1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những hình thức chính quyền căn bản hiện nay

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những hình thức chính quyền căn bản hiện nay
Tác giả Dương Trịnh Hà Đăng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Tâm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Việc xác định hình thức chính quyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi trong lịch sử tồn tại lâu đời của nhà nước vấn đề trọng tâm của bất kỳ quốc gia nào đều là việc tổ chức và thực hiệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Hà Nội – 06/2021

Trang 2

Họ và tên: Dương Trịnh Hà Đăng

MSSV: 17061032

Ngày sinh: 11/09/1999

Học phần: Chính trị học

Mã học phần: CAL3008-2 Giảng viên: TS Nguyễn Minh Tâm

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ BÀI

Đề 7: Những hình thức chính quyền căn bản hiện nay

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

PHẦN I: HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ 3

1 Chính quyền dân chủ 3

2 Đặc điểm của chính quyền dân chủ 4

3 Phân loại chính quyền dân chủ 5

3.1 Dân chủ trực tiếp 5

3.2 Dân chủ đại diện/ Cộng hòa 7

PHẦN II: HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN QUÂN CHỦ 9

1 Chính quyền quân chủ 9

2 Phân loại chính quyền quân chủ 9

2.1 Quân chủ chuyên chế 9

2.2 Quân chủ lập hiến 10

PHẦN III: CÁC HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN KHÁC 12

1 Hình thức chính quyền độc tài 12

2 Hình thức chính quyền toàn trị 12

KẾT LUẬN 13

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hình thức chính quyền là một hình thức rất quan trọng trong các dạng hình thức nhà nước Hình thức chính quyền là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên nhà nước tư sản và bản chất nguồn gốc của quyền lực nhà nước1 Việc xác định hình thức chính quyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi trong lịch sử tồn tại lâu đời của nhà nước vấn đề trọng tâm của bất kỳ quốc gia nào đều là việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, hai hình thức chính quyền căn bản nhất là chính quyền quân chủ

và chính quyền dân chủ (hay còn bao gồm chính quyền cộng hòa) Hai hình thức chính quyền này có sự khác nhau cơ bản về cách thức thành lập ra nguyên thủ quốc gia và nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia

Hình thức chính quyền nhà nước là một vấn đề quan trọng của việc tổ chức nhà nước Việc cơ cấu tổ chức các cơ quan nhà nước, quyền, nghĩa vụ của từng cơ quan, mối liên hệ giữa chúng với nhau, nguồn gốc quyền lực nhà nước đều phụ thuộc vào vấn

đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ nhà nước Ngược lại, chính vấn đề chính thể, cơ cấu lãnh thổ nhà nước lại có tác động đến cơ cấu, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau Chính vì tầm quan trọng như vậy, em lựa chọn đề “Các hình thức chính quyền căn bản hiện nay”, làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần của mình nhằm chỉ ra cách hình thức chính quyền căn bản được sử dụng trên thế giới trong xã hội hiện

đại, và chỉ ra các minh hoạ trong các nước tư sản cụ thể

PHẦN I: HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ

1 Chính quyền dân chủ

Dân chủ là hình thức chính quyền trong đó tất cả mọi công dân đều có quyền bình đẳng trong kiến tạo nên những quyết định và chính sách ảnh hưởng tới cuộc sống của họ Dân chủ cho phép người dân tham gia một cách bình đẳng - hoặc trực tiếp hoặc thông qua cơ chế đại diện - vào quá trình xây dựng, và thực thi pháp luật Nó bao gồm

1 Nguyễn Đăng Dung (2001), Giáo trình Luật Hiến Pháp các nước tư bản, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà nội

Trang 5

trên các phương diện xã hội, kinh tế và văn hóa mà thúc đẩy sự tự do và bình đẳng Nguồn gốc bản chất của khái niệm dân chủ (demokratia/δημοκρατία - tiếng Hy Lạp) có nghĩa là “quyền lực/sự cai trị của nhân dân” (power/rule of the people)2 Thuật ngữ này được sử dụng vào những năm 400 trước công nguyên để nói về hệ thống chính trị mà tồn tại lúc dó tại các thành bang Hy Lạp, điển hình là Athens

Hình thức chính quyền dân chủ trái ngược với hình thức chính quyền trong đó quyền lực hoặc được nắm giữ bởi một cá nhân, ví dụ như quân chủ, hoặc quyền lực được nắm giữ bởi một số ít cá nhân, ví dụ như quý tộc Dù vậy, những đối lập này, xuất phát

từ triết học La Mã cổ đại, giờ trở nên không rõ ràng bởi các hình thức chính quyền hiện đại đều có lẫn các yếu tố của dân chủ và quân chủ

2 Đặc điểm của chính quyền dân chủ

Hình thức chính quyền dân chủ có thể được nhận dạng bởi một vài đặc điểm sau đây:

- Chính quyền dân chủ là chính quyền trong đó quyền lực và các trách nhiệm xã hội được thực thi bởi các công dân trưởng thành một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua

cơ chế đại diện

- Chính quyền dân chủ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc về lựa chọn tập thể

và tôn trọng quyền cá nhân

- Các nền dân chủ chống lại sự tập trung quyền lực ở trung ương và phân cấp chính quyền cho các chính quyền khu vực và địa phương, dựa trên nền tảng rằng chính quyền phải có thể được tiếp cận và gần gũi với người dân nhất có thể

- Một trong những chức năng chính của dân chủ là bảo vệ những quyền con người cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, quyền được pháp luật bảo vệ;

và cung cấp cơ hội đầy đủ cho công dân trong việc tham gia và phát triển trong đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa

- Chính quyền dân chủ tổ chức các cuộc bầu cử công khai và công bằng cho công dân

đủ độ tuổi Công dân trong chính quyền dân chủ không những có quyền, mà còn có

2 Henry George Liddell, Robert Scott, “A Greek-English Lexicon.”

Trang 6

nghĩa vụ phải đóng góp vào hệ thống chính trị mà sẽ bảo vệ quyền và tự do cá nhân cho

họ

3 Phân loại chính quyền dân chủ

Có nhiều hình thức dân chủ khác nhau, nhưng có 2 hình thức chủ yếu, phân biệt dựa trên cách thức người dân thực thi quyền của mình: dân chủ trực tiếp (direct democracy) và dân chủ đại diện, hay còn được gọi là chính quyền cộng hòa.3

3.1 Dân chủ trực tiếp

Dân chủ trực tiếp (direct democracy) là một trong hai dạng thức của dân chủ Với dân chủ trực tiếp, người dân tự mình (chứ không phải thông qua những người do mình bầu ra như trong dân chủ đại diện) quyết định các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước Chính vì vậy, dân chủ trực tiếp còn được gọi là dân chủ đích thực/nguyên nghĩa (pure/true democracy), và được xem là biểu hiện cho chính quyền của dân, do dân và vì dân.Trưng cầu dân ý bắt buộc là yếu tổ nền tảng của dân chủ trực tiếp Trưng cầu dân ý yêu cầu các nhà làm luật thông qua những chính sách mà đã được

đa số bỏ phiếu Hình thức dân chủ trực tiếp này còn cho phép công chúng bỏ phiếu có quyền phủ quyết đối với các luật mà đã được cơ quan lập pháp thông qua

Hiện Nay, Thụy Sĩ cũng làm một quốc gia theo chính quyền dân chủ trực tiếp Năm 1847, người Thụy Sĩ thêm "đạo luật trưng cầu dân ý" vào hiến pháp của họ

Họ sớm phát hiện ra rằng chỉ có quyền phủ quyết các luật của Nghị viện thôi chưa đủ Năm 1890, khi các điểu khoản cho việc làm luật của người dân nước Thụy Sĩ đang được tranh luận trong xã hội dân sự và nhà nước, người Thụy Sĩ đã dùng lại ý tưởng về việc

đa số kép từ Quốc hội Mỹ, nơi mà các phiếu bầu ở Hạ viện đại diện cho nhân dân và phiếu bầu ở Thượng viện đại diện cho tiểu bang (Kobach, 1993) Năm 1891, họ thêm vào "Quyền đề xướng luật lệ và sửa đổi trong hiến pháp" Các cuộc tranh luận chính trị gay gắt của Thụy Sĩ từ năm 1891 đã cho thế giới một nền tảng kinh nghiệm có giá trị

trong quyền đề xướng luật lệ và sửa đổi trong hiến pháp (Kobach, 1993)

3 Nguyến Đăng Dung (2020), Giáo trình Chính trị học, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà

nội, tr 147

Trang 7

Ngoài Thụy Sĩ, Hoa Kỳ cũng được coi là quốc gia tiêu biểu trong việc thực hiện dân chủ trực tiếp Mặc dù dân chủ trực tiếp không được quy định trong Hiến pháp và áp dụng ở cấp liên bang, song ở đa số bang của Hoa Kỳ, người dân có quyền đề xuất ban

hành hoặc sửa đổi các đạo luật, được bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi

hiến pháp của bang, và ở một số bang người dân còn có quyền bãi miễn) các quan chức dân cử 4

Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới hiện đang áp dụng 4 hình thức (hay công cụ) dân chủ trực tiếp, bao gồm: trưng cầu ý dân ;sáng kiến của công; sáng kiến chương trình nghị sự; và bãi miễn5 Mặc dù tên gọi và thủ tục thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp này ít nhiều khác nhau ở các quốc gia, song có thể khái quát những dấu hiệu phổ biến của mỗi dạng như sau6:

- Trưng cầu ý dân: là việc các cử tri bỏ phiếu trực tiếp quyết định các vấn đề chính trị,

xã hội, pháp lý quan trọng của đất nước hay địa phương, hoặc việc xây dựng, thông qua hiến pháp mới hay hiến pháp sửa đổi

- Sáng kiến của công dân: là việc công dân đề xuất và bỏ phiếu quyết định về một vấn

đề chung của đất nước hay của cộng đồng Điều kiện để thực hiện cuộc bỏ phiếu là những người đề xuất phải thu thập đủ một số lượng chữ ký ủng hộ theo luật định

- Sáng kiến chương trình nghị sự: là việc người dân đề xuất một vấn đề cụ thể vào

chương trình nghị sự của cơ quan lập pháp (quốc gia hay địa phương) Giống như sáng kiến của công dân, sáng kiến chương trình nghị sự cũng cần một lượng tối thiểu chữ ký ủng hộ theo luật định

- Bãi miễn: là việc cử tri bỏ phiếu quyết định về việc bãi miễn (chấm dứt vai trò) một

đại biểu dân cử Giống như hai dạng thức sáng kiến công dân và sáng kiến chương trình nghị sự, để tổ chức bỏ phiếu bãi miễn một đại biểu dân cử, người đề xuất phải thu thập

đủ số lượng tối thiểu chữ ký ủng hộ theo luật định

4 Gray, Virginia & Russell L Hanson (2008), “Politics in the American States”, CQ Press

5 IDEA (2008), “Direct Democracy: The International IDEA Handbook”, tr 12,

6 John G Matsusaka (2005), “Direct Democracy Works”, Journal of Economic, tr 185–206

Trang 8

3.2 Dân chủ đại diện/ Cộng hòa

Cộng hòa là hình thức chính quyền trong đó nhà nước được cai trị bởi những đại diện của người dân Nhà nước cộng hòa hiện đại được hình thành trên ý tưởng là quyền lực thuộc về nhân dân, cho dù rằng việc chủ thể nào được coi là công dân có nhiều tranh cãi trong suốt lịch sử Bởi vì người dân không trực tiếp cai trị đất nước mà thông qua cơ chế đại diện, chính quyền cộng hòa có thể được phân biệt với chính quyền dân chủ trực tiếp Thuật ngữ cộng hòa cũng có thể được chỉ tới các bất cứ hình thức chính quyền trong đó người đứng đầu quốc gia không phải hình thành từ con đường thừa kế thế vị

Ví dụ, các quốc gia sử dụng hình thức chính quyền dân chủ đại diện có thể kể đến

là Cộng hòa Pháp và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.7 Chính thể cộng hòa có 2 biến dạng chủ yếu là cộng hòa đại nghị và cộng hoà tổng thống:

- Cộng hòa đại nghị hay cộng hòa nghị viện là một hình thức cộng hòa mà nguyên thủ quốc gia được bầu ra và quốc gia đó có một nghị viện mạnh và các thành viên chính của

nguyên thủ quốc gia và trước nghị viện Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của ngành hành pháp Do vậy, nguyên thủ quốc gia, thường là tổng thống ở những quốc gia có nền Cộng hòa đại nghị thường không có quyền hành pháp rộng lớn bởi vì nhiều quyền trong đó được trao cho người đứng đầu chính phủ (thường được gọi là thủ tướng) Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ và nguyên thủ quốc gia có thể là một chức vụ ở nền cộng hòa đại nghị (như ở Cộng hòa Nam Phi và Botswana), nhưng tổng thống vẫn được bầu theo một cách gần tương tự đối với nhiều nước theo hệ thống Westminster Có một số trường hợp cá biệt, theo luật, tổng

dụ Phần Lan hay Ireland) nhưng thông thường họ không dùng những quyền này Do đó, một số nền cộng hòa đại nghị được xem như là một chế độ bán tổng thống nhưng hoạt động dưới quyền nghị viện

7 Loeper, Antoine (2016), "Cross-border externalities and cooperation among representative

democracies", European Economic Review, tr 180–208

Trang 9

- Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước trong đó tổng thống vừa là nguyên

thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra Mọi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống và không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan, bàn bạc và chịu trách nhiệm tập thể mà các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể hiện sự áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách đúng đắn, rõ rệt nhất Hình thức này được hình thành ở Mỹ theo Hiến pháp năm 1787, sau đó, nó được áp dụng ở một số nước khác như các nước ở Trung và Nam Mỹ, Philippines và một số nước khác Ở các nhà nước chính thể cộng hoà tổng thống, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về tổng thống và quyền tư pháp thuộc về hệ thống toà án, điều này được minh định cụ thể trong hiến pháp

Ngoài ra, còn có hình thức chính thể cộng hoà lưỡng tính là hình thức tổ chức nhà

nước vừa có đặc điểm của cộng hoà tổng thống, vừa có đặc điểm của cộng hoà đại nghị Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức thực hiện quyền bầu cử, hình thức chính thể cộng hoà có 2 biến dạng là cộng hoà dân chủ (quyền tham gia bầu cử được quy định về hình thức pháp lí với các tầng lớp nhân dân lao động) và cộng hoà quý tộc (quyền bầu cử chỉ quy định cho tầng lớp quý tộc)

Đa số các nền dân chủ đại diện có những điểm chung sau:

- Khuôn khổ hoạt động: Các nền dân chủ đại diện thường có một khuôn khổ được thiết

lập trong đó chính phủ chỉ được hoạt động trong phạm vi đó Ví dụ, ở Hoa Kỳ, Hiến pháp có chức năng như khuôn khổ quản lý của quốc gia Nó quy định các thủ tục bầu

cử, giám sát, phân tách quyền lực, những vị trí trong bộ máy quyền lực nhà nước mà phải bầu cử, và các nguyên tắc cơ bản khác

- Cơ quan lập pháp dân cử: Trong một nền dân chủ đại diện, thường một phần của cơ

quan lập pháp sẽ được bầu ra bởi người dân Thông thường, toàn bộ cơ quan lập pháp

sẽ được bầu ra

- Cơ quan tư pháp độc lập: Thông thường cơ quan tư pháp trong chính quyền dân chủ

đại diện sẽ là cơ quan độc lập Cơ quan này có thẩm quyền xác định xem các luật hoặc

Trang 10

chính sách do cơ quan lập pháp ban hành có phù hợp với hiến pháp (hoặc khuôn khổ pháp lý khác) của quốc gia hay không

- Bổ nhiệm các quan chức: Các nền dân chủ đại diện cung cấp các cơ chế mà trong đó

các quan chức được bầu có thể bổ nhiệm những người phục vụ mình ở một số vai trò nhất định Ví dụ, tổng thống Hoa Kỳ có thể bổ nhiệm các thành viên nội các với sự chấp thuận của Quốc hội Trong trường hợp cần có một phó tổng thống mới, tổng thống có thể bổ nhiệm một người thay vì tổ chức một cuộc bầu cử khác

PHẦN II: HÌNH THỨC CHÍNH QUYỀN QUÂN CHỦ

1 Chính quyền quân chủ

Chế độ quân chủ là chính quyền trong đó quyền lực thực sự thuộc về hoặc trên danh nghĩa một người nhất định, thường là quốc vương Đây là hình thức chính quyền trong

đó nhà nước được cai trị hoặc kiểm soát bởi một cá nhân thường được thừa kế ngay từ sinh ra, và sẽ nắm giữ quyền cai trị cả đời hoặc cho đến khi thoái vị những người có quyền đứng đầu có thể là các nhà chuyên quyền (quân chủ tuyệt đối) hoặc là những nguyên thủ quốc gia mà có ít quyền hành trên thực tế, mà quyền lực thực sự được trao cho quốc hội hoặc các thiết chế khác được quy định trong hiến pháp

Người đứng đầu có nhiều danh hiệu: vua - nữ hoàng, hoàng tử - công chúa, Malik - Malikah, hoàng đế - hoàng hậu, công tước – đại công tước, và Shah Chế độ quân chủ gắn liền với sự cai trị cha truyền con nối về chính trị hoặc văn hóa xã hội; hầu hết các quốc vương, cả trong lịch sử và hiện đại, đã được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hoàng gia và được đào tạo cho các nhiệm vụ trong tương lai Tuy nhiên, có một số chế

độ quân chủ không cha truyền con nối Trong một chế độ quân chủ bầu cử, quốc vương được bầu, nhưng có quyền lực và vai trò như những vị quốc vương khác Các ví dụ lịch

sử về chế độ quân chủ bầu cử bao gồm các Hoàng đế La Mã Thần thánh (Holy Roman Emperors) và các cuộc bầu cử tự do các vị vua của Khối thịnh vượng chung Ba

Lan-Litva (Polish–Lithuanian Commonwealth.)

2 Phân loại chính quyền quân chủ

2.1 Quân chủ chuyên chế

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w