1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SOME PARASITIC CRUSTACEANS OF WILD SEED AND POND CULTURED GROUPER IN KHANH HOA PROVINCE, VIET NAM

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giáp Xác Kí Sinh Ở Cá Mú Giống Tự Nhiên Và Cá Mú Nuôi Ao Khu Vực Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
Tác giả Vừ Thế Dũng, Glenn A. Bristow, Nguyễn Hữu Dũng, Vừ Thị Dung
Trường học Nha Trang University
Thể loại Proceedings
Năm xuất bản 2007
Thành phố Nha Trang
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Y khoa - Dược - Y dược - Sinh học Võ Thế Dũng và cs ., 323-332 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-1492007, Nha Trang 323 MỘT SỐ GIÁP XÁC KÝ SINH Ở CÁ MÚ GIỐNG TỰ NHIÊN VÀ CÁ MÚ NUÔI AO KHU VỰC TỈNH KHÁNH HÒA, VIỆT NAM 1 Võ Thế Dũng, 3 Glenn A. Bristow, 2 Nguyễn Hữu Dũng, 1 Võ Thị Dung 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sả n III, Nha Trang 2 Trường Đại họ c Nha Trang 3 Trường Đại học Bergen, Na Uy Tóm tắt 176, 137, 33 và 28 là số lượng tương ứng của cá mú giống tự nhiên loài E. coioides và E. bleekeri và của cá mú nuôi ao loài E. coioides và E. bleekeri đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Mẫu cá sống đượ c thu gom trực tiếp từ ngư dân trong khoảng thời gian từ tháng 1 đế n tháng 12 năm 2006. Kích cỡ cá giống tự nhiên của E. coioides dao độ ng trong khoảng 50 – 270 mm (trung bình là 124,1 ± 47,6 mm), của cá giống tự nhiên loài E. bleekeri dao động trong khoả ng 55-270 mm (trung bình là 139,8 ± 59,2 mm), của cá nuôi ao loài E. coioides dao độ ng trong khoảng 85–500 mm (trung bình là 327,9 ± 110,1 mm), củ a cá nuôi ao loài E. bleekeri dao động trong khoả ng 110–335 mm (trung bình là 227,9 ± 76,7 mm). Kết quả cho thấy cá mú giống tự nhiên và cá mú nuôi ao bị nhiễm với ít nhất 2 loài thuộc giống Caligus, 1 loài thuộ c giống Gnathia, 1 loài thuộc giống Rhexanella, 1 loài thuộc giống Ergasilus, ấu trùng ở nhớt da và ấu trùng ở mang. Đây là báo cáo đầ u tiên ở Việt Nam về một số loài giáp xác ký sinh. Trong tất cả các phép so sánh được thực hiện, chỉ có tỷ lệ nhiễm C. multispinosus của cá E. coioides và E. bleekeri giống tự nhiên khác nhau có ý nghĩa thống kê. SOME PARASITIC CRUSTACEANS OF WILD SEED AND POND CULTURED GROUPER IN KHANH HOA PROVINCE, VIET NAM 1 Vo The Dung, 3 Glenn A. Bristow, 2 Nguyen Huu Dung, 1 Vo Thi Dung 1 Research Institute for Aquaculture No. 3, 33 Dang Tat St., Nha Trang city, Vietnam 2 Nha Trang University, 02 Nguyen Dinh Chieu St., Nhatrang city, Vietnam 3 Bergen University, Norway Abstract 176, 137, 33 and 28 specimens of wild seed grouper of E. coioides, E. bleekeri, and pond cultured E. coioides and E. bleekeri , respectively, were used in this research. Samples were collected alive from January to December in 2006. Size of wild seed of E. coioides ranged from 50- 280 mm (Mean = 124.1 ± 47.6 mm), that of E. bleekeri ranged from 55- 270 mm (Mean = 139.8 ± 59.2 mm). Size of pond cultured E. coioides ranged from 85–500 mm (Mean = 327.9 ± 110.1mm), that of E. Vo The Dung et al. , 323-332 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 324 bleekeri ranged from 110–335 mm (Mean = 227.9 ± 76.7 mm). Results showed that wild seed and pond cultured groupers were infected with at least 2 species of Caligus, 1 species of Gnathia, 1 species of Rhexanella, 1 species of Ergasilus , 1 type of skin caligus larvae , and 1 type of gill caligus larvae. This is the first report in Viet Nam for some crustacean species identified to the species level. In all comparisons, only prevalence of wild E. coioides and E. bleekeri infected with C. multispinosus was statistically different. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, bệnh cá do ký sinh trùng gây ra đã được chú ý trong giai đoạ n 1960 đến 1990 (Đỗ Thị Hòa và cs., 2004). Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây cũng tập trung nhiều vào các loài ký sinh trùng thuộc khu vực nước ngọ t. Ký sinh trùng nói chung và giáp xác ký sinh nói riêng ở cá nước lợ - mặn chưa được chú ý nhiều. Trong số những loài cá nước lợ-mặn được nuôi ở nướ c ta, cá mú là nhóm cá được nuôi phổ biến nhất và cũng là nhóm cá có giá trị thươ ng mại và giá trị dinh dưỡng cao nhất. Thời gian gần đây cá mú nuôi bị bệnh chế t khá nhiều, nhưng vẫn chưa có biện pháp phòng trị hữu hiệu. Việc nghiên cứ u bệnh còn hết sức lẻ tẻ, bệnh do ký sinh trùng gây ra còn bị xem nhẹ. Gần đ ây có một số công trình nghiên cứu về ký sinh trùng được công bố ví dụ Võ Thế Dũng và cs. (2005) về khu hệ ký sinh trùng của cá mú, Võ Thế Dũ ng và cs. (2007a) về sán đơn chủ ký sinh ở cá mú nuôi ao lồng và nuôi ao, Võ Thế Dũ ng và cs. (2007b) về sán đơn chủ ký sinh ở cá mú giống tự nhiên. Giáp xác là đố i tượng phân bố rất rộng, chúng có mặt khắp nơi trong tất cả các thủy vực từ ngọt đến lợ và mặn. Chúng có thể gây bệnh, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nuôi và cá tự nhiên. Nghiên cứu này tập trung vào thành phần và tỷ lệ cảm nhiễm củ a các loài giáp xác ký sinh ở cá giống tự nhiên và cá nuôi ao của 2 loài cá mú đ en (Epinephelus coioides Hamilton, 1822) và cá mú mè (Epinephelus bleekeri Vaillant, 1877). Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho công tác phòng và trị bệnh do giáp xác gây ra trên cá mú giống khi đưa và nuôi và cá mú nuôi ở Việ t Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu là cá mú giống tự nhiên và cá nuôi ao còn sống được thu từ các khu vự c khác nhau tỉnh Khánh Hòa. Mỗi lần thu không quá 20 mẫu đối với cá tự nhiên và 15 mẫu đối với cá nuôi, không thu cùng lúc cá tự nhiên và cá nuôi. Dùng các thùng xốp khác nhau có đựng nước biển lọc sạch và sục khí liên tục để vậ n chuyển sống các loài cá khác nhau, sau đó các loài cá khác nhau được nhố t riêng trong các bể để tránh sự lây lan ký sinh trùng giữ a loài cá này sang loài cá khác. Nghiên cứu ký sinh trùng trong vòng 48 giờ đồng hồ sau khi thu mẫu. Võ Thế Dũng và cs ., 323-332 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-1492007, Nha Trang 325 Những mẫu không kịp nghiên cứu được đem cố định bằng formol 4 . Mẫ u nghiên cứu thuộc 2 loài cá mú thường gặp nhất tại Khánh Hòa là cá mú đ en (Epinephelus coioides Hamilton, 1822) và cá mú mè (E. bleekeri Vaillant, 1877). Phân loại cá dựa vào sách phân loạ i cá mú (Heemstra và Randall, 1993). Cá được thu trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 nă m 2006. Số lượng vật và kích thước cá đã phân tích đượpc trình bày trong Bả ng 1. Bảng 1. Số lượng, kích thước (± S.D.) của cá mẫu (trong ngoặc đơn là giá trị nhỏ nhấ t và lớn nhất) Cá giống tự nhiên Cá nuôi ao E. coioides E. bleekeri E. coioides E. bleekeri Tổng số mẫ u (N) 176 137 33 28 Chiề u dài (mm) 124,1 ± 47,6 (50 – 280) 139,8 ± 39,2 (55 – 270) 327,9 ± 110,1 (85 – 500) 227,9 ± 76,7 (110 – 335) Khối lượng (gr) 35,5 ± 50,1 (2,0 – 280,0) 49,9 ± 60,7 (1,6 – 250,0) 709,2 ± 448,0 (6,0 – 2000,0) 216,8 ± 208,4 (14,0 – 650,0) Cân khối lượng cá bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến 0,1 gam, đ o chiều dài cá bằng thước đo có độ chính xác đến 1 mm trước khi đem nghiên cứ u ký sinh trùng. Quan sát kỹ bằng mắt thường để tìm giáp xác ký sinh có kích thước lớ n trên cơ thể cá, nếu có thì tách chúng ra để nghiên cứu. Cạo nhớ t da cho lên lam kính, thêm một ít nước biển để nhớt không bị khô, đậy lamen lạ i, quan sát và tìm giáp xác ký sinh dưới kính hiển vi. Cắt rời từng phiến mang, các vây bỏ vào hộp lồng đựng nước biển lọc sạch, đem quan sát dưới kính soi nổ i, khi tìm thấy giáp xác thì tách ra đưa lên lam kính, đem quan sát dưới kính hiể n vi. Quan sát trong xoang miệng, xoang mang, hóc mũi để tìm giáp xác ký sinh trong đó. Các mẫu giáp xác được đem vẽ, chụp hình và đo các đặc điể m phân loại. Số còn lại đem cố định trong cồn 70 hoặ c formol 4 . Tỷ lệ nhiễm được tính và so sánh như sau: 100() ×= n P A Trong đó: A là tỷ lệ nhiễ m () P là số cá có nhiễm giáp xác ký sinh đang được nghiên cứ u n là số cá của loài đang được nghiên cứu. Vo The Dung et al. , 323-332 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 326 Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và Epi-info. Khi so sánh sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giáp xác ký sinh trên 2 loài cá E. coioides và E. bleekeri hay giữa cá tự nhiên và cá nuôi ao của cùng một loài, dùng “Chi- square test with yates-corrected” nếu số cá thể bị nhiễm loại ký sinh trùng đ ó lớn hơn hoặc bằng 5, dùng “Fisher exact test two-tails” nếu số cá thể bị nhiễ m loại ký sinh trùng đó ít hơn 5. Mức ý nghĩa α = 0,05. Không thực hiện việ c so sánh tỷ lệ nhiễm một loại giáp xác ký sinh nào đó nếu một hoặc cả hai nhóm cá không nhiễm loại ký sinh trùng đó. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U 1. Thành phần và tỷ lệ nhiễm các loài giáp xác Có 6 loài và 2 nhóm ấu trùng đã được tìm thấy trên cá E. coioides giống tự nhiên, chỉ có 3 loài được tìm thấy ở cá E. bleekeri giống tự nhiên. Ở cá E. coioides nuôi chỉ bắt gặp 3 loài và 1 nhóm ấu trùng trên nhớt da, cá E. bleekeri nuôi chỉ bị nhiễm 1 loài và 1 nhóm ấu trùng ở mang. Chỉ có loài C. multispinosus được tìm thấy trên cả 2 loài cá và ở cả trên cá tự nhiên và cá nuôi ao với tỷ lệ nhiễm tương đối cao (khoảng 25 ) cả trên cá E. coioides giống tự nhiên và nuôi. Tỷ lệ nhiễm của cá E. bleekeri thấp hơ n (0,7 ở cá giống tự nhiên và 10,3 ở cá nuôi). Bắt gặp loài Caligus epidemicus ký sinh ở cá tự nhiên các loài E. coioides, E. bleekeri và cá nuôi loài E. coioides với tỷ lệ nhiễm tương đương nhau (Bảng 2). Bảng 2. Thành phần và tỷ lệ nhiễm giáp xác Tỷ lệ nhiễ m C á giống tự nhiên Cá nuôi aoKý sinh trùng E. coioides E. bleekeri E. coioides E. bleekeri Caligus epidemicus Hewitt, 1971 6,3 7,3 6,3 0,0 Caligus multispinosus Shen, 1957 24,4 0,7 25,0 10,3 Caligus sp. 2,8 0,0 0,0 0,0 Ergasilus sp. 1,7 0,0 0,0 0,0 Rhexanella sp. 0,0 0,0 3,1 0,0 Gnathia sp. 1,1 2,2 0,0 0,0 Ấu trùng ở da 0,5 0,0 3,1 0,0 Áu trùng ở mang 1,1 0,0 0,0 3,4 Võ Thế Dũng và cs ., 323-332 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-1492007, Nha Trang 327 Nhìn chung cá E. coioides có thành phầ n giáp xác ký sinh phong phú hơn cá E. bleekeri, và tỷ lệ nhiễm của E. coioides cũng thường cao hơn tỷ lệ nhiễm của cá E. bleekeri. 2. So sánh tỷ lệ nhiễm giáp xác Chỉ có tỷ lệ cảm nhiễm Caligus multispinosus của cá tự nhiên E. coioides và E. bleekeri khác nhau có ý nghĩa thống kê, còn tỷ lệ cảm nhiễ m các loài và nhóm ký sinh trùng khác thì hoặc là không so sánh được hoặ c là khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). Bảng 3. So sánh tỷ lệ nhiễm giáp xác giữa 2 loài cá (- chỉ một loài cá nhiễm loạ i giáp xác ký sinh này, + cả 2 loài đều không nhiễm loại giáp xác ký sinh này) Tỷ lệ nhiễ m Ký sinh trùng Cá tự nhiên E. coioides và E. bleekeri Cá nuôi E. coioides và E. bleekeri Caligus epidemicus Hewitt, 1977 0,88 Caligus multispinosus Shen, 1957 0,00 0,30 Caligus sp. - + Eargasilus - + Rhexanella sp. + - Gnathia sp. 0,65 + Ấu trùng ở da - - Ấu trùng ở mang - - Chỉ có tỷ lệ nhiễm C. multispinosus của E. bleekeri tự nhiên và E. bleekeri nuôi ao khác nhau có ý nghĩa thống kê. Còn lại thì hoặ c là không so sánh được do chỉ 1 nhóm hoặc cả 2 nhóm cá (nuôi ao và tự nhiên) đề u không nhiễm cùng một loại giáp xác hoặc có nhiễm như ng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (Bảng 4). IV. THẢO LUẬN Đã có hơn 1.700 loài thuộc copepode ký sinh trên cá được biết đến (Mö ller and Anders, 1986. Post, 1987), trong đó các loài thuộc các giống Caligus và Ergasilus là rất phổ biến. Tuy nhiên do kích thước cơ thể nhỏ, đặc điể m hình thái c...

Trang 1

MỘT SỐ GIÁP XÁC KÝ SINH Ở CÁ MÚ GIỐNG TỰ NHIÊN VÀ CÁ

MÚ NUÔI AO KHU VỰC TỈNH KHÁNH HÒA, VIỆT NAM

1Võ Thế Dũng, 3Glenn A Bristow, 2Nguyễn Hữu Dũng, 1Võ Thị Dung

1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Nha Trang

2 Trường Đại học Nha Trang

3 Trường Đại học Bergen, Na Uy

Tóm tắt 176, 137, 33 và 28 là số lượng tương ứng của cá mú giống tự nhiên loài

E coioides và E bleekeri và của cá mú nuôi ao loài E coioides và E

bleekeri đã được sử dụng trong nghiên cứu này Mẫu cá sống được thu

gom trực tiếp từ ngư dân trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12

năm 2006 Kích cỡ cá giống tự nhiên của E coioides dao động trong

khoảng 50 – 270 mm (trung bình là 124,1 ± 47,6 mm), của cá giống tự

nhiên loài E bleekeri dao động trong khoảng 55-270 mm (trung bình là

139,8 ± 59,2 mm), của cá nuôi ao loài E coioides dao động trong

khoảng 85–500 mm (trung bình là 327,9 ± 110,1 mm), của cá nuôi ao

loài E bleekeri dao động trong khoảng 110–335 mm (trung bình là

227,9 ± 76,7 mm) Kết quả cho thấy cá mú giống tự nhiên và cá mú

nuôi ao bị nhiễm với ít nhất 2 loài thuộc giống Caligus, 1 loài thuộc

giống Gnathia, 1 loài thuộc giống Rhexanella, 1 loài thuộc giống

Ergasilus, ấu trùng ở nhớt da và ấu trùng ở mang Đây là báo cáo đầu

tiên ở Việt Nam về một số loài giáp xác ký sinh Trong tất cả các phép

so sánh được thực hiện, chỉ có tỷ lệ nhiễm C multispinosus của cá E

coioides và E bleekeri giống tự nhiên khác nhau có ý nghĩa thống kê

SOME PARASITIC CRUSTACEANS OF WILD SEED AND POND CULTURED GROUPER IN KHANH HOA PROVINCE,

VIET NAM

1Vo The Dung, 3Glenn A Bristow, 2Nguyen Huu Dung, 1Vo Thi Dung

1 Research Institute for Aquaculture No 3, 33 Dang Tat St.,

Nha Trang city, Vietnam

2 Nha Trang University, 02 Nguyen Dinh Chieu St., Nhatrang city, Vietnam

3 Bergen University, Norway

Abstract 176, 137, 33 and 28 specimens of wild seed grouper of E coioides, E

bleekeri, and pond cultured E coioides and E bleekeri, respectively,

were used in this research Samples were collected alive from January

to December in 2006 Size of wild seed of E coioides ranged from

50-280 mm (Mean = 124.1 ± 47.6 mm), that of E bleekeri ranged from

55-270 mm (Mean = 139.8 ± 59.2 mm) Size of pond cultured E coioides

ranged from 85–500 mm (Mean = 327.9 ± 110.1mm), that of E

Trang 2

bleekeri ranged from 110–335 mm (Mean = 227.9 ± 76.7 mm) Results

showed that wild seed and pond cultured groupers were infected with at

least 2 species of Caligus, 1 species of Gnathia, 1 species of Rhexanella, 1 species of Ergasilus, 1 type of skin caligus larvae , and 1

type of gill caligus larvae This is the first report in Viet Nam for some crustacean species identified to the species level In all comparisons,

only prevalence of wild E coioides and E bleekeri infected with C multispinosus was statistically different

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, bệnh cá do ký sinh trùng gây ra đã được chú ý trong giai đoạn

1960 đến 1990 (Đỗ Thị Hòa và cs., 2004) Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây cũng tập trung nhiều vào các loài ký sinh trùng thuộc khu vực nước ngọt

Ký sinh trùng nói chung và giáp xác ký sinh nói riêng ở cá nước lợ - mặn chưa được chú ý nhiều Trong số những loài cá nước lợ-mặn được nuôi ở nước ta, cá

mú là nhóm cá được nuôi phổ biến nhất và cũng là nhóm cá có giá trị thương mại và giá trị dinh dưỡng cao nhất Thời gian gần đây cá mú nuôi bị bệnh chết khá nhiều, nhưng vẫn chưa có biện pháp phòng trị hữu hiệu Việc nghiên cứu bệnh còn hết sức lẻ tẻ, bệnh do ký sinh trùng gây ra còn bị xem nhẹ Gần đây

có một số công trình nghiên cứu về ký sinh trùng được công bố ví dụ Võ Thế Dũng và cs (2005) về khu hệ ký sinh trùng của cá mú, Võ Thế Dũng và cs (2007a) về sán đơn chủ ký sinh ở cá mú nuôi ao lồng và nuôi ao, Võ Thế Dũng

và cs (2007b) về sán đơn chủ ký sinh ở cá mú giống tự nhiên Giáp xác là đối tượng phân bố rất rộng, chúng có mặt khắp nơi trong tất cả các thủy vực từ ngọt đến lợ và mặn Chúng có thể gây bệnh, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nuôi và cá tự nhiên

Nghiên cứu này tập trung vào thành phần và tỷ lệ cảm nhiễm của các loài giáp xác ký sinh ở cá giống tự nhiên và cá nuôi ao của 2 loài cá mú đen

(Epinephelus coioides Hamilton, 1822) và cá mú mè (Epinephelus bleekeri

Vaillant, 1877) Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho công tác phòng và trị bệnh do giáp xác gây ra trên cá mú giống khi đưa và nuôi và cá mú nuôi ở Việt Nam

II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mẫu là cá mú giống tự nhiên và cá nuôi ao còn sống được thu từ các khu vực khác nhau tỉnh Khánh Hòa Mỗi lần thu không quá 20 mẫu đối với cá tự nhiên

và 15 mẫu đối với cá nuôi, không thu cùng lúc cá tự nhiên và cá nuôi Dùng các thùng xốp khác nhau có đựng nước biển lọc sạch và sục khí liên tục để vận chuyển sống các loài cá khác nhau, sau đó các loài cá khác nhau được nhốt

Trang 3

Những mẫu không kịp nghiên cứu được đem cố định bằng formol 4 % Mẫu nghiên cứu thuộc 2 loài cá mú thường gặp nhất tại Khánh Hòa là cá mú đen

(Epinephelus coioides Hamilton, 1822) và cá mú mè (E bleekeri Vaillant,

1877) Phân loại cá dựa vào sách phân loại cá mú (Heemstra và Randall, 1993)

Cá được thu trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm

2006 Số lượng vật và kích thước cá đã phân tích đượpc trình bày trong Bảng 1

Bảng 1 Số lượng, kích thước (± S.D.) của cá mẫu (trong ngoặc đơn là giá trị nhỏ nhất

và lớn nhất)

E coioides E bleekeri E coioides E bleekeri

Tổng số mẫu

Chiều dài

(mm)

124,1 ± 47,6 (50 – 280)

139,8 ± 39,2 (55 – 270)

327,9 ± 110,1 (85 – 500)

227,9 ± 76,7 (110 – 335)

Khối lượng (gr) (2,0 – 280,0) 35,5 ± 50,1 (1,6 – 250,0) 49,9 ± 60,7 (6,0 – 2000,0) 709,2 ± 448,0 (14,0 – 650,0) 216,8 ± 208,4

Cân khối lượng cá bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến 0,1 gam, đo chiều dài cá bằng thước đo có độ chính xác đến 1 mm trước khi đem nghiên cứu

ký sinh trùng

Quan sát kỹ bằng mắt thường để tìm giáp xác ký sinh có kích thước lớn trên cơ thể cá, nếu có thì tách chúng ra để nghiên cứu Cạo nhớt da cho lên lam kính, thêm một ít nước biển để nhớt không bị khô, đậy lamen lại, quan sát và tìm giáp xác ký sinh dưới kính hiển vi Cắt rời từng phiến mang, các vây bỏ vào hộp lồng đựng nước biển lọc sạch, đem quan sát dưới kính soi nổi, khi tìm thấy giáp xác thì tách ra đưa lên lam kính, đem quan sát dưới kính hiển vi Quan sát trong xoang miệng, xoang mang, hóc mũi để tìm giáp xác ký sinh trong đó Các mẫu giáp xác được đem vẽ, chụp hình và đo các đặc điểm phân loại Số còn lại đem cố định trong cồn 70 % hoặc formol 4 %

Tỷ lệ nhiễm được tính và so sánh như sau:

% 100 (%)= ×

n

P A

Trong đó: A là tỷ lệ nhiễm (%)

P là số cá có nhiễm giáp xác ký sinh đang được nghiên cứu

n là số cá của loài đang được nghiên cứu

Trang 4

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và Epi-info Khi so sánh sự

khác nhau về tỷ lệ nhiễm giáp xác ký sinh trên 2 loài cá E coioides và E

bleekeri hay giữa cá tự nhiên và cá nuôi ao của cùng một loài, dùng

“Chi-square test with yates-corrected” nếu số cá thể bị nhiễm loại ký sinh trùng đó lớn hơn hoặc bằng 5, dùng “Fisher exact test two-tails” nếu số cá thể bị nhiễm loại ký sinh trùng đó ít hơn 5 Mức ý nghĩa α = 0,05 Không thực hiện việc so sánh tỷ lệ nhiễm một loại giáp xác ký sinh nào đó nếu một hoặc cả hai nhóm cá không nhiễm loại ký sinh trùng đó

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thành phần và tỷ lệ nhiễm các loài giáp xác

Có 6 loài và 2 nhóm ấu trùng đã được tìm thấy trên cá E coioides giống tự nhiên, chỉ có 3 loài được tìm thấy ở cá E bleekeri giống tự nhiên Ở cá E

coioides nuôi chỉ bắt gặp 3 loài và 1 nhóm ấu trùng trên nhớt da, cá E bleekeri

nuôi chỉ bị nhiễm 1 loài và 1 nhóm ấu trùng ở mang

Chỉ có loài C multispinosus được tìm thấy trên cả 2 loài cá và ở cả trên

cá tự nhiên và cá nuôi ao với tỷ lệ nhiễm tương đối cao (khoảng 25 %) cả trên

cá E coioides giống tự nhiên và nuôi Tỷ lệ nhiễm của cá E bleekeri thấp hơn (0,7 % ở cá giống tự nhiên và 10,3 % ở cá nuôi) Bắt gặp loài Caligus

epidemicus ký sinh ở cá tự nhiên các loài E coioides, E bleekeri và cá nuôi

loài E coioides với tỷ lệ nhiễm tương đương nhau (Bảng 2)

Bảng 2 Thành phần và tỷ lệ nhiễm giáp xác

Tỷ lệ nhiễm

C á giống tự nhiên Cá nuôi ao

Ký sinh trùng

E

coioides bleekeri E coioides E bleekeri E

Trang 5

Nhìn chung cá E coioides có thành phần giáp xác ký sinh phong phú

hơn cá E bleekeri, và tỷ lệ nhiễm của E coioides cũng thường cao hơn tỷ lệ

nhiễm của cá E bleekeri

2 So sánh tỷ lệ nhiễm giáp xác

Chỉ có tỷ lệ cảm nhiễm Caligus multispinosus của cá tự nhiên E coioides và E

bleekeri khác nhau có ý nghĩa thống kê, còn tỷ lệ cảm nhiễm các loài và nhóm

ký sinh trùng khác thì hoặc là không so sánh được hoặc là khác nhau không có

ý nghĩa thống kê (Bảng 3)

Bảng 3 So sánh tỷ lệ nhiễm giáp xác giữa 2 loài cá (- chỉ một loài cá nhiễm loại giáp

xác ký sinh này, + cả 2 loài đều không nhiễm loại giáp xác ký sinh này)

Tỷ lệ nhiễm

Ký sinh trùng Cá tự nhiên E coioides

và E bleekeri Cá nuôi E coioides và E bleekeri

Chỉ có tỷ lệ nhiễm C multispinosus của E bleekeri tự nhiên và E

bleekeri nuôi ao khác nhau có ý nghĩa thống kê Còn lại thì hoặc là không so

sánh được do chỉ 1 nhóm hoặc cả 2 nhóm cá (nuôi ao và tự nhiên) đều không

nhiễm cùng một loại giáp xác hoặc có nhiễm nhưng khác nhau không có ý

nghĩa thống kê (Bảng 4)

IV THẢO LUẬN

Đã có hơn 1.700 loài thuộc copepode ký sinh trên cá được biết đến (Möller and

Anders, 1986 Post, 1987), trong đó các loài thuộc các giống Caligus và

Ergasilus là rất phổ biến Tuy nhiên do kích thước cơ thể nhỏ, đặc điểm hình

thái có sự biến đổi qua các giai đoạn phát triển, nên việc phân loại chúng gặp

Trang 6

nhiều khó khăn Các tài liệu phân loại copepoda ký sinh hiện có chủ yếu tập

trung vào các loài thuộc khu vực ôn đới, còn các loài ở khu vực nhiệt đới vẫn

chưa được nghiên cứu nhiều Công trình này công bố sự có mặt và tỷ lệ nhiễm

của 4 giống giáp xác trên 2 lòai cá mú nuôi ở Khánh Hòa

Bảng 4 So sánh tỷ lệ nhiễm giáp xác giữa cá tự nhiên và cá nuôi ao (- chỉ cá tự nhiên

hoặc cá ao nhiễm loại giáp xác ký sinh này, + cả cá tự nhiên và cá ao đều không nhiễm loại giáp xác ký sinh này)

1 Giống Caligus (Hình 1, 2)

Dung The Vo và cs (2008b) lần đầu tiên công bố tìm thấy 2 loài C

epidemicus Hewitt, 1971 và C multispinosus Shen, 1957 ở Việt Nam Võ Thế

Dũng và cộng sự (2005) công bố bắt gặp 2 loài Caligus sp1 và Caligus sp2 trên

cá mú Epinephelus spp ở Khánh Hòa Nhiều khả năng 2 loài Caligus sp1 và

Caligus sp2 chính là C epidemicus Hewitt, 1971 và C multispinosus Shen,

1957, tuy nhiên trong công trình đó các tác giả chưa phân loại được đến loài

Hầu hết các loài thuộc giống này đều sống trong môi trường nước mặn-lợ, chỉ

có loài Caligus lacustris Steenstrup and Lütken, 1861 được phát hiện ký sinh ở

cá nước ngọt gần vùng Bắc cực Kabata (1992), Bùi Quang Tề và cs (1999)

công bố đã bắt gặp loài này ở cá Rô Phi khu vực tỉnh Quảng Ninh Năm 1991,

Bùi Quang Tề và cs công bố bắt gặp Caligus sp ở cá Rô Phi nước ngọt khu

vực đồng bằng Sông Cửu Long Nguyễn Hữu Dũng (2001) công bố đã bắt gặp

họ Caligidae ở cá mú khu vực Khánh Hòa Như vậy, ở Việt Nam chưa có nhiều

công bố về Caligus ký sinh ở cá nói chung và nước lợ - mặn nói riêng Loài C

epidemicus đã được bắt gặp ký sinh trên cá E coioides ở Philippines (Ho và

cs., 2004) Đây là một loài có khả năng gây bệnh - dịch và gây chết cho cá nuôi

Tỷ lệ nhiễm

nhiên và nuôi ao Cá E bleekeri tự nhiên và nuôi ao

Caligus multispinosus Shen,

Trang 7

2 Giống Ergasilus (Hình 2)

Giống ký sinh trùng này thường gặp ở cá, tuy nhiên hiểu biết về chúng còn rất

ít (Woo và cs., 2002) Khi ký sinh ở cá, chúng có thể làm giảm đáng kể tốc độ sinh trưởng của cá nuôi (Kabata, 1985) Ergasilus đã từng gây chết cá nuôi ở

Philippines (ADB/NACA, 1991) Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhiễm bọn này

rất thấp (chỉ khoảng 1,7 %), và cũng chỉ mới bắt gặp trên cá E coioides tự

nhiên mà không bắt gặp trên các đối tượng khác (Bảng 2) Ở Việt Nam, Võ

Thế Dũng và cs (2005) lần đầu tiên công bố bắt gặp một loài thuộc giống này

ở giống cá mú Epinephelus, tuy nhiên trong công trình đó các tác giả đã không nói rõ đó là loài cá mú nào, và bắt gặp Ergasilus sp ở cá nuôi hay cá tự nhiên Bùi Quang Tề và cs (1991) khi nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt đồng bằng Sông Cửu Long đã bắt gặp các loài Ergasilus philippinensis,

Ergasilus thailandensis và Ergasilus sp Trần Trọng Chơn (1999) khi nghiên

cứu bệnh ký sinh trùng các loài cá nước ngọt nuôi ở một số tỉnh miền Nam đã

gặp loài Ergasilus anchoratus

3 Giống Rhexanella (Hình 3)

Đây là loài giáp xác chân đều thường ký sinh ở xoang mang, xoang miệng cá biển nuôi và cá tự nhiên Tuy nhiên, đây là giai đoạn ấu trùng nên việc phân loại đến loài là hết sức khó khăn Trong nghiên cứu này chỉ bắt gặp trên cá mú

đen (E coioides) nuôi ao với tỷ lệ cảm nhiễm 3,1 % (Bảng 2) Koesharyani và

cs (2001) công bố đã bắt gặp ký sinh trùng này ở cá mú nuôi ở Indonesia

4 Giống Gnathia (Hình 4)

Cũng là loài thuộc giáp xác chân đều, bắt gặp bọn này trên da cá mú tự nhiên của cả 2 loài cá nghiên cứu Đây là báo cáo đầu tiên về giáp xác ký sinh này ở Việt Nam Cũng giống như Rhexanella (Hình 5), chỉ bắt gặp ấu trùng của loài này nên việc phân loại đến loài gần như là không thể Bảng 2 cho thấy bắt gặp

loài này ở cá giống tự nhiên của cả E coioides và E bleekeri với tỷ lệ nhiễm

tương ứng trên 2 loài cá này chỉ là 1,1 và 2,2 % Chưa phát hiện được loài này

ở cá nuôi, cũng có thể do tỷ lệ nhiễm thấp mà lượng mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu này chưa đủ lớn để phát hiện ra chúng

Ấu trùng ở nhớt da và ở mang, đều có tỷ lệ nhiễm không cao, có thể do

một số ấu trùng đã được phân loại ra đến loài (C epidemicus và C

multispinosus)

Nhìn chung thành phần giáp xác ký sinh trên cá E coioides phong phú hơn cá E bleekeri Võ Thế Dũng và cs 2007a, 2007b cũng cho kết quả tương

Trang 8

tự khi nghiên cứu sán lá đơn chủ ký sinh trên cá mú Như vậy, có thể nói cá E

coioides nhạy cảm hơn với các loại ngoại ký sinh này

Hình 1-5 Một số loài giáp xác ký sinh thường gặp trong cá mú: Hình 1 Loài Caligus

multispinosus; Hình 2 Loài Caligus epidemicus; Hình 3 Loài Ergasilus

sp.; Hình 4 Loài Gnathia sp.; và Hình 5 Loài Rhexanella sp

V KẾT LUẬN

- Cá mú giống tự nhiên và cá mú nuôi của 2 loài E coioides và E

bleekeri bị nhiễm nhiều loài giáp xác ký sinh khác nhau Trong đó, cá

mú đen bị nhiễm nhiều loài hơn cá mú mè, tỷ lệ nhiễm của cá mú đen

với các loài giáp xác ký sinh thường cao hơn tỷ lệ nhiễm của cá mú

- Các loài C epidemicus, C multispinosus và Gnathia sp lần đầu tiên

được công bố ở Việt Nam

Trang 9

- Chỉ bắt gặp loài C multispinosus trên cả cá nuôi và cá tự nhiên của cả 2

loài cá và có tỷ lệ nhiễm cao nhất ở cá tự nhiên và cá nuôi loài E

coioides và cá nuôi loài E bleekeri

- Chỉ tìm thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ cảm nhiễm C

multispinosus trên cá E coioides và E bleekeri tự nhiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ADB/NACA, 1991 Fish health management in Asia-pacific Report on a regional study and workshop on fish disease and fish health management ADB Agriculture Department report series No.1, Network of Aquaculture Centres in Asia-pacific, Bangkok

Arthur, J.R and T.Q Bui, 2006 Check list of the parasites of fishes of Viet Nam FAO fisheries technical paper Pp 134

Bùi Quang Tề, Đặng Thị Lụa, Nguyễn Văn Việt, 1999 Nghiên cứu ký sinh trùng cá rô phi (Oreochromis niloticus) đang cho đẻ ở miền Bắc Việt Nam Tạp chí sinh học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, số 21(2b) Trang 153-158

Bùi Quang Tề, Phạm Thị Yên, Dương Thị Lang, Nguyễn Phúc Trường, 1991 Kết quả nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt đồng bằng Sông Cứu Long và các biện pháp phòng trị Tạp chí Thuỷ sản năm 1991 Trang

314-335

Đỗ Thị Hòa; Bùi Quang Tề; Nguyễn Hữu Dũng; Nguyễn Thị Muội, 2004 Bệnh học Thuỷ sản Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

423 Trang

Dung The Vo, D Murrell, A Dalsgaard, Glenn A Bristow, Dung Huu Nguyen, Thanh Ngoc Bui and Dung Thi Vo, 2008a Prevalence of zoonotic metacercariae in two species of grouper, Epinephelus coioides and Epinephelus bleekeri, and flathead mullet, Mugil cephalus, in Viet Nam Korean Journal of Parasitology Vol 46 No 2 p 77-82

Dung The Vo, Glenn A Bristow, Dung Huu Nguyen, and Dung Thi Vo, 2008b Parasitism of two species of Caligus (Copepoda: Caligidae) on wild and cultured grouper in Viet Nam Journal of the Fisheries Society of Taiwan Vol 35 No 1 p 1-9

Dung The Vo, Glenn A Bristow, Dung Huu Nguyen, Dung Thi Vo, Thanh Nhon Nguyen Nguyen 2008c Digenean trematode parasites of cultured grouper in Khanh Hoa Province, Viet Nam Presentation at “Diseases in Asian Aquaculture Conference” Taiwan, 22-26th June, 2008

Ho, J.S., Kim IHoi, K Nagasawa, E.R Cruz-Lacierda, 2004 Sea lice (Copepod, Caligidae) parasitic on marine cultured and wild fishes of the

Trang 10

Philippines Journal of the Fisheries Society of Taiwan Vol 31 No.4 p 235-249

Kabata, Z 1985 Parasites and diseases of fish cultured in the tropics Taylor & Francis, London and Philadelphia, 318 pp

Kabata, Z 1992 Copepods Parasitic on Fishes In Synopses of the British Fauna (New series) (D.M Kermack, R.S.K Barnes and J.H Crothers ed.) The Linnean Society of London 264 pp

Koesharyani, I., D Roza, K Mahardika, F Johnny, Zafran and K Yuasa,

2001 Manual for Fish disease diagnosis: Marine fish and crustacean diseases in Indonesia Gondol Research Institute for Coastal Fisheries, Central Research Institute for Fisheries, Agency for Agricultural Research and Development and Japan International Cooperation Agency, 57 pp Möller, H., and K Anders, 1986 Diseases and Parasites of Marine Fishes 365

pp

Nguyen Huu Dung, 2001 Diseases of cultured grouper in Khanh Hoa Province, Viet Nam In Report and proceedings of APEC FWG 02/2000

“Development of a Regional Research Programme on Grouper Virus Transmission and Vaccine Development,” Report of a workshop held in Bangkok, Thailand 18-20 October 2000 (Bondad Reantaso, M.G., J Humphrey, S Kanchanakhan & S Chinabut eds.) Asia Pacific Economic Coopration (APEC), Fish health section of The Asian Fisheries Society (FHS/AFS), Aquatic Animal Health Research Institute (AAHRI), and Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacific (NACA), Bangkok, Thailand P 7

Post, G 1987 Textbook of Fish health T.F.H publication, Inc 288 pp

Trần Trọng Chơn, 1999 Bệnh ký sinh trùng cá nuôi ở Đồng Nai, Sông Bé, Bình Dương, An Giang, và Thành Phố Hồ Chí Minh Tạp Chí Nông-Lâm Nghiệp Số 11 Trang 97-100

Võ Thế Dũng, G A Bristow, Nguyễn Hữu Dũng, Võ Thị Dung và Nguyễn Thị Thanh Thùy, 2005 Thành phần ký sinh trùng ở một số loài cá mú thuộc giống Epinephelus ở khu vực Khánh Hòa Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, phụ trương 4 (T.5)/2005 Trang 247 – 254

Võ Thế Dũng, G.A Bristow, Nguyễn Hữu Dũng, Võ Thị Dung, Trần Thị Lý, Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, 2007b Thành phần và mức độ nhiễm sán lá đơn chủ (Monogenea) ở cá mú giống tự nhiên tỉnh Khánh Hòa Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đang in

Võ Thế Dũng, Nguyễn Thị Xuân Thu, Võ Thị Dung, Nguyễn Hữu Dũng, G.A Bristow, 2007a Thành phần và tỷ lệ cảm nhiễm sán lá đơn chủ (Monogenea) trên cá mú nuôi lồng và nuôi ao ở Khánh Hòa Tạp chí Thủy sản số 6/2007 Trang 29-31

Woo, P.T.K., D.W Bruno and L.H.S Lim 2002 Diseases and disorderes of finfish in cage culture CABI publishing 354 pp

Ngày đăng: 04/06/2024, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN