Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM potx

82 518 3
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY SINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN TP Hồ Chí Minh tháng 07/2009 LỜI CAM ĐOAN Nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Trang Mở đầu 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 3 1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 4 1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 4 1.2.1 Khái niệm về rủi ro 4 1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 5 1.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 6 1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 7 1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế -xã hội 8 1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản 9 1.3.1 Khái niệm về thanh khoảnrủi ro thanh khoản 9 1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản 13 1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản 10 1.3.4 Cung và cầu về thanh khoản 11 1.3.5 Đánh giá trạng thái thanh khoản 12 1.3.6 Chiến lược quản trị thanh khoản 12 1.3.6.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản 12 1.3.6.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản 13 1.3.7 Các phương pháp quảnrủi ro thanh khoản 17 1.3.7.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh 17 1.3.7.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả 17 1.3.7.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản 17 1.3.8 Các tiêu chuẩn cuối cùng cho việc đánh giá quản trị thanh khoản 21 1.4 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản 22 1.4.1 Kiểm định về chỉ số trạng thái tiền mặt H 3 23 1.4.2 Kiểm định về chỉ số năng lực cho vay H 4 24 1.4.3 Kiểm định về chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H 5 24 1.4.4 Kiểm định về chỉ số chứng khoán thanh khoản H 6 25 Kết luận Chương 1 26 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 27 2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 27 2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 27 2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 31 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 33 2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR 35 2.2.2 Hệ số H 1 và H 2 38 2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H 3 40 2.2.4 Chỉ số năng lực cho vay H 4 42 2.2.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H 5 43 2.2.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H 6 45 2.2.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H 7 46 2.2.8 Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H 8 47 2.3 Trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 49 2.3.1 Quy định về hoạt động quản trị thanh khoản 49 2.3.2 Thanh khoảnquản trị thanh khoản tại BIDV 52 Đánh giá chung về thanh khoảnquản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam 53 Kết luận Chương 2 55 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 56 3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 56 3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 56 3.1.2 Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 57 3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 58 3.2.1 Về phía Chính phủ 58 3.2.1.1 Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh 58 3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập 59 3.2.1.3 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước 60 3.2.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước 60 3.2.2.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ 60 3.2.2.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại 61 3.2.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại 62 3.2.3 Về phía các ngân hàng thương mại 63 3.2.3.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết 63 3.2.3.2 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô 64 3.2.3.3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp 64 3.2.3.4 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Có” - tài sản “Nợ” 65 3.2.3.5 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị 66 3.2.3.6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ 67 3.2.3.7 Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp 68 3.2.3.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp 69 Kết luận 70 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á. BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. DTBB : Dự trữ bắt buộc. NHNN : Ngân hàng Nhà nước. NHTM : Ngân hàng thương mại. NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước. NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần. OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. TCTD : Tổ chức tín dụng. WTO : Tổ chức thương mại thế giới. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2007 so với 2006 của 33 NHTM Việt Nam 34 Bảng 2.2: Vốn điều lệ và hệ số CAR 36 Bảng 2.3: Hệ số H 1 và H 2 38 Bảng 2.4: Tiền gửi khách hàng; tiền gửi, vay từ TCTD khác; cho vay khách hàng, sử dụng vốn khác của Đại Á, Gia Định, Kiên Long, Trustbank năm 2007 39 Bảng 2.5: Chỉ số trạng thái tiền mặt 41 Bảng 2.6: Chỉ số năng lực cho vay 43 Bảng 2.7: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng 44 Bảng 2.8: Chỉ số chứng khoán thanh khoản 45 Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD 46 Bảng 2.10: Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng 48 - 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thanh khoảnquản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản (liquidity strains), khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là “mạnh máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cho thấy vấn đề thanh khoảnquản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo bậc cao học - Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, Luận văn này bàn về “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tổng quan về ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàngquản trị rủi ro thanh khoản; tính thanh khoảnquản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam; những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này và - 2 - một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đến cuối năm 2008, có 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần trong đó 3 ngân hàng mới được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, gồm: Bảo Việt, Tiên Phong, Liên Việt. Như vậy, có 38/41 ngân hàng đã hoạt động, có số liệu lịch sử; nhưng trong đó 4 ngân hàng chưa cung cấp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trên website của ngân hàng mình: Bắc Á, Dầu Khí Toàn Cầu, Đệ Nhất, Việt Nam Thương Tín, nên học viên không thu thập được số liệu. Tuy nhiên, các ngân hàng này có quy mô không lớn, không có sự khác biệt đáng kể nào so với các ngân hàng còn lại, do vậy, không ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Luận văn sẽ khảo sát 34/41 ngân hàng thương mại nội địa, không xét ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả, kiểm định giả thiết 4. Những kết quả đạt được của Luận văn: Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàngquản trị rủi ro thanh khoản. Hai là, đánh giá tính thanh khoảnquản trị rủi ro thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại và một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian đến ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. 5. Nội dung kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương. [...]... THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: 2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Namngân hàng thực hiện cả chức năng của ngân hàng thương mạingân hàng trung... pháp quản trị rủi ro thanh khoản Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản tương ứng Các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản. .. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại: 1.1.1 Khái niệm: Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận... yêu cầu của các hợp đồng thanh toán 1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản: Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau: Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng... thể xem nhẹ Trong thời gian qua, khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp khó khăn nhất định Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này ở Chương 2; qua đó, một số kiến nghị và gợi ý sẽ được đưa ra ở Chương 3, với mong muốn nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời... tiền tệ Ba là, do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả 1.3.4 Cung và cầu về thanh khoản: Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình cung - cầu về thanh khoản  Cung về thanh khoản: Cung thanh khoảncác khoản vốn làm tăng... tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán 1.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Theo quan điểm của trường phái mới, được nhiều người đồng thuận, cho rằng cần quản trị tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện Theo đó, quản trị rủi roquá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm... thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro  Nhận dạng rủi ro: Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro Nhận dạng rủi roquá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên... những tác hại của chúng gây ra Các loại rủi to trong kinh doanh ngân hàng: Có bốn loại rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng:  Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng -6-  Rủi ro tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại... gia tăng lãi suất Khi đó, quản trị thanh khoản gặp khó khăn hơn và chi phí lãi vay của ngân hàng cũng tăng tương ứng Các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản: Các quy định của cácquan quảnngân hàng ngày càng có xu hướng quốc tế hoá nên ngân hàng trong nước phải vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thông lệ chung 1.3.7 Các phương pháp quảnrủi ro thanh khoản: 1.3.7.1 Duy trì một . khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam 53 Kết luận Chương 2 55 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC. ngân hàng thương mại Việt Nam . 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tổng quan về ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản; tính thanh khoản. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại: 1.1.1 Khái niệm: Ngân hàng thương mại là một trung

Ngày đăng: 27/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan