1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quy định của pháp luật lao động Việt Nam về lao động nước ngoài trong sự so sánh với pháp luật lao động CHDCND Lào

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định của pháp luật lao động Việt Nam về lao động nước ngoài trong sự so sánh với pháp luật lao động CHDCND Lào
Tác giả Khamxay Xiayingyang
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 38,96 MB

Cấu trúc

  • 2.2.1. Các quy định về điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài (44)
  • 2.2.2. Các quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài (52)
  • 2.2.3. Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ELGG: nà trưng gang gng Tang E44 12188653 358088563 LAKERS L348013-1 4348030613 Đ.L401553 L280195-š LLENGISOET Đ-218800015 ù 8180E085 1ù 54 2.2.4. Các quy định về quan lý lao động nước ngoài .....................---¿ 5s s<£<sxcss2 57 2.3. Phương hướng va một số giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động nước ngoài (58)
  • 2.3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài ở CHDCND 2.3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài (73)

Nội dung

Các quy định về điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài

Theo pháp luật Việt Nam:

+ Về điều kiện dé người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Thứ nhất, đủ 18 tuổi trở lên So với tuôi của người lao động (ít nhất đủ 15 tuổi) quy định theo Bộ Luật Lao Động thì tuổi lao động đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được tính theo độ tuôi của người đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi người lao động đã trưởng thành về mặt thể chất và nhận thức để có thé làm việc Quy định lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 18 tudi trở lên sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cả người sử dụng lao động bởi người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ được tham gia làm việc ở tất cả các ngành, nghề lao động không bị pháp luật cắm.

Thứ hai, có sức khỏe phù hợp với yêu cau công việc, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đây cũng là yêu cầu về mặt thể chất và trách nhiệm để đảm bảo người lao động có thé đảm đương công việc được tuyển dụng cũng như chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của bản thân.

Thứ ba, có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc

Nhà quản lý, giám đốc điều hành quy định tại Điểm ¡ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP là người lao động nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc tổ chức, doanh nghiệp đó; giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên chuyên môn, nhân viên quan ly hoặc nhân viên giảm sát khác.

Chuyên gia là người lao động nước ngoài đã được công nhận là chuyên gia hoặc người lao động nước ngoài có trình độ kĩ sư, cử nhân trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đảo tạo.

Lao động kĩ thuật là người lao động nước ngoài đã được đào tạo chuyên ngành kĩ thuật có thời gian ít nhất 01 năm và đã làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành kĩ thuật được đào tạo. Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Như vậy, về mặt nguyên tắc, Việt Nam chỉ tiếp nhận những lao động nước ngoài “để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia, kĩ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”, không tiếp nhận lao động pho thông vào Việt Nam làm việc Nhu cầu phải sử dụng những lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, hoặc có kỹ năng đặc biệt (ví dụ như: các cầu thủ bóng đá, phi công ) là nhu cầu tự thân của nền kinh tế xã hội nước ta Điều này phản ánh quan điểm, chính sách của Nhà nước tuyển dung lao động nước ngoài là mong muốn tận dụng, học hỏi kinh nghiệm, trình độ của lao động nước ngoài khi mà lao động trong nước chưa đáp ứng được nhưng đồng thời góp phần bảo hộ cho lao động phổ thông trong nước trong khi lực lượng lao động này của Việt Nam khá déi dào nhưng cũng chưa có đủ việc làm Điều này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, nhằm đảm bảo lợi ích của người dân và lợi ích quốc gia.

Thứ tư, không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc điện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài Quy định này là hoàn toàn hợp lý dé đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của quốc gia Không thé tiếp nhận những người lao động đã từng phạm tội vào Việt Nam, vì rất có thể gây ảnh hưởng đến nên an ninh của nước ta. Thứ năm, có giây phép lao động do cơ quan Nhà nước có thâm quyên của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giay phép lao động quy định tại Điều

172 Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định 102/2013/NĐ-CP.

Giấy phép lao động là một loại giấy tờ pháp lý bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

“1 Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

2 Là thành viên Hội đồng quan trị của công ty cô phan.

3 Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

4 Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5 Vào Việt Nam với thời hạn đưới 03 tháng dé xử lý những sự có, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6 Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt

Nam theo quy định của Luật luật sư.

7 Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

8 Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

9 Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, bao gồm: a) Di chuyên trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết địch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tai chính; y té; du lich; van hoa giai tri va van tai;

Bộ Công Thương hướng dẫn căn cứ, thủ tục dé xác định người lao động nước ngoài di chuyên trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ nêu trên. b) Vào Việt Nam dé cung cấp dich vụ tư van về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vu cho công tac nghiên cứu, xây dựng, thâm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thâm quyền của Việt Nam và nước ngoài; c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chi tại Việt

Nam theo quy định của pháp luật; d) Giáo viên của co quan, tô chức nước ngoài được cơ quan có thâm quyên của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tô chức quốc tế tại Việt Nam; đ) Tình nguyện viên;

Người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam. e) Người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tu vẫn, giảng day, nghiên cứu khoa học tai cơ sở giáo dục đại học, cơ sở day nghề trình độ cao đăng với thời gian không quá 30 ngày;

Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao dang phải có văn bản xác nhận về việc người lao động nước ngoài thực hiện công việc tư vẫn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. ứ) Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương ký kết theo quy định của pháp luật.

Các quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài

Theo pháp luật Việt Nam:

+ Trình tự cấp giấy phép lao động:

- Trước ít nhất 15 ngày làm việc, ké từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động nước ngoài không có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động tại một tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động:

Các giấy tờ quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều

10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện như sau:

- Văn ban đề nghị cấp giay phép lao động của người sử dung lao động quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP thực hiện theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện như sau: a) Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có

Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thầm quyên của nước ngoài cấp. b) Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thâm quyền của nước ngoài cấp.

- Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện như sau: a) Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành thì phải có một trong các giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bố nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành.

- Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tô chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận. b) Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia thì phải có một trong hai loại giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh là người lao động nước ngoài có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đảo tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại

- Văn bản xác nhận là chuyên gia do cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thâm quyên tại nước ngoài công nhận; c) Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật thì phải có các giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thâm quyền hoặc doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật với thời gian ít nhất 01 năm;

- Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm làm việc trong chuyên ngành kỹ thuật được dao tạo phù hợp với vi trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.

Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ELGG: nà trưng gang gng Tang E44 12188653 358088563 LAKERS L348013-1 4348030613 Đ.L401553 L280195-š LLENGISOET Đ-218800015 ù 8180E085 1ù 54 2.2.4 Các quy định về quan lý lao động nước ngoài . -¿ 5s s<£<sxcss2 57 2.3 Phương hướng va một số giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động nước ngoài

Theo phap luật Việt Nam:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động thì “Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động

Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ” Như vậy về cơ bản người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc có các quyền và nghĩa vụ giống như người lao động trong nước Đó là:

Người lao động có các quyên sau đây: a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hang năm có lương và được hưởng phúc lợi tap thé; c) Thanh lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc dé bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; d) Đơn phương cham dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; đ) Đình công.

Người lao động có các nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể; b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động; c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Bên cạnh sự tương đồng, theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động nước ngoài và người lao động Việt Nam có những quyên và nghĩa vụ khác nhau trên một số khía cạnh sau:

Thứ nhất về bảo hiểm xã hội

Công ước số 97 yêu cầu các nước thành viên thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia đối với người lao động di trú về vấn dé an sinh xã hội (có nghĩa là quy định pháp ly đối với thương tích làm việc, thai sản, 6m đai, tàn tật, tuổi già, Cái chết, thất nghiệp và trách nhiệm gia đình, dự phòng khác mà theo pháp luật quốc gia hoặc các quy định được thực hiện bởi một chương trình an sinh xã hội) (Điểm B Điều 6 Công ước số 97)

Công ước năm 1990 của Liên hợp quốc cũng quy định: Về an sinh xã hội, người lao động di trú hoặc các thành viên gia đình họ có quyền được hưởng tại quốc gia nơi có việc làm sự đối xử như dành cho những công dân trong chừng mực mà họ đáp ứng được những yêu cầu được quy định trong pháp luật của quốc gia đó trong các điều ước song phương và đa phương (Điều 27 Công ước 1990)

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt nam” (Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội) Như vậy người lao động nước ngoài không phải là đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, có nghĩa là họ không được hưởng bat cứ quyền lợi gi liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn Việt Nam thì “công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trỊ của xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động.” Như vậy người lao động nước ngoài không được coi là thành viên của tổ chức công đoàn Việt Nam, không được quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức công đoàn

Tại Điều 3 Quyết định 5418/BLDPLXH quy định: “Lao động nước ngoài là người nước ngoài thực hiện đúng theo pháp luật Lao động Được cấp thẻ lao động, được nhận thù lao, tiền lương hoặc tiền công.

Người du lịch, tham quan, mua ban không đúng theo nội quy, pháp luật lao động Lào hoặc mục đích khác thì không phải là lao động nước ngoài.” Điều 15 Bộ luật Lao động Lào 2006 quy định: Các quy tắc làm việc là văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc đối với người lao động và sử dụng lao động Các nội dung của các quy tắc của công việc bao gồm các quyền và nghĩa vụ của người lao động và sử dụng lao động theo quy định trong nội bộ quy định của đơn vị lao động và hợp đồng lao động Các quy định nội bộ của một don vi lao động phải phù hợp với Luật Lao động của CHDCND Lào và trước tiên phải được sự chấp thuận của lao động cơ quan quản lý trước khi có hiệu lực Các quy định nội bộ của một đơn vị lao động phải được pho bién đến tat ca người lao động va đăng công khai dé moi người được thông bao.

Người lao động và sử dụng lao động có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc của công việc.

2.2.4 Các quy định về quản lý lao động nước ngoài

Theo pháp luật Việt Nam:

* Cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH thì việc cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài như sau:

Các giấy tờ quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều

10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện như sau:

1 Van bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP thực hiện theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

2 Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện như sau: a) Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có

Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thầm quyên của nước ngoài cấp. b) Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thâm quyền của nước ngoài cấp.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài ở CHDCND 2.3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài

Từ những phân tích ở trên cho thấy những quy định về lao động nước ngoài ở Việt Nam đã được Nhà nước quan tâm đúng mực, phù hợp với tình hình thực té với một loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh bao quát toàn bộ hoạt động của lĩnh vực này, còn đối với nước Lào thì vấn đề này mới đang bước đầu đi vào điều chỉnh, do vậy các quy định còn sơ sài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý và sử dụng nguồn lao động nước ngoài vào làm việc tại Lào Với những đặc điểm tương đồng về chế độ chính trị, kinh tế và điều kiện tự nhiên với Việt Nam là lợi thế cho Lào học hỏi kinh nghiệm pháp luật để điều chỉnh phù hợp các quy định về lao động nước ngoài, góp phần thúc day kinh tế đất nước phát triển. Việc hoàn thiện pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Lào phải thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước Đặc biệt, pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Lào phải bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp người lao động nước ngoài trong mối tương quan với quyền lợi của người lao động Lào bởi người lao động nói chung và người lao động nước ngoài làm việc tại Lào nói riêng trong quan hệ lao động thường là những người yếu thế hơn so với người sử dụng lao động, đặc biệt người lao động nước ngoài làm việc tại Việt nam, họ từ những nước khác đến, không thê hiểu hết được nền văn hóa cũng như quy định của pháp luật lao động tại Lào nên họ rat dé bị bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc phải kí vào những văn ban cam kết bat lợi cho quyền lợi và lợi ích của mình, vì vậy pháp luật về lao động nước ngoài phải có nhiều quy định và biện pháp hơn để bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của người lao động nước ngoài Tuy nhiên trong cùng một lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật, việc mở rộng quyền của đối tượng này có thê dẫn đến hạn chế quyền lợi của đối tượng khác nên nhà nước Lào vẫn cần phải giữ quan điểm bảo hộ cho lao động trong nước về việc làm.

2.3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài. Hiện nay các thủ tục hành chính để người lao động nước ngoài có thể vào làm việc tại Lào có thể nói là phù hợp và thuận lợi cho người lao động nước ngoài mà vẫn đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước, tuy nhiên lại thiếu các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động nước ngoài Đồng thời, hiện nay với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay tiến tới xóa bỏ dần những khác biệt về kinh tế - xã hội giữa các quốc gia, các quốc gia đều tiến hành mở cửa nên kinh tế nên đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh tương thích với tình hình thực tế Trong tiến trình hội nhập, Lào cũng đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, đã kí kết hàng loạt các điều ước quốc tế song phương và đa phương Các điều ước này buộc Lào sẽ phải có những thay đổi trong quy định pháp luật dé không trái với các cam kết đã kí Do đó, đối với thị trường lao động việc mở cửa nên kinh tế dẫn đến số lượng lớn lao động nước ngoài vào Lào Vì vậy pháp luật Lào phải dự trù được những thay đổi thực tế đó để điều chỉnh việc lao động nước ngoài vào Lào cho hợp lý đồng thời cũng phải thống nhất các quy định pháp luật trong nước.

Một là, hợp đồng lao động giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nên được gửi cho lao động nước ngoài đọc và kí kết hợp đồng trước khi tiễn hành các thi tục tiếp theo để đưa người lao động nước ngoài sang làm việc Khi người lao động nước ngoài đã đồng ý kết hợp hợp đồng thì phía người sử dung lao động mới tiến hành các bước tiếp theo như xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài nhằm tránh những rắc rối về sau liên quan đến vấn đề thỏa thuận làm việc hoặc chi phí cho việc xin giấy phép lao động trước đó.

Hai là, bỗ sung quy định về quyền lợi cho người lao động nước ngoài, tạo điều kiện để thu hút và tận dụng nguồn chất xám vào Lào trong điều kiện đang thiếu thốn cả về nhân lực lẫn trí lực như hiện nay Cụ thé, cho phép người lao động nước ngoài tham gia một số chế độ bảo hiểm xã hội như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bởi những rủi ro thường xảy ra trong quá trình làm việc ma người lao động phải đối diện Việc người lao động nước ngoài tham gia các chế độ bảo hiểm này là cần thiết nhằm bảo vệ quyên lợi của họ khi có rủi ro xảy ra, đồng thời thé hiện chính sách bình dang với lao động trong nước Ngoài ra người lao động nước ngoài có thể tự nguyện tham gia bảo hiểm tai nạn đột xuất hoặc đóng vào quỹ dự phòng dé đề phòng những rủi ro cho người lao động.

Ba là, nâng mức xử phạt hành chính nham ran de, ngăn chặn những hành vi vi phạm gây mat lòng tin cho người lao động nước ngoài, tạo ảnh hưởng không tốt về chế độ pháp luật của Nhà nước, từ đó dẫn đến tổn thất cả về chất xám lẫn kinh tế Mức xử phạt hành chính hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với người sử dụng lao động có vi phạm, cũng không nên quy định một mức phạt như hiện nay mà cách tốt nhất là nên tính lũy tiễn nếu như số người lao động nước ngoài trái phép được sử dụng càng nhiều thì số tiền phạt lại càng tăng lên hoặc cương quyết trục xuất đối với những hành vi vi phạm.

Bắn là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động nói chung, pháp luật về người lao động nước ngoài nói riêng.

Pháp luật được xây dựng trên cơ sở thực tế, vì thế pháp luật phải được đưa vào cuộc sống, và dé thực hiện được điều này việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải làm cho mọi người hiểu và nhận thức đúng các quy định của pháp luật Vì vậy để cho pháp luật lao động nói chung và pháp luật về lao động nước ngoài nói tiêng thực sự đi vào cuộc sống cần phải đây mạnh công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các chương trình giáo dục pháp luật.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong van dé người lao động nước ngoài làm việc tại Lào

Việc vi phạm pháp luật lao động nói chung và pháp luật về người lao động nước ngoài nói riêng điễn ra khác phổ biến tại các doanh nghiệp Người lao động nước ngoài thiếu sự hiểu biết về pháp luật Lào hoặc do sự hạn chế về ngôn ngữ đã mặc nhiên chấp nhận sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp đối với mình, vì vậy việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật lao động đối với lao động nước ngoài là vô cùng cần thiết.

Các cơ quan chức năng cần rà soát lại tất cả lao động nước ngoài đang làm việc tại Lào và phân loại tất cả lao động nước ngoài thành lao động có phép, lao động không phép hay lao động đang làm việc không phép dưới dang visa du lịch để có hướng xử lý đối với từng đối tượng, với các lao động làm việc không phép phải kiên quyết trục xuât họ vê nước dé tránh việc gây mat trật tự, ôn định xã hội Lao.

KET LUẬN Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa và cách mạng khoa học — công nghệ phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và nên kinh tế tri thức Sự phát triển hiện nay của thế giới là xu thế tất yếu, là thực tại khách quan trong đời sống kinh tế - xã hội Hợp tác đa phương quốc tế là cách thức để tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới Việc tham gia vào các hiệp định song phương và đa phương, phê chuẩn các nghị quyết, công ước của Liên hợp Quốc đã liên kết các quốc gia lại với nhau, tạo hành lang pháp lý trong việc ứng xử, hình thành nên quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế Sự giao lưu văn hóa — kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ Nó không chỉ mang đến cơ hội phát triển mà còn đặt quốc gia vào sự cạnh tranh khốc liệt nhằm giành được những lợi ích lớn nhất cho nền kinh tế của đất nước Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức thì nguon nhân lực chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển của kinh tế Theo xu hương chung của thế giới, sự hợp tác và cạnh tranh nguôn lao động giữa các quốc gia cũng là điều tất yếu đang diễn ra mà nguyên nhân là do sự “đi trú” của người lao động khắp nơi trên thế giới.

Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, Lào không chỉ là nơi thu hút đầu tư mà còn là nơi thu hút người lao động nước ngoài đến làm việc và tìm kiếm cơ hội Số lượng người lao động nước ngoài ngày cảng gia tăng, cạnh tranh cơ hội việc làm với người lao động trong nước Trong điều kiện hiện tại, Lào chỉ cho phép người lao động nước ngoài có trình độ, chuyên môn, kĩ thuật cao vào làm việc va từ chưa có quy định tiếp nhận lao động phổ thông từ nước ngoài, tuy nhiên lượng lao động này vẫn đồ vào Lào làm việc không giấy phép, trái pháp luật gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và người lao động Lào nói riêng Đồng thời các quy định hiện tại để quản lý lao động nước ngoài cũng chưa được bao quát toàn bộ lĩnh vực này Vì vậy cần có các giải pháp để khắc phục những bắt cập của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật với việc thi hành cho phù hợp với thực tế.

CAC VAN BAN PHAP LUAT Bộ luật Lao động Việt Nam năm 1994 sửa đổi bố sung năm 2002, 2006,

Bộ luật Lao động Lào năm 2006.

Luật Bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2006.

Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2006.

Công ước số 97 và 143 của ILO

.ILO (2004) — Một số công ước và khuyến nghị của tô chức lao động quốc tế

- NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

.Quy định số 5418/BLDPLXH Lào ngày 10 tháng 12 năm 2007 về tuyển dụng va quản lý lao động nước ngoài làm việc tai CHDCND Lào.

Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 quy định chỉ tiết thi hành một sô điêu cua Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài lam việc tại Việt Nam.

Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/1/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

TÀI LIEU TIENG VIET Pham Quốc Anh (2008) — Những điều can biết về lao động di trú - NXB Hồng Đức.

Bảo vệ người lao động di trú (2009) — Tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt Nam liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú - NXB Lao động

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w