Khái niệm lễ tân ngoại giao được hình thành từ những thế kỷ xa xưa, Lễ tân ngoại giao không ngừng tiến triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển của mối quan hệ
Trang 1
CÂU HỎI ÔN TẬP
Môn: Lễ tân ngoại giao
1/ Lễ tân ngoại giao là gì? Vai trò của lễ tân trong các hoạt động đối ngoại, ngoại giao?
2/ Lễ tân ngoại giao xuất hiện khi nào? Quá trinh hình thành các tập quán quốc tế và điều ước quốc tế về lễ tân ngoại giao?
3/ Lễ tân ngoại giao có những nguyên tắc chủ yếu nào?
4/ Vai trò của lễ tân ngoại giao trong các hoạt động ngoại giao Quy trình cơ bản trong đón tiếp một đoàn ngoại giao cấp Bộ trưởng ngoại giao/Nguyên thủ quốc gia? 5/ Những nguyên tắc sắp xếp vị trí chỗ ngồi trong buổi hội họp và chiêu đãi ngoại giao?
6/ Các loại tiệc ngoại giao? Hình thức và yêu cầu của tiệc ngoại giao?
7/ Phân tích nhận định”lễ tân ngoại giao là công cụ chính trị nhằm phục vụ cho hoạt động ngoại giao của một nước”?
8/ Phép lịch sự xã giao và nghệ thuật giao tiếp trên bàn tiệc
9/ Ngôi thứ ngoại giao là gì? Tại sao trong nghiệp vụ lễ tân ngoại giao phải đặc biệt chú ý đến ngôi thứ ngoại giao?
10/Những điều cần lưu ý về phong tục tập quán tiêu biểu của các châu lục trong lễ tân ngoại giao
Trang 2Câu 1: Khái niệm lễ tân ngoại giao: Là những vấn đề nghiệp vụ cụ thể mang ý
nghĩa chính trị, bao gồm cả thói quen ( tập quán) và cả thủ tục, quy định, vừa thể hiện được tập quán quốc gia, vừa bảo đảm tuân thu pháp lý quốc tế có liên quan đến mỗi nước
Nó là sự vận dụng tổng hợp cá nghi thức các phong tục, tập quán, các luật lệ quốc gia và nghi thức quốc tế hoạt động đối ngoại, nhằm phục vụ đường lối, chính sách đối ngoại
Vai trò của lễ tân trong các hoạt động đối ngoại, ngoại giao
Tuy không phải là nội dung chủ yếu của họat động đối ngoại nhưng nó là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói chung, của ngoại giao nói riêng Công tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ quốc gia Đây là một lĩnh vực hoạt động phức tạp, lại vừa tinh tế, đòi hỏi có tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật Việc hiểu biết những kiến thức và quy định lễ tân là cần thiết, không chỉ đối với những người làm công tác lễ tân mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng
Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của một nhà nước
Lễ tân ngoại giao tạo khung cảnh và bầu không khí thuận lợi trong quan hệ giữa các quốc gia
Lễ tân ngoại giao thể hiện sự trọng thị, lịch sự, văn minh của một quốc gia, dân tộc này đối với quốc gia, dân tộc khác
Câu 2: Lễ tân ngoại giao xuất hiện khi nào?
Khái niệm lễ tân ngoại giao được hình thành từ những thế kỷ xa xưa, Lễ tân ngoại giao không ngừng tiến triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển của mối quan hệ giữa các quốc gia Lễ tân Ngoại giao được xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia nhằm thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại đó
Lịch sử ngoại giao
Trước Phong kiến: những bản khắc ở các công trình cố xưa, những di chỉ đã ghi lại các hoà ước, hiệp ước liên minh giữa các bộ lạc nguyên thuỷ
Thời kỳ phong kiến: các quan hệ giữa các nước chỉ hạn chế trong phạm vi các sự kiện và thời gian nhất định như tuyên chiến, hoà ước, liên minh, dự lễ lên ngôi vua,
lễ thành hôn của các hoàng tử
Việc thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại các thói quen, sự kiện giống nhau đã tạo tiền đề cho những nghi thức đầu tiên của lễ tân ngoại giao
Trang 3Thời kỳ Chủ nghĩa tư bản:
Nhu cầu giao lưu buôn bán ngày càng phát triển, quan hệ ngoại giao đã tiến thêm một bước nữa bằng việc ký kết các công ước ngoại giao
Các qui định về nghi lễ về ngoại giao được phát triển
Trong thời đại ngày nay: các mối quan hệ trong xã hội văn minh phát triển; các thói quen và quy định lễ tân tiếp tục được hoàn thiện; nhiều công ước quốc tế được cụ thể hoá
Những nghi lễ ngoại giao ngày nay biểu thị sự tôn trọng, đảm bảo quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới
Lễ tân Ngoại giao tuy không được coi là nội dung chủ yếu của hoạt động đối ngoại nhưng lại là những công việc cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động ngoại giao tiến hành thuận lợi Nó là công cụ chính trị của họat động đối ngoại của một Nhà nước, là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được thể hiện rõ từ việc sắp xếp chỗ ngồi trong các hội nghị quốc tế đến các nghi lễ trong việc đón tiếp như cách treo quốc kỳ, cử hành quốc thiều, trong các buổi tiệc chiêu đãi thân mật …Lễ tân ngoại giao còn thể hiện được sự trọng thị trong mối giao hảo giữa các quốc gia.Sự thiếu sót trong công tác Lễ tân ngoại giao bị coi như là một sự khinh miệt, nhục mạ người đại diện quốc gia, làm mất thể diện quốc gia Trong lịch sử ngoại giao có thể tìm thấy nhiều chuyện rắc rối chỉ vì thái độ coi thường đối với nghi thức lễ tân, hoặc
tự ý bỏ đi một số tập quán về lễ tân đã được quốc tế thừa nhận
Quá trinh hình thành các tập quán quốc tế và điều ước quốc tế về lễ tân ngoại giao?
Câu 3: Nguyên tắc trong lễ tân ngoại giao
Trang điểm
Nam: Râu cạo sạch, tóc phải gon gàng, thường xuyên gội đầu, tay sạch sẽ
Nữ: Trang điểm khồn quá cầu kỳ, tỷ mĩ, không dùng nhiều mỹ phẩm lòe loẹt, tóc gọn gàng tay chân sạch sẽ, không dùng quá nhiều đồ trang sức
Trang phục
Nam: Trang phục complet được dùng phổ biến, trang phục phải đồng bộ ( màu sắc, kiểu mốt ) áo sơ mi ( màu trắng) crave phù hợp, giày da đánh xi, tất
Nữ: Dùng trang phục đặc trưng của du lịch, trang phục được là cẩn thận, không đi dép lê, giày có quay, tất trơn ( màu da chân)
Các nguyên tắc chào hỏi
Khi gặp nhau nam chòa nữ trước
Người ít tuổi chào người lớn tuổi
Trang 4Người có địa vị thấp chào người có địa vị cao
Không được ngậm điếu thuốc trên môi, hay cho tay vào túi quần khi giao tiếp
Phải bỏ mũ nón ra khi chào
Ở đám đông không nên chào all mọi người, chỉ chào ông chủ, bà chủ…
Không chào khi người khác đang giải quyết việc riêng
1.QUI ĐỊNH VỀ ĐÓN TIẾP KHÁCH
Nghi lễ đón tiếp khách được qui định cho từng đối tượng
a Nguyên tắc chung: hữu nghị, trọng thị, chu đáo và an toàn
b Quy trình đón tiếp khách
b1.Nắm các thông tin về đoàn khách
- Tính chất của đoàn khách (chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa )
- Cấp bậc của đoàn (nguyên thủ, thủ tướng, bộ trưởng bộ ngoại giao, bộ trưởng, đại sứ )
- Thành phần đoàn: số lượng, đặc điểm (giới tính, tuổi, tôn giáo )
- Mục đích chuyến thăm
- Ngày giờ, địa điểm đến
Tổ chức đón tiếp khách
Nghi lễ: tùy theo tính chất của từng đoàn (xem Nghị định 186-HĐBT ngày 2/6/1992
về ban hành “quy định một số nghi lễ nhà nước và tiếp khách nước ngoài”)
- Tại sân bay treo quốc kỳ hai nước và khẩu hiệu chào mừng bằng hai thứ tiếng;
- Cắm quốc kỳ hai nước tại chuyên cơ chở nguyên thủ quốc gia;
- Thành phần ra đón tại chân cầu thang chuyên cơ gồm: Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng quốc hội, thứ trưởng Bộ ngoại giao, vụ trưởng vụ lễ tân, Đại sứ nước khách tại nước ta, sĩ quan bảo vệ
- Tặng hoa cho nguyên thủ quốc gia và phu nhân, mời khách lên xe và về thẳng Phủ chủ tịch
- Tại Phủ chủ tịch: treo quốc kỳ hai nước, khi hai nguyên thủ đứng trên bục cử quốc thiều 2 nước (khách trước); khách duyệt đội danh dự, chủ nhà giới thiệu các thành viên đón đoàn; khách giới thiệu đoàn tùy tùng với chủ nhà, vụ trưởng vụ lễ tân giới thiệu khách với đoàn ngoại giao
phương
- Tại sân bay treo quốc kỳ 2 nước và khẩu hiệu chào mừng bằng hai thứ tiếng
- Thành phần ra đón tại cầu thang máy bay: chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc
sở ngoại vụ, cán bộ lễ tân, báo chí
Trang 5- Giám đốc sở ngoại vụ giới thiệu chủ tịch tỉnh (Người chủ trì buổi đón tiếp) với khách, tặng hoa cho trưởng đoàn và phu nhân
b2 Xây dựng kế hoạch (phương án) đón tiếp
Kế hoạch thường bao gồm các nội dung sau:
- Người chủ trì, thành phần đón tiếp;
- Nơi ăn, ngủ;
- Phương tiện đưa đón, đi lại;
- Lịch trình làm việc, tham quan;
- Kế hoạch đón tiếp (tại sân bay, địa giới, trụ sở )
- Tổ chức chiêu đãi (địa điểm, thành phần, loại tiệc, thực đơn, cách bố trí bàn tiệc );
- Tặng phẩm
- Chủ nhân đứng ở lối ra vào phòng kèm một cán bộ lễ tân
- Đối với khách quan trọng cần có “hàng đón tiếp khách danh dự” được thiết lập theo thứ bậc lễ tân
- Giới thiệu các thành viên phải gọn, rõ tên và chức danh
- Đoàn mô tô hộ tống, cảnh sát dẫn đường (kể cả đón và tiễn)
Xe trưởng đoàn có cắm cờ hai nước
Một số quy định khác:
- Cán bộ lễ tân đón khách tại cổng tòa nhà diễn ra hoạt động chính của cuộc viếng thăm, mở cửa xe cho trưởng đoàn, hướng dẫn khách ra phòng khách
- Lễ tân đi trước khách để dẫn đường
- Trang phục trong các dịp lễ nghi
- Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong lễ nghi
- Xưng hô trong giao tiếp ngoại giao
- Sử dụng danh thiếp
- Chiêu đãi và dự chiêu đãi ngoại giao
Câu 4: Vai trò của lễ tân ngoại giao trong các hoạt động ngoại giao
Quy trình cơ bản trong đón tiếp một đoàn ngoại giao cấp Bộ trưởng ngoại giao/ Nguyên thủ quốc gia.
Nguyên tắc chung : Thể hiện tình hữu nghị, trọng thị, chu đáo và an toàn
- Tại sân bay treo quốc kỳ hai nước và khẩu hiệu chào mừng bằng hai thứ tiếng;
- Cắm quốc kỳ hai nước tại chuyên cơ chở nguyên thủ quốc gia;
- Thành phần ra đón tại chân cầu thang chuyên cơ gồm: Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng quốc hội, thứ trưởng Bộ ngoại giao, vụ trưởng vụ lễ tân, Đại sứ nước khách tại nước ta, sĩ quan bảo vệ
Trang 6- Tặng hoa cho nguyên thủ quốc gia và phu nhân, mời khách lên xe và về thẳng Phủ chủ tịch
- Tại Phủ chủ tịch: treo quốc kỳ hai nước, khi hai nguyên thủ đứng trên bục cử quốc thiều 2 nước (khách trước); khách duyệt đội danh dự, chủ nhà giới thiệu các thành viên đón đoàn; khách giới thiệu đoàn tùy tùng với chủ nhà, vụ trưởng vụ lễ tân giới thiệu khách với đoàn ngoại giao
Câu 5: Nguyên tắc sắp xếp vị trí chỗ ngồi trong buổi hội họp và chiêu đãi ngoại giao
Cần phải sắp xếp chỗ ngồi theo đúng cương vị của khách
Bên phải trước, bên trái sau, gần trước xa sau:
Chủ nhân được xác định vị trí quán trọng nhất Vị khách quan trọng số 1 được xếp bên phải chủ nhân, vị khách quan trọng số 2 được xếp bên trái chủ nhân, và cứ thế xen kẽ tiếp theo Quy tắc này có thể linh hoạt trong thực tế vì lý do thể chất ( Thuận tay trái, nặng tai phải…) của khách hay vì một lý do tế nhị nào đó, nhưng phải báo cho khách biết
Từ trong ra ngoài: Nguyên tắc ngày được đặc biệt lưu ý trong việc sắp xếp các
đoàn dự hội nghị, trong việc xếp cờ Việc áp dụng các nguyên tắc khác trong trường hợp này phải xét từ phía trên khán đài xúng
Quy tắc xếp thei chữ cái ABC : Nguyên tắc này được áp dụng trong các hội nghị,
các cuộc đàm phán, đảm báo được tính tổ chức và bình đẳng của các phái đoàn Thứ
tự sắp xếp các nước theo thứ tự chữ cái ABC, tến của nước đó dược dịch ra ngôn ngữ của chủ nhà hoặc một ngôn ngữ quốc tế hay một ngôn ngữ thỏa thuận khác của các bên, từ A-Z
Căc cứ cấp bậc tuổi tác, thâm niên, thực tế công tác, danh dự của khách: Việc sắp
xếp ngôi thứ của khách trong một buổi tiệc, một buổi lễ phụ thuộc vào định chế mà
họ đại diện, các cấp bậc quy chế đại diện, vào cương vị được bầu hay bổ nhiệm, vào tuổi tác, thâm nhiên và danh tiếng của người đó
Quy tắc lịch sự với phụ nữ: Phụ nữ cùng hàm cấp bậc được ưu tiên xếp trước, phụ
nữ không ngồi bịt đầu bàn, không ngòi giữa hai chân bàn Phu nhân của khách được xếp trước khách ( Nhưng phu quân của khách lại xếp sau người có thứ bậc kế tiếp khách)
Quy tắc tôn trọng khách nước ngoài: Khách nước ngoài được ưu tiên hơn so với
khách địa phương ( trong nước) nếu cùng cấp
Ngồi xen kẽ giữa khách và chủ.
Xen kẽ khách trong nước và nước ngoài, nam với nữ, các cặp vợ chồng không nền ngồi gần nhau trừ trường hợp đồng chủ trị một buổi tiệc hay hội nghị
Trang 7Tuy không phải là nguyên tắc, nhưng khi sắp xếp ngôi thứ, cần chú ý một số vấn đề sau, trong chừng mực nhất định, việc thay đổi không làm ảnh hưởng nhiều đến việc sắp xếp
+ tính tương đồng của khách cùng dự ( Nghề nghiệp, ngôn ngữ)
+ Nên chòn bàn tròn hoặc vuông để bố trí bàn tiệc
+ Cần lập sơ đồ sắp xếp trước khi diễn ra hội nghị
+ Xếp chú chính và khách chính đối diện khi số người chẵn Xếp chủ chính và khách chính liền kề khi số người dự là số lẽ
+ Khi sắp xếp khách ở các lễ đài buổi lễ vị trí của người quan trọng nhất xác định việc sắp xếp ngôi thứ tiếp theo Thường thì người này ở giữa, nhưng cũng có thể xếp đầu tiên bên phải Lúc này cũng tuân theo các nguyên tắc trên nhưng linh hoạt hơn, bên phải xem như ẩn
Câu 6:
1 Tiệc ngồi
Quốc yến (State banquet): là hình thức tiệc chiêu đãi trọng thể nhất, thường do
Nguyên thủ quốc gia chiêu đãi trong các dịp Nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến thăm nhà nước, thăm chính thức hoặc những ngày quốc lễ quan trọng
Tiệc trưa (Lunch or Luncheon) Là tiệc ngồi chiêu đãi vào buổi trưa.
Tiệc trưa làm việc (Working lunch) hoặc Tiệc tối làm việc (Working dinner) là
tiệc ngồi, vừa ăn vừa trao đổi công việc, nói chung giống như tiệc trưa, tiệc tối.
Tiệc tối (Dinner) là tiệc ngồi chiêu đãi vào buổi tối
2 Tiệc đứng (Buffet):
Tiệc buffet được sử dụng cho cả bữa sáng, bữa trưa (Buffet-lunch) và bữa tối
(Buffet-dinner)
Tiệc tiếp khách (Reception) là loại tiệc đứng, thực đơn thường có các món nhắm
nhỏ đặt trong khay và được người phục vụ mang đi mời
3.Cốc tay (Cocktail):
4.Tiệc trà: Được coi là tiệc ngọt, tổ chức vào buổi chiều hoặc buổi sáng
1 Hình thức
Là hình thức tiệc trang trọng, tổ chức vào bữa ăn chính (trưa hoặc tối)
Bàn ăn được trang trí, trình bày đẹp, sang trọng với các dụng cụ đồng bộ, cao cấp
Có thiếp ghi rõ họ tên từng người theo vị trí trên bàn tiệc
Trang 8 Có thực đơn đặt trên bàn tiệc.
2 Yêu cầu
Có sơ đồ bàn tiệc được đặt ngay lối ra vào để tiện cho khách khi tham dự tiệc
Trong bữa tiệc, chỉ nên có một hoặc hai món ăn dân tộc
Phải tuyệt đối giữ vệ sinh
Chú ý những khách ăn kiêng để có sự sắp xếp món ăn thích hợp
Phụ nữ thường dùng các loại rượu nhẹ
Phải thể hiện sự quan tâm, giao tiếp với tất cả mọi người
Câu 7: Phân tích nhận định “lễ tân ngoại giao là công cụ chính trị nhằm phục
vụ cho hoạt động ngoại giao của một nước”
Câu 8: Phép lịch sự xã giao và nghệ thuật giao tiếp trên bàn tiệc
Không được đến chậm
Không ngồi vào bàn trước khi các phụ nữ dự tiệc ngồi hoặc chủ tiệc mời
Không giới thiệu làm quen khi mọi người đã ngồi vào bàn tiệc
Không ngồi quá sát hoặc quá xa bàn, cúi sát đĩa ăn
Không nên để khuỷu tay tì vào bàn ăn
Không dùng dao để đưa thức ăn lên miệng
Không tiếp thức ăn liên tục cho khách
Khăn ăn được trải trên đùi để tránh thức ăn rơi vào quần áo Sau khi ăn xong, phải để khăn trên bàn và gấp lại
Không để rơi dao, nĩa, nhưng nếu rơi thì yêu cầu người phục vụ đưa cái khác
Không ăn thức ăn đầy miệng và ăn thức ăn quá nhanh
Không đưa tay hoặc trườn người qua mặt người khác khi muốn lấy một món
ăn nào đó
Không uống quá nhiều, nâng cốc quá cao
Không dùng thìa cà phê lấy các thức ăn khác hoặc đưa thìa cà phê lên miệng, dùng thìa cà phê để cho đường vào cốc, nên để nó trên đĩa lót, không ngâm trong cốc
Không nên nói chuyện khi miệng đầy thức ăn
Không chê bai các thứ
Chủ tiệc không nên ăn xong trước khách
Không nên đứng dạy và ra khỏi bàn trước các phụ nữ
Câu 9: Ngôi thứ ngoại giao:
Tại sao trong nghiệp vụ lễ tân ngoại giao phải đặc biệt chú ý đến ngôi thứ ngoại giao?
Trang 9Vấn đề ngôi thứ ngoại giao được đặt ra từ khi các quốc gia hình thành và có sự bang giao giữa các quốc gia đó.Trong nhiều thế kỷ, vấn đề ngôi thứ đã đưa đến những tranh chấp, và như một số nhà ngoại giao đã nhận xét, vấn đề đó đã làm chảy khá nhiều mực và có trường hợp làm chảy cả máu nữa.Trong thực tế đã có rất nhiều khó khăn để đi đến một quy định về ngôi thứ, vì mỗi quốc gia đều có những kỳ vọng, nhất là thời gian trước đây quan hệ giữa các quốc gia là quan hệ không bình đẳng
Ở Châu Á, vua chúa phong kiên Trung Quốc tự đặt cho mình chức Thiên tử và xưng là Hoàng đế, còn các nước nhỏ là chư hầu chỉ được xưng tước vương Ở Châu
Âu có thời kỳ ảnh hưởng của thần quyền và giáo hội rất mạnh, việc đặt ngôi thứ cho các nước do Giáo hoàng quyết định Nhưng cũng có thời kỳ thực lực là yếu tố quyết định ngôi thứ Ngôi thứ và địa vị của quốc gia thế nào thì ngôi thứ và địa vị của người đại diện ở nước ngoài là như vậy
Từ năm 1814 đến năm 1821 đã có năm Hội nghị quốc tế để thảo luận về vấn đề ngôi thứ giữa các quốc gia nhưng đều không đi đến nhất trí vì các quốc gia đưa ra những cơ sở khác nhau để đòi ưu tiên trong vấn đề ngôi thứ: niên hiệu triều đại, hình thức quốc gia, tước hiệu người đứng đầu, dân số, ngày tuyên bố độc lập, trình
độ văn minh Các nhà thương thuyết đành tạm gác vấn đề ngôi thứ của vua chúa
và tập trung vào việc thảo luận vấn đề ngôi thứ của các đại diện ngoại giao Vấn đề này trong nhiều thế kỷ đã đưa đến nhiều cuộc tranh cãi vì nhà ngoại giao nào cũng cho mình cần được giành chỗ trang trọng hơn trong các buổi lễ chính thức của nước
sở tại Đến Hội nghị Viên 1961 với sự tham gia của 81 nước, do kết quả của nhiều năm chuẩn bị, vấn đề ngôi thứ giữa các đại diện ngoại giao đã được quy đinh một cách hoàn chỉnh
Chính vì sự nhạy cảm và hết mực quan trong của “ ngôi thứ” trong các lễ nghi ngoại giao mà công tác đối ngoại nói chung và Lễ tân ngoại giao nói riêng cần hết sức chú ý trong việc tiến hành các nghi lễ ngoại giao Nghiệp vụ lễ tân ngoại giao là lĩnh vực trực tiếp tiếp đón và tổ chức các nghi lễ ngoại giao tại các cơ sở lưu trú, vì thế nó góp phần quan trong trong kết quả cuối cùng của một chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc giá hay các quan chức cấp cao đến thăm một nước sở tại Thông qua công tác lễ tân ngoại giao, nước sở tại thể hiện quan điểm của mình trong quan hệ quốc tế, sự hiểu biết và lòng mến khách đối với khách viếng thăm, và thông qua đó thể hiện bản sắc đặc trưng của dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước mình trên trường quốc tế Chính vì sự quan trong và hết sức cần thiết đó, mà lễ tân ngoại giao cần thận trọng và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế trong vấn đề ngoại giao, trong đó có vấn đề “ Ngôi thứ” Ngôi thứ ngoại giao là một trong những nội
Trang 10dung quan trọng của Lễ tân Ngoại giao, ngôi thứ ngoại giao thường được xác định dựa trên một số nguyên tắc sau:
- Sự bình đẳng giữa các nước: Các nước có chủ quyền đều bình đẳng với nhau nên nguyên tắc bình đẳng giữa các nước được tôn trọng như một trong những thành tựu quý báu nhất trong sự phát triển của quan hệ quốc tế Nguyên tắc bình đẳng này còn bao hàm việc xác định chuẩn bị để dành cho khách sự thịnh tình tương xứng với họ
- Nguyên tắc tôn ti trật tự: Người trên trước, người dưới sau
- Nhường chỗ: Khách nước ngoài đến thăm được xếp trước khách thuộc nước chủ nhà hay ít ra trong buổi lễ họ được dành một vị trí ưu đãi
- Ngôi thứ không uỷ quyền: Có nghĩa là một người khi đại diện một người khác thì không thể được đối xử như người mình đại diện trừ trường hợp người thay thế cùng cấp với người được thay thế Tuy nhiên, đối với nguyên thủ quốc gia vì không
có người ngang cấp tương đương nên được dành cho người đại diện (phó Thủ tướng hay Bộ trưởng) sự đối xử trọng thị như được dành cho Nguyên thủ quốc gia
- Lịch sự với phụ nữ: Trong ngoại giao các quan chức nam giới chỉ nhường chỗ cho phụ nữ khi người phụ nữ đó có cùng cấp bậc
- Các cặp vợ chồng: Tại một buổi lễ hay buổi biểu diễn người ta xếp các cặp vợ chồng với nhau theo cấp bậc của người giữ cương vị được mời (tại bàn tiệc cách sắp xếp lại khác)
- Các nhân vật tôn giáo: Trong các buổi lễ thường các chức sắc tôn giáo xếp sau các quan chức dân sự nhưng nguyên tắc này cần được điều chỉnh tuỳ theo chức tước, tuổi, địa điểm và hoàn cảnh
- Thứ tự chữ cái: Thứ tự chữ cái là cách thường dùng để xác định ai trước ai sau Nguyên tắc này nhằm thực hiện triệt để sự bình đẳng giữa các đại biểu, phái đoàn hay quốc gia Ngôn ngữ lựa chọn sẽ là ngôn ngữ nơi diễn ra sự kiện hoặc ngôn ngữ chính thức của tổ chức hay một ngôn ngữ khác do các bên thoả thuận
Câu 10: Những điều cần lưu ý về phong tục tập quán tiêu biểu của các châu lục trong lễ tân ngoại giao
-Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo (Ấn độ, Trung quốc, Việt nam, Nhật bản, Triều Tiên )
-Tôn trọng lễ nghi trong giao tiếp
-Nghi thức khi gặp gỡ của người Châu Á là những cử chỉ khoan thai, mực thước Coi trọng tôn ty trật tự theo lứa tuổi, địa vị xã hội là nét nổi bật trong nghi lễ giao tiếp của người châu A