Nhân phẩm là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ.Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ TÀI: BẠO LỰC NGÔN TỪ
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9 Lớp: 222_71NAD210022_34 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Văn Nam
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 2023
Trang 2Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Lang đã đưa môn
học giáo dục quốc phòng và an ninh vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy Nguyễn Văn Nam đã dạy dỗ, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho nhóm em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia
lớp học, nhóm chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
Trang 3quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể
vững bước sau này
Bộ môn giáo dục quốc phòng và an ninh rất thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm
bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến
thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm chúng em
đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm
chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 05 năm 2023
Thành viên nhóm 9
Trang 4MỤC LỤC
NỘI DUNG 2
I Lý do chọn đề tài 2
II Lý thuyết, định nghĩa 3
1.Khái niệm nhân phẩm 3
2.Khái niệm danh dự 3
3 Khái niệm bạo lực ngôn từ 3
4.Ví dụ về bạo lực ngôn từ 4
5.Mối liên hệ giữa bạo lực ngôn từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác 4
III Thực trạng của bạo lực ngôn từ 5
1.Bạo lực ngôn từ - Sát thủ thầm lặng của mỗi đứa trẻ 6
2 Các hình thức của Bạo lực ngôn từ 7
2.1.Bạo lực ngôn từ bằng ngôn ngữ nói 7
2.2.Bạo lực ngôn từ bằng ngôn ngữ viết 9
2.3.Bạo lực ngôn từ - "Sát thủ vô hình" 11
IV Nguyên nhân 12
1 Khách quan 12
2 Chủ quan 14
V Giải pháp và phương hướng 14
1 Giải pháp đối với bản thân 14
2 Giải pháp đối với xã hội 15
VI Kết luận 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
1
Trang 5NỘI DUNG
I Lý do chọn đề tài
Từ khi nào việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác lại trở nên dễ dàng đến
như thế? Và liệu chúng ta có nhận thức được rõ sức nặng của lời nói là thứ nguy hiểm hơn đòn
roi hay bất kỳ thứ vũ khí nguy hiểm nào Thật không may, điều tồi tệ đó đã và đang diễn ra
hàng ngày trong cuộc sống mà bất cứ ai đều và đã gặp phải
Ông bà xưa thường dạy dỗ bằng roi bằng vọt, người thời nay dạy dỗ bằng “lời nói”, “triết
lí cùn” Đã có bao giờ chúng ta nghĩ những vết đánh có thể phai nhạt, hết đau đớn dần theo thời
gian, nhưng những lời nói dù cho ác ý hay vô tình, nó vẫn cứ mãi ở đó, âm ỉ theo đến suốt đời
Không phóng đại, bởi nỗi đau tinh thần khó chữa lành hơn bất kì sự đau đớn về thể xác nào, dù
cho nó không cầm được, sờ nắn được nhưng “sức nặng” nó mang đến là vô biên
Chúng ta có thể là bất kì ai, là nạn nhân hay vô tình là những người gây nên nỗi đau cho
người khác bằng việc dùng lời nói xúc phạm, châm chọc, hay đơn giản chỉ để xã cơn giận trong
người Nhận thức được sự lan rộng và nghiêm trọng của lời nói mang đến, chúng em thông qua
bài tiểu luận này mong muốn tìm hiểu sâu hơn và cho mọi người thấy được tầm nghiêm trọng
của lời nói, hay nói cách khác ở thời đại này nó được đặt một cái tên đó là “Bạo lực ngôn từ”
Hnh 1 : Bạo lực ngôn từ (nguồn: Internet)
2
Trang 6II Lý thuyết, định nghĩa
1.Khái niệm nhân phẩm
Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân
phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người Nhân phẩm là phẩm chất, giá trị của một
con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ
Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có
những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với
người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ
Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng Từ đó thấy được
rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị
cốt cách riêng của mỗi con người
2.Khái niệm danh dự
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các
giá trị tinh thần, đạo đức của người đó
Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó
được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người
khác Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có
danh dự Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng
danh dự của người khác Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được
một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều
xấu
3 Khái niệm bạo lực ngôn từ
Bạo lực chính là những hành động của con người mang xu hướng bạo lực Tuy nhiên hiện
nay, bạo hành không chỉ thể hiện qua hành động mà còn thể hiện qua lời nói là bạo hành bằng
ngôn ngữ Những hậu của nó cũng nặng nề, thậm chí còn tổn hại rất nhiều lần so với bạo lực
bằng hành động
Bạo lực ngôn từ là một khái niệm còn mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới Trong tiếng
Anh, bản dịch gần nghĩa nhất với khái niệm bạo lực ngôn từ là Verbal Violence, cụ thể hơn
3
Trang 7chính là hành vi dùng ngôn từ để tấn công, công kích, xúc phạm một hay nhiều người (Verbal
Abuse) Bạo lực ngôn từ là hành vi sử dụng ngôn ngữ vượt quá giới hạn, thể hiện khi nói hoặc
viết nhằm đe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị người khác, vô hình gây nên những tổn thương tâm
lý cho người tiếp nhận
Trong thực tế, bạo lực ngôn từ có thể phân thành hai loại: hành vi có chủ định và hành vi
không chủ định Hành vi có chủ định là hành vi của người cố tình dùng ngôn ngữ để tấn công,
công kích cá nhân, tổ chức khác Hành vi không chủ định là hành vi của những người do kém
hiểu biết hoặc vô tình, cẩu thả mà sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn vô tình làm tổn thương người
khác, gây ảnh hưởng thanh danh, uy tín của cá nhân, tập thể
4.Ví dụ về bạo lực ngôn từ
Hoa hậu Thiên Ân: Bị Body shaming vì thân hình không cân đối của mình
Hoa hậu Thanh Thuỷ: Bị miệt thị, chỉ trích khi vừa đăng quang đã phẩu thuât thẩm mỹ
Người mẫu Cao Ngân: vì xuất hiện với thân hình quá gầy gò trong một show diễn thời
trang mà cô bị cộng đồng mạng lên án, phê phán và ném đá
Trong vụ rò rỉ clip của nữ ca sĩ Văn Mai Hương, thay vì cảm thông, rất nhiều người đã để
lại bình luận kiểu "cho xin link" với thái độ hóng hớt, đó chính là bạo lực ngôn từ trên mạng xã
hội
Diễn viên Trấn Thành: Bị cư dân mạng ném đá vì vụ vịệc ở rạp chiếu phim
5.Mối liên hệ giữa bạo lực ngôn từ việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Bạo lực ngôn từ là việc sử dụng ngôn ngữ vượt quá giới hạn được thể hiện qua lời nói
hoặc viết nhằm khinh miệt, hạ thấp giá trị của người nghe hoặc đọc và gây ra tổn thương cho
người khác Còn việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác chính là dùng những lời lẽ
khó nghe, thậm chí là chửi bới, sỉ nhục, bôi nhọ nhằm chà đạp, làm mất uy tín cũng như gây ra
thiệt hại lớn về danh dự, nhân phẩm của người nghe Bạo lực ngôn từ và việc xúc phạm danh
dự nhân phẩm người khác đều như nhau và gây ra tổn thương, thiệt hại về mặt tinh thần và hậu
quả còn tệ hơn nếu không dừng lại
Có rất nhiều cách thức để bạo lực ngôn từ và ngôn từ sử dụng để xúc phạm hay bạo lực
tinh thần sẽ làm tăng tính nghiêm trọng của lời nói Tùy theo việc họ sử dụng ngôn từ để lăng
mạ, xúc phạm người khác thì mức nghiêm trọng của bạo lực ngôn từ sẽ khác nhau Bởi ngôn
ngữ được xem là phương tiện giao tiếp của con người, giúp họ truyền đạt thông tin một cách
4
Trang 8hiệu quả Ngoài ra, ngôn ngữ còn giúp ta phát hiện ra tính cách và nhân phẩm của người sử
dụng nó Ví dụ như dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu, miệt thị, sỉ nhục người khác Những hành
động trên được xem là những lời thô tục, thiếu văn hóa và được sử dụng với mục đích xúc
phạm, sỉ nhục, lăng mạ người khác Nguyên nhân chủ yếu của việc này là sự thiếu ý thức của
người sử dụng, họ không thể kiểm soát cảm xúc và không nhận thức được hậu quả từ đó dẫn
đến hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác
III Thực trạng của bạo lực ngôn từ
Tình trạng bạo lực ngôn từ là một vấn đề nghiêm trọng hiện nay Nó thường xảy ra trên
mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, trong các cuộc tranh luận chính trị và thậm chí trong
cuộc sống hàng ngày
Bạo lực ngôn từ có thể bao gồm các hành động phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính, lăng
mạ và mỉa mai người khác, đe dọa và khiêu khích Nó có thể gây ra tổn thương tâm lý và ảnh
hưởng đến sức khỏe của những người bị đối xử bất công Để giải quyết vấn đề này, chúng ta
cần tăng cường giáo dục và tạo ra các chính sách nhằm hạn chế những rủi ro và hâ Žu quả
Hiện nay, tình trạng bạo lực ngôn từ vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới Một số
trường hợp bạo lực ngôn từ thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, như trong gia
đình, trường học và nơi làm việc Các trường hợp bạo lực ngôn từ có thể làm tổn thương tâm
lý, gây ra sự tự ti và giảm tự tin cho những người bị ảnh hưởng
Trên mạng xã hội cũng là một nơi thường xuyên xảy ra bạo lực ngôn từ Các bình luận
xúc phạm, khủng bố tinh thần, đòi hỏi phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo
Bạo lực ngôn từ là một khái niệm không quá xa lạ với nhiều người, nó thường xảy ra ở
những nơi riêng tư, nơi không ai khác có thể can thiệp vào Trên thực tế, nó vẫn đang diễn ra
hàng ngày với nhiều người cả ngoài đời thực và trên mạng xã hội như hiện nay Bởi vì vẫn có
nhiều người tin rằng chỉ cần chưa gây ra tổn thương vật lí đối với người khác thì đó vẫn chưa
phải là bạo lực, song điều này dần trở thành một hình thức giao tiếp diễn ra bình thường trong
một mối quan hệ Đối với những nạn nhân của bạo lực ngôn từ, họ thường bị cô lập vì nó làm
giảm lòng tự trọng, khiến họ trở nên tự ti hơn và việc tiếp cận với mọi người xung quanh trở
nên khó khăn hơn
5
Trang 91.Bạo lực ngôn từ - Sát thủ thầm lặng của mỗi đứa trẻ
Cơn đau của một trận đòn roi có thể quên nhanh nhưng có những câu nói trở thành nỗi ám
ảnh theo suốt tuổi thơ của nhiều người, điều mà đôi khi trong cuộc sống chúng ta quên mất
"Mày không phải con tao, con tao không có cái thứ ngu dốt như mày!" hay "Con nhà
người ta thì biết đủ thứ, con mình chả biết cái gì."
Theo nghiên cứu của Bộ Công an, đối với 2.000 học viên tại các trường giáo dưỡng, có
khoảng 50% trường hợp có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của cha mẹ
Bạo lực thể xác có thể dễ dàng nhìn thấy nhưng bạo lực tinh thần thì không Nếu nó diễn
ra trong một thời gian dài mà không được giải tỏa sẽ ra sinh tâm trạng hoảng loạn và dẫn đến
những suy nghĩ tiêu cực, hành động thiếu suy nghĩ, đáng tiếc
Theo báo cáo của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF cho thấy, một nửa số
học sinh trong độ tuổi từ 13-15 trên toàn thế giới đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa
ngay trong nhà trường Trong số đó, cứ 3 em học sinh sẽ có hơn 1 em từng bị bắt nạt Đây cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến việc nổi loạn của những học sinh trong độ tuổi này
Đặc biệt, trong thời đại 4.0 hiện nay, mọi người tiếp cận với mạng xã hội ngày càng nhiều
hơn nên vấn đề này không chỉ xảy ra ở đời sống hằng ngày mà ngay cả trên mạng xã hội cũng
rất phổ biến Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm
họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích Khá nhiều người lựa chọn mạng
xã hội là nơi để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về người khác, thậm chí đưa ra những ngôn
ngữ xúc phạm để vùi dập họ
Đây được coi là hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội Thuật ngữ “bạo lực ngôn từ
trên mạng xã hội” chưa được nhiều người biết đến và chưa có nhiều nghiên cứu liên quan Các
kết quả tìm kiếm về vấn đề này đưa ra thường là: bạo lực mạng, bạo lực ngôn ngữ trực tuyến,
bạo lực ngôn ngữ mạng, bạo lực trực tuyến, bắt nạt qua mạng, bạo lực Internet, lạm dụng trực
tuyến, bạo lực tinh thần trên mạng xã hội hay xúc phạm mạng
“LỜI NÓI KHÔNG LÀ DAO - MÀ CẮT LÒNG ĐAU NHÓI”
Ngôn ngữ vốn thật đẹp, đó là phương tiện tư duy, công cụ giao tiếp xã hội của con người
Bằng ngôn ngữ ta có thể truyền tải mọi cung bậc cảm xúc, mọi thứ tình cảm yêu thương, và
cũng bằng ngôn ngữ ta cũng có thể xé nát một mảnh tâm hồn - đó chính là sức mạnh của ngôn
từ
6
Trang 10Những người thốt ra những câu nói độc hại làm tổn thương cũng có thể là người thân, bạn
bè và cộng đồng xung quanh Đối với các bậc cha mẹ, họ hợp lý hóa “bạo lực ngôn ngữ” khi
gọi nó là “dạy dỗ”, “nuôi nấng” đứa trẻ đó tốt nhất có thể, hay họ gọi nó là “Thương cho roi
cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” Còn đối với bạn bè những câu nói đó được biện minh là: “Tao
chỉ đùa thôi Tao không có ý xấu Xin lỗi, được chưa” Còn đối với những cư dân mạng thì họ
cho rằng: “Lời nói của họ là quan điểm riêng nên không cần quan tâm”
Đúng là lời nói gió bay, nhưng ly vỡ rồi cũng không thể lành lại, chiếc đinh đóng trên cột
rút ra rồi vẫn còn vết hằn mà, con người cùng vậy Cơn đau của một trận đòn roi có thể nhanh
tan biến, nhưng sự sát thương của lời nói lại dễ trở thành nỗi ám ảnh in sâu trong tuổi thơ của
nhiều người Nếu một đứa trẻ thường xuyên phải nghe những lời ác ý, mắng mỏ, chê bai thì
chắc chắn sẽ không thể phát triển bình thường được Và khi vượt ngưỡng chịu đựng thì hậu quả
là một loạt các hoạt động phản kháng cực đoan như: tự tử, giết người,
“Bạo lực bằng lời nói” - khái niệm này ít người biết nhưng một cuộc điều tra của nhà tâm
lý học cho thấy, cứ mỗi 20 người lại có 1 người phải chịu bạo lực ngôn ngữ, mỗi 50 người lại
có 1 người mắc bệnh tâm lý vì bạo lực ngôn ngữ, nhẹ thì có thể bị rối loạn, nặng thì có thể dẫn
tới hành vi giết người và tự sát Thế nhưng, nó vẫn đang diễn ra hàng ngày với nhiều người
Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), 78% người
được hỏi tại Việt Nam đều khẳng định từng là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét trên mạng
xã hội hoặc biết những trường hợp tương tự Và theo báo cáo của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc UNICEF có đến 50% trẻ em từ 13-15 tuổi trên toàn thế giới đã từng bị bạo lực bởi
các bạn đồng trang lứa
2 Các hình thức của Bạo lực ngôn từ
2.1.Bạo lực ngôn từ bằng ngôn ngữ nói
Bạo lực ngôn từ trong gia đình: Có rất nhiều đứa trẻ đều từng nghe qua bố mẹ chúng nói
những câu như “Sao mày ngu thế hả?”, “Sao mày không thể cố gắng như con nhà người ta?”,
“Sao tao lại sinh ra đứa con như mày chứ?”, và những lời nói này đều tác động rất lớn tới
chúng- những bộ óc non nớt Khi xã hội ngày càng phát triển không ngừng, không dạy con
bằng đòn roi thì các bậc phụ huynh lại thay nó bằng những chiếc “đòn” khác Họ dùng những
lời lẽ hà khắc để chỉ trích con trẻ Đây không phải chuyện hiếm gặp và cực kỳ phổ biến trong
cuộc sống
7
Trang 11“Nếu có thể con ước mnh chưa từng được sinh ra, con có một điều ước rằng mnh chưa
từng tồn tại”.
“Con cũng đã cố gắng từng ngày để hoàn thiện bản thân nhưng cho dù con có làm g đi
nữa th trong mắt mẹ con luôn là một đứa vô dụng và tệ hại Đáng ra con không nên xuất hiện
trên trái đất này”.
Đây là lời mà những đứa trẻ mới chỉ 15, 16 tuổi - cái tuổi hồn nhiên vô lo, vô nghĩ mà thế
giới này đối với các em thật sự xấu xí, tệ hại Và sau những câu nói này là cái chết bi thương,
nhiều người nói các em bất hiếu, suy nghĩ thiếu chín chắn khi phụ công cha mẹ nuôi dưỡng
mang em đến thế giới này để rồi chỉ vì vài câu nói vô tâm mà các em kết thúc cuộc đời mình
Nhưng họ đâu biết rằng ngôn từ có thể là vô tâm với người nói nhưng lại là hữu ý với người
nghe
Bạo lực ngôn từ trong trường học: Ngoại trừ gia đình thì trường học cũng là “chiến
trường” của bạo lực ngôn từ Những học sinh tẩy chay, xúc phạm, chửi bới bạn học của mình
Giáo viên chỉ trích học sinh một cách tiêu cực Cứ ngỡ môi trường giáo dục là nơi rèn giũa tâm
tính của con trẻ, chẳng thể ngờ đó cũng là nơi làm tổn thương chúng Bạo lực ngôn từ cũng là
một trong các hình thức bạo lực ở trường học Nó tác động tới tâm lý, làm ảnh hưởng tới cuộc
sống, học tập của học sinh: tinh thần sa sút, trầm cảm hoặc trầm trọng hơn là tự sát
8