Về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được nghiên cứutrong các luận án, luận văn: vấn đề QLDS cũng được đề cập ở một góc độ hẹp trong luận văn thạc sĩ: “Hoan thiện chế địn
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
DAO VĂN BAY
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
DAO VĂN BAY
Chuyên ngành: Luật dân sự va tố tụng dân sự
Mã số: 8.38.01.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Hằng
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Minh Hang làgiảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo trong quá trình tôi thực hiện Luận văn Tôi cũng xin cảm ơn các thây, cô, bạn bè, và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý giá để tôi hoàn thành luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
DAO VĂN BAY
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - MỘT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ DI SẢN THỪA
KE THEO PHÁP LUẬT VIET NAM 2- << se seessessesee 10
1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý của di sản thừa kế theo pháp luật
1.2 Khái niệm, ý nghĩa vé quản lý di sản thừa kê theo pháp luật TVIỆT ÏNiaIm 0 55 sọ cọ TH TH 0.00000100069180 16
1.3 Lược sử quy định về quản lý di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam
qua CAC HhOT ÏKỳ ó5 G G6 9 9 9 9 9.9 9.99 0.090.099 80.09.9804.089 9ø 21
1.4 Nội dung pháp luật về quản lý di sản thừa kế -.- 24KET LUẬN CHƯNG 5-5 < 2° 5£ s s£ssEssEsssessessesersessess 33
CHUONG 2 - THỰC TRẠNG PHÁP LUAT, THỰC TIEN ÁP DỤNGPHÁP LUẬT VE QUAN LY DI SAN THỪA KE VÀ GIẢI PHÁP 34
2.1 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về đối tượng
quản lý di sản và giải phấpD << << s9 999 994.9599558956565589658896 34
2.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành, thực tiễn áp dụng pháp
luật xác định chủ thé quan lý di sản thừa kế và giải pháp 48
2.3 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dung pháp luật Việt Nam vềquyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản và giải pháp 62KET LUẬN CHƯNG 2 se se ss£SsEvseEseevserseerssrsserssre 99
„00090 100DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -5- 2-52 ss se 102
PHU LUC cessssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssseess 107
Trang 5Toà án nhân dân tôi cao
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong một xã hội, sự tiến bộ xã hội thé hiện qua việc phát triển kinh tế, và việc bộ máy nhà nước đó quản lý như thế nào, pháp luật của Nhà nước đó ápdụng có theo kịp với sự pháp triển của xã hội ấy hay không Cùng với sự pháttriển nền kinh tế - xã hội của đất nước, các quan hệ dân sự trong lĩnh vực thừa
kế, quan lý di sản thừa kế được thé hiện hết sức phong phú, đa dạng Quan hệthừa kế là một loại quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc Quan
hệ sở hữu làm tiền đề xuất hiện quan hệ thừa kế Ngược lại, quan hệ thừa kế có tác dụng duy trì quan hệ sở hữu Có thé thấy, quan hệ sở hữu và quan hệ thừa
kế luôn gan kết với nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Theo phong tục - tập quán của người Việt Nam, sau khi người để lại disản chết, di sản rất ít khi được chuyên cho người thừa kế hoặc phân chia ngaycho những người thừa kế Di sản thường trải qua một thời kỳ ở tình trạng chưachia Vì vậy, việc thực hiện quản lý di sản (QLDS) rất quan trọng và cũng diễn
ra khá đa dạng, phức tạp Trước, trong và sau quá trình phân chia thừa kế thìviệc ai là người QLDS, người QLDS có những quyền và nghĩa vụ gì là một vấn
đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, quyền thừa kế đượcHiến pháp năm 2013 quy định rõ tại Điều 32: “Quyên sở hữu tr nhân và quyềnthừa kế được pháp luật bảo hộ” Những quy định của pháp luật về thừa kế nóichung và QLDS thừa kế nói riêng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâmnhằm hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cau tình hình mới, điều chỉnh quan hệ QLDS thừa kế phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội Điều này được thể hiện qua việc các quy định về chủ thê, thủ tục, nội dung, quyền và nghĩa vụ củangười QLDS thừa kế được bồ sung, sửa đôi dé ngày càng phủ hợp với thực tiễn
xã hội.
Trang 7Các quy định pháp luật hiện hành về cơ bản đã tạo ra hành lang pháp lýdam bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cho các chủ thê khi tham gia QLDS.Tuy nhiên cũng có những quy định của pháp luật chưa dự liệu hết những thayđổi về quyền và nghĩa vu của người QLDS thừa kế, chưa phù hợp với thực tiễn
cuộc sống Bên cạnh đó, sự biến đổi mạnh mẽ điều kiện kinh tế - xã hội và ý
thức của người QLDS thừa kế có thé dẫn đến việc di sản có chiều hướng giatăng hoặc giảm giá trị Như vậy, hành vi vi phạm trong việc QLDS thừa kế dẫn đến di sản bị hư hao thì hậu quả pháp lý đối với người QLDS thừa kế sẽ như thế nào? Việc trả thù lao cho người QLDS với công sức đóng góp trong khối
tài sản đang được gọi là di sản ra sao? Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản sẽ
được giải quyết như thé nào trong trường hợp các bên không thê thỏa thuận, vẫn là những nội dung chưa được đề cập cụ thê trong pháp luật hiện hành Vẫn
đề người QLDS đồng thời với việc sử dụng, khai thác lợi ích từ di sản thì cóbuộc các thừa kế phải trả thù lao khi họ không có thỏa thuận, không đồng ý trả thù lao hay không? Ngoài ra, việc trả thù lao cho người QLDS thừa kế có bị giới hạn gì hay không? Có bắt buộc phải thỏa thuận với tất cả các thừa kế haychỉ với một số người thừa kế cũng được công nhận? Người quản lý di sản nhiều
năm có công sức đóng góp lớn cho giá trị di sản nhưng các bên không có thỏa
thuận về trả thù lao, khi tranh chấp các thừa kế không đồng ý trích trả công quản lý đi sản thì có trích một phần cho họ?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn để tài: “Quản lý đisản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam” dé nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnhViệt Nam dang tông kết dé sửa đổi, bỗ sung Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015,
dé tài có tính thời sự và giá trị thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu về thừa kế nói chung và QLDS thừa kế nói riêng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ và đưới những góc độ
khác nhau.
Trang 8Về công trình nghiên cứu liên quan đến dé tài là sách chuyên khảo và giáotrình: nhìn chung van đề QLDS thừa kế theo Pháp luật Việt Nam chủ yếu được
đề cập trong các giáo trình và sách chuyên khảo như:
- Giáo trình, Pháp luật về tài sản, quyên sở hữu tài sản và quyên thừa kế,Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (Nxb Hồng Đức, năm 2013).Giáo trình đã nêu ra một cách khái quát nhất về đối tượng QLDS, quyền cũngnhư nghĩa vụ của người QLDS thừa kế Tuy nhiên, giáo trình tiếp cận phần lớntheo quy định của BLDS năm 2005 và chỉ đề cập đến vấn đề QLDS thừa kế một cách khái quát nhất, chưa có sự phân tích chuyên sâu.
- Sách chuyên khảo, Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, của tác giả Đỗ Văn Đại (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2014) đã nêu ra quyền
hưởng thù lao của người QLDS “không phụ thuộc vào ý chí của những người
thừa kế ma dựa vào đánh giá của Tòa án căn cứ vào thực trạng quan ly di sản”
và “khi người QLDS có vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cua mình thì nên cho
phép thay đổi người quản lý”
Sách chuyên khảo, Di sản thừa kế theo Pháp luật dân sự Việt Nam những vấn dé lý luận và thực tiễn, của tac giả Trần Thị Huệ (Nxb Tư pháp, HàNội, năm 2011) cũng nêu quan điểm “khi người QLDS đã bỏ công sức dé duy trì, bảo quản di sản và thực hiện tốt những nghĩa vụ mà pháp luật quy định theo Điều 639, 640 BLDS thì phải trích phan di sản dé thanh toán công duy tri, bảoquan di sản bat ké có thỏa thuận trước hay không” Sách chuyên khảo cũng nêuquan điểm phải trích phan di sản dé thanh toán cho người QLDS nhưng chưa
-dé cập người QLDS là ai, khi thanh toán công duy trì, bao quản cần có sự đồng
ý của tat cả các thừa kế hay chỉ một người
- Sách chuyên khảo, Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt
Nam, của tác giả Nguyễn Ngọc Điện (Nxb Trẻ TP HCM) cũng đã nêu ra
“người quản lý chính thức có những quyền hạn rộng rãi trong việc quản trị,
Trang 9nhưng chỉ có quyền định đoạt có điều kiện đối với các tài sản thuộc di sản”như: quyền quản trị, quyền định đoạt và nghĩa vụ thực hiện QLDS, nghĩa vụ
bao cáo, nghĩa vụ giao trả.
Về các công trình nghiên cứu liên quan đến dé tài được đăng tải trên các
tạp chí chuyên ngành như:
- Bài viết “OLDS và việc trả thù lao cho người OLDS” của tác giả ThuHương - Duy Kiên, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22, 23 tháng 12/2012 Nội dungbài viết, tác giả đã nêu ra sự khác nhau giữa trả thù lao cho người QLDS với thanh toán công sức đóng góp cho khối tài sản đang được gọi là di sản “cầnphải thấy giữa công sức đóng góp vào khối tài sản và công duy trì, bảo quản disản tuy có điểm chung là đều bỏ sức lao động, nhưng hoàn toàn khác nhau vềtính chat và môi quan hệ” Tác giả cũng dé cập đến một số vấn đề phát sinh từthực tiễn giải quyết việc trả thù lao cho người QLDS Tuy nhiên, bài viết chỉmới tiếp cận theo quy định của BLDS năm 2005 và đề cấp đến quyền, nghĩa vụcủa người QLDS mà chưa đề cập đến đối tượng của QLDS, cách thức xác lập
người QLDS
- Bài viết: “Cơ sở pháp lý và thực tiễn giải quyết việc trả thù lao cho ngườiOLDS” trên tạp chí Khoa học Pháp lý, số 9 năm 2014 của tác giả Tưởng BangLượng đã nêu ra thực tiễn giải quyết việc trả thù lao cho người QLDS: “Trongthực tiễn xét xử, Tòa án các cấp tính thủ lao cho người quản lý di sản không thống nhất theo một tỷ lệ nào”.
Về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được nghiên cứutrong các luận án, luận văn: vấn đề QLDS cũng được đề cập ở một góc độ hẹp trong luận văn thạc sĩ: “Hoan thiện chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành” của tac giả Lê Minh Hùng đã nêu ra được những yêu cầu đối
với người QLDS phải là người có năng lực nhận thức không rơi vào tình trạng
bi tâm thân, mat trí, chưa thành niên, vì “không có một người nao mãi mãi đủ
Trang 10điều kiện dé quản lý tốt di sản” hay quyền được hưởng thù lao sẽ được giảiquyết như thế nào nếu không có sự thỏa thuận của các đồng thừa kế hay ngườiquản lý có công duy tu, đầu tư, sửa chữa, làm tăng giá trị của khối di sản.
Kết quả khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả
kế thừa một số vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật dân sự về QLDS thừa kế.Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình liên quan thì các côngtrình nêu trên chưa giải quyết vấn đề QLDS một cách toàn diện và thấu đáotheo pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử Đề tài là công trình nghiên cứu tiếp cận nội dung nghiên cứu trên cả phương diện lý luận, thực tiễn một cáchchuyên sâu, đầy đủ và đảm bảo tính lôgic, hệ thống Dé tài không trùng với cáccông trình nghiên cứu khoa học đã được công bồ trước đó Dé tai tập trung giảiquyết các vấn đề lý luận liên quan đến QLDS một cách hệ thống, chỉ ra nhữngbất cập trong QLDS giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học và thựctiễn cho việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của BLDS hiện hành về quản
lý di sản thừa kế Trên cơ sở nghiên cứu những van dé lý luận cơ bản về QLDStheo Pháp luật Việt Nam và thực tiễn xét xử, đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ranhững điểm bất cập, hạn chế của pháp luật thực định Từ đó, kết quả nghiêncứu của dé tài nhằm đề xuất giải pháp sửa đồi, bồ sung hoàn thiện pháp luật vànâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý di sản thừa kế
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu dé tài
Đề thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài nêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu và phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề chung về QLDSthừa kế.
Trang 11- Tìm hiểu các quy định của Pháp luật Dân sự Việt Nam qua các thời kỳ
về QLDS thừa kế, đặc biệt tiếp cận thực trạng Pháp luật Việt Nam hiện hành
về QLDS thừa kế
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử và áp dụng pháp luật Việt Nam
hiện hành về QLDS thừa kế nhằm đánh giá ưu điểm, hạn chế, tìm hiểu nguyênnhân của ưu điểm, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về QLDS thừa kế.Kết quả nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nângcao hiệu quả áp dụng pháp luật về QLDS thừa kế theo pháp luật Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của dé tài
Nghiên cứu các quy định của BLDS và các quy định pháp luật hiện hành
khác liên quan tới các căn cứ, cơ sở xác lập, chấm dứt, đánh giá những vấn đềcòn bắt cập, thiếu sót trong quyền và nghĩa vụ của người QLDS thừa kế Tìmhiểu thực tiễn áp dụng pháp luật pháp luật của Toà án nhân dân dé giải quyếtcác tranh chấp phát sinh về QLDS thừa kế Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật về QLDS thừa kế.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
QLDS thừa kế theo Pháp luật Việt Nam có nội dung rộng, tính chất của
quan hệ pháp luật phức tạp và mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có các quy định
khác nhau Căn cứ xác lập người QLDS cũng như quyền và nghĩa vụ của ngườiQLDS trong các thời kỳ cũng khác nhau Trong phạm vi của luận văn thạc sĩluật học, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của BLDS năm 2015 vềquản lý di sản thừa kế, trong đó trọng tâm nghiên cứu về đối tượng, chủ thể, quyền và nghĩa vụ của người quan ly di sản thừa kế.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác
Trang 12-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về QLDS thừa kế.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ dùng các phương pháp nghiên cứu
cụ thê được dự kiến sử dụng tại chương 1, chương 2 luận văn bao gồm:
Phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp dé đánh giá một cách toàndiện mọi góc cạnh của pháp luật về QLDS thừa kế, sau đó, kết hợp phươngpháp tổng hop dé tập hợp các bài viết, báo cáo, tài liệu để đưa ra quan điểm
bình luận, đánh giá.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp lịch sử vì tất cả sự vật hiệntượng đều có quá trình lịch sử, tức là có sự xuất hiện, phát triển, diệt vong.Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét việc QLDS thừa kế theo đúng trật tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra trong quá khứ (về căn cứxác lập, quyền và nghĩa vụ, chấm dứt việc QLDS thừa kế và hậu quả của việcchấm dứt QLDS thừa kế) Phương pháp này hướng đến mục tiêu tái hiện trungthực bức tranh quá khứ của QLDS thừa kế (mô ta đầy đủ, cụ thé, căn cứ xáclập, tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm cả những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu
và tính muôn hình, muôn vẻ của QLDS thừa kế).
Phương pháp so sánh là so sánh những dữ kiện khác nhau xảy ra trong
cùng một thời gian lịch sử dé làm rõ mối liên hệ lẫn nhau giữa các sự kiện, hiện tượng cần xem xét và tính hệ thống của QLDS thừa kế Tử đó, có cái nhìn kháchquan hơn về QLDS thừa kế ở các thời kỳ, các nước có điều kiện kinh tế - xã
hội khác nhau
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình
thức tổng quát, nhằm xác định bản chat, quy luật, khuynh hướng trong sự vận động của QLDS thừa kế được các nhà làm luật nhận thức.
Trang 13Phương pháp diễn dịch dé công nhận một, hoặc một sé quy luat, khai niém,nguyên ly trong quan ly di san, rồi áp dung nó dé giải thích các van đề riêng
biệt còn gây tranh cãi, chưa rõ ràng.
Tại Chương 2 luận văn, bên cạnh những phương pháp áp dụng tại chương
1, tác giả còn sử dụng thêm phương pháp bình luận bản án, phương pháp quy
nạp dé kết luận cho các lập luận trước đó nhằm chỉ ra những điểm khác biệttrong bài viết của tác giả
Song song đó, tác giả còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người làm công tác thực tiễn nhằm tìm hiểu thực tiễn với cách tiếp cận đachiều về vấn đề nghiên cứu
6 Những điểm mới của luận văn
So với những công trình nghiên cứu trước đây về thừa kế ở cấp độ khóaluận hay luận văn thạc sĩ thì đề tài nghiên cứu về quản lý di sản thừa kế theopháp luật Việt Nam là một đề tài mới, chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyênsâu, toàn diện trước đó Luận văn đưa ra một cách hệ thống dưới góc nhìn mangtính xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, cho thấy sự chuyên biến của QLDSthừa kế được quy định qua các thời kỳ khác nhau Đề tài quản lý di sản thừa kếtheo pháp luật dân sự Việt Nam tập trung chủ yêu về những van đề mang tính
lý luận và những thực trạng còn tồn tại về việc áp dụng Từ đó, đưa ra những nhận định, đánh giá và kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật về QLDS theo
Pháp luật dân sự Việt Nam.
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
7.1 ¥ nghĩa khoa học của luận van
- Đây là công trình chuyên khảo ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu có
tính hệ thống, toàn diện về QLDS theo pháp luật dân sự Việt Nam Luận văn
xây dụng được khái niệm và đặc trưng về QLDS thừa kế theo Pháp luật ViệtNam Nghiên cứu các vấn đề lý luận về QLDS, phân tích, đánh giá từ quy định
Trang 14pháp luật đến thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến QLDS hiện nay và nguyên tắc giải quyết hậu quả pháp lý của QLDS thừa kế Mục đích nghiên cứunhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Từ việc đánh giá toàn diện những quy định của pháp luật hiện hành và
thực tiễn xét xử, luận văn đưa ra những hạn chế, bất cập trong quy định củapháp luật về quản lý đi sản và quá trình áp dụng pháp luật Trên cơ sở đó, luậnvăn đưa ra những kiến nghị không chỉ góp phần xây dựng quy định pháp luật
về quản lý di sản mà còn góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật hợp tình,
hợp lý, hiệu quả.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận van là một tài liệu tham khảo có giá tri trong hoạt động học tập,
nghiên cứu pháp luật và thực tiễn xét xử về thừa kế và đặc biệt là chế địnhQLDS Trước tình hình thực tế cần sửa đổi, bổ sung của BLDS năm 2015, luận
văn còn giá trị tham khảo trong hoạt động lập pháp.
- Với thực trạng quy định pháp luật về QLDS còn nhiều hạn chế, luận văn gópphan tạo nền tảng cho quá trình áp dụng pháp luật được thống nhất trên cả nước.
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được trình bày trong hai chương.
Chương 1 Những van đề chung về quản lý di sản thừa kế theo pháp luật
Việt Nam.
Chương 2 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng Pháp luật Việt Nam vềquản lý đi sản thừa kế và giải pháp.
Trang 15CHUONG 1 - MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUAN LÝ DI SAN
THỪA KE THEO PHÁP LUAT VIỆT NAM1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp ly của di sản thừa kế theo pháp luật
Việt Nam
1.1.1 Khái niệm di sản thừa kế
Di sản là một từ Hán Việt được ghép bởi hai từ “Di” và từ “Sản”, theo đó
mỗi từ có những cách hiểu khác nhau.
Đối với từ “Di” có thể hiểu như sau: “Di” là biéu hiện của sự chuyển động
ra khỏi vị trí nhất định thông qua sự tác động nào đó lên một vật để lại dau vết nhất định “Di” cũng được hiểu là đời đi nơi khác, đi chỗ khác [36, 505], không còn ở vị trí ban đầu, nó là một biểu hiện của sự chuyền động từ vi trí này đến
vị trí khác trong không gian và thời gian.
Ngoài ra, “DI” còn được hiểu là sự truyền lại, lưu lại để lại cho người sau,thé hệ sau Như vậy, có thé hiểu “Di” một cách chung nhất là sự dịch chuyển
sự vật, hiện tượng, làm thay đổi vị trí của chúng trong không gian và thời gian,
sự thay đổi này bao gồm các yếu tố trước và sau, trong thời gian ngắn, hoặc có thê diễn ra trong cả một quá trình.
Đối với từ “Sản” cũng có thê hiéu theo nhiều nghĩa khác nhau:
- Sinh ra, làm ra, tạo ra sản phẩm dé sinh song [36, 1554].
- Cai do con người tao ra, là kết qua tự nhiên của quá trình lao động sản xuất
- Là từ dùng dé chỉ gia tài, sản nghiệp mang tính tông thé của những tàisản trong một khối
Với các nghĩa này “Sản” có thể hiểu là tài sản hoặc khối tài sản nằm trong
sự chiếm hữu và sử dụng dé mang lại lợi ích cho con người Từ “Di” va từ
“Sản” ghép lại thành từ “di sản” với ý nghĩa chỉ của cải, gia tài, sản nghiệp của
thời trước dé lại cho đời sau
10
Trang 16Ngoài ra, thuật ngữ “di sản” được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau
như: văn hóa, kinh tế, pháp luật, khảo cô học, nghệ thuật, thâm mỹ
Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm “di sản” như sau: “Di sản là tài sản của người chết để lại, có di chúc hoặc không có di chúc, di sản
bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối
tài sản chung với người khác, quyền tài sản do người chết dé lại” [35,118]
Di sản là một vẫn đề hết sức phức tạp, khi nói về di sản vẫn có nhiều cáchhiểu khác nhau theo từng giai đoạn khác nhau Sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, xây dựng hệ thống chính quyền mới với chế độ chính trị khác, ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 97/SL dé sửa đổi một
số quy lệ và chế định trong luật cũ (Sắc lệnh số 97/SL) trong đó có vấn đề thừakế: “Con, cháu, hoặc vợ chồng của người chết không bắt buộc phải nhận thừa kế
Của nØƯỜời ay Khi nhận thừa kế, các chủ nợ của người chết cũng không có quyền
đòi nợ quá số di sản để lại” “Trong lúc còn sinh thời, người chồng góa vợ hay
vợ goa, các con đã thành niên có quyền xin chia phan tài sản thuộc quyền sở hữucủa người chết sau khi đã thanh toán tài sản chung” Đây là những nguyên tắc cótính đột phá đã xóa bỏ tính cô hủ, lỗi thời theo tục lệ “phụ trái tử hoàn” của phápluật thừa kế của xã hội trước đó Mặc dù sắc lệnh số 97/SL chưa quy định cụ thê
về di sản, nhưng với những quy định ấy cũng đã thé hiện rõ di sản không bao gồm nghĩa vụ tài sản và chỉ trong phạm vi di sản của người chết.
Theo Hiến pháp năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 cùngnhững quy định về di sản thời kỳ đó như: Thông tư 594/NCPL ngày 27 tháng
8 năm 1968 hướng dẫn đường lối xét xử các tranh chấp về thừa kế và Thông tư
số 02/TATC ngày 28 tháng 8 năm 1973 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về disản liệt sĩ nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân và phục vụ cho công tác giải
quyết tranh chap về thừa kê nói chung và di sản nói riêng.
11
Trang 17Theo các văn bản trên, di sản không chỉ là tài sản thuộc quyền sở hữu của
cá nhân người đó để lại mà còn bao gồm cả quyền tài sản và nghĩa vụ phát sinh
do quan hệ hợp đồng hoặc do gây thiệt hại mà người chết dé lại Chúng ta cóthé thấy, tai Thông tư 594/NCLP ngày 27 tháng 8 năm 1968 và Thông tư02/TATC ngày 28 tháng 8 năm 1973 đã coi nghĩa vụ về tài sản là di sản
Ngày 30 tháng 8 năm 1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnhThừa kế Đây là văn bản thê hiện đầy đủ và có hệ thống nhất về lĩnh vực thừa
kế Điều 4 của Pháp lệnh đã quy định di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền
về tài sản do người chết dé lại Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sảnxuất, các thu nhập hợp pháp Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửatài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết
Rõ ràng Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 coi nghĩa vụ về tài sản không là di sản.Pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay chưa có văn bản nào đưa rakhái niệm về di sản thừa kế mà chỉ gián tiếp hoặc trực tiếp quy định về thànhphan của di sản thừa kế.
Theo quy định tại Điều 634 BLDS năm 2005: “Di san bao gồm tài sảnriêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với ngườikhác” Tài sản theo quy định Điều 163 của BLDS năm 2005 quy định bao gồmvật, tiền, giấy tờ có giá và các quyén tài sản Đến BLDS năm 2015, định nghĩa
di sản trên được giữ nguyên theo Điều 612 BLDS năm 2015, được phân địnhtheo 2 hình thức, liệt kê và tính theo đặc điểm “động” hay “bất động” của tàisản, quy định cụ thê tại Điều 105 gồm tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm bat động san và động sản Bat động sản và động sản có thê là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
12
Trang 181.1.2 Đặc diém pháp lý của di sản thừa kế
Di sản thừa kế là một khái niệm quan trọng trong pháp luật, đại diện chocác tài sản và quyền lợi được chuyển nhượng từ người đã chết cho người thừa
kế Để được xem xét là di sản thừa kế, trước hết di sản đó phải là tài sản của
người chết.
Tài sản nói chung bao gồm bắt động sản và động sản, có thê là vật, tiền,giấy tờ có giá và phải thuộc sở hữu của người chết Do vậy, di sản cũng sẽ đượcchia thành di sản là động sản và di sản là bất động sản.
Di sản là động sản: Di sản là động sản thì di sản đó phải đáp ứng yêu cầu
là tài sản hợp pháp, không có tranh chấp, thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hayphần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Đối với tài sản
là động sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu như xe ô tô, xe may thì việcxác định động sản đó có phải là di sản hay không rõ ràng rất đơn giản bởi độngsản đã có được đăng ký thuộc về di sản người đã chết Đối với động sản khôngphải đăng ký quyền sở hữu như laptop, máy ảnh, điện thoại, đồng hồ thì
dường như khó khăn hơn trong việc xác định tài sản đó có phải là di sản, di sản
đó là đi sản chung hay riêng bởi tài sản ấy phải được chứng minh là tài sản củangười chết để lại
Di sản là động sản phải là tài sản hợp pháp được phép lưu thông trên thị
trường Trong trường hợp di sản là vật bi hạn chế lưu thông hoặc cam lưu thông, chăng hạn như: ma túy, tài sản trộm cắp mà có, thì tài sản ay cũng không đượcxem là di sản và người thừa kế đương nhiên không được hưởng di sản mà phải
xử lý theo quy định của pháp luật Di sản là động sản phải tồn tại đến thời điểm người để lại di sản chết Di sản là động sản đã bị mat mát, hư hỏng không thé sửa chữa, sử dụng đến thời điểm người dé lại tài sản chết thì đương nhiên động
sản ay cũng không tôn tại đê được coi là di sản.
13
Trang 19Di sản là bất động sản: Di sản là bất động sản phải thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản Một đại diện cụ thể nhất cho bất động sản là đất đai.
Do đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tài nguyên được xem như không thé bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói lở, vùi lấp, Đồng thời, các vậtkiến trúc và công trình xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thờigian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thê tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơnnữa Vì vậy, bất động sản tồn tại đến thời điểm người để lại di sản chết là điềuđương nhiên và tính lâu bền của bat động sản là chỉ tuổi thọ của vật kiến trúc
và công trình xây dựng gắn liền với bất động sản đó Do đó, vấn đề quan trọng nhất dé bat động sản trở thành di sản thì bất động sản ấy phải thuộc sở hữu hợppháp của người để lại di sản
Di sản dùng vào việc thờ cúng:
Thứ nhất, di sản dùng vào việc thờ cúng không dùng để chia thừa kế.Năng lực pháp luật dân sự của một người chấm dứt khi người đó chết, vàquyền sở hữu của người đó đối với tài sản cũng chấm dứt Pháp luật thừa kế
là cơ sở dé xác định quyền sở hữu mới cho di sản người chết dé lại Do đó vềnguyên tắc di sản mà người chết để lại là được dùng để chia thừa kế Phápluật hiện hành rất tôn trọng quyền tự do định đoạt về tài sản của cá nhân Dichúc được xem là chứng thư thé hiện ý chí của người lập di chúc trong việcđịnh đoạt tài sản của họ sau khi người đó chết Thông thường thì người chết
sẽ định đoạt di sản của họ được trao cho ai tiếp quản quyền sở hữu và sau khiđược thừa kế, thì người được thừa kế tùy nghi thực hiện các quyền sở hữucủa mình đối với tài sản đó Nhưng với di sản dùng vào việc thờ cúng người chết chỉ định giao cho một người quản lý và được dùng vào mục đích cụ thé
đó là thờ cúng Trên cơ sở thừa nhận truyền thống thờ cúng tổ tiên và tôntrọng, bảo vệ quyền tự do định đoạt của cá nhân, di sản được dùng vào mụcđích thờ cúng không dùng dé chia thừa kế.
14
Trang 20Thứ hai, di sản dùng vào việc thờ cúng không được chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố hay thé chap Binh thường, chủ sở hữu của một tài sản cóquyền định đoạt hoặc không định đoạt tài sản của mình, có quyền khai thác,
sử dụng hoặc không khai thác sử dụng tài sản Nhưng đối với tài sản là di sảndùng vào mục đích thờ cúng thì việc xác định chủ sở hữu có đầy đủ quyền năng
sở hữu đối với tài sản là một vấn đề phức tạp Vì người được giao nhiệm vụquản lý di sản thờ cúng, không có quyền tự mình xác lập những giao dịch quantrọng liên quan đến di sản thờ cúng, mà chỉ đại diện các thừa kế trông coi, bảo quản di sản dùng vào việc thừa kế Mọi hành vi vi phạm của người quản lý đều
có thê bị các đồng thừa kế truất quyền QLDS Dưới góc độ tục lệ, người quản
lý di sản thờ cúng chỉ được đứng ra xác lập và thực hiện giao dịch liên quan
đến di sản thờ cúng khi có sự đồng ý của những người thừa kế
Thứ ba, di sản dùng vào việc thờ cúng không bị kê biên Thờ cúng người
đã chết, ông bà tô tiên là một việc làm mang tính chất tâm linh và mang ý nghĩađạo đức tốt đẹp, do đó những tài sản được dùng vào mục đích thờ cúng được
pháp luật ưu tiên bảo vệ hơn các di sản thông thường khác Pháp luật hiện hành
quy định trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanhtoán nghĩa vụ tài sản của người đó thì khi người có quyên lợi yêu cầu thì đượcdành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng đề thực hiện nghĩa vụ tài sản
Di sản thừa kế là tài sản sẽ được chuyền dịch cho những người có quyềnhưởng di sản Sự dịch chuyên di sản phải nằm trong sự bảo hộ pháp lý của Nhànước Theo tác giả, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu củangười chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyền tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm
thực hiện.
15
Trang 211.2 Khái niệm, ý nghĩa về quản lý di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam1.2.1 Khái niệm quản lý di sản thừa kế
Quản lý di sản thừa kế là một trong những van dé quan trọng trong quan
hệ pháp luật về thừa kế Di sản là đối tượng dịch chuyên trong quan hệ thừa kế.
Di sản được xác định là yếu tố đầu tiên cần được xem xét trong quan hệ thừa
kế Pháp luật quy định di sản và việc dịch chuyên nó từ người chết sang chonhững người còn sống khác là mang tính khách quan, đáp ứng được quyền lợichính đáng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật thừa kế, qua đó thực hiệnđược chức năng điều chỉnh của pháp luật
Nguyên tắc chung, việc giao di sản chưa chia cho ai bảo quản do nhữngngười thừa kế quyết định Điều này có nghĩa là các người thừa kế cần phải thống nhất và chọn ra một người phù hợp dé bảo quản di sản đó cho đến khiđược phân chia đầy đủ Tuy nhiên, người quản lý di sản chưa chia không được
tự ý bán, cho, đổi, cầm có, thế chấp di sản đó mà cần được sự thoả thuận củanhững người thừa kế Điều này nhằm bảo vệ cho quyền lợi của các người thừa
kế và tránh tình trạng mất mát, thiệt hại đối với di sản.
Nếu trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế hoặc di sản là tàisản vắng chủ, thì đi sản sẽ được Nhà nước quản lý Nhà nước sẽ trực tiếp đảmnhận việc bảo quản di sản và đưa ra các quyết định liên quan đến việc sử dụng,
quản lý, bảo vệ di sản đó.
Người quản lý di sản có nhiệm vụ lập danh mục chỉ tiết các tài sản của disản, bao gồm cả tài sản mà người chết đề lại đang được chiếm hữu bởi ngườikhác Việc thu hồi thống kê tài sản này đảm bảo rằng toàn bộ các tài sản của người đã chết đều được quản lý và phân chia đúng đắn cho những người thừa
kế theo quy định của pháp luật Quá trình lập danh mục di sản này yêu cầu sự chính xác và minh bạch, đảm bảo rằng tất cả các tài sản thuộc về di sản thừa kếđều được bảo quản và sử dụng đúng mục đích Ngoài ra, người quản lý di sản
16
Trang 22cần phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, bao gồm những người thừa kế vàcác cơ quan có thầm quyền dé đảm bảo việc quản lý và phân chia di sản.
Pháp luật dân sự ghi nhận người quản lý di sản có nghĩa vụ bảo quản di
sản và không được bán, trao đôi, tặng cho, cầm có, thế chấp hoặc định đoạt tài
sản băng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằngvăn bản Điều này đảm bảo rằng di sản không bị lãng phí hoặc bị chiếm đoạtmột cách trá hình, mà được giữ gìn và sử dụng tốt nhất cho lợi ích của nhữngngười thừa kế Đây cũng là cơ sở dé bảo vệ quyền lợi của người thừa kế, đảm bảo răng họ sẽ nhận được những tài sản mà họ có quyền thừa kế Việc bảo quản
di sản không chỉ đảm bảo rằng tài sản được giữ gìn mà còn đảm bảo rằng chúng
được sử dụng tốt nhất cho lợi ích của người thừa kế Người quản lý di sản có
trách nhiệm thông báo day đủ và kịp thời cho những người thừa kế về tình trạng
di sản và các hoạt động quản lý của họ Qua việc ghi nhận về nghĩa vụ thôngbáo giúp đảm bảo rằng những người thừa kế có đầy đủ thông tin về di sản, từ
đó có thể quyết định đúng đắn và công bằng về việc phân chia tài sản Nếukhông có sự thông báo này, có thể xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa nhữngngười thừa kế, hoặc một số người thừa kế có thé không biết về sự tồn tại củamột số tài sản trong di sản Quy định về nghĩa vụ thông báo của người quản lý
di sản thừa kế cũng giúp đảm bảo rằng người quản lý di sản không lợi dụng tàisản của di sản cho mục đích cá nhân hoặc chiếm đoạt một cách trái phép Nếunhư người quản lý di sản không thông báo về di sản và tiếp tục sử dụng tài sảncủa di sản một cách trái phép, những người thừa kế có thê yêu cầu đền bù thiệthại hoặc đưa ra các biện pháp pháp lý dé bảo vệ quyền lợi của mình.
Quản lý di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam là các quy định pháp luật điều chỉnh về quá trình quản lý di sản thừa kế từ khi xác lập quan hệ đến khicham dứt quan hệ quản lý di sản thừa kế nhằm đảm bảo rang di sản thừa kếđược quản lý và phân chia đúng cho những người thừa kế theo di chúc hoặc
17
Trang 23theo pháp luật Việc quản lý di sản liên quan đến hai van đề cơ bản là xác định
người quản lý di sản và xác định nội dung các hoạt động quản lý di sản Sau
khi người để lại di sản qua đời, việc chia di sản thừa kế thường chưa thực hiện ngay nên khối tài sản do người chết để lại cần phải được quản lý, bảo quản, sửdụng, tránh tình trạng bị mất mát, thất thoát, hư hỏng hay không có người trôngcoi, quản lý.
Nhu vậy: “Quản lý di sản thừa kế là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chứctrong việc bảo quản, bảo tôn, sử dụng tài sản, thanh toán các khoản nợ liên quan đến di sản và các hoạt động khác nhằm bảo toàn tính toàn vẹn của khối
di sản theo quy định của pháp luật Người quan lý di sản là người có quyên vànghĩa vụ trong việc nắm giữ và quản lý khối đi sản của người chết để lại trongthời gian di sản chưa được chia cho những người thừa kế ”
1.2.2 Ý nghĩa về quản lý di sản thừa kế
Những quy định của pháp luật về quản lý di sản thừa kế là cơ sở quan
trọng cho việc xác định người quản lý di sản và xác định nội dung các hoạt
động quản lý di sản Quy định về quản lý di sản thừa kế nhằm bảo đảm tài sảnthừa kế được sử dụng đúng mục đích, tôn trọng ý chí định đoạt của người délại di sản thừa kế Việc quy định trong pháp luật về di sản không chỉ có ý nghĩa
về mặt lý luận mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn của hoạt động thực thi pháp luật.
Thứ nhất, quy định về quản lý di sản thừa kế tôn trọng quyền định đoạt tàisản của người dé lại di sản
Dé lại di sản cho ai, dé lại những loại tài sản nào là một trong những cách thức thể hiện quyền định đoạt tài sản của chủ thể mang quyền đối với tài sản
đó Pháp luật tôn trọng quyền tự do ý chí của cá nhân là tôn trọng quyền định đoạt của người lập di chúc Xác định đúng di sản mà người chết đề lại là bảo
vệ được quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của người này, đồng thời đảmbảo được quyền phân định tài sản dành cho thờ cúng, di tặng, cho người thừa
18
Trang 24kế Xác định đúng khối tài sản mà người chết dé lại còn đảm bảo cho nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản được thực hiện thông qua người thừa kế hoặc người QLDS thừa kế Điều này đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền lợi của các chủ thé mang quyền mà trước khi người chết dé lại di sản tham gia với tư cách
là người mang nghĩa vụ.
Thứ hai, bao đảm quyền lợi của người thừa kế
Thông qua việc quản lý di sản thừa kế, bảo đảm quyền lợi của người thừa
kế trong việc nhận di sản, những người được hưởng thừa kế trở thành chủ sở hữu đối với tài sản mà họ được thừa kế Người thừa kế có quyền sở hữu đối vớitài sản thừa kế Xác định đúng di sản mà người chết dé lại là đảm bao đượcquyền của người chết để lại đi sản; bảo đảm và tôn trọng quyền định đoạt trong
di chúc của người chết cũng như trong ý nguyện cuối cùng của họ là những tàisản đó phải được dịch chuyên sang cho những người thừa kế
Vì nếu di sản chưa được xác định do bị tranh chấp, do bị người khác đangchiếm giữ hoặc di sản còn dang ở nhiều nơi mà chưa thé xác định thành mộtkhối thì vấn đề chia di sản chưa được đặt ra, mà quyền của người thừa kế lạiđược yêu cầu mở thừa kế dé phân chia di sản ngay sau khi người dé lại di sảnchết Hơn thế nữa việc xác định di sản là đảm bảo chính xác nhất cho nhữngngười thừa kế được hưởng đúng phan di sản của người chết dé lại theo di chúchay theo quy định của pháp luật Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫnđến việc việc xác định di sản không chính xác (xác định không đúng, không đầyđủ ) vì không xác định được hết khối di sản, xác định thiếu căn cứ nên đã xảy
ra các tranh chấp gây ra những khó khăn cho việc giải quyết các bước tiếp theo trong quan hệ pháp luật thừa kế Xác định không đúng khối di sản có thé xuất phát từ nguyên nhân khách quan nhưng cũng có thé từ nguyên nhân chủ quan,
mà từ nguyên nhân nào cũng gây ảnh hưởng đến quyên lợi của người được hưởngthừa kế Việc xác định không đúng khối tài sản thừa kế có thé làm ảnh hưởng
19
Trang 25trực tiếp đến lợi ích, tinh than của những người thừa kế dẫn đến những tranh chấp, gây bất hòa cho những thành viên trong gia đình của người chết.
Thứ ba, bảo đảm quyền lợi cho các chủ thê khác có liên quan
Việc xác định di sản không chỉ có ý nghĩa với người để lại di sản, ngườihưởng di san mà nó còn bảo dam quyền lợi cho những người khác có liên quan.Trong thực tế tài sản của một người có liên quan đến nhiều người khác Khi họqua đời thì việc xác định di sản thừa kế của người này không chính xác có thê
sẽ xâm phạm đến quyên sở hữu của người khác Việc xác định di sản không chính xác hoặc không day đủ thì người thừa kế ảnh hưởng về quyên lợi dẫn đếnmột hệ lụy tiếp theo là họ không có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ màngười dé lại thừa kế có nghĩa vụ phải thực hiện với chủ thé mang quyền trong một quan hệ nghĩa vụ nào đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp đượcpháp luật bảo vệ Việc di sản được xác định tạo điều kiện cho các chủ thê thựchiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ thừa kế, quy định trình
tự, điều kiện dịch chuyền tài sản cũng như quy định phương thức dịch chuyềntài sản của người đã chết cho người còn sống Dé các chủ thé tham gia vào quan
hệ thừa kế thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình qua các bước của mộtquá trình nhất định thì việc làm đầu tiên có ý nghĩa và là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện các bước tiếp theo là phải xác định tài sản thừa kế.
Thứ tư, xác định đúng tài sản thừa kế, quản lý di sản thừa kế còn góp phầnđảm bảo sự công băng xã hội trong việc thực hiện pháp luật
Việc người thừa kế có được hưởng đúng phần di sản họ được hưởng haykhông, các phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc, phần dành cho di tặng, cho thờ cúng có được thực hiện đúng theo ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xác định chính xác khối di sản của người chết dé lại Việc xác định thừa kế là
một việc làm quan trọng va cân thiệt là căn cứ pháp lý đê Tòa án bảo vệ các
20
Trang 26quyên và loi ích hợp pháp của các đương sự Nếu di sản được xác định đúng và
người được hưởng di sản cũng được xác định chính xác thì Tòa án dễ dàng giải
quyết đúng đắn các tranh chấp về thừa kế Một khi các tranh chấp về thừa kếđược giải quyết đúng đắn, quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan hệ phápluật thừa kế được đảm bảo thì sẽ tạo ra tâm lý yên tâm, tin tưởng vào sự điềuchỉnh của các quy định pháp luật, vào đường lối chính sách của Đảng, Phápluật của Nhà nước, đồng thời góp phan thúc day sự phát triển kinh tế xã hộitrong công cuộc đổi mới kinh tế.
1.3 Lược sử quy định về quản lý di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam
qua các thời kỳ
Sự phát triển của Pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật thừa
kế nói riêng gan liền với lich sử truyền thống, đạo đức, nền văn hóa dân tộc và
với quá trình phát triển kinh tế, chính trị xã hội của dân tộc Việt Nam Với cácmốc lịch sử cơ bản khác nhau, tác giả khái lược những quy định về QLDS thừa
kế của Pháp luật Việt Nam dé có thé rút ra một số nhận xét về những quy địnhcủa pháp luật về QLDS qua từng thời kỳ và sự kế thừa, phát triển của các quyđịnh Pháp luật hiện hành về quản lý di sản thừa kế
Tuy pháp luật thừa kế được quy định từ sớm, nhưng các quy định ban đầucòn rất sơ lược và chung chung, mới chỉ đề cập đến một vài nguyên tắc cơ bản
về thừa kế chứ chưa đề cập đến “người quản lý di sản” Song, qua thực tiễncông tác xét xử, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã có nhiều hướng dẫn,trong đó phải kế đến Thông tư số 81/TANDTC ngày 24 thang 7 năm 1981 củaTANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế Trong Thông tư nay, vấn đề thừa kế được quy định tương đối có hệ thống và cũng là dấu ấn đầu tiên pháp luật của Nhà nước ta đề cập đến việc những người “có công nuôi dưỡng,chăm sóc người dé lại di sản và người có công giữ gin di sản của người đã chết,
cân được chiêu cô” khi chia di sản Căn cứ vào quy định trên, chúng ta có thê
21
Trang 27thấy xuất hiện “người có công giữ gìn đi sản của người đã chết” nhưng chỉ đơn giản là người đó được chiếu cố chứ chưa phải là quyền bắt buộc hoặc là nghĩa
vụ bắt buộc Do đó, vào khoảng thời gian ay, người nao có thể trở thành người
QLDS chưa có quy định rõ ràng, cũng như quyên và nghĩa vụ của người QLDS.
Ngày 30 thang 8 năm 1990, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 được ban hành,trong đó đã xuất hiện quy định về người “Bao quản di sản” Cụ thé tại Điều 30Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 quy định: “Việc giao di sản chưa chia cho ai bảoquản do những người thừa kế quyết định” hoặc do “Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế hoặc di sản là tài sản vắng chủ, thì di sản do Nhà nước
quản lý”.
Ngoài ra, Pháp lệnh cũng quy định nghĩa vụ của người QLDS: “Người bảo
quản di sản chưa chia không được bán, cho, đồi, cầm có, thế chấp di sản đó, trừtrường hợp được sự thoả thuận của những người thừa kế” Quyền của ngườiQLDS được quy định tại khoản 10 Điều 34 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990:
“Chi phi cho việc bảo quan di sản, các chi phí khác” Về co bản Pháp lệnh đãquy định khung pháp lý tương đối rõ ràng về người bảo quản di sản Theo đó,các quy định thé hiện trong các văn bản pháp luật thời kỳ sau ít nhiều đều dựatrên và bổ sung thêm vào các quy định này theo tiến trình phát triển của xã hội
Tuy nhiên, các văn bản pháp luật ra đời trước năm 1995 chưa có thuật ngữ
“người quản lý di sản”, chưa đề cập đến nghĩa vụ và quyền của họ Khi Bộ LuậtDân sự 1995 ra đời, lần đầu tiên thuật ngữ “người quản lý di sản” được quyđịnh tại Điều 641 BLDS năm 1995 Ngoài ra, BLDS năm 1995 cũng quy địnhquyền của người QLDS tại Điều 643.
Theo đó, người quản lý di sản được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
641 của Bộ luật này có các quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên
quan đền di sản thừa kê;
22
Trang 28b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.
Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản được quy định tại khoản
2 Điều 641 của BLDS năm 1995 có các quyền sau đây:
- Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người
để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
- Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế
Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này cũng quy định rõ ràng về nghĩa vụ củangười quan lý di sản được quy định tại Điều 642 BLDS năm 1995.
Sau khi BLDS năm 2005 ra đời thay thế BLDS năm 1995 thì vẫn đề người quan lý di sản, quyền, nghĩa vụ của người quan lý di sản được quy định từ Điều
638 đến Điều 640 BLDS năm 1995 Nội dung quy định về người quản lý disản, quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản trong BLDS năm 1995 và BLDSnăm 2005 là hoàn toàn giống nhau, không có sự sửa đổi bổ sung mới
Đến BLDS năm 2015, thay đôi đáng chú ý là nhà làm luật đã bổ sung thêmquyền của người quản lý di sản về thù lao bảo quản di sản
Cu thé, theo BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 mới chỉ đề cập rằng
người quản lý di sản “Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người
thừa kế” tuy nhiên đến BLDS năm 2015, người quản lý di sản đã được bổ sungthêm quyền “được thanh toán chi phí bảo quản di sản” Đây cũng là chi phíđáng kề dé đảm bao và duy trì tình trạng của di sản thừa kế
Sự bổ sung luật này là sự công nhận về giá trị của việc bảo quản di sảnthừa kế và vai trò của những người quản lý di sản trong việc đảm bảo rằng di
sản được duy trì và chăm sóc đúng cach, đảm bao tinh trạng va kha năng khai
thác, sử dụng tiếp của di sản Bang cách đền bù chi phí bảo quản, luật cũng đã ghi nhận công sức của người quản lý di sản về thời gian và công sức với việc
bảo tôn di san.
23
Trang 29Bên cạnh đó, sự thay đôi này của pháp luật giúp đảm bảo việc bảo toàn di
sản thừa kế là trách nhiệm chung của cả tập thể chứ không chỉ của riêng nhữngngười thừa kế Điều này có nghĩa là gánh nặng tài chính của việc bảo quản tàisản thừa kế được chia sẻ cho tat cả những người có quyền trong tài sản thừa kế,
thay vì chỉ đặt lên vai những người quản lý di sản.
Quy định bồ sung và hoàn thiện trong BLDS năm 2015 là căn cứ pháp lýđảm bảo rằng việc bảo tồn tài sản thừa kế bền vững hơn trong thời gian dài, vìtat cả các bên liên quan đều có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong việc bao quản tài sản thừa kế.
1.4 Nội dung pháp luật về quản lý di sản thừa kế
1.4.1 Đối tượng quản lý di sản
Đối tượng hướng tới trong quan hệ quản lý di sản là di sản thừa kế Theoquy định tại Điều 612 BLDS năm 2015 thì di sản thừa kế bao gồm: “Di sản bao
gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản
chung với người khác” Tài sản riêng của người dé lại di sản được hiểu là phầntài sản mà về phương diện pháp lý không bị các chủ thể khác chi phối hay phảichịu một ràng buộc nào trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản Tàisản riêng của người chết được xác định khi người đó còn sống có quyền sở hữutài sản đó một cách độc lập Trong thời kỳ đất nước thực hiện đường lỗi đôimới, Nhà nước luôn tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát trién nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Song song đó, các chính sách kinh tế được mở rộng đã tạo ra nhiềuhình thức sở hữu như: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thé, sở hữu cá nhân,
Những tai sản cua cá nhân trong giai đoạn hiện nay càng được mở rộng
phạm vi, thành phan, giá trị Theo đó di sản của cá nhân nhiều hay ít phụ thuộc vào bản lĩnh, khả năng của người đó tạo ra trước khi chết và phụ thuộc vàonhững quy định của pháp luật và căn cứ xác lập quyền sở hữu cá nhân Tài sản
24
Trang 30riêng của người dé lại di sản thừa kế tại Điều 634 BLDS năm 2005 và giữ nguyên tại Điều 612 BLDS năm 2015 được đặt trong mỗi quan hệ giữa tài sảncủa người vợ và chồng.
Người chết là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản chung với vợ hoặcchồng và đồng thời người chết cũng có thé là sở hữu chung theo phan đối vớitài sản chung với người khác Trong những trường hợp này khi người này chếtthì tài sản là đi sản được xác định trong khối tài sản chung
Tài sản được quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015 đã liệt kê, xác định những loại vật thé và quyền tài sản được xem là tài sản như: vật, tiền, giấy to
có gid và các quyền tài sản
Vat được hiểu theo một nghĩa rất rộng nhưng vật chỉ trở thành tài sản khiđáp ứng được những yêu cầu theo quy định pháp luật, của nhu cầu của conngười và vật với tính chất là tài sản phải thuộc sở hữu của con người, có giá trị
có thê chuyên đôi được Tuy nhiên, với sự phát triển của đời sống xã hội, nhucầu của con người ngày càng lớn, vật với ý nghĩa pháp lý càng được mở rộng
ra như phần mềm máy tính cũng được xem là tài sản, hay những chất thải nôngnghiệp vốn không có tác dụng nhưng hiện tại được sử dụng dé làm phân bónsinh học, đó chỉ là những ví dụ điển hình Ngoài ra, “vật là tài sản không chỉtồn tại ở dạng cầm, năm, giữ trong thực tế mà nó còn bao gồm những tài sảnhình thành trong tương lai như nhà chung cư, tiền thu từ hoa lợi, lợi tức, tiềnnhuận bút từ các tác phẩm văn học, nghệ thuat, ”[33,133]
Tiên là thước đo gia tri chung, là đại diện cho giá tri thực của hàng hóa và
là phương tiện lưu thông với chức năng trao đổi thanh toán Tiền là tài sản đặc biệt, là phương tiện thanh toán, một loại đối tượng trong quan hệ nghĩa vụ Giá
trị của tiền được xác định bởi chỉ số trên đồng tiền (một nghìn đồng, một trăm
nghìn đồng ) Tiền là biểu hiện cho chủ quyền một quốc gia cho nên nhànước có quyền ấn định giá trị tiền, phát hành, quản lý,
25
Trang 31Giấy tờ có giá là những giấy tờ có giá trị được bang tiền mới được coi làtài sản Giấy tờ đó đó phải có giá trị thanh toán có thê quy đổi ra bằng tiền như:trái phiếu, cổ phiếu, séc, Những loại giấy tờ này thể hiện những khoản tiềnnhất định.
Quyển tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đốivới đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sảnkhác Cũng như các chủ thé khác của tài sản, quyền tài sản chỉ được coi là tàisản trong giao dịch dân sự khi thỏa mãn điều kiện là trị giá được băng tiền và
có thể chuyển giao được trong giao dich dân sự Có thé kề đến các quyền tàisản như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hai
Ngoài ra, loại tài sản đặc biệt này không thé chiếm hữu, có nghĩa đây làhoạt động sáng tạo của trí óc, không thể cầm nắm giữ nhưng thông qua việckhai thác nó, sẽ thu được các lợi ích vật chất nhất định
Tài sản của công dân được Nhà nước ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ từ việc
quy định về quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản Từ đó, cá nhân có nhữngtiền đề vật chất cho sự quy định của pháp luật về thừa kế và tạo ra cơ sở pháp
lý cho cá nhân thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu Một trong các quyềnnăng của chủ sở hữu đó là quyền quyết định dé lại tài sản đó cho những ngườithừa kế còn sông
Cũng tại Điều 105 BLDS năm 2015, tài sản được phân loại thành bất độngsản và động sản Bất động sản và động sản có thê là tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai.
Do vậy di sản cũng gồm động sản và bất động sản:
- Di sản là động sản: Hiện nay, theo quy định BLDS năm 2015, phân loại
bat động sản hay động sản chủ yếu dựa vào tính chat vật lý của tài sản là có didời được hay không, công dụng, Do đó, tại khoản 2 Điều 107 BLDS năm2015: “Động sản là những tài sản không phải là bất động sản” và theo thuật
26
Trang 32ngữ pháp lý: “Động sản là những tài sản có thé di dịch được như bàn, ghế, xe
máy, xe đạp, nói một cách khác, động san là các tài sản không phải là bat độngsản” [34] Như vậy, có thể thấy động sản là những vật tự mình chuyền độngđược như súc vật và những vật không tự chuyên động được nhưng chuyền độngbăng một lực ngoại lai như thóc, gạo, trái cây đã được hái, đồ mộc, thiết bị,máy móc, tín phiếu, tiền bạc, hồi phiếu Như vậy, nêu một người muốn để lạitài san là một chiếc xe máy hay một chiếc ô tô, thậm chí là một chiếc máy in
làm di sản thì theo quy định của pháp luật ý chí đó vẫn hợp pháp và được pháp
luật tôn trọng.
Đề động sản trở thành di sản thì tài sản đó phải đáp ứng yêu cầu là tài sản hợp pháp, không có tranh chấp, thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hoặc phan tàisản của người chết trong tài sản chung với người khác
- Di sản là bắt động sản: là di sản mà có đối tượng là một vật hữu hình
Bất động sản ở góc độ vật lý là tính chất không thé di đời Pháp luật dân sự liệt
kê những tài sản sau là bất động sản: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liềnvới đất đai, ké cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các taisản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định Tuynhiên, không phải cứ là bat động sản như những tài sản đã được liệt kê trên đâyđều trở thành di sản Dé bat động sản trở thành di san thì tài san đó phải đápứng yêu cầu là tài sản hợp pháp, không có tranh chấp, thuộc quyền sở hữu của
cá nhân, hay phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
1.4.2 Chủ thể quản lý di sản
Kế thừa và phát triển các quy định của Pháp luật dân sự từ BLDS năm
1995, BLDS năm 2005 đến BLDS năm 2015 người quản lý di sản được xác định là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa
thuận cử ra.
27
Trang 33Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người
thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng,quan lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử
được người quản lý di sản.
Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có ngườiquan lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thâm quyền quản lý
Người quản lý di sản thừa kế được xác định trong các trường hợp cụ thể sau:Thứ nhất, trường hợp người dé lại di sản thừa kế được xác định trong di chúc Điều này có nghĩa là nếu người để lại di sản đã có di chúc và đã xác định
rõ cá nhân hay tổ chức nào sẽ là người quản lý di sản, thì người đó sẽ được ưu
tiên xem như là người quản lý di sản.
Thứ hai, người được những người thừa kế thỏa thuận cử ra cũng có thêđược xem là người quản lý di sản Trong trường hợp di sản thừa kế chưa đượcphân chia, những người thừa kế có thê thỏa thuận chọn một cá nhân hay tô chứcbất kỳ làm người quản lý di sản Tuy nhiên, việc này chỉ có thé thực hiện đượckhi người để lại di sản không có di chúc hoặc trong di chúc không có nội dung
xác định ai sé là người quan lý di sản.
Thứ ba, người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng và quản lý di sản cũng cóthê được lựa chọn là người quản lý di sản Những người này có thé đã ký kếtmột giao dịch dân sự với người dé lại di sản thừa kế như ủy quyền quản lý tàisản, cho thuê hoặc cho mượn tài sản Họ cũng có thê là những người đang cùngquản lý và sử dụng khối di sản đó với người dé lại di sản khi họ còn sống
Thứ tu, trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế, chưa có người quản lý đi sản và trên thực tế di sản đang trong tình trạng không có người quản
ly, cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ được xem là người quản lý di sản Việc
quản lý di sản được giao cho co quan nhà nước sẽ được thực hiện tam thời cho đên khi có người thừa kê hoặc người quản lý di sản được xác định.
28
Trang 341.4.3 Quyền, nghĩa vụ của người quan lý di sản và cham dứt việc quản lý di
sản
1.4.3.1 Quyên của người quản lý di sản
Quyền của người quản lý di sản là những lợi ích mà họ nhận được khi thựchiện công việc quan lý di sản Điều 618 BLDS năm 2015 đã quy định rõ vềquyên của các chủ thé như sau:
Thứ nhất, đối với người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc
do những người thừa kế thỏa thuận cử ra hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan lý di sản thì có những quyền sau:
(i) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liênquan đến di sản thừa kế Người thứ ba có thể là người đang chiếm giữ, sử dụngtài sản của người dé lại di sản thông qua thỏa thuận khi người đó còn sống hoặc
là người mà người dé lại di sản có nghĩa vụ trả nợ Người quản lý di sản thựcchất là đại diện cho những người thừa kế trong việc bảo quản, thu hồi, thựchiện nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba
(ii) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế Trênthực tế thực hiện quản lý di sản, người có quyền phải bỏ công sức, thời gian déthực hiện công việc của mình nhằm phục vụ lợi ích cho chủ thể khác, vì vậy họ
có quyền được hưởng thù lao phù hợp với công sức đã bỏ ra
(iii) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản Việc bảo quan di sản đôi
khi phải bỏ ra các chỉ phí phát sinh Từ thời điểm mở thừa kế đến khi di sảnđược chia là một khoảng thời gian nhất định, vì vậy, trong quãng thời gian ấycần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo quản tài sản tránh hư hỏng, thất thoát Quy định này nham bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của người quản lý di sản trong trường hợp người này phải bỏ ra chi phí để bao quản tài sản Ví dụ, trườnghợp tài sản có nguy cơ hư hỏng, mat giá trị néu không được sửa chữa, khi đóngười quản lý di sản phải bỏ ra kinh phí dé tiến hành sửa chữa tài sản tránh mat
29
Trang 35mát, tuy nhiên vì việc sửa chữa tài sản này phát sinh từ việc bảo vệ cho quyền
lợi của những người được hưởng di sản nên các khoản chi ma người quan lý di
sản phải bỏ ra cần được thanh toán day đủ
Thứ hai, đối với người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì cónhững quyền sau:
(i) Được tiếp tục sử dung di san theo thoả thuận trong hợp đồng với người
dé lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
(ii) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;
(iii) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
Như vậy, người quản lý di sản là người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lýtài sản là người được được người dé lại di sản chuyển giao các quyền chiếmhữu, sử dụng, quản lý tài sản trước khi chết Người quản lý trong trường hợpnày phát sinh quyền, nghĩa vụ với di sản từ trước khi người dé lại di sản chết,
đó là quyền khác đối với tài sản Vậy nên ngoài việc được hưởng các quyền lợinhư: Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; Được thanhtoán chi phí bảo quản di sản Người quản lý di sản còn có quyền tiếp tục sửdụng quan lý, sử dụng, chiếm hữu tài sản như thỏa thuận ban đầu với người délại đi sản.
1.4.3.2 Nghia vụ của người quan lý di sản
Bên cạnh quyền của người quản lý đi sản, Điều 617 BLDS năm 2015 quyđịnh nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế bao gồm:
Thứ nhất, đối với người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc
do những người thừa kế thỏa thuận cử ra hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý di sản thì có những nghĩa vụ sau: (i) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợppháp luật có quy định khác; (ii) Bảo quản di sản; không được bán, trao đôi, tặngcho, cầm có, thế chấp hoặc định đoạt tài sản băng hình thức khác, nếu không
30
Trang 36được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; (iii) Thông báo về tình trạng disản cho những người thừa kế; (iv) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của minh mà gây thiệt hại; (v) Giao lại tài sản theo yêu cầu của người thừa kế.
Thứ hai, đối với người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản thì cónhững nghĩa vụ sau: (i) Bảo quan di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho,cam có, thé chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác; (ii) Thông báo về
di sản cho những người thừa kế; (iii) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa
vụ cua mình mà gây thiệt hại; (iv) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hop
đồng với người dé lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.
1.4.3.3 Chấm dứt việc quản lý di sản
Việc quản lý di sản có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc có thể rất dài (nhiều khi đến hết hạn thời hiệu khởi kiện đòi di sản) tùy theo hoàn cảnh cụ thê
khác nhau của mỗi trường hợp BLDS năm 2015 hiện hành không quy định
người QLDS phải giữ di sản trong thời gian bao lâu nhưng theo quy định thì
người QLDS phải giao lại đi sản theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo yêucầu của người thừa kế Ngoài ra, BLDS cũng không quy định thêm bất cứtrường hợp nào làm chấm dứt việc QLDS thừa kế Theo Điều 617 BLDS năm
2015 về nghĩa vụ của người QLDS, người quản lý đi sản có nghĩa vụ giao lại
di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người dé lại di sản hoặc theo yêu cầucủa người thừa kế
Cụ thể, trong trường hợp người quản lý di sản là người được chỉ định trong
di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra, hoặc là cơ quan nhànước có thầm quyền thì khi người thừa kế yêu cầu sẽ phải giao lại đi sản cho người thừa kế Sau khi giao lại đi sản cho người thừa kế, nghĩa vụ quản lý và bảo quản di sản thừa kế của người quản lý di sản sẽ chấm dứt.
Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những ngườithừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng,
31
Trang 37quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử
được người quản lý di sản Trong trường hợp này, người quan lý di sản là người
đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản trực tiếp, sẽ phải giao lại di sản theothoả thuận trong hợp đồng với người dé lại di sản hoặc theo yêu cầu của ngườithừa kế
32
Trang 38KET LUẬN CHUONG 1
Chế định người QLDS ra đời góp phan xây dựng nên môi trường pháp lý
ồn định đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến di sản, đáp ứng nhu cầu của
xã hội Quản lý di sản thừa kế được quy định trong pháp luật Việt Nam khámuộn Sơ khai chỉ là những quy định mang tính chất khuyến khích chưa mangtính ràng buộc Theo sự phát triển của xã hội, chế định QLDS dần trở nên quantrọng và đáp ứng xu thế của các giao dịch dân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực thừa
kế Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã thay duoc tam quan trong cua ché dinh này và quy định QLDS thừa kế trong pháp luật tương đối rõ Từ đó, người
QLDS chính thức được pháp luật bảo hộ với các quyền, nghĩa vụ được ràng
buộc chặt chẽ.
Nội dung nghiên cứu của chương | luận văn, tác giả luận giải khái niệm
quản lý di sản thừa kế, phân tích đặc điểm của pháp luật về quản lý di sản thừa
kế, tìm hiểu lược sử quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về quản
lý di sản thừa kế là cơ sở dé đánh giá tổng quan sự kế thừa va phát triển củapháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành về quản lý di sản thừa kế
Với nội dung pháp luật về quản lý di sản thừa kế được nhận diện lý luậntại chương | luận văn là cơ sở dé tác giả nghiên cứu thực trạng pháp luật vàthực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý di sản thừa kế tại chương 2 luận văn bảođảm tính logic và hệ thông.
33
Trang 39CHƯƠNG 2 - THUC TRANG PHAP LUẬT, THỰC TIEN ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VE QUAN LY DI SAN THỪA KE VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về đối tượng quản
lý đi sản và giải pháp
2.1.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đối twong quản
lý di sản
Theo Từ điển Tiếng Việt “Đối tượng là người, vật, hiện tượng ma con người
nhằm vào trong suy nghĩ và hành động” [39, tr338] Đối tượng QLDS thừa kế là
di sản thừa kế Điều 612 BLDS năm 2015 quy định, di san bao gồm tài sảnriêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về tài sản riêng của vợ, chồng Theo quy định này, tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng
có được dựa trên những căn cứ sau:
Tài sản riêng của vo, chong có trước khi kết hôn: trước khi kết hôn, mỗibên vợ hoặc chồng tham gia vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đờisống xã hội với tư cách là các cá nhân đề tạo lập cho mình một khối tài sản nhấtđịnh Trước khi kết hôn họ là những cá nhân độc lập không hề có bất cứ sự ràngbuộc nào về mặt kinh tế cũng như pháp lý và tự chịu trách nhiệm về các giao
dịch dan sự mà họ tham gia Tài sản mà các bên tạo ra từ những hoạt động như:
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, những thu nhập này được pháp luật
thừa nhận và bảo hộ Đây là những tài sản được tạo dựng từ chính sức lao động
của mỗi cá nhân, những tài sản này không hề chịu sự tác động của một bên vợ
hoặc chồng, hoặc cuộc sống vợ chong Vi là tai sản của riêng cá nhân tao dung
và được pháp luật bảo hộ cho nên khi cá nhân chết họ hoàn toàn có quyền quyếtđịnh tài sản đó dé lại làm di sản thừa kế cho những người thừa kế
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng choriêng trong thời kỳ hôn nhân Điều này thé hiện quyền sở hữu và ý chí định
34
Trang 40đoạt tài sản của chủ sở hữu được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Chính vì vậy,
chủ sở hữu có quyền tặng, cho, mua, bán, tài sản thuộc sở hữu của mình chocác chủ thê Trong đời sống hàng ngày các cá nhân có rất nhiều mối quan hệ xãhội riêng biệt, dẫu rằng họ là vợ chồng, cùng sống chung trong một mái nhànhưng không phải quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật nào cũng liên quan đến cả
vo và chong Có những tai san chỉ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ hoặc
chồng cũng được coi là tài sản riêng và cũng có thé được coi là di sản Mộtngười chồng được thừa hưởng di sản của bố, mẹ mình là điều bình thường Ngược lại, một bên vợ hoặc chồng cũng có thé được hưởng di sản của bạn bè, người thân Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định về vấn đề chia tài sản chung và dự liệu hậu quả pháp lý, quy định quyền và nghĩa vụ đốivới tài sản sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, điều này đượcthê hiện tại Điều 38 Luật Hôn nhân va gia đình 2014 Theo đó, vợ chồng hoàntoàn có quyên chia tài sản chung dé phục vụ những mục đích riêng, nhất định
và họ hoàn toàn có quyền của một chủ sở hữu riêng đối với những tài sản đãchia, hoa lợi, lợi tức của những tài sản đó mang lại và đương nhiên khi chết thì
đó là những tài sản hợp pháp được coi là di sản mà họ để lại cho những ngườithừa kế
Đồ dùng, tư trang cá nhân: Tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi
cá nhân trong gia đình đều cần dùng đến những tư trang cá nhân riêng dé phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ, những đồ dùng này có thé phục vụ cho côngtác học tập, công việc, nghề nghiệp Có thể thấy trong đời sông VỢ chồng ngoàinhững tài sản có được trước khi kết hôn thì những tài sản mà mỗi bên có được
do được thừa kế, được tặng cho riêng, tư trang cá nhân hay tài sản được chia từ khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản riêng của vợ hoặcchồng Những quy định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản riêng này không
chỉ tôn trọng quyên sở hữu của vợ, chông đôi với tài sản riêng mà nó còn tạo
35