Trong xã hội dân sự việc các chủ thé tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động cũng có thê nảy sinh cáctranh chấp, xung đột về quyền lợi ích hoặc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HÀ THỊ THANH THỦY
HÒA GIẢI VU ÁN DAN SU
VÀ THUC TIEN THUC HIỆN TẠI TINH ĐIỆN BIEN
Chuyên ngành: Luật Dân sự va Tố tụng dân sự
Mã so: 60.38.01.03
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Trần Anh Tuấn
HÀ NỘI - 2016
Trang 2luận, sô liệu, vi đụ, trích dan trong luận van dam bao độ tin cậy, chính xác va
trung thục.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
TÓT NGHIỆP HƯỚNG DAN
Hà Thị Thanh Thủy PGS.TS Trần Anh Tuấn
Trang 3Bộ luật tố tụng dân sựGiấy chứng nhận quyên sử dụng đấtHành chính tư pháp
Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối caoHôn nhân gia đình — Sơ thâm
Kinh doanh thương mại Nghiên cứu pháp luật Tòa án nhân dânTòa án nhân dân tối caoTòa án tối cao
Tố tụng dân sựThông tư liên ngành
Ủy ban nhân dân
Trang 4TrangPHAN MỞ ĐẦU |CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢIVỤUÁN 6DÂN SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hòa giải vụ án dân sự 61.2 Cơ sở của việc quy định về hòa giải vụ án dân sự 15
1.3 Khái quát về sự hình thành và phát triển của pháp luật tố 18
tụng dân sự về hòa giải vụ án dân sự
3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về hòa giải vụ án dân sựtại 52Tỉnh Điện Biên
3.2 Một số kiến nghị về hòa giải vụ án dân sự từ thực tiễn tại Tỉnh 65Điện Biên
Kết luận Chương 3 74KẾT LUẬN CHUNG 75DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả và
giữ gìn được mối quan hệ gan bó giữa các đương su, dacbiét là ở các vùng có
nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như ở Tỉnh Điện Biên Xét về phong tục thìngười dân tộc thiểu số từ lâu đã biết giải quyết tranh chấp thông qua vai trò
trung gian của già làng, trưởng bản dựa theo hương ước của bản làng Dưới
góc độ pháp lý, thì pháp luật Việt Nam từ lâu đã đề cao nguyên tắc hòa giải
trong giải quyết tranh chấp dân sự Theo đó, hòa giải là một thủ tục bắt buộc
trong tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
Trên thực tế việc khuyên khích các bên hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng
con đường thương lượng luôn đem lại những kết quả tốt đẹp Hòa giải thànhgiúp Tòa án giải quyết vụ án mà không phải mở phiên tòa, tránh được việc
khiếu kiện kéo dài, tránh tổn phí phát sinh cho hoạt động tổ tung của cả Nha
nước và đương sự, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của
nhân dân.
Van đề hòa giải vụ án dân sự đã được quy định trọng nhiều văn bản phápluật do Nhà nước ta ban hành từ trước tới nay như Sắc lệnh số 85/SL ngày22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật t6 tung; Thông tư số 25/TATCngày 30/11/1974 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn về côngtác hòa giải trong TTDS, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dan sự năm
1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994; Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án lao động năm 1996 Các quy định về hòa giải đượcquy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) Việt Nam năm 2004, được
sửa đổi bổ sung năm 2011 (BLTTDS sửa đổi năm 2011) và tiếp tục đượchoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) đãđánh dấu một mốc quan trọng trong tiễn trình hoàn thiện hệ các quy định vềhòa giải vụ án dân sự.
Mặc dù một số những hạn chế trong các quy định về hòa giải trong
BLTTDS năm 2011 đã được khắc phục trong BLTTDS năm 2015 nhưng việc
Trang 6khăn, vướng mac trong thuc tién công tác hòa giải, lam cơ sở cho việc đề xuất
hoàn thiện pháp luật là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Ngoài ra, việcnghiên cứu chuyên sâu cả về lý luận, pháp luật và thực tiễn từ đó đề xuấtnhững giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công tác hòa giải vụ án dân sự tạinhững tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Tỉnh Điện Biên là một việc làm
đặc biệt có ý nghĩa Với nhận thức như vậy, em đã chọn đề tài “Hod giải vụ
án dân sự và thực tiên thực hiện tại tỉnh Điện Biên” làm đề tài cho luận văntốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hòa giải là một can dé quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc dân
sự tại Tòa án Do vậy, cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học
pháp lý nghiên cứu về van dé nay Có thé thong kê một số công trình tiêu biểusau đây:
- Luận văn thạc sĩ luật học: "Hoa giải trong to tụng dan sự - thực tiễn và
hướng hoàn tiện”, của Bùi Đăng Huy, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996;
- Luận văn thạc sĩ luật học: "Hỏa giải trong to tụng dán sự” của Truong
Kim Oanh, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Trung tam Khoa học xã hội và nhân văn, 1996;
- Luận án tiến sĩ luật học: "Hỏa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế
tại Toa an ở Việt Nam”, của Dao Thị Xuân Lan, Viện Nghiên cứu Nhà nước
và Pháp luật, Hà Nội, 2004;
- Luận án tiễn sĩ luật học: "Chế định hòa giải trong pháp luật to tung dan
sự, Một số van dé ly luận và thực tiên”, của Trần Văn Quảng, Trường Đại họcLuật Hà Nội, 2004.
Bên cạnh công trình nghiên cứu dưới hình thức luận văn, luận án, thì vấn
dé lý luận về hòa giải cũng được đề cập khái quát trong Giáo trình Luật TTDScủa Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Dai học Luật Thành phố Hồ Chi
Minh v.v Ngoài ra, còn có một sô bài việt vê thực tiên hòa giải các vụ việc
Trang 7- "Hoan thiện chế định hòa giải trong to tung dan su", cua Dao Thi Mai
Huong, Tạp chí TAND, số 1, 1998;
- "Hòa giải và tự thỏa thuận trong t6 tung dan su, kinh té va lao dong", cua
Phan Hữu Thu, Tạp chí Dân chủ va pháp luật, số 2, 1999;
- "Vai tro và thủ tục hòa giải trong xét xử các tranh chấp lao động", của
Lê Văn Luật, Tạp chí TAND, số 16, 2004;
- "Vjệc áp dung các quy định về hòa giải trong tô tung dân sự", củaNguyễn Thị Thanh Hương, Tạp chí Kiểm sát, số 5, 2006;
- "7öa án ra quyết định phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các đương sự",của Nguyễn Quốc Phong, Báo công lý, số 72, ngày 06/9/2008;
- "Hoa giải trong to tụng dân sự cua Việt Nam va Nhat Ban nhìn từ góc độ
so sánh", của Dương Quỳnh Hoa, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02, 2008;Mỗi công trình và mỗi bài viết trên nghiên cứu về hòa giải trong TTDS ởmột khía cạnh riêng, nhưng phan lớn các công trình trên đều được tiếp cận
nghiên cứu trước khi BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015 được ban
hành Do vậy, có thé nói cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiêncứu chuyên sâu về hòa giải vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện trên địa bàn
một tỉnh miền núi là Tỉnh Điện Biên
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Làm rõ thêm một số van dé lý luận về hòa giải vụ án dân sự như kháiniệm, đặc điểm của hòa giải vụ an dân sự, cơ sở, nội dung của hòa giải vụ an
dân sự.
- Phân tích, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự ViệtNam hiện hành về hòa giải vụ án dân sự, từ đó chỉ ra những điểm bất cập,không hợp lý, mâu thuẫn của các quy định đó Phân tích một số điểm mớitrong BLTTDS năm 2015 (có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/7/2016) về hòagiải vụ án dân sự.
Trang 8Biên, từ đó tìm ra những điểm vướng mắc, mâu thuẫn khi áp dụng các quyđịnh đó.
- Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án dân sự và
các biện pháp bảo đảm thực hiện các quy định này.
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về hòa giải như
khái niệm, bản chất, ý nghĩa, cơ sở của hòa giải vụ án dân sự; các quy định
của pháp luật Việt Nam về hòa giải vụ án dân sự và việc áp dụng chúng trên
thực tiễn nhằm tìm kiếm những giải pháp giải quyết những bat cập của các
quy định này để nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải vụ việc dân sự trong
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
Luận văn này là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện,
đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về hòa giải, đặcbiệt là các quy định đã được sửa đổi trong BLTTDS năm 2015 Vì vậy, luậnvăn có những đóng góp mới về khoa học sau đây:
- Luận giải và làm rõ thêm một số van dé ly luan vé hoa giải vu an dân
Trang 9trên địa bàn Tỉnh Điện Biên nói riêng và trong ngành Tòa án nói chung.
5 Bố cục của Luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết luận, Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số van dé ly luan vé hoa giai vu an dan su;
Chuong 2: Thuc trang cac quy dinh hién hanh về hòa giải vụ án dân sự;
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về hòa giải vụ án dân sự tạiTỉnh Điện Biên và kiên nghi.
Trang 101.1 KHÁI NIỆM, DAC DIEM VÀ Ý NGHĨA CUA HÒA GIẢI VỤ
AN DAN SỰ
1.1.1 Khai niệm hòa giải vụ án dân sự
Từ xưa đến nay, trong bất kỳ xã hội nào, để tồn tại và phát triển, conngười đều phải tham gia vào các quan hệ xã hội ở các mức độ khác nhau Khi
tham gia vào các quan hệ xã hội, mâu thuẫn về quyên, lợi ích là điều khó cóthê tránh khỏi Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng
đa dạng và phức tạp, kéo theo đó là các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên
gia tăng không ngừng Nếu các mâu thuẫn, tranh chấp này không được giải
quyết kịp thời, thỏa đáng sẽ dé lại nhiều hệ lụy không tốt cho các bên tham
gia quan hệ pháp luật cũng như cho toàn xã hội.
Trong xã hội dân sự việc các chủ thé tham gia vào các quan hệ pháp
luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động cũng có thê nảy sinh cáctranh chấp, xung đột về quyền lợi ích hoặc ngay cả khi các bên không có
tranh chấp về lợi ich thì mối bat hòa giữa các bên cũng cần được giải quyết dé
ồn định trật tự của các quan hệ pháp luật Dé giải quyết các mâu thuẫn, tranhchấp hoặc bat hòa này thi các chủ thé có thé lựa chọn nhiều phương thức giảiquyết khác nhau như tự thương lượng, thỏa thuận hoặc hòa giải thông quangười thứ ba, trọng tài hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Trong cácphương thức giải quyết tranh chấp nêu trên thì hòa giải được coi là phươngthức có nhiều ưu điểm nhất Việc tự thương lượng, thỏa thuận hoặc hòa giảithông qua người thứ ba, trọng tài được coi là hòa giải tiền tổ tụng không gắnvới hoạt động tố tụng của Tòa án
Trong trường hợp các bên không thể giải quyết mâu thuẫn, tranh chấphoặc bat hòa thông qua con đường hòa giải tiền tố tụng thi họ cần phải thực
hiện quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự Tuy nhiên,
trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự thì hòa giải là một trong những
nguyên tắc quan trọng thê hiện tính đặc trưng và riêng biệt của TTDS Việc
Trang 11hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động Như vậy,
ngay cả khi đương sự đã khởi kiện ra Tòa án thì tranh chấp giữa các bên vẫn
có thé được giải quyết thông qua con đường hòa giải Vậy hòa giải và hòa giảitrong TTDS cần được hiểu như thé nào, đó là van đề mà chúng ta cần phải có
sự nghiên cứu và kết luận
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì có nhiều quan điểm, cách hiểu khácnhau về hòa giải Theo cuốn Từ điển tiếng Việt: "Hòa giải là thuyết phục cácbên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ôn thỏa"! Khái niệm
này đã chỉ ra được hành động và mục đích của hòa giải, nhưng chưa đề cập
đến bản chất, nội dung, chủ thể của hòa giải Theo quan điểm học thuật củacác tố tụng gia Nhật Bản đã được ghi nhận trong pháp luật thì "Hòa giải làmột bước củng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua sự nhượng bộgiữa các bên",
Trong Từ điển pháp lý của Rothenberg, hòa giải (reconciliation) là:
"hành vi thỏa hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộmột ít" ” Còn theo Từ điển luật học Black Law thì hòa giải là: "sự can thiệp, sự là
trung gian hòa giải, là hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh
chấp nhằm thuyết phục, dàn xếp tranh chấp giữa ho"* Nhu vậy, có thé thayđịnh nghĩa hòa giải của Rothenberg đã nêu được bản chất của hòa giải nhưng
vẫn chưa nêu được hành vi, vai trò trung gian của bên thứ ba trong hòa giải.Trong khi đó, Từ điển Luật học Black Law lại bao quát được các nội dung
này Nếu xét theo nghĩa Hán - Việt thì hòa giải là phương thức giải quyết
tranh chấp băng con đường hòa bình Theo nghĩa này thì hòa giải còn bao
hàm cả việc giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các bên thông qua vai tròhướng dẫn, dàn xếp của bên thứ ba là trọng tài nhăm giúp các bên tranh chấp
' Viện Ngôn ngữ học (1998), 7ờ điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, Da Nẵng, tr 340.
? Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Diéw 695 Bộ luật TỔ tung dân sự Nhật Bản, (Tài liệu dịch tham
khảo), Hà Nội.
3 Rothenberg, R (1996), Plain Language Dictionary of Law, Signet, tr 410.
* Henry Campbell Black (1990), Blacks Law Dictionary, tr 152.
Trang 12Các giáo trình về TTDS hiện nay chỉ đề cập tới vấn đề hòa giải trong các vụ
án dân sự mà không đưa ra khái niệm về hòa giải trong TTDS Tiến sĩ HoàngNgọc Thinh đề cập tới van dé hòa giải đưới góc độ là một hoạt động tố tụng.Theo đó, "Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tô tung do Tòa án tiến hành nhằmgiúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vu án dân sự"Ẻ
Dưới góc độ thủ tục tố tụng, thì hòa giải trong TTDS là một thủ tục tốtụng bắt buộc do Tòa án tiến hành trước khi quyết định đưa vụ án ra giảiquyết bằng một phiên tòa xét xử theo quy định của pháp luật Theo đó, hòa
giải là một thủ tục do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu
rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật và hướng dẫnđộng viên các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ ántheo đúng quy định của pháp luật Theo góc nhìn nay thì có thé nhận thay hòagiải trong TTDS là một khái niệm mà nội hàm của nó bao hàm các dấu hiệu
cơ bản sau đây:
- Hòa giải trong TTDS là hoạt động do Tòa án chủ động tô chức và trực
tiếp tiến hành với vai trò hướng dẫn, giải thích động viên các đương sự thỏathuận, thương lượng hoặc là hoạt động tố tụng được tiễn hành theo sáng kiến
của chính các bên đương sự.
- Budi hòa giải thường diễn ra tại địa điểm do Tòa án lựa chọn và thôngthường là tại trụ sở Tòa án Tuy nhiên, việc hòa giải theo sáng kiến của chínhcác đương sự có thé được tiễn hành ngoài trụ sở Tòa án Pháp luật nước tahiện nay dường như thiếu văng các quy định về sự hỗ trợ của Tòa án về địa
điểm hòa giải theo sáng kiến của các bên hoặc luật sư của họ
- Kết quả hòa giải được Tòa án lập biên bản ghi lại nội dung các vấn đề
mà các bên đương sự đã thỏa thuận được hoặc chưa thỏa thuận được nhằm
tiếp tục giải quyết vụ án theo các trình tự thủ tục nhất định
5 Hoang Ngọc Thinh (2014), Giáo trình Luật Tổ tụng dan sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.262.
Trang 13lần phụ thuộc vào kinh nghiệm giải quyết vụ việc của Thâm phán Song thôngthường, Thâm phán sẽ tiến hành hòa giải khi chứng cứ, tài liệu của hồ sơ vụ
án đã tương đối day đủ, Tham phan đã nắm rõ nội dung vụ việc, nguyên nhân
phát sinh tranh chấp, yêu cầu, tâm tư nguyện vọng của các bên đương sự
Việc hòa giải trước khi xét xử, giải quyết sơ tham vu án dân sự là bắt buộc,
trừ những việc không hòa giải được hoặc pháp luật quy định không được hòa
giải Da số các vụ án dân sự bắt nguồn từ những mâu thuẫn về quyên và lợiich giữa các chủ thé từ các quan hệ pháp luật nội dung, cho nên việc hòa giải
của Tòa án là can thiết
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hòa giảinhư sau: hoa giải vụ an dan sự là hoạt động to tung do Toa an truc tiép tiénhành theo trình tự, thu tục do pháp luật t6 tụng dan sự quy định trước khi xét
xử sơ thẩm nhằm giúp các bên đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của
họ hiểu rõ quyên, nghĩa vụ của mình, của đương sự mà họ đại diện, hướng
dan, động viên các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ
an.
1.1.2 Đặc điểm hòa giải vu án dân sự
Hòa giải và tự thỏa thuận (tự hòa giải) của các đương sự đều được thực
hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên đương sự Và khi sự thỏa thuận là tự nguyện, không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Tòa án sẽ ghi nhận
sự thỏa thuận đó Hòa giải vụ án dân sự có những đặc điểm đặc trưng sau:
- Hòa giải là sự thương lượng, thỏa thuận của chính các đương sự về
quyên, lợi ích của mình
Khi một cá nhân, một tô chức có quyên, lợi ích bị xâm phạm thì họ có
quyền yêu cầu Tòa án đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình Do bản
chất của quan hệ pháp luật nội dung là quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thânđược hình thành trên cơ sở tự do, tự nguyện Do đó, trong quan hệ pháp luật
TTDS, các đương sự có quyên thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải
Trang 14quyết những bat đồng về quyền lợi của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện ýchí, thỏa thuận Tuy nhiên, đương sự cũng có thể thực hiện quyền tự định đoạt
của mình thông qua người đại diện hợp pháp trong những trường hợp đặc biệt Trong những trường hợp này việc tham gia hòa giải của người đại diện
phải theo ý chí của đương sự, vì quyền lợi của đương sự được họ đại diện
Khi tham gia vào quá trình hòa giải, chỉ với sự tự nguyện thực sự, họ
mới có thê thực hiện được triệt để nhất quyền tự định đoạt của mình Tòa án
tham gia vào quá trình hòa giải chỉ với vai trò là người tổ chức, giải thích
pháp luật, giúp đương sự hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình dé có nhữngquyết định phù hợp không trái pháp luật
Đặc điểm này đòi hỏi Tòa án không được dùng bat kỳ hình thức nao dé
cưỡng ép, bắt buộc đương sự phải hòa giải với nhau Nếu các Thâm phánkhông nắm vững nghiệp vụ, không có đạo đức nghề nghiệp sẽ dé dẫn tới việc
không đảm bảo tính tự nguyện của đương sự khi hòa giải, vi phạm quyền tựđịnh đoạt của đương sự.
- Hòa giải trong TTDS được tiến hành sau khi Tòa án thụ lý vụ án theosáng kiến của Tòa án, do Tòa án trực tiếp tiến hành hoặc theo sáng kién củachính các đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự
Theo pháp luật TTDS Việt Nam, hòa giải được coi là một nguyên tắc, làmột thủ tục bắt buộc mà Tòa án phải tiến hành trước khi đưa vụ việc đượcđưa ra phiên tòa, phiên họp sơ thâm (trừ trường hợp pháp luật quy định khôngđược hòa giải và những trường hợp không tiến hành hòa giải được) Tòa ángiữ một vị trí đặc biệt, với vai trò là trung gian có nhiệm vụ tổ chức cho cácbên đương sự gặp nhau dé thương lượng, thỏa thuận về quyên lợi của họ Khi
hòa giải, Tòa án giải thích cho đương sự về các quy định của pháp luật liên
quan tới các vấn đề tranh chấp, các chính sách của nhà nước, động viên, giúp
đỡ họ tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong tâm tư tình cảm của mình Tòa
án có trách nhiệm ghi nhận quan điểm của các đương sự bằng một văn bảnpháp lý Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì hòa giải trong TTDS baohàm cả việc hòa giải theo sáng kiên của Tòa án và sáng kiên của các bên
Trang 15đương sự, do các bên đương sự tự tiễn hành thương lượng, đàm phán màkhông có sự can thiệp của Tòa án Chang hạn, theo pháp luật Pháp thì các bên
có thể tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải theo sáng kiến của Tham phán
Thâm phán phụ trách việc thâm cứu hoàn tat hồ sơ có thé ghi nhận sự hòa giảicủa các bên, việc hòa giải được khuyến khích trước khi đưa vụ kiện ra xét xử
Việc hòa giải được tiễn hành vào thời gian và địa điểm thích hop theo nhậnđịnh của Tham phán, trừ trường hợp luật có quy định riêng Nội dung việcthỏa thuận hòa giải, dù mới chỉ thỏa thuận một phần, phải được ghi nhậntrong một biên bản do Tham phan và các đương sự cùng ký tên”
Dấu hiệu về vai trò của Tòa án là dấu hiệu đặc trưng dé phan biét hoa
giải trong TTDS do Tòa án tiến hành với trường hợp các đương sự tự hòa
giải Tuy nhiên, xét về thực tế thì kết quả thỏa thuận mà các bên đạt đượcnhiều khi là hệ quả gián tiếp từ việc giải thích pháp luật hoặc hoạt động hòagiải trước đó của Tòa án Còn dau hiệu về hoạt động TTDS được tiến hànhsau khi Tòa án thụ lý vụ án là co sở dé phân biệt hòa giải trong TTDS với hòagiải ngoài TTDS do các chủ thể khác như trọng tài, ủy ban nhân dân, tổ hòa
giải cơ sở thực hiện.
- Hòa giải là một thủ tục tô tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ
án dân sự tại Tòa an cấp sơ thẩm
Xuất phát từ ý nghĩa to lớn của việc hòa giải thành, pháp luật TTDS củachúng ta đã coi hòa giải là một thủ tục, có tính bắt buộc phải tiễn hành trướckhi mở phiên tòa sơ thâm Tuy nhiên, tại các giai đoạn khác của quá trình tốtụng, pháp luật không cấm đoán nên Tòa án vẫn có thê tiến hành hòa giải nếuxét thấy việc hòa giải là cần thiết và có khả năng hòa giải thành
Việc bắt buộc tiễn hành hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm xuất
phát từ những cơ sở nhất định Trước khi mở phiên tòa sơ thâm, Tòa án phải
tién hành xác minh, hoạt động này đã giúp Tham phán nam được nội dung vu
việc, hiểu được nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh mâu thuẫn hoặc bat hòa
đây là cơ sở đê Tòa án tiên hành hòa giải có hiệu quả nhât Ngoài ra, trong
5 BLTTDS Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
Trang 16giai đoạn này, nếu tiễn hành hòa giải thành, sẽ có nhiều ý nghĩa về mặt tố
tụng, kinh tế, xã hội Trong các giai đoạn khác, hòa giải được quy định khôngphải là một thủ tục tố tụng bắt buộc, nhằm tránh tình trạng lặp đi lặp lại việc
hòa giải không thành một cách không cần thiết Tại các giai đoạn tố tụng này,
hòa giải có thé được tiễn hành nếu Tòa án thấy có khả năng hòa giải thành.Như vậy, quy định hòa giải là một thủ tục tô tụng theo pháp luật hiện
hành sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động cho các Tham phán và phát huy được tácdụng của hoạt động hòa giải trong thực tiễn, đồng thời nó đảm bảo cho giai
đoạn thi hành án được tiến hành thuận lợi hơn
- Việc hòa giải phải vừa tích cực, vừa kiên trì
Đặc điểm này được thể hiện đối với các vụ tranh chấp mà Tòa án chủđộng tiễn hành hòa giả1 Đề việc hòa giải có thể đạt được hiệu quả, bên cạnh
sự thiện chí và tích cực của các đương sự, thì người Tham phan tién hanh hoa
giải cũng cần có sự tích cực, kiên trì thực hiện trách nhiệm của mình Tích
cực để đảm bảo việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng, có hiệu quả,nhưng nội dung không được trái với pháp luật Tòa án không được tiễn hànhhòa giải một cách qua loa đại khái, không đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
của đương sự hoặc giải thích pháp luật không rõ ràng làm cho đương sự
không hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, dẫn tới hòa giải không thành,mâu thuẫn của các bên không được giải quyết
- Hoa giải vụ án dân sự được tiễn hành theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định
Hòa giải vụ án dân sự, cũng như các thủ tục tố tụng khác do Tòa án tiến
hành trên cơ sở quy định của pháp luật Việc quy định thủ tục hòa giải các vụviệc dân sự nhăm bảo đảm tính khách quan, công bằng, bảo đảm sự bình đăng
của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án Các quy định của pháp luật
TTDS về thủ tục hòa giải là cơ sở dé tién hành hòa giải các vụ án dân sự vàbắt buộc Tòa án và những người khác tham gia hòa giải các vụ án dân sự phải
tuân thủ các quy định về thủ tục triệu tập các đương sự tham gia hòa giải,
Trang 17thông báo hòa giải, trình tự tiến hành hòa giải và thủ tục ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
1.1.3 Ý nghĩa của hòa giải vu án dân sự
- Ý nghĩa đối với Tòa án
Xét xử tốt đã là tốt nhưng không phải xét xử mà vẫn giải quyết được
tranh chấp còn tốt hơn, vì vậy hòa giải luôn được khuyến khích khi giải quyết
vụ việc dân sự Trong trường hợp hòa giải thành, Tòa án giảm bớt được nhiềuthời gian, công sức, tiền của cho việc giải quyết vụ việc dân sự Việc hòa giải
thành được thực hiện trước khi mở phiên tòa sẽ giúp cho Tòa án giảm bớt
được nhiều thủ tục tố tụng phức tạp và khó khăn như phiên tòa sơ thấm, thủ
tục phúc thâm, thủ tục giám đốc thầm hoặc thủ tục tái thâm và các thủ tục tố
tụng quay lại và giai đoạn thi hành án Mặt khác, các quyết định của Tòa áncông nhận sự thỏa thuận của các đương sự thường được thực hiện dứt điểm
Việc khiếu nại, kháng nghị quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự ít khi xảy ra Trong thực tiễn, nhiều vụ án đưa ra xét xử đã bị kháng cáo,kháng nghị, khiếu nại nhiều lần Việc giải quyết những vụ án này kéo dài rất
phức tạp, tốn kém tiền của, công sức, thời gian của Nhà nước và đương sự.Thực tiễn cho thấy, thông qua hòa giải một sé lượng lớn các vụ án dan sự đã
được giải quyết Mặt khác, trong trường hợp hòa giải thành, các đương sự đãthuận được với nhau về nội dung tranh chấp nên cũng thường tự nguyện thi
hành các nghĩa vụ của mình Do đó, việc thi hành án dân sự cũng được thực
hiện thuận lợi hơn, góp phần giảm thiểu những vụ việc thi hành án tồn đọng.Nếu trong trường hợp hòa giải vụ án dân sự không thành thì việc hòagiải cũng giúp Tòa án có điều kiện để tìm hiểu kỹ hơn nội dung của vụ án với
những tình tiết liên quan, năm vững nội dung tranh chấp, hiểu rõ hơn tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của đương sự cũng như những vướng mắc trong suy
nghĩ của họ Từ đó, Tham phan cung cô hồ sơ vụ việc, xác định đường lỗi xét
xử đúng dan trong quá trình giải quyết vụ việc, hiệu quả xét xử được nâng
cao.
Trang 18- Ý nghĩa đối với các đương sự
Hòa giải vụ việc dân sự bảo đảm được quyền tự định đoạt của đương sự,
là cơ hội để các đương sự có thể bàn bạc, thỏa thuận với nhau về cách giảiquyết tranh chấp Thông qua việc giải thích pháp luật của Tòa án, các đương
sự sẽ hiểu biết và thông cảm với nhau, giải quyết được những vướng mắctrong tâm tư, tình cảm của các đương sự, đồng thời nắm rõ được các quy địnhcủa pháp luật liên quan đến quan hệ đang tranh chấp, hiểu được quyền và
nghĩa vụ hợp pháp của mình Trên cơ sở đó, họ hành động phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp không hòa giải thành cũng giúp cho các đương sựkiềm chế mâu thuẫn và không làm cho tranh chấp phát triển phức tạp
- Ý nghĩa doi với kinh tế - xã hội
Tòa án hòa giải thành vụ việc dân sự giúp các bên đương sự tự nguyện
thỏa thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp mà không cần phải mởphiên tòa xét xử vụ việc góp phần làm giảm bớt số lượng vụ việc mà Tòa ánphải giải quyết, giúp tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức cho cơ quanNhà nước, cũng như cho nhân dân, hạn chế được việc phải sử dụng sức mạnhcưỡng chế Nhà nước trong công tác thi hành án
Nhiều trường hợp hòa giải thành đã nhanh chóng khắc phục được bất
đồng, giảm bớt mâu thuẫn và hậu quả khác do tranh chấp gây ra, ngăn ngừatội phạm có nguồn gốc từ tranh chấp dân sự phát sinh, đồng thời khôi phụcđược long tin, củng cô đoàn kết trong nội bộ nhân dân, thúc đây giao lưu dan
sự tiếp tục phát triển Hòa giải góp phần quan trọng vào việc khơi dậy, pháthuy truyền thống đoàn kết của dân tộc ta, nâng cao nhận thức và hiểu biết về
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ dân trí, giáo
dục nếp sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân Hòa giải thành còn
giúp cho việc thi hành án thuận lợi Đối với những vụ việc phải đưa ra xét xửthì việc thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án không phải lúc nào cũng
suôn sẻ, thuận lợi Những phán quyết của Tòa án không phải là những cam
Trang 19kết tự nguyện của các đương sự, do đó nhiều người đã cố tình chống đối, kéo
dai, gây khó khăn không chịu thi hành án Nhưng ở các trường hợp hòa giải
thành thì tình trạng trên không xảy ra, các đương sự tự nguyện thỏa thuận với
nhau về giải quyết vụ án, nên họ tự giác thi hành các cam kết với ý thức tựnguyện cao, mà không cần có sự tác động của cơ quan Nhà nước, và do đó
việc thi hành án trở nên đơn giản dễ dàng, nhanh gọn không có những hậuquả đáng tiệc xảy ra.
Như vậy, hòa giải góp phần vào việc giữ gìn an ninh, trật tự công bằng
xã hội, làm cho mối quan hệ xã hội phát triển không phải bang mệnh lệnh, ma
băng giáo dục thuyết phục và sự cảm thông của các thành viên trong xã hội.1.2 CƠ SO CUA VIỆC QUY ĐỊNH VE HÒA GIẢI VỤ ÁN DANSỰ
- Các quy định về hòa giải vụ án dân sự được xây dựng trên cơ sởđường lỗi của Đảng về cải cách tư pháp
Với những ý nghĩa về mặt tố tụng, ý nghĩa về mặt kinh tế và ý nghĩa về
mặt xã hội nêu trên, việc xây dựng quy định về hòa giải trong TTDS là hết
sức cần thiết Việc xây dựng các quy định về hòa giải được xây dựng trên cơ sởquán triệt, bám sát tư tưởng chỉ đạo của Đảng được ghi nhận tại Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020 "khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông quathương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ băng quyết định công nhận việc
giải quyết đó"”
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tu pháp dén năm 2020, Hà Nội tr.7.
Trang 20- Các quy định về hòa giải vụ án dân sự được xây dựng trên cơ sởquyên tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận trong các quan hệ dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh, thương mai, lao động
Bản chất của quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại,
lao động là sự tự nguyện, bình đăng, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm giữacác chủ thé khi tham gia vào các giao dịch dân sự; không bên nao được lừadối, ép buộc, cưỡng ép bên kia xác lập, thực hiện các giao dịch trải ý chí chủquan của họ Trong các quan hệ pháp luật này thì chính các chủ thê tham gia
quan hệ pháp luật có quyền và lợi ích về dân sự (có thê là quyền nhân thân,quyên tài sản hoặc cả hai), do vậy họ có quyền thương lượng, thỏa thuận với
nhau về việc giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp
- Các quy định về hòa giải vụ án dân sự được xây dựng trên cơ sởquyên quyết định và tự định đoạt của các đương sự trong TTDS
Quyền quyết định và tự định đoạt của các bên trong TTDS được ghi
nhận là một nguyên tắc cơ bản của TTDS, có nguồn gốc từ nguyên tắc tự do,
tự nguyện, cam kết thỏa thuận trong các quan hệ pháp luật nội dung Quyềnđịnh đoạt này bảo đảm sự tự nguyện đích thực, thể hiện sự dung hòa ý chí vànguyện vọng của các đương sự Do vậy, các quy định về hòa giải phải ghi
nhận theo hướng Tòa án không thể tự mình quyết định giải quyết vụ việc hoặc
áp đặt ý chí đối với các đương sự khi tiến hành hòa giải
- Các quy định về hòa giải vụ án dân sự trong TTDS được xây dựngphải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả và hài hòa quyên, lợi ích hợp pháp của
các đương sự trong TTDS
Tòa án có nhiệm vụ xét xử và giải quyết các vụ việc dân sự nhăm bảo vệ
có hiệu quả quyên lợi của các bên, thiết lập lại trật tự của các quan hệ pháp
luật nội dung Đề có thé nhanh chóng bảo vệ một cách có hiệu quả quyền lợi
Trang 21của các bên, thiết lập lại trật tự của các quan hệ pháp luật nội dung thì Tòa án
có nhiệm vụ giúp đỡ các bên thương lượng, tìm kiếm một giải pháp ít tốn kém
và hiệu quả nhất trong việc thực thi các quyền dân sự theo nghĩa rộng Tòa án
phải tạo mọi điều kiện cần thiết, hướng dẫn, giúp đỡ dé các bên có thể thương
lượng với nhau trên cơ sở bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể trong TTDS,
không chỉ là quyền lợi của nguyên đơn, bị đơn, mà còn là quyền lợi của người
có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan; đương sự trong việc dân sự Theo góc nhìn
này thì khi xây dựng các quy định về hòa giải cần phải tính đến sự tham gia
hay có mặt của đương sự, nghĩa vụ triệu tập các đương sự của Tòa án trước khi
tiễn hành hòa giải và Tòa chỉ công nhận kết quả hòa giải khi việc thỏa thuận
là tự nguyện, không xâm hại quyền lợi của chủ thê khác
- Các quy định về hòa giải vụ án dân sự trong TTDS được xây dựng
trên cơ sở bao dam phi hợp với pháp luật nội dung và dạo đức xã hội
Xuất phát từ góc nhìn này thì các quy định về hòa giải vụ việc dân sự chỉ
được thiết lập đối với những vụ việc mà pháp luật nội dung không cắm cácbên thỏa thuận với nhau Theo đó, các quy định về phạm vi hòa giải cần đượcxây dựng theo hướng Tòa án không được tiễn hành hòa giải những vụ việc
dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Quyền định đoạt của đương sự và trách nhiệm hòa giải của Tòa án phảiđược tiễn hành không trái pháp luật và đạo đức xã hội Đối với giao dịch trảipháp luật, Tòa án không được hòa giải nếu việc hòa giải nhằm mục đích đểcác bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó Trường hợp các bên chỉ có tranhchấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặctrái đạo đức xã hội, thì Tòa án vẫn có thê tiễn hành hòa giải để các đương sự
thỏa thuận với nhau về việc giải quyét hậu quả của giao dịch vô hiệu.
Trang 221.3 KHÁI QUAT VE SỰ HÌNH THÀNH VA PHÁT TRIEN CUA
PHAP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VIET NAM VE HÒA GIẢI VỤ ÁNDAN SU
1.3.1 Giai doan tir nim 1945 dén nim 1989
Ngay sau Cach mang Thang Tam thanh cong, ngay 10/10/1945 Chu tich
Hồ Chi Minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL về việc giữ tam thời các luật lệ hiệnhành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật pháp duy
nhất cho toàn quốc, nếu những luật lệ ấy không trái với những Điều thay đôi
an định trong Sắc lệnh này”
Theo quy định tại Bộ Bắc kỳ pháp viện biên chế thì hòa giải là một quy
định tố tung bắt buộc Tham quyên hòa giải chủ yếu thuộc về Chánh án Tòa
án sơ cấp (Chánh án Tòa án sơ cấp hòa giải các việc hộ và thương mại và hòagiải thử các việc thuộc thâm quyền của Tòa án đệ nhị cấp, rồi lập hồ sơ gửi
Tòa án cấp trên) Trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa thì thể lệ hòa giải vẫn được quy định là một giai đoạn tố tụngbắt buộc Văn bản đầu tiên quy định về hòa giải là Sắc lệnh số 13 ngày24/01/1946 Tại Điều 3 của Sắc lệnh này quy định: "Ban tư pháp xã có quyềnhòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự và việc hòa giải thành sẽ lập biênbản hòa giải, có ủy viên và đương sự ký"”
Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/04/1946 quy định về thâm quyền của Tòa án
có quy định: Ban tư pháp hòa giải tất cả các việc hộ và thương sự do cácđương sự muốn mang ra Ban tư pháp ấy Biên bản hòa giải thành chỉ có hiệu
lực chứng thư (Điều 4) Tại Điều 12 Sắc lệnh số 51/SL quy định "Những việc
kiện dân sự và thương sự thuộc về thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phảigiao trước về ông Thâm phán sơ cấp thử hòa giải"
Ngày 22/05/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 85/SL về
cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng Sắc lệnh này đã quy định một số vấn
Š Sắc lệnh số 47/SL, ngày 10/10/1945.
? Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về cách tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán
trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
'° Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định về thẩm quyển Tòa án.
Trang 23dé quan trọng, cơ bản của việc hòa giải, như quy định về thâm quyên hòa giảitại Điều 9: "Tòa án nhân dân hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương
sự kế cả việc ly di, trừ những việc kiện ma theo pháp luật đương sự không cóquyền điều đình"!" Tại Điều 10 của Sắc lệnh này đã quy định về hiệu lực của
biên bản hòa giải: Biên bản hòa giải thành là một công chính chứng thư, cóthé đem chấp hành ngay Tuy nhiên, cho đến lúc biên ban hòa giải được chấphành xong, nếu Biện lý xét biên bản ấy phạm đến trật tự chung thì có quyền
yêu cầu Tòa án có thâm quyền sửa đổi lại hoặc bác bỏ những điều mà hai bên
đã thỏa thuận Hạn kháng cáo là 15 ngày tròn ké từ ngày phòng biện lý nhậnđược biên bản hòa giải thành ”
Như vậy, trong giai đoạn này, các văn bản được ban hành đã có quy định
về hòa giải với một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Về thâm quyền hòa giải: Cơ quan có thâm quyên hòa giải là Ban tu
pháp xã và TAND cấp huyện Các vụ án phải hòa giải là các việc về dân sự vàthương sự, ly hôn, trừ những việc không được hòa giải.
- Về thủ tục hòa giải: Các bên tiến hành hòa giải theo sự hướng dẫn của
Tòa án, biên bản hòa giải phải có đủ chữ ký của hai bên đương sự, Tòa án
(hoặc của Ban tư pháp xã).
- Về hiệu lực của biên bản hòa giải: Biên bản hòa giải thành do Ban tư
pháp xã lập có hiệu lực như một tư chứng thư Biên bản hòa giải thành do Tòa
án lập có hiệu lực như một công chứng thư có thê đem ra thi hành ngay
Ngoài ra, Thông tư số 61/HCTP ngày 09/05/1957 của Bộ Tư pháp còn
giải thích về hiệu lực chấp hành của biên bản hòa giải thành của TANDhuyện, thị xã.
Ngày 29/12/1959, Luật Hôn nhân và gia đình được ban hành, Điêu 26 cụ thê hóa Hiến pháp 1952 quy định: "Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thâm quyên sẽ điều tra và hòa giải Hòa giải không được, Tòa án nhân dân sẽ xét xử Nếu tình trang trầm trọng, đời sống chung không thé kéo dài,
!! Chính phủ (1950), Sắc lệnh sé 85/SL ngày 22/5/1950 quy định về cải cách bộ máy tư pháp và luật tỐ tụng.
2 Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 quy định về cải cách bộ máy tư pháp và luật té tụng.
Trang 24mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án nhân dân sẽ cho ly hôn"!$,
Vậy Tòa án chỉ xét xử khi tiễn hành hòa giải không đạt.
Luật Tổ chức Tòa án năm 1960 (tại Điều 10) và Thông tư 1080 ngày 25/09/1967 của TANDTC hướng dẫn thực hiện thẩm quyền mới của TAND,
đã quy định nhiệm vụ của TANDTC và TAND địa phương trong việc hòa
giải đối với những việc về dân sự, hướng dẫn các Ban tư pháp xã trong việc
thực hiện hòa giải và giáo dục nhân dân.
Như vậy, trong giai đoạn này, hòa giải được coi là một giai đoạn tố tụng
bắt buộc Vấn đề hòa giải được quy định trong các văn bản pháp luật đã phần nào thé hiện được vai trò của hòa giải trong quá trình giải quyết các tranh
chấp dân sự, đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển, tiễn tới hoàn thiện
chế định hòa giải sau này Song, van dé này còn được quy định lẻ tẻ trongnhiều văn bản pháp luật khác nhau, chưa thống nhất, chưa đầy đủ và cònnhiều hạn chế
Nhận thức được những tổn tại đó, ngày 30/11/1974 TANDTC đã ra
Thông tư số 25/TATC hướng dẫn TAND các cấp về việc hòa giải trong TTDS
Có thê nói Thông tư 25/TATC là văn bản đầu tiên quy định đầy đủ nhất các
van dé quan trong của hòa giải từ trước cho đến thời điểm nay Thông tư25/TATC đã nêu được vị trí, tam quan trọng và ý nghĩa của công tác hòa giải,quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc phải tiễn hành trước khi đưa vụ án
ra xét xử sơ thâm và phúc thâm Trong quá trình giải quyết vụ án có thé tiếnhành hòa giải ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu thấy có khả
năng hòa giải được.
- Về vị trí và tam quan trọng của hòa giải, thông tư này quy định hòa giải
là một thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm còn ở tại phiên
tòa thì không bắt buộc phải hòa giải.
- Về phạm vi hòa giải, thông tư này quy định TAND phải hòa giải tất cả
các vụ kiện về dân sự kể cả việc ly hôn, trừ những vụ kiện mà theo pháp luậtđương sự không có quyền điều đình như:
+ Việc ly hôn khi bi đơn là người mat trí;
+ Việc kiện về hôn nhân va gia đình xét thay phải xử ly bang biện pháptiêu hôn;
+ Các tranh chấp về con người như việc sinh đẻ, chết, kết hôn, xác nhận
là một người là con của a1;
+ Việc kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cỗ ý hoặc vô ý xâmphạm đến tài sản nhà nước;
+ Việc kiện dân sự đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cố ý xâmphạm tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản riêng của công dân.
'S Quéc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội; Luật Hôn nhân va gia đình năm 1959.
Trang 25- Về thâm quyền hòa giải, Thông tư này quy định các vụ kiện dân sự đềuđược hòa giải tại Tòa án cấp huyện, trừ một số loại việc pháp luật quy địnhthuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh thì TAND cấp tỉnh hòa giải.Đối với những vụ kiện mà việc hòa giải là bắt buộc thì Thâm phán của Tòa án
sơ thấm phải hòa giải và chỉ đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thâm khi đã hòagiải không thành.
- Về thủ tục hòa giải, Thông tư này quy định như sau:
+ Việc hòa giải phải có mặt các đương sự;
+ Trước khi hòa giải Tòa án phải kiểm tra tư cách các đương sự, tránh
tình trạng hòa giải với người không đủ tư cách;
+ Trường hợp người được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn văng mặt thì
hoãn hòa giải để triệu tập lại, trường hợp triệu tập lần hai mà vẫn vắng thì tùy thuộc đối tượng vắng mặt mà dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau;+ Trường hợp hòa giải không thành thì Thâm phán lập biên bản hòa giảikhông thành rồi tiếp tục việc điều tra, lập hồ sơ để đưa vụ kiện ra xét xử
Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tham phán lập biên bản hòa giải thành sau
đó ra quyết định công nhận hòa giải thành
- Vệ phương pháp hòa giải, Thông tư này quy định khá cụ thê, như phảiđiều tra trước khi hòa giải, phải giải thích cho đương sự về pháp luật chính
sách, phải có thái độ khách quan khi hòa giải Khi còn có khả năng hòa giải
thì có thể hòa giải vài ba lần, nhưng nếu đã hết khả năng hòa giải thì cần đưa
ra xét xử tránh kéo dài việc hòa giải một cách không cần thiết
- Về hiệu lực của các quyết định công nhận hòa giải thành, Thông tư nàyquy định có giá trị như một án sơ thâm, bản án phúc thâm tùy theo TAND cấp
nào đã ban hành quyết định Các đương sự, Viện kiểm sát có quyền kháng
cáo, kháng nghị quyết định công nhận của Tòa án cấp sơ thâm trong thời gianquy định đối với bản án Nếu hết thời hạn quy định, không có kháng cáo,kháng nghị thì quyết định công nhận sẽ có hiệu lực pháp luật Đối với quyếtđịnh chưa có hiệu lực pháp luật nếu chỉ có một mình người thứ ba chốngquyết định trong thời han 30 ngày, ké từ ngày ra quyết định sơ thâm thì Tòa
án sẽ thụ lý đơn và giải quyết về các khoản mà người thứ ba chống lại
Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 của TANDTC hướng dẫn việchòa giải trong TTDS đã đánh dau một bước phát triển quan trọng của chế định
hòa giải Ngoài Thông tư số 25/TATC, Thông tư 81/TATC ngày 24/7/1981của TANDTC hướng dẫn các Tòa án địa phương giải quyết tranh chấp về
Trang 26thừa kế cũng quy định cần kiên tri hòa giải nhằm góp phan củng cố và pháttriển tình đoàn kết thương yêu trong nội bộ gia đình, bảo đảm sản xuất vàcông tác và phải quán triệt phương châm hòa giải, khuyến khích sự tương trợ
lẫn nhau giữa các đương sự và bảo đảm cho việc xét xử có lý, có tình và tạothuận lợi cho việc thi hành an.
Năm 1975 với thăng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh, Miền Nam hoàntoàn giải phóng, đất nước thống nhất Nhân dân cả nước bước vào một thời kỳmới, thời kỳ tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa Xã hội có nhiều biến đổi
mạnh mẽ Năm 1981, Luật tô chức Tòa án ra đời đã quy định về thâm quyềnhòa giải của Tòa án các cấp Thông tư số 81/TATC ban hành ngày24/07/1981 của TANDTC hướng dẫn các Tòa án địa phương giải quyết các
tranh chấp về thừa kế cũng như quy định về vấn đề hòa giải theo hướng "cần
kiên trì hòa giải nhằm góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết, thươngyêu trong nội bộ gia đình, đảm bảo sản xuất và công tác"'4,
Thông tư số 02/NCPL ngày 12/07/1985 của TANDTC hướng dẫn thựchiện thẩm quyền xét xử của TAND về tranh chấp lao động quy định: "Trướckhi xét xử Tòa án phải hòa giải những tranh chấp giữa chủ tư nhân và người
lam công và trong khi xét xử nếu có kha năng hòa giải thì Tòa án vẫn tiếnhành hòa giải"
Tiếp đó, Thông tư liên ngành số 06/TTLN ngày 30/12/1986 của
TANDTC, Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp hướng dẫn thẩm quyên, thủ tục giải
quyết việc lý hôn giữa công dân Việt Nam với công dân một nước chưa cóhiệp định tư pháp về vẫn đề này với Việt Nam Theo Thông tư này, đối vớinhững việc ly hôn trên, Tòa án điều tra xét xử không cần phải hòa giải
Như vậy, van dé hòa giải đã được quy định trong nhiều văn bản phápluật và được hướng dẫn trong các thông tư nhằm điều chỉnh kịp thời tình hình
mới, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấpdân sự trong nhân dân Tuy nhiên, những quy định này vẫn chưa có tính hệ
!* Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tw số 81/TATC ngày 24/7/1981 hướng dân các Tòa án địa phương
a quyết các tranh chấp về thừa kế và quy định về vấn đề hòa giải, Hà Nội.
> Tòa án nhân dân tối cao (1985), Thong số 02/NCPL ngày 12/07/1985 hướng dẫn thực hiện thẩm quyển xét xử của Tòa án nhân dân về tranh chấp lao động, Hà Nội.
Trang 27thống, còn nằm rải rác ở nhiều văn bản, còn có sự chồng chéo, mâu thuẫngiữa các quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau.
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005
Khi nước ta bước vào thời kỳ đôi mới với sự phát triên kinh tê hàng hóa
nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, các quan hệ xã hội ngày càng
đa dạng và phức tạp hơn trước, nhu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời vàđúng pháp luật các tranh chấp dân sự là cần thiết Việc giải quyết các tranhchấp, yêu cầu dân sự cần thiết phải được điều chỉnh bằng một văn bản thống
nhất và có hiệu lực pháp lý cao Trước yêu cầu đó, Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày
29/11/1989 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1990 Day là văn bản pháp
luật TTDS có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trước tới nay Tại Điều 43, Điều 44
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã quy định về hòa giải và thủtục hòa giải Ý
Trước thời điểm ban hành Pháp lệnh, hòa giải được xác định là một giaiđoạn tố tụng, quyết định công nhận hòa giải thành có hiệu lực như một bản án
sơ thấm, đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghịtheo thủ tục phúc thâm Còn pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
không coi hòa giải là một giai đoạn mà là một thủ tục tố tụng, được thực hiện
mang tính chất bắt buộc trước khi mở phiên tòa sơ thâm Quyết định công
nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay Các đương sự
không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân không có quyền kháng
nghị theo thủ tục phúc thấm Nếu quyết định công nhận sự thỏa thuận của
đương sự bị phát hiện thấy sai lầm thì sẽ kháng nghị và xét lại theo thủ tụcgiám đốc thâm hoặc thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật
Sau khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có hiệu lực phápluật, TAND tối cao và các cơ quan có liên quan đã ban hành nhiều văn bản dé
hướng dẫn việc thực hiện các quy định về hòa giải trong Pháp lệnh này, như:Nghị quyết 03/HDTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng quy định của Pháp
'* Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dan sự năm 1989.
Trang 28lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự do Hội đồng Thâm phán TAND tốicao ban hành, trong đó đã hướng dẫn về thủ tục, phạm vi vụ việc hòa giải "”.
Ngày 10/6/2002, TAND tối cao đã có Công văn số 81/TANDTC hướngdẫn về công tác xét xử trong đó cũng có thủ tục hòa giải trước khi mở phiêntòa xét xử phúc thâm và hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm Š và nhiều văn bản
khác của TAND tối cao
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, các hướng dẫn việc thựchiện các quy định về hòa giải trong Pháp lệnh này đã tạo thành chế định quantrọng trong pháp luật TTDS hiện hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinhtrong quá trình hòa giải các vụ án dân sự.
1.3.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Bộ luật Tổ tụng dân sự 2004 đã ghi nhận các quy định về hòa giải vụ án
dân sự tại Điều 10 và các điều từ Điều 180 đến Điều 188 Tiếp theo đó, dé cụthể hóa cho các quy định của BLTTDS năm 2004 về hòa giải, Tòa án nhândân tối cao đã ban hành Nghị quyết HĐTPTANDTC số 02/2006/NQ-HĐTPngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủtục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thâm”, trong đó có hướng dẫn về vấn đềhòa giải vụ án dân sự '” BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011, có hiệu lực thihành từ 01/01/2012 được ban hành đã khắc phục những ton tại, bat cap trongcác van ban pháp luật trước đó về TTDS, kinh tế, lao động, đáp ứng yêu cầucải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã cónhiều quy định về hòa giải như nguyên tắc hòa giải (Điều 10); nguyên tắc tiếnhành hòa giải (Điều 180); phạm vi hòa giải (Điều 181 và Điều 182); thôngbáo về phiên hòa giải (Điều 183); thành phần phiên hòa giải (Điều 184); nội
dung hòa giải (Điều 185); trình tự hòa giải (Điều 185a); biên bản hòa giải(Điều 186); ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều187); hiệu lực quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều188) Điều 184 và 185a của Bộ luật này đã khắc phục hạn chế của BLTTDS
Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990.
'3 Công văn số 81/TANDTC, ngày 10/06/2002.
' Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 02/2006/NQ — HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thâm”.
Trang 29năm 2004 về thành phan hòa giải và trình tự hòa giải, tạo co sở pháp lý cho
Tòa án trong việc hòa giải các vụ án dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã ban
hành Nghị quyết HĐTPTANDTC số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ
án tại tòa án cấp sơ thẩm”, trong đó có các quy định từ Điều 15 đến Điều 21hướng dẫn về vấn đề hòa giải vụ án dân sự” Tiếp theo đó, BLTTDS năm
2015 được thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2016 cũng đã có các quy định từ Điều 205 đến Điều 213 về vấn đề hòagiải vụ án dân sự Các quy định của BLTTDS năm 2015 đã có những sửa đổi,
bồ sung một số quy định của BLTTDS sửa đổi năm 2011 về van đề hòa giải
vụ an dan sự.
Kết quả nghiên cứu trên đây về lược sử phát triển các quy định về hòagiải trong TTDS cho chúng ta có một cái nhìn thấu đáo hơn về các quy định
của pháp luật về hoà giải trong suốt quá trình lịch sử Tuy nhiên, dé có cơ sở cho
việc đánh giá về các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về vấn đề này thìviệc nghiên cứu pháp luật nước ngoài nhằm so sánh, tham khảo là cần thiết.1.4 CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HIỆU QUA HÒA GIẢI VỤ
AN DAN SỰ
- Kết quả xác minh, nắm vững nội dung vu án, chứng cứ, tài liệu củacác bên cũng như nguyên nhân phát sinh tranh chấp
Chất lượng của hòa giải vụ án dân sự phụ thuộc vào chất lượng của hồ
sơ Do vậy, để việc hòa giải vụ án dân sự đạt kết quả tốt thì trước hết Thâmphán cần xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu, từ đó nghiên cứu kỹ hồ
sơ vụ án và thông qua các buổi làm việc, tiếp xúc với đương sự dé xác định
được nội dung, nguyên nhân phát sinh tranh chấp, tâm tư nguyện vọng và yêucâu của các bên đương sự cũng như khả năng hòa giải tranh châp.
- Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ Toa an:
°° Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 02/2006/NQ — HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành một số quy
định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyét vu án tại Tòa án cap sơ thâm”.
Trang 30Chất lượng hòa giải vụ án dân sự còn phụ thuộc vào trình độ, kinhnghiệm, sự nhiệt tình của cán bộ Tòa án Cụ thể là Thâm phán hòa giải tranh
chấp phải năm vững quy định của pháp luật, có kiến thức, hiểu biết về tâm lý,
vốn sống cũng như kinh nghiệm trong thực tiễn hòa giải, giải quyết các tranh
chấp Do vậy, Thâm phán hòa giải tranh chấp nếu quá trẻ, chưa có nhiều kinhnghiệm thì khả năng thuyết phục đương sự thỏa thuận càng khó khăn hơn.Các thẩm phán có thâm niên thường tao được sự tin tưởng và việc thuyếtphục đương sự thường sẽ đạt kết quả tốt hơn
- Tinh chuyên nghiệp, kiên trì của Tham phán hòa giải
Theo pháp luật của một số nước như ở Pháp, Nhật Bản thì có Tòa hòa
giải và Thâm phán chuyên nghiệp làm công tác hòa giải Tuy nhiên, theo pháp
luật Việt Nam thì thông thường Thâm phán được phân công xây dựng hồ sơ
và xét xử vụ án sẽ chính là Tham phán trực tiếp hòa giải vụ án Điều này có
sự khác biệt về tâm thé và tính chuyên nghiệp của Tham phán Tư tưởng nếu
không hòa giải được thì sẽ đưa ra xét xử cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sựquyết tâm và sự kiên trì của Tham phán trong việc đạt được mục tiêu của hòagiải Nếu Thâm phán chuyên nghiệp chỉ có làm công tác hòa giải thì họ chỉ cómột đích đến duy nhất là hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận được tranhchấp
- Trình độ dân trí, ngôn ngữ cũng là yếu tô ảnh hướng không nhỏ đến
hiệu quả của hòa giải
Nếu đương sự là người hiểu biết pháp luật thì họ sẽ nhanh chóng nắm
bắt được những giải thích của Thâm phán về quyên lợi của mình khi hòa giải
và như vậy việc hòa giải có thê sẽ dễ đạt hiệu quả hơn Đối với đương sự là
người it có điều kiện tìm hiểu về pháp luật thì việc giải thích cho họ hiểu vềquyên lợi và nghĩa vụ của mình theo pháp luật cũng không thật dễ dàng, đặcbiệt Thâm phán sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong trường hợp giải thích đương
Trang 31sự là người dân tộc thiểu số Điều này lại càng đòi hoi Tham phán có kỹ năng
và am hiểu phong tục, tập quán và cách tư duy, quan niệm của từng đương sự
dé có sự vận dụng linh hoạt trong hòa giải Ngoài ra, van đề ngôn ngữ tronghòa giải đối với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dântộc dường như chưa được pháp luật điều chỉnh Về nguyên tắc trong trườnghợp đương sự là người dân tộc thiêu số thì Thâm phán vẫn phải sử dụng tiếngViệt và hòa giải thông qua người phiên dịch Tuy nhiên, có thé nhận thấy nếu
Thâm phán là người cùng dân tộc hoặc thành thạo ngôn ngữ của đương sự thìhiệu quả của việc hòa giải sẽ tôt hơn nhiêu
Trang 32KET LUẬN CHUONG 1Hòa giải vu án dân sự là thủ tục do Tòa án tiến hành nhăm giúp đỡ cácđương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự trước khi xét xử sơthâm Chủ thé của hòa giải là các đương sự, các đương sự là chủ thé có quyềnquyết định và thỏa thuận về giải quyết vụ việc dân sự Tuy nhiên sự thỏa
thuận của các đương sự chỉ có giá trị pháp lý khi thỏa thuận của các đương sự
là tự nguyện, không trái pháp luật, không trai đạo đức xã hội.
Tòa án tuy không phải là chủ thể có quyền lợi trong hòa giải, song Tòa
án có vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian, thành phần, địa điểm,
nội dung hòa giải, giải thích pháp luật và nội dung tranh chấp để các đương sự
đi đến thống nhất về phương án giải quyết vụ án Dé bảo cho hoạt động hòagiải của Tòa án được khách quan, bảo đảm quyên va lợi ích hợp pháp của
đương sự và sự thỏa thuận của các đương sự phù hợp với pháp luật thì việc
hòa giải phải tuân theo thủ tục do pháp luật quy định Hòa giải là thủ tục tốtụng bắt buộc đối với hầu hết các vụ án dân sự trong quá trình giải quyết vụ
án dân sự Tùy thuộc vào từng vụ án mà phạm vi hòa giải, thời điểm tiến hànhhòa giải được Thâm phán quyết định cho phù hợp
Hòa giải có ý nghĩa sâu sắc về kinh tế, chính trị xã hội, là phương thứcgiải quyết tranh chấp có hiệu quả Do vậy, vẫn đề này đã được pháp luật ViệtNam ghi nhận và điều chỉnh ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.Kêt quả nghiên cứu của Luận văn đã tái hiện lại được lịch sử hình thành và
Trang 33phát triển các quy định về hòa giải trong lịch sử lập pháp Việt Nam Việcnghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố căn bản có thé ảnh hưởng đến hiệu quảcủa hòa giải làm cơ sở cho việc đánh giá thực tiễn và tìm kiếm giải pháp dé
khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hòa giải vụ án dân sự tại địabàn Tỉnh Điện Biên nói riêng và ngành Tòa án nói chung.
Trang 34Chương 2THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
VE HÒA GIẢI VỤ ÁN DAN SỰ
Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 hiện đang có hiệu lực phápluật có 10 điều luật liên quan đến hòa giải vụ án dân sự là Điều 10, các điều từĐiều 180 đến Điều 188 Điều 184 và 185a của Bộ luật này đã khắc phục han
chế của BLTTDS năm 2004 về thành phần hòa giải và trình tự hòa giải, tạo cơ
sở pháp lý cho Tòa án trong việc hòa giải các vụ án dân sự Nghị quyếtHĐTPTANDTC số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành
một số quy định của BLTTDS sửa đổi năm 2011 về “Thủ tục giải quyết vụ án
tại tòa án cấp sơ thẩm” Các quy định từ Điều 15 đến Điều 21 của Nghị quyết
này có hướng dẫn về vấn đề hòa giải vụ án dân sự Tiếp theo đó, các quy định
từ Điều 205 đến Điều 213 của BLTTDS năm 2015 được thông qua ngày
25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 cũng đã kế thừa quy định
của BLTTDS sửa đổi năm 2011 về van đề hòa giải vụ án dân sự và có một SỐsửa đổi, bố sung cho phù hợp
2.1 CÁC QUY ĐỊNH VE NGUYÊN TAC TIEN HANH HÒAGIẢI VU ÁN DAN SỰ
Nguyên tắc tiễn hành hòa giải vụ án dân sự là sự cụ thể hóa nguyên tắchòa giải trong tố tung dân sự được quy định tại Điều 10 BLTTDS sửa đổi năm
2011 “Tòa án có trách nhiệm tiễn hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi đểcác đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quyđịnh của Bộ luật này” Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự được quy
định tại khoản 2 Điều 180 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và đã được kế thừa tạiĐiều 205 BLTTDS năm 2015 với một số điều chỉnh phù hợp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thìtrong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án, Tòa án tiễn hành hòa giải để các
đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không
Trang 35được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được Khoản 1 Điều 205BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm loại việc không hòa giải đối với trường hợp
vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn Theo quy định tại Khoản 2 Điều
180 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì việc hòa giải được tiến hành theo cácnguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận
không phù hợp với ý chí của mình;
- Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật
hoặc trái đạo đức xã hội.
Dé bảo đảm sự tương thích giữa các quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015 và BLTTDS năm 2015, nhà lập pháp Việt Nam đã có điều chỉnh theohướng mở rộng hơn quyền hòa giải của các đương sự Theo đó, Khoản 2 điểm
b Điều 205 BLTTDS năm 2015 yêu cầu “Nội dung thoả thuận giữa các đương
sự không vi phạm điêu cam của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Theo các quy định trên thì khi hòa giải, Tòa án và các bên phải tôn
trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực, bắt buộc đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chícủa mình Sự tự nguyện của đương sự về hòa giải là sự tự nguyện, tự lựa
chọn, tự quyết định tham gia hòa giải và thỏa thuận về giải quyết vụ án và đây
là một nguyên tắc cơ bản về hòa giải các vụ án dân sự
Trong quá trình hòa giải, Tòa án chỉ có trách nhiệm tạo điều kiện cácđương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết các van dé của vụ án dân sự, giúpcác đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ liên quan tới các tranh chấp, tự
nguyện thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, nếu nội dung thỏa thuận đó
vi phạm điều cắm của pháp luật Tòa án không được can thiệp vào thỏa thuậncủa các đương sự, đồng thời Tòa án cũng không dé các đương sự biết trước về
phương hướng giải quyết vụ án nếu phải đưa ra xét xử nhăm đảm bảo cho các
đương sự thực sự tự nguyện khi hòa giải Nhà nước chỉ bảo vệ quyền và lợi
Trang 36ích hợp pháp cua đương sự, do đó moi sự thỏa thuận vi phạm diéu cắm củaluật, trái đạo đức xã hội đều không có giá trị pháp lý Pháp luật tôn trọng vàbảo vệ quyền tự do thỏa thuận của mỗi cá nhân, tổ chức Tuy nhiên nếu thỏathuận nay vi phạm điều cấm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, cũng đồng
nghĩa với việc thỏa thuận của các bên đang xâm phạm tới quyên và lợi ích
hợp pháp của Nhà nước, của người thứ ba và của cộng đồng xã hội, vì vậy sẽ
không được pháp luật bảo vệ.
Đối chiéu với những đặc điểm của hòa giải vụ án dân sự đã phân tích ởChương 1, có thể nhận thấy dé bảo đảm hiệu quả thực sự của hòa giải cần bồsung thêm nguyên tắc việc hòa giải phải vừa tích cực, vừa kiên trì Việc bỗ
sung nguyên tắc này nham bao đảm cho Thâm phan không thé coi hòa giải là
một thủ tục mang tính chất hình thức mà cần phải vừa tích cực, vừa kiên trì.Tuy vậy, cũng không phải bất kỳ vụ án nào cũng cần kéo dài thời gian hòa
giải để đạt được sự thỏa thuận mà trong thực tế không thể có được, phải tùy
từng trường hop cụ thé dé vận dụng chế định hòa giải cho linh hoạt và phùhợp Nếu thấy van đề không thé hòa giải được thi Tham phán cũng cần chủ
động dé tránh việc tốn chi phí thời gian cho việc hòa giải không thành Vivậy, việc hòa giải cần tích cực dé có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án,
không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhưng
lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết
vụ án và đi sâu giải quyết các vướng mắc trong tâm tư tình cảm của họ
2.2 CÁC QUY ĐỊNH VE CHỦ THE TRONG HÒA GIẢI VỤ ÁNDAN SỰ
2.2.1 Về chủ thé tiến hành hòa giải
Khoản 1 và 2 Điều 184 BLTTDS sửa đổi năm 2011 có quy định những
người tiến hành hòa giải bao gồm Tham phán chủ trì phiên hòa giải, thu ký
Tòa án ghi biên bản hòa giải.
- Nhiệm vụ của Thẩm phán tại phiên hòa giải
Trang 37Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 BLTTDS sửa đổi năm 2011, Thâm
phán tiễn hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giảiquyết vụ án theo quy định của Bộ luật này và ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự.
Lan đầu tiên trách nhiệm hòa giải của Tham phán được quy định cụ thé
trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã khắc phục được quan niệm cho răng Tòa
án hòa giải thì bất kỳ cán bộ nào của Tòa án cũng có thé tiến hành hòa giải
Việc quy định rõ ràng quyền han của Tham phán sẽ nâng cao trách nhiệm của
họ trong việc hòa giải làm cho công tác hòa giải đạt kết quả cao
Thâm phán trong khi tiến hành hòa giải phải có thái độ khách quan, vô
tư, không cưỡng ép, không dé duong su biết dự liệu của Tòa án về xét xử vụ
án, phải giải thích rõ ràng, dé hiểu quyền và nghĩa vụ liên quan đến đương sựtrong vụ án Duong sự sau khi nghe Tham phán phố biến pháp luật, thamkhảo các van đề Tham phán nêu ra từ đó tự nguyện thương lượng Nếu hòagiải thành, Tham phán ra quyết định công nhận hòa giải thành Nếu khônghòa giải được thì tùy từng trường hợp Thâm phán sẽ ra các quyết định khác
- Nhiệm vụ của thư kỷ Tòa án
Thu ký Tòa án không chủ trì việc hòa giải như Tham phán Thư ký Tòa
án tham gia vào qua trình hòa giải với trách nhiệm ghi biên ban hòa giải.Trong mọi trường hợp, thư ký Tòa án không được thay thế Thâm phán chủ trìphiên hòa giải Việc ghi biên bản hòa giải của thư ký Tòa án phải được thực hiện
theo đúng quy định tại Điều 186 BLTTDS sửa đổi năm 2011 Thư ký Tòa ánphải chịu trách nhiệm về việc ghi biên bản hòa giải của mình Theo quy định
tại Điều 186 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì việc hòa giải được Thu ký Tòa
án ghi vào biên bản Thư ký Tòa án phải ghi rõ vào biên bản hòa giải các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải;
- Dia điêm tiên hành phiên hòa giải;
Trang 38- Thành phần tham gia phiên hòa giải;
- Y kiên của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương
Sự;
- Những nội dung đã được các đương sự thỏa thuận, không thỏa thuận.
Sau khi biên bản hòa giải được lập thư ký phải lấy đầy đủ chữ ký hoặcđiểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của Thư kýTòa án ghi biên bản và của Thâm phán chủ trì phiên hòa giải
2.2.2 Về chủ thể tham gia hòa giải
Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 184 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thìnhững người tham gia hòa giải bao gồm:
- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
- Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt
Theo Điều 56 BLTTDS sửa đôi năm 2011 thì đương sự trong vụ án dân
sự là cá nhân, cơ quan, tô chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan Theo các quy định tại Điều 311, Điều 313 BLTTDSsửa đổi năm 2011 thì đương sự trong việc dân sự bao gồm người yêu cầu,
người liên quan trong việc giải quyết yêu cầu Đây chính là các chủ thể của
hòa giải được quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ich củamình Nhu vậy, nguyên đơn, bị đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự phải có mặt khi hòa giải.
Theo quy định tại các điều 73, 74, 76 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì ngườiđại diện của đương sự bao gồm người đại diện theo pháp luật, người đại diện
do Tòa án chỉ định và người đại diện theo ủy quyên Đối với người đại diện
theo pháp luật, người đại diện do Tòa án chỉ định thì đương nhiên được thamgia hòa giải vụ việc dân sự Nhưng đối với người đại diện theo ủy quyền thì
chi được tham gia hòa giải nếu đương sự có ủy quyền cho họ tham gia hòa
giải.
Đối với người bảo vệ quyền lợi cho đương sự BLTTDS sửa đổi năm
Trang 392011 thi không có quyền tham gia hòa giải ma chỉ có mặt dé trợ giúp cho thân
chủ của mình về mặt pháp lý (Điều 64 BLTTDS sửa đổi năm 2011 sử dungthuật ngữ "tham gia việc hòa giải”) Điều 184 BLTTDS sửa đổi năm 2011 về
thành phan phiên hòa giải không có quy định về người bảo vệ quyền lợi cho
đương sự Hạn chế này đã được bổ sung trong quy định về sự tham gia củangười bảo vệ quyên lợi cho đương sự tại điểm đ Khoản 1 Điều 209 BLTTDS
năm 2015 Tuy nhiên, BLTTDS sửa đổi năm 2011 cũng chưa quy định về hậu
quả pháp lý nếu họ vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên
họp nên Nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015 cần hướng dẫn
rõ về trường hợp này
Ngoài ra, Điều 209 BLTTDS năm 2015 đã tích hợp giữa phiên họpkiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ với phiên hòa giải vụ ándân sự Điều luật nay cũng đã bổ sung một số thành phan trong hòa giải vụ ándân sự Cụ thể như sau phiên hòa giải có sự tham gia của đại diện tô chức đạidiện tập thé lao động đối với vu án lao động khi có yêu cầu của người laođộng, trừ vụ án lao động đã có tô chức đại điện tập thể lao động là người đạidiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động,người lao động Trường hợp đại diện tô chức đại diện tập thé lao động khôngtham gia hòa giải thì phải có ý kiến băng văn bản Ngoài ra, trong trường hợpcần thiết, Thâm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan tham gia
phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thâm phán yêu cầu đạidiện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ
em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thìTòa án vân tiên hành phiên họp.
Trang 402.3 CÁC QUY ĐỊNH VE PHAM VI HÒA GIẢI VỤ ÁN DAN SỰ2.3.1 Những vụ án dân sự phải tiến hành hòa giải
Căn cứ vào tính chất của vụ án dân sự thuộc thâm quyền dân sự củaTòa án, pháp luật TTDS đã có những quy định về phạm vi những loại việc mà
Tòa án phải tiến hành hòa giải trước khi tiến hành xét xử sơ thâm Theo Điều
180 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì "Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm
vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải dé các đương sự thỏa thuận với nhau về việc
giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiễn hành
hòa giải được theo quy định tại Điều 181 và Điều 182 Bộ luật này"
Như vậy, theo quy định này, các vụ án mà Tòa án phải tiến hành hòa
giải là tất cả các vụ án có tranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án
Đối với những vụ án mà Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thâm thì việc tiễnhành hòa giải vụ án trước khi xét xử sơ thấm là một thủ tục bắt buộc Tuy
nhiên, tại cấp phúc thâm thì BLTTDS sửa đổi năm 2011 không quy định Tòa
án có trách nhiệm hòa giải tai Tòa án cấp phúc thấm Tòa án cấp phúc thấmchỉ hỏi xem các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết hay
không.
2.3.2 Những vụ án dân sự không được hòa giải
Những vụ án dân sự không hòa giải được quy định tại Điều 181
BLTTDS sửa đổi năm 2011 Đối với những vụ án này Tòa án không được hòa
giải và như vậy trong quá trình giải quyết vụ án không thê có quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự Tuy nhiên, trong những trường hợp các
đương sự tự hòa giải hoặc rút đơn kiện mà qua việc kiểm tra thấy hoàn toàn tự
nguyện và phù hợp với những quy định của pháp luật Tòa án có thể ra quyếtđịnh đình chỉ việc giải quyết vụ án (theo khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổinăm 2011).
Điều 181 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định về các trường hợpkhông phải tiến hành hòa giải như sau: