1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án thạc sĩ luật học: Giới hạn xét xử trong Tố tụng hình sự

101 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới Hạn Xét Xử Trong Tố Tụng Hình Sự
Tác giả Trần Văn Tin
Người hướng dẫn PTS. Trần Văn Độ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự
Thể loại luận án thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 1997
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 53,25 MB

Nội dung

Sau gần 10 năm áp dụngtrong thực tiền các qui định của Bộ luật tế tụng hình sự nói chung va các qui định về giới hạn xét xử nói riêng, bên cạnh những kết quả đã đạt được,cũng còn nhiều v

Trang 1

BO GIÁO DỤC VA DAO TẠO - BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUẬN ÁN THAC SỸ LUẬT HOC

Người hướng dẫn: PTS Trần Văn Độ

In VỜNG oH LUẤT HÀ NỘI

Th UVIỆN GIAG viet

- LA 96 _

Hà Nội - 1997- ¬.

Trang 2

Mạc lục

[rangPhan mo đầu c3Chương 1: Những vấn đề chung về giới hạn xét xử

trong tố tụng hình sự 8

11 ~ Khái niệm giới hạn xét xử 8 1.1.1 5 Khái niệm chung về giới hạn xét xử 81.1.2 Khái niệm về giới han xét xử tròng tố tụng hình sự 131.1.3 Các loại giới hạn xét xử trong tố tụng bình sự L61.1.4 Vai trò và ý nghĩa của giới hạn xét xử trong t6 tụng hình

hại 23

1.2.5 Căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm 24

1.2.6 Căn cứ vào kháng nghị giám đốc thẩm - 23

1.2.7 Căn cứ vào kháng nghị tái thẩm 26

Chương 2: Giới hạn xét xử sơ thẩm 27

2.1 Các qui định của pháp luật vẻ giới hạn xét xử sơ thấm

trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự 27Bode « Qui định của Bộ luật tố tụng hình su về giới han xét xử

sơ thấm 32

Trang 3

Các quan điểm khác nhau về giới hạn xét xử sơ thẩm

Thực tiễn áp dụng các qui định của Bộ luật tố tụng hình

sự về giới hạn xét xử sơ thẩm và những kiến nghị

Chương 3 : Giới hạn xét xử phúc thấm, giám đốc

thẩm, tái thẩm hình sự

Giới hạn xét xử phúc thẩm

Các qui định của pháp luật về giới hạn xét xử phúc thẩm

trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự.

Giới hạn xét xử phúc thẩm theo qui định của Bộ luật tố

tụng hình sự.

Giới hạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

Các qui định của pháp luật về giới han xét xử giám đốc

thẩm, tái thẩm trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự

Giới hạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo qui định

của Bộ luật tố tụng hình sự

Thục tiễn áp dụng các qui định của Bộ luật tố tụng hình

sự về phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và những kiến

58

65 75

75

80

85 85

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1- Tính cap thiết và tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong tố tụng hình sự, giới hạn xét xử là một chế định quan trọng liênquan đến nhiêu chế định khác của tố tụng hình sự Việc xác định, nhân

thức và áp dung đúng dan các qui định về chế định này giúp cho cơ quan

tiến hành tố tụng nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụquyền hạn của mình trong việc xét xử các vụ án hình sự, khắc phục đượctình trạng "lấn sân" hoặc "bỏ trống sân" giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Điều đó sẽ góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả

hoạt động xét xử của các cấp Toa án, tăng cường pháp chế XHCN, kip thờibảo vệ các quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội và của công dân, đấutranh phòng và chống có hiệu quả tội phạm.

ở nước ta chế định về giới hạn xét xử các vụ án hình sự được ra đồi,

phát triển và ngày càng hoàn thiện cùng với sự ra đời, phát triển và hoànthiện của hệ thong pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật tố tung

hình sự nói riêng Việc ban hành Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước

ta đánh đấu một bước phát triển mới của pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam trong đó có chế định về giới hạn xét xử Sau gần 10 năm áp dụngtrong thực tiền các qui định của Bộ luật tế tụng hình sự nói chung va các

qui định về giới hạn xét xử nói riêng, bên cạnh những kết quả đã đạt được,cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ

quan tiến hành tố tụng trong quia trình giải quyết các vụ án hình sự, khongđáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, yêu cầu xây dựng

Nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội

Ở nước ta hiện nay

Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu pháp luật thực định và thực tiên dp

dụng chúng nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên cơ sở đó hoànthiện các qui định pháp luật tố tụng hình sự là một vấn đề cấp bách của

Trang 5

khoa học pháp lý, là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc

cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay.

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIH

của Dang Cộng san Việt Nam đã nhãn mạnh cần phải “Tiếp tục xây dung

và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạtđộng của hệ thống các co quan tư pháp, bảo dam cho mọi vi phạm phápluật đều bị xử lý Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp Phân

định lại thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dan".(45, tr.132)

Thực hiện chủ trương nói trên của Đảng ta, hiện nay ở nước ta đang

tiến hành dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi nhằm khắc phục những

vướng mắc trong thực tiên hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng,

hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự trong đó có các qui định về giới hạnxét xử của các cấp Toà án

Vấn đề giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự có nội dung réng và phức

tạp nhưng chưa được khoa học luật tố tụng hình sự nước ta quan tâmnghiên cứu đầy du, Trong sách báo pháp lý mới chỉ có một số bài viết về

vấn đề này, nhưng mới chi dé cập đến một số khía cạnh nhất định mà chưa

di sầu vào các nội dung cụ thể của nó Cho đến nay chưa có một công trình

khoa học nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về giới hạn xét xử trong tố

tụng hình sự Trong thục tiền xét xử các vụ án hình sự có nhiều vướng mắc

và nhận thức không chính xác, đầy đủ về giới hạn xét xử của từng cấp Toà

án, cần dược nghiên cứu làm sáng tỏ để tìm ra được giải pháp khắc phụcnhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả hoạt động

xét xử của các cấp Toà án

Tất cả những lý do nêu trên giải thích cho tính cấp thiết của đề tài màchúng tôi lựa chọn nghiên cứu.

Trang 6

23- Mue đích pham vi và nhiêm vu nghiên cứu

Trên cơ so các qui định của pháp luật nước ta trước khi ban hành Boluật to tụng hình sự và qui định của pháp luật t6 tụng hình sự hiện hành về

giới hạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thâm các vụ án

hình sự và thực tiễn áp dụng chế định nay trong hoạt động xét xử trongnhững năm gần đây, tác giả đặt ra cho mình mục đích nghiên cứu toàndiện, hệ thống về giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự, tìm ra những vướng

mic trong việc áp dụng pháp luật Trên cơ sở đó, dé xuất những kiến nghị

cần thiết về việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các qui định của pháp

Juat to tụng hình sự về giới hạn xết xử của các cấp Toà án

Giới hạn xét xử là một chế định có nội dung rộng và phức tạp liênquan đến nhiều chế định khác của tố tụng hình sự và được thể hiện ở tất cảcác giai đoạn xét xử với những mức độ khác nhau Bởi vậy trong phạm vicủa một luận án cao học không thể xem xét và giải quyết hết mọi vấn đề

mà chi dùng lại ở phạm vi nghiên cứu một số vấn dé cơ bản nhất về giớihạn xét xử, các căn cứ xác định giới hạn xét xử và các loại giới hạn xét xử

trong tố tụng hình sự

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu trên, tác giả tập trung vào việc

giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu bản chất pháp lý, vai trò và ý nghĩa của chế định giớihạn xét xử trong tố tụng hình su

- Lam sáng tỏ các căn cứ xác định giới hạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,

giám đốc thẩm, tái thẩm của các vụ án hình sự Trên cơ sở đó đưa ra khái

miệm về giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự |

- Phân tích các qui định của pháp luật trước đây và Bộ luật tô tụng

hình sự về giới hạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm

- Phân tích vướng mắc trong thực tiễn áp dung các qui định của Bộluật tố tụng hình sự về giới hạn xét xử các vụ án hình sự Trên cơ sở đó dé

Trang 7

xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục các vướng mặc và hoàn thiện pháp

luật tố tụng hình sự của nước ta về chế định này

4- Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu dé tài nay được tiến hành trên cơ sơ phương phápluận Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các

quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước phápquyền, về cải cách hệ thống tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tac giả còn sử dụng các phương pháp

khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so

sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống

Việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào thực tiễn xét xử các vụ án hình sựcủa các cấp Toa án ở nước ta trong những năm gần đây, có tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học và cán bộ thực tiền.

5- Kết quả nghién cứu và cái mới của luân án

Kết quả của luận án được thể hiện ở chỗ tac giả đã nghiền cứu toàn

diện, có hệ thống các nội dung của vấn đề nghiên cứu, đưa ra được khái

niệm về giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự trên cơ sở phân tích bản chất

ý nghiã pháp lý, các căn cứ xác định giới hạn xét xử sơ thẩm, phúc thấm,

giám đốc thẩm, tái thấm Trên cơ sở lý luận, tác giả đã liên hệ với thực tiễn

xét xử của các cấp Toà án và đề xuất những kiến nghị sửa đổi, bổ sungnhằm hoàn thiện các qui định của php luật tố tụng hình sự nước ta về giới

hạn xét xử các vụ án hình sự

Với kết quả khiêm tốn đã đạt được, luận án này có thé được sử dụngcho việc nghiên cứu, tham khảo trong qua trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố

tụng hình sự Luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học,

giang dạy, nghiên cứu và hoạt động thực tiên của các cấp Toà án Bên cạnh

đó, do thời gian gap, trình độ nghiên cứu có hạn, tài liệu tham khảo ít nên

kết quả nghiên cứu chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót

Trang 8

6- Cơ cấu của luân án.

Luan án dược hoàn thành với khối lượng phù hợp với yêu câu và quiđịnh chung của Nhà nước và bao gồm:

Trang 9

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG

VỀ GIỚI HAN XÉT XỬ TRONG TO TUNG HÌNH SU

1.I- Khái niêm øiới han xét xử trong tố tung hình su

I.1.1- Khái niêm chung về øiới han xét xử

Về mặt lý luận quyền lực nhà nước của bất kỳ Nhà nước nào cũng đềubao gồm ba loại quyền năng: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư

pháp Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước baogồm các loại cơ quan nhà nước khác nhau Mỗi cơ quan nhà nước tham giavào việc thực hiện quyền lực nhà nước ở những phạm vi và mức độ rất khác

nhau Tuỳ thuộc vào cách thúc tổ chức nhà nước và các điều kiện hoàncảnh cụ thé của mỗi quốc gia trong tùng giai đoạn lich sử, việc tổ chức taực

hiện quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia rất khác nhau nhưng đều được tiến

hành theo một trong hai nguyên tắc cơ bản: tập quyền hoặc phân quyền

ở các nước theo nguyên tac tập quyền, quyền lực nhà nước không bi

phân chia thành các quyền năng độc lập ma được tập trung thống nhấttrong tay của một cơ quan nhà nước, thậm chí trong tay của một người(vua, quốc vương,vv ) ở các nước theo nguyên tắc phân quyền (hay còngci là tam quyền phân lập), quyền lực nhà nước được phân chia thành baquyên năng độc lập: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.Mỗi quyền năng nay được giao cho một loại cơ quan aha nước thực hiện:quyền lập pháp thuộc về Nghị viện ( Quấc hội), quyền hành pháp thuộc về

Chính phủ (Tổng thống) và quyền tư pháp thuộc về Toà án Sự phân quyềnnày nhằm mục đích để các cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát và chế ước

lẫn nhau, chống lại sự lạm dụng quyền lực

Trang 10

Khi xây dựng học thuyết về Nhà nước kiểu mới, các nhà kinh điển của

chủ nghĩa Mác - Lê nin đã kế thừa và phát triển sác hạt nhân hợp lý của cá:học thuyết chính trị trước đó về tổ chức quyền lực Nhà nước và trên cơ sởtông kết kinh nghiêm, thực tiễn xây dựng nhà nước vô sản, để đưa ra nhữngluận điểm khoa học về tổ chức quyền lực nhà nước của Nhà nước kiểu mới

- Nhà nước XHCN Các luận điểm này đã đặt nền móng hình thành mộtnguyên tắc mới về tổ chúc quyền lực nhà nước - nguyên tắc tập quyềnXHCN Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà nước là thống nhất, không thêphan chia và thuộc về nhân dan Nha nước cộng hoà XHCN Việt Nam cũngđược tổ chức theo nguyên tắc tập quyér XHCN Nguyên tắc nay được ghi

nhật tại điều 2 Hiến pháp 1992 của nước ta; “Nhà nước cộng hoà XHCNViệt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ” Nhân dân trao quyền lực nàycho cơ quan đại điện của mình là Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước

cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra Tuy nhiên Quốc hội không thể một

mình thực hiện được toàn bộ quyền luc Nhà nước và tất cả các chức năngcủa nhà nước mà uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước khác (Chính phủ, Tou

án, Viện kiểm sát ) thực hiện một phần quyền lực nhà nước: quyền hành

pháp, quyền tư pháp

Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trực tiếp thực hiệnquyền lập pháp và quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộmáy nhà nước Quyền hành pháp là hoạt động quản lý, điều hành xã hộiđược giao cho chính phủ và các cơ quan trực thuộc nhằm đưa các nghịquyết, quyết định của Quốc hội, pháp luật, đường lối và chính sách của

Nhà nước vào cuộc sống Quyền tư pháp (hay còn gọi là chúc năng tư

pháp, theo nghĩa rộng bao gồm ca hoạt động xét xử của Toà án và hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động

xét xử như điều tra, kiểm sát, thi hành án, bố trợ tư pháp Trong đó Toà án

10

Trang 11

là biểu hiện tập trung của quyền tư pháp - nơi mà kết quả của hoạt độngđiều tra, công tố, bào chữa được kiểm tra, xem xét một cách công khai

thông qua thủ tục tố tung do luật định để đưa ra những phán quyết cuối cùng mang tính chất quyền lực nhà nước, nơi phản ánh một cách day đủ và

sâu sắc nhất nền công lý của xã hội ta (19, tr.1) Bởi vậy quyền tư phápcòn được hiểu theo nghiã hẹp chỉ bao gồm quyền xét xử của Toà án

Môi loại cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và hoạtđộng trong một Tinh vuc nhất định do pháp luật qui định Đây là sự phâncông trong hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước nhằm tạo ra một cơ chếbao dam cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu qua, han chế các biếu

hiện quan liêu, lạm quyền, bảo đảm cho nhân dân thực hiện được quyền

làm chủ của mình

Để cho các cơ quan nhà nước có thể hoàn thành được chức năng,

nhiệm vụ của mình, Nhà nước qui định trong pháp luật phạm vi hoạt động

và quyền năng pháp lý cụ thể của mỗi cơ quan nhà nước Pham vi hoạtđộng và quyền năng pháp lý mà pháp luật qui định cho một cơ quan nhà

nước được gọi là thẩm quyền của cơ quan đó Ph.Anghen khẳng định rằngphân quyền xét cho cùng không phải là cái gì khác mà là sự phân công laođộng được áp dụng trong cơ chế nhà nước nhằm một mục đích đơn giản là

kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước “6 20),

ở nước ta, Toà án là một loại cơ quan nhà nước được Quốc hội giao

cho trực tiếp thục hiện quyền tư pháp có chức năng xét xử các vụ án để bảo

vệ pháp luật và bảo đảm công bằng xã hội Khác với chức năng của các cơquan nhà nước khác, xét xử là chức năng đặc thù của Toà án và chỉ có Toà

án mới có quyền xét xử các vụ án Chức năng xét xử của Toà án được ghinhận trong tất ca 4 bản Hiến pháp của nước ta (Điều 63 Hiến pháp 1946,Điều 97 Hiến pháp 1960, Điều 128 Hiến pháp 1980 và Điều 127 Hiến pháp1992) và duoc khẳng định trong các văn bản pháp luât khác “Toa án nhân

11

Trang 12

dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và cácToà án khác do lật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà

XHCN Việt Nam” (Điều 127 Hiến pháp, Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân

dan 1992).

Sự khác nhau cơ bản giữa việc xét xử của Toà án với việc áp dụng eae

biện pháp xử lý của các cơ quan hành chính thé hiện trước hết ở chỏ khi xét

xử các vụ án, Toà án không chỉ có quyền áp dụng các chế tài bình thường

mà còn có quyền áp dụng các hình phạt đối với người phạm tội kể cả hìnhphạt nghiêm khắc nhất là tử hình “Không ai có thể bị coi là có tội và phải

chịu hình phạt khi chưa có bản kết tội của Toà an đã có hiệu lực pháp luật”(Điều 72 Hiến pháp, Điều 10 Bộ luật t6 tụng hình sự) Sự khác nhau cơ bản '

này còn thể hiện ở chỗ việc xét xử của Toà án được tiến hành theo các trình

tự, thủ tục hết súc chặt chẽ được qui định trong pháp luật tố tụng và cácphán quyết nhân danh nhà nước về các vụ án của Toà án (bản án và quyếtđịnh) luôn có hiệu lực cao hơn các quyết định xử jý hành chính.

Với những đặc điểm nêu trên, có thể nói xét xử là một dạng đặc biệt

của hoạt động nhà nước Quyền xét xử các vụ án nói chung, và các vụ án

hình sự nói riêng, chỉ thuộc về các Toà án và chỉ có thể do Toà án thay mặt

Nhà nước thực hiện.

Để bảo đảm cho Toà án có thể hoàn thành được chức năng xét xử,

Nhà nước đã giành cho Toà án những quyền hạn nhất định Quyền hạn của

Toà da được hiểu là khả năng mà pháp luật cho phép Toa án được xem xét

và quyết định các vấn đề cụ thể về vụ án trong một phạm vi, giới hạn xác

định Giới hạn , phạm vi xét xử được pháp luật quy định khác nhau ở mỗi

trình tự khác nhau ở trình tự xét xử sơ thám giới han của việc xem xét và

quyết định va án của tòa ấn được gọi là giới hạn xét xử ˆ trình tự phúc

thâm ,giám đốc thẩm ,tái thấm giớ han của việc xem xét và quyết định vụ

án (khi có kháng cáo ,kháng nghị ) được gọi là phạm vi xét xử phúc thẩm

12

Trang 13

hoặc phạm vi giám đốc thẩm Vậy giới hạn xét xử hay phạm vi xét xu, và

chúng là đồng ahat hay khác biệt xét về mặt học thuật là vấn dé mà ucngluận án này chưa có điều kiên làm sáng to Mục đích nghiên cứu của đề tài

dược trình bay trong luận án này là ở các trình tự xét xử sơ thẩm , phúc

thầm và trình tự xét lại bản án có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai

lầm bị kháng nghị (giám đốc thẩm ) hoặc phát hiện có tình tiết mới làmthay đổi bản chất vu án ( tái thẩm ) , tòa án được xét xử ,được xem xét

những nội dung nào của vụ án và được quyền đưa ra những phán quyết như

thế nào nghiên cứu những qui định đó của pháp luật về vấn dé nay để thấy

được những điều hợp lý và chưa hợp lý , đưa ra những kiến nghị cần thiết

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của tòa án Vì vậy việc gọi tên

đề tài là " Giới hạn xét xử ” ,cũng chỉ là cách gọi quy ước dùng cho tất:

ca các trình tự sơ thẩm , phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Các Toà án đều thực hiện chức năng xét xử nhưng mỗi cấp toà án

tham gia vào việc thực hiện chức nang này ở những mức độ và phạm vi

Khác nhau Boi vậy quyền hạn của mỗi cấp Toà án và giới hạn xét xử củatừng cấp được pháp luật qui định cũng rất khác nhau Theo cấp xét xử của

Toà án có thể phân giới hạn xét xử thành giới hạn xét xử sơ thẩm, giới hạn

xét xử phúc thầm, giới hạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

1.1.2- Khái niêm øiới han xét xử trong tố tung hình sư

`

Giới hạn xét xử là một chế định rất quan trọng bao gồm nhiều nộidung phức tạp và có liên quan đến nhiều chế định khác của tố tụng hình sự.Tuy nhiên trong khoa học luật tố tụng hình sự vấn dé này chưa được quantâm nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống Bởi vậy cho đến nay chưa

có một khái niệm chính xác, đầy đủ và thống nhất về giới hạn xét xử phảnánh đầy đủ các nội dung của nó trong tố tụng hình sự nói chung, và ở mỗicấp xét xử nói riêng

45

Trang 14

Trong khoa học luật tố tụng hình sự cũng như trong các văn bản phápluật tố tụng hình sự của nước ta người ta dùng các thuật ngữ khác nhau khi

dé cập đến vấn dé này ở các giai đoạn tố tụng khác nhau: “Giới hạn xét xử

sơ thẩm”, “phạm vi xét xử phúc thẩm”, “phạm vi giám đốc thẩm” Cho

đến nay chưa có văn bản hướng dẫn nào của cơ quan có thẩm quyền giảithích sự khác nhau giữa hai khái niệm “giới hạn xét xử” và “phạm vi xétxử”

Theo cách gọi quy ước của luận án này thì “Giới hạn xét xử ” là

khái niệm chung được dùng cho các giai đoạn tố tung sd thẩm ,phúc thâm,giám đốc thẩm, tái thẩm thay cho phạm vi xét xử hoặc phạm vi xem xét.Theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự , mỗi loại Toà án (Toà án

huyện, Toà án tỉnh, thành phố, Toà án tối cao) và mỗi cấp xét xử (Toà án

cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm, Toà án cấp giám đốc thẩm) có mộtthẩm quyền xét xử nhất định đối với các vụ án hình sự Ngay cả đối với

một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của mình, Toà án cũng không có

quyền xem xét và quyết định tất cả các vấn đề có liên quan trong vụ án màchỉ có thể xem xét và quyết định một số vấn dé nhất định về vụ án, tức là

chỉ ở một giới hạn - phạm vi nhất định được pháp luật tố tụng hình sự qui

định Chi trong giới hạn - phạm vi này Toà án mới có thể thực hiện đượccác quyền hạn của mình để quyết định các vấn đề cụ thể về vụ án tuỳ tùngtrường hợp cu thể và từng giai đoạn xét xử cu thể Vượt ra ngoài giới hạn -

phạm vi này mọi quyết định về vu án của Toà án sẽ là bất hợp pháp và phải

bị huỷ bo Nhu vậy giới hạn xét xử và quyén-han của Toà án là hai mặt, hai

yếu tố của một vấn đề thống nhất có liên hệ chặt chế với nhau tạo thành

thẩm quyền xét xử của mỗi cấp Toà án Quyển han của Toà án là biểu hiệnmặt nội dung của thẩm quyền xét xử Nó xác định Toà án được làm gì?

trong điều kiện nào khi giải quyết vu áu Con giới hạn xét xử là biểu hiện

mặt hình thức của thẩm quyền xét xử Nó xác định Toà án có thể thực hiện

l4

Trang 15

được quyền hạn của mình ở đâu, ở mức độ, phạm vi nào? Mọi sự tách rời

hai yếu tố này với nhau đều dẫn đến sự nhân thức không chính xác, đầy đủ

về giới hạn xét xử và quyền hạn của Toà án

Mat khác, quyền hạn của Toà án trong việc xem xét và quyết định các

vấn đề cụ thể về vụ án hình sự còn bị giới hạn bởi các qui định của pháp

luật hình sự, dân sự, lao động Điều đó có nghĩa là các quyết định về vụ

án hình sự của Toà án không những phải căn cứ vào các qui định của pháp luật tố tụng hình sự mà còn phải đưa vào các qui định khác của pháp luậthình sự, dân sự, kinh tế, lao động, Khi xét xử, đồng thời với việc giảiquyết các quan hệ pháp luật hình sự, Toà án giải quyết các quan hệ dân sự,kinh tế, lao động, tương ứng phát sinh từ vụ án đó Thí dụ: khi quyết định

về hình phạt Toà án phải căn cứ vào các qui định ở điều khoản cu thể về tộ:

phạm mà bị cáo bị xét xử Hoặc khi giải quyết vấn dé bồi thường thiệt hại

đo toi phạm gây ra Toa án phải căn cứ vào Điều 34 Bộ luật tố tụng hình su

và các qui định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật dân

Sự

Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra một khái niệm giới hạn xét

xử trong tố tụng hình sự như sau: Giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự làphạm vi (nh vực ) mà pháp luật tố tụng hình su cho phép Tòa án được

xem xét và quyết định các vấn dé cụ thể về vụ án hình sự theo các quy định

của pháp luật

1.1.3- Các loai øiới han xét xử trong tố tung hình sư

Tố tụng hình sự là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của Nhà nước,

đụng chạm nhiều đến quyền và tự do cơ bản (ké cả tính mạng) của công

dân, đặc biệt là đối với bị can, bị cáo Xét xử là một trong ba chức nang cơ

bản trong tố tụng hình sự (buộc tội, bào chữa và xét xử) và chỉ thuộc về

một chủ thể duy nhất là Toà án - Hội đồng xét xử Thông qua hoạt động xét

xử tại phiên toà, Toà án xem xét công khai, khách quan và toàn diện kết

15

Trang 16

qua của hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa và kết quả xét xử của của Toà

án cấp dưới để đưa ra phán quyết nhân danh nhà nước về vụ án Bởi vậy có

thể nói xét xử là chức năng quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định đối với

toàn bộ quá trình tố tụng hình sự Nó xác định vị trí trung tâm của Toà án

là người trọng tài "cầm cân công ly" để phân xử giữa hai bên tham gia

tranh tung: bên buộc tội và bên bao chita.°" 9)

Để đảm bảo cho các quyết định về vụ án của Toà án chính xác, công

minh, pháp luật tố tụng hình sự qui định rất chặt chẽ, đầy du các nguyên

tắc, trình tự, thủ tục tiến hành xét xử một vụ án hình sự Mặt khác pháp luật

cũng phân định rõ phạm vi thẩm quyền xét xử (giới hạn xét xử và quyền

han) của mỗi cấp Toà án tạo thành một cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động

xét xử giữa các Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới để kịp thời phát

hiện và khắc phục những sai lầm về xét xử bảo vệ quyền và lợi ích của

Nhà nước, của xã hội và công dân Dựa vào căn cứ phát sinh, tính chất,

nhiệm vụ xét xử của mỗi cấp Toà án, trong tố tụng hình sự giới hạn xét xử

được phân thành bốn loại sau đây:

- Giới hạn xét xử sơ thẩm;

Giới hạn xét xử phúc thẩm;

- Giới hạn xét xử giám đốc thẩm ;

- Giới hạn xét xử tái thẩm

“Giới hạn xét xử của mỗi cấp Toà án được xác định trên các cơ sở

chung đó là: chức năng xét xử của Toà án và các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Bên cạnh đó mỗi loại giới hạn xét xử lại được xác định trên

cơ sở tính đặc thù của mỗi cấp, mỗi thủ tục xét xử Tính đặc thù này trước

hết thể hiện ở tính chất của mỗi cấp xét xử

- ở cấp sơ thẩm đó là xét xử lần đầu toàn bộ vụ án cho nên Toà án

được xem xét, quyết định toàn bộ các vấn đề về vụ án, nhưng không vượt

z x nS ` _ vu z aw

qua phạm vi buộc tội mà Viện kiểm sát truy tố.

16

Trang 17

- ở cấp phúc thấm đó là xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực bị

kháng cáo, kháng nghị cho nên Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét, quyếtđịnh theo nội dung kháng cáo, kháng nghị Toa an cấp phúc thẩm chỉ vượt

ra khỏi phạm vi khang cáo, kháng nghị trong những trường hợp giảm nhẹ

về hình sự cho bị cáo

- ở cấp giám đốc thẩm là xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực

pháp: luật cho nên Toa án chi xem xét và quyết định những vấn đề thuộcphara vi của kháng nghị không làm xấu hơn tình trang cua bi cáo Trongtrường hợp vấn đề tuy nằm trong phạm vi kháng nghị nhưng làm xấu đi

tình trạng của người bị kết án thì Toà án cấp giám đốc thấm chỉ có quyền

xem xét mà không có quyền trực tiếp cai, sửa

- ở cấp tái thẩm, Toà án chỉ có nhiệm vụ xem xét và quyết định về tình

tiết mới được phát hiện mà không được quyết định về nội dung vụ án Việc

xem xét và quyết định lại về nội dung vụ án thuộc thẩm quyền của cap

giám đốc thâm

1.1.4- ý nghia của giới han xét xử trong tố tung hình su

Việc xác dinh rõ ràng và chính xác trong pháp luật giới hạn xét xửtrong tố tụng hình sự nói chung và từng loại giới hạn xét xử nói riéng cũng

như việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về giới hạn xét xử có một ý nghĩa vôcùng; quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn Nó bao dam tính xác định

và định hướng cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành và tham gia

tố tụng ở các giai đoạn xét xu vụ án, đặc biệt là đối với Toa án trong việc

thực hiện các quyền hạn của mình trong qúa trình xem-xét và quyết định các vấn để cụ thể về vụ án Chính vì vậy mà các chủ thể tham gia vào quátrình xét xử vụ án hình sự có điều kiện tập trung vào việc thực hiện chức

năng, nhiệm vụ của mình có hiệu quả hơn, ngăn chặn được sự tuỳ tiện cũngnhư sự lạm quyền từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Toà

&

17

Trang 18

án nói riêng trong việc xử lý vụ án, bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án hợp lý, đúng pháp luật.

Giới hạn xét xử còn bao dam cho bị cáo có điều kiên để có thể thựchiện được quyền bào chữa của mình để bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp cua mình, ngăn chặn việc xét xử bị cáo về những hành vi và tội danh

mà anh ta không bị truy tố, loại trừ việc xét xử những người không bị Việnkiếm sát truy tố, không cho phép các co quan tiến hành tố tụng tuy tiện sửađối hoặc huỷ bỏ bản án (quyết định) của Toà án cấp dưới theo hướng làmxấu hơn tình trạng của bị cáo

Việc nhận thức đúng và đầy đủ về giới hạn xét xử ở mỗi cấp Toà án

giúp cho Toà án có thể thực hiện đúng và đầy đủ các quyền hạn mà phán

luật giành cho mình để kịp thời khắc phục những sai lầm về xét xử của Toà

án cấp dưới, bảo vệ có hiệu quả hơn các quyền và lợi ích của Nhà nước, của

xã hội và của công dân, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử góp phầnđấu tranh phòng và chống tội phạm có hiệu quả

1.2- Các căn cứ xác đỉnh gidi han xét xu trong tố tung hình su

Như đã trình bày ở phần trên, giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự nói

chung và mỗi loại giới hạn xét xử nói riêng được xác định dựa trên nhiềucăn cứ khác nhau Có thé phân các căn cứ nav thành hai loại: các căn cứ

chung và các căn cứ riêng.

Các căn cứ chung được sử dụng để xác định tất cả các loại giới hạn

xét xử trong tố tụng hình sự: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái

thẩm Các căn cứ này bao gồm:

- Sự phân định các chức năng cơ bản giữa các chủ thể trong tố tụng

hình sự trong đó chức năng cơ bản của Toa án là xét xử các vụ án hình su;

- Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

L8

Trang 19

Các căn cứ riêng được ding kết hợp với các căn cứ chung ở trên, để

xác định giới hạn xét xử của từng cấp Toà án Mỗi loại giới hạn xét xử nàyđược xác định bởi các căn cứ làm phát sinh và tính chất của các trình tự xét

xử đó Chúng xác định sự đặc thù và mức độ khác nhau giữa các loại giớihạn xét xử trong tố tụng hình sự Thuộc loại này có các căn cứ sau đây:

- Cáo trạng của Viện kiểm sát - quyết định truy tố bị cáo ra Toà án;

- Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại;

- Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đối với bản án (quyết định) đã có

hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụán;

- Kháng nghị tái thẩm đối với bản án (quyết định) đã có hiệu lực có

thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án (quyết định) đó

1.2.1- Căn cú vào sư phân đỉnh các chức năng co ban trong tốtung hình sư.

Trong tố tụng hình sự luôn tồn tại 3 chức ning cơ ban: buộc tội, bào

chữa và xét xử, trong do chức năng xét xử chỉ thuộc vé một chủ thể duynhất là Toà án Đây là một nguyên tắc hiến định được ghi nhận tại Điều

127 Hiến pháp 1992 của nước ta: "Toà án nhân dân tối cao, các Toà ín

nhân dân địa phuong la những cơ quan xét xu của nước Cộng hoà XHCN

Việt Nam" Chức năng xét xử của Toà án là căn cứ không chỉ để xác địnhnhiệm vụ, quyền hạn của Toà án trong việc giải quyết các vụ án hình sự mà

còn là cơ sở để xác định phạm vi mà Toà án nói chung và mỗi cấp xét xửnói riêng có thé thực hiện được các quyền han của mình theo qui định của

pháp luật, tức là xác định giới hạn xét xử Chức năng này cho phép Toà ánchỉ có thể thực hiện các quyền han xem xét và quyết định về vụ án trong

phạm vi chức năng xét xử của mình Toà án không được phép thực hiện cácquyền hạn thuộc về chức năng buộc tội hay chức năng bào chữa Bởi vì vai

Trang 20

trò của Toà án luôn luôn là người trọng tài đứng giữa hai bên (buộc tội và

bào chữa) để phân xử Khi Toà án tham gia vào việc thực hiện chúc năngbuộc tội hay chức năng bào chữa, tức là đã "lấn sân” của các chủ thé khác.Điều đó sẽ phá vỡ sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong

tranh tụng và mục đích của tố tụng hình sự - xác định sự thật về vụ án sẽ

không đạt được.°" tr.20)

Căn cứ vào các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự và chức năng

xét xử của Toà án , Bộ luật tố tụng hình sự qui định: "Toa án chỉ xét xử

những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và

Toà án đã quyết định đưa ra xét xử " (Điều 170) Không cho phép Toà án

cấp phúc thẩm tự mình cải sửa bản án sơ thẩm theo hướng làm xấu hơn tinh

trạng của bị cáo, nếu không có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng

cáo của người bị hại theo hướng đó (Điều 221) hoặc tự mình huỷ án sơ

thẩm để xét xử lại vụ án với lý do án sơ thẩm đã áp dụng điều luật, tội danh

hoặc mức hình phạt qúa nhẹ đối với bị cáo (Điều 222) Không cho phép

Toà án cấp giám đốc thẩm tự mình sửa bản án của Toà án cấp đưới thẻohướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo kế ca trường hợp có kháng nghị theo hướng đó (Điều 257) hoặc tự mình huỷ án`của Toà án cấp dưới để xét

lại vụ án theo hướng tăng nặng nếu không có kháng nghị theo hướng đó

(Điều 256), không cho phép Toà án cấp tái thẩm tự mình sửa bản án củaToà án cấp dưới (Điều 268), vv

1.2.2- Căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của tố tunø hình sư

Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự cũng là một căn cứ chung

để xác định các loại giới hạn xét xử của các cấp Toa án Các nguyên tặcnày liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống thông nhất và là cơ sở

để xây dựng toàn bộ các chế định khác của pháp luật tố tụng hình sự, trong

Trang 21

đó có chế định giới hạn xét xử Khi xác định giới hạn xét xử của các cấp

Toa án phải căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

Trong các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, các nguyên tắc bảođảm pháp chế XHCN, Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ,

bao đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo co một vai trò hết sức quantrọng trong việc xác định giới hạn xét xử của các cấp Toà án Việc qui định

giới hạn xét xử cho mỗi cấp Toà án phải bảo đảm cho các nguyên tắc này

được tuân thủ một cách nghiêm minh trong các hoạt động tố tụng hình sựnói chung và trong hoạt động xét xử của Toà án nói riêng

So với tất cả các chủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng hình sự,

bị can, bị cáo luôn là chủ thể có địa vị pháp lý bất lợi nhất ở tất cả các giai

đoạn tố tụng Nhiều bị cáo có trình độ văn hoá thấp, nhận thức và hiểu biết

về pháp luật, xã hội hạn chế và có số phận phụ thuộc vào sự phán quyết củaToà án Chính vì vậy pháp luật tố tụng hình sự đã qui định các điều kiện

cần thiết bảo đảm cho bị can, bị cáo có thể thực hiện được việc bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án Nguyên tắc bảo đảmquyển bao chữa của bi cáo không chi thể hiện bản chất nhân đạo và danchủ của tố tụng hình sự mà còn là một phương tiện để bảo vệ quyền con

người trong lính vực đặc thù này Xuất phát từ tình thần đó Bộ luật tố tụnghình sự của nước ta đã qui định giới hạn xét xử của các cấp Toà án theo

hướng hạn chế quyền hạn của Toà án mà nó có thể làm cho tình trạng của

bị cáo xấu hơn

Theo chức năng của mình Toà án có quyền "độc lập xét xu" Nhưng

quyền độc lập này cửa Toà án không phải là vô han mà bị khong chế bởi

các qui định của pháp luật : "chỉ tuân theo pháp luật ” Đây là hai yếu to

-hai mặt thống nhất không thể tách rời của một nguyên tắc bảo đảm cho Toà

án :hực hiện có hiệu quả chức nang của minh: xét xử đúng người, đúng tội,

dung pháp luật.

Trang 22

Các nguyên tắc khác của tố tụng hình sự cũng là những căn cứ để xác

định giới hạn xét xử của các cấp Toà án ở những mức đô khác nhau Haynói cách khác, khi xác định giới hạn xét xử của Toà án các cấp nhà làm

luật không thể không căn cứ vào các nguyên tắc của tố tụng hình sự Các

nguyên tắc của tố tụng hình sự phải được thể hiện trong các chế định của

luật tố tụng hình sự, trong đó có chế định về giới hạn xét xử

1.2.3.Can cứ vào nói dung quyết đỉnh truy tố của Viên kiểm sát.Quyết định truy tố của Viện kiểm sát không chỉ là căn cứ phát sinh

giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án mà còn xác định phạm vi hoạt động của tất

cả các chủ thể (Toà án, bên buộc tội, bên bào chữa ) tham gia vào giai đoạn

tố tụng quan trọng này

Việc rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc thay đổi nội

dung của quyết định truy tố đều trực tiếp ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động

của các chủ thể tham gia vào phiên toà, đặc biệt là đối với Toà án - chủ théthực hiện chức năng xét xử Khi xét xử sơ thẩm: vụ án, *“ Toà án chỉ xét xử

những bi cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và

Toà án đã quyết định đưa ra xét xử “ (Điều 170 ) Toà án chỉ có thể vượt rangoài giới hạn này nếu điều đó không làm cho tình trạng của bị cáo xấuhơn: tuyên bố bị cáo vô tội, xét xử bị cáo về tội khác bằng hoặc nhẹ hon,

loại bỏ một số hành vi hoặc tình tiết của vụ án Việc qui đính trong Bộluật tố tụng hình sự về giới hạn xét xử trên cơ sở nội dung quyết định truy

tố không chi bao dam cho bị cáo quyền bào chữa mà còn bao dam cho Toa

án giữ đúng vai trò, vị trí của mình là người trọng tài đứng giữa để phân xử

giữa hai bên tranh tụng

1.2.4- Căn cứ vào yêu cầu khởi tô vu.án hình sư của người bi hai

Đây là một trong những căn cứ dé xác định giới hạn xét xử của Toà ápđối với một số loại án hình su nhất định Theo qui định tại Điều 88 Bộ luật

52)

Trang 23

tố tụng hình sự thì “Những vu án về các tội phạm được qui định tại khoản

1 Điều 109; đoạn 1 khoản I Điều 112; đoạn | khoản | Điều 113; Khoản |

Điều 116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126 Bộ luật hình sự chỉ được khởi tốkhi có yêu cầu của người bị hại Trong trường hợp người bị hại rút yêu cầutrước ngày mở phiên toà thì vụ án phải được đình chỉ “ Việc rút yêu cầu

hoặc thay đổi nội dung yêu cầu khởi tố vụ án trực tiếp ảnh hưởng đến nội

dung quyết định truy tố của Viện kiểm sát và xác định giới han xét xử vụ

án ở phiên toà sơ thẩm Tuy nhiên, yêu cầu khởi tố không phải là cơ sở để

xác định nội dung truy tố hoặc nội dung cua giới hạn xét xử Thí dụ: người

bị hại yêu cầu khởi tố về tội cưỡng dâm nhưng các cơ quan tiến hành tố

tụng thấy rằng hành vi phạm tội cấu thành tội hiếp đâm thì có quyền khỏi

tố, truy tố và xét xử bị cáo về tội hiếp dâm

Cũng cần thấy rằng không phải trong mọi trường hợp khi người bị hại

rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình cnỉ Pháp luật qui định trung

các trường hợp này, Viện kiểm sát và Toà án vẫn có quyền tiến hành tố

tụng đối với vụ án (ý 2 khoản 2 Điều 88 ) nếu thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ

nghĩa.

1.2.5- Căn cứ vào kháng cao, khang nghỉ phúc thẩm

Kháng cáo của bị cáo, người bị hai , kháng nghị của Viện kiểm sát

cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp đối với bản án ( quyết định) chưa có hiệu

lực pháp luật vừa là cơ sở làm phát sinh trình tự xét xử phúc thẩm đối với

vụ án, đồng thời cũng là căn cứ để xác định giới hạn - phạm vi xét xử của

Toà án cấp phúc thẩm Tuy nhiên do tính chất và nhiệm vụ của cấp phụcthẩm là “xét lại những bản án ( quyết định ) sơ thẩm chưa có hiệu lực phápluật bị kháng cáo hoặc kháng nghị “ nhằm kiểm tra tính hợp pháp và có căn

Z a 2 Z a ^ * Z a, ios at K x SN

cứ của ban án sơ thầm nên phạm vi xét xử paúc thâm không hoàn toàn phụ

Trang 24

thuộc vào các nội dung của kháng cáo, kháng nghị Toa án cấp phúc thâm

có quyền xem xét cả các phần khác của bản án không bị kháng cáo, khána

nghị nếu xét thấy cần thiết ( Điều 214 )

Việc bổ sung, thay đổi, rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng

nghị có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi xem xét vụ án của Toà án cấp

phúc thẩm Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi

mở phiên toà thì Toa áp cấp phúc thẩm ghi nhận su rút kháng cáo, kháng

nghị đó và không phải mở phiên toà xét xử, còn ở tại phiên toà thì việc xét

các căn cứ mà pháp luật qui định.

So với giới hạn xét xử sơ thẩm, phạm vi xét xử phúc thẩm rộng hơn.Toà án cấp phúc thẩm có quyền xử phạt bị cáo theo tội danh và diéu luinặng hơn tội danh và điều luật mà Viện kiểm sát đã truy tố ở giai đoạn sơthẩm Quyền hạn này của Toà án cấp phúc thẩm cũng cho thấy phạm vi xét

xử của nó rộng hơn phạm vi giám đốc nâm

1.2.6 Căn cứ vào khang nghi øiám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là một trong các hình thức giám đốc xét xử của Toà án

cấp trên đối với hoạt động xét xử của Toà án cấp dưới có nhiệm vụ kiểm tratính hợp pháp và có căn cứ của bản án ( quyết định) đã có hiệu lực phát;luật bi kháng nghị vì có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ an Day cũng

là trình tự xét xử cuối cùng nhằm phát hiện và khắc phục các sai lầm về Xét

xử của các Toà án cấp dưới

24

Trang 25

Kháng nghị giám đốc thẩm không chi là căn cứ làm phát sinh giai

đoạn tố tụng đặc biệt này ma còn là cơ sở để xác định phạm vi giấm đốc

thẩm Tuy nhiên do tính chất, ahiệm vụ của cấp giám đốc thẩm nên phạm

vị giám đốc thẩm không phụ thuộc vào nội dung của kháng nghị: * Hộiđồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ han chế

trong nội dung của kháng nghị” (Điều 253)

Xuất phát từ chúc năng xét xử của Toà án và nguyên tắc bảo đảm

quyền bào chữa của bị cáo, phạm vi giám đốc thẩm, quyển hạn của Toà an

cấp giám đốc thẩm bị hạn chế trong việc huỷ hoặc sửa bản án (quyết định)

đã có hiệu lực theo hướng không có lợi cho người bị kết án: “Không đượctăng hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn ”

(Điều 257)

So với phạm vi xét xử phúc thẩm, phạm vi giám đốc thẩm rộng hơn,nhưng quyền han của cấp giám đốc thẩm bị hạn chế hơn quyền hạn của cấp

phúc thâm trong việc huy hoặc sửa bản án của Toà án cấp dưới

1.2.7- Căn cứ vào khang nghi tái thẩm

Tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt được áp dụng đối với bản án (quyết

định) đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được

phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án (quyết định) mà

Toà án không biết được khi ra bản án (quyết định) đó (Điều 260) Do tính

chất của tái thẩm như vậy nên kháng nghị tái thẩm là căn cứ làm phát sinhtrình tự và nội dung kháng nghị tái thẩm về các tình tiết mới được phát hiện

là căn cứ để xác định phạm vi tái thẩm và thẩm quyền của cấp tái thẩm Hội đồng tái thẩm chỉ xem xét nội dung kháng nghị tái thẩm mà không cóquyền xem xét toàn bộ bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật như ở

cấp giám đốc thẩm

25

Trang 26

So với phạm vi xét Xử so thầm, phúc thẩm, giám đốc thầm, phạm VI tá:thấm rất hep: chỉ xoay quanh các tình tiết mới được phát hiện và bị Kháng

ngk tái thẩm Khi xem xét kháng nghị, Hội đồng tái thẩm có quyền ra một

trong các quyết định sau đây:

-Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án (quyết định) có hiệu lực pháp

luật nếu các tình tiết được phát hiện không phải là tình tiết mới có thể làmthay đổi cơ bản nội dung bản án (quyết định) bị kháng nghị;

-Huỷ bản án (quyết định) bị kháng nghi để điều tra lại hoặc xét xulại vụ án nếu đó là tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án

(quyết định ) đó.

-Huỷ bản án (quyết định) bị kháng nghị và đình chỉ vụ án, nếu các

tình tiết này chứng minh bị cáo không phạm tội

Chương 2

Giới hạn xét xử sơ thẩm2.1- Các qui đỉnh của pháp luât về giới han xét xử sơ thẩấm trước

khi ban hành Bo luât tô tung hình su

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Namdân chủ cộng hoà ra đời, cùng với việc xoá bỏ bộ máy cai trị của chế độ

thực dân, phong kiến, nhân dân ta đã bắt tay xây dựng bộ máy nhà nước

của nhân dân, vì nhân dân, theo nguyên tác “Nước Việt Nam là một nước

đân chủ cộng hoà Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân

Việt Nam ”0)

Trang 27

Ngày 13/9/1945 Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâmthời Việt Nam dân chủ cộng hoa ký Sắc lệnh số 33/SL thành lập các Toà ánquân sự trong phạm vi cả nước Theo sắc lệnh nói trên thì Toà án quân sựxét xử tất cả những người phạm vào một việc gì có phương hại đến nền dộclập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Đứng buộc tội là một uy viên

quân sự hay một uỷ viên của ban trinh sat €° 13)

Như vậy, giới hạn xét xử của Toà án quân sự rất rộng, gồm tất cảnhững người phạm vào một việc có phương hại tới độc lập của nước ViệtNam dân chủ cộng hoà Và khi xét xử tại phiên toà có hoạt động buộc tội

do một uy viên quân sự hay một uỷ viên của ban trinh sát thực hiện

Hoạt động buộc tội tại phiên toà chính là hoạt động thực hành quyền

công tố của Viện kiểm sát ngày nay Nhưng theo qui định của Sắc lệnh số

33/SL nêu trên thì “buộc tội” không phải là một hoạt động độc lập diễn ra

trước khi xét xử Điều này được lý giải bởi lẽ theo qui định của Hiến phá›

năm 1946 thì cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoa củi

gồm Toà án các cấp (Tòa án tối cao, các Tòa án phúc thẩm, các Tòa án dénhị cấp và sơ cấp) Như vay có nghĩa là hoạt động buộc tội chỉ là một

“khâu” trong qúa trình xét xử của Tòa án Do đó, chưa có sự phân biệt rõ

rệt chức năng “buộc tội- chức năng công tổ” với chức năng xét xử và giớihạn xét xử của Tòa án cũng chưa được đề cập rõ rệt Ngày 31/12/1959Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoa đã thông qua bản Hiến phápmới Trong Hiến pháp này chế định “cc quan tư pháp” được thay bang chế

định “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân” Như vậy các cơ quan

tư pháp của Nhà nước ta bao gồm hai loại cơ quan là Viện kiểm sát nhân

dân và Tòa án nhân dân.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Tòa án nhân dân vàLuật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã qui định cụ thể về tổchức và nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân

a?

Trang 28

dân, đồng thời phân định rõ: chức năng của Tòa án là xét xử, chức năng của Viên kiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật Tuy có chức năng khác nhau nhưng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân và hoạt động của

Viện kiểm sát nhân dân đều có chung một mục đích thống nhất, “là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và quyền lợi hợp

pháp của nhân dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng CNXH ở

miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thống nhất nước nhà được tiến

hành thắng lợi” |

Luật tổ chúc Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 qui định: Viên kiểm

sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp thi

hành nhiệm vụ “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật được

chấp hành một cách nghiên chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân

áp

về hình sự và truy tố trước Tòa án nhân dân những người phạm pháp về

dân được giữ vững” (Điều 2 ) bằng cách “điều tra những vụ việc phạm ph

hình sự” (Điều 3) Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án nhân dân, Viên kiểm sát nhân dân có quyền “giữ quyền

công tố trước Tòa án nhân dân cùng cấp” (Điều 17) ,

Nhu vậy một vụ án hình sự dù được cơ quan Công an, cơ quan điều tra

khác hoặc Viện kiểm sát điều tra thì chỉ được chuyển cho Tòa án thụ lý để

nghiên cứu đưa ra xét xử khi Viện kiểm sát quyết định truy tố Về mặt tố

tụng, đây chính là nội dung của sự phân chia quá trình giải quyết vụ án

theo chức năng của các cơ quan tiến hành tố tụng Hoạt động tố tụng hình

sự ở nước ta bao gồm các giai đoạn sau: khỏi tố vu im điều tra, truy tố, trù

bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và thi

hành án.

Trong điều kiên chưa có Bộ luật tố tụng hình sự, để giúp cho hoạt

động xét xử của các Tòa án được thống nhất, căn cứ vào những qui định

của pháp luật và thực tiễn xét xử, năm 1964 Tòa án nhân dân tối cao đã xây

Trang 29

dựng “Đề án về trình tự xét xử sơ thẩm về hình sự” Trong de an này qui

định những nguyên tắc chung, trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự Nó đã

trở thành văn bản pháp lý đầu tiên hướng dẫn cho các Tòa án nhân dân áp

dụng chính thức trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Về giớihạn xét xử sơ thẩm bản đề án qui định: “Tòa án nhân dân không có quyềnxét xử đối với tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy to"

tr 123)

Sau 10 năm thực hiện, ban dé án “Về trình tự xét xử sơ thấm hình sự”

đã bộc lộ một-số nhược điểm Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành “Bảnhướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm vé hình sự” (kèm theo Thong tư số16-TATC ngày 17/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao).U®1 123-122

Theo bản hướng dẫn thì sau khi nghiên cứu hồ sơ hoặc đã họp trù bị

với Viện kiểm sát nhân dân nếu thấy có thể đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án

ra “Quyết định đưa vụ án ra xét xử “ Như vậy, nội dung giới hạn xét xử đã

được dé cập tương đối cụ thể là Téa án chủ xét xử những người ma Viênkiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định dua vu án ra xét xứ Trong

trường hợp khi nghiên cứu hồ sơ nếu thấy hành vi của bị cáo không cấu

thành tội phạm hoặc cấu thành tội phạm khác nặng hơn (nhẹ hơn) tội danh

mà Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án phải tổ chức cuộc họp trù bị với Viện

kiểm sát |

Một trong những trường hợp bắt buộc phải họp trù bị với Viên kiểm

sát nhân dân là trường hợp Tòa án nhân dân có ý kiến khác với bản cáo

trạng về các vấn dé như: cấu thành tội phạm, năng lực trách nhiệm về hình

sự của bị cáo, số người bi đưa ra xét xử, tội danh, điều luật ap dụng ” Cuộc hop trà bị này do Tòa án nhân dân chủ trì và có nhiệm vụ giải quyết

những vấn dé quan trọng chuẩn bị cho việc xét xử Thành phần tham gia phiên họp trù bị gồm có Chánh án Tòa án nhân dân hoặc Tham phán được

Chánh án phân công nghiên cứu hồ sơ vụ an và sẽ chủ toa phiên toà: Viên

Trang 30

trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc kiểm sát viên được phân công nghiên

cứu hồ so và sẽ duy trì công tố tại phiên toà; và thư ký Tòa án Trong cuộc

họp, đại biểu Toa án nhân dân nêu những vấn dé cần giải quyết, rồi boi

nghị thảo luận

Sau cuộc họp trì bị, Toà án sẽ ra một trong các quyết định sau đây:

1- Trả hồ sơ để Viên kiểm sát nhân dân điều tra bổ sung, làm lai cáo

trạng nếu:

a- Viên kiểm sát nhân dân nhất trí với Tòa án nhân dân về việc phải

điều tra bổ sung về tội phạm của bị cáo bị truy tố, hoặc điều tra thêm về tội

phạm khác hoặc về kẻ phạm pháp khác mà không thể tách ra để xử riêng

Trong trường hợp này Tòa án nhân dân trả lại hồ sơ cho Viện kiếm sát

bằng một “Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung” Trong quyết định nàyphải ghi rõ những điều cần điều tra thêm Khi tiến hành điều tra bổ sung,Viện kiểm sát nhân dân có quyền quyết định truy tố thêm người, thêm tội

hoặc miễn tố cho bị cáo

b- Viện kiểm sát nhân dân nhất trí với Tòa án nhân dân là cần đổi tội

danh nặng hơn, nhẹ hơn, tăng hoặc giảm bớt số bị cáo bị truy tố thì Toa intrả hồ sơ để Viện kiểm sát nhân dân thay bản cáo trạng mới

2- Đưa vụ án ra xét xử, trong các trường hợp sau đây:

a- Sau khi trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân nhận

thấy hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ;

b- Tòa án nhân dân nhận thấy cần phải điều tra bổ sung nhưng Viện

kiểm sát nhân dân cho rằng cuộc điều tra đã đầy đủ hoặc không thể điều tra

thêm;

c- Tòa án nhân dân nhận thấy pl.ai đổi tội danh nặng hon, nhẹ hon,khởi tố đối với bị cáo mới hoặc việc phạm phíp mới, giảm bớt số bị cáo,hoặc nhận thấy bị cáo không đáng phải đưa ra xử lý về hình sự, nhưng Viện

kiểm sát nhân dân không nhất trí

Trang 31

Việc đưa những vụ án còn có những vấn đề chưa thống nhất giữa Viện

kiểm sát và Tòa án ra phiên toà xét xử thực chất là giac cho Hội đồng xét

xử căn cứ vào thực tế dién biến tại phiên toà và qui định của pháp luật để

xem xét và quyết định : đổi tội danh nặng hơn, hoặc nhẹ hon, khởi tố vụ án

về hình sư

Theo qui định, để bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo trong trường

hợp nếu thấy cần phải đưa bị cáo ra xét xử với tội danh nặng hơn, thì trongquyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải ghi rõ tội danh Viện kiểm sát

truy tố và tội danh mà bị cáo có thể bị xét xử, f!® "128

Với cơ chế nêu trên tại phiên toà Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào kết

quả cuộc thẩm vấn và tranh luận tại phiên toà mà xử lý bị cáo theo tội danh

mà Viện kiểm sát truy tố hoặc theo tội danh nặng hơn

Tóm lại, khi chưa có Bộ luật tố tụng hình sự vấn đề giới hạn xét xử đãđược Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Téa án chủ được xét xử những

bi cáo và những hành vị mà Viên kiểm sát truy tố va Tòa án đã quyết

định dua ra xét xử Còn tội danh mà bị cáo bị xét xử có thể là tội danh mà

Viện kiểm sát đã truy tố hoặc tội danh nặng hơn.

2.2- Qui đỉnh của Bo luât tổ tung hình sư về giới han xét xử sơ

thẩm

2.2.1- Giới han xét xử sơ thẩm theo qui đỉnh của BO luật tố tung

hình sư.

Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta qui định: “Tòa án chỉ xét

xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố

và Toà án đã quyết định sẽ đưa ra xét xử”

Như vậy, từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự, “Việc họp trù bị giữa Tòa

⁄Z ` tA -v Z A ` iis ˆ s ps ^ LI ‹ ^

án và Viện kiểm sát” không còn được qui định như là một thu tục bắt buộc.

31

Trang 32

Phạm vi - giới hạn xét xử của Tòa án được qui định cụ thể day đủ hon

trong pháp luật tố tụng hình sự nước ta

Mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền giải thích nhưng căn cứ vàolời văn của điều luật thì có thể hiểu nội dung của Điều 170 Bộ luật tố tụng

hình sự như sau: Tòa án chỉ có thể xét xử một người với tư cách là bị cáo

khi có các điều kiện:

1- Người bị Toà án xét xử với tư cách là bi cáo phải là người đã bị

Viện kiểm sát truy tố bằng một cáo trạng Trường hợp trong vu án có đỏng

phạm nhưng vì.lý do nào đó kẻ đồng phạm chưa bị truy tố thì Tòa án khong

có quyền xét xử đối với kẻ đồng phạm đó Và cua việc xét xử tại phiên toànếu phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thìTòa án có quyền khởi tố vụ án theo qui định tại Điều 87 Bộ luật tố tụnghình sự.

2- Tòa án chỉ được xét xử những hành vi của bị cáo đã bị Viện kiếm

sát truy tố Còn những hành vi chưa bị Viện kiểm sát truy t6 thi Tòa ấu

không được xét xử Hành vi phạm tội (bao gồm số lượng và tính chất của

hành vi) không phải là hành vi chung chung mà là hành vi nguy hiểm cho

xã hội, được qui định trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự Do vậy,hành vi của bị cáo bị truy tố là những hành vi được qui định thành những

tội danh cụ thể của Bộ luật hình sự “-*'®, Tội danh mà Viện kiểm sát truy

tố là tội danh đã ghi trong phần quyết định truy tố của bản cáo trạng Mặc

dù trong qúa trình tranh luận, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại

phiên toà có thể đề ngni kết tội bi cáo theo tội danh khác

3- Bi cáo và hành vi phạm tội đó đã được Toa an quyết định dua ra xét

xử Ngoài 2 điều kiện nêu trên, điều kiện thứ ba “Tòa án đã quyết định đưa

ra xét xử” là một điều kiện bắt buộc, cần thiết để Tòa án xét xử một vụ «in

hình sự

Trang 33

Quyết định đưa vụ án ra xét xử là một trong bốn quyết định của Thâmphán được phân công chủ toa phiên toà, sau thời gian nghiên cúu hồ sơ vụ

án 45 ngày hoặc 3 tháng Khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán phải xem xéttoàn diện hồ sơ vụ án để đi tới một trong bốn quyết định: đưa vụ án ra xétxử; trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ va án, hoặc đình chi vụ án

Tòa án chỉ quyết định đưa vụ án ra xét xử khi xác định vụ án thuộc

thẩm quyển của mình, có đủ căn cứ để đưa ra xét xử Theo Điều 153 Bộ

luật tố tụng hình sự thì quyết định đưa vụ án ra xét xử gồm các nội dung:

họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát viên dẫn đối với hành vi của bị cáo; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà; xử công

khai hay xử kín; họ tên thẩm phán, hội thẩm nhàn dân, thư ký phiên toà; họtên kiểm sát viên thực hành công tố tại phiên toà; họ tên người bào chữa;

họ tên người phiên dịch; họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại

phiên toà; vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà Như vậy khác với

hướng dẫn trước đây trong quyết định đưa vụ án ra xét xử không có nộidung “tội danh mà bị cáo có thể bị xét xt“.

Nghiên cứu điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự, chúng ta thấy quyết định

đưa vụ án ra xét xử là một quyết định tố tụng của Tòa án (thẩn phán đượcphân công nghiên cứu hồ sơ và sẽ làm chủ toạ phiên toà) Quyết định đưa

vụ án ra xét xử có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, giúp cho việc xét xử vụ

án đúng thủ tục luật định, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân

bảo đảm cho những người tham gia tố tụng có đủ điều kiện để thực hiệncác quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, đặc biệt là đối với bị cáo trongviệc thực hiện quyền bào chữa

Với các nội dung và ý nghĩa nêu trên, quyết định đưa vụ ấn ra xét xu

về bản chất pháp lý chỉ là quyết định đơn phương của thẩm phán được phân

công chủ toa phiên toa chứ không phải là quyết định của Hội dong xét xử

33

Trang 34

Quan điểm về tội danh mà bị cáo có thể bị xét xử chỉ là quan điểm của cá

nhân thẩm phán nghiên cứu hồ sơ Đó mới chỉ là "dự đoán" "giả thiết" chứ

chưa phải là kết luận chính thức của Toà án về vụ án Về giá trị pháp lý "dự

đoán” của thẩm phán là bị cáo phạm tội khác với tội danh mà Viện kiểmsát truy tố, không có ý nghĩa phủ nhận quyết định truy tố của Viện kiểmsát và kết luận bị cáo vô tội hoặc phạm tội khác là thẩm quyền của Hội

đồng xét xử Tại phiên toà với chức năng là cơ quan xét xử, Toà án (Hội

đồng xét xử ) có nhiệm vụ khẳng định bị cáo pl:am tội hay không phạm tội

và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, được quy định tại điều, khoản, điều

nào của Bộ luật hình su Trong tố tụng hình sự Toà án không có chức năngbuộc tội, bởi vậy theo qui định Điều 170 Bộ luật tế tụng hình sự thì Toà ánchỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát

đã truy tố.

_Theo qui định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì "những

vụ án về các tội phạm được qui định tại khoản 1 Điều 117 và Điều 126 Bộluật hình sự: chi được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại" Điều đó cónghĩa là "yêu cầu của người bị hại về việc khởi tố vụ án” là điều kiên đểkhởi tố vụ án Nếu không có yêu cầu bằng miệng hoặc bằng văn bản củangười bị hại thì không được khởi tố vụ án về các tội nêu trên, mặc dù hành

vi phạm tội đã xây ra

Qúa trình giải quyết các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bịhại cũng giống quá trình giải quyết các vụ án hình sự khác Qúa trình đóbao gồm các giai đoạn khởi tố vụ án, điểu tra, truy tố, xét xử sơ

thấn., Như vậy, Toà án chỉ có thể xét xử các vụ án được khởi tố theo yêucầu của người bị hại, sau khi Viện kiểm sát quyết định truy tế vụ án ra Toà

án Tuy nhiên, theo qui định của pháp luật, thì quá trình giải quyết vụ ấnđược khởi tố theo yêu cầu của người bị hại không chỉ phụ thuộc vào ý chí

của người bị hại Theo qui định khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thi

Trang 35

"Trong trường hợp người bi hai rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà thì vụ

án phải được đình chỉ Trong trường hợp cần thiết, tuy người bị hại rút yêu

cầu, Viện kiểm sát hoặc Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với

vụ án” Như vậy ý chí của người bị hai “rút yêu cau" mới chỉ là một căn cứ

để đình chỉ vụ án Còn vụ án có được đình chỉ hay không lại phụ thuộc vào

ý chí của cơ quan tiến hành tố tụng: Viện kiểm sát và Toà án Trong trườnghợp này, quyền quyết định cuối cùng thuộc về Viện kiểm sát hoặc Toà án

tuỳ theo thời điểm hồ sơ vụ án đang thuộc-quyền giải quyết của cơ quan

nào.

Một vấn đề đặt ra là cơ quan điều tra có quyền đình chỉ vự án khi bịhai "rút yêu cầu" hay không? Vấn dé này, hiện nay chưa được luật tố tunghình sự qui định Theo chúng tôi, trong Bộ luật tố tụng hình sự nên dé cậptới quyền xem xét và ra quyết định đình chỉ vụ án trong trường hợp bị hại

"rút yêu cầu” đối với những vụ án được khởi tố theo yên cầu của người bịhại Bởi vì pháp luật không bắt buộc người bị hại chỉ được rút yêu cầu khi

hồ sơ vụ án đã chuyển sang Viện kiểm sát , mà chỉ qui định từ khi có yêucầu khởi tố vụ án cho đến "trước ngày mo phiên toà” nếu người bị hại “rutyêu cầu” thì vụ án phải được đình chỉ Về mặt nguyên tắc, hồ sơ vụ án đang

ở giai đoạn "điều tra vụ án thì thẩm quyền giải quyết moi vấn dé thuộc về

cơ quan điều tra theo qui định tại Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự “khingười tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn dé liên quan đến vu án thì

cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình, giải

quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả Trong trường hợp khôngchấp nhận yêu cầu thì cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát ra quyết định và

nêu rõ lý do”

Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của hoạt động kiểm sát điều tra thìquyết định của cơ quan điều tra đình chỉ điều tra vụ án khi bị hại rút yêucầu cần phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp Từ những lý do trên,

Trang 36

chúng tôi đề nghị sửa lại khoản 2, Điều 88 Bộ luật tố tung hình sự như sau:

Trong trường hợp cần thiết, tuy người bị hại rút yêu cầu, cơ quan điều

tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với

vụ án” Cũng cần thiết phải bổ sung thêm vào khoản 1, Điều 139 Bộ luật tố

tụng hình sự một điểm mới (điểm c) với nội dung sau: "Theo qui định taikhoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự " Như vậy Điều 139 mới sẽ nhưsau: "Điều 139- Đình chỉ điều tra.

1- Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường

hợp sau đây:

a-

b-c- Theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự”

Đồng thời bổ sung khoản | Điều 143° Bộ luật tố tụng hình sự mộtđoạn quy định về việc Viện kiểm sát đình chỉ vụ án: "Điều 143°- Đình chi

hoặc tạm đình chỉ vụ án

1- Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những

căn cứ qui định tại khoẩn 2 Điều 88 và Điều 89 Bộ luật này hoặc tại Điều

16, khoản 1 Điều 48 và khoản 3 Điều 59 Bộ luật hình su Hoặc theo quiđịnh tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự

Tóm lại qui định tại Điều 88 và Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự là

thống nhất và quyền quyết định truy tố bị cáo ra toà thuộc về Viện kiểm

sát, người bi hại có quyền đề nghị "miễn truy tố” Toà án chỉ có quyền xét

36

Trang 37

xử một người với tư cách là bị cáo khi người đó bị Viện kiểm sát truy tố vềmột hoặc một số tội danh cụ thể được qui định trong Bộ luật hình sự.

2.2.2- Các quan điểm lý luân khác nhau về giéi han xét xử sợD>

tham.

1- Mặc di Bộ luật tố tụng hình su qui định tất cu thé về "gióí hạn của

việc xét xử tại Điều 170, nhưng ngay từ khi Bộ luật có hiệu lực pháp luật đã

có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này

Các ý kiến tranh luận chủ yếu được thể hiện trong các hội thảo khoa

học, hội nghị tổng kết mà ít được đề cập trên các tạp chí chuyên ngành.

Tựu chung các ý kiến đó có thể chia thành hai nhóm đối lập nhau; một sôs :

ý kiên thì đồng tình với qui định của pháp luật hiện hành và còn những ýkiến khác thì không đồng tình, đề nghị sửa luật

Những người ủng hộ qui định hiện hành về giới hạn xét xử cho rằng

"không nên đặt vấn dé sửa đổi điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự "°?' mà căn

cứ vào chức năng của Viện kiểm sát, của Toà án và các nguyên tắc của luật

tố tụng hình sự để giải thích

Trong bộ máy nhà nước Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

là hai cơ quan có chức năng khác nhau Chức năng của Viện kiểm sát nhân

dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố trongphạm vi trách nhiệm do luật định; Còn chức năng của Toà án nhân dân làxét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính theo qui

định của pháp luật Trong lĩnh vực hình sự, Toà án nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân đều phải thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc

"Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành theo qui định của Bộ

luật tố tụng hình su" (Điều 2 Bộ luật tố tụng hình sự) |

Với vai trò là cơ quan công tố nhà nước, chỉ có Viện kiểm sát mới cóquyền buộc tội bị cáo và chứng minh dé Toà án công nhận sự buộc tội này

37

Trang 38

là đúng Toà án là cơ quan xét xử nên không có chức năng buộc tội mà có

quyền độc lập và chủ tuân theo pháp luật khi xét xử Và qui định tại Điểu

170 Bộ luật tố tụng hình sự cũng là qui định của pháp luật nên Toa án phaituân theo Mặt khác, một khi pháp luật được ban hành thì Không ai có

quyền bàn tới việc có áp dụng hay không áp dụng mà chỉ có quyền bàn nên

áp dụng nó như thế nào cho đúng |

Nhóm quan điểm đối lap được dé cập rõ nét tại các Hội nghị tổng kết

công tác ngành Toà án nhân dân Tại hoi nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu

năm 1989 của.ngành Toà án nhân dân, nhiều đại biểu đã kiến nghị sửaĐiều 170 Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng cho phép Toà án được xét xử

theo tội danh và áp dụng khung hình phạt nặng hơn tội danh và khung hình

phat mà Viện kiểm sát đã truy tố"d!: 1)

Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án năm 1989, Chánh án Toà

án nhân dân tối cao kết luận về giới hạn của việc xét xử: “Toà án chỉ bị hanchế không được xét xử tội danh nặng hơn, còn khung hình phat nặng hơnthì không bị hạn chế Dù Viện kiểm sát không đồng ý việc thay đổi khung

hình phạt nặng hơn khung hình phạt đã truy tố, thì Toà án vẫn có quyền xétxu" Tiếp sau đó tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án nhân dân

các năm 1991, 1993 và 1995, một số Toà án di phương đề nghị xem lại qui

định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng hình su vì có một số trường hợp qua thầmvấn công khai tại phiên toà thấy rõ tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là

không chính xác, nhưng Viện kiểm sát không thay đổi quyết định truy tố

nên Toà án buộc phải xử tội mà mình thấy là không đúng, trái với nguyên

tắc xét xử đúng người, đúng tội "d!:*!38)

Những người ủng hộ quan điểm đề nghị sửa đổi Điều 170 Bộ luật tố

tụng hình sự cũng căn cứ vào chức năng của Toà án và nguyên tắc “khi xét

xử Tham phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" dé

lý giải cho luận điểm của mình Theo họ thì chức năng của Toà án là xét

36

Trang 39

xử, Toà án là cơ quan duy nhất co quyền xét xử, phán quyết bị cáo phạm

tội gì bằng một bản án Bi cáo chỉ bị coi là có tội và phải chịu hình phạt

khi có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực phdp luật, chứ không ai gọi

bị can là người có tội khí mới có cáo trạng của Viên kiểm sát Về nguyên

tac "chỉ người nào phạm tội đã được luật hình sự qui định mới phải chịu

trách nhiệm hình sự và hình phạt phải do toa án quyết định” boi vậy Toà ánphải định tội đúng đối với hành vị phạm tội của bị cáo

Về phương diện định tội thì hoạt động của Viện kiểm sát và của Toà

án đều là hoạt động độc lập Khi thực hiện chức năng của mình Viện kiểmsát và Toà án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Độc lập xét xử là một

trong những nguyên tắc quan trọng của luật tố tụng hình sự nước ta Với

qui định tại Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội

thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật" Nhà nước không cho phép bất cứ cơ

quan hoặc cá nhân nào can thiệp vào hoạt động xét xử của Toà án và

khẳng định khi xét xử một vụ án hình sự Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

căn cứ vào các tình tiết của vụ án, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên

toà, xem xét các ý Kiến tranh luận đồng thời căn cứ vao những qui định củapháp luật để quyết định bản án mà không phụ thuộc vào ý kiến của cơ quan

điều tra hay Viện kiểm sát về việc xác định bị cáo có tội hay không và hình

phạt cần áp dụng.ð3%

Theo qui định của tố tụng hình sự thì quyết định truy tố của Viện

kiểm sát là căn cứ dé mở ra giai đoạn xét xử sơ thấm ,đó cũng là căn cứ đề

xac định giới hạn xét xử sơ thẩm © trình tự xét xử sơ thẩm, tòa án sẽ xét

xử đối với toàn bộ vu án Nhưng “toàn bộ vụ án “ phải đặt trong giới hancủa quyết định truy tố (buộc tội ) và bào chữa Dé có thé đưa vụ án ra xét

xử sơ thẩm, trước đó bắt buộc phải tiến hàn các giai đoạn khởi tố, điều tra,

truy tố — các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, các cơ quan tiến hành tốtụng và những người tham gia tố tụng đã tiến hành các hoạt động nhằm

Bo

Trang 40

buộc tội và bào chữa Việc buộc tội ở giai đoạn khỏi tố, điều tra truy tố đã

xác định nhừng hành vi phạm tội, những tội cụ thé Việc buộc tội này đãchi phối quá trình bào chữa và chuẩn bị bào chữa tai tòa án Kết quả quá

trình buộc tội ở các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố được phản ánh tronhquyết định truy tố của viện kiểm sát Viện kiểm sat là cơ quan duy nhấtthực hành quyền công tố - buộc tội bị cáo trước tòa Việc buộc tội bị cáo

trước tòa của viện kiểm sát là đại diện nhà nước để buộc tội Do dé , vớinhững hành vi, tội danh mà viện kiểm sát không truy tố thì sẽ không có can

cú để tòa án xét xử Mặt khác với những hành vi, tội danh chưa được dé cập

tới ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì việc bao chữa của bị cáo vềnhững hành vi, tội danh này chưa đặt ra, nếu tòa án xét xử thì bi cáo sẽ

không thể thực hiện được quyền bào chữa của mình đối với những hành vi

và tội danh đó Do đó, ở trình tự xét xử sơ thẩm , tòa án chỉ có thể xét xử

vụ án trong giới hạn những hành vị phạm tội ,những tội danh mà viên kiểmsát truy tố

Tuy nhiên , giới han này chỉ áp dụng trong trường hợp tòa án xét thấy

cần xử bị cáo theo tội danh và áp dụng khung hình phạt nặng hơn so với tội

danh và khung hình phạt mà viện kiểm sát truy tố, còn trong trường hợp tòa

án xét thấy cần xét xử bị cáo theo tội danh bằng hoặc nhẹ hon tội danh việnkiểm sát truy tố hoặc áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn thì không bị ràngbuộc bởi giới hạn này Vì nó không vượt quá mức độ buộc tội của viện

kiểm sát và khả năng bào chữa của bị cáo

Do vậy, mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về giới hạn của

việc xét xử, nhưng theo chúng tôi hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao

và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN

ngày 8/12/1988 hướng dẫn thi hành một số qui định trong Bộ luật tố tụng

hình sự là quan điểm đúng nhất Các Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân:

dân cần thực hiện nghiêm túc qui định đó Cu thể là: Theo Điều 170 Bộ

40

Ngày đăng: 29/05/2024, 00:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN