1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tinh giản biên chế của các cơ quan Thi hành án dân sự ở tỉnh Cao Bằng

86 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tinh giản biên chế của các cơ quan Thi hành án dân sự ở tỉnh Cao Bằng
Tác giả Lý Thị Như Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Trương Hồ Hải
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 19,43 MB

Nội dung

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tỉnh giản biên chế trong thời gian qua, các cơ quan THADS tỉnh Cao Bằng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Cao Bằng và 10 C

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÝ THỊ NHƯ TRANG

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HA NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÝ THỊ NHƯ TRANG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRUONG HO HAI

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong

bắt kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đê nghị Khoa Luật xem xét để

tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lý Thị Như Trang

Trang 4

1.1 Khai niệm, đặc điểm và vai trò của tinh giản biên ché 7

1.1.1 Khải niệm 2 E111 11223011111 530 11 19931 ng ng re 7

1.1.2 Đặc điểm tinh giản biên chẾ -2- 2 2 2+E+EE+E++E++Eerkerxerszrerree 12

1.1.3 Vai trò của tinh giản biên ChE 2-2 2 s+£E+£Ez2Ez+Ezrxrrxersee 20

1.2 Chủ thé, nội dung, phương pháp tinh giản biên 231.2.1 Các chủ thé tham gia thực hiện tinh giản biên chế 231.2.2 Nội dung tô chức thực hiện tinh giản biên chế -5- 2-2 24

1.2.3 Phương pháp tinh giản biên chế 2-2 s2 +s2E22E£2££+£zrxzrsez 31

1.3 Các điều kiện đảm bảo tỉnh giản biên chế - 5-5: 321.3.1 Yếu tố khách quan 2-2 2+s©E+EE+EE+E£EE£EEEEEEEEZEErEerkerkrrerree 32

1.3.2 Yếu tố chủ quan - 2-2 ©s++E+E2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEE111xEEErxee 36 Tiểu kết chương 1 2 2 ®+Ss+SE+SE£EE£EEEEE2EEEE1E7EE7E 7171121121111 xe 39 CHƯƠNG 2: THỰC TRANG TINH GIẢN BIEN CHE CUA CAC

2.1.

2.1.1.

2.1.2.

CƠ QUAN THỊ HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH CAO BẰNG

(GIAI DOAN 2015-2021) -22-5s SE 2 E2112E1 21x11 crxe 40

Các yêu tô ảnh hưởng dén đên tỉnh giản biên chê của các cơ

quan Thi hành án dân sự ở Tỉnh Cao Bằng 40Tình hình kinh tế xã hội của tinh Cao Bang 5-5: 40

Cơ cau tô chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự ở

tỉnh Cao Bằng - 2-22 Ss+EkSEEEE2EE21121121121121111211211 111.11 cxe 41

Trang 5

2.1.3 Kết quả thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp

xã và tinh giản biên chế ở tỉnh Cao Bằng - ¿5 5-55:

2.2 _ Kết quả thực hiện tỉnh giản biên chế tại các cơ quan Thi hành

án dân sự ở tỉnh Cao Bằng 2- 5c ©5sc2tczerkcrrxrrrrerxee 2.2.1 Thực trạng biên chế và tình hình sử dụng biên chế của Cục Thi

hành án dân sự tinh Cao Bằng (giai đoạn 2015-202 2.2.2 Mục đích và yêu cầu của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Cao Bang

I) -trong thực hiện tinh giản biên CHẾ (St EESEEEEEEEESEEEESkerkrkrree2.2.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện tinh giản biên chế tại

các cơ quan Thi hành án dân sự ở tỉnh Cao 2.2.4 Quy trình thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan Thi hành

Băng -án dân sự ở tỉnh Cao Bằng - 2-5222 2 erkerkerkerree

2.4.5 Kết quả thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan Thi hành án

dân sự tinh Cao Bằng giai đoạn 2016-2021 2 2s s522.3 Hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong thực hiện

tinh giản biên chế tại các co quan Thi hành án dân sự ở tỉnh

Cao Bằng - - Sàn E1 1111111011011 111 1111011111111 xe 2.3.1 Hạn ChE eesseesccsssesscssnsecessnecsssnsecssnsecesnneeessnneeessnseeessnseessanseessanseeesnness

2.3.2 Nguyên nhân + 1S 1S SH HH ky

Tiểu kết chương 2 2-2 %SE+SE£2E2E12E12E1121717171121121111 11111 xe

CHUONG 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP TINH GIAN BIEN

CHE CUA CÁC CO QUAN THI HANH AN DAN SU Ở

TINH CAO BANG TRONG THỜI GIAN TỚI -25¿

3.1 Quan điểm tỉnh giản biên chế của các cơ quan Thi hành án

dân sự ở tỉnh Cao Bang trong thời gian tới

-3.2 GAT PIMA ae e

3.2.1 Giải pháp chung - -.- <1 vn ng ng rưy

3.2.2 Giải pháp cụ thê -:- ++52+E2kSEEEEEEE121121521271211211 11211111

Tiểu kết chương 3 2 2-52 SESE2E1211211171717171121121111 11111 xe.

KET LUẬN ¿©5252 21221 EEEEEE212211211211211111111.111211 1121111 1 xe

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 s+xe£erxerseez

Trang 6

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CCHCNN Cai cách hành chính nha nước

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Tinh giản biên chế” được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏibiên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể

được tiếp tục bồ trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối

với những người thuộc diện tinh giản biên chế

Mục đích của mọi cuộc tinh giản biên chế là nhằm tạo ra được bộ máy

công quyền hoạt dộng hiệu quả trên cơ sở cơ cấu tổ chức tinh gọn với sốlượng nhân sự phù hợp, được vận hành một cách khoa học dé thực hiện tốtnhất chức năng, nhiệm vụ đã được xác định Như vậy, mục đích của tinh giảnbiên chế không chi đơn thuần là giảm cơ học số lượng nhân sự (thay đổi về

lượng) mà hơn thế, đây là cách thức để các cơ quan nhà nước tinh lọc lại nhân

sự (thay đổi về chất) nhằm làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước có hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trong điều kiện ngân sách

nhà nước còn hạn hẹp.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

về tỉnh giản biên chế trong thời gian qua, các cơ quan THADS tỉnh Cao Bằng

(Cục Thi hành án dân sự tỉnh Cao Bằng và 10 Chi cục Thi hành án dân sự cấp

huyện) đã thu được những kết quả nhất định cụ thể qua 07 năm thực hiện

Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về tỉnh giản biên

chế, các cơ quan THADS tinh giản được 21 biên chế công chức với tổng kinh

phí thực hiện hon 2 ty 951 triệu đồng Kết quả thực hiện chính sách tinh giảnbiên chế tại các cơ quan THADS tỉnh Cao Bằng được Bộ Tư pháp, Tổng cụcTHADS đánh giá cao trong hệ thống các cơ quan THADS giai đoạn 2015-

2021 Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn bộc lộ nhiều bat cập,

hạn chế như: Tình trạng thiếu kiên quyết, né nang, né tranh, ngai va cham,

muôn giữ ôn định tô chức, bộ máy va biên chê hiện tai cua một sô Chi cục

Trang 8

THADS cấp huyện; việc thực hiện tinh giản biên chế còn mang tính cơ học,thiên về hình thức chưa gắn chặt với đề án vị trí việc làm; việc bố trí, sắp xếpnhân sự thay thế đảm nhiệm công việc sau tinh giản biên chế tại các đơn vịcòn nhiều lúng túng

Các hạn chế, bất cập trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện

hiệu quả tỉnh giản biên chế và cần được nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn

thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện tính giản biên chế.

Xuất phát từ thực trạng trên tác giả lựa chọn đề tài “Tĩnh giản biên

chế của của các cơ quan Thi hành án dân sự ở tỉnh Cao Bằng” làm luận

văn thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bàn về thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, TS

Lê Như Thanh - Phó Giám đốc thường trực Học viện Hành chính quốc gia,nhận định trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước, đăng ngày 12/5/2017:

Thực tiễn những năm qua cho thấy, bộ máy hành chính nhà nước ở

nước ta còn cồng kénh, hoạt động kém hiệu quả Do đó, tinh giản

biên chế trong khu vực những cơ quan hành chính nhà nước và đơn

vị sự nghiệp công lập đã được ban hành và thực hiện như một giải

pháp dé khắc phục tinh trạng hiện nay

PGS.TS Văn Tat Thu, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ dé cập về van dé

“Năng lực thực hiện chính sách công - những vấn đề lý luận và thực tiễn”đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước, ngày 31/01/2016 nêu:

Chất lượng, hiệu quả thực thi chính sách công phụ thuộc vào năng

lực của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính sách

công Cụ thé hơn, năng lực thực thi chính sách công của đội ngũ

cán bộ công chức là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quảthực hiện chính sách công ấy Vì vậy, để gia tăng chất lượng và

Trang 9

hiệu quả thực hiện chính sách công cần phải trên cơ sở của nhữnggiải pháp đồng bộ nhăm tập trung nâng cao trình độ, năng lực tổ

chức thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

TS Lê Như Thanh, tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính

nhà nước - thách thức và giải pháp, nội dung được đăng lên tạp chí tổ chứcnhà nước ngày 17 tháng 3 năm 2017, bài viết đề cập được những thách

thức đặt ra từ thực tiễn tinh giản biên chế ở Việt Nam hiện nay và đề ra giải

pháp nâng cao hiệu quả tỉnh giản biên chế ở nước ta thời gian tới

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải, chủ trì hội thảo với chủ đề: “Tinh giản biên chế - thách thức và giải pháp ” Qua hội thảo, hầu hết các ý kiến đều thống nhất là: tinh giản biên chế là một việc không mới nhưng có rất

nhiều cản trở trong quá trình thực hiện, cản trở lớn nhất đó là chưa có cơ sở

khoa học dé xác định chính xác đối tượng thuộc chính sách tinh giản biên

chế, sự né nang, né tránh trong quá trình thực hiện, van đề lợi ích, trách

nhiệm của người đứng đầu tổ chức Đồng thời đề ra nhiều giải pháp ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: cải cách tổ chức bộ máy; hoàn thiện đề án vị trí việc làm; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; xây dựng tiêu chí đánh giá CBCCVC; cải cách tiền lương và các chế độ phúc lợi, khoán chi phí theo kết qua; tăng cường sự tự chủ về tài chính và biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Nguyễn Thị Khánh (2015) với đề tài “Xây dựng chính sách tỉnh giảnbiên chế ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành Chính

sách công tại Học viện Khoa học xã hội.

Tác giả Nguyễn Kim Diện với đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ

công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương”, luận án Tiến sĩ, Đại học

Kinh tế quốc dân, năm 2012 Luận án đã làm rõ và đưa ra quan điểm, phươngpháp tuyên dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo và những giải pháp, kiến nghị

Trang 10

nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương

Nhìn chung, các bài viết nêu trên được nghiên cứu ở các khía cạnhkhông hoàn toàn giống nhau đối với việc thực hiện tinh giản biên chế;cũng như nêu lên thực trạng thực hiện chính sách này, qua đó đề xuất giảipháp nham góp phần gia tăng hiệu quả trong thực thi chính sách về tỉnhgiản biên chế

Còn đối với Luận văn này, nội dung nghiên cứu tại một địa phương cụ

thể, trên từng nhiệm vụ, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách một cách xác thực, thực tiễn Từ những kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách

hay những hạn chế, bất cập tại địa phương khi triển khai và thực hiện, Luận

văn sẽ đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể khi thực hiện tỉnh giản biên chế tại địa phương nghiên cứu trong thời gian tới sẽ đem lại hiệu quả cao hơn,

góp phan thực hiện đúng, đảm bao nội dung, tinh than tinh giản biên chế của

nước ta hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.I Mục đích nghiên cứu

Lam rõ một số cơ sở lý luận về thực hiện tinh giản biên chế nhằm làm chỗ

dựa nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện tinh giản biên chế của các cơ quan THADS tại tỉnh Cao Bằng Thông qua đó, nghiên cứu này đề

xuất giải pháp dé tổ chức thực thi có hiệu quả công tác tinh giản biên chế

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về thực hiện tinh giản biên chế;

- Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện tinh giản biên chế của các

cơ quan THADS ở tỉnh Cao Bằng, chỉ rõ kết quả đã đạt được và mặt hạn ché/bat cập và nguyên nhân dẫn tới; đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu qua

tỉnh giản biên chế trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Luận văn nghiên cứu về van đề tổ chức thực hiện tinh giản biên chế từthực tiễn các cơ quan THADS ở tỉnh Cao Bằng dưới góc độ khoa học Luật học.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá tổ chức thực hiện tinh giản biên

chế từ thực tiễn của các cơ quan THADS tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015- 2021.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện theo quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước ta đối với thực hiện tinh giản biên chế Đồng thời, luận văn sử dụng

phương pháp luận về nghiên cứu Luật học kết hợp với hướng tiếp cận liên

ngành của khoa học xã hội và nhân văn.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp cụ thé trong nghiên cứu được luận văn sử dụng,

đó là: phương pháp phân tích và tông hợp dé đánh giá sự tác động của tinh giản biên chế trong thực tiễn: phân tích văn bản tinh giản biên chế, phân tích quá trình tổ chức thực thi chính sách này, đánh giá tổng hợp việc thực hiện

tỉnh giản biên chế và năng lực thực thi chính sách này từ thực tiễn của các cơquan THADS tại tỉnh Cao Bằng: các nguồn tài liệu Nghị định, Nghị quyết,Chỉ thị, Thông tư, Báo cáo và những VBQPPL liên quan tinh giản biên chế

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Y nghia lý luận

Kết quả luận văn đóng góp vào việc bé sung, hoàn thiện một số cơ sở vấn đề lý luận về thực hiện tinh giản biên chế ở nước ta hiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ đánh giá thực trạng để cung cấp luận cứ thực tiễn nhằm đề xuất giải

pháp nhằm gia tăng hiệu quả thực thi chính sách tinh giản biên chế ở các cơquan THADS tỉnh Cao Băng nói riêng và hệ thống các cơ quan THADS cả

Trang 12

nước nói chung Thực hiện các giải pháp do luận văn đề xuất chắc chắn sẽgóp phan nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện tinh giản biên chế, nâng caochat lượng đội ngũ công chức THADS và góp phan tinh gọn bộ máy các cơquan THADS nói chung Luận văn còn có thé sử dụng làm tai liệu tham khảo

phục vụ nghiên cứu, áp dụng cho các địa phương khác triển khai thực hiện.

7 Kết cấu của Luận văn Trừ phần mở đầu, kết luận va các tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được bồ cục bởi ba chương cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tinh giản biên chế

Chương 2: Thực trạng thực hiện tinh giản biên chế của các cơ quan Thihành án dân sự ở tỉnh Cao Bằng (giai đoạn 2015-2021)

Chương 3: Quan điểm và giải pháp tinh giản biên chế của các co quanThi hành án dân sự ở tỉnh Cao Bằng

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TINH GIẢN BIEN CHE

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tỉnh giản biên chế

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm biên chế Thuật ngữ biên chế trong các VBQPPL cho đến nay vẫn chưa được giải thích cụ thé, rõ ràng Tuy vậy, biên chế với cách hiểu phổ biến dùng dé chỉ về

đội ngũ những người làm việc trong khu vực Nhà nước, bao gồm đội ngũnhững người làm việc trong hệ thống các cơ quan hanh chính nhà nước va

đơn vi sự nghiệp công lập, họ có vi trí công việc phục vu dài hạn và vô thời

hạn trong hệ thống cơ quan Nhà nước, chế độ lương và các khoản phụ cấp

được thụ hưởng do Nhà nước quy định.

Cụ thé hơn, biên chế là một vị trí công việc trong cơ quan nhà nước được phục vụ lâu dài, vị trí này được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp

hoặc Chính phủ quyết định hoặc được phê duyệt trong những nghị quyết về

việc quy hoạch số lượng các chức danh trong hệ thống bộ máy công chức, viên chức được hưởng chế độ lương từ ngân sách nhà nước Cán bộ trong các

cơ quan nhà nước cũng là một dạng được bổ nhiệm, bau cử theo nhiệm kỳ

trong một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, hết thời hạn bổ nhiệm hoặc

bị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì chức vụ cán bộ sẽ trở lại thành công chức, viênchức Công chức, viên chức được điều chỉnh bởi Luật Cán bộ, công chức và

Luật viên chức, sẽ được làm việc dưới sự lãnh đạo của Đảng Biên chế làngười đã tham dự các kỳ thi tuyên, xét tuyển dụng vào công chức, viên chức

và trúng tuyển vào công chức, viên chức nhưng phải trải qua thời gian tập sự

hoặc không trải qua thời gian tập sự do đã thực hiện nhiệm vụ này trong thời

gian chưa được tuyên dung; được nâng lương, ngạch và hưởng các chế độ

khác như dao tạo, bồi dưỡng

Trang 14

1.1.1.2 Khái niệm về tỉnh giản biên chếTại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11năm 2014 của Chính phủ về TGBC xác định rằng: “Tỉnh giản biên chế” làviệc đánh giá và phân loại nhằm mục đích đưa ra khỏi biên chế đối với một

bộ phận không đáp ứng được công việc yêu cầu hoặc một bộ phận người dư thừa, mà không thé tiếp tục sắp xếp bố trí công tác khác và thực hiện giải quyết chính sách, chế độ TGBC Hay hiểu theo cách khác, TGBC được hiểu

là công việc áp dụng những giải pháp phân loại để chắt lọc, sàng lọc loại ra

khỏi bộ máy đối với các biên chế không cần thiết, nhằm giúp cho đội ngũcán bộ, công chức tinh thông và chất lượng hơn TGBC lấy mục tiêu khôngđơn thuần chỉ là giảm về số lượng cán bộ công chức, giảm NSNN và chỉ phíhành chính, mà vấn đề quan trọng hơn là giúp cho việc tái cơ cấu đội ngũ

cán bộ công chức tinh gon va dam bảo chất lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, các kỹ năng công vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

và trách nhiệm công vụ TGBC không có nghĩa là không được thực hiện

tuyển dụng công chức, viên chức Theo Đề án TGBC giai đoạn 2015-2021

ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QD-BTP ngày 09/8/2016 của Bộ Tupháp thì việc tuyển dụng biên chế công chức, viên chức được xác định chỉtiêu tuyển dụng là không quá 50% số biên chế thực hiện TGBC, nghỉ hưu

đúng tuổi và nghỉ việc.

1.1.1.3 Khái niệm về chính sách TGBC

- Khái niệm chính sách công

Nhiều học giả trên thế giới đã đưa ra các quan niệm không giống nhau

về chính sách công Tiêu biểu có một số quan niệm sau:

Học giả B.Guy Peter cho rằng “Chính sách công là những hoạt độngcủa Nhà nước có tác động ảnh hưởng gián tiép/truc tiếp tới cuộc sống của tat

cả mọi công dân” Với cách hiéu này xác định là chính sách công do Nha

Trang 15

nước ban hành, nghĩa là chủ thé ban hành và tổ chức thực hiện chính sáchcông là chính quyền nhà nước; quan niệm này cũng nhấn mạnh chính sáchcông tác động tới đời sống của cộng đồng người dân.

Còn tác giả William Jenkin lại cho rằng:

Chính sách công là sự tập hợp những quyết định có liên quan với nhau của một nhóm các nhà chính trị hoặc một nhà chính trị gắn liền với sự chọn lựa mục tiêu và những giải pháp nhằm đạt mục tiêu ay.

Với tác giả tiến sỹ Đỗ Phú Hải đã đưa ra định nghĩa:

Chính sách công là một tập hợp những quyết định chính trị có liênquan nhau do nhà nước ban hành dé chọn lựa những mục tiêu cụ thểgan với các giải pháp, công cụ nhằm giải quyết những van dé của

xã hội theo các mục tiêu cụ thể đã được đảng cầm quyền xác định

Với các quan niệm được đề cập trên, thuật ngữ chính sách công tùy

theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng mà đưa ra định nghĩa.

Ở nghĩa hẹp: Chính sách công là một tập hợp những quyết định chính trị có liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, gắn với mục tiêu và các giải pháp, công cụ để giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra theo chủ

trương đường lỗi của Đảng cầm quyên

Ở nghĩa rộng: Chính sách công là chính sách do Nhà nước ban hành, làkết quả của sự cụ thé hóa, thể chế hóa các chủ trương và đường lối của Dangcầm quyên thành những quyết định, gắn với việc xác định mục tiêu và lựa

chọn các giải pháp, công cụ dé giải quyết những van đề thực tiễn xã hội thuộc nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước nhăm duy trì hoạt động quản lý Nhà nước, phục vụ người dân và thúc day sự phát triển KT-XH theo định hướng

của Đảng cầm quyên.

- Khái niệm chính sách tỉnh giản biên chếTiếp cận từ khái niệm chính sách công, ta có thé hiểu: TGBC là một

Trang 16

chính sách do Nhà nước ban hành, nó là sự tập hợp những quyết định có liênquan về TGBC của Nhà nước, gắn với mục tiêu và giải pháp, công cụ nhằmphân loại và đánh giá dé sàng lọc, đào thải dua ra khỏi biên chế đổi với một

bộ phận người dôi dư, không đáp ứng được yêu cau của nên công vụ hoặc

không thể tái sắp xếp bố trí công tác khác và giải quyết chế độ TGBC cho họ để tỉnh gọn biên chế và tổ chức bộ máy nhằm kiện toàn đội ngũ CB,CC, VC trong hệ thống chính trị có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và các kỹ năng, đề cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức trách nhiệm công vụ để đáp ứng

yêu câu thực hiện nhiệm vụ được giao của nên công vụ đạt hiệu quả cao

1.1.1.4 Khái niệm thực hiện chính sách tinh giản biên chế

- Khái niệm về thực hiện chính sách côngThực hiện chính sách công - theo PGS Văn Tat Thu, đó là quá trình mà

chủ thé chính sách chuyên hóa toàn bộ ý chí của mình thành hiện thực theo

mục tiêu đã được xác định (đưa chính sách công vao thực tiễn cuộc sống, hiện

thực hóa chính sách công).

Thực hiện chính sách vốn là một khâu rất quan trọng cấu thành trong

chu trình chính sách công Nói cách khác, việc thực hiện chính sách công là

trung tâm dé kết nối các bước, các khâu trong chu trình chính sách Nếu việchoạch định (xây dựng và ban hành) chính sách công được đầu tư có chấtlượng và đúng đắn là khâu mở đầu quan trọng, thì việc tổ chức thực thi tốtchính sách lại đóng vai trò quyết định đối với cả chu trình chính sách công Vì

tuy có chính sách đúng đắn rồi, nhưng nếu khâu thực hiện bị xem thường

hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn thì sẽ làm cho chính sách trở nên mất

ý nghĩa (không chỉ là khâu hiệu suông, mà còn làm mất uy tín của chủ thểhoạch định chính sách công), làm cho nhân dân suy giảm niềm tin vào chínhquyền nhà nước Và hệ quả của nó khiến bắt lợi cả về mặt chính trị và mặt xã

hội, vê lâu dài là gây nên những bat ôn cho Nhà nước và Dang cam quyên.

10

Trang 17

Qua việc tổ chức thực hiện chính sách mới đo lường đánh giá khách quan,chính xác đối với tính đúng đắn, tính khả thi phù hợp của chính sách ấy haykhông, vì thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

- Khái niệm về thực hiện chính sách TGBC

Từ khái niệm về thực hiện chính sách công, ta có thể hiểu về thực hiện

TGBC như sau: 7hực hiện chính sách TGBC là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách TGBC thành hiện thực với đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng của Nhà nước về tinh gọn bộ máy Nhà nước,

nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC,VC

1.1.1.5 Một số khái niệm khác có liên quan

- Khải niệm công chức và công chức chuyên ngành THADS

+ Khái niệm công chức

Theo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung năm 2019 xác định:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bé nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vi trí việc làm trong cơ

quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị

thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng: trong cơ quan, đơn vị thuộc

Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ

theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và

hưởng lương từ ngân sách nhà nước [20].

+ Khái niệm công chức chuyên ngành THADS

Hiện nay pháp luật chưa có một điều khoản cụ thé nào quy định liệt kê tất cả các ngạch công chức thuộc hệ thống THADS, tuy nhiên trên cơ sở

nghiên cứu và tổng hợp các quy định tại Luật THADS năm 2008, sửa đôi, bổsung năm 2014 (Điều 23, Điều 25), Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18

11

Trang 18

tháng 07 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật THADS (Điều 52, Điều 56, Điều 66, Điều 71, Điều 78,Điều 80, Điều 81 và Điều 82) và các văn bản pháp luật khác có liên quan thicác ngạch công chức chuyên ngành THADS bao gom Chấp hành viên (gồm

có CHV cao cấp, CHV trung cấp và CHV sơ cấp); Thẩm tra viên THADS (gdm có Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính va Thẩm tra viên); Thư

ký thi hành án (g6m có Thư ký thi hành án và Thư ký trung cấp thi hành án).

Ngoài các ngạch công chức chuyên môn chuyên ngành THADS nêu trên,

trong hệ thống THADS (các đơn vi trực thuộc Tổng Cục THADS thuộc Bộ

Tư pháp, các đơn vi trực thuộc Cục THADS cấp tỉnh và Chi cục THADS cấphuyện) còn có các ngạch chuyên môn khác như các ngạch chuyên viên (gồm

có Chuyên viên cao cấp, Chuyên viên chính, Chuyên viên) và các ngạch Cán

sự, Nhân viên được quy định tai Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn

nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính; Ngach

kế toán nghiệp vụ THADS, ngạch kế toán hành chính sự nghiệp THADS và

các ngạch văn thư, lưu trữ, công nghệ thông tin, phục vụ, bảo vệ, lái xe, thủ kho vật chứng, bảo vệ kho vật chứng v.v được quy định tại các văn bản

chuyên ngành tương ứng.

1.1.2 Đặc điểm tỉnh giản biên chế

1.1.2.1 Quan điển của Đảng về tỉnh giản biên chế

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề TGBC Từ khi thực hiện

đường lỗi đổi mới toàn diện đất nước, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết đểTGBC nhằm đáp ứng tinh gọn bộ máy nhà nước Đại hội VI đã xác định:

“TGBC hành chính nhà nước, nhằm phát triển sản xuất, tăng năng suất laođộng, nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội” tinh than này tiếp tục được đề cậptrong các Đại hội VII, VII, IX, X, XI, XI, XIII; đặc biệt, Ban Chấp hành

12

Trang 19

Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày

17/4/2015 về TGBC và cơ cấu lại đội ngũ CB, CC, VC, trong đó nêu rõ: Phải

xác định tỉ lệ tỉnh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của

bộ, ban, ngành, tô chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến

khích day mạnh chuyên đồi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ,

tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà

nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp” Dé tiếp tục nâng cao hiệu

quả công tác TGBC, ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số

40/KL-TW về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống

chính tri giai đoạn 2022-2026 với 06 nội dung cu thé sau:

Thứ nhất, tiếp tục đây mạnh thực hiện TGBC theo Nghị quyết Đại hội

XII của Đảng Giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tỉnh giản ít nhất

5% biên chế CB, CC và ít nhất 10% biên chế VC hưởng lương từ ngân sách nhà nước Đối với các cơ quan, tô chức, địa phương, đơn vi chưa thực hiện giảm

đủ 10% biên chế giai đoạn 2016 - 2021 thì phải đồng thời vừa thực hiện mục

tiêu TGBC giai đoạn 2022 - 2026, vừa phải tiếp tục thực hiện chỉ tiêu TGBC giai

đoạn 2016 - 2021 Những nơi thực hiện vượt chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2021 thì

phần vượt được tính vào kết quả thực hiện giai đoạn 2022 - 2026

Trước mắt giữ ôn định số lượng biên chế công đoàn địa phương đã giao

vượt so với biên chế được giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp

với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp uy, tổ chức đảng liên

quan tiến hành kiểm tra, tong kết, đánh giá tổng thé tình hình quản lý và giao biên chế công đoàn làm cơ sở tham mưu, hướng dẫn việc giao biên chế đối với cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện Sau khi có hướng dẫn

giao biên chế đối với cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện thì ban

thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ thực hiện giao biên chế công đoàn theo quy định

trong tông sô biên chê được giao.

13

Trang 20

Thứ hai, biên ché được giao giai đoạn 2022 - 2026 không bao gồm lao động hợp đồng Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao động và trả lương, phụ cấp cho lao động hop đồng theo quy định từ

ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, don vi.

Thứ ba, Bộ Chính trị uỷ quyền cho Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định sửdụng biên chế dự phòng khi cần thiết (biên chế dự phòng khoảng 0,5% tổng

biên chế) Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng

Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an

Trung ương, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện

Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước quản lý biên

chế các cơ quan, tô chức, địa phương, đơn vi trực thuộc theo thâm quyên.

Các cơ quan, tổ chức được giao thâm quyên quản lý biên chế chịu trách

nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai chủ trương, quyết định của BộChính trị và thực hiện thâm quyền giao, quản lý biên chế theo quy định; kiêmtra, giám sát việc thực hiện quản lý, sử dụng biên chế của các cơ quan, tổ

chức, địa phương, đơn vị thuộc thẩm quyền.

Thứ tw, Các cap uỷ, tô chức đảng trực thuộc Trung ương chịu trách

nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương,

quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng biên chế ở địa phương, cơ quan, đơn vi; trực tiếp quản lý biên chế được giao, lãnh đạo,

chỉ đạo, triển khai giao biên chế cho các cơ quan, tô chức, địa phương, đơn vị

trực thuộc bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định.

Thứ năm, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo,chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên

quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với chủ trương, quy định của Đảng về quản lý biên chế.

14

Trang 21

Thứ sáu, Ban Tô chức Trung ương hoàn thành danh mục vi trí việc làmtrong hệ thong chính tri; giúp Bộ Chính tri, Ban Bi thu, Ban Chỉ đạo hướng

dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác quản lý biên chế; định kỳ hoặc khi cần thiết báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo.

1.1.2.2 Chính sách tỉnh giản biên chếThực hiện quan điểm chủ trương của Đảng, Chính phủ đã cụ thể hóabằng việc ban hành Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014

về chính sách TGBC; Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng § năm 2018

về việc bồ sung, sửa đổi một số Điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về

chính sách TGBC; và Nghị định 143/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm

2020 về bổ sung, sửa đổi đối với Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định

108/2014/NĐ-CP Các văn bản quản lý này đã quy định khá rõ về đối tượng

áp dụng, phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc TGBC Nhất là quy định cụ thê vềchính sách TGBC gồm có: chính sách chuyên sang làm việc ở những cơ quankhông hưởng lương thường xuyên từ NSNN, chính sách về nghỉ hưu trướctuôi; chính sách về thôi việc (chính sách về thôi việc ngay sau khi đã được đi

học nghề, chính sách vẻ thôi việc ngay); chính sách áp dụng đối với người thôi giữ chức lãnh đạo hoặc được bau cử, bổ nhiệm vào các chức vụ khác có

mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hon do tái sắp xếp bố trí

Thứ nhất, Chính sách về nghỉ hưu trước tuổi

- Những người thuộc đối tượng TGBC được quy định ở Điều 6 của

Nghị định 108/2014/NĐ-CP, nếu đối với nam (đủ từ 50 tuôi tới đủ 53 tuổi) và

đối với nữ (đủ từ 45 tuôi tới đủ 48 tuổi), có thời gian đủ 20 năm trở lên tham gia đóng BHXH, mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hay công việc nguy

hiểm, độc hại, nặng nhọc thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y té quyđịnh hoặc có du 15 năm làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0,7

trở lên, thì cùng với việc được hưởng chế độ hưu trí theo luật BHXH, các đối

tượng này còn được hưởng chế độ sau đây:

15

Trang 22

+ Việc nghỉ hưu trước tuổi sẽ không phải bị trừ tỷ lệ lương hưu;

+ Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng trợ cấp ba tháng tiềnlương so với quy định đối với tuổi tối thiểu (ở Điểm b của Khoản 1 thuộcĐiều 50 Luật BHXH);

+ 20 năm đầu công tác (có tham gia đóng đủ BHXH) sẽ được trợ cấp

05 tháng tiền lương Đồng thời, từ năm thứ 21 trở đi sẽ được hưởng trợ cấp nửa tháng tiền lương/1 năm công tác có tham gia đóng đủ BHXH.

- Đối với người thuộc đối tượng TGBC (theo quy định ở Điều 6 của

Nghị định 108/2014/NĐ-CP), nếu đối với nam (đủ từ 55 tuổi tới đủ 58 tuổi)

và đối với nữ (đủ từ 50 tuổi tới đủ 53 tuổi), có thời gian 20 năm trở lên đóng

đủ BHXH thì sẽ được thụ hưởng chế độ hưu trí theo luật BHXH và chế độtheo quy định: Việc nghỉ hưu trước tuổi sẽ không phải bị trừ tỷ lệ lương hưu;

và 20 năm đầu công tác có đóng đủ BHXH sẽ được nhận trợ cấp năm tháng tiền lương Còn từ năm thứ 21 trở đi, bình quân được trợ cấp nửa tháng tiềnlương/1 năm công tác có đóng đủ BHXH; ngoài ra mỗi năm nghỉ hưu trướctudi còn được hưởng trợ cấp ba tháng tiền lương so với quy định (căn cứ điểm

a của khoản 1 thuộc Điều 50 Luật BHXH);

- Đối với người thuộc đối tượng TGBC (được quy định tại Điều 6 củaNghị định 108/2014/NĐ-CP), nếu đối với nam >53 tuổi tới <55 tuổi và đốivới nữ >48 tudi tới <50 tuổi, có thời gian đủ 20 năm trở lên đóng BHXH, màtrong đó có đủ 15 năm làm nghề hay công việc nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc

thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế quy định hoặc có đủ 15 năm làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực có hệ số từ 0,7 trở lên thì sẽ được thụ

hưởng hưu trí theo luật BHXH và không phải bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ

hưu trước tudi.

- Đối với người thuộc đối tượng TGBC (được quy định ở Điều 6 củaNghị định 108/2014/NĐ-CP), nếu đối với nam >58 tuôi tới <60 tudi và đối

16

Trang 23

với nữ >53 tuổi tới <55 tuổi, có thời gian đủ 20 năm trở lên đóng BHXH thì

sẽ được thụ hưởng hưu trí theo luật BHXH và không phải bị trừ tỷ lệ lương

hưu do nghỉ hưu trước tuổi

Thứ hai, Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng

lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước

Đối với người thuộc đối tượng TGBC (được quy định ở Điều 6 của Nghịđịnh 108/2014/NĐ-CP) khi chuyên sang làm việc ở những cơ quan không

không hưởng kinh phí thường xuyên từ NSNN thì sẽ được hưởng những khoản

trợ cấp dưới đây:

+ Cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH thì sẽ được trợ cấp thêm 1,5tháng tiền lương

Thứ ba, Chính sách cho thôi việc sau khi đã đi học nghề

Đối với người thuộc diện TGBC (theo quy định ở Điều 6 của Nghị

định 108/2014/NĐ-CP) mà <45 tuổi, có sức khỏe, có ý thức tổ chức kỷ luật

và tinh thần trách nhiệm, song do đang đảm nhiệm vị trí công việc không

phù hợp với trình độ đào tạo và chuyên môn, bản thân họ lại có nguyện

vọng xin thôi việc thì sẽ được đơn vi, cơ quan tạo mọi điều kiện cho đi học

nghề trước khi giải quyết thôi việc, dé tự tìm việc làm mới, cụ thé là cácchế độ được hưởng dưới đây:

+ Được thụ hưởng nguyên tiền lương tháng hiện đang hưởng và được

cơ quan, don vị đóng BHXH và BHYT trong thời gian đi học nghé, song thời

gian được hưởng không quá 06 tháng;

+ Nhận được trợ cấp một khoản chi phí (kinh phí) cho một khóa học

nghề nhưng tối đa không quá 06 tháng tiền lương hiện đang được hưởng,nhằm nộp cho cơ sở dạy nghề;

+ Sau khi tốt nghiệp khóa học nghề, họ được hưởng trợ cấp ba thánglương hiện đang hưởng tính tại thời điểm đi học nghề nhằm tìm kiếm việc làm;

17

Trang 24

+ Mỗi năm công tác có đóng BHXH thì sẽ nhận được trợ cấp nửa thángtiền lương;

+ Nguyên cả thời gian đi học nghề thi được tính thời gian công tác liêntục, song không được tính vào thâm niên công tác nhằm xét nâng lương

Các đối tượng thôi việc được quy định trên, họ được bảo lưu thời gian

đóng BHXH và cấp số BHXH hay được nhận trợ cấp BHXH một lần theo

Luật BHXH; nhưng không được hưởng chính sách tại quy định của Nghị định

46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 về thủ tục nghỉ hưu đối với công chức; và

quy định của Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về việc tuyên dụng,

sử dụng, quản lý viên chức.

Thứ tư, Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạohoặc được bồ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo

mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức

Đối với CB, CC, VC do quá trình tô chức sắp xếp cho thôi nắm giữ chức

vụ lãnh đạo hoặc là được bau cử, bổ nhiệm ở chức vụ mới nhưng phụ cấp chức vụ lãnh đạo lại có mức thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì họ được bảo lưu duy trì phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng tới

hết nhiệm kỳ bau cử hoặc tới hết thời hạn nắm giữ chức vụ bổ nhiệm Đối vớitrường hợp đã nắm giữ chức vụ theo nhiệm kỳ bau cử hoặc thời hạn được bố

nhiệm mà còn <6 tháng thì được bảo lưu tròn sáu tháng.

Nhìn chung, chính sách TGBC đã được Nhà nước quy định đầy đủ và

khá rõ ràng theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

Bên cạnh những chính sách trên, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW,ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị ve TGBC và cơ cau lại đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức và các văn bản liên quan, Chính phủ đã thể chế hóa chủ

trương của Đảng bằng nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ gồm [23]:

- Sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức dé thé chế hóa chủ trương

18

Trang 25

“không thực hiện chế độ công chức trong đơn vi sự nghiệp công lập (trừ các

đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước)” và “tách

người quản lý doanh nghiệp nhà nước khỏi chế độ viên chức, công chức”

- Sửa đổi quy định về chính sách đối với người có tài năng trong hoạt

động công vụ Trên cơ sở quy định khung của Chính phủ, các bộ, ngành, địa

phương sẽ quy định chỉ tiết dé có đội ngũ và cơ cấu phù hợp.

- Xây dựng các quy định về xếp lương, trả lương đối với CB, CC, VC

theo chủ trương của Ban Chấp hành TW tại Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 5-2018 về cải cách chính sách tiền lương cho CB, CC, VC, người lao động

21-trong doanh nghiệp và lực lượng vũ trang.

- Sửa đôi, b6 sung quy định về xếp loại đánh giá CB,CC dé thé chế hóa

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Hội nghị Trung ương 7 khóa

XII, về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ

phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Quy định sỐ 89-QD/TW,

ngày 4-8-2017, của Bộ Chính tri, về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướngkhung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

- Sửa đối, bổ sung quy định về phương thức tuyển dụng công chức, tiếp nhận công chức dé tạo cơ chế liên thông trong công tác cán bộ và thé chế hóa

chủ trương “thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức dé các

địa phương, co quan, don vi lựa chon, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ” tại Nghị quyết 26-NQ/TW.

- Sửa đổi, bố sung quy định về tổ chức thi hoặc xét nâng ngạch công

chức; day mạnh phân cấp, phân quyền cho bộ, ngành, địa phương trong công tác này, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với thực tế.

- Quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập và việc

chuyên đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình doanh nghiệp và chế độ

quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn,

cơ câu hợp lý, năng lực quản trị tiên tiên.

19

Trang 26

- Ban hành các quy định thé chế hóa chủ trương thực hiện chế độ hợpđồng viên chức xác định thời hạn đối với những trường hợp tuyển dụng mới(trừ các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh

tế - xã hội đặc biệt khó khăn); đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương

cham dứt hợp đồng nếu viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

1.13 Vai trò của tỉnh giản biên chế 1.1.3.1 Tam quan trọng và ý nghĩa cua tinh giản biên chế

Thực hiện TGBC vốn là một khâu rất quan trọng cấu thành trong chu

trình chính sách này Nói cách khác, việc thực hiện chính sách TGBC là trung

tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách TGBC

Nếu việc hoạch định (xây dựng và ban hành) chính sách TGBC đượcđầu tư có chất lượng và đúng đắn là khâu mở đầu quan trọng, thì việc tổ chức

thực thi tốt chính sách này lại đóng vai trò quyết định đối với cả chu trình

chính sách TGBC Vì tuy có chính sách TGBC đúng đắn rồi, nhưng nếukhâu thực hiện bị xem thường hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn thì sẽlàm cho chính sách TGBC trở nên mất ý nghĩa (bởi khâu hiệu suông và làm

mất dần uy tín của chủ thể hoạch định chính sách TGBC), tức là làm cho

nhân dân suy giảm niềm tin vào chính quyền nhà nước Và hệ quả của nókhiến bat lợi cả về CT-XH, về dài hạn là gây nên những bat ồn trong quản lýNhà nước Do vậy, chỉ có thể thông qua việc tô chức thực hiện chính sáchTGBC thì mới đo lường đánh giá, kiêm chứng khách quan, chính xác đối vớitính đúng đắn, tính khả thi phù hợp của chính sách ấy hay không, vì thực

tiễn luôn là tiêu chuẩn của chân lý.

Quá trình tổ chức đưa chính sách TGBC vao trong thực tiễn đời sống thường chịu tác động ảnh hưởng của không ít các yếu tố Nên việc tính toán

thấu đáo các yếu tố tác động này sẽ giúp nhà hoạch định chính sách TGBC;cũng như các cấp triển khai thực hiện chính sách TGBC đề xuất được những

20

Trang 27

giải pháp khả thi trong tổ chức thực hiện, cắt giảm được các đầu mối khôngcần thiết, làm tinh gọn tổ chức bộ máy và TGBC một cách hiệu quả.

1.1.3.2 Những yêu cau cơ bản trong tổ chức thực hiện tỉnh giản biên chế

- Yêu cau thực hiện mục tiêu tinh giản biên chếMục tiêu TGBC là cái đích TGBC hướng tới nhằm đạt được kết quả

xác định Mục tiêu chính sách công nói chung, TGBC nói riêng được coi là

linh hồn của chính sách, nó hướng mọi nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, công

cụ vào thực hiện ý chí của chủ thể chính sách, mong muốn của các đối

tượng chính sách và xã hội Thực chất và Suy đến cùng thực hiện chínhsách là thực hiện mục tiêu chính sách Mỗi chính sách đều hướng đến mụctiêu nhất định, nếu mục tiêu chính sách không được thực hiện coi nhưchính sách không được thực hiện Vì vậy yêu cầu thực hiện mục tiêu chính

sách công nói chung, thực hiện mục tiêu TGBC nói riêng là yêu cầu quan trọng đầu tiên trong tô chức thực hiện Mục tiêu TGBC như trên đã nêu nhằm làm cho biên chế của các cơ quan hành chính, don vi sự nghiệp nha

nước tinh thông, chất lượng hơn góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức có số, chất lượng, cơ cầu hợp lý, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn

và dao đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triểnđất nước và phục vụ đắc lực nhân dân Nếu mục tiêu này không được thựchiện coi như TGBC không thành công, thực chất là không được thực hiện Do

đó bảo đảm yêu cau thực hiện mục tiêu TGBC là yêu cầu cơ bản nhất trong tô

chức thực hiện chính sách.

- Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống trong thực hiện tinh giản biên chế Nội dung của tính hệ thống bao gồm: Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy, tổ chức thực hiện

chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống trong

sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý khác của nhà nước.

21

Trang 28

Yêu cầu này được đảm bảo trong thực thi chính sách sẽ là cơ sở trực tiếpcho việc đạt mục tiêu đề ra Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống trong tô chứcthực hiện tính giản biên chế đòi hỏi phải thực hiện các bước, các nhiệm vụtrong tô chức thực hiện đồng bộ và thống nhất dé đạt được hiệu quả cao

trong tô chức thực hiện chính sách.

- Yêu cầu đảm bảo tính pháp lý khoa học và hợp lý trong tổ chức thực

hiện tỉnh giản biên chế

Yêu cầu bảo đảm tính pháp lý trong tổ chức thực hiện TGBC đòi

hỏi phải tuân thủ và chấp hành đầy đủ các quy định và chế định về thựcthi chính sách, đảm bảo cho việc tô chức thiện hiện chính sách được tậptrung, thống nhất

Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống bộ máy quản lý nhà nước phải gọn, nhẹ

đủ năng lực tổ chức thực hiện chính sách theo quy trình khoa học Tính khoa học thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện TGBC ở việc phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chính sách, ở việc thu hút các nguồn

lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương

trình, dự án dé thực hiện có hiệu quả TGBC

Kết hợp các tính chất trên trong tổ chức thực hiện chính sách sẽ giúpnâng cao hiệu lực thực hiện của công tác tổ chức thực hiện chính sách của các

cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời còn củng cố niềm tin của các đối tượng

tượng thụ hưởng trong xã hội Kêt quả này sẽ củng cô niêm tin của người dân

22

Trang 29

vào nhà nước thông qua chính sách công, vì thế đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng là yêu cầu quan trọng trong thực thi chính sách Yêu cầu này đòi hỏi trong thực hiện TGBC phải xác định chính xác và cụ thé các đối tượng trực tiếp được thụ hưởng chính sách Chỉ những đối tượng nào

thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách thì mới được thụ hưởng do TGBC

Tuân thủ yêu cầu này để tránh các trường hợp không thuộc đối tượng điều

chỉnh chạy chọt dé được thu hưởng chính sách

1.2 Chủ thé, nội dung, phương pháp tinh giản biên 1.2.1 Các chủ thể tham gia thực hiện tỉnh giản biên chế

- Chính phủ; các Bộ, ngành Trung ương: cơ quan địa phương các cấp;

- Các cơ quan, tô chức của Dang, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tô

chức chính trị, t6 chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) được chuyển đôi từ công ty nhà

nước, công ty thuộc các tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nay tiếp tục được cấp có thầm quyền phê duyệt thực hiện sắp xếp lại theo phương án

cô phần hóa, giao, bán, giải thé, sap nhap, hop nhat, chia, tach, phá sản hoặc

chuyên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyên

thành đơn vi sự nghiệp công lập;

- Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nay được cấp có thâm

quyên bán hêt phân vôn nhà nước.

23

Trang 30

1.2.2 Nội dung tổ chức thực hiện tỉnh giản biên chéThực hiện chính sách TGBC là quá trình tô chức thực hiện mục tiêucủa nhà nước thành hiện thực, chúng được triển khai theo một quy trình gồm

có các bước liên quan tác động và hỗ trợ lẫn nhau Thực hiện tốt ở bước này

sẽ tạo điều kiện cho bước sau hoàn thiện, không thể bỏ qua một bước nào trong các bước tổ chức thực hiện vì mỗi bước trong quy trình tổ chức thực

hiện chính sách TGBC có nội dung, nhiệm vụ, phương pháp và cách thức

thực hiện khác nhau Nội dung tô chức thực hiện chính sách TGBC được tiến

hành theo một quy trình sau:

1.2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tỉnh giản biên chế

Dé tổ chức thực hiện chính sách TGBC dat kết quả thiết thực, đạt chỉtiêu đề ra, trước hết cần phải thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiệnchính sách TGBC Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách này là cơ sở, là

công cụ quan trọng dé các cơ quan, tô chức, đối tượng thụ hưởng chính sách TGBC có căn cứ thực hiện Khi lên kế hoạch thực thi chính sách TGBC cần

xác định nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ cụ thể và nhiệm vụ trung tâm theo

nội dung, nhiệm vụ cho mỗi đơn vị, cơ quan và đối tượng thụ hưởng; Kế

hoạch thực thi chính sách TGBC phải dự kiến cụ thê về cơ quan tô chức chủtrì và đầu mối, các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách TGBC; cơ cấu

nguồn nhân lực (cả số lượng và chất lượng) dé tham gia thực hiện chính sách

này; xác định nguồn lực, dự kiến về điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện

phục vụ thực hiện chính sách TGBC; thời gian thực hiện chính sách này; lên

kế hoạch giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGBC; xác

định cụ thé chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong

quá trình tổ chức điều hành chính sách TGBC; xây dựng nội dung và hình

thức khen thưởng, kỷ luật tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện chínhsách TGBC Khi lên kế hoạch thực thi chính sách TGBC cần đảm bảo thỏa

24

Trang 31

mãn về yêu cầu của tính khả thi, tính sát thực và tính hiệu quả nhằm giảmthiểu tình trang cứ phải quá nhiều lần sửa đổi, bồ sung, điều chỉnh, thay thé

Việc hoạch định và trước khi triển khai thực hiện chính sách TGBCphải bảo đảm nguyên tắc lấy ý kiến tham gia của những cơ quan có liên quan

đối với mỗi nội dung cụ thể của kế hoạch; xác định vững chắc về giá trị pháp

lý của kế hoạch khi phê duyệt Kế hoạch thực hiện dé ràng buộc những chủ thé

tham gia phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ có liên quan trong kế hoạch

đã xác định.

1.2.2.2 Pho biến, tuyên truyền tinh giản biên chế

Đề Chính sách TGBC được các cơ quan, đơn vi, địa phương và các đốitượng thụ hưởng chính sách được biết, việc phổ biến, tuyên truyền chính sáchTGBC là có vai trò rất lớn trong chu trình thực hiện chính sách Phổ biến,

tuyên truyền chính sách TGBC tốt sẽ giúp cho chính sách ban hành được các đối tượng thụ hưởng chính sách và những cơ quan, đơn vị, người tham gia

thực thi chính sách hiểu rõ mục đích yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn

và lợi ích của chính sách mang lại, từ đó chính sách sẽ được quan tâm, áp

dụng Nó là một bước rất quan trọng trong tô chức thực hiện chính sách, bởi

vì đối tượng thụ hưởng chính sách là những cán bộ, công chức, viên chức,nhân viên thuộc trường hợp có trình độ chưa đạt trình độ đào tạo chuẩnchuyên môn, nghiệp vụ; đôi dư do sắp xếp bộ máy, nhân sự; đôi dư do cơ cau

lại đội ngũ can bộ, công chức, viên chức theo vi trí việc làm; có chuyên ngành

không phù hợp với vi trí việc làm mà không có chỗ sắp xép, bố trí; có kết quảđánh giá, phân loại 02 năm liền kề chưa đạt yêu cầu Các đối tượng thụ

hưởng chính sách TGBC có quá trình công tác lâu năm và có vi trí công tác

khác nhau nên việc tuyên truyền, phổ biến chính sách TGBC đến đối tượng

này hiểu về mục đích chính sách, hiểu được những lợi ích chính sách đem lại

là rất khó khăn và phức tạp Bởi nếu tuyên truyền, phố biến chính sách TGBC

25

Trang 32

mà người thụ hưởng chính sách chỉ hiểu một khía cạnh là loại bỏ các đốitượng này ra khỏi t6 chức, bộ máy thì kết quả của việc ban hành chính sáchnày sẽ không đem lại hiệu quả thiết thực, không đạt được mục đích dé ra, vìbên cạnh các đối tượng thụ hưởng chính sách đã thuộc trường hợp tỉnh giản

biên chế nhưng phải được sự thong nhat thuc hién viét don xin tu nguyén

nghỉ tinh giản thì các cơ quan chủ thé mới thực hiện các thủ tục tiếp theo Khi

nhận biết được tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phố biến chính sách

TGBC thì các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên sẽ

nhận biết được trách nhiệm của cơ quan, đơn vi, cá nhân khi triển khai thựchiện chính sách, nhận thức được đầy đủ mục đích, tính chất phức tạp, phạm viđiều chỉnh, quy mô của chính sách TGBC; từ đó đề ra các giải pháp phù hợpnhăm đạt được mục tiêu đề ra

1.2.2.3 Phân công, phối hợp thực hiện tỉnh giản biên chế

Đề việc thực hiện TGBC có hiệu quả, đạt mục đích dé ra, cơ quan chu

trì tham mưu xây dựng kế hoạch tô chức triển khai thực hiện chính sách phải

tiến hành phân công, phân nhiệm rõ ràng, phân định rõ cơ quan chủ trì và các

cơ quan phối hợp một cách hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thâm

quyên, trách nhiệm của các cơ quan, tô chức tham gia thực hiện chính sách

Khi thực thi chính sách nào thì bất cứ cơ quan, đơn vị nào cũng đều có

sự phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các phòng ban, bộ phận và giữa

các CB, CC, VC trong cùng cơ quan, đơn vi với nhau Hình thức và nội dung

của sự phối hợp thực thi chính sách cũng bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin, trợ giúp vật chất, phương tiện kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ

nguồn lực, tài chính, xác định nội dung công việc và phạm vi trách nhiệm cho

tô chức, cá nhân được phân công thực hiện những nhiệm vụ chung; tất cả

những nội dung này đều cần tuân thủ theo nguyên tắc phối hợp để đảm bảo

đạt hiệu quả cao trong thực thi các nhiệm vụ.

26

Trang 33

Phối hợp là quá trình kết nối các hoạt động, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhaunhăm tô chức thực hiện các nhiệm vụ cu thé trong công việc Sự phối hợpdiễn ra trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch, tác động đến việc tô chức, chỉđạo điều hành và kiểm tra kết quả Mục tiêu mà sự phối hợp trong quản lýmong đợi đó là tạo sự đồng thuận và thống nhất nhằm đảm bảo nâng cao cả

chất lượng, hiệu qua quản lý Nói cách khác, phối hợp là bồ trí cùng nhau làm theo một kế hoạch dé đạt một mục đích chung Thông qua phối hợp, các bộ phan và cá nhân trong đơn vi được trao đôi hoạt động và thông tin với nhau,

hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của tập thể

và cá nhân, từ đó hiệu quả công việc được nâng cao Nếu sự phối hợp có chất

lượng và được thông qua những hình thức và cách thức thích hợp thì không

chỉ tạo dựng sự đoàn kết, đồng thuận, hỗ trợ nhau giữa các bộ phận phòng ban; giữa các cá nhân cùng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, mà còn có thể

phát huy dân chủ, khai thác năng lực, sở trường của từng cá nhân trong công

tác dé cùng hướng vào thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác của đơn vi minh.

Hiệu quả trong công việc, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song một trong những yếu tô không thê thiếu đó là: “Tuân thủ nguyên tắc phối hợp”.

Một số nguyên tắc trong phối hợp:

- Nguyên tắc lãnh đạo thống nhất

- Nguyên tắc chia sẻ thông tin

- Nguyên tắc chuyên môn hóa, hợp tác hóa

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

1.2.2.4 Duy trì thực hiện tỉnh giản biên chế

Duy trì thực hiện chính sách TGBC là một hoạt động quan trọng không

thể thiếu được trong quy trình tô chức thực hiện chính sách, hầu hết các chính

sách đều thực hiện trong một giai đoạn, thời gian dài vì vậy việc duy trì thựchiện chính sách là quan trọng, nhằm bao đảm cho chính sách tồn tại được và

27

Trang 34

phát huy được tác dụng trong môi trường thực tế Trong thực tiễn, việc triển

khai thực hiện chính sách TGBC thường gặp các thách thức bởi xã hội luôn

vận động biến đôi không ngừng, nên yêu cầu các tổ chức, cơ quan và CB, CC

dé cao trách nhiệm trong khâu tô chức triển khai chính sách TGBC; họ cần sử

dụng hợp lý các công cụ quản lý để thiết lập môi trường thuận lợi cho quá

trình thực thi chính sách TGBC Thực tế cũng có những chính sách trong quá

trình t6 chức thực hiện chỉ tập trung vào giai đoạn đầu, mà nếu không có giải

pháp hợp lý để thực hiện các giai đoạn tiếp theo thì thường dẫn đến hiệu quảthực hiện chính sách TGBC không đạt được yêu cầu, không đem lại mục đích

kỳ vọng đã đề ra Vì thế, duy trì chính sách TGBC là một tất yếu khách quan

và rất cần thiết trong quy trình thực hiện chính sách TGBC

1.2.2.5 Điều chỉnh tỉnh giản biên chế

Đối với quá trình tô chức thực hiện chính sách TGBC - nếu gặp khó khăn, thách thức do đối mặt với sự biến đổi môi trường trên thực tế; hoặc là

do những hạn chế, bất cập từ chính sách TGBC chưa hoàn toàn phù hợp với

thực tiễn xã hội, thì đòi hỏi cần có các điều chỉnh kịp thời theo yêu cầu quản

lý và nhằm đáp ứng sự phù hợp thực tế tình hình Về nguyên tắc, việc điềuchỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách TGBC là thuộc thâm quyền của tô chức, cơquan phê chuẩn chính sách này Song trong thực tiễn xã hội, việc điều chỉnh

đối với chính sách TGBC, cơ chế cùng với những biện pháp đòi hỏi tính linh

hoạt, năng động để phù hợp trong quá trình thực hiện chính sách TGBC(nhưng không làm thay đổi mục tiêu chính sách này) Yêu cầu đặt ra, đội ngũ

CB, CC, VC thực thi chính sách TGBC là cần am hiểu kiến thức và có đủ trình độ, có đủ năng lực và tầm nhìn, đề cao trách nhiệm trong việc tham mưu

đề xuất cơ chế và những giải pháp, biện pháp để giúp thực hiện hiệu quả

chính sách TGBC, đảm bảo đạt được các mục tiêu chính sách TGBC đã vạch

ra Đối với chính sách TGBC, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/ND-CP

28

Trang 35

va được điều chỉnh, b6 sung Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 củaChính phủ về sửa đối, bổ sung và mới đây nhất là Nghị định 143/2020/NĐ-

CP ngày 10/12/2020 sửa đổi, b6 sung Nghị định 108/2014/ND- CP và Nghịđịnh 113/2018/NĐ-CP Việc điều chỉnh, sửa đổi chính sách ngoài những thay

đổi bat cập trong triển khai thực hiện thì nó còn là sự điều chỉnh, sửa đổi do

chịu tác động của các chính sách khác như theo chính sách nay thi nó chiu sự

điều chỉnh theo quy định về tuổi nghỉ hưu của Luật Lao động, nên dẫn đến điều chỉnh về tuổi nghỉ hưu trước tuôi và điều chỉnh khung thời gian thực hiện

chính sách đến năm 2025

1.2.2.6 Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tỉnh giản biên chếĐôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGBC là mộtnhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách Đôn đốc déviệc triển khai thực hiện đúng thời gian quy định, bên cạnh đó phải theodõi quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách TGBC có đúng quytrình trình tự, thủ tục hay không và cuối cùng là việc kiểm tra thực hiện

chính sách, kiểm tra đối tượng thực hiện và đối tượng thụ hưởng chính sách TGBC có đảm bảo đúng đối tượng, kết quả thực hiện có đúng không.

Qua đó phát hiện kịp thời các bất cập, hạn chế của chính sách TGBC vànhững sai phạm trong khâu tô chức thực hiện chính sách TGBC (nếu có)nhằm đề xuất lên cấp có thâm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung và tiếp tụchoàn thiện chính sách TGBC, dé quá trình tổ chức thực hiện chính sách nay

được thuận lợi và đem lại hiệu quả cao.

1.2.2.7 Đánh giá, tổng kết thực hiện tỉnh giản biên chế Một chính sách ban hành và triển khai thực hiện Trong quá trình triển khai thực hiện cần sơ kết và tổng kết để đánh giá và rút kinh nghiệm Đây tuy

là bước cuối trong Kế hoạch về thực hiện chính sách TGBC, song lại khôngkém vai trò quan trọng đối với quy trình thực hiện chính sách này Tổng kết

29

Trang 36

đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách công nói chung, chính sách

TGBC nói riêng là công việc xem xét nhận định, đánh giá để kết luận về quátrình tô chức chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách TGBC của chủ thê (các

tô chức, cơ quan chức năng và đội ngũ CB, CC tham gia thực hiện chính sách

TGBC) và sự chấp hành của đối tượng thụ hưởng từ chính sách TGBC Căn

cứ thiết lập các tiêu chí đánh giá đối với sự chỉ đạo, điều hành việc thực hiện

chính sách TGBC chính là bản kế hoạch được duyệt cùng kèm theo các quy

định, quy chế được ban hành Và để tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm

chính xác cần phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí và các nguyên tắc nhấtđịnh; ngoài ra cũng cần phải phải căn cứ vào các nguyên tắc đã được xácđịnh, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan bảo đảm tính toàn diện, côngbằng và khách quan và phải so sánh với các báo cáo, số liệu của các ngành,

các cấp có liên quan.

Việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm phải nêu được ưu điểm, nhượcđiểm, kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, triển khai và thực hiện chính sách.Tổng kết nhằm kịp thời khen thưởng những cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên

qua trong quá trình tô chức, triển khai và thực hiện chính sách đạt kết quả,

hiệu quả, đạt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đồng thời kiểm điểm những cơquan, đơn vị, cá nhân có liên quan không hợp tác, phối hợp thực hiện tốt các

khâu, các bước thực hiện chính sách dé chính sách không đem lại hiệu quả,

không đạt mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch

Vì vậy, việc tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm t6 chức thực hiện TGBC

là công việc khó, phức tạp trong quá trình thực hiện chính sách, đòi hỏi các cơ

quan, tổ chức và cán bộ, công chức tham gia vào công việc này phải có trình

độ, năng lực, kiến thức và kỹ năng nhất định, phải theo dõi xuyên suốt quátrình tổ chức, triển khai và thực hiện để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

trong thực hiện TGBC nói riêng và các chính sách công nói chung.

30

Trang 37

1.2.3 Phương pháp tỉnh giản biên chế

Phương pháp thực hiện chính sách công nói chung, TGBC nói riêng là

những cách thức mà chủ thể sử dụng, tô chức triển khai thực hiện chính sách

có hiệu quả Đề tổ chức thực hiện TGBC dat được mục tiêu dé ra cần vận

dụng các phương pháp trong tô chức thực hiện uyên chuyền, linh hoạt, tùy vào từng đối tượng, từng thời điểm, thời kỳ mà áp dụng các phương pháp

khác nhau, cụ thể:

1.2.3.1 Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động lên các đối tượng tham giathực hiện tinh giản biên chế bằng các lợi ích vật chất Đây là phương phápliên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhóm đối tượng chính sách, nên có tácdụng rất mạnh so với các phương pháp khác

Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, phương pháp kinh tế được sửdụng rộng rãi không chỉ cho các chính sách kinh tế, mà cho cả các chính sách

xã hội, môi trường, đối ngoại, nhất là chính sách đối với nguồn nhân lực khu vực công, trong đó có tỉnh giản biên chế Phương pháp kinh tế cũng là một trong các phương pháp quan trọng trong tô chức thực hiện TGBC cần phải sử

dụng và phát huy vai trò của phương pháp này trong tổ chức thực hiện TGBC

1.2.3.2 Phương pháp giáo dục thuyết phụcPhương pháp giáo dục thuyết phục là một trong các phương pháp được

sử dụng trong tổ chức thực hiện chính sách công Phương pháp giáo dục

thuyết phục là cách thức tác động lên các đối tượng và các quá trình chính sách bang lý tưởng cách mang, bằng bổn phận và trách nhiệm của công dân

dé họ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện chính sách Đối với TGBC sử dụng phương pháp giáo dục thuyết phục đối với một

số nhóm đối tượng nhiều khi có tác dụng tích cực hơn phương pháp kinh tế

Do ý thức được đầy đủ danh dự, bồn phận, trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo

31

Trang 38

đức nghề nghiệp nhiều CB, CC, VC tự giác, tự nguyện và tích cực tham giathực hiện chính sách Cần phải sử dụng và phát huy phương pháp giáo dụcthuyết phục trong tổ chức thực hiện TGBC

1.2.3.3 Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính là cách thức tác động của chủ thé chính sáchlên đối tượng và quá trình thực hiện chính sách bằng quyền lực của nhà nước

Trong tô chức thực hiện TGBC có thé sử dụng phương pháp kinh tế hoặc phương pháp giáo dục thuyết phục Nếu sử dụng hai phương pháp này không

mang lại kết quả mong muốn thì cần phải sử dụng phương pháp dùng quyềnlực nhà nước, phương pháp cưỡng chế hành chính

Trong triển khai thực hiện TGBC, phương pháp này được dùng đối với

những trường hợp CB, CC được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và

hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, nhất là đối với những

CB, CC, VC thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật lao động, kỷ luật hành

chính Đối với những đối tượng này nếu không sử dụng phương pháp hànhchính khó có thể thực hiện được mục tiêu chính sách

1.3.1.1 Tính chất của van dé tinh giản biên chế

Sự tác động trực tiếp của vấn đề TGBC (van dé khó khăn hay thuận lợi;

32

Trang 39

van đề đơn giản hay phức tap) là yêu tố khách quan dé xác định chính sách TGBC và cách thức giải quyết nó thông qua việc tổ chức triển khai chính sách TGBC Đối với vấn đề phức tạp của chính sách TGBC thể hiện ở chỗ lợi ích

của những đối tượng gián tiếp, trực tiếp của chính sách TGBC trong khi họđang có tư tưởng trông chờ bao cấp dé được an toàn, làm việc suốt đời trong

hệ thống biên chế và hưởng lương từ NSNN; về phạm vi là rất rộng trong

điều chỉnh chính sách TGBC - bởi chính sách TGBC có đối tượng áp dụng là

đa dạng thành phan, bao gồm CB, CC, VC và ké ca các nhân viên hợp đồng

từ TW đến cấp xã (theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP); trong doanh nghiệp Nhà

nước và cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong các tổ chức

phi chính phủ, hội, v.v

Tinh phức tạp và khó khăn thách thức của việc giải quyết van đề của

chính sách TGBC, đó là yêu cầu rất lớn về nguồn lực tài chính NSNN Mặt

khác, vấn đề của chính sách TGBC có tính phức tạp và cấp thiết bởi áp lực từyêu cầu bức xúc của nhân dân cần phải đào thải ra khỏi bộ máy nhà nước đối

với các đối tượng có trình độ và năng lực bị hạn chế, có vấn đề về phẩm chất, lối sống và đạo đức nghề nghiệp (như tham nhũng, tham 6, vi phạm pháp luật

và những tiêu cực xã hội khác) Ngoài ra, giải quyết vấn đề của chính sách TGBC trong dài han là dé đáp ứng yêu cầu về việc đảm bảo xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quốc gia trong thời hội nhập quốc tế và phát triển Do đó, vấn đề của chính sách TGBC cần có sự chú trọng đặc biệt trong tổ chức thực thi chính sách TGBC nhằm chủ động tìm kiếm các giải

pháp khả thi dé tổ chức thực hiện chính sách TGBC một cách hiệu quả

1.3.1.2 Môi trưởng thực thi tinh giản biên chế Môi trường cho việc thực hiện chính sách là rất quan trọng Môi trường

ảnh hưởng tới quá trình thực thi chính sách TGBC là những hoạt động chính

33

Trang 40

trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh và quốc tế cùng với điều

kiện của nó Tất cả những môi trường vừa nêu, chúng có các tác động nhất

định (mặt tích cực va mặt tiêu cực) tới quá trình thực hiện TGBC.

Nếu một khi tạo lập được môi trường tích cực thì chính sách TGBC sẽđược thực hiện thuận lợi đáp ứng như kỳ vọng; và ngược lại, nếu một khi môitrường thực hiện chính sách mà không thuận lợi thì sẽ khiến cho cả quá trìnhthực hiện chính sách TGBC gặp rất nhiều thách thức và khó đem lại kết quả

như mong đợi.

Môi trường hiện nay trong thực hiện chính sách TGBC ở Việt Nam về

cơ bản là khá thuận lợi với sự tương đối ôn định về tình hình chính trị - xã hộidưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta; về nền kinh tế vẫn giữ tốc độ tăngtrưởng ở mức khá, duy trì và phát huy được thành tựu của hơn 35 năm đổimới; mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa gan vớiđây mạnh CCHCNN Chính môi trường rất thuận lợi này đã mở đường thuậnlợi cho việc đây mạnh thực thi chính sách TGBC

1.3.1.3 Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện tỉnh giản biên chế

Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện TGBC thông qua sự tham gia

và hoạt động phối hợp giữa những đối tượng tổ chức thực thi chính sách TGBC và các đối tượng thụ hưởng từ chính sách này.

Mối quan hệ này thể hiện mức độ đồng thuận và thong nhất về lợi ích

hay không giữa các đối tượng trong việc thực thi mục tiêu của chính sách

TGBC Thường là việc triển khai được thực hiện chính sách TGBC thuận lợi

-nếu lợi ích giữa những đối tượng thụ hưởng và các đối tượng tổ chức thực

hiện chính sách TGBC đạt đến sự đồng thuận và không có mâu thuẫn với

nhau Ngược lại, một khi lợi ích của những đối tượng tô chức thực hiện chính

sách TGBC lại đang có khoảng cách mâu thuẫn với lợi ích của đối tượng thụ

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w