Tuy nhiên cổ đông sở hữu cố phần ưu đãi biểu quyết và cố phần cổ đông sang lập thì việc chuyển nhượng có giới hạn- Công ty có tư cách pháp nhân: có tu cách pháp nhân từ ngày được cấp giấ
Trang 1STT HỌ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO ĐÁNH GIÁ
CỦA NHÓM
cổ phần, Đại hội cổ đông, Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty
100%
Power Point, câu hỏi game
100%
nhượng cổ phần, kết luận, đặc điểm (làm bổ sung)
90%
phần, Hội đông quản trị
75%
BẢNG ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN NHÓM 4
Trang 2MỤC LỤC
I Các khái niệm cơ bản về công ty cổ phần: 4
1 Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phần: 4
1.1 Khái niệm : 4
1.2Đặc điểm công ty cổ phần: 4
2 Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông: 9
2.1 Cổ phần : 9
2.2 Cổ phiếu : 10
2.3 Cổ đông: 10
II Cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam: 11
1.Đại hội đồng cổ đông: 11
2.Hội đồng quản trị: 11
3.Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: 11
4.Ban kiểm soát: 12
III Kết luận 12
1.Ưu Điểm: 12
2.Nhược điểm : 12
Trang 3I Các khái niệm cơ bản về công ty cổ phần:
1 Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phần:
1.1 Khái niệm :
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông Điều 110 Luật DN 2014 quy định:
Công ty cổ phần là DN, trong đó:
a Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần:
b Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế
số lượng tối đa;
c Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp:
d Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng CP của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại K3 Điều 119 và K1 Điều 126 của Luật
1.2 Đặc điểm công ty cổ phần
- Về thành viên góp vốn: Là cá nhân hoặc tổ chức gọi chung là cổ đông, số lượng it nhất
là 3 và không giới hạn về số lượng tối đa
- cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp và được tự do chuyển nhượng cổ phần : cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp và được phép
tự do chuyển nhượng cổ phần Tuy nhiên cổ đông sở hữu cố phần ưu đãi biểu quyết và cố phần cổ đông sang lập thì việc chuyển nhượng có giới hạn
- Công ty có tư cách pháp nhân: có tu cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhvà chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn của công ty gọi là vốn điều lệ
- Công ty độc quyên phát hành chứng khoán
a Đặc điểm chung:
Công ty cổ phần là một trong năm loại hình được luật doanh nghiệp điều chỉnh, vì thế trước đó nó mang những điểm chung của một doanh nghiệp:
Trang 4– Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế.
– Công ty cổ phần có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định
– Công ty cổ phần được kinh doanh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh;
b Đặc điểm pháp lý đặc trưng của công ty cổ phần
Bên cạnh những đặc điểm chung giống các loại hình doanh nghiệp khác, CTCP còn có những điểm đặc thù mà thông qua đó có thể phận biệt với doanh nghiệp khác
Thứ nhất về vốn điều lệ công ty cổ phần (được quy đinh trong điều 111, Luật DN 2014) -Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán cho công ty Tức là vốn điều lệ phải là số vốn thực góp Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn điều lệ công ty cổ phần chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần Ví dụ: Công ty cổ phần A có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, chia thành các
cổ phần, mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000 đồng/ 1 cổ phần thì số cổ phần của công ty
là 3 triệu cổ phần – Công ty cổ phần có các loại cổ phần sau:
+ Cổ phần phổ thông
+ Cổ phần ưu đãi gồm: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định Những công ty cổ phần đăng
ký kinh doanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu về vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (vốn pháp định) thì phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định Ví dụ: kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, tổ chức tín dụng, bất động sản, kinh doanh vàng….Những ngành nghề đòi hỏi có vốn pháp định thì vốn định thì vốn điều lệ không thể nhỏ hơn vốn pháp định
Thứ hai về thành viên công ty cổ phần:
– Số lượng thành viên: chủ thể sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty gọi là
cổ đông Công ty cổ phần có tối thiểu là 3 cổ đông sáng lập Việc quy định cổ đông tối thiểu đã trở thành thông lệ quốc tế
– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức:
Trang 5+ Cá nhân: không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 đều có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty cổ phần; nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 18 LDN 2014 thì
có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần
+ Tổ chức: tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính nếu không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty cổ phần, có quyền mua
cổ phần của công ty cổ phần Các cổ đông của công ty cổ phần bao gồm:
– Dựa trên vai trò đối với việc thành lập công ty cổ phần:
+ Cổ đông sáng lập: là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty TNHH hoặc được chia tách hợp nhất, sáp nhập từ CTCP khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập
+ Cổ đông góp vốn: là cổ đông đưa tài sản vào công ty trở thành chủ sở hữu chung của công ty
– Dựa trên cổ phần mà họ sở hữu:
+ Cổ đông phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông Công ty cổ phần bắt buộc phải
có cổ đông phổ thông
+ Cổ đông ưu đãi: là người sở hữu cổ phần ưu đãi Công ty cổ phần có thể có cổ đông ưu đãi: cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết
Thứ ba là tư cách pháp nhân của công ty cổ phần:
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần đáp ứng đủ bốn điều kiện của pháp nhân là:
+ Được thành lập hợp pháp, tiến hành làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng
ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, bộ máy chặt chẽ với cơ chế làm việc rõ ràng;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó Có sự phân định rõ ràng giữa tài sản của cổ đông với tài sản công ty Công ty chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty
Trang 6Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.Người đại diện công ty cổ phần ký trong hợp đồng, tham gia giao dịch với tư cách nhân danh công ty, vì lợi ích công ty
Thứ tư là chế độ trách nhiệm tài sản:
Chế độ trách nhiệm tài sản của cổ đông là chế độ trách nhiệm hữu hạn, tức là chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công
ty mà không liên quan đến tài sản riêng Chế độ trách nhiệm tài sản của công ty cổ phần: Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
Trang 7 Thứ năm là chuyển nhượng phần vốn:
Về điều kiện chuyển nhượng cổ phần của cổ đông:
Căn cứ theo điểm d, khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về điều kiện:
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.”Khoản 3 Điều
119 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự
do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được
sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”Và quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014: Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong
cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”Nếu công ty thành lập chưa được 3 năm, quyền chuyển nhượng sẽ bị hạn chế theo khoản 3 Điều 119 Việc chuyển nhượng này chỉ được thực hiện nếu điều lệ công ty không quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần
Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần:
Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:
– Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
– Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần – Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần – Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty – Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định
*Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông:
– Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
– Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần – Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông
Trang 8– Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh ( nếu có)
Mức thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần
Theo quy định tại khoản 4 điều 1 thông tư 111/2013/TT-B TC, thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Theo quy định tại điều 16 thông tư 92/2015/TT-BTC thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân
từ chuyển nhượng chứng khoán là 0.1%
“Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.”
Việc khai thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 92/2015/TT-BTC Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các cổ đông công ty cổ phần vô cùng phức tạp và không dễ dàng, hãy liên hệ với Luật Quốc Dân để được tư vấn
cụ thể hơn
1.2.1 Tham gia thị trường chứng khoán:
Tâm lý của nhà đầu tư ai cũng biết là chỉ có nhu cầu mua chứng khoán của các doanh nghiệp làm ăn có lãi Vì vậy, Thị trường chứng khoán buộc các doanh nghiệp cụ thể là công ty cổ phần phải công khai thông tin thường xuyên, tức thời, thông tin theo yêu cầu của Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Ngoài ra, công ty cổ phần còn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để được tham gia vào thị truờng chứng khoán
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn ở Khoản 3 Điều 110
Điều 110: Công ty cổ phần:
1.2.1.1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế
số lượng tối đa
c) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của Luật này
1.2.2.2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
kí doanh nghiệp
Trang 9a Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi
là phát hành chứng khoán Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng
b Các hình thức phát hành chứng khoán: Doanh nghiệp được phát hành chứng khoán đươi hình thức là: chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng
c Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua
d Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm:
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác
Theo Điều 14 muốn được phát hành chứng khoán phải có Quyết định của Đại hội đồng
cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng; (thông qua thủ tục đăng kí chào bán cổ phiếu và trái phiếu)
2 Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông:
2.1 Cổ phần :
- cổ phần là vốn đầu tư nhỏ nhất của một công ty hay nói cách khác đi vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- cổ phần có thể tồn tại hai loại cổ phần:
Cổ phần phổ thông: là cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả hoặt động của công ty
Đây là loại cổ phần bắt buộc phải có trong tất cả các Công ty cổ phần
Trang 10+ Người sở hữu cổ phần phổ thông có những quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất trong Công ty
+ Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết
+ CP phổ thông có 02 loại: CP phổ thông của cổ đông sáng lập và CP phổ thông của cổ đông không phải là cổ đông sáng lập
Cổ phần ưu đãi: là cổ phần đặc quyền nào đó , cổ phần ưu đãi chia thành các loại sau:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết : là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.nhiều hơn bao nhiêu lần do điều lệ công ty quy định
Lưu ý:
+ Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ loại CP này
+ CP ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CP phổ thông (Điều lệ quy định)
+ Chỉ có hiệu lực trong 3 năm (kể từ ngày Công ty được cấp Giấy CNĐKDN) CP phổ thông
+ Không được chuyển nhượng cho người khác (Khoản 3 Điều 116)
Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hặc mức ổn định năm Cổ tức cố định không phủ thuộc vào kết quả kinh doanh cả công ty Mức cổ tức cố định củ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức
Lưu ý:
+ Ưu điểm: Người nắm giữ loại cổ phần này được hưởng cổ tức cao hơn CP phổ thông (cổ tức cố định + cổ tức thưởng)
+ Hạn chế: Cổ đông ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS
Cổ phần ưu đãi hoàn lại : là cổ phần sẽ được công ty hoàn vốn góp bật cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đại hoàn lại
Lưu ý: