1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

17 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Bùi Thị Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Tâm
Trường học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 428,8 KB

Nội dung

Văn hóa chính trị được thể hiện trong hoạt động chính trị của con người , nó phản ánh trình độ sáng tạo, năng lực nhận thức trong hoạt động chính trị của chủ thể dựa trên phân tích các q

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT



BÀI TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC

Đề Tài số 10: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị Ưu điểm

và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

Giảng viên: TS.Nguyễn Minh Tâm

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Ngọc

Ngày sinh : 19/02/2001

Msv: 19063118

Trang 2

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị 1

I.Khái niệm văn hóa chính trị 1

II.Cấu trúc của văn hóa chính trị 2

III.Đặc điểm của văn hóa chính trị 5

IV Chức năng của văn hóa chính trị 7

Phần 2: Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay 9

I.Ưu điểm của văn hóa chính trị ở Việt Nam 9

II.Những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay 11

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Văn Hóa chính trị là tiêu chí quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia Có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh , định hướng , tạo khuôn mẫu hành vi nhất định cho các

cá nhân , tổ chức , chi phối hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị

Văn hóa chính trị thời nào cũng có và luôn vận động, thay đổi Dù có thăng trầm, thoái bộ hay tiến bộ, thì dòng chảy văn minh chính trị vẫn luôn tồn tại, thậm chí trong nhiều thời kỳ còn đóng vai trò là “dòng chảy” chủ đạo, mang tính định hướng, dẫn dắt các “dòng chảy” khác Từ khi ra đời, sự vận động chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy rất rõ tính tiếp biến của văn hóa chính trị, tuy có thăng, có trầm, nhưng căn bản là ngày càng hoàn thiện, ngày càng tạo dựng được vị thế chính trị - xã hội trong lòng nhân dân Trên đà phát triển của đất nước ngày nay, việc giữ gìn được bản sắc văn hóa cũng như văn hóa chính trị là điều rất cần thiết ở mỗi quốc gia Chính vì vậy , em đã lựa chọn đề tài : “ Văn hóa chính trị đối với họt động chính trị Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

Phần 1: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị

I.Khái niệm văn hóa chính trị

1.Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm khá rộng với nhiều cách hiểu khác nhau Năm

1943, khi còn trong nhà tù Tưởng Giới Thạch , Bác Hồ đã định nghĩa về văn hóa :

“ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó

mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu và đòi hỏi của sự sinh tồn”1

Với nghĩa rộng nhất , văn hóa được xem là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra để phục vụ sự tồn tại và phát triển của con người.Bao gồm

Trang 4

hệ thống các giá trị : Tư tưởng tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ ,tài năng, sự nhậy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh

2.Khái niệm văn hóa chính trị

Có thể thấy, văn hóa chính trị là một loại hình văn hóa, một phương diện hợp thành của văn hóa trong xã hội có giai cấp và nhà nước Văn hóa chính trị được thể hiện trong hoạt động chính trị của con người , nó phản ánh trình độ sáng tạo, năng lực nhận thức trong hoạt động chính trị của chủ thể dựa trên phân tích các quan hệ chính trị , các thiết chế chính trị ….Văn hóa chính trị còn thể hiện phẩm chất đạo đức , lối sống và nhân cách của con người trong hoạt động chính trị

Hay có thể thấy , văn hóa chính trị là một hệ thống giá trị văn hóa được con người tiếp nhận và lựa chọn, biến thành nhu cầu, vũ khí , phương tiện trong hoạt động chính trị Văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị Nó chi phối hoạt động của các cá nhân , các nhà chính trị và định hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào đời sống chính trị

Có thể nhận dạng văn hóa chính trị qua nhu cầu và thói quen, qua thái độ và hành động tham gia của cá nhân vào những sinh hoạt chính trị xã hội theo những chuẩn mực nhất định vì lợi ích của cộng đồng Cũng có thể nhận dang văn hóa chính trị qua giao tiếp., ứng xử trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân , trên các vấn đề thuộc về lợi ích , về chính trị xã hội

II.Cấu trúc của văn hóa chính trị

1.Tri thức, sự hiểu biết trong văn hóa chính trị

Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc văn hóa chính trị Được thể hiện

rõ bằng trình độ học vấn về chính trị và sự hiểu từ thực tiễn về chính trị Học vấn

Trang 5

chính trị là hệ thống kiến thức về các quan điểm chính trị, hệ tư tưởng chính trị , lý thuyết xây dựng các thể chế , khoa học và kĩ thuật thực thi chính trị Hiểu biết về chính trị qua thực tiễn là thông qua cuộc sống hàng ngày , con người tiếp thu và tích lũy những kĩ năng nhạy bén , sáng suốt qua những vấn đề chính trị Ví dụ: Trong hoạt động chính trị , những người có bằng đại học về chính trị chưa chắc là người

có khả năng nhạy bén , sáng suốt khi gặp các vấn đề chính trị Và ngược lại , cũng không phải bất kì ai có bề dày kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động thực tiễn

có thể giải quyết tốt các vấn đề chính trị

Trong hoạt động chính trị , việc xác định mục tiêu chính trị là việc rất khó khăn, đòi hỏi một năng lực trí tuệ cao , một sự hiểu biết sâu rộng, khả năng nắm bắt được các quy luật, phân tích hoàn cảnh , điều kiện khách quan, vận dụng quy luật vào hoạt động thực tiễn theo một mục tiêu chính trị đã xác định Cũng như việc xác định được đường lối chính trị của Đảng ta thì những yêu cầu quan trọng hàng đầu đó là

về năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo, của một đảng chính trị, nhất là đảng cầm quyền Phải là người có kiến thức, có học thức sâu rộng mới có thể đề ra những đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với đất nước

2.Niềm tin , lý tưởng của mỗi cá nhân trong đời sống chính trị

Niềm tin chính trị là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động chính trị Niềm tin chính trị được hình thành và củng cố dựa trên cơ sở tri thức khoa học cùng với tình cảm và lý tưởng chính trị Nhận thức khoa học càng sâu sắc thì niềm tin chính trị càng vững chắc, khi đó, niềm tin chính trị sẽ là nhân tố cốt lõi để đảm bảo sự ổn định về tư tưởng chính trị, giúp cho con người giữ được sự kiên định, không hoang mang, dao động trước những khó khăn, thử thách ngay cả khi đời sống chính trị thuận lợi hay có nhiều biến động Trước lúc đi xa, với niềm tin chính trị sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Di chúc những diễn biến, kết quả mà nhân dân ta sẽ giành được trong tương lai: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn Đó là một điều chắc chắn Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân

Trang 6

ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà ”

Lý tưởng chính trị không chỉ là động lực kích thích hoạt động của cá nhân mà còn có vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng , biện pháp trong thực tiễn chính trị Ở Việt Nam vì lý tưởng “ không có gì quý hơn độc lập tự do” mà nhiều đồng bào , chiến sĩ của chúng ta hi sinh vì nền độ lập ấy Sự nhạy bén , sáng tạo trong việc tìm ra phương hướng để hiện thực hóa lý tưởng là một trong những nhân tố quan trọng trong văn hóa chính trị

3 Ý thức về sự đổi mới chính trị

Trên đà phát triển đất nước , để phù hợp với đời sống thì sự đổi mới trong chính trị là cần thiết Nó đòi hỏi mỗi cá nhân tham gia vào họat động chính trị luôn có sự năng động nhạy bén , sáng tạo và đổi mới Văn hóa là đổi mới , văn hóa chính trị cũng là sự đổi mới mang tính giai cấp Đổi mới phải dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng một cách hợp lý và có hiệu quả của các quy luật Đổi mới cũng phải bắt nguồn và bám rễ từ mảnh đất của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của thời đại

4.Các giá trị văn hóa và chuẩn mực được thiết lập trong lịch sử dân tộc

Văn hóa chính trị ở một giai đoạn lịch sử nhất định không chỉ là sự kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần ở thời điểm đó mà còn hàm chứa những giá trị truyền thống trong giai đoạn lịch sử trước đó Từ những giá trị đó , người ta xây dựng những chuẩn mực điều chỉnh hành vi giữa các cá nhân với nhau trong giao tiếp , ứng xử

5 Hệ tư tưởng chính trị , đường lối chính trị , nhiệm vụ , chiến lược và sách lược trong hoạt động chính trị là bộ phận quan trọng nhất

Hệ tư tưởng, đường lối, chính sách … Phản ánh khái quát lợi ích của giai cấp cũng như con đường , cách thức cơ bản để đạt được lợi ích giai cấp đó Là một bộ

Trang 7

phận quan trọng trong văn hóa chính trị , hệ tư tưởng chính trị được xem là vũ khí

tư tưởng , là kim chỉ nam cho hành động để các nhà chính trị và đảng chính trị trèo lái con thuyền cách mạng

Để đánh giá văn hóa chính trị của một cá nhân không thể không đứng trên lập trường , quan điểm giai cấp Những quan điểm đó đều được thể hiện rất rõ trong hệ

tư tưởng , đường lối , chính sách của đảng cầm quyền Do vậy, văn hóa chính trị ở một thời điểm lịch sử luôn bao hàm những giá trị cơ bản trong hệ tư tưởng chính trị , đường lối , chính sách chính trị…

III.Đặc điểm của văn hóa chính trị

1.Tính giai cấp

Tính giai cấp là một bộ phận trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội , văn hóa chính trị luôn mang đậm tính giai cấp Ở bất kì xã hội có giai cấp nào , văn hóa chính trị cũng được quy định bởi quan điểm chính trị , thế giới quan , lập trường tư tưởng của giai cấp nhất định Như vậy, không có văn hóa chính trị chung chung, trừu tượng Các hành vi chính chị của các chủ thể chính trị luôn chịu sự điều chỉnh của các giá trị văn hóa chính trị nhất định và luôn được đặt trên những quan điểm, đường lối chính trị của một giai cấp nhất định, trong một chế độ xã hội nhất định Văn hóa chính trị được thể hiện thông qua các quan hệ chính trị mà tập trung quan

hệ quyền lực chính trị Đó là các quan hệ giữa các giai cấp với nhau , giữa nhà nước công dân , tổ chức , giữa các quốc gia dân tộc … Trong một nhà nước nhất định , văn hóa chinh trị của giai cấp cầm quyền luôn quy định sự phát triển của nền văn hóa xã hội nói chung , có vai trò định hướng , điều chỉnh các quan hệ chính trị của xã hội

Tuy vậy , khi khẳng định tính giai cấp của văn hóa chính trị cũng cần chú ý đến cái chung , cái phổ biến Văn hóa chính trị phải luôn trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp chung của loài người V.I Lênin đã từng lưu ý chúng

ta rằng , người cộng sản chỉ có thể làm giàu tri thức của mình bằng việc tiếp thu tất

Trang 8

cả những giá trị văn hóa của nhân loại Với giai cấp công nhân , việc phát hiện , kế thừa và bảo lưu những giá trị văn hóa đậm đà bản sác dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại là điều kiện quan trọng để phát triển văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng

2.Tính lịch sử

Trình độ cũng như chuẩn mực văn hóa chính trị của mỗi cá nhân , mỗi giai cấp không có sự ố định mà luôn có sự biến dổi Sở dĩ như vậy là vì văn hóa chính trị được quy định bởi các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau,chúng thường xuyên vận động thay đổi ở từng chu kì nhất định

Với môi thời kì lịch sử khác nhau , văn hóa chính trị cũng chứa đựng những điểm khác biệt Khi xã hội chuyển từ chế độ chính trị này sang chế độ chính trị khác , nhìn từ góc độ văn hóa chính trị, đó là sự thay đổi về chất của các loại hình văn hóa chính trị cũng như về trình độ của nó.Tương ứng với mỗi chế độ xã hội trong lịch sử sẽ có một nền văn hóa nhất định Loài người trải qua các kiểu văn hóa chính trị : chủ nô , phong kiến , tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Lịch sử đã cho ta thấy , các nền văn hóa chính trị không tồn tại vĩnh viễn mà có sự kế thừa, thay đổi kế tiếp nhau

3.Tính đa dạng

Trong đời sống chính trị xã hội với sự tham gia của các chủ thể khác nhau , với những tri thức hiểu biết về chính trị ở các cấp là khác nhau , với những kinh nghiệm thực tiễn khác nhau… tạo cho đời sống chính trị nói chung và văn hóa chính trị nói riêng sự đa dạng , phong phú Hệ tư tưởng của các giai cấp không đồng nhất nên văn hóa chính trị của mỗi giai cấp bị chi phối bởi các góc độ khác nhau dẫn đến đồng thời tồn tại nhiều loại hình , nhiều xu hướng khác nhau của văn hóa chính trị thích ứng với đặc tính của giai cấp trong xã hội

Trang 9

4 Tính kế thừa

Văn hóa chính trị còn mang một đặc điểm quan trọng-đó là tính kế thừa trong sự

ra đời , tồn tại và phát triển của mình Sự ra đời của nền văn hóa chính trị mới là kết quả của phủ định biện chứng đối với nền văn hóa chính trị đã lỗi thời Tuy nhiên , nền văn hóa chính trị mới luôn luôn mng dấu ấn của văn hóa chính trị ở thời điểm lịch sử trước đó, đó không phải là sự phủ định sạch trơn Những nhân tố có giá trị chung cũng mang tính tích cực của nền văn hóa chính trị bị phủ định sẽ tiếp tục kế thừa, giữ gìn và bảo lưu , phát triển hơn trong thời kì mới với nền văn hóa chính trị mới.Những nhân tố hạn chế có thể vẫn còn ảnh hưởng nhất định đến nền văn hóa mới

Văn hóa chính trị chủ nghĩa xã hội còn là động lực , là biểu hiện chất lượng của nền dân chủ, vừa là nhân tố thúc đẩy việc đạt mục tiêu của XHCN , là phương thức

để nhân dân lao động trở thành chủ thể của quyền lực chính trị

IV Chức năng của văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh , định hướng , tạo khuôn mẫu hành vi nhất định cho các cá nhân , tổ chức, chi phối hiệu quả hoạt động

củ cả hệ thống chính trị

1.Văn hóa chính trị có chức năng nhận thức

Tri thức , sự hiểu biết về các vấn đề chính trị giúp cho các chủ thể có thể nhận thức được các hiện tượng , sự kiện chính trị nảy sinh Khi một cá nhân nhận thức một hiện tượng chính trị , họ lấy căn là những giá trị chính trị , những tiêu chuẩn và khuôn mẫu chính trị để đanh giá Cùng với đó , hệ tư tưởng cũng là một yếu tố không thể thiếu và cũng là bộ phận quan trọng nhất trong cứ văn hóa chính trị Trên

cơ sở lập trường tư tưởng , quan điểm chính trị , cá nhân , giai cấp nhận thức các vấn đề chính trị theo định hướng đó

Trang 10

Chức năng nhận thức trong văn hóa chính trị được thể hiện trong môi trường chính trị , trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân với cộng đồng tạo nên một nền văn hóa chung, thống nhất Là sản phẩm của tập thể , văn hóa chính trị được hình thành, nhận biết và biểu hiện bởi mỗi cá nhân trong cộng đồng đó

2.Chức năng điều chỉnh của văn hóa chính trị

Những tri thức , niềm tin , lý tưởng chính trị sẽ tạo nên những khuôn mẫu nhất định cho mỗi cá nhân , tổ chức, từ đó góp phần điều chỉnh hành vi theo những khuôn mẫu đó.Những khuôn mẫu và mô hình chính trị được hình thành bởi văn hóa chính trị sẽ điều chỉnh mối quan hệ cá nhân , nhóm xã hội trước các hiện tượng và quá trình chính trị , điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp với mục đích đặt ra, phù hợp với quan niệm “ cái tốt”; “cái đúng” ấy

3.Chức năng định hướng

Yếu tố định hướng cốt lõi trong văn hóa chính trị ở mỗi thời kì lịch sử là hệ tư tưởng thống trị của thời kì đó Hệ tư tưởng đó có thể định hướng cho cả một dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhất định Nếu hệ tư tưởng mang tính cach mạng và khoa học thì chủ thể chính trị sẽ tạo ra các giá trị và khuôn mẫu khoa học , hướng theo sự phát triển của xã hội và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển nói chung Với mỗi cá nhân khi đạt đến trình độ văn hóa chính trị cao , với niềm tin sâu sắc vào

lý tưởng chính trị đã chọn , người ta sẽ có đủ bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn và thử thách , vươn tới lý tưởng chính trị cao đẹp

4.Chức năng đánh giá và dự báo

Trên cơ sở tri thức và sự hiểu biết về chính trị , mỗi cá nhân có thể đánh giá được các hiện tượng của đời sống chính trị , dự báo được các diễn biến chính trị tiếp theo và lựa chọn hành vi theo sự đánh giá , dự báo ấy Trong những thập kỉ trước , nhiều người đã dự báo thảm cảnh xảy ra với nhân loại như sự mất cân bằng sinh thái , ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…., những dự báo đó đến nay đã và đang là các

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w