1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cở sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)

84 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)
Tác giả Nguyễn Trung Dũng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Khắc Hải
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 20,12 MB

Nội dung

Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Khái niệm quyết định hình phạt Quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự, do Toà án Hội đồng xét

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN TRUNG DŨNG

QUYÉT ĐỊNH HINH PHAT TRONG TRUONG HOP

DONG PHAM THEOLUAT HINH SU VIET NAM

(TREN CO SO THUC TIEN DIA BAN TINH HÀ

GIANG)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN TRUNG DUNG

QUYET DINH HINH PHAT TRONG TRUONG HOP

DONG PHAM THEOLUAT HINH SU VIET NAM

(TREN CO SO THUC TIEN DIA BAN TINH HÀ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Đại học Luật - Dai học Quốc gia Hà Nội.

Toi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIA

Nguyễn Trung Dũng

Trang 4

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYÉT ĐỊNH HÌNH

PHAT TRONG TRUONG HOP DONG PHAM THEO LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM - 25s E2 1E 1112112111111 111 crk, 8 1.1 Khái niệm, đặc điểm va ý nghĩa của quyết định hình phat

trong trường hợp đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam 81.1.1 Khái niệm quyết định hình phat trong trường hop đồng phạm 81.1.2 Đặc điểm của quyết định hình phat trong trường hợp đồng pham 101.1.3 Ý nghĩa của quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 11

1.2 Các nguyên tắc quyết định hình phat trong trường hợp đồng phạm 12 1.2.1 Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm 13

1.2.2 Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 14

1.3 Các căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 19

1.3.1 Cac quy định của Bộ luật hình sự 2-5525 <<<+<cc+seessees 20

1.3.2 Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội 2 Ï

1.3.3 Nhân thân người phạm [ỘI - - + +++ + E++EEseseereeeeersexee 22

1.3.4 Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

VE QUYET ĐỊNH HÌNH PHAT TRONG TRUONG HOP

DONG PHAM VA THUC TIEN AP DUNG TẠI HA GIANG 28

2.1 Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình

phạt trong đồng 0210017 28

Trang 5

2.2 Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

tai Ha Giang 01107

2.3 Một số hạn chế, khó khăn về quyết định hình phat trong trường

hợp đồng phạm tai Hà Giang và những nguyên nhân cơ bản

2.3.1 Một số hạn chế, khó khăn - - - +56 +EvEEE+E+EEEEEEeEeEErteEereresxee

2.3.2 Những nguyên nhân cơ bản - + **++E++exeeeeeeersserseees

.4318009/2))09:1019)c 0 01

CHUONG 3: NHUNG GIẢI PHÁP BẢO DAM QUYET ĐỊNH DUNG

HÌNH PHAT TRONG TRƯỜNG HOP DONG PHẠM

3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện và bảo đảm áp dụng đúng quy

định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 3.1.1 Khắc phục những bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật

3.1.2 Nang cao năng lực, uy tín của tÒa ấm . +ssss«ssveseersseree

3.2 Những yêu cầu đặt ra của việc hoàn thiện và bảo đảm áp

dụng đúng quy định về quyết định hình phạt trong trường

hợp đồng 0/01 0À

3.2.1 Bảo đảm thể chế hóa đường lối, chính sách của Dang, Nhà nước

3.2.2 Bảo đảm giáo dục, phòng ngừa chung - - - «<< s++ss+sxs+

3.2.3 Bảo đảm sự thống nhất của hệ thong pháp luật

. -3.2.4 Bảo đảm các nguyên tắc chung của pháp luật hình sự, pháp luật

tố 01)11500)1i)i05) 1

3.3 Các giải pháp bảo đảm quyết định đúng hình phạt trong trường

hợp đồng phạm - Ăn ng HH Hư,

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật, tăng cường hướng dẫn và hiệu

quả thi hành áp dụng luật - -. - c5 S3 SĂ 13+ serirrrrsrrrrsee

3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực của cá nhân, cơ quan có thầm quyền 3.3.3 Một số giải pháp hỗ trợ khác - 2 2+5 +x+Ex+E+EzEerxerkersereeeKET LUẬN CHUONG 3 - - 6 St EEEEEESEEEEEEEESEEEEEESEEEEEETkrkrrerrskee

KET LUẬN - 2552 SE E1 E1 EEEEE211211211211211211 1111211211111 1x1 eye

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -cccc+222222xscced

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tàiQuyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là một phần quan

trọng của hệ thống pháp luật và có những tác động sâu rộng đối với cả cá

nhân bị kết án và xã hội Những khía cạnh quan trọng về tầm quan trọng củaquyết định hình phat trong trường hợp đồng phạm có thé ké đến là:

a) Tạo sự công bằng: Quyết định hình phạt cần tạo ra sự công bangtrong hệ thong pháp luật Nó đảm bao rang các cá nhân được đánh giá và kết

án dựa trên sự xem xét kỹ lưỡng của tình tiết cá nhân và tình hình tội phạm của họ Mục tiêu là tránh thiên vị và đảm bảo rằng moi người đều chịu trách

sự ngăn chặn, tức là ngăn chặn những người khác khỏi việc thực hiện tội

phạm tương tự Nếu hình phạt là nặng, nó có thé làm người khác suy nghĩ hai

lần trước khi vi phạm luật

d) Bảo vệ xã hội: Một trong những mục tiêu quan trọng của hình phạt

là bảo vệ xã hội khỏi các cá nhân có nguy cơ gây hại Điều này có thể bao gồm việc tách biệt người bị kết án khỏi cộng đồng hoặc giữ họ trong tù dé

đảm bảo an toàn cho xã hội.

e) Sự hạn chế và kiểm soát quyền lựa chọn của các tư pháp: Hình phạtcũng giới hạn và kiểm soát quyền lựa chọn của các tư pháp, đảm bảo rằng họtuân theo quy định pháp luật và không lạm dụng quyền lựa chọn của họ

f) Thé hiện giá trị xã hội: Quyết định hình phạt có thé thé hiện giá trị xãhội và những gì xã hội coi là không chấp nhận được Nó cũng có thé phản ánhnhững thay đổi trong ý thức xã hội về tội phạm và hình phạt

Trang 7

ø) Hệ thống pháp luật và sự tin tưởng của người dân: Quyết định hìnhphạt cần được xem xét cần thận dé dam bảo sự tin tưởng của người dân vào

hệ thống pháp luật Nếu hệ thống pháp luật không được coi là công bằng vàhiệu quả, sự tin tưởng vào nó có thể suy yếu

Tóm lại, quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm không chỉ

ảnh hưởng đến cá nhân bị kết án mà còn ảnh hưởng đến xã hội và hệ thống

pháp luật Nó phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau dé đảm bảo rằng nó đáp

ứng các mục tiêu công bằng, an toàn và sửa đổi của hệ thông pháp luật.

Toà án nhân dân hai cấp ở Hà Giang đã thực hiện tương tốt quyếtđịnh hình phạt trong trường hợp đồng phạm trong các bản án hình sự và đạtđược nhiều kết quả góp phần chống và phòng ngừa tội phạm trên địa bàntỉnh Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quyết định hình phạt trong trườnghợp đồng phạm vẫn còn những hạn chế, khó khăn xuất phát từ cả nhữngnguyên nhân khách quan và chủ quan Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài

“Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo luật hình sự

Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)” có ý nghĩa trên cả

phương diện lý luận, lập pháp và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng

phạm là một lĩnh vực quan trọng trong khoa học luật hình sự Nghiên cứu nay

giúp hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hình phạt, quy trình xét xử,

và hệ thống pháp luật Những chủ đề và xu hướng nghiên cứu quan trọng

trong lĩnh vực này như yếu tố cá nhân và tội phạm, tập trung vào vai trò của

yếu tô cá nhân trong quyết định hình phạt, bao gồm tiền án, tuổi tác, giới tinh,

và tình trạng tâm thần của đồng phạm Các nghiên cứu này giúp xác định mức

độ ảnh hưởng của những yếu tổ này đối với quyết định hình phạt Nghiên cứu

về các tình tiết tội phạm như sử dụng vũ khí, nghiêm trọng của thương tích,

Trang 8

và số lượng người bị ảnh hưởng, ảnh hưởng đến quyết định hình phạt Nghiêncứu về tương tác giữa những người đồng phạm, cách tương tác giữa các đồngphạm có thể thay đổi quyết định của tòa án Nhìn chung nghiên cứu về quyếtđịnh hình phạt trong trường hợp đồng phạm đang ngày càng trở nên đa dạng

và phức tạp, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và công bằng của hệ thống pháp luật hình sự.

Những công trình nghiên cứu có liên quan có thé ké đến như: TSKH

PGS.TS Lê Văn Cảm, Những van dé cơ bản trong khoa học luật hình sự

(Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005; Trịnh Tiến Việt,

T ong quan về Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, năm

2021; Dao Trí Úc, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017):

Một số vấn dé về phân hóa trách nhiệm hình sự và cầu trúc của hệ thông hình

phạt, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (2022); Nguyễn Việt Dũng, Thực tiễn áp dụng các quy phạm về quyét định hình phạt nhẹ hon luật định theo Bộ Luật hình sự trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017— 2021, Tạp chí Kinh

tế Châu Á- Thái Bình Dương, số 607(2022); Phạm Mạnh Hùng, Về các căn

cứ quyét dinh hinh phat, Tap chi Kiểm sát số 2 (2021); Trịnh Quốc Toản, Mét

số van dé lý luận về định tội danh và hướng dẫn phương pháp định tội danh,Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999; Trịnh Tiến Việt, 55 cặp tộidanh dễ nhằm lẫn trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ Sung năm

2017, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021 Viện Khoa học pháp lý, TS

Nguyễn Minh Khuê, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự hiện hành (Bộ luật

hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Tap 1, Phan Những

Quy định chung, Nxb Tư pháp 2019.

Các công trình trên đã có nhiều khía cạnh đề cập đến vấn đề quyếtđịnh hình phạt trong trường hợp đồng phạm, tuy nhiên chưa có công trình

nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện có găn với địa bàn cụ thê như tỉnh

Trang 9

Hà Giang Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn cần thiết và

có tính mới.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục dich nghiên cứu

Mục đích của dé tài là đưa ra các giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật pháp luật hình sự về quyết

định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam

trong các vụ án hình sự.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu làm rõ nội hàm khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, các nguyêntắc và căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo luật hình

sự Việt Nam;

- Phân tích thực trạng pháp luật về quyết định hình phạt trong đồng

phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 Đánh giá về quyết định

hình phạt trong đồng phạm trên cơ sở thực tiễn xét xử tại Hà Giang giai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam về quyết định hình phạt trong đồng phạm trên cơ sở thực tiễn xét

xử tại tỉnh Hà Giang.

Trang 10

4.2 Pham vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quyết định hìnhphạt trong đồng phạm dưới góc độ pháp luật hình sự, trên cơ sở nghiên cứuthực tiễn xét xử về hoạt động áp dụng pháp luật này trên địa bàn tỉnh HàGiang trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022

5 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này là những

vấn đề khoa học nền tảng về Phần chung luật hình sự Đặc biệt trong luận văn

đã dựa trên những luận điểm trong các công trình nghiên cứu khoa học củatác giả TSKH PGS.TS Lê Văn Cảm, Những vấn dé cơ bản trong khoa họcluật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005, Phạm

Mạnh Hùng, V các căn cứ quyết định hình phạt, Tạp chí Kiểm sát số 2

(2021); Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề lý luận về định tội danh va hướng

dân phương pháp định tội danh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,

1999: Trịnh Tiến Việt, 55 cặp toi danh dễ nham lẫn trong Bộ luật hình sự

năm 2015, sửa đối bổ sung năm 2017, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021

5.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên nền tang lý luận của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Dang và Nha nướcViệt Nam về nhà nước và pháp luật

Phương pháp nghiên cứu của luận văn được sử dụng bao gồm phươngpháp thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, so sánh; khảo cứu các vănbản, cụ thê:

— Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng khi nghiên cứu

những van dé lý luận về quyết định hình phạt trong đồng phạm theo luật

hình sự Việt Nam.

Trang 11

— Phương pháp thống kê, đánh giá, bình luận, khảo cứu các văn bản

được sử dụng dé nghiên cứu và đánh giá quy định của pháp luật hình sự về

quyết định hình phạt trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam

— Phương pháp án điển hình được sử dụng dé phân tích thực trang

quyết định hình phạt trong đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Phương pháp tổng hợp, bình luận được sử dụng khi đề xuất giải pháp

hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật khi

quyết định hình phạt trong đồng phạm.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận: Đề tài đã đưa ra giải quyết một số vấn đề lý luận vềquyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm như khái niệm, đặc điểm, ýnghĩa và làm rõ các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồngphạm như xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm và cácnguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quyết định hìnhphạt trong trường hợp đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang, luận văn làm rõ

những hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với việc này.

Những kiến nghị và giải pháp trình bày trong luận văn sẽ góp phần nâng cao kết

quả của cuộc dau tranh, phòng chống tội phạm đơn lẻ cũng như đồng phạm.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng ý nghĩa trong hoạt động nghiên cứu

khoa học, được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, tuyên

truyền giáo dục pháp luật Những giải pháp, kiến nghị có tính khả thi được

đưa ra trong luận văn cũng góp phần giải quyết những bat cập va nâng cao

hiệu quả áp dụng pháp luật đối với quyết định hình phạt trong trường hợp

đồng phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng và việc áp dụng pháp luật

trên địa bàn cả nước nói chung.

Trang 12

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tai liệu tham khảo, nộidung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vẫn đề lý luận về quyết định hình phạt trong trườnghợp đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam

Chương 2 Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và thực tiễn áp dụng tại Hà Giang

Chương 3 Những giải pháp bảo đảm quyết định đúng hình phạt trong

trường hợp đồng phạm

Trang 13

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHAT TRONG

TRUONG HỢP DONG PHAM THEO LUAT HÌNH SỰ VIET NAM

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của quyết định hình phat trongtrường hợp đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam

1.1.1 Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khái niệm quyết định hình phạt Quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật hình

sự, do Toà án (Hội đồng xét xử), nhân danh Nhà nước lựa chọn áp dụng biện

pháp TNHS cụ thể đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội trên cơ sở các căn cứ do LHS quy định nhằm đạt được các mục đích của

TNHS Đây là hoạt động nhận thức, có tính logic và là những giai đoạn cơ

bản của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, trong đó quyết định

hình phạt là giai đoạn sau cùng, được Tòa án thực hiện ngay sau khi đã xác

định được tội danh và tùy vào từng trường hợp cụ thể để quyết định miễn

TNHS, miễn hình phạt hoặc xác định khung hình phạt dé quyét dinh loai hinh phat, mức hình phạt cụ thé (bao gồm hình phạt chính va có thé cả hình phạt

bổ sung), biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp chấp hành hình phạt áp dụng

cho chính người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội trong phạm vi

do LHS quy định, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của

hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, việc chấp hành pháp luật củapháp nhân thương mại, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS áp dụng đối vớingười phạm tội hoặc đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản, một trongnhững nội dung của quá trình áp dụng pháp luật hình sự Giai đoạn này chiếm

vị trí đặc biệt trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự Điều đó thê hiện

trước hết ở chỗ Tòa án mới có quyền quyết định hình phạt Thâm quyền này

Trang 14

cũng được thé hiện ở việc xem xét giảm, miễn, hoãn chấp hành hình phatcũng do Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật Quy định này thê chếnguyên tắc hiến định trong việc xem xét, hạn chế các quyền con người phải

do tòa án nhân dân — cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thục hiện trên cơ sở

- Đồng phạm trong hình sự chỉ việc cùng cố ý tham gia thực hiện tội

phạm, với vai trò khác nhau;

- Đồng phạm trong hình sự là một hình thức phạm tội

Qua nghiên cứu các quan điểm nêu trên, tác giả cho rằng, khái niệm đầy

đủ nhất của đồng phạm đó là: Đồng phạm là một thuật ngữ của luật hình sự,

dùng để chỉ một hình thức phạm tội, trong đó, có sự tham gia một cách cô ýcủa từ 02 người trở lên, với vai trò khác nhau, nhăm thực hiện một tội phạm

Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạmTrên cơ sở khái niệm quyết định hình phạt và khái niệm đồng phạm

được nghiên cứu nêu trên, khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp

đồng phạm cần phải được thông nhất như sau:

Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là hoạt động thực

hiện sau khi xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, do Tòa án thựchiện, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc chung của quyết định hình phạt, cácnguyên tắc riêng của đồng phạm và xác định trách nhiệm hình sự trong đồng

Trang 15

phạm, là hoạt động thực tiễn căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội củatừng đồng phạm, nhân thân của từng người đó, dé đưa ra phán quyết về khung

hình phạt, loại hình phạt, mức hình phạt hoặc biện pháp tư pháp được áp dụng

đối với từng người đó

1.1.2 Đặc điểm của quyết định hình phạt trong trường hop đồng phạm

Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là 1 trong 3 trường

hợp đặc biệt của quyết định hình phạt Quyết định hình phạt trong trường hợp

đồng phạm có những đặc điểm chung của quyết định hình phat trong trườnghợp phạm tội thông thường và có những đặc điểm riêng do các đặc trưng của

đồng phạm mang lại.

Thứ nhất, quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm có đặc

điểm chung của quyết định hình phạt đối với các trường hợp phạm tội thông

thường như:

- Là hoạt động thực tiễn của Tòa án;

- Do Hội đồng xét xử thực hiện;

- Căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự;

- Là hoạt động xác định biện pháp xử lý tương ứng với tính chất, mức

độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sau khi hoạt động định tội

danh kết thúc; có tính đến nhân thân của người phạm tội, các tình tiết tăng

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tdi.

Tuy nhiên, do đồng phạm là một trường hợp đặc biệt, quyết định hình

phạt trong đồng phạm còn mang những đặc điểm riêng, được quyết định bởi

những đặc thù của đồng phạm, cụ thể như sau:

- Quyết định hình phạt trong đồng phạm chi được tiễn hành sau khi cókết quả của hoạt động định tội danh đồng phạm Điều đó có nghĩa là ngoài

những dấu hiệu của tội phạm nói chung, cơ quan tiến hành tố tụng còn phải

xác định có tồn tại các cơ sở dé truy cứu trách nhiệm hình sự chung trongđồng phạm (cầu thành tội phạm đồng phạm) [6, tr.25-31];

10

Trang 16

- Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm dựa trên các nguyêntắc, căn cứ chung của quyết định hình phạt đối với phạm tội thông thường,nhưng phải tính đến các nguyên tắc, căn cứ đặc thù của đồng phạm như: vai trò

khác nhau của người phạm tội, nhân thân khác nhau của người phạm tdi.

1.1.3 Ý nghĩa của quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Xuất phát từ ý nghĩa chung của quyết định hình phạt như: (i) quyên, lợi

ích chính đáng của người, pháp nhân thương mại phạm tội được bảo vệ; đồngthời (11) uy tín của Tòa án được nâng cao cũng như thu được sự ủng hộ, đồngtinh của dư luận xã hội; thêm vào đó (iii) góp phan nâng cao hiệu qua dau

tranh phòng chống tội phạm, cùng với đó là giáo dục, cải tạo người/pháp nhân thương mại phạm tội [37, tr.374], có thé thay rang quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm còn các ý nghĩa riêng Cụ thé như sau:

Thứ nhất, với tư cách là quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt,quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm có vai trò quan trọng trong

việc bảo vệ quyên, lợi ích chính đáng của người, pháp nhân thương mại phạm tội, đặc biệt là trong trường hợp đồng phạm Khi đó, việc quyết định hình phạt

xứng đáng cho những người cùng tham gia phạm tội, phù hợp với từng vai trò

của từng người khi phạm tội chính là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của

từng người trong số họ

Thứ hai, là hoạt động của Tòa án trong việc lựa chọn loại và mức hình

phat dé áp dụng, nhưng trong trường hợp đặc biệt, quyết định hình phạt trong

trường hợp đồng phạm có nhiều ý nghĩa và vai trò hơn so với quyết định hình

phạt nói chung, đặc biệt là đối với uy tín của Tòa án Bởi lẽ, đồng phạm là một trường hợp đặc biệt, là một trường hợp khó để xác định trách nhiệm hình

sự, cũng như quyết định hình phạt do đó, quyết định hình phạt trong trườnghợp đồng phạm đúng đắn sẽ làm tăng thêm uy tín của tòa án Hoạt động nàykhang định trình độ, năng lực của thâm phán, khả năng giải quyết các tìnhhuống đặc biệt

11

Trang 17

Thứ ba, đối với dư luận, những vụ án đồng phạm thường có tỉ lệ ngườiphạm tội cao hơn so với các vụ án không có đồng phạm khác, theo đó, sốlượng người nhà, người làm chứng, người liên quan có thể cũng sẽ cao hơn.Phạm vi chú ý của dư luận của trường hợp quyết định hình phạt trong đồng

phạm sẽ rộng hơn so với trường hợp thông thường, do vậy, quyết định hình

phạt trong trường hợp đồng phạm sẽ có ý nghĩa đối với việc dư luận xã hội ở

mức độ rộng hơn Việc được ủng hộ, đồng tình cao hơn hay thấp hơn của dư

luận xã hội phụ thuộc vào quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt,trong đó, phải kê đến là trường hợp đồng phạm

Thứ tư, về hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, rõ ràng, đồngphạm là trường hợp rất phức tạp, khi có từ 2 người trở lên tham gia thực hiệnphạm tội, công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ khó khăn hơn rấtnhiều Do vậy, quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm có vai tròquan trọng hơn quyết định hình phạt trong trường hợp không đặc biệt bởi lẽ:

quyết định hình phạt công bằng, nhân đạo, đúng người, đúng tội góp phần trấn

áp tội phạm, răn đe tội phạm, khiến cho người phạm tội tâm phục, khẩu phục, hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm tăng cao Hơn nữa, vì có từ 02 người

phạm tội trở lên, nên quyết định hình phạt trong trường hợp này có phạm viảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống lại tội phạm rộng hơn

Thứ năm, đối với giáo dục, cải tạo người phạm tdi, việc quyết địnhhình phạt trong trường hợp đồng phạm có ý nghĩa giáo dục, cải tạo từ 02người phạm tội trở lên, đồng thời, còn có ý nghĩa giáo dục, cải tạo với ngườikhông chỉ phạm tội một mình, mà còn đối với người có thể xúi giục, giúp sức

người khác phạm tội Điều này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng hơn rất nhiều của quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

1.2 Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Quyết định hình phạt chỉ được xác định sau khi xác định trách nhiệm

12

Trang 18

hình sự của người phạm tội Do vậy, quyết định hình phạt trong trường hợpđồng phạm phụ thuộc vào: (i) các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sựtrong trường hợp đồng phạm và (ii) các nguyên tắc quyết định hình phạt trongtrường hợp đồng phạm.

1.2.1 Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm bao gồm: (i) nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung; (ii) nguyên tắc

độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm và (iii) nguyên tắc cá théhóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chungKhi xác định có sự tham gia của tất cả mọi người với sự nỗ lực, hợp tác

dé vì mục tiêu chung, hành động phạm tội là một chuỗi, có liên quan mật thiết đến nhau, đưa đến kết quả chung: phạm tội thì tòa án xác định đó là trường

hợp đồng phạm Điều đó có nghĩa là: những người này được xác định chịutrách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra, bi truy cứu về cùng một tội

danh mà đã nỗ lực cùng nhau thực hiện Vì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

chung về cùng một tội danh, những người này cũng phải chịu mức hình phạtchung của tội danh đó Tuy nhiên, sau khi áp dụng nguyên tắc xác định tráchnhiệm hình sự chung, Tòa án còn phải áp dụng nguyên tắc độc lập của tráchnhiệm hình sự trong đồng phạm

Nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm Trách nhiệm hình sự độc lập về

việc cùng thực hiện tội phạm thé hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành viphạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó Người đồng phạm này không

phải chịu trách nhiệm hình sự vê sự vượt quá của người đông phạm khác.

13

Trang 19

Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Cá thê hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm không nên

bị nhằm lẫn với nguyên tắc cá thé hóa trách nhiệm hình sự nói chung Nguyêntắc này đòi hỏi: (1) sự căn cứ vào tính chất của đồng phạm va (1) sự đánh gia

tính chất của hành vi phạm tội, mức độ tham gia của người phạm tội Theo

đó, khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, tòa án phảihiểu rõ những người này có mức độ tham gia khác nhau, mặc dù tham giaphạm cùng một tội Chính vì vậy, có sự khác nhau về tính chất và mức độnguy hiểm cho xã hội của mỗi người Thêm vào đó, mỗi người có sự khácnhau về đặc điểm nhân thân Do vậy, xác định trách nhiệm hình sự của mỗingười phải được cân nhắc trong bối cảnh, điều kiện khác nhau

1.2.2 Cúc nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hop đồng phạm

Đề hoạt động quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công minhđối với người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án, Tòa án phải tuân thủ các

nguyên tắc cơ bản của LHS Việt Nam [8, tr.374] Đó là những tư tưởng chỉ đạo được thê hiện qua nội dung các điều luật của BLHS, xác định và định hướng hoạt động của Tòa án trong việc áp dụng hình phạt đối với người, pháp nhân

thương mại bị kết án Vì vậy, các Tòa án cần phải nhận thức đúng đắn và vậndụng chính xác, thống nhất các nguyên tắc đó khi quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là một khâu quan trọng trong quá trình áp dụngLHS Vì nếu như việc cân nhắc các mục đích của hình phạt [39, tr.683], một

mặt cho phép xác định được loại và mức hình phạt nào trong những trường

hợp cụ thể đó có khả năng tối ưu nhất trong việc bảo vệ các quan hệ xã hội, mặt khác, cũng có khả năng tốt nhất là thỏa mãn ý thức pháp luật của nhân dân, cải tạo và giáo dụng người, pháp nhân thương mại bị kết án thì việc tuân

thủ các nguyên tắc của LHS nói chung và những nguyên tắc quyết định hìnhphạt nói riêng sẽ bảo đảm hoạt động đúng đắn của Tòa án khi áp dụng các chế

14

Trang 20

tài hình sự, tạo điều kiện đạt được mục đích và nâng cao hiệu quả của hìnhphạt Điều này làm cho việc quyết định hình phạt của Tòa án có một cơ sở xãhội, chính trị, pháp lý và đạo đức vững chắc phù hợp với các giá trị tư tưởng,đạo đức tồn tại trong xã hội, hơn nữa nó còn nâng cao uy tín của Tòa án, của

các cơ quan bảo vệ pháp luật và của Nhà nước nói chung.

Căn cứ vào những tiêu chuẩn trên, việc quyết định hình phạt cần phải dựa vào những nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa;

Nguyên tắc cá thé hóa hình phat;

Nguyên tắc công bằng (công minh)

1.2.2.1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình

phat đối với trường hợp dong phạm

Pháp chế XHCN là một trong những nguyên tắc cơ bản của LHS, đó là

phương thức quan trọng trong quản lý nhà nước được xây dựng từng bước qua

các giai đoạn phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam [17, tr.15] Nội dung của nguyên tắc pháp chế thể hiện ở chỗ tất cả những gì là cơ sở của

TNHS, của việc áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp cũng như việc áp dụng các hình thức TNHS khác với tư cách là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội

phạm đều phải được quy định trong Luật hình sự [16, Điều 1, Điều 2] Hìnhphạt với ý nghĩa là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm thực hiện quan hệ

pháp LHS nảy sinh giữa người có hành vi phạm tội và Nhà nước [34, tr.206].

Do đó, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với chính người, pháp nhân thương

mại có hành vi phạm tội Hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm, là công

cụ đề thực hiện TNHS Vì vậy, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với chính cá

nhân người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội Khang định vàquy định nguyên tắc pháp chế về tội phạm và hình phạt trong BLHS là đòi hỏi

15

Trang 21

khách quan đối với các hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan chức năng

và cả đối với hành vi của công dân Xác định và thực hiện đầy đủ nguyên tắcnày là tạo lập và khăng định trật tự, kỷ cương phép nước, không ngừng nângcao trình độ văn hoá chính trị và văn hoá pháp lý trong xã hội Đó đồng thời

cũng là sự thể hiện yêu cầu bảo vệ quyền con người trong xã hội ta.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt nói

chung đòi hỏi Tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh, đầy đủ và tuyệt đối các quyđịnh của Luật hình sự khi quyết định hình phạt [40, tr.375] Cũng như tộiphạm, hình phạt chỉ có thé và phải được quy định trong luật, chỉ có luật mới

có thé xác định hình phạt cho mỗi tội phạm và quyền làm luật chỉ có thể traocho Quốc hội — cơ quan lập pháp cao nhất của nhà nước [15, Điều 69] Yêucầu hình phạt phải được quy định trong LHS là sự thé hiện rõ nét nguyên tắcpháp chế về hình phạt

Như vậy, khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, Tòa án

sẽ phải tuân thủ nghiêm chính, đầy đủ và tuyệt đối các quy định của Luật hình

Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi khi quyết định hình phạt Tòa án phải xuất

phat từ tư tưởng nhân đạo dé áp dụng và tuân thủ triệt để các quy định của

LHS về hình phạt cũng như về quyết định hình phạt Nguyên tắc nhân đạođược thé hiện trước hết là thái độ khoan hong, là việc đặt mục dich giáo duc,

cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội lên hàng đầu, là việc cân nhắc

tất cả các đặc điểm tốt về nhân thân của người phạm tội, việc chấp hành pháp

luật của pháp nhân thương mại phạm tội trong phạm vi luật định, là việc xem

16

Trang 22

xét những đặc điểm tâm sinh lý cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạmtội dé có thé quyết định một hình phạt ở mức cần thiết thấp nhất vừa đủ bảo

đảm mục đích ngăn ngừa người hoặc pháp nhân khác phạm tội và mục đích

giáo dục người dân, tổ chức tham gia tích cực vào công tác dau tranh phòng

ngừa và chống tội phạm.

Đối với quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, nguyên tắcnhân đạo đòi hỏi khi quyết định hình phạt, tòa án đặt việc giáo dục cải tạongười phạm tội lên hàng đầu, tuy nhiên, đó là việc giáo dục cải tạo đối vớimột nhóm người phạm tội Tòa án cần xem xét đến việc tổ chức cùng phạmtội với nhau của nhóm người này dé cân nhắc và quyết định hình phạt tương

xứng, có tác dụng giáo dục, cai tạo họ không chỉ bởi hành vi phạm tội của ho

mà còn bởi khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ dé phạm tội của họ Tuynhiên, nguyên tắc nhân đạo nói chung cũng yêu cầu tòa án phải cân nhắc tớihoàn cảnh, nhân thân của người phạm tội Vì vậy, đối với trường hợp đồng

phạm, tòa án ngoài cân nhắc hoàn cảnh, nhân thân, đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh cụ thê của từng người phạm tội, thì còn phải cân nhắc tới đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh cụ thé của nhóm người phạm tội.

1.2.2.3 Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt đốivới trường hợp đông đông phạm

Cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt là một trong những

nguyên cơ bản của Luật hình sự nói chung và của hình phạt nói riêng Nguyên

tắc đòi hỏi mức và loại hình phạt mà Tòa án tuyên phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp đồng phạm, nguyên tắc này thể hiện rõ chính sách

đôi xử với người phạm tội như nghiêm trị với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ

huy Hơn nữa, nguyên tắc nay được thể hiện một cách rõ nét khi những tình tiết

17

Trang 23

tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì Tòa

án chỉ được cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với người đó chứ không

được cân nhắc dé quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm khác Đây có thé là những tình tiết thuộc về phương diện khách quan hoặc chủ quan

của tội phạm hoặc đó là các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội

1.2.2.4 Nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt đối với trường

hợp đồng phạm

Đề cập đến van dé công bằng là đề cập đến van dé xã hội, con người

Trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là mục tiêu và động lực phát triển của xã hội Nội dung công băng xã hội được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống xã hội Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc công bằng

được thể hiện bằng sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của

hành vi phạm tội và TNHS của người, pháp nhân thương mại vi phạm phải

chịu Sự tương xứng này được thể hiện:

Thứ nhất là ở mức độ lập pháp hình sự, tức là vấn đề tội phạm hóa, phi

tội phạm hóa, hình sự hóa và phi hình sự hóa [4, tr.63-73];

Thứ hai là ở mức độ chế tài hình sự quy định trong các điều luật về tộiphạm cụ thé Một chế tài hình sự được coi là công băng khi nó tương xứng

với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời nó phải tương xứng trong mối liên hệ đối với chế tài của các tội phạm khác Chế tài đó cho phép

Toà án có thê tính tới các điều kiện phạm tội cụ thé trong thuc tién;

Thứ ba là ở van đề quyết định hình phạt Mức và loại hình phạt áp dụng

được coi là công băng khi nó tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành

vi phạm tội, động cơ và mục đích phạm tội, mức độ lỗi, cũng như tính chất

nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội, việc chấp hành pháp luật

của pháp nhân thương mại, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS, nguyên nhân,

điều kiện phạm tội.

18

Trang 24

Điều này có nghĩa là phạm tội trong những điều kiện, hoàn cảnh giốngnhau, tội đã phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt phải càng nghiêm khắc vàngược lại nếu tội đã phạm ít nghiêm trọng thì hình phạt cũng sẽ nhẹ hơn Haynói cách khác, Tòa án làm cho hình phạt trở thành hậu quả thực tế của việcphạm tội, là kết quả thực tế của việc phạm tội, là kết quả tất yếu của hành vi

đó Như vậy nguyên tắc công bằng đòi hỏi hình phạt được tuyên, phản ánh

một cách đúng đắn dư luận xã hội, ý thức pháp luật và đạo đức xã hội, phải cósức thuyết phục mọi người ở tính đúng đắn, tính công bằng trong chính sách

xét xử của Nhà nước ta.

Nguyên tắc công bằng trong LHS, trong quyết định hình phạt hoàn toàn

phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự công bằng của phápluật được quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế, nó đồng thời là sự đòihỏi bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong xã hội ta

Như vậy, nguyên tắc công bằng khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm đòi hỏi Tòa án tuyên loại và mức phạt tương xứng với từng

loại tội phạm được thực hiện, từng vai trò phạm tội ma người đó đảm nhiệm,

phù hợp với tính chất và mức độ nguyên hiểm cho xã hội của hành vi đó và

nhân thân của người đó Trong trường hợp này, quyết định hình phạt không

phải công bằng cho chính người đó mà còn công bằng cho những người kháckhi tham gia phạm tội cùng người đó Do vậy, dé đảm bảo nguyên tắc này, tòa

án không chỉ cân nhắc đến mức độ tương xứng giữa hình phạt với từng loại

tội phạm mà từng người thực hiện mà còn phải cân nhắc đến mức độ tương

xứng giữa hình phạt giữa nhiều người phạm tội cùng nhau để đảm bảo công

bằng và độ tương xứng với vai trò thực hiện phạm tội của họ

1.3 Các căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi, yêu cầu cụ thé hóa cácnguyên tắc quyết định hình phạt do BLHS quy định mà Tòa án bắt buộc phải

19

Trang 25

tuân thủ dé quyết định loại và mức hình phạt cụ thé (bao gồm hình phạt chính

và có thé cả hình phạt bổ sung) đối với người phạm tội hoặc pháp nhânthương mại phạm tội nhằm đạt được các mục đích của hình phạt

Các căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm không

thể nằm ngoài các căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội, bao gồm: quy định của Bộ luật Hình sự, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội và những tình tiết giảmnhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, do các đặc thù của đồngphạm so với trường hợp phạm tội khác nên khi quyết định hình phạt trongtrường hợp đồng phạm, tòa án còn phải cân nhắc đến những yếu tố liên quanđến đồng phạm, cụ thể như sau:

1.3.1 Các quy định của Bộ luật hình sự

Đối với người phạm tội, khi quyết định hình phạt Tòa án phải căn cứ

vào các quy định của BLHS Đây là căn cứ cơ bản nhất của việc quyết định hình phạt, đó cũng là đòi hỏi quan trọng của nguyên tắc pháp chế XHCN khi quyết định hình phạt.

Khi quyết định hình phạt Tòa án trước hết phải căn cứ vào các quy địnhcủa BLHS, tức là phải căn cứ vào các quy định của Phần chung va Phan cáctội phạm của BLHS Cụ thé, tòa án án phải căn cứ vào các quy định của phanthứ nhất (phần các quy định chung) và phan thứ hai (phan các tội phạm) của

Bộ luật hình sự Theo thứ tự, đó sẽ bao gồm các quy định về nguyên tắcchung về tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt Sau đó, tùy vào từng

loại tội phạm mà Tòa án phải căn cứ vào từng quy định cụ thể về hình phạt đối với từng tội phạm Có nghĩa là căn cứ vào những điều luật hoặc khoản của điều luật quy định về những tội phạm cụ thể và chế tài của điều luật cũng như

Khoản của điều luật đó

Đặc biệt, vì thuộc trường hợp đồng phạm nên Tòa án còn phải cân nhắc

20

Trang 26

đến các quy định của Bộ luật hình sự ở phần chung về đồng phạm, các quy định

ở phần riêng có liên quan đến đồng phạm Như vậy, trước khi quyết định hìnhphạt, tòa án phải xác định được: (i) người đó có đồng phạm không?; (ii) người

đó bị xét xử về tội gi? Từ đó, căn cứ vào các quy định tương ứng của Bộ luậthình sự, tòa án đưa ra quyết định hình phạt cho người đó và các đồng phạm

1.3.2 Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Dựa vào căn cứ thứ nhất chưa có thể quyết định được loại và mức hình phạt cụ thé mà chỉ cho phép xác định được tội danh và khung hình phạt dé áp

dụng hoặc khang định có thé áp dụng biện pháp miễn TNHS hoặc miễn hình

phạt được hay không Đề có thể quyết định được loại và mức hình phạt cụ thé

trong phạm vi luật cho phép, Tòa án phải cân nhắc tính chat, mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tộiphạm là đặc tính về chất của tội phạm cho phép phân biệt tội phạm ở các

chương khác nhau [5, tr.15] trong Phần các tội phạm của BLHS.

Tính chất nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu đặc trưng cho tất cả các tộiphạm thuộc một loại nhất định được xác định bởi tổng thể các dấu hiệu thuộc

cấu thành tội phạm, nhưng dấu hiệu quan trọng nhất là ý nghĩa, tam quan

trọng va giá tri của những quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại.

Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc tính về lượng của mỗitội phạm cụ thể, cho phép phân biệt mức độ nguy hiểm cho xã hội giữa các tộiphạm trong cùng nhóm hoặc đối với một tội phạm nhưng trong những trườnghợp phạm tội khác nhau Vì cùng đặc tính về chất, tính chất nguy hiểm cho xã

hội của một tội phạm có thé được thể hiện ở những mức độ khác nhau, cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không tách rời nhau.

Vì vậy, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải cân nhắc đồng thời cả tính chấtlẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện [8, tr 50-52]

Đối với trường hợp đồng phạm, chính sách hình sự của nước ta là

21

Trang 27

nghiêm trị đối với người cầm đầu, chỉ huy bởi tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội của tội phạm của người phạm tội đóng vai trò này cao hơn so với

các đồng phạm khác, do vậy, khi căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của tội phạm đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

thì Tòa án phải xác định vai trò của từng đồng phạm, dé phan hoa, xac dinh

tính chat, mức độ nguy hiểm cho xã hội của người đó với vai trò phạm tội của

mình và của hành vi phạm tội của người đó.

1.3.3 Nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặctính thé hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, màtrong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến việc thực hiện

hành vi phạm tội của người đó.

Tuy không phải là yếu t6 cấu thành tội phạm, nhưng những đặc điểm

nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định TNHS

đối với người phạm tội.

Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội giúp cho Tòa án không những hiểu được tính chất con người phạm tội mà còn đánh giá được khả năng giáo

dục, cải tạo họ dé có hình phạt và mức hình phạt phù hợp, giúp cho Tòa ánđánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,nguyên nhân, điều kiện của việc thực hiện tội phạm Trên cơ sở đó, Tòa ánthực hiện được nguyên tắc cá thê hóa hình phạt và bảo đảm nguyên tắc côngbăng khi quyết định hình phạt đối với người phạm tdi

Xét nhân thân người phạm tội là xét tổng hợp những quan hệ giữa

người ấy với xã hội, tập thé, gia đình, với người khác và xét đến những đặc điểm bản thân [35, tr.183] Nhân thân người phạm tội là một khái niệm rộng,

đa dạng như vậy, nhưng khi cân nhắc nhân thân người phạm tội để quyết định

hình phạt thì không được trừu tượng hóa và tách rời khỏi tội phạm do người

22

Trang 28

đó thực hiện, bởi "hình phạt luôn luôn là hình phạt cho hành vi phạm tội đã được thực hiện chứ không phải cho nhân thân của người phạm tội Xem xét

nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt không có nghĩa là xem xétnhân thân nói chung mà chỉ xem xét những đặc điểm nhất định liên quan trựctiếp đến hành vi phạm tội cũng như liên quan đến mục đích của hình phạt"

Để quyết định hình phạt đúng, một trong những đòi hỏi quan trọng là phảilàm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội Những đặc điểm vềnhân thân người phạm tội được thể hiện trong lý lịch bị can, bị cáo và các tàiliệu khác có liên quan Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứngminh những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo

Nhân thân người phạm tội bao gồm cả mặt tốt và cả mặt xấu Trongmột số trường hợp có một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội đã được

quy định là yếu tổ loại trừ TNHS, miễn hình phạt, định tội, định khung hình

phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS, do đó, khi

quyết định hình phat cần phân biệt từng trường hợp cụ thé Tòa án cần phải cân nhắc đầy đủ các đặc điểm về nhân thân người phạm tội chưa quy định là yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng hoặc là tình

tiết giảm nhẹ TNHS Ví dụ: Khi xem xét nhân thân người phạm tội của A chothấy A tuy chưa bị kết án, chưa bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng luôn cóhành vi gây rối trật tự công cộng, không có công ăn việc làm, lêu lồng Khixem xét nhân thân người phạm tội của B cho thấy B cũng chưa bị kết án, chưa

bị xử lý vi phạm hành chính, có công ăn, việc làm ổn định Cân nhắc nhân

thân người phạm tội của A và của B cho thấy nhân thân của A xấu hơn nhân thân của B; do đó, việc quyết định hình phạt đối với A phải nặng hơn đối với

B, nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.

- Những đặc điểm nhân thân liên quan trực tiếp (hữu co) với việc thực

hiện tội phạm, nói lên mức độ nguy hiêm khác nhau của hành vi phạm tội

23

Trang 29

cũng như của người phạm tội, làm sáng tỏ mặt khách quan và chủ quan của

tội phạm, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, khả năng tiếp thu giáo dục, cải tạo

của họ [8, tr.59] Đó là các đặc điểm: phạm tội lần đầu, phạm tội do trình độ

lạc hậu, do trình độ nghiệp vụ non kém, tự thú, thành khẩn khai báo, ăn nănhối cải, lập công chuộc tội hoặc cải tạo tốt, là người dưới 18 tuổi hoặc là

phạm tội nhiều lần, đã có tiền sự, tái phạm, tai phạm nguy hiểm, phạm tội có

tính chất chuyên nghiệp, ngoan có, có tình thực hiện tội phạm đến cùng

- Những đặc điểm nhân thân khác tuy không mang tính chất pháp lý,không liên quan đến việc phạm tội, không phản ánh mức độ nguy hiểm của

hành vi và người phạm tội, nhưng khi quyết định hình phạt Tòa án phải xem xét đến, vì các đặc điểm đó có quan hệ đến các đối tượng của các chính sách

của Dang va Nhà nước như: người phạm tội thuộc dân tộc ít người, những

người làm nghề tôn giáo, những người có công với đất nước, thuộc gia đìnhliệt sĩ, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi

- Ngoài ra còn có những đặc điểm về nhân thân người phạm tội phản

ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ mà Tòa án cần phải xem xét dé quyét dinh hinhphat như: bi người phạm tội bị mắc bệnh hiểm nghèo, là người già yếu, phụ

nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

1.3.4 Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự Khi quyết định hình phạt Tòa án phải cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ

và tăng nặng TNHS [12, tr.15-23] Những tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng

nặng TNHS là những tình tiết làm cho những trường hợp phạm tội cụ thé củamột tội phạm khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội Những tình tiết này

có ý nghĩa về mặt lượng hình để giảm hoặc tăng mức hình phạt trong mộtkhung hình phạt nhất định, chứ không có.tính chất bắt buộc như tình tiết định

tội và tình tiết định khung hình phạt Vì vậy, khi xét xử Tòa án phải xác định

tội danh và khung hình phạt trước, sau đó mới cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ,tình tiết tăng nặng TNHS

24

Trang 30

Về thực chất các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS lànhững tình tiết nói lên mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội xét

về phương diện khách quan, chủ quan hoặc tính chất và mức độ nguy hiểmkhác nhau của nhân thân người phạm tội Tất cả các tình tiết này đều thuộc về

căn cứ thứ hai và thứ ba nêu trên Trong phạm vi một khung hình phạt nhất

định, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS cho phép Tòa án cân nhắc cáthê hóa hình phạt [30]

Việc vận dụng những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS chính xácgiúp Tòa án đánh giá đúng đắn tính chất vụ án, tính chất và mức độ nguyhiểm của hành vi và người phạm tội, trên cơ sở đó mới có thé quyết định loại

và mức hình phạt công bằng, có căn cứ và đúng pháp luật Đồng thời việc ápdung đúng dan các tình tiết này là một trong những bảo đảm cho việc thống

nhất cách vận dụng CSHS của Nhà nước trong công tác phòng ngừa và dau

tranh chống tội phạm

Đặc biệt, trong trường hợp đồng phạm, việc xác định có đồng phạm hay không, vai trò của từng đồng phạm như thế nào giúp Tòa án xác định được loại

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ THHS khi làm căn cứ để quyết định hình phạt

Như vậy, đối với trường hợp đồng phạm, khi quyết định hình phạt đốivới những người đồng phạm, Toà án phải cân nhắc tính chất đồng phạm Vìđồng phạm là sự liên hiệp hành động của một SỐ người cho nên làm cho tộiphạm có tính chất nguy hiểm hơn Điều này được thé hiện ở chỗ nó thường

gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn trường hợp một người

phạm tội riêng lẻ, số người tham gia vào hoạt động thực hiện tội phạm nhiềuhơn, những người cùng phạm tội có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tỉnh

thần, do đó làm cho hoạt động phạm tội kiên quyết và táo bạo hơn.

Mức độ tham gia của từng người đồng phạm được xác định bởi tínhchất của hành vi phạm tội và mức độ đóng góp thực tế của người đó trong

25

Trang 31

việc thực hiện vai trò của mình khi cùng chung thực hiện tội phạm cũng như việc gây ra hậu quả phạm tội chung Vậy việc luật quy định trách nhiệm hình

sự và việc quyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm tuỳ thuộc vàotính chất và mức độ tham gia vào việc cùng phạm tội của người đó là luật

hoàn toan không hướng Toa án đến việc khi đánh giá từng người đồng phạm phải căn cứ vào loại đồng phạm Đây chính là sự thể hiện của nguyên tắc công bằng mà Toà án xử tuân theo khi quyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm.

Đồng thời, khi quyết định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể, Tòa

án cần phải xem xét, cân nhắc đánh giá các căn cứ quyết định hình phạt mộtcách đầy đủ, toàn diện và biện chứng Giữa các căn cứ quyết định hình phạtnêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, b6 sung cho nhau va luôn thể hiện

trong một thé thống nhất Tòa án cần phải nắm chắc nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ có tính nguyên tắc đó cũng như múi liên hệ giữa chúng khi quyết định hình phạt

26

Trang 32

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung của Chương 1 đã tiếp cận giải quyết khái niệm, đặc điểm, ý

nghĩa quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Theo đó làm rõ đây

là hoạt động thực hiện sau khi xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm,

do Tòa án thực hiện, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc chung của quyết địnhhình phạt, các nguyên tắc riêng của đồng phạm và xác định trách nhiệm hình

Sự trong đồng phạm, là hoạt động thực tiễn căn cứ vào tính chất và mức độphạm tội của từng đồng phạm, nhân thân của từng người đó, để đưa ra phánquyết về khung hình phạt, loại hình phạt, mức hình phạt hoặc biện pháp tư

pháp được áp dụng đối với từng người đó Chương này cũng làm rõ các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm phụ thuộc vào: (1) các nguyên tắc xác

định trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm và (ii) các nguyên tắcquyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Các căn cứ quyết địnhhình phạt cũng được làm rõ ở trong phần này Căn cứ quyết định hình phạt

là những đòi hỏi, yêu cầu cụ thể hóa các nguyên tắc quyết định hình phạt doBLHS quy định mà Tòa án bắt buộc phải tuân thủ để quyết định loại và mứchình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thé cả hình phạt bổ sung)

đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm đạt được các mục dich của hình phạt Những nội dung giải quyết ở Chương 1 sẽ làm tiền đề để giải quyết các nhiệm vụ của Chương 2 cũng như làm cơ sở cho

các kiến giải ở Chương 3

27

Trang 33

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHAP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VE QUYET ĐỊNH

HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐÒNG PHẠM VÀ THỰC TIẾN

ÁP DỤNG TẠI HÀ GIANG

2.1 Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình

phạt trong đồng phạm

Khái niệm hình phạt lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 1999

và tiếp tục được ghi nhận trong BLHS năm 2015, việc quy định này có ýnghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, bởi đây là cơ sở quan trọng dé xây dựng

hệ thống hình phạt và các chế định quan trọng khác của Luật hình sự nhằm

bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của Luật hình sự.

Trong các chế tài của Nhà nước, hình phạt là chế tài nghiêm khắc nhất

tước bỏ hoặc hạn chế, tác động tới quyên, lợi ích của người phạm tội, pháp

nhân thương mại phạm tội, ví dụ: Tác động tới tinh thần của người phạm tội

(hình phạt cảnh cáo), tước đoạt về lợi ích kinh tế, tài sản của người hoặc pháp

nhân thương mại phạm tội (hình phạt tiền, tịch thu tài sản ), hạn chế một số quyền của người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội (quyền tự do đi lại,

quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp ), tước tự do hoặc quyền sống đối với

người phạm tội (hình phạt tủ có thời hạn, hình phạt tù chung thân hoặc hình phạt tử hình)

Với tính chất là một chế tài của Nhà nước nghiêm khắc nhất, hạn chế và

tước bỏ những quyên, lợi ích của người phạm tội hoặc pháp nhân thương mạiphạm tội, hình phạt chỉ do Tòa án nhân dân — cơ quan duy nhất có quyền tưpháp áp dụng mà không phải của một cơ quan, một tô chức hay một cá nhânđược giao quyền Thâm quyền này cũng được thé hiện ở việc xem xét giảm,miễn, hoãn chấp hành hình phạt cũng do Tòa án thực hiện theo quy định của

pháp luật Quy định này thể chế nguyên tắc hiến định trong việc xem xét, hạn

28

Trang 34

chế các quyền con người phải do tòa án nhân dân — cơ quan thực hiện quyền tưpháp thục hiện trên cơ sở trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ [32, tr.106-107].

Theo điều 58 BLHS năm 2015 quy định về Quyết định hình phạt trongtrường hợp đồng phạm:

Điều luật quy định về nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường

hợp đồng phạm, Theo đó, khi quyết định hình phạt đối với trường hợp đồng

phạm, ngoài dựa vào căn cứ chung được quy định tại điều 50 BLHS hiện

hành thì còn dựa vào từng căn cứ sau đây:

- Tính chất của đồng phạm Đó là đồng phạm đơn giản hay đồng phạmphức tap; là đồng phạm thường hay phạm tội có tổ chức; có bang nhóm tội

phạm hay không

- Tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm

Trong đó dé xác định tính chất tham gia được đánh giá qua việc xác định vai trò của người đồng phạm có sự ảnh hưởng, tác động như thế nào đến hoạt

động chung của những người còn lại trong đồng phạm như đó là người tổ

chức, người chủ mưu, cầm đầu hay chỉ tham gia với vai trò khác như xúi giục,

giúp sức hay thực hành Còn mức độ tham gia được xác định qua việc xem

xét sự đóng góp thực tế của những người đồng phạm vào việc thực hiện tội

phạm cũng như gây ra hậu quả của tội phạm.

Yêu cầu hình phạt phải được quy định trong LHS là sự thé hiện rõ nétnguyên tắc pháp chế về hình phạt Hiện nay văn bản luật duy nhất quy định

các loại hình phạt là BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) Trong BLHS, hình phạt được quy định ở cả Phần chung và Phần các tội phạm.

Tòa án không những không có quyền thiết lập hình phạt mới và cũng

không thê áp dụng tương tự về hình phạt mà còn phải hành động trong những

giới hạn mà nhà làm luật quy định Tòa án không có quyền quyết định hìnhphạt vượt mức tối đa mà khung hình phạt quy định đối với tội phạm mà họ

29

Trang 35

xét xử, nhưng trong những trường hợp nhất định họ có quyền quyết định hìnhphạt dưới mức thấp nhất mà điều luật quy định hoặc chuyên sang một hìnhphạt khác thuộc loại nhẹ hơn (Điều 54 BLHS năm 2015).

Theo Khoản 2 Điều 7 BLHS năm 2015, điều luật quy định một tộiphạm mới, một hình phạt nặng hơn không được áp dụng đối với những hành

vi được thực hiện trước khi nó có hiệu lực thi hành Tương tự, trường hợp

điều luật mở rộng phạm vi áp dung của đạo luật bằng quy định mới, thay đôi chế độ tái phạm, tái phạm nguy hiểm, chế độ tổng hợp hoặc không tổng hợp

hình phạt hoặc bồ sung hình phạt bổ sung mới hoặc bỏ trường hợp giảm hìnhphạt, miễn hình phạt, hạn chế phạm vi áp dụng án treo và các quy định kháclàm xấu tình trạng của người phạm tội đều không được áp dụng đối với hành

vi phạm tội xảy ra trước khi điều luật đó có hiệu lực pháp luật

Về nguyên tắc thì Luật hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố Tuy

nhiên có những trường hợp ngoại lệ thì đạo Luật hình sự lại có hiệu lực hồi tố

Đó là trường hợp liên quan tới đạo Luật hình sự mới nhưng nhẹ hơn, ít nghiêm

khắc hon so với đạo luật cũ Hiệu lực hồi tố của đạo Luật hình sự ít nghiêm khắc hơn được thừa nhận không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới Nó

được chấp nhận là vì lợi ích xã hội và lợi ích của chính cá nhân người phạm tội.Điều này đã được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 7 BLHS năm 2015

Trong BLHS năm 2015, nguyên tắc công bằng trong quyết định hìnhphạt được bảo đảm thực hiện bằng một loạt các chế định, quy phạm khác

nhau, như các quy định về đường lối xử lý tại Điều 3; về miễn TNHS tại Điều 29; về hệ thống các hình phạt (các điều từ 30-35); và về quyết định hình phạt (các điều từ điều 45 đến điều 54); v.v

Nguyên tắc nhân đạo như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chương các điềukhoản của BLHS năm 2015 Về nguyên tắc xử lý (Điều 3); hiệu lực về thờigian của BLHS (Điều 7); tuổi chịu TNHS (Điều 12); chuẩn bị phạm tội (Điều

30

Trang 36

14); các trường hợp loại trừ TNHS (Chương 4 BLHS); các trường hợp miễn

TNHS (Điều 29); các hình phạt không tước tự do của người phạm tội trong hệ

thông hình phạt (Điều 32); các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 51); quyết địnhhình phạt nhẹ hơn luật định (Điều 54); Miễn hình phạt (Điều 59); Và một loạtcác chế định nhân đạo khác trong BLHS (các điều từ Điều 60 đến Điều 73);

Các quy định đặc thù đối với người chưa thành niên phạm tội (các điều từ

Điều 74 đến Điều 107)

Trong BLHS năm 2015, HTHP được quy định trong Điều 32 đối với

người phạm tội và Điều 33 đối với pháp nhân thương mại phạm tội thé hiện

tính đa dạng của nó, tạo điều kiện tối ưu cho việc cá thê hóa hình phạt đối vớingười, pháp nhân thương mại phạm tdi Đối với những hình phạt khác nhaunhà làm luật đã quy định những điều kiện áp dụng khác nhau là nhằm đáp ứngyêu cầu cá thé hóa hình phạt Nguyên tắc cá thé hóa hình phạt được thé hiện

rõ ràng và tong hợp nhất ở các quy định của BLHS năm 2015 về việc quyếtđịnh hình phạt tại Chương VIII BLHS (từ Điều 50 đến Điều 59), Chương XI

BLHS (từ Điều 83 đến Điều 88 BLHS) và Chương XII BLHS (từ Điều 90 đến Điều 107 BLHS) BLHS năm 2015, nguyên tac cá thé hóa hình phạt ngày càng được hoàn thiện Thông qua việc phân hóa tối đa các loại tội phạm, các chế tài xác định tương đối và tăng cường chế tài tùy nghị lựa chọn giữa các

hình phạt không phải tù có thời hạn làm cho việc áp dụng pháp luật được

thong nhất, bao đảm tính ổn định của các ban án được tuyên Điều này được

thé hiện rất rõ ràng, cụ thê trong BLHS năm 2015 như: Điều 9 đã phân tộiphạm thành bốn loại: Tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và

đặc biệt nghiêm trọng đồng thời quy định khung hình phạt cụ thể cho từng tội Bên cạnh đó BLHS mới còn tách nhiều Khoản của BLHS hiện hành thành những điều riêng biệt dé việc quyết định hình phạt chính xác hon.

31

Trang 37

Các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết

nói lên mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội xét về phương

diện khách quan, chủ quan hoặc tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau

của nhân thân người phạm tội Tất cả các tình tiết này đều thuộc về căn cứ thứhai và thứ ba nêu trên Việc BLHS năm 2015 cụ thê hóa các tình tiết này tạiKhoản 1 Điều 51 và Khoản 1 Điều 52 là nhăm hướng dẫn cho Tòa án các cấpkhi xem xét, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

cũng như cân nhắc đặc điểm nhân thân người phạm tội, tránh sự tùy tiện và thiếu thống nhất trong khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS

vào xét xử các vụ án cụ thể vận dụng những tình tiết giảm nhẹ TNHS cũngnhư những tình tiết tăng nặng TNHS được đúng cần phải nhận thức, quán triệt

được đầy đủ nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng tình tiết cụ thể được quy định

tại Khoản 1 Điều 51 và Khoản 1 Điều 52 của BLHS Bảo đảm nguyên tắccông bằng trong xử lý hình sự, nên các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặngTNHS đã được BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì Tòa

án không được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS trong khi quyết định hình phạt (Khoản 3 Điều 51, Khoản 2 Điều 52 BLHS) Dựa trên cơ sở nguyên tắc pháp chế XHCN và nguyên tắc nhân đạo XHCN, BLHS quy định Tòa án có thể coi những tình tiết khác ngoài những tình tiết được quy định tại

Khoản 1 Điều 51 BLHS là những tình tiết giảm nhẹ TNHS Ngược lại, ngoài

các tình tiết được quy định tại Khoản 1 Điều 52 BLHS, Tòa án không được coi các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng TNHS Theo nguyên tắc nhân đạo

trong LHS, Tòa án có thé quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất mà khung

hình phạt trong điều luật đã quy định cho tội phạm hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản | Điều 51 BLHS (Điều 54 BLHS năm 2015).

32

Trang 38

2.2 Thực tiễn quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

hành vi của mỗi bị cáo nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và có

tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung trong xã hội.

BỊ cáo nào là người khởi xướng việc thực hiện hành vi phạm tội nên phải chịu trách nhiệm chính, bị cáo phạm hai tội cùng một lúc nên phải có

một mức án nghiêm khắc nhất đối với bị cáo trong vụ án Quá trình điều tra

và tại phiên tòa sơ thâm, bị cáo nào thành khan khai báo, có thái độ ăn nan hồi

cải đối với hành vi phạm tội của mình gây ra, bị cáo tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, bị cáo nào là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bị hại có đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, xem xét bị hại cũng có lỗi hay không Tòa án cấp sơ thâm đã

áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51 Bộ

luật hình sự năm 2015 khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo đúng quyđịnh của pháp luật Tòa án hai cấp cấp sơ thẩm va phúc phẩm đã áp dụng tốtĐiều 57 của Bộ luật hình sự đối với các bị cáo trong các vụ án đồng phạm khiquyết định mức hình phạt một cách phù hợp, vừa thể hiện sự nghiêm minh

của pháp luật lại vừa có sự khoan hồng của pháp luật, có giá trị cao trong giáo dục và cải tạo người phạm tội BỊ cáo là người gitip sức đắc lực thì phải chịu

trách nhiệm thứ hai Những bị cáo phạm cùng một lúc hai tội thì có mức án

tương xứng với hành vi của bị cáo Ngoài các tình tiết giảm nhẹ quy định tại

Điều 51 Bộ luật hình sự, những bi cáo chưa đủ 18 tuổi áp dụng thêm Điều 90,

91 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung

33

Trang 39

hình phạt để xử phạt các bị cáo này Phân tích những vu án bên dưới thé hiện

rõ các nhận định này.

Vụ án 1: Nội dung vụ án thể hiện khoảng 20 giờ 00 phút ngày

19/11/2020, các bi cáo HO Sta HI, HO Va S, Mua Mi P, HO Chúng C, Ly Mi

K, Ho Sinh L1, Ho Mi H2, Hau Mi S, Ho Mi T, Ho Chir L2, Ho Mi P đã thựchién hanh vi bat, giữ chị Mua Thi M và anh Vang SauS tại nha bà Lau Thi M(thôn T, xã H, huyện Ð, tỉnh Ha Giang), trói tay hai người đưa về hội trườngthôn T, xã S, huyện D, tỉnh Ha Giang Từ 11 giờ 00 ngày 20/11/2020 đến 13

giờ 30 phút cùng ngày, Ho Sta HI, Ho Va S, Ly Mi LI, Mua Mi P đã có

hành vi buộc Vang Sáu S phải trả tiền cho HO Sta H1 Nhưng do chưa thốngnhất được số tiền S phải trả HI đã bị lực lượng chức năng phát hiện nên các bicáo chưa chiếm đoạt được tiền của người bị hại Trần Ngọc Ð tối 19/11/2020,khi đến hội trường thôn T, thấy anh S, chị M đang bị trói đã có hành vi hủy

hoại tài sản (đập vỡ chiếc điện thoại di động trị giá 2.000.000 đồng) của S Từ

những căn cứ trên có đủ căn cứ xác định: Hành vi của các bị cáo Hờ Súa HI,

Ho Va S, Mua Mi P đã đủ yếu tổ cấu thành tội "Bắt, giữ người trái pháp luật"

theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự và tội "Cưỡng đoạttài san" theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình su; hành vi của các

bị cáo Ho Chúng C, Ly Mi K, Hờ Sính L1, HO Mi H2, Hau Mi S, Ho Mi T,

Ho Chir L2, Ho Mi P đủ yếu tố cấu thành tội "Bat, giữ người trái pháp luật"theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự; hành vi của bị cáo

Ly Mi L đủ yếu tố cầu thành tội "Cưỡng đoạt tài san" theo quy định tại khoản

1 Điều 170 Bộ luật hình sự; hành vi của bị cáo Tran Ngọc Ð đủ yếu tố cầu

thành tội "Hủy hoại tai san" theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình

sự Tòa án cấp sơ thâm đã xét xử các bị cáo về tội "Bắt, giữ người trái pháp

luật" theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 157 Bộ luật hình sự, tội "Cưỡngđoạt tài san" theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự, tội "Hủy

34

Trang 40

hoại tài san" theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự là có căn cứ,

đúng pháp luật.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 06/2022/HS-ST ngày 24 tháng 01 năm

2022 của Tòa án nhân dân huyện Ð, tinh Hà Giang quyết định: “1 Về tội

danh: Tuyên bố các bị cáo Hd Sta HI, Ho Va S, Mua Mi P phạm các tội

"Bắt, giữ người trái pháp luật" và "Cưỡng đoạt tài sản"; các bị cáo Hơ Chúng

C, Ly Mi K, Hờ Sính L1, Ho Mi H2, Hau Mi S, Ho Mi T, Ho Chit L2, Ho Mi

P phạm tội "Bat, giữ người trái pháp luật"; bị cáo Ly Mi L phạm tội "Cưỡngđoạt tài sản"; bị cáo Trần Ngọc Ð phạm tội "Hủy hoại tài san" 2 Hình phạt: -

Căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 157; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều

51; Điều 17; Điều 38; Điều 58 Bộ luật hình sự, xử phat bị cáo Ho Súa H1 30

(ba mươi) tháng tù Can cứ vào khoản | Điều 170; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 15; Điều 17; Điều 38; Điều 57; Điều 58 Bộ luật hình

sự, xử phạt bị cáo Ho Sta HI 15 (mười lăm) tháng tù Căn cứ vào điểm akhoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chịumức hình phạt đối với cả hai tội là 45 (bốn mươi lăm) tháng tù, thời hạn tù

tính từ ngày bị cáo bị bắt (ngày 19/4/2021) - Căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 157; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 38; Điều

54; Điều 58 Bộ luật hình sự, xử phạt bi cáo Ho Va S 20 (hai mươi) thang tu

Căn cứ vào khoản 1 Điều 170; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 15; Điều 17; Điều 38; Điều 57; Điều 58 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo

Hờ Va S 12 (mười hai) tháng tù Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật

hình sự, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chịu mức hình phạt đối với cả

hai tội là 32 (ba mươi hai) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt

(ngày 19/4/2021) - Căn cứ vào điểm đ khoản 2 Điều 157; các điểm b, s khoản

1 và khoản 2 Điều 51; Điều 17; Điều 38; Điều 54; Điều 58 Bộ luật hình sự,

xử phat bi cáo Mua Mi P 18 (mười tam) tháng tù Căn cứ vào khoản 1 Điều

170; các điểm b, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51; Điều 15; Điều 17; Điều 38;

35

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH PHAT TRONG TRƯỜNG HOP DONG PHẠM................. - Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cở sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang)
HÌNH PHAT TRONG TRƯỜNG HOP DONG PHẠM (Trang 5)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w