Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phầnđược di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sảncủa người lập di chúc thì phần di
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÀO THỊ THẢO
Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Huệ
HÀ NỘI - 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thựctiễn, được sự giảng dạy, hướng dẫn của quý thấy cô và sự giúp đỡ, tạođiều kiện của cơ quan em đã hoàn thành luận văn thạc sĩ luật học Emxin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo — Tiến sĩ TranThị Huệ đã tận tình giúp dỡ em hoàn thành luận văn này Qua đây emcũng xin phép được gửi lời cảm ơn tới các thây cô giáo đã và đang giảngdạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong nhữngnăm học qua.
Kính chúc các thay cô luôn mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp
và cuỘc song
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2011
Tác giả luận văn Đào Thị Thảo
Trang 3MỤC LỤC
LOT MỞ ĐẦU -.2-55222222221222112211227112111221112211.11.112111.11 re 6CHƯƠNG I: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE DI TẶNG 5-: 101.1 Khái niệm di tặng - - - 1 221111221111 111 2111 1 111 1 1H kg nhện 101.2 Đặc điểm của di tặng -¿- 5 St SHT21121121 2112112111111 tre 121.2.1 Di tặng là một phân của di chúc «5c cccccetreEerkererkererkee Là1.2.2 Di tặng thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc 141.2.3 Di tặng không có tính chất đền bù - - St EEEErkerrrkerrkee 171.2.4 Di tặng chỉ phát sinh hiệu lực khi người di tặng chết 181.3 Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về di tặng 191.3.1 Giai doan trước Cách mạng thủng Tám I94Š sa 191.3.2 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay 211.4 Quy định về di tang theo pháp luật của một số quốc gia 231.4.1, Tron, BHúÚP THÔI Tạ TVÍẪ¡ cóc coi ben tan a canta cas nữ waa ng thân gi ng Nes KR Sân 23 1.4.2 Trong Bộ luật dân sw của Cộng hòa Pháp «<< <<<<<5 23 1.4.3 Trong Bộ luật dân sw Nhật BảH - Gà HH re 26 1.4.4 Trong Bộ luật dân sự và thương mại Thai Lan << <+<<+ 271.5 Ý nghĩa các quy định của pháp luật về di tặng 2 csecs¿ 27CHUONG II: CÁC YEU TO PHÁP LY CUA DI TẶNG - - 5-5-5: 302.1 Chủ thể của di tặng - 5+ St x1 1511111111111 1111111111 1x re 30DDD NV nen e 30 aeu:lurltx lÍ (ID NEIÏE HH WE TORE, co» toa ssn assis hố Lan Ga ta gui AAA ta RIAL King giàu BAAS RAS RARER RB 352.2 Đối tượng của di tặng 5c ST c1 EE1211211121121111 11111111 xe 472.3 Hinh0) 0)0((0 00) 0 52 2.4 Phạm Vi Gi tặng - - TS HH HH ket 552.5 Thời điểm có hiệu lực của di tặng - eseesesesteseseseesteees 612.6 Mối quan hệ giữ phan di sản dành cho di tặng với các thành phần kháccủa di sản thừa kế 5:-222c2 2x22 2211221122112 632.7 So sánh giữa di tặng với hợp đồng tặng cho 5- 25c cxscsced 66CHUONG III: THUC TIEN GIAI QUYET TRANH CHAP VA MOT SO
PHUONG HUONG HOAN THIEN QUY DINH CUA PHAP LUAT VE DI
Trang 43.1 Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp về thừa kế nói chung 713.2 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế có liên quan đến di tặng 733.3 Một số phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về di tang 793.3.1 Can xây dựng các khái niệm cụ thể về di tặng, người di tang, người được diting trong BLDS 2005 ÿPERRRREERSEEh 793.3.2 Quy định về điều kiện dé người được di tặng được hướng di san thừa kế 793.3.3 Về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được di tặng 803.3.4 Về thời điểm xác lập quyên sở hữu doi với phan di tặng 813.3.5 VỀ người di ting bị tróc quyền hưởng di sản thừa kế 813.3.6 Quy định về quyên từ chối và thời han từ chối nhận di tặng của người//1/08//8/1//1-0700n0808080 Ầ.ẦÖ.ẦÖa 823.3.7 Về giới hạn phan di sản dành cho di fẶngg - 555cc 843.3.8 Quy định về thời hiệu khỏi kiện quyên hưởng di sản của người được di tặng
¬ 853.3.9 Về vấn dé hình thức của di fẶng 5-5 St ke EEeErkerrrkerrkee 85KET LUẬN - c5 S11 1E 1 11121211211 11011 11 111101111 111101111 1111011111111 tk grrreg 87DANH MỤC TẠI LIEU THAM KHAO - 2 55 E+E£E+E££EeEerEeEerxerered 89
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự: BLDS
Dân luật Bắc kỳ: DLBK
Dân luật Trung kỳ: DLTK
Quốc triều hình luật: QTHL
Hoàng Việt luật lệ: HVLL
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội ngàycàng trở nên đa dạng và phức tạp Vì thế, quyền và lợi ích hợp pháp của công dâncũng đòi hỏi được pháp luật bảo hộ ở mức độ cao hơn Dé đánh giá sự phát triểncủa một quốc gia không chỉ nhìn vào sự phát triển kinh tế của quốc gia ấy mà mộtđiều quan trọng khác là sự bảo hộ của pháp luật của quốc gia đó đối với cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân Do vậy, không chỉ xây dựng một quốc
gia mạnh về kinh tế mà Nhà nước ta đang ngày càng tạo điều kiện tốt nhất để
công dân được thực hiện quyền của mình một cách đầy đủ nhất Nhà nước cũngđang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật dé bảo hộ quyền và lợi ích hoppháp của công dân một cách tốt nhất
Với bản chất là một quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế nói chung dưới sự tác
động của nên kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú và pho biến trong đời
sông xã hội Vì vậy mà chế định về thừa kế có vị trí quan trọng trong hệ thốngpháp luật Việt Nam, dé điều chỉnh các quan hệ phức tạp phát sinh trong đời sống
Từ khi Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa 1946 ra đời cho
đến Hiến pháp năm 1992 hiện hành thì quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế củacông dân luôn được ghi nhận tại văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất này Các quy
định pháp luật về thừa kế ở nước ta không ngừng được hoàn thiện để đảm bảo ở mức
cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như việc giải quyết tranh chấp
trên thực tế ngày càng hiệu quả hơn
Chế định vê thừa kế hiện được quy định khá đầy đủ trong Phần thứ tư Bộluật dan sự 2005 Tuy nhiên cũng chưa thé dự liệu hết các trường hợp, tình huống
có thé xảy ra trên thực tế Điều này cũng do nhiều nguyên nhân, do quy định của
pháp luật về thừa kế giữa các quy phạm khác nhau, các văn bản khác nhau còn có
sự chưa thong nhất, dong bộ Mặt khác, công tác xét xử trên thực tiễn của các cap
Trang 7Tòa án cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng nhất định đến tình hình giảiquyết các tranh chấp về thừa kế nói chung.
Một trong những van đề còn khá mới mẻ được quy định trong Bộ luật dân
sự 2005 là van dé về “di tang” Thực tế các tranh chấp liên quan đến vấn dé disản dành cho di tặng xảy ra không nhiều nhưng khi xác định tư cách chủ thé được
nhận di tặng, quyền và nghĩa vụ của người được di tặng, phần di sản dành cho di
tặng được trích ra từ khối di sản của người chết dé lại còn nhiều khía cạnh pháp lý
mà pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thê về vấn đề này
Nghiên cứu về chế định thừa kế đã có rất nhiều các công trình của các nhànghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau của chế định này Tuy nhiên, di tặng là vấn
đề mới chỉ được quy định tại một điều luật trong Bộ luật dân sự 2005 Thông qualuận văn của mình, tác giả muốn làm rõ hơn cơ sở lý luận của các quy định phápluật về di tặng và thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến di tặng Trên
cơ sở yêu thích, tim tòi tác giả đã chọn đề tài: “Di tang — Một số vấn dé ly luận và
thực tiên ” đề làm luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về chế định thừa kế có rất nhiều công trình của các nhà nghiêncứu như: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”của TS Phùng Trung Tập, “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam” của
TS Trần Thị Huệ, “Thiva kế theo di chúc theo quy định cua Bộ luật dán sự ViệtNam” của TS Phạm Văn Tuyết, “Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật
dan sự Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Dién, Những công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học đã phân tích, đi sâu, làm rõ rất nhiều quy định của pháp luật
về thừa kế; những ý kiến và hướng hoàn thiện đúng đắn của những nhà nghiêncứu đã được pháp luật ghi nhận và có những điều chỉnh để các quy phạm về thừa
kế ngày càng hoàn thiện hơn
Trang 8Tuy nhiên di tặng- là một van đề mới được quy định trong Bộ luật dân sự
nên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về vấn đề này Với đề tài
“Di tặng — Một số van đề lý luận và thực tiễn” chúng tôi muốn đưa ra một cái
nhìn tông quát nhất và cơ bản nhất về vẫn đề mới này, giúp cho mọi người hiểu rõhơn quy định của pháp luật về di tặng, đưa ra một số yếu tố pháp lý khác của di
tặng cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp và một số hướng hoàn thiện các
quy định của pháp luật về di tặng
3 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu quy định của Bộ luật dân sự về di tặng, đối vớichủ thé của di tặng (người di tặng, người được di tặng )chúng tôi chỉ làm rõ cácchủ thé là các cá nhân, tô chức là người Việt Nam Với đề tài “Di tặng — Một SỐvấn đề lý luận và thực tiễn” chúng tôi chỉ tập trung làm rõ quy định cuả pháp luật
về di tặng, đưa ra một số yếu tố pháp lý của di tặng cũng như thực tiễn giải quyếtcác tranh chấp Trên cơ sở nghiên cứu một số quy định của pháp luật một số quốcgia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm, qua đó so sánh, đối chiếu và tìmgiải pháp cho các nhà lập pháp Việt Nam.
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo các quy định của pháp luật vềthừa kế nói chung và về di tặng nói riêng ở nước ta qua một sơ thời kỳ, cũng nhưpháp luật của một số quốc gia về di tặng, các sách chuyên khảo, các công trình khoahọc của các nhà nghiên cứu và các tài liệu chuyên ngành liên quan đến vấn đề này
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức chủ nghĩa Mác —Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Luận văn chủ yêu sửdụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lénin,phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh luật
4 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu quy định của pháp luật về di tặng, tác giả muốnlàm rõ một sô vân đê sau:
Trang 9- Làm rõ khái niệm di tặng và một số khái niệm liên quan đến di tặng các
đặc điểm cơ bản nhất của di tặng để phân biệt di tặng với các quy định pháp luật
khác trong chế định thừa kế;
- Làm rõ một số yêu tố pháp lý của di tặng để có cái nhìn tổng quát hơn vềvan đề di tặng ;
- Trong quá trình nghiên cứu nêu ra một số vấn đề còn thiếu khuyết trong
quy định của pháp luật về di tặng và đề xuất một số ý kiến, phương hướng hoàn
thiện quy định của pháp luật hiện hành về di tặng
5 Những điểm mới của luận văn
Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã đưa ra một số điểmmới về vấn đề di tặng:
- Xây dựng một số khái niệm liên quan đến vấn đề di tặng;
- Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quy định pháp luật về di tặng:
- Phân tích làm sáng tỏ các yếu tô pháp lý của quan hệ di tặng như: chủ thể,
đối tượng, hình thức, phạm vi, thời điểm có hiệu lực của di tặng:
- Đưa ra những điểm bat cập, thiếu khuyết trong quy định của pháp luật về
di tặng dé có định hướng hoàn thiện;
- Đưa ra một số định hướng dé hoàn thiện quy định của pháp luật về di tặng
6 Kết cầu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượckết cau gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về di tặng
Chương II: Các yếu tố pháp lý của di tặng
Chương III: Thực tiễn giải quyết tranh chấp và một số phương hướng
hoàn thiện quy định của pháp luật về di tặng
Trang 10họ cho những người thân thiết ruột thịt Việc những người chết dé lại đi sản chonhững người còn sống được điều chỉnh trong hầu hết pháp luật của các quốc gia trênthé giới Ở Việt Nam, chế định pháp luật về thừa kế là một chế định gồm các quyphạm pháp luật về thừa kế đã quy định tương đối đầy đủ các trường hợp phát sinhtrong đời sống thực tiễn Và di tặng cũng là một trong những quy phạm pháp luậtđược quy định trong chế định về thừa kế, quan hệ di tặng cũng là một quan hệ phápluật về thừa kế Quy định của pháp luật về di tặng chỉ được quy định trong một điều
ở Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) nhưng điều đó cũng thé hiện được sự tiến bộ và tínhnhân văn trong các quy định của pháp luật Điều 671- BLDS 2005 có ghi nhận:
1 Di tặng là việc người lập di chúc dành một phan di sản dé tặng cho ngườikhác Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2 Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phầnđược di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sảncủa người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng đề thực hiện phần nghĩa vụcòn lại của người này.”
Di tặng thường mang ý nghĩa kỷ niệm nhiều hơn, thé hiện ý nghĩa tinh thanhơn là các giá trị về mặt vật chất Điều 761 đã chỉ rõ “Di tặng là việc người lập dichúc dành một phần di sản để tặng cho người khác” Nghĩa là người chết đã địnhđoạt một phần tài sản trong khối di sản của ho dé tặng cho một hoặc một SỐ ngườimang ý nghĩa kỷ niệm, người được di tặng là những người mà người lập di chúcdành tinh cảm quý mến thân thương, mà không mang yếu tô nghĩa vụ hay yêu tố
Trang 11không tự nguyện trong đó Di tặng chỉ đơn thuần là sự thể hiện tình cảm của ngườilập di chúc muốn dành một phần tài sản của mình cho người mà họ quý mến, ngoài
ra nó không mang yếu tố vụ lợi hay vì một mục đích nào khác
“DI tặng” đã được các nhà làm luật sử dụng và đặt tên cho điều luật từ BLDS
1995 đến BLDS 2005 hiện hành, và không thay đổi bởi bản thân của từ di tặng đãtoát lên phần nào ý nghĩa an chứa trong đó Di tặng là từ ghép được ghép từ hai từriêng biệt là từ “di” và từ “tặng”.
Theo từ điển Tiếng Việt thì “di” là biểu hiện của sự chuyên động khỏi vị trínhất định thông qua sự tác động vào đó, “di” cũng có nghĩa là đời đi nơi khác, biểu
hiện của sự chuyển động từ nơi này đến nơi khác, “di” còn có nghĩa là sự truyền lai,
lưu lại, dé lại cho đời sau, thé hệ sau [27- T246, 247] Nhu vậy khái quát chung thì
“di” có nghĩa là sự dịch chuyền, sự thay đôi từ vị trí nay sang vi trí khác, từ nơi nay
đến nơi khác (sự thay đổi về mặt không gian), “di” còn có nghĩa là sự chuyên dich từthế hệ trước sang thế hệ sau (sự thay đổi về mặt thời gian) Từ “di” bản thân nó đãthê hiện tính động, tinh dịch chuyền, tinh không cô định
“Tang” có nghĩa là cho, là trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích dé tỏ lòngquý mến, trân trọng Từ “tặng” thường được sử dụng trong những trường hợp trangtrọng và thể hiện tình cảm quý mến của cả người tặng và người được tặng Do đókhông phải ngẫu nhiên mà các nhà làm luật đặt tên cho Điều 671- BLDS 2005 bằngmột từ “di tặng” rất ngăn gon mà day đủ ý nghĩa bao hàm trong đó “Di tặng là việcngười lập di chúc dành một phan di sản dé tặng cho người khác Việc di tặng tặngphải ghi rõ trong di chúc” Với ý nghĩa này thì “di tang” được hiểu là dùng một phan
di sản dé tặng cho người khác sau khi người di tặng qua đời
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường đại học Luật Hà Nội thì
di tặng là tặng di sản thừa kế thông qua di chúc, tài sản di tặng được trích từ tài sảncủa người để lại thừa kế [31- T50]
Như vậy có thé hiểu một cách khái quát: Di tang là việc người để lại di sảndành một phan trong số di sản dé tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ÿ
Trang 12nguyện trong di chúc có hiệu lực pháp luật Di sản dành cho đi tặng là phần tài sảncủa người chết đề lại, được trích từ khối di sản thừa kế, nhằm dịch chuyên cho ngườiđược di tặng.
Quyền di tặng của người lập di chúc (quyền định đoạt tài sản của người lập dichúc) xuất phát từ quyền sở hữu của người này đối với những tài sản của họ khi cònsống Quyên sở hữu là một chế định pháp lý, trong đó có quy định về các căn cứ xáclập, thay đổi và cham dứt quyền sở hữu, các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cácbiện pháp bảo vệ quyên sở hữu Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu, nó bao gồm:vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyên tài sản (Điều 163 BLDS 2005) và về nguyêntắc, chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữucủa mình (nhưng không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ thé khác, lợi íchchung) Một người là chủ sở hữu đối với tài sản nào đó nghĩa là họ có đầy đủ baquyền năng: quyên sở hữu, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu Pháp luật tôn trọng
và bảo vệ quyền sở hữu của mọi công dân đối với tài sản của họ, chủ sở hữu có toànquyền quyết định “số phận” tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, “Nhà nước bảo hộquyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”, Điều 58, Hiến pháp năm
1992 Đây là một trong những chế định pháp luật cơ bản- chế định về quyền sở hữuđược ghi nhận trong Hiến pháp, trong BLDS 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác.Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có ý nghĩa lớntrong đời sống của mỗi cá nhân do đó Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thégiới nói chung luôn luôn ghi nhận và bảo vệ quyền năng này trong các quy định củapháp luật Qua đó có thé thay rằng di tặng chính là sự thé hiện quyền định đoạt đốivới tài sản thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc
1.2 Đặc điểm của di tặng
1.2.1 Di tặng là một phần của di chúc
Di tặng là một phần của di chúc nên tài sản di tặng là một phần tài sản củangười lập di chúc để lại (gọi là đi sản sau khi người lập di chúc chết) Và đo đó hiệulực của việc di tặng phụ thuộc chặt chẽ, hữu cơ vào hiệu lực của di chúc Trước hệt
Trang 13phải khang định một lần nữa rang di tặng là một phan của di chúc và được người lập
di chúc chỉ định rõ trong di chúc Không thé có trường hợp di tặng bên ngoài di chúc,nội dung của di tặng nằm ngoài nội dung của di chúc bởi xuất phát điểm ban đầucủa di tặng là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc muốn dành một phan tài sảncủa minh dé tặng cho người khác và mang ý nghĩa quý mến, kỷ niệm nào đó Xét vềmặt hình thức thì di tặng cũng giống như các phần định đoạt tài sản khác mà ngườilập di chúc dé lại cho những người thừa kế Đó cũng là sự thé hiện ý chi của ngườilập di chúc muốn chuyên dịch tài sản của mình cho những người còn sống khác bởi
đó là tai sản thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc khi còn sống và do đó họ cóquyền định đoạt với những tài sản này Người lập di chúc thực hiện quyền của mình
va được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, cụ thé tại Điều 648, BLDS 2005 có quy định
về quyền của người lập di chúc “Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1 Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3 Dành một phần tài sản trong khối di sản dé di tặng, thờ cung; >,Như vậy ngoài quyền chỉ định người thừa kế, quyền phân định di sản thừa kế
và một số quyền khác thì theo khoản 3, Điều 648, BLDS 2005 nêu trên thì quyền đểlại di sản để di tặng của người lập di chúc được pháp luật ghi nhận một cách rõ ràngtrong một điều luật cụ thể Như đã phân tích ở trên quyền này cũng xuất phát từquyền của chủ sở hữu đối với tài sản của họ, vì là chủ sở hữu của những tài sản đónên pháp luật công nhận cho họ những quyền năng đối với tài sản và quyền định đoạttài sản là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu và hầu hết mọi chủ sở hữuđều sử dụng quyền năng này một cách rất phô biến trên thực tế
Về mặt nội dung thì di tặng chính là một bộ phận trong toàn bộ nội dung của
di chúc, du đó là di chúc miệng hay di chúc bằng van bản Dù là di chúc miệng hay
di chúc bằng văn bản thì khi có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo tính hợp pháp của
di chúc thì nó cũng sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật Cụ thể như trường hợp có ngườilập di chúc miệng và có đủ những người làm chứng, có đủ điêu kiện đê công nhận
Trang 14giá trị pháp ly của ban di chúc thì đương nhiên nếu có phan di tặng trong di chúcmiệng thì phần di tặng cũng có giá trị pháp lý như các nội dung khác của di chúcmiệng đó Tương tự, nếu có trường hợp sửa đổi, bố sung, thay thé hoặc hủy bỏ dichúc thì phần hiệu lực của di tặng sẽ được xác định theo hiệu lực của di chúc, cụ thê:Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổsung có hiệu lực pháp luật như nhau: “Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung
di chúc thì di chúc đã lập va phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu mộtphan của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung cóhiệu lực pháp luật” (khoản 2, Điều 662, BLDS 2005) Theo đó, nếu có phan di tặngtrong phan di chúc được bồ sung thì ca phan di tặng trong di chúc đã lập và phan ditặng trong phan di chúc bổ sung đều có hiệu lực pháp luật, nếu phan di tặng trongphan di chúc được bổ sung mâu thuẫn với phan với di tặng trong di chúc đã lập thichi phan di tặng trong phan di chúc bồ sung có hiệu lực pháp luật Đặc biệt nếu trongtrường hợp phan bổ sung của di chúc có phan về di tặng mà phan này lại mâu thuẫnvới nội dung nào đó của di chúc đã lập thì phần về di tặng trong phan di chúc bổsung vẫn có hiệu lực pháp luật Kết luận trên cũng dựa theo quy định của pháp luật
“nếu một phan của di chúc đã lập và phần bố sung mâu thuẫn nhau thì chi phần bồsung có hiệu lực pháp luật” Tương tự trong khoản 3, Điều 662, BLDS 2005 có quyđịnh về thay thế di chúc: “Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng
di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”, theo đó thì đương nhiên nội dung di tangtrong đi chúc bị hủy bỏ cũng sẽ bị hủy bỏ theo Tựu chung lại có thể thấy rằng ditặng là một phần của di chúc, là một nội dung của di chúc (đối với trường hợp trongnội dung của di chúc có phan di tặng) và do đó nội dung của di tặng không tách rờivới nội dung của di chúc.
1.2.2 Di tặng thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc
Theo quy định tại Điều 121, BLDS 2005: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặchành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự”, cụ thể di chúc là giao dịch dân sự một bên, là hành vi pháp lý đơn phương
Trang 15của người lập di chúc Theo đó di tặng là một phần nội dung trong toàn bộ nội dungcủa di chúc nên di tặng cũng thé hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc (người
di tặng) Di chúc cũng như di tặng đều thể hiện ý chí của một bên chủ thê - người lập
di chúc muốn chuyền dịch tài sản của minh cho người còn sông khi họ qua đời Theoquy định tại Điều 121, BLDS 2005 thì di tặng không thể là hợp đồng được vì xuấtphát bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng về quyền
và nghĩa vụ, nhưng ở đây di tặng là sự thé hiện ý chí của một bên — là bên lập di chúc
mà không có sự thể hiện ý chí của bên được di tang, mặc dù sau đó người được ditặng có quyền nhận hoặc từ chối nhận phan tài sản mà người chết di tặng cho họ
Di tặng thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc nên theo đó di chúc
và di tặng cũng bị chi phối bởi những nguyên tắc, những điều kiện liên quan đếngiao dịch dân sự Quan hệ thừa kế nói chung và quan hệ pháp luật di tặng nói riêng làmột loại quan hệ dân sự cho nên tham gia vào quan hệ này các chủ thê phải tuân thủcác nguyên tắc chung của pháp luật dân sự Tuy nhiên, do quan hệ thừa kế còn cóyếu tô tình cảm chi phối nên can phải có những nguyên tắc điều chỉnh riêng dé dambảo lợi ích của người thừa kế phù hợp với lợi ích chung của gia đình, dòng họ Mộttrong những nguyên tắc đó là nguyên tắc tôn trọng quyên định đoạt băng di chúc củangười dé lại thừa kế bởi di chúc là hành vi pháp lý đơn phương nhằm chuyền dich tàisản của người lập di chúc sau khi chết cho người khác còn sống Quyền lập di chúc
là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản nên pháp luật tôn trọng quyền lập dichúc của cá nhân.
Theo Điều 122, BLDS 2005 có quy định các điều kiện có hiệu lực của giaodich dan su:
Điều kiện thứ nhất là điều kiện về năng lực hành vi dân sự của người lập dichúc được quy định cụ thể tại khoản 2, 3, Điều 652 BLDS 2005, đối với người chưa
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi lập di chúc phải được lập thành vanbản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý, như vậy với trường hợpnhững người chưa đủ mười tám tuổi lập di chúc thì hình thức di chúc miệng sẽ
Trang 16không được pháp luật công nhận và không có giá trị pháp lý Trong trường hợp dichúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải đượcngười làm chứng lập thành văn bản va có công chứng hoặc chứng thực Di tặng làmột phan của di chúc nên năng lực hành vi dân sự của người di tặng cũng chính lànăng lực hành vi của người lập di chúc.
Điều kiện thứ hai là mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điềucấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Như đã phân tích ở trên thì di tặng làgiao dịch dân sự một bên nên mục đích và nội dung của di tặng phải đảm bảo điềukiện có hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự, do đó mục đích và nội dung của ditặng cũng không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Phápluật dành cho người lập di chúc được tự do định đoạt tài sản của mình và tôn trọngquyền lập di chúc của các cá nhân Tuy nhiên, như mọi quyền tự do khác của côngdân, quyền tự do định đoạt tài sản của công dân mà ở đây cụ thể là quyên lập di chúccủa công dân cũng sẽ bị điều chỉnh dé đảm bảo trật tự xã hội
Điều kiện thứ ba nữa dé đảm bảo hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự làđiều kiện về ý chí tự nguyện của các bên tham gia giao dịch dân sự, điều kiện nàyđược cụ thé ghi nhan tai khoan 1, Điều 652: “người lập di chúc minh mẫn, sảng suốttrong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép” Theo đó di tặng cũng
phải được lập di chúc trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép Nguyên tắc tự do, tự nguyện trong các giao dịch dân sự- đó là nguyên tắc
cơ bản, quan trọng xuyên suốt không chỉ trong các giao dịch dân sự mà còn trong cácquan hệ dân sự nói chung Cả bên di tặng và bên nhận di tặng đều thé hiện ý chí tự
do, tự nguyện đối với việc đi tặng và việc nhận di tặng Không có sự cưỡng ép, lừa
dối, giả tạo trong việc di tặng cũng như việc nhận di tặng Ý chí của người lập di
chúc đối với phan di tặng nói riêng và toàn bộ di chúc nói chung đều phải là sự tựnguyện của người lập di chúc Điều đó thể hiện ở quyền của người lập di chúc, cóquyền tự do định đoạt tài sản của mình, quyền này xuất phát từ quyền định đoạt củachủ sở hữu đối với tài sản của mình Quy định này không chỉ phù hợp về mặt pháp
Trang 17luật vì quyền tự do định đoạt, quyền thê hiện ý chí của công dân được pháp luật ghinhận và bảo vệ ở mức độ cao nhất mà còn phù hợp về đạo đức bởi di tặng và di chúckhông chỉ là sự di chuyền tai sản đơn thuần từ người chết cho những người còn sống
mà cao hơn nữa đó là tình cảm giữa con người với con người, là tình cảm thânthương giữa những người trong gia đình, giữa bạn bè mang ý nghĩa tinh thần đáng
trần trọng.
1.2.3 Di tặng không có tính chất đền bù
Di tặng không có tính chất đền bù, người được di tặng về mặt nguyên tắckhông phải dùng tài sản được di tặng dé thực hiện nghĩa vụ của người dé lại di chúc(nếu có) Như đã phân tích ở trên di tặng là giao dịch dân sự một bên- là hành vipháp lý đơn phương mà không phải là sự thỏa thuận giữa chủ thé di tặng và chủ théđược di tặng Ý nghĩa của quy phạm pháp luật về di tặng là mang giá trị về mặt tinhthần, là sự kỷ niệm mà người lập di chúc muốn di tặng lại cho người được di tặng màkhông đòi hỏi bất cứ điều kiện gì từ phía người được di tặng Người di tặng dànhmột phan tài san dé di tặng chỉ đơn thuần dé thé hiện tình cảm với những người cònsống hay dé giúp đỡ lẫn nhau hay kỷ niệm giữa những người dành tình cảm quý mếnđối với nhau mà người lập di chúc không vì mục đích người được nhận di tặng sẽthực hiện một nghĩa vụ nào đó cho mình Vì bản chất của di tặng không phải là sựthỏa thuận trong hợp đồng tặng cho, mà nó chỉ là sự thé hiện ý chí đơn phương củangười lập di chúc Người lập di chúc ghi nhận trong di chúc của mình phần tài sản
mà họ dành để di tặng cho người khác “Người được di tặng không phải thực hiệnnghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ
để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng
để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” Ở đây chúng ta tạm thời không
đề cập đến nghĩa vụ mà người chết để lại (như các khoản nợ mà người lập di chúcchưa trả khi còn sống) mà chỉ đề cập đến nghĩa vụ của người được di tặng đối vớingười di tặng khi họ được nhận di sản di tặng Người lập di chúc khi lập di chúc họ
tự do, tự nguyện thể hiện ý chí của mình, họ có quyền tự định đoạt đối với toàn bộ
Trang 18khối tài sản của mình Và đương nhiên họ có quyền định đoạt một phần tài sản trongkhối di sản ấy để di tặng, và điều mà tác giả muốn nhân mạnh ở đây là khi dé lại mộtphân tài sản dé di tặng thì người được di tặng không phải thực hiện bat cứ nghĩa vụ
gì đối với người di tặng Di tặng không phải là sự trao đối, không phải sự thỏa thuậngiữa các bên chủ thể nên cả bên di tặng và bên nhận di tặng đều không phải thựchiện nghĩa vụ đối với nhau Người được di tặng có quyền nhận hoặc từ chối nhận ditặng mà không phải thực hiện một nghĩa vụ nào từ việc nhận hay không nhận di tặng
đó, trừ khi toàn bộ di sản không đủ dé thực hiện nghĩa vụ Xuất phát từ các quy địnhcủa pháp luật về di tặng là thê hiện tính nhân văn trong truyền thống của người ÁĐông, người chết muốn tặng cho người còn sống một món quà, một kỷ vật nào đómang ý nghĩa tình cảm chứ không phải là nghĩa vụ của bất kỳ bên nào
Như vậy: do tính chất không có đền bù của di tặng, bởi không phải là sự thỏathuận giữa các bên chủ thể nên ngoài quyền nhận hoặc từ chối nhận di tặng củangười được di tặng thì cả bên di tặng và bên được di tặng đều không có nghĩa vụ đốivới nhau về mặt vật chất
1.2.4 Di tặng chỉ phát sinh hiệu lực khi người di tặng chết
Theo khoản 1- Điều 667 BLDS 2005 có ghi nhận di chúc có hiệu lực pháp luật
từ thời điểm mở thừa kế, mà thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có di sản chếthoặc được Tòa án xác nhận là đã chết Theo quy định trên thì thời điểm có hiệu lựccủa di chúc là thời điểm người lập di chúc chết hay nói cách khác di chúc chỉ phátsinh hiệu lực khi người lập di chúc chết Mà di tặng là một phần nội dung của dichúc, thời điểm có hiệu lực của di tặng phụ thuộc vào thời điểm có hiệu lực của dichúc nên theo đó di tặng cũng phát sinh hiệu lực khi người di tặng (người lập dichúc) chết
Người lập di chúc sẽ vẫn giữ tư cách là chủ sở hữu sản nghiệp của mình chođến thời điểm họ chết (thời điểm họ cham dứt tư cách chủ thé theo quy định củapháp luật) Khi người lập di chúc còn sống thì mặc dù họ đã lập di chúc và định đoạt
ý chí của mình trong đó đê dịch chuyên tài sản cho những người còn sông sau khi họ
Trang 19chết nhưng tại thời điểm người này còn sống thì di chúc vẫn chưa có hiệu lực phápluật, chỉ khi nào người lập di chúc chết thì di chúc đó mới phát sinh hiệu lực pháp
luật Khi người lập di chúc vẫn còn sống, mặc dù họ đã lập di chúc và định đoạt tài
sản cho những người được hưởng di sản từ khối di sản của mình nhưng tại thời điểmnày những người được chỉ định trong di chúc vẫn chưa có quyền sở hữu những tàisản này Mọi hành vi như bán, cầm có, thế chấp do những người được hưởng di sảnchỉ định trong di chúc thực hiện trên tài sản của người lập di chúc trước khi ngườilập di chúc chết đều vô hiệu vì đó là sự định đoạt dịch chuyển di sản của người lập dichúc chưa có hiệu lực pháp luật, đó là những hành vi sử dung tài sản của những
“người có khả năng” được hưởng di sản từ người lập di chúc nhưng tại thời điểm lập
di chúc quyền sở hữu tài sản vẫn không thuộc quyền sở hữu của những “người cókhả năng” được nhận di sản.
1.3 Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về di tặng
1.3.1 Giai đoạn trước Cách mang thang Tam 1945
* Thời kỳ phong kiến:
Ở thời kỳ phong kiến, chúng tôi xin phép chỉ đề cập tới hai Bộ luật lớn có ýnghĩa về mặt lịch sử và pháp lý là Bộ Quốc triều Hình luật (QTHL) và Bộ HoàngViệt luật lệ (HVLL)
- Bộ QTHL hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức ra đời vào thế kỷ XV dưới thờinhà Lê Đây là sự thành công lớn nhất về luật pháp dưới thời nhà Lê Đây cũng làthời kỳ để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử hình thành và phát triển của các triều đạiphong kiến Việt Nam Bộ QTHL là Bộ luật hình chính thống với 6 quyền, 13 chương
và về thừa kế được qui định tại chương “Điền sản” Trong Bộ luật có nhiều quy địnhchú trọng đến các van đề như thừa kế, chúc thư, quyền sở hữu hay quyên tài sản của
vợ chéng, Về van dé di tặng trong Bộ QTHL không có quy định cụ thé mà chỉthông qua một số quy định gián tiếp
- Bộ HVLL hay còn gọi là Bộ luật Gia Long ra đời vào thé kỷ XIX dưới thờinhà Nguyễn Bộ luật được soạn thảo xong năm 1812 va được ban hành vào năm
Trang 201815 Đây là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cô luật Việt Nam và là bộluật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam, trong đó vừa chứa đựng những điềuluật lại vừa chứa đựng những điều lệ [15- T55].
HVLL lại chú ý rất ít quy định liên quan đến những van đề như thừa kế, disản, quyền sở hữu, khế ước, văn tự mà chỉ quan tâm đến thuế, định phu, bán trộmruộng, chia gia tài, hôn nhân nam nữ Do vậy các quy định về thừa kế rất được đềcập đến trong Bộ luật này và cũng không có quy định nào về vấn đề di tặng
* Thoi kỳ Pháp thuộc
Trong thời kỳ này, các quan hệ dân sự tại ba miền Bắc, Trung, Nam của đấtnước ta được điều chỉnh băng ba bộ dân luật riêng Trong đó, pháp luật thừa kế chủyếu được qui định tại hai bộ luật: Bộ Dân luật Bắc kỳ (DLBK) năm 1931 và Bộ Danluật Trung ky (DLTK )năm 1936 Do yếu tố lịch sử, cho nên đặc điểm nỗi bật củahai bộ luật này là ý thức hệ phong kiến và sự ảnh hưởng nặng né của Bộ Dân luậtPháp năm 1804.
Trong Bộ DLBK và DLTK có quy định về vấn đề di tặng, tuy nhiên pháp luậtthời kỳ này có sự phân biệt giữa “sinh thời tặng dữ” với “di tặng nhân tử” Đối vớisinh thời tặng giữ được thực hiện khi người tặng cho còn sống và người được tặngđồng ý, trường hợp này dường như có nét tương đồng với hợp đồng tặng cho theoquy định của pháp luật Việt Nam hiện hành khi mà việc tặng giữ được thực hiện khingười tặng vẫn còn sống và người được tặng đồng ý nhận, nghĩa là các chủ thé cóviệc thỏa thuận giữa việc tặng và việc nhận Trong Bộ DLBK 1931 và DLTK 1936thì có ghi nhận rang sự tặng giữ không thé bị truất bãi trừ một số trường hop cụ thénhư: vợ hoặc chồng vi phạm đạo đức hoặc người vợ đã phạm vào một trong bay điều
“thất xuất” sau: không thé sinh con, dâm dat, khong tho cha me chồng, lắm điều,
trộm cắp, ghen tuông, có ác tật [23, T250] DLBK 1931, tại chương II- Điều thứ 330
có ghi nhận: “Phàm người lập chúc thư đã tặng giữ tài sản cho ai đến sau lại đoạnmại hoặc đánh đổi tat cả hay một phan tai sản ấy thì tức là bãi không tặng giữ cáiphân tài sản đã đoạn mại hoặc đã đánh đôi vê sau ay nữa, dù sự đoạn mại hoặc đánh
Trang 21đổi về sau ấy là vô hiệu và tài sản lại được hoàn nguyên về gia tài người lập chúc thưmặc lòng Nếu chỉ dem cầm cố điển mai mà thôi thì người được tặng giữ có thé ứngtiền ra dé trả nợ hoặc chuộc lại mà nhận lay cua tang Ấy” Như vậy thì sau khi đã lậpchúc thư tặng dữ một tài sản cho ai thì người lập di chúc không được rút lại tài sản
ay dé đoạn mai hoặc đánh đôi nữa, như vậy thì việc đoạn mại hay đánh đôi cũng vôhiệu đồng thời cũng không còn việc tặng g1ữ nữa, tài sản đó sẽ lại thuộc về khối giatài của người lập chúc thư.
Trong Bộ DLBK cũng ghi nhận những trường hợp người bị tuyên là khôngxứng đáng hoặc bị truất quyên thì cũng bị truất bãi việc hưởng khoản được tặng giữ:
“Khi nào người được tặng giữ lại bị tuyên cáo là không xứng đáng hoặc bị truấtquyền, thì các khoản tặng giữ trong chúc thư thuộc về người ấy sẽ bị bãi đi” (Điềuthứ 333, Bộ dân luật Bắc kỳ 1931) Trong Bộ DLBK đã chỉ rõ người nào bị truấtquyền hoặc bị tuyên là không xứng đáng sẽ không được hưởng di tặng nhưng trongBLDS Việt Nam 2005 chỉ quy định những người không được hưởng di sản đối vớinhững người thừa kế, còn với trường hợp về di tặng thì pháp luật Việt Nam hiện nayvẫn chưa có quy định cụ thé về van dé này nên còn nhiều quan điểm khác nhau Một
số quy định trong Bộ DLTK cũng có quy định về tặng giữ có điều kiện, Điều thứ 334quy định: “Người được tặng giữ mà không thi hành những điều kiện của người lậpchúc thư đã bắt buộc mình thì sẽ bị bãi mat của tặng giữ ay”
Đối với di tặng nhân tử, di tặng nhân tử chỉ có thé thực hiện được sau khingười được di tặng chết Người được di tặng có quyền sở hữu vat di tặng ké từ thờiđiểm nhận vật Trong trường hợp người được di tặng chết trước người dé lại di tặng thì
sự di tang đó không có hiệu lực thi hành Theo quy định của pháp luật thì di tặng mangtính chất cá nhân, theo đó người nao được chỉ định đích danh thì được thụ hưởng
1.3.2 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
Sau Cách mạng tháng Tám 1945 nước ta bị chia cắt nên không có văn bảnpháp luật thống nhất nào điều chỉnh về di tặng trên toàn quốc, chỉ đến khi BLDS
1995 được ban hành thì vấn đề di tặng mới được quy định
Trang 22Tuy nhiên trong Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972 cũng có một số quy định về ditặng: “Người thụ di đặc định được ân tặng một tài sản cá định hay một số tiền khôngphải gánh chịu công nợ của di sản Nhưng nếu sau khi thanh toán công nợ số tích sảncòn lại ít hơn so sánh với tong số các khoản di tặng của mỗi người sẽ phải giảm thiểutheo tỷ lệ ấy ” (Điều 597, Bộ dân luật Sài Gòn 1972) Qua quy định có thể thấy rằng
cả Bộ dân luật Sài Gòn và BLDS 2005 hiện hành đều ghi nhận quyền được di tặngcủa người dé lại di chúc và trong cả hai Bộ luật đều nêu rõ người được di tặng khôngphải chịu nghĩa vụ về tài sản (gánh chịu công nợ) mà người chết để lại Đây là mộtquy định rất hợp lý mà các nhà làm luật đã kế thừa được quy định này trong BLDS
2005 Như vậy cả Bộ dân luật Sài Gòn 1972 và BLDS 2005 đều gián tiếp ghi nhận ditặng không mang tính chất đền bù, người được di tặng không phải thực hiện thựchiện nghĩa vụ về tài sản đối với người di tặng vì người được di tặng không phải làngười thừa kế theo di chúc di sản mà người chết để lại Bộ dân luật Sài Gòn 1972còn ghi nhận: “Nếu sau khi thanh toán công nợ số tích sản còn lại ít hơn so sánh vớitổng số các khoản di tặng của mỗi người sẽ phải giảm thiêu theo tỷ lệ ấy”, với quyđịnh này thì gián tiếp chúng ta có thé hiểu rang cũng như BLDS 2005, Bộ dân luậtSài Gòn 1972 cũng ghi nhận rang phan di sản dé di tặng là phan di sản mà sau khi đãthanh toán, đã thực hiện hết các nghĩa vụ của người chết dé lại, phần di sản còn lạimới di tặng Nếu có nhiều khoản di tặng mà tổng số các khoản di tặng này lớn hơnphan di sản còn lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vu thì mỗi khoản di tặng séhưởng giảm đi tương ứng tỷ lệ Đây là một quy định tương đối cụ thể và rõ ràngtrong Bộ dân luật Sài Gòn 1975.
Ngoài ra, Điều 598 Bộ dân luật Sài Gòn còn quy định: “Người thụ di đặc địnhđược ân tặng một bat động san bị đề đương hay thé chấp mà phải trả nợ dé được giữlại bất động sản ấy sẽ được quyền đòi các thưà kế khác bồi hoàn” Theo quy định nàythì quyền của người được tặng cho được bảo vệ, tài sản tặng cho được giữ cho ngườiđược tặng cho Đề giữ lại tài sản tặng cho là bất động sản mà đang bị thế chấp thìmặc dù người được tặng cho phải trả nợ dé giữ lại tai sản nhưng các thừa kế khác
Trang 23phải bồi hoàn, nghĩa là xét đến cùng van dùng di sản của người dé lại di chúc dé trả
nợ và giữ lại tài sản tặng cho (trong trường hợp di sản của người chết vẫn còn saukhi đã thanh toán hết các nghĩa vụ)
Vấn đề di tặng lần dầu tiên chính thức được quy định trong BLDS 1995.BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều qui định: Di tang là việc người để lại disản dành một phần trong khối di sản dé tặng cho người khác, việc di tang được địnhđoạt trong di chúc Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối vớiphan được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ tài sản không đủ dé thanh toán nghĩa vụcủa người lập di chúc thì phần dùng di tặng cũng được dùng dé thực hiện phan cònlại của người này.
1.4 Quy định về di tang theo pháp luật của một số quốc gia
1.4.1 Trong pháp luật La Mã
Van đề về di tặng được pháp luật ở nhiều quốc gia ghi nhận, phải kê đến trướctiên có lẽ là những quy định trong pháp luật La Mã về các quy định dân sự nói chung
và quy định về thừa kế nói riêng Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa
kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, ngoài ra có hình thức thừa kế không phổbiến nữa là thừa kế theo lệnh của các quan Luật La Mã cũng ghi nhận di chúc là ýchí chủ quan của người có di sản định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khichết và cũng có quy định về di tặng Pháp luật La Mã ghi nhận di tặng là một phầncủa tài sản của người lập di chúc dành riêng cho một hoặc nhiều người Ở thời kỳđầu luật La Mã không hạn chế phần tài sản di tặng dẫn đến tình trạng lợi dung ditặng để trốn tránh nghĩa vụ Đến thời Justinian di tặng được quy định không quá 1⁄4tong di sản, di tặng không tính vào khối di sản Việc quy định di tặng không quá % disản là rất hợp lý và được pháp luật nhiều nước trên thế giới kế thừa Trải qua mấynghìn năm nhưng luật La Mã nói chung và các quy định về thừa kế nói riêng vẫn là
cơ sở, là nền tảng của pháp luật hầu hết các nước trên thé giới
1.4.2 Trong Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp
Trang 24van dé về di tặng cũng được ghi nhận trong Bộ luật dân sự của nước Cộnghòa Pháp một cách day du, chi tiết và dự liệu được rất nhiều van đề xảy ra trên thực
tế Cũng tương tự như BLDS 2005 của Việt Nam, BLDS của Pháp ghi nhận quyền tựđịnh đoạt của người lập di chúc, pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền này của cáccông dân: “Mọi người đều có thể định đoạt bằng di chúc để lập thừa kế hoặc để ditặng hoặc được gọi bằng bất cứ tên nào khác đề thê hiện ý chí của mình” (Điều 967,BLDS Pháp) Bộ luật dân sự Pháp quy định rất chặt chẽ về điều kiện của người đượctặng cho, về giới han phan tài sản được tặng cho, các trường hợp tặng cho bị hủybỏ, Đây là những quy định có giá trị tham khảo cho các nhà lập pháp Việt Nam.
BLDS Pháp có sự phân biệt giữa tặng cho lúc còn sống và tặng cho bằng dichúc, Điều 894 BLDS Pháp có ghi nhận: “Tặng cho lúc còn sống là một chứng thưtheo đó người tặng cho thực sự từ bỏ và không đòi lại vật tặng cho mà người đượctặng cho đã nhận” Về điều kiện năng lực chủ thể của người tặng cho được quy địnhtại Điều 901: “Muốn tặng cho lúc còn sống hoặc bằng di chúc thì tinh thần phải minhmẫn”, Điều 902: “Mọi người đều có thé định đoạt tài sản hoặc tiếp nhận tài sản bằngviệc tặng cho lúc còn sông hoặc bằng di chúc, trừ trường hợp bị pháp luật tuyên bố làkhông có năng lực định đoạt và tiếp nhận” Ngoài ra BLDS của Pháp còn quy địnhrất cụ thể về trường hợp di tặng cho người chưa sinh ra vào thời điểm được di tặng,người được tặng cho lúc còn sống phải đã thành thai lúc tặng cho, nêu được tặng chobằng di chúc phải đã thành thai vào lúc người để lại di sản chết Tuy nhiên việc tặngcho bang di chúc chỉ có hiệu lực pháp luật khi đứa trẻ sinh ra có thé sống được
Hiện nay ở Việt Nam, việc di tặng bao nhiêu trong khối di sản của người chết
dé lại vẫn chưa được quy định cụ thể và do đó còn nhiều quan khác nhau về van đềnay Tuy nhiên, BLDS của Pháp còn quy định rất cụ thé phân biệt giữa di tặng toàn
bộ, di tặng một phần và di tặng riêng biệt Theo quy định tại Điều 1003, BLDS Pháp:
“Di tặng toàn bộ khối tài sản là việc định đoạt trong di chúc theo đó người lập dichúc cho một người hoặc nhiều người toàn bộ khối tài sản người đó để lại sau khichết” Còn “di tặng một phần của khối tài sản là việc theo đó, người lập di chúc di
Trang 25tặng một phần khối tài sản mà pháp luật cho phép họ định đoạt Một phần khối tàisản này có thê là một nửa, một phần ba tài sản hoặc tất cả các bất động sản hoặc tất
cả các động sản hoặc một phần cô định trong số tất cả các bất động sản hoặc trong SỐtat cả các động sản Moi trường hợp di tặng khác chỉ là di tặng tài sản riêng biệt”(Điều 1010, BLDS Pháp) Đặc biệt trong BLDS của Cộng hòa Pháp còn quy địnhphạm vi của việc di tặng một cach rất chặt chẽ, các vật tặng cho dù là tặng cho lúccòn sống hay bằng di chúc không thể vượt quá một nửa tài sản của người tặng chonếu lúc chết người ay dé lai một con; một phần ba nếu là hai người con; một phần tưnếu từ ba con trở lên, không phân biệt con chính thức hay con ngoài giá thú (Điều913) Tiếp nữa các vật tặng cho dù là tặng cho lúc còn sống hay bằng di chúc khôngđược vượt quá một nửa tài sản của người tặng cho nếu người chết không có connhưng có một hoặc nhiều tôn thuộc trong dòng họ nội và dòng họ ngoại và khôngđược vượt quá 3⁄4 nếu chỉ còn các tôn thuộc trong một dòng họ (nội hoặc ngoai), nếukhông có tôn thuộc và ti thuộc thi tặng cho lúc còn sống hoặc bang di chúc có thểbao gồm toàn bộ tài sản (Điều 914, 916 BLDS Cộng hòa Pháp)
Ngoài ra, BLDS của Cộng hòa Pháp còn quy định cụ thể các trường hợp nhưviệc di tặng sẽ vô hiệu khi di tặng vật của người khác hoặc nếu vật đi tặng không cònkhi người lập di chúc còn sống (Điều 1042); hay một quy định rất cụ thể khác là ditang cho chủ nợ không coi là việc bù trừ nghĩa vu tra nợ, di tang cho người giúp việctrong gia đình không coi là việc bù trừ nghĩa vụ thanh toán tiền công Với quy địnhnày BLDS Pháp đã giải quyết được rất nhiều vấn đề phát sinh, nhất là trường hợpngười chết đi mà còn nghĩa vụ về tài sản chưa thanh toán với chủ nợ Điều này cũnglàm rõ bản chất của di tặng, di tặng về bản chất đó là sự tặng cho tài sản, mang ý
nghĩa của sự tự nguyện chứ không phải là việc thực hiện nghĩa vụ của người chết,
không phải là việc trả nợ của người để lại đi sản
BLDS của Cộng hòa Pháp ghi nhận quyền di tặng của người lập di chúc thìcũng đồng thời ghi nhận quyền từ chối hưởng di tặng của người được di tặng, Điều1044: “Trong trường hợp di tặng cho nhiều người được hưởng, nếu một hoặc nhiều
Trang 26người trong số họ từ chối hưởng thì phan của họ chuyền sang phan của những ngườikhác (coi là di tặng cho nhiều người cùng hưởng nếu chỉ có một điều khoản trong dichúc và người lập di chúc không định đoạt riêng từng phan cho mỗi người trong vật
di tặng)” BLDS của Pháp cũng ghi nhận và tôn trọng quyền của mỗi cá nhân, ngườilập di chúc có quyền định đoạt tài sản của minh, có quyền di tặng tài sản cho ngườikhác, đồng thời người được di tặng cũng được quyên thể hiện ý chí của mình bangviệc nhận hoặc từ chối nhận di tặng Như vậy BLDS của Pháp cũng luôn bảo vệquyền tự do thê hiện ý chí, quyền tự định đoạt của mỗi cá nhân Một lần nữa phảikhăng định rằng các quy định trong BLDS của Cộng hòa Pháp là những quy định rấtchặt chẽ và có tính chuẩn mực trong hệ thống pháp luật dân sự của các quốc gia trênthé giới
1.4.3 Trong Bộ luật dân sự Nhật Bản
BLDS Nhật Bản không có điều luật nào quy định riêng biệt về di tặng màđược ghi nhận lồng ghép trong các quy định của pháp luật về di chúc Do vậy BLDSNhật Bản có một số khái niệm như tặng vật hay tặng cho của người dé lại thừa kế
Cụ thể như điều 903, BLDS Nhật Bản có quy định: “Trong trường hợp khi có bất kỳđồng thừa kế nào đã nhận được từ người dé lại thừa kế một tặng vật theo di chúchoặc tặng vật nhân dam cưới, nhận con nuôi hoặc như là phương tiện sinh sống thìgiá trị mà người dé lại thừa kế sở hữu ở thời điểm mở thừa kế cộng với giá trị cáctặng vật trên sẽ được coi là tài sản thừa kế Và khoản tiền còn lại sau khi trừ đi giá tricủa các tặng vật dù đó có là tặng vật theo di chúc hay từ phần mà người đó đượcnhận trong tài sản thừa kế sẽ là phần của người đó” Vấn đề về di tặng không đượcghi nhận trực tiếp trong các quy định của BLDS Nhật Bản, tuy nhiên chúng ta có thểtìm hiểu quy định nay qua các quy định khác về thừa kế Bộ luật dân sự Nhật Bankhông ghi nhận di tặng là một điều luật cụ thể và điều chỉnh, tuy nhiên pháp luậtNhận Bản cũng ghi nhận quyền định đoạt tài sản của người lập đi chúc đối với phần
di tặng của họ trong tong khối di sản của người chết dé lại Ở đây pháp luật Nhat Bảnkhông phân biệt là tặng cho trong di chúc hay tặng cho khi còn sống mà điều luật chỉ
Trang 27ra các trường hợp tặng cho các tặng vật và mối quan hệ giữa các tặng vật với tài sảnthừa kế của người chết dé lại.
1.4.4 Trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan
Trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan cũng không có quy định cụ thể
về di tặng, chỉ có quy định chung về thừa kế, trong đó có điều luật ghi nhận về quyềnđịnh đoạt của người lập di chúc: “Bat kỳ người nào có thé, trước khi chết làm mộttuyên bố ý định bang di chúc về giải quyết tài san của mình hoặc những van dé khác
mà sẽ có hiệu lực theo quy định của pháp luật sau khi người đó chết” (Điều 1646, Bộluật dan sự và thương mại Thái Lan) Như vậy thông qua quy định về quyên tự địnhđoạt của người lập di chúc thì luật dân sự Thái Lan cũng gián tiếp ghi nhận quyền ditặng của người lập di chúc.
Như vậy, tổng quát lại có thê thấy rằng hầu hết các quốc gia trên thế giới dùtrực tiếp hay gián tiếp đều có những quy định về quyên tự định đoạt của người lập dichúc, trên cơ sở đó đã ghi nhận quyền di tặng của người lập di chúc và pháp luật ViệtNam cũng không năm ngoài các quy định đó
1.5 Ý nghĩa các quy định của pháp luật về di tặng
Các quy định của pháp luật Việt Nam về di tặng tuy chưa mang tính chất cụthể, rõ ràng nhưng việc hiện thực hóa các quy định của di tặng trong BLDS 2005 đãmang những ý nghĩa rất đáng ghi nhận:
* Thể hiện được truyền thong va văn hóa đặc trưng của con người Việt Nam:Quy định về di tặng trong BLDS 2005 đã thé hiện được truyền thống củangười Việt Nam ta là đời sống giàu tình cảm, là sự gần gũi, yêu thương giữ conngười với con người - đó một truyền thống được kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệkhác Di tặng là sự giữ lại những kỷ vật, kỷ niệm, những hình ảnh của người qua đờivới những người còn sống, điều đó đã thê hiện rõ nét đời sống tình cảm của ngườiViệt ta, là sự gắn bó, yêu thương, sự tương trợ giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khókhăn, thiếu thốn Xét riêng về mặt xã hội thì quy định của pháp luật về di tặng làthực sự rất có ý nghĩa, bởi đó là những quy định rất hợp tình, hợp lý, nó bắt nguồn từ
Trang 28truyền thống tốt đẹp và bản sắc của người Việt ta Không phải ngẫu nhiên mà cácnhà làm luật lại đưa những quy định về di tặng vào chịu sự điều chỉnh của pháp luậtbởi xuất phát điểm của các quy định về di tặng là thuộc về phạm trù đạo đức nhưngkhi được pháp luật điều chỉnh quy định ấy sẽ được chuẩn mực hóa, là sự định hướng
dé mọi người trong xã hội tôn trọng và thực hiện một cách có ý thức
Đặc biệt hiện nay có rất nhiều những nhà hoạt động từ thiện, những doanhnhân họ đã dùng rat nhiều số tiền trong khối tài sản của họ dé tặng cho và ủng hộ cácquỹ từ thiện, các tổ chức phi chính phủ Rất nhiều người hảo tâm đã quyên góp, đãủng hộ không chi bằng công sức đóng góp trong các hoạt động mà đối với những lợinhuận họ làn ra hị cũng sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khókhăn Hiện nay rất nhiều doanh nhân, các tỷ phú đã di tặng cho các tô chức từ thiệnmột phan tài sản của họ khi họ mat đi và điều này thê hiện ý nghĩa xã hội lớn lao củacác tài sản dành cho di tặng.
* Tôn trọng quyên định đoạt của người để lại di sản:
Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của người lập di chúc là tôn trọng quyền
tự do ý chí của cá nhân, tôn trọng và bảo về quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sảncủa mình Và để lại di sản cho những người còn sống là một cách thức định đoạt tàisản của chủ sở hữu, ma cụ thé trong trường hợp này là sự định đoạt dành một phan disản để di tặng của người lập di chúc Với quy định này của pháp luật đã giúp cá nhânthực hiện được nguyện vọng cudi cùng trong su ghi nhận cua minh và bảo đảm thựchiện nguyện vọng này bằng pháp luật
* Bảo đảm quyên được hưởng di sản của người được di tặng:
Thông qua sự định đoạt ý chí của người lập đi chúc sau khi chết, một phần disản của người này sẽ được chuyển cho người được di tặng sau khi chết, dua đóquyền được hưởng phần di sản thừa kế của người được di tặng được pháp luật bảođảm Điều này là sự hiện thực hóa bằng pháp luật để đảm bảo cho quyền được hưởngmột phan di sản của người được di tặng Điều này càng có ý nghĩa lớn lao khi trongnhững hoàn cảnh đặc biệt thì người được di tặng sẽ giảm thiểu khó khăn, khắc phục
Trang 29được cuộc sống thiếu thốn, chật vật và động viên họ vượt qua cuộc sống khó khăn đó.Quy định của pháp luật về di tặng thể hiện ý nghĩa nhân văn, sự tương thân, tương ái
và giúp đỡ nhau trong những hoàn cảnh ngặt nghèo g1ữa con người với con người.
* Là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chap trong thực te:
Về mặt pháp luật, phải thừa nhận rang các quy định của pháp luật về di tặng là
cơ sở pháp ly dé giải quyết các tình huống có thé xảy ra trong thực tế Di tặng namtrong mối quan hệ chặt chẽ với các quy định của pháp luật về thừa kế mà hiện nayvan dé tranh chấp về thừa kế, chủ yếu là tranh chấp về di sản thừa kế xảy ra ngàymột nhiều và tính chất ngày một phức tạp hơn Hơn nữa việc quy định di tặng tạo cơ
sở pháp rõ ràng cho việc áp dụng tránh tinh trạng áp dụng không thống nhất đối vớicác vụ việc có xảy ra trên thực tế Phải thừa nhận rằng các quy định về di tặng trongpháp luật Việt Nam tuy chưa day đủ nhưng đã là cơ sở tiền dé quan trọng để hoànthiện hơn các quy định của pháp luật Việc quy định về di tặng trong BLDS 2005 làmột sự kế thừa các quy định của pháp luật Việt Nam trong lịch sử và các quy định củapháp luật các quốc gia trên thế giới dé có một chế định ngày càng hoàn thiện hon
Trang 30Theo quy định của BLDS 2005 thì di chúc chỉ thuộc một trong hai trường hợp
là di chúc của cá nhân định đoạt tài sản của mình và thứ hai là pháp luật ghi nhậnquyền lập di chúc chung của vợ chồng dé định đoạt tài sản chung Theo đó, người ditặng có thé là cá nhân trong trường hợp là di chúc của một cá nhân hoặc người ditặng là vợ chồng trong trường hợp vợ chồng lập di chúc chung
* Trường hợp thứ nhất, người di tặng là cá nhân lập di chúc dé định đoạt taisản của mình Vì người di tặng là người lập di chúc nên để phần di tặng cũng nhưtoàn bộ di chúc có hiệu lực pháp luật thì người di tặng là cá nhân phải đáp ứng cácđiều kiện về mặt chủ thê của người lập di chúc:
- Người lập di chúc là người đã thành niên, trừ trường hợp mắc bệnh tâm thầnhoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.Nếu là người chưa thành niên lập di chúc thì phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên vàphải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý (Điều 647- BLDS 2005) Vì lập dichúc cũng như di tặng là việc chủ sở hữu tài sản quyết định việc chuyển quyền sởhữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết, điều đó đòi hỏi người lập di chúcphải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ dé bằng hành vi của ban thân thực
Trang 31hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình Theo Điều 18 và Điều19- BLDS 2005 thì người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người thànhniên từ đủ 18 tuổi trở lên Đối với người thành niên bị bệnh tâm than hoặc bệnh nàokhác mà không thé nhận thức được và không thé làm chủ được hành vi của mình thìkhông thé lập di chúc, đó là trường hợp người mat năng lực hành vi dân sự.
Người tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 15 tuổi cũng có thé lập di chúc vớiđiều kiện phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó trongviệc lập di chúc Quy định này là phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động về độtuổi tối thiểu có thé tham gia lao động là từ đủ 15 tuổi trở lên Người từ đủ 15 tuổitrở lên có thể có tài sản riêng, bởi vậy họ có quyền lập di chúc dé định đoạt tài sảncủa mình Tuy nhiên, vì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là người chưa thànhniên, để bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên, pháp luật quy định việc lập dichúc của những người này phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý Nhưngcần nhân mạnh rằng sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ chỉ là sự đồng ý cholập di chúc, còn nội dung của di chúc (thé hiện quyên định đoạt của chủ sở hữu tàisản) phải do chính người chưa thành niên lập di chúc đó quyết định Nếu hiểu sựđồng ý đó là đồng ý với việc định đoạt trong nội dung di chúc thì vô hình chungpháp luật đã can thiệp đến quyền định đoạt, đến ý chí tự nguyện của người lập di chúc,trong khi ý chí tự nguyện là một trong những điều kiện dé di chúc được coi là hợp pháp
- Đối với điều kiện về ý chí của người lập di chúc thì người lập di chúc ở trạngthái tinh thần minh man, sáng suốt khi lập di chúc Lập di chúc là hành vi của chủ sởhữu định đoạt tài sản của mình nên chủ sở hữu phải nhận thức được và làm chủ đượchành vi đó khi thực hiện quyền định đoạt của mình Yếu tố nhận thức là một điềukiện không thể thiếu trong việc xác định năng lực hành vi dân sự của người lập dichúc hay chính là người di tặng Điều kiện về ý chí minh man, sáng suốt trong khilập di chúc của người lập di chúc là điều kiện đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc đánh giá di chúc có giá trị pháp lý hay không, nhằm đảm bảo tính chínhxác theo ý chí của người đê lại di sản.
Trang 32- Một điều kiện khác về ý chí của người lập di chúc là người lập di chúc hoàn
toàn tự nguyện trong việc lập di chúc, không bị chi phối về tinh than, tâm lý hoặc thể
chất bởi thủ đoạn hay hành vi lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép của người khác đối vớingười lập di chúc Điều kiện này là sự cụ thể hóa của nguyên tắc tự do, tự nguyệncam kết, thỏa thuận quy định tại Điều 4- BLDS 2005: “ Trong quan hệ dân sự, cácbên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cắm đoán, cưỡng ép, đe dọa,ngăn cản bên nao ” và tự nguyện được xem như biéu hiện của tự do lập di chúc và
là một điều kiện để xem xét tính hợp pháp của di chúc nói chung cũng như sự địnhđoạt di tặng trong di chúc nói riêng Và khi nào di chúc là sự phản ánh khách quan,trung thực mong muốn của người lập di chúc, là sự thống nhất giữa ý chí và sự bày
tỏ y chí đó ra bên ngoài của người lập di chúc (người di tặng) thi sự định đoạt đó mớicoi là tự nguyện Người lập di chúc có thể bị lừa dối bằng những thủ đoạn như làmgiả các tài liệu dé người lập di chúc tin rằng người mà họ định dé lại một phan di sản
dé di tặng đã chết hoặc mất tích nên không lập di chúc dành một phan di sản dé ditặng cho người đó nữa hoặc người viết hộ di chúc tự viết vào di chúc những điềukhông đúng với ý nguyện của người có di sản làm sai lệnh hoàn toàn ý chi của ngườilập di chúc Hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép người lập di chúc có thé được thể hiệnnhư việc đánh đập, giam giữ hay dọa làm việc nào đó gây ảnh hưởng đến người lập
di chúc để buộc người lập di chúc định đoạt di chúc theo ý chí của những người này
mà không phải là ý của chính người lập di chúc.
Như vậy đối với người di tặng cũng là người lập di chúc nên họ cũng phảituân thủ đầy đủ những điều kiện của người lập di chúc Hầu hết trong thực tế thìngười lập di chúc là các cá nhân và họ định đoạt tài sản của mình trong di chúc, đặcbiệt là đối với các tài sản có giá trị lớn như đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai
* Trường hợp thứ hai là trong di chúc chung của vợ chồng có định đoạt tài sảnchung để di tặng chưa được dé cập trong BLDS 2005 Tuy nhiên tương tự như việc
vợ chồng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của vợ chồng cho nhữngngười thừa kế, pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lập di chúc chung của vợ chồng,
Trang 33theo luật HN& GD năm 2000 có ghi nhận: “tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản
do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhữngthu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; ” (Điều 27); “vợchồng có quyên và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tàisản chung ”(Điều 28) Trên cơ sở xác định tài sản chung của vo chong là tài sảnthuộc sở hữu chung hợp nhất, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung dựavào sự thống nhất ý chí chung của vợ chồng, do đó vợ chồng có thé lập di chúcchung để định đoạt tài sản chung Tuy nhiên, việc lập di chúc chung cũng phải dựatrên cơ sở tự nguyện, thong nhất ý chí của cả vợ và chồng Pháp luật ghi nhận quyềnđược lập di chúc chung của vợ chung để định đoạt tài sản chung, cụ thê như việc
định đoạt tài sản dé lai cho những người thừa kế, định đoạt một phan di san cho
người được di tặng, Có van dé nảy sinh tương tự như đối với việc vợ chồng địnhđoạt trong di chúc chung phan di sản dé lại cho những người thừa kế- đó là van déhiệu lực của di chúc chung của vợ chồng đối với phần di sản dành cho di tặng đượcđịnh đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng Về vấn đề này theo quy định tại Điều 668-BLDS 2005 hiện nay có rất nhiều bat cập
Theo cách hiểu về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng ở Điều671- BLDS 1995 thì chia ra là hai trường hợp:
- Nếu có sự thỏa thuận của vợ, chồng về thời điểm có hiệu lực pháp luật của dichúc thì thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng là thời điểm ngườisau cùng chết Trong trường hợp này BLDS 1995 ghi nhận sự thỏa thuận của vợchồng về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung, nhưng lại giới hạn sự thỏa thuậncua VO, chồng chỉ có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ,chong là thời điểm người sau cùng chết chứ không thé là thời điểm nào khác
- Nếu không có sự thỏa thuận của vợ, chồng thì khi người vợ hoặc chồng chếttrước, phần di chúc liên quan đến phần di sản của họ sẽ có hiệu lực pháp luật Trên
cơ sở đó, mặc dù vợ chồng cùng lập di chúc chung dé định đoạt tài sản chung của vợchồng nhưng khi người vợ hoặc chồng chết trước thi phan di chúc liên quan đến di
Trang 34sản băng 1⁄2 khôi tai sản chung va phân tài sản riêng của người đó có hiệu lực thi hành Còn lại phân di chúc liên quan dén tài sản riêng của người còn sông và 1⁄2 khôi
đi sản chung của vợ chông vân thuộc sở hữu của người chông hoặc vợ còn sông nên chưa có hiệu lực pháp luật.
Đến BLDS 2005 thì theo giải pháp tại Điều 668 đã đơn giản hoá việc thực thi
di chúc chung (vì chỉ chia thừa kế theo di chúc chung một lần và cũng thực hiện việcchuyên giao phần di sản dành cho di tặng vào cùng một lần đó), so với giải pháp củaBLDS 1995 Tuy nhiên, việc xác định di chúc chung của vợ chồng phát sinh tại mộtthời điểm người sau cùng chết lại phát sinh những vấn đề hạn chế
Thực tế cho thấy, một cá nhân có thé có nhiều tài sản, bao gồm tài sản riêng
của cá nhân và phan tài sản chung với vợ hay chồng, chưa kế có thé họ còn có nhiều
vợ hay nhiều chồng hợp pháp khác Nếu xác định đi chúc chung chỉ có hiệu lực dựavào thời điểm “bên sau cùng” chết, thì có thé phải tiến hành chia thừa kế nhiều lầnđối với di sản của người vo hay người chồng chết trước, và tương tự nếu trong dichúc chung chỉ định đoạt một tài sản dé di tặng theo đó chỉ đến khi người vợ hoặcchồng sau cùng chết thì phần di tặng này mới phát sinh hiệu lực pháp luật Thứ hai,trong nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế và ngườiđược di tặng bị ảnh hưởng rất lớn Theo quy định của pháp luật hiện hành người thừa
kế hoặc người được di tặng có thé là cá nhân hoặc tổ chức, nếu là cá nhân thì phảicòn sống hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thaitrước thời điểm mở thừa kế; nếu là tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm mởthừa kế Tuy nhiên với quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ,chồng như trên thì có thể khi người sau cùng chết cá nhân hưởng thừa kế không cònsông hoặc cơ quan, tô chức không còn tôn tại vào thời diém mở thừa kê.
Mặt khác, chưa ké đến vấn đề anh hưởng đến sự bảo toàn giá tri cua khéi disản là tài san chung Khi tình trạng không phân chia di sản kéo dài qua lâu, khiến cho
Trang 35sự đầu tư, sửa chữa, tu b6 làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết sứcphức tạp Hơn nữa việc xác định chính xác phần di sản dành cho di tặng từ thời điểmngười vợ hoặc chồng chết trước đến khi người vợ hoặc chồng chết sau là vẫn đềcũng hoàn toàn không đơn giản Quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc làthời điểm người sau cùng chết cũng ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế Theoquy định của BLDS 2005 thời hiệu khởi kiện thừa kế 10 năm kế từ thời điểm mởthừa kế Một bên vợ hoặc chồng chết trước mà hơn 10 năm sau thì di chúc chung của
vợ, chồng mới phát sinh hiệu lực pháp luật, nếu trong trường hợp di chúc chung của
VỢ, chồng bị vô hiệu thì những người hưởng thừa kế của vợ hoặc chồng chết trước sẽ
bị mat quyền khởi kiện yêu cầu chia thừa kế vì đã hết thời hiệu khởi kiện
Như vậy, di tặng là một phần của di chúc là sự thé hiện ý chí của người lập dichúc, do vậy người di tặng chỉ có thé là cá nhân và trong trường hợp đặc biệt khác là
di chúc chung của vợ chồng Và người di tặng cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiệnnhư đối với người lập di chúc dé di tặng có hiệu lực pháp luật
2.1.2 Người được di tang
Người được di tặng là người có quyền hưởng di sản thừa kế theo ý chí địnhđoạt của người di tặng (người lập di chúc) trong di chúc.
Người thừa kế theo pháp luật thì luôn luôn là cá nhân bởi xuất phát từ quan hệcủa người chết dé lại tài sản với người để lại tài sản là những người có quan hệ thânthuộc trong gia đình dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng Đốivới trường hợp thừa kế theo di chúc thì người thừa kế theo di chúc có thé là bat kỳai: một người, một nhóm người, cơ quan, tô chức,, Người được di tặng không phải
là người thừa kế theo di chúc nhưng cũng là người hưởng phan di sản từ khối di sảnthừa kế của người chết dé lại được định đoạt trong di chúc, do vậy họ cũng cần phảiđáp ứng các điều kiện như đối với người thừa kế theo di chúc
Thứ nhất, người được di tặng phải là người được người lập di chúc chỉ địnhtrong di chúc hưởng phần di sản dành cho di tặng Điều này xuất phát từ việc phápluật tôn trọng và bảo vệ ý chí của người lập di chúc định đoạt tài sản thuộc quyền sở
Trang 36hữu hợp pháp của họ Điều 671 cũng đã quy định rõ: “việc di tặng phải được ghi rõtrong di chúc”, được hiểu là việc định đoạt của người dé lại di sản trong việc tríchmột phần cho di tặng phải thông qua việc lập di chúc, được định rõ trong di chúc,nghĩa là việc dé lại thừa kế hoặc di tặng của người lập di chúc không được nêu chungchung mà phải được thé hiện rõ trong di chúc.
Thứ hai, tại Điều 635- BLDS 2005 có ghi nhận: “Người thừa kế là cá nhânphải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thờiđiểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trongtrường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tô chức thì phải là cơ quan, tổchức tôn tại vào thời điểm mở thừa kế”
Như vậy nếu người được di tặng là cá nhân phải là người còn sống vao thờiđiểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thànhthai trước khi người để lại di sản chết Một người chưa thành thai vào thời điểm mởthừa kế hoặc thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra mà chết ngay thìcũng không được hưởng di sản thừa kế nói chung và phan di sản dé di tặng nói riêng.Tác giả xin đưa một ví dụ sau: Người ông nội trước khi qua đời có làm di chúc rang
sẽ dành một số tiên nào đó trong khối di sản của mình cho đứa cháu đích tôn chưa rađời Vào thời điểm mà người ông nội này lập di chúc và mất thì người con dâu vẫnchưa mang thai, một năm sau đó thì người con dâu mới mang thai và ssinh ra chautrai Như vậy mặc dù cháu trai đích tôn vẫn được sinh ra nhưng tại thời điểm ông nộilập di chúc và mất thì đứa bé vẫn chưa được mang thai nên cháu vẫn không đượchưởng phan tài sản mà ông nội để lại di tang cho
Tuy nhiên đối với quy định “sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kếnhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” của cá nhân là người thừa kếhoặc người được di tặng còn một số điểm cần phải làm rõ:
+ Đối với việc xác định tình trạng “sinh ra và còn sông” được hiểu theo tinh
thần của Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ vềđăng ký và quản lý hộ tịch Theo đó thì một đứa trẻ sinh ra sống được 24 giờ trở lên
Trang 37thì được coi là sinh ra và còn sông thì là người thừa kế hưởng di sản của người chết
để lại Nếu sinh ra mà chết ngay hoặc sống nhưng chưa đủ 24 giờ thì không phải làngười thừa kế hưởng di sản và cũng không là người được di tặng
+ Điều kiện “phải thành thai trước khi người để lại di sản chết” là điều kiệnđối với người thừa kế nào, theo pháp luật hay theo di chúc (bao gồm cả người được
di tặng) Van dé này hiện nay cũng chưa được giải thích trong văn bản luật cụ thénào Tuy nhiên, theo chúng tôi thì mục đích của quy định trên nhằm xác định quan
hệ huyết thống giữa người sinh ra sau thời điểm mở thừa kế với người có di sản đãchết xem đứa trẻ sinh ra có phải là con họ không, với mục đích xác định đứa trẻ cóthể là người thừa kế theo luật của người để lại di sản không? Bởi theo quy định củapháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện hành thì người thừa kế theo luật phải là người
có một trong ba mỗi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người délại di sản Như vậy, nếu trong trường hợp người sinh ra sau thời điểm mở thừa kế làngười thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thì mới cần xác định quan hệhuyết thống giữa họ [33- T34, 35] Theo chúng tôi đối với trường hợp người này làngười thừa kế theo di chúc của người để lại di sản thì không cần phải xác định quan
hệ quan hệ huyết thống giữa họ bởi cá nhân hưởng thừa kế theo di chúc, người được
di tặng theo di chúc là người bat kỳ được chỉ định trong di chúc, không bắt buộc phải
là người có một trong ba mối quan hệ (hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng) vớingười dé lại di san, trừ trường hợp trong di chúc có nói rõ rằng dé lại di sản cho đứa
trẻ chưa được sinh ra và xác định cả quan hệ huyết thống VỚI nguol dé lại di sản (cụ
thể là con hoặc là cháu của người dé lại di san)
Trong trường hop người được di tặng là cơ quan, tô chức thi phải còn tồn tạivào thời điểm mở thừa kế Người được di tặng là cơ quan, tô chức thì cũng tương tựnhư quy định đối với người thừa kế là cơ quan, tổ chức Tổ chức ấy phải còn tôn tạivào thời điểm mở thừa kế, tổ chức bao gồm các cơ quan Nhà nước, các tô chức chínhchị, tô chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội, tô chức xã hội- nghề nghiệp, Theonguyên tắc quyên sở hữu tài sản được xác lập đôi với người thừa kê kê từ thời điêm
Trang 38nhận di sản Như vậy quyền sở hữu xác lập không phụ thuộc vào thời điểm chia disản Tuy nhiên trong thực tế có thể xảy ra trường hợp là một tổ chức được chỉ địnhtrong di chúc dé được hưởng thừa kế hoặc được hưởng di tặng còn tồn tại vào thờiđiểm mở thừa kế nhưng không còn vào thời điểm chia di sản thì phần di sản được chỉđịnh trong di chúc sẽ được xử lý như thế nào Theo quy định của pháp luật tổ chứcđược chỉ định trong di chúc còn tôn tại vào thời điểm mở thừa kế thì được hưởng disản Mặc dù khi chia thừa kế tổ chức không còn ton tại thì đi sản vẫn thuộc về tôchức đó Do vậy thì di sản sẽ được giải quyết ra sao, di sản sẽ được chia đều cho cácthành viên của tổ chức đó Điều này là không hợp lý bởi hai lý do sau: một là, khingười dé lại di chúc muốn định đoạt tài sản cho tô chức là họ muốn dành tài sản đócho hoạt động của tổ chức, nó mang tính cộng đồng, tính tập thể chứ không phải là
sự chia đều cho các thành viên của tổ chức về mặt lợi ích vật chất; hai là, theo quyđịnh về thời điểm phát sinh và cham dứt năng lực chủ thé của các tổ chức nói chung,các pháp nhân thi sau khi tổ chức giải thể, năng lực chủ thé sẽ cham dứt cho theo đó
đi sản không thể chia đều cho các thành viên Vì người được nhận di sản này là một
tổ chức và tổ chức này với tư cách là người được nhận di sản, các thành viên riêng lẻkhông có tư cách nhận di sản Như vậy lúc này phần di chúc về phân di sản này sẽ vôhiệu và sẽ được chia theo pháp luật.
Thứ ba, người được di tặng không là một trong những người quy định tạikhoản 1- Điều 643- BLDS 2005, nghĩa là không thuộc các trường hợp người khôngđược quyền hưởng di sản, gồm bốn trường hợp sau:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc vềhành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêmtrọng danh dự, nhân phẩm của người đó Trường hợp cô ý xâm phạm tinh mang, sứckhỏe của người để lại di sản là cố ý giết người để lại di sản, cỗ ý gây thương tíchhoặc gây tôn hai cho sức khỏe của người dé lại di sản Ngược đãi nghiêm trọng, hành
hạ người dé lại di san là đối xử tàn tệ hoặc đầy doa người dé lại di sản về thể xác vàtinh thần.Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người dé lại di sản thé hiện ở
Trang 39hành vi làm xỉ nhục, bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người để lại di sản Người thừa
kế có những hành vi nói trên đã bị kết án về tội hình sự, dù đã được xóa án cũngkhông có quyền hưởng di sản của người chết dé lại
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo quy định tại Luật HN& GD nhưgiữa cha, me và các con; giữa ông bà và chau; giữa anh, chi, em với nhau, nếu có khảnăng nuôi dưỡng mà không thực hiện nuôi dưỡng làm cho người cần được nuôidưỡng lâm vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn, đói khổ thì không có quyền hưởng disản của người đó.
c) Người bị kết án về hành vi cô ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khácnhằm hưởng một phan hoặc toàn bộ phan di sản mà người thừa kế đó có quyềnhưởng Đây là hành vi cô ý giết người thừa kế khác nhằm để được di sản thừa kế củangười được thừa kế thì trong trường hợp này pháp luật cũng tước đi quyền hưởng disản thừa kế của người có hành vi đó
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người dé lại di sản trongviệc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng mộtphân hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người dé lại di sản Những người có hành
vi xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc khi còn sống, xâmphạm đến quyền thừa kế theo di chúc của người khác, do đó pháp luật quy định họkhông được hưởng di sản của người chết
Như vậy thì xác định phạm vi điều luật này không chỉ áp dụng cho nhữngngười thừa kế mà áp dụng cả cho những người được di tặng vì bản chất có thể thấyrằng người được di tặng cũng là một trong số những người được quyền hưởng di sảnnhưng không phải với tư cách là người thừa kế mà với tư cách là người được hưởngphần di sản được di tặng Do vậy, theo quan điểm của tác giả thì những người khôngđược quyền hưởng di sản bao gồm cả những người không được quyền hưởng di tặngnên những người thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1, Điều 643, BLDS 2005thì cũng không được quyền hưởng di tặng mặc dù pháp luật không có quy định cụ
Trang 40thể nào Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu như Tiến sĩ Trần Thị Huệ, Tiến sĩ
Phạm Văn Tuyết- Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng người được di tang là người
hưởng một phan di sản theo di chúc, vì thế nếu có các hành vi theo qui định tạikhoản | Điều 653 BLDS, họ cũng sẽ bị tước quyền hưởng di tặng Một người có tàisản trao cho người khác làm sở hữu thông qua di tặng thường dựa theo mối quan hệthân thiện, quý mến lẫn nhau, giữa họ có thé là người thân trong gia đình nhưng cũng
có thể là bạn bè, đồng chi, đồng nghiệp Việc di tặng nhằm tương trợ hoặc làm kỉniệm cho người được di tặng, người di tặng thực hiện hành vi này không phải là bổnphận hay nghĩa vụ mà hoàn toàn xuất phát từ quan hệ tình cảm Nếu người được di
tặng có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người
để lại di sản trong việc lập di chúc là hoàn toàn mat ý nghĩa của sự tương trợ này.Cũng cho răng bởi xuất phát từ ý nghĩa đạo lý tốt đẹp của di tặng và người được ditặng cũng là một trong số những người được hưởng di sản của người chết dé lại nênkhi họ có hành vi bất xứng thì sẽ không được quyền hưởng di sản [33- T121]
Ca nhân được nhận phần di tặng trong khối di sản mà đã thành niên, không bịkhuyết tật về thé chất và tinh than, không thuộc các trường hợp không được hưởng disản thì có quyền thể hiện ý chí nhận hoặc không nhận phan di tang Con đối vớitrường hợp mà người được di tặng là người chưa thành niên, người bị hạn chế,người mat hoặc không có năng lực hành vi thì thông qua người đại diện củanhững người này dé thực hiện việc nhận phần di sản được di tặng
Thứ tư, người được di tặng chỉ được nhận phần di sản dành cho di tặng saukhi người lập di chúc qua đời Hay nói cách khác di tặng chỉ phát sinh hiệu lực khingười lập di chúc chết Di chúc có hiệu lực kế từ thời điểm mở thừa kế, di tặng làmột bộ phận trong nội dung của di chúc và cũng phát sinh hiệu lực cùng với hiệu lựccủa di chúc Ké từ thời điểm người có tài sản chết thì quyền và nghĩa vụ của ngườithừa kế phát sinh, nghĩa là từ thời điểm này quan hệ pháp luật thừa kế phát sinh vàquan hệ pháp luật về di tặng cũng phát sinh Người được di tặng chỉ được nhận phần
di sản đành cho di tặng kể từ thời điểm mở thừa kế