụng học PTDN đa phương thức như đã đề cập cũng được xem là một dạng thức của PTDN miêu tả Tuy nhiên, đường hướng nghiên cứu này không chỉ tiến hành phân tích
văn bản nói hoặc viết mà còn đi sâu vào nghiên cứu các “yếu tố tiềm nghĩa” khác như
ký hiệu, hình ảnh, phim ảnh,… Các diễn ngôn chứa đựng các “yếu tố tiềm nghĩa” này
được gọi là diễn ngôn đa phương thức PTDN đa phương thức cũng rất đặc biệt bởi vì
nó còn có thể thực hiện nhiều mục đích khác nhau Vì vậy, diễn ngôn đa phương thức cũng là đối tượng tiếp cận của PTDNPP, từ đó hình thành đường hướng PTDNPP đa phương thức
Phân tích các diễn ngôn nói cũng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu (Widdowson, H G., 2007; Wood, L A., & Kroger, R O., 2000; Wong, J., & Waring,
H Z., 2020; Coulthard, M., 1985; Wooffitt, R., 2005; Wood, L A., & Kroger, R O., 2000; Grundy, P., 2013; Sandra, B.H., 2004) Việc phân tích diễn ngôn nói được tiếp cận từ hai khung lý thuyết chính: Phân tích hội thoại và Ngữ dụng học Ngữ dụng học được xem là một đường hướng PTDN nhưng Phân tích hội thoại thì không được xem là một đường hướng Lý do là vì Phân tích hội thoại chỉ tập trung giải quyết các vấn đề của hội thoại và giao tiếp chứ không được xây dựng như một hệ lý thuyết để PTDN nói Phân tích hội thoại là một trào lưu nghiên cứu có trước cả Ngữ dụng học và nghiên cứu diễn ngôn theo con đường thực nghiệm (Diệp Quang Ban, 2009, tr 64) Dù được khai sinh bởi nhà xã hội học Harvey Sacks để tiếp cận nghiên cứu hội thoại từ góc nhìn tương tác xã hội (social interaction) nhưng Phân tích hội thoại cũng được các nhà PTDN quan tâm nghiên cứu
Trang 40(ii) Phân tích diễn ngôn phê phán
Nếu PTDN miêu tả đi vào xác lập các phương thức giao tiếp cũng như phương thức cấu tạo diễn ngôn thì mục đích của PTDNPP không giống vậy Lý do PTDNPP vẫn được xem là một đường hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học là vì suy cho cùng nó vẫn phục vụ cho lĩnh vực ngôn ngữ học Các ngành khoa học khác chỉ xem việc PTDN như là một công cụ, phương pháp mang tính định tính phục vụ cho ngành khoa học đó PTDNPP được van Dijk (2015) khái quát như sau:
“PTDNPP là nghiên cứu PTDN chủ yếu về lạm dụng quyền lực xã hội và bất bình đẳng được thực hiện, tái tạo, hợp pháp hóa cũng như bị chống lại bằng văn bản và lời nói trong bối cảnh chính trị và xã hội.” 12 (tr 466)
Fairclough cũng được xem là học giả tiếng tăm trong việc nghiên cứu đường hướng PTDNPP Ông và van Dijk được xem là hai học giả có tầm ảnh hưởng lớn lao vì những công trình nghiên cứu có chỉ số trích dẫn cao liên quan đến diễn ngôn phê phán Nếu van Dijk nghiên cứu diễn ngôn phê phán từ góc nhìn của Ngữ pháp văn bản thì Fairclough lại vận dụng NNHCNHT của Halliday trong nghiên cứu Chính vì vậy, diễn ngôn phê phán dù cùng một mục đích nhưng lại tiếp cận theo hai cách hoàn toàn khác biệt Trong nghiên cứu của mình, Fairclough (1993) cho rằng:
“PTDN nhằm khám phá một cách có hệ thống các mối quan hệ thường không
rõ ràng về quan hệ nhân quả và xác định giữa (a) các thực tiễn, sự kiện và văn bản có thể suy diễn, và (b) các cấu trúc, quan hệ và quá trình xã hội và văn hóa rộng lớn hơn; để xem xét bằng cách nào những thực tiễn, sự kiện và văn bản đó nảy sinh và được định hình về mặt tư tưởng bởi các mối quan hệ quyền lực và tranh giành quyền lực; và để khám phá xem bản thân sự mờ mịt của những mối quan hệ giữa diễn ngôn và xã hội này lại là yếu tố đảm bảo quyền lực và sự bá quyền” (tr.135)
Cách hiểu về diễn ngôn phê phán của hai học giả này có thể khác nhau đôi chút nhưng về mục đích thì gần như tương đồng Theo đó, mục đích của PTDNPP là tìm hiểu bằng cách nào các diễn ngôn đã tạo ra, duy trì và hợp pháp hoá các thực tiễn xã hội, mà chủ yếu liên quan đến các vấn đề về lạm dụng quyền lực, bất bình đẳng xã hội hoặc sự phân biệt đối xử Để đạt được mục đích này, PTDNPP xây dựng nền tảng lý thuyết để
có thể ứng dụng vào một thể loại diễn ngôn cụ thể Đường hướng này cũng được đào sâu nghiên cứu bởi nhiều học giả khác, chẳng hạn như: Locke, T (2004); Young, L., &
12 Văn bản và lời nói (text and talk) ở đây được hiểu là dạng thức tồn tại của ngôn ngữ là viết – ký tự và nói – âm thanh