1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam

194 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐO HANH VI VI PHAM PHAP LUẬT MOI TRƯỜNGTRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI

GAY NEN TAI VIET NAM

(PE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HỌC CAP TRUONG)

NHUNG NGƯỜI THUC HIEN DE TÀI

str | Ho va tén Hoc ham — Co quan cong tac

hoc vi

“| | Vũ Thu Hạnh Tiến sĩ | Khoa Pháp luật Kinh tế

“ Trường Đại học Luật Hà Nội'2_ | Nguyễn Văn Phương Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

3| Vũ Duyên Thuy Thạc sĩ — | Khoa Pháp luật Kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

4 | Lưu Ngọc Tổ Tâm Thạc sĩ | Khoa Pháp luật Kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

* | Đặng Hoàng Sơn Thạc sĩ Khoa Pháp luật Kinh tếa Trường Dai học Luật Ha Nội

é | Nguyễn Văn Tài Tiên sĩ Vụ Môi trường

m Bộ Tài nguyên và Môi trường7 ¡ Dương Thanh An Thạc sĩ Cục Bảo vệ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRÁCH NHIỆï1 BO! THƯỜNG THIET HAI DO

HANH VEY! PHAM PHÁP LUẬT MôI TRƯỜNG GAY NÊN

TẠI VIỆT NAM

(DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRUONG)

[T}> > |

Chủ nhiệm dé tai: TS VŨ THU HẠNH

Bộ môn Luật Môi trường

HÀ NỘI - 2007

Trang 3

Chuyên đềChuyên đề 2

Chuyên đề 3Chuyên đề 4

Chuyên đề 5

Chuyên dé 6Chuyén dé 7Chuyên dé 8Chuyén dé 9Chuyên đề 10

Tài liệu tham

Mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do vi phạm pháp luật môi trường với trách

nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Môi quan hệ giữa trách nhiệm bôi thường thiệt

hại do vi phạm pháp luật môi trường với tráchnhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường.

Thực tiễn áp dụng trách nhiệm bôi thường thiệthai do hành vi vi phạm pháp luật môi trường tạiViệt Nam trong thời gian qua.

Kinh nghiệm của nước ngoài vê áp dụng tráchnhiệm boi thường thiệt hại do hành vi vi phạmpháp luật môi trường gây nên.

Bước dau nghiên cứu vé bảo hiêm trách nhiệm

bôi thường thiệt hại vé môi trường.

[rang02

Trang 4

Phần thứ nhất

BAO CAO TONG THUẬT

Trang 5

A PHAN MỞ BAU1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

' Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, chất lượng môi trường

đan; có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống của conngười Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tác động theo chiều hướng

tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng gia tăng Có nhiều cách

thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng

này trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định trách

nhiém phải boi thường thiệt hai gây nên do làm 6 nhiễm, suy thoái môi trường

danz được Nhà nước đặc biệt quan tâm Luật Bảo vệ môi trường 2005! quy

định 5 điều về bôi thường thiệt hai do ô nhiễm, suy thoái môi trường (Mục 2

Chương XIV, từ Điều 130 đến Điều 134)” Day là một bước tiễn mới về mặt

lập 2háp Người lam ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải bồi thường là sự cụ

thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả giá” (PPP) đã được cộng đồngquốs tế thừa nhận Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này không chỉ có tácdụng trừng phạt người đã gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác dụng răn đecác chủ thé khác trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố của môi trườngkhông được gây tôn hại cho môi trường Nói khác đi, bồi thường thiệt hại môi

trường ngày càng được xem là một nội dung quan trọng của quán lý và bảo vệ

mô: trường Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại gây nên do làmrô

nhiềm, suy thoái môi trường hiện vẫn dừng ở mức chung chung, mang tính

nguyên tắc, chưa thể áp dụng trên thực tế Thực tiễn giải quyết các vụ kiện

đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên trong

thời gian qua tại Việt Nam gặp không ít khó khăn do chưa có sự thống nhất vềĐuyc Quốc hội Khoá XI, ky hop thứ tám thông qua ngày 29 tháng 1] năm 2005 và sẽ có hiệu lực thi hành

kế từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.

? Sau đây gọi tắt là bồi thường thiệt hại về môi trường

Trang 6

cách ¬iêu và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành vê van dé này Do

vậy, ›ân phải có thêm những nguyên cứu có tính chuyên sâu về loại tráchnhiện này, góp phân cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tráchnhiện bồi thường thiệt hại về môi trường.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong nước: Trong một số lĩnh vực khoa học có liên quan như xã hội

học môi trường, kinh tế học môi trường, khoa học quản lí về môi trường cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thườngthiệt hại về môi trường, như: “Xdy dung phương pháp xác định mức đên bùthiệt hại bởi ô nhiễm môi trưởng do hoạt động san xuất, dịch vụ gây ra” do

Trunz tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây

dựng Hà Nội thực hiện năm 1999; “Bude dau tiếp cận công tác thanh tra giải

quyé đên bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gáy bởi các hoạt động của Nhàmáy Nhiệt điện Phả lại" do Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên Khoa Môitrườig, trường Dai học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội thực

hiện năm 2000, "Chính sách quan lý môi trường đối với việc giải quyết xung

đột mỏi trường", luận văn cao học chuyên ngành chính sách khoa học và côngnghệ của Lê Thanh Bình Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tếcủa Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Economic valuation of the Hon Mun MarineProtected Area) Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến

các giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa để cập đến việc giải quyết

bồi trường thiệt hại về môi trường.

Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lí, chủ đề trách nhiệm bôi thườngthiệt hại về môi trường cũng đã bước đầu nhận được sự quan tâm nghiền cứu

của :Ac luật gia, cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vựcquar lly môi trường O các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một sô công

Trang 7

trình va tai liệu dé cập đến vấn dé này, như: Giáo trình Luật Môi trường củaTrường Đại học Luật Hà Nội (1999); đề tài "Bước đầu nghiên cứu cơ chế giải

quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam" do Cục Môi trường, Bộ Khoa học,Côngnghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp vớiVụ pháp luật Dan sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000; đề tài "Trach

nhiện pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường” do Viện nghiên cứu Khoa

học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện nam 2002; các Bao cáo tổng kết công tácthực tiễn giải quyết đòi bôi thường thiệt hại do hành vi lam ô nhiễm môi

truorg gây nên của Phòng quản lý môi trường các tỉnh, thanh tra môi trường

các đa phương, Cục bảo vệ môi trường; "Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam- Lug pháp và thực tiên" của Tiên sĩ Nguyễn Hồng Thao; luận án tiễn sĩ luậthọc của Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranhchấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”; “Bồi thường thiệt hại vẻmôi trưởng ` thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam- Thuy Điền vé tăng cường

năng lực quản lí nhà nước về đât đai và mỗi trường

Vước ngoài: Có một số công trình nghiên cứu về cách thức đền bù và

đánh giá thiệt hại môi trường Các công trình này trở thành căn cứ quan trọng

để đưa ra các quy định về giải quyết các khiếu kiện liên quan đến việc đòi bôithường thiệt hại về môi trường Trong số này trước tiên cần ké đến công trình

“Dér bù và đánh gia thiệt hại môi trường: Mot số vấn đề về chính sách và

pháp lí đối với khu vực ASEAN” do Tién si Brady Coleman - Trung tâm LuậtMôi rường châu á - Thái Bình Dương, Đại học tổng hợp Singapore thực hiện;“Khuôn khổ thể chế hiện hành về dén bù và đánh gid thiệt hại môi trường tạiMalcyxia” của Amirul arpin - Chuyên gia kiểm soát môi trường, Cục Môitrườig Malayxia; “M6 tả khuôn khổ hiện hành về dén bù và đánh giá thiệt hai

môi rường ở các nước thành viên ASEAN Kinh nghiệm cua Thái Lan” doChart Tingabadh - Trung tâm kinh tế, sinh thái - Khoa kinh tế - Đại học Tổng

Trang 8

hợp Chulalongkorn, Bangkok, Thai Lan thực hiện Đặc biệt là ấn phẩm

"Cowpendium of summaries of judicial decisions in environment relatedcases’ do Chương trình Môi trường Hợp tác Nam 4 (SACEP) va Chương

trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) xuất bản năm 2001 Báo cáotổng op các kết quả nghiên cứu về trách nhiệm dân sự đối với bồi thường

thiệt hại về môi trường (Study of Civil Liability Systems for remedying

Enviionmental Damage)

3 Mục đích, nội dung và pham vi nghiên cứu dé tài

Mục dich nghiên cứu:

Vục dich của việc nghiên cứu dé tài là làm sáng tỏ những van dé lý luận

về trech nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trườnggây rên, làm cơ sở cho việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường Kết quả nghiên cứu sẽ trực tiếp phục vụ việc

giảng dạy một sô chuyên dé sau đại học thuộc môn học Luật môi trường.

Pham vì nghién CỨU:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường gồm 2 nội dung chính:

Bồi tường thiệt hại về môi trường do hành vi vi phạm pháp luật gây nên vàbồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố môi trường gây nên Trong phạm

vi nghiên cứu của để tài này, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tráchnhiện bồi thường thiệt hai do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên.

Nghia là chỉ nghiên cứu trách nhiệm thiệt hại vê môi trường đối với những

các chủ thé có năng lực chủ thé thực hiện các hành vi trai pháp luật, xâm hại

các cuan hệ xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ mà không nghiên cứu

trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra

trong quá trình hoạt động của con người.

Trang 9

Nội dung nghién cứu:

- Nghiên cứu những van dé lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hai

do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam.

- Đánh giá một số kết quả thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do hành vị vị phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam trongthời gian qua.

- Học hỏi kinh nghiệm của một số nước về trách nhiệm bồi thường thiệt

hại về môi trường.

- Dé xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt

hai do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp phân tích và khái quát hoá,

phương pháp lịch st, phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra, nghiên

cứu thu thập và kế thừa các kết quả đã có Ngoài ra, phương pháp mô hình

hoá cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu dé tài.

B TOM TAT NOI DUNG

I NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE TRÁCH NHIỆM BOI THUONGTHIET HAI DO HANH VI VI PHAM PHÁP LUAT MOI TRUONG GAY

NEN (GỌI CHUNG LA TRÁCH NHIEM BOI THUONG THIET HAI

TRONG LINH VUC MOI TRUONG)

1.1 Thiệt hại và xác định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường1.1.1 Thiệt hại trong lĩnh vực môi trường

Trong lĩnh vực dân sự, thiệt hại có thé được hiểu là những tồn thất thực

tế được tính thành tiền, do việc bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh

dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức, bao gồm:

- Thiệt hại về tài sản: Biểu hiện cụ thể của loại thiệt hại nảy là người bị

thiệt hại bị mat tài sản, giảm sút tài sản, trả những chi phí dé ngăn chăn, hạn

Trang 10

chê, sửa chữa, thay thê tai san và cả những lợi ích gan liên với việc sử dụng,

khai thác công dụng của tải sản.

- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ: Đây là những thiệt hại làm phát sinh

thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hỏichức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính

mạng, sức khỏe gây ra.

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị tín bị xâm hại: Loại thiệt hạinày bao gồm chi phí hợp lý dé ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thựctế bị mất bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại.

- Tổn thất về tinh thần Dây là những tốn thất mà về nguyên tắc là không

thê giá trị được bang tiền và không thê phục hồi được.

‹ Khác với thiệt hại trong dân sự, trong lĩnh vực môi trường, thiệt hại lại

được hiểu là những tốn that do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gâyra Theo qui định tại Điều 130 Luật bảo vệ môi trường 2005, thiệt hại do ô

nhiém, suy thoái môi trường bao gôm:

Mot là: Su suy giảm chức năng, tính hữu ich của môi trường.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tao bao quanh

con người, có ảnh hưởng tới đời sông, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con

người và sinh vật.Xem xét dưới giác độ xác định thiệt hại và bồi thường thiệt

hai thi các yếu tố nhân tạo thường được nhìn nhận là các loại tài sản hiện hữu,

thuộc quyền sở hữu của một chủ thể xác định Nếu chúng có bị suy giảm chứcnăng, tính hữu ích thì cần được hiểu là suy giảm chức năng, tính hữu ích củachính tài sản đó Nói cách khác, đó là các thiệt hại về tài sản của nguoi DỊthiệt hại và người bị thiệt hại trong trường hợp này có thê là Nhà nước cũngcó thể là một tổ chức, cá nhân cụ thê Trong khi đó, các yếu tố tự nhiên lạiđược xem là những yếu tố cần thiết cho sự ton tại, phát triển chung của cả

cộng đồng, không do một tổ chức, cá nhân nào tạo ra va đương nhiên thuộc

quyền sở hữu chung của cả cộng đông mà đại diện là Nhà nước Do đó, nêu

Trang 11

có sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các yếu tO nay thi do là sự suy

giảm các giá trị môi trường sống nói chung Chính vì vậy, nói đến thiệt hại

tronz lĩnh vực môi trường dưới góc độ chức năng, tính hữu ích cua môitrường bị suy giảm là nói đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có của

môi trường tự nhiên.

Xét một cách khái quát, nói đên chức năng, tính hữu ích của môi trường,

2 2, A

có thể kế đến ba chức năng chính sau day: i) Môi trường là không gian sinh

tôn của con người; ii) Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, ké cả vậtliệu năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con

người; 11) Môi trường là nơi chứa đựng va xử ly chất thải do con người tạo ratrong cuộc sông và hoạt động sản xuât của mình.

Như vậy, có thể thấy, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mỗitrường xảy ra khi: ¡) Chất lượng của các yêu tổ môi trường sau sử dụng nhỏ

hơn quy chuẩn kĩ thuật về môi trường qui định; ii) Lượng tài nguyên thiên

nhiên có thé tái tạo được sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục, tải tạo vàlượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được khai thác, sử dụng lớn

hơn lượng thay thé; iii) Lượng chat thải thải vào môi trường lớn hon kha năngtái sử dung, tái chế hoặc phân huỷ tự nhiên ˆ

Hai là: Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi íchhợp pháp của tô chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính

hữu ích của môi trường gây ra Cụ thê là:

- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do hậu quả của việc suy giảm chức

năng, tính hữu ích của môi trường Tương tự với loại thiệt hại này trong lĩnh

vực dân sự nói chung, người bị thiệt hại phải chi trả các chi phí cửu chữa, bồi

dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mắt và các khoản thu nhập thực tế bị

mat, bi giam sut do bi thiét hai vé tinh mang, sức khỏe gây ra từ tinh trạng

môi trường bị 6 nhiém hoặc bị suy thoái.

Trang 12

- Thiệt hại về tài sản do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữuích của môi trường Đây là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại

như mất tài sản, bị giảm sút tài sản mà nguyên nhân của nó là do chức năng,

tính hữu ích của môi trường bị suy giảm Chính những biểu hiện xấu này của

môi trường đã làm cho họ bị mất, bị giảm sút tải sản, phải chi trả những chỉ

phí cho việc sửa chữa, thay thê, ngăn chặn và phục hôi tài sản.

- Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân do hậu quả của việc

suy giảm chức năng, tính hữu ich của môi trường Đây là những thiệt hại ma

người bị thiệt hại phải gánh chịu do việc khai thác, sử dụng các thành phầnmôi trường đã bị suy giảm chức năng, tính hữu ích Họ là những chủ thé

được phép khai thác, sử dụng một cách hợp pháp các thành phan môi trườngđó để phục vụ cho các hoạt động của mình Tuy nhiên, do các thành phần môi

trường này đã bị ô nhiễm hoặc suy thoái nên họ không thể tiếp tục khai thác,

sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vậtchất của họ bị tốn hại.

Như vậy, nói đến thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là nói đến hai loại

thiệt hại Thứ nhất là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Loại

thiệt hại này thường gan với chủ thé bị thiệt hại là Nha nước, người đại diện

cho lợi ích chung của cả cộng đồng Loại thiệt hại thứ hai lại thường gắn vớichủ thể bị thiệt hại là các tổ chức, cá nhân cụ thé Do là những thiệt hại về tinh

mạng, sức khoẻ của con người, tải sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ luôn được xem

là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh).

So với các thiệt hại trong các lĩnh vực khác, thiệt hại trong lĩnh vực môitrường có những dâu hiệu đặc trưng riêng của nó Đó là:

- Thiệt hại thường có giá trị lớn Môi trường có vai trò hết sức quan

trọng đôi với sự tôn tại, phát trién của con người nên khi bị tôn hại, nó thường,

Trang 13

dé lại hậu qua rat lớn Mặt khác, thiệt hại trong lĩnh vực bao vệ mỗi trường

không dễ nhận biết Vì thê, trong rât nhiêu trường hợp, thiệt hại về môitrường chỉ được xác định khi đã ở vào giai đoạn cuôi của quá trình ô nhiễm và

suy thoái nên hau quả đã trở nên kha nặng nề.

- Thiệt hại thường khó xác định một cách chính xác Có cả những thiệthại gián tiếp, thiệt hại lâu dài nên không thể dễ dàng trị giá thiệt hại ngay

trong rnột thời điểm cụ thể Có những thiệt hại có thể xác định được mức độ bịhại, như số lượng cá chết trong ao, hồ; số hoa mau bị hư hỏng do nguồn nước

bị ô nhiễm nhưng cũng có những thiệt phải dựa trên sự suy đoán hợp lý và

khoa hoc thì mới xác định được mức độ bi hại Vi du, thiệt hại đối với tổ chức,cá nhân về thu nhập bị mat hoặc lợi nhuận bị giảm sút do phải đình tré cáchoạt động bình thường từ sự cố môi trường gây ra, như hoạt động du lịch, khai

thác thuỷ sản

- Trong nhiều trường hợp, thiệt hại không phải là do con người gây ra.Những tốn hại gây ra có thể do chính những biến đổi của thất thường của tựnhiên (chăng hạn tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường xảy ra do hậu quả

của một sự cô môi trường).

- Thiệt hại thường rất khó khắc phục, thậm chí có những trường hợp

không thể khắc phục được Điều này xuất phát từ chính những đặc trưng của

môi trường Đó là khi bi ô nhiễm, suy thoái thì hoặc là phải mat rất nhiều thời

gian để khắc phục nhưng vẫn không thé khôi phục lại được trạng thái ban đầu,

hoặc là không thé khôi phục lại được.

- Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng Do môi trường là tổngthể các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, có quan hệ mật thiết với

nhau nên khi một thành phần môi trường này bị tôn hại có thê gây tốn hại cho

nhiều thành phần môi trường khác (có tính “lan truyền” hay hiệu ứng Đô minô) Ví du, gây ô nhiễm nước sẽ dẫn đến thiệt hại đối với đất có mặt nước,

thiệt hại đối với các nguồn lợi thủy sinh Bên cạnh đó, chính đặc tính không

Trang 14

biér giới của môi trường cũng có thê làm cho tinh trạng biên đôi xâu của nó

lây an rất nhanh, trên một phạm vi rộng lớn, có thể mang tính liên quốc gia.1.1.2 Những căn cứ xúc định thiệt hai VỀ môi trường

Từ phương diện pháp lý, thiệt hại về môi trường có thể được xác định

dựa trên các căn cứ sau:

Thứ nhất, đối với thiệt hại về sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của

môi trường, căn cứ đê xác định thiệt hại bao gôm:

- Căn cứ vào mức độ chức nang, tính hữu ích của môi trường bi suy giảm.

Theo qui định tại Điều 131, khoản 1 Luật bảo vệ môi trường 2005, sự suygiản chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ: ¡) Có suy

giảm; 1) Suy giảm nghiêm trọng; iti) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng Mứcđộ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thường được xác định

dựa vào mức độ suy giảm về chất lượng, số lượng của các yếu tố môi trườngvà tha năng tiếp nhận, hấp thụ tự nhiên các loại chất thải của môi trường Vìthế, có thé xác định mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trườngthông qua mức độ ô nhiễm hay suy thoái của một hoặc nhiều thành phần môitrường Cụ thẻ:

+ Về mức độ ô nhiễm môi trường: Tương ứng với ba mức suy giảm chức

năng, tính hữu ích của môi trường là ba mức độ ô nhiễm môi trường Đó là ônhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường

đặc biệt nghiêm trọng Theo qui định tại Điều 92, Luật bảo vệ môi trường

(20)5) thì một thành phần môi trường bị coi là ô nhiễm khi hàm lượng mộthoặc nhiều chất gây 6 nhiễm vượt quá tiêu chuẩn vé chất lượng của thành

phầ môi trường đó Môi trường bị coi là ô nhiễm nghiêm trọng khi ham

lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất

lượng môi trường từ 3 lần trở lên hay hàm lượng của một hoặc nhiều chất gâyô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.

Kh bàm lượng của một hoặc nhiêu hoá chât, kim loại nặng vượt quá tiêu

Trang 15

chuân về chat lượng môi trường từ Š lân trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc

nhiều chat gây 6 nhiễm khác vượt quá tiêu chuân về chất lượng môi trường từ

10 lần trở lên thì đó là tình trạng môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Về mức độ suy thoái môi trường: Có ba mức độ suy thoái môi trường

tương ứng với ba mức suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Do làsuy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng và suy thoái môi

trường đặc biệt nghiêm trọng Mức độ suy thoái môi trường đối với từng thànhphần môi trường cụ thể thường được xác định dựa trên cơ sở số lượng của

thành môi trường bị khai thác, sử dụng so với trữ lượng tự nhiên của nó hoặc

dựa trên mức độ khan hiém của chính thành phân môi trường ây trên thực tê.

Nhu vậy, có thé xác định rõ ba mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ich

của môi trường như sau:

Mức 1- Suy giảm: Day là mức gây thiệt hai thấp nhất có thể được ápdụng trong trường hợp một thành phần môi trường cụ thể bị ô nhiễm hoặc bị

suy thoái;

Mức 2- Suy giảm nghiêm trọng: Mức thiệt hại này được xác định trong

trường hợp một thành phần môi trường cụ thé bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc bị

suy thoái nghiềm trọng;

Mức 3- Suy giảm đặc biệt nghiém trọng Day là trường hợp thiệt hại gay

ra thường được xác định tương đối lớn mà biểu hiện của nó là môi trường bị 6

nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc bị suy thoái đặc biệt nghiêm trọng.

- Căn cứ vào phạm vi, giới hạn va vùng môi trường bị suy giảm chức

năng, tính hữu ích: Theo qui định tại Khoản 2 Điều 131 Luật bảo vệ môi

trường (2005), việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức

năng, tính hữu ích gom co: 1) Xac dinh gidi han, dién tich cua khu vuc, ving

lõi bị suy giam nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trong; 11) Xác định giới hạn,

điện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; 111) Xác định giới hạn, diện tích các

vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng 161 và vùng đệm.

Trang 16

Việc xác định thiệt hại vê môi trường băng một con sô thiệt hại cụ thê sẽtuỳ thuộc vào giới hạn, diện tích thành phân môi trường bị suy giảm chứcnăng, tính hữu ích là lớn hay nhỏ, tuỳ thuộc vào vùng bị suy giảm của chínhthành phan môi trường đó là vùng 161, vùng đệm hay các vùng khác.

- Căn cứ vào các thành phân môi trường bị suy giảm: Theo căn cứ này,

tuỳ thuộc vào số lượng thành phần môi trường bị suy giảm nhiều hay ít, loại

hệ sinh thái và giống loài bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra có mức độ quí

hiểm đến đâu thì mức độ thiệt hại sẽ được xác định là lớn hay nhỏ Điều 131,

khoản 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 có quy định rõ việc xác định các thành

phần môi trường bị suy giảm gồm có: ¡) Xác định số lượng thành phần môitrường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại; 11) Mức độthiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài.

Thứ hai, đôi với thiệt hại về tính mang, sức khoẻ của con người, tài sản vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng,

tính hữu ích của môi trường gây ra Căn cứ để xác định loại thiệt hại này được

áp dụng giống như trong lĩnh vực dân sự nói chung Theo đó, việc xác định

thiệt hại trong lĩnh vực này được thực hiện dựa trên các căn cứ cơ bản sau:

- Căn cứ vào thiệt hại thực tế: Theo căn cứ này, thiệt hại được xác định

dựa trên những tổn thất thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do tìnhtrạng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gây ra Đó là các thiệthại về tài sản và sức khoẻ của người bị thiệt hại, bao gồm: ¡) Thu nhập thực tếbi mat hoặc bị giảm sút do tình trạng sức khoẻ bị suy giảm của người bị thiệthại về sức khoẻ; ii) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệthại về sức khoẻ trong thời gian điều trị; iii) Thiệt hại do tài sản bị mat và

những lợi ích găn liên với việc khai thác tài sản.

- Căn cứ vào các chi phí hợp lý phát sinh từ những tôn that vệ tính mạng,

sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bao gdm: 1)

Những chi phí hợp lý đã chi trả cho việc cứu chữa, bôi dưỡng, cham sóc nan

Trang 17

nhân trước khi chết cùng với các khoản chi phí mai táng cho người đó; ii) Các

khoản tiền phát sinh từ nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị thiệt hại về tínhmang; iii) Chi phí hợp ly cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ vàcác chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại về sức khoẻ; iv) Chi

phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, bảo đảm tính năng sử dụng ban dau

như trước khi bị thiệt hại của tài sản bị thiệt hại; v) Chi phí ngăn chan, han

chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại

- Căn cứ vào những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặcnhững người thân của người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: i) Tiền bùdap những tốn thất về tinh than cho những người thân của người bị thiệt hại(những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất) trong trường hợp thiệt hại về tínhmạng: ii) Tiền bù đắp những tốn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải

gánh chịu trong trường hợp thiệt hại về sức khoẻ.

- Căn cứ vào các lợi ích bị xâm hại từ những tôn hại về tài sản như: 1)Lợi ích gắn liên với việc khai thác tài sản Chăng hạn như không thê khai tháctài sản trong suôt thời gian sử chữa tài sản; ii) Những hoa lợi, lợi tức chắc

chăn thu được nêu không có thiệt hại xảy ra.

Như vậy, đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tải sản và các

lợi ích hợp pháp do sự suy giảm chức năng, tính hữu ich của môi trường gây

ra, khi xác định thiệt hại cần phải dựa vào những tổn thất thực tế, những chiphí liên quan đến thiệt hại và cả những tổn thất tinh thần cho người bị thiệthại cũng như nghiên cứu lợi ích khác mà họ bị mat do tài sản bị tổn that.

Từ phương diện kinh tế - kĩ thuật, người ta thường sử dụng các cách thức

sau dé xác định thiệt hại môi trường:

Một là, so sánh tài sản bị giảm sút, thiệt hại thông qua năng suất, sản

lượng, sức khoẻ trước và sau khi bi 6 nhiễm và suy thoái môi trường Vi du,

thiệt hại về tài sản được đánh giá thông qua sản lượng bị giảm sút so với trước

Trang 18

khi môi trường bi ô nhiễm bởi các các loại khí độc hại, sản lượng giông loài

bị suy giảm do ô nhiễm nguồn nước, sô lượng khách du lịch văng hơn

Đề tính được các thiệt hại trên cân dựa vào một số căn cứ: ¡) Xác định tôchức, cá nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường và chịu trách nhiệm bằng

cách xem xét công nghệ của các cơ sở trên địa bàn có khả năng gây ô nhiễm

môi trường, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường tại từng cơ sở xem có vượt chỉtiêu cho phép không? Kiểm tra các chỉ tiêu tại nơi bị ô nhiễm xem có vượt

mức cho phép không và những chỉ tiêu nào vượt? Thống kê số cơ sở có chỉtiêu tại cơ sở và tại nơi bi ô nhiễm, gây thiệt hại vượt mức cho phép; ii) Xác

định phạm vi, đối tượng bị hại- khu vực bị thiệt hại nặng, khu vực bị thiệt hại

trung bình và khu vực bị thiệt hại nhẹ Thống kê lĩnh vực bị thiệt hại như:nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, ngư nghiệp, du lịch, đa dạng

sinh học ; iil) Xác định thiệt hại đối với từng lĩnh vực bằng cách khảo sát,

thông kê, đánh giá và so sánh sản lượng thu hoạch trung bình của vụ, mùa,năm bị ô nhiễm với năm không bị ô nhiễm có cùng điều kiện canh tác Từ đóđánh giá bằng tiền mức độ giảm sút của trước và sau khi ô nhiễm môi trườngcho từng khu vực 6 nhiễm nặng, trung bình hay nhẹ; iv) Tổng số tiền thiệt hại

do giảm năng suất thu hoạch, cây trông, vat nuôi giảm năng suất lao động vàsức khoẻ được sử dụng làm cơ sở thương lượng và đòi bồi thường thiệt hại.

Hai là, đánh giá thiệt hai thông qua chi phí giảm thiểu 6 nhiễm tại nguồn.Cu thé là thiệt hại gây ra cho môi trường được tính bang tông chi phí các nguồn

gây ô nhiễm đạt tới mức được thải ra môi trường mà không gây ô nhiễm Khi

cơ sở dau tư dé xử lý chất thải thì sẽ không gây ô nhiễm môi trường, và tấtnhiên sẽ không có thiệt hại cho cộng đồng Như vậy, nếu môi trường bị ô

nhiễm, số thiệt hại ít nhất sẽ bang tổng số chi phí để khắc phục, xử lý để giữ

cho môi trường nguyên trạng như trước kia Tuy nhiên, cần lưu ý là chi phí bỏra để xử lý, khắc phục có lớn đến đâu cũng không thé khắc phục được nhữnghậu quả môi trường lâu dài, trở lại hiện trạng ban đầu Có thê nói rang, chi phi

bỏ ra dé bồi thường sẽ thấp hơn tong số thiệt hại xảy ra.

Trang 19

Ba là, đánh giá thiệt hại thông qua hiệu quả sử dụng Cách thức này dựa

trên cơ sở bên gây ô nhiễm môi trường phải đền bù cho bên bị ô nhiễm bằngchi phí mà người bi ô nhiễm phải bỏ ra dé xử ly 6 nhiễm, để loại bỏ các yếu tdđộc hại như: chi phí lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xử ly nước thải sinh hoạtvà nước sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản chi phí xử lý dat bị ô nhiễm, phục hồiđộ phì nhiêu của đất, chi phí do giá trị sử dung cơ sở hạ tang bị giảm sút Tổng chi phí này nhằm triệt tiêu nguồn gốc ô nhiễm và bồi thường thiệt hai

do môi trường bị ô nhiễm nên chỉ phí bỏ ra để khắc phục cao hơn thiệt hại do

ô nhiễm môi trường gây ra.

Bon là, đánh giá thiệt hại về sức khoẻ do bi ô nhiễm môi trường bao gồm

toàn bộ chi phí y tế như chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, khám bệnh định

kỳ, thuốc men Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, xác định thiệt hại trên chỉ mới

tính đến các thiệt hại trực tiếp và trước mắt cho tô chức, cá nhân bị ảnh hưởngvà thông thường được bôi thường trực tiếp cho người bi hại Trong khi đó,tổng số chi phí bồi thường do người gây thiệt hai môi trường phải trả bao

gồm: chi phí bồi thường cho người thiệt hại trực tiếp, xử lý, khôi phục lại hiện

trạng môi trường.

Hiện nay, phương pháp được áp dụng phổ biến để xác định bồi thườngthiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên là phương pháp so sánh

năng suất, sản lượng bị giảm sút do bị ô nhiễm (phương pháp thứ nhất), kết

hợp với đánh giá thiệt hại sức khoẻ (phương pháp thứ tư) Tuy nhiên, các

phương pháp nên trên chủ yếu là xác định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻcũng như vẻ tài sản, chứ chưa đề cập đến việc xác định thiệt hại đối với môi

trường tự nhiên.

1.1.3 Những nguyên tắc xác định thiệt hai vỀ môi trường

Việc xác định thiệt hại về môi trường được thực hiện trên cơ sở các

nguyên tắc sau:

Trang 20

Một là: Nguyên tắc phối hợp, hợp tác Đề có thể xác định được những

biến đối của môi trường và những tốn hai gây ra từ chính sự biến đôi đó cần

phải có sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật môi trường Vì thể, để xác

định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường, cần phải đảm bảo sự phối nợp chặtché giữa các cơ quan giải quyết yêu cầu bôi thường thiệt hại với các cơ quanquản lý môi trường Ngoài ra, sự phối hợp, hợp tác ở đây còn cần được hiểu làsự phối hợp giữa các bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại Điều đó góp phần

đảm bảo cho việc xác định thiệt hại được thuận lợi và nhanh chóng hơn trên

tỉnh thần thiện chí của các bên tham gia tranh chấp.

Hai là: Nguyên tắc xác định một cách có căn cứ khoa học các thiệt hại

xảy ra Nguyên tắc này được hiểu là mọi loại thiệt hại trong lĩnh vực môi

trường đều phải được xác định dựa trên các căn cứ khoa học cụ thé Đây là

một nguyên tặc cơ bản đồng thời cũng là một yêu cầu đặt ra cho việc xác địnhthiệt hại về môi trường Cơ sở của việc xây dựng nguyên tắc này bắt nguồn từ

những đặc trưng của thiệt hại trong lĩnh vực môi trường Đây thường là những

thiệt hại có giá trị lớn, không dễ khắc phục, không dễ định lượng và xảy ra

trên một phạm vi rộng lớn nên việc xác định các thiệt hại này không đơn giản.Nó luôn đòi hỏi phải dựa trên những căn cứ khoa học rõ ràng, chính xác.

Ba la: Nguyên tắc dam bao tính toán chính xác chỉ phí thiệt hại về môi

trường Theo nguyên tặc này, khi xác định thiệt hại cần phải tính đến các chỉ

phí thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài, chỉ phí cải tạo, xử lý tình trạng ônhiễm môi trường Theo qui định tại khoản 4 Điều 131 Luật bảo vệ môi

trường, việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường bao gồm: 1) Tính toán chiphí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích củacác thành phần môi trường; ii) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi

trường; iii) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại.

Bon la: Nguyên tắc ước định thiệt hại Theo nguyên tac này, không nhất

thiết mọi thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong mọi trường hợp đều

hải được tri gia một cách cu thê Trong một sô trường hợp nhat định, các thiệt

Trang 21

hại do hanh vi vi phạm pháp luật môi trường gây ra không thé trị giá bằng

những con số thiệt hại nhất định mà có thể được xác định trên cơ sở “óclượng thiệt hại" Tất nhiên sự ước lượng này cũng phải dựa trên những căn cứkhoa học cụ thé chứ không phải mang tính chất suy đoán cảm tính Cách xác

định thiệt hại này thường được áp dụng trong những trường hợp không thé định

lượng chính xác thiệt hại bằng một con số cụ thé.

Xác định thiệt hại nói chung là một van đề không dé và lại càng không

đơn giản khi phải xác định các thiệt hại trong lĩnh vực môi trường Trong quá

trình giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, các cơ quan chức năng

của Việt nam đang gặp phải không ít khó khăn về van dé này Đó là:

Thứ nhất, thiệt hại về môi trường nhiều khi là những thiệt hại tiềm an.Thứ hai, trong một số trường hợp, thiệt hại về môi trường là những thiệt

hại do tác động cộng hưởng.

Thứ ba, hầu hết các cán bộ tư pháp của Việt nam chỉ có trình độ chuyên

môn về khoa học pháp lý mà không có kiến thức về kỹ thuật môi trường,

trong khi xác định thiệt hại về môi trường lại là một công việc đặt ra những

đòi hỏi rất cao về kỹ thuật môi trường.

Thư tu, qua trình xác định thiệt hại ít khi nhận được sự phối hợp mang

tính chất thiện chí của bên gây thiệt hại làm cho quả trình xác định thiệt hại

khó khăn hơn và mât rât nhiều thời gian.

Xác định thiệt hại về môi trường là một công việc phức tạp và khó khăn,song lại là một đòi hỏi khá bức thiết, đặc biệt trong điều kiện các tranh chấpmôi trường ngày một gia tăng ở Việt Nam Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc

đặt ra cũng như các căn cứ khoa học chính xác là yêu cầu cơ bản của việc xác

định thiệt hại về môi trường nhằm giải quyết tốt các yêu cầu đặt ra khi giải

quyết tranh chấp môi trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp về môi

trường của các bên.

1.1.4 Giảm định thiệt hai môi trường

Trang 22

Giam định thiệt hại môi trường có thê hiểu là việc áp dụng các biện pháp

chuyên môn nghiệp vụ đề xác định các giá trị thiệt hại cụ thể từ việc suy giảm

chức năng, tính hữu ích của môi trường và những thiệt hại về sức khoẻ, thiệt

hại về tính mạng của con người hay thiệt hại về tài sản do sự suy glam chức

năng, tính hữu ích của môi trường gây nên Việc giám định thiệt hai mdi

trường có thé được tiễn hành một cách độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bêngây thiệt hại và bên bị thiệt hại Nói cách khác, giám định thiệt hại về môi

trường là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa họckỹ thuật nghiệp vụ dé kết luận về chuyên môn những vẫn đề có liên quan đến

vụ việc môi trường do nhà giám định thực hiện theo trưng cầu của các cơ

quan nhà nước có thâm quyên, của người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hai

nhăm phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc có liên quan dén môi trường.

* Các nguyên tac giám định thiệt hai môi trường Việc giám định thiệt

hại môi trường được thực hiện với một sô nguyên tặc cơ bản sau:

- Nguyên tặc coi trọng tính mạng, sức khoẻ của con người Khác với việẻgiám định giá trị thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ của con người trong cáclĩnh vực hình sự, dân sự thuần tuý Thông thường đó là những thiệt hại trựctiếp và chỉ xảy ra đối với một hoặc một vài nạn nhân Trong lĩnh vực môi

trường, thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ con người thường xảy ra đối vớinhiều người, thậm chí trong nhiều trường hợp xảy ra đối với cả cộng đồng

người Vì vậy, trong giám định thiệt hại về môi trường, giám định tính mạng

và sức khoẻ của con người phải luôn luôn được dé cao và coi trọng.

- Nguyên tắc xem xét, kết hợp hài hoà giá trị kinh tế của thiệt hại với giátrị xã hội, giá trị nhân văn và giá trị môi trường Thiệt hại về môi trường xảyra có thể xâm hại tới rất nhiều các lợi ích khác nhau như giá trị kinh tế, giá trị

xã hội, giá trị nhân văn và giá trị môi trường Thông thường, những giá trị

kinh tế được ưu tiên giải quyết trước và thậm chí có khi còn được xem như

căn cứ để giải quyết các vụ việc có liên quan tới môi trường Mặc dù trong

các vụ việc nảy, giá trị thiệt hại về môi trường có khi lại rât lớn, lâu dài và đề

Trang 23

lại những ảnh hưởng nghiêm trọng khác Đối với đa phần các vu giam định

thiệt hại môi trường, việc bồi thường thiệt hại về kinh tế được ưu tiên giải

quyết trước, trong khi đó, các giá trị thiệt hại về môi trường có thê tiền hành

sau hoặc thậm chi bị bo qua Do đó, một nguyên tắc đặt ra khi giải quyết các

vụ việc có liên quan tới môi trường là cần kết hợp hài hoà các giá trị thiệt hạivề kinh tế, xã hội và môi trường.

- Nguyên tắc trung thực, chính xác và khách quan Tính trung thực, chính

xác và khách quan là một yêu cầu quan trọng khi giám định thiệt hại môi

trường Việc giám định đòi hỏi phải được thực hiện bởi một cơ quan hoặc tổ

chức hợp pháp, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như đáp ứng được

các yêu cầu khác về mặt kỹ thuật nghiệp vụ Thực hiện công tác giám địnhcũng đòi hỏi người giám định và các tổ chức giám định phải công tâm khi giảiquyết van dé, không thể vì các lý do riêng mà giải quyết vu việc một cách

thiếu khách quan và không trung thực.

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và các quy chuẩn chuyên môn Mặc dùhiện tại các quy định pháp luật về giám định thiệt hại trong lĩnh vực môitrường chưa day đủ, song công tác giám định nói chung, giám định trong một

số lĩnh vực đặc thù nói riêng lại đang được điều chỉnh bằng những quy định

tương đối cụ thể và chỉ tiết Do vậy, cá nhân và tổ chức tiễn hành giám địnhthiệt hại môi trường phải tuân theo các quy định chung về công tác giám định.

- Nguyên tắc chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

Không phải cá nhân, tô chức nào cũng có chức năng giám định thiệt hại môi

trường hoặc có khả năng giám định thiệt hại moi trường Những tổ chức có

khả năng và chức năng giám định thiệt hại môi trường mới được phép tiến

hành giám định thiệt hại môi trường Vi vậy, trong phạm vi công việc cua

mình, cá nhân tổ chức tiễn hành giám định thiệt hại môi trường sẽ hoàn toànchịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan và trung thực

của kết quả giám định.

Trang 24

* Các căn cứ giám định thiệt hại môi trường Việc tiễn hành giám định

thiệt hại môi trường dựa trên các căn cứ cơ bản sau đây:

- Hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại: Việc giám định thiệt hại môi trường có

thê được tiến hành trên cơ sở của hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại Thôngthường, chủ thé bi hại sẽ lập một bộ hồ sơ đòi bôi thường thiệt hại, trong đó

nêu cu thé về hành vi vi phạm, giá trị thiệt hại thực tế, nguyên nhân gây ra

thiệt hại, chủ thé gây thiệt hại và mức đòi bồi thường Tuy nhiên, trong

nhiều trường hợp, bộ hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại cũng có thể được lập ra

bởi một chủ thể khác được uỷ quyền Chủ thé này phải có uy tín, có kinh

nghiệm hoặc có thâm quyền.

- Các thông tin, số liệu, chứng cứ có liên quan: Dé đòi bồi thường thiệthại, người bị hại cần phải đưa ra được các chứng cứ xác thực để chứng minhthiệt hại là có thật, hành vi gây hại là có cơ sở, mối liên hệ nhân quả giữahành vi gây hại và hậu quả xảy ra Các thông tin, số liệu, chứng cứ phải cósuc thuyét phục va có co sở thực tiễn, thé hiện ở những yếu tổ rõ rang, légic,

cụ thê về không gian và thời gian Từ đó nêu ra các yêu cầu, đòi hỏi cũng nhưkiến nghị hướng giải quyết vụ việc Ngoài ra, còn có rất nhiều các căn cứ

khác liên quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.

* Chủ thể tiến hành giám định thiệt hai môi trường Giám định thiệthại môi trường được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức hoặc các cơ quan cóthầm quyền, có chức năng hoặc có chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về van déliên quan tới việc giám định thiệt hại môi trường Người trưng cầu giám địnhthiệt hại môi trường có thê là các cá nhân người gây hại, người bị hại, người

có quyền và lợi ích liên quan hoặc có thể là các cơ quan giải quyết việc bồi

thường thiệt hại đó Tuy nhiên, từ phương diện pháp lý thì hiện tại chưa có

văn bản pháp luật nào quy định toàn diện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tô chức của các chủ thé tiến hành giám định thiệt hại môi trườngmới chỉ có các quy định nam rải rác trong các văn bản dưới luật chuyên ngành

có liên quan tới các lĩnh vực khác nhau.

Trang 25

* Trach nhiệm cua chủ thê tiền hành giam định (thiệt hai mỗi trường

va Các bén có lién quan

- Trach nhiém cua ca nhan, to chức, cơ quan tiễn hành giám định: Cá

nhân, tô chức, cơ quan tiền hành giám định có thé yêu cầu các chủ thể có liên

quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng giám định Những

chủ thé này có toàn quyên chủ động lựa chọn phương pháp cần thiết và phùhợp đề tiễn hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định Họ có thê sửdụng kết quả giám định bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cánhân khác thực hiện nhăm phục vụ cho việc cho việc giám định của mình Có

thể từ chối giám định trong trường hợp không được cung cấp đầy đủ thông

tin, thời gian và tính chính xác của vân đê có liên quan

Ngoài trách nhiệm nêu trên, các cá nhân, tổ chức, cơ quan tiền hành giámđịnh còn phải thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu giám định, thời gian giámđịnh, tuyệt đối giữ bí mật về kết quả giám định, thông tin cũng như tài liệugiám định Nếu trong quá trình tiến hành giám định, người giám định thựchiện các hành vi vi phạm đến các quy định về công tác giám định, vi phạmtrình tự thủ tục giám định, cô ý đưa ra các kết luận sai sự thật thì phải hoàn

toàn chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật

- Trách nhiệm của người trưng cầu giám định: Người trưng cầu giám

định có quyền trưng cầu tổ chức hoặc cán nhân tiến hành việc giám định, cóquyền yêu cầu tổ chức, cá nhân tiễn hành giám định trả kết luận giám địnhđúng nội dung yêu cầu và thời hạn, có quyền yêu cầu chủ thể giám định giảithích cụ thể về kết luận giám định Bên cạnh đó, việc trưng cầu phải được phi

thành văn bản, cần cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan đến đối

tượng giám định theo yêu cầu của chủ thé tiến hành giám định, có thé phải

chịu một s6 chỉ phí theo quy định của nhà nước về giám dinh thiệt hại môi

trường và một sô nghĩa vụ khác.

1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

Trang 26

1.2.1 Khai quát về trach nhiệm bối thường thiệt hai trong lĩnh vực

mol truong

Trách nhiệm bồi thường thiệt hai là một khái niệm pháp lý xuất hiện trongnhiều lĩnh vực khác nhau Nội dung cơ bản của nó là: trong những điều kiệnnhất định, người nào gây ra thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường Căn

cứ vào cơ sở phát sinh và giải quyết, bôi thường thiệt hại được chia thành: i)Boi thường thiệt hại phát sinh trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng hợp pháp.

Theo đó những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng phải bồi thường: ii) Bồithường thiệt hại phát sinh trên cơ sở quy định về pháp luật về bảo vệ các quyền,

lợi ích cơ bản của các tô chức, cá nhân (còn gọi là bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng) Sau đây là những hướng tiếp cận chính của trách nhiệm bồi thường

thiệt hại về môi trường:

Tint nhất, môi trường cần phải được xem như một loại “tài sản đồng

nhất”! Do các giá trị môi sinh, giá trị kinh tế và khoa học của các yếu tô môitrường nên gây hại đối với môi trường (cụ thể là làm biến đổi tính chất của

các thành phần môi trường hoặc làm suy giảm khả năng khai thác, sử dụng

các yếu tố môi trường) chính là gây hại đến các giá trị nêu trên Nếu xem xét

một cách chặt chẽ tác hại gây ra đổi với môi trường không khác gi tác hại gâyra đối với con người hay đối với tài sản của con người thì chất lượng môi

trường bị suy giảm (hay môi trường bị tôn hại) cũng cần phải được bồi

thường một cách thỏa đáng.

Thứ hai, do quan hệ pháp luật về bảo vệ môi trường có thé phát sinh

giữa các tổ chức, cá nhân mà không cần đến các cơ sở pháp ly làm tiên đề

(như quan hệ hợp đồng hay quan hệ công vụ) nên boi thường thiệt hại trongtrường hợp vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường luôn là trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự

‘ Xem bản tin Luật so sánh số 1/2004 Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp - CIDA Canada.

Trang 27

tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thoả

thuận trước của các chủ thê.

Việc phân tích, nghiên cứu trách nhiệm bôi thường thiệt hại vé môitrường tập trung chủ yêu trong những nội dung sau:

Một là, những trường hợp làm phat sinh mối quan hệ về bôi thường thiệt

hại trong lĩnh vực môi trường.

Môi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: 1) Các nguyên

nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ

quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán Những trường hợp

này không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối

với bất cứ tô chức, cá nhân nào”; ii) Các yếu tố chủ quan do hoạt động của

con người tạo ra từ việc khai thác, sử dụng đất, nước, khoáng sản, rừng,nguồn lợi thuỷ sản và từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khácŠ.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phat sinh chủ yếu từ nhóm

nguyên nhân này.

Theo cách hiểu chung nhất hiện nay thì mối quan hệ về bồi thường thiệt

hai trong lĩnh vực môi trường phát sinh khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi

phạm pháp luật môi trường gây ra thiệt hại cho chủ thể khác Theo đó, hành

vi vi phạm pháp luật môi trường được hiếu là hành vi không tuân theo các qui

định của pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi

trường, sự cô môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luậtbảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản Đây được coi là

căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trên thực té,hành vi trai pháp luật môi trường được thực hiện dưới rất nhiều hình thức

khác nhau nhưng tồn tại phổ biến một số dạng như: Vi phạm các qui định về

* Tuy nhiên trong trường hợp này vẫn cần xác định mức thiệt hại dé Nhà nước có các chính sách phù hop: hỗ

trợ, miền giảm thuê, ‘

° Ngoài ra, môi trường còn có thé bị xâm phạm do tác động của cả 2 yếu tố: thiên nhiên và con người Trong

trường hợp nay, người có trách nhiệm có thé được miền hoặc giảm mức BTTH , nêu pháp luật có quy dịnh.

Trang 28

đánh giá tác động môi trường; vi phạm các qui định về bảo vệ các nguồn tài

nguyên thiên nhiên; vi phạm các qui định về xuất, nhập khẩu công nghệ, thiếtbị, chất thải, hoá chất độc hại; vi phạm các qui định trong việc bao quản và sửdụng các chất dễ gây ô nhiễm; vi phạm các qui định về vệ sinh công cộng như

qui định về vận chuyên và xử lí chât thải, rác thải

Tuy nhiên, những trường hợp làm phát sinh mối quan hệ về bồi thường

thiệt hại trong lĩnh vực môi trường còn có những trường hợp đặc thù sau đây:

- Do Nhà nước chưa có những quy định đầy đủ nhằm xác định nghĩa vụbảo vệ môi trường của tổ chức và cá nhân (như chưa ban hành tiêu chuẩn môitrường) nên mặc dù tô chức, cá nhân không thực hiện hành vi trái pháp luật

nhưng có những hoạt động làm ảnh hưởng tới môi trường và từ đó gây thiệthại cho tô chức, cá nhân khác.

- Do hiện tượng tích tu và cộng dỗn của các ảnh hưởng tới môi trường va

từ đó gây thiệt hại Trong khi đó, hành vi làm phát sinh yếu tô ảnh hưởng tớimôi trường do nhiều đối tượng khác nhau cùng thực hiện và khó xác định

chính xác Trong trường hợp này, có thê có hoặc không xuất hiện hành vi tráipháp luật nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.

- Những hành vi được thực hiện trong thời gian trước khi doanh nghiệp

phá sản, giải thé, chia tách hoặc hợp nhất là nguyên nhân gây thiệt hại màthiệt hại này xuất hiện sau khi các trình tự nêu trên đã hoàn thành.

Hai là, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra

trong lĩnh vực môi trường.

Thiệt hại về môi trường có thé do nhiều nguyên nhân sinh ra và motnguyên nhân có thé là phát sinh nhiều hậu quả, thiệt hại về môi trường Trênthực tế, hành vi vi phạm rất đa dang va phức tạp Có hành vi chứa đựng khảnăng thực tế gây hậu quả về môi trường như xả nước thải không qua xử lý,chứa độc tố huỷ diệt các loài thuỷ sinh, khí thải độc hại Giữa những hành

vi này và hậu quả của nó tương đôi dé dàng xác định môi quan hệ nhân quả.

Trang 29

Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi

trường ân dấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về cácchất phóng xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ Khi hậu quả xảy ra, rất khó xác

định mối liên hệ với với nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm được thực

hiện trước đó đã lâu Trong những trường hợp này, chỉ có hoạt động giám

định mới có thé xác định được mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm

và hậu quả xảy ra.

Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ và cộng dồn các yếu tố gay ảnh hưởng

xâu tới môi trường do hành vi của các đối tượng khác nhau gây ra, trong đó

có thê có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, và từ đó gây ra thiệt hại cũngkhó có thể xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và

hậu quả xảy ra.

Ba là, xác định đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi

Theo nguyên tắc chung, đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại làngười bị tốn hại về sức khoẻ höặc là người có quyền sở hữu đối với khối tài

sản bị thiệt hại Việc xác định đối tượng có quyền đòi bôi thường thiệt hại về

môi trường trong trường hợp đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự suy

giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được xác định theo hướng:

- Nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý, là đối

tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp thành phần môi

trường không được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng.

- Trường hợp thành phần môi trường đã được Nhà nước giao quyền sửdụng cho tổ chức, cá nhân hoặc cho tô chức, cá nhân thuê quyền sử dung thi

tổ chức, cá nhân đó là đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại Trongtrường hợp các đối tượng này không thực hiện quyền của mình thì Nhà nướclà người có quyền đòi bôi thường thiệt hại về môi trường.

Bon là, xác định đôi tượng phải bôi thường thiệt hại về môi trường.

Trang 30

Theo quy định của Bộ luật dân sự 1995, đối tượng phải bồi thường thiệthại về môi trường là đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây

thiệt hại và có lỗi Do đó, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành

vị VI phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả, việcchứng minh lỗi của người gây thiệt hại là một trong những yêu cau dé xácđịnh đối tượng phải bồi thường thiệt hai Tuy nhiên, theo Bộ luật dân sự 2005,

mọi đối tượng khi có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đều phải bồi

thường thiệt hai, kế cả trong trường hợp không có lỗi Đây được xem là bước

phát triển lớn trong tư duy pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm

ô nhiễm môi trường.

1.2.2 Phân biệt trách nhiệm bôi thường thiệt hại do hành vi vi phạmpháp luật môi trường với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cố môi

- Về căn cứ phát sinh trách nhiệm béi thường thiệt hại Như đã phân tíchở Mục 1.2.1, hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại về môi

trường, tính mạng sức khoẻ, tài sản của con người thì luôn phát sinh trách

nhiệm bôi thường thiệt hại Còn đối với sự cố môi trường, những sự cỗ môi

trường do tai biến, rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người thìcó thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Còn những sự cố môi

trường do biến đổi thất thường của tự nhiên thì không phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại.

- Về chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại Đối với bồithường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây nên, chủ thể chịu trách

nhiệm bôi thường thiệt hại là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi

trường Còn đối với bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường, cần phải xemxét trong 2 trường hop Mot là, sự cố môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra

trong quá trình hoạt động của con người, gây ô nhiễm, suy giảm chức năng,

tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của

con người, thì trách nhiệm bôi thường thiệt hại thuộc về người dé xảy ra sự

Trang 31

cô Hai la,néu sự cô môi trường xảy ra do biên doi that thường của tự nhiên

dẫn tới thiệt hại thì Nhà nước phải thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc

phục kip thời sự cô môi trường, hô trợ, bù dap các thiệt hại đôi với nhân dan,thực hiện các biện pháp dam bao ôn định đời sông nhân dan;

- Vé mức bôi thường thiệt hại Mức bồi thường thiệt hại phụ thuộc vàothiệt hại xảy ra trên thực tế, điều kiện kinh tế trước mắt và lâu dài của người

gây ra thiệt hại Mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môitrường gây nên và mức bồi thường thiệt hai từ sự cổ môi trường có nhữngkhác biệt nhất định Thiệt hại từ sự cố môi trường thường lớn hơn so với thiệthại từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường Do vậy, trong nhiều trường hợpmức bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường lớn hơn so với bồi thường thiệthại từ hành vi vi phạm pháp luật môi trường Người gây thiệt hại từ sự cỗ môitrường thường được giảm mức bồi thường, trong khi tỷ lệ giảm mức bồi

thường trong v1 phạm pháp luật môi trường thường it hon.

- Về cơ ché ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại: Cơ chế ngăn chặn,hạn chế, khắc phục thiệt hại giữa hành vi vi phạm pháp luật môi trường với sựcố môi trường gây ra thiệt hại có những điểm không giống nhau Hành vi vi

phạm pháp luật môi trường, trong một số trường hợp gây ra thiệt hại khônglớn, môi trường bị ảnh hưởng không nghiêm trọng thì các bên có thể tự thoả

thuận về biện pháp, thời gian ngăn chặn, hạn chế, khắc phục các hậu quả xau

về môi trường Còn sự cố môi trường thường gây hậu qua lớn đổi với môi

trường nên việc hạn chế, ngăn chặn, khắc phục thiệt hại về môi trường luôn

phải có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thâm quyền để đảm bảö

VIỆC khắc phục hậu quả được chính xác, khách quan, khoa học và hiệu quả, hạn

chế ở mức thấp nhất các thiệt hại đối với môi trường và cộng đồng, bảo vệ môi

trường ở mức độ cao nhất Trong thực tế hiện nay, khi xảy ra các sự cô môi

trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ yếu tập trung vào việc loại trừ

nguyên nhân gây sự cô, khôi phục hiện trạng môi trường, bảo đảm sự trong

Trang 32

lành của môi trường Điêu đó gop phân quan trọng cho việc bảo vệ môi trường,bao vệ lợi ich chung cua cộng đông.

1.2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm bôi thường thiệt hại do vi phạm

pháp luật môi trường với trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi

Xử ly mối quan hệ nay được hiéu không phải ở dang “xử ly vi phạm” mà

muốn đề cập tới hoạt động của cơ quan Nhà nước có thâm quyên, tô chức cá

nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường, áp dụng vàthực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường,trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường phải xem xét mối quan hệ

giữa hai loại trách nhiệm này đề có giải pháp thực hiện hợp lý nhất.

Thứ nhất, quan hệ về lợi ích công, tư: Về cơ bản, bồi thường thiệt hại là

loại trách nhiệm tư, tức là nhằm khôi phục bảo vệ, quyền lợi của một hoặcmột nhóm chủ thé nhất định trong xã hội Còn trách nhiệm hành chính là loại

trách nhiệm công, tức là bảo vệ lợi ích chung của xã hội, của Nhà nước.Người phải chịu trách nhiệm hành chính tức là phải thực hiện các nghĩa vụ

trước Nhà nước-người đại điện cho lợi ích cộng đồng và quản lý xã hội Tuy

nhiên, trong lĩnh vực môi trường việc thực hiện trách nhiệm hành chính và

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường có mốiquan hệ về lợi ích công,tư khá rõ nét Người thực hiện trách nhiệm hành chính

phải thực hiện các nghĩa vụ trước Nhà nước để đảm bảo không làm tốn hại tớilợi ích công cộng Đó là thực hiện các hình thức xử phạt hành chính, có thể

phải thực hiện hình thức xử phạt bồ sung có thé phải thực hiện biện pháp khắc

phục hậu quả Việc thực hiện các nghĩa vụ đó suy cho cùng là nham bảo vệ

môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng Còn người thực hiện trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường không chỉ là bồi thường

các thiệt hại cụ thể có tính mạng, sức khoẻ, tài sản cho người bị thiệt hại màcòn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm,suy thoái để ngăn chặn các thiệt hại khác có thê xảy ra, không chỉ khôi phục

Trang 33

bảo vệ lợi ích của chủ thê đã bị thiệt hại, mà còn bảo vệ lợi ich chung vé môi

trường cho cộng đồng.

Như vậy, việc thực hiện trách nhiệm boi thuong thiét hai do vi pham

pháp luật môi trường va thực hiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực môi

trường tuy có những điểm khác nhau, nhưng đều có điểm chung là góp phânbảo vệ môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng Mặt khác, thực hiện tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường và thực hiện trách nhiệm bồithường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường cũng đều gop phần bảo vệlợi ích tư rõ nét Còn trong việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại thìlợi ích tư được khôi phục, bảo vệ rất rõ nét khi người bị thiệt hại được bồi

thường các thiệt hại cụ thê về tính mạng, sức khoẻ, tai san.

Thứ hai, quan hệ về chủ thể: Trong nhiều trường hợp có hành vi vi phạm

hành chính trong lĩnh vực môi trường nhưng chưa gây ra tình trạng ô nhiễm,

suy thoái môi trường, chưa gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thìkhông phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ phát sinh trách nhiệmhành chính Một chủ thé phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do viphạm pháp luật môi trường thì thường chủ thê đó phải chịu trách nhiệm hành

chính trong lĩnh vực môi trường bởi các vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt

hại phải bồi thường thì cũng đồng thời là những hành vi vi phạm hành chính

trong lĩnh vực môi trường Bên cạnh đó, một chủ thé thực hiện hành vi vi phạmhành chính trong lĩnh vực môi trường và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường

dẫn tới thiệt hại về tài sản, sức khoẻ con người thì chủ thể đó phải thực hiện

đồng thời cả hai loại trách nhiệm Đó là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm

bồi thường thiệt hại Tuy nhiên nếu điều kiện kinh tế trước mắt và lâu dài củachủ thể đó khó khăn, không có khả năng thực hiện đồng thời cả hai loại tráchnhiệm nói trên thì cơ quan Nhà nước có thâm quyền cần phải can thiệp kịp thờitrong việc ngăn chặn, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái để

bảo vệ lợi ích cộng đồng, còn van đề bồi thường thiệt hại có thê xem xét giảm

mức bôi thường thiệt hai theo quy định của pháp luật dân sự.

Trang 34

Thứ ba, quan hệ về biện pháp khắc phục hậu quả Việc thực hiện trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường và thực hiện tráchnhiệm hành chính trong lĩnh vực môi trường có một điểm chung là chủ thê vi

phạm phải thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng ônhiễm, suy thoái môi trường Tuy nhiên, cần xác định chủ thể vi phạm phải

thực hiện nghĩa vụ khắc phục tình trạng 6 nhiễm, suy thoái môi trường vớitính chất là một dạng của trách nhiệm hành chính hay là một dạng của tráchnhiệm dân sự khi mà một chủ thé vi phạm pháp luật môi trường mà vừa bị xu

phạt hành chính, vừa phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1.2.4 Mỗi quan hệ giữa trách nhiệm bôi thường thiệt hai do vi phạm

pháp luật môi trường với trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường

Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là trách nhiệm của người

phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của

mình có liên quan tới môi trường Trong lĩnh vực môi trường, trách nhiệm

hình sự có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trách nhiệm hình sự về môi trường

là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội về môi trường Trách

nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ

có thê được áp dụng đối với người thực hiện các hành vi có liên quan tới môi

trường bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa là việc thực hiện hành vi phải

thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại điều 182 đến

19] Bộ luật Hình sự 1999 Thứ hai, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi

trường là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội có liên quan tới môi

trường Theo pháp luật Hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực

môi trường chỉ có thể là trách nhiệm của cá nhân người đã thực hiện hành vi

mà Bộ luật Hình sự coi là tội phạm về môi trường Về nguyên tắc, trách

nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường phải tương xứng với tinh chất và

mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về môi trường do người phạm tội

thực hiện Người phải chịu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường chi

có thể là người phạm tội về môi trường Người thực hiện hành vi nguy hiểm

Trang 35

cho xã hội có liên quan tới môi trường bị Luật Hình sự coi là tội phạm về môi

trường khi đã đạt độ tuôi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm

hình sự và có lỗi Trong trường hợp tội phạm được thực hiện dưới hình thức

đồng phạm thì từng người đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự độclập Hình phạt đối với từng người đồng phạm được quyết định căn cứ vào tínhchất đồng phạm, tính chất va mức độ tham gia phạm tội của họ Thu ba, tráchnhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường được thể hiện ở bản án kết tội của

Toà án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác doBộ luật Hình sự quy định Bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật là

cơ sở pháp lý xác nhận người phạm tội trong lĩnh vực môi trường chính thức

“bị coi là có tội” Đa số các trường hợp bản án kết tội của Toà án trong lĩnhvực môi trường đối với người phạm tội đi kèm với việc Toà án quyết định

hình phạt đối với người đó Trong trường hợp này, trách nhiệm hình sự được

thê hiện ở bản án kết tội và hình phạt Trong lĩnh vực môi trường, các biện

pháp cưỡng chế mà cơ quan tiền hành t6 tụng áp dụng đối với người phạm tội

về môi trường như cắm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công

việc nhất định Thứ tv, trách nhiệm hình sự trong ling vực môi trường là tráchnhiệm mà người phạm tội về môi trường phải gánh chịu trước nhà nước Dâylà kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự chứ không phải

trách nhiệm đối với người mà quyền và lợi ich hợp pháp của họ bị hành vi

phạm tội trực tiếp xâm hai Thứ năm, trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môitrường chỉ có thể được xác định và thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặcbiệt do pháp luật tổ tụng hình sự quy định.

1.2.5 Bảo hiểm trách nhiệm bôi thường thiệt hại về môi trường

* Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi truong.Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, kinh doanh bảo hiểm là hoạtđộng của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh

nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên

mua bảo hiém đóng phí bảo hiểm dé doanh nghiệp bảo hiém trả tiên bảo hiểm

Trang 36

cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi Xây ra sự

kiện bảo hiểm Trong trường hợp bảo hiém trách nhiệm bồi thường thiệt hạivề môi trường, người thực hiện hành vi có khả năng gây thiệt hại về đóng phí

bảo hiểm dé doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt

hại hoặc chi tra cho người đóng bảo hiém.

Cũng như các công cụ kinh tế khác trong bảo vệ môi trường, bảo hiểmtrách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành trên hai nguyên tắc cơ bản

đã được quốc tế thừa nhận: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và

nguyên tắc áp dụng các công cụ chính sách nham thực hiện các mục tiêu về

mồi trường.

Yếu tố cơ bản dé phân biệt bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hai

với các công cụ kinh tế khác trong quản lý môi trường là việc tô chức, cá

nhân trả phí bảo hiểm để trong trường hợp xảy ra thiệt hại về môi trường thì

doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ trả cho thiệt hại thực tế xây ra Mức chi tra phụ

thuộc vào hợp đồng bảo hiểm.

* Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm bôi thường thiệt hại về môi

trường Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường có đặc điểm:

Thứ nhất, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một biện pháp phân tánrủi ro Bằng việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ trách đượcnhững rủi ro phải chi trả những khoản bồi thường vượt quá khả năng chi trảcủa mình nếu trường hợp thiệt hại xảy ra Họ đã chuyển giao những rủi ro nàycho doanh nghiệp bảo hiểm Từ nguôn thu phí bảo hiểm của nhiều người bảo

hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chỉ trả cho những trường hợp xảy ra Thứ

hai, trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, bao giờcũng xuất hiện mối quan hệ tay ba giữa người bảo hiểm, doanh nghiệp bảohiểm và người bị thiệt hại, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền bảohiểm (thiệt hại về môi trường) cho người bị thiệt hại trên cơ sở người gâythiệt hại trả phí bảo hiểm Phần thiệt hại còn lai (phan không được bảo hiểm)

sẽ do người gây thiệt hại chi trả cho người bị thiệt hại theo trình tự chung.

Trang 37

thiét hai

Ngườibị thiệt

haiHợp đồng

bảo hiêm

bảo hiém

- Trong trường hợp bảo hiểm thiệt hại do môi trường bị ô nhiễm gây ra

(bảo hiểm về tài sản) thì chỉ tồn tại mdi quan hệ giữa người được bảo hiểm và

doanh nghiệp bảo hiểm.

Môi trường

(với tư cách là yêu tô bị thiệt

Doanhnghiệpbảo hiémChủ sở

hữu tàisản

Hợp đồng

bảo hiém

- Bảo hiểm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ được giới hạn trong

những trường hợp nguy cơ gây thiệt hại quá lớn Kinh nghiệm của một số

quốc gia chỉ ra rằng, những hoạt động có nguy cơ gây thiệt hại đặc biệtnghiêm trọng chỉ thực hiện bảo hiểm bồi thường thiệt hại ở những giới hạn

Trang 38

thiệt hại nhất định Trong trường hợp xuất hiện thiệt hại trên thực té, phần thiệt

hại không được bảo hiém sẽ được Nhà nước hô trợ.

* Vai tro, tác dụng bao hiểm hiếm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về

môi trường Kinh doanh bảo hiểm được coi như là một tâm lá chắn kinh tếbảo vệ cho các tổ chức, cá nhân đồng thời huy động nguồn vốn cho đầu tư

phát triển Cụ thé là khi bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi

trường được triển khai sẽ bảo đảm việc bồi thường thiệt hại trên thực tế, tránh

được những trường hợp người gây thiệt hai không có khả năng chi trả Cònđối với nền kinh tế, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trườnglà một kênh phân phối lại dòng tiền trong nên kinh tế, cung cấp một nguồn tàichính cho các nhà đầu tư thông qua một chủ thê kinh tế khác Bên cạnh đó, nócòn hạn chế những nguyên nhân gây thiệt hại về môi trường, bởi lẽ, khi ký kếthợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thực hiện những biện pháp vềan toàn theo quy định của pháp luật và hợp đồng bảo hiểm Doanh nghiệp bảohiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn, khuyến nghị hoặc yêu-cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa đểbao dam an toàn khi được sự đồng ý của đối tượng được bảo hiểm hoặc cơ

quan nhà nước có thâm quyên Như vậy, thông qua hoạt động này, các

nguyên nhân gây thiệt hại về môi trường có thê được hạn chế.1.2.6 Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường

Về nguyên tac, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường đượcáp dụng như trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự Cụ thé:

- Thương lượng, hoà giải ngoài tố tụng, trong đó thương lượng luônđược xem là hình thức quan trọng của việc giải quyết giải quyết bồi thườngthiệt hại về môi trường, vì tính chất đơn giản và hiệu quả của nó So với các

cuộc thương lượng dé giải quyết bồi thường thiệt hại khác, thương lượng

Trang 39

trong giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường có đặc điểm là thường

diễn ra giữa các chu thé đại diện Do số lượng những người có liên quan

trong mỗi vụ việc quá đông (có trường hợp con số lên đến hàng nghìn cánhân, hàng chục tổ chức) nên quá trình thương lượng không thê diễn ra trựctiếp giữa tất cả những người có liên quan mà thường thông qua những chủ thể

đại diện, như: 77 nhát, đại diện cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội bị xâm

hại Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ việc boi thường thiệt haivề môi trường có yếu tố nước ngoài, bồi thường thiệt hại do sự cô môi trường

gay nên 7 hai, đại diện cho các nhóm đồng lợi ích Người đại diện trongtrường hợp này thường được các bên có cùng mồi quan tâm, có chung yêu

cầu chỉ định Họ thường là các chuyên gia (gồm chuyên gia kinh tế, chuyên

gia kỹ thuật, các luật gia ), các tổ chức, hiệp hội ngành nghé, trưởng các cụm

dân cư, tổ dân phó , thay mặt những nhóm người có cùng lợi ích dé tiễn hànhthương lượng giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường Còn hoà giải làhình thức giải quyết bồi thường thiệt hại được tiến hành khi quá trình tựthương lượng không đem lại kết quả, song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoảthuận bởi chính bản thân mình Trong hoà giải giải quyết bồi thường thiệt hạivề môi trường, trung gian hoà giải thường được tổ chức thành các nhóm, baogồm: đại điện chính quyền địa phương, các cơ quan quan lý Nhà nước về tai

nguyén vả môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dâncư, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs), các luật gia

- Giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc/và toà án: Phụ thuộc vào mô

hình giải quyết tranh chấp về bôi thường thiệt hại ma mỗi quốc gia có thể xây

dựng cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường khác nhau Đó là cácmô hình: Trọng tài hoặc toà án; Trọng tải và toà án; Toà án Giải quyết bang

con đường trọng tài có thé được coi là một bước độc lập trước giai đoạn giảiquyết bằng con đường toà án hoặc có thể thay thế con đường toà án Thông

thường, giải quyết bang con đường toa án được ưa chuộng hon Tuy nhiên, đôi

Trang 40

với việc hoa giải tại toa án thì hiện vẫn có các quan điểm khác nhau Quandiém thứ nhất cho rằng, giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường chỉ đơn

thuần là giải quyết việc đòi bồi thường thiệt hại về người và tài sản của cá

nhân, tô chức nên vẫn phải tiến hành hoà giải tại toà án như đối với các tranhchap dân sự khác Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, do Nhà nước làđại diện sở hữu chủ đối với các nguồn tài nguyên và thành phần môi trường,nên gây tôn hại đối với môi trường tự nhiên là gây thiệt hại đối với Nhà nước.

Trong những trường hợp này, theo quy định của pháp luật hiện hành, toà án

không tiễn hành hoà giải Như vậy, việc quyết định mô hình nào phụ thuộc vàoquyết định của Nhà nước trên cơ sở điều kiện về kinh tế - xã hội, tập quán, hệ

thống tư pháp của mỗi quốc gia.

2 THUC TIEN ÁP DỤNG TRÁCH NHIEM BOI THUONG THIET HAIDO HANH VI VI PHAM PHAP LUAT MOI TRUONG TẠI VIỆT NAM

TRONG THOI GIAN QUA

2.1 Tổng quan về thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt

hai về môi trường tại Việt Nam

Thực tiễn pháp ly áp dụng trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi

trường tại Việt Nam đã xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, với vụviệc dién hình là sự cô tràn dầu ở Cát Lai- Thủ Đức ngày 03/10/1994 do tàu

chở dầu Neptune Aries quốc tịch Singapore đâm va vào cầu cảng của Sài Gòn

Petro làm tràn 1680 tấn dầu DO, xăng, gaz, dầu lửa, condensate, gây ô nhiễm

nghiêm trọng hệ thống sông Đồng Nai- Sài Gon- Nhà Bè Qua đấu tranh

thương lượng đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, Thành phố Hồ Chính

Minh đã nhận được 4,2 triệu USD từ phía chủ tàu và đã dành một phần tiền nêutrên (7 ti VN đồng) dé tổ chức xử lý làm sạch môi trường và phục hồi sản xuất

2.000 ha ruộng lúa và 50 ha ao đầm nuôi thủy sản bị ô nhiễm dau cho haihuyện Nhà Bè và Cần Giờ Tại thời điểm này, một số văn bản pháp luật vẻ áp

dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hai về môi trường cũng đã được ban thành.

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w