1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae

134 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC TU NHIEN

TRUONG THI TO CHINH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHAN HOA HOC CUA MOT SO LOAI

Chuyên ngành: Hoá hoc Hữu cơMã số : 62 44 27 01

LUẬN ÁN TIÊN SĨ HOÁ HỌCHÀ NỘI - 2011

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1 TONG QUAN

1.1 Thực vật học, nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học các loài Alnus vàBetula (Betulaceae)

1.1.1 Vài nét về thực vật học của chi Alnus và Betula

1.1.2 Nghiên cứu hoa học chi Alnus

1.1.3 Nghiên cứu hoạt tính sinh học các loài Alnus1.1.4 Nghiên cứu hoa học chi Betula

1.1.5 Nghiên cứu hoạt tính sinh học các loài Betula

1.1.6 Công dụng của các loài Alnus và Betula trong y dược hoc

1.2 Thực vật học, nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học các loài Zingiber

và Alpinia (Zingiberaceae)

1.2.1 Vai nét vé thuc vat hoc cua chi Zingiber va Alpinia

1.2.2 Nghiên cứu hoa học chi Zingiber

1.2.3 Nghiên cứu hoạt tinh sinh học của các loài Zingiber1.2.4 Nghiên cứu hoá học chi Alpinia

1.2.5 Nghiên cứu hoạt tinh sinh học các loài Alpinia

1.2.6 Công dụng của các loài Zingiber và Alpinia trong y dược học

1.3 Tổng quan về các cây nghiên cứu trong luận án

1.3.1 Cây Tống quán sủi (Alnus nepalensis D Don)

1.3.2 Cây Cáng lò (Betula alnoides Buch Ham ex D Don)

1.3.3 Cây Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I Theilade)1.3.4 Cây Riềng maclure (Alpinia maclurei Mert.)

Chuong 2 PHUONG PHAP VA THIET BI NGHIEN CUU

2.1 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp điều chế các phan chiết

2.2 Các phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất

2.2.1 Sắc ký lớp mỏng (TLC)2.2.2 Sắc ký cột (CC và FC)2.2.3 Kết tỉnh lại

2.3 Các phương pháp khảo sát cau trúc các hợp chất2.3.1 Điểm nóng chảy (đ.n.c.)

2.3.2 Độ quay cuc ([ Jp)

2.3.3 Các phương pháp phổ

2.4 Phương pháp thử hoạt tính sinh học

Thử hoạt tinh kháng vi sinh vật kiểm định

\© AN WwW WN

31

Trang 3

Chương 3 PHAN THUC NGHIEM

3.1 Nghiên cứu hoá học cây Tống quan sui (Alnus nepalensis D Don)

3.1.1 Nguyên liệu thực vật

3.1.2 Điều chế các phần chiết từ các mẫu cây Tống quán sủi

3.1.3 Phân tách các phần chiết của cây Tống quán sủi

3.1.3.1 Phân tách các phần chiết từ lá cây Tống quán sủi

3.1.3.2 Phân tách các phần chiết từ cành con của cây Tống quán sủi3.1.3.3 Phân tách các phan chiết từ vỏ cành của cây Tống quan sui

3.1.4 Hang số vật lý và dữ kiện phố của các hợp chat phân lập được từ cây

3.2.3.1 Phân tách các phần chiết từ lá của cây Cáng lò

3.2.3.2 Phân tách các phần chiết từ cành con của cây Cáng lò3.2.3.3 Phân tách các phần chiết từ vỏ cành của cây Cáng lò

3.2.4 Hằng số vat lý và dữ kiện phố của các hợp chất phân lập được từ cây

3.3.3.1 Phân tách phần chiết n-hexan từ thân rễ cây Gừng môi tím đốm

3.3.3.2 Phân tách phan chiết diclometan từ thân rễ của cây Gừng môi tim

3.3.3.3 Phân tách phần chiết etyl axetat từ thân rễ của cây Ging môi tím đốm

3.3.4 Hằng số vật lý và dữ kiện phố của các hợp chất phân lập được từ câyGừng môi tim đốm

3.4 Nghiên cứu hoá học cây Riéng maclurei (Alpinia maclurei Merr.)

3.4.1 Nguyên liệu thực vật

3.4.2 Điều chế các phần chiết từ thân rễ Riềng maclurei

3.4.3 Phân tách các phần chiết từ thân rễ cây Riềng maclurei3.4.3.1 Phân tích GC-MS và phân tách phan chiết n-hexan

3.4.3.2 Phân tách phần chiết diclometan từ thân rễ cây Riềng maclurei3.4.3.3 Phân tách phần chiết etyl axetat từ thân rễ cây Riềng maclurei

737374

Trang 4

3.4.4 Hang số vật lý va dit kiện phổ của các hợp chat phân lập được từ thân rễ

cây Riềng maclurei

3.5 Khao sát hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

Chương 4 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nghiên cứu hoá học cây Tống quan sui (Alnus nepalensis D Don)

4.1.1 Nguyên liệu thực vật

4.1.2 Điều chế các phần chiết từ lá, cành con và vỏ cành4.1.3 Phân tách các phần chiết từ cây Tống quán sủi

4.1.3.1 Phân tách các phần chiết từ lá cây Tống quán sủi

4.1.3.2 Phân tách các phần chiết từ cành con cây Tống quán sủi4.1.3.3 Phân tách các phần chiết từ vỏ cành cây Tống quán sủi

4.1.4 Cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ cây Tống quán sủi

4.2 Nghiên cứu hoá học cây Cáng lò (Betula alnoides Buch -Ham ex D Don)

4.2.1 Nguyên liệu thực vật

4.2.2 Điều chế các phần chiết từ lá, cành con và vỏ cảnh

4.2.3 Phân tách các phần chiết từ cây Cáng lò

4.2.3.1 Phân tách các phần chiết từ lá của cây Cáng lò

4.2.3.2 Phân tách các phần chiết từ cành con của cây Cáng lò

4.2.3.3 Phân tách các phần chiết từ vỏ cành của cây Cáng lò4.2.4 Cau trúc của các hợp chat phân lập được từ cây Cáng lò

4.3 Nghiên cứu hoá học cây Ging môi tím đốm (Zingiber peninsulare I Theilade)

4.4.2 Điều chế các phần chiết từ thân rễ cây Riềng maclurei

4.4.3 Phân tách các phần chiết từ thân rễ cây Riềng maclurei

4.4.3.1 Phân tích GC-MS và phân tách phan chiết n-hexan

4.4.3.2 Phân tách phần chiết diclometan từ thân rễ cây Riềng maclurei4.4.3.3 Phân tach phan chiết etyl axetat từ thân rễ cây Riéng maclurei

4.4.4 Câu trúc của các hợp chất phân lập được từ cây Riềng maclurei

4.5 Khảo sát hoạt tính sinh học

128129132

Trang 5

DEN LUẬN AN

TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

DANH SACH CAC BANG

Bang 3.1: Thanh phan hóa hoc của phan dé bay hơi từ thân rễ cây Gừng môi

tím đốm

Bảng 3.2: Thành phần hóa học của phần dễ bay hơi từ thân rễ Riềng

Bang 4.1: Khối lượng mẫu khô và hiệu suất thu nhận các phần chiết

từ cây Tống quán sủi

Bảng 4.2: Khối lượng mẫu khô và hiệu suất thu nhận các phần chiết từ

cây Cáng lò

Bảng4.3: — Khối lượng mau và hiệu suất thu nhận các phần chiết từ cây

Gung môi tím đốm

Bảng 4.4: Khối lượng mẫu và hiệu suất thu nhận các phần chiết từ thân rễ

cây Riềng maclurei

Bang 4.5: Hoạt tính khang vi sinh vật kiểm định của các hợp chất

Trang 6

Sơ đồ 3.9:

Sơ đồ 3.10:Sơ đồ 3.11:

Sơ đồ 3.12:Sơ đồ 3.13:

Sơ đồ 3.14:Sơ đồ 3.15:

Sơ đồ 3.16:Sơ đồ 3.17:

Sơ đồ 3.18:

Sơ đồ 3.19:

Sơ đồ 3.20:

Sơ đồ 3.21:Sơ đồ 3.22:

Hình 1.1:Hình 1.2:

Hình 1.3:

Hình 1.4:Hình 4.1:Hình 4.2:

Hình 4.3:Hình 4.4:

Hình 4.5:Hình 4.6:

Hình 4.7:

Phân tách phan chiết n-hexan từ vỏ cành của cây Tống quán sui

Phân tách phần chiết diclometan từ vỏ cành của cây Tống quán sủiPhân tách phan chiết n-hexan từ lá của cây Cáng lò

Phân tách phan chiết diclometan từ 14 của cây Cáng lòPhân tách phần chiết etyl axetat từ lá của cây Cáng lòPhân tách phan chiết n-butanol từ lá của cây Cáng lò

Phân tách phần chiết z-hexan từ cành con của cây Cáng lò

Phân tách phần chiết diclometan từ cành con của cây Cáng lòPhân tách phan chiết diclometan từ vỏ cành của cây Cáng lò

Phân tách phần chiết n-hexan từ thân rễ của cây Ging môi tím

Lá, hoa và cành cây Tống quan sti (Alnus nepanlensis D Don)

Lá, hoa và cành cây Cáng lò (Betula alnoides Buch -Ham ex D.

Ảnh cây, hoa và lát cắt thân rễ của cây Gừng môi tím đốm (Zingiber

peninsulare | Theilade)

Anh hoa và lá cây Riềng Maclurei (Alpinia maclurei Merr.)

Sơ đồ phân mảnh trên phổ EI-MS của Al

Sự phân mảnh trên phô EI-MS của A8

Sơ đồ phân mảnh trên phô EI-MS của A9

Tương tác 'H-'H COSY va HMBC của A10

Sơ đồ phân mảnh trên phô EI-MS của A10

Sơ đồ phân mảnh trên phô EI-MS của A11

Các tương tác 'H-ÌH COSY va HMBC của A12

899092

Trang 7

Hình 4.8: Sự phân mảnh EI-MS của A12 93

Hình 4.9: Các tương tác 'H-'H COSY va HMBC của A13 94

Hình 4.10: Các tương tác HMBC của B3 105Hình 4.11: Các tương tác NOESY của B3 105Hình 4.12: Các tương tác HMBC của B12 III

Hình 4.13: Sơ đồ phân mảnh EI-MS của Z2 118Hình 4.14: Sơ đồ phân mảnh trên phố EI-MS của Z5 và Z6 121

Hình 4.15: So đồ phân mảnh EI-MS của Z9 124

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIET TAT

DÙNG TRONG LUẬN ÁNCác phương pháp sắc ký:

CC : Sắc ký cột (Column Chromatography)

FC : Sắc ký cột nhanh (Flash Chromatography)

GC-MS : Sắc ký khí-khối phổ (Gas Chromatography-Mass Spectrometry)TLC : Sắc ký lớp mong (Thin-Layer Chromatography)

Các phương pháp phổ:

MS : Phổ khối lượng (Mass Spectrometry)

EI-MS : Phổ khối lượng va cham electron (Electron Impact Mass Spectrometry)

ESI-MS : Phổ khối lượng phun bụi điện tử (Electrospray Ionization Mass

HR-ESI-MS : High-Resolution Electrospray Ionization Mass Spectrometry

HR-APCI-MS : High-Resolution Atmospheric-Pressure Chemical Ionization MassSpectrometry

IR : Phổ hồng ngoại (Infrared spectroscopy)NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

(Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy)

'H-NMR : Phổ cộng hưởng từ proton

(Proton Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy)

C-NMR : Phổ cộng hưởng từ hat nhân cacbon-13

(Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy)DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer

2D NMR : Phổ cộng hưởng từ hat nhân hai chiều

(Two-Dimensional Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy)

COSY : Correlation SpectroscopY

HMQC : Heteronuclear Multiple Quantum Coherence

6

Trang 8

HMBC : Heteronuclear Multiple Bond Coherence

(ppm) : Độ chuyên địch hóa học (parts per million)

J (Hz) : Hang số tương tác (Hertz)

S : singlet brs : singlet tù

d : doublet q : quartet

t : triplet m : multipletPhuong phap thir hoat tinh sinh hoc:

ICso : Nong độ ức chế 50 % (50 % Inhibitory Concentration)

MIC : Nong độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration)VSVKD : Vi sinh vật kiểm định

Các dung môi:

DMSO : Dimetyl sunfoxit MeOH : Metanol

EtOAc : Etyl axetat n-BuOH : n-Butanol

H/E - n-hexan-etyl axetat D/E : Diclometan-etyl axetatH/A n-hexan-axeton D/A : Diclometan-axeton

H/D - n-hexan-diclometan D/M : Diclometan-metanol

Cac ky hiéu khac:

Si gel : Silica gel

đ.n.c : Điểm nóng chảy

LỜI MỞ ĐẦU

Các hợp chất thiên nhiên đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong ngành sản xuất dượcpham và nhiều lĩnh vực khác Nhiều hợp chat này có thé được dùng làm nguyên mẫu hoặc các cầutrúc dẫn đường cho sự phát hiện và phát triển dược phẩm cũng như các sản phẩm khác phục vụcuộc sống.

Theo ước tính của tô chức y tế thế giới, hiện nay khoảng trên 80% dân số thế giới sử dung

nguồn dược liệu dé điều trị bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ Dé đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu

và các sản phâm có nguồn gốc từ thiên nhiên đang ngày càng tăng, việc nghiên cứu hoá học vàhoạt tính sinh học của các cây thuốc nhằm đóng góp vào việc sử dụng hợp ly và có hiệu quả câythuốc cũng như tiêu chuan hoá cây thuốc và tìm ra các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị có

vai trò đặc biệt quan trọng.

Nước ta có thảm thực vật đa dạng và phong phú Theo con số thống kê gần đây, hiện nay

Việt Nam có 337 họ cây với 2.342 chi và 10.585 loài, trong số đó có 3.800 loài thực vật được dùnglàm thuốc Với xu hướng nghiên cứu chung trên thé giới, việc đi sâu nghiên cứu tìm kiếm những hợp

chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học có giá trị dựa trên nền y học cô truyền đang được các nhà khoa

7

Trang 9

học rất quan tâm Các loài cây thuộc họ Cáng lò (Betulaceae) và họ Gừng (Zingiberaceae), từ lâu đã

là đối tượng được các nhà khoa học thuộc lĩnh vực các hợp chất thiên nhiên trên thế giới đặc biệtquan tâm, bởi chúng thường chứa các lớp chất như tecpenoit, diarylheptanoit, flavonoit, với nhiều

hoạt tính sinh học lý thú.

Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn 4 loài cây thuộc họ Cáng lò (Betulaceae) và họ

Gừng (Zingiberaceae), là những cây thuộc loại hiếm hoặc mới chỉ được phát hiện gần đây ở nướcta và chưa được nghiên cứu về thành phần hoá học làm đối tượng nghiên cứu: Tống quán sủi

(Alnus nepalensis D Don), Cáng lò (Betula alnoides Buch.-Ham ex D Don), Gừng môi tím

đốm (Zingiber peninsulare I Theilade), Riềng maclurei (Alpinia maclurei Merr.) Những nội

dung chính của luận án là:

1 Xây dựng quy trình chiết và điều chế các phan chiết.

2 Phân tích sắc ký các phan chiết, xây dựng các quy trình phân tách và phân lập.3 Phân tách sắc ký các phần chiết và phân lập các hợp chất thành phan.

4 Xác định cấu trúc của các hợp chat phân lập được.

5 Đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất có cấu trúc tecpenoit và steroitnhận được trong khuôn khổ của luận án.

Chương 1

TONG QUAN

1.1 THUC VAT HOC, NGHIEN CUU HOA HOC VA HOAT TINH SINH HOC CACLOAI ALNUS VA BETULA (BETULACEAE)

1.1.1 Vài nét về thực vat học của chi Alnus và chi Betula [98]

Ho Betulaceae có 6 chi với khoảng 150-200 loài Trung Quốc là nước có đủ cả 6 chi với 89

loài, trong số đó có một chi và 56 loài đặc hữu Các chi của họ Betulaceae gồm: Corylus,Ostryopsis, Carpinus, Ostrya, Alnus và Betula, trong đó Alnus và Betula là 2 chi lớn nhất trong họ.

Chi Alnus có khoảng 40 loài Các loài Alnus được phân bố rộng khắp ở Bangladesh,

Bhutan, Trung Quốc, An Độ, Nhật Ban, Han Quốc, Nepal, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ A incana

thường thay phô biến ở Bắc Au, A viridis được tìm thấy chủ yếu ở vùng đồng cỏ của Thuy Sĩ(Alps), trong khi đó A cordata lại tìm thấy ở miền nam và miền tây nước Y [52] Alnus glutinosaxuất hiện phổ biến ở một số nước Bắc Phi và các nước có khí hậu ôn hoà ở châu Á, châu Âu [128].

Các loài Alnus nepalensis được phân bố rộng khắp từ Pakistan qua Nepan, Bhutan tới Vân Nam,

tây nam Trung Quốc, Miến Điện và tới một phần Ấn Độ Ở nước ta, cây mọc ở trong rừng khô

vùng Sapa (Lào Cai).

Các loài Alnus phổ biến là: A acuminata, A cordata, A glutinosa, A incana, A sinuata, A.

rugosa, A maximowiczii, A tenuifolia, A hirsuta, A fruticosa, A mandshurica, A japonica,

Trang 10

A kamtschatica, A crispa, A viridis, A sieboldiana, A serrulatoides, A rubra, A cordata, A.maritim, A oblongifolia, A rhombifolia,

Chi Betula có khoảng 50-60 loài Các loài Betula được phân bố rộng khắp ở Afghanistan,

Trung Quốc, Nhật Bản, Kazakstan, Hàn Quốc, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nepal, Nga, Án Độ, châu

Âu, Bắc và Nam Mỹ B pendula Roth (cáng lò bạc) và B pubescens Ehrh được phân bố rộng rãi ởScandinavia và Bắc Âu, trong khi B utilis lại được tìm thay ở Himalaya, Ở Thổ Nhĩ Kỳ, có 5

loài Betula được phân bố ở phía đông và đông bắc, trong đó Betula litwinowii Doluch là một loài

với đặc điểm là có vỏ thân cây có màu trắng hồng [38, 101, 150].

Một số loài Betula: B pendula, B papyrifera, B nigra, B alleghaniensis, B glandulosa, B.

pubescens, B platyphylla, B albosinensis, B maximowicziana, B schmidri, B neoalaskana, B.populifolia, B nana, B humilis, B ermanii, B fruticosa, B lenta, B occidentalis, B utilis, B uber,

B davurica, B costata, B alnoides, B pumila,

1.1.2 Nghiên cứu hoa học chi Alnus

Từ một số bộ phận như phấn hoa, hạt, của loài Alnus glutinosa người ta đã phân lậpđược một số diarylheptanoit, flavonoit, sterol và các axit [52, 113, 115, 128, 135].

Năm 1978, 4,5'-dihydroxy-3'-metoxy stilben (1) đã lần đầu tiên được tìm thay từ chdi A.

(20S)-20-hydroxy-24-metylen-LÁ A fruticosa, A kamtschatica và A hirsuta cô chứa heptacosan, tetracosanol, lupenon,

glutin-5-en-3-ol, hỗn hợp của ø- và /đ-amyrin, Ø-sitosterol và 1,7-diphenylheptan-3,5-diol [166].

Từ lá va vỏ thân Alnus hirsuta đã phân lập được 12 diarylheptanoit, 4 tritecpenoit, 3

flavonoit Trong số các diarylheptanoit này đáng chú ý nhất là 2 hợp chất tách được từ lá là các

chất lần đầu tiên được tìm thấy trong thực vật:

(5R)-1,7-bis-(3,4-dihydroxyphenyl)-heptan-5-O-f-D-xylopyranozit (4a), (5R)-1,7-bis-(3,4-dihydroxyphenyl)heptan-5-O-$-D-glucopyranozit (4b) và

một số hợp chất có cấu trúc lý thú như 3,5,7(20),15,17,18-hexaen-10,16-diol (5), 2-oxatricyclo [13.2.2.1°]eicosa-3,5/7 (20),15,17,18-

4,17-dimetoxy-2-oxatricyclo[13.2.2.1°”Jeicosa-hexaen-10-on, rhoiptelol B (6), [33, 36, 69, 96].

Lee M W và cộng sự [94] đã phân lập được từ 14 Alnus hirsuta var microphylla được 10

hợp chất là oregonin và 9 tanin Trong số các tanin, một ellagitannin được phân lập lần đầu tiên làhirsunin (7) cùng với các tannin đã biết khác.

Từ vỏ A hirsuta var sibirica đã phan lập được 2 diarylheptanoit là

(55S)-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)-5-hydroxyheptan-3-on (hirsutanonol) và

(5$)-1,7-bis(3,4-dihydroxyphenyl)-5-(6-D-xylopyranozyloxy)heptan-3-on (oregonin) [95].

Trang 11

Wollenweber đã phân lập được từ chổi Alnus crispa, A koehnei, A sinuata va A sinuata

các flavonoit: quercetin và các dan xuất, các dẫn xuất của kaempferol, rhamnetin, isorhamnetin,rhamnazin, acacetin, salvigenin, các dẫn xuất metyl ete của apigenin, betuletol và genkwanin [175].

Từ loài Alnus japonica nguồn gốc Đức đã phân lập được trên 10 flavonoit, trong số đó chủyếu là các dẫn xuất của kaempferol [166, 175].

Cũng loài A japonica nhưng nguồn gốc Nhật Ban thì lại có thành phần chính là các

tritecpenoit, diarylheptanoit và tanin còn flavonoit có phan it hon [22, 23, 56, 82, 88, 93, 124, 123].Từ hoa cây này, người ta đã phân lập được 12 tritecpenoit và 3 diarylheptanoit, trong số đó có 6tritecpenoit kiểu secodammaran được tim thấy lần đầu tiên với cấu trúc lý thú như axit (24E)-3,4-

secodammara-4(28),20,24-trien-3,26-dioic (8), axit secodammara-4(28),25-dien-3-oic (9), axit (23E)-(20S)-20,25-dihydroxy-3,4-secodammara-4(28),23-dien-3-oic (10a), axit (23E)-(20S)-20,25,26-trihydrox y-3,4-secodammara-4(28),23-dien-3-oic(10b) [22, 23] Từ lá của cây này lại thu được 8 diarylheptanoit, 3 flavonoit va 14 tanin thủy phân,

(20S,24S)-20,24-dihydroxy-3,4-trong số đó, đáng ké nhất là 3 điarylheptanoit được phân lập lần đầu tiên:

1-(3,4-dihydroxyphenyl)-5-hydroxy-7-(4-hydroxyphenyl)-3-heptanon-5-Ó-Ø-D-xylopyranozIt (11a),

1,7-bis-(3,4-dihydroxyphenyl)-5-hydroxy-3-heptanon-5-O-[2-(2-metylbutenoyl)]-6-D-xylopyranozit (11b) va

1,7-bis-(3,4-dihydroxyphenyl)-5-metoxy-3-heptanon (11e) cùng với hai tanin thủy phân cũng lần

đầu tiên được phát hiện là alnusjaponin A (12) và alnusjaponin B (13) [88, 93].

Loài Alnus japonica Steudel nguồn gốc Nhật bản, Hàn Quốc ngoài thành phần chính là các

diarylheptanoit, tritecpenoit còn có thêm một số lớp chất khác [56, 82, 124, 123] Từ gỗ của câynày đã phân lập được 7 diarylheptanoit, trong số đó có 5 chất có cấu trúc vòng biarylheptanoit, 4hợp chat phenolic, 4 steroit và 3 tritecpenoit [124] Từ vỏ thân của cây này cũng đã phân lập được

14 diarylheptanoit va 2 flavonoit, trong số đó

1,7-bis-(3,4-dihydroxyphenyl)5-hydroxyheptan-3-Ó-Ø-D-xylopyranozit (14) là một diarylheptanoit glycozit mới được phân lập lần đầu tiên [56, 82] vàhai diarylheptanoit vòng hiếm thấy, mới được phân lập từ chi Alnus là oregonoyl A (15) và

oregonoyl B (16) [123].

Thanh phan hóa học chủ yếu của A sieboldiana là các tritecpenoit và tanin còndiarylheptanoit và flavonoit lại rat ít [23, 65, 142] Từ hoa của A sieboldiana đã phân lập được 14tritecpenoit và 1 diarylheptanoit, trong số đó thành phần tritecpenoit chủ yếu là axit alnustic và cácdẫn xuất 12-O-glycozit của axit alnustic [23, 142] Từ lá của loài này người ta đã phân lập được 2

flavonoit và 10 tanin thủy phân, trong số đó có hai ellagitannin được phân lập lần đầu tiên là

alnusnin A (17a) và alnusnin B (17b) [65].

Aoki T va cộng sự đã phân lập được từ hoa A serrulatoides 18 hợp chất gồm 13

tritecpenoit và 5 diarylheptanoit [23].

10

Trang 12

Từ lá, hoa, chdi A maximowiczii Call., Tori M và cộng sự [162] đã phân lập được 12 hợp

chất thuộc nhiều lớp chất khác nhau như diarylheptanoit, flavonoit, stilbenoit, sesquitecpenoit vàphenanthren, trong sỐ đó, 1,7-diphenyl-hept-3-en-5-on (18) và 2,3,4-trimetoxyphenanthren (19) là

hai hợp chất lần đầu tiên được phân lập.

Vỏ Alnus rubra Bong đã được nghiên cứu và từ vỏ này đã phân lập được 4

diarylheptanoit, trong số đó một chat lần đầu tiên được phân lập là

(S)-1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-heptan-3-on-5-Ó-Ø-D-xylopyranozit (20) [32].

Nhận xét

Thanh phần hoá học của các loài Alnus rất đa dang, bao gồm nhiều lớp chất như

diarylheptanoit, tritecpenoit, flavonoit, phenylpropanoit va các dẫn xuất của stilben Tuy nhiên, lớpchất đặc trưng nhất của chỉ này lại là các điarylheptanoit và các glycozit của chúng Ngoài ra, tanin

cũng là một thành phần quan trọng của một số loài Alnus Các hợp chất này được phân bố ở hau

hết các bộ phận của cây như lá, cuống hoa, phan hoa, hat, chéi, gỗ, cành, vỏ, Một số loai có

thành phần phong phú va đa dang ca về số lượng chất cũng như số lớp chất là Alnus hirsuta, A.japonica, A sieboldiana, Các diarylheptanoit có mặt chủ yếu trong các loài này Các loài có

tecpenoit là thành phần chính gồm A sieboldiana, Alnus serrulatoides, A sieboldiana Loài chứa

nhiều tanin là A hirsuta và A japonica.

Dưới đây là công thức hoá học của một số hợp chất đã phân lập được từ chi Alnus.

2a R=2'-OAc-#D-pyr

1 2b R=2-OAc-#D-glc 3

11

Trang 13

HO \ / / À OH

11a R'=B-D-Xyl, R?=H

11b R†1=B-D-Xyl2-CO-C„Hạ, R?=OH HO OH HO OH11c R'=CH3, R?=OH 12

15_ R=Xyl 2 coumaroyl 16 R=Xyl-2feruloyl

12

Trang 14

I ` MeO

HO O—CH, 0 18 19HO i RÍ

1.1.3 Nghiên cứu hoạt tính sinh hoc các loài Alnus

Các tritecpenoit và diarylheptanoit được phân lập từ Alnus firma S Z thé hiện hoạt tính ức

chế sự sao chép của virut HIV-1 và kiểm soát các enzym thiết yếu của virut này Dịch chiếtmetanol từ lá A firma có khả năng ức chế mạnh tác dụng gây bệnh tế bao gây ra bởi HIV-1 trong

các tế bào MT-4 với nồng độ tối thiểu dé ức chế được hoàn toàn là IC = 50 pg/ml Metyl alnustatphân lập được từ cây này có hoạt tính ức chế sự phát triển của virut HIV-1 với ICzg= 15,8 WM Các

chất quercetin, quercitrin và myricetin 3-Ó-Ø-D-galactopyranozit thé hiện hoạt tính chống HIV-1với các giá trị ICso đều bằng 60 uM [184].

Loài A hirsuta có chứa các thành phan thé hiện các hoạt tính chống khối u và chống oxi

hóa mạnh [33, 36, 69] Các diarylheptanoit phân lập được từ vỏ cây A hirsuta Turcz có khả năng

ức chế rõ rệt sự sinh tong hợp melanin trong các tế bào u melanin B16 với các nồng độ 2,5; 5; 10và 20 ug/ml [33] Sáu hợp chất phenolic phân lập từ lá cây A hirsuta (Spach) Rupr đều thé hiện

khả năng ức chế sự peoxi hóa lipit của ty lap thé với các giá trị ICsọ từ 8,0-173,6 uM, trong số đó,

hirsutanonol, hirsutenon va quercetin có khả năng dọn gốc tự do mạnh với giá tri ICsọ là 18,3 + 2,5;

157 + 3,8 va 23,5 + 3,1 uM [36] Hai diarylheptanoit vòng là 4,17-dimetoxy

2-oxatricyclo[13.2.2.1°” Jeicosa-3,5,7(20),15,17,18-hexaen-10,16-diol va oxatrixyclo[13.2.2 1*”]eicosa-3,5/7(20),15,17,18-hexaen-10-on-4,16-diol được phát hiện là có hoạt

17-metoxy-2-tính ức chế mạnh sự hoạt hoá nhân tố cam ứng sự giảm oxy mô HIF-1 (hypoxia-inducible factor-1)

13

Trang 15

trong các tế bào AGS với các giá trị ICsọ lần lượt là 11,2 va 12,3 1M Ở nồng độ ức chế hiệu qua

HIF-1, hai chất nay không gây độc đáng ké đối với các tế bào AGS và sẽ là hai ứng viên chống ung

thu mới thông qua hoạt tính cảm ứng sự giảm oxy mô HIF-1 [69].

Theo M W Lee va cộng sự [95] hai diarylheptanoit, oregonin và hisutanonol được phan

lập từ vỏ cây Alnus hirsuta var sibirica đều có tác dung ức chế mạnh sự biểu hiện của

xyclooxygenaza-2 (COX-2) gây ra bởi 12-O-tetradecanoylphorbol-13-axetat (TPA) trong các tếbào biểu mô vú ở người MCF-10A.

Pedunculagin, một ellagitannin được phân lập từ A hirsuta var microphylla được thử hoạt

tính chống khối u in vitro và in vivo [30] In vitro, pedunculagin thể hiện tác dung độc hại tế bào

phụ thuộc liều lượng đối với các dòng tế bào bệnh bạch cầu mạn tính tạo nên ở tuỷ xương của

người (K-562), bệnh bạch cầu tiền tủy bào ở người (HL-60), khối u dạng bạch huyết ở chuột nhắt(P388), bệnh bạch cầu lympho bào ở chuột nhất (L1210) và sarcoma 180 ở chuột nhat (S180);

dòng tế bao nhạy cảm nhất là HL-60 Jn vivo, ở chuột nhat pedunculagin thé hiện hoạt tính chốngkhối u và tỷ lệ T/C (%) của nó là 120,82%.

Nhiều diarylheptanoit phân lập được từ loài A japonica có hoạt tính chống khối u, chống

oxi hóa và kháng virut [34, 56, 88, 123] Bảy hop chat phân lập được từ lá thé hiện hoạt tính chống

oxi hoá Kết quả thử này cũng cho thấy cấu trúc catechol của các điarylheptanoit là tuyệt đối cầnthiết cho hoạt tính chống oxi hoá [88] 1,7-bis(4-hydroxyphenyl)-3,5-heptandiol, 5-hydroxy-1,7-

bis(4-hydroxyphenyl)-3-heptanon, 5,3'-dihydroxy-7,4’-dimetoxyflavon va

3,5,7,3',4'-pentahydroxy-flavon thé hiện khả năng don gốc tự do DPPH với các giá trị ICso tương ứng là 30,1;

37,4; 20,2 và 13,7 pg/ml [56].

Mười hợp chất được phân lập từ vỏ cây này đều có hoạt tính gây độc tế bào mạnh đối với

dòng tế bào ung thư da dày SNU-1 ở người và dòng tế bào u melanin B16 ở chuột Đặc biệt, ngoàihai dòng tế bào trên platyphyllozit và hirsutanonol còn thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với

dòng tế bào ung thư gan SNU-354 và ung thư trực tràng SNU-C4 ở người [34].

Cũng từ vỏ cây này, ba diarylheptanoit được phát hiện có hoạt tính kháng virut cúm gia

cam KBNF-0028 (H9N2), trong số đó, chất có hoạt tính mạnh là platyphyllon với SI > 26,6,

platyphylonol-xylopyranozit có hoạt tính ở mức độ trung bình với SI>10, và platyphyllozit lại có

hoạt tính yếu với SI>5 [123].

1.1.4 Nghiên cứu hoá học chỉ Betula

Khao sát bằng GC-MS đã cho thấy tinh dầu của các loài Betula có thành phan rất phongphú và thành phần chính thường là các sesquitecpen như ø-copaen (10-12%), germacren D (11%-

18%), 5-cadinen (11%-15%), [30] Từ tinh dầu của một số loài Betula như Ö litwinowii, B.pendula Roth., B browicziana, người ta đã phân lập được các dẫn xuất caryophyllen [27, 38].

Từ vỏ thân và từ gỗ Betula papyrifera đã phân lập được 6 diarylheptanoit, 7 tritecpenoit, 4

flavonoit, cùng một số hợp chat thuộc các lớp chất khác như steroit, lignan, chalvicol glycozit, [119,

14

Trang 16

146]; trong số đó, papyriferozit A

[(S)-1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)heptan-3-on-5-O-a-L-arabinofuranozyl-(1—6)-Ø-D-glucopyranozit] (21) là chất lần đầu tiên được phân lập [119].

Từ lá Betula platyphylla đã phân lập được 9 diarylheptanoit, 5 tritecpenoit và 5

arylbutanoit, trong số đó có hai chất mới là axit

1-[(2R)-4-(4-hydroxyphenyl)-2-butanol-2-0-/-D-glucopyranozyl]-3-hydroxy-3-metylglutaric (22) và

(5S)-5-hydroxy-1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-3-heptanon-5-Ó-[2,6-bis-Ó-(-D-apiofuranozyl)-Ø-D-glucopyranozit] (23) [55, 64, 85].

Từ vỏ va hoa Betula platyphylla var japonica đã được chứng minh có chứa tới 20

tritecpenoit, 6 diarylheptanoit, 7 arylbutanoit, 4 lignan và 2 flavonoit [74, 107]; trong số đó có 4tritecpenoit được phan lập lần đầu tiên là axit 3,4-seco-olean-4(23),13(18)-dien-3-oic (24), axit 3,4-

seco-urs-4(23),20(30)-dien-3-oic (25), metylmalonylepiocotillol (26),

3-O-metylmalonylcabraleahydroxylacton (27) [74], hai diarylheptanoit mới là betulaplatozit Ia (28),betulaplatozit Ib (29) va 1 arylbutanoit mới betulaplatozit II (30) [107].

Từ chéi Betula nigra đã phân lập được 13 flavonoit, chủ yếu là các dan xuất của quercetin

và kaempferol, trong số đó có các metoxyflavonoit hiếm: myricetin 3,7,3'.4,5-pentametyl ete

(combretol), kaempferol 3,trimetyl ete, quercetin 3,7,3,4-tetrametyl ete (retusin), apigenin

7,4’-dimetyl ete [176, 177].

Loài Betula pubescens có thành phần chủ yếu là các flavonoit va tritecpenoit, ngoài ra còn

có thêm một số hợp chất thuộc các lớp chất phenolic và arylbutanoit [129, 130, 132, 133, 161].Một số hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ vỏ của loài này là 3,4,5-trimetoxyphenyl-6-O-

vamlloyl-Ø-D-glucopyranozit (31a), 3,4,5-trimetoxyphenyl-6-Ó-syringoyl-Ø-D-glucopyranozIt(31b) [133], 36-23-dihydroxy-olean-12-en-28-oic axit 3/-caffeat, 3,23-dihydroxy-olean-12-en-

28-oic 23-caffeat và 3/,23-dihydroxy-lup-20(29)-en-28-oicaxit 3/-caffeat [132].

Thành phần hóa học của loài B pendula rất phong phú và đa dạng với nhiều lớp chất như

diarylheptanoit, phenylbutanoit, arylbutanoit, hợp chất phenolic, lignan glycozit và flavonoit [62, 75,101, 130, 149, 150, 161] Các flavonoit của loài này chủ yếu là các dẫn xuất của quercetin và

myricetin [75, 161] Hai phenylbutanoit mới được phân lập từ vỏ thân là 7-{3R-[(4-hydroxyphenyl)butyl] Ø-glucopyranozIt-O-6-yl} 4-Ó-Ø-glucopyranozyl-vamillin (32) và 3-Ø-glucopyranozyloxy-l-(4-

hydroxyphenyl)butanon (33) [101].

Cũng từ vỏ loài nay, Smite E và cộng su [150] đã phan lập được (-)-rhododendrol (34a),

platyphyllon (35a) và các glycozit của chúng; trong số đó (2R)-4-(4-hydroxyphenyl)-butanol

2-O-a-L-arabinofuranozyl-(1—6)-$-D-glucopyranozit (34b), (2R)-4-(4-hydroxyphenyl)-2-butanol

2-Ó-Ø-D-apiofuranozyl-(1—>6)-Ø-D-glucopyranozIf 34c),

hydroxy-1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-3-heptanon 5-O-f-D-apiofuranozyl-(1—6)-£-D-glucopyranozit (35b) va hydroxy-1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-3-heptanon 5-Ó-Ø-D-apiofuranozyl-(1—>2)-Ø-D-

(5S)-5-glucopyranozit (35e) là các chất lần đầu tiên được phân lập.

15

Trang 17

Lớp chất chính đã phân lập được từ vỏ và gỗ của các loài Betula lenta, B alleghaniensis, B.

ermanii là các tritecpenoit với các hợp chất đặc trưng: betulin, lupeol, axit axetyl oleanolic, axit

betulinic, axit oleanolic, procyanidin, [146, 181].

Từ vỏ Betula alnoides Dene (Việt Nam), Kamperdic C và cộng su đã phan lập được các

tritecpenoit là lupeol, axit 3-O-axetoxyoleanolic cùng hỗn hợp của betulin và axit betulinic [73].

Thành phan hóa học của một số loài như Betula alba, vỏ B utilis, cành B nana, phan hoa

B verrucosa, nhánh B glandulosa, đã được công bố chỉ gồm một vài tritecpenoit hoặc

arylbutanoit hoặc chất có cau trúc đơn giản khác [44, 76, 115, 140, 174, 189].

Hanawa F và cộng sự đã phan lập được từ gỗ Betula maximowicziana 2 diarylheptanoit

và 2 lignan; trong số đó diol (36) là chất được phân lập lần đầu tiên [57].

(-)-rel-(pR,3S,5S)-3',4"-epoxy-1-(4-hydroxyphenyl)-7-phenylheptan-3,5-Nhận xét: Các loài Betula là nguồn nguyên liệu thiên nhiên quan trong với nhiều lớp chất.Hau như tat cả các bộ phận của các loài Betula đều có thành phan hoá học phong phú Từ vỏ, các

tritecpenoit năm vòng, hầu hết là kiểu lupan và olean đã được phân lập Các sesquitecpen, đặc biệtlà các dẫn xuất caryophyllen cũng đã được phát hiện và phân lập cùng các lớp chất khác như

arylbutanoit, diarylheptanoit, lignan, glycozit phenolic,

Dưới đây là công thức hoá học của một số hop chất phan lập được từ chi Betula.

Trang 18

`—O MeO,

Ï OMeC—O—H,C

1.1.5 Nghiên cứu hoạt tính sinh học các loài Betula

Bốn diarylheptanoit được phan lập từ vỏ B platyphylla Sukatchev var japonica (Miq.)

Hara là betulaplatozit la (28), betulaplatozit Ib (29),

(5S)-5-hydroxy-1,7-bis-(4-hydroxyphenyl)-3-heptanon 5-Ó D-apiofuranozyl-(1—>6)-Ø-D-glucopyranozit và acerozit thê hiện rõ rệt tac dung ứcchế tính độc hại tế bào gây ra bởi D-GalN ở các tế bào gan chuột công được nuôi cấy bước 1 [107].

Dịch chiết metanol toàn phần của B platyphylla var japonica thê hiện tác dụng bảo vệchống lại hydropeoxit ở dòng tế bao nguyên bào sợi phổi chuột túi má Trung Quốc (V 79-4); và

gây ra sự chết được chương trình hoá đối với dòng tế bào bạch cầu tiền tuỷ bào ở người (HL-60).

Dịch chiết này cũng thể hiện tác dụng mạnh dọn gốc tự do DPPH và khả năng ức chế mạnh sựpeoxi hoá lipit (ICso tương ứng lần lượt là 2,4 g/ml và < 4,0 pg/ml) [72].

Hai chục tritecpenoit được phan lập từ hoa của Ö platyphylla var japonica đã được

Y Kashiwada và cộng sự [74] thử hoạt tính gây độc tế bào đối với 6 đòng tế bào ung thư: KB (ungthư biểu bì - epidermoid carcinoma of the nasopharynx), K562 (bạch cầu - leukemia), MCF? (ung

thư vú), COLO205 (ung thư ruột kết), KB-C2 ( KB kháng colchicin) và K562/Adr (K562 khángdoxorubicin); trong số các chất được thử này axit betulonic có hoạt tính gây độc tế bào đáng ké

đối với 2 dòng tế bào KB và KB-C2 với

ICso tương ứng là 3,8 và 2,3 uM.

17

Trang 19

Một công trình nghiên cứu về hoạt tính ức chế sự mất hạt gây ra bởi kháng nguyên của các

tế bào RBL-2H3 bởi các hợp chat aryl vừa mới được S H Kim và cộng sự [85] công bố trong năm2010 Với 4 arylbutanoit và 8 diarylheptanoit được thử thì 6 chất có tác dụng ức chế đáng ké đối

với sự giải phóng Ø-hexosaminidaza từ các tế bào RBL-2H3, trong số đó, 3 arylbutanoit thé hiệnhoạt tính mạnh hơn chất so sánh quercetin Từ kết quả thử hoạt tính này, tác giả đưa ra nhận xét vềmối liên quan giữa cấu trúc và hoạt tính của các arylheptanoit: sự có mặt nhóm cacbonyl ở vi trí C3

và nhóm O-glycozit ở C5, và việc loại nhóm hydroxy ở C5 không thé đóng góp vào hoạt tính ức

chế này.

14-Hydroxy-4,5-dihydro-Ø-caryophyllen thé hiện hoạt tinh kháng khuân tương đương chất

chuan cloramphenicol đối với chủng Bacillus cereus với giá tri MIC 125 pg/ml tuy nhiên yếu hơnđối với các chủng Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa Chất nay

cũng thé hiện hoạt tính kháng nam trung bình đối với Candida glabrata với giá trị MIC 125 pg/mlvà có hoạt tính yêu hơn đối với các chủng nam gây bệnh ở cây như Drechslera sorokinianse và

Fusarium solani [38].

V Mshvildadze và cộng sự [119] cũng đã thử tác dung gây độc tế bao in vitro của các chất

phân lập được từ vỏ cây B papyrifera đối với các dòng tế bào carcinoma phối (A-549), ung thưtuyến trực tràng (DDL-1) và nguyên bao sợi da bình thường (WS1) ở người Kết quả cho thấy, 4trong 5 điarylheptanoit glycozit được thử có hoạt tinh gây độc tế bào với cả 3 dòng tế bao này với

giá trị ICso từ 10,3-52 uM.

Theo kết quả thử của K H C Baser và cộng sự [27], các dẫn xuất caryophyllen đượcphân lập từ tinh dầu của một số loài Betula ở Thô Nhĩ Kỳ thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với 5chủng vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Micrococcus luteus, Pseudomonasaeruginosa, Bacillus cereus và hoạt tính kháng nam đối với chủng Candida glabrata gây bệnh ở

người cũng như các chủng nắm gây bệnh ở cây như Cephalosporium aphidicola và Rhizoctonia

1.1.6 Công dụng của các loài Alnus va Betula trong y dược học

Các loài Alnus thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian của Trung Quốc,Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, dé điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như sốt, tiêu chảy, cầm máu va

chứng khó tiêu A japonica Steud được sử dụng dé điều trị đau da dày, đau gan và gan nhiễm mỡ

18

Trang 20

Các loài Betula cũng thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian Ở An Độ, vỏ

của Betula alnoides Buch Syn được dùng làm thuốc chống viêm [156] Vỏ của B pendula Rothđược dùng để trị các bệnh về da và là một thuốc trị sốt [101] Ở Himalaya, vỏ của B utilis được

dùng làm thuốc sát trùng, chữa day hơi và chứng quá kích động [69] Ở An Độ và Trung Quốc, vỏvà lá của một số loài Betula được dùng để trị rắn cắn, trị cảm mạo, đau dạ dày, ly và phong thấp

đau xương [1].

1.2 THỰC VAT HỌC, NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOAT TÍNH SINH HỌC CAC

LOÀI ZINGIBER VÀ ALPINIA (ZINGIBERACEAE)

1.2.1 Vài nét về thực vật học của chỉ Zingiber và Alpinia [178]

Zingiber là một chi lớn và tương đối phố biến của họ Gừng (Zingiberaceae) Trong số 53chỉ với hơn 1.300 loài cây của họ Gừng, Zingiber có khoảng 100-150 loài Chúng được phân bố

rộng rãi từ phía Đông Á đến vùng nhiệt đới Australia và đặc biệt có nhiều ở Indo-Malaysia [29].

Ở Việt Nam, họ Gừng có 19 chỉ với khoảng 136-145 loài Các loài Zingiber tương đối

phong phú Một số loài mọc hoang ở các vùng rừng núi, nơi râm mát ở các tỉnh phía bắc Một sốloài được trồng làm cây gia vị ở khắp nơi trên đất nước.

Một số loài Zingiber phố biến: Zingiber officinale, Z nimmonii , Z roseum, Z zerumbet,

Z aromaticum, Z ottensii, Z spectabile, Z malaysianum, Z cassumunar, Z neglectum, Z.

Alpinia là chi lớn nhất, phổ biến nhất và được phân loại phức tạp nhất trong ho Ging với

230 loài, phân bố trên khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, Australia và các đảo Thái

Binh Dương Alpinia officinarum là loài cây gia vị được sử dụng rộng rãi ở châu Au và Trung

Quốc hàng nghìn năm nay [21] Alpinia galanga (L.) Willd thi được trồng rộng rãi ở Nam A [188].Ở nước ta, chỉ Alpinia cũng khá phong phú Các loài Alpinia sinh trưởng trong vùng rừng

núi ở hầu hết các tinh từ Bắc vào Nam Một số loài được coi là đặc hữu như: Alpinia phuthoensisGagnep (Riềng Phú Thọ), Alpinia tonkinensis Gagnep (Riềng Bắc Bộ), Alpinia breviligulata

Gagnep (Riéng mép ngan)

Một số loài Alpinia phố biến: Alpinia abundiflora, A acrostachya, A caerulea (Riéng

Australia), A conchigera, A emaculata, A galanga (Riéng nép, Riéng ấm), A javanica (RiéngJava), A melanocarpa (Riéng qua den), A mutica (Riéng lá hep), A nutans, A officinarum (Riéng,

Riêng thuốc), A petiolata, A purpurata (Riéng do)

1.2.2 Nghiên cứu hoa hoc chi Zingiber

a Khảo sát thành phan hoá học của tinh dầu

Thành phần tỉnh dầu của các cây họ Gừng nói chung cũng như các loài Zingiber nói riêngđều rất phong phú Bộ phận chủ yếu được dùng dé lay tinh dầu thường là thân rễ, đôi khi còn dùng

lá, hạt,

19

Trang 21

Tinh dau Zingiber officinale Thái Lan và Trung Quốc có chứa thành phần chính là

zingiberen với hàm lượng tương ứng 30,81% và 8,0% cùng một số thành phần khác [154] Trong khi

một nghiên cứu khác lại cho thấy thành phan chính của tinh dau Z officinale là geranial (25.9%)

Thành phan chính của tinh dầu thân rễ Zingiber nimmonii Dalzell có chứa tới 65 thànhphần, chiếm 97,5% tỉnh dầu Đây là là loại tỉnh dầu giàu caryophyllen tự nhiên với 71,2 %

secquitecpen, 14,2% secquitecpen được oxy hóa [141].

Tinh dầu hạt Zingiber roseum Rosc có chứa 60 thành phan, chiém 96,2% lượng tinh dau.

Thanh phan chính là a-pinen, /-pinen, ø-terpineol, Các mono- và sesquitecpen chiếm 82% tinh

dau [136].

Tinh dau lá và thân rễ Z zerumbet (L.) Smith (Bangladesh) có chứa 30 thành phần với các

chất chính là zerumbon (36,98% và 46,83%) cùng một số thành phần khác [28].

Một số loài Zingiber của Việt Nam cũng đã được công bố về thành phần tỉnh dầu [3, 5].

Tinh dầu Z zerumbet Sm có chứa tecpinen-4-ol (19,58%), -secquiphellandren (5,11%) vàmột số thành phần khác [3] Hàm lượng tinh dầu gừng Z eberhardtii Gagnep là 0,1%, thành

phần gồm 25 chat, chủ yếu là camphen (34,8%), L-linalol (10,1%), geranial (10,89%),

b Phan lập va khảo sat cấu trúc các hợp chất

Loài Zingiber officinale có thành phần hóa học tương đối phong phú với các lớp chất chủyếu là diarylheptanoit, tecpenoit và hợp chất phenolic, [31, 41, 78, 83, 77, 105, 159, 186, 190].

Trong số các tecpenoit này có một chat mới là hydroxycineol-10-O-B-D-glucopyranozit (37) [159].

Hop chat phenolic chủ yếu gồm các shogaol, gingerol, gingediol và các chất tương tự của chúng[31, 83, 77, 190] Diarylheptanoit là lớp chất chủ yêu của loài này với nhiều hợp chat mới hoặc hợp chatđược phân lập lần đầu tiên [41, 78, 105, 159, 186] Một vài diarylheptanoit vòng được phân lập lần đầu

tiên là: 3-axetoxy-l,5-epoxy-l-(3,+dihydroxy-5-metoxyphenyl)-7-(4-hydroxy-3-metoxypheny])heptan(38a), _ 1,5-epoxy-3-hydroxy-1-(3,4-dihydroxy-5-metoxyphenyl)-7-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)heptan

(38b), 1,5-epoxy-3-hydroxy-

1-(4-hydroxy-3,5-dimetoxyphenyl)-7-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)heptan (38c), [78].

Một số diarylheptanoit mới được phân lập từ loài nay là:

(35,5S)-3,5-diaxetoxy-1,7-bis(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)heptan (39), (ŠS)-5-axetoxy-l,7-bis(4-(35,5S)-3,5-diaxetoxy-1,7-bis(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)heptan-3-on(40), 1,5-epoxy-3-hydroxy-l-(3-metoxy-4,5-dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)heptan (41),natri (E)-7-hydroxy-1,7-bis(4-hydroxyphenyl)hept-5-en-3.S-sunfonat (42), [105, 159, 186].

Trong khi đó, thành phần hóa học của Zingiber cassumunar lại gồm các phenylbutanoit,

phenylbutenoit và diarylheptanoit [3, 54, 70, 71, 92, 110, 111, 164] Một số phenylbutanoit được phân

20

Trang 22

lập lần đầu tiên là 4-(3',4'-dimetoxyphenyl)but-1,3-dien (43), 4-(3’,4'-dimetoxyphenyl)but-3-en

(44), (E)-4-(3',4-dimetoxyphenyl])but-3-en-I-yl palmitat (45), [164].

Một số phenylbutenoit mới hoặc được phân lập lần đầu tiên từ loài này là

(+)-cis-1,2-bis[(E)-3,4-dimetoxystyryl]cyclobutan (46) [70], (E)-4-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl) but-2-en-1-ol(47), (E)-2-hydroxy-4-(3,4-dimetoxyphenyl)but-3-en-1-ol (48) [98] và (+)-trans-3-(4-hydroxy-3-

metoxyphenyl)-4-[(£)-3,4-dimetoxystyryl]cyclohex-1-en (49)

[54, 92].

Các diarylheptenoit lần đầu tiên được phân lập gồm các dẫn chất của curcumin như:

cassumunin A (50a), cassumunin B (50b), cassumunin C (51), cassumunarin A (52), cassumunarinB (53a), cassumunarin C (53b) [71, 111].

Lớp chat chính của loài Zingiber zerumbet là flavonoit Ngoài ra, còn có một số rất it hợp

chất thuộc lớp sesquitecpen, steroit và các chất khác [35, 109, 4, 10] Các hợp chất flavonoit củaloài này chủ yếu là các dẫn xuất của kaempferol Trong số đó, có 3 hợp chất được phân lập lần đầu

tiên là 3-O-(2-O-acetyl-a-L-rhamnopyranozit) (54a), 3-O-(3-O-acetyl-a-L-rthamnopyranozit) (54b),3-O-(4-O-acetyl-a-L-rhamnopyranozit) (S4c) [109].

Loài Z zerumbet của Việt Nam có chứa một vai thành phần sesquitecpen, flavonoit vàsteroit Trong số các hợp chất phân lập được, đáng lưu ý nhất là zerumbon, một sesquitecpen cóhàm lượng lớn và có hoạt tính chống ung thư [4, 10].

Từ cuống hoa, thân rễ Z mioga Rosc đã phân lập được các ditecpenoit: miogadial, galanal

A, galanal B và galanolacton [191].

Từ thân rễ Zingiber aromaticum đã phân lập được 5 sesquitecpen, 10 flavonoit, 2 hợp chất

phenolic và | steroit Trong đó có 3 sesquitecpen mới là

(2R,35,5K)-2,3-epoxy-6,9-humuladien-5-ol-8-on (55), (2R,3R,5R)-2,3-epoxy-6,9-humuladien-5-ol-8-(2R,35,5K)-2,3-epoxy-6,9-humuladien-5-ol-8-on (56), (5R)-2,6,9-humulatrien-5-ol-8-(2R,35,5K)-2,3-epoxy-6,9-humuladien-5-ol-8-on (57).

Các hợp chất flavonoit chủ yếu là các dan xuất của kaempferol với 2 chất mới là

kaempferol-3-O-(2,3-di-O-axetyl-o-L-rhamnopyranozit) (58a) và kaempferol-3-Ó-(2,3,4-tri-O-axetyl-a-L-rhamnopyranozIt)(58b) [165].

Akiyama K và cộng sự đã phân lập được từ thân rễ Zingiber ottensii Val 16 hợp chấtthuộc các lớp chất tecpenoit, diarylheptanoit, flavonoit, Trong đó có 4 tecpenoit mới là 1,10,10-

Từ thân rễ Zingiber eberhardtii Gagnep đã phân lập được một chất gây cay đặc trưng

của gừng là gingerol và daucosterol [5].

21

Trang 23

Ss OCH, OAC QAc

CHO ° OH CHO OCH;

H OHOH Q

MeƠ CH,O OCH,

22

Trang 24

OH HO, § ˆ Ss

‘OCH, ọ

OH_ O

bào 1B_ 2_ nồ_5 54a R' = Ac, R?=R°=H

OCH 53a R=H RPO aig 54b R2= Ac, R'=R°=H

53b R=OCHạ 54c R® = Ac, R'=R?=H; OH

CX) (0)

HO OH O

AcO 58a R'=HAcO 58b R'= Ac

1.2.3 Nghiên cứu hoạt tinh sinh học của các loài Zingiber

Loài Zingiber officinale là một đại diện tương đối điển hình về sự đa dạng hoạt tính sinh

học với các hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm, chống oxi hóa, chống dị ứng, gây độc tế bao, Các

hoạt tính sinh học này chủ yếu là do các lớp chất tecpenoit, diarylheptanoit và hợp chất phenolic

-7-(3,4-dihydroxyphenyl)heptan có hoạt tính dọn gốc tự do với các giá trị ICso tương ứng là 48,14; 36,35;

39,89 LM và khả năng ức chế sự tạo ra các gốc peoxit mạch béo trong gan chuột với các giá trị ICso

tương ứng là 27,90; 17,08; 21,86 uM [159].

Theo kết quả thử hoạt tính của K Endo và cộng sự [41], gingerenon A có hoạt tính trungbình kháng coccidium và kháng nam mạnh đối với chủng Pyricularia oryzae.

Năm hop chat phenolic phân lập được từ loài Zingiber này hexahydrocurcumin,

6-dehydrogingerdion, 10-gingerol, 6-shogaol, 6-gingerol có kha năng ức chế di ứng yếu đối với dongtế bào RBL-2H3 (bệnh bach cầu ưa bazơ ở chuột) Trong số đó, 6-dehydrogingerdion và 6-shogaol

23

Trang 25

thé hiện hoạt tinh gây độc tế bào với giá trị ICso tương ứng là 38,5 uM và 90,4 uM Giá trị ICso của3 chất còn lại đều trên 100 uM [31].

Hai hợp chất phenolic 6-shogaol và 12-shogaol đã được thử hoạt tính chống oxi hoá bằngphương pháp DPPH, với các chất so sánh là butyl hydroxyanisol (BHA), butyl hydroxytoluen

(BHT) và a-tocopherol Kết quả cho thấy cả hai chất này đều có hoạt tính chống oxi hoá cao hơn

các chất so sánh (ICsp của chúng là 26,4 uM và 22,5 M) [190].

J S Kim và cộng sự [83] đã thử hoạt tính gây độc tế bào của 5 hợp chất phenolic với 4

dòng tế bao ung thư ở người: A549, SK-OV-3, SK-MEL-2 và HCT15 Kết qua cho thấy 6-shogaolcó hoạt tính mạnh với cả 4 dong tế bào ung thư được thử với giá trị EDso là 1,05-1,76 ug/ml) Các

chất 4-gingerol, gingerol, 8-gingerol và 10-gingerol thé hiện hoạt tính ở mức độ trung bình

6-Shogaol còn thé hiện hoạt tinh ức chế với các dòng tế bảo ung thư chuột C1 va C2 với gia tri EDsọ

tương ứng là 0,58 uM và 10,7 uM.

Ngoài các hoạt tính kháng viêm, chống tôn thương gan và trợ tim, [6]-gingerol hydroxy-3'-metoxyphenyl]-5-hydroxy-3-decanon) đã được chứng minh là có khả năng ức chế quá

(1-[4'-trình di căn của bệnh ung thư vú ở người MDA-MB-231 [91].

Zingiber cassumunar cũng là loài có khá nhiều hoạt tính sinh học đáng quý như chống

viêm, chống oxi hóa, chống ung thu, [54, 68, 71, 92, 111].

Cassumunarin A, cassumunarin B và cassumunarin C được phân lập từ thân rễ loài này théhiện hoạt tính chống oxi hoá và chống viêm mạnh hơn curcumin [71, 111].

Kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt tính chống viêm của (E)-1-(3,4-dimetoxyphenyl)

butadien (DMPDB) cho thay chat này thé hiện hoạt tính tốt hơn bat cứ loại thuốc chống viêm nào

đang được sử dụng [68]

A R Han và cộng sự [54] đã thử hoạt tính gây độc tế bào của

(+)-rans-3-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)-4-[(E)-3,4-dimetoxystyryl]cyclohex-l-en (49),

(+)-trans-3-(3,4-dinetoxyphenyl)-4-[(E)-3,4-dimetoxystyryl]cyclohex-I-en (49a), 4-(3,4-dimetoxyphenyl)

but-1,3-dien, 4-(2,4,5-trimetoxyphenyl)but-1,3-dien (49b) với 4 dòng tế bao ung thư người là ung thư phổi

(A549), ung thư ruột kết (Col2), ung thu da dày (SNU-638) và ung thư ở tế bào liên kết (HT-1080).

Kết quả cho thay 2 chat 49 và 49a thé hiện hoạt tính gây độc tế bào ở mức độ trung bình đối với cả4 dòng tế bào ung thư được thử Chất 49b có hoạt tính chống khối u ác tính ở tế bào liên kết (HT-

1080) với giá trị ICso là 7,9 uM.

Dime (4)-trans-3-(3,4-dimetox yphenyl)4-[(E)-3,4-dimetoxystyryl]xyclohex-l-en (PSC)

được phát hiện là có kha nang ức chế sự tái tạo tế bào ở nhiều dòng tế bảo ung thư người với giá trị

ICzo từ 10-30 uM [92].

Các chất phân lập được từ thân rễ Zingiber mioga Rosc đã được K C Jang và cộng sự [191]thử hoạt tính kháng khuân với 3 chủng vi khuân Bacillus subtilis, B cereus va Staphylococcus

24

Trang 26

aureus Kết quả cho thấy, (E)-8_ (17)-epoxylabd-12-en-15,16-dial và galanal A có hoạt tính kháng

khuẩn đối với cả 3 chủng được thử, còn galanolacton thì kháng được 2 chủng vi khuẩn đầu tiên.

Với 18 chất phân lập được từ Zingiber aromaricum, T Usia và cộng sự [165] đã thử khả

năng ức chế chuyên hoá bởi các enzym phụ thuộc cytochrom-P450 CYP3A4 hoặc CYP2D6 Kếtquả cho thay 4 flavonoit có hoạt tính ức chế chuyên hoá bởi CYP3A4, trong đó kaempferol-3-O-

(2,3,4-tri-O-axetyl-o-L-rhamnopyranozit) có khả năng ức chế mạnh nhất với ICso 14,4 uM, còn

kaempferol-3-O-metyl ete lại có khả năng ức chế mạnh nhất quá trình chuyển hoá bởi CYP2D6

với ICs 4,63 uM.

Hợp chất rel-(3R,5S)-3,5-dihydroxy-

I-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)-7-(3,4-dihydroxyphenyl)heptan, một diarylheptanoit được phân lập từ cây Zingiber ottensii Val có hoạt

tính chống oxi hoá mạnh hơn hai chất so sánh là axit L-ascobic va a-tocopherol [16].

Kết qua thử của O Prakash va cộng sự [136] cho thấy tinh dầu hạt Zingiber roseum

Roscoe thé hiện hoạt tính chống co thắt cơ trơn của tá tràng chuột.

S Y Chung và cộng sự [35] đã thử hoạt tính gây độc tế bao của 6 dan xuất kaempferolphân lập được từ thân rễ Zingiber zerumbet Smith với dong tế bào ung thư vú ở người (MCF-

7/ADR) Kết quả cho thấy, 5 trong số 6 dẫn xuất kaempferol này đều có khả năng ức chế

P-glycoprotein (P-gp); trong số đó, kaempferol-3-O-metyl ete và kaempferol-3,4’-O-dimetyl ete théhiện khả năng ức chế P-glycoprotein (P-gp) mạnh như verapamil, một chat da biết là có kha năngức chế P-gp mạnh.

Các cặn chiết diclometan và etanol của loài Zingiber eberhardtii Gagnep (Việt Nam)có hoạt tính kháng 3 vi khuẩn kiểm định Gram (-) E Coli, Gram (+) B subtillis và S.aureus, gingerol còn khang cả nam F oxysporum [5].

1.2.4 Nghiên cứu hoa hoc chi Alpinia

a Khao sát thành phan hóa học của tinh dầu

Phan Tống Son và cộng sự [12] đã thông báo thành phan chính của tinh dầu Alpiniaofficinarum Hance (Riềng thuốc) Việt Nam chiếm tới 54,6% là 1,8-cineol.

Trịnh Đình Chính và cộng sự [2] đã nghiên cứu tinh dầu của một số loài Alpinia ởViệt Nam như Riềng mép ngắn (A breviligulata Gagnep.), Riéng tàu (A chinensis (Retz.)Roscoe), Riềng nếp (A galanga (L.) Willd.) và Riềng 4m (A speciosa (Wall.) K Schum.).Kết quả cho thấy, thành phan chính của các loại tinh dầu này là -pinen, -pinen, -

bisabolen, (E, E)-farnesol, 1,8-cineol, ; trong số đó, thành phần sesquitecpen chiếm ty lệ

Trang 27

Từ thân rễ loài A officinarum đã phân lập được trên 40 hợp chat, trong số đó chủ yếu là

các diarylheptanoit, một số không nhiều hop chat phenolic, steroit và các glycozit khác [86,

104, 20, 21, 42, 185, 187] Trong số các chất này có một số được phân lập lần đầu tiên như

6-(2-hydroxyphenyl)-4-metoxy-2-pyron (64), 6-hydroxy-1,7-diphenyl-4-en-3-heptanon (65) [42],(5S)-5-hydroxy-7-(3,4-dihydroxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanon (66a), (ŠK)-5-hydroxy-7-(3-

metoxy-4,5-dihydroxyphenyl)-1-phenyl -3-heptanon (66b) [20] và các chat mới là

officinaruminane A (67), officinaruminane B (68), heptanon (69) [21], officinin A (70) [187], 7-(4",5"-dihydroxy-3"-metoxyphenyl)-1-phenyl-4-hepten-3-on (71), 1,7-diphenyl-5-hepten-3-on (72), 4-phenetyl-1,7-diphenyl-1-hepten-3,5-dion

5(S)-axetoxy-7-(4-dihydroxyphenyl)-1-phenyl-3-(73) [185] Tuy nhiên, thân rễ tươi của loài này ở Việt Nam lai không có diarylheptanoit mà

chỉ chứa các hợp chất phenolic và các glycozit [104].

Thành phan hóa học của hat A blepharocalyx có chứa tới trên 40 diarylheptanoit cùngmột số hợp chat flavonoit, phenolic và steroit [18, 19].

Từ lá và thân rễ Alpinia flabellata đã phân lập được 1 labdan ditecpen, 2 flavonoit và 7

hợp chat phenolic [79, 80].

Từ phan trên mặt đất của A katsumadai, K S Ngo va cộng sự đã phan lập 2

diarylheptanoit và 1 flavonoit [122] Từ hạt của loài này 2 chất mới là isorubrain (74)

và sumadain C (75) đã được phân lập [63].

Qua A oxyphylla có chứa 2 diarylheptanoit yakuchinon A và yakuchinon B, 2 flavonoit

tectochrysin và izalpinin cùng 4 hợp chất tecpenoit mới là oxyphyllon A (76), oxyphyllon B

(77), oxyphyllon E (78) và oxyphyllon F (79) [I 17, 179, 180].

Các loài Alpinia densibracteata, A japonica, A zerumbet, A galanga, trong thành

phan hau như chỉ chứa các tecpenoit Tuy nhiên, từ A galanga đã phân lập được 2 chat mới

là 4,4'[QE,2’E)-bis(prop-2-en)-1,1'-oxy]-diphenyl-7,7'- diaxetat (80) và 1'-axetoxychavicol axetat

(ACA) (81) [67, 89, 157, 188].

Alpinia pricei Hayata chứa một chalcon mới flavokawain B (82) [87].

Thanh phan hóa học của một số loài Alpinia của Việt Nam như: Alpinia laosensisGagnep., A malaccensis, chỉ chứa các hợp chat phenolic và steroit [13] Từ loài A.tonkinensis Gagnep cũng chỉ phân lập được một hợp chất ditecpen Ngoài các hợp chất

phenolic và steroit, các loài A globosa (Lour.) Horaninov, A gagnepainii K Schum., còn có chứa

một số flavonoit, riêng A pinnanensis và A conchigera Griff còn có một vài diarylheptanoit

và một số glycozit [13].

Nhận xét: Các bộ phan được sử dụng của các loài Alpinia bao gồm cả lá, hoa, quả, hạt,

thân rễ Các lớp chat phân lập được từ loài này gồm có diarylheptanoit, tecpenoit, flavonoif, Một trong những loài có chứa nhiều tecpenoit là A densibracteata Các loài có chứanhiều điarylheptanoit nhất là loài A officinarum (thân rễ), A blepharocalyx (hat), Một số

26

Trang 28

loài mà trong thành phan chủ yếu chứa các flavonoit là A japonica, A zerumbet, A.

galanga, Các flavonoit được phân lập đa số là các dẫn xuất của chalcon, flavanon vàflavanonon Thanh phần hóa học các loài Alpinia của Việt Nam thường chủ yếu là các hợp

chất flavonoit, hợp chat phenolic, steroit và đặc biệt hiếm thấy có diarylheptanoit.

27

Trang 29

1.2.5 Nghiên cứu hoạt tính sinh học các loài Alpinia

Nghiên cứu của H Morita và cộng sự [118] cho thấy các ditecpen phân lập được từ

hạt của A galanga có hoạt tính kháng nam và gây độc tế bào, với các nấm được thử là

Candida albicans, C guilliermondii, C tropicalis và C citilis.

Phan chiết toàn phan từ hat cây A katsumadai có hoạt tinh chống oxi hóa dang kể.Khả năng don gốc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) của phần chiết toàn phan ở giá trịICso=1,6 mg/ml Các hợp chất đã biết như (-)-epigallocatechin-3-gallat (EGCG) varesveratrol có các giá tri ICso lần lượt là < 0,8 và 4,8 mg/ml Phần chiết toàn phần từ A.

katsumadai cũng làm tăng khả năng sống được của các tế bao nguyên bào sợi ở phổi V79-4của chuột hang Trung Quốc và ức chế apoptosis gây ra bởi H;O; [100].

H Itokawa và cộng sự [66] đã phân lập được thành phần chính có hoạt tính chốngung thư từ Alpinia galanga Thân rễ của loài này cho các hợp chất 1'-axetoxychavicol axetat

và l'-axetoxyeugenol axetat, cả hai đều có tác dụng chống ung thư, kìm hãm tế bao u bang

Ba diarylheptanoit 6-hydroxy-1,7-diphenyl-4-en-3-heptanon,

I,7-diphenyl-4-en-3-heptanon, 1,7-diphenyl-5-metoxy-3-heptanon phân lập được từ Alpinia officinarum đều thé hiệnhoạt tính ức chế liên kết thụ thê đối voi PAF (yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, platelet-activating factor)

Diarylheptanoit 7-(3,4-dihydroxyphenyl)-1-(4-hydroxy-3-metoxy phenyl)-4-en-3-heptanon

phân lập được từ than rễ A officinarum Hance thé hiện hoạt tinh gây độc tế bào đối với 3 dòng tế

bao ung thư người Hep Gp, MCF-7 và SF-268 với lCso tương ứng là 6, 7 và 10 uM/ml [20].

Ba monotecpenoit phân lập từ hạt Alpinia katsumadai đã được S Z Hua [63] thử hoạt tính

gây độc tế bao với 3 dòng tế bào ung thư người HepG; (ung thư gan), MCF-7 và MAD-MB-435(ung thư vú) Kết quả cho thấy sumadain C (75) có hoạt tính gây độc tế bào với cả 3 dòng được thử

với các giá tri ICs 13,0; 15,93 va 12,78 ug/ml.

Diarylheptanoit 7-(4”-hydroxy-3”-metoxyphenyl)-I-phenylhept-4-en3-on và 2

flavonoit (kaempferit, galangin) thê hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bao u melamin ở

chuột B16 với các giá trị ICso là 10 uM, 16 uM và 17 uM Các diarylheptanoit

5-hydroxy-1,7-28

Trang 30

diphenyl-3-heptanon, 5-hydroxy-7-(4"-hydroxy-3"-metoxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanon và

3,5-dihydroxy-1,7-diphenylheptan thé hiện hoạt tính này với ICso từ

30-48 uM [108].

Gan đây, Y F Kuo va cộng sự [87] đã phân lập được flavokawain B (82) từ thân rễ

Alpinia pricei Hayata và phát hiện chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tương đối mạnh với

dòng tế bào ung thư ruột kết.

Mười ba diarylheptanoit được phân lập từ thân rễ A officinarum Hance [185] đều thé hiện

hoạt tính kháng khuan với chủng Helicobactor pylori Đặc biệt 3 diarylheptanoit là

7-(4”,5"-dihydroxy-3”-metoxyphenyl)- I-phenyl-4-hepten-3-on (71), 4-phenetyl-1,7-diphenyl

-1-hepten-3,5-dion (72) và 1,7-diphenyl-5-hepten-3-on có hoạt tính mạnh với cả chủng Hp-Sydney strain 1 lẫn

chủng Hp-F44 với các giá tri MIC tương ứng là 9-12 pg/ml và 25-30 pg/ml.

1.2.6 Công dụng của các loài Zingiber và Alpinia trong y dược học

Ở các nước nhiệt đới, nhiều loài Zingiber được dùng trong các bài thuốc dân tộc, maZingiber cassumunar Roxb (tên tiếng Việt: gừng đại) và Zingiber officinale (Willd.) Roscoe (têntiếng Việt: gừng) là các thí dụ Ở Việt Nam va Trung Quốc, rễ gừng tươi được dùng dé trị bệnh đồ

mồ hôi, trị cảm lạnh, chống nôn và tiêu độc Rễ khô đã xử lý được dùng để trị cảm lạnh, chữa đau

bụng, da dày, tiêu chảy do cảm lạnh, ho, thấp khớp và nhiều bệnh khác Trong các bài thuốc dân

tộc của Ấn Độ, gừng được dùng để trị cảm lạnh, chống nôn, hen xuyên, ho, dau bụng, đánh trồng

ngực, sưng đau, khó tiêu, chán ăn và thấp khớp [29].

Các loài Alpinia được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian của nhiều nước déđiều trị nhiều loại bệnh Vi du, A officinarum dùng dé trị bệnh đau da dày, buồn nôn, khó tiêu,viêm loét tá tràng, viêm ruột non, nhiễm trùng, cảm lạnh, tăng cường tuần hoàn máu và giảm sưngviêm [20, 21, 42] Hat A katsumadai Hayata được sử dụng làm thuốc chống nôn, chữa đau da day

va được đưa vào dược điển Trung Quốc như một thuốc dễ tiêu [63] A calcarata được dùng để

điều trị bệnh tiêu đường, thấp khớp, sốt và dau da day [61] A oxyphylla Mig được dùng dé điều

trị các bệnh rối loạn đường ruột, tiểu tiện, ung nhọt, tâm thần phân liệt [179].1.3 TONG QUAN VE CÁC CÂY NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.3.1 Cây Tống quan sii (Alnus nepalensis D Don) [1, 8]

Tống quan sui là cây thân gỗ, cao 8-15m (có thé cao tới 30m), vỏ day có mau xám bạc.Cành nhăn, dài, chẽ ba cứng Cành non có lông sét, cành già không lông, nâu Lá mọc so le, phiếnbầu dục, xoan ngược, dai 4-16 cm, rộng 2,5-10 cm, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, gân phụ có

13 cặp, mặt dưới có lông, nách lá có gân, mặt trên không có lông, cuống lá to, dai 1-2 cm, lá be

mau rung Hoa đực đuôi sóc dài tới 10-16 cm, đường kính 3-5 mm, 3 hoa ở nách một lá bắc, nhị 4.

Hoa cái thành bông ngắn, mang 5-8 cái ở nách lá, hình thuôn, đuôi sóc dai 10-17 mm, rộng 6-7

mm, cuống hoa dai 3-6 mm Cụm quả dạng chuỳ cứng, quả dep có cánh mỏng, hạt 1 Ảnh lá, hoa

và cành cây xem Hình 1.1.

29

Trang 31

Cây Tống quan sui phân bồ rộng rãi ở An Ðộ, Nepan, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam Ở

nước ta, chúng thường mọc hoang trong các rừng khô vùng Lào cai, Sapa Ở Vân nam TrungQuốc, người ta thường dùng vỏ để chữa thuỷ thũng, ly, trực khuẩn, ia chảy, viêm phổi, phong,

thấp, đau nhức xương, gãy xương, đòn ngã ton thương, lở sơn, có nơi chữa viêm gan, chảy máu

Theo sự tra cứu của chúng tôi, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào công bốvề thành phan hoá học cũng như hoạt tính sinh học của cây Tống quán sui (Alnus nepalensis D.

1.3.2 Cây Cang lò (Betula alnoides Buch -Ham ex D Don) [1, 8]

Cáng lò là cây gỗ nhỏ, than thắng tròn, vỏ ngoài mau nâu xám, bong ra từng mảng, thịt vỏmàu nâu, mùi thơm hắc Lá có phiến xoan, đầu nhọn, day tròn hay hình tim, dài 8-14 cm, rộng 4-6

cm, mép có răng cưa nhọn, gân phụ 10-12 cặp, lúc khô màu nâu đỏ, có lông chói mặt trên, mặt

dưới nâu đỏ, cuống dai 1,5 cm Bông hoa đực hình đuôi sóc, hoa đực có chỉ nhị dính từng cặp Hoa

cái xếp thành cụm, 2-3 hoa ở nách lá bắc Quả nhỏ thuôn, có cánh to, có lông Hoa tháng 1 Ảnh lá,

hoa và cành cây xem Hình 1.2.

Cáng lò được phân bố rộng rãi ở hau hết các vùng phía Nam của Bắc bán cau Đây là loài

cây bản địa của các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miễn Điện, An Độ, Nepal và

Hình 1.2 LM, MUU VỤ LUN CV Cunxy Lu Lele (IEƯEŒGC UL “13T CX D Don)

Việt Nam Ở Việt Nam, Cáng lò (Betula alnoides Buch -Ham ex D Don) được phân bồ ở các tinh

vùng nui phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng cùng

30

Trang 32

một số khu vực khác của Tây Nguyên Ở An Độ, người ta dùng vỏ, lá làm thuốc trị rắn can Ở

Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, đau dạ dày, ly và phongthấp đau xương.

Về thành phan hoá học của cây Cáng lò (Betula alnoides Buch -Ham ex D Don), theo sựtra cứu của chúng tôi cho đến nay mới chỉ có một công trình khoa học dưới dạng thông báo ngắn

công bé trong vỏ cây này có 2 tritecpenoit là lupeol và axit 3-O-axetoxyoleanolic cùng một hỗn hợp

của betulin và axit betulinic [73].

1.3.3 Cây Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I Theilade) [1 14, 160, 178]

cm, 2 mặt không lông trừ gân chính mặt đưới có lông thưa mảnh; lưỡi lá dài 3-5 mm; cuống lá 4-8

mm Cụm hoa 1-2, mọc sát gốc thân có lá Đài hoa trắng hồng, xẻ xiên | bên, trang trắng, không

lông; cánh môi nhiều đốm tím, 3 thùy, thùy giữa to hơn 2 thùy bên nhiều; trung đới kéo dài lên

trên, dai 0,8-1 cm Bầu hình trụ, cao 2-2,5 mm, không lông Quả chưa biết Ảnh cây, hoa và lát cắt

thân rễ của cây xem Hình 1.3.

Ở Việt Nam, cây Gừng môi tím đốm thường mọc hoang ở những chỗ râm mát trong rừng

thuộc các tỉnh như Gia Lai, Tây Nguyên,

Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào công bồ về thành phan hoá học cũng

như hoạt tinh sinh học của cây Gừng môi tím đốm (Zingiber peninsulare I Theilade).1.3.4 Cây Riéng maclurei (Alpinia maclurei Men.) [102, 114, 178].

Riéng maclurei là cây thao, cao 1-2 m Phién 14 dang mac, dai rộng 30-50 (80) x 8-10 (20)

cm, mặt trên xanh, mat dưới có lông trắng mềm; cudng lá dai 1-5 cm; lưỡi lá dai 1-2 em Cum hoathang hay nghiêng, dai 30-40 (50) cm, cụm hoa có nhánh, mhanh dài 1,5-3 (5) cm, hoa đính rải

trên nhánh, mỗi nhánh 3-5 hoa Dai hoa dang ống, 6-10 mm, trên xẻ xiên ngắn; trang trắng, ngoài

có lông tơ, trên 3 thùy thuôn, trắng, đầu đỏ; cánh môi vàng ngà, 1,6-1,8 x 1,2-1,4 cm, hình trứng

rộng, dọc 2 bên cánh môi có 2 dải nâu đỏ do các sọc ngang xếp thành Bầu nhỏ, xanh, gần như

31

Trang 33

tròn, đường kính 1,7-2 mm, có lông trắng Quả nang hình cầu, đường kính đến 1 cm, vỏ mỏng, dé

vỡ Ảnh hoa và lá của cây xem Hình 1.4.

Riềng maclurei được phân bố ở các vùng rừng núi thuộc một số tỉnh của Trung Quốc và

Việt Nam Riềng maclurei được dùng trong một số bài thuốc dân gian của Trung Quốc.

Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào công bồ về thành phan hoá học cũngnhư hoạt tính sinh học của cây Riéng maclurei (Alpinia maclurei Merr.).

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CUU VÀ PHƯƠNG PHAP DIEU CHE CAC PHAN CHIET

Đối tượng nghiên cứu của luận án là:

1 — Tống quán sui (Alnus nepalensis D Don);

2 - Cáng lò (Betula alnoides Buch -Ham ex D Don);

3 — Gừng môi tim đốm (Zingiber peninsulare I Theilade); và

4- Riéng maclurei (Alpinia maclurei Merr.).

Bột nguyên liệu khô được ngâm chiết với metanol ở nhiệt độ phòng rồi phân bố chọn lọctrong các dung môi thích hợp, thường dùng là n-hexan, điclometan, etyl axetat và n-butanol dé thuđược các phần chiết tương ứng.

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHAN TÍCH, PHAN TÁCH CAC HON HỢP VÀ PHAN LẬPCÁC HỢP CHÁT

2.2.1 Sắc ký lớp móng (TLC)

Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên lớp mỏng silica gel trang san, DC - Alufolien 60 Fys4,

với lớp silica gel day 0,2 mm (Merck).

Phát hiện vệt chất trên lớp mong

- Dùng thuốc thử vanilin/axit sunfuric: Điều chế thuốc thử bang cách hòa tan 1,0 g vanilintrong 100 ml axit sunfuric đặc Thuốc thử vanilin/axit sunfuric khi được phun lên lớp mỏng thường

cho các vệt chất màu tím, tím hồng, tím đậm, đỏ, hồng, vàng, xanh , chỉ ra sự có mặt của các

tecpenoit hoặc flavonoit.

32

Trang 34

- Dùng thuốc thử xeri sunphat: Thuốc thử được điều chế bằng cách hoà tan 2,5 g

Ce(SO¿);.4H¿O và 5 g axit photphomolipdic trong 12 ml axit sunphuric đặc, sau đó thêm nước cấtđến 200 ml Thuốc thử xeri sunphat cho các vệt chất màu xanh đen.

2.2.2 Sắc ký cột (CC và FC)

Chat hấp phụ dùng cho CC và FC là silica gel (Merck) với các cỡ hạt khác nhau: cỡ hat

0,063-0,200 mm; 0,063-0,100 mm; 0,040-0,063 mm và 0,015- 0,040 mm Sắc ký cột CC đượcthực hiện dưới trọng lực của dung môi Sắc ký cột FC được sử dụng không khí nén với áp suất từ0,2-0,3 bar dé day dung môi chạy qua cột sắc ky.

2.2.3 Két tinh lai

Chất cần kết tinh lại được hoà tan trong dung môi hoặc hỗn hợp dung môi, loc bỏ tạp chatkhông tan rồi dé bay hơi bớt dung môi, làm lạnh hoặc thêm dung môi ít hoả tan vào dé tạo tinh thé.

2.3 CAC PHUONG PHAP KHAO SAT CAU TRUC CAC HOP CHAT

Đã sử dung kết hop phương pháp do điểm nóng chảy, độ quay cực với các phương pháp

phổ đề khảo sát cấu trúc các hợp chất: phổ khối lượng va chạm electron (EI-MS), phổ khối lượng

ion hóa phun bụi điện tử (ESI-MS), phô khối lượng phân giải cao (HR-ESI-MS và HR-APCI-MS),phổ hồng ngoại (IR), phố cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1D NMR) và phô cộng hưởng từ hạt

nhân hai chiều (2D NMR).

- Phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS được ghi trên may Thermo Fischer Scientific LTQ

Orbitrap XL mass spectrometer.

- Các phô 'H-NMR, HSQC, HMBC, COSY, NOESY (500 MHz), 'C-NMR/DEPT (125

MHz) được ghi trên thiết bi Bruker Avance 500 với TMS (tetrametylsilan) là chất chuẩn nội.2.4 PHƯƠNG PHÁP THU HOẠT TÍNH SINH HỌC

e = Thử hoạt tinh kháng vi sinh vật kiểm định

33

Trang 35

Một số hợp chất tecpenoit và steroit phân lập được từ các loài cây được nghiên cứu trongluận án đã được khảo sát in vitro về hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định theo phương pháp của

Vanden Berghe và Vlietinck [168, 169].

Chuong 3

PHAN THUC NGHIEM

3.1 NGHIEN CUU HOA HOC CAY TONG QUAN SUI (ALNUS NEPALENSIS D Don)

3.1.1 Nguyên liệu thực vat

Mau cây Tống quan sui (Alnus nepalensis D Don) được TS Tran Ngọc Ninh, Viện Sinhthái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thu thập theo hai thời điểmtại vùng núi thuộc huyện Đồng Văn, tinh Hà Giang, mẫu 1: tháng 7 năm 2006, và mẫu 2: tháng 6

năm 2007.

Các mẫu cây sau khi thu hái được tách riêng thành 3 bộ phận: lá, cành con và vỏ cành.

Phan lá được phơi trong bóng ram, sấy ở nhiệt độ 45 °C đến khô và xay thành bột mịn Canh tođược tách riêng lấy phần vỏ, phơi và sấy khô ở 45 °C sau đó xay thành bột mịn Cành con được cắtngăn, phơi và sây khô ở 45 °C.

Khối lượng khô của các mẫu Tống quan sui được ghi trong Bảng 4.1, phần Kết qua và

Thảo luận.

3.1.2 Điều chế các phần chiết từ các mẫu cây Tống quán sủi

Các bộ phận lá, cành con và vỏ cành của 2 mẫu Tống quán sủi được ngâm chiết riêng rẽtrong metanol ở nhiệt độ phòng trong vòng 3 ngày, sau đó lọc lấy dịch chiết Phần bã được ngâm

tiếp với metanol, và việc ngâm chiết được lặp lại khoảng 4-5 lần Các dịch lọc metanol của từng bộ

phận được gộp lại, cất loại metanol thu được các phần chiết metanol Pha thêm nước cất vào cácphan chiết metanol này dé được các dịch cô metanol-nước và tiền hành phân bồ hai pha lỏng với n-hexan, diclometan, etyl axetat và hoặc n-butanol dé thu các phần chiết tương ứng của lá (ALHI,

ALHH, ALDI, ALEI, ALEH, ALBID, cành con (ACHI, ACHII, ACDL, ACDII, ACEI,

ACEID và vỏ cảnh (AVHI, AVHIL, AVDL, AVDIL, AVEI và AVEID.

Khối lượng và hiệu suất thu nhận các phan chiết được ghi cụ thê trong Bảng 4.1, phần Kết

quả va Thảo luận.

3.1.3 Phân tách các phần chiết của cây Tống quán sti

3.1.3.1 Phân tách các phần chiết từ lá cây Tống quán súi

a Phân tach phần chiết n-hexan từ lá của mẫu 1

22 g phan chiết n-hexan (ALHI) được hoà tan bằng một lượng diclometan vừa đủ

dé tan hết, thêm 33 g silica gel (cỡ hạt 0,063-0,200 mm) vào, đảo đều đến khi bay hơi hết dungmôi, thu được hỗn hợp bột tơi mịn màu xanh đen Hỗn hợp chất đã tâm trên silica gel được phântách bang sắc ký cột CC trên chat hap phụ silica gel Cột được nhồi ướt với 350 g silica gel (0,063-

0,200 mm) trong dung môi n-hexan và dé ổn định qua đêm Dung môi chạy cột là n-hexan và hệ

34

Trang 36

dung môi n-hexan-etyl axetat gradien 7:1, 4:1, 2:1, 1:1 (v/v) Kết quả thu được 31 phân đoạn, mỗi

phân đoạn 150 ml Dựa trên kết quả khảo sát sắc ký lớp mỏng, các phân đoạn này được gộp thành14 nhóm phân đoạn từ ALHII đến ALHI14.

Nhóm phân đoạn ALHII được phân tách tiếp bằng sắc ký cột CC trên silica gel

(0,063-0,200 mm) với hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 90:1, cho Al (21,3 mg) Nhóm phân đoạn ALHI2

được phân tách tiếp bằng sắc ký cột CC trên silica gel (0,063-0,200 mm) với hệ dung môi

z-hexan-etyl axetat 90:1, 70:1 và 49:1 cho A1 (50 mg), A2 (2,2 mg) và A3 (30 mg) Nhóm phân đoạn

ALHI3 được phan tach tiép bang sắc ký cột CC trên silica gel (0,063-0,200 mm), hệ dung môi

hexaetyl axetat 30:1-7:1 cho A3 (28 mg) Các nhóm phân đoạn ALHI4 và ALHIS được rửa

n-hexan sau đó kết tinh lại trong hệ dung môi n-n-hexan-etyl axetat cho A3 (49 mg và 40,5 mg) Nhómphân đoạn ALHI6 được phân tách tiếp bang CC trên silica gel (0,063-0,200 mm), hệ dung môi n-

hexan-etyl axetat 30: I- 4:1 cho A4 (8 mg).

Quá trình phân tách phan chiết n-hexan từ lá của mau 1 cây Tống quan sui được trình bày

trên Sơ dé 3.1.

b Phân tách phần chiết etyl axetat từ lá của mẫu 1

§ g phần chiết etyl axetat (ALED được hòa tan trong một lượng axeton vừa đủ Thêm 12 gsilica gel (0,063-0,200 mm) đề tâm băng cách nghiên, trộn đều đến khi bay hết dung môi Cột được

nhôi ướt với 150 g silica gel (0,063-0,200 mm) trong diclometan Cột sắc ký (CC) được trién khai

với hệ dung môi diclometan-metanol gradien thu được 60 phân đoạn, mỗi phân đoạn 30 ml Các

phân đoạn này được gộp thành 9 nhóm phân đoạn từ ALEII đến ALEI9.

Nhóm phân đoạn ALEI7 được phân tách tiếp bằng sắc ký cột CC trên silica gel

(0,063-0,200 mm), hệ dung môi diclometan-axeton 19:1, 9:1, 6:1, 4:1, 2:1, 1:1, sau đó tinh chế bằng sắcký cột FC trên silica gel (0,040-0,063 mm), hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 1:1 hoặc kết tỉnh lại

trong axeton cho A5 (26 mg) và A6 (25 mg) Nhóm phân đoạn ALEI9

được phân tach 2 lần bang sắc ký cột CC trên chat hap phụ silica gel và kết tinh lại trongALHI (22 g)

CC, Si gel,

H/E 7:1 1:1

ALHIO ALHI ALHI2 ALHI3 ALH4 ALHIS ALHI6 ALHI7-ALHII4

04lg 038g 3,71 g 0,44 g 084g 145g 0,88¢ 4,96 g

CC, Si gel, | CC, Si gel, | CC, Si gel, Rửa, Rửa, CC, Sĩ gel,

H/E901 | H/E H/E 30:1—›7:1| kết tinh | kếttinh |H/E30:1— 4:1

90:1—>49:1 lại lại

A3 A440,5 mg 8 mg

Trang 37

So đà 3.1: Phân tách phan chiết n-hexan từ lá của mẫu 1 cây Tong quán sii

axeton cho A7 (141,5 mg).

Quá trình phân tách phan chiết etyl axetat từ lá của mẫu 1 cây Tống quan sti được trình

bày trong Sơ đồ 3.2.

Kết quả khảo sát sắc ký lớp mỏng (TLC) cho thấy các phần chiết n-hexan từ lá của mẫu 1(ALHI) và mẫu 2 (ALHII) có thành phan tương tự nhau nên chúng tôi chỉ tiến hành phân tách các

phần chiết diclometan và etyl axetat từ lá của mẫu 2.

c Phan tách phan chiết diclometan từ lá của mẫu 2

17,5 g phần chiết diclometan từ lá của mẫu 2 (ALDIT) được phân tach bằng sắc ký cột CC

trên silica gel (0,063-0,200 mm), hệ dung môi diclometan-etyl axetat 49:1, 29:1, 19:1, 9:1, 4:1, 2:1,

1:1, thu được 46 phân đoạn, mỗi phân đoạn 150 ml Các phân đoạn nay được gộp thành 9 nhóm

phân đoạn từ ALDIII đến ALDII9.

Nhóm phân đoạn ALDIII được phân tách tiếp bằng sắc ký cột CC trên silica gel

(0,063-0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 70:1 đến 19:1 và rửa bằng n-hexan, cho Al (5 mg)

và A2 (1 mg) ALDII2 được phân tách bằng sắc ký cột CC trên silica gel (0,063-0,100 mm), hệdung môi n-hexan-etyl axetat 7:1, 4:1, 2:1, va sắc ký cột FC trên

Trang 38

silica gel (0,015-0,040 mm), hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 15:1, cho A8 (19,7 mg) và A9 (10,7

mg) ALDII3 được phân tách bằng sắc ký cột CC trên silica gel (0,015-0,040 mm), hệ dung môi hexan-etyl axetat 15:1, 9:1, 4:1 và két tinh lai trong axeton cho A10 (6 mg).

n-Các nhóm phân đoạn ALDII4 (0,51 g) và ALDIS (1,74 g) duoc gộp chung va phan tách

bằng sắc ký cột CC trên silica gel (0,063-0,100 mm), hệ dung môi ø-hexan-etyl axetat 15:1, 9:1,

6:1, 4:1 và được gộp thành 8 nhóm phân đoạn, ký hiệu từ ALDII4.1 đến ALDII4.8 ALDII4.1được rửa bằng n-hexan, cho A11 (1,2 mg) ALDII4.3 được tinh chế bằng sắc ký cột mini (mini-C)

trên silica gel (0,015-0,040 mm), hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 15:1, 9:1, 6:1, 4:1 cho A12 (7

mg) ALDII4.5 được tinh chế bằng mini-C trên silica gel (0,015-0,040 mm), hệ dung môi

n-hexan-etyl axetat 9:1, 4:1, 2:1 cho A13 (6,5 mg).

Nhóm phân đoạn ALDII6 (4,0 g) được phân tách bằng sắc ký cột CC trên silica gel

(0,063-0,100 mm), hệ dung môi diclometan-etyl axetat 29:1— 4:1 và được gdp thành 4 nhóm phân đoạn.

ALDI6.2 được tinh chế bằng mini-C trên silica gel (0,063-0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-etyl

axetat 9:1, 7:1, 4:1 cho AA (1,7 mg) ALDII6.4 được phân tách tiếp bằng FC trên silica gel

(0,015-0,04 mm), hệ dung môi diclometan-etyl axetat 9:1, 4:1, và FC trên silica gel (0,015-(0,015-0,040 mm), hệdung môi n-hexan-etyl axetat 4:1, 2:1, 1:1 cho A14 (2,8 mg) và A15 (166 mg).

Quá trình phân tach phần chiết diclometan từ lá của mẫu 2 của cây Tống quan sti đượctrình bày trên Sơ đồ 3.3.

CC, Si gel, CC, Si gel, ou CC, Si gel,

H/E 70:1>19:1 |H/E7:1-›2:1, | CC: Sigel CC, Sigel, | D/E29:1—4:1.

“FC, H/E 15:1 | HE15:1341 [H/E 15:1—34:1

A10 AA ALDII6.46 mg 1,7 mg

FC, Si gel,

Rita, két Rửa FC, Si gel, D/E 9:1,4:1.

tinh lại | n-hexan H/A 9:1—>2:I.

A8 A9 All A12 A13 A14 A1519,7 mg |j 10,7 mg 1,2 mg 7 mg 65mg |2ci 28mg 4 166mg

d Phân tách phan chiết etyl axetat từ lá của mẫu 2

40 g phần chiết etyl axetat từ lá của mẫu 2 (ALEII) được hòa tan trong một lượng axeton vừa

đủ Thêm 50 g silica gel (0,063-0,200 mm) vào dé tam bang cách nghiền, trộn đều đến khi bay hết

37

Trang 39

dung môi Cột được nhồi ướt với 350 g silica gel (0,063-0,200 mm) trong diclometan và đề ôn định

qua đêm Sau khi đưa chất lên cột, tiến hành chạy sắc ký cột CC với hệ dung môi

diclometan-metanol 19:1, 9:1, 4:1, 2:1, 1:1, 1:2 thu được 45 phân đoạn, mỗi phân đoạn 150 ml Các phân đoạn

nay được gộp thành 6 nhóm phân đoạn, kí hiệu từ ALEII đến ALEII6.

Nhóm phân đoạn ALEIII (1,41 g) được phân tách sắc ký cột FC trên silica gel (0,063-0,100

mm), hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 19:1, 9:1, 4:1, 2:1, 1:1 cho 33 phân đoạn, mỗi phân đoạn 20

ml Các phân đoạn được gộp thành 5 nhóm phân đoạn từ ALEIII.1 đến ALEIHI.5 Phân đoạn

ALEHI.3 (0,13 g) được tinh chế bằng mini-C trên silica gel (0,015-0,040 mm), hệ dung môi

ø-hexan-etyl axetat 9:1, 4:1 và 2:1 cho A16 (5,5 mg).

Nhóm phân đoạn ALEII2 (6,67 g) được phân tách bằng sắc ký cột FC trên silica gel

(0,063-0,200 mm), hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 7:1, 4:1, 2:1, 1:1, 1:2 va 1:3, thu được 4 nhómphân đoạn ALEII2.1, ALEH2.2, ALEH2.3 và ALEII2.4 Nhóm phân đoạn ALEI2.2 (2,51 g) được

rửa axeton sau đó kết tinh lại trong axeton cho A5 (35 mg).

Nhóm phân đoạn ALEI3 (6,95 g) được phân tách bằng sắc kí cột FC trên silica gel

(0,063-0,100 mm), hệ dung môi diclometan-etyl axetat 9:1, 4:1, 2:1, 1:1, 1:2 cho 4 nhóm phân đoạn

ALEII3.1, ALEI3.2, ALEII3.3 và ALEI3.4 Nhóm phân đoạn ALEII3.1 (0,35 g) được rửa và kếttinh lại trong axeton cho A5 (15 mg) Nhóm phân đoạn ALEII3.2 (1,3 g) được phân tách 2 lần

bằng sắc kí cột FC trên silica gel (0,063-0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton 2:1, 1:1, 1:2 vàsắc ký cột FC trên silica gel (0,040-0,063 mm), hệ dung môi diclometan-etyl axetat 2:1, 1:1 cho A5

(10 mg).

ALEII4 (11,85 g) được phân tách bằng sắc ký cột CC trên silica gel (0,063-0,100 mm), hệ

dung môi diclometan-axeton 9:1, 4:1, 2:1, 1:1, 1:2, thu được 9 nhóm phân đoạn từ ALEII4.1 đến

ALEI4.9 Nhóm phân đoạn ALEII4.4 được tinh chế bằng mini-C trên silica gel (0,015-0,040 mm),

hệ dung môi diclometan-axeton 6:1 cho A17 (5 mg) Các nhóm phân đoạn ALEI4.6 và ALEII4.8

được rửa và kết tinh lại trong axeton cho A7 (20 mg và 15 mg).

ALEHS (7,66 g) được phân tách bằng sắc ký cột CC trên silica gel (0,063-0,100 mm), hệ

dung môi diclometan-axeton 4:1, 2:1, 1:1, 1:2 cho 6 nhóm phân đoạn từ ALEHS.I đến ALEIIS.6.Nhóm phân đoạn ALEIIS.3 được rửa va kết tinh lại trong axeton cho A7 (6 mg) Nhóm phân đoạnALEIIS.6 được tinh chế bằng mini-C trên silica gel (0,040-0,063 mm), hệ dung môi diclometan-metanol 4:1 và rửa bang axeton cho A18 (5 mg).

Quá trình phân tách phan chiết etyl axetat từ lá của mẫu 2 cây Tống quán sủi được trình

bày trong Sơ đồ 3.4.

3.1.3.2 Phân tách các phần chiết từ cành con của cây Tống quán sủia Phân tach phần chiết n-hexan từ cành con của mẫu 1

Phan chiết n-hexan từ cành con của mẫu 1 (ACHI, 1,3 g) được phân tách bằng sắc ký cột

CC Mẫu được hoà tan trong diclometan và tam trên 2 g silica gel (0,063-0,200 mm) Cột sắc ký

38

Trang 40

được nhôi ướt với 30 g silica gel (0,063-0,200 mm) trong dung môi n-hexan Sau khi đưa mẫu lên

cột, rửa giải với n-hexan và hệ dung môi gradien n-hexan-etyl axetat 19:1, 9:1, 6:1, 4:1 và 2:1, thu

được 18 phân đoạn, mỗi phân đoạn 30 ml Các phân đoạn được gộp thành 4 nhóm phân đoạn, kí

hiệu từ ACH đến ACHI4 Các nhóm phân đoạn ACHI, ACHI2 và ACHI4 được rửa, kết tinh

lại trong n-hexan cho A1 (33 mg), A

FC, H/E 19:1—>1:1|FC, H/E 7:1—1:3 | FC,Si gel, CC, Si gel, CC, Si gel,

FC, H/E 9:1>2:1 | Két tỉnh lại D/E9:121:2 | D/A9:131:2 | D/A 41122

A16 A5

A7 AT5,5 35

SO wơ ơzxrran tach phan

b Phân tách phan chiết n-hexan từ cành con của mẫu 2

an từ cành con của mau 1 của cây

18,87 g phần chiết n-hexan từ cành con của mẫu 2 của cây Tống quán sui (ACHID được

phân tách bằng sắc ký cột CC trên silica gel (0,063-0,200 mm), hệ dung môi n-hexan-etyl axetat

19:1, 9:1, 6:1, 4:1 và 2:1 thu được 52 phân đoạn, mỗi phân đoạn 30 ml Các phân đoạn được gộp

39

Ngày đăng: 24/05/2024, 09:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. LM, MUU VỤ LUN CV Cunxy Lu Lele (IEƯEŒGC UL. “13T. CX D. Don) - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 1.2. LM, MUU VỤ LUN CV Cunxy Lu Lele (IEƯEŒGC UL. “13T. CX D. Don) (Trang 31)
Sơ đồ 3.4: Phân tag 10mg |etyl 15g jiamẫm2 66mg fg  5mg - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Sơ đồ 3.4 Phân tag 10mg |etyl 15g jiamẫm2 66mg fg 5mg (Trang 40)
Sơ đồ 3.18: Phân tách phan chiết n-hexan từ thân rễ của cây Gừng môi tím đốm thành 6 nhóm phân đoạn, ký hiệu từ ZD1 đến ZD6 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Sơ đồ 3.18 Phân tách phan chiết n-hexan từ thân rễ của cây Gừng môi tím đốm thành 6 nhóm phân đoạn, ký hiệu từ ZD1 đến ZD6 (Trang 65)
Sơ đồ 3.21: Phân tách phan chiết diclometan từ thân rễ cây Riéng maclurei 3.4.3.3 Phân tách phần chiết etyl axetat từ thân rễ cây Riềng maclurei - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Sơ đồ 3.21 Phân tách phan chiết diclometan từ thân rễ cây Riéng maclurei 3.4.3.3 Phân tách phần chiết etyl axetat từ thân rễ cây Riềng maclurei (Trang 70)
Hình 4.1: So đồ phân mảnh trên phố EI-MS của Al - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.1 So đồ phân mảnh trên phố EI-MS của Al (Trang 76)
Hình 4.5: Sơ đồ phân mảnh trên phố EI-MS của A10 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.5 Sơ đồ phân mảnh trên phố EI-MS của A10 (Trang 83)
Hình 4.4: Tương tac'H-'H COSY va HMBC của A10 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.4 Tương tac'H-'H COSY va HMBC của A10 (Trang 83)
Hình 4.7: Các tương tac'H-'H COSY và HMBC của A12 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.7 Các tương tac'H-'H COSY và HMBC của A12 (Trang 86)
Hình 4.10: Các tương tác HMBC C 3 của B3 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.10 Các tương tác HMBC C 3 của B3 (Trang 96)
Hình 4.11: Các tương tác NOESY của B3 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.11 Các tương tác NOESY của B3 (Trang 97)
Hình màu trắng, đ.n.c. 280-282 °C, Rr = 0,50 (TLC, silica gel, diclometan-metanol 9:1, v/v). - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình m àu trắng, đ.n.c. 280-282 °C, Rr = 0,50 (TLC, silica gel, diclometan-metanol 9:1, v/v) (Trang 100)
Hình 4.12. Các twong tác HMBC của B12 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.12. Các twong tác HMBC của B12 (Trang 102)
Hình que màu trắng, đ.n.c. 302-304 °C, R;= 0,46 (TLC, silica gel, n-hexan-etyl axetat 40:1, v/v). - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình que màu trắng, đ.n.c. 302-304 °C, R;= 0,46 (TLC, silica gel, n-hexan-etyl axetat 40:1, v/v) (Trang 104)
Sơ đồ phân mảnh EI-MS của Z2 được đưa ở Hình 4.13. Các mảnh ở m/z 167, 166 và 135, 107 xác định vi trí của các nhóm metoxy ở C-3, C-7 và C-4’ - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Sơ đồ ph ân mảnh EI-MS của Z2 được đưa ở Hình 4.13. Các mảnh ở m/z 167, 166 và 135, 107 xác định vi trí của các nhóm metoxy ở C-3, C-7 và C-4’ (Trang 107)
Hình 4.14: Sơ đồ phân mảnh EI-MS của Z5 và Z6 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.14 Sơ đồ phân mảnh EI-MS của Z5 và Z6 (Trang 110)
Hình 4.15: Sơ đồ phân mảnh ELMS của Z9 - Luận án tiến sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài cây thuộc họ Betulaceae và họ Zingiberaceae
Hình 4.15 Sơ đồ phân mảnh ELMS của Z9 (Trang 112)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN