1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kế hoạch thực hiện vốn chương trình mục tiêuquốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn xã ia pết

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế hoạch thực hiện vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn xã Ia Pét
Tác giả Bùi Thị Kim Chi, Trần Võ Thúy Hiền, Lê Công Ý Nhi, Lê Hoàng Ý Nhi, Nguyễn Thị Cẩm Luyến, Võ Hồng Tiểu Băng
Người hướng dẫn Nguyễn Trường Minh
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Chương trình dự án và phát triển kinh tế xã hội
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Mục tiêu tổng quátThực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; tăng cường giảmnghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa cácvùng; hạn chế

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

… …

CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Đề tài:

Dự án : KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ IA PẾT

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Trường Minh Lớp Tín chỉ : ECO3007_2

Nhóm thực hiện : Nhóm 4

 Bùi Thị Kim Chi

 Trần Võ Thúy Hiền

 Lê Công Ý Nhi

 Lê Hoàng Ý Nhi

 Nguyễn Thị Cẩm Luyến

 Võ Hồng Tiểu Băng

1

Trang 2

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH 3

1 Thực Trạng 3

1.1 Những khó khăn và thách thức: 3

1.2 Thực trạng hộ nghèo, cận nghèo đầu năm 2023 3

2 Mục Tiêu 4

2.1 Mục tiêu tổng quát 4

2.2.Mục Tiêu Cụ Thể 4

3.Cơ chế quản lý chương trình 4

4 Đối Tượng và Phạm Vi Chương Trình và thời gian thực hiện 5

4.1 Phạm vi 5

4.2 Đối tượng 5

4.3 Thời gian thực hiện Kế hoạch: Đến hết năm 2023 5

5 Các Tổ chức thực hiện chương trình 5

II NỘI DUNG THỰC HIỆN 6

1 Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng 6

1.1 Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp 6

2 Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững 7

2.1 Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững 7

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 8

III Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 10

IV Giải pháp và kết luận: 12

1 Giải pháp 12

2 Kết luận: 13

2

Trang 3

I GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH.

1 Thực Trạng

1.1 Những khó khăn và thách thức:

- Trên địa bàn toàn xã hiện tại có 8 thôn, làng; trong đó có 05 thôn đặc biệt khó khăn, trình độ sản xuất của nhiều hộ đồng bào vẫn còn dựa trên nền tảng đơn giản, lạc hậu, chủ yếu dựa vào thiên nhiên; một số phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào gây ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiêu dùng; cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, cần đầu tư nguồn lực lớn để đầu tư nâng cấp

- Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hóa cho người dân thiếu tính ổn định, giá cả lên xuống thất thường cộng với việc người dân thiếu thông tin về thị trường dẫn đến hiệu quả kinh tế của nhiều mô hình sản xuất kinh doanh thấp

- Một bộ phận người nghèo có tâm lý lười lao động, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, thiếu ý thức tự vươn lên thoát nghèo

1.2 Thực trạng hộ nghèo, cận nghèo đầu năm 2023

Vào năm 2022, xã áp dụng quy định chuẩn nghèo mới theo quy định tại Nghị định

số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 Theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới được phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025:

- Tổng số hộ nghèo: 245/1.929 hộ, chiếm tỷ lệ 12,7% tổng số hộ dân trên địa bàn

- Số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số: 237/1.675 hộ, chiếm tỷ lệ 14,15% tổng số

hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn xã

- Tổng số hộ cận nghèo: 224/1.929 hộ, chiếm tỷ lệ 11,61% tổng số hộ dân trên địa bàn xã

- Số hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số: 218/1.675 hộ, chiếm tỷ lệ 13,01% tổng

số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn xã

3

Trang 4

2 Mục Tiêu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; tăng cường giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững; hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

2.2.Mục Tiêu Cụ Thể

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã bình quân 3,5%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hàng là 3,31% trở lên theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025;

3.Cơ chế quản lý chương trình

Chương trình bao gồm 2 Dự Án chính đó là:

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất và cải thiện dinh dưỡng

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

4

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

4 Đối Tượng và Phạm Vi Chương Trình và thời gian thực hiện

4.1 Phạm vi

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm

2023 được thực hiện trên phạm vi toàn xã, trọng tâm là, thôn ĐBKK

4.2 Đối tượng

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm

hộ được cấp có thẩm quyền công nhận hộ thoát nghèo) trên phạm vi toàn xã Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn xã, thôn ĐBKK

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn xã

- Các tổ chức, cá nhân liên quan

4.3 Thời gian thực hiện Kế hoạch: Đến hết năm 2023.

5 Các Tổ chức thực hiện chương trình

Công chức VH - XH phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội

Công chức Tài chính – Kế toán có trách nhiệm

Công chức ĐC - NN

Công chức VH - XH phụ trách Văn hóa – Thông tin

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn

Các cán bộ công chức

Thôn trưởng 8 thôn

5

Trang 6

II NỘI DUNG THỰC HIỆN

1 Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

1.1 Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

a) Mục tiêu:

- Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức,

kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững

b) Đối tượng:

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn xã; người dân sinh sống trên địa bàn xã, thôn ĐBKK

- Hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo

c) Nội dung hỗ trợ:

- Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định;

- Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng;

- Tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả

 Tổng số vốn đầu tư: 500 triệu

d) Phân công thực hiện:

- Cán bộ công chức phụ trách thôn phối hợp với thôn trưởng tổ chức họp bình xét công khai những hộ được thụ hưởng tại 5 thôn ĐBKK và 03 thôn không phải là

6

Trang 7

thôn ĐBKK ( thôn 10, Ođeh, Breng ) Trong tháng 6/2023 tổ chức họp thôn bình xét hộ được hưởng từ chương trình có biên bản gửi về UBND xã qua đồng chí

- Công chức VH - XH phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các công chức Địa chính phụ trách Nông nghiệp tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án cho UBND xã, PhòngLĐTBXH theo định kỳ, đột xuất

- Phân bổ số lượng bò giống sinh sản cho các thôn cụ thể như sau: Thôn 10 01 con, thôn Ođeh 02 con, thôn Breng 02 con, thôn Alphun 06 con, thôn Biabre 06 con, thôn Alroh 05 con thôn Bronggoai 06 con, thôn Ngơm Thung 06 con

2 Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

2.1 Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

a) Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động,

ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn xã, thôn ĐBKK

b) Đối tượng:

- Người lao động, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; Người lao động sinh sống trên địa bàn xã, thôn ĐBKK

- Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn và cơ quan, tổ chức có liên quan;

c) Nội dung hỗ trợ:

- Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông

- tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các

- cơ sở dữ liệu;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc;

7

Trang 8

- Hỗ trợ giao dịch việc làm;

- Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác;

- Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động;

- Hỗ trợ kết nối việc làm thành công

d) Tổng số vốn đầu tư: 32 triệu

- Công chức VH - XH phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cán bộ công chức liên tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án theo định kỳ, đột xuất

- Cán bộ công chức phụ trách thôn phối hợp với thôn trưởng tổ chức họp bình xét công khai

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

a Công chức VH - XH phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các cán bộ công chức liên quan để tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, Ban Chỉ đạo cấp xã tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định Chủ trì phối hợp với các cán bộ công chức phụ trách thôn, các đoàn thể liên quan rà soát, xây dựng và ban hành quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 và cả giai đoạn

- Chủ trì thực hiện Dự án 3, Dự án 4; trực tiếp quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện: Dự án 3; Dự án 4; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất về Ủy ban nhân dân xã; phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

b Công chức Tài chính – Kế toán có trách nhiệm

- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp chương trình, chủ trì phối hợp với các công chức liên quan và tham mưu Ủy ban nhân dân xã phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch trung hạn và hằng năm thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật hiện hành

8

Trang 9

- Tham gia phối hợp với công chức Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, nhất là việc tham mưu ban hành cơ chế, chính sách khuyết khích doanh nghiệp đào tạo, tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh vào làm việc trong doanh nghiệp

- Hướng dẫn làm thủ tục thanh toán Dự án 3, tiểu dự án 1

- Phối hợp tuyên truyền, vận động các chủ đầu tư, doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng,

sử dụng người lao động địa phương tại chổ, trong đó có hộ nghèo và hộ cận nghèo

- Hàng năm, trên cơ sở kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, kinh phí ngân sách huyện đối ứng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và dự toán, tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân bổ cho các các thôn triển khai thực hiện

- Chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo đúng quy định

c Công chức ĐC - NN

Chủ trì, trực tiếp quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân xã

d Công chức VH - XH phụ trách Văn hóa – Thông tin

Tổ chức tuyên truyền trên các trang thông tin, lao FM của xã về chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

e Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn

- Ủy ban MTTQ Việt Nam xã hướng dẫn ban công tác mặt trận các thôn phối hợp với thực lực thôn tuyên truyền, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

- Tuyên truyền, vận động đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới ", Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số

9

Trang 10

để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, Quỹ “Vì người nghèo” gắn với thực hiện Phong trào “Gia Lai chung tay vì người nghèo” đảm bảo phù hợp, hiệu quả

- Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ các nguồn lực giúp người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững theo kế hoạch giảm nghèo của UBND xã

- Phối hợp tổ chức thực hiện việc giám sát công tác giảm nghèo trên địa bàn xã

- Phối hợp cùng thôn trưởng, công chức phụ trách 05 thôn ĐBKK và 03 thôn không phải là thôn ĐBKK ( thôn 10, Ođeh, Breng ) Họp bình xét những hộ được thụ hưởng

f Các cán bộ công chức theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai

các nội dung trong Kế hoạch, tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023

g Thôn trưởng 8 thôn

- Tổ chức mời họp dân để bình xét công khai các chương trình, khi xã triển khai các chương trình được phân bổ

- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực khác thực hiện Chương trình;

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện Chương trình

h Trách nhiệm báo cáo và thời gian báo cáo

Các cán bộ, công chức phụ trách thôn báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về

Ủy ban nhân dân xã (qua công chức Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp)./

III Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm

2023

Diện tích Đông xuân nhân dân toàn xã đã thực hiện được 310/310 ha, đạt 100 % chỉ tiêu huyện giao ( ) Trong vụ Đông xuân, đã vận động nhân dân chuyển đổi 100%

10

Trang 11

các loại giống mới đã đưa vào gieo trồng trong các vụ trước phù hợp với điều kiện tại địa phương cho năng suất cao và ổn định như giống HT1, JO2, Đài thơm 8 Năng xuất lúa bình quân cao hơn năng xuất vụ đông xuân năm trước, đạt 5,5 tấn/ha

Tình hình khô hạn: Diện tích thiếu nước có khả năng khô hạn là 22,9ha trên địa bàn các thôn Chỉ đạo UBND xã thành lập Hội đồng kiểm tra tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại tại các cánh đồng trên địa bàn các thôn, Kết quả thiệt hại tại 6 thôn: với tổng số hộ bị hạn là: 72 hộ; tổng diện tích bị hạn là: 12,8 ha (trong đó: Diện tích bị thiệt hại từ 30% -70%: 5,7 ha; diện tích bị thiệt hại từ 70% đến mất trắng: 7,1ha)

Vụ mùa toàn xã tính đến ngày 17/8/2023 đã thực hiện được 610/610 ha ( ), tỷ lệ 100% Tiếp tục vận động nhân dân sử dụng các loại giống đã đưa vào gieo trồng trong các vụ trước phù hợp với điều kiện tại địa phương cho năng xuất cao và ổn định để tiếp tục đưa vào sản xuất như giống HT1, JO2, Đài thơm 8,

Các cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu phát triển bình thường Diện tích cà phê tái canh năm 2023 là 34,25/30 ha Nhân dân thường xuyên thăm vườn phát hiện tình hình sâu bệnh gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời

Chỉ đạo UBND xã kiện toàn Ban chỉ huy PCCR của xã và xây dựng phương án phòng, chống cháy rừng mùa khô 2022-2023 và Tổ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2022-2023 tại các thôn Xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống cháy tại đồi chư tẻh, đã tổ chức 01 đợt phát dọn thực bì và đốt phòng chống cháy với 55 người tham gia

Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là 9.697 con Trong đó: đàn bò 648 con (tỷ lệ có máu lai 415 con chiếm 64,04%); đàn heo: 3904 con (tỷ lệ heo lai 3275 con chiếm 83,9%); đàn gia cầm 5217 con, đàn dê: 18 con Chỉ đạo UBND xã triển khai vận động nhân dân di dời chuồng trại ra sau nhà, tiến hành vệ sinh và che chắn chuồng trại, chống đói, rét cho đàn gia súc và phối hợp với các đoàn thể xã tiến

11

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w