Trên thế giới, mặc dù việc sử dụng các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý xuất hiện từ rất sớm nhưng vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới chỉ thực sự thu hút được su quan tâm của các quốc gia
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VŨ THỊ HAI YEN
BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1 TS BÙI ĐĂNG HIẾU
2 PGS.TS ĐINH VĂN THANH
HÀ NỘI - 2008
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêngtôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Vũ Thị Hải Yến
Trang 3DANH MỤC THUẬT NGU VIET TAT TRONG LUẬN ÁN
Bộ luật dân sự BLDS
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới Hiệp định TRIPs
thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
World Intellectual Property Organization
Tổ chức thương mại thế giới WTO
World Trade Organization
Sở hữu công nghiệp SHCN
Sở hữu trí tuệ SHTT
Uy ban nhân dân UBND
Trang 41.1 Khái niệm chung về chỉ dẫn địa lý
1.1.1 Khái niệm chỉ dẫn nguồn gốc địa lý
1.1.2 Khái niệm các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý trong các điều ước
quốc tế đa phương
1.1.3 Khái niệm chỉ dẫn địa lý trong Luật SHTT Việt Nam
1.2 Bảo hộ chỉ dan địa lý và môi quan hệ giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý và
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
I.2.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.2.2 Mối quan hệ giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam
1.3 Bao hộ chi dan địa lý ở mức độ quốc tế và quốc gia
1.3.1 Bảo hộ chi dẫn địa lý thông qua các điều ước quốc tế đa phương
1.3.2 Các hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở mức độ quốc gia
Chương II
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
2.1 Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý và các trường hợp loại trừ
2.1.1 Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
2.1.2 Các trường hợp loại trừ không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
2.2, Xác lập quyền đôi với chi dẫn địa lý
2.2.1 Đăng ký chỉ dẫn địa lý
2.2.2 Đơn đăng ký và thủ tục xử lý đơn
2.3 Địa vị pháp lý của chủ thể quyền đối với chi dẫn địa lý
2.3.1 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Tr
1320
2828
35
464660
78787897100100107110110
Trang 52.3.2 Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
2.3.3 Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý
2.4 Bảo vệ quyền đối với chi dan địa lý
2.4.1 Xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
2.4.2 Các biện pháp bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý
2.5 Môi quan hệ giữa bao hộ chỉ dan địa lý và bảo hộ nhãn hiệu
2.5.1 Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu
2.5.2 Quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước
2.5.3 Quan hệ giữa chỉ dân địa lý và nhãn hiệu đã được bảo hộ trước
CHUONG IIITHUC TRANG BAO HO VA CAC GIAI PHAP NHAM NANG CAO
HIỆU QUA BAO HỘ CHỈ DAN DIA LY Ở VIỆT NAM TRONG
DIEU KIỆN HỘI NHAP KINH TẾ - QUỐC TẾ
3.1 Thực trạng bảo hộ chi dẫn dia lý ở Việt Nam
3.1.1 Hoạt động xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý
3.1.2 Hoạt động quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý
3.1.3 Hoạt động bảo vệ chỉ dẫn địa lý
3.1.4 Những nguyên nhân hạn chế hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý
ở Việt Nam hiện nay
3.2 Cac giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dan dia lý ở
Việt Nam
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ
dẫn địa lý
3.2.2 Những giải pháp để triển khai và thực hiện hiệu quả Chương
trình quốc gia về hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý
115116125139140147150
155
[55 Isa
159160
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việc sử dụng những dấu hiệu chỉ dẫn xuất xứ địa lý cho các sản phẩm, hànghóa đã trở nên quen thuộc và phổ biến trên thế giới Châu Âu là nơi việc bảo hộ cácdấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý xuất hiện sớm nhất bởi lẽ đây là quê hương của
nhiều sản phẩm nổi tiếng như rượu vang, pho mát và một số loại nông sản Nhữngtên địa danh như “Champagne”, “Bordeaux”, “Cognac”, “Roquefort”, “Porto”,
“Parma” gắn liền với những sản phẩm hàng hóa đặc trưng đã trở nên quen thuộc
và nổi tiéng toàn thế giới, khiến cho người tiêu dùng liên tưởng đến những sản phẩm
có chất lượng cao, có nguồn gốc từ những khu vực địa lý xác định Trong điều kiệntoàn cau hóa hiện nay, việc các doanh nghiệp, thương nhân xây dung cho minh một
uy tín trong thương mại có ý nghĩa hết sức quan trọng Chỉ dẫn địa lý, bên cạnh các
tài sản trí tuệ khác như nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dang công nghiép , ngày
càng đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự phát triển và thịnh vượng của doanh
nghiệp, khu vực, quốc gia cũng như toàn xã hội Chỉ dẫn địa lý mang thông điệp về
nguồn gốc, danh tiếng và chất lượng của sản phẩm đem lại những lợi thế cạnh tranh
cho sản phẩm của các doanh nghiệp, quốc gia khi tham gia vào thị trường quốc tế
Trên thế giới, mặc dù việc sử dụng các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý
xuất hiện từ rất sớm nhưng vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới chỉ thực sự thu hút được
su quan tâm của các quốc gia trong thời gian gần đây, đặc biệt với sự ra đời củaHiệp định TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyềnSHTT) của Tổ chức Thương mại thế giới WTO Sự ra đời của Hiệp định TRIPs năm
1994 đã đánh dấu một bước phát triển mới cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở mức độquốc gia và quốc tế, khi mà nhiều quốc gia thành viên WTO phải có những sửa đổi,hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình để phù hợp và tương thích với những yêucầu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định TRIPs
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chứcthương mại thế giới WTO tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, đồng thờicũng làm phát sinh không ít những thách thức, trong đó phải kể đến vấn đề thực thicác quy định của WTO về chỉ dẫn địa lý
Trang 7Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm nang để xây dựng va phát triển sản phẩm
mang chỉ dan địa lý Vi trí địa lý thuận lợi, nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, cùngvới sự khéo léo, tinh tế trong nhiều ngành sản xuất truyền thống là những yếu tốthuận lợi để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thuỷ sản, thủ công có
danh tiếng, chất lượng, đặc tính riêng biệt Danh tiếng của những sản phẩm này đã
được biết đến và thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam và đang dần chiếm lĩnh thị trườngquốc tế khi Việt Nam hội nhập và phát triển
Mặc dù có tiềm năng trong việc phát triển chỉ dẫn địa lý, vấn đề bảo hộ chỉdẫn địa lý ở Việt Nam hầu như mới bát đầu được quan tâm kể từ khi Việt Nam thực
hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế Năm 1989, Pháp lệnh bảo hộ quyềnSHCN ra đời, lần đầu tiến có những quy định về bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa -
một loại chỉ dẫn địa lý đặc biệt Bộ luật dân sự 1995 tiếp tục có những quy định bảo
hộ đối tượng này như một đối tượng SHCN Sự ra đời của Luật SHTT 2005 và cácvan bản hướng dẫn thi hành luật này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng
cho hệ thống pháp luật SHTT ở Việt Nam, thể hiện mong muốn của Việt Nam trongviệc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHTT nói chung,bảo hộ chỉ dẫn địa lý nói riêng nhằm bảo hộ thoả đáng quyền đối với các tài sản trí
tuệ, cũng như đáp ứng được các quy định của các điều ước quốc tế.
Nhìn chung, bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt nam hiện nay vẫn chỉ dừng lại ởtiém năng mà chưa chuyển hóa thành nguồn lực cho sự phát triển của Việt Nam
Các chỉ dẫn được bảo hộ chiếm một con số rất ít di so với các đối tượng SHCN khác.Bảo hộ chỉ dẫn địa lý vẫn là một vấn đề mới mẻ không chỉ đối với công chúng, cácnhà sản xuất mà thậm chí ngay cả đối với các nhà quản lý, các cán bộ công tác trongcác cơ quan bảo vệ pháp luật Luật SHTT mặc dù được coi là một bước phát triển rấtkhả quan của hệ thống bảo hộ SHTT ở Việt Nam, song vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng
được những yêu cầu trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay Do đây
là một lĩnh vực còn mới, các cán bộ chuyên môn cũng như các nhà lập pháp đều
thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tế, dẫn đến nhiều quy định của Luật chưa rõ ràng,
một số vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ nên không có cơ sở để áp dụng Một số quy định vẫn
chỉ đơn thuần là sự sao chép Luật mẫu của quốc tế mà chưa có sự cân nhắc, lựa chọn
Trang 8để phù hợp với tình hình thực tế cũng như hoàn cảnh của Việt Nam Có thể nói,
khung pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam đã có nhưng vẫn cần có những
bổ sung, thay đổi, hoàn thiện để đáp ứng được đòi hỏi trong việc phát triển bảo hộ
chỉ dẫn địa lý
Nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một trong những nội dung củachiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tê hiện nay Điều này không chỉ xuất phát từ nhu cầu nội tại của
Việt Nam trong việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý - đối tượng tiềm năng cho phát triển
tài sản trí tuệ mà còn là một yêu cầu khách quan của xu thế hội nhập và phát triển
Việc nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trên cả
phương diện pháp lý và kinh tế, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một yêu cầu khách quan và cấp thiết Với mong muốn
có những đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn cho vấn đề bảo hộ chỉ
dan địa lý ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã chọn nghiên cứu dé tài “Bảo hộ chỉ
dân địa ly ở Việt Nam trong điêu kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thê giới, thuật ngữ chỉ dẫn địa lý và các quy định liên quan đến việc bảo
hộ đối tượng này lần đầu tiên được quy định trong Hiệp định TRIPs (năm 1994) Sau
khi Hiệp định TRIPs ra đời, vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở mức độ quốc gia và quốc
tế đã trở thành đề tài của nhiều cuộc tranh luận sôi nổi và quyết liệt trên bàn đàm
phán WTO cũng như trong giới chuyên môn Nhiều bài viết của các nhà luật học đã
bàn luận về các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định TRIPs, cũng như
sự tương thích trong pháp luật một sô quốc gia đối với điều ước quốc tế quan trọng
này Trong số đó, một số tài liệu của các tác giả có giá trị cao như: Albrecht Conrad
với “The protection of Geographical Indication in the TRIPs Agreement” - Bảo hộ
chi dan địa lý trong Hiệp định TRIPs; Burkhart Goebel với công trình
“Geographical Indications and Trademarks - the road from Doha” - Chỉ dẫn địa lý
va nhãn hiệu - con đường tir Doha; Dr Dwijen Rangnekar, Trường đại học chínhsách công cộng Vương quốc Anh với công trình “Review of proposals at the TRIPsCouncil - Extending Art 23 to products other than wines and spirits” - Bình luận
Trang 9những đề xuất tại Uỷ ban TRIPs về vấn đề mở rộng phạm vi Điều 23 cho các sản
phẩm ngoài rượu vang và rượu mạnh Tuy nhiên, những công trình này chủ yếunghiên cứu các quy định của Hiệp định TRIPs về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và sự tương
thích của pháp luật quốc gia với điều ước quốc tế quan trọng này
Trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của hệ thốngpháp luật về SHTT ở Việt Nam, vấn đề bảo hộ tài sản trí tuệ đã thu hút được sự quantâm của nhiều nhà nghiên cứu luật học Một số công trình nghiên cứu về SHTT đã ra
đời, đáng kể là một số luận án của các tác giả như: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm với
luận án “Quyển Sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại - Những vấn dé lý luận
va thuc tiên”; Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiện với luận án “Bảo vệ quyền Sở hữu côngnghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa” Một số học viên cao học cũng chọn SHCNlàm đề tài nghiên cứu của mình Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu nghiêncứu về các quy định của pháp luật về SHCN nói chung, và chỉ nghiên cứu những quyđịnh pháp luật trước khi có Luật SHTT 2005
Luật SHTT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI thông qua và có hiệu lực từ 01/07/2006, trong đó có nhiều quy định mới về bảo
hộ chỉ dẫn địa lý Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyênsâu về mặt lý luận cũng như thực tiễn về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay.Gần đây, để thực hiện Chương trình quốc gia về phát triển tài sản trí tuệ, trong đó cóphát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, một số cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm
mục đích nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, các nhà quản lý Việt Nam về
chỉ dẫn địa lý, giới thiệu kinh nghiệm của các quốc gia về bảo hộ đối tượng này như:
Hội thao “Chi dan dia lý - Cách thâm nhập thị trường”, Hà Nội 07/10/2003; Hộithao “Chi dan địa lý - Vùng đất của những cơ hội”, Hà Nội 15/11/2005 Tuy nhiên,nội dung của các hội thảo này chủ yếu là giới thiệu kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa
lý của một số quốc gia Châu Âu và trong khu vực và ý kiến của các cơ quan chuyên
môn về vấn đề này Các tham luận trong hội thảo mới chỉ đừng lai ở mức giới thiệu
về vai trò, lợi ích của bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà hoàn toàn chưa phân tích được cácquy định của pháp luật thực định, đặc biệt là Luật SHTT 2005 cũng như thực tiễn
bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay
Trang 10Do đó, cho đến thời điểm này, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu mộtcách chuyên sâu và có hệ thống về thực trạng pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý vàthực tiễn áp dụng ở Việt Nam.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích của luận án nhằm làm sáng tỏ những vấn dé lý luận và thực tiễnliên quan đến các khía cạnh cua bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay, dé xuấtcác giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm tăng cường bảo hộchỉ dan địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
* Luận án nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫnđịa lý: hệ thống các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉdẫn địa lý; phân tích mối quan hệ giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế ở Việt Nam; nghiên cứu và đánh giá các hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa
lý trên thê giới hiện nay Đây là những phạm trù lý luận được sử dụng làm cơ sở
cho việc nghiên cứu pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như cho việc đề xuất
những giải pháp tăng cường bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong thời gian tới
- Nghiên cứu pháp luật thực định của Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếuvới pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và các điều ước quốc tế về bảo hộ chỉ
dẫn địa lý, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế; đánh giá thực trạng bảo hộ chỉ dẫnđịa lý ở Việt Nam hiện nay, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt độngbảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
- Đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm phát triển và nâng cao hiệu quảbảo hộ chỉ dẫn địa lý trong thời gian tới
4 Đôi tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của Pháp luật Sở hữu trí tuệViệt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý; các quy định liên quan đến bảo hộ các chỉ dẫnnguồn gốc địa lý trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật một số quốc gia;
tìm hiểu thực trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong những năm gần đây
Với mục đích nghiên cứu đã đặt ra ở trên, luận án tập trung nghiên cứu:
Trang 11- Các vấn đề lý luận trọng tâm liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý như: phân
biệt rõ các loại chỉ dẫn nguồn gốc địa lý (bao gồm chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất
xứ; chỉ dẫn địa lý); bảo hộ chỉ dẫn địa lý; mối quan hệ giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý và
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; nghiên cứu khái quát về các hình
thức bảo hộ các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý trên thế giới
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật SHTT Việt Nam về bảo hộ chỉ
dẫn địa lý trong sự so sánh, liên hệ với pháp luật quốc tế và pháp luật một sô quốc gia vềvấn đề này
- Nghiên cứu thực trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong thời gian gần
đây để đưa ra những nhận xét, đánh giá
- Trén cơ sở nghiên cứu về mat lý luận và thực tiễn vấn dé bảo hộ chỉ dẫn địa
lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận án đề xuất các kiến
nghị nhằm khác phục những hạn chế còn tồn tại, nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫnđịa lý ở Việt Nam trong thời gian tới
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lich sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin Bên cạnh đó, luận án cònvận dụng những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về vấn đề phát triển lĩnh
vực SHTT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở đó, dé tài được
nghiên cứu bằng các phương pháp cụ thể là phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống,kết hợp với các phương pháp khác như thống kê, mô hình hóa
- Các phương pháp truyền thống như: phân tích, tổng hợp, so sánh được ápdụng phổ biến khi nghiên cứu các quy định của Pháp luật Việt Nam thực định, cũngnhư quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia khác Đặc biệt, luận án
rất chú trọng phương pháp so sánh luật học để xem xét, đánh giá về các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với pháp luật quốc tế
- Phương pháp thống kê, mô hình hóa cũng được sử dụng để nhằm làm sáng
tỏ các vấn đề cần nghiên cứu như việc thống kê các số liệu về tình hình đăng ký và
giải quyết don đăng ký chỉ dẫn địa lý, mô hình hóa quy trình xử lý don, mô hình về
các loại chỉ dẫn xuất xứ địa lý, các bảng tổng hợp, so sánh
Trang 126 Những đóng góp mái của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên tiếp cận toàn diện các vấn đề lý luận trọng
tâm liên quan đến bảo hộ chi dẫn địa lý, cụ thể: (1) làm rõ nội hàm khái niệm chi
dẫn địa lý, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chỉ dẫn địa lý với cácloại chỉ dẫn nguồn gốc địa lý khác như chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ; (2) xây
dựng khái niệm khoa học về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ chỉdẫn địa lý nói riêng - là những khái niệm chưa được nghiên cứu một cách day đủ
trong khoa học pháp lý Việt Nam; (3) phân tích mối quan hệ và chỉ ra được các yếu
tô tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt
Nam; (4) phân tích và đưa ra những kết luận, đánh giá vẻ đặc trưng, những ưu, nhượcđiểm của các hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý được các quốc gia trên thế giới lựa chọn
- Luận án là công trình nghiên cứu độc lập và có hệ thống các quy định củapháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ chỉ dẫn địa lý Qua việc phân tích chuyên
sâu pháp luật thực định về vấn đề này, luận án đã chỉ ra những nội dung còn bất cập
trong Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đó là: (1) quy định
chưa cụ thể về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý; (2) quy định chưa hợp lý về chủ thể
có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý; (3) thiếu các quy định cụ thể về quản lý việc sửdụng chỉ dẫn địa lý cũng như quản lý chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; (4)quy định về dấu hiệu vi phạm chỉ dẫn địa lý chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn các
hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý; (5) căn cứ xác định thiệt hại do xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ (Điều 205 Luật SHTT) chưa thực sự rõ rang
- Luận án đã chỉ ra cách giải quyết xung đột giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý vàbảo hộ nhãn hiệu - vấn đề khá phức tạp và gây nhiều tranh cãi trong pháp luật quốc
gia và quốc tế
- Luận án đã đưa ra những kết luận, đánh giá khái quát thực trạng bảo hộ chỉdẫn địa lý ở Việt Nam, bao gồm các mặt: hoạt động xác lập quyền; hoạt động quản
lý, sử dụng cũng như hoạt động bảo vệ chỉ dẫn địa lý, chỉ ra những nguyên nhân
khách quan, chủ quan hạn chế hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay
Trang 13- Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án đã đưa rađược một số giải pháp có giá trị để khác phục những tồn tại, hạn chế hiện nay trong
việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý: (1) hoàn thiện các quy định về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn
địa lý; (2) bổ sung quy định về logo chung cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, mẫu
chỉ dẫn địa lý; (3) sửa đổi quy định Điều 88 Luật SHTT về Quyền dang ký chỉ dẫnđịa lý theo hướng chỉ có tổ chức tập thể quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc cơ quan quản lý
hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý mới có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý;(4) bổ sung quy định về mẫu bản mô tả tính chất, chất lượng của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý; (5) xây đựng quy chế hoạt động của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, quy
chê quản lý chất lượng sản phẩm mang chi dẫn địa lý; (6) cần bổ sung những điều
kiện để hạn chê tối đa việc đăng ký độc quyền tên địa lý như một nhãn hiệu thông
thường; (6) bổ sung quy định về bảo đảm thông tin bí mật liên quan đến chỉ dẫn địalý; (7) sửa đổi khoản 3 Điều 129 Luật SHTT về các hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa
lý; (8) sửa Điều 205 Luật SHTT về căn cứ xác định mức bồi thường: (8) các giảipháp hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý cho các doanh nghiệp, hiệp hội, làng nghề địa
phương.
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ là
tài liệu có giá trị cho việc giảng dạy, nghiên cứu luật học mà còn là tài liệu để các cơ
quan chuyên môn tham khảo khi hoàn thiện pháp luật về SHTT, phát triển chỉ dẫn
địa lý của các địa phương cũng như quốc gia Các cán bộ quản lý địa phương, cán bộ
quản lý thuộc các Bộ, ngành có sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có thể tham khảocông trình khoa học này để có thêm những kiến thức, cũng như đúc rút được các bài
học, kinh nghiệm thực tế cho mình
7 Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phần phụ lục Nội dung được bố cục thành ba chương, có kết luậncủa từng chương
e Chương 1: Những vấn đề lý luận về chi dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý
se Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
se Chương 3: Thực trạng bảo hộ và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo
hộ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 14CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỈ DAN DIA LÝ VÀ BẢO HO
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHỈ DAN DIA LÝ
1.1.1 Khái niệm chỉ dẫn nguồn gốc địa lý
Chỉ dẫn địa lý theo nghĩa đơn giản là dấu hiệu để chỉ dẫn đến một khu vựcđịa lý cụ thể với các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, dân cư nhất định Từ xa xưa,
ở những khu vực giao lưu thương mại phát triển, việc sử dụng những dấu hiệu chỉdẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hóa để phân biệt các sản phẩm trên thị trường đãrất phổ biến và có ý nghĩa quan trọng Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa,những hàng hóa thông thường như các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng tham gia nhiều vào thị trường khu vực và quốc tế Những dấu hiệu chỉdẫn xuất xứ địa lý của hàng hóa là những loại nhãn mác ra đời sớm nhất để phân
biệt sản phẩm của những người sản xuất ở các vùng khác nhau Từ thời Trung Cổ,
các phường hội sản xuất đã sử dụng những dấu hiệu liên quan đến địa lý như là
phương tiện để phân biệt những sản phẩm được sản xuất ở những địa phương khácnhau [88] “Nhiều thị trấn đã trở nên nổi tiếng bởi những sản phẩm do những người
thợ thủ công lành nghề ở đó làm ra như cái tên Sheffield nổi tiếng bởi các sản phẩm
dao kéo ” hay “đồ thuỷ tinh MURANO để chi dẫn cho sản phẩm thuỷ tinh sản xuất
ở đảo Murano gần Venice, Italy” [88] Trong cuộc cạnh tranh để giành thị phần trênthương trường, hiển nhiên là những sản phẩm được sản xuất từ những khu vực địa lý
đặc biệt sẽ có ưu thế và được ưa chuộng hơn những sản phẩm đến từ những khu vựckhác do có những đặc tính và chất lượng ưu việt Với sự phát triển của lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất, việc sử dụng các loại chỉ dẫn thương mại với mục đích
để phân biệt sản phẩm của nhà sản xuất này với những người sản xuất khác có xuhướng ngày càng mở rộng Kết quả là nhiều tên địa lý thông thường đã trở thành
những chỉ dẫn trong thương mại, được người sản xuất sử dụng như một lợi thế
trong kinh doanh Nhiều thế kỷ qua, những tên gọi nổi tiếng gắn liền với các sản
Trang 15phẩm có chất lượng cao và được ưa chuộng như: Champagne, Bourdeaux,
Burgundy cho rượu vang; Cognac, Scotch Wisky cho rượu mạnh; Roquerfort cho
pho mát; Darjeeling cho chè; Swiss cho Socola hay Swiss made cho đồng hồ;Budwei cho bia; Parma cho giam bông đã trở nên quen thuộc va phổ biến trênthế giới
Đầu tiên, những người sản xuất, kinh doanh sử dụng các dấu hiệu này để
“phân biệt nguồn gốc của sản phẩm” [56] Chức năng xác định “nguồn gốc” có thể
có nhiều nghĩa dựa vào từng ngữ cảnh khác nhau “Nguồn gốc” có thể mang ý nghĩaxác định người tạo ra sản phẩm ở một ngữ cảnh này, và ở ngữ cảnh khác mang ýnghĩa xác định nơi sản phẩm được sản xuất Cả hai cách hiểu này đều ảnh hưởngđến quyết định của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm Giống như nhãn hiệu hoặc
các chỉ dẫn thương mại khác, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý là một trong những dấu hiệu
để xác định nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường Tuy nhiên, đặc điểm
của nhãn hiệu và chỉ dẫn nguồn gốc địa lý khác nhau Nếu như nhãn hiệu có thể lànhững dấu hiệu bất kỳ để phân biệt hàng hóa của người sản xuất này với người sảnxuất khác thì chỉ dẫn nguồn gốc địa lý bắt buộc phải là những dấu hiệu có ý nghĩa
về mat địa lý và có chức nang chỉ định đến một địa danh nhất định Các chi dẫn
nguồn gốc địa lý nói chung thường là những dấu hiệu để gọi tên hay mô tả về mộtkhu vực địa lý nào đó Các dấu hiệu này có thể là tên gọi của một quốc gia, một khuvực hay một vùng lãnh thổ của quốc gia; nó cũng có thể là những hình ảnh mô tả
một địa danh quen thuộc nào đó: một ngọn núi, thung lũng, hay sông, hồ như hìnhảnh núi Matterhorn của Thụy Sĩ; hay những biểu tượng có khả năng chỉ ra nguồn
gốc của hàng hóa như Tháp Effel gợi đến nước Pháp; biểu tượng lá phong gợi đếnCanada mà không cần viết tên nơi xuất xứ của nó Thậm chí, có quan điểm cho
rằng ngay cả tên của những nhân vật nổi tiếng cũng được sử dụng để chỉ dẫn về một
địa danh gắn với họ như: “Mozart và hình ảnh của ông cũng mang đến sự liên tưởng
về nước Áo; hay rượu Napoleon chỉ dẫn đến nước Pháp” [88] Như vậy, người sản
xuất có thể sử dụng các dấu hiệu mang tính địa lý cho hàng hóa của mình để phân
biệt với hàng hóa của người khác Trong những trường hợp này, chưa có sự phân biệt
giữa nhãn hiệu và các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý Như vậy, có thể xem xét theo nghĩa
Trang 16rộng, chỉ dan nguồn sốc địa ly là những dấu hiệu liên quan đến địa lý, được sử dụngcho hàng hóa để phan biệt sẵn phẩm của các nhà sản xuất khác nhau đến từ nhữngvung miền khác nhau trên thị trường.
Dan dan, bên cạnh chức nang phan biệt sản phẩm của những người sản xuất
khác nhau, các nhà sản xuất còn muốn sử dụng những chỉ dẫn nguồn gốc địa lý để
giới thiệu về nơi hàng hóa được sản xuất ra Để tăng sự hấp dẫn, thu hút khách hàngbởi danh tiếng của địa phương nơi mình sản xuất, các thương gia thường sử dụng
trên hàng hóa những dấu hiệu đặc trưng của vùng, miền nơi hàng hóa được tạo ra
như tên gọi, biểu tượng để chỉ dẫn về xuất xứ của hàng hóa Với ý nghĩa này, chức
năng của chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đã có sự thay đổi so với nhãn hiệu Nếu như nhãnhiệu chỉ cung cấp thông tin về người sản xuất ra hàng hóa đó thì chỉ dẫn nguồn gốcđịa lý lại cung cấp thông tin về nguồn gốc địa lý - tức nơi hàng hóa được sản xuất
Chức năng nay cũng đồng thời đòi hỏi diéu kiện hàng hóa phải có xuất xứ từ nơi mà
hàng hóa đó chỉ dẫn Như vậy, nội hàm của khái niệm chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thu
hẹp hơn so với cách hiểu được trình bày ở trên Chỉ dén nguồn gốc địa lý là nhữngđấu hiệu dung cho hàng hóa có chứa đựng tên hoặc các đấu hiệu mô tả một khu vực
địa lý nhất định để thông tin về nơi hàng hóa đó được sản xuất ra
Do những đặc trưng riêng biệt về điều kiện địa lý như: khí hậu, nguồn nước,
thổ nhưỡng và những nét văn hoá, truyền thống của từng vùng, miền, dẫn tới sảnphẩm của mỗi nơi lại có những đặc thù riêng Những yếu tố địa lý kết hợp với những
yếu tố con người của từng vùng đã mang lại cho hàng hóa có chỉ dẫn nguồn gốc địa
lý những tính chất, chất lượng khác biệt so với sản phẩm được sản xuất ở những khuvực khác Hơn nữa, chỉ dẫn địa lý còn mang đến cho sản phẩm danh tiếng trên thịtrường khu vực và quốc tế Như vậy, không chỉ là dấu hiệu để thông tin về nguồn
gốc địa lý của hàng hóa, một số chỉ dẫn nguồn gốc địa lý còn cung cấp thông tin vềchất lượng và đặc tính của sản phẩm do xuất xứ địa lý mang lại Có thể thấy, vẻ
phương diện lịch sử, một so chỉ dan nguồn gốc địa lý của hàng hóa đã được sử dụng
và thừa nhận rộng rãi trên thế giới như một công cụ để chỉ ra mối liên hệ giữa chấtlượng và các đặc tính riêng biệt của hàng hóa với nguồn gốc địa lý của nó Như vậy,bên cạnh những chi dan nguồn gốc địa lý đơn thuần chỉ cung cấp thông tin về xuất
Trang 17xứ địa lý của sản phẩm, có những chỉ dẫn nguồn gốc địa lý gắn với các sản phẩm
đặc trưng cua các vùng miền nhất định còn có chức thông tin về chất lượng, đặc tính
của sản phẩm Với ý nghĩa đó, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý là những dấu hiệu được sửdụng trên hàng hóa để cung cấp thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm, khi
sản phẩm có danh tiếng và chất lượng đặc thi do nguôn gốc địa lý mang lại Trongtrường hợp này, việc một sản phẩm mang chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đồng nghĩa với
việc người tiêu dùng được bảo đảm rằng sản phẩm được sản xuất tại vùng địa lý mà
nó chỉ dẫn, đồng thời sản phẩm có chất lượng, danh tiếng hoặc những đặc tính riêng,khác với các sản phẩm cùng loại ở vùng địa lý khác
Nói tóm lại, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý là những dấu hiệu được sử dụng trênhàng hóa để xác định nguôn gốc địa lý của sản phẩm Một số chỉ dẫn nguồn gốc địa
lý còn chỉ ra mối liên hệ giữa chất lượng, đặc tính của sản phẩm và các yếu tố của
môi trường địa lý nơi sản phẩm được tạo ra
Nhận thức được tầm quan trọng của các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, những quyđịnh liên quan đến việc bảo hộ đối tượng này đã xuất hiện từ rất sớm, đặc biệt ởchâu Âu Ví dụ “ở Nam Tu, một đạo luật của Hoàng gia ra đời năm 1222 quy địnhchỉ cho phép những người sản xuất rượu ở một khu vực địa lý có quyền sử dụng chỉ
dẫn dia lý đó cho sản phẩm của họ” [88] Mac dù những dấu hiệu dé chi dẫn nguồnĐốc địa lý của hàng hóa ra đời và được sử dụng rộng rãi từ nhiều thế kỷ trước trênthế giới nhưng hầu như trước đây chưa có khái niệm chính thức và thống nhất về chỉdan nguồn gốc địa lý cũng như chưa có sự phân biệt giữa những chỉ dẫn nguồn gốcthông thường (chỉ thông tin về xuất xứ của sản phẩm) và những chỉ dẫn nguồn gốc
địa lý được sử dụng cho những sản phẩm có chất lượng, danh tiếng do những yếu tốđộc đáo của môi trường địa lý mang lại Liệu có phải tất cả các tên địa danh, hoặccác dấu hiệu khác chỉ dẫn đến một khu vực địa lý đều là chỉ đẫn nguồn gốc địa lý?Các dấu hiệu mô tả khu vực địa lý đều có chức năng xác định nguồn gốc, xuất xứcủa hàng hóa hay chỉ là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa đó với những hàng
hóa khác? Sản phẩm mang các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý có cần thiết phảiđáp ứng điều kiện về mối liên quan giữa nguồn gốc địa lý và chất lượng của sản
phẩm? Những ai có quyền sử dụng những dấu hiệu này cho sản phẩm của họ?
Trang 18Mặc dù những tên địa danh hoặc các dấu hiệu mô tả về một khu vực địa lý được các
nhà sản xuất ở các quốc gia ưa chuộng và sử dụng hàng trăm năm nay, nhưng chođên đâu Thế ky XIX, chưa có một điều ước quốc tế nào đưa ra khái niệm thông nhất
về đối tượng này
1.1.2 Khái niệm về các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý trong các điều ước quốc tế
đa phương
Lần đầu tiên, việc bảo hộ đối với các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý cho hàng hóa
ở mức độ quốc tế được dé cập đến trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp (1883), sau đó được tiếp tục phát triển trong Hiệp định Madrid (1891)
về việc chống lại các chỉ dẫn sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về nguồn gốc và Hiệp định
Lisbon (1958) về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ [53].Liên quan đến các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, các điều ước quốc tế này đã quy định
về hai loại chỉ dẫn nguồn gốc địa lý là “chỉ dẫn nguồn gốc” và “tên gọi xuất xứ”.Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” mới chỉ xuất hiện gần đây trong đàm phán quốc tế về
SHTT và được chính thức thừa nhận trong Hiệp định TRIPs - Hiệp định được coi là
hoàn chỉnh nhất trong việc bảo hộ quốc tế đối với quyền SHTT
Như vậy, có thể nói, mặc dù việc sử dụng các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đã có
lịch sử từ xa xưa nhưng những khái niệm liên quan đến chỉ dẫn nguồn gốc địa lýmới chỉ chính thức được quy định trong các điều ước quốc tế xuất hiện trong khoảng
hơn 100 năm trở lại đây Trong khuôn khổ pháp lý quốc tế, có ba thuật ngữ liên
quan đến chỉ dẫn nguồn gốc địa lý được thừa nhận: chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất
xứ và chỉ dẫn địa lý
1.1.2.1 Chỉ dân nguồn gốc
Thuật ngữ “Chỉ dẫn nguồn gốc” (indications of source) lần đầu tiên đượcnhắc đến trong Công ước Paris vẻ Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp [79] Tuynhiên, Công ước Paris mới chi dé cập tới thuật ngữ này trong quy định về quyền
SHCN mà hoàn toàn chưa đưa ra khái niệm hay những dấu hiệu của chỉ dẫn nguồngốc Hiệp định Madrid về việc chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồngốc (1891) với mục đích kế thừa và phát triển những quy định của Công ước Paris vềbảo hộ chỉ dẫn nguồn gốc đã quy định cụ thể và rõ ràng hơn về chỉ dẫn nguồn gốc:
Trang 19“Bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dan sai lệch hoặc lừa đối mà qua đó mot trong số
các quốc gia thành viên của Hiệp định Madrid hoặc một địa điểm tại nước đó được
chỉ dan trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ thì hàng nhập khẩu
vào bat kỳ quốc gia thành viên nào của Hiệp định Madrid đều bị tịch thu” [S0] Quy
định này không giới hạn những dấu hiệu nào là chỉ din nguồn gốc mà chỉ xác định
chỉ dẫn nguồn gốc là những dấu hiệu thông tin về xuất xứ của hàng hóa và hàng hóa
có sử dụng chỉ dẫn nguồn gốc phải có xuất xứ từ nơi đó Như vậy, Hiệp định Madrid
đã quy định những đặc điểm cơ bản của chỉ dẫn nguồn gốc - một loại chỉ dẫn vềnguồn gốc địa lý của hàng hóa
Theo quy định của Hiệp định Madrid, chỉ dẫn nguồn gốc có thể là bất kỳ dấu
hiệu nào được sử dụng để chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp về nguồn gốc của sản
phẩm từ một quốc gia, hoặc một vùng lãnh thổ của quốc gia, nơi hàng hóa được sản
xuất Các chỉ dẫn nguồn gốc được sử dụng phổ biến trên hàng hóa để thông tin về
nơi sản phẩm được sản xuất như: Made in Germany (sản xuất tại Đức); Swiss made(được làm tại Thuy Si); Product of France (sản phẩm của Pháp) Theo quy định của
Hiệp định Madrid, chỉ dẫn nguồn gốc có 2 dấu hiệu:
- Chỉ dẫn nguồn gốc có thể được thể hiện bằng bất kỳ dấu hiệu nào để chỉdẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hóa: từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh
- Hàng hóa sử dụng chỉ dẫn nguồn gốc phải được sản xuất tại chính nơi mà
hàng hóa đó chỉ dẫn
Như vậy, một chỉ dẫn nguồn gốc thuần tuý chỉ nói lên nguồn gốc địa lý củahàng hóa mà không đòi hỏi hàng hóa đó phải có một chất lượng hoặc danh tiếng
nhất định, và không cần có sự liên quan nào giữa chất lượng của hàng hóa và nơi sản
xuất ra hàng hóa đó Mặc dù Hiệp định Madrid chưa đưa ra một khái niệm hoàn
chỉnh về chỉ dẫn nguồn gốc nhưng Hiệp định này đã quy định được những dấu hiệu
đặc trưng để xác định như thế nào là một chỉ dẫn nguồn gốc
1.1.2.2 Tên gọi xuất xứ
Thuật ngữ “Tên gọi xuất xứ” (appellations of origin) cũng được nhắc đến lần
đầu tiên trong Công ước Paris năm 1883 Cũng giống như chỉ dẫn nguồn gốc, kháiniệm tên gọi xuất xứ lần đầu tiên được quy định trong Hiệp định Lisbon về Bảo hộ
Trang 20tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ (1958) Điều 2(1) Hiệp định
Lisbon quy định: “Tén gọi xuất xứ là tên địa lý của nước, khu vực hoặc vàng lãnhthổ, dàng để chỉ dẫn cho một sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó, có chất lượng hoặcnhững tinh chất đặc thù, riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tựnhiên và con người” [81] Theo khái niệm này, một tên gọi xuất xứ có 3 đặc điểm:
- Thứ nhất: Phải là “tên địa lý” của nước, khu vực hoặc vùng, lãnh thổ cụ thể.Các van bản pháp lý quốc tê về SHTT hoàn toàn không đề cập tới khái niệm
về tên địa lý Tuy nhiên, khái niệm này có thể tham chiếu qua một số đạo luật về tên
địa lý của một số quốc gia trên thế giới
Luật về Tên địa lý của bang New South Wales (Australia) định nghĩa “tên dia
lý là tên của một nơi được xác định trong Công báo về tên địa lý, không bao gồmnhững tên không còn là tên địa lý theo Luật này” [74] Như vậy, theo đạo luật này,
tên địa lý chỉ có thể là những tên được ghi trong danh sách các tên địa lý do Côngbáo ấn hành
Theo Luật về tên địa lý của Cộng hòa Nam Phi (1998), tên địa lý là tên của
một bộ phận trên trái đất - bộ phan này có thể do tự nhiên hoặc do con người tạo ra,cải tạo, có thể là nơi cư trú của dân cư hoặc không có dân cư sinh sống [78]
Với mục đích hướng dẫn các quốc gia trong việc tiêu chuẩn hóa tên địa lý,phục vụ cho việc lập bản đồ địa lý cũng như trao đổi thông tin, một hội đồng cácchuyên gia của Liên hợp quốc đã xuất bản cuốn sách “Tiéu chuẩn quốc gia” về tên
dia lý [73] Theo quan điểm của các chuyên gia của Liên hợp quốc, “tén địa lý là tên
được sử dụng ổn định trong ngôn ngữ để chỉ một nơi, vàng hoặc một bộ phận trên bềmặt trái đất (có thể là một từ riêng hoặc kết hợp các từ)” Những tên này bao gồm:
- Khu vực dan cư (Như: thành phố, thị trấn, làng mac );
- Su phân chia theo khu vực quyền tài phán (Như: bang, quận, thành
Trang 21- Những nơi hoặc vùng không bị giới han và có ý nghĩa khu vực riêng biệt (Như: khu vực thánh thất tôn giáo, khu vực đánh bát hải sản, đồng cỏ )
- lên địa lý theo nghĩa rộng có thé bao gồm cả tên của những bộ phanngoài trái đất như: tên các hành tinh, tên các nơi trên mặt trăng
Khái niệm tên địa lý trong cuốn sách “Tiêu chuẩn quốc gia về tên địa lý” củaLiên hợp quốc có nội hàm rộng nhất so với khái niệm tên địa lý trong đạo luật của
một số quốc gia Những tài liệu trên dé cập đến khái niệm tên địa lý dưới góc độđịa lý học, với mục đích để xác định, gọi tên một bộ phận thuộc bề mặt trái đất,
thậm chí là một bộ phận không thuộc trái đất Mặc dù các khái niệm được đưa rakhác nhau nhưng các tài liệu trên đều thống nhất ở một số điểm chung: tên địa lý làtên để chỉ một địa điểm nhất định; được công nhận và sử dụng để xác định về mặtdia lý (trên bản đồ; trong quản lý hành chính
Vậy Hiệp định Lisbon có sử dụng khái niệm tên địa lý theo nội hàm trên hay
không? Theo chúng tôi, thuật ngữ “tên địa lý” trong Hiệp định Lisbon có thể được
hiểu theo quan điểm chung về tên địa lý - là tên gọi được công nhận, sử dụng trên
bản đồ, trong các văn bản hành chính để gọi tên một khu vực địa lý nhất định Trên
thực tế có những vùng, miền được gọi hoặc nhắc đến bằng nhiều cái tên khác nhau
Ví dụ: Thành phô New York - Hoa Kỳ còn được gọi bằng một cái tên riêng(nickname) là quả táo lớn - The Big Apple Những tên gọi có tính chất quy ước,tên hiệu, tên riêng, không phải là tên chính thức được thể hiện trên bản đồ địa chínhkhông phải là tên địa lý và không được bảo hộ là tên gọi xuất xứ Như vậy, nhữngtên gọi không phải là tên địa lý được thừa nhận chính thức sẽ không được bảo hộ là
tên gọi xuất xứ, mặc dù cũng dùng để chỉ một địa danh nhất định
- Thứ hai: Để chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hóa Hàng hóa gắn tên
gọi xuất xứ phải bắt nguồn, được sản xuất từ khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn
- Thứ ba: Phải có mối liên hệ giữa chất lượng và các tính chất đặc thù của
hàng hóa với các yếu tố đặc biệt của môi trường địa lý, bao gồm các yếu tố tự nhiên
và con người Hiệp định Lisbon đòi hỏi sản phẩm mang tên gọi xuất xứ phải có chấtlượng hoặc những tính chất đặc thù, khác biệt so với những sản phẩm cùng loại.Những tính chất này của sản phẩm nhất thiết phải do những điểm ưu việt của môi
Trang 22tạo nên những điểm đặc thù và chất lượng của sản phẩm.
1.1.2.3 Chỉ dẫn địa lý
Khái niệm chỉ dẫn dia lý “geographical indications” lần đầu tiên được quy
định tại Điều 22 khoản | Hiệp định TRIPs: Trong Hiệp định này chỉ dẫn địa lý lànhững chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu
vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định
chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định [S2] Từ định nghĩa này, có thể xác định chỉdẫn địa lý có ba đặc điểm sau:
- Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa - là dấu hiệu bất
kỳ để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, không nhất thiết phải là tên địa lý như tên gọixuất xứ Như vậy, phạm vi dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý rộng hơn so với tên gọi xuất xứ
- Hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải bắt nguồn từ lãnh thổ, địa phương hay
khu vực được chỉ dẫn tới Đây cũng là đặc điểm chung của chỉ dẫn nguồn gốc và têngoi xuất Xứ
- Hiệp định TRIPs giới hạn phạm vi bảo hộ đối với những chi dẫn địa lý chocác sản phẩm mà chất lượng uy tín hoặc đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định Nếu như các chỉ dẫn nguồn gốc không cần
điều kiện về chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn nguồn gốc, thì chỉ
dẫn địa lý đòi hỏi sản phẩm gắn chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng, uy tín, và đặc tính
nào đó do xuất xứ địa lý mang lại, Tuy nhiên, theo Hiệp định TRIPs, chỉ dẫn địa lý
không cần có mối liên quan chặt chẽ giữa tính chất đặc thù của hàng hóa với các yếu
tố địa lý như: chất đất, nguồn nước, khí hậu, các điều kiện thổ nhưỡng Đây là
điểm khác so với tên gọi xuất xứ hàng hóa, bởi tên gọi xuất xứ hàng hóa đòi hỏi mối
Trang 23liên hệ mật thiết giữa chất lượng sản phẩm với các điều kiện địa lý Vì vậy, nếungười sản xuất không chứng minh được có mối liên hệ đặc biệt giữa chất lượng củasản phẩm với nguồn gốc địa lý của nó thì không thể đăng ký bảo hộ tên gọi xuất xứhàng hóa Việc chứng minh mối liên hệ này có thể đạt được đối với các sản phẩm
nông nghiệp nhưng khó có thể chứng minh chất lượng của một sản phẩm côngnghiệp như vải, kẹo, hay đồng hồ là do những yếu tố tự nhiên của môi trường địa lý
mang lại như: chất đất, khí hậu Tuy nhiên, nêu những sản phẩm công nghiệp này
có chât lượng, uy tín gắn với một đặc tính của xuất xứ địa lý như: phương pháp sảnxuất truyền thống bản địa hay bí quyết của người sản xuất thì vẫn có thể đăng kýbảo hộ chỉ dẫn địa lý
Về phạm vi, chỉ dẫn nguồn gốc là rộng nhất, bao hàm cả hai đối tượng là chỉdẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, trong đó tên gọi xuất xứ là đối tượng có phạm vi hẹp
nhất Nói cách khác, tên gọi xuất xứ là một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý Chúng
ta có thể thấy điểm khác biệt của những thuật ngữ này qua bảng sau:
Trang 24lý đặc biệt
Tên gọi xuất xứ Chỉ dẫn địa lý
Công ước Paris, HiệpđịnhTRIPS
tự nhiên và con người)
Chất lượng, uy tín hoặc đặc tính của
sản phẩm có gắn với
xuất xứ địa lý
Qua việc so sánh các đối tượng là chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ và chỉ
dẫn địa lý, có thể thấy Hiệp định TRIPs lựa chọn bảo hộ chỉ dẫn địa lý thay thế chochỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ là hợp lý và phù hợp bởi các lý do sau:
Thứ nhất: Hiệp định TRIPs chọn chỉ dẫn địa lý là đối tượng bảo hộ thay cho
tên gọi xuất xứ tạo cơ hội bảo hộ rộng rãi hơn cho các loại dấu hiệu chỉ dẫn nguồn
gốc địa lý của sản phẩm Những dấu hiệu được bảo hộ là tên gọi xuất xứ rất hạnchế, chỉ bao gồm các tên địa danh, trong khi trên thực tế, ngoài tên địa lý còn có
những dấu hiệu khác cũng được sử dụng để chỉ dẫn về xuất xứ của sản phẩm Sovới quy định của Công ước Paris và Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ,
Trang 25Hiệp định TRIPs đã mở ra một bước phát triển mới cho việc bảo hộ các chỉ dẫn
nguồn gốc địa lý
Thứ hai: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định TRIPs là cơ sở nâng cao hiệu
quả bảo hộ các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý cho mọi sản phẩm hàng hóa Đối với tên
gol xuất xứ, điều kiện về mối liên quan chặt chẽ giữa đặc tính của sản phẩm với các
yếu tố địa lý, bao gồm cả tự nhiên và con người rất khát khe, thường chỉ có thể đạtđược với các sản phẩm nông nghiệp, trong khi các hàng hóa có chất lượng cao trên
thị trường rất phong phú, đa dạng Vì vậy, bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo cơ hội bảo hộ
cho các chỉ dẫn nguồn gốc địa lý không chỉ cho nông sản, thực phẩm mà còn có thể
cho các sản phẩm khác như: sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp
Thứ ba: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đáp ứng được nhu cầu bảo hộ cho các chỉ dẫn
nguồn gốc sản phẩm của các quốc gia trên thé giới, không chi các nước phát triển
mà cả các nước đang phát triển đối với những mặt hàng chủ đạo được coi là thếmạnh của họ Do những điều kiện dia lý tự nhiên và con người khác nhau, mỗi quốcgia, mỗi khu vực có một thế mạnh riêng về hàng hóa Nếu như trước đây, việc bảo
hộ các tên gọi xuất xứ hàng hóa chỉ phát triển ở một số quốc gia Châu Âu, thì với sự
thay đổi này, nhiều quốc gia khác sẽ có cơ hội hơn trong việc bảo hộ các chỉ dẫn
nguồn gốc địa lý của họ, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Nhận thức đượckhả năng bảo hộ rộng rãi hơn của chỉ dẫn địa lý so với tên gọi xuất xứ, các quốc gia
trên thế giới đã tiếp nhận sự tiến bộ này và có những sửa đổi, bổ sung phù hợp đốivới việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Nói tóm lại, chi dẫn địa lý là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ các dau hiệu
thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, khi hàng hóa có chất lượng, đặc tính
hoặc uy tín nhất định chủ yếu do các yếu tố của xuất xứ địa lý quyết định
1.1.3 Khái niệm chỉ dẫn địa lý trong Luật SHTT Việt Nam
Khái niệm chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật SHTT ViệtNam: “Chi dan địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sdn phẩm có nguồn gốc từ khu vực,địa phương, vàng lãnh thổ hay quốc gia cụ thé”
Trang 26* Chi dan địa ly là những dấu hiệu
Chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu để chỉ dẫn vẻ nguồn gốc địa lý của sản
phẩm Trên thực tế, các loại dấu hiệu giúp cho chúng ta nhận biết được các sự vật,
hiện tượng khá da dạng Bang thị giác, chúng ta có thể nhận biết được các loại đấuhiệu như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc ; thính giác giúp chúng ta cảm nhận được các
loại âm thanh; khứu giác cho chúng ta cảm nhận về mùi vị Ngày nay, các nhà sảnxuất có xu thê tìm kiêm những cách thể hiện mới lạ, độc đáo, hấp dẫn để phân biệt
sản phẩm của mình với sản phẩm của người khác, nhằm gây ấn tượng cho công
chúng Một số quốc gia trên thế giới đã cho phép đăng ký dấu hiệu là các hình ảnhđộng, âm thanh hoặc mùi vị làm nhãn hiệu [17], nhưng chưa có tài liệu nào đề cập
tới chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu nghe thấy được (âm thanh) hoặc ngửi thấy được
(mùi vị) hoặc là một chuỗi hình ảnh động (một đoạn phim) Vậy những dấu hiệunào có thể dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnhthổ hay quốc gia cụ thể?
Chỉ dẫn địa lý phải là những dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa, sản phẩm
để chỉ dẫn đến một khu vực địa lý nhất định Vì vậy, những dấu hiệu nhìn thấy được
là những dấu hiệu được sử dụng phổ biến nhất và có lẽ cũng mang lại hiệu quả caonhất để thực hiện chức năng thông tin về nguồn gốc sản phẩm Những dấu hiệu cảmnhận được bang thị giác có thể là: dấu hiệu dang chữ viết (từ, ngữ, các con số); dấu
hiệu hình ảnh (hình vẽ, ảnh chụp, kể cả hình ba chiều); hoặc các màu sắc Tuynhiên, theo chúng tôi, không phải mọi dấu hiệu nhìn thấy được đều được sử dụng là
chỉ dẫn địa lý Dấu hiệu là các con số hoặc màu sắc đơn thuần không tạo thành chữviết hoặc hình ảnh thì không thể dùng để chỉ dẫn về xuất xứ địa lý Chỉ những đấu
hiệu có chức năng thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mới có thể được sử
dụng là chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý có thể là các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu từ ngữ: là đấu hiệu dạng chữ cái có thể ghép lại thành từ Tuy
nhiên khác với nhãn hiệu có thể là những từ ngữ bất kỳ, kể cả các từ không có nghĩa,
dấu hiệu từ ngữ chỉ có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý nếu nó chỉ dẫn đến một khu
Trang 27vực dia lý nhất định Chi dẫn địa lý có thé là tên địa danh hoặc thậm chí là những từ
ngữ không phải tên địa danh
Chỉ dẫn địa lý có thể là tên gọi của một khu vực địa lý - “tên địa lý” Đây là
loại dấu hiệu thông tin trực tiếp về nguồn gốc địa lý của sản phẩm Thuật ngữ “địa
lý” ở đây có thể liên quan đến một nơi chốn, địa phương nhất định, một vùng lãnh
thổ, hoặc thậm chí là một quốc gia.
Ở Việt Nam chưa có văn bản nào đề cập tới khái niệm tên địa lý Trên thực tế
có những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, tên địa lý
được hiểu là tên gọi hiện hành của một khu vực địa lý, một địa danh nhất định (bao
gồm cả tên một quốc gia), được chính thức công nhận và được sử dụng trên bản đồcũng trong các văn bản hành chính hiện hành Ở Việt Nam trước đây, các cơ quanquản lý SHTT có quan điểm cho rằng tên địa lý phải là tên gọi hiện hành của một
khu vực địa lý Vì vậy, tên gọi xuất xứ chỉ được bảo hộ nếu là tên gọi hiện hành củamột địa phương, khu vực nhất định Năm 2000, cơ quan quản lý tên gọi xuất xứ chorượu của Pháp (INAO) đã có yêu cầu bảo hộ cho hai tên gọi xuất xứ cho sản phẩmrượu của Pháp là “Champagne” và “Cognac” ở Việt Nam, tuy nhiên chỉ có
“Cognac” được chấp nhận bảo hộ theo quy định của Bộ luật dan sự 1995 còn
“Champagne” bị từ chối bảo hộ là tên gọi xuất xứ hàng hóa Lý do là “Cognac” hiện
là tên địa lý của một vùng thuộc nước Pháp, còn “Champagne” là một tên goi cổ naykhông còn được sử dụng trên bản đồ nước Pháp nữa Tuy nhiên, nếu theo quy định
của Luật SHTT 2005, “Champagne” có thể đăng ký bảo hộ là chỉ dẫn địa lý
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, tên địa lý có thể là tên của một khu vực, địaphương hoặc một quốc gia, không nhất thiết phải là tên gọi chính thức hiện hành.Mặc dù phần lớn các chỉ dẫn địa lý là những tên gọi đang được công nhận và sử
dụng trong quản lý hành chính nhà nước, trên thực tế có nhiều tên gọi truyền thống
vẫn được sử dụng phổ biến Ở Việt Nam, có nhiều khu vực địa lý mà bên cạnh tên
địa lý chính thức, người ta còn sử dụng các tên gọi khác để chỉ địa danh này Đó có
thể là những tên gọi đã từng được sử dụng trong quá khứ mà nay không còn được sử
dụng chính thức để xác định địa giới hiện hành nữa như: Hà Nội còn được biết đến
với những cái tên khác như Thăng Long, Đông Đô ; Thanh phô Cần Thơ trước đây
Trang 28|-3 Lad
có tên là Tay Đô; Thanh phố Hồ Chi Minh trước day là Sài Gòn - Gia Dinh hoặc lànhững "tên hiệu” mà mọi người đều biết đến và thừa nhận để gọi tên cho một địa
danh như trong câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch
cũng người Tràng An” - Tràng An ở đây để chỉ Hà Nội bây giờ.
Theo quy định của Luật SHTT, chỉ dân địa lý có thể là tên gọi bất kỳ để chỉ
dẫn đến một khu vực địa lý nhất định, không phân biệt đó là tên địa lý hiện hành
hay là những tên hiệu, tên gọi xưa cũ, truyền thống Theo chúng tôi, quy định như
vậy là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ở Việt Nam, chỉ dẫn địa lý thường là tên của một đơn vị hành chính cấp
huyện, tỉnh, thành phố như: vải “Thanh Hà”, bưởi “Đoan Hùng”, cà phê “Buôn MaThuật”, hoa hồi “Lang Sơn”, cam “Vinh” ; hoặc có thể là tên một khu vực địa lý rấtnhỏ như làng hay xã như: gốm “Bát Tràng, chè “Tan Cương”, lụa “Vạn Phúc”, rượu
“Lang Vân” : thậm chí có thể là tên một con sông, ngọn núi, thung lũng, hải đảohay một nơi chốn nào đó như: gạo “Chợ Đào”, tiêu “Phú Quốc” Đối với đấu hiệu
là tên gọi của một quốc gia, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc tên nước cókhả nang bảo hộ như một chỉ din địa lý không Thực tế tén nước thường được sửdụng như những chỉ dẫn nguồn gốc - những dấu hiệu để chỉ dẫn về xuất xứ của sản
phẩm như “Made in Vietnam” - sản xuất tại Việt Nam, “Swiss made” - làm tại Thuy
SY, “product of the USA” - sản phẩm của Hoa Kỳ Tuy nhiên, thực tiễn cho thấypháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thế giới vẫn thừa nhận tên quốc gia
là chỉ dẫn địa lý nếu quốc gia đó là quê hương của những sản phẩm có tính chất,chất lượng đặc thù, khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm cùng loại đến từquôc gia khác, và những đặc tính đó là do điều kiện địa lý của quốc gia đó quyết
định Ở Thái Lan, Chính phủ nước này đã có một chiến dịch bảo hộ một số chỉ dẫn
địa lý là tên quốc gia như gạo Jasmine Thái, gạo Hom Mali Thái, lụa Thái, hoa lanThái như một thương hiệu quốc gia [18]
Những dấu hiệu không phải là tên địa danh liệu có thể được công nhận là chỉ
dẫn địa lý không? Đây là vấn đề gây ra nhiều cuộc tranh luận với các quan điểm
Trang 29khác nhau Có quan điểm cho ràng chỉ dẫn địa lý phải là tên địa lý vì chỉ có tên địa
lý mới chỉ đích xác được nguồn gốc của sản phẩm Quan điểm khác lại cho rằng bất
kỳ từ ngữ nào mà tự nó có khả năng chỉ dẫn về nguồn gốc, giúp cho người tiêu dùng
nhận diện một cách chác chắn về xuất xứ của sản phẩm thì đều được coi là chỉ dẫnđịa lý Ví du: Basmati là chi dan địa lý của một loại gạo thơm rất nổi tiếng của Ấn
Độ, nhưng Basmati không phải là tên của một địa danh nào của Ấn Độ ca Tuynhiên khi dấu hiệu này được gan trên những bao gạo bán trên thị trường, do danhtiếng của nó mà người tiêu dùng biết rằng loại gạo này có xuất xứ từ Ấn Độ [L2]
Luật SHTT 2005 không hạn chế những dấu hiệu nào được dùng làm chỉ dẫn
địa lý Điều này có nghĩa là những từ ngữ không phải là tên địa danh cũng có thể
đăng ký là chỉ dẫn địa lý Như Quy chế hội đồng của Liên minh Châu Âu quy định:
ngoài những tên gọi của một khu vực nhất định, những tên có liên quan, gắn liền với
một khu vực, địa phương, lãnh thổ cũng được bảo hộ Tuy nhiên, trong thực tế,
những chỉ dẫn địa lý không phải là tên địa danh rất hiếm hoi, trừ một số chỉ dẫn nổi
tiếng hoạc đã được biết đến một cách rộng rãi
- Dấu hiệu là hình ảnh hoặc biểu tượng mô tả một khu vực địa lý nào đó
Luật SHTT không quy định chỉ dẫn địa lý phải luôn thể hiện dưới dang tên gọi
Điều đó có nghĩa là chỉ dẫn địa lý còn có thể là những dấu hiệu khác như hình
ảnh, biểu tượng miễn là những dấu hiệu này gắn kết sản phẩm đó với một địaphương nhất định
Những dấu hiệu là từ ngữ khác hoặc hình ảnh, biểu tượng mặc dù không phải
là tên gọi của địa phương nhưng lại có khả năng làm chúng ta liên tưởng đến mộtkhu vực địa lý nhất định, mà khu vực đó lại có mối liên hệ với những đặc điểm riêng
biệt của hàng hóa Đây là những dấu hiệu gián tiếp thông tin về nguồn gốc của san
phẩm Tuy nhiên, những hình ảnh hoặc biểu tượng này phải thực sự nổi tiếng vàđược biết dén rộng rãi thì mới bảo đảm được chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc sảnphẩm, như biểu tượng nữ thần tự do tượng trưng cho nước Mỹ; Tháp Effel tượng
trưng cho Paris hay hình ảnh con Kăng-gu-ru chỉ dẫn đến đất nước Australia Ở
Trang 30Việt Nam, một số hình ảnh, biểu tượng cũng được biết đến rộng rãi để chỉ dẫn vềcác địa danh như: Chùa một cột (Hà Nội); Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí
Minh) Một điểm cần lưu ý là, so với các dấu hiệu là tên địa danh - trực tiếp thôngtin về nơi sản phẩm được sản xuất, những dấu hiệu hình ảnh chỉ gián tiếp chỉ xuất
xứ sản phẩm, vì vậy đôi khi có thể dẫn dat người tiêu dùng đến những sự liên tưởngkhác nhau Ví dụ: hình ảnh tháp Effel trên một sản phẩm để chỉ sản phẩm đó đến từthành phô Paris hay là sản phẩm của nước Pháp nói chung? Hình ảnh Chùa một cột
đối với người Việt Nam có thể chỉ là biểu tượng của Hà Nội, nhưng đối với ngườinước ngoài, họ có thể cho đó là biểu tượng của Việt Nam Việc sử dụng hình ảnhnhư là chỉ dẫn địa lý đôi khi dẫn đến một sô cách hiểu khác nhau, vì vậy đòi hỏi các
cơ quan quản lý có sự thận trọng nhất định trong việc bảo hộ loại dấu hiệu này
Điều 22 Hiệp định TRIPs không giới hạn những loại dấu hiệu nào được sử
dụng làm chỉ dẫn địa lý khi quy định “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng
hoá ” Quy định này có thể được hiểu là ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được, chỉ
dân địa lý còn có thể là những dấu hiệu khác bất kỳ giúp chúng ta có thể nhận biết
được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Như vậy, quy định của khoản 22 Điều 4 LuậtSHTT “Chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ ”
là phù hợp với quy định của hiệp định TRIPs
Vì chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu thể hiện bên ngoài bao bì của sản phẩm
để thông tin về nguồn gốc của sản phẩm nên chúng thường là những dấu hiệu nhìn
thấy được như từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng So sánh với các chỉ dan thương mại
khác như: nhãn hiệu, tên thương mại được quy định trong Luật SHTT 2005, nhãnhiệu hay tên thương mại đều phải là những “đấu hiệu nhìn thấy được” Mặc dù hiệnnay một số quốc gia trên thé giới đã chấp nhận bảo hộ cho những nhãn hiệu “không
truyền thống” như âm thanh, mùi vị [17] nhưng phần lớn các nước (trong đó cóViệt Nam) mới chỉ bảo hộ cho những nhãn hiệu là dấu hiệu có thể cảm nhận bằng
thị giác Chỉ dẫn địa lý cũng như nhãn hiệu, tên thương mại, đều có chức nang cung
cấp thông tin cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm Dấu hiệu giúp cho công
chúng nhận biết một cách dé dàng, chính xác nhất là những dấu hiệu nhìn thấy đượctrên sản phẩm, bao bì sản phẩm Trên thực tế ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước
Trang 31khác, những chỉ dẫn địa lý đã và đang tồn tại đều là những dấu hiệu nhìn thấy đượcdưới dạng từ ngữ hình ảnh hoặc biểu tượng.
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN đã giải đáp vấn đề này bằng hướng dẫn tại
Điều 45.2: Đối rượng nêu trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không phù hợpvới loại văn bằng bảo hộ chỉ dan địa lý, nếu đối tượng đó không phải là đấu hiệunhìn thây được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vàng
lãnh thổ hay quốc gia cụ thé’ [43] Theo quy định này, chỉ có các dấu hiệu nhìnthây được mới có khả năng được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý Theo chúng tôi, việc xác
định chỉ dẫn địa lý phải là những dấu hiệu nhìn thấy được là hợp lý và phù hợp với
thực tế, bảo đảm tính nhất quán, logic trong luật khi quy định về các đối tượng là
các chỉ dẫn thương mại
* Chi dan địa lý dùng để chỉ sản phẩm có nguôn gốc từ khu vực, địa phương,
vung lãnh thổ hay quốc gia cụ thể
Theo khái niệm này, chỉ dẫn địa lý là những dấu hiệu có chức năng thông tin
về nguồn gốc địa lý của sản phẩm Đây là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt chỉ
dẫn địa lý với các chỉ dẫn thương mại khác như nhãn hiệu, tên thương mại Nếu như
nhãn hiệu đàng để phân biệt hàng hóa, dich vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
hay tên thương mại dàng để phân biệt chủ thể kinh doanh (Điều 4 Luật SHTT) thì
chỉ dẫn địa lý có chức năng phân biệt sản phẩm của vùng này với sản phẩm được sản
xuất ở vùng khác Vì vậy, dấu hiệu chỉ được công nhận là chỉ dẫn địa lý nếu nó cung
cấp thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm cho người tiêu dùng, giúp họ biết
được nơi hàng hóa được sản xuất Trên thực tế có nhiều dấu hiệu giống với tên địa lýnhư Hoà Bình vừa là một từ có nghĩa, nhưng cũng là tên một tỉnh của Việt Nam
Tuy nhiên, dấu hiệu này khi được gắn trên sản phẩm không phải lúc nào cũng có
chức năng của một chỉ dẫn địa lý mà nhiều khi nó lại đóng vai trò là một nhãn hiệu
để phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất khác nhau hoặc lại là một bộ phận của
tên thương mại như “Nhà máy ô tô Hoà Bình” Có nhiều từ là tên địa lý, nhưng nếu
những tên gọi đó là tên của những nơi xa xôi, hẻo lánh, hau như ít người biết đến thi
Trang 32khi gan trên sản phẩm, người tiêu dùng nói chung không thể biết đó là dấu hiệu đểchỉ nguồn gốc của hàng hóa Các biểu tượng hình ảnh trong nhiều trường hợp cũng
đóng vai trò là nhãn hiệu hoặc đôi khi chỉ để trang trí trên nhãn sản phẩm, không cóchức năng cung cấp thông tin về nguồn gốc của sản phẩm Vì vậy, các đấu hiệu chỉ
trở thành chỉ dan địa lý khi nó là những dấu hiệu được nhiêu người tiêu dùng biết
đến, để chi dan về nguồn gốc địa lý của sản phẩm
So sánh với khái niệm của Hiệp định TRIPs về chỉ dẫn địa lý, có thể nhận
thấy khái niệm chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định TRIPs bao gồm cả quy định về cácđiều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý như điều kiện về chất lượng, uy tín, đặc tính của sản
phẩm; điều kiện về mối quan hệ giữa chất lượng, uy tín của sản phẩm và xuất xứ địa
lý Khái niệm chỉ dẫn địa lý trong Luật SHTT Việt Nam đơn thuần chỉ định nghĩanhư thể nào là một chỉ dẫn địa lý, mà không bao hàm các tiêu chuẩn để chỉ dẫn địa
lý đó được bảo hộ Theo chúng tôi, khái niệm chỉ dẫn địa lý trong Luật SHTT đã đủ
cung cấp một nhận thức chung nhất về chỉ dẫn địa lý: là những dấu hiệu được sử
dụng cho hàng hóa, sản phẩm; để thông tin sản phẩm đến từ khu vực địa lý mà nóchi dẫn Con việc tên gọi hay đấu hiệu đó có được công nhận và bảo hộ là chỉ dẫnđịa lý hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như dấu hiệu đó có được đăng
ký bảo hộ không, sản phẩm có đáp ứng được các điều kiện của pháp luật không
Luật SHTT tách các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra khỏi khái niệm là một sự lựachọn hợp lý, tạo cho quy định của luật rõ ràng và mạch lạc hơn Hơn nữa, về mặtthực tế, quy định này tạo điều kiện tiền dé để công nhận các chỉ dẫn địa lý Khi
công chúng, những người sản xuất biết những dấu hiệu mà họ đang sử dụng để
thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa có khả năng được bảo hộ là chỉ dẫn địa
lý, họ sẽ tích cực, chủ động hơn trong việc phát triển, nâng cao chất lượng, uy tíncủa sản phẩm để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý vẫn còn là mộtthuật ngữ khá mới mẻ trong nhận thức của công chúng ở Việt Nam Do vậy, cáchđịnh nghĩa đơn giản về chỉ dẫn địa lý trong Luật SHTT dễ hiểu và dễ tiếp cận
Trang 331.2 BAO HỘ CHI DAN DIA LÝ VÀ MOI QUAN HỆ GIỮA BẢO HỘ CHỈ DAN
ĐỊA LÝ VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Ban đầu, các chỉ dẫn địa lý xuất hiện do nhu cầu của những người sản xuất
muốn đánh dấu cho các sản phẩm của mình để nhằm phân biệt sản phẩm do họ sản
xuất với sản phẩm đến từ những vùng khác Càng ngày, các nhà sản xuất càng ý
thức được vai trò của những dấu hiệu này đối với hoạt động thương mại của họ Các
chỉ dẫn địa lý đóng vai trò quan trọng như một phương tiện xúc tiến thương mại, làm
gia tăng giá tri và uy tín cho sản phẩm, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho
người sử dụng chỉ dẫn địa lý: tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng; sản phẩm bán
chạy hơn và giá thành sản phẩm cũng cao hơn so với những sản phẩm khác cùngloại không được sản xuất ở khu vực địa lý đặc biệt đó Người tiêu dùng cũng dựavào những dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý để nhận biết và chọn lựa sản phẩm Cóthể nói, được sử dụng những chỉ dẫn địa lý nổi tiếng là mong muốn của hầu hết các
nhà sản xuất Vì vậy, các chủ thể khác, vì mục đích lợi nhuận có thể sẵn sàng tìm
mọi cách để lợi dụng danh tiếng, uy tín từ chỉ dẫn địa lý của người khác Việc sử
dụng chỉ dẫn địa lý bất hợp pháp không những có thể gây tổn hại đến uy tín và lợiích của những người sản xuất ở khu vực địa lý đó mà còn gây thiệt hại cho ngườitiêu dùng khi mua nhầm phải những hàng hóa không đúng nguồn gốc, làm mất lòngtin của công chúng vào những dấu hiệu vẫn giúp họ xác định nguồn gốc của sản
phẩm Uy tín của sản phẩm càng cao thì nhu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý chống lại
việc sử dụng trái phép càng lớn Đó là nhu cầu bảo vệ quyền được thông tin đúng sựthật của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hóa và nhu cầu bảo vệ thành quả đầu tưcủa những người sản xuất tại địa phương trong việc xây dựng uy tín cho sản phẩm
Từ đó, một vấn đề đặt ra là nếu việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ dừng lại ở việcghi nhận quyền của người sử dụng đối tượng SHCN thì chưa đủ mà còn cân phải quyđịnh các cơ chế hữu hiệu bao gồm những phương thức và biện pháp nhất định để có
thể ngăn chặn và chống lại hành vi xâm phạm từ phía các chủ thể khác Vì vậy, pháp
luật các quốc gia bên cạnh việc quy định khung pháp lý trong việc xác lập và thực
hiện quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý còn có những quy định bảo vệ chỉ dẫn địa lý
Trang 34chống lại các hành vi xâm phạm và các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi này.
Bao hộ quyền SHTT (trong đó có bảo hộ chi dan địa lý) một cách hữu hiệu là mụctiêu cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống pháp luật SHTT của các nước trên thế
giới Trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu, việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý khôngcòn chỉ bó hẹp trong pháp luật quốc gia mà nó đã trở thành vấn đề quốc tế và đượcđưa lên bàn đàm phán khi ký kết các diéu ước quốc tế song phương và đa phương.1.2.1.1 Khái niệm bảo hộ quyền SHTT
Các điều ước quốc tế thường sử dụng các khái niệm như: “bảo hộ quyền
SHTT” (protection of intellectual property rights) và “thực thi quyền SHTT”(enforcement of intellectual property rights) Hién nay, Viét Nam chua c6 van banpháp luật nào làm rõ một số khái niệm: “bảo hộ quyền SHTT”, “bảo vệ quyền
SHTT” và “thực thi quyền SHTT” trong khi các thuật ngữ này được sử dụng khá phổbiến trong khoa học pháp lý cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng
Theo chúng tôi, “bảo hộ quyền SHTT”, “bảo vệ quyền SHTT” và “thực thi quyềnSHTT” là những khái niệm có liên quan nhưng không đồng nhất
Thực thi quyền SHTT đang là một đề tài có tính chất thời sự hiện nay, là đốitượng của nhiều công trình nghiên cứu cũng như là nội dung của nhiều cuộc hộithảo khoa học Tuy nhiên, những công trình hoặc các hội thảo khoa học đã được
thực hiện chủ yếu nghiên cứu hoạt động của một số cơ quan thực thi như Tòa án,công an, hải quan, quản lý thị trường liên quan đến bảo vệ quyền SHTT mà hoàntoàn chưa đề cập khái niệm pháp lý này dưới góc độ lý luận Theo từ điển tiếng ViệtL50, tr.974], “thực thi” có nghĩa là thực hiện, thi hành Thực thi quyền SHTT có thểhiểu một cách khái quát nhất là hoạt động thực hiện pháp luật về SHTT, làm cho các
quy định về SHTT được thực hiện trong cuộc sống
Thực thi quyền SHTT cũng là một nội dung quan trọng được quy định tạiPhan II của Hiệp định TRIPs Khi nghiên cứu về vấn dé thực thi quyền SHTT, cótác giả cho rằng “Thực thi quyền SHTT bao gồm các trình tự, thủ tục và các biệnpháp chế tài pháp lý để thông qua đó các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý
một cách có hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền SHTT của chủ thể này [51,tr.26] Như vậy, theo quan niệm này, thực thi chỉ là hoạt động bảo vệ quyền SHTTđược thực hiện bởi hệ thống các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Một tác giả khác
Trang 35cũng có quan điểm tương tự khi khẳng định “thực thi quyền SHTT là việc các cơquan nhà nước có thẩm quyền thực hiện pháp luật, xử lý các hành vi xâm phạmquyền SHTT” [37, tr.215] Các tài liệu hiện nay chủ yếu xem xét thực thi quyền
SHTT dưới góc độ là hoạt động của các cơ quan chức năng, thông qua việc áp dụngcác trình tự, thủ tục, các chê tài pháp lý do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyềnSHTT, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm
Chúng tôi đồng ý rằng hoạt động thực thi quyền SHTT liên quan nhiều đếnhoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ
quyền SHTT Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động của các cơ quan chức năng, chủ thểcủa quyền SHTT cũng như các bên liên quan cũng có những hoạt động tương ứng
nhằm bảo vệ quyền SHTT dựa trên các quy định của pháp luật Chúng ta không thể
phủ nhận vai trò tích cực, chủ động của chủ thể quyền SHTT khi tiến hành biện
pháp tự bảo vệ, hay khi tham gia vào thủ tục tố tụng dân sự Chúng ta cũng khôngthể không nhac đến sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể khác, khi họ kiềm chế,không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm, hoặc tích cực thực hiệncác nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định Như vậy, thực thi quyền SHTT không
chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà
còn bao gồm hoạt động tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật
của các chủ thể liên quan để bảo đảm cho quyền SHTT được tôn trọng Theo tácgia Christopher Heath trong cuốn “Thực thi quyền SHTT”, “thực thi không liên
quan đến đến các hoạt động xác lập quyền SHTT mà chỉ nhằm chấm dứt hành vi
xâm phạm quyền SHTT dé bảo đảm quyền SHTT đã được xác lập được bảo vệ
một cách có hiệu quả” [59] Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về chủ thể thực
thi nhưng các quan điểm đều thống nhất ở một điểm: Hoạt động thực thi quyềnSHTT chỉ liên quan đến việc nhằm ngăn chặn, chấm dứt, xử lý các hành vi xâmphạm quyền SHTT
Với những lý do trên, chúng tôi cho rằng, “thực thi quyền SHTT” là các hoạt
động thực hiện, thi hành, áp dụng pháp luật được thực hiện bởi các cơ quan có thẩmquyền và các bên liên quan để ngăn chặn, chấm dứt, xử lý các hành vi xâm phạm
quyền SHTT, bảo đảm quyền SHTT có hiệu lực trên thực tế
Trang 36“Bao vệ quyền SHTT” là nội dung chiếm trọn phần thứ V của Luật SHTTViệt Nam Nội dung của phan này bao gồm các quy định của pháp luật về các biệnpháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT xác địnhbảo vệ quyền SHTT bao gồm: việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất, mức độ
xâm phạm quyền SHTT, xác định thiệt hại; và các biện pháp xử lý hành vi xâm
phạm Như vậy, bảo vệ quyền SHTT là tổng hợp các quy định pháp luật xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT và các biện pháp để ngăn chan, xử lý các hành
vi xâm phạm đó Dưới góc độ này, bảo vệ quyền SHTT là một bộ phận của bảo hộ
quyền SHTT
Bảo vệ quyền SHTT còn là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ
thể của quyền SHTT căn cứ vào các quy định pháp luật để sử dụng các phương thức
và biện pháp do pháp luật quy định để ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm
quyền SHTT, khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Dưới góc
độ này, “bảo vệ quyền SHTT” và “thực thi quyền SHTT” khá tương đồng Quan
điểm tương tự cho rằng “bảo vệ quyền và thực thi quyền đều là việc Nhà nước vàchủ thể của quyền SHTT dùng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền SHTT,
chống lại các hành vi xâm phạm [23, tr.1] Tuy nhiên, theo chúng tôi, mặc dù “bảo
vệ quyền SHTT” và “thực thi quyền SHTT” đều hướng tới mục đích bảo vệ quyềnSHTT khỏi các hành vi xâm phạm nhưng đây không phải là những khái niêm đồngnhất Nếu như “bảo vệ quyền SHTT” chủ yếu gắn liền với hoạt động của chủ thểquyền trong việc ngăn chặn, xử lý từng hành vi xâm phạm cụ thể thì “thực thi quyềnSHTT” có phạm vi rộng hơn, bao gồm tất cả các hoạt động từ tuyên truyền, phổ
biến, xúc tiên, thực hiện, thi hành pháp luật nhằm giảm thiểu, xử lý các hành vị
xâm phạm, bảo đảm quyền SHTT có hiệu lực trên thực tế.
Về khái niệm “bảo hộ quyền SHTT”, có quan điểm cho rằng “bảo hộ quyền
SHTT là tổng hợp các quy định của pháp luật trong đó xác định các hành vi xâm
phạm quyền SHTT và các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm quyềnSHTT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể của quyền SHTT” [51,
Trang 37tr.23] Chúng tôi không tán thành ý kiến này khi đồng nhất hai khái niệm “bảo hộ
quyền SHTT” và “bảo vệ quyền SHTT”
Thuật ngữ “bảo hộ” được sử dụng phổ biến trong Hiệp định TRIPs Điều 22Hiệp định này có tiêu dé “Bảo hộ chi dẫn địa lý” với hai nội dung chính: Khoản |
quy định điều kiện đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ và khoản 2, 3, 4 xác định
những trường hợp sử dụng chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ và trách nhiệm của cácThành viên của TRIPs quy định những biện pháp pháp lý để ngăn ngừa Thuật ngữ
“bảo hộ quyền SHTT” được sử dụng trong Hiệp định TRIPs là việc xác định các tiêu
chuẩn, điều kiện để công nhận quyên SHTT Trong Hiệp định TRIPs, bảo hộ và thực
thi là hai khâu quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình bảo vệ
quyền SHTT Luật SHTT cũng sử dụng thuật ngữ này trong một số ngữ cảnh như
“điều kiện bảo hộ đối với sáng chế”; “điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý”; hay
“văn bằng bảo hộ” Luật SHTT Việt Nam hay Hiệp định TRIPs, trong một số ngữ
cảnh nhất định, sử dụng thuật ngữ “bảo hộ” dưới góc độ hẹp, chủ yếu liên quan đếnviệc xác lập, công nhận quyền SHTT
Mặc dù việc xác lập, công nhận quyền SHTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng,song theo chúng tôi, đó chỉ là một nội dung của bảo hộ quyền SHTT Nếu nhà nước
chỉ quy định các tiêu chuẩn, điều kiện để xác lập, công nhận quyền SHTT thì chưa
đủ mà còn cần phải quy định một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền SHTT Hệ thống
pháp luật SHTT của các quốc gia ra đời nhằm mục đích bảo hộ quyền SHTT mộtcách hữu hiệu, không chỉ trong việc xác lập quyền mà cả trong việc bảo vệ nó chốnglại bất kỳ hành vi xâm phạm nào Vì vậy, bảo hộ quyền SHTT phải được hiểu là việc
Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật để công nhận và bảo vệ quyền
SHTT Đây cũng là quan điểm phổ biến nhất được các nhà nghiên cứu sử dụng đểđịnh nghĩa về “bảo hộ quyền SHTT” “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuê là việc nhà nướcthông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của các chủ thể đối với các đối tượngSHTT tương ứng và bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứba” [45, tr.20] Nhu vậy, bảo hộ quyền SHTT về phương diện khách quan là hệ
thông các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập và công nhận quyền
Trang 38SHTT, bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT chống lại các
hành vi xâm phạm.
Trên thực tê, thuật ngữ “bảo hộ quyền SHTT” còn được sử dụng theo phươngdiện chủ quan, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc xác lập, thực hiện,
bảo vệ quyền SHTT Theo chúng tôi, bảo hộ quyền SHTT không chỉ bó hẹp trong
việc Nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật về quyền SHTT mà còn bao gồm
tất cả các hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và các chủ thể
để bảo vệ hiệu quả quyền SHTT đã được xác lập
Có thể thấy về mặt lý luận và trên thực tế, các khái niệm “bảo hộ quyềnSHTT”, “thực thi quyền SHTT” và “bảo vệ quyền SHTT” có những điểm tương
đồng, nhưng là những khái niệm có nội hàm khác nhau:
Về phương diện khách quan:
“Bảo hộ quyền SHTT” và “bảo vệ quyền SHTT” đều là tổng hợp các quy định
của pháp luật về SHTT nhưng “bảo hộ quyền SHTT” có nội hàm rộng hơn Nói cáchkhác, bảo vệ quyền SHTT chỉ là một nội dung của bảo hộ quyền SHTT
Bảo hộ quyền SHTT là hệ thống các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp ly choviệc xác lập và công nhận quyền SHIT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácchu thể quyền SHTT chống lại các hành vi xâm phạm
Bảo vệ quyền SHTT là các quy định pháp luật xác định các hành vi xâmphạm quyền SHTT và các biện pháp để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm đó
Về phương diện này, “bảo hộ quyền SHTT” hay “bảo vệ quyền SHTT”chỉ là
sự là quy định tồn tại trên giấy tờ nhằm xác định và bảo vệ quyền SHTT, còn “thực
thi quyền SHTT” là việc thực hiện pháp luật về SHCN trên thực tế để bảo vệ quyềnSHTT Thực thi quyển SHTT là việc sử dụng, áp dụng, thực hiện các quy định củapháp luật trên thực tế để bảo vệ quyên SHTT chống lại các hành vi xâm phạm
Về phương diện chủ quan:
“Bảo hộ quyền SHTT”, “bảo vệ quyền SHTT” và “thực thi quyền SHTT” đều
là các hoạt động nhằm bảo đảm quyền SHTT được tôn trọng, bảo vệ Dưới góc độnay, “bảo vệ” và “thực thi” có những điểm tương đồng vi các hoạt động này giống
nhau về chủ thể, cách thức thực hiện hành vi Chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ và
Trang 39thực thi quyền SHTT có thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ thể quyền
hoặc các bên liên quan Về cách thức thực hiện hành vi, các chủ thể chỉ được tiến
hành các biện pháp do pháp luật quy định, trong nhiều trường hợp phải tuân theo cáctrình tự, thủ tục chặt chẽ Tuy nhiên, thực thi quyền SHTT là thuật ngữ có nội hàm
rộng hơn.
- Bảo vệ quyền SHTT là hoạt động cụ thể của chủ thể quyền cũng như các cơquan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác định hành vi xâm phạm, áp dụng các
biện pháp do pháp luật quy định để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm đó
- Thực thi bao gôm tất cả các hoạt động thực hiện, thi hành, áp dụng phápluật được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan VỚI mucdich ngăn chặn, xử ly bất kỳ hành vi nào xâm phạm quyền SHTT, bảo đảm quyềnSHTT duoc bảo vệ hữu hiệu
- Bảo hộ quyên SHTT bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc xác
lập quyên, su dụng, khai thác quyền, bảo vệ quyền chống lại các hành vi xâm phạm
Bảo hộ quyền SHTT có nội hàm rộng nhất, bao gồm các hoạt động:
- Hoạt động xác lập, đăng ký quyền SHTT;
- Hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác quyền SHTT;
- Hoạt động bảo vệ quyền SHTT chống lại các hành vi xâm phạm
1.2.1.2 Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là một đối tượng SHCN và bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một khía
cạnh của bảo hộ quyền SHTT Như chúng tôi đã phân tích ở trên, “bảo hộ chỉ dẫn
địa lý” có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Trong Hiệp định TRIPshay trong Luật SHTT, ở một chừng mực nhất định, quy định vé “bảo hộ chỉ dẫn địalý” được sử dụng theo nghĩa hẹp, là việc nhà nước xác lập, công nhận quyền đối vớichỉ dẫn địa lý Luận án xem xét “bảo hộ chỉ dẫn địa lý” với tư cách là một phạm trùpháp lý, được tiếp cận từ góc độ khách quan và chủ quan:
- Dưới khía cạnh khách quan, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là hệ thống các quy định
pháp luật do nhà nước ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận,
thực hiện quyền đổi với chỉ dẫn địa lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácchu thể quyên chống lại các hành vi xâm phạm
Trang 40Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm tổng hợp các quy định về điềukiện bảo hộ, thủ tục xác lập quyền, công nhận quyền đối với chỉ dẫn địa lý và bảo vệ
quyền đối với chỉ dẫn địa lý chống lại các hành vi xâm phạm
- Dưới góc độ chủ quan Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là các hoạt động thực tế liên
quan đến việc xác lập, quản lý, sử dụng, khai thác quyền đối với chỉ dẫn địa lý, bảo
vệ quyền chống lại các hành vi xâm phạm
Bảo hộ quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm các hoạt động của các cơ quannhà nước có thẩm quyền, chủ thể quyền và các bên liên quan về:
- Hoạt động xác lập, đăng ký quyền đối với chỉ dẫn địa lý;
- Hoạt động quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý;
- Hoạt động bảo vệ chỉ dẫn địa lý chống lại các hành vi xâm phạm
Vì vậy, luận án sẽ xem xét bảo hộ chỉ dẫn địa lý với các cách tiếp cận trên.1.2.2 Môi quan hệ giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế o Việt Nam
Trong khoảng hơn một chục năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới đang có sựbiến chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm, chỉ phối toàn bộ sự phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và các quan hệ quốc tế “Hội nhập kinh tế quốc
tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực
và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo
những quy định chung của khối” [9] Như vậy, về mặt bản chất, hội nhập kinh tế
quốc tế là sự “đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau” giữa các nền kinh tế quốc gia,
khu vực và thé giới Hội nhập kinh tế sẽ tạo cơ hội phát triển giao lưu thương mại
quốc tế, xoá bỏ các rào cản về biên giới cũng như các rào cản về thương mại, đầu tư
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng ràng buộc các quốc gia theo những quy định chung,
đòi hỏi việc hài hòa các chính sách, pháp luật
Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế vận động tất yếu đó Đối với các nướcđang phát triển như Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để có
thể phát huy những lợi thế riêng của mình và rút ngắn khoảng cách so với các nước
phát triển Với những nỗ lực to lớn và quyết tâm vững chắc trong việc thúc đẩy quá