1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Kỹ năng giải quyết xung đột trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam

175 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ năng giải quyết xung đột trong lĩnh vực môi trường tại Việt Nam
Tác giả Vũ Thị Duyên Thủy, Nguyễn Minh Đức, Đặng Hoàng Sơn, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Thu Hạnh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 51,08 MB

Nội dung

Một trong số những van dé nổi cộm đang nảy sinh ở Việt Namtrong thời gian qua, cũng như được dự báo sẽ phát sinh nhiều trong thời gian tới là xung đột trong lĩnh vực môi trường sau đây g

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC CAP TRƯỜNG

KY NANG GIAI QUYET XUNG DOT

TRONG LINH VUC MOI TRUONG TAI VIET NAM

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Vũ Thu Hanh

Ban Nội chính Trung ương

292

Hà Nội, thang 5 nam 2014

A

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THUC HIEN DE TÀI

Stt Tén chuyén dé Người viết Nơi công tác

1 | Những van dé lý luận về xung đột Tiên sỹ Trường Đại họctrong lĩnh vực môi trường Vũ Thị Duyên Thủy | Luật Hà Nội

2 | Những xung đột phổ biến trong Tiên sỹ Trường Đại họclĩnh vực môi trường và dấu hiệu | Vũ Thị Duyên Thủy | Luật Hà Nộinhận biệt

3 | Lý luận về kỹ năng giải quyết xung Cử nhân VCCI

đột trong lĩnh vực môi trường Nguyễn Minh Đức

4 |Kỹ năng giải quyết các xung đột Thạc sỹ Trường Đại họcmôi trường nảy sinh trong quá trình Dang Hoang Sơn Luat Ha Noi

phê duyệt dự án

5 |Kỹ năng giải quyết xung đột nảy Cử nhân Trường Đại học

sinh trong quá trình triển khai dự Nguyễn Thi Hằng | Luật Ha Nộián

6 |Kỹ năng giải quyết xung đột nảy Tiên sỹ Trường Đại học

sinh trong quá trnh khai thác các Nguyễn Văn Phương | Luật Hà Nội nguôn tài nguyên

7 | Kỹ năng giải quyết xung đột nảy Tiên sỹ Trường Đại học

sinh trong hoạt động xuất khẩu, Nguyễn Văn Phương | Luật Hà Nội

| nhập khâu và quá cảnh

8 Kỹ năng giải quyết xung đột \ về đòi | Phó Giáo sư, Tiên sỹ |Ban Nội chính

bồi thường thiệt hại đối với môi Vũ Thu Hạnh Trung ương

trường tự nhiên

9 | Kỹ năng giải quyết xung đột vê đòi Cử nhân Trường Đại học

bồi thường thiệt hại đối với tính Nguyễn Thi Hang | Luật Hà Nội

mạng, sức khỏe và tài sản do ô

nhiễm môi trường gây nên

10 | Kỹ năng giải quyết khiếu nai, tố Thạc sỹ Trường Đại học

cáo trong lĩnh vực môi trường Đặng Hoàng Sơn | Luật Ha Nội

11 | Kinh nghiệm quée tê về giải quyết Cử nhân VCCI

xung đột môi trường va bai hoc rút Nguyễn Minh Đức

ra từ khía cạnh kỹ năng

12 | Kinh nghiệm mộ số quốc gia về | Phó Giáo sư, Tiên sỹ |Ban Nội chínhgiải quyết xung cột môi trường và Vũ Thu Hạnh Trung ươngbài học rút ra từ kiia cạnh kỹ năng.

13 | Kinh nghiệm một sô địa phương về Cử nhân VCCI

giai quyét xung đột môi trường và | Nguyễn Minh Đức

bài học rút ra từ khía cạnh kỹ năng

Trang 3

QUY UOC VIET TAT MOT SO TỪ

Sở Tài nguyên và Môi trường Xung đột môi trường

Ủy ban nhân dânPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 4

MỤC LỤCBAO CÁO PHÚC TRINH ¿2222252222 2221212112171 re |LOI NÓI ĐẦU SE 1E 112111151511511111111111111111111111.11 111 Xe 2Phan thứ nhất: NHỮNG VAN DE CHUNG VE XUNG DOT MOITRUONG, KY NANG GIẢI QUYET XUNG ĐỘT MOI TRUONG 4

I Những van dé chung về xung đột môi trường -2 2- +2 41.1 Quan niệm về xung đột môi trường -« «+ sssskseeeeeee 41.2 Đặc điểm của xung đột môi trường 2-2 2 ssecx+eerxerszxzcxee 5

1.3 Phân loại xung đột môi trường - -. c St snieeieirrske 6

14 Những xung đột môi trường phô biến và dau hiệu nhận biết 7

II Những van đề chung về kỹ năng giải quyết xung đột môi trường 13

2 1 Nhận thức chung về kỹ năng -.-2- 2 2©22+ce2EEzEtE2rrrrerxre 13

22 Sự cần thiết phải có kỹ năng giải quyết xung đột môi trường 14

23 Nội dung kỹ năng giải quyết xung đột môi trường - 16

24 Phương pháp hoc, nghiên cứu kỹ năng giải quyết xung đột môi

25 Một số kỹ năng quan trọng trong giải quyết xung đột môi trường ]7Phần thứ 2: KY NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MOI TRƯỜNGTRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP CỤ THE 25: 2 52 222s£: 20

I Ky năng giải quyết xung đột môi trường nay sinh trong quá trình xin phê50/2 850100 0000088 20

1.1 Các bước chuẩn bị giải quyết xung đột môi trường 20

12 Các bước tiến hành giải quyết xung đột môi trường 21

II kỹ năng giải quyết xung đột môi trường nảy sinh trong quá trình triển

400 #ẽãiầẳầẳầẢẢ 22

21 Kỹ năng giải quyết xung đột môi trường nay sinh giữa chủ dự ánpiát triển và người dân sống xung quanh khu vực dự án phát triển 22

22 Kỹ năng giải quyết xung đột môi trường nảy sinh giữa cơ quan quản

lý nhà nước với chủ dự án phát triễn - ¿5-55 scscesrxererrerreved 24Ill <¥ năng giải quyết xung đột nảy sinh trong quá trình khai thác cácTEHHI BÀI US to nggnhha Tà Là 200010015 S12-4000380160,514 1GM1BH0HE LANE 5 eet ees 177200 OR ie

31 Kỹ năng giải quyết xung đột ở tầm hoạch định chính sách phat triển

Vi DAO VE (008i 11 25

32 Kỹ năng giải quyết xung đột cụ thể phát sinh giữa các nhóm lợi ích

kiac nhau khi cùng khai thác một loại tai nguyên -<- 26

Trang 5

IV Kỹ năng giải quyết xung đột nảy sinh trong hoạt động xuất khấu, nhậpkhẩu và quá cảnh . ¬ 284.1 Kỹ năng giải quyết xung đột ở tầm hoạch định chính sách xuất, nhậpkhâu và bảo vệ môi trường - ¿+ + ++++Se+x+rxeExzEerxzxererxererreree 284.2 Kỹ năng giải quyết xung đột cụ thé phát sinh khi thực hiện hành vixuất, nhập khầU - S: s23 E13 11115318111 2511E1151211ET1 5151111 EEEErke 29

V Kỹ năng giải quyết xung đột đòi bồi thường thiệt hại đối với môi trường

¡81/0175 31

5.1 Ap dung quy trình giải quyết xung đột về đòi bồi thường thiệt haiđối với môi trường tự nhiên - essessessesseseesessessessesseeseseeseeees 315.2 Sử dụng biện pháp kỹ thuật trong giải quyết xung đột đòi bồi thườngthiệt hại đối với môi trường tự nhiÊn - c5 sex 32

VI Kỹ năng giải quyết xung đột đòi bồi thường thiệt hại đối với tính mạng,

sức khỏe và tài sản do 6 nhiễm môi trường 2 2 2 s+s+s+s+s+s+s+2 33

6.1 Kỹ năng giải quyết xung đột bằng con đường thương lượng 336.2 Kỹ năng giải quyết xung đột bằng con đường hòa giải 346.3 Kỹ năng giải quyết xung đột tại tòa án ¿5-2 csccccccecrsceee 35VIL Kỹ năng giải quyết khiếu nại về môi trường -5- -c5¿ 36Phan thứ ba: KINH NGHIỆM GIẢI QUYET XUNG DOT MOI TRƯỜNG

VÀ NHỮNG BAI HOC RUT RA TỪ KHÍA CANH KY NĂNG 38

I Kinh nghiệm quốc tẾ ¿-+- 2-2 ++Ex+ExEEEEEEEEEEEEEEEEtrkrrkerxrrerrrerees 381.1 Tranh chấp liên quan đến tác động môi trường xuyên biên giới- Vunha máy luyện kim Trail Hoa Kỳ và Cand s5 s« «+ s<+ 391.2 Tranh chấp các nguồn tài nguyên sử dụng chung- Tranh chap vé

nguon tài nguyên nước sông ÌM€KOHE «5 cv ve re 40

IL Kinh nghiệm một số quốc gia -¿ +©2- 52 2Ss2ES£E+EEeEE2EEEEerrrkrrxred 42

“Ai 42

; ¡49 0Ẻ 57 432.3 Hàn Quốc, Nhật Bản - 5 tt T11 2112111111511 1xx E 44

II Kinh nghiệm một số địa phương - - 2-5-5252 52S222£zEersrrrrrees 45

Su Vin MIỄN Cate, ty WOM ¡sua khá ha dĩa cnacasas 2ã44 144 khogS hô ELk1430808155 LEEEUI Si 45 3.2 Vụ việc Nicotex Thanh Thai - - - 5555 S21 S S3 vssssxe 47

3.3 Vụ việc tại Khu công nghiệp Thọ Quang- Đà Nẵng 48

%0) 03 50BÁOCÁO CHUYEN ĐỀ -Ä HH 1511215111511 11 1115215151151 11 1 Eesee 5]

Trang 6

BAO CÁO PHÚC TRÌNH

Trang 7

LOI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, Bộ môn Luật Môi trường đã cung cấp khối kiếnthức tương đối toàn diện và đồng bộ về pháp luật môi trường cho sinh viên các

hệ, bậc đào tạo của nhà trường, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, ýthức bảo vệ môi trường của người học Tuy nhiên, những kiến thức mà bộ môncung cấp mới chủ yếu là lý thuyết và các quy định của pháp luật thực định, trongkhi thực tiễn pháp lý dang nảy sinh hàng loạt van dé cần phải có kỹ năng mớigiải quyết được Một trong số những van dé nổi cộm đang nảy sinh ở Việt Namtrong thời gian qua, cũng như được dự báo sẽ phát sinh nhiều trong thời gian tới

là xung đột trong lĩnh vực môi trường (sau đây gọi là xung đột môi trường).Việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các kỹ năng trong giải quyết các

xung đột môi trường, từ việc nhận diện xung đột, đến việc xác định những yêu

cau cụ thé về giải quyết từng dạng xung đột; từ khâu tiếp nhận thông tin, thu ly

vụ việc, xem xét, phân loại hồ sơ, đến việc trực tiếp tham gia giải quyết, điềuhòa những mâu thuần nảy sinh , và sau đó là trang bị những kiến thức trên cho

các cử nhân luật trong tương lai- những người trực tiếp xây dựng pháp luật, thực

thi pháp luật và giám sát việc thực thi pháp luật nói chung, pháp luật môi trường

nói riêng là điều hết sức cần thiết Bên cạnh đó, môn học Kỹ năng giải quyết

xung đột trong lĩnh vực môi trường đã được đưa vào Chương trình đào tạo của

Trường Đại học Luật Hà Nội, học phần tự chọn, số lượng: 02 tín chỉ!

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Hình thành khối kiến thức về kỹ năng giải quyết các xung đột môi trườngnói riêng, giải quyết một số vấn đề thực tiễn pháp lý đang đặt ra trong lĩnh vựcmôi trường nói chung.

- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ trực tiếp phục vụ việc giảng dạy học phần tự

chọn “Kỹ năng giải quyét xung đột trong lĩnh vực môi trường”.

3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những nội dung sau:

- Nghiên cứu những van dé lý luận về xung đột môi trường

- Phân tích những kỹ năng cơ bản về giải quyết xung đột môi trường trong

Trang 8

- Rút ra các bài học về kỹ năng từ thực tiễn giải quyết xung đột môi trường

trên phạm vi thế giới, quốc gia, địa phương

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu kỹ năng giải quyết xung đột môi trường ở các cấp độ:quốc gia, quốc tê, địa phương; ở các lĩnh vực: sử dụng tai nguyên thiên nhiên,xuất nhập khẩu hàng hóa; ở các giai đoạn: trước khi phê duyệt dự án và sau khi

dự án di vào hoạt động

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để dat được các mục đích nêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng

các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng dé nghiên cứu những vẫn

dé lý luận về xung đột môi trường, giải quyết xung đột môi trường

- Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia được sử dụngtrong việc khảo sát các kỹ năng đã được thực hiện trong thời gian qua ở một sốđịa phương.

- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng trong việc nghiên cứu kỹnăng giải quyết xung đột môi trường ở nước ngoài và trên phạm vi quốc tế

6 Nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài

Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài được

chia làm 2 phần: Báo cáo phúc trình và 13 báo cáo chuyên đề, trong đó báo cáophúc trình gôm 3 nội dung chính sau đây:

- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về xung đột môi trường, kỹ năng giảiquyết xung đột môi trường

- Phần thứ hai: Kỹ năng giải quyết xung đột môi trường trong nhữngtrường hợp cụ thê

- Phần thứ ba: Kinh nghiệm giải quyết xung đột môi trường và những bàihọc rút ra từ khía cạnh kỹ năng.

Trang 9

Phần thứ nhấtNHUNG VAN DE CHUNG VE XUNG ĐỘT MOI TRUONG,

KY NANG GIAI QUYET XUNG DOT MOI TRUONG

I NHUNG VAN DE CHUNG VE XUNG ĐỘT MOI TRUONG

1.1 Quan niệm về xung đột môi trường

Xung đột môi trường là một hiện tượng xã hội mang tính tất yếu, phố biến

và được nghiên cứu, nhận biết từ nhiều giác độ khác nhau Từ giác độ xã hộihọc, xung đột môi trường được hiểu là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xãhội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môitrường Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác, dẫn đến sự đấu tranhgiữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên, về các yếu tố môi trường

Từ giác độ môi trường học, xung đột môi trường được nhìn nhận theo hai khía

cạnh: (i) xung đột giữa nhu cau phát triển kinh tế, xã hội với nhu cau bảo vệ môi

trường sống trong lành của loài người; (ii) xung đột giữa các nhóm cư dân khác

nhau trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường”;

“xung đột môi trường” xuất hiện “ khi một hay nhiêu bên liên quan đến mộtquá trình ra quyết định bat động về một hành động có tiém năng gây ra tácđộng tới môi trường.” xung đột môi trường như ‹é

những bat đông giữa cácbên được hưởng quyên lợi trong phạm vi tranh chấp công có liên quan đến chấtlượng môi trường hay quản lý tài nguyên thiên nhiên.”": “xung đột môi trường

là một dạng của xung đột xã hội Nó chính là những khác biệt, sự đối lập cơ bản

và liên tục, thậm chí là những sự áp đặt giữa các nhóm khác nhau trong xã hội

về gid tri, quan điểm và hành vi của họ đối với môi trường tự nhiên” Tuynhiên, có một điểm chung thống nhất trong các quan điểm trên, đó là chúng đều

là xung đột nảy sinh giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội về các vấn đề liênquan đến môi trường Vì vậy, có thể hiểu chung xưng đột môi trường là nhữngmâu thuần, bat dong giữa các cá nhân, các nhóm xã hội (cả trong phạm vi quốcgia và quốc tế) trong việc khai thác, sử dung và bảo vệ môi trường

So với khái niệm tranh châp môi trường, khái niệm xung đột môi trường có nội hàm rộng hơn Nêu như tranh châp môi trường là những mâu thuân, bât

? Trường Dai học Luật Hà nội, Giáo trình Luật môi trường, NXB Công an nhân dân, Hà nội 2012, tr.406.

? J Walto Blackburn and Willa Marie Bruce, "Introduction," in Mediating Envionment Conflict: Theory and

Practice, ›d ] Walton Blackburn and Willa Marie Bruce (1995), p1-2

* Lawreme E Susskind and Joshua Secunda, "Environmental Conflict Resolution: The American, Experience,"

in Environment Conflict Resolution, ed Christopher Napier (London: Cameron May, 1998), p16.

Trang 10

đồng gữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, quốc gia, khi một trong cácbên cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bên kia xâm phạm thì xungđột mô trường ngoài những dấu hiệu ké trên còn bao gồm những mâu thuẫn, batđồng niy sinh ngay khi quyên và lợi ích hợp pháp của một bên (hoặc các bên)chưa b xâm phạm Nghĩa là vào thời điểm nảy sinh mâu thuẫn, bất hòa, cácquyền 7a lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực môi trường của các bên chưa bị xâmphạm, hiệt hại thực tế chưa xảy ra nhưng đã bộc lộ nguy cơ nội tại của sự xâm

hại, nết không được giải quyết kịp thời thì sự xâm hại chắc chăn sẽ xảy ra.

1.2 Đặc điềm của xung đột môi trường

Sc với xung đột khác, xung đột môi trường có những đặc diém sau:

- Đặc điểm về doi tuong

Dii tượng của xung đột môi trường là các quyền và lợi ích hợp pháp vềmôi trường Đây là quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường của các tổ chức, cánhân di bị xâm hại trên thực tế hoặc có nguy cơ bị xâm hại trên thực tế Cácquyền à lợi ích hợp pháp đó là: Quyền được sống trong một môi trường trong

lành; quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi trường vào mọi mục

dich th:o luật định; quyền được bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

- Dac điêm về nội dung

Nii dung của xung đột môi trường rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vàocác fiom quan hệ xã hội có nảy sinh xung đột và lợi ich ma các bên hướng tới.

Nó là mững đòi hỏi cụ thé về quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường mà cácbên xwg đột cho rằng cần phải được giải quyết, bao gồm:

+ Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí các hành vi vi phạm

pháp hật môi trường của các tổ chức, cá nhân khác nhằm bảo vệ môi trườngsống clung và đảm bảo quyền được sống trong một môi trường trong lành củacon ngrời Theo đó, bên bị xâm hại có thé yêu cầu các cơ quan nhà nước buộcngười ;ây ô nhiễm phải chấm dứt ngay các hành vi gây hại môi trường: dichuyéndia điểm sản xuất đi nơi khác

+Yêu cầu người gây ô nhiễm phải thực hiện các biện pháp khôi phục lại

tình trạp môi trường bị ô nhiễm, hoặc phải bồi thường thiệt hại về người và tài

sản do sành vi làm 6 nhiễm môi trường gây nên

+Yêu cầu các cơ quan nha nước có thấm quyền xem xét lại các quyết địnhhành clính mà việc thực hiện các quyết định đó có nguy cơ xâm hại đến quyền

và lợi th hợp pháp về môi trường của một nhóm tô chức, cá nhân hoặc của cộng

đồng Yới nội dung nảy, xung đột môi trường cũng có thể này sinh khi người

Trang 11

dân có cơ sở cho rang các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính chưatuân thủ các quy định của pháp luật môi trường, chưa dự liệu hết các tác động

xấu đến môi trường dé có biện pháp loại trừ hoặc giảm thiêu hợp lí

+ Yêu cầu các các tổ chức, cá nhân không được khai thác quá mức cácnguồn tài nguyên làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng chung các yếu tố môitrường Xung đột môi trường liên quan đến nội dung này thường nảy sinh giữacác tổ chức, cá nhân cùng khai thác, sử dụng các ngu6n tài nguyên thiên nhiên:cùng khai thác, sử dụng chung nguồn nước, cùng khai thác thủy sản tại mộtvùng/ khu vực

- Đặc điêm về chủ thé

Chủ thể của xung đột môi trường là các tô chức, cá nhân- những người chorằng quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường của mình bị xâm hại và các tôchức, cá nhân thực hiện hành vi làm xâm hại đến môi trường Song, chủ théxung đột môi trường thường đa dạng, có số lượng lớn và nhiều trường hợp xungđột nảy sinh nhưng không dễ xác định chính xác chủ thé Điều này là do là thànhphần môi trường là đối tượng sử dụng chung của nhiều người nên khi chúng bịxâm hại thì quyền và lợi ích của nhiều người cũng bị ảnh hưởng Trong nhiều-_ trường hợp, xung đột môi trường còn có thể nảy sinh giữa các quốc gia, đặc biệt

là giữa các quốc gia láng giềng có sử dụng chung nguồn nước quốc tế hoặc quốc

gia này phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi

trường gây thiệt hại của quốc gia khác

Những đặc điểm nêu trên của xung đột môi trường cũng đã được kiểm

chứng qua hoạt động điều tra xã hội học của Nhóm thực hiện đề tài Với câu hỏi

“Các van dé môi trường tại địa phương của ông bà có (hoặc có nguy cơ) chuyểnthành tranh chap, xung đột môi trường không?” Câu trả lời của 400 phiếu là:

Đã diễn ra mà vẫn chưa được giải quyết: 65 phiếu, chiếm 16.25%; đã diễn ra và

đã được giải quyết: 28 phiếu, chiếm 7.00%; chưa diễn ra nhưng chắc chắn sẽdiễn ra nếu dé kéo dài: 167 phiếu, chiếm 41.75%; chưa diễn ra và khó diễn ra ké

cả tình trạng môi trường kéo dài: 98 phiếu, chiếm 24.50%; chưa diễn ra và khódiễn ra vì tình trạng sẽ được giải quyết sớm: 42 phiếu, chiếm 10.50% (Xem Phụlục 4 và Phụ lục 5)

1.3 Phân loại xung đột môi trường

Xung đột môi trường có thé được phân thành nhiều loại, dựa theo nhiềutiêu chí khác nhau Đó là:

* Dựa vào tính chất của mối quan hệ xã hội làm nay sinh xung dot, có thểphân chia xung đột môi trường thành: Xung đột phát sinh trong lĩnh vực quản lý

Trang 12

nhà nước về bảo vệ môi trường; xung đột phát sinh giữa các tô chức, cá nhân với nhau trong bảo vệ môi trường.

* Dựa vào thời điểm nay sinh xung đột môi trường, xung đột môi trườngbao gôm: Xung đột nảy sinh khi chưa có thiệt hại thực tế: xung đột nảy sinh khi

đã có thiệt hại thực tê.

* Dựa vào nguyên nhân của xung đột môi trưởng, xung đột môi trường bao

gồm: Xung đột do bất đồng trong nhận thức về môi trường (nảy sinh từ sự hiểubiết khác biệt nhau trong hành động của các nhóm trong khai thác, sử dung va

bảo vệ môi trường); xung đột do sự khác biệt trong mục tiêu khai thác, sử dụng

và bảo vệ môi trường (nảy sinh do sự bất đồng trong mục tiêu hoạt động của các

cá nhân các nhóm xã hội trong mối quan hệ với môi trường); xung đột do bấtđồng lợi ích trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường (bất đồng về lợi íchtrước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ich của từng tổ chức, cá nhân khai thác sử dụngmôi trường với lợi ích chung về môi trường của cộng đồng)

* Dựa theo mức độ của xung dot, xung đột môi trường bao gồm: Xung độtkhông nghiêm trọng (xung đột ở mức thấp, không bắt nguồn từ các chênh lệchlợi thế về quyền lực hay lợi ích, không dẫn đến thiệt hại quá lớn cho mỗi bên);xung đột ít nghiêm trọng (xung đột giữa các chủ đầu tư đang cùng khai thác môitrường trên cùng một địa bàn, và trong chừng mực nào đó giữa họ có thê dễdàng dàn xếp với nhau); xung đột nghiêm trọng (có thể dẫn đến những phản ứngmạnh mẽ giữa các đương sự); xung đột rất nghiêm trọng (bắt nguồn từ nhữngbất bình đẳng lớn về quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên, mà cả bất bìnhđẳng về mặt tài chính, chính trị, và có thé dẫn đến các xung đột vũ trang phươnghại đến an ninh quốc gia.)”

* Dựa trên quy mô xung đột môi trường, có xung đột mỗi trường giữa các

cá nhân, các hộ gia đình; xung đột môi trường giữa các nhóm/tô chức; xung đột môi trường giữa các địa phương; xung đột môi trường giữa các quôc gia.

1.4 Những xung đột môi trường pho biến và dấu hiệu nhận biết

Trải qua các thời kỳ phát triển, xung đột môi trường thể hiện dưới nhiềudạng và với nhiều mục đích khác nhau, song phố biến dưới các dạng sau:

1.4.1 Xung đột nay sinh trong quá trình phê duyệt dự an

Đây thường là xung đột nảy sinh giữa cộng đông dân cư nơi thực hiện dự

án với cơ quan phê duyệt dự án hoặc chủ dự án vé các van đê môi trường có thê

” Lê Thanh Bình, Pham Thị Bích Hà, Xung đội môi trường, trong Xã hội học môi trường do Vũ Cao Dam chủ

Trang 13

phat sinh khi dự án được triển khai trên thực tế Ngoài các đặc điểm chung củaxung đột môi trường, có thể nhận biết loại xung đột môi trường này qua dấu

hiệu: Xung đột nảy sinh sớm, ngay từ khi dự án chưa được phê duyệt và có thê

thu hút sự quan tâm, vào cuộc của rất nhiều tổ chức, cá nhân khác Cụ thê là:Giai đoạn sớm nhất nảy sinh loại xung đột môi trường là từ khi chủ dự án

thực hiện đánh giá tác động môi trường Ngay khi lấy ý kiến của cộng đồng để

lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đã có thể vấp phải sự phảnđối quyết liệt của cộng đồng khi họ cho rang việc thực hiện dự án sẽ làm ảnhhưởng đến chất lượng môi trường nơi họ đang sinh sống Với lý do đó, cộngđồng dân cư tiễn hành các hoạt động nhằm phản đối, tạo sức ép buộc các cơquan có thấm quyền không phê duyệt dự án Muộn hơn một chút, dạng xung đột

môi trường này có thé nảy sinh khi chủ dự án đã hoàn thành Báo cáo Đánh giá

tác động môi trường, đã được co quan thâm định phê duyệt Báo cáo và đangtrong giai đoạn chờ được cơ quan có thâm quyền phê duyệt dự án hoặc đã đượcphê duyệt dự án Chủ thể xung đột trong trường hợp này là cộng đồng dân cưnơi thực hiện dự án với cơ quan phê duyệt dự án hoặc chủ dự án.

Với những bất đồng nảy sinh ngay từ khi dự án chưa được phê duyệt hoặcđang trong quá trình phê duyệt, xung đột môi trường trong trường hợp này cóthé lôi kéo sự quan tâm, vào cuộc của nhiều tổ chức chuyên môn, của các nhàkhoa học, đặc biệt đó lại là những xung đột liên quan đến bảo vệ lợi ích chungcủa cộng đồng như bảo vệ các giá trị văn hóa, truyền thống, bảo vệ cảnh quanmôi trường, bảo vệ các di tích lịch sử nối tiếng Cùng với những phản ứng củacộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án, sự phản đối của các tổ chức, cá nhânkhác cũng tao sức ép không nhỏ lên các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án

về việc quyết định cấp phép hay từ chối cấp phép đối với các dự án đó

1.4.2 Xung đột nay sinh trong qua trình irién khai dự án

Không xảy ra sớm như xung đột nảy sinh trong quá trình phê duyệt dự án,xung đột môi trường trong quá trình triển khai dự án hoặc tiến hành các hoạtđộng phát triển thường phát sinh khi các hoạt động phát triển đã được triển khai,những quyền và lợi ích bị xâm hại đã xảy ra trên thực tế Dấu hiệu cơ bản đểnhận biết dạng xung đột này là các quyền và lợi ích về môi trường của một bên

đã, đang và tiếp tục bị xâm hại nếu xung đột không được giải quyết Đặc biệt,trong xung đột này, bên gây thiệt hại có thể đã áp dụng các biện pháp để phòngngừa nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường song nguy cơ đó vẫn xảy ra và

làm ảnh hưởng đến quyên và lợi ích của bên bị thiệt hai

Trang 14

Trong quá trình tiến hành các hoạt động phát triển, các t6 chức, cá nhânbuộc phải tác động đến môi trường theo hướng khai thác những giá trị của môitrường và thải bỏ vào nó các loại chat thải Vi thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với môitrường là không nhỏ Ở giai đoạn này, xung đột môi trường có thể xảy ra mànguyên nhân của nó là do những rủi ro trong quá trình thực hiện các hoạt độngphát triển hoặc các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường được áp dụngkhông phù hợp, không hiệu quả hoặc do bên triển khai dự án cố tình không thựchiện biện pháp bảo vệ môi trường dé tiết kiệm chi phí, gây thiệt hại cho bên kia.Xung đột môi trường nảy sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động pháttriển có thể xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực Các xung đột này nảy sinh khimột bên cho rằng hoạt động của bên kia đã, đang và tiếp tục gây tổn hại đếnquyên và lợi ích chính đáng về môi trường của mình và thực hiện các hoạt động

mà họ cho là cần thiết để buộc bên kia phải chấm dứt ngay hoạt động đó

Xung đột môi trường nảy sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động pháttriển có thể liên quan đến việc khai thác, sử dụng mọi thành phần môi trườngcho nhiều mục đích khác nhau Nói cách khác, trong quá trình tiễn hành các hoạtđộng phát triển, xung đột môi trường có thể nảy sinh liên quan đến nhiều lĩnhvực hoạt động, nhiều yếu tổ của môi trường do những bat đồng về lợi ích, vềmục đích giữa các tổ chức, cá nhân hoặc giữa các nhóm tổ chức, cá nhân trong

xã hội Đây có thé coi là dạng xung đột có tính phố biến nhất, phản ảnh hầu như

tất cả các đạng xung đột môi trường trong xã hội hiện đại.

Nhận xét trên hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra xã hội học của Nhómthực hiện dé tài Với câu hỏi “Tai địa phương ông bà cư trú có bị (hoặc có nguycơ) ô nhiễm môi trường do dự án dau tư không?” cho 400 phiếu điều tra Câutrả lời nhận được là: Có: 212 phiếu, chiếm 53% Với câu hỏi “Các tác động môi

trường đó phát sinh trong giai đoạn nào của du án? ”, cau trả lời là 179 phiếu,

(i) Mau thuẫn giữa các tô chức, cá nhân cùng khai thác, sử dung tài nguyên

thiên nhiên về lợi ich và mục đích khai thác, sử dụng nguôn tài nguyên do

Trang 15

Trong quá trình cùng chung khai thác, sử dụng một hay nhiều loại tàinguyên thiên nhiên, chính các chủ thé khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên có thểphát sinh mâu thuẫn do bên này làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên kia trong quátrình khai thác Xung đột loại này có thể phát sinh giữa những người cùng chungkhai thác, sử dụng một loại tài nguyên hoặc giữa những người khai thác, sử dungcác loại tài nguyên khác nhau Chang hạn, các doanh nghiệp sử dụng nguồn nước

để thải bỏ chất thải có thể xung đột với những người nông dân sử dụng nguồnnước đó để nuôi trồng thủy sản Trong một trường hợp khác, những người khaithác rừng có thé xung đột với người khai thác nước về lợi ích trong khai thác tàinguyên thiên nhiên.

(ii) Mau thuân về các quan điểm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.Xung đột môi trường nảy sinh do nguyên nhân này thường xuất hiện trongnhững trường hợp các tô chức, cá nhân cùng chung khai thác, sử dụng một loạitài nguyên thiên nhiên, thậm chí cùng chung mục đích khai thác, sử dụng tàinguyên đó nhưng lại mâu thuẫn với nhau về quan điểm, cách thức khai thác, sửdụng Xung đột loại này thường xảy ra giữa các nhóm tổ chức, cá nhân với

nhau Những người đánh bắt cá trên cùng một dòng sông có thê xung đột với

nhau về thời điểm đánh bắt, cách thức đánh bắt Thực tế cho thấy, tùy theophong tục, tập quán của các nhóm người (thường là phong tục, tập quán củatừng dân tộc, từng vùng), cách thức khai thác tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu

của con người cũng khác nhau Chính sự khác biệt đó đã làm nảy sinh xung đột.1.4.4 Xung đột nay sinh trong hoạt dong xuất, nhập khẩu, quá cảnhDấu hiệu cơ bản để nhận biết xung đột này với xung đột trong các lĩnh vựckhác là đối tượng xuất, nhập khẩu va quá cảnh và tác động của nó đối với môitrường Đối tượng xuất, nhập khẩu, quá cảnh có thể làm phát sinh các xung độtmôi trường trong hoạt động này thường là các “sản phẩm nhạy cảm” với môi

trường như: các loại động, thực vật hoang dã, quí hiếm; các sản phẩm biến đổi

gen; các loại phế liệu, chất thải hay máy móc thiết bị đã qua sử dụng Nói cáchkhác, cũng là xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, song khác với các xung đột

thương mại, các xung đột môi trường nảy sinh trong lĩnh vực này thường lànhững bat đồng liên quan đến khía cạnh môi trường của sản phẩm hàng hóa Vivậy, một bên chủ thể của các xung đột môi trường nảy sinh trong hoạt độngxuất, nhập khâu, quá cảnh hàng hóa thường là các cơ quan nhà nước xung độtvới bên kia là các tổ chức, cá nhân xuất, nhập khâu hoặc quá cảnh hàng hóa.Hội nhập đang là xu thê chung của toàn câu Bat ky quôc gia nao cũng muôn tham gia hội nhập nhưng van muôn bảo hộ được các hoạt động sản xuât

Trang 16

trong nước Đề giải quyết cùng lúc hai mục đích này, nhiều nước đã sử dụng đến

“rào can xanh” hay nói chính xác hơn là “rao cản môi trường” Theo đó, san

phẩm muốn nhập khâu phải đáp ứng các điều kiện an toàn cho môi trường vàsức khỏe con người Những điều kiện này được ban hành nhằm đảm bảo hạn chếđến mức thấp nhất những tác động đến môi trường của nước nhập khẩu phế liệu.Tuy nhiên, những xung đột có thé nảy sinh giữa tổ chức, cá nhân nhập khẩu với

cơ quan cho phép nhập khâu về chính các điều kiện này

1.4.5 Xung đột về đòi bồi thường thiệt hai do ô nhiễm, suy thoái môitrường gay nên

Dấu hiệu rõ nét nhất để nhận biết dạng xung đột này so với xung đột về bồithường thiệt hại trong các lĩnh vực khác là những thiệt hại về môi trường mà cácbên xung đột hướng tới.

Thiệt hại xảy ra là một trong những điều kiện tiền đề của trách nhiệm bồithường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môitrường nói riêng Điều này có thể lý giải bởi mục đích của việc áp dụng tráchnhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục tình trạng đã bị ton thất cho người bị thiệt hại, đảm bảo các quyên và lợi ích hợp pháp cho họ Vì thế, nếu không cóthiệt hại thì không thé đặt van đề bồi thường cho dù có những điều kiện khác

như có hành vi trái pháp luật, có lỗi Thiệt hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trườnglàm nảy sinh xung đột giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại bao gồm hai

loại: thiệt hại cho môi trường tự nhiên và thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị ảnh

hưởng bởi tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường

- Thiệt hại cho môi trường tự nhiên chính là sự suy giảm chức năng, tínhhữu ích của môi trường Điều này xảy ra khi:

+ Chât lượng của các yêu tô môi trường sau sử dụng nhỏ hơn tiêu chuân qui định Điêu đó xảy ra có nghĩa là chức năng, tính hữu ích của các yêu tô môi

trường này đã bị suy giảm.

+ Lượng tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được sử dụng lớn hơn lượngđược khôi phục, tái tạo và lượng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo đượckhai thác, sử dung lớn hơn lượng thay thé

+ Lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tái sử dụng, tái chếhoặc phân huỷ tự nhiên Vì thế, sự suy giảm chức năng này của môi trường sẽdiễn ra khi môi trường không thể tiếp nhận thêm các chất thải và nếu tiếp nhận,

nó sẽ mắt đi hoặc giảm đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của mình

Trang 17

- Thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị anh hướng bởi tình trạng ô nhiễm, suythoái môi trường Đây là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người,

tài sản và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm

chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.

Như vậy, xung đột đòi bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cóthé tách thành hai nhóm: (i) Xung đột vé đòi bôi thường thiệt hại đối với môitrường tự nhiên bi 6 nhiễm; (ii) Xung đột về đòi bồi thường thiệt hại đối với tínhmạng, sức khỏe và tài sản của người dân do ô nhiễm môi trường gây nên Việcnhận biết một xung đột môi trường thuộc nhóm nào trong hai nhóm đó sẽ tùythuộc vào loại thiệt hại môi trường thực tế làm nảy sinh xung đột giữa các bên.1.5 Cơ sở pháp lý về giải quyết xung đột môi trường

- Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004, tranh chấp về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, tranh chấp về bồi thường thiệt hại do

làm ô nhiễm, suy thoái môi trường nói riêng là một trong những dạng tranh chấp

về dân sự thuộc thâm quyên giải quyết của Toà án

- Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, cá nhân, pháp nhân và cácchủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật, ké cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không cólỗi (Điều 624); Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hai là hai năm, ké

từ ngày quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâmphạm (Điều 607)

- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, nội dung tranhchấp về môi trường bao gồm: Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môitrường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; tranh chấp về việc xácđịnh nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cô môi trường: về trách nhiệm

xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi

trường gây ra.

Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm: Tổ chức, cá nhân sử dụng thànhphần môi trường có tranh chấp với nhau; giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụngcác thành phần môi trường và tô chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồikhu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường.Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định củapháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác

của pháp luật có liên quan (Điều 129)

Trang 18

Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:

Tự thoả thuận của các bên; yêu cầu trọng tài giải quyết; khởi kiện tại Toà án

(Điều 133)

- Nghị định 113 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm:thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toánthiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối vớimôi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra

- Các quy định khác của pháp luật về xác định thiệt hại đối với tính mạng,sức khỏe, tài sản của tô chức, cá nhân; về quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệthại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên

I NHỮNG VAN DE CHUNG VE KY NĂNG GIẢI QUYET XUNG ĐỘT MOI

TRUONG

2.1 Nhan thire chung vé ky nang

Kỹ năng là một khái niệm có xuất xứ từ các nước phát triển, du nhập vàoViệt Nam sau thời kỳ đổi mới, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực dao tạonguồn nhân lực (với những tên gọi kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng mềm, kỹnăng thuyết trình ), và ngày càng mở rộng trong nhiều lĩnh vực Vào thời kỳđầu xuất hiện, kỹ năng được hiểu đồng nghĩa với phương pháp Một người đượcxem là có kỹ năng làm việc tốt khi có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả

Tiếp đến, kỹ năng được hiểu là các thao tác cụ thê để thực hiện một công việc

nhất định với khoảng thời gian nhất định Người có kỹ năng tốt là người thuộcquy trình và thao tác thuần thục các bước trong quy trình Mức cao hơn, kỹ năngđược hiểu là nghệ thuật ứng xử Người có kỹ năng là người có các yếu tổ nêutrên cùng với kha năng ứng xử linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của từngtình huống nảy sinh Dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung kỹnăng được nhận biết là “khả năng của một người có được thông qua việc họctập, đào tạo và/ hoặc quá trình tích lity kinh nghiệm dé thuc hién co kết qua mộtnhiệm vụ với thời gian, sức lực nhát định” Nói cách khác, kỹ năng là khả năngriêng biệt của mỗi người, là khả năng vận dụng tri thức để làm những công việcnhất định Kỹ năng thường được chia làm 2 dạng: kỹ năng chung và kỹ năng cụthé trong từng lĩnh vực Kỹ năng chung có thé bao gồm kỹ năng quản lý thời

gian, làm việc nhóm, lãnh đạo, tạo động lực cho bản thân và người khác Kỹ

năng cụ thể có tác dụng với chỉ một công việc nhất định

Trang 19

Như vậy, hiểu một cách chung nhất, kỹ năng là tổng hòa các kiến thứcchuyên môn, phương pháp làm việc, nghệ thuật ứng xử của mỗi cá nhân đề thựchiện một công việc nhất định Kỹ năng được hình thành từ hai “nguồn” chính: từ

quá trình tích lũy kinh nghiệm làm việc của mỗi cá nhân; và từ quá trình đào tạo

kiến thức về kỹ năng trong các lĩnh vực khác nhau

2.2 Sự cần thiết phải có kỹ năng giải quyết xung đột môi trường

Khi có xung đột về mặt môi trường tất sẽ nảy sinh nhu cầu giải quyết xungđột đó Việc giải quyết xung đột môi trường mang lại rất nhiều lợi ích cho cácbên liên quan và cho cả xã hội 7zước tién, giải quyết xung đột môi trường giúpcác bên tránh được tình trạng căng thắng của vụ việc bất hòa, đây mâu thuần lêncấp độ cao hơn như biểu tình hoặc xung đột bạo luc Thi hai, giải quyết xungđột môi trường thỏa đáng giúp bên chịu thiệt hại đòi được quyền lợi của mình vàbên gây thiệt hại phải trả giá cho hành vi của minh, điều này sẽ củng cố thêmcông bằng xã hội 7⁄ ba, về lâu dài, việc giải quyết xung đột môi trường chính

là một trong những động lực dé ngăn cản các hành vi gây ô nhiễm môi trường

Lý luận về giải quyết xung đột, tranh chấp nói chung đưa ra 4 phương thứcgiải quyết, bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Trong baphương thức sau, có sự xuất hiện của bên thứ ba với nhiệm vụ giúp hai bên giải

quyết được tranh chấp, xung đột Vai trò của bên thứ ba này (sau đây gọi tắt là

bên trung gian) có rất nhiều ảnh hưởng, đôi khi mang tính quyết định đối với việcgiải quyết ôn thỏa xung đột Muốn hoàn thành tốt chức năng của mình, ngườiđóng vai trò trung gian không những phải có kiến thức về lĩnh vực tranh chấp màcòn phải có kỹ năng cần thiết Thêm nữa, ngoài các kỹ năng chung để giải quyếtmọi xung đột môi trường, đối với mỗi dạng xung đột, cấp độ xung đột, phạm vixung đột còn cần thiết phải có các kỹ năng riêng để giải quyết chúng Cụ thé là:

- Sự can thiết của kỹ năng giải quyết xung đột môi trường trong nướcNhư trên đã phân tích, xung đột môi trường mang rất nhiều đặc tính củatranh chấp công cộng Bởi vậy, các cách thức giải quyết xung đột trong lĩnh vựcnày có rất nhiều đặc điểm riêng, khác với cách thức giải quyết các loại xung độtkhác Ví dụ, nếu như tranh chấp thương mại cho phép các bên giữ bí mật toàn bộquá trình giải quyết xung đột thì đối với tranh chấp môi trường, nguyên tắc côngkhai minh bạch lại được đặt ra.

Tại Việt Nam hiện nay, các xung đột môi trường ngày càng xuất hiện nhiều

và phức tạp Hệ thống pháp luật và các thiết chế xã hội tại Việt Nam đã có nhiềubước tiến trong việc giải quyết các tranh chấp này Tuy nhiên, các cơ quan, cánhân, tổ chức tham gia vào quá trình giải quyết xung đột môi trường vẫn chỉ

Trang 20

mang tính sự vụ, mò mẫm, “chống gậy qua sông” chứ chưa có đủ các công cụpháp lý và kỹ năng cần thiết cho việc giải quyết xung đột một cách 6n thỏa,nhanh chóng Nhiều vụ việc tranh chấp, xung đột về môi trường bị kéo dai, trởnên căng thăng không cần thiết do không có một bên trung gian giúp giải quyếttranh chấp, hoặc bên trung gian không có năng lực cần thiết.

Thực tế cho thấy, tình hình xung đột môi trường của Việt Nam hiện nay diễn

ra khá phức tạp, mặc dù số lượng vụ việc được ghi nhận thực tế không cao.Nguyên nhân của việc khó khăn, chậm ché trong việc giải quyết xung đột môitrường được cho là từ sự thiếu văng các quy định pháp luật đặc thù cho lĩnh vựcnày, cho đến các biện pháp kỹ thuật mang tính hỗ trợ cũng chưa đảm bảo Mặc dùvậy, không thé không kê đến một nguyên nhân hết sức quan trọng là do tình trạngthiếu năng lực, kỹ năng giải quyết tranh chấp của các bên liên quan Như vậy, nhucầu cần phô biến các kỹ năng giải quyết xung đột môi trường cho các bên liênquan, đặc biệt là chính quyền và tòa án, là rất cần thiết tại Việt Nam hiện nay

- Sự can thiết của kỹ năng giải quyết xung đột môi trường cấp quốc téNgoài các xung đột môi trường giữa các chủ thể tư trong cùng một quốcgia, giữa các quốc gia với nhau cũng có thé nảy sinh xung đột môi trường Chủthể của các tranh chấp này cũng chính là chủ thể của luật quốc tế nói chung.Dạng tranh chấp này có nhiều nét đặc thù khác, đòi hỏi các kỹ năng giải quyết

tranh chấp khác với tranh chấp trong nước

Thứ nhát, nội dung xung đột môi trường quốc tế bao gồm 3 vấn đề: tácđộng môi trường xuyên biên giới, quyền sử dụng đối với các nguồn tài nguyêndùng chung và tranh chấp thương mại quốc tế liên quan đến môi trường Lưu ýrằng, loại tranh chấp thứ hai chỉ liên quan đến các nguồn tài nguyên dùng chung,chứ không phải là các nguồn tài nguyên thuộc chủ quyền của một quốc gia cụthể, bởi đây thuộc về tranh chấp chủ quyền chứ không còn là xung đột môitrường Nguồn tài nguyên dùng chung phổ biến nhất là nguồn nước sông, đạidương và khí hậu Do đặc điểm này nên kỹ năng giải quyết xung đột môi trường cấp quốc tế có nét khác so với cấp quốc gia.

Thứ hai, giải quyết xung đột môi trường cấp quốc tế có thê phát sinh từ cáctranh chấp giữa những chủ thé tư ở nhiều quốc gia Trong nhiều trường hợp, lúcđầu chỉ là vấn đề tranh chấp giữa người dân ở các khu vực biên giới, hoặc giữacác doanh nghiệp có quan hệ thương mại với nhau, sau đó mới lôi kéo chínhquyền các quốc gia vào cuộc và trở thành tranh chấp quốc tế

Thứ ba, khác với xung đột môi trường cấp quốc gia, thường mang tínhtranh chấp tập thể, thì xung đột môi trường cấp quốc tế lại hầu hết mang tính

Trang 21

đơn lẻ Nói cách khác, trong các xung đột môi trường quốc tê, hiểm khi xuat

hiện một bên gồm nhiêu chủ thê, mà nêu có xuât hiện thì cũng không nảy sinh nhu câu cân có chủ thê đại diện.

Với những sự khác biệt đó, xung đột môi trường cấp quốc tế đòi hỏi chủ thể

tham gia và cả bên thứ ba các kỹ năng rat đặc biệt dé có thê giải quyết chúng Bởivậy, trang bị các kỹ năng này là rất cần thiết trong bối cảnh thế giới hiện nay.2.3 Nội dung kỹ năng giải quyết xung đột môi trường

Nội dung của kỹ năng giải quyết xung đột môi trường bao gồm nhiều nộidung, trong đó có thé kể đến các nội dung sau:

Trước tiên, việc nắm vững kiến thức về quy trình giải quyết tranh chấpcũng như quyên và nghĩa vụ của các bên là vô cùng quan trọng Nếu các chủ thểtrong tranh chấp không năm được điều này có thé dẫn đến việc thực hiện cáchành vi trái pháp luật gây hậu quả đáng tiếc Ví dụ, một bên chịu thiệt hại dohành vi gây ô nhiễm môi trường của bên khác nhưng lại không biết sẽ phải làm

gì để giải quyết tranh chấp đó thì sẽ không đòi được quyền lợi của mình Đã cónhiều trường hợp xung đột môi trường mà người dân chỉ đưa ra duy nhất mộtyêu cầu là “đòi công lý” khiến bên nhận yêu cầu hay bên cơ quan nhà nước gặpkhó khăn trong việc giải quyết yêu cầu

Thứ hai, các kiễn thức cơ bản về khoa học môi trường, kinh tế học, thống

kê cũng rất cần thiết cho các bên Các kiến thức về khoa học môi trường sẽ giúp

các chủ thể rất nhiều việc, bao gồm: xác định tình trạng môi trường, xác địnhmối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, và cả việc đưa ra một số giảipháp kỹ thuật nhằm khắc phục sự việc Các kiến thức về kinh tế học và thống kêgiúp các chủ thê trong việc lượng giá các thiệt hại, giúp ích cho công tác bồithường thiệt hại khi có yêu cầu Nếu một cá nhân có được các kiến thức và kỹnăng như vậy thì sẽ rất thuận tiện cho công tác giải quyết tranh chấp, nhưng nếukhông thể làm được điều này thì ít nhất cũng cần phải có mối quan hệ với những

cá nhân khác dé có thé thực hiện được công việc nay

Thứ ba, thái độ và kỹ năng đàm phán cũng là một điều rất quan trọng khimuốn giải quyết xung đột môi trường Như đã phân tích, xung đột môi trườngthường là tranh chấp tập thể, diễn ra phức tạp hơn rất nhiều so với các tranhchấp tư khác, do đó, thái độ và kỹ năng thương thuyết cũng yêu cầu cao hơn.Việc có thái độ giao tiếp và kỹ năng thường thuyết phù hợp giúp một cá nhânnâng cao uy tin của minh trong các tranh chấp từ đó dé dàng nhận được sự đồng

thuận của các bên.

Trang 22

Cuối cùng, việc giải quyết xung đột môi trường thường đòi hỏi sự vào cuộccủa nhiều bên khác nhau, không chỉ hai bén trong tranh chấp mà thường có sựgóp mặt của chính quyền cơ sở, chính quyền cấp trên, các đoàn thẻ xã hội, các tổchức phi chính phủ, báo chí truyền thông và thậm chí cả chính quyền trungương Trong những trường hợp như vậy, việc lôi kéo các bên liên quan tạo áp

lực pháp lý, áp lực chính trị hay dư luận xã hội cũng có thé được coi là một biện

pháp đặc biệt quan trọng.

2.4 Phương pháp học, nghiên cứu kỹ năng giải quyết xung đột môi trườngViệc học và nghiên cứu các kỹ năng giải quyết xung đột môi trường cũngđòi hỏi các phương pháp đặc thù Đương nhiên, muốn học được các kỹ năng thìviệc va chạm thực tế là một điều bắt buộc Mặc dù vậy, nếu chỉ va chạm thực tế

mà không có sự sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm thì cũng sẽ rất mắt thời gian mới

có thé trở nên thành thạo các kỹ năng này

Việc tìm hiểu và nghiên cứu các vụ việc xung đột trước đó là rất quantrọng Khi nghiên cứu một số loại tranh chấp khác, phương pháp chí phí- lợi ích

có thé được sử dụng dé đúc rút kinh nghiệm và kỹ năng Nhưng trong các xungđột môi trường, phương pháp này hầu như không có hiệu quả, bởi các con số chỉphí- lợi ích, hay độ thỏa mãn của các bên rất kém tin cậy Ngược lại, việc nghiêncứu theo hướng phân tích sâu từng vụ việc lại thiết thực hơn

Học hỏi kinh nghiệm quốc tế cũng là một phương pháp tốt giúp nâng cao kỹnăng giải quyết xung đột môi trường Đặc thù tự nhiên, xã hội và pháp luật mỗiquốc gia khác nhau sẽ cung cấp các kinh nghiệm khác nhau về giải quyết xungđột Cá: kinh nghiệm này có thể sẽ không giúp ích ngay lập tức đối với từng vụviệc cụ thé, song, xét về lâu dài, nó sẽ giúp cung cấp những góc nhìn mới về xungđột môi trường và các kỹ năng cần thiết mang tính định hướng cho Việt Nam.Céc nghiên cứu lý luận cũng sẽ góp phan giúp các chủ thé trong việc taolập kỹ năng Điều này giúp người học nhanh chóng có được kiến thức một cách

hệ thống Song, cần phải nhắc lại rằng, phương pháp tốt nhất vẫn là học hỏi từ

vụ việc Mỗi cá nhân có thể tự đúc rút các kinh nghiệm khác nhau từ cùng một

vụ việc và điều này sẽ giúp nâng cao khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức.2.5 Một số kỹ năng quan trọng trong giải quyết xung đột môi trường

- Tiên liệu trước và giải quyết sớm các xung đột môi trường

Xung đột môi trường hoàn toàn có thể được tiên liệu sớm trước khi chúngdiễn ra và có thể được ngăn chặn ngay từ giai đoạn này Việc giải quyết tranhchap scm cũng sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm thiệt hai cho nhiều bên

Trang 23

- Chỉ ra hoặc tạo ra động lực giải quyết xung đột môi trưòng cho các bên

Nhiều khi, khó khăn lớn nhất trong các vụ việc xung đột môi trường là một

trong các bên không nhìn thấy lợi ích khi tham gia vào giải quyết Đây là mộttrong những điều kiện tiên quyết dé có thé giải quyết xung đột môi trường

- Tìm kiếm cá nhân, tô chức liên quan và lựa chọn người đại diện

Bên tập thê (bên chịu thiệt hại) thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm

và xác định hết những cá nhân, tô chức cùng chịu thiệt hại và cũng không dễ gì

lựa chọn được người đại diện Nêu bên tập thé chưa làm được việc này thì bêntrung gian sẽ phải giúp đỡ đê họ làm được.

- Tinh độc lập và uy tín của bên trung gian là vô cùng quan trong

Ngoài tòa án, các bên trung gian khác chỉ có thể được tham gia và tham gia

có hiệu quả vào việc giải quyét xung đột môi trường nếu nhận được sự tín nhiệmcủa các bên Đề đạt được điều đó, tính độc lập của bên trung gian là tiền dé quantrọng Yếu tố này là thế mạnh của các thiết chế xã hội, cần được sử dụng tronggiải quyết xung đột môi trường

- Giup các bên tạo lập và duy trì liên lac

Việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi hai bên phải trao đổi các mong muốn,

nguyện vọng của nhau Công việc này có thể phải kéo dài, và các bên cần duy trì

liên lạc thường xuyên.

Tạo ra các cơ hội tìm kiếm chứng cứ chung

Đôi khi mấu chốt của vụ việc xung đột môi trường năm ở việc hai bên bấtđồng về các sự thật đã diễn ra Do đó, nếu có cơ hội để cả hai bên cùng nhau xác

định chứng cứ thì tranh chấp sẽ dễ được giải quyết hơn

- Lưu trữ các hỗ sơ, thông tin có liên quan đến vụ việc

Đây là một công việc cần thiết phải được lưu tâm ở mọi loại tranh chấp.Điều này giúp thuận tiện cho việc tra cứu tài liệu, tiết kiệm thời gian và tránh saisót trong khâu giải quyết tranh chấp

- Xác định rõ tính công khai và bí mật về thông tin của các bên

Đối với tranh chấp tư thì các thông tin chỉ được công khai khi có sự đồng ýcủa các bên trong tranh chấp Tuy vậy, đối với xung đột môi trường thì việcphân biệt giữa thông tin công khai và thông tin bí mật là điều cần phải cân nhắc

- Đưa ra các giải pháp vé kỹ thuật, công nghệ

Trang 24

Pdi khi, xung đột môi trường có thê được giải quyết chi bằng việc đưa racác giải pháp đơn giản về kỹ thuật và công nghệ Đây là giải pháp đạt được hiệuquả về lâu dài (chấm dứt việc gây ô nhiễm môi trường) mà vẫn không gây thiệthại quá lớn cho bên bị yêu câu.

- Tĩnh toán các gia trị thiệt hai và đề xuất phương an boi thường

Nêu bên chịu thiệt hại có yêu cầu đòi bồi thường thì cần phải tính toán

được mức độ thiệt hại một cách hợp lý Từ đó, đưa ra được phương án bồi

thường thỏa đáng, chấp nhận được với cả hai bên

- Sdng tao trong việc đưa ra các giải pháp điều hòa lợi ích

Trong một số trường hợp, việc đưa ra các giải pháp điều hòa lợi ích có thể

là biện pháp thay thế hiệu quả khi việc đưa ra phương án bồi thường gặp khókhăn Các giải pháp này có thê bao gồm việc hỗ trợ tạo việc làm, xây dựng cơ sở

hạ tầng, phúc lợi xã hội, hoặc trợ cấp

- Theo dõi và rút kinh nghiệm từ vụ việc sau khi đã được giải quyết

Đây là kỹ năng cuối cùng cần phải lưu ý sau khi một vụ việc đã khép lại.Việc nèy giúp rút kinh nghiệm cho các lần sau

Trên đây là các kỹ năng cơ bản nhất và cũng là những điểm cần lưu ý đối

với các bên khi tham gia trong giải quyết xung đột môi trường Các kỹ năng nàychủ yếu áp dụng cho bên trung gian thứ ba giúp giải quyết tranh chấp, còn cácbên khac gồm bên đưa yêu cầu, bên tiếp nhận yêu cầu sẽ coi đây là những lưu ý

mà họ cần phải nhớ dé có thé giúp giải quyết ôn thỏa tranh chấp

Trang 25

Phần thứ 2

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MOI TRƯỜNG

TRONG NHUNG TRUONG HỢP CỤ THE

I KY NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MOI TRUONG NAY SINH TRONG QUÁ TRÌNH PHÊ DUYET DỰ ÁN

1.1 Các bước chuẩn bị giải quyết xung đột môi trường

- Đọc, nghiên cứu hỗ sơ, phan loại doi tượng trong quan hệ xung độtĐây là khâu rất quan trọng là bước khởi đầu cho việc giải quyết xung độtđược nhanh chóng, kịp thời và thành công Trong khâu này cần đọc kỹ, hiểuđúng các nội dung mà những chủ thé xung đột yêu cầu cơ quan có thấm quyềngiải quyết hoặc phía chủ thể có liên quan phải giải quyết; phân loại các nhómđối tượng trong quan hệ xung đột với những tiêu chí cụ thé như: Địa điểm sinhsống, nội dung kiến nghị, điều kiện hoàn cảnh

- Lựa chọn, tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan dé giải quyét xungđột đúng pháp luật

Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, phân loại đối tượng trong quan hệ xung độtthì người giải quyết xung đột phải nghiên cứu các quy định pháp luật liên quannhư: quy định về trình tự, thủ tục giải quyết xung đột; quy định về thâm quyên,căn cứ phê duyệt dự án đầu tư; quy định về cách thức xác định thiệt hại trong

lĩnh vực môi trường; quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thực hiện dự án

đầu tư để từ đó lựa chọn những quy định pháp luật áp dụng cho phù hợp vớitình huống thực tiễn giải quyết xung đột

- Tìm hiểu các thông tin liên quan

Tìm hiểu thông tin liên quan tới việc giải quyết loại xung đột này ở các địaphương khác nhau, trong các thời điểm khác nhau, nghiên cứu đánh giá ưuđiểm, hạn chế trong việc giải quyết các vụ việc, từ đó tổng kết rút kinh nghiệm,học tập các phương thức giải quyết xung đột hiệu quả nhất, đồng thời hạn chế,

loại trừ những sai lầm có thể mắc phải từ các vụ giải quyết xung đột trước đó

- Chuẩn bị đây đủ các tài liệu, thông tin can thiết phục vụ cho quả trìnhgiải quyết xung đột

Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ, phân loại đối tượng, tìm hiểu pháp luật liênquan, rút kinh nghiệm thực tiễn từ một số vụ việc , người giải quyết xung độtphải xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc cụ thé với những thông tin, tài liệuđược chuẩn bi can thận dé quá trình giải quyết xung đột được chủ động, hiệu quả

Trang 26

1.2 Các bước tiễn hành giải quyết xung đột môi trường

- Tiến hành tổ chức thương lượng, hòa giải

Để đạt được điều này, người tổ chức giải quyết xung đột phải vận dụng

khéo léo, linh hoạt nhiều kỹ năng của bản thân như: thận trọng, mềm dẻo trong

phát ngôn; tôn trọng quyền lợi của các bên; không được thiên vị hoặc có lời lẽxúc phạm bat kì chủ thé nào; không đổ lỗi trực tiếp cho co quan phê duyệt dựán; lắng nghe và ghi chép cân thận ý kiến của các bên; mời các chủ thể trình bày

ý kiến trong một khoảng thời gian định sẵn tránh tính trạng nói tràn lan, quá dài,không đúng trọng tâm đồng thời cũng không nên ngắt lời người có ý kiến chỉđược trình bày quá ít dẫn tới bức xức và dễ có hành vi manh động

Bước tiến hành này đã được kiêm chứng qua 400 phiếu điều tra xã hội học.Với câu hỏi “Theo ông bà khi các tổ chức, cá nhân xảy ra xung đột môi trườngnên làm thé nào để giải quyết tranh chấp đó?”, câu trả lời hai bên nên tự thươnglượng: 165 phiếu, chiếm 41.25% Tương tu, với câu hỏi “Néu là bên nhận đượcyêu cẩu (bị yêu cấu) trong một vụ tranh chấp môi trường, ông bà sẽ làm gì đểgiải quyết tranh chấp có hiệu quả?” Câu trả lời hai bên tự thương lượng giảiquyết, nếu không giải quyết được thì nhờ sự can thiệp của bên thứ ba:119 phiếu,chiếm 29,75% Với câu hỏi “Nếu là bên thứ ba giúp các bên giải quyết tranhchấp môi trường, ông bà sẽ làm gì để giải quyết tranh chấp có hiệu quả? ”, câutrả lời “Gợi ý hai bên nên tự thương lượng để giải quyết nhằm đạt được sựthong nhất cao giữa các bên”: 113 phiếu, chiếm 28,25% Đây là những mức caonhất trong các phương án trả lời (Xem Phụ lục 4 và Phụ lục 5)

- Hướng dẫn người dân cử người đại diện tham gia giải quyết xung đột

Số lượng các hộ gia đình, cá nhân có xung đột với chủ dự án trong quá

trình xin phê duyệt dự án thường rất đông, nếu dé tat cả chủ thé này cùng trực

tiếp tham gia vào quá trình giải quyết xung đột thì chắc chắn sẽ dẫn đến tìnhtrạng lộn xộn, mat ôn định về mặt trật tự xã hội, quá tải về khả năng giải quyếtcủa cơ quan nhà nước Vì vậy, cần hướng dẫn nhóm chủ thể này cử đại diệntham gia giải quyết xung đột, như tổ trưởng tổ dân phố, trưởng khu, già làng,trưởng ban, đại diện của hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi để đưa ra cácyêu cau và thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của nhóm mình

Bước này cũng được người tham gia giải quyết xung đột môi trường lựachọn nhiều Với câu hỏi “Nếu là bên thứ ba giúp các bên giải quyết tranh chapmôi trường, ông bà sẽ lam gì dé giải quyết tranh chấp có hiệu qua?”, 98 phiéu

có câu trả lời là “Giúp đỡ, hướng dẫn các bên về thủ tục giải quyết tranh chấp”,

chiếm 24,5% (Xem Phụ lục 4 và Phụ lục 5)

Trang 27

- Chứng minh nguy cơ nội tại gay thiệt hại đến môi trường của dự ánChứng minh một cách thuyết phục có hay không có khả năng xảy ra trênthực tế các hậu quả về môi trường và các thiệt hại về quyền lợi của người dânnơi thực hiện dự án nếu dự án được phê duyệt và triển khai hoạt động Đây làmau chốt của van đề giải quyết loại xung đột này Bởi lẽ làm rõ được nội dungnày một cách đúng đắn, khách quan thì sẽ là căn cứ quan trọng nhất để xác địnhnên hay không nên phê duyệt dự án hoặc cân phải chỉnh sửa những nội dung nàocủa dự án đề có thể được phê duyệt Đây là một hoạt động rất khó, đòi hỏi ngườigiải quyết xung đột phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng giải

trình một cách khoa học, thuyết phục dé các chủ thé liên quan có thé hiểu và

chấp nhận Mặt khác người giải quyết phải đưa ra được các căn cứ khoa học, căn

cứ pháp lý dé chứng minh có hoặc không có khả năng xảy ra tình trạng 6nhiễm, suy thoái, sự cô môi trường và các hậu quả khác trên thực tế néu dự ánđược phê duyệt và triển khai Những căn cứ này là yếu tố quyết định đến việcthành công hay không thành công của việc giải quyết xung đột

- Phối hợp giải quyết xung đột môi trường

Phối hợp với các cơ quan nhà nước khác và các tô chức chính trị, xã hộinghề nghiệp dé cùng tham gia hỗ trợ giải quyết xung đột được an toàn và hiệuquả Sự phối hợp này chủ yếu được thực hiện với cơ quan công an để đảm bảotrật tự trong quá trình giải quyết xung đột và phối hợp với hội nông dân, mặttrận tổ quốc, đoàn thanh niên để đảm bảo tính dân chủ, minh bạch trong quátrình giải quyết xung đột

Tóm lại, điểm mẫu chốt trong kỹ năng giải quyết xung đột nảy sinh trongqua trình phê duyệt dự án là: 7?ên liệu trước và giải quyết sớm xung đột môitrường và chứng minh nguy cơ nội tại gáy thiệt hại đến môi trường của dự án

II KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MOI TRUONG NAY SINH TRONG

QUÁ TRÌNH TRIEN KHAI DỰ ÁN

2.1 Kỹ năng giải quyết xung đột môi trường nảy sinh giữa chủ dự ánphát triển và người dân sống xung quanh khu vực dự án phát triển”

- Thương lượng

Thương lượng có thé diễn ra theo trình tự sau đây:

7 Trừ xung đột đòi bồi thường thiệt hại về tinh mang, sức khỏe, tài san do 6 nhiễm môi trường gây nên.

Trang 28

+ Hướng dẫn người dân cử người đại diện tham gia giải quyết xung đột: Sốlượng các hộ gia đình, cá nhân có xung đột với chủ dự án thường rất đông, nếu

dé tất cả chủ thể này cùng trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết xung độtthì chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất ôn định về mặt trật tự xã hội,quá tải về khả năng giải quyết của cơ quan nhà nước Chính vì thế cần phảihướng dẫn nhóm chủ thé nay cử đại diện tham gia giải quyết xung đột Đại diện

có thé là tô trưởng tô dân phó, trưởng khu, gia làng, trưởng bản, đại diện của hộicựu chiến binh, hội người cao tuổi Về phía chủ dự án có thé là đại diện công

ty, giám đốc hoặc cán bộ chuyên môn về môi trường của dự án sẽ đứng rathương lượng Hai bên cân luôn luôn lắng nghe và tạo ra vị thế cân bằng nhấtđịnh dé mỗi bên có điều kiện trình bày về quan điểm của mình

+ Tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan: Các bên cần nghiên cứu cácquy định pháp luật liên quan như: quy định về trách nhiệm của chủ dau tư trong

lĩnh vực môi trường, các quy định chung về bồi thường thiệt hại; các quy định

về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra; các quy định

về trình tự thủ tục tiến hành bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường + Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết xung đột: Việc lựa chọn phương

án trong thương lượng phải bảo đảm tuân thủ đúng các quy định pháp luật; tôntrọng và đảm bảo quyền lợi của các bên Tiến hành tô chức thương lượng giữachủ dự án với người dân trên cơ sở bình đăng, thiện chí, hợp tác để đạt đượcnhững thỏa thuận cần thiết, tránh phát sinh thêm mâu thuẫn và đặc biệt là tránhtình trạng bạo lực trong quá trình giải quyết xung đột

các địa phương khác nhau Đặc biệt quan trọng là các quy định pháp luật hiệnhành liên quan đến các nội dung của tranh chấp

+ Tiếp xúc và thuyết phục với từng bên trong tranh chấp: Sau khi tìm hiểu,điều tra các thông tin liên quan đến vụ việc thì trung gian hòa giải cần gặp gỡvới từng bên trong xung đột để nghe họ trình bày ý kiến của họ Về phía ngườidân phải tìm hiểu họ đã và đang phải gánh chịu những thiệt hại gì từ hoạt độngcủa dự án phát triển, yêu cầu, nguyện vọng người dân đưa ra là gì? Về phía chủ

Trang 29

đầu tư dự án phát triển phải tìm hiểu những biện pháp bảo vệ môi trường mà họ

đã triên khai, những khó khăn mà họ gặp phải khi triên khai dự án

+ Tổ chức gặp gỡ trực tiếp dé thông nhất phương án giải quyết: Tiến hành

tố chức hòa giải giữa chủ dự án với người dân trên cơ sở bình dang, thiện chi,

hợp tác để đạt được những thỏa thuận cần thiết, tránh phát sinh thêm mâu thuẫn

và đặc biệt là tránh tình trạng bạo lực trong quá trình giải quyết xung đột Có thể

phối hợp với các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức chính trị, xã hội nghềnghiệp để cùng tham gia hỗ trợ giải quyết xung đột được an toàn và hiệu quả.2.2 Kỹ năng giải quyết xung đột môi trường nảy sinh giữa cơ quanquản lý nhà nước với chủ dự án phát triển

Xung đột này chủ yếu được giải quyết bằng thủ tục hành chính Ngoài racác bên còn có thé lựa chọn phương thức sau đây dé giải quyết xung đột:

- Tổ chức đối thoại để các bên trao doi thông tin

Về phía chủ đâu tư cung cap cho cơ quan nhà nước các tài liệu có liên quan

đên dự án phát triên của mình Thực hiện trao đôi, đôi thoại giữa chủ dau tu va

cơ quan quản ly có thâm quyên nhăm bao đảm cách hiệu thông nhật vê dự án, và các lợi ích mà dự án sẽ đem lại về kinh tê, xã hội, môi trường.

- Lay ý kién người dan

Đây là bước nham lây ý kiên của người dân xung quanh khu vực dự án vì

họ chính là doi tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của dự án Ngoài ra

có thê tham vân ý kiên của các nhà khoa học, các chuyên môn trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.

- Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của dự an/hoat động phat trién

Dựa trên hô sơ của dự án và các ý kiên đóng góp cơ quan quản lý nhà nước

cân phân tích và chỉ ra những lợi ích kinh tê mà dự án mang lại, cả lợi ích trước

mắt và lợi ích lâu dài, các lợi ích kinh tê- xã hội,môi trường và những hậu quả,

hệ lụy mà dự án có thê gây ra Trên cơ sở đó có cái nhìn khách quan về dự án.

- Đưa ra phương an phù hợp nhất

Trên cơ sở cân nhac giữa “cái được, cái mat” đê các bên có thê đi đên

thông nhât phương án loại trừ hoặc hạn chê đên mức thâp nhât tác động xâu đên

môi trường từ các hoạt động phát triên và đảm bảo quyền lợi cho chủ đâu tư Tom lại, diém mâu chot trong kỹ năng giải quyết xung đột trong quá trình

triên khai các dự án phát triên là: Lựa chọn người đại điện và đảm bảo tính độc lập, uy tín của bên trung gian.

Trang 30

II KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT NAY SINH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC CÁC NGUON TÀI NGUYÊN

3.1 Kỹ nang giải quyết xung đột ở tầm hoạch định chính sách phát

trién và bảo vệ môi trường

Với những xung đột ở tầm hoạch định chính sách phát triển và bảo vệ môitrường, phương thức giải quyết xung đột vê mặt bản chat là thực hiện hoạt độngphản biện xã hội với những đề xuất chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.Bước một: Minh bạch thông tin

Minh bạch thông tin là một bước rất quan trọng đề các chủ thể liên quan cóthể hiểu biết, nắm bắt được các vấn đề của chính sách phát triển và bảo vệ môitrường, tránh được những hiếu lầm không cần thiết giữa các chủ thé đại diện chonhững lợi ích khác nhau Hình thức minh bạch thông tin có thé được thực hiệnthông qua các hình thức như: i) Cung cấp các tài liệu có liên quan đến dự ánchính sách phát triển và bảo vệ môi trường: ii) Thực hiện trao đổi, đối thoại giữacác chủ thể nhằm bảo đảm cách hiểu thống nhất về những thông tin liên quanđến chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

Bước hai: Thu thập du luận xã hội

Thu thập dư luận xã hội là một bước quan trọng nhằm nam bat được sựquan tâm, những ý kiến khác nhau của các nhóm chủ thé khác nhau trong xã hội,đặc biệt là những ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và nhóm ngườichịu tác động trực tiếp của chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

Bước ba: Đánh giá tính phù hợp của chính sách phat triển và bảo vệ môitrường với quy định hiện hành của pháp luật (tinh hợp pháp của chính sách)

Chính sách phát triển và bảo vệ môi trường phải bảo đảm tính hợp pháp,

đặc biệt là việc tuân thủ các quy định của pháp luật môi trường Mọi trường hợp

vi phạm pháp luật, trong đó có pháp luật môi trường, đều không thể tiếp tục triểnkhai Phụ thuộc vào chính sách phát triển và bảo vệ môi trường khác nhau màchủ thé lập chính sách phát triển và bảo vệ môi trường phải tuân thủ các quyđịnh khác nhau của pháp luật, đặc biệt pháp luật môi trường như Đánh giá môitrường chiến lược (với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội), các điều kiện cầnđáp ứng theo quy định (như quy hoạch, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên) Đối với những xung đột mang tầm vĩ mô, khi mà những những xung đột nàychưa có hoặc có nhưng không đầy đủ các quy định để giải quyết thì cần có ý

kiến của các cơ quan có đủ thấm quyên ban hành quy định về van dé đó Bên

cạnh đó, từ những xung đột nay, các cơ quan nhà nước hoặc chủ thé có liên quancần dé xuất sáng kiến xây dựng pháp luật

Trang 31

Bước bốn: Đánh giá tác động tới kinh tế - xã hội và môi trường củachính sách phát triển và bảo vệ môi trường (tính hợp lý của chính sách).

Các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển và bảo vệ môi trường còncần phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững để đánh giá tính hợp lý củachính sách phát triển và bảo vệ môi trường Việc phân tích, đánh giá những tácđộng của chính sách phát triển và bảo vệ môi trường tới phát triển kinh tế - xã

hội và môi trường là rất quan trọng Tuy nhiên, khi đánh giá những tác động này

cần lưu ý, coi trọng những vấn đề sau: ¡) Những tác động trước mắt và lâu dài;ii) Những tác động tới các chủ thé cụ thể và cộng đồng với tư cách là lợi íchtổng thé; iii) Những tác động tới những lợi ích có thê thay thé và những lợi íchkhông thé thay thé; iv) Những tác động tới những giá trị có thé phục hồi vànhững giá trị không thê phục hồi

Bước nam: Tham van đê tim ra phương an toi wu

Viéc tham van dé tim ra phuong an tối ưu có thé được thực hiện thông quanhững hình thức khác nhau như: i) Cơ quan có thẩm quyên tổ chức tham vấn giữacác chủ thé cơ liên quan, đặc biệt là giữa chủ thé lập chính sách phát triển và bảo

vệ môi trường với các tổ chức xã hội- nghề nghiệp đại diện các nhóm lợi ích khácnhau; ii) Cơ quan, tổ chức lập chính sách phát triển và bảo vệ môi trường tô chứctham vấn với các tổ chức xã hội- nghề nghiệp đại diện các nhóm lợi ích khác nhauthông qua các hoạt động như hội thảo, toa đàm; iii) Các tổ chức xã hội- nghềnghiệp tổ chức hoạt động phản biện xã hội và gửi kiến nghị tới cơ quan nhà nước

có thâm quyền phê duyệt chiến lược phát triển và bảo vệ môi trường

3.2 Kỹ năng giải quyết xung đột cụ thể phát sinh giữa các nhóm lợi íchkhác nhau khi cùng khai thác một loại tài nguyên

Những xung đột phát sinh khi các chủ thể cùng tham gia khai thác tàinguyên có thể thông qua hoạt động thương lượng, hòa giải Khi thương lượng,hòa giải không thành, vệc giải quyết xung đột trong hoạt động khai thác tàinguyên khi liên quan đến giá trị tài sản của tài nguyên được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự

- Thương lượng

+ Cử đại diện: Trong trường hợp xung đột liên quan đến nhiều chủ thể, cácnhóm chủ thể đại diện cho những lợi ích khác nhau cần cử đại diện theo hìnhthức ủy quyên để tham gia giải quyết xung đột

+ Các bên đưa ra yêu câu: Thông thường các yêu câu của các bên đưa ra

nhăm thỏa mãn, bảo đảm nhu câu trực tiép của mình Vi dụ như: Nhà máy thủy điện mong muôn việc xả nước theo một lộ trình nào đó đê thỏa mãn nhu câu

Trang 32

phát điện và bảo đảm an toàn hồ, đập, người dân mong muốn nhà máy thủy điện

xả nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc tích nước để giảm lũ Cơ quannhà nước thực hiện hoạt động nhăm bảo tồn (DDSH) và người dân mong muốnphát triển nông, lâm nghiệp

Trong bước nay, cần chú ý những van dé sau: i) Các bên cần nêu rõ nhữngnhu cầu của mình, những giới hạn của các nhu cầu đó (giới hạn có thé chấp

nhận) và đưa ra những chứng cứ (nếu có) minh chững cho nhu cầu của mình, vídụ: Diện tích cần tưới tiêu, lượng nước cần thiết sử dụng phù hợp với loại cây

trồng; Lượng điện cần thiết phải sản xuất để đáp ứng nhu cầu xã hội, lượng mưa

theo dự báo, theo quy luật bình thường, Độ cao tối đa cột nước bảo đảm an toàn

hồ đập; ii) Các bên cũng cần phát hiện các lợi ích của những chủ thé không thamgia giải quyết xung đột, đặc biệt là lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng

+ Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật áp dụng để giải quyếtxung đột: Trước hết, cần chú trọng tới các quy định của pháp luật về quyền vànghĩa vụ của các bên khi tham gia sử dụng tài nguyên, các quyền và nghĩa vụ

phát sinh từ giấy phép khai thác, sử dụng (ví dụ Giấy phép khai thác sử dụng

nguồn nước theo pháp luật tài nguyên nước) Bên cạnh đó, cần xem xét tới cácquy định về quy trình vận hành công trình khi khai thác sử dụng tài nguyên, ví

dụ như Quy trình vận hành hồ thủy điện, thủy lợi Trong trường hợp các chủ thể

không phải xin cấp phép hoặc giao, cho thuê, cẦn xem xét tới quyền của các chủthé này trên cơ sở nhu cầu thực tế

+ Lựa chọn phương án trong thương lượng: Các bên cần trên tinh than hợptác nhằm thông nhất được phương án giải quyết xung đột Để có thể thươnglượng thành công, thông thường, các bên điều phải giảm nhu cầu của mình đến

mức tối thiểu Một phương án có thé được sử dụng dé thương lượng thành công

là xin ý kiến của cơ quan có thâm quyền quản lý tài nguyên Tuy nhiên, cũngcần lưu ý là ý kiến này mang tính chất tham khảo Việc lựa chọn phương ántrong thương lượng và nội dung thỏa thuận phải bảo đảm tuân thủ pháp luật vàkhông được làm tốn hai tới lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng của chủ thểkhông tham gia thương lượng.

- Hòa giải

Những van dé cần xem xét khi thực hiện thương lượng cũng được áp dung

trong hoạt động hòa giải Hoạt động hòa giải được thực hiện theo các bước sau:

i) Người thực hiện hòa giải tìm hiểu vụ việc và các quy định của pháp luật; ii)Người hòa giải gặp gỡ từng bên dé nghe ý kiến của các bên; iii) Người hòa giảiphân tích, đánh giá ý kiến của các bên, xem xét tính hợp pháp và hợp lý của các

ý kiến này; iv) Người hòa giải mời các bên tham gia đối thoại Trong hoạt động

Trang 33

đối thoại, đối với những vụ việc phức tạp, cần thực hiện những hoạt động bồ trợcho hoạt động đối thoại như: ¡) Mời chuyên gia am hiểu sâu về pháp luật thuộclĩnh vực xung đột tham gia giải đáp pháp luật cho các bên; ii) Can có sự tham

gia vận động, thuyết phục của các t6 chức chính trị, chính trị- xã hội, đặc biệt là

tổ chức Đảng, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuôi

Tóm lại, điềm mẫu chốt trong kỹ năng giải quyết xung đột nảy sinh trongquá trình khai thác các nguồn tài nguyên là: Minh bạch thông tin để các chủ thể

có thé hiểu biết, năm bắt được các vấn đê của chính sách về phát triển kinh tế,

xã hội và bảo vệ môi trường, tránh những hiểu lam không cẩn thiết

IV KY NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT NAY SINH TRONG HOAT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHAP KHAU VÀ QUÁ CẢNH

4.1 Kỹ năng giải quyết xung đột ở tầm hoạch định chính sách xuất,nhập khẩu và bảo vệ môi trường

Với những xung đột ở tầm hoạch định chính sách, pháp luật môi trườngtrong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, phương thức giải quyết xung đột, về mặt bảnchât là thực hiện hoạt động phản biện xã hội với những đê xuât chính sách phát triên và bảo vệ môi trường.

Bước một: Minh bạch thông tin

Minh bach thông tin là một bước rất quan trọng dé các chủ thé liên quan cóthể hiểu biết, nắm bắt được các vấn đề của chính sách phát triển và bảo vệ môitrường, tránh được những hiểu lầm không cần thiết giữa các chủ thé đại diện chonhững lợi ích khác nhau Hình thức minh bạch thông tin có thé là: i) Cung cấp

các tài liệu có liên quan đến chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường:

ii) Cung cấp tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ xuất phát từ các Hiệp định, côngước quốc tế về kinh tế và môi trường mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là cácnghĩa vụ của Việt Nam với tu cách là quốc gia đang phát triển; iii) Thực hiệntrao đổi, đối thoại giữa các chủ thể nhằm bảo đảm cách hiểu thống nhất vềnhững thông tin liên quan đến chính sách kinh tế và bảo vệ môi trường

Bước hai: Thu thập du luận xã hội

Thu thập dư luận xã hội là một bước quan trọng nhằm nắm bắt được sự quantâm, những ý kiến khác nhau của các nhóm chủ thé khác nhau trong xã hội, đặcbiệt là những ý kiến của các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý.Bước ba: Đánh giá tính phù hợp của chính sách kinh tế và bảo vệ môi

trường với các qHy định pháp luật và các nghĩa vụ của Việt Nam phát sinh từ các Hiệp định, các công ước quốc tê (tính hợp pháp của chính sách)

Trang 34

Việc đánh giá tính phù hợp của chính sách, pháp luật bảo vệ môi trườngtrong hoạt động xuất, nhập khẩu còn phải phù hợp với các hiệp định vẻ kinh tế,các công ước quốc tế về môi trường và các tô chức quốc tế mà Việt Nam là thành

viên Các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất, nhập

khẩu của Việt nam không thé trái với những cam kết mang tính chính trị - pháp ly

mà Việt Nam đã tham gia Chính sách phát triển và bảo vệ môi trường phải bảo

đảm tính hợp pháp, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định của pháp luật môitrường Mọi trường hợp vi phạm pháp luật, trong đó có pháp luật môi trường, đềukhông thẻ tiếp tục triển khai Đối với những xung đột mang tầm vĩ mô, khi mànhững những xung đột này chưa có hoặc có nhưng không day đủ các quy định dégiải quyết thì cần có ý kiến của các cơ quan có đủ thẩm quyền ban hành quy định

về vấn đề đó Bên cạnh đó, từ những xung đột này, các cơ quan nhà nước hoặcchủ thể có liên quan cần đề xuất sáng kiến xây dựng, hoàn thiện pháp luật

Bước bốn: Đánh giá tác động tới kinh tẾ - xã hội và môi trường củachính sách phát triển và bảo vệ môi trường (tính hợp lý của chính sách)

Các van đề liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ môi

trường trong hoạt động xuất nhập khẩu còn cần phải dựa trên quan điểm phát

triển bền vững dé đánh giá tính hợp lý của chính sách xuất, nhập khẩu và bảo vệmôi trường Việc phân tích, đánh giá những tác động của chính sách xuất, nhậpkhẩu và bảo vệ môi trường tới phát triển kinh tế - xã hội và môi trường rất quantrọng Tuy nhiên, khi đánh giá những tác động này cần lưu ý những vấn đề sau:i) Những tác động trước mắt và lâu dài; ii) Những tác động tới các chủ thé cụ thé

và cộng đồng với tư cách là lợi ích tổng thé; iii) Những tác động tới những lợiich có thé thay thé và những lợi ích không thé thay thé; iv) Những tác động tớinhững giá trị có thé phục hồi và những giá trị không thé phục hồi

Bước năm: Tham van đề tim ra phương án toi wu

Việc tham van dé tìm ra phương án tối ưu có thé được thực hiện thông quanhững hình thức: i) Cơ quan có thầm quyền té chức tham van giữa các chủ thé cơ

liên quan, đặc biệt là giữa chủ thé lập chính sách xuất, nhập khẩu va bảo vệ môi

trường với các tổ chức xã hội- nghề nghiệp đại diện các nhóm lợi ích khác nhau;

ii) Cơ quan, t6 chức lập chính sách xuất, nhập khẩu và bảo vệ môi trường tố chức

tham vấn với các tô chức xã hội- nghề nghiệp đại diện các nhóm lợi ích khác nhauthông qua các hoạt động như hội thảo, tọa dam; iii) Các tô chức xã hội- nghề

nghiệp tố chức hoạt động phản biện xã hội và gửi kiến nghị tới cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quyết định chính sách xuất, nhập khẩu va bảo vệ môi trường

4.2 Kỹ năng giải quyết xung đột cụ thể phát sinh khi thực hiện hành vixuất, nhập khẩu

Trang 35

Như đã trình bày ở trên, xung đột liên quan đến môi trường trong hoạt độngxuất, nhập khẩu, quá cảnh hang hóa xuất hiện chủ yếu giữa có quan nhà nướcvới người thực hiện hoạt động xuất, nhập khâu, quá cảnh hàng hóa và giữangười thực hiện giám định với người thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu, quácảnh hàng hóa và liên quan đến chất lượng hàng hóa được phép nhập khẩu, xuấtkhẩu, quá cảnh, mà cụ thé là về việc hàng hóa có đáp ứng được các yêu cầu vềbảo vệ môi trường hay không? Trong trường hợp này, nếu hoạt động xem xétđược thực hiện trước khi ban hành quyết định xử lý vi phạm thì chỉ có thể coihoạt động này là quá trình xác minh chứng cứ, tài liệu cho hoạt động xử ly vi

phạm (nếu có) Việc giải quyết xung đột có thể được thực hiện thông qua việc tổchức cuộc hop đối thoại giữa những chủ thé có liên quan (Co quan nhà nước, tổchức giám định, người thực hiện hành vi nhập khẩu) nhằm làm rõ những vấn đề

liên quan đến chứng cứ, tài liệu phục vụ cho việc đánh giá tính phù hợp với yêu

cầu bảo vệ môi trường của hàng hóa xuất, nhập khẩu

Thành phan tham gia đỗi thoại:

Tùy thuộc vào quy mô của vụ việc, thành phần tham gia đối thoại gồm: Cơ

quan nha nước vé môi trường (Co quan quản lý nhà nước vê môi trường vaCảnh sát môi trường); tổ chức xã hội- nghề nghiệp; tổ chức giám định; ngườithực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Các bước thực hiện đối thoại:

Bước 1 Đại điện cơ quan nhà nước về môi trường (thường là cơ quan có

thâm quyên thực hiện hoạt động kiêm tra) nêu lý do, mục đích, yêu câu của hoạt động đôi thoại và có thê nêu quan điểm xem xét, giải quyết vụ việc.

Bước 2 Các bên nêu quan điểm Thông thường, các ý kiến nên thực hiệntheo thứ tự sau: ¡) Quan điểm của người thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu; ii)

Tổ chức giám định nếu trình tự giám định và kết quả giám định; iii) Quan điểmcủa cơ quan nhà nước về kinh tế; iv) Quan điểm của người đại diện cho Hiệp hội

về kinh tế; v) Quan điểm của người đại diện Hiệp hội về môi trường

Bước 3 Các bên trao đối về những ý kiến đối lập nhau

Bước 4 Người tỗ chức đối thoại đưa ra (những) phương án giải quyết

Bước 5 Các bên thống nhất phương án giải quyết Vì là mối quan hệ hànhnên trong trường hợp không thống nhất được phương án giải quyết thì cơ quannhà nước chủ trì đối thoại kết luận, quyết định phương án giải quyết hoặc nếukhông đủ thấm quyền quyết định thì kết luận và trình co quan nước có thâmquyên quyết định phương án giải quyết

Trang 36

Trong hoạt động đối thoại và đề ra phương án giải quyết, cần đặc biệt chú

trong tới tính phù hợp với pháp luật của phương án được lựa chọn Bên cạnh đó,đối với những vụ việc phức tạp, cần thực hiện những hoạt động bổ trợ cho hoạtđộng đối thoại như: i) Mời chuyên gia am hiểu sâu về van đề kinh tế, kỹ thuật vàpháp luật thuộc lĩnh vực xung đột tham gia hoạt động đối thoại; ii) Trong quátrình đối thoại, nếu thấy cần thiết, tổ chức xem xét, đánh giá thực tế, trực quanhàng hóa xuất, nhập khẩu với sự tham gia của tất cả thành phan đối thoại

Tóm lại, điểm mẫu chốt trong kỹ năng giải quyết xung đột nảy sinh trong

hoạt động xuât khâu, nhập khâu, quá cảnh là: Lưu trữ các hô sơ, thông tin liênquan đên vụ việc và đánh giá thực té, trực quan hàng hóa xuất, nhập khẩu.

V KỸ NĂNG GIẢI QUYÉT XUNG ĐỘT ĐÒI BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐÓI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

5.1 Ap dung quy trinh giai quyết xung đột

Du chưa được luật hóa nhưng các bước của quy trình giải quyết xung đột

dưới đây đã được các nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường đúc rút và được

các nhà hoạt động thực tiễn bước đầu vận dụng trong thực tiễn giải quyết xungđột đòi bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên Cụ thé là:

Bước 1: Xác định loại thiệt hại Bước nay do các cơ quan chuyên môn vềquản lý môi trường cấp tỉnh thực hiện (nếu xung đột xảy ra trong phạm vi mộttỉnh) hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu xung đột xảy ra trong phạm vi mộthuyện) hoặc trưng cầu giám định thiệt hại đối với môi trường tự nhiên

Bước 2: Xác định người bị hại Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường là

người đại diện bị hại trong trường hợp môi trường tự nhiên bị thiệt hại Tuynhiên, cần xác định chính xác đó là cơ quan quan ly nhà nước nao, vì trên thực

tế đã có sự tranh cãi về vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc khởikiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, do SởTài nguyên và Môi trường chỉ là cơ quan chuyên môn về quản lý tài nguyên vàmôi trường mà thôi, trong khi theo pháp luật hiện hành, ủy ban nhân dân các

cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệmôi trường Do môi trường tự nhiên chủ yếu liên quan đến lợi ích công nên việc

xác định người đại diện cho lợi ích công bị xâm hại là điều không đơn giản Nếu

không xác định đúng đối tượng bị hại (cũng đồng nghĩa với việc xác định đúngngười đại diện) thì việc giải quyết xung đột sẽ khó đi đến thành công

Ÿ Xem thêm kết quả nghiên cứu đề tài "Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hai do 6 nhiễm, suy thoái môi trưởng

Trang 37

Sự lúng túng khi xác định người bị hại trong các vụ việc xung đột đòi bồithường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên cũng phan nào được phan ánh trongkết qua điều tra xã hội học của Nhóm nghiên cứu đề tài Với câu hỏi trong 400phiếu điều tra: “Theo ông bà, chủ thé nào nên đứng ra dé đòi bồi thường thiệthại vé mồi trường tự nhiên?(thiệt hại môi trưởng tự nhiên là thiệt hại đối vớimôi truong dat, môi trường nước, hệ sinh thai tự nhiên và các loài được uu tiênbảo vệ), có 213 phiếu trả lời là người dan trong khu vực bị thiệt hại, chiếm tỉ lệ53.25%; chỉ có 147 phiếu trả lời phương án ủy ban nhân dân các cấp trong khuvực bị thiệt hại, chiếm 36,75% (Xem Phụ lục 4 và Phụ lục 5).

Bước 3: Xác định nguyên nhân gây thiệt hại, gồm nguyên nhân khách quan(nguyên nhân không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả); nguyên nhân chủquan (hành vi trái pháp luật môi trường gây thiệt hại hoặc sự cố môi trường xảy

ra trong quá trình hoạt động của con người).

Bước 4: Xác định đối tượng gây thiệt hại, có thế là một người (tô chức, cánhân) hoặc nhiều người (nhiều tổ chức, cá nhân; trách nhiệm bồi thường thiệthại do 6 nhiễm, suy thoái môi trường sẽ áp dụng với từng tô chức, cá nhân tùythuộc vào tính chất và mức độ vi phạm pháp luật môi trường và hậu quả mà mỗi

tố chức, cá nhân gây nên)

Bước 5: Thu thập chứng cứ dé xác định thiệt hai Co quan nhà nước cóthâm quyền thu thập, thẩm định dit liệu, chứng cứ xác định thiệt hai, gồm: ủy bannhân dân cấp huyện; ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ Tài nguyên và Môi trường.Các cơ quan nêu trên có trách nhiệm tính toán thiệt hại, xác định trách

nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường và cung cấp kết quả cho cơ quan

có thâm quyền dé yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường

Bước 6 Thương lượng, hòa giải, trọng tài Hiện đang còn tranh cãi về việc

áp dụng bước này trong giải quyết xung đột đòi bồi thường thiệt hại đối với môitrường tự nhiên Loại ý kiến thứ nhất, các bước giải quyết xung đột đòi bồithường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên cũng được thực hiện giống như cácbước giải quyết xung đột đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sảncủa cá nhân Loại ý kiến thứ hai, những vụ án dân sự về yêu cầu đòi bồi thườnggay thiệt hại đến môi trường không được hoà giải (do thành phần môi trườngthuộc sở hữu toàn dân, là tài sản của Nhà nước nên không áp dụng chế định hòagiải trong giải quyết xung đột)

5.2 Sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong giải quyết xung đột

- Thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi truong, gồm:

Khoanh vùng khu vực môi trường bị ô nhiễm theo các cấp độ nghiêm trọng, đặc

Trang 38

biệt nghiêm trọng; xác định sơ bộ các nguồn thải xung quanh, các hoạt động cóthé là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các thông tin, dữ liệu, chứng cứcần thiết khác có liên quan đến khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và liênquan trực tiếp đến thành phần môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.

- Tính toán thiệt hại đối với môi trường Có nhiều cách tính toán thiệt hạiđối với môi trường, trong đó cách bài bản nhất là theo những công thức toán học

đã được pháp luật quy định Cụ thé là tông thiệt hại do 6 nhiễm, suy thoái gây rađối với môi trường của một khu vực địa ly được tính theo công thức: 7 = 7 +T9 + TS + 7 Ngoài ra, từng thành phần môi trường khác nhau lại có công

thức riêng dé tính Tuy nhiên, trên thực tế việc tính toán thiệt hại môi trường dựa

vào công thức trên đang gặp không ít khó khăn do trình độ, năng lực của đội ngũchuyên môn Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định về giám định tư pháptrong lĩnh vực môi trường cũng còn nhiều vướng mắc khiến cho kết quả tínhtoán thiệt hại môi trường chưa đạt được giá trị như mong muốn

- Xác định trách nhiệm bôi thường thiệt hại về môi trường Trách nhiệmbồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên thuộc về tổ chức, cá nhân làm 6nhiễm, suy thoái môi trường gây thiệt hại Tuy nhiên, để được giải phóng khỏiloại trách nhiệm này, nghĩa là không phải bồi thường thiệt hại đối với môitrường; không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiệnthủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại thì tổ chức, cá nhân đó phải chứng minhđược mình đã tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệthống xử lý chất thải đạt yêu cầu và không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.Tóm lại, điểm mẫu chốt trong kỹ năng giải quyết dạng xung đột đòi bồi

thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên là: Chỉ ra hoặc tạo ra động lực giải

quyêt xung đột môi trường cho các bên Triệt dé áp dung các quy định về nghĩa

vụ chứng minh của bên gây hại khi xác định trách nhiệm bôi thường thiệt hại

VI KỸ NĂNG GIẢI QUYÉT XUNG ĐỘT ĐÒI BỎI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐÓI

VỚI TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE VA TAI SAN DO Ô NHIEM MOI TRƯỜNG

6.1 Kỹ năng giải quyết xung đột bằng con đường thương lượng

* Hướng dẫn người dân cử người đại diện tham gia giải quyết xung đột

Do tính chất phức tạp của các xung đột đòi bồi thường thiệt hại đối với tínhmạng, sức khỏe và tài sản do ô nhiễm môi trường nên cân phải hướng dẫn bên bị

T là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường của một khu vực địa lý; TY là thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường nước; TP là thiệt hai do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường đất; 7°" là thiệt hai do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với hệ sinh thái; 7“”” la thiệt hại gây ra đối với loài được ưu tiên bảo vệ do ô nhiễm, suy thoái hoặc đo bị xâm hại.

Trang 39

hại cử đại diện tham gia giải quyết xung đột Đại diện có thé là tổ trưởng tô dân

phô, trưởng khu, già làng, trưởng bản, đại diện của hội cựu chiên bình, hộingười cao tuôi dé đưa ra các yêu câu về đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng,sức khỏe, tài sản mà họ đã bị thiệt hại.

* Hướng dẫn người dân xác định thiệt hại

Đối với loại thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản do ô nhiễm môi

trường gây ra, căn cứ đê xác định thiệt hại gôm: Thiệt hại thực tê và chi phí hợp

lý phát sinh từ những tôn thât về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;

* Tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan

Các bên cần nghiên cứu các quy định pháp luật về trách nhiệm của chủ đầu

tư trong lĩnh vực môi trường, quy định chung về bồi thường thiệt hại; tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra; trình tự thủ tục tiếnhành bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường

* Lựa chọn phương án toi ưu để giải quyết xung đột

Các bên tranh chấp sau khi thương lượng, bàn bạc, thỏa thuận được cácphương án bồi thường thì cần thống nhất phương án tối ưu dé giải quyết xungđột Việc lựa chọn phương án trong thương lượng phải bảo đảm tuân thủ đúng

các quy định pháp luật; tôn trọng và đảm bảo quyền lợi của các bên Tiến hành

tô chức thương lượng giữa chủ dự án với người dân trên cơ sở bình đăng, thiện

chí, hop tác dé đạt được những thỏa thuận can thiết, tránh phát sinh thêm mâuthuẫn và đặc biệt là tránh tình trạng bạo lực trong quá trình giải quyết xung đột.6.2 Kỹ năng giải quyết xung đột bằng con đường hòa giải

- Tìm hiểu, điều tra thu thập các thông tin liên quan đến vụ tranh chấpViệc điều tra này có thé tô chức thông qua phỏng van trực tiếp hoặc phátphiếu điều tra Tuy nhiên thông thường là gặp gỡ trực tiếp dé lang nghe ý kiến.Trong điều kiện người dân, cộng đồng dân cư chưa có nhiều kiến thức thì phỏng

vân thu được kết quả tôt hơn là điều tra qua phiêu, khá phức tạp, và tôn kém.

- Tiếp xúc và thuyết phục với từng bên trong tranh chấp:

Nhằm lắng nghe ý kiến của các bên hiểu được nguyện vọng, yêu cầu củacác bên Lúc này vai trò của trung gian hòa giải cần phát huy dé thuyết phục cácbên, đưa ra những bằng chứng, lý do và giúp các bên có được phương án hợp lý

để tranh chấp nhanh chóng được giải quyết Thông thường việc thuyết phục chủ

dự án thường khó khăn, vì họ là bên phải bồi thường, họ sẽ tìm cách thoái thác

Trang 40

tránh nhiệm, hoặc cé tình chây ý Vì vậy người hòa giải phải hết sức khéo léo,năm rõ các quy định của pháp luật, bang chứng dé thuyết phục chủ dự án.

- Tổ chức gặp gỡ trực tiếp dé thong nhất phương án giải quyết

Trong buổi làm việc nên mời thêm đại diện (như đã dé cập ở trên) Ngườihòa giải phải biết điều hành và giữ trật tự buổi làm việc, tinh than xây dựng débuổi hòa giải đạt kết quả cao nhất Trong buổi gặp gỡ nay, các bên vẫn có thé cốtình bảo vệ quan điểm riêng của mình, vì vậy người trung gian hòa giải cần nắm

rõ các quy định của pháp luật, các thông tin liên quan đến vụ việc để đưa raphương án phù hợp với tâm tư nguyện vọng của các bên xung đột để thúc đâyviệc hòa giải đi đến thành công

6.3 Kỹ năng giải quyết xung đột tại tòa án

Nếu đã trải qua thương lượng, hòa giải mà không thành công thì các bên cóthể lựa chọn hình thức khởi kiện ra tòa án để đòi bồi thường thiệt hại về tínhmang, sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên: Khi tiến hành khởi kiện

ra tòa án, các chủ thé cần chú ý một sỐ kỹ năng sau đây

- Đối với người khởi kiện- bên bị thiệt hại

+ Làm đơn khởi kiện: Cá nhân, cơ quan, tô chức bị thiệt hại tính mạng, sức

khỏe, tài sản do hành vi vi phạm pháp luật môi trường phải làm đơn khởi kiện.

Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện; nếu cơquan, tô chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải kýtên và đóng dấu vào phan cuối đơn Đơn khởi kiện phải thé hiện được những nộidung chính sau đây: Ngày, thang, năm làm đơn khởi kiện; toà án có thẩm quyền

giải quyết vụ án; người đứng đơn kiện và nơi cư trú, làm việc; kiện ai và địa chỉ

của người bị kiện; những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện;+ Gửi tài liệu, chứng cứ, gồm: Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các yêucầu đòi bồi thường thiệt hại, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật về môitrường: biên bản vi phạm hoặc quyết định xử phạt hành chính về hành vi viphạm môi trường (nếu có); tài liệu chứng minh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,tài sản mà người bị thiệt phải gánh chịu.

Sau khi đơn khởi kiện đã được tòa án thụ lý thì cần chú ý một số kỹ năngnhư: i) Bồ sung chứng cứ, tài liệu nếu tòa án yêu cau; ii) Yêu cầu toà án áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thay cần thiết; iii) Chuẩn bị phương án dé tranhtụng nhằm bác bỏ văn bản phản đối của bị đơn và thực hiện các thủ tục theo quyđịnh tại Bộ luật Tố tụng dân sự

Tóm lại, diém mẫu chốt trong kỹ năng giải quyết dạng xung đột đòi bồithường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do ô nhiễm, suy thoái môi

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN