Từ việc sinh hoạt tới những hoạt động vui chơi, làm việc đều có sự gópmặt của mạng xã hội và một điều ta không thể không nhắc tới đó là tác động của mạng xãhội trong giao tiếp của giới t
LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về vấn đề giao tiếp của giới trẻ trên mạng xã hội không chỉ là một sự chọn lựa hợp lý, mà còn là cơ hội để đắm chìm vào một thế giới hiện đại đầy thách thức Mạng xã hội đã trở thành không gian trò chuyện, chia sẻ và kết nối không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ Điều này đặt ra những thách thức đối với cách họ tương tác và xây dựng quan hệ trong môi trường số, đồng thời mở ra những cơ hội để khám phá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của sự kết nối trực tuyến.
Nguy cơ gặp phải thông tin giả mạo, áp lực về hình ảnh và thách thức về quyền riêng tư là những vấn đề quan trọng mà giới trẻ đối mặt khi giao tiếp trên mạng xã hội Tìm hiểu sâu hơn về cách họ ứng phó với những thách thức này có thể giúp chúng ta xác định chiến lược giáo dục và hỗ trợ cần thiết để họ có thể duy trì một trải nghiệm trực tuyến tích cực.
Bên cạnh đó, vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần của giới trẻ cũng nổi lên trong ngữ cảnh sử dụng mạng xã hội Việc khám phá những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với tâm lý giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, từ đó xây dựng những chiến lược hỗ trợ phù hợp.
Cuối cùng, việc tìm hiểu về cách giới trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội không chỉ là nghiên cứu về thực tế hiện nay mà còn là bước quan trọng để xác định những kỹ năng và chiến lược cần thiết để họ có thể tận dụng lợi ích của mạng xã hội một cách tích cực Điều này mang lại không chỉ những hiểu biết sâu sắc về thế giới kỹ thuật số mà còn những cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống và sự phát triển cá nhân của giới trẻ.
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về vấn đề giao tiếp trên mạng xã hội của giới trẻ nhằm mục đích hiểu rõ hơn và đưa ra các giải pháp hữu ích để giải quyết những thách thức và tối ưu hóa những cơ hội trong không gian trực tuyến này Nghiên cứu sẽ cung cấp một cái nhìn sâu rộng về thực tế giao tiếp trực tuyến của giới trẻ, tập trung vào cách họ tương tác, chia sẻ thông tin và xây dựng mối quan hệ trên các nền tảng mạng xã hội.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ phân tích các yếu tố tâm lý và xã hội mà giới trẻ đang đối mặt khi sử dụng mạng xã hội, từ áp lực về hình ảnh đến quản lý quyền riêng tư và ảnh hưởng từ đồng cộng đồng trực tuyến Những thông tin này sẽ giúp làm rõ những yếu tố tích cực và tiêu cực của giao tiếp trực tuyến, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để giảm bớt áp lực và tối ưu hóa trải nghiệm của giới trẻ trên mạng xã hội.
Nghiên cứu nêu bật những thách thức và cơ hội trong tương tác trực tuyến của giới trẻ, đặc biệt trong văn hóa số, phát triển kỹ năng số, thúc đẩy tương tác tích cực Từ đó, nghiên cứu đề xuất các chiến lược và công cụ giáo dục, hỗ trợ giới trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp trực tuyến, quản lý thông tin, xây dựng môi trường tích cực trên mạng xã hội.
Cuối cùng, nghiên cứu nhằm xây dựng nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của giao tiếp trực tuyến của giới trẻ và những thách thức mà họ đang phải đối mặt Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện cho sự nhận thức và hỗ trợ từ cộng đồng xã hội và giáo dục,hướng tới một môi trường trực tuyến tích cực và an toàn cho sự phát triển của giới trẻ trong thời đại kỹ thuật số.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp Luận: Sử dụng phương pháp phân tích nội dung để xác định các đặc điểm chính của giao tiếp trực tuyến của giới trẻ Điều này có thể bao gồm việc phân loại và đánh giá nội dung của bài đăng, bình luận, và tương tác trên mạng xã hội Áp dụng phương pháp luận trong việc tổ chức và phân tích phỏng vấn nhóm và cá nhân để hiểu sâu hơn về các trải nghiệm và ý kiến của giới trẻ đối với giao tiếp trực tuyến.
Số liệu và Phân tích Thống kê:chức một cuộc khảo sát trực tuyến để thu thập số liệu định lượng về các thách thức và cơ hội trong giao tiếp trực tuyến của giới trẻ Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích và tóm tắt số liệu thu thập Áp dụng phương pháp phân tích thống kê để diễn giải số liệu thu được từ cuộc khảo sát và mô tả xu hướng, mối liên quan giữa các biến số và những nhận định quan trọng.
Quy nạp và Diễn dịch: Sử dụng quy nạp để tổng hợp kết quả từ cả phân tích nội dung và số liệu Điều này giúp tạo ra một cái nhìn toàn diện và thấu hiểu về giao tiếp trực tuyến của giới trẻ Diễn dịch các kết quả thu được từ phương pháp nghiên cứu để đưa ra những nhận định sâu sắc và ý nghĩa về cách giới trẻ tương tác và trải nghiệm mạng xã hội.
Nội dung chính của bài tiểu luận gồm ba chuong chính
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ LÍ LUẬN
Nghiên cứu về giao tiếp trên mạng xã hội của giới trẻ góp phần thực tiễn trong việc cải thiện quá trình giảng dạy và hỗ trợ tâm lý; đồng thời cũng có ý nghĩa lý luận sâu sắc, mở rộng hiểu biết về tương tác của giới trẻ với không gian mạng xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu trong tương lai, giúp hiểu rõ hơn về thế giới kỹ thuật số và đáp ứng các thách thức cũng như nắm bắt cơ hội mà nó mang lại.
CHƯƠNG 1: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN
TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP CƠ BẢN
Giao tiếp là sự trao đổi thông tin hay ý đồ, diễn ra giữa các cá thể hoặc nhóm, sử dụng các phương tiện như ngôn ngữ, cử chỉ, trang phục, thái độ, v.v Mục đích của giao tiếp là truyền đạt thông điệp từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Giao tiếp không chỉ đơn thuần là một hành động đơn lẻ mà là chuỗi các hoạt động, hành vi mang tính hệ thống ở trong giữa các chủ thể tham gia giao tiếp.
Giao tiếp thường mang tính đa chiều, mặc gì có nhiều trường chỉ đến từ một phía mà không có hồi âm của phía còn lại.
Giao tiếp có đa dạng loại hình tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như là đối tượng sử dụng Dựa theo đó ta có thể chia giao tiếp theo một số loại hình như sau.
1.1.2.1 Giao tiếp theo tính chất tiếp xúc
Giao tiếp có hai loại tính chất tiếp xúc Đó là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.
Giao tiếp trực tiếp là phương thức sử dụng loại hình ngôn ngữ (lời nói) và phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động) trong quá trình giao tiếp Đây là hình thức giao tiếp thông dụng, linh hoạt và phổ biến nhất diễn ra trong cuộc sống hàng ngày Trong giao tiếp trực tiếp, lời nói đóng một vai trò quan trọng và là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin cũng như cách phản hồi thông tin của chủ thể đối diện Có hai kiểu giao tiếp trực tiếp, đó là:
Giao tiếp trực tiếp là hình thức phổ biến nhất, giúp nâng cao khả năng kết nối giữa người với người, thống nhất và duy trì các mối quan hệ xã hội Khi giao tiếp trực tiếp, tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng đối phương không mặc bất cứ hoàn cảnh, địa phận, nhan sắc,…
- Công bằng với đối phương, không sử dụng quyền hạn, chức vụ để gây mất cân bằng dẫn đến mâu thuẫn giữa hai bên.
- Lịch sự trong lời nói, không cắt ngang lời người khác.
- Cần suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra lời nói.
- Giao tiếp qua phương tiện truyền thông hiện đại
Với sự phát triển của các thiết bị điện tử thì bây giờ, con người đã có thể giao tiếp “ trực tiếp” với nhau qua một màn hình nhỏ Trong bối cảnh hiện đại hóa hay như dịch bệnh Covid 19 năm 2020 thì các thiết bị điện tử hiện đại này càng đóng một vai trò quan trọng trong việc liên lạc, học tập,… Lợi ích của việc giao tiếp qua các phương tiện này thì nhanh chóng, có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi Tuy nhiên, các quy tắc giao tiếp qua phương tiện hiện đại cũng giống như giao tiếp gặp gỡ trực tiếp Bên cạnh đó thì loại hình này thường không quá trang trọng cũng như các cách chào hỏi sẽ khác nhau so với gặp mặt trực tiếp.
Giao tiếp gián tiếp là hình thức giao tiếp sử dụng một phương tiện trung gian như thư tay, tin nhắn, fax,… để cung cấp thông tin cho chủ thể còn lại Loại hình này lại được giới trẻ hiện nay sử dụng khá nhiều khi không phải “mặt đối mặt” vì tâm lí ngại ngùng khi giao tiếp nhưng vẫn có thể hoàn thành công việc hay tạo lập một mối quan hệ mới. Giao tiếp gián tiếp qua trung gian thì tiện lợi hơn nhưng lại khó khăn hơn trong việc truyền tải thông tin vì nội dung có thể không truyền đạt hết ý của chủ thể hay gây khó khăn trong việc tiếp thu thông tin của chủ thể còn lại.
Giao tiếp qua thư tay, công văn, văn bản: Hình thức thường được sử dụng để cập nhật, trao đổi thông tin trong các văn phòng, cơ quan,… hay giữa hai người Giao tiếp qua thư tay, văn bản,… cần tính chuẩn mực, ngôn ngữ rõ ràng và thường truyền đạt về một vấn đề duy nhất.
Giao tiếp qua thư điện tử: Việc sử dụng email không còn quá xa lạ đối với một xã hội hiện đại khi nó được sử dụng trong hầu hết mọi công việc như: đơn xin việc, thư cập nhật của các trường học dành cho học sinh, sinh viên,… Tuy nhiên, việc viết một bức thư điện tử không phải đơn giản và thực sự cần thời gian tìm hiểu để viết được một cách tốt nhất.
Giao tiếp qua đối tượng trung gian: Thường được sử dụng khi không còn hình thức nào tốt hơn hay trong các cuộc gặp gỡ giao dịch thương mại, hợp tác,…
1.1.2.2 Giao tiếp theo nội dung tâm lí
Nội dung tâm lí của giao tiếp gồm ba thành phần cơ bản là nhận thức, thái độ và hành vi.
Trong quá trình giao tiếp giữa người với người đều để lại một số phẩm chất nhất định về nhận thức Nội dung khi giao tiếp rất đa dạng và phong phú Thông qua giao tiếp, các chủ thể có thể bổ sung cho mình những kiến thức mới, những mối quan hệ mới.
Thành phần thái độ là một yếu tố quan trọng diễn ra suốt từ đầu đến khi kết thúc giao tiếp Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và mức độ nhận thức khi giao tiếp. Bên cạnh đó, thái độ cảm xúc còn định hướng cho quá trình giao tiếp và tùy thuộc vào nội dung có thể dẫn thái độ từ quan tâm đến không quan tâm, từ thiện chí đến không thiện chí,…
Hành vi trong giao tiếp thể hiện một vai trò cụ thể khi đóng góp một phần đáng kể vào quá trình truyền tải thông tin Những cử chỉ của đầu, tay chân và ánh mắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một cuộc giao tiếp thành công.
Và dựa vào nội dung tâm lí, ta có thể chia ra làm ba loại là cung cấp thông tin, thay đổi hệ thống ,kích thích hành động
Giao tiếp chịu trách nhiệm cho một loạt các chức năng quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối con người và xây dựng cơ sở cho sự hiểu biết chung Trong môi trường hàng ngày, giao tiếp không chỉ là phương tiện truyền đạt thông tin đơn giản mà còn là công cụ mạnh mẽ để xây dựng và duy trì mối quan hệ cá nhân và xã hội.
Quá trình giao tiếp giúp chúng ta chia sẻ thông tin, ý kiến và đồng thuận thông qua các phương tiện như ngôn ngữ, văn hóa, và kỹ thuật số Nó có chức năng cơ bản là truyền đạt thông tin, từ những dữ liệu hằng ngày cho đến ý nghĩa sâu sắc của trải nghiệm con người. Giao tiếp còn giúp xây dựng mối quan hệ bằng cách tạo ra sự kết nối, sự hiểu biết và lòng tin giữa các cá nhân và cộng đồng.
TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI
Mạng xã hội là một khái niệm chỉ một hệ thống liên kết giữa các cá nhân, tổ chức,… qua các mối quan hệ xã hội Mạng xã hội không chỉ tồn tại trên mạng Internet mà còn có trong đời sống xã hội hàng ngày của chúng ta ( ví dụ một công sở có nhiều người với nhiều mối quan hệ khác nhau).
Mạng xã hội đóng một vai trò thiết yếu trong xã hội hiện đại khi nó là nơi kết nối, chia sẻ thông tin, tạo tương tác, xây dựng và quản lí thông tin, quảng cáo cũng như là thiết lập cộng đồng.
Để sử dụng mạng xã hội, người dùng cần tạo một tài khoản cá nhân Hồ sơ này cung cấp thông tin về người dùng, chẳng hạn như tên, ảnh đại diện và sở thích Tài khoản cá nhân cũng cho phép người dùng kết nối với những người khác có chung sở thích và giao lưu với họ.
Các thông tin được đăng trên mạng xã hội chủ yếu do người dùng đăng lên,chia sẻ, người dùng có thể tự do sử dụng ngôn từ , hình ảnh của chính bản thân.
Các tài khoản trên mạng xã hội được liên kết với nhau thông qua tên gọi, email, các mạng xã hội sẽ tự động liên kết các tài khoản có liên quan tới nhau, kết nối tài khoản của người dùng tói các nhóm có chung một sở thích.
Các mạng xã hội có thể được phân loại dựa trên nhiều đặc điểm, chẳng hạn như chức năng sử dụng và tính năng Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất dựa trên các loại sau:
Blogging: đây là một dạng quản lí nội dung (CMS) cho phép người dùng có thể chia sẻ,xuất bản những bài viết ngắn Ở đó cung cấp đầy đủ các tính năng cho phép người dùng có thể tương tác với tác giả như bình luận, theo dõi Tuy nhiên blog thường mang dấu ấn là một website cá nhân nhiều hơn, tác giả thường sử dụng blog để chia sẻ các quan điểm,suy nghĩ riêng của người viết Một số blog có thể kể đến như :tumblr,blogspot,
Mạng xã hội (social networking): là nơi mà mọi người có thể sử dụng để theo dõi, kết nối những người bạn của mình, có thể là chính những người bạn trong đời sống thực hoặc những người bạn qua mạng, bạn ở nơi xa, Đây có lẽ là hình thức mạng xã hội mang tính thực tế nhất bởi nó kết hợp giữa yếu tố đời thực của cá nhân người sử dụng với yếu tố của không gian mạng Một số mạng xã hội phổ biến có thể kể đén như facebook, messengar,
Các dịch vụ chia sẻ trực tuyến (media sharing) :youtobe,tik tok, cho phép người dùng chia sẻ những thước phim,âm nhạc, làm thỏa mãn nhu cầu giải trí của mỗi người
Diễn đàn: đây là một hình thức cũ của mạng xã hội, nơi mà mọi người có thể tạo tài khoản và cùng nhau thảo luận một vấn đề nào đó của xã hội thông qua đó có thể nêu quan điểm, suy nghĩ từ đó hiểu thêm về một vấn đề hoặc có thể sử dụng nhằm trao đổi, buôn bán Một số diễn đàn phổ biến ở Việt Nam như: tinhte, diễn đàn VOZ,
Các trang đánh giá và nhận xét: các trang này lập ra để tập trung vào một số đối tượng cụ thể có những sở thích chung nhằm đánh giá về một số đối tượng ẩm thực, du lịch, nhà hàng, nhằm giúp cho người dùng biết rõ hơn thông qua các trải nghiệm thực tế của những người đánh giá.
Mạng xã hội giúp con người phát triển nhận thức hơn về xã hội, hiểu biết thêm về nhiều mặt của đời sống đồng thời đay cũng là nơi chia sẻ những hiểu biết của bản thân. Chỉ với một vài thao tác đơn giản bạn có thể tìm hiểu bất cứ thông tin nào có trên không gian mạng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí của mỗi con người.
Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa cộng đồng: Nhờ việc có thể chia sẻ niềm vui, tình cảm với mọi người, tình cảm của họ sẽ ngày càng gắn bó và khăng khít hơn, vai trò của mạng xã hội đã thúc đẩy sự kết nối của cộng đồng.
Mạng xã hội cũng giúp thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế: Nhờ tính chất có thể kết nối với nhau 1 cách dễ dàng mà không gặp trở ngại về khoảng cách địa lí cũng như không gian mà mạng xã hội đã giúp cho cho mọi người trên thế giới có thể giao lưu tiếp xúc, nói chuyện Cũng nhờ đó mà mà mọi người trên thế giới biết được các giá trị văn hóa phong phú của Việt Nam.
KHÁI QUÁT VỀ GIỚI TRẺ VÀ GEN Z
“Giới trẻ” là cụm từ vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta.Tùy thuộc vào phương diện nghiên cứu mà có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về giới trẻ.
Về phương diện sinh học: Người trẻ là người nằm trong lứa độ trẻ, từ thiếu niên (dưới
15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi) Giới trẻ là một cộng đồng gồm những người trẻ.
Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những người mà nhận thức không còn ấu trĩ con trẻ nữa nhưng cũng chưa đủ chín muồi của một người trưởng thành, chín muồi về mọi phương diện Người trẻ là người đang trong phát triển, hoàn thiện để có một nhận thức viên mãn và tương thích với đại đa số trong cộng đồng.
Thuật ngữ "Thế hệ Z" (Gen Z) dùng để chỉ nhóm người sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012 (một số nguồn cho rằng là từ năm 1997 đến năm 2015) Tuy nhiên, phạm vi tuổi được chấp nhận rộng rãi nhất cho Gen Z là những năm sinh từ 1997 đến 2012.
Thế hệ Z tiếp theo sau thế hệ Y (1981-1996) và thế hệ X (1965-1980) Thế hệ X lớn lên chứng kiến những bước tiến đáng kể của thế giới, như khám phá không gian hay phát triển máy tính.
Hầu hết các thế hệ Gen Z đều quen thuộc,được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ
Họ cảm thấy rất thoải mái và chào đón công nghệ, di động, internet và mạng xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram, v.v
Gen Z có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng mà không cần mất quá nhiều thời gian, nhưng không nhất thiết phải có hiểu biết kỹ thuật số cao, không giống như Gen
Y khi biết về kỹ thuật số và làm việc với các con số thì học thường sẽ có một trình độ nhất định.
Mặc dù Gen Z chỉ là một phần nhỏ trong đại đa số dân số Nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Z trong việc tìm ra các sản phẩm chất lượng cho gia đình của mình Có lẽ bởi họ đã được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin phong phú hơn nê họ không khó để tìm ra đâu là sản phẩm chất lượng và phù hợp với yêu cầu của gia đình.
Không giống như các thế hệ trước thường giữ kín quan điểm của mình tron lòng thì ngày nay chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những người trẻ tuổi Gen Z lên tiếng để chia sẻ những quan điểm cá nhân của riêng họ Họ dũng cảm phá vỡ những quy tắc và khuôn mẫu cũ, chọn con đường riêng và tạo nên sự khác biệt Ngoài ra, họ sẵn sàng chia sẻ, đối đầu với xu hướng tính dục của mình và của người khác để mọi người cởi mở hơn.
Khác biệt với thế hệ trước khi tuân theo các quy chuẩn ăn mặc, Gen Z ngày nay theo đuổi phong cách cá nhân để thể hiện bản sắc riêng Họ phá bỏ các rào cản giới tính, dẫn đến sự đa dạng hơn trong cách phối đồ của mình.
Ngoài ra Gen Z cũng có tính cạnh tranh rất cao trong mọi lĩnh vực của đời sống bởi họ thể hiện mình nhiều hơn bởi vậy điều này đôi khi sẽ gây ra áp lực đối với bản thân họ
Bản chất cạnh tranh của Gen Z khiến họ mong muốn được kiểm soát công việc của mình chứ không phụ thuộc vào nó bởi vậy họ thường thích làm việc độc lập nhiều hơn là làm việc với người khác Đây là lý do tại sao các gen khác thường cảm thấy Gen Z kiêu ngạo trong giao tiếp và ngại lắng nghe những lời chỉ trích Nhưng nếu nhìn nhận vào một khía cạnh khác thì chỉ là họ muốn chủ động nghiên cứu và tiếp cận nhiều nguồn thông tin nên họ có những chính kiến rất mạnh mẽ và muốn được lắng nghe.
CHƯƠNG 2: SỰ PHỔ BIẾN CỦA MẠNG XÃ TỚI GIỚI TRẺ
Sự phổ biến của mạng xã hội trong cuộc sống thường ngày
Trong vài năm qua, mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người Việt Nam cùng với đó tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh và internet ở Việt Nam ngày càng tăng Các mạng xã hội phổ biến như Facebook,Twitter, Tiktok…như một xã hội thu nhỏ, phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực và có thể gây ra hoặc tác động không nhỏ đến đời sống thực.
Có 97% người dùng Việt Nam tìm kiếm thông tin (theo thống kê của google) qua các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng Theo đó là hàng loạt các
Trong thời đại số này, nền tảng mạng xã hội đã tạo nên những "nghề" mới được nhiều người theo đuổi, chẳng hạn như KOL (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội), gamer (người chơi trò chơi điện tử chuyên nghiệp) và streamer (người phát trực tiếp nội dung) Đây đều là những cá nhân được đông đảo công chúng biết đến và thường sở hữu lượng người theo dõi lớn trên các nền tảng trực tuyến.
Theo kết quả của công ty nghiên cứu thị trường DataReportal ( Singapore ) cuộc khảo sát mới đây đã cho thấy,Việt Nam đứng thứ 6 số lượng người sử dụng facebook, đứng thứ 7 số lượng người sử dụng tiktok và xếp thứ 9 về lượng người sử dụng youtube.
Tính đến tháng 5-2023, Fb có 2,99 tỉ người dùng, đây là mạng xã hội dược nhiều người sử dụng nhất thế giới Ấn Độ là nước có số lượng người sử dụng Fb nhiều nhất với
314,6 tr người.Sau đó là Mỹ, Indonesia, Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có lượng người sử dụng fb nhiều nhất với 66,2 tr người dùng.
Cũng theo số lượng thống kê của DataReportal, tính đến tháng 5- 2023, tiktok có hơn 1,1 tỉ người dùng trên 18 tuổi Mỹ là nước có lượng người sử dụng nhiều nhất 116,5 tr người Việt Nam đứng thứ 6 trong top 10 quốc gia sử dụng tiktok với 50,6 tr người.
Hình 2 Ứng dụng Tik Tok
Với hơn 2,5 tỷ người dùng thường xuyên, Facebook là mạng xã hội lớn thứ 2 thế giới Việt Nam xếp vị trí thứ 9 trong danh sách 10 quốc gia có số lượng người dùng Facebook nhiều nhất, với khoảng 63 triệu người dùng Trong khi tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam đạt khoảng 70%, với dân số 96,9 triệu người, thì có khoảng 68,7 triệu người Việt Nam sử dụng Internet Theo thống kê năm 2021, con số người dùng mạng xã hội tại Việt Nam lên đến khoảng 65 triệu người.
Tới 80% trong tổng dân số, là những người dùng trên 13 tuổi thuộc nhóm người đang hoạt động Từ 18 tuổi trở lên chiếm 73% người dùng, 16 tuổi trở lên chiếm 68%.
Mỗi ngày người Việt Nam giành ra khoảng thời gian trung bình là 6 giờ 30 phút chi hoạt dộng trực tuyến Trong đó 2 giờ 22 phút giành cho mạng xã hội, 2 giờ 09 phút giành cho việc xem video.
Ảnh hưởng của mạng xã hội tới lối sống, tư duy và tính cách của giới trẻ
Trong thời đại 4.0, mạng xã hội ngày càng phát triển và gần gũi với con người đặc biệt là giới trẻ Mạng xã hội đã, đang và sẽ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống, tư duy và tính cách của thanh niên Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi có cả hai mặt tốt và xấu
Mạng xã hội có những lợi ích tích cực trong việc xây dựng nên một lối sống lành mạnh, phát triển tư duy và nhân cách Đầu tiên, mạng xã hội giúp giới trẻ kết nối với bạn bè, người thân bất cứ lúc nào bằng cách nhắn tin, video call,… miễn là kết nối với internet Thông qua Messenger, Zalo,… con người có thể tương tác với nhau mọi lúc mọi nơi bất chấp khoảng cách về địa lí Mạng xã hội không chỉ giúp thanh niên duy trì các mối quan hệ mà còn mở rộng mối quan hệ với mọi người.
Hình 4 Giới trẻ và mạng xã hội trong thời đại 4.0
Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện Từ các sự kiện diễn ra trong nước đến các diễn biến quốc tế, chúng ta đều có thể nắm bắt được thông qua các kênh truyền thông xã hội.
Không chỉ vậy, mạng xã hội còn giúp cho giới trẻ giải tỏa căng thẳng, áp lực Sử dụng mạng xã hội sau những giây phút học tập và làm việc mệt mỏi cũng là một trong những cách giải tỏa áp lực hiệu quả và đơn giản Những câu chuyện, trò chơi, các video, âm nhạc… chính là liều thuốc hiệu quả sau một buổi làm việc căng thẳng Hay bằng cách tham gia vào các nhóm có cùng sở thích, có thể nói chuyện với nhau cũng giúp cho giới trẻ thư giãn, thả lỏng, khôi phục sức khỏe tinh thần.
Thêm vào đó, mạng xã hội còn giúp cho giới trẻ có thêm nhiều kiến thức về cuộc sống Sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn giúp cho giới trẻ học hỏi được nhiều bài học mà những người có kinh nghiệm chia sẻ trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok,… Mạng xã hội cũng giúp cho ta nâng cao được nhận thức về các vấn đề nổi cộm trong nước cũng như là toàn cầu: vấn đề an toàn giao thông, nóng lên toàn cầu, bạo lực học đường, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ý thức tiết kiệm, giảm sử dụng bao ni long,… Điều này giúp cho giới trẻ phát triển về trí tuệ, lối sống và nhân cách.
Mạng xã hội tạo điều kiện để giới trẻ phát huy lòng nhân ái, tinh thần tương thân tương ái thông qua các hoạt động thiện nguyện Minh chứng cho điều này là những chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, hay hỗ trợ những người lao động mất việc trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 hoành hành Những hoạt động ý nghĩa này không chỉ giúp đỡ những người gặp khó khăn mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng lòng trắc ẩn cho giới trẻ.
Trên mạng xã hội cũng là phương tiện để giới trẻ thể hiện những quan điểm, suy nghĩ của mình Sử dụng các trang mạng xã hội giúp chúng ta có thể bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về các vấn đề xã hội Qua đó, hình thành nên một lối sống tự tin, biểu hiện và bảo vệ quan điểm cá nhân của mình.
Mạng xã hội tác động tích cực đến giới trẻ khi được sử dụng hợp lý Chúng giúp nâng cao tư duy, hình thành lối sống lành mạnh và phát triển nhân cách Ngoài ra, mạng xã hội còn hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong công tác tiếp thị và quảng cáo sản phẩm.
Bên cạnh những lợi ích thì mạng xã hội cũng có không ít những tác động tiêu cực đến lối sống, tư duy và tính cách của giới trẻ Mạng xã hội gây ra rất nhiều những hệ lụy đến cuộc sống của thanh niên hiện nay Mạng xã hội giúp con người kết nối với nhau nhưng phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ hay mạng xã hội cũng không tốt Mạng xã hội không thể thể hiện một cách chân thực toàn bộ cảm xúc của mình mà chỉ cho đối phương thấy một phần Vậy nên, nếu có thể giới trẻ cần tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn để bày tỏ cảm xúc của bản thân.
Sử dụng mạng xã hội quá nhiều khiến cho con người có thể bị nghiện mạng xã hội. Khi đó, giới trẻ có thể dành ra hang giờ đồng hồ liên tục để sử dụng mạng xã hội, nếu như không có mạng xã hội có hể gây ra cảm giác khó chịu, không thể không sử dụng đã từng có những trường hợp dành ra hàng giờ đồng hồ một ngày để chơi game, chỉ ăn mì tôm thậm chí là quên ăn quên ngủ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, làm tổn thương sức khỏe và tinh thần.
Mạng xã hội còn khiến cho giới trẻ rời xa thực tế Mạng xã hội giúp chúng ta có thể kết nối với nhiều người hơn việc này cũng khiến cho nhiều người đắm chìm vào trong thế giới ảo, những mối quan hệ ảo mà quên đi thế giới thực, những điều thực tế đang diến ra xung quanh mình Những mối quan hệ trên mạng khiến cho chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho chúng từ đó làm cho giới trẻ không quá quan tâm đến những mối quan hệ xung quanh và khiến chúng rạn nứt, trở nên xa cách hơn.
Hình 5 Vấn đề nghiện mạng xã hội ở giới trẻ
Không chỉ vậy, mạng xã hội còn khiến cho giới trẻ có thể có nguy cơ mắc các bệnh về tâm lí Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ tiêu cực trên mạng xã hội Khi đăng một thứ gì đó lên mạng xã hội mà nhận lại được những lời chê bai, chỉ trích sẽ khiến cho con người dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, và có thể dẫn đến trầm cảm.
Mạng xã hội là nơi để giới trẻ có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ cá nhân nhưng không đồng nghĩa với việc tự coi mình là trung tâm của sự chú ý, gây ra những scandal để nhận được sự chú ý từ cộng đồng mạng bằng những hành động lố lăng Thông qua mạng xã hội một người bình thường có thể dễ dàng nổi tiếng sau một đêm chỉ bằng một câu nói gây sốc hay một hành động nào đó Diều này khiến cho nhiều người mong muốn nhận được sự chú ý của người khác cố tình làm những hành động phản cảm, những câu nói gây sốc đi ngược lại với đạo đức để lấy được sự chú ý của người khác Do đó, mạng xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tính cách của con người
Sử dụng mạng xã hội không đúng cách còn khiến cho giới trẻ rơi vào trạng thái ngộ độc thông tin Bơi lẽ có quá nhiều thông tin không chính thống tràn lan trên mạng xã hội mà với kinh nghiệm của người trẻ thì rất khó để có thể phân biệt được dâu là thông tin chính thống, thật sự đâu là thông tin bịa đặt, sai sự thật Không dừng lại ở đó, những thông tin xấu độc trên mạng xã hội rất dễ gây ra lối sống không lành mạnh cho giới trẻ hiện nay như là những tác phẩm đồi trụy, những hình ảnh khiêu dâm hay là những bài viết có sự chia rẽ đoàn kết dân tộc Người trẻ còn thiếu kinh nghiệm rất dễ bị lôi kéo bởi những thông y=tin xấu độc ấy thậm chí còn có thể vô tình tiếp tay cho khủng bố, tội phạm thực hiện hành vi của mình.
Như vậy, mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành lối sống, phát triển tư duy và hoàn thiện nhân cách của giới trẻ hiện nay Mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi, nếu chúng ta sử dụng nó đúng cách và phù hợp thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn Ngược lại nếu người trẻ quá lạm dụng mạng xã hội sẽ gây ra hệ quả không ngờ tới sức khỏe, tạo ra một cách sống không tốt, không chịu tư duy và dễ bị ảnh hưởng.
CHƯƠNG 3: GIAO TIẾP VÀ TƯƠNG TÁC CỦA GIỚI TRẺ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Thực trạng về giao tiếp của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội
3.1.1 Sự phổ biến của mạng xã hội
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời đại mà công nghệ thông tin đang lộng hành thì mạng xã hội dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là đối với giới trẻ Sự xuất hiện của mạng xã hội cùng với những tính năng đa dạng, thú vị đã thực sự đi vào đời sống của con người và ở một khía cạnh nào đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ về giao tiếp của giới trẻ.
3.1.2 Sử dụng ngôn ngữ không chính thống
Từ khi dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm cho đến nay, trải qua bao thăng trầm lịch sử và nhiều lần bị xâm lược, Tiếng Việt không những không bị đồng hóa mà còn tiếp tục phát triển và nâng cao vai trò của mình Tiếng Việt cho chúng ta thấy sức sống mãnh liệt của một ngôn ngữ từng là nguồn tự hào của nhiều thế hệ - một ngôn ngữ không dễ đánh mất bản sắc Tiếng Việt được sử dụng trong các văn kiện, ngoại giao, giao lưu văn hóa, giao tiếp hàng ngày và đã trở thành một giá trị tinh thần không thể thiếu ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ và mạng xã hội, một thực tế đáng buồn là từ vựng thuần tiếng việt ngày càng được thế hệ trẻ sử dụng ít hơn, thay thế bằng những ngôn ngữ vay mượn từ nước ngoài hay những ngôn ngữ mà giới trẻ tự cho là
“sáng tạo” và “độc đáo” Trên khắp các diễn đàn và nền tảng xã hội, “ngôn ngữ gen Z” ngày càng trở nên phổ biến và phủ sóng khắp nơi, ngôn ngữ nói và viết cũng vì vậy mà ngày càng trở nên biến dạng, méo mó Có lẽ chính vì nghĩ mình có quyền tự do ngôn luận nên giới trẻ không ngần ngại dùng những từ ngữ khó hiểu để thể hiện bản thân, thể hiện cái tôi trên mạng xã hội Sự thâm nhập và lan truyền của tiếng lóng rất mạnh mẽ Định kiến trong văn hóa giao tiếp của giới trẻ ngày càng được thể hiện rõ ràng và công khai trên mạng Không hiếm để bắt gặp những lời nói “gây sốc” của giới trẻ trên các nền tảng xã hội Giới trẻ bắt đầu hình thành thói quen nói những điều với cái mác “ý kiến cá nhân” nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng và văn hóa ứng xử trên không gian mạng Đây là thực trạng gây nhức nhối trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và bùng nổ của mạng xã hội ở Việt Nam những năm gần đây.
Hình 6 Ngôn ngữ của Genz giao tiếp qua mạng
3.1.3 Sự phụ thuộc vào hình ảnh và video
Trên không gian mạng, giới trẻ tận dụng hình ảnh, video làm phương tiện chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ, hoạt động thường nhật và cả cảm xúc cá nhân Tuy nhiên, mục đích ban đầu vốn tốt đẹp ấy đã dần biến thành sự lệ thuộc quá đáng, khiến giới trẻ bị cuốn vào vòng xoáy chỉnh sửa hình ảnh, trau chuốt ngoại hình cho đạt chuẩn hoàn mỹ và chạy theo tương tác ảo bất chấp sự thật hay không Điều này đã gây nên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
3.1.4 Giao tiếp qua các nền tảng trực tuyến
Ngày nay giới trẻ có xu hướng trò chuyện thông qua các nền tảng xã hội như: Facebook, Messenger, Instagram, Twitter, Mỗi nền tảng đều có đặc điểm riêng và thu hút được đông đảo người tham gia Tuy nhiên, giao tiếp trực tuyến khiến giới trẻ giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và gây cảm giác cô độc Chính vì quá quen với việc trò chuyện thông qua các ứng dụng thế nên khi phải trò chuyện trực tiếp, giới trẻ thường khó khăn trong việc thể hiện cảmxúc và ý kiến của mình một cách rõ ràng Điều này dẫn đến thực trạng mà giới trẻ hay nói “hướng ngoại qua trực tuyến, hướng nội khi trực tiếp” Đây là một thực tế đáng buồn và đáng lo ngại.
Những ảnh hưởng của giao tiếp trực tuyến đối với mối quan hệ xã hội và cá nhân
Mở rộng mạng lưới xã hội: Giao tiếp trực tuyến cho phép chúng ta kết nối với người khác từ khắp nơi trên thế giới, bất kể khoảng cách địa lý Điều này mở ra cơ hội để chia sẻ ý kiến, kiến thức và kinh nghiệm với người khác, từ đó tạo ra sự gắn kết và mở rộng mạng lưới xã hội.
Giúp duy trì quan hệ cá nhân: Giao tiếp trực tuyến cho phép chúng ta duy trì liên lạc dễ dàng với gia đình, bạn bè và người thân yêu khi xa cách không gian hoặc thời gian Chúng ta có thể gửi tin nhắn, cuộc gọi video hoặc chia sẻ thông tin qua các nền tảng trực tuyến để duy trì quan hệ cá nhân và giữ liên lạc.
Giúp khám phá nhiều ý kiến đa dạng: Giao tiếp trực tuyến cung cấp một nền tảng cho việc chia sẻ ý kiến và quan điểm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau Điều này giúp chúng ta tiếp cận với các quan điểm đa dạng và mở rộng hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.
Giao tiếp trực tuyến đã tạo ra những tiện ích trong công việc bằng cách cho phép chúng ta làm việc từ xa và họp qua các nền tảng trực tuyến Ngoài ra, các công cụ liên lạc trực tuyến giúp duy trì kết nối với đồng nghiệp và khách hàng, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất.
Giao tiếp trực tuyến làm giảm sự gắn kết trong các mối quan hệ xã hội do thiếu vắng sự gặp gỡ trực tiếp Các tương tác qua tin nhắn và email không mang lại sự chân thành và thấu hiểu như giao tiếp trực tiếp Sự tiện lợi của công nghệ khiến người ta chủ quan, không nhận ra khoảng cách xa cách và cô đơn ngày càng tăng trong các mối quan hệ, dẫn đến sự trống rỗng về mặt tình cảm.
Thiếu đi phi ngôn ngữ cơ thể : Trong giao tiếp qua tin nhắn hay email, người ta thiếu đi khía cạnh phi ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cử chỉ, biểu cảm của nét mặt, ánh mắt và giọng điệu Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm ý kiến của người khác.
Giao tiếp trực tuyến mặc dù đem lại sự kết nối từ xa, nhưng cũng dẫn đến khó khăn khi giao tiếp trực tiếp Quá phụ thuộc vào giao tiếp này có thể khiến chúng ta bỏ qua việc gặp gỡ và kết nối trực tiếp Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An cho biết, giao tiếp trực tuyến lâu ngày của Gen Z có thể ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp xã hội Thói quen giao tiếp qua bàn phím, màn hình điện thoại khiến họ trở nên ngại ngùng, lúng túng và diễn đạt thiếu logic khi giao tiếp trực tiếp Hơn nữa, thói quen dán mắt vào màn hình điện thoại cũng tạo ra khoảng cách vô hình khi gặp gỡ bạn bè.
Tăng nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư: Giao tiếp trực tuyến có thể làm gia tăng nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân Thông tin cá nhân được chia sẻ trên mạng xã hội hoặc qua các cuộc trò chuyện trực tuyến có thể bị lợi dụng hoặc đánh cắp, ảnh hưởng đến an toàn và sự riêng tư của cá nhân.
Một số diễn đàn trực tuyến và tranh luận trong không gian mạng tạo điều kiện cho bạo lực và ngôn từ thô tục Tính ẩn danh và khoảng cách trong giao tiếp trực tuyến có thể khiến mọi người dễ dàng mất kiểm soát và trốn tránh trách nhiệm về hành vi của mình.
Giao tiếp trực tuyến đã và đang có những tác động đối với cả mối quan hệ xã hội và cá nhân Mặc dù việc giao tiếp trực tuyến mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích như tăng cường liên kết toàn cầu và giao tiếp nhanh chóng, nhưng nó cũng đặt ra những thách thức như nguy cơ mất quyền riêng tư và thiếu đi sự tương tác thực sự giữa các cá nhân Để tận dụng tối đa lợi ích của giao tiếp trực tuyến, mỗi chúng ta cần biết duy trì sự cân bằng giữa sử dụng công nghệ và mối quan hệ xã hội và cá nhân trong thế giới thực.
Nghiên cứu về các tác động tâm lý của việc sử dụng mạng xã hội
3.3.1 Những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đến tâm lý người dùng
Mạng xã hội phát triển giúp cho đời sống tinh thần của con người phát triển một cách đáng kể Sự xuất hiện của các mạng xã hội giúp con người có thêm nhiều phương tiện giải trí, thư giãn hơn sau những thời gian học tập và làm việc căng thẳng Ví dụ như mạng xã hội Tiktok với những clip chỉ dài tối đa 3 phút với những nội dung đa dạng và hấp dẫn đã đem lại tính chất giải trí rất cao Việc sử dụng các mạng xã hội giúp người dùng cảm thấy hào hứng và năng lượng hơn
Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội có thể giúp người dùng dễ dàng kết nối với mọi người, từ đó giảm bớt các trạng thái căng thẳng, cơ đơn và giúp người dùng cảm thấy được gắn kết, được yêu thương, quan tâm Không chỉ vậy, nhờ sự kết nối này, tinh thần cộng đồng được thúc đẩy lên cao Những hoạt động tình nguyện, quyên góp, ủng hộ được thực hiện thông qua mạng xã hội ngày càng nhiều Điều này giúp người sử dụng cảm thấy gắn bó hơn và có trách nhiệm hơn với cộng đồng
Mạng xã hội là một kho tàng lớn thông tin liên quan đến mọi thứ Người dùng có thể truy cập thông tin về nhiều chủ đề khác nhau, chẳng hạn như giáo dục, giải trí, khoa học, công nghệ và văn hóa Mạng xã hội cũng giúp người dùng học hỏi và phát triển bản thân bằng cách chia sẻ các kỹ năng sống và kinh nghiệm làm việc.
3.3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến tâm lý
Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, mạng xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dùng
Tăng cường cảm xúc tiêu cực là tác động đầu tiên của mạng xã hội Mọi người thường đăng tải những bức ảnh đẹp trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram và Facebook để thể hiện cuộc sống hạnh phúc của họ Trước sự hào nhoáng của bức ảnh này, nhiều người trở nên tự ti, đố kỵ và cảm thấy bản thân kém cỏi hơn và vô dụng hơn. Không khó để nhận thấy rằng các bài báo nói về thành công của những người trẻ thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội Chính điều này làm tăng áp lực và cảm xúc tiêu cực cho người dùng Khi người khác được coi trọng hơn bản thân, những người thích được khen ngợi trên mạng xã hội có thể trở nên đố kỵ và bứt rứt và họ thường bị cuốn vào mạng xã hội "ảo" mà không chú ý đến cuộc sống thực.
Ngoài ra, sự phát triển của mạng xã hội còn làm cho việc bắt nạt trực tuyến ngày càng phổ biến và lan rộng Nạn nhân của bắt nạt trực tuyến thường là những học sinh, người trẻ Những nạn nhân thường phải nhận những lời chỉ trích, bông đùa hay các lời nói ác ý, các lời bình phẩm hoặc những thông tin sai lệch thông qua những bình luận hay những tin nhắn, cuộc gọi qua mạng Những việc làm này sẽ làm tổn thương sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân
Việc thường xuyên sử dụng mạng xã hội cũng gây nên hàng loạt các hội chứng cho người dùng Những hội chứng phổ biến như là hội chứng FOMO ( hội chứng sợ bị bỏ lỡ), hội chứng Nomophobia (hội chứng lo sợ khi không có điện thoại), hội chứng mặc cảm ngoại hình, hội chứng tự ngược đãi bản thân, hội chứng sợ xã hội,… Nguy hiểm nhất đó chính là trầm cảm Do bị vu khống, hạ nhục và lăng mạ trên mạng xã hội, một số người đã trải qua trầm cảm Thậm chí, một số cá nhân thậm chí còn chia sẻ hình ảnh, clip riêng tư và tạo ra những câu chuyện giả dối để tổn hại danh dự của người khác Nạn nhân sẽ bị suy sụp tinh thần trước những lời nói cay nghiệt và rủa xả của cộng đồng mạng. Không khó để tìm thấy những trường hợp tự tử có liên quan đến mạng xã hội trong những năm gần đây.sử dụng các mạng xã hội
Một số người dùng hiện này ngày càng trở nên nghiện mạng xã hội Nếu không được sử dụng mạng xã hội, họ sẽ cảm thấy stress, bứt rứt Việc đó sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dùng như bỏ bê các công việc, các mối quan hệ hay thậm chí là quan tâm đến sức khỏe thể chất.
Nguyên nhân chủ quan, khách quan
3.4.1.1 Sự thiếu hiểu biết về cách giao tiếp
Theo quan sát cách đưa ra quan điểm , suy nghĩ , lý do, … của các bình luận hiện nay, ta có thể thấy rằng một số giới trẻ không có cơ hội được đào tạo hay được phát triển toàn diện các kĩ năng cần có (nhất là kĩ năng giao tiếp trên mạng xã hội hay cả ngoài đời thực hiện nay đều chưa thực sự hoàn hảo)
Một số người trẻ cho rằng cách mình bình luận một vấn đề như vậy là ngầu , điều đó thể hiện mình là một người thông minh , thông thái , am hiểu mọi thứ Hay một số khác cho rằng không ai sẽ quan tâm đến mình bình luận như nào hoặc nếu họ có quan tâm cũng sẽ không phát hiện ra mình là ai nên ra sức phát ngôn những điều xấu , những câu chửi rủa nghe không hợp thời , vô văn hóa
Hình 7 Lối giao tiếp còn kém văn hóa của người trẻ trên mạng xã hội
Lý giải cho việc này , các nhà khoa học cho rằng đó là do việc được sử dụng công nghệ ngay từ khi còn nhỏ đã khiến cho việc giao tiếp face-to-face trở nên ít phổ biến Đa số người trẻ hiện nay trò chuyện , nhắn tin trên các nền tảng xã hội và có xu hướng ngại ngai tiếp ngoài đời thực nhiều hơn Từ đó khiến cho người trẻ thiếu hiểu biết về sự chuẩn mực khi giao tiếp (nhất là giao tiếp và tương tác trên mạng xã hội).
3.4.1.2 Thiếu kiểm soát trong cảm xúc của mình
Trong môi trường mạng xã hội có vô vàng thông tin , có cả những thông tin sai lệch nhưng cũng có những thông tin đúng Nhiều người đọc thông tin , họ không kiểm chứng ( hoặc chỉ kiểm tra ở một mức độ nào đó ) nhưng phần đông là họ bỏ qua nó mà chỉ chia sẻ , thả cảm xúc , bình luận theo những gì mà mình thấy trước mắt
Một số bình luận trên mạng xã hội không tuân thủ phép lịch sự và vượt quá giới hạn, dễ bị hiểu nhầm là sự thể hiện tình cảm thái quá Trường hợp điển hình là phản ứng của người hâm mộ Việt Nam sau khi Hoa hậu Thiên Ân không vào top cuộc thi Miss Grand International năm 2022, dẫn đến làn sóng hủy theo dõi trang Instagram của tổ chức Hành động này làm xấu hình ảnh người hâm mộ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
Hình 8 Trang Instagram của missgrand international trước và sau cuộc thi
Việc thiếu kiểm soát được thể hiện rõ nhất qua cuộc khảo sát văn hóa trên không gian mạng của Microsoft Vào năm 2020 , Việt Nam là 1 trong các nước có chỉ số văn minh thấp trên toàn thế giới Điều này đã dấy lên những lo ngại về vấn đề văn minh , văn hóa và cách ứng xử của người dân nhất là thế hệ trẻ trên môi trường an ninh mạng.
3.4.1.3 Đi theo trào lưu, hiệu ứng đám đông của giới trẻ
Hiện nay giới trẻ đang có trào lưu đi theo đám đông , chỉ cần một nhóm lên án hoặc bàn tán về một vấn đề nào đó , thì chắc chắn sẽ có một lượng lớn các bạn trẻ đi theo chỉ trích mà không cần xác thực việc đó đúng hay là sai
Giờ đây mạng xã hội giống như một khu rừng đầy rẫy những mối nguy hiểm, chỉ cần một con mồi sẩy chân vào sẽ có vô số mũi tên những lời ác í, những lời đe dọa tấn công. Một lời chê bai có thể không có vấn đề nhưng nếu là một đám đông chê bai sẽ tạo nne một hiệu ứng khác Họ cùng nhau “ném đá” không thương tiếc , lấy đi hết mọi sự tự tin , mong muốn và còn có thể là một mạng người
Trào lưu này có thể tiêu cực đến mức khi một người có quan điểm trái với đám đông thì cũng sẽ hứng chịu lại những lời chê bai , lời chửi bới dù đó chỉ là lời giải thích hay chỉ là lời thanh minh Vì đám đông cho rằng họ mới là đúng , còn nếu sai thì họ coi như là không phải mình , đổ lỗi ngược lại cho người khác hoặc chỉ đơn giản là xóa bình luận đó đi
Hình 9 Tranh minh họa áp lực dư luận trên mạng xã hội
3.4.1.4 Thiếu sự hiểu biết về tác động do giao tiếp và tương tác xấu mang lại
Một bộ phận giới trẻ cứ bình luận một cách tiêu cực mà không biết rằng những tác hại mà những bình luận đó lớn đến mức nào Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình , mình thích thì mình bày tỏ , đâu cần thiết phải đọc những bình luận đó , họ chỉ cần không quan tâm là được
Nhưng họ đâu biết rằng những nạn nhân bị chỉ trích thường có xu hướng đọc những comments có trên mạng xã hội Chính những câu bình luận đó đã khiến họ trở nên bất lực, nản chí , họ không tìm được chỗ dựa vững chắc ,
Tuy nhiên không phải bạn trẻ nào cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trên , có những bạn trẻ vẫn có những cách ứng xử đúng đắn dù cùng chung một mạng xã hội như nhau Từ đây ta có thể khẳng định rằng , ứng xử và giao tiếp trên mạng xã hội tốt hay xấu là do mỗi cá nhân tự tạo ra cho mình
3.4.2.1 Thiếu sát sao trong việc giáo dục cách ứng xử trên mạng xã hội
Các cơ sở giáo dục và Nhà nước chưa thực sự tích cực triển khai các lớp học kỹ năng sống, khiến các thế hệ trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và ứng xử văn minh trên mạng xã hội Xu hướng chung là họ chỉ theo dõi và đánh giá tình hình thông qua các bình luận: nếu có nhiều người cùng chỉ trích thì họ coi đó là lẽ thường tình và ngại bày tỏ quan điểm cá nhân.
3.4.2.2 Nhà nước chưa ban hành những bộ luật nghiêm về an ninh mạng
Các bộ luật về an ninh mạng chưa thực sự có sự răn đe mạnh mẽ đối với người dùng Công an chưa thực sự sát sao với vấn đề an ninh và ứng xử trên mạng xã hội Từ đó người dùng mạng xã hội càng có cơ hội để có những ứng xử không tốt
3.4.2.3 Thiếu sự kiểm soát của các nền tảng xã hội
Một số nền tảng xã hội có thể thiếu hoặc chưa áp dụng những chính sách kiểm soát những vấn đề liên quan đến bình luận ác ý trên chính nền tảng của họ như Facebook , Instagram , X ,…
Giải pháp
Có thể nói rằng Internet là một trong những thành tựu vĩ đại của con người Nhờ phát minh này mà cuộc sống trở nên muôn màu vạn trạng , chúng ta biết được thêm nhiều thông tin , có những thú vui giải trí , giúp chúng ta nói lên được những suy nghĩ của mình Nhưng nếu đã coi mạng xã hội như là một “môi trường xã hội’’ thì ta cần phải có những ứng xử văn hóa giống như môi trường xã hội bình thường vậy Cũng vì thế chúng ta cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực để có thể giảm thiểu những tác hại và phát huy tối đa lợi ích.
3.5.1 Nâng cao ý thức của người trẻ trên mạng xã hội Ứng xử trên mạng xã hội là tôn trọng , có những lời lẽ đúng chuẩn mực , biết lắng nghe, quan tâm đến những việc đang diễn ra
Cần suy nghĩ kĩ trước khi đăng bài , chịu trách nghiệm với lời nói , lời bình luận của mình
Tìm hiểu kĩ các nguồn thông tin , kiểm tra xem đó là thông tin đúng hay là sai trước khi đưa ra nững lợi nhận xét của mình
Trên mạng xã hội, cần cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ hình ảnh cá nhân hoặc nội dung có thể gây hiểu lầm Đừng đăng những thông tin hoặc hình ảnh có thể gây tranh cãi vì kẻ xấu có thể lợi dụng chúng vào mục đích riêng của mình.
3.5.2 Sự hỗ trợ từ chính phủ và nhà nước
Sự hỗ trợ từ phía chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề giao tiếp trực tuyến của giới trẻ trên mạng xã hội Chính sách và quy định của chính phủ có thể chuyển hóa thành một khuôn khổ vững chắc để bảo vệ người dùng trực tuyến, đặc biệt là đối với nhóm tuổi trẻ và những người chưa đủ trưởng thành Các chương trình giáo dục và nhận thức được tài trợ bởi chính phủ có thể đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết về an toàn trực tuyến, giúp người trẻ nhận thức rõ về rủi ro và cách bảo vệ bản thân.
Chính phủ cũng có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để hiểu rõ hơn về xu hướng giao tiếp của giới trẻ trực tuyến và phát triển các công cụ an toàn mới Họ có thể hỗ trợ cả doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu để tạo ra các giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sử dụng mạng xã hội.
Hợp tác giữa chính phủ và các bên liên quan như trường học, phụ huynh, và doanh nghiệp là chìa khóa để xây dựng một môi trường trực tuyến an toàn và tích cực Chính phủ có thể định hình chính sách bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến và khuyến khích các chiến dịch tâm lý và hỗ trợ để giúp những người trẻ có thể đối mặt với các thách thức tâm lý liên quan đến giao tiếp trực tuyến.
Tổng thể, sự hỗ trợ của chính phủ không chỉ giúp xây dựng một môi trường an toàn và tích cực trên mạng xã hội, mà còn thể hiện cam kết của họ đối với sự phát triển và bảo vệ của cộng đồng trực tuyến, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ
3.5.3 Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ kĩ thuật
Phần hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong ngữ cảnh của giải quyết vấn đề giao tiếp của giới trẻ trên mạng xã hội là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng chúng ta có các công cụ và giải pháp hiệu quả nhất để quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan.
Hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ nghiên cứu và phát triển chuyên sâu về an toàn trực tuyến Điều này có thể bao gồm các dự án nghiên cứu về tâm lý học trực tuyến, phân tích xu hướng giao tiếp của giới trẻ, và phát triển công nghệ mới nhằm đáp ứng các thách thức cụ thể của môi trường mạng xã hội.
Doanh nghiệp công nghệ có thể tham gia vào việc hỗ trợ các dự án nghiên cứu này thông qua cung cấp nguồn lực tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, và chia sẻ dữ liệu để nghiên cứu Đồng thời, họ có thể tận dụng những kiến thức thu được từ các dự án này để phát triển và cải thiện các sản phẩm và dịch vụ của mình, nhằm tạo ra những công nghệ an toàn và tích cực hơn cho người sử dụng.
Ngoài ra, chính phủ có thể định hình các chính sách và chiến lược hỗ trợ để khuyến khích nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các chương trình tài trợ nghiên cứu, đặt ra các động lực và khen ngợi cho những cơ sở nghiên cứu xuất sắc, và hỗ trợ quy hoạch chiến lược để hướng dẫn các nghiên cứu theo hướng mang tính ứng dụng.
Việc hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ không chỉ mang lại những giải pháp mới mà còn đảm bảo sự tiến bộ liên tục, giúp chúng ta thích ứng linh hoạt với những thách thức ngày càng phức tạp trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ.
Hợp tác xã hội là một chiến lược quan trọng trong việc giải quyết vấn đề giao tiếp của giới trẻ trên mạng xã hội Để xây dựng một môi trường trực tuyến an toàn và tích cực, sự kết hợp của phụ huynh, giáo viên, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng là không thể phủ nhận Trách nhiệm được chia sẻ giữa các bên liên quan, với mục tiêu chung là hỗ trợ giới trẻ phát triển tư duy tích cực và an toàn khi sử dụng mạng.
Chương trình giáo dục đa chiều, kết hợp sự đóng góp của giáo viên và chuyên gia tâm lý, là một phần quan trọng của hợp tác xã hội Nó giúp giới trẻ hiểu rõ về nguy cơ và biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trực tuyến Hỗ trợ từ doanh nghiệp và tổ chức xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng trực tuyến tích cực Các diễn đàn an toàn và sự kiện xã hội tích cực được tạo ra để khuyến khích sự tương tác tích cực và hỗ trợ tinh thần.
Hợp tác xã hội còn mở ra cơ hội để phát triển công nghệ an toàn, với sự hợp tác giữa doanh nghiệp và chính phủ Các công cụ kiểm soát và bộ lọc nội dung sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ khi sử dụng mạng xã hội Chính phủ cũng có thể hỗ trợ thông qua việc xây dựng chính sách và quy định liên quan đến an toàn trực tuyến.