Để có một phiên toà hình sự sơ thâm với một bản án đúng đắn, có sức thuyết phụcToà án phải tiến hành những công việc chuẩn bị xét xử từ nghiên cứu hồ sơ, ra cácquyết định, lên kế hoạch x
Trang 1NGUYEN THỊ THU HIẾN
CHUAN BỊ XÉT XU SƠ THÂM VU ÁN HÌNH SỰ
CHUYEN NGANH: LUẬT HÌNH SU
MA SO: 60 38 40
LUAN VAN THAC SY LUAT HOC
NGUOI HUONG DAN:
PGS TS NGUYEN VAN HUYEN
HA NOI 2011
Trang 3CHUONG 1 NHỮNG VAN DE CHUNG VE CHUAN BỊ XÉT XU SƠ THÂM
sơ thâm vụ án hình sự 15
1.2.1 Các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự trước khi banhành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 151.2.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về chuẩn bị xét xử sơthấm vụ án hình sự 18Kết luận chương 1 32CHƯƠNG 2 THỰC TIỀN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS NĂM 2003
VE CHUAN BỊ XÉT XỬ SƠ THẤM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUA CUA HOẠT DONG CHUAN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN
HÌNH SỰ 342.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS 2003 về chuẩn bị xét xử sơthâm vụ án hình sự 342.1.1 Những kết quả đạt được trong chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự 342.1.2 Những vướng mắc, tồn tại trong áp dụng các quy định của pháp luật tốtụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự 372.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong áp dụng các quy định của pháp luật
tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thâm vu án hình sự 572.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thâm vu
án hình sự 60
2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 60
2.2.2 Các giải pháp khác 64 Ket luận chương 2 66 KET LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 4các vụ án trong đó có các vụ án hình sự Quá trình giải quyết một vụ án hình sự cụ thể
phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó xét xử sơ thâm là giai đoạn quan trọngbởi lẽ “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội củaToà án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 72 Hiến pháp năm 1992) Bat cứ một công việc
gì để có sự thành công đều cần phải được chuẩn bị, công việc xét xử cũng không ngoại
lệ Để có một phiên toà hình sự sơ thâm với một bản án đúng đắn, có sức thuyết phụcToà án phải tiến hành những công việc chuẩn bị xét xử từ nghiên cứu hồ sơ, ra cácquyết định, lên kế hoạch xét xử, dự thảo bản án, tiễn hành triệu tập, làm các thủ tục tốtụng cần thiết, chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho phiên xử Một phiêntoà có thành công hay không phụ thuộc nhiều ở công việc chuẩn bị nhưng công việcchuẩn bị xét xử vụ án hình sự sơ thâm không giống với chuẩn bị những công việc khác
mà đòi hỏi phải tuân theo trình tự mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định Vì nhiều lý do
mà có không ít vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Toà án đã phát hiện là chưa đủcác điều kiện dé đưa ra xét xử nên Toà án đã trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bốsung hoặc tạm đình chỉ vụ án, cũng có nhiều trường hợp không cần thiết phải đưa raxét xử nên vụ án đã bị đình chỉ Trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự ở cấp sơ thâmnhững năm gần đây Toà án nhân dân các cấp đã nhận thức rõ tầm quan trọng của giaiđoạn chuẩn bị xét xử nên đã đảm bảo các điều kiện cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.Tuy nhiên một thực tiễn không thể phủ nhận là tình trang oan, sai vẫn còn, việc Toà ántrả hồ sơ điều tra bố sung thiếu căn cứ, trả nhiều lần, vi phạm thời hạn xét xử còn tồntại, đình chỉ và tạm đình chi vụ án còn nhiều bat cập Những ton tại này cũng đã được
đề cập trong báo cáo của ngành Toà án qua nhiều năm và cũng là vấn đề mà các nhàlập pháp và nghiên cứu quan tâm.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định các van đề về thời hạn xét xử, ápdụng thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, các quyết định của Thâm phan trong thờihạn chuẩn bị xét xử, các công việc khác phục vụ cho việc mở phiên toà Tuy nhiênnhững quy định đó còn có chỗ chưa đầy đủ, rõ rang; Tham phán còn xem nhẹ khâu
Trang 5việc nghiên cứu dé làm rõ ý nghĩa, tam quan trọng của “Chuan bị xét xử sơ thẩm vụ ánhình sự” là cần thiết.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nóichung và chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án hình sự nói riêng ở phạm vi và mức độ nghiên
cứu khác nhau Công trình nghiên cứu mang tính đại cương có “Gido trinh kỹ năng
giải quyết các vụ án hình sự “(Học viện tư pháp); “Giáo trình tô tụng hình sự” (TrườngĐại học luật Ha Nội); “Thu tuc xét xử sơ thẩm trong Luật to tụng hình sự Việt Nam”(Dinh Văn Qué, NXB Chính trị Quốc Gia ấn hành năm 2001); công trình nghiên cứuchuyên sâu đi vào một nội dung có: “7rd Hồ sơ dé điều tra bồ sung trong tô tụng hình
sự Việt Nam ” (Luận văn thạc sỹ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010 của
Nguyễn Đức Hạnh) Ngoài ra còn có nhiều bài báo được đăng tải trên các tạp chíchuyên ngành như bài của tác giả Đinh Văn Quế: “Toà án cấp sơ thẩm áp dụng, thayđổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử” (Tạp chí Toà án
số 6 năm 1999), “Tod án trả hô sơ dé điều tra bồ sung, những van dé lý luận và thựctién” (Tạp chí Toà án số 14 năm 2006), “Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ, đìnhchỉ vu án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ” (Tạp chí Toà án sô 17 năm 2006); tác giả VũGia Lâm có bài “Hoàn thiện một số quy định cua BLTTHS về chuẩn bị xét xử vụ ánhình sự” (Tạp chí Toà án số 13 năm 2009 ) Trên Tạp chí Luật học số 7 năm 2009 tácgiả Hoàng Thị Minh Son có bài “Một số quy định của BLTTHS về quyết định của Toà
án trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng” Mặc dù có khá nhiều côngtrình nghiên cứu, sách và các bai viết đề cập đến chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án hình sự
có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn nhưng các tác giả chỉ nghiên cứu từng vấn đềtrong chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án hình sự, có công trình tập trung nghiên cứu cácvan đề về lý luận, có công trình lại đi vào các vấn đề về thực tiễn mà chưa nghiên cứumột cách toàn diện, đầy đủ về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Chính vì vậy việcnghiên cứu toàn diện vân đê này vân là cân thiệt.
Trang 6chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự và việc áp dụng các quy định này tại các Toà áncấp sơ thâm ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa củachuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự, nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm
2003 về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Trên cơ sở quy định của pháp luật, tácgiả nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình
sự tại Toà án cấp sơ thâm trong 6 năm từ năm 2005 đến năm 2010, tìm ra những bấtcập, nguyên nhân của những bat cập đó và dé ra giải pháp khắc phục
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:
Trên cơ sở nghiên cứu một số van dé lý luận chung về chuẩn bị xét xử sơ thâm
vụ án hình sự cũng như thực tiễn áp dụng những quy định này tác giả đề xuất một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong thực tiễn
Đề thực hiện được mục đích đặt ra, luận văn cần hoàn thành những nhiệm vụ
sau:
- Xác định khái niệm, đặc điểm của chuẩn bị xét xử vụ án hình sự
- Làm rõ những quy định của Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về chuẩn bịxét xử sơ thầm vụ án hình sự
- Đánh giá thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật về chuan bị xét xử
sơ thâm vụ án hình sự, phát hiện những điểm hạn chế, bất hợp lý trong thực tiễn ápdụng và nguyên nhân của những hạn chế đó
- Đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử
sơ thâm vụ án hình sự và kiến nghị các giải pháp nâng cao hoạt động chuẩn bị xét xử
vụ án hình sự ở cấp sơ thâm
5 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác — Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Để thực hiện đề tài, trong quátrình nghiên cứu tác giả đã dùng phương pháp phân tích, tổng hợp để xây dựng khái
Trang 7được dùng trong nghiên cứu dé làm rõ thực trạng áp dụng các quy định về chuẩn bị xét
xử sơ thâm vụ án hình sự từ đó rút ra được những bat cap, tim ra nguyén nhan va
hướng khắc phục
6 Điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ ánhình sự trong đó tác giả đã xây dựng khái niệm khoa học pháp lý về chuẩn bị xét xử sơthâm vụ án hình sự
Luận văn phân tích, đánh giá một cách khoa học các quy định của pháp luật tốtụng hình sự Việt Nam hiện hành về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Luận vănđưa ra những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật
về chuan bị xét xử vụ án hình sự và nguyên nhân của những bat cập, đặc biệt là nguyênnhân xuất phát từ những điểm bất hợp lý cần được hoàn thiện của BLTTHS 2003 vềvan đề này
Luận văn dé xuất một số giải pháp dé khắc phục các bat cập trong trong quyđịnh của pháp luật và vướng mắc trong thực tiễn thi hành nhằm nâng cao hiệu quả củakhâu chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu thực tế và định hướng cải
cách tư pháp.
7 BO cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn
được chia thành hai chương.
Trang 81.1.1 Khải niệm chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự là một quá trình trong đó Toà án tiễn hànhcác công việc chuẩn bị giải quyết vụ án, ra các quyết định t6 tụng theo quy định củapháp luật Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát, người nhận hồ sơ ở Toà ánphải thực hiện việc đối chiếu bản kê tài liệu với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án vàkiểm tra việc giao bản cáo trạng của Viện kiểm sát đã được thực hiện chưa Nếu các tàiliệu có trong hồ sơ đầy đủ so với bản kê tài liệu và VKS cũng đã thực hiện việc giaocáo trạng cho bị can thì Toà án nhận hồ sơ và tiến hành thu lý vụ án Trên cơ sở nghiên
cứu hồ sơ vụ án Toà án áp dụng, thay đôi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đồng thời
tiền hành giải quyết vụ án bằng việc Thâm phán được phân công chủ toa phiên toà đưa
vụ án hình sự ra xét xử sơ thẩm Trường hợp không đủ căn cứ dé đưa vụ án ra xét xửthi Tham phán chu toa phiên toà ra quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung, đình chỉhoặc tạm đình chỉ vụ án Nếu vụ án được đưa ra xét xử thì công việc chuẩn bị chophiên toà được tiến hành bao gồm: lập lịch xét xử, ban hành và giao quyết định đưa vụ
án ra xét xử, giao giấy triệu tập cho những người tham gia tố tung, mời người bào chữa,chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác Toàn bộ những công việc nêu trên được thựchiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Vậy thế nào là chuẩn bị xét
xử sơ thâm vụ án hình sự ?
Tham khảo Bộ luật tố tụng hình sự của Hàn Quốc thì chuẩn bị xét xử được quyđịnh tại Chương III, Mục I, theo đó thì chuẩn bị xét xử vụ án hình sự bao gồm VIỆC guibản cáo trạng, ấn định ngày xét xử, gửi giấy triệu tập, thay đổi ngày xét xử theo yêucầu của công tố viên, của bị can, người bào chữa, điều tra chứng cứ trước ngày xét xửcông khai Theo Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật Ban tại Chương III, phần I, đã quyđịnh về chuẩn bị xét xử từ Điều 271 đến Điều 281 với các công việc cụ thé như gửiquyết định truy tổ kèm theo bản sao bản cáo trạng, thông báo cho bị cáo về quyền lựachọn luật sư bào chữa và quyền dé nghị Toà án chỉ định luật sư bào chữa cho mình nếu
họ không thé lựa chọn luật sư bào chữa Chuan bị xét xử vụ án hình sự còn bao gồm
Trang 9xử nếu thay cần thiết Khác với luật tô tụng của Hàn Quốc và Nhật Bản, Bộ luật tố tụnghình sự của Trung Quốc lại phân biệt hai thủ tục xét xử sơ thâm áp dụng cho hai loại
vụ án hình sự khác nhau là vụ án công tố (do VKS áp dụng trình tự công tố dé truy tố)
và vụ án tư tố (do người bị hại sử dụng trình tự tư tố dé đưa tội phạm ra trước Toà) ĐốiVỚI các vụ án công tố trước khi mở phiên toà Thâm phán được chỉ định tiễn hành thủtục thấm tra, đây là thủ tục nhằm đảm bảo cho việc mở phiên xét xử có đầy đủ căn cứpháp lý Căn cứ vào kết quả thâm tra Toà án ra một trong các quyết định: quyết địnhthụ lý vụ án, quyết định không thụ lý vụ án, quyết định trả lại vụ án cho VKS, yêu cầuVKS bồ sung tài liệu trong vòng ba ngày trong một số trường hợp nhất định Đối với
vụ án tư t6 thì sau khi nhận được tố cáo Toa án phải tiễn hành thẩm tra, trong thời hạn
15 ngày ké từ sau ngày nhận đơn Toà án phải ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố
và thông báo bằng văn ban cho người khởi kiện Toà án thụ ly vụ án tư tố nêu có đủ cácđiều kiện về chủ thể, hình thức khởi kiện, thuộc loại án xét xử theo trình tự tư tố, thuộcthâm quyền xét xử của Toà án đó, có bị cáo rõ ràng, yêu cầu tố tụng cụ thé và chứng cứ
có thể chứng minh sự phạm tội của bị cáo Trường hợp qua thâm tra phát hiện có mộttrong những tình tiết không phù hợp với các điều kiện thụ lý, tội phạm đã hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị cáo đã chết, không rõ người bị hại là ai, người khởi
kiện đã rút đơn kiện sau đó lại kiện lại hay vụ việc đã được hoà giải, thì Toà án thuyếtphục người t6 cáo rút lại việc kiện, nếu người tố cáo không chấp nhận Toà án ra quyếtđịnh bác bỏ việc khởi tố Ngoài ra Toà án còn tiến hành thủ tục hoà giải, nếu việc hoàgiải không đạt kết quả thì Toà án phải tiến hành xét xử Mỗi nước có những quy địnhriêng về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và đều không có khái niệm về vấn đề này
Ở Việt Nam chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự được quy định tại Chương 17
từ Điều 176 đến Điều 183 nhưng cũng không có điều nào quy định thế nào là chuẩn bịxét xử sơ thâm vụ án hình sự Xét về phương diện ngôn ngữ học thì “chuẩn bị là làm
cho có sẵn cái cần thiết đề làm việc gi” [43,tr175], “xét xứ” là “xem xét và xử các vụ
án” [43,tr1108], sơ thẩm là “xét xử một vụ án lần thứ nhất” [43,tr 868] Dưới góc độ
Trang 10thì có hiệu lực thi hành [6,tr 870] Việc xét xử sơ thầm hiện nay được tiến hành tai Toà
án cấp huyện, cấp tỉnh, Toà án quân sự khu vực, Toà án quân sự cấp quân khu và tươngđương Trong tương lai có thé được xét xử tại Toà án cấp khu vực Khi xét xử sơ thâmToà án xem xét và giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng việc ra bản án hoặc quyết
định Hội đồng xét xử sơ tham có Hội thâm nhân dân tham gia
Về khái niệm vụ án hình sự: trước đây pháp luật chỉ quy định việc hình và việc
hộ dé phân biệt giữa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự và trong lĩnh vực dân sự.Tại Sắc lệnh số 13 —SL ngày 24/01/1946 về Tổ chức Toà án và các ngạch Tham phán
đã quy định việc tiêu hình (Điều thứ 17 tại Mục B) và việc đại hình (tại Điều 28 MụcC) Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong phần quyđịnh về Cơ quan tư pháp tại Chương VI Điều 65 thuật ngữ “việc hình” vẫn được sửdụng Trong các sắc lệnh ban hành sau đó điển hình như Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950
về cải cách bộ máy tư pháp và luật tô tụng bên cạnh thuật ngữ việc hình các nhà làmluật đã sử dụng thuật ngữ “việc phạm pháp” trong hình sự (Điều 16) Thuật ngữ “Vụán” được pháp điển hoá vào năm 1959 khi bản Hiến pháp thứ hai của nước Việt Namdân chủ cộng hoà được ban hành ngày 31/12/1959 Trên cơ sở Điều 97 Hiến pháp
1959, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 tại Điều 1 thuộc Chương 1 quy định
“ Toà án nhân dân xét xử những vụ án hình sự và dân sự dé trừng trị những kẻ phạmtội và giải quyết những việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân” Ngày 09/7/1988BLTTHS đầu tiên của Việt Nam được ban hành quy định trình tự, thủ tục tiễn hành cáchoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tung; quyền và nghĩa vụ củanhững người tham gia tố tụng và của các cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội và côngdân, nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành viphạm tội, không dé lọt tội phạm, không lam oan người vô tội (Điều I BLTTHS 1988).Như vậy khái niệm vụ án hình sự lần đầu tiên được pháp điển hoá thé hiện trong Hiến
pháp năm 1959, được sử dụng thống nhất cho đến nay trải qua hai lần ban hành hiến
Trang 11có thé hiểu “Vụ án hình sự” là “vụ việc phạm pháp có dấu hiệu tội phạm được quy địnhtrong Bộ luật hình sự đã được Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố về hình sự dé tiếnhành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục được Bộ luật tố tụng hình sự quyđịnh” [43].
Dưới góc độ pháp lý thì chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự là việc nhữngngười tiễn hành tố tụng: Tham phán được phân công chủ toa phiên toà, Hội thâm nhândân, Thư ký, tiến hành các công việc cần thiết theo thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sựquy định dé đưa vụ án hình sự ra xét xử ở cấp xét xử thứ nhất Trong cuốn “Thủ tụcxét xử sơ thâm trong Luật tô tụng hình sự Việt Nam” tác giả Dinh Văn Qué cho rang
“Chuẩn bị xét xử là việc tạo những điều kiện cần thiết để Toà án đưa vụ an ra xét xửtheo quy định của pháp luật” Khái niệm này chỉ đề cập đến mục đích của chuẩn bị xét
xử sơ thầm vụ án hình sự mà không đề cập đến chủ thé, thời hạn và phạm vi chuẩn bixét xử sơ thâm vụ án hình sự
Từ những phân tích trên có thé đưa ra khái niệm về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự như sau: “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vu án hình sự là hoạt động do nhữngngười tiễn hành tô tụng có tham quyền thực hiện từ khi Toà án thụ lý vụ án cho đếnkhi mở phiên toà, nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết để xét xử những bị cáo đã
bị Viện kiểm sát truy to”
1.1.2 Đặc điểm của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có ban án kết tội củaToà án đã có hiệu lực pháp luật là nguyên tắc hiến định và được quy định tại Điều 9BLTTHS năm 2003 Điều này thể hiện tầm quan trong của giai đoạn xét xu sơ thấm vụ
án hình sự, cấp xét xử đầu tiên trong hai cấp xét xử ở Toà án các cấp Dé cho hoạt độngxét xử được đúng đắn không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo các
nguyên tắc cơ bản của tô tụng hình sự, công việc chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự
là hết sức quan trọng có tính chất đặc thù không giống với sự chuẩn bị các công việcthông thường khác với những đặc điểm cơ bản như sau:
Trang 12được quy định bởi luật tố tụng hình sự Người thực hiện hoạt động tố tụng được quyđịnh là người tiễn hành tổ tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra,Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án,Phó chánh án Toà án, Thâm phán, Hội thắm nhân dân, Thu ký Toà án Chuan bị xét xử
sơ thâm vụ án hình sự là một khâu trong tổ tụng bao gồm các hoạt động chủ yếu diễn
ra tại Toà án do vậy những người thực hiện công việc chuẩn bị xét xử là Chánh án, Phóchánh án, Tham phán, Hội thấm nhân dân, Thư ký toà án Công việc đầu tiên đánh dấumốc thời hạn của chuẩn bị xét xử là từ khi Toà án nhận hồ sơ vụ án hình sự do Viện
kiểm sát chuyền đến và vào số thụ lý hồ sơ đến thời điểm mở phiên toà (thời hạn chuẩn
bị xét xử được quy định khác nhau đối với mỗi loại tội) Khi tiến hành tiếp nhận hồ sơ,
người nhận phải đối chiếu với bản kê tài liệu, kiểm tra việc giao cáo trạng cho bị can đãđược thực hiện hay chưa, nếu trong vụ án có vật chứng kèm theo hồ sơ cần kiểm tra
xem có đúng và đủ như Biên bản ban giao tang vật và Biên bản thu giữ tang vật hay
không, trường hợp tang vật, vật chứng không kèm hồ sơ thì cần kiểm tra xem đã cóbiên bản giao nhận giữa Co quan điều tra và Cục hay Chi cục thi hành án hoặc đã cócác loại giấy tờ chứng minh có liên quan đến vật chứng ấy không Trường hợp chưađầy đủ các điều kiện trên thì hồ sơ được trả lại cho Viện kiểm sát hoàn thiện tiếp,trường hợp đã đủ thì tiễn hành thu lý Hồ so sau khi được thụ lý được chuyển choChánh án hoặc Phó chánh án phụ trách hình sự phân công Thâm phán làm chủ toạphiên toà, Thâm phán tham gia Hội đồng xét xử (nếu Hội đồng có năm người), Hộithâm nhân dân và Thư ký tiến hành tố tụng đối với vụ án Trong các trường hợp cầnthiết Chánh án, Phó chánh án có thé phân công Tham phán, Hội thâm nhân dân và Thư
ký dự khuyết Các thành viên của Hội đồng xét xử nghiên cứu hồ sơ vụ án, trên cơ sở
nghiên cứu hồ sơ Thâm phán được phân công chủ toạ phiên toà có thể áp dụng, thaythế, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can Trong thời hạn chuẩn bị xét xử luậtđịnh Thâm phán phải ra một trong các quyết định như: đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ đểđiều tra bổ sung, đình chi, tạm đình chỉ vụ án Trong giai đoạn này Thâm phán được
Trang 13phân công làm chủ toạ phiên toà còn có nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, yêucầu của người tham gia tố tụng Cũng trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án Thâm phanđược phân công chủ toạ phiên toà đề nghị Chánh án Toà án ra quyết định huỷ bỏ, ápdụng, thay đổi biện pháp tạm giam, gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử, thay đôi ngườitiễn hành tố tụng, chuyên vụ án Trong trường hop Thâm phán quyết định đưa vụ án raxét xử thì căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng vụ án cụ thé, Tham phan dé xuất vớiChánh án cử HTND tham gia xét xử phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực vàkinh nghiệm xét xử của Hội thâm đồng thời đảm bảo tính hợp pháp của Hội đồng xét
xử (Hội đồng năm người, Hội đồng có hội thâm là giáo viên, người làm công tác đoàntham gia) Hội thầm nhân dân tiến hành nghiên cứu hồ sơ dé chuẩn bị cho việc xét xử,được cung cấp những văn bản, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án Thâmphán cùng HTND cùng xây dựng và trao đổi về kế hoạch xét hỏi tại phiên toà để có sựphối hợp thống nhất trong quá trình xét hỏi tại phiên toà Thư ký được phân công giảiquyết án hình sự là người giúp việc cho Thâm phán, thực hiện các yêu cầu của Thâmphán trong quá trình giải quyết vụ án, quản lý hồ sơ vụ án, soạn thảo các quyết định tốtụng, giao nhận các giấy tờ theo thủ tục tố tụng, chuẩn bị các công việc cần thiết khác
dé đưa vụ án ra xét xử nếu Thâm phán được phân công chủ toa ra quyết định đưa vụ án
ra xét xử Trong quá trình tiến hành tố tụng những người tiến hành tố tụng phải nghiêmchỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành
vi, quyết định của mình, nếu làm trái pháp luật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật hoặc bi truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự dé kiểm tra các điều kiện cân thiết choviệc xét xử vu an.
Trong vụ án hình sự trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiễnhành tố tung do vậy cần phải xác định sự thật khách quan của vụ án dé làm rõ chứng cứbuộc tội và gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Xét xử là giaiđoạn trung tâm quyết định quá trình giải quyết vụ án hình sự từ khi khởi tố, truy t6 déđưa ra xét xử Một người bi coi là có tội hay không phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạnxét xử mà xét xử sơ thâm là cấp đầu tiên, do vậy chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự
có tính chat đặc thù kiêm tra các điêu kiện cân thiệt đê đưa vụ án ra xét xử, xem xét
Trang 14đánh giá chứng cứ, các yếu tố cấu thành tội phạm từ đó có thé đưa đến quyết địnhkhông xét xử (đình chỉ vụ án) nếu không đủ các điều kiện cần thiết, chưa xét xử (tạmđình chỉ vụ án), trả hồ sơ dé điều tra bố sung nếu chưa đủ các điều kiện cần thiết Trên
cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thâm phán được phân công giải quyết án xác định được
vụ án có thuộc thâm quyền của Toà án cấp mình hay không, vụ án có cần tách, nhậpkhông; Các thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố đã đúng, đủ theo quy định của pháp
luật chưa, dựa trên nhân thân của bị cáo, tính chất hành vi có cần áp dụng, thay đôi hay
huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hay không; Hành vi của bị can có du dấu hiệu cấu thànhtội phạm không, nếu đủ thì cấu thành tội gì, tội danh và điều khoản mà Viện kiểm sát
đã truy tố có phù hợp không Dựa vào kết quả nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn chuẩn
bị xét xử Thâm phán có căn cứ dé đưa ra các quyết định phù hợp
* Chuẩn bị xét xử sơ thẩm làm rõ vụ án có thuộc giới hạn xét xử của Toà an cấp
sơ thẩm hay không
“Phạm vi xét xử của Toà án cấp sơ thâm bị giới hạn trong phạm vi truy tố”[10,tr111] do vậy chuẩn bị xét xử sơ thâm cũng phải làm rõ phạm vi truy tố đã đúng và
đủ chưa, có thé xét xử được không Trong quá trình chuẩn bị xét xử Toà án tiễn hànhcác hoạt động tô tụng phục vụ cho việc đưa vụ án ra xét xử người va theo tội danh màViện kiểm sat đã truy tố Nếu trong quá trình này có căn cứ cho răng bị can phạm mộttội khác (nặng hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố) hoặc có đồng phạm khác thì Toà án sẽkhông đưa vụ án ra xét xử mà trả hồ sơ dé điều tra b6 sung “Trường hợp Viện kiểm sátkhông thay đôi cáo trạng theo tội danh nặng hơn, Toà án phải xét xử theo tội danh màViện kiểm sát đã truy tố” [40] Như vậy Toà án không được xét xử những người vànhững hành vi chưa bị Viện kiểm sát truy tố và không được xét xử bị cáo theo tội danhnặng hơn tội danh mà VKS truy tố nhưng Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khácbăng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố, xét xử theo khoản khác nặng hơnhoặc nhẹ hơn khoản mà VKS truy tố trong cùng một điều luật Trong giới hạn xét xửcủa Toà án công việc chuẩn bị xét xử hướng đến việc đưa bị cáo ra xét xử theo đúng tộidanh, khoản mà VKS truy tố, theo đúng tội danh nhưng khác khoản VKS truy tố, hoặctheo tội khác nhưng bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS truy to
Trang 15* Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạtđộng tô tụng khác.
Quá trình tố tụng của một vụ án hình sự là sự tiếp nối từ khởi tố, điều tra đến truy
tố rồi xét xử Một trong những nguyên tắc cơ bản trong xét xử là “Thực hiện chế độ haicấp xét xử”, khoản 1 Điều 20 BLTTHS quy định “Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét
xử Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quyđịnh của Bộ luật này Ban án, quyết định sơ thẩm không bi kháng cáo, kháng nghịtrong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật Đối với bản án, quyếtđịnh sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm ” Nhưvậy có thé thay rằng giai đoạn xét xử sơ thâm là sự tiếp nối của giai đoạn điều tra, truy
tô và nó có liên hệ mật thiết với các giai đoạn sau đó Trong xét xử sơ thâm hoạt độngchuẩn bị xét xử sơ thấm là những hoạt động tố tụng đầu tiên của cấp xét xử thứ nhất:
thụ lý hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ để đi đến một trong các quyết định quan trọng Quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử Các công việc được thực hiện sau khi có Quyết định đưa vụ
án ra xét xử như giao quyết định cho những người tham gia tố tụng và triệu tập họ đếnphiên toà, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất đều phục vụ cho hoạt động tố tụngtrọng tâm đó là phiên toà hình sự sơ thâm Phiên toà sơ thấm là kết thúc của quá trìnhchuẩn bị xét xử, việc chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự tốt sẽ đảm bảo cho phiêntoà sơ thầm thành công, ngược lại sự chuẩn bị không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng phiên toà thậm chí phải hoãn phiên toà do nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa đầy
đủ, triệu tập thiếu người tham gia tố tụng, do không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về
cơ sở vật chất như âm thanh, ánh sang, địa điểm chật hẹp: sax
1.13 Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Ý nghĩa chính trị: Chuan bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự góp phan đáp ứngnhững yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đó là van dé dân chủ và tô chức quyền lựcnhà nước Cụ thê là phải tạo dựng được ý thức tuân thủ pháp luật của công dân, xácđịnh đúng dan trách nhiệm của Nhà nước với công dân và công dân với nhà nước, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo tính hợp hiến của toàn bộ hệthống pháp luật Một trong những hình thức thực hiện quyền lực nhà nước quan trọng
là dam bảo quyên con người, các quyên và lợi ích hợp pháp của công dân Toa án trong
Trang 16hoạt động của mình đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vì hơn bất kỳmột dạng hoạt động nào của Nhà nước, hoạt động xét xử phản ánh trực tiếp và sâu sắcbản chất của Nhà nước, sai lầm của Toà án trong việc giải quyết vụ án chính là sai lầmcủa Nhà nước Trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Thâm phán đượcphân công chủ toa phiên toà phải xem xét, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của nhữngngười tham gia t6 tụng về việc điều tra vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng, điều tra
không đầy đủ, đề nghị cho bị can tại ngoại, đề nghị giám định lại hoặc giám định bốsung, xem xét áp dụng, thay đôi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn kịp thời, đề nghị thay
đổi những người tiến hành tố tụng đảm bảo cho người tham gia tô tụng được thựchiện các quyền mà pháp luật quy định cho họ được hưởng theo nguyên tắc “Tôn trọng
và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân”, “Đảm bảo quyền bình đăng của mọi côngdân trước pháp luật”, “Đảm bảo quyền bào chữa của bi can, bi cáo”
Về tính hợp pháp, hợp hiến: Trong chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Toà ánkiểm tra các điều kiện đảm bảo cho vụ án được xét xử đúng quy định của pháp luật,nếu phát hiện vụ án chưa đủ các điều kiện xét xử, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tốtụng làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, ảnh hưởng tớiquyên và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, Toà án có quyên trả hồ sơ choVKS yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật đó hoặc tự mình khắc phục, sửa chữa sailầm đó trong quyền hạn luật định Mọi hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiễn hành
tố tụng, người tham gia tô tụng phải được tiễn hành theo đúng quy định của BLTTHS.Người tiễn hành tố tụng phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.Trường hợp làm trái quy định của pháp luật thì phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ý nghĩa pháp lý: Chuan bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự nhằm dam bảo các điềukiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử Qua khâu chuẩn bị xét xử các Cơ quan tiễn hành
tố tụng xem xét lại các quyết định của mình trên cơ sở các quyết định của Cơ quan tiếnhành tố tụng khác Khi Toà án ra các quyết định trong thời gian chuẩn bị xét xử sơthâm vụ án hình sự có liên quan đến các Cơ quan tiến hành tô tụng khác thì Viện kiểmsát và Cơ quan điều tra phải kiểm tra lại tính có căn cứ của các quyết định mà cơ quanmình đã ban hành trước đó Nếu trong giai đoạn này Toà án phát hiện vụ án chưa đủ
Trang 17các chứng cứ quan trọng mà không thé bé sung tại phiên toà được nên trả hồ sơ điều tra
bổ sung thì VKS và Cơ quan điều tra phải xem xét để bố sung theo yêu cầu của Toà án,nhằm không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm Toà án cũng được trả hồ sơ
để điều tra bố sung nếu phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, quy địnhnày đã tạo cơ sở pháp lý để cơ quan điều tra, VKS sửa chữa vi phạm, khắc phục hậu
quả do những vi phạm gây ra.
Chuan bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giúp Thâm phán xác định chính xác thẩmquyên xét xử tránh được tình trạng xét xử sai thấm quyền và tranh chấp về thẩm quyềnxét xử Khi vụ án không thuộc thâm quyên thì bắt buộc Toà án đã thụ lý vụ án phảichuyên cho Toà án có thẩm quyền giải quyết, chi được chuyển vụ án cho Toà án kháckhi vụ án chưa được xét xử Trường hợp vụ án thuộc thâm quyền của Toà án quân sựhoặc Toà án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Toà án cóthâm quyền Chuẩn bị xét xử còn giúp Tham phán hiểu và năm vững ban chất, diễnbiến của vụ án từ đó xác định được sự thật của vụ án dé đánh giá việc truy tố của VKS
là có căn cứ hay không Trong quá trình chuẩn bị xét xử Thâm phán xem xét hoàncảnh, nhân thân, tính chất, mức độ của hành vi mà bị can thực hiện để áp dụng, thay
đôi, huỷ bỏ, biện pháp ngăn chặn; xem xét các yếu tố cầu thành tội phạm, các tình tiết
định tội, tình tiết định khung để xác định VKS truy tố có phù hợp với tính chat, mức độhành vi phạm tội của bị can hay không, tội danh đã phù hợp chưa Trên cơ sở đó ranhững quyết định phù hợp Các quyết định của Toà án trong chuẩn bị xét xử sơ thâm
vụ án hình sự là căn cứ pháp lý dé dừng, tam dừng viéc giải quyết vụ án hay đưa vụ án
ra xét xử Khi đã quyết định đưa vụ án ra xét xử việc chuẩn bị xét xử giúp cho Thâmphan chủ động trong xét xử tại phiên toà do đã dự kiến được các van dé cần phải làmsáng tỏ, dự liệu được các tình huống có thê xảy ra và hướng giải quyết các van đề khókhăn đó Ngoài ra chuẩn bị xét xử cũng giúp cho Thâm phán có định hướng trong van
đề giải quyết vật chứng, xử lý van đề bôi thường Bang cách đó chuẩn bị xét xử sơthấm vụ án hình sự góp phần thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự:nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong tố tụng hình sự; nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm
các quyên cơ bản của công dân; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
Trang 18Y nghĩa xã hội: Chuan bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự góp phần đảm bảo côngbang xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Toà án, góp phan
đảm bảo uy tín của Cơ quan tư pháp nói chung và Toà án nói riêng Việc pháp luật quy
định Thâm phán trong thời hạn chuẩn bị xét xử có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nai vàyêu cầu của những người tham gia tố tụng đồng nghĩa với việc những người tham gia
tố tụng trong thời gian chuẩn bị xét xử có quyền đưa ra các yêu cầu, khiếu nại về thủtục t6 tụng, đưa ra các đề nghị liên quan đến quyền lợi của bản thân hoặc của ngườithân thích và nhận được kết quả giải quyết Day cũng là thời gian dé những người thamgia tố tụng chuẩn bị tâm lý tham gia phiên toà, sắp xếp thời gian, công việc để có mặttại phiên toa theo giấy triệu tập, mời luật sư dé bào chữa hay bảo vệ quyền lợi ích củamình hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết dé tự bào chữa, tự bảo vệ quyền lợi của bảnthân Thời gian chuẩn bị xét xử giúp người tham gia tố tụng không bị bất ngờ khi vụ
án được đưa ra xét xử và nhất là kết quả của việc xét xử là việc Toà án ra một bản án
trong đó các phán quyết ít nhiều đều có liên quan đến họ Giải quyết những yêu cau, dénghị của những người tham gia tố tung là đảm bảo cho quyên và lợi ích chính đáng củanhân dân, tạo lòng tin cho nhân dân vào hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụngnói chung, Toà án nói riêng, là yếu tố góp phần giúp các quy định của pháp luật đượcthực hiện một cách nghiêm túc đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công
Từ năm 1945 đến năm 1988, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật
tố tụng hình nói riêng trải qua nhiều giai đoạn phát triển Sau khi Cách mạng thángTám thành công khai sinh ra nước Việt Nam vào ngày 2/9/1945, ngày 13/9/1945 Chutịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 33C “Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự” theo
đó “sẽ lập một toà án quân sự ở Bắc Bộ: tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, NinhBinh; ở Trung bộ: tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam bộ: tại Sai Gòn, Mỹ Tho” là cơ
quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Ngày 09 tháng 11 năm 1946 Quốc
Trang 19hội khoá 1 đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoađây là bản Hiến pháp đánh dấu bước phát triển trong lịch sử lập pháp nước nhà Sau khiHiến pháp 1946 được thông qua, nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản mớitrong đó có văn bản quy định về tô chức Toà án như Sắc lệnh 19 ngày 16/02/1947, Sắclệnh 45 ngày 25/4/1947, Sắc lệnh 170 ngày 14/4/1948, Thông tư 314 ngày 19 tháng 7năm 1957 của Thủ tướng chính phủ về kiện toàn cơ quan tư pháp, Sắc lệnh 85 ngày22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và tô tụng quy định các van đề về t6 chức Toà
án, thâm quyền của các cơ quan tư pháp Tuy nhiên vấn đề chuẩn bị xét xử vụ ánhình sự nói chung và hình sự sơ thẩm nói riêng hầu như không có văn bản nào quy
định.
Từ năm 1959 đến năm 1988: Hiến pháp 1959 được ban hành, trên cơ sở đó năm
1960 Luật tổ chức toà án nhân dân cũng ra đời đánh dấu bước chuyên mới của lịch sửlập pháp nước nhà, nhưng giai đoạn nay các van đề tố tụng liên quan đến chuẩn bị xét
xử cũng chưa được coi trọng Năm 1988 BLTTHS đầu tiên được thông qua thì chuẩn bịxét xử sơ thâm vụ án hình sự mới được quy định chỉ tiết
Tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 chuẩn bị xét xử vụ án hình sự sơ thâm đượcquy định thành một chương riêng, chương XVI cụ thé như sau:
Về thời hạn chuẩn bị xét xử: theo khoản 2 Điều 151 BLTTHS 1988 thời hạn xét
xử đối với tội ít nghiêm trọng là bốn lam ngày, đối với tội nghiêm trọng là ba tháng ké
từ ngày nhận hồ sơ vụ án Đối với những vụ án phức tạp Chánh án Toà án có thé quyếtđịnh kéo dai thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá ba mươi ngày Sau khi đã cóquyết định đưa vụ án ra xét xử, phải mở phiên toà trong thời hạn mười lăm ngày; trong
trường hợp có lý do chính đáng thì có thê mở phiên toà trong thời hạn là ba mươi ngày
Đối với vụ án được trả lại dé điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lam ngày sau khinhận lại hồ sơ, Thâm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Quy định củaBLTTHS năm 1988 chỉ phù hợp với khái niệm tội phạm tại Điều § BLHS năm 1985,theo Điều luật này thì tội phạm được chia thành hai loại: tội phạm nghiêm trọng và tộiphạm ít nghiêm trọng Đến năm 1999 BLHS mới ra đời trong đó tội phạm được chialàm bốn loại là: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêmtrọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như tại
Trang 20Điều 151 BLTTHS năm 1988 đã không còn phù hợp, gây khó khăn trong tính thời hạnxét xử đối với các loại tội theo quy định của BLHS 1999 và đối với vấn đề áp dụngbiện pháp ngăn chặn là tạm giam vì “7ởi hạn tam giam dé chuẩn bị xét xử không đượcquá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại diéu 151 của Bộ luật này” (Điều 152BLTTHS 1988) Do vậy đến ngày 9/6/2000 Điều 151 đã được sửa déi theo hướng quyđịnh thời hạn xét xử đối với bốn loại tội cho phù hợp với BLHS năm 1999 và quy địnhnày về thời hạn không thay đổi khi BLTTHS năm 2003 được ban hành.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử Thâm phán phải ra một trong các quyết định: đưa
vụ án ra xét xử; trả hồ sơ dé điều tra bố sung; tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án Căn
cứ trả hồ sơ dé điều tra b6 sung được quy định tương đối cụ thể, đầy đủ tại Điều 154của Bộ luật và không thay đôi khi ban hành BLTTHS năm 2003 Căn cứ đình chỉ, tạmđình chỉ vụ án được quy định tại Điều 155 của BLTTHS năm 1988 với nộidung: “Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại điều135; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại các điểm3,4,5,6,7 điều 89 Bộ luật nay” Các căn cứ đình chỉ như quy định trên còn chưa đầy đủ,không thống nhất trong mối quan hệ với Điều 88 và Điều 156 trong Bộ luật này nên đãgây ra tranh cãi, và có sự áp dụng không thống nhất khi giải quyết các vụ án được khởi
tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng trước khi mở phiên toà người bị hại rút yêu cầukhởi tố (Điều 88) hay trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mởphiên toà (Điều 156)
Việc giao các quyết định, văn bản tố tụng cua Toa án trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử được quy định tại Điều 157 của BLTTHS năm 1988 Tuy nhiên điều luật chỉquy định việc giao các quyết định, việc gửi giay báo của Toa án cho những người thamgia tố tụng như bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa nhữngngười tham gia tố tụng khác mà không quy định Toà án phải gửi những quyết định đócho VKS cùng cấp, cho trại giam nếu bị cáo đang bị tạm giam do vậy ảnh hưởng đếnviệc thực hiện chức năng kiểm sát sự tuân theo pháp luật của VKS và công tác phốihợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
Trang 21Điều 158 BLTTHS 1988 quy định việc triệu tập những người cần xét hỏi đếnphiên toà Theo đó Tham phan căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử để triệu tập
họ đến xét hỏi tại phiên toà Quy định này được giữ nguyên trong BLTTHS 2003.1.2.2 Quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003 về chuẩn bị xét xử sơthẩm vụ án hình sự
1.2.2.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự được quy định tại Điều 176BLTTHS “Đây là khoảng thời gian theo quy định của pháp luật dé Toà án thực hiệncác hoạt động to tung và các công việc can thiết khác chuẩn bị cho việc xét xử vụ án taiphiên toà sơ thẩm đạt chất lượng và hiệu quả cao” Thời điểm bắt đầu tính thời hạnchuẩn bị xét xử là từ khi thụ lý vụ án, trường hợp tạm đình chỉ vụ án thì khi lý do tạmđình chỉ không còn nữa thời hạn xét xử được tính lại kế từ ngày Toà án tiếp tục giảiquyết vụ án Thời điểm kết thúc thời hạn xét xử trong trường hợp đặc biệt như: Thâmphán được phân công chủ toa phiên toà ra Quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung, vụ
án bị tạm đình chỉ, đình chỉ thì ngày ra quyết định là ngày kết thúc thời hạn chuẩn bịxét xử [40] Trong thời hạn này Thâm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm
vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tốtụng và tiễn hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà Thời hạn chuẩn bixét xử bao gồm thời hạn dé Tham phán được phân công chủ toa phiên toà ra các quyếtđịnh cần thiết và thời hạn để mở phiên toà theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử:
- Thời hạn dé Tham phán được phân công chủ toa phiên toà ra các quyết địnhcần thiết phụ thuộc vào tội danh mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị can: Trong thờihạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tộiphạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tộiphạm đặc biệt nghiêm trong Tham phán được phân công chủ toa phiên toà phải ra mộttrong những quyết định sau: đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ dé điều tra bổ sung, đình chihoặc tạm đình chỉ vụ án Đối với những vụ án phức tạp thời hạn có thể được Chánh ánToà án quyết định gia hạn Vụ án phức tạp là vụ án thuộc một trong các trường hợp: cónhiều bị can, phạm tội có tô chức hoặc phạm nhiều tội; liên quan đến nhiều lĩnh vựchoặc nhiêu địa phương; có nhiêu tài liệu, chứng cứ mâu thuân với nhau cân có thêm
Trang 22thời gian dé nghiên cứu, tong hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc dé tham khảo ýkiến của cơ quan chuyên môn [40] Khi thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại từ năm ngàytrở xuống mà Thâm phán được phân công chủ toạ phiên toà chưa ra được một trong cácquyết định như đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bé sung, đình chỉ hoặc tạmđình chỉ vụ án do vụ án phức tạp thì Thâm phán được phân công chủ toạ phiên toà báocáo với Chánh án dé ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử Việc gia hạn được
thông báo ngay cho VKS cùng cấp Thời gian gia hạn đối với tội phạm ít nghiêm trọng
và nghiêm trọng tôi đa là mười lăm ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệtnghiêm trọng tối đa là ba mươi ngày Trường hợp ngoại lệ là các vụ án được trả lại déVKS điều tra bố sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ vụ án,Thâm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử,thời hạn này áp dụng chung cho cả bốn loại tội mà không có sự phân biệt, nghĩa làkhông được tính lại từ đầu
- Thời hạn mở phiên toà ké từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử là mườilam ngày, trong trường hợp có ly do chính dang thời hạn nay là ba mươi ngày.
Như vậy thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa đối với tội ít nghiêm trọng là hai thángmười lăm ngày (30+15+30), đối với tội phạm nghiêm trọng là ba tháng (45+15+30),tội rất nghiêm trọng là bốn tháng (60+30+30), tội đặc biệt nghiêm trọng là năm tháng
(90+30+30).
1.2.2.2 Những việc tiễn hành sau khi thụ ly sơ thẩm vụ án hình sự
Sau khi thụ lý, hồ sơ vụ án được Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án phâncông Thâm phán giải quyết vụ án và phân công Thu ký toà án tiễn hành tố tụng đối với
vụ án đó BLTTHS không quy định việc phân công người tiễn hành tố tụng tại giaiđoạn xét xử thực hiện băng hình thức nào, do vậy có nhiều hình thức phân công nhưbằng quyết định phân công, bằng miệng, bằng lịch xét xử, ghi tên người tiễn hành tổtụng vào bìa hồ sơ Thâm phán được phân công sau khi nhận hồ sơ phải tiến hành việcnghiên cứu ngay dé làm rõ cả về thủ tục tố tụng và nội dung vụ án, xem xét, giải quyếtcác khiếu nại và yêu cầu của người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cầnthiết cho việc mở phiên toà Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Tham phán được phân công
chủ toạ phiên toà phải nghiên cứu đây đủ toàn diện các tài liệu có trong hô sơ vụ án
Trang 23một cách có hệ thống, trước hết nghiên cứu từng tài liệu riêng lẻ sau đó so sánh, tonghợp các tài liệu, chứng cứ khác dé tìm ra mối liên hệ, sự phù hợp hoặc mâu thuẫn giữachúng Khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, Thâm phán phải làm sáng tỏ các vấn đề sau: Vụ
án có thuộc thấm quyền của Toa án cấp mình hay không: có cần chuyền vu án, táchnhập vụ án không: can thiết áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn nào đốivới bị cáo; hành vi của bị cáo có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm không, tội danh vàđiều khoản BLHS mà VKS truy tố có phù hợp không: có cần xử lý vật chứng hoặc ápdụng biện pháp bảo đảm việc bồi thường trước khi xét xử không: có căn cứ để đưa vụ
án ra xét xử, trả hồ sơ dé điều tra bố sung, tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án không Khinghiên cứu hồ sơ vụ án, Thâm phán phải lưu ý các vấn đề sau: Trong số các bị can bịtruy tố có bị can nào bị truy tố về tội theo khung hình phạt cáo nhất là tử hình không ?
có thuộc trường hợp có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hay không ? Nếu thuộc mộttrong các trường hợp này thì khi ra quyết định đưa vụ an ra xét xử, Hội đồng xét xửphải gồm hai Thâm phán và ba Hội thẩm nhân dân và cần bảo đảm quyền bào chữa cho
bị cáo bị truy tố về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình Trường hợp trong vụ án
có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội thì Hội đồng xét xử phải có người là giáoviên hoặc làm công tác Đoàn thanh niên và phải có người bào chữa; nếu bị can là người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chat thì cần bảo đảm quyền bào chữa cho họ
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Tham phán phải ghi chép tóm tắt nhữngchứng cứ xác định có tội và không có tội; tổng hợp các chứng cứ về vụ án Việc ghichép này giúp cho Thâm phán nắm vững các tình tiết của vụ án, xác định đúng thànhphần cần triệu tập tham gia phiên toà, lập kế hoạch xét hỏi, dự thảo phần đầu bản án,đồng thời dự liệu được các tình huống để chủ động trong quá trình xét xử vụ án tạiphiên toà Tham phán phải xác định và đánh giá các chứng cứ có trong hồ sơ một cáchtoàn diện, khách quan với tinh thần trách nhiệm cao
1.2.2.3 Các quyết định của Toà án trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự.
Trong thời hạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải ra một trong các quyếtđịnh, trong đó có quyết định nhằm bảo đảm cho việc xét xử đạt kết quả tốt như: Quyếtđịnh áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, Quyết định đưa vụ án ra xét
Trang 24xử; có quyết định bảo đảm chứng cứ cho việc xét xử như: trả hồ sơ điều tra bổ sung: cóquyết định dé tạm dừng giải quyết vụ án hoặc dừng han việc giải quyết vụ án như: tạmđình chỉ hoặc đình chỉ vụ án Khi ra các quyết định này phải tuân theo những quy địnhcủa BLTTHS và quyết định được thé hiện dưới hình thức là một văn ban theo mẫu quyđịnh [17,tr 136].
*Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn nhữnghành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh phápluật hoặc có hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án[12,201] Do đó Điều 177 BLTTHS quy định sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thâm phánđược phân công chủ toa phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đôi hoặc huỷ
bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đôi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam doChánh án hoặc Phó Chánh án Toà án quyết định Các biện pháp ngăn chặn được quyđịnh tại Điều 79 BLTTHS bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cắm đi khỏi nơi cư trú, bảolĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá tri dé bảo đảm Trong các biện pháp ngăn chặn kê trên,
ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự Toà án chỉ có thé áp dụng, thay đôi,huỷ bỏ các biện pháp bắt, tạm giam, cam đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc taisản có giá trị để bảo đảm Toà án áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp bị canchưa bị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát áp dụng bất kỳ một biện pháp ngăn chặn nàohoặc đã bị áp dụng nhưng đến thời điểm Toà án thụ lý thì biện pháp đó đã bị huỷ bỏ.Toa án thay đôi biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng là việc buộc bị can phải chịumột trong các biện pháp ngăn chặn khác được quy định tại Điều 79 BLTTHS thay chobiện pháp mà Cơ quan điều tra hay VKS đã áp dụng Toà án huỷ bỏ biện pháp ngănchặn là trường hợp khi thụ lý hồ sơ vụ án bị can đang bị áp dụng một trong các biệnpháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS nhưng thấy không cần thiết phải ápdụng biện pháp ngăn chặn nữa Toà án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đang
áp dụng không buộc bị can phải chịu bất kỳ một biện pháp ngăn chặn nao
Về biện pháp tạm giam: thâm quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ thuộc vềChánh án hoặc Phó chánh án toà án vì vậy Thâm phán sau khi nhận hồ sơ vụ án nếuthấy có căn cứ tạm giam quy định tại Điều 88 BLTTHS phải báo cáo Chánh án hoặc
Trang 25Phó chánh án dé quyết định Biện pháp này chi được áp dụng trong những trường hopnhư: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc trường hợp
bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định
hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thé trốn hoặc cản trở việcđiều tra, truy tố xét xử hoặc có thé tiếp tục phạm tội Đối với các trường hợp bị can, bicáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba sáu tháng tuôi, người già yếu, người
bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng thì chỉ áp dụng biện pháp tạm giam khi bị can, bị
cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; đã được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố,xét xử; bị can bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằngnếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia Biện pháptạm giam được áp dụng trong trường hợp bị can, bị cáo chưa bị tạm giam hoặc đang bịtạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết Biện pháp tạm giam được thay đổi trong trườnghợp bi can bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thay không cân thiết tiếp tục tạm giam
bị can, bị cáo mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như cắm đi khỏi nơi cư trú,bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có gia tri dé bao dam Bién pháp tạm giam được huỷ bỏtrong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếptục tạm giam và cũng không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hay trong
trường hợp vụ án bị đình chỉ.
Đối với thời hạn tạm giam: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử không được quáthời hạn chuẩn bị xét xử như quy định tại Điều 176 BLTTHS và hướng dẫn tại Nghịquyết số 04/2004/NQ — HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thâm phán TAND tốicao Thời hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng là ba mươi ngày, tội phạmnghiêm trọng là bốn mươi lăm ngày, tội phạm rất nghiêm trọng là hai tháng, tội phạmđặc biệt nghiêm trọng là ba tháng ké từ ngày thu ly vụ án Trường hop trong một vụ án
có nhiều bị can bị truy tô về nhiều tội phạm khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng,rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trong) thì thời hạn tạm giam đối với từng bị cankhông được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội nặng nhất mà bị can đó bị truy tố,
đối với trường hợp một bị can phạm nhiều tội phạm khác nhau thì thời hạn tạm giam
được tính theo thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy
Trang 26tố Cách tinh thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm được hướngdẫn cụ thé trong Nghị quyết 04/2004/NQ — HĐTP ngày 05/11/2004 như sau: đối với bịcan đang bị tạm giam mà khi nhận hồ sơ thời han tạm giam còn lại dưới năm ngày vàxét thay cần thiết tiếp tục tạm giam bị can thì Tham phán được phân công chủ toa phiêntoà đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án ra lệnh tạm giam Thời hạn tạm giamtrong trường hợp này được tính từ ngày nhận hồ sơ vụ án và không quá bốn mươi lămngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, hai tháng đối với tội nghiêm trọng, hai thángmười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và ba tháng mười lăm ngày đối vớitội phạm đặc biệt nghiêm trọng Đối với bị can đang bi tạm giam ma thời han tạm giamcòn lại trên năm ngày nếu xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (bị cáo) thì Thâmphán được phân công chủ toạ phiên toà đề nghị Chánh án, Phó chánh án Toà án ra lệnhtạm giam Thời hạn tạm giam trong trường hợp này tính từ ngày kế tiếp ngày tạm giam
cuối cùng ghi trên lệnh đó Thời hạn này không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử được
quy định đối với từng loại tội
Đối với bị can, bị cáo tại ngoại, nếu sau khi nhận hồ sơ vụ án hoặc trong quátrình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thâm phán được phân công chủ toạ phiên toà xét thấycần thiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ thì báo cáo Chánh án hoặc Phó chánh
án Toà án ra lệnh bắt và tạm giam Thời hạn tạm giam tính từ ngày bat dé tạm giam vàcũng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử
Trong trường hợp gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử mà thời hạn tạm giam đã gầnhết nếu “xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam thì Chánh án Toà án có quyền ra lệnhgiam tiếp Thời hạn tạm giam trong trường hợp này không quá mười lăm ngày đối vớitội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối vớitội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Trường hợp bị cáo đang
bị tạm giam mà tính đến ngày mở phiên toà mà thời hạn tạm giam không còn (kế cảthời gian gia hạn), Thâm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải đề nghị Chánh
án, Phó chánh án toà án ra lệnh tạm giam Thời han tạm giam được tính ké từ ngày tiếptheo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh giam trước đó cho đến khi kết thúc phiên toà;
cụ thé cần ghi “Thời hạn tạm giam ké từ ngày tháng năm cho đến khi kết thúcphiên toà sơ thâm”[40] Biện pháp tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất,
Trang 27ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền và lợi ích thiết thân của bị can, bị cáo đồng thời ảnhhưởng tới tiến trình giải quyết vụ án nên Thâm phán cần nghiên cứu kỹ nội dung vụ án,các yêu tố ảnh hưởng khác trước khi đề xuất việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biệnpháp ngăn chặn này.
Những biện pháp ngăn chặn khác như cắm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiềnhoặc tài sản có giá trị dé bảo đảm, thâm quyền áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ thuộc vềChánh án, Phó chánh án, Tham phán chủ toạ phiên toà
Về biện pháp cam đi khỏi nơi cư trú theo Điều 91 BLTTHS được áp dụng đốivới bi can bi cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệutập của Cơ quan tiễn hành tố tụng Người ra lệnh cắm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo
về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền cấp xã nơi bị cáo cư trú và giao bị can,
bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn quản ly Bi can, bị cáo phải làm giấy cam
đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi tronggiấy triệu tập Trong trường hợp có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thìphải có sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị tran nơi người đó cư trú và phải cógiấy phép của cơ quan áp dụng biện pháp ngăn chặn đó Bị can, bị cáo vi phạm lệnhcam đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
Về biện pháp bảo lĩnh theo Điều 92 BLTTHS được áp dụng để thay thế biệnpháp tạm giam trong những trường hợp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.Điều kiện áp dụng với biện pháp này khi có cá nhân hoặc tô chức nhận bảo lĩnh cho bịcan, bi cáo, các cơ quan tiễn hành tố tụng căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo sẽ quyết định cho họ đượcbảo lĩnh Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can bị cáo phải là người có tư cách phẩm chấttốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyềnđịa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc Cá nhân
có thé nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợpnày phải có it nhất hai nguoi Tổ chức có thé nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành
viên của tô chức mình Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhậncủa người đứng đầu tô chức Trách nhiệm của cá nhân, tô chức nhận bảo lĩnh là phải
làm giây cam đoan không đê bi can, bi cáo tiép tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt cua
Trang 28bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của co quan tiến hành tố tụng Trường hợp vi phạmnghĩa vụ đã cam đoan, cá nhân, tô chức nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm, bi can, bi
cáo được nhận bảo lĩnh sé bi áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trỊ để bảo đảm theo Điều 93 BLTTHS:đây là biện pháp thay thế biện pháp tạm giam, các cơ quan tiễn hành tô tụng căn cứ vàotính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân, tình trạng tài
sản của bị can, bị cáo dé quyét dinh cho ho dat tién hoac tai san co gia tri dé bao dam
sự có mat cua ho theo giấy triệu tập Quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trỊ
dé bao đảm phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành Cơ quan ra quyếtđịnh về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dé bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ lượngtiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can, bị cáo một bản Trongtrường hợp khi được cơ quan tiễn hành tố tụng triệu tập mà bị can, bị cáo văng mặtkhông có lý do chính đáng thì số tiền hoặc số tài sản đặt sẽ bị sung công quỹ Nhà nước
và bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng một biện pháp ngăn chặn khác Trường hợp bị can, bị
cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng trả lạicho họ số tiền hoặc số tài sản đã đặt [32.tr79]
* Quyết định trả hô sơ dé điều tra bồ sung
Theo Điều 179 BLTTHS Tham phán ra quyết định trả hồ sơ cho VKS dé điềutra b6 sung trong những trường hop sau đây:
Trường hợp 1: Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án
mà không thé bé sung tại phiên toà được Theo hướng dan tại thông tư liên tịch SỐ01/2010/TTLT ngày 27/8/2010 giữa VKSND tối cao, Bộ Công an, TAND tối cao thìcác chứng cứ đó bao gồm:
+ Chứng cứ dé chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra hay không, là chứng cứxác định hành vi xảy ra đó có đủ yếu tố cầu thành tội phạm cụ thể được quy định trong
BLHS hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (phòng vệ chính đáng,
tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, quan hệ dân sự, kinh tẾ, vi phạm hành chính );
+ Chứng cứ chứng minh thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi
phạm tội, nó xác định nếu có hành vi phạm tội thì hành vi đó xảy ra vào thời gian nào,
ở đâu, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;
Trang 29+ Chứng cứ dé chứng minh ai là người thực hiện hành vi phạm tội, tức xác địnhmột con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;
+ Chứng cứ xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi haykhông có lỗi; nếu có lỗi thì là lỗi cố ý hay vô ý
+ Chứng cứ chứng minh năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, xác định khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
đã đủ tuôi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa, có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnhkhác làm mắt khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi hay không và nếu
có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tô tụng nào;
+ Chứng cứ chứng minh mục đích, động cơ phạm tội là chứng cứ xác định người thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động co gì và trong trường hợp mục
đích động cơ phạm tội là yếu tố tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc là yếu tố của cấuthành tội phạm hoặc là tình tiết định khung hình phạt;
+ Chứng cứ dé chứng minh tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sựcủa bị can, bị cáo: xác định bị can bị cáo có tình tiết giảm nhẹ TNHS nào theo quy địnhcủa Điều 46 BLHS hay có những tình tiết tăng nặng TNHS nào quy định tại Điều 48BLHS hoặc tình tiết định khung hình phạt hay không;
+ Chứng cứ chứng minh đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo: xác định lý lịch
tư pháp của bị can, bị cáo;
+ Chứng cứ đánh giá tính chất, hậu quả (vật chất và phi vật chất) của hành vi
phạm tội trong việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt;
+ Chứng cứ khác mà thiếu chứng cứ đó thì không đủ căn cứ dé giải quyết vụ ánnhư: chứng cứ xác định tuổi của bị can, bị cáo, người chưa thành niên, tuổi của người
bị hai là trẻ em; chứng cứ chứng minh vai trò, vi trí của từng bị can, bi cáo trong trườnghợp đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức
Trường hợp 2: Khi có căn cứ dé cho rang bị cáo phạm tội khác hoặc có ngườiđồng phạm khác cụ thể là các trường hợp: VKS truy tố bị can về một hay nhiều hành
vi, nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can, bị cáo đã thực hiệncau thành một hay nhiều tội khác với tội mà VKS truy tố (định tội danh không đúng);Ngoài tội phạm đã bị truy tố, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có căn cứ dé
Trang 30khởi tổ bị can, bị cáo về một hay nhiều tội khác (bỏ lọt tội phạm) Trường hợp thứ ba làchứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy ngoài bị can, bị cáo đã bị truy tổ còn có ngườiđồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa đượckhởi t6 bị can Không trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp việc điều tra đãđầy đủ, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thay hành vi của bi can, bi cáo đã thực hiện cauthành một hay nhiều tội khác với truy tố của VKS nhưng TA có thé xét xử tương ứng
băng hay nhẹ hơn hoặc ít tội hơn số tội mà VKS truy tố Ngoài ra không trả hồ sơ đểđiều tra bé sung trong trường hợp đã có quyết định tách vụ án [46]
Trường hợp 3: Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tô tụng: Vi phạm nghiêm trọngthủ tục tô tụng là trường hợp BLTTHS quy định bắt buộc tiễn hành hoặc tiễn hành theomột thủ tục tô tụng đó nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành tổ tụng bỏ quahoặc thực hiện không đúng, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bi can, bi cáo,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan
đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn điện [40] Nhữngtrường hợp được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục t6 tụng hình sự là:
+ Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của BLTTHS phải có sự phêchuẩn của VKS, nhưng đã không có phê chuẩn của VKS hoặc việc ký lệnh, quyết định
tố tụng không đúng thâm quyền;
+ Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo trong trường hợp bị cáo
là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, hay trườnghợp bị can, bi cáo bi truy tố về tội phạm có khung hình phạt cao nhất là tử hình;
+ Xác định không đúng tư cách tham gia tố tung của người tham gia tô tụngtrong quá trình điều tra, truy tố dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ich hợp
Trang 31+ Không giao các lệnh, quyết định tố tụng cho bị can, bị cáo theo đúng quy địnhcủa pháp luật xâm phạm đến quyền bào chữa của bi can, bi cáo;
+ Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can, chưa xác định được những đặc điểmquan trọng về nhân thân của người có hành vi phạm tội như: tuổi, tiền án, tiền sự;
+ Không có người phiên dich cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họkhông sử dụng được tiếng Việt hoặc họ là người câm, điếc theo quy định tại Điều 61BLTTHS;
+ Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiễn hành tố tung trongcác trường hợp: Người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch đồng thời
là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến vụ án, là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc
của bị can, bị cáo Có căn cứ rõ ràng khác để cho răng họ không vô tư trong khi làm
nhiệm vụ Người tiễn hành tổ tụng đã tham gia với tư cách là người bào chữa, ngườilàm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó Người giám định đãtham gia với tư cách người tiễn hành tố tụng, người bào chữa, người làm chứng, ngườiphiên dịch trong vụ án đó Người phiên dich đã tham gia với tư cách người tiến hành tốtụng, người bào chữa, người làm chứng, người giám định trong vụ án đó (Điều 42,60,61 BLTTHS);
+ Việc điều tra, thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự,thủ tục quy định của BLTTHS nên không có giá tri chứng minh trong vụ án hình sự;
+ Chứng cứ, tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trìnhđiều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt làm sailệch hồ sơ vụ án;
+ Việc điều tra, truy tố không đúng thâm quyền, trừ trường hợp cơ quan cóthâm quyền phân công điều tra vụ án cụ thể;
+ Có căn cứ dé xác định có việc mớm cung, bức cung, nhục hình trong quá trìnhtiến hành tố tụng hình sự làm cho lời khai của bi can không đúng sự that;
+ Khiếu nại, tổ cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác
không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng
đên quyên và lợi ích của họ;
Trang 32+ Những trường hợp khác nhưng phải ghi rõ trong quyết định trả hồ sơ dé điềutra bé sung.
Việc Toa án trả hồ sơ dé điều tra bố sung phải ra quyết định băng van ban và doThâm phán được phân công chủ toạ phiên toà ký Nội dung của Quyết định trả hồ sơđiều tra bổ sung ghi rõ số quyết định, ngày tháng năm và số lần trả hồ sơ (thứ nhất hoặcthứ hai) Trong phần nội dung phải ghi cụ thể “những chứng cứ quan trọng đối với vụán” cần phải điều tra bố sung, “tội phạm khác hoặc người đồng phạm khác” phải khởi
tố, truy tố hoặc “những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” cần được khắc phục và
nêu rõ các căn cứ pháp luật quy định tại một trong các điểm a,b,c khoản 1 Điều 179BLTTHS.
Không trả hồ sơ điều tra bổ sung trong trường hợp tuy có vi phạm thủ tục tốtụng nhưng không xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tô tụng haytrường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, nhưng đếnkhi truy tố xét xử bị can, bị cáo đã đủ 18 tuôi [46]
Điều 121 BLTTHS quy định số lần Toà án trả hồ sơ dé điều tra b6 sung khôngquá hai lần và chỉ ra quyết định trả hồ sơ dé điều tra b6 sung lần thứ hai trong trườnghợp những van đề yêu cầu điều tra bổ sung trong quyết định trả hồ so dé điều tra bổsung lần thứ nhất chưa được điều tra bổ sung hoặc tuy đã điều tra bổ sung nhưng chưađạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung xét thay cần điều tra bổ sung van đề mới[40] Thời hạn Toà án trả hồ sơ dé VKS điều tra bổ sung không quá một tháng (khoản 2Điều 121 BLTTHS)
* Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ an
Tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án được quy định tại Điều 180 BLTTHS Về Quyết
định đình chỉ vụ án: Đây là quyết định cham dứt mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án
Vụ án đã có quyết định đình chỉ có hiệu lực pháp luật thì không được phục hồi điều tra,truy tố hoặc xét xử Trường hợp quyết định đình chỉ bị phát hiện là trái pháp luật thì sẽ
bị huỷ theo quy định của BLTTHS [19] Khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, Thâmphán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định đình chỉ vụ án trong nhữngtrường hợp sau đây:
Trang 33+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệmhình sự Tuổi chịu TNHS theo quy định tại Điều 12 BLHS là “người từ đủ 14 tudi
nhưng chưa đủ 16 tuôi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do
cô ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuôi trở lên phải chịu TNHS
về mọi tội phạm” Đây là yếu tố thuộc mặt chủ thé của tội phạm, những người chưa đếntuổi chịu TNHS thực chất là chưa thoả mãn yếu tố cầu thành tội phạm
+ Người mà hành vi của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệulực pháp luật về nguyên tắc một hành vi phạm tội chỉ bị xử lý một lần vì vay 0 bat ctrgiai doan t6 tụng nao từ khởi tố, điều tra, truy tô đến xét xử nếu phát hiện hành vi phạmtội đó đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật thì các cơ quantiễn hành tố tụng không được khởi tố, truy tố, xét xử, nếu đã đưa ra xét xử thì khôngđược kết án người có hành vi đó nữa (Bản án có hiệu lực pháp luật là bản án không cókháng cáo trong hạn mười lăm ngày, không có kháng nghị trong hạn ba mươi ngày kể
từ ngày tuyên án; Quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực là quyết định không có khángcáo, kháng nghị trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ghi trong quyết định)
+ Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Thời hiệu truy cứu TNHS là thời
hạn theo quy định của pháp luật ké từ khi thực hiện tội phạm sau một thời gian nhấtđịnh, nếu co quan tiến hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ thìkhông được truy cứu nữa Thời hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 23 BLTTHS lànăm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, mười nam đối với các tội phạm nghiêmtrọng, mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng, hai mươi năm đối với cáctội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra quyết định đình chỉ vụ án còn được ban hành khi tội phạm đã được đại xá;người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết; người bị hại rút yêu cầu khởi tố,VKS rút toàn bộ quyết định truy t6 trước khi mở phiên toà Khi ra quyết định đình chỉ
vụ án, nếu bị can đang bị tạm giam thì Tham phan được phan công chu toa phiên toa dénghị Chánh án hoặc Phó chánh án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp tam giam và trả tự docho bị can nếu họ không bị tạm giam về một tội khác Việc ra quyết định huỷ bỏ cácbiện pháp ngăn chặn khác không phải là tạm giam thuộc thâm quyền của Thâm phán
được phân công chủ toạ phiên toà.
Trang 34Thâm phán được phân công chủ tọa phiên toà ra quyết định tạm đình chỉ trongtrường hợp có các căn cứ quy định tại Điều 160 BLTTHS đó là: khi bị can bị tâm thầnhoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; chưa xácđịnh được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu
Ngoài ra theo Điều 180 BLTTHS Tham phán được phân công chủ toa phiên tòa
có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo nếu căn
cứ tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo
* Quyết định dua vụ án ra xét xử
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu thấy có đủ chứng cứ để xét xử mà không
có các căn cứ trả hồ sơ dé điều tra bố sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Thamphán được phân công chủ toa phiên toà ra quyết định đưa vụ an ra xét xử Trường hop
VKS đã điều tra bổ sung theo yêu cầu của Toà án và hoàn trả hồ sơ, nếu không cần
thiết phải trả hồ sơ điều tra bổ sung lần thứ hai, hoặc trường hợp VKS không bồ sungnhững van dé mà Toà án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tô thì Thâm phán
ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Cùng với quyết định truy tổ của VKS thì quyết địnhđưa vụ án ra xét xử là cơ sở dé mở phiên toà xét xử sơ thấm vụ án hình sự Nội dung
Quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 178 BLTTHS, là cơ sở để bị
cáo, người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, người bị hại có thể đề xuất thêmnhững người cần triệu tập dé xét hỏi tại phiên toà hoặc vật chứng cần đưa ra xem xétđồng thời là cơ sở dé họ thực hiện quyền dé nghị thay đổi những người tiễn hành tốtụng đảm bảo việc xét xử được khách quan Ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử còn
là căn cứ xác định thời hạn mở phiên toà sơ thâm “trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
có quyết định đưa vụ án ra xét xử Toà án phải mở phiên toà "(Điều 176 BLTTHS).Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nghềnghiệp, nơi cư trú của bị cáo; tội danh và điều khoản của BLHS mà VKS áp dụng đốivới hành vi của bị cáo; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà; xử công khai hay
xử kín; họ tên Tham phán, Hội thâm, Thư ký toà án; họ tên Tham phan du khuyét, Hội
thâm dự khuyết, nếu có; họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên kiểm sát viên
dự khuyết, nêu có; họ tên người bao chữa, nêu có; họ tên người phiên dịch, nêu có; họ
Trang 35tên những người được được triệu tập dé xét hỏi tại phiên toà; vật chứng cần đưa ra xemxét tại phiên toà.
1.2.2.4 Những việc tiễn hành sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Giao quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 182 BLTTHS:
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của
họ, người bào chữa chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên toà Việc giao quyếtđịnh được lập thành văn bản có chữ ký của bên giao, nhận Trong trường hợp xét xửvắng mặt bị cáo thì Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bao chữa hoặc
người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn được niêm yếttại trụ sở chính quyền xã, phường, thị tran nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của
bị cáo.
Triệu tập phiên toà: trên co sở danh sách những người tham gia tố tụng màTham phán quyết định triệu tập đến phiên toà, Thư ký toà án tiến hành giao giấy triệutập cho những người cần xét hỏi đến tham gia phiên toà
Đối với các vụ án được đưa ra xét xử lưu động, ngoài tiễn hành các công việcnhư đối với các vụ án được xét xử tại trụ sở Toà án, còn phải tiến hành một số các côngviệc khác như: Liên hệ với chính quyền địa phương nơi sẽ xét xử lưu động dé họp ban
về địa điểm xét xử, thông qua kế hoạch xét xử; phối hợp với Cơ quan công an địaphương và Cảnh sát hỗ trợ tư pháp lên phương án bảo vệ phiên toà, dẫn giải bị cáo; làmviệc với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình để tuyên truyền phục vụ cho công
tác chính trị của địa phương.
Kết luận chương 1Qua việc nghiên cứu những van đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hành
sự và nội dung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử có thể kếtluận như sau:
Chuẩn bị xét xử sơ thầm vụ án hình sự là khâu không thê thiếu của quá trình giảiquyết vụ án hình sự sơ thâm, trong giai đoạn này Toà án là chủ thể chính tiến hành cáccông việc nhằm đưa vụ án ra xét xử Công tác xét xử sơ thấm vụ án có được chính xác,khách quan, toàn diện hay không là phụ thuộc rất nhiều vào chuẩn bị xét xử Mục đíchchuân bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự là tạo các điêu kiện cân thiệt cho việc đưa vụ án
Trang 36hình sự ra xét xử ở cấp thứ nhất nên nó có ý nghĩa trong việc giúp cho Toà án cấp sơthâm nhận thức đúng đắn bản chất của vụ án từ đó đưa ra những quyết định phù hợpkhông chỉ là đưa vụ án ra xét xử mà còn có thé là tạm dừng việc xét xử (quyết định tạmđình chỉ vụ án) khi chưa đủ các điều kiện cần thiết hoặc cũng có thê là không đưa vụ án
ra xét xử (Quyết định đình chỉ vụ án) nếu không có đủ các điều kiện cần thiết hoặc xétthấy không cần thiết phải đưa ra xét xử
Các quy định về chuẩn bị xét xử trước khi BLTTHS 1988 ra đời hầu như không
có, năm 1988 khi BLTTHS ra đời các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình
sự chính thức được pháp điển hoá với những quy định tương đối đầy đủ đảm bảo hiệuquả của công tác giải quyết án hình sự Năm 2003 BLTTHS mới ra đời trên cơ sở kếthừa những thành tựu và khắc phục những thiếu sót của BLTTHS cũ, đồng thời nhiềuvăn bản hướng dẫn chỉ tiết ra đời đã làm cho các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thâm
vụ án hình sự hoàn thiện hơn rất nhiều giúp nâng cao rõ rệt hiệu quả giải quyết án hình
sự Tuy nhiên qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS về chuẩn bị xét xử sơ thâm
vụ án hình sự thì thấy rằng khâu chuẩn bị không chỉ được điều chỉnh bởi các quy địnhtrong một chương riêng biệt — Chương XVII BLTTHS mà còn phải áp dụng rất nhiềucác điều luật khác tại nhiều chương khác của BLTTHS như Chương VI, Chương VIII,
Chương XIV mới đạt hiệu quả cao.
Trang 37CHUONG 2 THỰC TIEN AP DỤNG QUY ĐỊNH CUA BLTTHS NĂM 2003 VECHUAN BỊ XÉT XU SƠ THÂM VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAOHIỆU QUA CUA HOAT ĐỘNG CHUAN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
2.1 Thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS 2003 về chuẩn bị xét xử
vụ án hình sự được ban hành đúng pháp luật, các biện pháp ngăn chặn được áp dụng,thay đổi, huỷ bỏ kịp thời đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, các côngtác chuẩn bị cho phiên toà về cơ bản đã đảm bảo các điều kiện cho phiên toà được mởđúng thời gian ấn định, không bị hoãn vì những lý do không đáng có Theo báo cáotổng kết của ngành Toà án thì tình hình giải quyết các vụ án hình sự sơ thâm trong sáunăm từ năm 2005 đến năm 2010 như sau:
- Năm 2005 Toà án cấp sơ thâm thụ lý 55.112 vụ, 91.205 bi cáo, đã chuyên hồ
sơ 100 vụ, 221 bị cáo; đình chi 267 vụ, 381 bị cáo, trả hồ sơ cho VKS dé điều tra bố
sung 3.949 vụ, 8.965 bị cáo; đưa ra xét xử 49.140 vụ, 77.974 bị cáo Tỷ lệ giải quyết
đạt 96,9%.
- Năm 2006 thụ ly 62.166 vụ, 103.733 bi cáo; đã chuyên hồ sơ 81 vụ, 162 bịcáo; đình chỉ 348 vụ, 488 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS để điều tra bé sung cho VKS 4.433
vụ, 9.931 bi cáo; đưa ra xét xử 55.841 vụ, 89.839 bị cáo Tỷ lệ giải quyết đạt 97,6%
- Năm 2007 thụ lý 61.813 vụ, 107.689 bị cáo; đã chuyển hồ sơ 93 vụ, 180 bịcáo; đình chì 228 vụ, 344 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS để điều tra bố sung 4.863 vụ,11.794 bi cáo; đưa ra xét xử 55.399 vụ, 92.260 bị cáo Ty lệ giải quyết đạt 98%
- Năm 2008 Toà án cấp sơ thâm thụ lý 64.381 vụ, 112.387 vu án; đã chuyển hồ
sơ 82 vụ, 175 bị cáo; đình chỉ 251 vụ, 365 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS dé điều tra bổ
Trang 38sung cho VKS 4.258 vụ, 10.057 bị cáo; đưa ra xét xử 58.449 vụ, 98.741 bị cáo Tỷ lệ
giải quyết đạt 97,9%
- Năm 2009 Toà án cấp sơ thâm thu lý 66.919 vụ, 117.867 bị cáo; đã chuyền hồ
sơ 43 vụ, 121 bị cáo; đình chỉ 757 vụ, 1.265 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổsung 4.229 vụ, 10.381 bi cáo; đưa ra xét xử 60.433 vụ, 102.577 bị cáo Ty lệ giải quyết
đạt 97,8%.
- Năm 2010 Toà án cấp sơ thẩm thụ ly 58.370 vụ, 101.986 bị cáo; đã chuyên hồ
sơ 213 vụ, 473 bị cáo; đình chỉ 288 vụ, 459 bị cáo; trả hồ sơ cho VKS dé điều tra bổ
sung 3.823 vụ, 9.213 bị cáo; đưa ra xét xử 52.595 vụ, 88.147 bị cáo Tỷ lệ giải quyết
đạt 97,5%.
Biểu đồ 2.1 Số lượng án sơ thẩm thụ lý giai đoạn 2005-2010
140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0
2006 2007 2008 2009 2010
—®— số vụ án thụ ly 55112 62166 61813 64381 66919 58370
91205 103733 107689 112387 117867 101986
—#— SO bi cáo
(Nguon: Vu thong ké tong hop TANDTC)
Qua kết quả thống kê của ngành Toà án, lay năm 2005 làm gốc, chúng ta dễ
dàng nhận thấy đồ thị 2.1 biểu diễn số số bị cáo và số vụ án hình sự sơ thâm thụ lý
trong kỳ nghiên cứu nằm trong xu hướng tăng So với năm 2005, số vụ án sơ thẩm thụ
lý năm 2006 tăng thêm 12,7% , số bị cáo tăng thêm là 13,7%, năm 2007 số vụ án tăng