1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới thiệu hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Napaco Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Hải Yến
Người hướng dẫn ThS. Đàm Thị Thuỷ
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 4,22 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NAPACO VIỆT NAM (7)
    • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Napaco Việt Nam (7)
      • 1.1.1 Khái quát chung về công ty TNHH Napaco Việt Nam (7)
      • 1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển TNHH Napaco Việt Nam (7)
    • 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty (8)
      • 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty (8)
      • 1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của công ty (9)
    • 1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (10)
      • 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (10)
      • 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận (11)
    • 1.4 Quy trình sản xuất và kênh phân phối sản phẩm (13)
      • 1.4.1 Quy trình sản xuất (13)
      • 1.4.2 Kênh phân phối của doanh nghiệp (16)
  • PHẦN 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH (19)
    • 2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến công ty TNHH Napaco Việt Nam (19)
      • 2.1.1 Yếu tố kinh tế (19)
      • 2.1.2 Yếu tố chính trị-pháp luật (22)
      • 2.1.3 Yếu tố văn hóa, xã hội (23)
      • 2.1.4 Yếu tố công nghệ (23)
      • 2.1.5. Yếu tố tự nghiên (0)
    • 2.2 Yếu tố môi trường ngành tác động tới công ty TNHH Napaco Việt Nam (24)
      • 2.2.1 Đối thủ cạnh tranh (24)
      • 2.2.2 Khách hàng (27)
      • 2.2.3 Nhà cung ứng (28)
      • 2.2.4 Sản phẩm thay thế (28)
      • 2.2.5. Triển vọng ngành nhựa (30)
    • 3.1 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (32)
    • 3.2 Thuận lợi (33)
      • 3.2.1 Cơ hội từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp (33)
      • 3.2.2 Những điểm mạnh của công ty (34)
    • 3.3 Khó khăn (34)
      • 3.3.1 Những thách thức từ bên ngoài doanh nghiệp (34)
      • 3.3.2 Những điểm yếu của công ty (36)
  • KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

Đây là công ty có vốn hóa vừa vànhỏ, hiện nay công ty có địa chỉ tại TT6.2D-10, Khu Đô Thị Mới Đại Kim, PhườngĐại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.Công ty chuyên về lĩnh vực vừa thương mại vừ

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NAPACO VIỆT NAM

Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Napaco Việt Nam

1.1.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Napaco Việt Nam

 Tên công ty: Công ty TNHH Napaco Việt Nam

 Mã số thuế 0107822387, do sở kế hoạch và thành phố Hà Nội cấp.

 Địa chỉ: TT6.2D-10, Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

 Người đại diện: Hoàng Trọng Phúc

 Nhà máy: Cổ Lãm, Bình Định, Lương Tài, Bắc Ninh

 Quy mô: diện tích nhà máy >1300m

 Vốn điều lệ: 1,9 tỷ đồng

Nguồn: công ty Hình 1.1: Logo công ty

Tầm nhìn: định hướng giá trị phát triển công ty trở thành tập đoàn có sức ảnh hưởng hàng đầu đến khu vực châu Á về phân phối bao bì với tiêu chí chủ đạo là không ngừng học tập sáng tạo để tạo ra được những sản phẩm dịch vụ đẳng cấp góp phần vào quá trình nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam và nâng cao được tầm vóc vị thế mang thương hiệu Việt trên sàn thương mại thị trường quốc tế.

Sứ mệnh: mang tiện lợi đến với mọi gia đình

Giá trị cốt lõi: Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân

1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển TNHH Napaco Việt Nam

Năm 2017: công ty thành lập với vốn điều lệ 1 tỷ đồng và 15 nhân viên bao gồm 10 công nhân và 5 nhân viên văn phòng Giai đoạn 2017 đến 2021: Trong giai đoạn này chính là giai đoạn mà Công ty thực hiện chuyển mình từ hộ kinh doanh lên đến công ty Công ty trong quá trình chuyển đổi sẽ phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn trong việc đáp ứng được những yêu cầu của các cơ chế mới nhưng công ty có thể từng bước từng bước một thích ứng với nó Hoạt đông kinh doanh đang từng bước đi vào khuôn khổ có nề nếp có trật tự theo những quy định, mở ra nhiều những cơ hội hội việc làm cho người lao động trong Công ty

Tới ngày 15 tháng 12 năm 2020 công ty nâng vốn điều lệ lên 1,9 tỷ đồng Số lượng công nhân viên tăng lên 40 người Như vậy sau 6 năm hình thành và phát triển,Công ty TNHH Napaco Việt Nam, mặc dù còn mới non trẻ Tuy nhiên, dưới sự dẫn, dắt của ban lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Napaco đã có những bước chuyển mình và có những thành công nhất định trong những năm kinh doanh gần đây Trong những trở lại đây đã có nhiều sự thay đổi trong công tác thực hiện quản lý,Công ty TNHH Napaco Việt Nam công ty đã có những động thái nhất định trong việc thực hiện chuyển mình trong công việc kinh doanh.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty a Chức năng

+ Tiến hành thực hiện hoạt động công tác sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hộp nhựa nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước.

+ Tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm hộp nhựa đảm bảo về sảm phẩm đạt được chất lượng cao.

+ Đảm bảo đủ công ăn việc làm ổn định cho những công nhân làm việc tại công ty, cải thiện mức sống cho cán bộ công nhân viên.

+ Bảo vệ, an toàn đối với môi trường xung quanh, giữ gìn được trật tự an toàn xã hội Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước.

+ Công ty có quyền chủ động quyết định lựa chọn về hình thức kinh doanh,chính sách đối với bán hàng, giá cả thị trường luôn đảm bảo được những chi phí, an toàn và phát triển mở rộng nguồn vốn nguồn đầu tư, kinh doanh có lãi theo những quy định của Công ty, được thực hiện theo những chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và dưới những quy định phân cấp quản lý của Công ty. b Nhiệm vụ chính của Công ty

Công ty đã quan sát, phân tích, nghiên cứu và đề ra những nhiệm vụ chính quan trọng mà công ty phải thực hiện như sau:

Thứ nhất, luôn luôn phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật và các quy định của Nhà nước trong việc thực hiên các hoạt động sản xuất kinh doanh Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm đối với Nhà nước.

Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc về vấn đề bảo vệ môi trường bảo vệ thiên nhiên xung quanh, đảm bảo trật tự, tình hình an ninh cho địa phương.

Thứ ba, thực hiện nghĩa vụ đối với mỗi người lao động, phân phối lao động hợp lý ,chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để cho người lao động sáng tạo tư duy và phát triển

Thứ tư, phải chịu hết các trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của công ty

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ,công ty đã lựa chọn các mặt hàng sản xuất kinh doanh sản phẩm theo đăng kí kinh doanh như sau :

Bảng 1.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Napaco

Mã ngành Mô tả Ngành chính

2220 Sản phẩm sản xuất từ Plastic Y

2013 Sản xuất Plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh N

2592 Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại N

5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa N

4651 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm N

1702 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa N

Hai dòng sản phẩm chủ đạo hiện tại của công ty đó là:

Nhựa cao cấp Đây là dòng sản phẩm chủ đạo nắm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm mạnh nổi tiếng bao gồm các mặt hàng như : Nhựa cao cấp, hộp đựng hoa quả, hộp đựng cơm Thiết kế, đặt hàng theo yêu cầu khách hàng Nhận gia công cho khách hàng có thiết kế đặc thù.

Hộp giấy đựng thực phẩm Đây cũng là dòng sản phẩm mới của Napaco Việt Nam Là các sản phẩm hướng tới thân thiện với môi trường như hộp đựng cơm, đựng xôi, đựng BBQ, các sản phẩm cốc nước đựng giấy Nhu cầu về các sản phẩm giấy đang rất được ưa chuộng, vì hiện nay mọi người đều hướng tới bảo vệ môi trường Do đó, đang chuyển dần từ ống hút nhựa sang ống hút giấy, cốc nhựa qua cốc giấy…

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Napaco Việt Nam

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty

Công ty tổ chức bộ máy nhân sự theo mô hình tổ chức quản lý theo chức năng.

Bộ máy tổ chức công ty được chia thành các phòng ban dựa trên chức năng của chúng.Bao gồm phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, xưởng sản xuất, phòng cấp dưỡng, kho, phòng bảo vệ Mỗi phòng do một người quản lý chức năng đứng đầu và các nhân viên được phân nhóm theo vai trò của họ Dưới đây là ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức của công ty

Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của mô hình tổ chức công ty Napaco Việt Nam Ưu điểm Nhược điểm

Công việc không bị trùng lặp, vì tất cả các phòng ban đều có trách nhiệm xác định

Xung đột có thể phát sinh nếu hệ thống đánh giá hiệu suất không được quản lý đúng cách.Một nhân viên có tay nghề cao sẽ phải trả giá cao hơn.

Hệ thống phân cấp rõ ràng và minh bạch, kiểm soát lẫn nhau

Việc ra quyết định rất chậm chạp do hệ thống phân cấp quan liêu.

Nhân viên được phân nhóm theo kiến thức và kỹ năng của họ, cho phép họ đạt được hiệu suất cao.

Cấu trúc chức năng cứng nhắc khiến việc thích ứng với những thay đổi trở nên khó khăn và chậm chạp.

Vì đảm bảo công việc, nhân viên có xu hướng trung thành với tổ chức.

Nhân viên không học được bất kỳ kỹ năng mới nào và vai trò của họ không thay đổi thường xuyên, gây ra tình trạng trì trệ.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Là người đứng đầu Công ty, là người có vị thế quan trọng sở hữu quyền hạn và có trách nhiệm lớn nhất cao nhất ở trong Công ty, là người trực tiếp điều hành tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh nói chung và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước nói riêng Không chỉ như thế Giám đốc còn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Công ty cũng như nghĩa vụ trách nhiệm đối với Nhà nước tất cả về mọi mặt bao gồm những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đảm bảo được quyền lợi cũng như đời sống của các cán bộ công nhân viên của Công ty.

Là người nhận được sự tín nhiệm tin tưởng của Giám đốc, khi không có sự xuất hiện của Giám đốc thì có thể thay mặt đứng ra chịu trách nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động chung toàn Công ty, cập nhật thông tin dữ liệu liên tục báo cáo tình hình trực tiếp tới Giám đốc Phải có trách nhiệm chịu tất cả những nghĩa vụ đối với các lĩnh vực được phân công hoặc được ủy quyền.

Phó giám đốc còn là người thực hiện trách nhiệm trực tiếp phụ trách các phòng: phòng tổ chức hành chính, kho, phòng kế toán, phòng cấp dưỡng,phòng xuất nhập khẩu, phòng bảo vệ.

Là người có nghĩa vụ đảm nhận phụ trách quản lý, điều hành chu trình sản xuất luân chuyển hàng hóa hàng xuất hàng nhập trong Công ty Là người được giao phó trách nhiệm quản lý trực tiếp tất cả các phòng như: phòng kỹ thuật, phòng cơ điện và xưởng sản xuất.

Phòng tổ chức hành chính:

Là phòng có trách nhiệm phụ trách về tình hình nhân sự trong Công ty Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn có trách nhiệm chăm lo đời sống của cán bộ nhân viên, thực hiện tổ chức các ngày lễ, kỉ niệm cho công ty

Kho là nơi phụ trách đảm bảo các vấn đề liên quan đến mặt hàng có trong kho, hàng xuất ra, nhập vào Hiện tại, kho của công ty đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau khi nhà máy sản xuất xong thì hàng hóa sẽ được bảo quản tại kho Nhân sự trong kho gồm 2 nhân viên, một nhân viên thủ kho và một nhân viên hỗ trợ quá trình xuất nhập hàng hóa

❖ Phòng kế toán: Đây là phòng đảm nhận nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, tổng hợp lại các thông tin liên quan trực tiếp tài chính cũng như phi tài chính để có thể đưa ra bản dự trù các bản báo cáo tài chính theo định kỳ được phân chia ra là hàng tháng, hàng quý và cuối cùng là hàng năm Đồng thời bộ phận này còn kiêm luôn vai trò quản lý công tác kế toán tài chính nhằm tính toán được sự luân chuyển của đồng tiền và nguồn vốn được sử dụng đúng vị trí và đúng với mục đích ban đầu được đưa ra không chỉ phù hợp với những yêu cầu còn phải đáp ứng đúng chế độ phù hợp với chính sách pháp lý và nhằm phụ cho các hoạt động kinh doanh để đạt được những hiệu quả cao Ngoài ra kế toán còn phụ trách về các khoản tiền lương của tất cả các cán bộ công nhân viên dưới sự kiểm soát Công ty.

Phụ trách về hiện trạng tình hình thực tế đối với khối lượng hàng xuất khẩu hàng nhập về trong Công ty Nguyên vật liệu của công ty thường sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài, trách nhiệm của phòng ban xuất nhập khẩu là bao gồm soạn hợp đồng, mở LC, cung cấp các thông tin về thị trường cho phó giám đốc Làm tờ khai hải quan, phụ trách thông quan hàng hóa để tiến hành nhập kho

 Phụ trách đảm nhiệm về các tình hình an ninh, trật tự an toàn trong Công ty.

 Phụ trách trông coi toàn bộ nhà máy.

 Phụ trách vệ sinh toàn bộ nhà máy.

❖ Phòng kỹ thuật: Đảm nhận vai trò có trách nhiệm kiểm tra công tác kỹ thuật, mẫu mã, thiết lập nên hệ thống những quy tính tính toán để thực hiện chia dây công nghệ Kiểm tra kiểm soát chất lượng đảm bảo của các sản phẩm chất lượng ngay từ những bước đầu tiên đi đến những bước cuối cùng nhằm đảm bảo được các sản phẩm có thể đáp ứng tốt chính các yêu cầu đối với các công tác kỹ thuật theo những quy định.

Có nhiệm vụ đảm bảo thực hiện chuyên trách đối với toàn bộ hệ thống điện trong Công ty Phụ trách về các tình hình thực hiện những công tác bảo trì, quy trình bảo dưỡng máy móc,các thiết bị sản xuất có ở trong Công ty.

Có chức năng sản xuất sản phẩm theo kế hoạch.

Có chức năng sửa chữa, thay dầu, bảo dưỡng định kì máy móc.

Quy trình sản xuất và kênh phân phối sản phẩm

Quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh là một quy trình phức tạp, được tạo ra từ các nguyên liệu khác nhau với những quy tắc phân tách hóa học đặc biệt, sử dụng máy móc chuyên dụng Hạt nhựa nguyên sinh bao gồm các loại như PA, PP, ABS, PET,

PS, POM,…có chất lượng cực tốt Từ quy trình sản xuất hạt nhựa đảm bảo đủ những yêu cầu từ đây nhà sản xuất bắt tay vào quá trình sản xuất tạo ra những sản phẩm bằng nhựa để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn cả trong và quốc tế Hiện tại công ty đang áp dụng quy trình sản xuất như sau:

Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất của Công ty TNHH Napaco Việt Nam

(Nguồn: tài liệu nội bộ công ty)

Từ nguyên liệu nhựa PET, PE, PP… an toàn, chất lượng Người ta dùng máy móc chuyên dụng để tiến hành tạo hạt nhựa Đây là bước cơ bản để bắt đầu quy trình sản xuất nhựa gia dụng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, các nhà sản xuất sẽ pha màu nhựa để tạo ra thành phẩm có màu sắc đúng với yêu cầu ban đầu Đó là lí do mà bạn có thể tìm thấy các loại hộp nhựa có đủ màu sắc đen, đỏ, vàng,v.v.

Tiến hành kéo sợi nhựa với các đường kính, kích cỡ phù hợp Tạo ra những sợi nhựa dẻo dai, dễ dàng phù hợp với việc sản xuất hộp đựng, đồ gia dụng,…

Bước 4: Trộn các chất phụ gia Để thành phẩm có độ cứng & bền thì cần trải qua công đoạn trộn phụ gia. Thường bao gồm các chất tạo độ dai, độ cứng và một số phụ gia khác Chúng được pha trộn với tỉ lệ thích hợp, an toàn.

Bước 5: Ép khuôn nhựa Đây là khâu quan trọng nhất để tạo hình sản phẩm Nhựa sau khi đã được pha trộn phụ gia sẽ được cho vào khuôn ép để tạo nên thành phẩm vừa ý khách

Sau khi được ép và tạo hình, thành phẩm sản xuất sẽ có những phần thừa chưa hoàn chỉnh sẽ được chuyển tiếp qua khâu cắt bavia Công nhân cắt gọn các phần dư

Bước 7: Kiểm và giao hàng thừa để sản phẩm trở nên đẹp mắt, an toàn khi sử dụng Bởi vậy, công đoạn này cần được thực hiện bởi người có tay nghề cao.

Bước 7: Kiểm và giao hàng

Sau khi hoàn thiện sản phẩm sẽ được đưa đi kiểm tra về chất lượng Tại khâu kiểm định, sản phẩm nào bị biến dạng, không hoàn chỉnh, phù hợp với thiết kế sẽ được loại bỏ.Thành phẩm đạt yêu cầu sẽ được đưa vào thực hiện đóng gói và xuất xưởng. Sau đó sẽ được giao tới tay khách hàng.

Nhìn chung, qQuy trình sản xuất trong công ty doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả khi tiết kiệm được chi phí và nâng cao được năng suất lao động Tại công ty, từ bước tạo hạt nhựa cần d ng đến các nguyên vật liệu nhựa đạt yêu cầu và chất lượngùu qua sự kiểm tra và phê duyệt nhà cung cấp Cơ bản, trình tự 7 bước trên tại công ty được thực hiện theo trình tự nhất là giai đoạn kiểm tra về chất lượng được tuân thủ. Tuy nhiên, còn một vài hạn chế bất cập trong từng khâu cụ thể như sau:

- Bước 1,2: Các nguyên vật liệu khi được xuất kho có thể không được tuân thủ, pha màu nhựa vẫn có hỏng hóc gây lãng phí nguyên vật liệu

- Bước 7: Khi kiểm tra chất lượng sản phẩm các thiết bị đo chưa được kiểm định hoặc một số thiết bị đã cũ

Công ty cần quản lý chặt chẽ và có sự tham gia giám sát nhiều hơn trong tất cả các khaai bởi mỗi khâu đều mang tính chất và vai trò góp phần vào sự hoàn thiện của sản phẩm.

NX: sau khi mô tả quy trình trên thì em nhận xét cho cô nhé, quy trình trên hợp lý chưa? Trong quá trình thực hiện có xảy ra sự cố gì ko? …

1.4.2 Kênh phân phối của doanh nghiệp

Mạng lưới phân phối tập trung khu vực Hồ Chí Minh và Hà Nội Hiện nay, công ty đang bán hàng trên website và thông qua đại lý Hiện tại ở Hồ Chí Minh, công ty đang cung cấp cho 5 đại lý và có 2 cửa hàng chính Ngoài Hà Nội, hiện tại công ty đã là nhà cung cấp cốc giấy chính cho các quán trà sữa, đồ ăn vặt trên địa bàn quận Hoàng Mai

Mục tiêu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, khai thác triệt để các thị trường hiện có, mở rộng thị trường tiềm năng trong tương lai Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, làm cho quá trình lưu thông sản phẩm nhanh và có hiệu quả Chính sách phân phối phụ thuộc rất lớn vào chính sách sản phẩm và chính sách giá cả Do đó, khi thiết kế kênh phân phối Công ty phải đảm bảo sao cho kênh ngắn nhất và phản ứng nhanh nhậy với nhu cầu thị trường làm sao cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua ít khâu trung gian nhất từ đó giảm được giá bán và kích thích người tiêu dùng.

Sơ đồ 1.3 : Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm của Công Ty

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến công ty TNHH Napaco Việt Nam

 Ảnh hưởng của lạm phát và chỉ số tiêu dùng CPI

Chỉ số CPI bình quân lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 tăng 2.73% YoY Mức tăng lạm phát có xu hướng tăng dần do nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao hậu Covid trong khi tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng do: Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine; và Trung Quốc theo đuổi chiến lược ZeroCovid và áp lệnh phong tỏa các thành phố lớn, cảng và cửa khẩu; khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh Điểm tích cực là trong quý 3, giá xăng dầu đã hạ nhiệt theo diễn biến giá xăng dầu thế giới, giúp kìm hãm đà tăng mạnh của lạm phát.

Lạm phát cơ bản có xu hướng tương đồng với lạm phát chung, CPI lõi bình quân lũy kế 9 tháng tăng 1.88% so với cùng kỳ năm 2021 Giá xăng, giá gas là 2 yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất tới CPI 9 tháng đầu năm 2022, các yếu tố chính tác động tới CPI bao gồm:

1) Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0.5% YoY làm CPI chung giảm 0.11 điểm phần trăm;

2) Giá vật liệu xây dựng tăng 7.88% YoY do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0.16 điểm phần trăm;

3) Giá xăng dầu trong nước tăng 41.07% YoY làm CPI chung tăng 1.48 điểm phần trăm;

4) Giá dịch vụ giáo dục giảm 1.88% YoY làm CPI chung giảm 0.1 điểm phần trăm do do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19;

Thách Thức: Với tình hình lạm phát và mức độ biến động của CPI của Việt

Nam sẽ tạo ra những thách thức đối với sinh hoạt của người dân đặc biệt là hoạt động kinh doanh Công ty Napaco Việt như sau:

Giá nguyên vật liệu tăng làm chi phí sản xuất kinh doanh tăng, ảnh hưởng đến việc cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Napaco cạnh tranh với các sản phẩm cùng ngành cả trong và ngoài nước Chi phí đầu vào tăng dẫn tới giá bán của doanh nghiệp tăng

Giá cả hàng hóa trong năm qua đã tăng từ 7% đến 10% trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giảm, thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm

Nguyên liệu chính của Napaco chủ yếu là nhập hạt nhựa nguyên sinh từ nước ngoài Do đó, lạm phát tăng khiến cho đồng tiền mất giá trị, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, áp lực đối với lợi nhuận của công ty

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP trong 9 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8.33% YoY Theo các thông tin về những số liệu đã cho thấy các hoạt động kinh doanh sản xuất đã dần lấy lại được tốc độ tăng trưởng vốn có và nhờ đó là những chính sách phục hồi và thực hiện phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ đã phát huy vai trò rất là hiệu quả Riêng quý 3/2022, GDP tăng cao 13.67% YoY so với mức nền thấp của quý 3/2022 - thời điểm dịch Covid 19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế.

Mặc dù GDP 9 tháng đầu năm tăng nhưng công ty Napaco vẫn phải đối mặt với thách thức như thị trường tiêu thụ bị suy giảm, các khoản chi phí đều tăng, an sinh phúc lợi cho nhân viên giảm, quy mô doanh nghiệp giảm, cắt bớt nhân sự vì các đơn hàng cuối năm gần như không có Đây không phải là tình trạng của Napaco mà của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành nhựa

 Lãi suất liên ngân hàng

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát thì ngày 22/09/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chính thức tăng đồng loạt các lãi suất điều hành, cụ thể: lãi suất tái cấp vốn tăng 1%, lãi suất tái chiết khấu 1% và trần lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng tăng thêm 1% lên 5% Việc mà ngân hàng nhà nước thực hiện những điều chỉnh về các chính sách tăng lãi suất mục đích của chính sách này chính là kiềm chế được lạm phát, hạn chế được nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng giảm, bởi khi mà lãi suất tăng cao thì giá trị của VND theo mối liên kết sẽ dần được tăng cao, từ đó hướng đến mỗi đối tượng người dân cần tiết kiệm nhiều hơn giảm hoặc có thể cắt bớt được những khoản chi tiêu không đáng kể Nhưng điều đó lại tác động tới các doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp gặp rất nhiều những khó khăn thách thức đến từ các vần đề nguồn lưu động của vốn và tăng chi phí vốn - đây là một trong những nhân tố gây tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, làm giảm được sức nóng cũng như mức độ cạnh tranh đến các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa. Thách thức đối với Napaco: Lãi suất vay ngân hàng tăng cao, chi phí trả lãi vay tăng, giá thành sản phẩm tăng, công ty điều chỉnh tăng giá bán nhưng nhu cầu tiêu dùng giảm, nên chính sách tăng giá bán sẽ khó trong khâu tiêu thụ dẫn đến hàng tồn kho Công ty cũng liên tiếp thực hiện công tác trỳ hoãn các kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của sản xuất tới sự tăng trường doanh thu cũng như lợi nhuận trong tương lai

 Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng

Tại thời điểm cuối tháng 9, tỷ giá liên ngân hàng tăng lên 23.861 (+3.9% YTD),trong bối cảnh diễn biến thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, nhu cầu đồng USD tăng cao khi được coi là đồng tiền trú ẩn Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất liên ngân hàng của VND trong nước và USD quốc tế đã từng có lúc giảm sâu về mức âm, có lúc chênh lệch âm tới 1.2% ở kì hạn qua đêm, đã gây thêm áp lực lên tỷ giá USD/VND khi nhu cầu mua USD tiếp tục tăng lên Theo đó, từ cuối quý 2 NHNN đã kết hợp sử dụng đồng thời kênh tín phiếu và kênh OMO để điều tiết và hỗ trợ thanh khoản hệ thống

Thách thức đối với Napaco: Công ty nhập nguyên vật liệu chủ yếu từ nước ngoài ví dụ như nước hạt nhựa nguyên sinh PP K8009 – của Taiwan Trung Quốc, hay là hạt nhựa nguyên sinh HIPS 476L (Noe- Hàn Quốc) … Nhìn chung các nguyên vật liệu sản xuất đều nhập khẩu, do đó việc tỷ giá USD/ VND tăng gây bất lợi cho doanh nghiệp Vì các hợp đồng mua bán đều kí bằng tiền USD, khi hàng về tới nơi, doanh nghiệp đã thanh toán và chịu khoản lỗ tỷ giá

2.1.2 Yếu tố chính trị-pháp luật

Về chính trị, Sự bình ổn : đối với Việt Nam được các bạn bè trên thế giới biết đến chính là quốc gia có sự hòa bình, ổn định, không xảy ra những cuộc xung đột về tranh chấp đảng phái, về chính trị Do đó đối với Việt Nam được nhận định dưới quan điểm là một trong những điểm đến an toàn và mang nhiều tầm chiến lược đối với các chủ nhà đầu tư. về pháp luật, Công ty TNHH Napaco Việt Nam chịu quản lý của Bbộ Ccông thương Hiện nay các chính sách thuế đang áp dụng có ảnh hưởng tới phát triển của công ty đó là:

Từ năm 2017, bộ tài chính đã nâng mức thuế nhập khẩu hạt nhựa PP tăng 3%. Hiện nay nguyên vật liệu chính của công ty Napaco là PP nguyên sinh Tình trạng này dẫn đến việc các công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn Kéo theo đó là chi phí tài chính gia tăng, cộng thêm rủi ro về thay đổi tỷ giá và giá dầu thế giới Hạn chế này là đặc điểm chung của cả ngành nhựa Việt Nam và khó có thể thay đổi trong vài năm tới

Sự bình ổn : đối với Việt Nam được các bạn bè trên thế giới biết đến chính là quốc gia có sự hòa bình, ổn định, không xảy ra những cuộc xung đột về tranh chấp đảng phái, về chính trị Do đó đối với Việt Nam được nhận định dưới quan điểm là một trong những điểm đến an toàn và mang nhiều tầm chiến lược đối với các chủ nhà đầu tư.

Hiệp định EVFTA đã chính thức được thi hành và có hiệu lực bắt đầu từ ngày1/8/2020, tất cả các mặt hàng sản phẩm nhựa được sản xuất tại thị trường Việt Nam khi được xuất khẩu sang thị trường EU đều được hưởng mức thuế là 0% Hiện nay trong khu vực Đông Nnam Áá (ASEAN) trong tất cả các nước chỉ có Singapo đã có thị trường và thương hiệu tại FTA và EU, nhưng tổng sản lượng xuất khẩu nhựa không đáng kể sang EU không đáng kể Như vậy, EVFTA sẽ góp phần nâng cao cho vị thế của các sản phẩm nhựa tại Việt Nam có đủ lợi thế có đủ tiềm lực đủ sức cạnh tranh khi tiếp cận với thị trường EU với mức thuế được hưởng là 0% trong khi đó rất ít những đối thủ trên thị trường thương mại được hưởng quyền lợi này Không chỉ xuất khẩu với EVFTA ngành nhựa Việt Nam không chỉ hưởng lợi từ khả năng xuất khẩu mà còn nhận được quyền hưởng lợi về nhập khẩu từ thị trường EU Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm sang thị trường EU mà còn thực hiện nhập khẩu chủ yếu đó là các nguyên liệu, việc thực hiện bán các nguyên liệu từ nhựa cho thị trường EU nhằm phục vụ được những nhu cầu sản xuất cũng như xuất khẩu các sản phẩm nhựa và một số sản phẩm khác làm từ nhựa (điện tử, dệt may, giày dép…)

Yếu tố môi trường ngành tác động tới công ty TNHH Napaco Việt Nam

Theo báo cáo FiinResearch, có khoảng 4.600 doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động trong ngành nhựa TTróng số đó, uy nhiên, theo thông tin thì có tới 92% trong tổng các doanh nghiệp số các doanh nghiệp trong ngành nhựa là doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 200 tỷ đồng/năm) 92% này chỉ đóng góp 29% thị phần doanh thu toàn ngành, hơn 70% còn lại nằm trong tay 8% doanh nghiệp có quy mô lớn Điều này tạo nên một môi trường cạnh tranh khá gay gắt Ngoài ra đối với sức nặng về sự tiến bộ nhanh chóng vượt bậc của các khoa học kỹ thuật làm cho các sản phẩm của ngành nhựa cũng vì thế mà phải thay đổi liên tục để phù hợp với chất lượng mẫu mã Vì vậy mà việc giữ vững được thì trường ổn định khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp khác là một việc hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệm trong ngành đặt ra nhiều thách thức lớn Dẫu vậy, nhà máy sản xuất nằm trong khu vực miền Nam, thị phần bán chủ yếu trong khu vực phía Nam, áp lực cạnh tranh với các công ty như Công ty nhựa Bình Minh, công ty nhựa Tiền Phong… càng cao Đối với các thành phẩm về nhựa gia dụng và ống nước đây là hàng mặt hàng được cung cấp chủ yếu ở thị trường miền Nam Việt Nam vì là mặt hàng chủ đạo nên hầu hết không xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mặt hàng và thị trường nào ngoài 2 “ đại gia” của ngành công ty là công ty nhựa Long Thành và công ty nhựa Đại Đồng Đối với các sản phẩm nhựa hộp bao bì: thị trường tập trung chủ yếu cung cấp cho các khu vực phía Bắc nên sẽ xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh của công ty là công ty nhựa Long Thành, công ty nhựa Đại Đồng Tiến, công ty nhựa Nam Định

Dưới đây là bảng so sánh đối thủ cạnh tranh của công ty

Bảng 2.2 So sánh đối thủ cạnh tranh của Napaco

Chỉ tiêu so sánh Công ty Napaco Công ty nhựa Tân

Công ty Nhựa Thái Quốc Hưng Lĩnh vực hoạt động Sản xuất các sản phẩm từ Plastic

Sản xuất các sản phẩm gia dụng, sản phẩm y tế, dịch vụ nhà hàng, sản phẩm công nghiệp thực phẩm, sản phẩm dành cho vườn ươm.

Sản xuất muỗng, nĩa, đồ dùng một lần.

Thế mạnh về công Công nghệ được Sử dụng máy ép Sử dụng những máy nghệ chuyển giao từ Nhật

Bản Tuy nhiên chưa có thế mạnh gì về công nghệ, máy móc đã cũ từ rất lâu công nghệ tiên tiến hàng đầu Nhật Bản, Trung Quốc ép nhựa của các nước tiên tiến như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Injection Molding

MC JSW, Injection Molding MC Haitian, Injection Molding MC Fanuc, Injection Molding MC Nigata Độ đa dạng sản phẩm

30 sản phẩm phụ Thị trường chính Hồ Chí Minh, Hà

Trong nước và quốc tế

Số năm kinh nghiệm trong ngành

6 năm kinh nghiệm Hơn 40 năm kinh nghiệm, Tân Hiệp Hưng luôn là đơn vị Tiên phong trong lĩnh vực sản xuất Nhựa mỏng dùng một lần

Khách hàng Bán lẻ cho các quán ăn nhỏ, chưa có khách hàng lớn

Vinamilk, Phở 24, Masan,Unilever, KFC,Lotteria,Nestle, Coca Cola, Pepsi, và có mặt tại các hệ thống siêu thị trên toàn quốc.

Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, và bán lẻ cho người tiêu dùng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tóm lại, mặc dù so với tổng mặt bằng chung thì nhiều những doanh nghiệp trong ngành ở 2 miền Nam - Bắc, Napaco Việt Nam không thể sánh kịp về mặt thị phần và độ đa dạng của sản phẩm

Với dòng sản phẩm đa dạng thì đối tượng khách hàng hướng đến của công ty cũng rất là rộng và có liệt kê đến 3 nhóm đối tượng chính sau đây:

 Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng

Là các cá nhân và gia đình mua hàng hóa để tiêu dùng Sản phẩm thường là các sản phẩm gia dụng như chậu, can, chai, hộp giấy, cốc giấy, cốc nhựa, hộp đựng giày Hiện nay lượng khách hàng này còn ít vì công ty chưa có nhiều điểm bán và chưa có những biện pháp kích thích có hiệu quả Hiện tại kênh bán lẻ của doanh nghiệp mới mở trên địa bàn quận, gần với văn phòng làm việc với khu vực nhà máy để thuận tiện cho việc giao hàng, tuy nhiên số lượng mảng này bán cho người tiêu dùng cuối cùng còn tương đối ít, chủ yếu bán cho các hộ gia đình, cá nhân mua về đóng chai bán lẻ

 Khách hàng là doanh nghiệp sản xuất:

Là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực hiện sản xuất những mặt hàng chủ yếu như các ngành xi măng, phân bón, thức ăn gia súc, bia, nước khoáng, cấp thoát nước, nhóm khách hàng này chiếm trên 70% tổng doanh thu của công ty. Với sự tín nhiệm sự uy tín của mình công ty đã nhận được rất nhiều những sự quan tâm ủng hộ và có thể duy trì được số lượng khách hàng tiêu thụ bao bì lớn và đạt được sự ổn định nhưng ở các vùng như Nghi Sơn, Hải Vân, Công ty sản xuất đồ chơi Sato, công ty cấp thoát nước ở khu vực Đà Nẵng, Công ty cổ phần sữa tại Việt Nam.

 Khách hàng là người bán lại:

Bao gồm tổng các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng trong lĩnh vực sản xuất như ống nước, bao bì, giày dép và hàng nhựa gia dụng Những khách hàng này đây chính là những đối tượng có tiềm năng rất là lớn nhưng về phía của các công ty lại chưa thực hiện được khai thác quá nhiều về những tiềm lực này Hiện tại phía công ty mới chỉ quan hệ nhiều với người bán ở thành phố Hồ Chí Minh còn đối với các tỉnh khác hay các khu lân cận khác thì lại ít hơn.

Nhận xét bảng trên: nhóm nào mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty, việc phục vụ nhóm này có khó khăn/ thuận lợi gì cho công ty ko …

Nhìn chung, công ty Napaco Việt Nam có rất nhiều những lợi thế rất lớn và một trong những tiềm lực ổn định đó chính là những hệ thống khách hàng kiểu truyền thống Đa số họ đều là những doanh nghiệp đặt với số lượng hàng rất lớn và có tính ổn định có quan hệ mật thiết lâu dài về phía của công ty Tiếp đó công ty còn có nhiều những khách hàng tiềm năng khác Bởi vậy muốn đạt được những bước nhảy xa về phát triển thì trong tương lai đi đôi với việc đảm bản tốt mối quan hệ với các khách hàng kiểu truyền thống thì công ty cũng phải dành một sự quan tâm đặc biệt đối với những khách hàng tiềm năng mang đến những cơ hội mới.

Hiện tại, công ty đang nhập khẩu nguyên liệu là hạt nhựa nguyên sinh từ các nước như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Đức, Pháp,

Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc… Nhà sản xuất hàng đầu thế giới như: Covestro, Lotte, Chimei, Formosa, Lanxess, Ineos Styroltions, LG chem, UBE, Kepital, Kolon, SCG Ngoài ra công ty còn nhập nhựa tái sinh để sản xuất linh kiện điện tử (chiếm tỷ trọng nhỏ)

Việc nhập nhựa từ các nhà cung cấp lớn trên thế giới gây ảnh hưởng gì đến hoạt động của công ty;

- đủ nvl để kịp sx/ thiếu / thừa

- tác nhân bên ngoài tác động: chậm hải quan, chậm tàu …

Hiện nay, các sản phẩm thay thế cho ngành nhựa gia dụng tương đối nhiều, như thủy tinh, tre nữa, xơ mướp, giấy sinh học phân hủy được, túi làn cói, lá chuối…

Không giống như hộp nhựa - khi sử dụng lâu sẽ tiết ra hóa chất ngấm vào thức ăn, các loại hộp thủy tinh sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến mùi vị cũng như chất dinh dưỡng có trong món ăn, từ đó giúp sức khỏe của bạn được đảm bảo hơn. Đồng thời, khi sử dụng các hộp đựng thực phẩm hay dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, bạn cũng có thể dùng ở nhiệt độ cao mà không sợ sản sinh ra độc tố Thủy tinh có thể chịu được nhiệt độ rất cao mà không bị vỡ, trong khi chất liệu nhựa sẽ bị nóng chảy khi sử dụng ở nhiệt độ khoảng 80 - 120 độ C

Một giải pháp thay thế đồ nhựa khác đó là sử dụng các sản phẩm làm từ tre nứa hoặc cói Đây là một cách bảo vệ môi trường hữu hiệu nhất, đặc biệt là dùng thay thế cho túi nhựa nilon truyền thống khi đi mua sắm ở chợ hoặc siêu thị.

Với loại vật liệu này, người ta thường làm thành các loại túi hay làn cực kỳ thân thiện với môi trường Hơn nữa, các sản phẩm làm từ tre nứa, cói đa phần đều được đan lát thủ công nên nhìn rất độc đáo và bắt mắt

 Vật liệu tự hủy sinh học

Túi tự hủy sinh học ra đời có thể thế chỗ cho các loại túi nilon thường thấy Loại túi này được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên như bột ngô, khoai, sắn…, do đó giúp người dùng giảm thiểu được nguy cơ bị phơi nhiễm các chất độc hại như BPA hay phthalates.Loại túi này được áp dụng nhiều nhất cho nhu cầu tích trữ thực phẩm, rau củ khi đi chợ, hay thậm chí dùng để đựng rác thải sinh hoạt hàng ngày Xét về khả năng phân hủy, túi sinh học này có thể tự hủy hoàn toàn chỉ trong vài tháng, sau đó chuyển sang chất vô cơ và sinh khối, không những không có hại mà rất có lợi để nuôi dưỡng cây trồng.

 Vật liệu làm từ bã mía

Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

 Định hướng về quản lý

+ Tăng cường công tác tự kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ, kết hợp mối liên hệ giữa đảm bảo chế độ Nhà nước và tăng cường hiệu quả đạt được những thành tựu trong hoạt động kinh doanh.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, công nhân viên trong công ty.

+ Đảm bảo lợi thế cạnh tranh của mình là nguồn nhân lực tay nghề cao và hàng hóa chất lượng tốt.

 Định hướng nguồn nhân lực:

+ Nâng cao tay nghề và trình độ của đội ngũ lao động đề có thể đáp ứng và thích nghi nhanh được với công nghệ mới.

+ Tiếp tục thực hiện chỉnh đốn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên dưới công ty một cách hiệu quả Nâng cao trình độ khả năng đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty thực hiện qua các chính sách về tuyển dụng và quá trình đào tạo.

+ Tuyển dụng bố trí lao động cần phải dự vào những căn cứ tiêu chuẩn phù hợp để chọn lựa được những vị trí có đủ trình độ học vấn, năng lực, kỹ năng để đảm nhận tốt những vị trí được giao và có dung hòa yếu tố phù hợp với năng lực cũng như sở trường riêng biệt của mỗi cá nhân Kiên quyết thực hiện chọn lọc những cán bộ được giao nhiệm vụ trọng trách nhưng lại không hoàn thành tốt, yếu kém về phẩm chất đạo đức không có đủ trình độ về kỹ năng chuyên môn.

+ Đưa nhân viên đi học nghiệp vụ nâng cao tay nghề và học hỏi thêm kinh nghiệm.

 Định hướng về sản phẩm

+ Tập trung vào mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của công ty, đảm bảo lượng tiêu thụ ổn định và duy trì mối quan hệ với khách hàng thân quen.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng quản lý chi phí sát sao nhằm tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu đầu vào, tránh lãng phí.

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của công ty và của các nhà đầu tư

+ Chỉ thực hiện đấu thầu và thi công khi các công trình đó có đầy đủ về thông tin về có vốn, có lãi, kiên quyết không đấu thầu các công trình chưa rõ thông tin nguồn gốc xuất xứ, không có vốn và không có lãi tránh xảy ra trường hợp nợ nần từ năm này chuyển sang năm khác.

+ Giảm thiểu số dư tiền vay Ngân hàng.

Thuận lợi

3.2.1 Cơ hội từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp

(1) Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại rất nhiều những cơ hội rộng mở mà thị trường rộng lớn Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ và thuế xuất khẩu để có thể nhận được nhiều sự hữu thuận Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường EU và Nhật Bản vẫn ở mức cao và cần thiết.Ttrong khi đó, khách hàng tại các quốc gia này ngày càng ưa chuộng những luồng sản phẩm nhựa có xuất xứ tại quốc gia Việt Nam (2) Cơ hội gia tăng đơn hàng vào thị trường Mỹ Mỹ là thị trường thương mại rất lớn về công tác xuất khẩu sản phẩm nhựa đứng thứ 2 của Việt Nam sau Nhật Bản, do đó xuất hiện vết nứt thương mại tạo ra mối quan hệ ngày càng căng thẳng thương mại

Mỹ - Trung mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp nhựa Việt Nam gia tăng đơn hàng vào thị trường này Tuy nhiên, có rất nhiều những cơ hội rộng mở về thị trường xuất khẩu nhưng mà sản phẩm túi nhựa Việt Nam vẫn đang bị áp thuế chống bán phá giá khá cao ở thị trường Mỹ (52,3% - 76,11%) Trong khi đó, sản phẩm bao dệt PP xuất khẩu vào Mỹ đang trong quá trình bị khởi kiện

(3) Xu hướng sử dụng Bio-Plastic Nhu cầu sử dụng những sản phẩm nhựa có nguồn gốc xuất xứ từ công nghệ sinh học đang ngày một gia tăng ngày càng nhận được sự ưa chuộng Hiện tại, theo nhưng thông tin cho thấy nhựa sinh học mới chỉ chiếm 1% tổng sản lượng nhựa toàn cầu, tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm nhựa có xuất xứ sinh học dự định được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ từ 15-35%/năm trong giai đoạn 2015-2020 Đây là cơ hội mới một cơ hội rộng mở hơn để các doanh nghiệp bao bì nhựa chuyển đổi công nghệ sang việc thực hiện sản xuất các sản phẩm thân thiện quen thuộc với môi trường không gây nên những ảnh hưởng không tích cực đến môi trường

(4) Xu hướng sử dụng nhựa tái chế Chi phí nguyên liệu nhựa chiếm tỷ trọng rất lớn (70-71%) trong cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp ngành nhựa đạt được Hiệp hội nhựa Việt Nam cho rằng, nếu sử dụng tốt được nguồn nguyên liệu nhựa tái chế ở mức 35-50%/năm, thì càng làm ưu thế cho các doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất hơn 15%

(5) Theo báo cáo của FiinResearch, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành nhựa trong 3 năm trở lại đây phát triển rất mạnh, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam ngày càng lớn Đây cũng là cơ hội cho ngành nhựa sắp tới

(6) Chi phí nhân công thấp Theo tính toán, chi phí nhân công chiếm khoảng 5- 6% chi phí sản xuất ngành nhựa Do đó, nếu chi phí chi trả cho các công nhân viên thấp đây là một trong những ưu điểm góp phần giúp cho cCông ty tại Việt Nam có thể có những cơ hội rộng mở hơn để cạnh tranh so với Trung Quốc và Thái Lai hai ông lớn trong lĩnh vực xuất khẩu sang Nhật, EU, và Mỹ

(7) Chưa bị áp thuế chống bán phá giá ở một số thị trường lớn Sản phẩm ngành nhựa Việt Nam chưa bị áp thuế chống bán phá giá khi được phép xuất khẩu sản phẩm vào thị trường các nước như EU, Nhật Bản, qua đó có một lợi thế to lớn có nhiều thuận lợi tạo lợi thế cho các sản phẩm nhựa Việt Nam so với sản phẩm nhựa của Trung Quốc, Thái Lan

3.2.2 Những điểm mạnh của công ty

(1) Công ty có đội ngũ lãnh đạo nhiệt huyết và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, có đội công nhân ổn định, trung thành với công ty

(2) Công ty có tiềm lực về tài chính, có định hướng rõ ràng, phát triển theo đúng mục tiêu “môi trường xanh” nên hiện nay công ty đã phát triển thêm sản phẩm cốc giấy phân hủy được giảm thiểu ô nhiễm môi trường

(3) Công ty tự xây dựng nhà máy phân xưởng, nên không chịu áp lực chi phí,hoạt động kinh doanh đều và có tập khách hàng lâu năm, dẫn tới công ty đã duy trì qua mùa dịch Covid19

Khó khăn

3.3.1 Những thách thức từ bên ngoài doanh nghiệp

(1) Biến động giá nguyên vật liệu, nhân công, tỷ giá và lãi suất có thể làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nhựa, qua đó ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp này, nhất là khi biên lợi nhuận gộp của ngành nhựa bao bì ở mức thấp (~10%)

(2) Sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI Các doanh nghiệp FDI đang có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp trong nước về những thiết bị có sự tiên tiến hiện đại hơn về máy móc, công nghệ, cũng như có nhiều chuyên môn kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và tài chính Đặc biệt, các doanh nghiệp này chấp nhận những thách thức lỗ từ 3 - 5 năm để có thể nắm chắc được thị trường để có chiếm lĩnh thị trường, còn doanh nghiệp nội địa chỉ cần lỗ 1, 2 năm không thể có chỗ đứng trên thị trường nên phải đóng cửa

(3) Nguy cơ bị kiện bán phá giá Hàng hóa Việt Nam nói riêng và một số quốc gia nói riêng về nguy cơ có thể bị chịu mức kiện phá giá và bắt buộc phải áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo về quyền lợi đối với ngành bao bì nhựa của nước nhập khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản,

(4) Xu hướng hạn chế sử dụng túi ni lông Sản phẩm Túi ni lông tại Việt Nam hiện đang phải chịu các khoản thuế Bảo vệ môi trường theo quy định được áp dụng với mức chi phí khoảng 30.000-50.000 đồng/kg, và dự kiến vẫn sẽ tiếp tục có thể nâng lên mức 40.000- 200.000 đồng/kg, nhằm mục đích giảm thiểu tối đa việc sử dụng túi nilon khó phân hủy trong các hoạt động Bên cạnh đó, không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng đang dần áp dụng các mức thuế bảo vệ môi trường đề ra cao hoặc thậm chí cấm sản xuất, bán, sử dụng túi nilon Đây là một trong những thách thức to lớn cần phải đối mặt của các doanh nghiệp chưa tiếp cận được những công nghệ hiện đại tiên tiến và vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu.

(5) Tỷ giá tác động tới chi phí đầu vào Việc quan trọng hơn cả đó là phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về nước khiến giá thành của ngành nhựa trở nên khá

“nhạy cảm” với biến động tỷ giá, qua đó tác động không nhỏ tới chi phí đầu vào của các doanh nghiệp nhựa Năm 2022 là năm có tỷ giá USD/VND biến động mạnh nhất lịch sử, khiến cho doanh nghiệp lỗ tỷ giá khi nhập nguyên liệu về để sản xuất

(6) Thuế nhập khẩu hạt nhựa tác động lên giá nguyên vật liệu Kể từ 01/01/2017,thuế nhập khẩu hạt nhựa PP tăng từ 1 lên 3% sẽ tác động tiêu cực lên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sử dụng hạt nhựa PPP làm nguyên vật liệu.

(7) Rào cản gia nhập ngành ở mức thấp Do ngành bao bì nhựa yêu cầu quy mô vốn đầu tư không cao, trong khi đó khả năng thu hồi vốn nhanh khiến cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gia nhập ngành này Hiện có khoảng gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong khoản kinh doanh thuộc về lĩnh vực ngành nhựa, tập trung chủ yếu vào hai nhóm sản phẩm chính là bao bì và gia dụng

(8) Thiếu chính sách hỗ trợ.Việc thiếu nhiều những chính sách liên quan đến sự phát triển riêng cho ngành Nhựa khiến cho nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh này gặp không ít những khó khăn thử thách đối với vấn đề mở động sản xuất và nâng cao hoàn thiện chất lượng sản phẩm; làm suy giảm được khối cạnh tranh trong tình hiện tại của nền kinh tế Việt Nam ngày càng có nhiều những cơ hội tham gia vào thị trường thương mại kinh tế trong khu vực vươn xa nữa là thế giới Lãi suất cho vay vốn của ngân hàng hiện nay lại tăng, điều này ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng của doanh nghiệp Chi phí giá thành sản phẩm tăng lên gây khó khăn trong việc phát triển mở rộng thị phần

3.3.2 Những điểm yếu của công ty

(1) Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và phần lớn nguyên vật liệu của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài nên việc biến động giá cả các nguyên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty Ngoài ra Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhựa nhập khẩu không chỉ khiến cho các doanh nghiệp bị đọng vốn vì phải tích trữ nguyên liệu mà còn tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá, giá dầu thế giới Mỗi khi tỷ giá VNĐ/USD tăng sẽ khiến chi phí nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp nhựa tăng theo Do đó trong thời gian tới công ty cần tìm nguồn nguyên liệu thay thế trong nước để hạn chế bớt phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, làm chủ được giá vốn.

(2) Quy mô sản xuất còn nhỏ, mang tính gia đình, chưa có dây chuyền hiện đại, máy móc công nghệ đều cũ, làm giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác (3) Sản phẩm chưa đa dạng, kênh phân phối, bán hàng chưa hiệu quả

(4) Công ty chưa có bộ phận kinh doanh, marketing, trang website của công ty cũng không được cập nhật thường xuyên

(5) Cơ cấu tổ chức nhân sự cồng kềnh, bộ phận cần thì chưa có, bộ phận không cần thì lại nhiều, dẫn tới hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Napaco - báo cáo thực tập
Bảng 1.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Napaco (Trang 9)
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Napaco Việt Nam - báo cáo thực tập
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Napaco Việt Nam (Trang 10)
Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất của Công ty TNHH Napaco Việt Nam - báo cáo thực tập
Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất của Công ty TNHH Napaco Việt Nam (Trang 15)
Sơ đồ 1.3 : Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm của Công Ty - báo cáo thực tập
Sơ đồ 1.3 Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm của Công Ty (Trang 17)
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP - báo cáo thực tập
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP (Trang 20)
Bảng 2.2. So sánh đối thủ cạnh tranh của Napaco - báo cáo thực tập
Bảng 2.2. So sánh đối thủ cạnh tranh của Napaco (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w